<!--{{{-->
<link rel='alternate' type='application/rss+xml' title='RSS' href='index.xml' />
<!--}}}-->
Background: #fff
Foreground: #000
PrimaryPale: #8cf
PrimaryLight: #18f
PrimaryMid: #04b
PrimaryDark: #014
SecondaryPale: #ffc
SecondaryLight: #fe8
SecondaryMid: #db4
SecondaryDark: #841
TertiaryPale: #eee
TertiaryLight: #ccc
TertiaryMid: #999
TertiaryDark: #666
Error: #f88
/*{{{*/
body {background:[[ColorPalette::Background]]; color:[[ColorPalette::Foreground]];}

a {color:[[ColorPalette::PrimaryMid]];}
a:hover {background-color:[[ColorPalette::PrimaryMid]]; color:[[ColorPalette::Background]];}
a img {border:0;}

h1,h2,h3,h4,h5,h6 {color:[[ColorPalette::SecondaryDark]]; background:transparent;}
h1 {border-bottom:2px solid [[ColorPalette::TertiaryLight]];}
h2,h3 {border-bottom:1px solid [[ColorPalette::TertiaryLight]];}

.button {color:[[ColorPalette::PrimaryDark]]; border:1px solid [[ColorPalette::Background]];}
.button:hover {color:[[ColorPalette::PrimaryDark]]; background:[[ColorPalette::SecondaryLight]]; border-color:[[ColorPalette::SecondaryMid]];}
.button:active {color:[[ColorPalette::Background]]; background:[[ColorPalette::SecondaryMid]]; border:1px solid [[ColorPalette::SecondaryDark]];}

.header {background:[[ColorPalette::PrimaryMid]];}
.headerShadow {color:[[ColorPalette::Foreground]];}
.headerShadow a {font-weight:normal; color:[[ColorPalette::Foreground]];}
.headerForeground {color:[[ColorPalette::Background]];}
.headerForeground a {font-weight:normal; color:[[ColorPalette::PrimaryPale]];}

.tabSelected{color:[[ColorPalette::PrimaryDark]];
	background:[[ColorPalette::TertiaryPale]];
	border-left:1px solid [[ColorPalette::TertiaryLight]];
	border-top:1px solid [[ColorPalette::TertiaryLight]];
	border-right:1px solid [[ColorPalette::TertiaryLight]];
}
.tabUnselected {color:[[ColorPalette::Background]]; background:[[ColorPalette::TertiaryMid]];}
.tabContents {color:[[ColorPalette::PrimaryDark]]; background:[[ColorPalette::TertiaryPale]]; border:1px solid [[ColorPalette::TertiaryLight]];}
.tabContents .button {border:0;}

#sidebar {}
#sidebarOptions input {border:1px solid [[ColorPalette::PrimaryMid]];}
#sidebarOptions .sliderPanel {background:[[ColorPalette::PrimaryPale]];}
#sidebarOptions .sliderPanel a {border:none;color:[[ColorPalette::PrimaryMid]];}
#sidebarOptions .sliderPanel a:hover {color:[[ColorPalette::Background]]; background:[[ColorPalette::PrimaryMid]];}
#sidebarOptions .sliderPanel a:active {color:[[ColorPalette::PrimaryMid]]; background:[[ColorPalette::Background]];}

.wizard {background:[[ColorPalette::PrimaryPale]]; border:1px solid [[ColorPalette::PrimaryMid]];}
.wizard h1 {color:[[ColorPalette::PrimaryDark]]; border:none;}
.wizard h2 {color:[[ColorPalette::Foreground]]; border:none;}
.wizardStep {background:[[ColorPalette::Background]]; color:[[ColorPalette::Foreground]];
	border:1px solid [[ColorPalette::PrimaryMid]];}
.wizardStep.wizardStepDone {background:[[ColorPalette::TertiaryLight]];}
.wizardFooter {background:[[ColorPalette::PrimaryPale]];}
.wizardFooter .status {background:[[ColorPalette::PrimaryDark]]; color:[[ColorPalette::Background]];}
.wizard .button {color:[[ColorPalette::Foreground]]; background:[[ColorPalette::SecondaryLight]]; border: 1px solid;
	border-color:[[ColorPalette::SecondaryPale]] [[ColorPalette::SecondaryDark]] [[ColorPalette::SecondaryDark]] [[ColorPalette::SecondaryPale]];}
.wizard .button:hover {color:[[ColorPalette::Foreground]]; background:[[ColorPalette::Background]];}
.wizard .button:active {color:[[ColorPalette::Background]]; background:[[ColorPalette::Foreground]]; border: 1px solid;
	border-color:[[ColorPalette::PrimaryDark]] [[ColorPalette::PrimaryPale]] [[ColorPalette::PrimaryPale]] [[ColorPalette::PrimaryDark]];}
	
.wizard .notChanged {background:transparent;}
.wizard .changedLocally {background:#80ff80;}
.wizard .changedServer {background:#8080ff;}
.wizard .changedBoth {background:#ff8080;}
.wizard .notFound {background:#ffff80;}
.wizard .putToServer {background:#ff80ff;}
.wizard .gotFromServer {background:#80ffff;}

#messageArea {border:1px solid [[ColorPalette::SecondaryMid]]; background:[[ColorPalette::SecondaryLight]]; color:[[ColorPalette::Foreground]];}
#messageArea .button {color:[[ColorPalette::PrimaryMid]]; background:[[ColorPalette::SecondaryPale]]; border:none;}

.popupTiddler {background:[[ColorPalette::TertiaryPale]]; border:2px solid [[ColorPalette::TertiaryMid]];}

.popup {background:[[ColorPalette::TertiaryPale]]; color:[[ColorPalette::TertiaryDark]]; border-left:1px solid [[ColorPalette::TertiaryMid]]; border-top:1px solid [[ColorPalette::TertiaryMid]]; border-right:2px solid [[ColorPalette::TertiaryDark]]; border-bottom:2px solid [[ColorPalette::TertiaryDark]];}
.popup hr {color:[[ColorPalette::PrimaryDark]]; background:[[ColorPalette::PrimaryDark]]; border-bottom:1px;}
.popup li.disabled {color:[[ColorPalette::TertiaryMid]];}
.popup li a, .popup li a:visited {color:[[ColorPalette::Foreground]]; border: none;}
.popup li a:hover {background:[[ColorPalette::SecondaryLight]]; color:[[ColorPalette::Foreground]]; border: none;}
.popup li a:active {background:[[ColorPalette::SecondaryPale]]; color:[[ColorPalette::Foreground]]; border: none;}
.popupHighlight {background:[[ColorPalette::Background]]; color:[[ColorPalette::Foreground]];}
.listBreak div {border-bottom:1px solid [[ColorPalette::TertiaryDark]];}

.tiddler .defaultCommand {font-weight:bold;}

.shadow .title {color:[[ColorPalette::TertiaryDark]];}

.title {color:[[ColorPalette::SecondaryDark]];}
.subtitle {color:[[ColorPalette::TertiaryDark]];}

.toolbar {color:[[ColorPalette::PrimaryMid]];}
.toolbar a {color:[[ColorPalette::TertiaryLight]];}
.selected .toolbar a {color:[[ColorPalette::TertiaryMid]];}
.selected .toolbar a:hover {color:[[ColorPalette::Foreground]];}

.tagging, .tagged {border:1px solid [[ColorPalette::TertiaryPale]]; background-color:[[ColorPalette::TertiaryPale]];}
.selected .tagging, .selected .tagged {background-color:[[ColorPalette::TertiaryLight]]; border:1px solid [[ColorPalette::TertiaryMid]];}
.tagging .listTitle, .tagged .listTitle {color:[[ColorPalette::PrimaryDark]];}
.tagging .button, .tagged .button {border:none;}

.footer {color:[[ColorPalette::TertiaryLight]];}
.selected .footer {color:[[ColorPalette::TertiaryMid]];}

.sparkline {background:[[ColorPalette::PrimaryPale]]; border:0;}
.sparktick {background:[[ColorPalette::PrimaryDark]];}

.error, .errorButton {color:[[ColorPalette::Foreground]]; background:[[ColorPalette::Error]];}
.warning {color:[[ColorPalette::Foreground]]; background:[[ColorPalette::SecondaryPale]];}
.lowlight {background:[[ColorPalette::TertiaryLight]];}

.zoomer {background:none; color:[[ColorPalette::TertiaryMid]]; border:3px solid [[ColorPalette::TertiaryMid]];}

.imageLink, #displayArea .imageLink {background:transparent;}

.annotation {background:[[ColorPalette::SecondaryLight]]; color:[[ColorPalette::Foreground]]; border:2px solid [[ColorPalette::SecondaryMid]];}

.viewer .listTitle {list-style-type:none; margin-left:-2em;}
.viewer .button {border:1px solid [[ColorPalette::SecondaryMid]];}
.viewer blockquote {border-left:3px solid [[ColorPalette::TertiaryDark]];}

.viewer table, table.twtable {border:2px solid [[ColorPalette::TertiaryDark]];}
.viewer th, .viewer thead td, .twtable th, .twtable thead td {background:[[ColorPalette::SecondaryMid]]; border:1px solid [[ColorPalette::TertiaryDark]]; color:[[ColorPalette::Background]];}
.viewer td, .viewer tr, .twtable td, .twtable tr {border:1px solid [[ColorPalette::TertiaryDark]];}

.viewer pre {border:1px solid [[ColorPalette::SecondaryLight]]; background:[[ColorPalette::SecondaryPale]];}
.viewer code {color:[[ColorPalette::SecondaryDark]];}
.viewer hr {border:0; border-top:dashed 1px [[ColorPalette::TertiaryDark]]; color:[[ColorPalette::TertiaryDark]];}

.highlight, .marked {background:[[ColorPalette::SecondaryLight]];}

.editor input {border:1px solid [[ColorPalette::PrimaryMid]];}
.editor textarea {border:1px solid [[ColorPalette::PrimaryMid]]; width:100%;}
.editorFooter {color:[[ColorPalette::TertiaryMid]];}

#backstageArea {background:[[ColorPalette::Foreground]]; color:[[ColorPalette::TertiaryMid]];}
#backstageArea a {background:[[ColorPalette::Foreground]]; color:[[ColorPalette::Background]]; border:none;}
#backstageArea a:hover {background:[[ColorPalette::SecondaryLight]]; color:[[ColorPalette::Foreground]]; }
#backstageArea a.backstageSelTab {background:[[ColorPalette::Background]]; color:[[ColorPalette::Foreground]];}
#backstageButton a {background:none; color:[[ColorPalette::Background]]; border:none;}
#backstageButton a:hover {background:[[ColorPalette::Foreground]]; color:[[ColorPalette::Background]]; border:none;}
#backstagePanel {background:[[ColorPalette::Background]]; border-color: [[ColorPalette::Background]] [[ColorPalette::TertiaryDark]] [[ColorPalette::TertiaryDark]] [[ColorPalette::TertiaryDark]];}
.backstagePanelFooter .button {border:none; color:[[ColorPalette::Background]];}
.backstagePanelFooter .button:hover {color:[[ColorPalette::Foreground]];}
#backstageCloak {background:[[ColorPalette::Foreground]]; opacity:0.6; filter:'alpha(opacity:60)';}
/*}}}*/
/*{{{*/
* html .tiddler {height:1%;}

body {font-size:.75em; font-family:arial,helvetica; margin:0; padding:0;}

h1,h2,h3,h4,h5,h6 {font-weight:bold; text-decoration:none;}
h1,h2,h3 {padding-bottom:1px; margin-top:1.2em;margin-bottom:0.3em;}
h4,h5,h6 {margin-top:1em;}
h1 {font-size:1.35em;}
h2 {font-size:1.25em;}
h3 {font-size:1.1em;}
h4 {font-size:1em;}
h5 {font-size:.9em;}

hr {height:1px;}

a {text-decoration:none;}

dt {font-weight:bold;}

ol {list-style-type:decimal;}
ol ol {list-style-type:lower-alpha;}
ol ol ol {list-style-type:lower-roman;}
ol ol ol ol {list-style-type:decimal;}
ol ol ol ol ol {list-style-type:lower-alpha;}
ol ol ol ol ol ol {list-style-type:lower-roman;}
ol ol ol ol ol ol ol {list-style-type:decimal;}

.txtOptionInput {width:11em;}

#contentWrapper .chkOptionInput {border:0;}

.externalLink {text-decoration:underline;}

.indent {margin-left:3em;}
.outdent {margin-left:3em; text-indent:-3em;}
code.escaped {white-space:nowrap;}

.tiddlyLinkExisting {font-weight:bold;}
.tiddlyLinkNonExisting {font-style:italic;}

/* the 'a' is required for IE, otherwise it renders the whole tiddler in bold */
a.tiddlyLinkNonExisting.shadow {font-weight:bold;}

#mainMenu .tiddlyLinkExisting,
	#mainMenu .tiddlyLinkNonExisting,
	#sidebarTabs .tiddlyLinkNonExisting {font-weight:normal; font-style:normal;}
#sidebarTabs .tiddlyLinkExisting {font-weight:bold; font-style:normal;}

.header {position:relative;}
.header a:hover {background:transparent;}
.headerShadow {position:relative; padding:4.5em 0em 1em 1em; left:-1px; top:-1px;}
.headerForeground {position:absolute; padding:4.5em 0em 1em 1em; left:0px; top:0px;}

.siteTitle {font-size:3em;}
.siteSubtitle {font-size:1.2em;}

#mainMenu {position:absolute; left:0; width:1em; text-align:right; line-height:1.6em; padding:1.5em 0.5em 0.5em 0.5em; font-size:1.1em;}

#sidebar {position:absolute; right:3px; width:16em; font-size:.9em;}
#sidebarOptions {padding-top:0.3em;}
#sidebarOptions a {margin:0em 0.2em; padding:0.2em 0.3em; display:block;}
#sidebarOptions input {margin:0.4em 0.5em;}
#sidebarOptions .sliderPanel {margin-left:1em; padding:0.5em; font-size:.85em;}
#sidebarOptions .sliderPanel a {font-weight:bold; display:inline; padding:0;}
#sidebarOptions .sliderPanel input {margin:0 0 .3em 0;}
#sidebarTabs .tabContents {width:15em; overflow:hidden;}

.wizard {padding:0.1em 1em 0em 2em;}
.wizard h1 {font-size:2em; font-weight:bold; background:none; padding:0em 0em 0em 0em; margin:0.4em 0em 0.2em 0em;}
.wizard h2 {font-size:1.2em; font-weight:bold; background:none; padding:0em 0em 0em 0em; margin:0.4em 0em 0.2em 0em;}
.wizardStep {padding:1em 1em 1em 1em;}
.wizard .button {margin:0.5em 0em 0em 0em; font-size:1.2em;}
.wizardFooter {padding:0.8em 0.4em 0.8em 0em;}
.wizardFooter .status {padding:0em 0.4em 0em 0.4em; margin-left:1em;}
.wizard .button {padding:0.1em 0.2em 0.1em 0.2em;}

#messageArea {position:fixed; top:2em; right:0em; margin:0.5em; padding:0.5em; z-index:2000; _position:absolute;}
.messageToolbar {display:block; text-align:right; padding:0.2em 0.2em 0.2em 0.2em;}
#messageArea a {text-decoration:underline;}

.tiddlerPopupButton {padding:0.2em 0.2em 0.2em 0.2em;}
.popupTiddler {position: absolute; z-index:300; padding:1em 1em 1em 1em; margin:0;}

.popup {position:absolute; z-index:300; font-size:.9em; padding:0; list-style:none; margin:0;}
.popup .popupMessage {padding:0.4em;}
.popup hr {display:block; height:1px; width:auto; padding:0; margin:0.2em 0em;}
.popup li.disabled {padding:0.4em;}
.popup li a {display:block; padding:0.4em; font-weight:normal; cursor:pointer;}
.listBreak {font-size:1px; line-height:1px;}
.listBreak div {margin:2px 0;}

.tabset {padding:1em 0em 0em 0.5em;}
.tab {margin:0em 0em 0em 0.25em; padding:2px;}
.tabContents {padding:0.5em;}
.tabContents ul, .tabContents ol {margin:0; padding:0;}
.txtMainTab .tabContents li {list-style:none;}
.tabContents li.listLink { margin-left:.75em;}

#contentWrapper {display:block;}
#splashScreen {display:none;}

#displayArea {margin:0em 15em 0em 0em;}

.toolbar {text-align:right; font-size:.9em;}

.tiddler {padding:1em 1em 0em 1em;}

.missing .viewer,.missing .title {font-style:italic;}

.title {font-size:1.6em; font-weight:bold;}

.missing .subtitle {display:none;}
.subtitle {font-size:1.1em;}

.tiddler .button {padding:0.2em 0.4em;}

.tagging {margin:0.5em 0.5em 0.5em 0; float:left; display:none;}
.isTag .tagging {display:block;}
.tagged {margin:0.5em; float:right;}
.tagging, .tagged {font-size:0.9em; padding:0.25em;}
.tagging ul, .tagged ul {list-style:none; margin:0.25em; padding:0;}
.tagClear {clear:both;}

.footer {font-size:.9em;}
.footer li {display:inline;}

.annotation {padding:0.5em; margin:0.5em;}

* html .viewer pre {width:99%; padding:0 0 1em 0;}
.viewer {line-height:1.4em; padding-top:0.5em;}
.viewer .button {margin:0em 0.25em; padding:0em 0.25em;}
.viewer blockquote {line-height:1.5em; padding-left:0.8em;margin-left:2.5em;}
.viewer ul, .viewer ol {margin-left:0.5em; padding-left:1.5em;}

.viewer table, table.twtable {border-collapse:collapse; margin:0.8em 1.0em;}
.viewer th, .viewer td, .viewer tr,.viewer caption,.twtable th, .twtable td, .twtable tr,.twtable caption {padding:3px;}
table.listView {font-size:0.85em; margin:0.8em 1.0em;}
table.listView th, table.listView td, table.listView tr {padding:0px 3px 0px 3px;}

.viewer pre {padding:0.5em; margin-left:0.5em; font-size:1.2em; line-height:1.4em; overflow:auto;}
.viewer code {font-size:1.2em; line-height:1.4em;}

.editor {font-size:1.1em;}
.editor input, .editor textarea {display:block; width:100%; font:inherit;}
.editorFooter {padding:0.25em 0em; font-size:.9em;}
.editorFooter .button {padding-top:0px; padding-bottom:0px;}

.fieldsetFix {border:0; padding:0; margin:1px 0px 1px 0px;}

.sparkline {line-height:1em;}
.sparktick {outline:0;}

.zoomer {font-size:1.1em; position:absolute; overflow:hidden;}
.zoomer div {padding:1em;}

* html #backstage {width:99%;}
* html #backstageArea {width:99%;}
#backstageArea {display:none; position:relative; overflow: hidden; z-index:150; padding:0.3em 0.5em 0.3em 0.5em;}
#backstageToolbar {position:relative;}
#backstageArea a {font-weight:bold; margin-left:0.5em; padding:0.3em 0.5em 0.3em 0.5em;}
#backstageButton {display:none; position:absolute; z-index:175; top:0em; right:0em;}
#backstageButton a {padding:0.1em 0.4em 0.1em 0.4em; margin:0.1em 0.1em 0.1em 0.1em;}
#backstage {position:relative; width:100%; z-index:50;}
#backstagePanel {display:none; z-index:100; position:absolute; width:90%; margin:0em 3em 0em 3em; padding:1em 1em 1em 1em;}
.backstagePanelFooter {padding-top:0.2em; float:right;}
.backstagePanelFooter a {padding:0.2em 0.4em 0.2em 0.4em;}
#backstageCloak {display:none; z-index:20; position:absolute; width:100%; height:100px;}

.whenBackstage {display:none;}
.backstageVisible .whenBackstage {display:block;}
/*}}}*/
/***
StyleSheet for use when a translation requires any css style changes.
This StyleSheet can be used directly by languages such as Chinese, Japanese and Korean which need larger font sizes.
***/
/*{{{*/
body {font-size:0.8em;}
#sidebarOptions {font-size:1.05em;}
#sidebarOptions a {font-style:normal;}
#sidebarOptions .sliderPanel {font-size:0.95em;}
.subtitle {font-size:0.8em;}
.viewer table.listView {font-size:0.95em;}
/*}}}*/
/*{{{*/
@media print {
#mainMenu, #sidebar, #messageArea, .toolbar, #backstageButton, #backstageArea {display: none ! important;}
#displayArea {margin: 1em 1em 1em 1em;}
/* Fixes a feature in Firefox 1.5.0.2 where print preview displays the noscript content */
noscript {display:none;}
}
/*}}}*/
<!--{{{-->
<div class='header' macro='gradient vert [[ColorPalette::PrimaryLight]] [[ColorPalette::PrimaryMid]]'>
<div class='headerShadow'>
<span class='siteTitle' refresh='content' tiddler='SiteTitle'></span>&nbsp;
<span class='siteSubtitle' refresh='content' tiddler='SiteSubtitle'></span>
</div>
<div class='headerForeground'>
<span class='siteTitle' refresh='content' tiddler='SiteTitle'></span>&nbsp;
<span class='siteSubtitle' refresh='content' tiddler='SiteSubtitle'></span>
</div>
</div>
<div id='mainMenu' refresh='content' tiddler='MainMenu'></div>
<div id='sidebar'>
<div id='sidebarOptions' refresh='content' tiddler='SideBarOptions'></div>
<div id='sidebarTabs' refresh='content' force='true' tiddler='SideBarTabs'></div>
</div>
<div id='displayArea'>
<div id='messageArea'></div>
<div id='tiddlerDisplay'></div>
</div>
<!--}}}-->
<!--{{{-->
<div class='toolbar' macro='toolbar [[ToolbarCommands::ViewToolbar]]'></div>
<div class='title' macro='view title'></div>
<div class='subtitle'><span macro='view modifier link'></span>, <span macro='view modified date'></span> (<span macro='message views.wikified.createdPrompt'></span> <span macro='view created date'></span>)</div>
<div class='tagging' macro='tagging'></div>
<div class='tagged' macro='tags'></div>
<div class='viewer' macro='view text wikified'></div>
<div class='tagClear'></div>
<!--}}}-->
<!--{{{-->
<div class='toolbar' macro='toolbar [[ToolbarCommands::EditToolbar]]'></div>
<div class='title' macro='view title'></div>
<div class='editor' macro='edit title'></div>
<div macro='annotations'></div>
<div class='editor' macro='edit text'></div>
<div class='editor' macro='edit tags'></div><div class='editorFooter'><span macro='message views.editor.tagPrompt'></span><span macro='tagChooser'></span></div>
<!--}}}-->
To get started with this blank TiddlyWiki, you'll need to modify the following tiddlers:
* SiteTitle & SiteSubtitle: The title and subtitle of the site, as shown above (after saving, they will also appear in the browser title bar)
* MainMenu: The menu (usually on the left)
* DefaultTiddlers: Contains the names of the tiddlers that you want to appear when the TiddlyWiki is opened
You'll also need to enter your username for signing your edits: <<option txtUserName>>
These InterfaceOptions for customising TiddlyWiki are saved in your browser

Your username for signing your edits. Write it as a WikiWord (eg JoeBloggs)

<<option txtUserName>>
<<option chkSaveBackups>> SaveBackups
<<option chkAutoSave>> AutoSave
<<option chkRegExpSearch>> RegExpSearch
<<option chkCaseSensitiveSearch>> CaseSensitiveSearch
<<option chkAnimate>> EnableAnimations

----
Also see AdvancedOptions
<<importTiddlers>>
|Hoà Thượng THÍCH DUY LỰC|
#[[ Bát Nhã Tâm Kinh Lược Giải |http://thuvienhoasen.net/batnhatamkinhluocgiai.htm]]
#[[ Bá Trượng Quảng Lục|http://thuvienhoasen.net/batruongquangluc.htm]]
#[[ Bửu Tạng Luận|http://thuvienhoasen.net/buutangluan-00.htm]]
#[[ Ðại Huệ Ngữ Lục |http://thuvienhoasen.net/daihuenguluc-01.htm]]
#[[ Đại Thừa Tuyệt Đối Luận|http://thuvienhoasen.net/daithuatdoiluan.htm]]
#[[ Cội Nguồn Truyền Thừa và Phương Pháp Tu Trì của Thiền Tông|http://thuvienhoasen.net/duyluc-coinguontruyenthua.htm]]
#[[ Công Án của Phật Thích Ca và Tổ Bồ Đề Đạt Ma|http://thuvienhoasen.net/duyluc-congancuaphatthichca.htm]]
#[[ Duy Tâm Quyết|http://thuvienhoasen.net/duyluc-duytamquyet.htm]]
#[[ Khai Thị Ban Đầu tại Hoa Kỳ |http://thuvienhoasen.net/duyluc-khaithibandautaihoaky-00.htm]]
#[[ Khai Thị Cuối Cùng Tại Hoa Kỳ |http://thuvienhoasen.net/duyluc-khaithicuoicungtaihoaky-00.htm]]
#[[ Khai Thị Cuối Cùng Tại Việt Nam|http://thuvienhoasen.net/duyluc-khaithicuoicungtaivietnam-00.htm]]
#[[ Tham Thiền Cảnh Ngữ|http://thuvienhoasen.net/duyluc-thamthiencanhngu-00.htm]]
#[[ Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng |http://thuvienhoasen.net/duylucnguluc-00.htm]]
#[[ Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ |http://thuvienhoasen.net/duylucnguluc2-00.htm]]
#[[ Giảng Kinh Lăng Nghiêm |http://thuvienhoasen.net/giangkhlangnghiem-00.htm]]
#[[ Giới Thiệu Pháp Môn Tổ sư Thiền |http://thuvienhoasen.net/gioithieuToSuThien.htm]]
#[[ Từ Ngữ Thiền Học Tiếng Việt|http://thuvienhoasen.net/index-tudienphathoc-thienhoc-duyluc.htm]]
#[[ Kinh Duy Ma Cật |http://thuvienhoasen.net/khduyma-00.htm]]
#[[ Kinh Thủ Lăng Nghiêm |http://thuvienhoasen.net/khlangnghiem-00.htm]]
#[[ Kinh Pháp Bảo Ðàn |http://thuvienhoasen.net/khphapbaodan-00.htm]]
#[[ Kinh Phạm Võng Giảng Lược|http://thuvienhoasen.net/kinhphamvong-giangluoc.htm]]
#[[ Lâm Tế Ngữ Lục |http://thuvienhoasen.net/lamtenguluc-00.htm]]
#[[ Nam Tuyền Ngữ Lục |http://thuvienhoasen.net/namtuyennguluc.htm]]
#[[ Tâm Linh Khoa Học Trong Phật Pháp|http://thuvienhoasen.net/tamlinhkhoahoctrongphatphap-00.htm]]
#[[ Thiền Thất Khai Thị Lục|http://thuvienhoasen.net/thienthatkhaithiluc-00.htm]]
#[[ Khai Thị Thiền Thất Tại Chùa Tam Bảo |http://thuvienhoasen.net/thienthattambao-00.htm]]
#[[ Thuyết Giảng Kinh Luận |http://thuvienhoasen.net/thuyrtgiangkinhluan-00.htm]]
#[[ Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Duy Lực |http://thuvienhoasen.net/tieusu-ht-duyluc.htm]]
#[[ Giảng Giải Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải|http://thuvienhoasen.net/tintamminh-00.htm]]
#[[ Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải|http://thuvienhoasen.net/tintamminh-tng-00.htm]]
#[[ Triệu Luận Lược Giải|http://thuvienhoasen.net/trieuluan-00.htm]]
#[[ Bá Trượng Ngữ Lục |http://thuvienhoasen.net/u-batruong.htm]]
#[[ Truyền Tâm Pháp Yếu |http://thuvienhoasen.net/u-hoangba.htm]]
#[[ Kinh Kim Cang |http://thuvienhoasen.net/u-kkimcang-00.htm]]
#[[ Kinh Lăng Già |http://thuvienhoasen.net/u-klg-duyluc-00.htm]]
#[[ Kinh Viên Giác |http://thuvienhoasen.net/u-kviengiac-00.htm]]
#[[ Ðường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền |http://thuvienhoasen.net/u-thamthien-duyluc.htm]]
#[[ Trung Phong Pháp Ngữ |http://thuvienhoasen.net/u-trungphong.htm]]
#[[ Tham Thiền Phổ Thuyết |http://thuvienhoasen.net/u-ttphothuyet-loitua.htm]]
#[[ Vấn Đáp Thiền Và Phật Pháp|http://thuvienhoasen.net/vandapthienvaphatphap-00.htm]]
#[[ Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 |http://thuvienhoasen.net/vutruquan21.htm]]
#[[ Yếu Chỉ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh |http://thuvienhoasen.net/yeuchidieuphaplienhoa.htm]]
#[[ Yếu chỉ Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh |http://thuvienhoasen.net/yeuchihoanghiem.htm]]
#[[ Yếu Chỉ Phật Pháp |http://thuvienhoasen.net/yeuchiphatphap.htm]]
#[[ Yếu Chỉ Trung Quán Luận |http://thuvienhoasen.net/yeuchitrungquanluan.htm]]|
[[Thích Duy Lực]]
Từ Ân Thiền Đường chuyên hoằng [[Tổ Sư Thiền]], là pháp thiền trực tiếp do Phật Thích Ca đích thân truyền cho sơ tổ Ma Ha Ca Diếp, rồi truyền cho nhị tổ Anan, Tam Tổ Thương Na Hòa Tu, từ tổ từ tổ truyền xuống, đến tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc làm sơ tổ Trung Quốc rồi truyền cho người Trung Quốc là Nhị Tổ Huệ Khả, Tam tổ Tăng Xán, Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng v.v. Đến Thầy Thích Duy Lực là đời thứ 89 (kể từ tổ Ca Diếp).

Theo thực tế mà nói, PhậtGiáo là giáo dục, truyền dạy Tâm Pháp dẫn đến giác ngộ cuối cùng, nhưng hiện nay nhiều người hiểu lầm cho là một tôn giáo mê tín. Nói giáo dục là bao gồm vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự vạn vật là tâm linh, nên Phật Thích Ca nói tất cả do tâm tạo. Vậy tâm là thế nào? Tâm là một danh từ ai cũng nói được, nhưng tâm là gì thì chẳng ai biết. Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ là Ngài Long Thọ dùng "hư không vô sở hữu" để thí dụ cho tâm. Tâm linh vốn không có hình thể số lượng. Do đó dùng bộ óc suy nghĩ chẳng thể tiếp xúc, nên chẳng thể dùng lời nói văn tự để diễn tả. Phật Pháp chỉ có thể miễn cưỡng nói là tánh KHÔNG. Dù nói KHÔNG, KHÔNG này tức là để hiển bày sự dụng của tâm. Cũng như hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật, tất cả vũ trụ vạn vật từ mặt trăng, mặt trời, cho tới núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối, bất cứ cái gì đều phải nhờ cái "vô sở hữu" này dung nạp và ứng dụng. Cuộc sống hằng ngày của con người như ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách, làm việc đều phải nhờ cái "vô sở hữu" này mới được hiển bày, chỉ tiếc rằng chúng ta ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết. Nên Phật Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp để mọi người đều được tự hiện toàn vẹn chính tâm mình. Cái giờ phút hiện ra tâm mình gọi là kiến tánh thành Phật. Dù nói thành Phật thực chẳng có Phật để thành, chỉ là ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy mà thôi. Cũng như ở trong nhắm mắt chiêm bao tỉnh dậy thì tự chứng tỏ tất cả sự vật trong chiêm bao (người và thế giới chiêm bao) đều chẳng thật gọi là chứng ngộ.

Nay nói sơ về cách thực hành Tham Tổ Sư Thiền: Tức là tham thoại đầu và khán thoại đầu. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói. Nghĩa là chưa khởi ý niệm muốn nói, mới được gọi là thoại đầu. Hễ khởi niệm muốn nói là thoại vĩ rồi. Tham là hỏi câu thoại để kích thích sự không hiểu không biết. Khán là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết đó là gì? Chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, nên nhìn mãi không thấy gì, vẫn còn không biết, chính cái không biết đó Thiền Tông gọi là nghi tình.

Hành giả tham thiền, cứ hỏi và nhìn đồng thời đi song song để giữ cái nghi tình. Nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu. Thoại đầu tức là vô thuỷ vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước, cũng là nguồn gốc của ý thức. Từ đầu sào trăm thước tiến lên một bước ngay đó liền lìa ý thức, cái sát na lìa ý thức đó gọi là kiến tánh thành Phật - bỗng dứt hết nghi. Tức là trí Bát Nhã được hiện hành khắp không gian thời gian, sự hiểu biết chẳng có gì thiếu sót. Giáo môn gọi là "Chánh Biến Tri".

Westminster, CA 12-21-96
Thích Duy Lực
12-22-1996 04:13:29 
MỤC ĐÍCH VÀ CHỦ TRƯƠNG 

CỦA WEBSITE THƯ VIỆN HOA SEN
Website Thư Viện Hoa Sen được thành lập từ tháng 1 năm 1994 nhằm mục đích lưu trữ các thể loại kinh, luật và luận Phật Giáo Bắc Truyền và Phật Gíao Nam Truyền cùng là các tư liệu nghiên cứu Phật học và các tư liệu liên quan đến kinh nghiệm tu tập từ hai truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ và Phật giáo Đại Thừa dưới dạng vi tính điện tử, để quý Phật tử ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại có thể tiếp cận dễ dàng bất cứ lúc nào. 

Website Thư Viện Hoa Sen được sự cố vấn, khuyến khích và giúp đỡ của một số quý vị tôn đức ở Việt Nam cũng như hải ngoại và được trực tiếp điều hành bởi một ban biên tập gồm các Cư sĩ tự nguyện, không vụ lợi, hoàn toàn độc lập, không trực thuộc hay đại diện cho một hệ thống tự viện hay một tổ chức Phật giáo nào. Chi phí điều hành do chính các thành viên ban biên tập cùng chia xẻ đóng góp.  Trưởng ban biên tập hiện nay là Cư sĩ  Tâm Diệu và Phụ tá điều hành là Cư Sĩ Tâm Linh.

Website Thư Viện Hoa Sen là tổ chức “dịch vụ phục vụ cộng đồng không vụ lợi” (not for profit community service) nhằm phổ biến giáo pháp giải thoát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến toàn thể chúng sinh khắp nơi trên thế giới.  Mọi nghiên cứu và trích dẫn từ nguồn tư liệu của thư viện là hoàn toàn tự do và miễn phí. Tuy nhiên, do luật bản quyền chi phối, các nhà xuất bản trong nước cũng như ngoài nước có nhu cầu in để kinh doanh, xin vui lòng liên hệ với dịch giả/tác giả và nhà xuất bản nguyên gốc ấn phẩm để thương lượng. 

Mặc dầu rất cẩn trọng trong tiến trình lưu trữ tư liệu nhưng vẫn có thể có những sai sót và nội dung tư liệu chứa đựng không phải là quan điểm và cũng không nhất thiết phải phù hợp với quan điểm của ban biên tập. Chúng tôi tôn trọng ý kiến dị biệt của tác giả, dịch giả và độc giả, nhưng không chịu trách nhiệm dưới bất cứ hình thức nào về nội dung của những tư liệu này. Tư tưởng chủ đạo của ban biên tập chúng tôi là từ bi bất bạo động, không hận thù và chia rẽ.

Chúng tôi hoan hỷ đón nhận mọi ý kiến của quí vị độc giả. Xin vui lòng gửi các thư đóng góp ý kiến, thắc mắc, bài vở, tư liệu kinh sách, các trước tác và dịch phẩm nghiên cứu Phật học về địa chỉ:thuvienhoasen@yahoo.com hay thuvienhoasen@sbcglobal.net
Thay Mặt Ban Biên Tập
http://www.thuvienhoasen.org
http://www.thuvienhoasen.net
Tâm Diệu
Chủ Biên

01-28-1994 
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
TIỂU SỬ
Tác giả húy Hoài Hải, họ Vương, người Trướng Lạc, Phước Châu. Thuở bé theo mẹ vào chùa lễ Phật, chỉ tượng Phật hỏi mẹ : "Đây là ai". Mẹ nói : "Là Phật". Sư nói : "Hình dạng Phật với người chẳng khác, tôi sau nầy cũng sẽ làm Phật". 

Sư xuất gia từ thở thiếu thời, tam học đều thông, ham thích thiền đốn ngộ, nghe thiền sư Mã Tổ Đạo Nhật khai hóa ở Nam Khang (nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây), Sư bèn hết lòng y chỉ. Sau khi nối pháp Mã Tổ, Sư được đàn tín thỉnh trụ trì Đại Trí Thọ Thánh thiền tự ở núi Đại Hùng thuộc Hồng Châu, núi cao chót vót, nước suối Ngô Nguyên bay xuống ngàn thước, nên có tên là núi Bá Trượng. Sư trụ trì chưa đầy một tháng, người bốn phương đến tham học vân tập hơn một nghìn, trong đó Qui Sơn và Hoàng Bá làm thượng thủ. Từ đó pháp môn càng ngày càng hưng thạnh, tông phong lừng lẫy, Sư bèn quyết ý lập ra thiền viện đầu tiên. Trước kia các tự viện thiền tông đều nhờ vào chùa của luật tông, từ nay mới được lập riêng. Sư là người khởi sáng cho thiền tự được độc lập, soạn định chế độ tòng lâm, gọi là Bá Trượng thanh quy, nên cũng được tôn xưng là Tổ Trung Hưng của thiền tông. 

Sư là người siêng năng làm việc, mỗi khi có việc nhà chùa đều tự mình làm trước cả đại chung; người chủ sự lén dấu dụng cụ canh tác của Sư, mời Sư nghỉ ngơi, Sư nói : "Đức ta không đủ, đâu dám trút sự lao động của mình cho người khác!". Kiếm dụng cụ không được thì ngày đó không ăn, cho nên mới có câu : "Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" (Một ngày không làm, một ngày không ăn). Vì thế mới biết được gia phong của Sư chân thật như thế nào, thật đáng làm mô phạm cho muôn đời. 

Ngày 17 tháng giêng năm Nguyên Hòa thứ 9 đời nhà Đường (CN 8l4) Sư thị tịch, thọ 9l tuổi, đệ tử được phó pháp là Qui Sơn Linh Hựu thiền sư, Hoàng Bá Hy Vận thiền sư, v.v... tất cả có 28 người, hết thảy đều là môn đồ xuất sắc, kỳ lân, phụng hoàng trong Phật pháp. Ngoài tác phẩm này ra còn có Bá Trượng Thanh Qui 2 quyển. Năm Trường Khánh thứ nhất đời Đường Mục Tông, được sắc ban là Đại Trí Thiền Sư, tháp hiệu là Đại Bảo Thắng Luân. 

* 

* * 

Sư làm thị giả cho Mã Tổ, mỗi khi thí chủ cúng dường trai phạn Mã Tổ, Sư vừa mở nắp đậy đồ ăn thì Mã Tổ liền lấy một miếng bánh thị chúng rằng : "Là cái gì?". Mỗi mỗi như thế trải qua ba năm. 

* 

* * 

Một hôm sư theo hầu Mã Tổ, có một bầy vịt trời bay qua, Tổ nói : 

"Là gì vậy?" - Sư nói : "Vịt trời". Tổ nói : "Đi đâu rồi?" - Sư nói : "Bay qua rồi". Tổ bèn quay lại nhéo mũi Sư một cái, Sư đau la thất thanh. Tổ nói : "Sao nói bay qua rồi!". 

Sư ngay đó tỉnh ngộ, rồi liền trở về phòng thị giả khóc to thảm thiết. Bạn đồng tham hỏi rằng : "Ông nhớ cha mẹ à?" - Sư nói : 

"Không". Lại hỏi : "Bị người ta mắng chửi à? - Sư nói : "Không". Lại hỏi : "Thế tại sao khóc?" - Sư nói : "Tôi bị Đại sư nhéo mũi đau thấu xương". Người đồng tham nói : "Có nhân duyên gì không khế hợp chăng?" - Sư nói : "Ông cứ đi hỏi Hòa thượng xem". Người đồng tham bèn đến hỏi Mã Tổ rằng : "Thị giả Hoài Hải có nhân duyên gì không khế hợp mà khóc ở trong liêu phòng, xin Hòa Thượng nói cho con biết". Tổ nói : "Ông ta ngộ rồi, người cứ hỏi thẳng ông ta". Người đồng tham trở lại liêu phòng nói với Sư : "Hòa Thượng nói ông ngộ rồi và bảo tôi hỏi thẳng ông". Sư bèn cưới ha hả. 

Người đồng tham nói : "Vừa mới khóc tại sao bây giờ lại cười?" - Sư nói : "Vừa mới khóc bây giờ cười". Người đồng tham ngơ ngác. 

Hôm sau, khi Mã Tổ thăng tòa, chúng vừa vân tập thì Sư bước ra cuốn chiếu lại. Tổ bèn xuống tòa. sư liền theo đến phương trượng. Tổ nói : "Hồi nãy ta chưa từng nói năng gì tại sao ông cuốn chiếu lại vậy?" - Sư nói : "Hôm qua bị Hòa Thượng nhéo mũi đau". - Tổ nói : "Hôm qua ông để tâm vào đâu?" - Sư nói : "Lỗ mũi con hôm nay lại chẳng đau nữa". Tổ nói : "Ông thấu rõ việc hôm qua rồi" - Sư làm lễ mà lui ra. 

* 

* * 

Sư ngộ rồi tái tham; lúc đang hầu bên cạnh Mã Tổ, Tổ chăm chú nhìn cái phất trần ở góc thiền sáng (chỗ Tổ ngồi) - Sư nói : 

"Tức dụng nầy, lìa dụng nầy". 

Tổ nói : "Về sau ông làm sao mở miệng dạy bảo người?". 

Sư lấy cái phất trần đưa lên. 

Tổ nói : 

"Tức dụng nầy, lìa dụng nầy". - Sư treo phất trần về chỗ cũ. Tổ bèn oai hùng hét mạnh lên một tiếng làm sư bị điếc tai luôn ba ngày. 

* 

* * 

Một hôm, Hoàng Bá vào phòng Sư thưa rằng : 

"Con muốn đi lễ bái Mã Tổ" 

Sư nói :"Mã Tổ đã tịch rồi". 

Bá nói : 

"Chưa rõ Mã Tổ có để lại lời nào chăng?" 

Sư bèn kể lại nhân duyên tái tham với Mã Tổ mà nói rằng : 

"Phật pháp không phải là việc nhỏ đâu, lão tăng lúc ấy vì cái hét của Mã Tổ mà bị điếc tai luôn ba ngày". 

Bá nghe kể đến đây bất giác lè lưỡi. 

Sư nói : 

"Ông về sau có nối pháp Mã Tổ không?" 

Bá nói : 

"Không, hôm nay nhờ Hòa Thượng kể lại mới được thấy đại cơ đại dụng của Mã Tổ, nhưng không biết mặt Mã Tổ, mà nếu nối pháp của Mã Tổ thì sau nầy sẽ làm mất con cháu ta". 

Sư nói : 

Đúng thế, đúng thế,. Cái thấy bằng với thầy thì kém phân nửa đức của thầy. Cái thấy hơn thầy thì mới đủ tư cách truyền thụ. Ông thực có cái thấy siêu việt hơn thầy. 

Bá liền lễ bái. 

* 

* * 

Về sau Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn : 

"Cái nhân duyên đưa phất trần lên của Bá Trượng tái tham Mã Tổ, ý chỉ của hai vị tôn túc nầy như thế nào?". 

Ngưỡng Sơn nói : 

"Đó là hiển bày đại cơ đại dụng". 

Qui Sơn nói : 

"Dưới Mã Tổ có 84 người đắc pháp là đại thiện tri thức xuất sắc mấy người đắc đại cơ mấy người đắc đại dụng?". 

Ngưỡng Sơn nói : 

"Bá Trượng đắc đại cơ, Hoàng Bá đắc đại dụng, còn lại đều là thầy giảng đạo". 

Qui Sơn nói : 

"Đúng thế, đúng thế. 

* 

* * 

Mã Tổ sai người đem thư và ba hũ tương cho Sư, Sư bảo đem xếp trước pháp đường rồi thăng tòa. Chúng vừa vân tập thì Sư lấy gậy chỉ vào ba hũ tương rằng : 

"Nói được thì không đập bể, nói không được thì đập bể". 

Chúng lặng thinh. 

Sư bèn đập bể rồi trở về phương trượng. 

* 

* * 

Một hôm Mã Tổ hỏi Sư : 

"Từ đâu đến?" 

Sư nói 

"Từ sau núi đến". 

Tổ nói : 

"Có gặp một người nào không?" 

Sư nói : 

"Nếu gặp thì kể với Hòa Thượng". 

Tổ nói : 

"Được tin tức nầy ở chỗ vào vậy?" 

Sư nói : 

"Tội lỗi của con". 

Tổ nói : 

"Ấy là tội lỗi của Lão tăng". 

* 

* * 

Có một tăng vừa khóc vừa đi vào pháp đường. 

Sư nói : 

"Làm sao vậy?". 

Tăng ấy nói : 

"Cha mẹ đều mất, xin thầy chọn ngày cho". 

Sư nói : 

"Ngày mai đến đây chôn cùng một lượt". 

* 

* * 

Một hôm Qui Sơn, Ngũ Phong, Vân Nham đang đứng hầu, Sư hỏi Qui Sơn 

: 

"Nếu bỏ cả cổ, họng, môi, mép thì nói như thế nào?" 

Qui Sơn nói : 

"Xin Hòa Thượng nói cho" 

Sư nói : 

"Ta không từ chối nói với ông, chỉ e về sau làm mất con cháu của ông". 

Lại hỏi Ngũ Phong. Ngũ Phong nói : 

"Hòa Thượng cũng cần bỏ cả đi". 

Sư nói : 

"Nơi vắng vẻ sẽ dõi mắt nhìn ông" 

Lại hỏi Vân Nham. Vân Nham nói : 

"Hòa Thượng có hay chưa?". 

Sư nói : 

"Làm mất con cháu ta". 

* 

* * 

Mỗi ngày Sư thăng tòa thường có một cụ già theo chúng nghe pháp. 

Một hôm chúng tan rồi mà cụ không đi. Sư mới hỏi : 

"Người đứng đó là ai vậy?". 

Cụ già đáp : 

"Tôi chẳng phải thân người. Vào đời Phật Ca Diếp trong quá khứ tôi đã từng ở núi nầy. Có người tham học hỏi tôi : "Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?". Tôi đáp : "Bất lạc nhân quả" (chẳng lọt vào nhân quả), nên bị đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Nay xin Hòa Thượng cho tôi một chuyển ngữ để tôi được giải thoát thân chồn. 

Sư nói : 

"Người hỏi đi?". 

Cụ già bèn hỏi : 

"Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?". 

Sư nói : 

"Bất muội nhân quả" (nhân quả rõ ràng). 

Cụ già ngay đó đại ngộ, đảnh lễ rằng : 

"Tôi đã thoát thân chồn, nay xác ở sau núi, xin Sư y theo lệ tăng mất mà thiêu cho". 

Sư bảo Duy Na đánh chuông báo cho đại chúng biết thọ trai xong xin mời tất cả đi đưa đám tăng chết. 

Đại chúng không rõ ra sao. Sư dẫn chúng đến hang đá phía sau núi lấy gậy khều ra một con chồn chết rồi y theo thường lệ mà hỏa táng. Như một ông tăng viên tịch. 

Đến tối, Sư kể lại nhân duyên trên, Hoàng Bá bèn hỏi : 

"Người xưa chỉ đáp sai một câu chuyển ngữ mà bị đọa thân chồn 500 kiếp, nay chuyển ngữ nào cũng không đáp sai thì như thế nào ?". 

Sư nói : 

"Lại gần đây ta nói cho nghe". 

Hoàng Bá đến gần bạt tai Sư một cái. 

* 

* * 

Tăng hỏi : 

"Thế nào là việc kỳ đặc?" 

Sư đáp : 

"Độc tọa ở Đại Hùng Sơn". 

Vị tăng lễ bái. 

Sư bèn đánh. 

* 

* * 

Nhân lúc phổ thỉnh tăng chúng đi cuốc đất, có một vị tăng nghe tiếng trống liền vác cuốc lên vai rồi cười lớn đi về. 

Sư nói : 

"Hay quá! Đây là cửa của Quan Âm nhập lý" khi về chùa Sư gọi vị tăng ấy đến hỏi : 

"Hồi nãy ông thấy đạo lý gì mà làm vậy?". 

Tăng ấy đáp : 

"Hồi nãy tôi cảm thấy đói bụng, nên nghe tiếng trống liền trở về ăn cơm". 

Sư liền cười. 

* 

* * 

Một tăng kể chuyện rằng : 

"Tăng hỏi Thiền Sư Tây Đường : - "Có hỏi, có đáp, tạm gạt qua một bên, lúc không hỏi không đáp thì như thế nào?". Tây Đường nói : "Sợ xình thúi sao?" 

Sư nghe kể xong bèn nói : 

"Lây nay ta cứ nghi lão ông tăng ấy nói". 

"Xin Hòa Thượng nói cho". 

Sư nói : 

"Nhất hợp tướng là bất khả đắc". 

* 

* * 

Sư dạy chúng rằng : 

"Có một người lâu ngày không ăn cơm chẳng nói đói, có một người suốt ngày ăn cơm chẳng nói no". Tăng chúng không có ai trả lời. 

Công án này giống như Ngài Lâm Tế nói : 

"Có một người suốt kiếp ở giữa đường mà chẳng lìa nhà, có một người lìa nhà mà chẳng ở giữa đường. Vậy ai là người đáng được trời người cúng dường?". Thiền sư Đại Huệ nhắc lại lời của Lâm Tế rồi nói : 

"Tặc thân dĩ lộ" (Thân trộm cắp đã hiện ra). 

* 

* * 

Vân Nham hỏi Sư rằng : 

"Hòa Thượng mỗi ngày bận rộn vì ai?". 

Sư nói : 

"Có một người muốn". 

Vân Nham nói : 

"Tại sao không bảo y tự làm?". 

Sư nói : 

"Y không có việc nhà". 

* 

* * 

Sư sai tăng đến chỗ Thiền sư Chương Kính và dặn : 

"Hễ thấy Ngài thăng tòa thuyết pháp thì ông trải tọa cụ ra, lễ bái xong đứng dậy cầm một chiếc dép lấy tay áo phủi bụi bám rồi lật úp dép xuống". 

Tăng ấy đi đến chỗ Thiền sư Chương Kính và làm đúng theo lời chỉ dạy của Sư. 

Chương Kính nói : 

"Tội lỗi của Lão tăng". 

* 

* * 

Tăng hỏi Sư : 

"Ôm phác (ngọc quí ở trong đá) đi tìm thầy, xin thầy khám xét". 

Sư nói : 

"Hôm qua trên núi Nam Sơn có con hổ cắn con cọp". 

Tăng nói : 

"Lời chú giải chân thật rất đúng, tại sao chẳng rủ lòng phương tiện?" 

Sư nói : 

"Thằng ăn trộm chuông rung (loại chuông hễ rung là phát tiếng) mà tự bịt tai". 

Tăng nói : 

"Gỗ Cẩm Lai chẳng gặp thợ giỏi cũng đồng như củi rừng". 

Sư bèn đánh. 

Tăng kêu : 

"Trời ơi! Trời ơi!" 

Sư nói : 

"Sao dài dòng quá vậy". 

Tăng nói : 

"Hiếm gặp tri kỷ". 

Rồi quay đầu bỏ đi. 

Sư nói : 

"Bá Trượng hôm nay thua hết phân nửa". Đến chiều, thị giả hỏi : 

"Hòa Thượng bị tăng này chê bỏ rồi thì thôi sao?" 

Sư bèn đánh. 

Thị giả la : 

"Trời ơi! Trời ơi!" 

Sư nói : 

"Hiếm gặp tri kỷ". 

Thị giả đảnh lễ. 

Sư nói : 

"Tất cả một lượt nhận lãnh xong". 

* 

* * 

Triệu Châu đến tham vấn Sư, Sư hỏi : 

Mới lìa nơi nào đến đây? 

Đáp : 

Nam Tuyền. 

Sư nói : 

Nam Tuyền gần đây có lời dạy chi? 

Đáp : 

Người chưa chứng đắc cần phải nín lặng. 

Sư nói : 

Một câu nín lặng tạm gạt một bên, một câu mịt mù thì nói như thế nào? 

Triệu Châu bước đến ba bước. Sư liền hét. Triệu Châu làm thế lùi lại. Sư nói : 

Nín lặng tốt lắm chứ! 

Triệu Châu bèn đi ra. 

* 

* * 

Một lần sư thuyết pháp xong, đại chúng đi ra thì sư gọi lại, đại chúng quay đầu lại, Sư liền hỏi : "Là cái gì?". Người đời xưng tụng câu đó là "Bá Trượng hạ đường cú". (Câu thoại xuống tòa). 

* 

* * 

Sư thăng tòa nói : 

"Linh quang độc chiếu (sáng tỏ), thoát hẳn căn trần, thể lộ chân thường, chẳng kẹt văn tự, tâm tính vô nhiễm, vốn tự viên thành, hễ lìa vọng duyên tức như chư Phật". 

* 

* * 

Tăng hỏi : 

Thế nào là pháp yếu của đại thừa đốn ngộ? 

Sư nói : 

Các người trước ngưng các duyên, thôi nghĩ muôn việc, thiện và bất thiện thế gian và xuất thế gian, tất cả các pháp chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm buông bỏ thân tâm khiến cho tự tại, tâm như gỗ đá chẳng còn phân biệt, tâm vô sở hành. Tâm địa nếu không thì huệ nhựt tự hiển, như đám mây tan thì mặt trời hiện ra. Hễ ngưng nghỉ tất cả phan duyên những hình thức tham sân, ái thủ, cầu tịnh đều sạch đối với ngũ dục, bát phong chẳng bị lay động, chẳng bị kiến văn giác tri trói buộc, chẳng bị các cảnh xấu đẹp mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. Đối với tất cả cảnh giới, tâm chẳng tịnh chẳng loạn, chẳng nhiếp chẳng tán, thấu qua tất cả thanh sắc, chẳng có trệ ngại gọi là đạo nhân. 

Thiện ác thị phi đều chẳng tác ý, cũng chẳng mến một pháp, cũng chẳng bỏ một pháp, gọi là người đại thừa. Chẳng bị tất cả thiện ác, không hữu, cấu tịnh, hữu vi vô vi, thế gian xuất thế gian, phước đức trí huệ ràng buộc, gọi là Phật huệ. Thị phi tốt xấu, đúng lý sai lý, các tri kiến tình thức đều sạch hết, chẳng có trói buộc, chẳng có giải thoát, nơi nơi tự tại, gọi là bồ tát mới phát tâm liền lên địa vị Phật.


TVHS
[[Thích Duy Lực]]
I. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH 

Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH: 

Chữ TÂM nói ra thật rất khó nói, bởi vì chân tâm, vọng tâm cũng là nó, chánh tâm, tà tâm cũng là nó. Kinh HOA NGHIÊM nói: "NHẤT THIẾT DUY TÂM Tạo", vậy vũ trụ vạn hữu và vạn vô, tất cả đều là nó. Nói "TÂM BAO GỔM HƯ KHÔNG PHÁP GIỚI" cũng còn chưa đúng, vì nếu nói như vậy thì tâm là tâm, hư không pháp giới là hư không pháp giới, thành ra hai rồi. Còn nói đến "BỔN TÂM", bổn tâm tức là Tự tánh, Tự tánh là BẤT NHỊ (không hai). Hư không pháp giới tức là TÂM, TÂM tức là hư không pháp giới, chẳng phải là hai cái, không có khác biệt, như vậy mới đúng với cái nghĩa BẤT NHỊ của Tự tánh. Nhưng tâm của chúng ta hiện nay có muôn ngàn sai biệt, không những một mình có đủ thứ tâm như tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm cống cao ngã mạn, tâm ác, tâm thiện, tâm tín, tâm nghi v.v... mà muôn ngàn người lại có muôn ngàn cái tâm sai biệt bất đồng nữa. Bây giờ TÂM KINH nầy là muốn làm cho tất cả muôn ngàn cái tâm sai biệt đều đạt đến chỗ hoàn toàn không sai biệt, hồi phục lại cái BẤT NHỊ của Tự tánh, cho nên Kinh này chỉ rõ đường lối tu hành cho chúng ta, dạy chúng ta y theo đó mà thực hành để đạt đến chỗ BẤT NHẤT BẤT NHỊ, chổ hoàn toàn không có sai biệt, không những không có cái sai biệt của cá nhân, cũng không có cái sai biệt của chúng sanh, đây là ý nghĩa của hai chữ TÂM KINH vậy. 

Chữ KINH là chữ thông thường, không cần phải giải nữa. 

II- GIẢI THÍCH NỘI VĂN 

QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH : 

QUÁN TỰ TỰ BỒ TÁT : Nhiều người cho là Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng tôi nói là Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được, nói Tự tánh của tất cả mọi người đều vốn có cũng được, bởi vì TỰ TÁNH tức là QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, TỰ TÁNH tức là QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT cũng như Lục Tổ nói "TỰ TÁNH TỰ ĐỘ", Quán Tự Tại Bồ Tát Tự tánh tự độ, cái Tự tánh Quán Âm của mình cũng phải Tự tánh tự độ mới được. Không những là Tự tánh Quán Âm mà còn là Tự tánh Phật nữa: Phật thuyết Bát Nhã Tâm Kinh nầy không những chỉ nói với hàng Bồ Tát, mà cũng là dạy cho tất cả chúng sanh, mỗi mỗi đều phải Tự tánh tự độ, cho nên tôi nói Quán Tự Tại Bồ Tát là Quán Thế Âm hay là Tự tánh của chúng ta cũng được. 

HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI: 

HÀNH là thực hành. THÂM là hình dung Bát Nhã như Ma Ha Bát Nhã (Đại Bát Nhã), Kim-Cang Bát Nhã và THÂM BÁT NHÃ trong Kinh nầy cái ý cũng giống nhau. Chữ THÂM nầy tức là siêu việt số lượng, không phải đối với Cạn mà nói Sâu, cũng như chữ ĐẠI của Đại Bát Nhã, không phải đối với Nhỏ mà nói Lớn, mà là siêu việt số lượng, nếu có số lượng thì không gọi được là THÂM, nếu có số lượng thì không phải là Bát Nhã. 

BÁT NHÃ dịch là Trí huệ, nhưng Trí huệ nầy không phải như Trí huệ của thế gian; Trí huệ của thế gian cần phải qua sự tác ý mới dùng được, còn Bát Nhã của Tự tánh thì không cần sự tác ý. Cái dụng của Bát Nhã rất lớn, không có khuôn khổ, không bị tất cả hạn chế, do đó sức dụng của Bát Nhã với sự ứng dụng Trí huệ của thế gian khác nhau, vì thế nên người dịch không dịch ngay là Trí huệ mà chỉ y theo tiếng Phạn (Ấn Độ) gọi là Bát Nhã. Tổ Sư nói: "Không có Bát Nhã không phải là Bát Nhã, có Bát Nhã cũng không phải là Bát Nhã". Không có Bát Nhã đương nhiên không phải là Bát Nhã rồi, nhưng tại sao có Bát Nhã cũng chẳng phải là Bát Nhã? Bởi vì: CÓ đối với KHÔNG là tương đối, lọt vào tứ cú (Tứ cú: Có, Không, Chẳng có chẳng không, Cũng có cũng không), còn BÁT NHÃ thì không thể lọt vào tứ cú được, cho nên nói có BÁT NHÃ cũng chẳng phải BÁT NHÃ là lý nầy vậy. 

Vậy muốn HÀNH THÂM BÁT NHÃ để làm gì? Là để đạt đến BA LA MẬT ĐA. Bốn chữ nầy từ tiếng Phạn dịch ra, chữ ĐA là tiếng đệm, không có nghĩa, còn ba chữ kia BA LA MẬT nghĩa là bờ bên kia. Chúng ta ở bờ bên nầy thì có khổ, có phiền não, không được tự do tự tại, nếu chúng ta phát huy được cái đại dụng của BÁT NHÃ thì được đạt đến bờ bên kia; bờ bên kia là thí dụ chỗ tự do tự tại, không có phiền não và khổ sở. 

Bây giờ chúng ta THAM THIỀN, đề câu thoại đầu, khởi lên nghi tình, tức là hành THÂM BÁT NHÃ rồi, chỉ cần dũng mãnh tham cứu mãi, tương lai nhất định sẽ đến được bờ bên kia. Tham tới lúc ngộ tức là CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói đến quá trình phá ngũ uẩn: là từ sắc uẩn đến thức uẩn, y theo thứ lớp mà phá, khi phá được thức uẩn rồi là KIẾN TÁNH. Đến đây, tất cả chướng ngại đều bị quét sạch, cho nên Kinh nói GIAI KHÔNG. 

Phật pháp nói chữ KHÔNG là để hiện ra cái Dụng tích cực của Tự tánh, chứ không phải là cái rỗng không tiêu cực như người đời hay hiểu lầm, cũng không phải là cái không ngơ. Chữ KHÔNG nầy kỳ thực nói ra rất dễ hiểu, ví như một căn nhà, nếu không có cái KHÔNG (chổ trống) thì không ở được, một cái bàn không có cái KHÔNG thì chẳng thể để đồ được, một cái tách nếu không có cái KHÔNG thì chẳng thể đựng trà, đựng nước, đựng cà phê được, cho nên có thể suy ra, bất cứ cái gì nếu không có cái Không thì chẳng thể Dùng được. Muốn Dùng thì phải có cái KHÔNG, cái KHÔNG đến cùng tột thì cái Dụng cũng được đến cùng tột. Cái Dụng của Tự tánh cũng như vậy, hễ KHÔNG đến cực thì Dụng đến cực, mà Dụng đến cực tức là Phật, cũng là hoàn toàn phát huy được cái Dụng của Bát Nhã, đến lúc đó cái Đại Dụng của BÁT NHÃ cùng khắp hư không pháp giới, ánh sáng ấy chiếu đến đâu thì tất cả tai nạn khổ sở đều bị tiêu tan sạch. Chữ ĐỘ là độ thoát, tức là ĐỘ THOÁT NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH rồi. 

Đoạn thứ nhất nầy là nói tổng quát, văn sau sẽ lần lượt nói từ lớp. 

XÁ LỢI TỬ ! SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, DIỆT PHỤC NHƯ THỊ :
Hai chữ XÁ LỢI là tiếng Ấn Độ, là tên của người mẹ. TỬ là con (tiếng Hán). XÁ LỢI TỬ tức là Xá Lợi Phất trong Kinh Di Đà, là đại diện đương cơ của Kinh nầy. Phật mỗi lần thuyết pháp đều có một vị đại điện đương cơ, để đại diện người nghe đối đáp với Phật. Trong mỗi cuốn Kinh, Phật tuy chỉ nói với một vị đại diện đương cơ, kỳ thực cũng là nói với đại chúng cùng nghe. 

SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC: 

Theo sự hiểu biết thông thường, SẮC là tất cả vật chất có hình có tướng, KHÔNG thì không phải là vật chất, hai cái khác nhau, nhưng ý của Kinh nầy thì nói SẮC, KHÔNG bất nhị, chẳng có khác biệt. Có người giải câu Kinh nầy rằng: Thí dụ như cái tách là SẮC, đập bể rồi thành KHÔNG, hoặc nói: cái Tướng là SẮC, cái Tánh vốn KHÔNG. Nếu giải thích như vậy thì thành ra hai rồi, bởi vì họ nói Tánh với Tướng bất đồng, SẮC với KHÔNG khác nhau. Nếu nói cái tách đập bể rồi thành KHÔNG cho là đúng đi, nhưng làm sao mà hợp cái KHÔNG đó lại thành SẮC được? Như Kinh Lăng Nghiêm nói: HỢP KHÔNG CHẲNG THÀNH SẮC, PHÂN TÁCH KHÔNG CHẲNG CHẲNG THÀNH SẮC ĐƯỢC. Dẫu cho giải câu SẮC BẤT DỊ KHÔNG như thế là đúng đi, còn câu KHÔNG BẤT DỊ SẮC thì làm sao mà giải thích? 

Kỳ thực như Kinh Hoa Nghiêm nói: "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", Sắc là do tâm tạo, KHÔNG cũng là do tâm tạo, hai cái đều không có Tự tánh thì đâu cần tiêu diệt SẮC rồi mới có thể thành KHÔNG! Cũng không cần phân biệt Tánh hay là Tướng. Lúc chúng ta thấy SẮC, SẮC vốn là KHÔNG, bởi vì cái SẮC đó do tâm tạo, vốn không có thật, cho nên nếu không chấp cái SẮC là thật thì SẮC TỨC THỊ KHÔNG, không chấp cái KHÔNG là thật thì KHÔNG TỨC THỊ SẮC. Hai cái vốn không khác biệt chỉ vì chúng sanh có bệnh hay chấp thật nên mới phân biệt có SẮC có KHÔNG, nếu không chấp thật thì không cần đập bể hay phân tách, tự nhiên SẮC, KHÔNG bất nhị, không có khác nhau. 

Có người giải SẮC, KHÔNG theo nghĩa nhân duyên cho là: Nhân duyên hòa hợp thì thành SẮC, nhân duyên tan rã thì thành KHÔNG. Nếu giải như vậy đã là hai rồi, là có khác biệt rồi. Kinh Lăng Nghiêm nói: "PHI NHÂN DUYÊN, PHI TỰ NHIÊN". Tất cả Kinh liễu nghĩa đều như vậy, chúng ta lấy Kinh để chứng Kinh thì được biết cái nghĩa của Kinh nầy không phải là nhân duyên. Như vậy SẮC với KHÔNG không khác thì SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, cũng là cái nghĩa bất nhị của Tự tánh vậy. 

SẮC uẩn trong ngũ uẩn như vậy thì bốn uẩn kia cũng như vậy, cho nên nói DIỆT PHỤC NHƯ THỊ. Cũng như lấy thọ uẩn để nói thì "THỌ BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ THỌ, THỌ TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ THỌ". Ba uẩn tưởng, hành, thức cũng theo đó mà suy ra. Không những thọ, tưởng, hành, thức như vậy, mà vũ trụ vạn vật tất cả đều phải như vậy. Ví như lấy cái tách vào đó mà nói thì: "Tách bất dị không, không bất dị tách, tách tức thị không, không tức thị tách", lấy ta mà nói thì "Ta bất dị không, không bất dị ta, ta tức thị không, không tức thị ta", lấy Phật mà nói thì "Phật bất dị không, không bất dị Phật, Phật tức thị không, không tức thị Phật". Nói tóm lại tất cả đều như vậy. 

Cái nghĩa bốn câu ở trong Kinh nầy cũng như nghĩa ba câu trong Kinh Kim-Cang và cái nghĩa "LY TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI" mà tôi đã có giảng qua, cũng không khác biệt. 

XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI :
Đoạn nầy chữ VÔ thí dụ như cây chổi để quét sạch Tri kiến của phàm phu. Đoạn trên đã nói "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", cũng gọi là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG đó chẳng phải chỉ KHÔNG những cái có hình tướng, mà cũng KHÔNG những cái chẳng có hình tướng, như thấy có chẳng phải thật có, là KHÔNG TƯỚNG,  thấy không chẳng phải thật không, cũng là KHÔNG TƯỚNG, thấy chân chẳng phải thật chân, là KHÔNG TƯỚNG, thấy giả chẳng phải thật giả, cũng là KHÔNG TƯỚNG, nói tóm lại, không có một pháp nào chẳng phải là KHÔNG TƯỚNG, cho nên Kinh nói CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG là vậy. Cái KHÔNG TƯỚNG nầy chẳng phải đối với có mà nói không, nó không có đối đãi, không lọt vào tứ cú. Hai chữ KHÔNG TƯỚNG cũng là biệt danh của Tự tánh; bởi vì nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt, cho nên nói KHÔNG TRUNG (trong KHÔNG TƯỚNG) VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, là để phá ngũ uẩn, VÔ NHÃN, NHĨ, TĨ, THIỆT, THÂN, Ý là để phá lục căn, VÔ sắc THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP là để phá lục trần, VÔ NHÃN GIỚI, NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI là để phá lục thức. Chữ VÔ nầy chẳng phải là cái vô của tuyệt diệt mà là cái vô của "vô thật" (không thật). Như việc trong chiêm bao là vô thật, nhưng chẳng phải không có chiêm bao, chẳng có thực tế, mà Phàm phu chấp sự việc có thật, đó là Tri kiến sai lầm. Nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét sạch Tri kiến chấp thật của Phàm phu. 

VÔ VÔ MINH, DIỆT VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ, DIỆT VÔ LÃO TỬ TẬN :
Đoạn nầy là quét thừa Duyên Giác (quán Thập nhị nhân duyên mà Giác ngộ gọi là Duyên Giác). Trong 12 Nhân duyên, đầu tiên là VÔ MINH, cuối cùng là LÃO TỬ, ở giữa là: hành, thức, danh, sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh. Ở đây dùng hai chữ NÃI CHÍ để thay thế cho mười nhân duyên ở giữa. Thừa Duyên Giác tu 12 nhân duyên được chứng quả Bích Chi Phật (dịch là Độc Giác). Đoạn trên đã nói, tất cả pháp đều là KHÔNG TƯỚNG, KHÔNG TƯỚNG tức là chẳng phải thật, vô minh đã chẳng phải thật thì không có vô minh để TẬN (hết), lão tử chẳng phải thật thì không có lão tử để tận, (LÃO TỬ TẬN là Niết Bàn của Tiểu Thừa). Nhưng trước mắt chúng ta thấy có già, có chết thì làm sao nói chẳng phải thật được? Làm sao nói vô lão tử được? Lão tử tức là sanh tử, hiện nay chúng ta thấy rõ ràng có sanh có tử, nhưng chẳng biết cái sanh tử đó là do cảm giác sai lầm của chúng ta sanh ra. Trong Kinh Viên Giác Phật có nói bốn thứ thí dụ, ở đây tôi chỉ nêu ra một: Do vọng tâm của chúng ta ngày đêm hoạt động không ngừng cho nên nhất định phải thấy có sanh tử luân hồi, cũng như thân mình xoay không ngừng thì nhất định phải thấy căn nhà xoay vậy. Căn nhà xoay dụ cho sinh  tử luân hồi, căn nhà ngưng xoay dụ cho Niết Bàn. Cái xoay của căn nhà là do cái xoay của thân thể sanh ra cảm giác sai lầm như thế, căn nhà ngưng xoay dĩ nhiên cũng là do cảm giác sai lầm mà ra, bởi vì căn nhà có xoay hồi nào đâu mà nói căn nhà ngưng xoay? Do vọng tâm hoạt động thấy có sanh tử luân hồi và do vọng tâm ngưng hoạt động mà hiển hiện Niết Bàn (liễu thoát sanh tử) cũng là lý lẽ nầy vậy. Như thế chứng tỏ Thập nhị nhân duyên chẳng phải thật, mà thừa Duyên Giác chấp đó là thật, cho nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét cái Tri kiến chấp thật của Thừa Duyên Giác. 

VÔ KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO : 

Đoạn nầy là quét Thừa Thanh Văn (Văn Phật thanh giáo: nghe tiếng Phật dạy mà ngộ Đạo, gọi là Thanh Văn). Thừa Thanh Văn gọi KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là Tứ Thánh đế, chúng ta ở trong sanh tử chịu đủ thứ KHỔ, là do cái tâm tạp nhiễm tích TẬP, phải tu NGŨ ĐÌNH TÂM QUÁN của ĐẠO mới có thể chứng quả A La Hán, rồi cái khổ sanh tử được DIỆT, nên gọi là KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO. Nhưng đoạn trên đã nói, sanh tử là do cảm giác sai lầm của vọng tâm hoạt động mà sanh ra, thì KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO nầy chẳng phải là thật, cho nên ở đây lấy chữ VÔ để quét cái Tri kiến chấp thật của Thừa Thanh Văn. 

VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ , BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ : 

Đoạn nầy là quét Bồ Tát Thừa, tức là Đại Thừa. Đối với Tiểu Thừa, phật quở là ngu si vì còn chấp Pháp, chấp quả A La Hán là thật, chấp quả Bích Chi Phật là thật, không chịu buông bỏ để tiến lên Đại Thừa, cho nên bị Phật quở là tiêu nha bại chủng, như hạt lúa bị cháy rồi không thể dùng làm hạt giống được. 

Đối với cái ngu si của Tiểu Thừa mà nói Đại Thừa là Trí huệ, nếu người tu Đại Thừa chấp Trí huệ là thật thì bệnh chấp thật vẫn còn, cho nên nói VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, ý là không có Trí huệ cho mình đắc được (VÔ SỞ ĐẮC), vì vô sở đắc mới có tư cách làm Bồ Tát. Hai chữ BỒ TÁT là tiếng Phạn, toàn danh là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, dịch là Giác Hữu Tình, tức là giác ngộ chúng sanh. Bổn phận của Bồ Tát là độ chúng sanh, muốn độ chúng sanh thì phải làm cho chúng sanh giác ngộ, nếu chẳng giác ngộ thì chẳng phải là độ, bởi vì chẳng giác ngộ thì chẳng thể rời khỏi căn nhà sanh tử trong mở mắt chiêm bao, chẳng thể giải thoát cái khổ của sanh tử luân hồi. Nếu Bồ Tát có sở đắc tức là còn chấp thật, đã tự mình còn chấp thì làm sao phá được cái chấp của chúng sanh? Nói đến ba chữ VÔ SỞ ĐẮC thì chúng sanh rất khó tin, vì vậy BÁT NHÃ TÂM KINH nầy tuy chỉ có 262 chữ, nhưng Phật cũng phải thêm mấy câu để giải thích cái VÔ SỞ ĐẮC nầy: nếu tất cả đều vô sở đắc thì tâm được thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái Dụng của Bát Nhã tự hiện, Dụng của Bát Nhã hiện ra thì đạt đến bờ bên kia, cho nên Kinh nói Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, muốn làm cho tâm vô quái ngại thì phải VÔ SỞ ĐẮC, nếu có sở đắc thì sẽ bị cái sở đắc ấy quái ngại rồi. Đã được tâm vô quái ngại tức là tự do tự tại, thì đương nhiên VÔ HỮU KHỦNG BỐ  rồi. Đoạn nầy là quét cái Tri kiến chấp thật của Đại Thừa. 

VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG, CỨU CÁNH NIẾT BÀN :
Hai chữ VIỄN LY cũng là cây chổi, mấy đoạn trước lấy chữ VÔ làm cây chổi, đoạn nầy muốn quét cái Tri kiến chấp Phật, nên dùng hai chữ VIỄN LY để nhấn mạnh thêm cái tác dụng của cây chổi. Nhiều người giải đoạn nầy rằng: "Xa lìa cái điên đảo mộng tưởng thì chứng nhập cứu cánh Niết Bàn". Nếu chấp có cứu cánh Niết Bàn thật để chứng nhập thì cái Tri kiến chấp thật nầy tức là điên đảo mộng tưởng, cho nên đoạn nầy CỨU CÁNH NIẾT BÀN cũng phải quét luôn. 

Đoạn trên đã nói, căn nhà xoay (như sanh tử) là do cảm giác sai lầm sanh ra, thì căn nhà ngưng xoay (như Niết Bàn) đương nhiên cũng là cảm giác sai lầm sanh ra, căn nhà vốn không có xoay thì làm sao nói ngưng xoay được? Cho nên Kinh Lăng Già nói: "VÔ HỮU NIẾT BÀN PHẬT, VÔ HỮU PHẬT NIẾT BT BÀN". Đoạn nầy quét lu lu lu luôn cứu cánh Niết Bàn tức là lý nầy vậy. 

Trong kinh nầy, từ Phàm phu, Tiểu Thừa, Đại Thừa cho đến Nhất Phật Thừa, chia làm bốn đoạn để quét, quét tới sạch trơn không còn gì để quét nữa rồi mới có tư cách thành Phật; như phần 17 trong Kinh Kim Cang, quét tới quét lui A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề đến 6-7 lần: bởi vì quét những cấp dưới Phật thì người ta dễ tin hơn, còn quét luôn cả Phật thì người ta cảm thấy rất khó tin, nên mới phải quét tới 6-7 lần là vậy. 

TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, CỐ ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ : 

Đoạn nầy mới chánh thức thành PHẬT, cứu cánh Niết Bàn của đoạn trên chưa phải thành PHẬT, phải quét luôn cứu cánh Niết bàn, sau khi quét sạch Tri kiến Phật rồi mới đủ tư cách thành PHẬT. TAM THẾ CHƯ PHẬT đều phải quét như vậy, tức là Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai đều phải y theo BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA mà thực hành, nghĩa là phải quét từ Phàm phu, Tiểu thừa, Đại thừa, cho đến Nhất Phật thừa, quét sạch tất cả Tri kiến, không còn một pháp nào để chấp thật, rồi mới có thể đạt đến A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ (giác ngộ tối cao). 

A NẬU ĐA LA dịch là Vô Thượng, TAM MIỆU dịch là Chánh Đẳng, TAM BỒ ĐỀ dịch là Chánh Giác, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. 

Chánh giác đối với Tà giác mà nói; như ngoại đạo cũng có Giác ngộ, nhưng vì còn chấp ngã, không được thoát khỏi sanh tử luân hồi, nên gọi là Tà giác. Nếu phá được nhân Ngã chấp, thoát khỏi sanh tử luân hồi thì gọi là Chánh Giác, như A La Hán, Bích Chi Phật, vì phá hết nhân Ngã chấp mà chứng được Chánh Giác, nhưng cái Giác ấy chưa bằng Phật, phải chứng quả vị Bồ Tát rồi cái Giác ấy mới bằng Phật được, mới gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác. Cái Giác ngộ của Bồ Tát tuy Chánh lại bằng Phật, nhưng Diệu Dụng thì chưa thể bằng Phật, còn có Phật ở trên, không được xưng là Vô Thượng, phải chứng đến quả Phật rồi mới xưng là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức là đạt đến Giác ngộ cao nhất không có quả vị nào cao hơn nữa. 

Nếu đoạn ở trên không dám quét luôn cứu cánh Niết Bàn thì chỗ nầy không có tư cách thành Phật, như Kinh Kim Cang nói: "Phật Thích Ca nếu thật đắc được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì Nhiên Đăng Phật không thọ ký cho tương lai thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni". Nếu cứu cánh Niết Bàn ở đoạn trên đã chứng nhập rồi, ở đây còn chứng nhập thêm nữa là trùng, cho nên cứu cánh Niết Bàn ở trên cần phải quét. Đoạn sau tả cái sức Dụng do sự quét KHÔNG mà hiện ra, như thế mới được phù hợp với thứ tự trong Kinh. phàm tất cả Kinh Phật, từ đầu đến cuối nhất định phải đầu đuôi tương ứng, mạch lạc rõ ràng. 

CỐ TRI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINH CHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ. CHÂN THẬT BẤT HƯ : 

Đoạn nầy diễn tả cái Dụng của Bát Nhã, ở đây Thần chú chia làm bốn cấp, tùy theo sự quét KHÔNG của từng trình độ cao thấp mà hiện ra cái Dụng lớn nhỏ bất đồng, quét trống được bao nhiêu thì cái Dụng hiện ra được bấy nhiêu. Bốn cấp Thần chú là đại diện cho sức Dụng bằng ĐẠI THẦN CHÚ, quét sạch được Tri kiến Tiểu Thừa rồi thì hiện ra cái sức Dụng bằng ĐẠI MINH CHÚ, quét sạch được Tri kiến của Đại Thừa rồi thì hiện ra cái sức Dụng bằng VÔ THƯỢNG CHÚ, quét sạch được tri kiến Phật Thừa rồi thì hiện ra cái sức Dụng bằng VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, đến đây đã quét tới chỗ không còn gì để quét nữa, sức Dụng của Bát Nhã đã đạt được đến Cứu cánh, không có gì có thể bằng được, nên gọi là VÔ ĐẲNG ĐẲNG (vô đẳng khả đẳng), cuối cùng NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ.  CHÂN THẬT BẤT HƯ, đến đây cũng là đạt được đến chỗ tự do tự tại rồi. 

Phật pháp nói đến tự do tự tại là không bị thời gian, không gian và số lượng hạn chế, cho nên sự tích cực của Phật pháp rất triệt để, chẳng phải vì kiếp nầy hay kiếp sau, cũng chẳng phải trăm kiếp, ngàn kiếp, dẫu cho muôn triệu ngàn kiếp cũng không màng, tại sao vậy? Nếu muôn triệu ngàn kiếp sau, khổ còn trở lại nữa thì không được kể là tự do tự tại, vì đã bị thời gian muôn triệu ngàn kiếp hạn chế rồi, thì làm sao gọi là tự do tự tại được? Nên sự tích cực của Phật pháp là vĩnh viễn, nếu muôn triệu ngàn kiếp sau khổ còn trở lại thì không được gọi là CHÂN THẬT BẤT HƯ. 

CỐ THUYẾT BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT: YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ TÁT BÀ HA. 

Sau chót nói đến chú Bát nhã Ba La Mật Đa. Thần chú là đại diện mệnh lệnh hoặc sức Dụng tự động của Tự tánh, cho nên không cần dịch nghĩa, cũng không cần giải thích, nhưng cũng có Pháp sư giải rằng: "Nổ lực tinh tấn, mau đến bờ bên kia" . 

Mục đích tôi giải BÁT NHÃ TÂM KINH nầy là muốn chứng tỏ sự Tham thiền tức là Trì Kinh. Nhiều người tưởng lầm tụng Kinh, niệm Kinh là trì Kinh, nhưng kỳ thực họ chỉ là Tụng Niệm chứ không phải là Trì, Trì là phải y Kinh mà Tín, Thọ, Phụng hành mới được nói là Trì Kinh, cũng như Tụng giới không phải là Trì giới vậy. Bây giờ chúng ta Tham thiền,  đề câu thoại đầu khởi lên  NGHI TÌNH ấy là cây chổi automatic, khỏi cần tác ý muốn quét mà tự nhiên quét sạch tất cả, cũng như Tâm Kinh nầy dạy chúng ta quét từ Phàm phu, Tiểu thừa, Đại thừa, cho đến Nhất Phật thừa, quét từng thứ lớp, quét tới không còn gì để quét nữa, kết quả được KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT, biết rõ được chính mình, làm chủ cho mình, đạt đến tự do tự tại, cũng là đạt đến bờ bên kia (Ba La Mật) rồi vậy. 

Giảng tại Từ Ân Thiền Tự, Chợ Lớn, Sài Thành, 1981

Tỳ kheo Thích Vân Phong sửa lỗi chính tả 

Update 04-03-2007 06:23:15

TVHS
BỬU TẠNG LUẬN
Tác Gỉa: Đại Sư Tăng Triệu - Việt dịch: Hoà Thượng Thích Duy Lực
Xuất Bản Saigon, Việt Nam 2001
LỜI DỊCH GIẢ
BỬU TẠNG LUẬN tác giả là Tăng Triệu, bài luận này và bộ TRIỆU LUẬN đều có ghi trong tập 96 của TỤC TẠNG KINH, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa  nay, mà trong đó lại sót bài luận này, chúng tôi xét thấy bài luận này diễn tả thể dụng của tự tánh rất hay, nhất là dùng hai chữ ly vi để sáng tỏ bản thể của tự tánh. Tự tánh vốn chẳng thể dùng lời nói để diễn tả được mà tác giả lại phương tiện giải thích rất kỹ càng. 

Chúng tôi hy vọng: độc giả nhờ bài luận này được tăng cường lòng tin đối với tự  tâm, do đó quyết chí tu hành cho đến kiến tánh, chớ nên lầm tưởng, chấp thật lời phương tiện cho là chẳng cần tu, cũng như tự tánh chẳng cần ăn cơm mặc áo, nhưng người học đạo vẫn cần ăn cơm, mặc áo vậy.

Thích Duy Lực
Vi Tính: Tỳ Kheo Thích Đồng Thường

Tác Gỉa: Đại Sư Tăng Triệu - Việt dịch: Hoà Thượng Thích Duy Lực
Xuất Bản  Saigon, Việt Nam 2001
Phẩm Quảng Chiếu Không Hữu 

(thứ nhất)
"Không" nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc" nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắc vô tướng, chơn không vô danh, vô danh là cha của danh vô tướng là mẹ của tướng, ấy là nguồn gốc của muôn loài, thái tổ của trời đất, trên tỏ rõ đủ thứ hình tượng, dưới bày ra nhà cửa cây cối, nguyên khí (tự tánh) hàm nơi đại tượng, đại tượng ẩn nơi vô tướng, ấy là cái linh tánh hay nhận vật trong linh có thần, trong thần có thân, vô vi biến hóa, mỗi mỗi theo nơi tự nhiên. Vừa mống lên chút sự dụng thì dần dần mới có danh tướng, tướng sanh khởi khi chưa có thật chất, danh lập ra lúc chưa có tên gọi, danh tướng đã hiện thì du khí (1)[1] làm đục cái trong sạch của tự tánh, từ tịch liêu trống rỗng sanh ra đủ thứ phân biệt, trên thì có vua, dưới thì có thần, cha con thân cận cùng ở, tôn ty ngôi bậc khác nhau, đời sống văn minh bắt đầu, con người thành lập gia đình, rồi từ đó tụ nhau hình thành bộ lạc, trong mỗi bộ lạc gồm nhiều hộ, mỗi người tự giữ lấy bổn phận của mình. Vì an ninh trật tự mà đặt ra lễ giáo, nên có danh từ để phân chia thiện ác, người thiện được trọng, kẻ ác bị khinh; người trí thong thả, kẻ ngu tự trói, từ đó mống khởi đủ thứ thị phi, trên bày ra sự phiền phức, dưới chẳng có sự an vui, làm mất cái ý chí tự nhiên của con người, bị bó buộc vào cái khuôn khổ của ngoại vật, mê lầm cái hữu vi của vô vi, động thành cái tác dụng của hữu tác. Giáo hóa đã thi hành, khiến trên dưới đều phải tuân theo, cho nên, thanh lập ngũ âm, sắc lập ngũ sắc, hạnh lập ngũ hành, đức lập ngũ đức, có thầy có trò, thầy đã dạy bảo trò phải tuân theo, mảy may xê dịch, lỗi bằng Tu Di, luật cấm khi chưa phạm, phòng ngừa lúc chưa làm, có nhiều điều hạn chế, chẳng tha thứ khoan hồng. Tại sao vậy? Vì con người tham dục chẳng biết đủ, từ đó sanh ra hỗn loạn.

Trời đất vắng lặng, vũ trụ trống rỗng, trong niệm vừa dấy lên chút bụi trần, liền thành lớp màng che phủ con mắt của tự tánh. Cái bản thể lừng lẫy vốn là trong ngoài thần linh, vọng tưởng bỗng khởi thì chơn nhất (tự tánh) ẩn dấu, do vọng sanh ý thức phân biệt nên chơn tánh bị mê hoặc, chẳng cần cầu mà mong cầu, chẳng cần đắc mà muốn đắc, nói về lý thì vô cùng, nói về vật thì vô tận, từ đó sanh ra động loạn, bên trong sanh khởi tam độc, bên ngoài lãnh thọ ngũ dục, thân tâm bận rộn bối rối, đuổi theo thấy nghe, tùy cảnh tạo tác, như lửa cháy bừng. Nên bậc thánh kiến lập chánh giáo, nói ra chơn lý, khiến những kẻ ngu muội có nơi nương tựa, tu vô vi, ngưng hữu vi, dần dần đến chỗ như như. Cái lý như như này là bản thể của chơn tánh, chẳng thể tu chứng, chẳng thể mong cầu, chỉ là tánh tịch diệt vậy.

Nói đến chữ Chơn là tổ tiên của vạn vật, chẳng thế giới, chẳng chúng sanh, chẳng bờ bến, chẳng xứ sở, là căn bản của tam giới, chẳng cho mắt thấy tai nghe, chẳng có hồn phách và sắc tướng. Người tu chánh pháp trước tiên phải lìa tướng, bặt tình ái, chẳng đuổi theo vật, chẳng chấp sanh tử, mới có thể dung hợp đại đạo, thông đạt thần minh. Có dụng là thần, có tướng là thân, vô vi là đạo, vô tướng là chơn, tùy vật lập danh, theo vật tạo tác, thường trụ thường tồn, chẳng sanh chẳng diệt. Lý hợp muôn đức, sự tỏ khôn khéo, sự dù vô cùng, lý chỉ có một. Chẳng có người chứng, chẳng có kẻ đắc, nhưng chẳng chứng chẳng đắc, nơi tâm vẫn còn mê hoặc, cái tâm chẳng chơn lại mê hoặc người khác, hoảng hốt như gặp ma, dùng tư tưởng suy cứu thì cuối cùng chẳng có gì cả. Như gương bỗng có bụi, như trời bỗng có mây, tất cả duyên khởi với nhau, vì vọng chấp thật có tồn tại, có vọng là ngu, chẳng vọng là chơn, như băng chơn tan thành nước, nước vọng đóng thành băng, băng nước dù hai, bản thể chẳng khác. Mê vọng là ngu, ngộ chơn là trí, mùa đông thì băng chẳng thể tan, mùa xuân thì nước chẳng thể đóng, nên ngu chẳng thể sửa ngay, trí chẳng thể liền được, băng tan dần rồi mới chảy vào biển cả, ấy là cái đạo của tự nhiên, sự dụng của nhiệm mầu, chẳng phải tâm niệm có thể suy lường, chỉ có thể kéo dài mãi mãi, chẳng thể siêng năng tìm cầu.

Cái nhân duyên vào đạo có muôn ngàn đường lối, như cá bị kẹt nơi vũng lầy, chim bệnh mắc trong đám sậy, cả hai đều chẳng biết nơi biển lớn rừng sâu, con người tu theo tiểu thừa thì cái nghĩa cũng vậy. Ấy là phí công tu lâu, ngưng nghỉ giữa đường, vì chẳng thông đạt được lý như như, bỏ lớn cầu nhỏ, được ít cho là đủ, tự an nơi tiểu an, chẳng bằng sự an ổn của đại an. Nói "đại" là mênh mông chẳng bờ bến, tất cả hàm linh vạn vật đều đồng, ứng cơ thì có muôn ngàn phương tiện, biến hóa thì có đủ thứ tướng hiện, nhưng chẳng xuất chẳng nhập, sự dụng chẳng có gián đoạn. Có tâm vô tướng, có dụng chẳng người, thị hiện sanh mà vô sanh, thị hiện thân mà vô thân, thường suy lường mà chẳng lường, thường biết mà chẳng biết, vi mà vô vi, đắc mà vô đắc, gương tỏ ngàn tượng, nước hiện muôn sắc, trong bóng phân ra trần thế tam giới, ứng dụng vô tận, vô tướng mà thành tướng, vô danh mà lập danh, loài vật cảm ứng với nhau, hòa hợp mà sanh. Nhưng sanh cũng chẳng sanh, tình cũng chẳng tình chúng sanh gọi là thánh, chúng sanh gọi là minh, đủ thứ danh hiệu, tùy mọi vật mà gán tên, kỳ thực đều lấy vô vi làm tông chỉ, vô tướng làm dung mạo, trống rỗng đồng như hư không, muốn tìm thì chẳng có xứ sở, mà sự dụng thường ở trong đó. Kẻ đắc là nhất, kẻ chứng là mật, đắc thì bất nhất, chứng thì bất mật, nhưng phi bất nhất, phi bất mật, bản thể âm ly, sự dụng dương vi (âm ly và dương vi, giải thích nơi  phẩm sau), nói lý thì vô cùng, nói hành thì vô tận, ấy gọi là thái vi (tự tánh). Cũng như cây cỏ vô cùng, nước suối vô tận, gió thổi chẳng ngưng, tiếng chuông chẳng ngừng, loài vật còn như vậy, huống chi là đạo! Sự hữu ắt phải chóng mất, sự vô ắt được lâu dài, trời đất dù có thay đổi, hư không luôn luôn trống rỗng.

Người học đạo thì học theo vô dư, kẻ chẳng học đạo thì học theo hữu dư. Vô dư thì đạo gần, hữu dư thì đạo xa, tri hữu thì hữu hoại, tri vô thì vô hoại, sự tri của chơn tri, hữu vô đều chẳng chấp, nơi hữu mà chẳng hữu, nơi vô mà chẳng vô, hữu vô đều chẳng chấp thì tánh tướng như như, bản thể của tự tánh tịch nhiên vô vật, sự dụng từ đó mà ra. Nếu chẳng như thế thì trở thành nhiều vọng nhiều sai, trong có mộng tưởng, do đó huân tập thành nhiều bệnh, chẳng hung mà hung, chẳng kiết mà kiết (lành), những việc kiết hung, chướng ngại chơn nhất, nên người hành đạo chẳng nên mê theo mộng tưởng. 

Người học đạo có ba loại: một gọi là chơn, hai gọi là lân (lân cận), ba gọi là văn (nghe), tập học gọi là văn, tuyệt học gọi là lân, vượt cả hai này gọi là chơn. Người chẳng học đạo cũng có ba: bậc thượng gọi là tường, bậc trung gọi là lương, bậc hạ gọi là ương (tai họa); cực vui gọi là lương, cực khổ gọi là ương, chẳng khổ chẳng vui gọi là tường, nhưng ba loại này đều chẳng nhập chơn thường, tức là chẳng phải đạo vậy.

Tự tánh nhiệm mầu, sự dụng mênh mông, hễ tâm trần nhiễu động thì như biển nổi làn sóng, thành sự sanh tử luân hồi trong lục đạo, chẳng thể dùng đạo tiếp tế, chẳng thể dùng Chơn cứu giúp, thật đáng buồn thay! Chư Phật thương xót như mẹ nhớ con, dù muốn độ hết nhưng phải có cơ duyên, nên có duyên thì hiện, chẳng duyên thì ẩn, đại đạo như thế, xưa nay đều vậy, chẳng thể thình lình, chẳng thể làm gấp.

Chơn tánh tự có trí, trong trí tự có bi (từ bi), bi hay cứu khổ, khổ cứu chẳng được, Chỉ tự lao nhọc, hễ khi độ được thì cứ độ tiếp mãi. Nhưng chúng sanh thường ở trong mộng tưởng, dù học đạo siêng năng tinh tấn, nhưng chẳng tin tự tâm, mà tìm kiếm bên ngoài, lạc mất đường lối chánh pháp, như ô uế làm đục nước trong, bởi do tình chấp thật có thật không, chẳng lìa được phiền não, thật là khổ thay! 

Mặt trời ẩn trong đám mây, dù sáng mà chẳng chiếu; trí huệ ẩn trong mê hoặc, dù chơn mà chẳng phải đạo. Tại sao vậy? Vì tự mình chưa ra khỏi ràng buộc, cho nên xa thì chẳng thể dung hợp, gần thì chẳng thể lìa bỏ, kẻ chưa đạt đạo chẳng nên làm càn! Kẻ quyết quay về thì chẳng màng việc sau, kẻ quyết chiến thì chẳng màng cái đầu, kẻ quyết học thì chẳng quý cái thân, kẻ quyết học đạo thì chẳng quý nơi sự, nhập chẳng dấu tích, xuất không chỗ tìm, ngộ vô sở đắc, phan duyên tự tịch, tịch mà chẳng sanh, tự thể vô danh, vô danh là thật, lý chẳng ngoài dục, hằng sa công đức, rõ ràng cụ túc.

Loài vật sống trong vỏ như cua, ốc thì chẳng biết sự rộng lớn của vũ trụ; loài vật sống trong ao giếng thì chẳng biết sự mênh mông của biển cả, trong tối thì chẳng sáng, trong sáng thì chẳng tối, các pháp mỗi mỗi chẳng biết nhau, nên vật cách tình lìa, nghịch tình thì khó hiểu, cũng như trái táo có sâu, bên trong đã hư mà bên ngoài vẫn tốt; như nước với cát cùng chảy thì trên trong dưới đục; cũng như quốc gia có gian thần thì đất nước chẳng yên, hễ trong tâm có ẩn dấu hình tướng thì vạn vật đều loạn. Tại sao? Vì đã mắc bệnh vậy. Cho nên, hễ vật có linh (giác tri), linh tất có yểu (tà vọng), yểu tất có dục, dục tất có tâm (ý thức phân biệt), tâm tất có tình, tình động thành dục, yểu phát thành tinh (yêu tinh), tinh mê nơi thần, dục mê nơi chơn. Vậy thì người học đạo chẳng nên lọt vào loại lân (tuyệt học), cũng như gương cổ chiếu soi yêu tinh thì yêu tinh tự hiện hình, cổ giáo (giáo pháp của cổ đức) chiếu soi nơi tâm thì tâm tự minh. Hễ nói về trời đất thì có trên dưới; nói về nhựt nguyệt thì có đông tây, nói về thân thể thì có bỉ thử, nói về tâm thức thì có thị phi, nếu không có bỉ thử thì thị phi chẳng sanh. Chỉ vì vật theo tình đổi, tình tùy vật dời, trong ngoài lay động, tâm đuổi theo vật, tự thành lao nhọc, khi sống thành người, khi chết thành hồn, tương tợ tương tục, như thân trong chiêm bao, khi chiêm bao thì chấp cái thân trong chiêm bao là ta, vậy thì cái thân thức tỉnh chẳng phải ta; khi thức tỉnh thì chấp cái thân thức tỉnh là ta, vậy thì cái thân trong chiêm bao chẳng phải ta. Kỳ thực, tất cả đều như chim bay trên trời, chẳng có dấu tích, những hiện tượng kỳ lạ khó suy khó lường, âm dương tương đối, võng tưởng âm thầm, mỗi mỗi tự có nhân quả?, sự vật như huyễn hóa, đủ thứ hiện tượng đều chẳng phải thật, ấy gọi là bất chơn, chỉ làm mê hoặc con người.

Chơn lý trống rỗng, vốn là vô thân, sự thần thông biến hóa như con rồng trên trời, sự che khuất vũ trụ như mây bỗng tụ, ấy chưa phải là quý, ấy chưa phải là chơn, nếu chấp đó cho là thật tức là người chưa đạt đạo. Hoặc có hình tướng đẹp đẻ, hoặc có ngôn ngữ biện tài, hoặc có trí huệ thông minh, hoặc có ứng dụng khéo léo, nếu chấp ấy cho là đạo cũng chưa phải là việc lành vậy. Sự hữu tất bất chơn, tạo tác tất bất thường, trời đất còn phải hoại, huống là vật chất, đâu thể vững chắc lâu bền! 

Chỉ có đạo là vô căn (gốc), trạm nhiên thường tồn, chỉ có đạo là vô thể, vi diệu thường chơn, chỉ có đạo là vô sự, xưa nay thường quý chỉ có đạo là vô tâm, muôn vật đầy đủ. Nên đại đạo vô tướng, vô hình, vô sự, vô ý, vô tâm hay lợi ích chúng sanh vạn vật, làm chủ cho tất cả người và vật, vạn vật đều có đối đãi, chỉ có đại đạo độc tồn, bên ngoài chẳng có cái khác, bên trong chẳng phải trống rỗng, chẳng trong chẳng ngoài, bao hàm thái nhất (tự tánh), gồm cả vũ trụ, vạn vật đầy đủ. Cái thực tướng ấy phi nội phi ngoại, phi tiểu phi đại, phi nhất phi dị, phi minh phi muội, phi sanh phi diệt, phi thô phi tế, phi không phi hữu, phi khai phi bế, phi thượng phi hạ, phi hành phi hoại, phi động phi tịnh, phi quy phi thệ (mất), phi thâm phi thiển, phi ngu phi huệ, phi nghịch phi thuận, phi thông phi tắc, phi bần phi phú, phi tân phi cố (cũ), phi hảo (tốt) phi tệ (xấu), phi cương phi nhu, phi độc phi đôi, tại sao vậy? Nếu nói là nội thì bao hàm pháp giới, nếu nói là ngoại thì ứng dụng đầy đủ, nếu nói là tiểu thì phổ khắp xa gần, nếu nói là đại thì nhập vào vi trần, nếu nói là nhất thì hình tướng đủ thứ, nếu nói là dị thì bản thể vô vật, nếu nói là minh thì mờ mờ mịt mịt, nếu nói là muội thì chiếu soi sáng tỏ, nếu nói là sanh thì vô tướng vô hình, nếu nói là diệt thì xưa nay thường linh, nếu nói là thô thì rút thành hạt bụi, nếu nói là tế thì thân bằng tu di, nếu nói là không thì sự dụng mênh mông, nếu nói là hữu thì chẳng có dung mạo, nếu nói là khai thì chẳng nhập trần ai, nếu nói là bế thì nghĩa rộng vô biên, nếu nói là thượng thì bình đẳng vô tướng, nếu nói là hạ thì chẳng vật nào so bằng, nếu nói là thành thì duyên hết liền tan, nếu nói là hoại thì luôn luôn tồn tại, nếu nói là động thì trạm nhiên vắng lặng, nếu nói là tịnh thì bận rộn lăng xăng, nếu nói là quy thì đi mà chẳng về, nếu nói là thệ thì ứng cơ trở lại, nếu nói là thâm thì vạn vật cùng ở, nếu nói là thiền thì gốc chẳng thể tìm, nếu nói là ngu thì ứng cơ chẳng sai, nếu nói là huệ thì tịch diệt vô dư, nếu nói là nghịch thì có tín có tựa, nếu nói là thuận thì vật chẳng thể trói, nếu nói là thông thì chẳng thấu tông tích, nếu nói là tắc thì ra vào trống rỗng, nếu nói là bần thì muôn ngàn công đức, nếu nói là phú thì chẳng có một vật, nếu nói là tân thì sẵn từ đời xưa, nếu nói là cố thì vật chẳng ô nhiễm, nếu nói là hảo thì chẳng vật để giữ, nếu nói là tệ thì từ xưa vẫn vậy, nếu nói là cương thì sanh diệt bất thường, nếu nói là nhu thì sức mạnh vô cùng, nếu nói là độc thì hằng sa chủng tộc, nếu nói là đôi thì chơn nhất chỉ một. Nên đại đạo chẳng thể dùng chữ nhất để gán tên, chơn lý chẳng thể dùng một nghĩa nào để diễn tả, nay chỉ thể trình bày đại khái, chẳng thể tỏ rõ tận cùng, dù cho chặt đầu thiêu xác cũng chẳng thể làm thương tổn sự sanh, kim đơn cam lồ cũng chẳng thể giữ mãi sự sanh, nếu chơn sanh thì bất diệt, chơn diệt thì bất sanh, nên có thể gọi là thường diệt, cũng có thể gọi là thường sanh. Kẻ ham sanh sợ diệt ấy là chẳng ngộ lý thường diệt, kẻ muốn diệt chán sanh ấy là chẳng ngộ lý thường sanh, nhưng kẻ mê người ngộ đều là chẳng thấy chơn nhất, vì có tâm lấy bỏ, đuổi theo tình chấp hư vọng vậy.

Thường không chẳng có, thường có chẳng không, nếu cả hai chẳng đối đãi thì mỗi mỗi đều là chánh tông. Cho nên bậc thánh tùy có nói có, tùy không nói không, không chẳng trái có, có chẳng trái không, hai lời chẳng bệnh, hai nghĩa đồng thông, cho đến nói "ngã" cũng chẳng trái với "vô ngã", nói "sự" cũng chẳng trái với "vô sự", nên chẳng bị lời nói xoay chuyển. 

Đúc vàng thành người, nếu chỉ nhìn người mà chẳng nhìn vàng thì bị hình tướng mê hoặc, ấy gọi là mê, tại sao? Vì mất cái chơn vậy. Thế thì tất cả đều huyễn, hư vọng chẳng thật, biết huyễn là huyễn, trong giữ chơn nhất, ngoài chẳng nhiễm vật, ấy là sự trống rỗng của thái nhất, thì chơn đâu có mất! Quên tâm bỏ ý, thể lìa bệnh tật (bệnh chấp thật), một tướng chẳng sanh, kiết hung tịch lặng, kiết còn không theo, hung làm gì được! Sự kiết sự hung đều chẳng nương tựa.

Đường lối vào đạo như nước trong lặng hiện bóng vạn tượng, trong ngoài rõ ràng, tâm chẳng nổi, ý chẳng sanh, chẳng xuất chẳng nhập, trạm tịch như như, trong ngoài chẳng nhiễm, vật chẳng biết nhau, chẳng nhờ lời nói văn tự, mỗi mỗi tự có cái bản nhất. Như lửa chẳng nhờ mặt trời mà nóng, gió chẳng nhờ mặt trăng mà mát, sáng chẳng nhờ tối, khô chẳng nhờ ướt, vật vật còn chẳng nhờ nhau huống chi là đạo!
Vạn vật do con người mới được hiện ra sự dụng, người phụ thuộc nơi vua, vua nương tựa nơi người, ngộ được tất cả bất nhị ấy gọi là Phật, tam giới độc tôn, giác ngộ vô vật, chẳng làm mà làm, việc làm đã xong, hiệu chánh biến tri. Là đạo sư của trời người, dẫn dắt chúng sanh, phương tiện tùy nghi, lý tịnh dù hư vô, ánh sáng siêu huệ nhật, chiếu khắp mười phương, trên dưới cùng được lợi ích, chẳng muốn khác với con người, chẳng muốn khác với trần thế, chẳng muốn khác với nghĩa lý, chẳng muốn khác với nhân quả, tất cả đều bình đẳng bất nhị, nhất thể viên thông, lý ấy khó thấy, nhờ sự gì, thiết phương tiện, lập ra pháp số, vấn đáp, ngôn luận, tùy cơ ứng hiện, gọi là chơn thật của đại tượng.

Kẻ ham bên ngoài là chấp trần, kẻ ham bên trong là chấp thân, kẻ ham thấy nghe là chấp tâm, dựa theo lục trần là dục giới, dựa theo hình tướng là sắc giới, dựa theo tâm so đo là vô sắc giới, diệt ba loại này gọi là đạo đế, hễ diệt đế tức là đạo vậy. Nhưng cái đạo này chỉ là phương tiện tạm thời, chưa phải là chánh, tam giới hư vọng chẳng thật, lục đạo như mộng huyễn vô vật. Người đạt đạo chẳng bỏ một pháp, chẳng đắc một pháp, chẳng tu một pháp, chẳng chứng một pháp, tự tánh thiên chơn trong sạch, gọi là đại đạo. Do đó quán khắp thiên hạ, tức người tức chơn, nếu ngộ lý này thì bình đẳng đồng một, nhưng kẻ học đạo này đã hiếm có, mà kẻ đắc đạo này lại càng ít hơn, vì việc này thâm sâu, mịt mù khó biết, người biết được là đạo sư, kẻ thông suốt là yên ổn, động tác vô tâm thì tác mà vô vi, vô vi mà vi thì vô sở bất vi, hòa quang tùy vật nên vật chẳng thể trói.

Ở nơi trời đất, khắp cả vũ trụ, có một bửu vật, ẩn trong hình tượng, tự tánh linh chiếu, trong ngoài trống rỗng, tịch lặng khó thấy gọi là huyền diệu, sự dụng khéo léo ra ngoài tưởng tượng, sức lực ẩn nơi hư vô, tùy cơ giáo hóa mà chẳng động, độc nhất không hai, hễ lên tiếng thì phát ra diệu âm, hiện hình thì tỏ ra diệu sắc, muốn thấy thì chẳng có xứ sở, chỉ có thể tạm gán tên gọi là không không. Chỉ giữ âm thanh, chẳng thấy hình tướng, chỉ giữ công đức, chẳng thấy dung mạo, ẩn hiện đều chiếu soi sáng tỏ, vật và lý dung thông ấy là bửu ấn của sum la, chơn tông của vạn tượng. Nói về hình tướng thì âm thầm tịch lặng, bản thể trong sạch mà chẳng phải sáng, pháp vốn viên mãn, quang minh siêu nhựt nguyệt, đức dụng vượt vũ trụ, vạn vật vô tác, tất cả vô danh, chuyển biến trời đất, tự tại tung hoành, hằng sa diệu dụng, hỗn độn mà thành, ai nghe được chẳng vui mừng, ai thấy được chẳng ngạc nhiên, chúng sanh tại sao cho cái bửu vật vô giá đem chôn vùi trong hầm của ngũ ấm lục nhập! Sự đen tối nhiều kiếp làm sao mà sáng được? Ấy là tự khinh, thật đáng thương xót!
Cái bửu vật ấy sáng lạn chói chang, chiếu khắp mười phương, tịch nhiên chẳng động, sự dụng cảm ứng rõ ràng, tùy thanh ứng thanh, tùy sắc ứng sắc, tùy âm ứng âm, tùy dương ứng dương, kỳ lạ chẳng gốc, trạm nhiên thường tồn, mắt nhìn chẳng thấy, lắng tai chẳng nghe, bản thể nhiệm mầu, muôn ngàn biến hóa, diệu dụng linh động gọi là tinh vi của đại đạo. Cái tinh vi ấy rất chơn thật, là nhân sanh khởi của vạn vật, tịch liêu thường trụ, chẳng gì so bằng. Nên kinh nói: "tùy nơi tâm tịnh tức Phật độ tịnh", diệu dụng sum la gọi là Bậc thánh.

[1] Du khí: Vọng tưởng hóa thành khí trược, phù du lơ lững trong hư không, gọi là du khí.

Xem Tiếp:
Phẩm 2 Ly Vi Thể Tịnh  
BỬU TẠNG LUẬN
Tác Gỉa: Đại Sư Tăng Triệu - Việt dịch: Hoà Thượng Thích Duy Lực
Xuất Bản  Saigon, Việt Nam 2001
PHẨM LY VI THỂ TỊNH 

(thứ nhì)
Nhập là ly (lìa), xuất là vi (tế). Ngoài ly biết nhập thì ngoại trần chẳng có chỗ dựa, trong vi biết xuất thì vọng tâm chẳng có chỗ tạo tác, trong tâm chẳng tạo tác thì chư kiến (đủ thứ kiến chấp) chẳng thể chướng ngại, ngoại trần chẳng chỗ dựa thì vạn vật chẳng thể trói buộc. Vạn vật chẳng thể trói thì tưởng niệm chẳng đuổi theo cảnh, chư kiến chẳng chướng ngại thì tịch diệt bất tư nghì. Sao gọi là thể tịnh? Vì bản thể tự ly vi vậy.

Nói về thể nhập nên gọi là ly, nói về sự dụng nên gọi là vi, dung hợp thành một thì chẳng ly chẳng vi. Thể ly thì chẳng thể nhiễm, chẳng nhiễm nên chẳng phải tịnh, thể vi thì chẳng thể có, chẳng có nên chẳng chỗ dựa, vậy thì dùng mà chẳng có, tịch mà chẳng không. Chẳng không nên chẳng phải đoạn, chẳng có nên chẳng phải thường.

Cái tánh của ly vi chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng tu chẳng học, chẳng phải xưa không mà nay có, chẳng phải xưa có mà nay không. Cho đến một pháp chẳng sanh, một pháp chẳng diệt, chẳng phụ thuộc nơi tam giới, chẳng biến hóa theo lục đạo, chẳng sửa đổi theo ngu trí, chẳng xoay chuyển theo chơn vọng, phổ biến bình đẳng, tất cả viên mãn gọi là một đại pháp giới,  cũng gọi là nguồn gốc của sự ứng cơ giáo hóa. Kẻ mê thì uổng tu nhiều kiếp, kẻ ngộ thì ngay đó tịch lặng, hễ có sự ham muốn thì chẳng thấy cái ly, hễ có sự tạo tác thì chẳng thấy cái vi. Kẻ chẳng thấy vi tức là bên trong nổi ác kiến, kẻ chẳng thấy ly tức là bên ngoài khởi trần lao, ngoài khởi trần lao nên bị cảnh ma nhiễu loạn, trong nổi ác kiến nên bị tà kiến mê hoặc, trong ngoài đã có nhân duyên sanh khởi thì chơn nhất tự ẩn. Vì vậy kẻ mê ly nhiễm theo vọng gọi là phàm phu, kẻ mê nhiễm ly theo vọng gọi là nhị thừa, kẻ thông đạt bổn tánh của ly gọi là Bồ tát, kẻ liễu đạt tam thừa chẳng khác gọi là bình đẳng chơn Phật. Nhưng lý ấy thâm sâu, ngôn thuyết chẳng thể hiển bày, hình tướng chẳng thể tỏ rõ, muốn tỏ hình tướng thì mê nơi vô tướng, muốn hiển ngôn thuyết thì mê nơi vô thuyết, nếu chẳng hiển chẳng tỏ thì đại nghĩa khó thông, nên huyền đạo ly vi, chơn lý khó tả. Sở dĩ nói ly, là vì bản thể chẳng hợp với vật, cũng chẳng lìa vật. Như gương sáng hiện bóng vạn tượng, mà gương sáng chẳng hợp với bóng, cũng chẳng lìa bóng, cũng như hư không, dung nạp tất cả mà chẳng hợp chẳng lìa, ngũ sắc chẳng thể ô nhiễm, ngũ âm chẳng thể nhiễu loạn, vạn vật chẳng thể trói buộc, sum la chẳng thể hỗn tạp nên gọi là ly vậy. Sở dĩ nói vi là vì diệu thể vô tướng, vô hình vô sắc, ứng dụng mọi thứ mà chẳng thấy dung mạo, gồm đủ vạn năng mà chẳng hiện công đức, mắt nhìn chẳng thấy, lắng tai chẳng nghe, mà sẵn đủ hằng sa công dụng, chẳng thường chẳng đoạn, chẳng lìa chẳng tan nên gọi là vi vậy. 

Hai chữ ly và vi là pháp yếu của đạo, sự cảm giác của lục căn chẳng dấu tích gọi là ly, muôn ngàn ứng dụng chẳng có ngã gọi là vi. Vi tức là ly, ly tức là vi, vì nói theo căn trần nên giả lập hai tên, mà bản thể vốn là một.

Người học đạo đều muốn dứt phiền não, cầu bồ đề, bỏ tiểu thừa, vào đại thừa, nhưng trong diệu lý thật chẳng có những việc này. Bản thể ly thì vốn chẳng có phiền não để dứt, chẳng có tiểu thừa để bỏ; bản thể vi thì chẳng có bồ đề để cầu, chẳng có đại thừa để vào. Tại sao? Vì chẳng một pháp có thể tương ứng vậy. Cho nên bậc thánh chẳng dứt vọng, chẳng chứng chơn, ứng dụng vạn năng mà chẳng tác ý. Nếu thật muốn cầu pháp thì phải vô sở cầu, vì chỗ thực tế vốn vô danh, cũng chẳng cần mong cầu ấy gọi là diệu giác. 

Nói ly và vi chẳng phải vọng tâm có thể biết, chẳng phải tà trí có thể hiểu, vọng tâm tức là lục thức, tà trí tức là nhị trí (quyền trí và thật trí), vì bản thể chơn nhất nên nhị trí chẳng thể hiểu, vì bản thể vô vật nên lục thức chẳng thể biết; chẳng một pháp từ bên ngoài đến, chẳng một pháp từ bên trong ra, cũng chẳng một pháp do hòa hợp mà sanh, nên gọi là thái thanh, cũng gọi là chơn tinh (tự tánh). Vì bản thể lìa tất cả tri kiến nên chẳng thể dùng ý thức để đo lường, vì bản thể lìa tất cả số lượng nên chẳng thể dùng lời nói diễn tả, cho nên Duy Ma Cật im lặng, Như Lai tịch nhiên, dù nói các thừa, đều là phương tiện để khai thị ngộ nhập tri kiến Phật.

Nói biết là biết ly, nói thấy là thấy vi, nên Kinh nói "thấy vi gọi là Phật, biết ly gọi là pháp". Hễ biết ly thì chẳng lọt vào tất cả phiền não, hễ thấy vi thì chẳng lọt vào tất cả hư vọng; chẳng có hư vọng thì lý chơn nhất hiện, chẳng có phiền não thì sáng tỏ tự nhiên. Diệu nghĩa của ly vi chẳng một chẳng hai, ngôn thuyết chẳng thể nói, phải dùng thâm tâm thể cứu mới được sáng tỏ hiện tiền. Người học đạo chẳng nên quên cái đạo ly vi, đuổi theo tình thức, lời nói trái với tâm thì nghĩa lý chẳng thật. Nếu đối cảnh vô tâm, gặp duyên chẳng động, dụng công chẳng kể ngày đêm, chẳng màng đến động tịnh, chú tâm một chỗ, mới có thể khế ngộ, hễ có sự lấy bỏ, vọng có sở tu, vọng có sở chứng, đều chẳng vào được chơn thật, ấy là trái nghĩa ly vi, hủy pháp đại đạo.

Hễ chơn thì chẳng cần cầu, vì bên ngoài vô sở đắc, hễ thật thì chẳng cần tu, vì bên trong vô sở chứng, hễ không có vọng tưởng thì đạo ly vi hiện tiền. Ly là trống rỗng, vi là nhiệm mầu, hư vô tịch lặng nên gọi là ly vi.

Bậc thánh sở dĩ không có vọng tưởng vì thông đạt sự ly, diệu dụng vô cùng  vì liễu triệt sự vi, vi thì vô tâm, ly thì vô thân, thân tâm đều mất, linh trí độc tồn, tuyệt nơi hữu vô, bặt nơi năng sở, pháp giới tự nhiên, công dụng sáng tỏ mà vô sanh. Nên bậc thánh ở nơi vô vi mà tùy cơ hóa độ, dùng giáo pháp chẳng cần ngôn ngữ mà âm thầm khế hợp chơn lý, tịch lặng chẳng thấy tướng người, cho nên được dung thông đại tượng, bao hàm vạn vật, cũng như hư không đầy đủ khắp nơi; kẻ mê nơi vô ngã mà lập ngã thì bên trong sanh khởi ngã đảo (ngã chấp điên đảo), trong sanh ngã đảo thì thánh lý bị kẹt; thánh lý bị kẹt thì bên ngoài có sở lập, ngoài có sở lập thì trong ngoài đều bị chướng ngại. Trong ngoài chướng ngại thì vật lý chẳng thông, bèn vọng khởi lưu chuyển luân hồi, sự lưu chuyển hỗn độn nơi tịch chiếu nên đại tượng chìm mất, chơn nhất nhiễu loạn; chơn nhất nhiễu loạn thì tà kiến vọng khởi, nên bị trôi lăn trong vòng sanh tử, vì thế nên giả lập cái luận ly vi để tỏ rõ thể dụng nhiệm mầu của tự tánh. Người học đạo hễ tham cứu mãi thì cuối cùng sẽ rõ được nguồn gốc của hư  thật.

Sắc pháp thanh pháp, như bóng như tiếng, nếu chỉ dùng bóng và tiếng để chỉ bày thật tướng thì chưa thể cho là chơn thật, bởi vì ngón tay chẳng phải mặt trăng, lời nói chẳng phải là đạo, người học nên được đạo quên lời, thấy trăng quên ngón. Vậy thì kẻ mê ly tức tà ma, vì tham ái trần lao, cam chịu sanh tử; kẻ mê vi tức ngoại đạo, vì ham so đo tìm cầu, vọng khởi chư kiến.

Hữu và vô là căn bản của chư kiến. Sao gọi là hữu? Vì vọng có sở tác; sao gọi là vô? Vì quán xét thấy vô sở đắc. Đã có hai thứ kiến chấp hữu vô nên sanh khởi chư kiến, chư kiến đã khởi tức tà kiến bất chơn nên gọi là ngoại đạo.

Tồn và vong là căn bản của sanh tử, thân tồn thì sanh, thân vong thì diệt, kẻ chấp trước vọng tưởng, ham thích ngoại cảnh, ôm chặt thân kiến (chấp thân là thật), mong cầu vị lai được sanh nơi thù thắng, thọ quả báo tốt đẹp nên gọi là tà ma.

Hễ thấu được ly thì tất cả chẳng nhiễm, chẳng nhiễm tức siêu việt cảnh giới tà ma; hễ thấu được vi thì tất cả tịch lặng, chẳng có vọng tưởng, tức siêu việt đủ thứ tà kiến ngoại đạo, nên Kinh nói "vi diệu thâm  sâu", chẳng lìa tự  tánh vậy.

Nói vi là chẳng có chư kiến, nói ly là chẳng có nhiễm trước, chẳng nhiễm chẳng trước thì tịch diệt làm vui. Sao gọi là khổ? Vì chẳng liễu được vi nên bên trong có suy tư, vì chẳng liễu được ly, nên bên ngoài có nương tựa. Ngoài có nương tựa là tham, trong có suy tư là duyên, duyên tham đã khởi, liền bị cảnh ma sai khiến, ngày đêm bâng khuâng chẳng được tạm ngừng, cam chịu trần lao nên gọi là khổ. Sao gọi là vui? Vì liễu được vi nên bên trong chẳng suy tư, vì liễu được ly nên bên ngoài chẳng nương tựa. Ngoài chẳng nương tựa tức chẳng tham, trong chẳng suy tư tức chẳng duyên, chẳng duyên chẳng tham thì không bị vạn hữu trói buộc, cũng không bị trần lao sai khiến, do đó thanh hư tịch lặng, chẳng có gì chướng ngại, tự tánh giải thoát nên gọi là vui.

Ly tức lý, vi tức mật. Sao gọi là lý? Vì chẳng lìa tất cả vật; Sao gọi là mật? Vì bản thể ẩn mật mà hiện ra công dụng.

Ly tức không, vi tức hữu, "không" nên vô tướng, "hữu" nên hiển dụng. Do vậy phi hữu phi không là chánh tông của muôn pháp, phi không phi hữu là cha mẹ của vạn vật, ra chẳng phương hướng để đến, vào chẳng xứ sở để ở, bao gồm vạn hữu mà chẳng có việc làm, hóa độ muôn loài mà chẳng phải pháp chủ. Cho nên tiểu thất mà rộng vô biên, nhất niệm mà thông muôn loài, tâm chẳng thể suy lường, ý chẳng thể hiểu biết, ấy gọi là sức dụng trụ nơi giải thoát bất tư nghì. Sao gọi bất tư nghì? Vì bản thể vốn ly vi. Sao gọi là giải thoát? Vì chẳng có gì trói buộc vậy.

Ly tức pháp, vi tức Phật, cả hai hòa hợp gọi là tăng, ba tên một thể, một thể ba tên, hòa lẫn thì chẳng thể phân biệt, trở về cội nguồn lại thành vô danh. Ly tức dung, vi tức dùng. Dung thì bao hàm cáu bẩn, dùng thì chẳng gì so bằng. Chẳng gì so bằng nên diệu hạnh hóa độ thường xuyên, bao hàm cáu bẩn nên thường lẫn lộn trong vạn hữu. Lại chẳng mắt chẳng tai gọi là ly, có thấy có nghe gọi là vi, vô ngã vô tác gọi là ly, có trí có dụng gọi là vi; vô tâm vô ý gọi là ly, có thông có đạt gọi là vi. Lại ly tức niết bàn, vi tức bát nhã, bát nhã thì vô biên đại dụng, niết bàn thì tịch diệt vô dư; vô dư thì phiền não chấm dứt, đại dụng thì giáo hóa vô cùng. Nếu người chẳng liễu đạt ly vi, dù cho khổ hạnh đầu đà, xa lìa cảnh trần, dứt tham sân si, thành tựu nhẫn nhục trải qua vô lượng kiếp, cũng chẳng vào được chơn thật. Tại sao? Vì bị kẹt nơi y báo chánh báo, trụ nơi có sở đắc, chẳng lìa điên đảo mộng tưởng tà  giác và chư kiến. Nếu có người thấu rõ ly vi, dù tập khí, vọng tưởng và phiền não vẫn còn hiện hành, nhưng luôn luôn cảnh giác diệu nghĩa của ly vi, thì người ấy chẳng bao lâu sẽ vào được chơn thật của vô thượng đạo. Vì sao? Vì liễu được căn bản của chánh kiến.

Nói ly là đối với lục nhập, nói vi là đối với lục thức, nếu hợp sáu thành một thì tịch lặng vô vật. Bậc thánh tùy theo sự chấp chẳng đồng của chúng sanh mà thiết lập đủ thứ ngôn giáo để ứng cơ hóa độ, nhưng trong lý cứu cánh thì chẳng có danh tự, ví như hư không, lìa số và phi số, lìa tánh và phi tánh, phi nhất phi dị, phi cảnh phi lìa cảnh, chẳng có xuất nhập, tâm thức chẳng thể suy lường. 

Tất cả kinh luận đều tùy theo phàm tình mà phá chấp, tùy theo căn cơ trình độ của chúng sanh mà giả lập phương tiện, đều chẳng trụ nơi danh tướng và sự vật. Nếu chẳng trụ danh tướng thì chẳng cần tất cả ngôn thuyết và nghĩa của ly vi, nên Kinh nói "tùy nghi thuyết pháp, lý thú khó hiểu", dù nói các thừa, đều chỉ là phương tiện để trợ đạo cho chúng sanh chớ chẳng phải thật có cứu cánh giải thoát niết bàn. Ví như có người vẽ hình trong hư không và phát ra đủ thứ âm thanh, nhưng hư không cũng chẳng hiện tướng gì cả, cũng chẳng thấy thêm bớt biến động, hóa thân của chư Phật thuyết pháp cũng như vậy, ở nơi thực tế chẳng có đồng dị. Cho nên trời đất hàm ly, hư  không hàm vi, mà sự tạo tác của vạn vật biến hóa vô cùng. 

Tự tánh có thần, trong thần có trí, trong trí có thông, thông có ngũ thông, trí có ba thứ. Thế nào là Ngũ thông? Một là đạo thông, hai là thần thông, ba là y thông, bốn là báo thông, năm là yêu thông. Sao gọi yêu thông? Côn trùng già biến thành tinh, nhập vào thân người, thông minh kỳ lạ, ấy là yêu thông. Sao gọi báo thông? Biết quá khứ vị lai của quỷ thần, biến hóa của cõi trời và thần long, ấy là báo thông. Sao gọi y thông? Y theo pháp mà biết, duyên theo thân mà dùng, vãng lai bằng phù chú, y theo luyện đơn để tỏ linh biến, ấy là y thông. Sao gọi thần thông? Tịnh tâm chiếu soi, biết quá khứ vị lai, tùy theo sức định có đủ thứ biến hóa, ấy là thần thông. Sao gọi đạo thông? Ứng vật vô tâm, tùy duyên giáo hóa vạn hữu, quán tất cả pháp đều như hoa đốm trên không, bóng trăng trong nước, dù thấy mọi thứ hình tướng đều chẳng chấp thật, ấy gọi là đạo thông.

Thế nào là ba thứ trí? Một là chơn trí, hai là nội trí, ba là ngoại trí. Sao gọi  ngoại trí? Lục căn phân biệt, hiểu biết cảnh trần, bác học cổ kim, thông suốt thế tục, ấy là ngoại trí. Sao gọi nội trí? Tự  ngộï vô minh, phiền não cắt đứt, tâm ý tịch lặng, tất cả đều không, ấy là nội trí. Sao gọi chơn trí? Ngộ được bản thể tịch lặng, vốn là vô vật, thông đạt khắp nơi, tịnh nhiễm chẳng khác, ấy là chơn trí. Nên chơn trí đạo thông, chẳng thể gán tên, ngoài ra đều tà ngụy. Ngụy tức chẳng chơn, tà tức chẳng chánh, vì tâm sanh vọng chấp, mê nơi thể tánh, nên giả lập hai tên nội trí và ngoại trí. Nếu ngộ nhập ly vi, thông đạt vạn hữu thì tự tánh vốn chơn, siêu việt tất cả. Muốn phân biệt tà chánh, thấu rõ chơn ngụy cần phải pháp nhãn sáng tỏ mới được thông suốt. Nhưng người thế gian phần nhiều tin theo tà ngụy, chánh tín rất ít, tiểu thừa hiện hành, đại thừa bị kẹt, nên diệu lý khó được hiển bày. Ly là vô thân, vi là vô tâm; vô thân nên đại thân, vô tâm nên đại tâm. Đại tâm thì cùng khắp vạn vật, đại thân thì ứng cơ đầy đủ, nếu chấp thân là thân thì mất đại ứng (ứng cơ), nếu chấp tâm là tâm thì mất đại trí, cho nên muôn ngàn kinh luận đều nói phải lìa thân tâm, phá hết tri kiến chấp trước mới vào được chơn thật. Ví như thợ bạc luyện lấy vàng ròng, phải lược bỏ những chất khác mới làm đồ dùng bằng vàng thiệt được, nếu chấp thật có thân thì bị "có thân" chướng ngại, có thân chướng ngại thì pháp thân ẩn nơi hình tượng; nếu chấp thật có tâm thì bị "có tâm" chướng ngại, có tâm chướng ngại thì chơn trí ẩn nơi tưởng niệm, thế thì lục thức nhiễu loạn bên trong, lục căn phan duyên bên ngoài, ngày đêm bâng khuâng chẳng được ngừng nghỉ, khiến cho diệu lý chìm mất, đại đạo chẳng thông. 

Chẳng quán tâm thì chẳng thấy vi, chẳng quán thân thì chẳng thấy ly, nếu chẳng thấy ly vi thì lạc mất pháp yếu của đạo. Nên kinh Kim Cang nói "Phật thuyết phi thân, thị danh đại thân" là nghĩa này vậy. Nói bỏ quyền (phương tiện tùy nghi) về thật, bỏ giả về chơn, cũng như thợ bạc lấy nhiều đồ bằng vàng để đúc thành một tượng, diệt những tướng khác nhau, hỗn hợp thành một, tức là đại dã (rèn đúc nhiều đồ kim loại trong một lò). Nói đại dã tức là đại đạo vậy, trong lò đúc của đại đạo, tạo hóa vô cùng, làm ra muôn ngàn đồ dùng, hoặc thành hoặc hoại mà bản thể chẳng có thêm bớt. Nên Kinh nói "có Phật chẳng Phật, tánh tướng thường trụ" sở dĩ nói dung tướng (nhiều tướng dung hợp thành một) là vì phàm phu chấp hữu tướng, sợ vô tướng; sở dĩ nói tướng là vì ngoại đạo chấp vô tướng, sợ hữu tướng, sở dĩ nói trung đạo là muốn khiến cho hữu tướng và vô tướng chẳng khác, phàm dùng lời nói diễn tả được đều chẳng phải chơn lý, tất cả đều là để phá chấp và dứt trừ sự nghi ngờ mà thôi. Nếu có người liễu ngộ Thật tướng chẳng có một pháp, bình đẳng bất nhị, chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng bỉ (cái kia) chẳng thử (cái này), cũng chẳng trung gian (chính giữa), thì chẳng nhờ lời nói của bậc thánh mà chơn lý tự  thông vậy.

Hể cho tướng là vô tướng thì tướng tức vô tướng, nên Kinh nói "sắc tức thị không", chẳng phải dùng sắc để diệt không, cũng như nước chảy im lìm, bị gió đánh lên bọt, tức bọt là nước, chẳng phải dùng bọt để diệt nước. Hễ cho vô tướng là tướng thì vô tướng tức là tướng vậy. Kinh nói "không tức thị sắc", chẳng phải dùng không để diệt sắc, không vô tận thì sắc vô tận, cũng như hủy bọt thành nước, nước tức là bọt, chẳng phải lìa nước có bọt. Kẻ ham hữu tướng sợ vô tướng, vì chẳng biết hữu tướng tức vô tướng; kẻ ham vô tướng sợ hữu tướng, vì chẳng biết vô tướng tức là tướng, kỳ thật hữu tướng, vô tướng tất cả đều ở trong tự tánh, người giác ngộ được gọi là Phật. Hễ ngộ thì vọng tưởng chẳng sanh, nếu vọng chẳng sanh thì bản thể vốn chơn thật.

Tướng của vô tướng gọi là ly, vì bản thể của ly vốn vô tướng; vô tướng của tướng gọi là vi, vì bản thể của vi chẳng phải vô tướng. Cho nên người hành đạo sống chẳng thấy vui, chết cũng chẳng buồn. Tại sao? Vì sống là trôi nổi, chết là nghỉ ngơi, cho sống là huyễn hóa, chết là chơn thật. Nên Kinh nói "sanh chỉ là pháp sanh, diệt chỉ là pháp diệt". Nói đến những pháp này, mỗi mỗi đều chẳng biết nhau, lúc sanh chẳng nói ta sanh, lúc diệt chẳng nói ta diệt. Bởi vì đại trí vô tri, đại giác vô giác, chơn tế lý không (nơi nghĩa lý chơn thật của tự tánh vốn trống rỗng), chẳng thể gán tên, chẳng thể lập tướng, cho nên niết bàn đại tịch, bát nhã vô tri, pháp thân viên mãn, tất cả sắc tướng có số lượng đều tịch diệt vậy.

Xem Tiếp:
Phẩm 3 Bản Tế Hư Huyền 
Bửu Tạng Luận
Tác Gỉa: Đại Sư Tăng Triệu - Việt dịch: Hoà Thượng Thích Duy Lực
Xuất Bản Saigon, Việt Nam 2001
PHẨM BẢN TẾ HƯ HUYỀN 

(thứ ba)
(Bản thể của tự tánh, vốn trống rỗng nhiệm màu, nên gọi bản tế hư huyền).

Nói bản tế tức là cái tánh niết bàn vô ngại của tất cả chúng sanh. Sao bỗng có vọng tâm và đủ thứ điên đảo như thế này? Chỉ vì một niệm mê hoặc, niệm mê này từ "một" sanh khởi, "một" từ bất tư nghì sanh khởi, nói bất tư nghì tức là chẳng có chỗ khởi. Nên Kinh nói "sự bắt đầu của đạo là sanh ra một". "Một" là vô vi, từ một sanh ra hai, "hai" là vọng tâm, vì có tâm biết một thì có năng biết sở biết, nên chia thành hai, từ hai sanh ra âm dương, nói âm dương cũng là động tịnh vậy. Dương là thanh (trong), âm là trược (đục), thanh khí trống rỗng bên trong là tâm, trược khí kết tụ bên ngoài là sắc, thành có hai pháp tâm và sắc. Tâm tương ưng nơi dương, dương tương ưng nơi động; sắc tương ưng nơi âm, âm tương ưng nơi tịnh, tịnh với huyền tẩn (loại cái nhiệm màu, chẳng có thật chất) thông nhau nên có trời đất giao hợp. Tất cả chúng sanh đều bẩm thụ hư khí của âm dương mà sanh. Cho nên từ một sanh hai, từ hai sanh ba, từ ba sanh vạn pháp vậy. Đã duyên theo vô vi mà có tâm, lại duyên theo có tâm mà có sắc, nên Kinh nói "tâm sanh muôn niệm, sắc khởi muôn loài", đủ thứ tâm sắc hòa hợp thành nghiệp nhân, bèn thành hạt giống của tam giới.

Tại sao có tam giới? Vì có tâm chấp thật làm căn bản, cái chấp tâm này mê muội chơn nhất, thì có ác trược sanh ra vọng khí, vọng khí trong lặng thành vô sắc giới, cũng gọi là tâm; trược khí hiện hành thành sắc giới, cũng gọi là thân, cặn bã của ác trược xao động thành dục giới cũng gọi là cảnh trần vậy. Nên Kinh nói "tam giới hư vọng chẳng thật, chỉ do một niệm vọng tâm biến hóa". Bên trong có "một" sanh khởi tức bên ngoài có vô vi; bên trong có "hai" sanh khởi tức bên ngoài có hữu vi; bên trong có "ba" sanh khởi tức bên ngoài có tam giới, trong và ngoài đã tương ứng với nhau, bèn sanh đủ thứ chư pháp và hằng sa phiền não. Hễ "một" chẳng sanh thì chẳng có vô vi, nếu có người nói ta chứng vô vi, ấy là hư vọng; hễ "hai" chẳng sanh thì chẳng có hữu vi, nếu có người nói ta chứng hữu vi ấy là hư vọng; hễ "ba" chẳng sanh thì chẳng có tam giới, nếu có người nói thật có tam giới ấy là hư vọng. Nên Kinh nói "có hữu tức có khổ, chẳng hữu tức niết bàn", bậc Thanh Văn chứng quả? vô vi còn là hữu dư, cho đến Thập địa Bồ tát vẫn còn sự chướng ngại vi tế của căn bản vô minh, nên nói "một" là vô vi, "hai"là hữu vi, "ba" là tam giới vậy. Vô vi có hai: một là chứng diệt vô vi, hai là tánh vốn vô vi. Nói chứng diệt vô vi, ấy là những bậc thánh tu đạo đoạn chướng, chứng được bản thể như như, nên Kinh nói "tất cả hiền thánh đều vì pháp vô vi mà có sai biệt". Nói tánh vốn vô vi, ấy là căn bản của pháp tánh, vốn như vậy, phi tu phi chứng, chẳng do người làm nên, chẳng do pháp khế hợp, người và pháp vốn không, bản thể của chơn đế trong sạch, nên Kinh nói "diệu lý của thật tướng chẳng hữu vi, chẳng vô vi, chẳng bờ bên đây, chẳng bờ bên kia, cũng chẳng ở giữa". Vì chẳng hữu vi nên chẳng thể tu học, chẳng vô vi nên chẳng thể chứng diệt, nếu có tu có chứng, tức là bản tánh chẳng phải vốn vô vi vậy. Nên Kinh nói "tất cả lấy chẳng sanh làm tông", tông nếu chẳng sanh tức chẳng vô sanh, vô sanh chẳng sanh thì chẳng thể chứng lấy. Tại sao? Hễ có chứng tức có sanh, hễ chẳng chứng tức vô sanh, cũng là thuận theo tự tánh vậy.

Nói chẳng sanh tức là bản tế, chẳng xuất chẳng nhập, cũng như hư không, chẳng vật nào để thí dụ, chỉ vì tất cả pháp hữu vi hư vọng chẳng thật, nhờ nhân duyên giã lập với nhau mà có sanh diệt, nếu truy cứu cùng tận nguồn gốc thì cuối cùng trở về thực tế. Nhưng tất cả chúng sanh vì thất lạc căn bản, hướng ngoại tìm cầu, cam chịu khổ nhọc, tu tập nhiều kiếp mà chẳng ngộ chơn tánh, cho nên hễ lấy gốc tìm ngọn thì ngọn vọng chẳng chơn, lấy ngọn tìm gốc thì gốc hư chẳng thật, gốc tức chẳng cần cầu. Tại sao? Vì gốc chẳng cầu nơi gốc, cũng như vàng chẳng cầu nơi vàng vậy. ngọn tức chẳng cần tu. Tại sao? Vì vọng chẳng cầu nơi vọng, cũng như nắm đất chẳng thể thành vàng. Pháp của thân tâm hư vọng chẳng thật, mà người thế gian phần nhiều khổ tu thân tâm để tìm đạo, cũng như nắm đất để tìm vàng, nếu cho thân tâm tức là đạo thì tại sao bậc thánh nói lìa thân tâm? Nên biết chẳng phải đạo. Bản thể chân thật cũng chẳng cần tu. Tại sao? Vì tự  tánh chẳng có nhị pháp.

Bậc thánh thị hiện sống mà chẳng phải có, chết mà chẳng phải không, chẳng có vọng tâm lấy bỏ, dù trải qua muôn ngàn sanh tử chỉ tùy theo pháp tánh tự nhiên mà chẳng nổi ý phân biệt, khi ấy chẳng có ngã và vô ngã; phàm phu vì có vọng tưởng, trong tâm mê hoặc, bèn sanh đủ thứ tri kiến, vì chẳng chơn thật nên tự tánh chẳng được sáng tỏ.

Bản tế của tự tánh trong sạch, vi diệu thâm sâu, vốn chẳng cáu bẩn, các bậc Thánh Hiền đủ thứ ngôn luận đều là lời nói tùy cơ giáo hóa. Thật ra, nói chơn thật hay chẳng chơn thật, giáo hóa hay chẳng giáo hóa, chỉ là tùy nghi giả lập. Bản tế vốn là vô danh. Bản tế vô danh mà gán tên nơi vô danh, bản tế vô tướng mà gán tên nơi vô tướng, danh tướng đã lập thì vọng tưởng liền sanh, từ đó chơn nhất chôn vùi, đại đạo ẩn mất.

Bản tế của vô danh cùng khắp tất cả, chẳng có tên gọi, siêu việt số lượng, chẳng một chẳng hai, nên Kinh nói "sum la cập vạn tượng, nhất pháp chi sở ấn", ấn tức là bản tế, nhưng nghĩa lý của bản tế chẳng mình chẳng người, chẳng một chẳng nhiều, bao hàm nhất khí (tự tánh), gồm đủ vạn hữu. Nếu có người tự tánh trong sạch, hàm nhất (ôm theo tự tánh) mà sanh, chẳng có vọng tưởng tức là bậc thánh. Nếu tự mê hoặc, loạn khởi vọng tưởng, tức là phàm phu. Kỳ thật thì chẳng có bậc thánh cũng chẳng có phàm phu, thánh phàm chẳng phải khác nhau nên Kinh nói "Phật tánh bình đẳng, mênh mông khó lường, thánh phàm bất nhị, tất cả viên mãn", cây, cỏ, muỗi, kiến đều sẵn đầy đủ, cho đến một vi trần, một sợi tóc đều hàm nhất mà có, nên Kinh nói "hễ liễu tri nhất thì muôn việc đều xong". Bởi vì tất cả chúng sanh đều từ nhất thừa mà sanh, nên gọi là Phật thừa là nhất thừa, kẻ ngộ tức nhất, kẻ mê tức dị. Kinh nói "tiền niệm là phàm, hậu niệm là thánh", lại nói "nhất niệm biết tất cả pháp", cho nên nhất là tất cả, tất cả là nhất, do công dụng của nhất pháp mà thành tựu vạn tượng. Nên Kinh nói "tất cả nếu có, có tâm là mê tất cả nếu không, không tâm thì khắp mười phương". Vậy thì chơn nhất có muôn ngàn sai biệt, muôn ngàn sai biệt tức là chơn nhất. Ví như biển nổi ngàn sóng, ngàn sóng tức biển, nên tất cả đều nhất, chẳng có khác biệt. Nhất là đối với dị (khác biệt) mà nói, dị đã phi dị, nhất cũng phi nhất, phi nhất bất nhất, giả lập chơn nhất, chơn nhất thì phải lập văn tự  lời nói có thể diễn tả. Do đó, phi nhất thấy nhất, hễ có sở thấy, tức là có nhị, chẳng được gọi là chơn nhất, cũng chẳng gọi là tri nhất. Nếu dùng nhất để tri nhất, tức gọi là nhị, chẳng gọi là nhất; nếu có sở tri tất có vô tri, có tri và bất tri, tức có nhị vậy. Cho nên đại trí vô tri mà vô sở bất tri, mãnh liệt thường tri, thường tri vô tri giả danh gọi là tri, phi ngã và ngã sở, phi tâm phi ý. Pháp nếu hữu vi tức có sở tri, pháp nếu vô vi, cũng như hư không, chẳng có bờ bến thì chẳng có tri và bất tri. Bậc thánh sở dĩ nói tri là vì có tâm có số, có làm có pháp, nên có thể tri; sở dĩ nói vô tri là vì chẳng tâm chẳng số, chẳng làm chẳng pháp, nên chẳng thể tri. Nếu dùng hữu tri để tri nơi tri thì chẳng có chỗ đúng, ví như có người suốt ngày nói không, ấy chỉ là người nói, chớ chẳng phải "không" nói; dùng cái tri để tri vô tri cũng vậy. Bậc thánh sở dĩ hoặc nói ta tri, là vì đối với sự mê, để phá trừ nghi ngờ của những kẻ có bệnh chấp thật. Kỳ thật, tri và vô tri chẳng phải là hai. Sở dĩ nói vô tri, vì phàm phu chẳng liễu đạt chơn nhất, chấp ngã và ngã sở, vọng tâm so đo có năng tri sở tri, nên nói vô tri vô phân biệt. Phàm phu nghe xong liền học vô tri, như người ngu muội, chẳng thể phân biệt, nên bậc thánh vì những kẻ hư vọng mà nói Như lai liễu liễu tri kiến, chẳng phải bất tri. Phàm phu nghe xong liền học hữu tri, hễ có hữu tri thì bị hữu tri chướng ngại, ấy là hư tri, cũng gọi là vọng tri, sự tri như thế lại càng xa với đạo vậy. Nên Kinh nói "chúng sanh thân cận ác tri thức, sanh trưởng ác tri kiến". Tại sao? Những người ngoại đạo có thần thông, biết được quá khứ vị lai của thân tâm; vì thân tâm chẳng trong sạch nên chẳng ra khỏi sanh tử. Những kẻ học vô tri, đều bỏ hữu tri học vô tri, mà chẳng biết vô tri tức là tri, còn những kẻ bỏ vô tri học hữu tri, chẳng biết có tri tức có giác, có giác thì tâm ý sanh khởi muôn ngàn tư tưởng, chẳng thể lìa khổ. Hai thứ kiến chấp tri và vô tri đều chẳng thể khế hợp lý như như, nên chẳng thể đến chỗ chơn thật. Chỗ chơn thật vốn lìa hữu tri và vô tri, vì siêu việt tất cả số lượng vậy.

Hễ thấy thì có phương, nghe thì có sở, giác thì có tâm, tri thì có lượng (số lượng), nếu liễu đạt bản tế vốn chẳng phương sở, chẳng tâm chẳng lượng, thì chẳng có kiến văn giác tri. Chơn nhất chẳng có hai, mà hiện ra sự bất đồng, cũng như có người niệm Phật thì Phật hiện, niệm Tăng thì Tăng hiện, nhưng sự thật thì phi Phật phi phi Phật mà hiện nơi Phật, cho đến phi Tăng phi phi Tăng mà hiện nơi Tăng. Tại sao? Do người niệm có tâm hy vọng được hiện, thì bất giác tự tâm hiện ra. Những việc thánh hiền do nhân duyên sanh khởi, luôn luôn tùy theo ngoại cảnh mà có sai biệt, kỳ thật chẳng phải Phật với Tăng có khác. Nên Kinh nói "kẻ thấy sắc thân và quốc độ của chư Phật có số lượng, mà vô ngại huệ của tự tánh thì chẳng có số lượng". Ví như người làm ảo thuật nơi hư không, tùy sức ảo thuật hóa ra đủ thứ hình tượng, những kẻ ngu muội cho là nơi hư không đã có việc này, kẻ niệm Phật, Tăng cũng vậy, ở nơi pháp không, nhờ sức tâm niệm hóa ra đủ thứ sắc tướng, mà theo đó vọng khởi kiến chấp. Nên Kinh nói "tâm như người ảo thuật, ý như người phụ tá, ngũ thức là bạn bè, vọng tưởng là người xem". Ví như có người tự làm khuôn hình nơi lò đúc, vuông tròn lớn nhỏ tùy theo ý muốn, vàng chảy vào khuôn làm ra hình tượng, hình tượng tùy theo ý muốn mà thành, kỳ thực bản thể của vàng ròng phi tượng phi phi tượng mà hiện nơi tượng, kẻ niệm Phật Tăng cũng vậy.

Người đúc vàng dụ cho đại trí của Như Lai; khuôn hình dụ cho pháp thân của chúng sanh, vì trong tâm mong cầu thấy Phật, nên nhờ nhân duyên niệm Phật, được hiện ra đủ thứ thân tướng, mà chẳng biết pháp thân, phi tướng phi phi tướng. Sao gọi phi tướng? Vốn chẳng có tướng nhất định vậy. Sao gọi phi phi tướng? Vì có chư tướng duyên khởi. Pháp thân phi hiện phi phi hiện, lìa tánh và vô tánh, phi hữu phi vô, chẳng tâm chẳng ý, chẳng thể so đo suy lường. Phàm phu tùy theo vọng tưởng cho là thấy Phật, xưa nay chấp thật ngoài tâm có Phật, chẳng biết do tự tâm vọng hiện mà có; hoặc nói ngoài tâm chẳng Phật, ấy là phỉ báng chánh pháp. Nên Kinh nói: "cảnh giới của bậc thánh lìa phi hữu phi vô, chẳng thể đo lường", nếu chấp thật có thật không, tức lọt vào nhị biên, cũng là tà vọng. Tại sao ?  Vì vọng sanh nhị kiến, sai trái với chân lý vậy. Ví như có người ở trong kho chứa đồ vàng, chỉ thấy nơi vàng, chẳng thấy các tướng, dù thấy các tướng, cũng chỉ là vàng. Chẳng bị các tướng mê hoặc thì lìa phân biệt, thường thấy bản thể của vàng nên chẳng hư vọng, dụ cho bậc thánh thường quán chơn nhất, chẳng thấy các tướng, dù thấy các tướng cũng là chơn nhất, xa lìa vọng tưởng, chẳng có điên đảo, trụ nơi thật tế, nên gọi bậc thánh. Còn như có người ở trong kho chứa đồ vàng, thường thấy các tướng, chẳng thấy bản thể là vàng, vọng khởi đủ thứ tri kiến, phân biệt tốt xấu, làm mất tánh vàng, bèn có tranh luận, dụ cho phàm phu, thường thấy sắc tướng, nam nữ xấu đẹp, đủ thứ sai biệt, mê muội bản tánh, chấp trước tâm tướng, vọng sanh yêu ghét lấy bỏ, kiến chấp điên đảo, trôi lăn trong vòng sanh tử, thọ thân này thân kia, vọng tưởng sum la, che khuất chơn nhất. Cho nên, những hành giả có đạo, thông đạt Phật pháp, xa lìa chư kiến, mới tương ưng với đạo, khế hợp chơn nhất.

Chơn nhất khó tả, phải nhờ lời thí dụ để tỏ bày, kỳ thật lý cứu cánh của đạo chẳng phải lời nói có thể diễn đạt được. Cũng như cho nhãn là nhãn thì sanh nhãn đảo (điên đảo), cho nhãn là vô nhãn thì sanh vô nhãn đảo, ấy đều là vọng tưởng. Nếu chấp có nhãn tức mê nơi vô nhãn, do chấp có nhãn thì diệu kiến chẳng thông, nên Kinh nói "vô nhãn, vô sắc"; nếu chấp vô nhãn tức mê nơi nhãn, do chấp vô nhãn thì lạc mất chơn nhãn, như người mù chẳng phân biệt màu sắc; nên Kinh nói "ví như những người lục căn bị tàn phế thì chẳng thể lãnh thọ ngũ dục". Các bậc Thanh văn cũng vậy. Chỉ có Như lai được chơn thiên nhãn, thường ở nơi chánh định, thấy khắp tất cả quốc độ Phật, vì chẳng nhị tướng, nên chẳng đồng với cái sở kiến của phàm phu; vì thấy khắp nên khác với cái vô sở kiến của Thanh văn. Nói "nhị kiến" ấy là vọng kiến hữu vô, nhưng bản thể của chơn nhất chẳng phải hữu vô, chỉ do vọng tưởng kiến lập mà có hữu vô. Nên bậc thánh hoặc nói ta liễu liễu kiến, hoặc nói chẳng kiến, chỉ là tùy bệnh phá chấp mà nói kiến và chẳng kiến, kỳ thật diệu lý của chơn nhất lìa kiến và chẳng kiến, siêu việt thánh phàm và số lượng, nên được liễu liễu kiến, chẳng phải hư vọng. Vì chẳng phải sắc pháp nên nhục nhãn chẳng thể kiến; vì chẳng phải pháp chứng nên pháp nhãn chẳng thể kiến, chỉ có Phật nhãn trong sạch, phi kiến phi bất kiến, nên liễu liễu kiến, chẳng thể suy lường, chẳng thể so đo; phàm phu thì tuyệt phần, nhị thừa chỉ được ít phần, Bồ tát được thấy hết mà mơ hồ, nên biết Phật tánh khó thấy vậy. Mặc dù như thế, Kinh nói "Phật tánh phổ biến, chẳng kể thánh phàm". Người học đạo chỉ cần thể cứu chơn nhất nơi tự thân, đâu cần tìm kiếm bên ngoài! Nếu dụng công ngày đêm chẳng ngừng, cuối cùng sẽ được tự chứng ngộ, nên Kinh nói "quán thân thật tướng, quán Phật cũng vậy". Quán thân thật tướng tức là nhất tướng. Nhất tướng tức không tướng, không tướng chẳng tướng nên phi dơ phi sạch, phi phàm phi thánh, phi hữu phi vô, phi tà phi chánh, thể tánh thường trụ, chẳng sanh chẳng diệt tức là bản tế. Lục căn của Như Lai tại sao hỗ dụng lẫn nhau? Vì liễu ngộ chơn nhất, chẳng số lượng, chẳng ngằn mé, thì pháp thân trống rỗng, tất cả vô ngại; lục căn của phàm phu tại sao chẳng được hỗ dụng lẫn nhau? Vì có vọng  tưởng phân biệt, mỗi căn ngăn cách với nhau, tinh thần có giới hạn, thành có ngằn mé, vì mê muội chơn nhất, nên chẳng được hỗ dụng. Nên Kinh nói "phàm phu vì có vọng tưởng, mê hoặc chẳng thông, chấp trước căn trần nên có đủ thứ sai biệt, bậc thánh thông đạt chơn nhất, chẳng có vọng tâm ngăn cách căn trần, tâm chẳng số lượng nên được đồng dụng".

Sao gọi là chơn nhất? Chơn thì chẳng dị, chẳng dị nên vạn vật hàm nhất mà sanh. Nói vạn vật cũng là nhất vậy. Tại sao? Vì bản thể vốn nhất, nhất tức là bất nhị, cũng như cây trầm là cây trầm, chẳng phải cây nọc. Chơn Nhất có đủ thứ tên gọi, dù có đủ thứ tên gọi, đều đồng một nghĩa, hoặc gọi pháp tánh, hoặc gọi pháp thân, cho đến chơn như, thực tế, Hư không, Phật tánh, Niết bàn, Pháp giới, Bản tế, Như Lai Tạng vô lượng tên gọi đều là biệt danh của chơn nhất, cùng là một nghĩa. Nghĩa lý của ba phẩm này đều như thế.

Sao gọi là phẩm Quảng Chiếu?  Vì sự chiếu soi của Đại trí mênh mông khắp nơi, như huệ nhựt viên chiếu, bao hàm vật lý, soi thấu vạn linh, nên gọi Quảng Chiếu. Sao gọi là phẩm Ly Vi? Vì tự tánh gồm sẵn chơn ly, cùng tột nguồn gốc nhiệm mầu, Thật tế trống rỗng, vốn tịnh chẳng nhiễm, nên gọi ly vi. Sao gọi là phẩm Bản tế? Vì diệu lý thiên chơn, bản thể sáng soi, chẳng do tu mà thành, tánh vốn trống rỗng mà sẵn đủ vạn vật, nên gọi Bản Tế vậy.

Tự tánh bất nhị, thuyết lý dù chia ba phẩm, hợp lại chỉ là một nghĩa. Dù một nghĩa mà có sự dụng vô cùng, tổng danh Thật Tạng, là để bàn luận căn nguồn của tánh nhận vật, xiển dương ý nghĩa sum la, trống rỗng thấu triệt – thái – thanh, âm thầm khế hiệp diệu lý. Kẻ biết được sẵn đầy đủ thì tự thể khế hợp chơn nhất, kẻ liễu ngộ thì huyền chỉ tự thông, nên lập luận để tỏ rõ lý như như của pháp giới, hiển bày pháp yếu của đại đạo vậy.

Thích Duy Lực Dịch từ Hán sang Việt và Lược Giải
Từ Ân Thiền Đường Santa Ana Hoa Kỳ Xuầt Bản 

Lời Dịch Gỉa
Công Án của Phật Thích Ca
Công Án của Tổ Bồ Đề Đạt Ma

LỜI DỊCH GIẢ
Ròng rã bốn mươi chín năm đức Phật thuyết pháp, đều là tùy theo căn cơ, hay nói cho rõ hơn, tùy theo bệnh “chấp thật” sâu hoặc cạn của chúng sinh mà cho thuốc khác nhau. Vì thế, kinh Phật đã phân chia ra “Liễu nghĩa” và “Bất liễu nghĩa”. Đồng thời chư Tổ cũng luôn luôn nhắc Phật tử phải tuân theo qui luật “Tứ y”, trong đó có “Y kinh liễu nghĩa, bất y kinh bất liễu nghĩa”. Kinh bất liễu nghĩa chỉ là để tạm thời đối trị với những người bệnh chấp thật còn quá nặng mà thôi. Còn đối với đương cơ nào mà Ngài thấy có thể trực nhận được bản tâm thì Ngài dùng công án, thí dụ như Niêm Hoa Thị Chúng mà nhiều Phật tử đã biết.

Trên đường hoằng pháp, đức Phật đã sử dụng rất nhiều công án, và đã có nhiều thính chúng ngộ được bản tâm. Nhưng vì các công án ấy được ghi lại rải rác trong các kinh nên ít ai để ý. Sau này có người gom góp lại cho hệ thống và in trong sách Chỉ Nguyệt Lục (Lịch sử Thiền tông Trung Hoa).

Lần đầu tiên phiên dịch công án của Phật Thích Ca, chúng tôi muốn trình bày có chứng liệu với quí độc giả rằng: Cơ xảo của chư Tổ Thiền tông vốn cội nguồn truyền thừa từ chính đức Phật, và Ngài cũng đã rất nhiều lần sử dụng đến các công án. Do đó, công án của đức Phật còn truyền lại rất nhiều.

Cuốn sách này, chúng tôi chỉ dịch từ trang 17 đến trang 24 trong Chỉ Nguyệt Lục và một công án Phật trả lời cho vị Tu sĩ thế luận Bà La Môn (1) trong kinh Lăng Già.

Mục đích của Phật và chư Tổ khi sử dụng công án là cốt để đương cơ ngay đó hoát nhiên trực ngộ. Nếu ngay đó chưa ngộ được, thì tất nhiên phát ra nghi tình (2), rồi do nghi tình đó, sau này sẽ được ngộ. Chứ không phải muốn người nghe hiểu theo lời nói văn tự. Nếu hiểu theo lời nói văn tự là trái ngước với ý chỉ của Thiền tông, lại đóng bít cửa ngộ của người hành giả, vĩnh viễn không thể chứng ngộ.

Nay xin hành giả tham thiền khi đọc đến chỗ không hiểu chớ nên dùng ý thức để nghiên cứu tìm hiểu. Cần phải ngay chỗ không hiểu phát khởi nghi tình, và luôn luôn giữ mãi cái nghi tình đó thì sẽ được “từ Nghi đến Ngộ”, đúng như lời Phật dạy vậy.

THÍCH DUY LỰC
(1) Thế luận Bà La Môn: Thế luận là pháp thế gian, xuất phát từ nhất niệm vô minh, đều ở trong phạm vi tương đối. Vì có vô minh là hư huyễn chẳng thật, nên Phật nói là Thế luận.

(2) Nghi tình: Tình trạng không hiểu, không biết của bộ óc mà không cho bộ óc suy nghĩ hay tìm hiểu.


CÔNG ÁN CỦA PHẬT THÍCH CA
(Trích trong Chỉ Nguyệt Lục)
Tiểu sử PHẬT THÍCH CA
Thích Ca Mâu Ni là Phật thứ tư trong Hiền kiếp, họ Sát Lỵ, cha là Tịnh Phạn Vương, mẹ là Ma Da. Dòng Sát Lỵ làm vua từ khi châu Diêm Phù Đề bắt đầu. Phật trải qua nhiều kiếp tu hành được Phật Nhiên Đăng thọ ký kế vị Phật Ca Diếp, thành Phật trong kiếp này.

Phật xưa kia đắc đạo Bồ tát, sanh cõi trời Đâu Suất, tên Hộ Minh Đại Sĩ. Khi nhân duyên đến, cách đây khoảng 3021 năm (1030 năm trước tây lịch), Ngài giáng sanh tại Népal. Theo lịch Trung Quốc là mồng 8 tháng 4 năm Giáp Dần, niên hiệu 24, triều đại Châu Chiêu Vương. Lúc ra đời, Ngài phóng đại trí quang minh soi khắp mười phương thế giới, có hoa sen vàng từ dưới đất nổi lên hứng hai chân Ngài. Khi ấy Ngài một tay chỉ trời một tay chỉ đất, đi vòng bảy bước, mắt nhìn bốn phương nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Sau khi giáng sanh, hiện ra đủ thứ thần dị như đã được ghi trong các kinh. Năm 19 tuổi, mồng 8 tháng 2, Ngài có ý muốn xuất gia, trong tâm nghĩ rằng sẽ được gặp nhân duyên, nên đi dạo khắp bốn cửa thành, đích thân gặp thấy bốn việc sanh, lão, bệnh, tử liền quyết chí tìm cách để lìa hẳn.

Ngay giữa đêm đó, có người ở cõi trời Tịnh Cư hiện trước cửa sổ bạch rằng: “Thời xuất gia đã đến, Ngài hãy ra đi”. Rồi có chư Thiên ôm chân ngựa Ngài đang cỡi bay ra khỏi thành, khi ấy Ngài phát thệ nguyện rằng: “Nếu chẳng dứt tám khổ, chẳng thành vô thượng Bồ đề, chẳng Chuyển pháp luân, thì không bao giờ trở về”.

Phụ vương Tịnh Phạn thương nhớ Ngài, sai nhiều đại thần đi khuyên Ngài trở về cung, Ngài nhất định không về. Ngài vào núi Đàn Đặc tu đạo, lúc đầu theo ngoại đạo A Lam Ca Lam ba năm, học Định Bất Dụng Xứ, sau biết quấy liền bỏ. Rồi đến nơi Uất Đầu Lam Phất ba năm, học Định Phi Phi Tưởng, sau biết quấy cũng bỏ. Kế đến núi Đầu Dơi, cùng các ngoại đạo hằng ngày chỉ ăn mạch, mè, trải qua sáu năm. Rồi Ngài tự nghĩ rằng: “Tu khổ hạnh này chẳng thể giải thoát chân chính. Ta sẽ thọ thực lại”. Rồi xuống sông Ni Liên Thiền tắm rửa, nhận sữa cúng đường của con gái chăn dê. Kế đến gốc cây Bồ đề, Thiên Đế đem cỏ Tường Thoại trải tòa ngồi cho Ngài. Khi ấy gió dịu mây đẹp dấy lên từ bốn phương, thiên ma sợ Ngài thành đạo nên thống lãnh ma chúng đến làm mọi cách ngăn trở, như hiện hình khủng bố, hoặc hiện người nữ nhan sắc. Ngài đều an nhiên chẳng động, lại dùng ngón tay chỉ đất khiến đất chấn động mạnh, bọn ma đều ngã té liền bị hàng phục. Nên kinh nói: “Dùng vô tâm ý, vô thọ hạnh mà hàng phục hết thảy các ngoại đạo tà ma”.

Đến đêm mồng 7 tháng 2 năm Quý Mùi là năm thứ ba Châu Mục Vương, Ngài nhập Chân Tam Muội. Rạng sáng mồng 8, vào lúc sao Mai mọc, Ngài hoát nhiên đại ngộ thành Đẳng Chánh Giác, than rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều sẵn đủ trí huệ đức tướng Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc”. Khi ấy Ngài ba mươi tuổi.

Sau khi thành đạo sáu năm, Ngài về cung vì vua Tịnh Phạn thuyết pháp. Vua rất vui mừng, cho dòng quý tộc năm trăm người theo Phật xuất gia.

LƯỢC GIẢI:
“Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”.

Có Tăng hỏi tổ Vân Môn: Tại sao Phật Thích Ca nói “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn?”
Tổ Vân Môn đáp: Khi ấy nếu tôi gặp thấy sẽ đánh chết cho con chó ăn để mong thiên hạ được thái bình.

Lời nói của Phật là muốn hiển bày nghĩa bất nhị của tự tánh. Lời của tổ Vân Môn cũng là muốn hiển bày nghĩa bất nhị của tự tánh.

Tại sao tổ Vân Môn nói đánh chết rồi cho con chó ăn? Tại nếu không cho con chó ăn thì vẫn còn xương thịt, nghĩa là còn dấu tích của độc tôn, (tổ Vân Môn và Phật) chưa phải là nghĩa bất nhị của tự tánh.

٭
CÔNG ÁN
Một hôm Thế Tôn thăng tòa, đại chúng tụ tập xong, Văn Thù đánh dùi bạch chúng rằng: Xem kỹ của pháp vương. Pháp của Pháp vương là như thế!
Thế Tôn liền xuống tòa.

٭
Một hôm Thế Tôn thăng tòa, ngồi im lặng. A Nan bạch dùi (dùng dùi đánh chuông) rằng: Xin Thế Tôn thuyết pháp.

Thế Tôn nói: Trong hội có hai Tỳ kheo phạm luật nên chẳng thuyết pháp.

A Nan dùng tha tâm thông quán biết hai Tỳ kheo đó rồi đuổi ra. Thế Tôn vẫn còn im lặng, A Nan bạch nữa: Hai Tỳ kheo phạm giới đã bị đuổi ra rồi, sao Thế Tôn vẫn không thuyết pháp?
Thế Tôn nói: Ta chẳng vì Thanh văn Nhị thừa thuyết pháp.

Rồi xuống tòa.

٭
Một hôm Thế Tôn thăng tòa. Ca Diếp bạch dùi rằng: Thế Tôn đã thuyết pháp xong.

Thế Tôn liền xuống tòa.

٭
Thế Tôn lên cõi trời Đao Lợi vì mẹ thuyết pháp, Ưu Thiên Vương nhớ Phật, sai thợ điêu khắc, khắc tượng Phật bằng gỗ Chiên Đàn. Khi Thế Tôn từ trời Đao Lợi xuống, tượng cũng ra nghênh tiếp. Thế Tôn gọi ba lần, tượng cũng đáp lại ba lần. Thế Tôn nói: Vô vi chân Phật thật ở thân ta. Vậy ở thân nào?
٭
Thế Tôn ở cõi trời Đao Lợi chín mươi ngày, rồi từ giã cõi trời đi xuống. Tứ chúng bát bộ đều đi nghênh tiếp. Có Tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc nghĩ rằng: Tôi là người Ni ắt phải xếp hàng sau lưng các đại Tăng khi gặp Phật. Chi bằng dùng thần lực biến thành Chuyển Luân Thánh Vương có ngàn con hộ vệ để được gặp Phật trước mọi người.

Thế Tôn vừa thấy liền quở rằng: Liên Hoa Sắc! Ngươi đâu thể qua mặt các đại Tăng mà gặp ta. Ngươi dù thấy sắc thân ta nhưng chẳng thấy Pháp thân ta. Tu Bồ Đề tuy tĩnh tọa trong hang lại được thấy Pháp thân ta.

٭
Thế Tôn đem hạt châu Ma Ni Tùy Sắc hỏi Ngũ Phương Thiên Vương: Hạt châu này màu gì?
Khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương mỗi người đều lần lượt nói ra màu sắc do mình thấy. 

Thế Tôn giấu hạt châu rồi giơ tay hỏi: Hạt châu màu màu gì?
Ngũ Phương Thiên Vương nói: Trong tay Phật không có hạt châu, vậy đâu có màu gì?
Thế Tôn nói: Các ngươi sao mê muội điên đảo quá, Ta đem hạt châu thế gian cho xem thì nói có xanh, vàng, đỏ, trắng. Ta thị hiện hạt châu chân thật lại chẳng biết gì cả.

Ngay khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương đều tự ngộ đạo.

٭
Thế Tôn thăng tòa, có một Phạn Chí (3) cúng dường hoa ngô đồng.

Phật bảo: Buông xuống đi!
Phạn Chí buông hoa bên tay trái xuống.

Phật bảo tiếp: Buông xuống đi!
Phạn Chí buông hoa còn lại bên tay mặt xuống.

Phật lại bảo: Buông xuống đi!
Phạn Chí nói: Nay hai tay con đã không còn gì, sao Phật còn bảo buông cái gì xuống nữa?
Phật nói: Chẳng phải ta bảo ngươi bỏ hoa. Ngươi phải buông xả ngoài lục trần, trong lục căn, giữa lục thức, nhất thời xả hết đến chỗ không còn gì để xả. Ấy chính là buông thân xả mạng của ngươi.

Phạn Chí ngay đó ngộ vô sanh nhẫn.

(3) Phạn Chí dịch nghĩa là Tịnh Duệ (con cháu của dòng thanh tịnh), tự xưng tổ tiên của họ được sanh từ miệng của Phạn Thiên (vua cõi trời) nên lấy họ Phạn, cùng thuộc phái Bà La Môn. Chỉ ở Ấn Độ mới có nên người đời gọi là Ấn Độ giáo. Họ có kinh điển riêng, đời đời kế thừa nhau làm nghề nghiệp. Kẻ tại gia hoặc xuất gia đều ỷ vào kinh điển của họ cho là hay nhất, nên thành ra ngạo mạn, phần nhiều hay tranh biện. Họ cho Phạn Thiên là tác giả của vũ trụ, ấy là Thần ngã.

٭
Phổ Nhãn bồ tát muốn gặp Phổ Hiền mà không được, cho đến nhập định ba lần, quán khắp Tam Thiên Đại Thiên thế giới tìm Phổ Hiền cũng chẳng thể thấy, liền đến bạch Phật, Phật nói: Ngươi hãy ở nơi Tịnh Tam Muội khởi niệm liền thấy Phổ Hiền.

Phổ Nhãn vâng lời vừa khởi một niệm thì thấy Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà từ trên trời đến.

٭
Ngũ Thông Tiên Nhân hỏi Phật: Thế Tôn có lục thông, con có ngũ thông. Thế nào là một thông kia?
Phật gọi: Ngũ Thông Tiên Nhân!
Tiên Nhân: Dạ!
Phật nói: Thế nào là “một thông kia” ngươi đã hỏi ta?
٭
Một hôm Thế Tôn bảo A Nan: Sắp tới giờ ăn, ngươi phải cầm bát vào thành khất thực.

A Nan: Dạ.

Thế Tôn nói: Ngươi đi bình bát phải đi theo nghi thức quá khứ của bảy Phật.

A Nan hỏi: Thế nào là nghi thức của bảy Phật?
Thế Tôn gọi: A Nan!
A Nan: Dạ.

Thế Tôn nói: Cầm bình bát đi đi!
٭
Có Tỳ kheo hỏi Phật: Con đối với Phật pháp chỗ thấy thì có, chỗ chứng thì chưa phải. Thế Tôn làm sao khai thị?
Thế Tôn nói: Tỳ kheo! Ông ta làm sao khai thị. Câu hỏi này là ngươi.

٭
Thế Tôn cùng Kỳ Bà thấy một cái mả trong đó có năm bộ xương. Vì Kỳ Bà rất khéo phân biệt âm thanh nên Thế Tôn gõ vào một bộ hỏi Kỳ Bà: Cái này đã sanh chỗ nào?
Đáp: Sanh cõi người.

Phật gõ bộ khác hỏi: Sanh chỗ nào?
Đáp: Sanh cõi trời.

Rồi Phật gõ bộ khác nữa, hỏi: Sanh chỗ nào?
Kỳ Bà chẳng biết chỗ sanh.

٭
Bảy hiền nữ đi dạo vườn Thi Đà, một người chỉ thi hài nói: Thi hài ở đây, người đi chỗ nào?
Một hiền nữ khác nói: Làm sao! Làm sao!
Các hiền nữ cùng quán kỹ, mỗi mỗi khế ngộ.

Việc này cảm thông được Đế Thích. Đế Thích đến rải hoa rằng: Các Thánh tỷ có cần gì, tôi sẽ cung cấp suốt đời.

Một hiền nữ nói: Nhà tôi tứ sự (ăn, mặc, ngọa cụ, y dược) thất bảo thảy đều đầy đủ. Chỉ cần ba món đồ “một là cần cái cây chẳng có gốc, hai là cần miếng đất chẳng âm dương, ba là cần một thung lũng có tiếng kêu mà chẳng âm vang”.

Đế Thích nói: Tất cả đồ cần dùng tôi đều có. Đối với ba món này tôi thực không có.

Hiền nữ nói: Nếu ông không có làm sao mà biết giúp người?
Đế Thích chưng hửng. Rồi tất cả cùng đi bạch Phật.

Phật bảo: Kiều Thi Ca (tên của Đế Thích)! Các đệ tử đại A la hán của ta, chẳng hiểu nghĩa này, chỉ có các đại Bồ tát mới hiểu nghĩa này.

٭
Xưa kia Thế Tôn tu hành nơi nhân địa rũ tóc ra che lên đất sình, dâng hoa cúng dường Phật Nhiên Đăng. Phật Nhiên Đăng chỉ chỗ đất trải đất đó nói: Miếng đất này nên lập một ngôi chùa.

Khi ấy trong chúng có một trưởng giả đem cây nêu cắm ngay chỗ đó rằng: Kiến lập ngôi chùa xong!
Bấy giờ chư Thiên cùng nhau rải hoa tán thán.

٭
Thế Tôn cùng A Nan đang đi trên đường thấy một cái tháp của Phật xưa. Thế Tôn liền đảnh lễ.

A Nan nói: Đây là tháp của người nào?
Thế Tôn nói: Tháp của chư Phật quá khứ.

A Nan hỏi: Chư Phật quá khứ là đệ tử của ai?
Thế Tôn nói: Là đệ tử của ta.

A Nan nói: Phải nên như thế.

٭
Ngày giải hạ tự tứ (tự kiểm thảo), vì ngài Văn Thù nhập hạ ở ba chỗ nên ngài Ca Diếp muốn bạch dùi (đánh chuông) đuổi ra. Vừa cầm dùi thì thấy năm trăm ngàn muôn ức Văn Thù, Ca Diếp dùng hết thần lực của mình mà vẫn không giơ dùi lên được.

Thế Tôn hỏi Ca Diếp: Ngươi muốn đuổi Văn Thù sao?
Ca Diếp chẳng trả lời.

٭
Ở cửa Đông thành La Phiệt, có một bà già cùng sanh một ngày với Phật mà không muốn gặp Phật. Mỗi khi thấy Phật đến liền trốn tránh. Mặc dù như thế nhưng nhìn qua nhìn lại bên Đông bên Tây đều thấy Phật, rồi dùng tay che mặt thì cả mười ngón tay, cho đến bàn tay, thảy đều thấy Phật.

٭
Văn Thù đến chỗ hội trường của chư Phật nằm lúc tất cả chư Phật đều trở về bổn xứ. Chỉ có một người nữ ngồi gần tòa Phật đang nhập định.

Văn Thù bạch Phật rằng: Tại sao người này được gần bên cạnh Phật, mà con thì không được?
Phật bảo Văn Thù: Ngươi muốn biết phải khiến cho người nữ này xuất định rồi tự hỏi cô ta.

Văn Thù nhiễu quanh người nữ ba vòng, búng ngón tay một cái không thấy xuất định, cho đến đưa tới Phạn Thiên dùng hết cả thần lực cũng không thấy xuất định.

Thế Tôn nói: Giả sử bá thiên ức Văn Thù cũng chẳng thể khiến người nữ này xuất định được. Ở phương dưới đi qua bốn mươi hai hằng hà sa số quốc độ có Bồ tát Võng Minh mới khiến người nữ này xuất định được.

Một lúc sau Đại sĩ Võng Minh từ dưới đất vọt lên đảnh lễ Thế Tôn.

Thế Tôn bảo Võng Minh: Hãy khiến người nữ này xuất định.

Võng Minh đi đến trước mặt người nữ búng ngón tay một cái thì người nữ xuất định liền.

٭
Ương Khoát Ma La đi khất thực đến cửa nhà một Trưởng giả, trong nhà có một phụ nữ đang gặp sản nạn.

Trưởng giả nói: Ông là bậc Thánh đệ tử của Phật, vậy có pháp nào giúp thoát khỏi sản nạn này chăng?
Ương Khoát nói với Trưởng giả rằng: Tôi vừa mới nhập đạo, chưa biết pháp này. Hãy đợi tôi về hỏi Thế Tôn rồi sẽ trở lại báo cho biết.

Liền trở về đem chuyện này bạch Phật, Phật bảo Ương Khoát: Ngươi đi mau nói cho họ rằng “Ta từ pháp Hiền Thánh đến nay chưa từng sát sanh”.

Ương Khoát vâng lời Phật, chạy nhanh đến báo cho nhà Trưởng giả phụ nữ nhà đó nghe xong tức khắc sanh đứa con ra.

٭
Một hôm Thế Tôn thấy Văn Thù đứng ngoài cửa nên kêu: Văn Thù! Văn Thù! Tại sao không vào cửa đi?
Văn Thù nói: Con chẳng có một pháp ở ngoài cửa, sao lại bảo con đi vào cửa!
٭
Bồ tát Vô Biên Thân đem cây trúc trượng đo lường đảnh của Thế Tôn. Một trượng sáu, Ngài cứ đo mãi như thế đến cõi trời Phạm Thiên cũng không thấy đảnh của Thế Tôn, rồi bỏ trúc trượng chắp tay thuyết kệ rằng:
Hư không chẳng biên giới,
Công đức Phật cũng vậy.

Nếu có kẻ đo lường,
Suốt kiếp chẳng thể hết.

٭
Vua Càn Thát Bà vì Thế Tôn cúng dường âm nhạc. Lúc ấy sơn hà đại địa đều phát ra tiếng đàn, Ca Diếp đứng dậy múa vũ.

Vua hỏi Phật: Ca Diếp là bậc A la hán, tập lậu đã sạch, tại sao còn có tập khí sót lại vậy?
Phật nói: Thật chẳng có sót lại, chớ nên phỉ báng pháp.

Vua lại đàn thêm ba lần, Ca Diếp cũng múa vũ ba lần. Vua nói: Ca Diếp múa vũ như thế, há chẳng phải tập khí sao?
Phật nói: Ca Diếp thật chẳng múa vũ.

Vua nói: Sao Thế Tôn lại vọng ngữ?
Phật nói: Không vọng ngữ. Lúc ngươi đàn thì sơn hà đại địa, gỗ đá đều phát ra tiếng đàn phải chăng?
Vua nói: Phải.

Phật nói: Thì Ca Diếp cũng như thế. Cho nên nói thật chẳng múa vũ.

Vua mới tín thọ.

٭
Thế Tôn ở cõi trời thứ sáu thuyết Đại Tập Kinh. Vua cõi trời ấy kêu khắp cõi người, cõi trời, tất cả ác quỷ, thần đều nên tập hội thọ sự phó chúc của Phật để ủng hộ chánh pháp. Nếu có ai không đến thì Tứ Thiên Môn Vương sẽ đem bánh xe sắt nóng bắt họ tập trung. Sau khi tập hội xong, ai cũng vâng lời Phật dạy, mỗi mỗi tự phát hoằng thệ ủng hộ chánh pháp. Chỉ có một ma vương nói với Phật rằng: “Cồ Đàm! Con đợi tất cả chúng sanh thành Phật hết, cõi chúng sanh đã không, chẳng có tên gọi chúng sanh nữa, con mới phát Bồ đề tâm”.

٭
Đề Bà Đạt Đa phỉ báng Phật, nên ngay cái thân đang sống mà đã bị đọa địa ngục.

Phật bảo A Nan đi hỏi: Ngươi ở trong địa ngục có yên không?
Đáp: Tôi dù ở địa ngục nhưng vui như cõi trời Tam thiền.

Phật lại sai A Nan hỏi nữa: Ngươi muốn cầu ra không?
Đáp: Tôi đợi Thế Tôn đến mới ra.

A Nan nói: Phật là Đạo sư tam giới, há có phần vào địa ngục ư?
Đề Bà nói: Phật đã không có phần vào địa ngục thì tôi há có phần ra địa ngục ư!
٭
Văn Thù bỗng khởi Pháp Kiến, Phật Kiến, bị sức oai thần của Thế Tôn đày đi núi Nhị Thiết Vi.

٭
Trên hội Linh Sơn có năm Tỳ kheo đắc định Tứ Thiền, đủ năm thần thông mà chưa đắc Pháp nhãn. Mỗi vị dùng thần thông Túc mạng tri thì đều tự thấy giết cha hại mẹ và phạm những tội nặng. Do đó mỗi người trong tâm tự hoài nghi, thành ra đối với pháp thâm sâu chẳng thể chứng nhập. Lúc ấy, Văn Thù thừa oai thần lực của Phật, tay cầm kiếm bén bức bách Như Lai.

Thế Tôn nói với Văn Thù rằng: Ngưng! Ngưng! Chớ nên hại ta mà tạo tội ngũ nghịch. Nhưng nhất quyết hại ta thì phải khéo hại cái ngã chấp của ta. Văn Thù Sư Lợi! Ngươi từ xưa nay chẳng có ngã nhân (ta và người), chỉ vì nội tâm thấy có ngã nhân. Khi nội tâm chẳng khởi, thì ngã nhân ắt phải diệt, tức gọi là hại cái ngã chấp của ta.

Do đó, năm trăm Tỳ kheo tự ngộ bản tâm như mộng như huyễn. Ở trong mộng huyễn chẳng có ngã nhân, cho đến năng sanh sở sanh, cha mẹ đều như mộng huyễn, chẳng có ngã nhân. Rồi năm trăm Tỳ kheo cùng nói kệ tán thán rằng:
Văn Thù bậc đại trí,
Thấu đạt nguồn đáy pháp.

Tự tay cầm kiếm bén,
Bức bách thân Như Lai.

Kiếm vậy, Phật cũng vậy,
Một tướng chẳng có hai.

Vô tướng vô sở sanh,
Đâu thể nói giết hại.

Ngã nhân đã không có,
Thì còn ai tạo tội.

٭
Ngoại đạo hỏi Phật: Không hỏi có lời, không hỏi chẳng lời?
Thế Tôn im lặng giây lâu.

Ngoại đạo tán thán rằng: “Thế Tôn đại từ đại bi khai phá đám mây mê muội cho con khiến con được ngộ nhập”. Rồi đảnh lễ ra đi.

A Nan bạch Phật: Ngoại đạo đắc đạo lý gì mà tán thán như vậy?
Thế Tôn nói: Như con tuấn mã ở thế gian, thấy bóng roi liền chạy nhanh.

٭
Vua Ba Tư Nặc hỏi Phật: Trong Thắng nghĩa đế có Thế tục đế chăng? Nếu nói không thì trí chẳng nên hai, nếu nói có thì trí chẳng nên một. Cái nghĩa của một hai ấy là thế nào?
Phật nói: Đại Vương! Ông ở kiếp Long Quang Phật trong quá khứ từng hỏi nghĩa này. Nay ta vô thuyết, nay ông vô thính, vô thuyết vô thính ấy là nghĩa một hay nghĩa hai?
٭
Ngoại đạo hỏi Phật: Hôm qua thuyết pháp gì?
Phật nói: Thuyết pháp nhất định.

Ngoại đạo lại hỏi: Hôm nay thuyết pháp gì?
Phật nói: Pháp chẳng định.

Ngoại đạo nói: Tại sao hôm qua thuyết pháp nhất định, nay lại thuyết pháp chẳng định?
Phật nói: Hôm qua “định”, hôm nay “chẳng định”.

٭
Ngoại đạo hỏi Phật: Các pháp là thường ư?
Phật không đáp.

Lại hỏi: Các pháp vô thường ư?
Phật cũng không đáp.

Ngoại đạo nói: Thế Tôn là bậc đầy đủ tất cả trí huệ, tại sao không đáp?
Phật nói: Vì các câu hỏi của ngươi đều là hý luận.

٭
Lúc Phật đang ngồi dưới gốc cây Nê-cô-luật thì có hai thương gia hỏi Phật: Có thấy xe qua không?
Đáp: Chẳng thấy.

Hỏi: Có nghe tiếng xe không?
Đáp: Chẳng nghe.

Hỏi: Phải đang thiền định không?
Đáp: Chẳng thiền định.

Hỏi: Phải đang ngủ không?
Đáp: Không ngủ.

Người thương gia tán thán rằng: Lành thay! Lành thay! Thế Tôn đại giác nên chẳng thấy nghe.

٭
Có một Phạn Chí Móng Tay Dài xin biện luận nghĩa lý với Phật, giao ước trước rằng: Nếu tôi thua thì sẽ tự chém đầu để tạ lỗi.

Thế Tôn hỏi: Nghĩa lý của ngươi lấy gì làm tôn chỉ?
Phạn Chí nói: Tôi lấy “tất cả đều chẳng thọ nhận” làm tôn chỉ.

Phật nói: Tôn chỉ này ngươi thọ nhận chăng?
Phạn Chí quay đầu bỏ đi, giữa đường chợt tĩnh ngộ, than rằng: “Nghĩa lý của ta có hai chỗ thua. Tại sao? Nếu nói thọ nhận thì chỗ thua là thô (lớn), nếu nói chẳng thọ nhận thì chỗ thua là tế (nhỏ). Tất cả trời, người và Nhị thừa đều chẳng biết cái nghĩa lý chỗ thua của ta, chỉ có Thế Tôn với các Đại Bồ tát mới biết”. Nghĩ thế, ông liền trở về trước Phật nói: “Nghĩa lý tôi có hai chỗ thua nên xin tự chém đầu để tạ lỗi”.

Phật nói: Trong pháp ta chẳng có việc này. Ngươi biết quấy thì nên hồi tâm hướng đạo.

Do đó Phạn Chí cùng năm trăm đệ tử đồng thời theo Phật xuất gia, sau này đều chứng quả A la hán.

٭
Một hôm Thế Tôn đang ngồi thấy hai người khiêng con heo đi ngang, Phật hỏi: Cái đó là gì? 

Họ nói: Phật có đầy đủ trí huệ lại không biết con heo sao?
Phật đáp: Cũng nên hỏi qua vậy.

٭
Phật ở hội Linh sơn “niêm hoa thị chúng”. Lúc ấy chúng đều im lặng, chỉ một mình Tôn giả Ca Diếp mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng (từ nghi đến ngộ), Niết bàn diệu tâm, Thực tướng vô tướng, Pháp môn vi diệu, Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp”.

Rồi Thế Tôn đến trước tháp Đa Tử bảo Ma Ha Ca Diếp ngồi kế cạnh, dùng Tăng già lê (áo cà sa) quàng lên thân Ca Diếp và bảo rằng: “Ta đem chánh pháp nhãn tạng mật phó cho ngươi, ngươi nên hộ trì”. Rồi bảo A Nan làm phó, giúp Ca Diếp hoằng hóa, chớ cho đoạn tuyệt. Xong Phật thuyết kệ rằng:
Bản pháp vốn vô pháp,
Vô pháp cũng là pháp.

Nay phó chúc vô pháp,
Pháp pháp đâu từng pháp.

Thế Tôn thuyết kệ xong lại bảo Ca Diếp: “Ta đem áo Kim Lan Tăng già lê truyền phó cho ngươi để chuyển trao cho Phật vị lai”. (Nay Ca Diếp đang nhập định tại núi Kê Túc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chờ ngày Phật Di Lặc ra đời).

Ca Diếp nghe kệ xong đảnh lễ chân Phật, tán thán rằng: Lành thay! Lành thay! Con sẽ vâng lời Phật.

Thế Tôn sắp nhập Niết bàn, Văn Thù thỉnh Phật tái Chuyển pháp luân. Thế Tôn quở rằng: Văn Thù! Ta bốn mươi chín năm trụ thế chưa từng thuyết một chữ. Nay ngươi thỉnh ta tái Chuyển pháp luân, vậy cho ta đã từng Chuyển pháp luân sao?
٭
Thế Tôn ở trong hội Niết Bàn tay đặt trên ngực bảo chúng rằng: “Đại chúng hãy khéo quán xét cái thân vàng này, chiêm ngưỡng cho đủ, chớ nên hối tiếc. Nếu nói ta diệt độ thì chẳng phải đệ tử của ta. Nếu nói ta chẳng diệt độ thì cũng chẳng phải đệ tử của ta”. Khi ấy cả triệu ức chúng thảy đều khế ngộ.

٭
Lúc bấy giờ Thế Tôn đến thành Câu Thi La bảo đại chúng rằng: “Nay ta đau lưng muốn nhập Niết bàn”. Rồi Ngài đi bộ đến gần bờ sông Ni Liên, giữa hai cây Sa La, nằm nghiêng phía mặt im lặng thị tịch. Sau đó Ngài lại từ trong quan tài ngồi dậy vì mẹ thuyết pháp, lại đặc biệt đưa ra hai chân để hóa độ Kỳ Bà và thuyết kệ vô thường rằng:
Chư hạnh vô thường là pháp sanh diệt,
Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt làm vui.

Lúc ấy các đệ tử dành nhau đem trầm hương thiêu đốt quan tài. Sau khi lửa tàn, quan tài vẫn còn nguyên. Đại chúng thấy vậy, ngay trước Phật tán kệ rằng:
Vật phàm dù cháy bừng,
Đâu thể thiêu thân Thánh.

Xin thỉnh lửa Tam muội,
Để thiêu sắc thân vàng.

Lúc bấy giờ, quan tài tự nhảy lên cao bằng cây Sa la, rồi lên xuống bảy lần như vậy trên không xong hóa ra lửa Tam muội, trong chốc lát biến thành tro, có cả thảy tám giạ bốn đấu xá lợi. Hôm đó, nhầm ngày 15 tháng 2 năm Nhâm Thân, tức năm thứ năm mươi hai đời vua Chiêu Mục Vương. Một ngàn bảy trăm năm sau khi Thế Tôn nhập diệt, giáo pháp được truyền sang Trung Quốc, tức nhằm năm thứ 10 niên hiệu Vĩnh Bình đời Hậu Hán (năm 67 sau Tây Lịch).

Ngay Thế Tôn nhập Niết bàn, ngài Ca Diếp là người đến sau cùng, Thế Tôn thò hai chân từ trong quan tài ra thị hiện cho Ca Diếp xem.

٭
CÔNG ÁN TRÍCH TRONG KINH LĂNG GIÀ
Một hôm Thế Luận Bà La Môn hỏi Phật rằng: Cồ Đàm! Tất cả là sở tác ư?
Phật nói: Bà La Môn! Nói có sở tác là thế luận một.

Hỏi: Tất cả chẳng phải sở tác ư?
Đáp: Tất cả chẳng phải sở tác là thế luận hai.

Hỏi: Tất cả thường ư? Tất cả vô thường ư? Tất cả sanh ư? Tất cả bất sanh ư?
Đáp: Ấy là thế luận ba, bốn, năm, sáu.

Hỏi: Tất cả một ư? Tất cả khác ư? Tất cả đủ ư? Tất cả chẳng đủ ư? Tất cả đều do mỗi mỗi nhân duyên mà thọ sanh ư? 

Đáp: Ấy là thế luận bảy đến mười một.

Hỏi: Tất cả vô ký (chẳng thiện chẳng ác) ư? Tất cả ký (hoặc thiện hoặc ác) ư? Hữu ngã ư? Vô ngã ư? Có kiếp này ư? Chẳng kiếp này ư? Có các kiếp khác ư? Chẳng kiếp khác ư? Có giải thoát ư? Chẳng giải thoát ư? Tất cả là sát na ư? Tất cả không sát na ư? Là hư không ư? Là chẳng phải hư không ư? Cồ Đàm! Có năng tác ư? Chẳng có năng tác ư? Có trung ấm ư? Chẳng có trung ấm ư? 

Đáp: Bà La Môn! Những câu hỏi như thế đều là thế luận, chẳng phải sở thuyết của ta. (4)
(4) Năng sở: Năng là chủ động, sở là bị động.

Thí dụ: Năng lễ, sở lễ thì năng là thân, sở lễ là Phật. Mắt là năng thấy, vật là sở thấy; tai là năng nghe, âm thanh là sở nghe.


CÔNG ÁN CỦA TỔ ĐẠT MA
Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma là người Nam Thiên Trúc, con thứ ba của vua nước Hương Chí, họ Sát Đế Lợi, trước tên là Bồ Đề Đa La, về sau khi đắc pháp nơi Tôn giả Bát Nhã Đa La, Tôn giả nói: “Ngươi đối với các pháp đã được thông đạt. Đạt Ma là thông đạt đại nghĩa, nên ta đổi tên cho ngươi là Đạt Ma”.

Tổ hỏi Tôn giả: Nên đi nước nào làm Phật sự?
Tôn giả nói: Ngươi dù đắc pháp, chưa thể đi xa; hãy tạm ở Nam Thiên Trúc, đợi sau khi ta diệt độ sáu mươi bảy năm, thì nên sang Trung Quốc thí đại pháp dược, tiếp người thượng căn. Chớ nên đi gấp mà có thể thành chướng duyên.

Tổ lại hỏi: Nước Trung Quốc có bậc đại sĩ kham làm pháp khí chăng? Ngàn năm về sau có chướng nạn chăng?
Tôn giả đáp: Chỗ ngươi hoằng hóa, người được chứng quả Bồ đề chẳng thể kể xiết. Sau khi ta diệt độ hơn sáu mươi năm, nước ấy có nạn, tà pháp trôi nổi, ngươi hãy khéo đi hàng phục. Ngươi đến nước ấy chớ nên lưu lại miền Nam vì họ chỉ ham công nghiệp hữu vi, chẳng thấu lý Phật, dù ngươi đến cũng chẳng thể lưu lại đó đâu. Nghe bài kệ ta đây:
Giữa đường vượt biển gặp con dê,
Một mình vắng lặng lén qua sông,
Đáng tiếc roi ngựa dưới mặt trời,
Hai cây quế tươi lâu mãi mãi.

Tổ lại hỏi: Về sau còn có việc gì không?
Tôn giả đáp: Một trăm năm mươi năm về sau thì có nạn nhỏ. Nghe kệ sấm đây:
Trong tâm cát tường, bên ngoài hung,
Tăng phòng thiên hạ gọi không trúng,
Vì gặp độc long sanh võ tử,
Bỗng gặp chuột con tịch vô cùng.

Tổ lại hỏi: Về sau thế nào?
Tôn giả đáp: Hai trăm năm mươi năm về sau, dưới Tòng Lâm sẽ gặp một người đắc đạo quả. Nghe kệ sấm đây:
Trung Quốc tuy rộng chẳng đường khác,
Càng nhờ con cháu đi dưới chân,
Gà vàng biết ngậm một hạt lúa,
Cúng dường mười phương La Hán Tăng.

Tổ vâng lời dạy bảo, siêng năng phục bốn mươi năm, đến khi Tôn giả viên tịch mới ra hoằng hóa khắp trong nước. Lúc ấy có hai sư, một vị là Phật Đại Tiên, một vị là Đại Thắng Đa, trước là bạn của Tổ cùng học Thiền quán Tiểu thừa với ngài Phật Đà Bạt Đà. Phật Đại Tiên đã gặp Tôn giả Bát Nhã Đa La, bỏ Tiểu thừa hướng Đại thừa, được ngộ và cùng Tổ hoằng hóa. Lúc bấy giờ người đời xưng là “hai cửa cam lồ”. Còn Phật Đại Thắng Đa La chia môn đồ thành sáu tông:
1. Hữu Tướng tông.

2. Vô Tướng tông.

3. Định Huệ tông.

4. Giới Hạnh tông.

5. Vô Đắc tông.

6. Tịch Tịnh tông.

Các tông mỗi mỗi tự ôm chặt kiến giải của tông mình tự cho là cội nguồn, triển khai hoằng hóa khác nhau.

Tổ than rằng: Một thầy kia đã lún chân xuống sình lại còn chi ly làm sáu tông, nếu ta chẳng đi phá trừ thì họ vĩnh viễn bị trói trong tà kiến.

Nói xong hiện chút thần lực đến nơi Hữu Tướng tông hỏi: Sao lại gọi tất cả các pháp là Thực tướng?
Tông trưởng trong chúng là Tát Bà La đáp: Nơi các tướng chẳng biết lẫn nhau gọi là Thực tướng.

Tổ hỏi: Tất cả tướng chẳng biết lẫn nhau, nếu gọi là Thực tướng thì lấy gì để xác định?
Đáp: Nơi các tướng thực bất định. Nếu các tướng nhất định thì sao gọi là thực! (5)
Tổ hỏi: Các tướng bất định, chẳng nói chứng các tướng. Khi nói chứng các tướng thì nghĩa ấy cũng bất định vậy.

Tổ hỏi: Ông nói bất định tức là Thực tướng. Định nếu bất định tức phi Thực tướng.

Đáp: Định đã bất định tức phi Thực tướng. Vì biết ta phi (ta phi là vô ngã) nên bất định bất biến.

Tổ nói: Nay ông bất biến sao gọi Thực tướng. Nếu biến thì biến mất, cũng không gọi là Thực tướng.

Đáp: Bất biến nên tồn tại, vì tồn tại chẳng thực nên gọi là biến Thực tướng để xác định nghĩa ấy.

Tổ hỏi: Thực tướng chẳng biến, biến thì chẳng thực. Nơi pháp hữu vô cái nào gọi là Thực tướng?
Tát Bà La biết Tổ là Thánh sư, đã thấu suốt nghĩa lý, liền dùng tay chỉ hư không rằng: Đây là hữu tướng của thế gian vì có thể không. Nay thân ta được giống không này chăng?
Tổ nói: Nếu thấu Thực tướng thì thấy phi tướng. Nếu liễu phi tướng, sắc ấy cũng vậy. Khi ở nơi sắc chẳng mất bản thể của sắc, ở trong phi tướng chẳng ngại sự có. Nếu được thấu hiểu như thế, ấy gọi là Thực tướng.

Họ nghe xong tâm ý khai mở, khâm phục lễ bái tín thọ.

(5) Kinh Kim Cang viết: “Nếu thấy các tướng không phải là tướng mới là thấy Thực tướng”.

٭
Tổ thình lình biến mất, rồi đến chỗ Vô Tướng tông hỏi: Ông nói Vô tướng làm sao chứng tỏ?
Trong chúng họ có ông Ba La Đề đáp: Vì tâm chẳng hiện nên nói Vô tướng.

Tổ hỏi: Tâm ông chẳng hiện lấy gì chứng minh?
Đáp: Ta biết Vô tướng, tâm chẳng lấy bỏ. Đang lúc biết cũng chẳng có kẻ biết.

Tổ nói: Nơi hữu và vô, tâm chẳng lấy bỏ, cũng chẳng có kẻ biết thì cái biết thành không.

Họ nói: Nhập Tam muội Phật còn vô sở đắc, huống là Vô tướng mà còn muốn biết nó.

Tổ hỏi: Tướng đã chẳng biết, ai nói hữu, vô. Còn vô sở đắc thì lấy gì gọi là Tam muội?
Đáp: Ta nói chẳng chứng nghĩa là chứng vô sở chứng. Vì phi Tam muội, ta nói Tam muội.

Tổ hỏi: Nếu phi Tam muội lấy gì đặt tên. Ông đã chẳng chứng “vô chứng” làm sao mà chứng?
Ba La Đề nghe Tổ phân tích liền ngộ bản tâm, đảnh lễ với Tổ tạ lỗi sám hối. Tổ thọ ký rằng: Ông không bao lâu sẽ chứng quả. Nước này có ma nhưng sẽ hàng phục.

Nói xong thình biến mất.

٭
Tổ đến Định Huệ tông hỏi: Ông học định huệ là một hay là hai?
Trong chúng họ có ông Bà Lan Đà đáp: Định huệ ta đây chẳng một chẳng hai.

Tổ hỏi: Đã chẳng một hai sao gọi định huệ?
Đáp: Ở định chẳng định, nơi huệ chẳng huệ. Một tức chẳng một, hai cũng chẳng hai.

Tổ hỏi: Lúc một chẳng một, lúc hai chẳng hai, đã chẳng định huệ lấy gì gọi là định huệ?
Đáp: Chẳng một chẳng hai, định huệ năng biết, chẳng định chẳng huệ thì cũng như vậy.

Tổ nói: Huệ chẳng phải huệ, lấy gì để biết? Chẳng một chẳng hai, ai định ai huệ?
Bà Lan Đà nghe xong, tâm nghi liền tan rã.

٭
Tổ đến Giới Hạnh tông hỏi: Thế nào là giới? Thế nào là hạnh? Cái giới hạnh là một hay là hai?
Trong chúng họ có một Hiền giả đáp: Một hai, hai một do nó tự sanh. Tuân theo giáo điều chẳng nhiễm gọi là giới hạnh.

Tổ nói: Ông nói tuân theo giáo điều tức là có nhiễm. Vậy một hai cùng phá, đâu thể nói là tuân theo giáo điều. Cả hai đều chống trái (6) chẳng theo nơi hạnh thì trong ngoài chẳng rõ, sao gọi là giới?
Đáp: Ta nói trong ngoài, ấy đã biết xong, đã được thông đạt. Nếu nói chống trái, cũng đúng cũng sai. Nói đến thanh tịnh, tức giới tức hạnh.

Tổ hỏi: Cũng đúng cũng sai sao nói thanh tịnh? Đã được thông đạt còn gì trong ngoài?
Hiền giả nghe xong liền tự hổ thẹn, tỏ lòng khâm phục.

٭
Tổ đến chỗ Vô Đắc tông hỏi: Ông nói vô đắc, vô đắc làm sao đắc? Đã vô sở đắc cũng vô đắc để đắc.

Trong chúng họ có ông Bảo Tịnh đáp: Ta nói vô đắc, chẳng phải vô đắc để đắc. Lúc nói đắc cái đắc, vô đắc là đắc.

Tổ hỏi: Đắc đã vô đắc thì chẳng phải là đắc. Đã nói đắc cái đắc, vậy đắc cái đắc đó làm sao đắc?
Đáp: Thấy đắc là phi đắc, phi đắc gọi là đắc. Nếu thấy vô đắc gọi là đắc cái đắc.

Tổ nói: Đắc đã phi đắc, đắc cái vô đắc. Đã vô sở đắc lấy gì đắc cái đắc?
Bảo Tịnh nghe xong bỗng phá lưới nghi.

٭
Tổ đến chỗ Tịch Tịnh tông hỏi: Thế nào là tịch tịnh? Ở trong pháp này ai tịch ai tịnh?
Trong chúng họ có một Tôn giả đáp: Tâm này bất động, ấy gọi là tịch. Nơi pháp vô nhiễm, ấy gọi là tịnh.

Tổ nói: Bản tâm bất tịch mới phải nhờ tịch tịnh. Nếu vốn là tịnh thì đâu cần tịch tịnh.

Họ nói: Các pháp vốn không vì không đã không. Vì không đã không nên ở nơi cái không đã không ấy gọi là tịch tịnh.

Tổ nói: Không không đã không, các pháp cũng vậy. Tịch tịnh vô tướng thì cái nào là tịch, cái nào là tịnh?
Tôn giả ấy nghe Tổ chỉ dạy hoát nhiên khai ngộ.

٭
Từ đó sáu tông đều thệ nguyện quy y nên sự giáo hóa của Tổ cùng khắp Nam Thiên Trúc. Tiếng tăm vang cả nước Ấn Độ, trải qua sáu mươi năm, độ chúng sanh vô lượng. Sau gặp lúc vua Dị Kiến (cháu gọi Tổ bằng chú) muốn hủy diệt Phật pháp, Tổ thương xót muốn cứu vớt cháu. Khi ấy sáu tông đều thầm nghĩ Tổ sẽ có cách để cứu vãn pháp nạn. Tổ từ xa biết ý của các chúng nên âm thầm búng tay báo tin cho họ.

Sáu tông đều cùng nghe được mà nói: “Tiếng búng ngón tay là hiệu báo tin của thầy chúng ta”. Rồi đều đến chỗ Tổ ở.

Tổ nói: Nay Phật pháp có chướng nạn, ai đi diệt trừ?
Có ông Tôn Thắng trước kia thuộc Vô Tướng tông xin đi.

Tổ nói: Ngươi dù biện tài thông minh nhưng đạo lực chưa đủ, lại với vua chẳng có duyên.

Thắng không nghe, tự đến vua Dị Kiến rộng thuyết pháp yếu.

Vua nói: Cái pháp của ông hiểu biết đó hiện nay ở đâu?
Thắng nói: Nhưng sự thống trị, giáo hóa của nhà vua là hợp với đạo vua, vậy hiện nay đạo vua ở đâu?
Vua nói: Đạo của ta sẽ trừ pháp tà. Pháp của ông sẽ hàng phục người nào?
Lúc bấy giờ, Tổ đang ngồi trên tòa đã biết trước lý của Tôn Thắng sẽ thua, bảo Ba La Đề rằng: Tôn Thắng chẳng nghe lời ta, đi biện luận với vua sắp thất bại rồi. Ngươi hãy mau đi cứu.

Ba La Đề nói: Xin nhờ thần lực.

Nói xong, có đám mây đỡ chân đưa đi gặp vua. Vua đang hỏi Tôn Thắng, chợt thấy, ngạc nhiên quên hỏi tiếp mà nhìn Ba La Đề nói: Kẻ bay trên không đến là chánh hay là tà?
Đề nói: Ta chẳng phải tà chánh mà đến đây để chánh lại cái tà. Tâm vua nếu chánh thì ta chẳng tà chánh.

Vua tuy cảm thấy kinh dị nhưng tánh kêu mạn đang lúc bừng, liền ra lệnh đày Tôn thắng đi xa.

Ba La Đề nói: Vua đã có đạo sao lại đày Sa môn? Ta dù không hay, xin vua cứ hỏi.

Vua giận mà hỏi: Thế nào là Phật?
Đề đáp: Kiến tánh là Phật.

Vua hỏi: Sư kiến tánh chăng?
Đề đáp: Ta kiến Phật tánh.

Vua hỏi: Tánh ở chỗ nào?
Đề đáp: Tánh ở nơi tác dụng.

Vua hỏi: Là tác dụng gì, nay ta chẳng thấy?
Đề đáp: Hiện đang tác dụng, vua tự chẳng thấy.

Vua hỏi: Nơi ta có chăng?
Đề đáp: Vua nếu tác dụng thì thể cũng khó thấy.

Vua hỏi: Nếu khi đang dụng có mấy chỗ xuất hiện?
Đề đáp: Nếu xuất hiện sẽ có tám chỗ.

Vua nói: Tám chỗ xuất hiện nào nói cho ta nghe.

Ba La Đề liền thuyết kệ rằng:
Nơi thai là thân
Ra đời là người
Nơi mắt là thấy
Nơi ta là nghe
Nơi mũi là ngửi
Ở miệng đàm luận
Ở tay cầm lấy
Ở chân đi đứng
Hiện khắp bao gồm hằng sa thế giới
Thu nhiếp lại ở trong hạt bụi nhỏ
Kẻ nhận được, biết là Phật tánh 

Kẻ chẳng biết gọi là linh hồn.

Vua nghe kệ xong tâm liền khai ngộ, sám hối tạ lỗi nhìn nhận trước kia làm sai. Rồi vua hỏi: Sư nối pháp ai?
Đề đáp: Bồ Đề Đạt Ma, tức là chú của Đại Vương.

Vua liền cho cận thần nghênh tiếp Tổ đến cung vua. Tổ bảo vua sám hối lỗi trước. Vua nghe xong rơi lệ cảm tạ, rồi ra lệnh cho Tôn Thắng về nước.

Cận thần nói: Tôn Thắng khi bị đày đã gieo mình xuống vực bỏ mạng rồi.

Tổ nói: Thắng còn sống, lệnh vua triệu sẽ đến.

Ban sơ, Tôn Thắng bị đày, tự thấy hổ thẹn gieo mình xuống vực. Bỗng có thần nhân cứu để trên tảng đá.

Thắng nói: Ta là bậc Sa môn lấy chánh pháp làm chủ, vì chẳng thể sửa cái quấy của vua nên bỏ mình tự trách. Nay thần sao tự cứu giúp, xin nói rõ nguyên do?
Thần nhân bèn nói kệ rằng:
Xưa thọ đến trăm tuổi,
Tám mươi vẫn làm sai.

Thân cận bậc chí tôn,
Huân tu mà nhập đạo.

Tuy có ít trí huệ,
Nhưng còn nhiều nhân ngã.

Gặp các bậc Hiền Thánh,
Chưa nổi lòng cung kính.

Hai mươi năm công phu,
Cái tâm vẫn chưa tịnh.

Vì thông minh khinh mạn,
Mà thọ quả như thế.

Ngươi gặp vua bị khinh,
Cảm quả đúng như vậy.

Từ nay chẳng giải đãi,
Chẳng lâu thành bậc trí.

Chư Thánh đều hộ niệm,
Như Lai cũng như vậy.

Thắng nghe kệ vui mừng, rồi tĩnh tọa trên tảng đó. Đến đây, sứ thần của vua vào núi triệu về.

Khi đó ở trong cung, Tổ nói với vua: Biết Thắng chịu đến chăng?
Vua nói:  Chưa biết.

Tổ nói: Phải ra lệnh thứ hai mới được.

Khi sứ thần đến núi thì Thắng từ chối. Quả thực, sau đó được lệnh thứ hai mới chịu về.

Tổ nghĩ đến việc Đông độ Trung Quốc theo như Phật đã thọ ký rằng “Năm trăm năm về sau ngọn đèn trí Bát nhã sẽ tỏ ánh sáng nơi đó”, nên phó chúc đệ tử là Bát Nhã Mật Đa La lưu ở Thiên Trúc hoằng pháp, rồi tự mình sang Trung Quốc. Trước khi khởi hành, Ngài tới lễ bái tháp chư Tổ, từ giả bạn học và khuyên vua siêng tu hạnh nghiệp, nói: “Tôi đi mười chín năm sẽ về”.

Tổ đi đường biển trải qua ba năm mới đến Trung Quốc, nhằm năm thứ bảy niên hiệu Phổ Thông đời Lương, là ngày 21 tháng 9 năm Canh Tý. Lúc ấy châu trưởng Quảng Châu là Tiêu Ngang nghênh tiếp cúng dường đủ lễ, trình biểu văn báo cho Võ Đế. Võ Đế sai sứ thần nghênh thỉnh, nhằm ngày 11 tháng 10, Tổ đến thủ đô Kim Lăng.

Võ Đế hỏi: Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, cất chùa, in kinh, độ Tăng chẳng thể kể xiết. Như thế có công đức gì?
Tổ đáp: Chẳng phải là công đức.

Võ Đế hỏi: Tại sao chẳng phải là công đức?
Tổ đáp: Ấy chỉ là cái tiểu quả trời người, là cái nhân hữu lậu, như ảnh tùy hình, dù có mà chẳng thật.

Võ Đế hỏi: Thế nào chân công đức?
Tổ đáp: Tịnh trí diệu viên thể tự không tịch. Công đức như thế chẳng do làm việc thế gian mà cầu được.

Võ Đế lại hỏi: Thế nào là Thánh đế đệ nhất nghĩa?
Tổ đáp: Rõ ràng vô thánh.

Võ Đế hỏi: Hiện ở trước mặt trẫm là ai?
Tổ trả lời: Không biết.

Võ Đế không ngộ được.

Tổ biết cơ chẳng khế hợp, đến ngày 19 tháng đó âm thầm qua sông đi nước Ngụy. Ngày 23 tháng 11 đến thành phố Lạc Dương, ngụ tại Thiếu Lâm Tự núi Tung Sơn. Suốt ngày im lặng hướng vách tĩnh tọa, người đời chẳng biết lại gọi là “Bà La Môn quán vách”.

Biệt truyện ghi rằng:
“Sau khi Tổ bỏ đi, Võ Đế đem chuyện này nói với Chí Công.

Công hỏi: Bệ hạ biết người này chăng?
Võ Đế trả lời: Không biết.

Công nói: Ấy là Quan Âm Đại Sĩ truyền tâm ấn Phật.

Võ Đế ăn năn muốn sai sứ thần đuổi theo thỉnh về.

Công nói: Đừng nói sai một sứ thần, dẫu cho người cả nước đi thỉnh, Ngài cũng không về”.

Sau này, Thiền sư viên Ngộ kể chuyện này với chúng rằng: Cái không biết của Võ Đế nói, so với cái không biết của Tổ Đạt Ma nói, là đồng hay là khác? Giống thì có giống, phải thì không phải. Phần đông hiểu lầm rằng cái “không biết” của Tổ Đạt Ma là đáp về thiền, cái “không biết” Võ Đế đáp câu hỏi của Chí Công, là cái không biết thuộc về nhận biết. Đoán mò như thế trọn chẳng dính dáng. Nếu lúc bấy giờ, Chí công hỏi như thế thì cần trả lời như thế nào? Theo ta thì chẳng bằng một gậy đánh chết cho xong, tránh cho người ta suy đoán hồ đồ.

٭
Có tăng Thần Quang ở xứ Y Lạc, rộng xem đủ thứ kinh sách, khéo luận lý nhiệm màu, thường than rằng: “Giáo của Khổng Tử nói về phong tục lễ nhạc, sách của Lão Trang cũng chưa đến diệu lý cùng tột. Gần đây nghe nói Đại sĩ Đạt Ma là bậc chí nhân, ở Thiếu Lâm Tự chẳng cách xa, phải đến tham vấn”. Bèn đi đến chỗ Tổ tham học. Thấy Tổ suốt ngày im lặng hướng vách không một lời dạy bảo, Quang tự thầm nghĩ: “Người xưa từng trải tóc che sình, cho đến chẳng tiếc máu thịt, xương tủy để cúng dường cầu đạo. Xưa còn như vậy, nay ta không làm được sao”. Gặp đêm tuyết lớn, Quang đứng hầu ngoài cửa suốt đêm, gần sáng tuyết ngập quá đầu gối nhưng vẫn đứng yên chỗ đó, một lòng cung kính. 

Tổ nhìn thấy, thương xót hỏi rằng: Ngươi đứng lâu trong tuyết muốn cầu việc gì?
Quang rơi lệ nói: Xin Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng sanh.

Tổ nói: Diệu đạo của chư Phật phải nhiều kiếp siêng năng tinh tiến, hành chỗ khó hành, nhẫn chỗ khó nhẫn mới được, đâu thể dùng thiểu đức thiểu trí, khinh tâm mạn tâm mà được.

Quang nghe lời Tổ khích lệ, liền lấy dao bén chặt cánh tay trái để trước bàn Tổ. 

Tổ biết là pháp khí, nói: “Chư Phật ban sơ cầu đạo vì pháp quên mình. Nay ngươi chặt cánh tay trước ta cầu pháp, ta cũng hứa khả”. Do đó Tổ đổi tên cho Quang là Huệ Khả.

Huệ Khả hỏi: Pháp ấn của chư Phật con được nghe chăng?
Tổ nói: Pháp ấn của chư Phật chẳng do người khác mà được.

Khả nói: Tâm con chưa an, xin thầy an cho.

Tổ nói: Đem tâm lại để ta an cho.

Giây lâu, Khả nói: Tìm tâm trọn chẳng thể đắc.

Tổ nói: Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

٭
Chín năm sau, Tổ muốn về Thiên Trúc, một hôm nói với môn đồ rằng: Thời tiết đã đến, các ngươi hãy tự kể sự sở đắc của mình.

Có đệ tử Đạo phó nói: Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, ấy là dụng của đạo.

Tổ nói: Ngươi được da của ta.

Ni Tổng Trì nói: Hiểu biết của con như Tôn giả Khánh Hỷ thấy cõi Phật Bất Động, một cái thấy vốn đầy đủ, chẳng cần thêm cái thấy nữa.

Tổ nói: Ngươi được thịt của ta.

Đạo Dục nói: Tứ đại vốn không, ngũ ấm chẳng có, chỗ thấy của con không có một pháp để đắc.

Tổ nói: Ngươi được xương của ta.

Sau cùng, Huệ Khả ra lễ bái rồi trở về đứng lại chỗ cũ.

Tổ nói: Ngươi được tủy của ta. Thuở xưa, Như Lai đem Chánh pháp nhãn tạng phó chúc cho Đại sĩ Ca Diếp rồi truyền thừa từng đời cho đến thân ta. Nay ta phó chúc cho ngươi, ngươi hãy hộ trì. Đồng thời truyền cà sa cho ngươi để làm tin cho pháp.

Khả xin Tổ chỉ dạy cho rõ.

Tổ nói: Trong truyền pháp ấn để khế chứng bản tâm, ngoài phó cà sa để xác định tông chỉ. Vì sợ người đời sau lòng tin chưa vững sanh ra nghi ngờ, nói “Ta là người Ấn Độ, ngươi là người Trung Quốc, nhờ gì mà đắc pháp, lấy gì để chứng tỏ”? Nay ngươi thọ nhận y, pháp này. Về sau có chướng nạn xảy ra hãy lấy y, và kệ truyền pháp của ta dùng để chứng minh thì sự giáo hóa sẽ vô ngại.

Hai trăm năm sau khi ta nhập diệt phải ngưng sự truyền y. Về sau, chánh pháp cùng khắp pháp giới, kẻ biết đạo thì nhiều, kẻ hành đạo thì ít, kẻ thuyết lý thì nhiều, kẻ thấu lý thì ít. Nay ngươi xiển dương pháp này chớ khinh người chưa ngộ. Hễ được một niệm trở về cội nguồn thì đồng như bản đắc, sự âm thầm mặc chứng sẽ muôn muôn ngàn ngàn. Hãy nghe ta nói kệ đây:
Ta đi đến đất này,
Truyền pháp cứu người mê.

Một bông nở năm nhánh,
Kết quả tự nhiên thành.

Tổ lại nói: Ta có kinh Lăng Già bốn quyển nay cũng giao phó cho ngươi dùng để ấn chứng hậu học. Ấy là tâm địa yếu môn của Như Lai khiến các chúng sanh khai thị ngộ nhập.

Từ khi ta đến đất này đã bị đầu độc năm lần. Ta đem độc để trên tảng đá thì tảng đá nổ bung. Ta lìa Ấn Độ đến Trung Quốc là vì thấy đất này có khí tượng Đại thừa, nên vượt biển vì pháp cầu người. Vì nhân duyên chưa đến nên thị hiện ngu dại hướng vách chờ đợi, nay được ngươi để phó pháp thì ý ta đã thỏa mãn.

Nói xong cùng môn đồ đến chùa Thiên Thánh ở Vũ Môn, lưu lại đó ba ngày. Có Thái thú Kỳ Thành tên Dung Huyền Chi hâm mộ Phật thừa, hỏi Tổ rằng: Ở Tây Thiên Ấn Độ, sự truyền thừa làm Tổ là thế nào?
Tổ nói: Thấu tâm tông (Thiền tông) của Phật, hạnh giải tương ưng, ấy gọi là Tổ.

Lại hỏi: Ngoài ra còn có gì nữa?
Tổ nói: Cần tin tự tâm bất nhị chẳng có tương đối. Nên đối với các chẳng chấp hữu vô, chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng trí chẳng ngu, chẳng mê chẳng ngộ. Đã được thấu đạt nên xưng là Tổ.

Huyền Chi nói: Đệ tử quy y Tam bảo đã nhiều năm mà trí huệ ám muội, còn mê chân lý. Vừa nghe sư nói vẫn chưa biết rõ, xin sư từ bi khai thị tông chỉ.

Tổ biết Huyền Chi khẩn thiết, liền thuyết kệ rằng:
Cũng chẳng thấy ác mà khinh chê,
Cũng chẳng thấy thiện mà khen ngợi,
Cũng chẳng xa ngu mà gần trí,
Cũng chẳng bỏ mê mà lấy ngộ,
Đại đạo thì siêu việt số lượng,
Thông tâm Phật thì tự động độ sanh,
Chẳng trói buộc nơi phàm Thánh,
Siêu nhiên gọi đó là Tổ.

Huyền Chi nghe kệ bi, hỷ xen nhau mà rằng: Xin sư thường trụ thế gian để hóa đạo quần sanh.

Tổ nói: Ta sẽ đi về, chẳng thể ở lâu. Chúng sanh căn tánh muôn ngàn sai biệt nên ta phải gặp nhiều ngu mê làm chướng nạn cho ta (biết trước sẽ bị người đầu độc).

Huyền Chi nói: Có thể cho biết người nào để đệ tử vì sư trừ được chăng?
Tổ nói: Ta truyền Phật bí tạng để lợi ích kẻ mê, đâu thể hại người để tự yên. Ắt chẳng có lý này.

Huyền Chi nói: Sư nếu không nói ra làm sao thị hiện sức biến thông quang chiếu.

Tổ bất đắc dĩ mới cho bài sấm rằng:
Thuyền sông vạch sóng ngọc,
Ống đuốc mở khóa vàng.

Ngũ khẩu cùng đi chung,
Cửu thập vô nhân ngã.

Huyền Chi chẳng thể đoán hiểu được, đành lễ bái cáo từ.

Lúc bấy giờ, Vua nước Ngụy rất kính Phật thừa. Trong đạo có nhiều Cao Tăng như Quang Thống luật sư, Lưu Chi tam tạng… đều là loan phụng trong hàng Cao Tăng, mà tư tưởng chủ trương lại trái ngược nhiều với Tổ. Đạo phong của Tổ truyền đi khắp nơi, kẻ trí thức đều quy tụ lại cầu pháp làm cho họ sanh tâm ganh tị, đầu độc năm lần cũng không gây hại được. Đến lần thứ sáu, Tổ đã truyền pháp cho Nhị Tổ, việc hóa duyên đã xong, nên thị hiện trúng độc mà tịch. Môn đồ mai táng Tổ trên núi Hùng Nhĩ, xây tháp nơi Định Lâm Tự.

Năm ấy sứ thần nước Ngụy là Tống Vân từ Sung Đỉnh (biên giới Ấn Độ) về, giữa đường thấy Tổ xách chiếc giầy đi nhẹ nhàng như bay.

Vân hỏi: Đại sư đi đâu vậy?
Tổ nói: Đi về Thiên Trúc.

Vân về kinh tâu chuyện với vua. Khi vua ra lệnh cho môn đồ của Tổ đào mả thì thấy trong quan tài trống rỗng chỉ còn có một chiếc giầy. Vua ban chiếu đem chiếc giầy ấy thờ phụng nơi Thiếu Lâm Tự.

Đến năm thứ mười lăm niên hiệu Khai Nguyên đời Đường, nhằm năm Đinh Mão, bị tín đồ trong đạo ăn trộm đem về Ngũ Đài Sơn. Hiện nay đã mất tích chẳng biết ở đâu.

Chân thành cảm tạ Thầy Thích Đồng Thường 

đã đánh máy vi tính gửi tặng Thư Viện Hoa Sen (Tâm Diệu)

TVHS
c Giáo Thế Giớivà Nhạc Phật GiáoThoạiChùa Việt Nam Học Phật Giáo
												E-mail 			Sitemap
Xx
Xx
Nguyên Tác: Nguyệt Khê Thiền Sư - Dịch giả: Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Đường, Anaheim, California Hoa Kỳ Xuất Bản 1991 PL 2535
MỤC LỤC
Lời Dịch Gỉa
Luận Tổng Quát: Thế Nào Gọi Là Thiền
Chương I: Cội Nguồn Truyển Thừa
Phụ Lục: Nguyệt Khê Pháp Sư Cao Ngoạ Xứ Bi Văn

LỜI DỊCH GIẢ
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách. Người biên soạn hình như không có tham thiền, đối với Phật pháp cũng chưa được thông thạo, chỉ đem những tác phẩm như Tham Thiền Tu Pháp, Nguyệt Khê Ngữ Lục, Phật Pháp Vấn Đáp Lục, Đại Thừa Bát Tông Tu Pháp của ngài Nguyệt Khê gom lại thành quyển sách này, trong đó lại thêm vào những lời của giáo môn và ý kiến của tự mình, nghịch với ý chỉ của ngài Nguyệt Khê mà chẳng tự biết, mà người biên soạn chỉ biết giữ bản quyền, không cho người khác in lại, đối với văn tự trong sách, do người sắp chữ sắp lộn, có rất nhiều chỗ lời sai chữ trật cũng vẫn để y nguyên mà không dò lại và sửa cho kỹ.

Chúng tôi vì muốn giữ đúng ý chỉ của ngài Nguyệt Khê mà chẳng di hại cho người đọc nên lược bỏ phần nghịch với chỉ của tác giả và giảm bớt những lời trùng nhau.

Nguyệt Khê thiền sư đã tịch năm 1965, sách này được in năm 1971.

Cuốn sách này có một bài đề mục là Nguyệt Khê Pháp Sư Cao Ngọa Xứ Bi Văn (tiểu sử), soạn năm 1971, soạn giả tự xưng là Trí Viên, trong đó không đề cập sự viên tịch của ngài Nguyệt Khê, nên chúng tôi dịch thêm tiểu sử của Ngài do Mục sư Vương Cảnh Khánh soạn. Dù chúng tôi giữ thái độ thận trọng trong việc phiên dịch quyển sách này, nhưng vẫn có thể còn nhiều chỗ sơ sót, xin độc giả hoan hỷ chỉ giáo cho.


LUẬN TỔNG QUÁT
Thế nào gọi là Thiền?

I- ĐỊNH NGHĨA CỦA THIỀN.

Thiền Na là tiếng Ấn Độ, xưa dịch là Tư Duy Tu, sau dịch là Tịnh Lự, gọi tắt là Thiền.

Trước đời Phật Thích Ca, có ông Phất Đang La (Nirgranto Jnati Putra) đã sáng lập giáo phái Thiền Na, dùng khổ hạnh để tu luyện. Sau này Phật Thích Ca lập ra sáu thứ Ba La Mật, cái thứ năm cũng gọi là Thiền Na. Kỳ thực hai chữ Thiền Na chỉ là một tên gọi thông thường về phương pháp tu luyện.

Ngôn giáo của Phật Thích Ca bất cứ Đại thừa, Tiểu thừa đều lấy Tu Thiền làm chủ yếu. Các phái ngoại đạo mỗi mỗi đều tự lập pháp Thiền của họ. Tên gọi dù đồng nhau, nhưng tính chất nội dung mỗi mỗi chẳng đồng, như Mười Hai Tịnh Pháp Thiền của Phất Đang La, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng của Bà La Môn đều khác; nói về Thiền của Phật giáo như Lục Độ Thiền của Đại thừa, Tứ Đế và Thập Nhị Nhân Duyên của Tiểu thừa đều khác nhau. Còn Bất Lập Văn Tự Thiền của Tối thượng thừa, gọi là “Giáo ngoại biệt truyền”, là do Phật Thích Ca đích thân truyền cho Ma Ha Ca Diếp, sau đó Bồ Đề Đạt Ma truyền vào Trung Quốc. Phái Thiền này chỉ chú trọng phương pháp thực hành, chẳng lập văn tự lý luận, nên gọi là Thiền tông, khác hẳn với các phái Thiền kia.

Thiền tông ở Trung Quốc từ đời Đường đến đời Tống rất là thịnh vượng, truyền đến ngày nay vẫn còn phổ biến khắp nơi. Cho nên người ta nói đến hai chữ “Tham Thiền” đều chỉ pháp Thiền của Thiền tông này. Kỳ thật ở trong Phật giáo, từ Tiểu thừa cho đến Đại thừa, các tông các phái mỗi mỗi đều có pháp Thiền riêng biệt, lý lẽ và phương pháp, trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực mỗi phái mỗi khác. Xét theo lịch sử kể trên, chúng ta muốn lập ra một định nghĩa chính xác của chữ Thiền thật là rất khó, nhưng quyển sách này chỉ sáng tỏ về pháp Thiền của tổ Đạt Ma truyền vào Trung Quốc. Do đó chúng ta chỉ có thể dựa theo tông chỉ của Thiền tông, giả thiết một định nghĩa cho chữ Thiền.

Theo pháp tu thông thường, đối với khái niệm của chữ Thiền là từ nhân đến quả, tức là từ nhân vị theo thứ lớp tu tập cho đến chứng quả thành Phật, đều là những phương pháp Tiệm tu. Nhưng theo khái niệm của Thiền tông thì chẳng phải vậy, vì đường lối thực hành của Thiền tông là pháp trực tiếp, ngay đó hiện thị quả Phật. Chư Tổ nói: “Thấy phải thấy ngay, suy nghĩ là sai”. Kỳ thật quả đã được rồi thì nhân cũng đồng thời giải quyết xong, cho nên nói là Thiền Đốn Ngộ. Định nghĩa của Thiền Đốn Ngộ là “Chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.

Tại sao phải chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự? Vì văn tự là một tên gọi giả danh, phải qua suy nghĩ rồi mới có thể biểu hiện ra, nên chỉ là một việc gián tiếp, còn bản thể của chơn tâm (cũng gọi là tự tánh) là một sự thực tế rốt ráo, cảnh giới ấy chẳng dùng kinh nghiệm suy nghĩ mà đến được, vậy cách gián tiếp ngôn ngữ văn tự, tự nhiên chẳng có cách để diễn tả. Nên Phật Thích Ca nói: “Ta thuyết pháp 49 năm, chưa từng nói một chữ”, lại nói: “Kinh giáo liễu nghĩa như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng thì biết ngón tay chẳng phải mặt trăng”. Thế thì ngôn ngữ văn tự là ngón tay để chỉ mặt trăng, nhưng ngón tay chẳng phải mặt trăng, chỉ là một việc gián tiếp, sự chỉ thị gián tiếp dù cũng là một phương pháp để đạt đến bản thể chơn tâm, nhưng chẳng bằng sự rốt ráo giản dị của chỉ thị trực tiếp, lại sự chỉ thị của ngón tay (ngôn ngữ văn tự) truyền đến đời sau, có người lại nhận lầm cho ngón tay tức là mặt trăng. Do đó pháp Thiền trực tiếp Đốn ngộ của Thiền tông bèn tùy nhu cầu thực tế mà ra đời, đồng thời phát triển rộng khắp mọi nơi. Dù nói chẳng lập văn tự, nhưng chẳng phải phế bỏ văn tự, giá trị của văn tự vẫn được chư Tổ của Thiền tông chú trọng, cũng như tổ Đạt Ma dùng kinh Lăng Già để ấn chứng hậu học.

Thế Tôn ở nơi pháp hội Linh Sơn, đưa lên cành hoa, tất cả đại chúng đều ngơ ngác, chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, Thật tướng Vô tướng, Pháp môn vi diệu, Chẳng lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp”. Từ đó pháp Thiền trực tiếp của Thiền tông căn cứ theo việc này lấy Tâm truyền Tâm.

Phương pháp trực tiếp biểu thị trực tiếp này, Phật Thích Ca đã dùng qua nhiều lần, cũng như Thế Tôn đem hạt châu Ma Ni Tùy Sắc hỏi Ngũ Phương Thiên Vương rằng: Hạt châu này màu gì?
Khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương tùy sự thấy của mình đều trả lời màu sắc khác nhau.

Thế Tôn giấu hạt châu rồi lại đưa tay hỏi tiếp: Hạt châu này màu gì?
Các Thiên Vương nói: Trong tay Phật chẳng có hạt châu thì đâu còn màu gì! 

Thế Tôn nói: Các ngươi sao mê muội điên đảo quá? Ta đem hạt châu thế gian cho xem thì nói có xanh, vàng, đỏ, trắng, Ta thị hiện hạt châu chơn thật thì chẳng biết gì cả! 

Khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương đều tự ngộ đạo.

Lại một hôm khác, ngoại đạo hỏi Thế Tôn: Không hỏi có lời, không hỏi không lời? 

Thế Tôn im lặng giây lâu, ngoại đạo tán thán rằng: “Thế Tôn đại từ đại bi, khai phá đám mây mê muội cho con, khiến con được ngộ nhập”, đảnh lễ rồi ra đi. 

Ngài A Nan hỏi Phật: Ngoại đạo được lý lẽ gì mà tán thán?
Thế Tôn nói: Như con ngựa hay của thế gian, thấy bóng roi liền chạy nhanh.

Việc giấu hạt châu rồi đưa tay và im lặng giây lâu đều là phương pháp trực tiếp chỉ thị bản thể của Chơn tâm, chẳng phải chỉ có một việc “Niêm hoa thị chúng” mà thôi!
“Chẳng lập văn tự” chẳng phải tuyệt đối phế bỏ văn tự, nếu Phật Thích Ca phế bỏ văn tự thì Tam tạng kinh điển từ đâu mà ra? Nếu tổ Đạt Ma tuyệt đối phế bỏ văn tự thì chẳng nên dùng kinh Lăng Già để ấn chứng hậu học. Thiền tông nói chẳng lập văn tự, bất quá dùng để sáng tỏ phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp vốn là khác nhau mà thôi.

II- PHÁP THIỀN RA ĐỜI LÀ DO NHU CẦU TỰ NHIÊN CỦA LOÀI NGƯỜI.

Loài người đời Thượng Cổ ngu mê ngoan cố, trí tuệ bị vô minh che khuất, linh tánh bị ngũ uẩn tam độc chi phối, sống trong cuộc sống dã man, nhưng Phật tánh vốn viên mãn, giống như quặng thất bửu ẩn giấu dưới đất, chỉ đợi người khai phá ra. Sau này trí thức mở mang, trước tiên đối với hiện tượng thế giới cảm thấy đủ thứ kỳ lạ và nghi hoặc, rồi sanh tâm cầu bí mật của vũ trụ, hy vọng được giải thích cho rõ ràng, kế đó trở lại tìm hiểu tự tâm, muốn truy cứu nguồn gốc của sự biến hóa chẳng ngừng, sau cùng mới được nhờ sức trí tuệ Bát nhã, mong chứng nhập cùng tột rốt ráo của Bản thể tự tánh để vượt ra ngoài sanh tử luân hồi, ấy tức gọi là việc minh tâm kiến tánh thành Phật vậy.

Ý nghĩa của hai chữ Như Lai là bổn lai như thế, vì Phật tánh và pháp Thiền vốn sẵn đầy đủ, khắp không gian và thời gian, diệu dụng vô biên, nên Phật Thích Ca thường dùng hai chữ Như Lai để đại diện cho bản thể Phật tánh và diệu dụng, triệt để thấu rõ ý nghĩa của hai chữ Như Lai và giá trị chơn chánh của pháp thiền.

III- SỰ KHÁC BIỆT CỦA THIỀN HỌC VỚI HÌNH NHI THƯỢNG HỌC.

Người ta thường hay nhận lầm Thiền học tức là Hình nhi thượng học của Triết học Tây phương, thật ra thì chẳng đúng. Bởi Hình nhi thượng học là một môn học để giải thích bản thể của vạn hữu, mà pháp Thiền là phương pháp dùng để chứng nhập bản thể của vạn hữu. Hình nhi thượng học dù muốn giải thích bản thể của vạn hữu, nhưng vì bản thân của người nghiên cứu chưa chứng nhập bản thể, cho nên chẳng có cách nào chơn chánh để nhận biết bản thể và giải đáp một cách đầy đủ triệt để. Thật bản thể này chẳng phải dùng kinh nghiệm suy tư có thể đạt đến, như kinh Viên Giác nói: “Dùng tâm suy tư để đo lường cảnh giới của Như lai, như lấy lửa đom đóm để đốt núi Tu di thì làm sao cháy được!”
Học giả Tây phương đối với vấn đề chơn thật siêu việt kinh nghiệm xưa nay chẳng có cách nào để giải quyết, như các nhà triết học Emmanuel Kant (1724 – 1804) bèn cho trí thức năng lực của con người chỉ có thể nhận biết thế giới tương đối trong phạm vi cảm giác suy tư, đối với cái bản thể thế giới tuyệt đối siêu việt kinh nghiệm suy tư thì chẳng có cách nào để nhận biết được, lại có người cho rằng việc này chẳng cần nghiên cứu nữa, rồi chuyển hướng hết lòng để nghiên cứu khoa học. Nhưng đại đa số học giả vẫn cho là trong thế hệ Triết học chẳng thể thiếu sự nghiên cứu Hình nhi thượng học, bất quá chẳng lấy bản thể tuyệt thể tuyệt đối làm đối tượng nghiên cứu, chỉ lấy lý luận căn bản của sự vật để làm vấn đề nghiên cứu mà thôi. Cho nên trong Triết học Tây phương chỉ có bản thể luận tương đối, chẳng có bản thể luận tuyệt đối.

Từ xưa nay trải qua mấy ngàn năm, học giả Tây phương đều hướng vào kinh nghiệm suy tư để làm công phu, chẳng những không được chứng nhập bản thể siêu việt kinh nghiệm suy tư, lại nghiên cứu sâu chừng nào thì xa lìa bản thể nhiều chừng nấy, cái nguyên do là thiếu một phương pháp để chứng nhập bản thể.

Sự Tham Thiền chẳng phải trực giác, trực giác là do tác dụng của bộ não thần kinh, bộ não thần kinh chẳng biết được Phật tánh. Các học giả Tây phương chỉ tùy theo kinh nghiệm trong vật chất, chọn cái nào là căn bản nhất để làm cái nguồn gốc của vạn vật mà thôi.

Trong lúc nhà triết học Hy Lạp đang dùng kinh nghiệm suy tư để truy cứu nguồn gốc của vạn vật, thì Phật Thích Ca phát minh được phương pháp để trực tiếp chứng nhập bản thể, siêu việt kinh nghiệm suy tư đã mấy ngàn năm. Cho nên pháp Thiền của Phật Thích Ca thật là một phát minh lớn nhất của loài người, giá trị ấy thật chẳng thể đo lường.

Từ khi Phật Thích Ca phát minh pháp Thiền trực tiếp chứng nhập, người tu theo pháp này được kiến tánh thành Phật (chứng nhập bản thể) đã vô số kể, chỉ nói về Trung Quốc, người được kiến tánh, được ghi trong các Truyền Đăng Lục đã hơn bảy ngàn người, còn những người đã kiến tánh mà chưa được ghi vào thì chẳng biết là bao.

IV- MUỐN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẢN THỂ CHỈ CÓ CÁCH THAM THIỀN.

Bản thể tức là việc rất thực tế rốt ráo, nhà Phật gọi là Thật tướng, cũng gọi là Chơn như Phật tánh, tên gọi rất nhiều, đều tùy dụng mà đặt danh, cái ý nghĩa của bản thể này với bản thể của nhà Triết học Tây phương khác nhau, muốn chứng nhập bản thể, ngoài Tham Thiền chẳng có cách khác.

Nhà Triết học Tây phương đối với vấn đề bản thể chỉ có một thái độ nghiên cứu để nhận biết, nhà Phật đối với Chơn như Phật tánh thì tỏ ra một thái độ thọ dụng thực tế. Vì người Tham Thiền một khi được chứng nhập bản thể tức là kiến tánh thành Phật, ra khỏi sanh tử luân hồi, được sự thọ dụng lớn (tự do, tự tại vĩnh viễn), mục đích của người học Phật là vậy. Nên bất cứ Tông phái nào trong Phật giáo đều lấy pháp Thiền làm căn bản, đồng thời căn cứ theo pháp Thiền đó có thể khiến người kiến tánh hay không mà phân biệt cao thấp. Như Tiểu thừa dứt lục căn, phá ngã chấp mà lọt vào pháp chấp; Trung thừa phá pháp chấp mà lọt vào không chấp, ấy đều chưa thể chứng nhập bản thể, chẳng được kiến tánh thành Phật. Đại thừa Bồ tát phá không chấp (vô thỉ vô minh) rồi đạt đến cảnh giới tuyệt đối của thật tướng, phương pháp của Thiền tông là chẳng nhờ tất cả kinh nghiệm lý luận để đạt đến, mà chỉ là một phương pháp trực tiếp chứng nhập, gọi là Đốn ngộ thành Phật.

Xem Tiếp Trang Kế: Chương I: Cội Nguồn Truyển Thừa 
[[LỜI GIỚI THIỆU PHÁP MÔN TỔ SƯ THIỀN]]
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện 

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[01] 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
Sau khi chết, tánh thấy ở đâu 

Phật với chúng sanh, ai chủ ai khách? 

Tham thoại đầu có nhất thiết phải dùng một câu không?
Tập khí nhiều, làm sao mới dứt được? 

Chuyến đi thăm Chùa Cao Mân, Trung Quốc 04/08/1992 

Thường tự thấy lỗi mình, chớ nên thấy lỗi người 

Con người sau khi chết có linh hồn không? 

Cõi trời nhập định sao không được giải thoát? 

Mới tập tham, hay ngủ gục, phải làm saỏ 

Vua Khang Hy bị đánh hương bảng 

Hành giả tham thiền phải tu làm sao để thấu tam quan? 

Bốn điều kiện khẩn, thiết, miên mật, dung hoát của Bác Sơn 

Giải ngộ và chứng ngộ 

Thuyết tự nhiên và cái “Sẵn có” của Đức Phật giống nhau không 

Cách nhìn thoại đầu của ngài Nguyệt Khê
Còn nhục thân chưa hẵn là đắc đạo 

Tin tự tâm 100%, sao con tin không nỗỉ 

Bản thể tự tánh sau khi chết thế nào ? 

Linh tri tịch chiếu 

Thiền sư Nam Tuyền chém mèo, có tội không? 

Vừa tham thiền vừa trì chú, được không? 

Tại sao Tổ Triệu Châu niệm Phật một tiếng, súc miệng ba ngàỷ 

Bốn bè nguy hiểm, người tham thiền làm sao thấu quả 

Nghi tình phát khởi, cùng lý pháp thân tương ưng 

Thế nào làm cho thân Phật chảy máủ 

Làm sao phân biệt tà chánh? 

Nhìn thoại đầu như mèo rình bắt chuột 

Hỏi:   Nói “Tánh thấy không mất,”  vậy thân này sau khi chết, tánh thấy của con ở đâu?
Đáp:  Chớ nói đến sau khi chết, nay ông còn sống, đang ngồi ở đây, sở thấy rõ ràng trước mắt, nhưng tánh thấy của ông ở đâu? Ông hãy chỉ ra xem ! Lúc sống còn tự chỉ không được, nói chi sau khi chết, tôi làm sao chỉ ra? Chính Phật Thích Ca cũng chỉ không được. Tại sao? Vì tánh thấy chẳng phải vật, vốn không lay động biến đổi, làm sao có sanh diệt? Đã chẳng phải vật thì làm sao chỉ?
Do tánh con người ham tìm hiểu, muốn biết tất cả, nhưng chính cái cơ thể của mình còn không biết, những gì trước mắt mình cũng không biết. Ví như tôi nhìn vào móng tay của tôi, đâu thấy nó dài ra? Nhưng nhớ lại thì có dài hơn so với ba ngày trước, vậy nói “móng tay của tôi ba ngày dài một lần,” đúng không? Không. Tại sao? Móng tay tôi giây phút nào cũng đang dài, sự sanh trưởng đâu có lúc nào ngưng? Chính ngay hiện nay cũng đang dài, chỉ là tôi không biết thôi. Tóc, tế bào của cơ thể, có cái đang sanh, có cái đang diệt, mặt mũi của tôi cũng đang thay đổi, nhưng tôi có biết đâu ! Ấy gọi là cuộc sống hàng ngày đang thay đổi mà chẳng tự biết, còn muốn biết tới những gì ngoài cơ thể? Có ích lợi gì?
Cái biết của bộ não là tướng bệnh, cái biết của Phật tánh là tướng mạnh. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang ứng dụng cái biết của bộ não, thì cái biết của Phật tánh phải ẩn thôi. Nay chúng ta tham thiền, dùng nghi tình dẹp cái biết của bộ não, tức dẹp tướng bệnh;, khi nào hết bệnh, tướng mạnh mới hiện ra.

Cái biết của Phật tánh khắp không gian thời gian, chẳng chỗ nào không biết, chẳng lúc nào không biết, còn cái biết của bộ não rất hạn chế, lại không đúng với sự thật. Nay nói đến không gian thời gian, nếu phân tích nhỏ lại thì bộ não không biết. 

Ví dụ một ngày đêm có 24 giờ; một giờ chia thành 60 phút, một phút chia thành 60 giây, theo nhà Phật một giây chia thành 60 sát na . Nói “một sát na”thì bộ não còn có thể tưởng tượng được, nếu đem chia thêm ba lần nữa: một sát na chia làm 60A, 1A chia làm 60B, 1B chia làm 60C. Khi tôi nói đến “1C”trong hiện tại, đã trôi mất mấy mươi C rồi. Hiện tại đã không thành lập được thì bộ não làm sao biết? 

Nếu tôi đem chia thêm 30 lần, theo toán học, con số vẫn còn, nhưng bộ não đâu còn biết được thời gian thực tế nữa ! Tóm lại , hễ còn con số thì thời gian vẫn có, mà bộ não không biết được . Ấy là nói về thời gian.

Bây giờ nói về không gian: Tôi từng xem một quyển toán học xuất bản ở Hồng  Kông, trong đó nói đến một loại vi khuẩn dạng như chiếc dép cỏ, nay tạm gọi là “Con sâu dép cỏ,” loại vi khuẩn này thuộc đơn bào, phải dùng kính hiển vi mới thấy rõ. Về sự trưởng thành của no,ù cứ cách một ngày đêm là nứt thành hai con, ngày sau nữa thành bốn con, rồi thành tám con… Từ đời thứ nhất đến đời thứ 90 thì thể tích của nó là 1m3, đến đời thứ 130 thì thể tích bằng quả đất!  Chỉ cần trải qua 130 ngày, nếu chỉ có sanh mà không có sự  diệt,  thì thể tích của con sâu này bằng một quả đất, đến đời thứ 131 bằng hai quả đất!
Căn cứ theo lý này, nay thử đem con sâu có khối thể tích bằng quả đất này xẻ làm hai, rồi mỗi bên lại xẻ làm hai, cứ như thế xẻ đến lần thứ 130 thì thể tích của nó trở lại thành một đơn bào. Như vậy, theo toán học, đem con sâu ấy xẻ thêm 130 lần; con số vẫn còn, nhưng cơ thể của nó bộ não mình còn biết được không? Con số có thể tiếp tục thu nhỏ, nhỏ đến vô cực, còn việc không gian thời gian trước mắt đã hoàn toàn không biết được rồi.

Cho nên, có người hỏi: “Kiến tánh rồi đi về đâu?”Nếu có chỗ về thì chưa phải kiến tánh, vì không cùng khắp vậy.  Bây giờ ai muốn đạt đến tự do tự tại, làm chủ cho chính mình, chỉ có thực hành tham thoại đầu, chứ đừng tìm hiểu và hỏi ở  ngoài nữa, vì hỏi cũng vô ích. Tại sao vô ích? Như trong Kinh nói: Người mù hỏi người mắt sáng:  Mặt trời như thế nào? Người  mắt sáng diễn tả mặt trời  có tròn có nóng, vậy là đúng rồi, nhưng nếu người mù cho “tròn và nóng là mặt trời”thì sai; bởi vì đâu phải cái nào có tròn có nóng tức là mặt trời !  Nếu người mù căn cứ theo lời của người mắt sáng mà nhận biết  thì không đúng. (Người mù dụ cho người chưa kiến tánh, người mắt sáng dụ cho người đã kiến tánh).

Chớ nói  là người mù, nay người mắt sáng với người mắt sáng cũng vậy, tôi thường lấy thí dụ về mặt mũi của ông Trương: Tôi  quen biết ông Trương, còn quí vị thì chưa gặp qua lần nào, chưa biết mặt mũi ông ấy ra sao. Tôi diễn tả mặt mũi của ông Trương  như thế nào, cao thấp ra sao… mặc dù tôi nói rất giống, nhưng quí vị dẫu có gặp ở ngoài đường cũng đâu biết  người đó là ông Trương?  Vì lời nói  và thực tếù có khác. Chẳng phải do tôi diễn tả không đúng, nhưng muốn dựa vào lời nói của tôi để nhận biết  thì không  được. 

Nay chưa kiến tánh, đối với sở thấy của mình rõ ràng, mà năng thấy còn chỉ không được, dẫu cho tôi nói được, quí vị theo lời nói của tôi cũng đâu thể nhận biết được ! Vì thế cho nên, mục đích của chư Phật là muốn chúng ta trị hết bệnh mù, đích thân thấy, chứ đừng nghe lời người mắt sáng, bị người mắt sáng lừa.

Sự thật, người mắt sáng đâu muốn lừa chúng ta, chỉ tại mình cứ đuổi theo lời nói để nhận biết sự chơn thật. Nay chúng ta cũng như người mù, thấy cũng như không thấy, Đức Phật chỉ  hướng dẫn cách tu, để chúng ta tự trị hết bệnh mù, rồi tự thấy.

Hỏi:   Phật với chúng sanh, ai là chủ, ai là khách?
Đáp:   Tựï tánh bất nhị, không có chủ khách. Phật pháp chẳng lìa tự tánh. Lục Tổ nói “Lìa tánh thuyết pháp, ấy là tướng thuyết.” Chấp tướng mới có chủ có khách, còn căn bản của Phật pháp không có chủ khách không có tương đối. Tương đối là nằm trong nhất niệm vô minh.

Hỏi:    Có hai nhà Sư gặp nhau ở ngã ba đường, cùng hét lên một tiếng. Vậy ai là chủ, ai là   khách?
Đáp:   Đó là công án của chư Tổ. Nếu ngộ thì ngộ ngay lúc đó, nếu không thì phải giữ cái không hiểu, gọi là nghi tình, sau này sẽ được ngộ, Công án không phải để cho người ta giải. Vì sự giải thích đó không đúng, lại thành phỉ báng Tổ.

Hỏi:    Tham thoại đầu có nhất thiết phải dùng một câu không? hoặc có thể theo đó mà khởi nghi tình?
Đáp:   Nếu tham thoại đầu chỉ nhất định một câu thì chư Tổ chỉ dạy một câu là đủ. Thiền tông lần đầu tiên ra cuốn Truyền Đăng Lục có một ngàn bảy trăm công án, đều có thể tham được. Sau này đến bảy ngàn Tổ, bảy ngàn công án đều có thể tham. Nhưng mỗi người chỉ tham một công án, thấu được một công án thì thấu tất cả, vũ trụ vạn vật đều thấu. Lúc ngộ triệt để là đoạn dứt nghi căn, chẳng còn điều gì không biết. Tham thoại đầu và tham công án là một, chỉ là công án phức tạp hơn. Người nào thích hợp câu thoại nào, cảm thấy nghi nhiều thì tham câu đó. Đối với công án cũng vậy.

Hỏi:   Chúng con tập khí quá nhiều, vậy khi nào mới dứt được?
Đáp:   Nay hành giả tham thiền đừng để ý đến trừ tập khí, giữ được nghi tình thì tập khí có thể dứt dần, nhưng muốn dứt sạch phải kiến tánh mới được. 

Tham thiền chỉ có thể dứt những tập khí thô, còn tập khí vi tế phải sau khi kiến tánh rồi mới dứt. Nên sau khi kiến tánh phải qua sự bảo nhiệm để dứt tập khí thế gian và xuất thế gian.

Hỏi:  Xin Sư phụ kể về những câu chuyện hoằng pháp ở Thiền đường nước Mỹ và chuyến đi thăm vừa rồi ở Chùa Cao Mân Trung Quốc?
Đáp:  Nay tham thiền với mục đích phát hiện được chính mình, làm chủ cho mình được tự do tự tại. Chữ Phật nghĩa là tự giác giác tha, giải thoát cho mình và cho chúng sanh, còn về những vấn đề trên là không cần thiết, sau này khi có dịp tôi sẽ kể cho nghe.

Vừa rồi,, tôi có đi viếng thăm Chùa Cao Mân, và ở lại chùa một tháng từ ngày 04/08/1992 đến 04/09/1992. Ngài Trụ Trì Chùa có mời tôi làm Thủ Tọa. Ở đó, bất cứ cửa nào cũng đề bốn chữ “Chiếu cố thoại đầu.” CHIẾU là chiếu soi, CỐ là nhìn, tức nhìn chỗ thoại đầu, vừa nhìn vừa hỏi. Nếu không nhìn mà chỉ đề câu thoại để hỏi thì nghi tình dễ đánh mất, vừa hỏi liền mất; nếu vừa nhìn vừa hỏi thì nghi tình được kéo dài. Tham thiền chỉ cần vừa nhìn vừa hỏi, ngoài ra khỏi cần tìm hiểu, khỏi cần biết gì, bởi cái biết chẳng phải nghi tình, chẳng phải tham thiền.

Ở Chùa Cao Mân, ngày thường cũng đả Thiền thất. Vào mùa đông thì liên tục mười thất. Đáng lẽ ngày thường đã là thiền thất rồi, tại sao mùa đông lại tổ chức liên tục mười thất? Bởi vì bình thường mỗi ngày chỉ có mười bốn nén hương, đến mùa đông là hai mươi nén hương một ngày: Bắt đầu từ 4 giờ 30 sáng đến 11 giờ khuya mới nghỉ, công phu như thế được miên mật và tinh tấn hơn, nên trong Thiền thất có nhiều vị Tổ sư khai ngộ.

Nay chúng ta chỉ khi đến Thiền đường mới đả thất, còn ở nhà thì không đi hương tọa hương đúng theo qui định, và ở nhà tất nhiên giải đải hơn, muốn tham cũng được, không tham cũng được, chẳng ai bó buộc và khích lệ. Còn những người ở Thiền đường, không vào thiền thất là không được, hằng ngày đều như thế, mùa đông càng phải dụng công hơn. Sự thật thì khi tập trung đả thất, mặc dù chi phí tốn hao nhiều, nhưng lợi ích cũng nhiều, không uổng cho sự tốn hao. Vì thế ngài Lai Quả khuyên chúng nên tu trong Thiền đường, không nên ở chùa tư.

Về thời khóa tu tập của Chùa Cao Mân, quí vị xem cuốn Tham Thiền Phổ Thuyết của ngài Lai Quả để biết thêm. Trong cuốn Tham Thiền Phổ Thuyết tôi có sửa lại đôi điều sai, vì khi tôi hỏi, mới biết là có sự chênh lệch so với nguyên bản của ngài Lai Quả, đó là do sự sai sót khi in ấn, nên tôi đã lọc bỏ ra những phần không phải của Ngài. 

Ngài Lai Quả kiến tánh ở Chùa Kim Sơn, ngài Hư Vân kiến tánh ở Chùa Cao Mân. Nay chỉ có Chùa Cao Mân giữ được pháp môn Thiền tông, nối theo ngài Lai Quả, còn Chùa Kim Sơn đã trở thành khu du lịch, trong Thiền đường chỉ có hai cụ  già  tham thiền mà thôi. 

Vì lẽ đó, ngài Lai Quả nói “Pháp Thiền ngày nay tựa như sợi chỉ treo ngàn cân, không biết ngày nào sẽ đứt,” nên tôi phát nguyện chuyên hoằng Tổ Sư Thiền này. Hoằng dương Tổ Sư Thiền rất khó, vì người ta không tin tự tâm. Phải tin tự tâm 100%, mới có thể nhận được bản tâm của mình. 

Người đời nay đa số tu theo Giáo môn, học theo Giáo môn là muốn giải, còn Tổ Sư Thiền không cho giải, vì hễ giải là hết nghi. Cho nên, nhiều vị sau khi kiến tánh, nói:”Tôi không trọng thầy tôi ở chỗ đạo đức, văn chương, chỉ trọng chẳng vì tôi nói trắng ra,” vì nói trắng ra là chẳng thể ngộ.

Hỏi:    Thời nay, nhiều vị tu hành rất cống cao ngã mạn, tự ăn cắp học thuộc lòng một số ngữ ngôn kỳ đặc của Tổ sư, cho là vốn liếng của mình, đi khắp nơi đả phá cái này cái kia, làm trò cười cho thiên hạ. thậm chí đem ra chỉ trích pháp dạy của Phật, của Tổ, cho là không đúng, phải làm theo cách bày đặt của họ mới là đúng …  Con mong Sư phụ từ bi khai thị, mở mắt cho những kẻ ngông cuồng ngạo  mạn này.

Đáp:  Học Phật pháp phải biết nhân quả, nhân nào quả nấy, ai tạo nấy chịu. Lục Tổ trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói:”Thường tự thấy lỗi mình, chớ nên thấy lỗi người.” chánh pháp phải phá ngã chấp, cứ thấy lỗi  của người khác tức còn ngã chấp. 

Những người tham thiền cần lo cho mình được mau kiến tánh, không cần biết tới lỗi của người khác, ấy là ý của chư Tổ dạy như thế. Hễ giữ được nghi tình, tự nhiên không thấy lỗi của người khác. Hãy lấy thân mình làm mô phạm cho người khác noi theo. Khỏi cần nói, cứ làm cho đúng,vì có nói cũng vô ích, người ta có chịu nghe đâu ! Mặc dù mình không nói, nhưng người khác nhìn thấy cũng biết. Phải thường thấy lỗi của mình, chẳng thấy lỗi người khác là được.

Hỏi:  Có người cho rằng: Vấn đề cúng thất sau khi chết cho linh hồn được siêu thoát, vậy có hay không? Cũng có thuyết cho rằng “Con người sau khi chết không có linh hồn, sở dĩ mọi người cúng bái chỉ để làm kỷ niệm đưa người quá cố đi thôi,” đúng hay sai?
Đáp:  Phật pháp nói về “Tam thừa,” nếu nói rộng hơn nữa là có Ngũ thừa, tức ngoài Tam thừa ra, thêm nhơn thừa và thiên thừa. Ví như Khổng Tử Trung Quốc quý trọng về nhơn thừa. Phật giáo cũng vậy, dạy người đời giữ gìn ngũ giới, trở thành người công dân tốt, có ích lợi cho xã hội, cho nước nhà.

Tại sao Đức Phật chia làm ngũ thừa? Vì căn cơ trình độ của mọi người khác nhau. Để phù hợp cho mọi căn cơ, nên nói có ngũ thừa. Như hiện nay tôi hoằng dương Tổ Sư Thiền, thuộc Tối thượng thừa, cũng có người hoằng dương Đại thừa, hoặc Trung thừa, hoặc Tiểu thừa, Nhơn, Thiên thừa… chỉ cần mỗi người theo đúng bổn phận của mình, theo đúng tông chỉ của Phật là đủ . 

Tôi chỉ chuyên hoằng Tổ Sư Thiền, ngoài ra không biết tới, cũng chẳng thể can thiệp. Sở dĩ nói mạt pháp, vì nghiệp lực của chúng sanh đã là như thế, dẫu cho hằng sa chư Phật, Bồ tát cũng không thể sửa đổi, Phật Thích Ca trở lại cũng chẳng thể sửa lại định nghiệp của chúng sanh. 

Đức Phật có ba việc không làm được: 

1/ Chẳng thể độ người không có nhân duyên. 

2/ Chẳng thể sửa lại định nghiệp của chúng sanh, vì nhân nào quả nấy.

3/ Chẳng thể độ hết chúng sanh. 

Cho nên, mọi người cứ làm đúng bổn phận của mình, là tuân theo lời dạy của Phật.

Trong Phật pháp có thất chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức xoa, Sa-di, Sa-di-ni (Năm chúng xuất gia), Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di (Hai chúng tại gia). Mỗi mỗi đều có bổn phận riêng, cho đến xã hội cũng vậy: Làm cha có bổn phận của người cha, làm mẹ có bổn phận của người mẹ, làm con có bổn phận của người con, làm chồng có bổn phận của chồng v.v… nếu người nào cũng làm tròn bổn phận của mình thì xã hội yên tịnh, thiên hạ thái bình.

Hỏi:   Cõi trời nhập định tại sao không được giải thoát?
Đáp:  Do còn chấp ngã nên không giải thoát được. Người tu đến Cõi Phi tưởng phi phi tưởng, thọ mạng tám muôn đại kiếp, thuộc về Vô Sắc Giới, chẳng còn sắc thân, nhưng vì chấp a-lại-da thức là ta, nên vẫn chưa ra khỏi luân hồi, chẳng thể giải thoát.

Đã theo chánh pháp phải phá ngã chấp, thời gian nhập định lâu chưa phải đã giải thoát. Ví như ngài Huệ Trì, sư đệ của ngài Huệ Viễn, ở Lư Sơn từ giã Sư huynh, đi vào tỉnh Tứ Xuyên. Trên đường đi thấy có một cây rất cao to, lại có chỗ trống rổng bên trong, bèn chui vào trong nhập định, sau đó lỗ chui bị bít, người ngoài chẳng ai hay. Trải qua một thời gian, do sấm sét khiến cây bị chẻ ngã, ngài từ trong bọng cây té nhào ra, tóc dài quấn cùng thân thể, nhưng vẫn chưa xuất định. Dân làng xung quanh lúc đầu tưởng ngài đã chết, vì thấy còn hơi ấm mà chẳng cách nào khiến tỉnh lại, bèn chở vào kinh thành báo với vua. Vua sai Thiền sư khiến cho xuất định, hỏi: 

- Pháp sư nhập định lúc nào?
- Mới hồi nãy.

Xong ngài hỏi lại:”Sư huynh tôi là Huệ Viễn, lúc này còn ở Lư Sơn không?”
Mọi người tính ra mới biết ngài nhập định đã bảy trăm năm. Vua hỏi:
- Nay pháp sư có mong muốn gì không?
Đáp: Không. 

Vua nói: Trẫm ban cho chùa chiền để làm Trụ  trì?
Ngài từ chối, chỉ xin được trở về núi.

Việc trên chứng tỏ, nhập định trải qua bảy trăm năm, cũng đâu có ích lợi gì ! Nên ngài Lục Tổ nói:”Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”.

Hỏi:  Khi nổi lên tâm không biết để nhìn, đó có phải là hầm sâu đen tối không?
Đáp:  Chỗ không biết tức đen tối, chỉ cần giữ cái không biết, gọi là nghi tình, vừa nhìn vừa hỏi câu thoại để tăng cường nghi tình, đến một ngày kia khỏi cần hỏi cũng giữ được nghi tình, lúc đó không hỏi cũng được. Ví như ngài Nguyệt Khê chỉ có nhìn mà không hỏi, hai năm đã kiến tánh.

Hỏi:   Người mới tham thiền, hay ngủ gục, vậy phải làm sao?
Đáp:  Trong Thiền đường có ban chức sự, có người tuần hương. Hễ đông người thì nhiều người đi tuần, ví như hai trăm người tham gia thì có từ hai đến bốn vị tuần hương. Gặp người buồn ngủ, vị tuần hương dùng cây hương bảng đánh nhẹ trên vai cho thức.

Lần này tôi đi thăm Chùa Cao Mân, nghe được một câu chuyện như sau:
Khu đất Chùa Cao Mân là do vua đời nhà Tùy ban cho, đến đời nhà Thanh, đã hơn một ngàn năm, Vua Khang Hy có dựng một hành cung trong chùa, cổ tích đó đến nay vẫn còn.

Vua Khang Hy đến viếng Chùa sáu lần, mỗi lần đều vào Thiền đường tọa hương với tăng chúng. Trong Thiền đường có hai chỗ ngồi, một bên dành cho Thủ Tọa, và một bên cho Duy Na. Thủ tọa và Duy na đều có cây hương bảng để sử dụng khi chúng phạm lỗi. Một lần, Vua  đang ngồi thiền, thình lình bị Duy Na dùng hương bảng đánh trên vai ba cái, Vua tức giận trong bụng, nhưng vì qui củ của Thiền đường không được lên tiếng. Đến khi xả thiền, vua tìm gặp Trụ trì bảo: 

- Hồi nãy sao vị Duy Na dám đánh Trẫm?
Trụ trì mời Duy Na đến hỏi nguyên do, Duy Na nói:
- Vào Thiền đường là phải nhất tâm tham thiền. Thần thấy tâm Vua đang nghĩ  đến cung phi, không có tham Thiền, nên đánh thức để trở về với tham thiền”
Vua bị nói trúng, chẳng những không giận, còn kính phục vị Duy na. 

Câu chuyện trên được ghi trong lịch sử của Chùa Cao Mân: Vua Khang Hy viếng chùa sáu lần, vua Càn Long chín lần.

Cho nên, dùng hương bảng đánh trên vai là để cho những người buồn ngủ thức giấc. Cũng có người nghi tình nặng, trông bề ngoài giống như buồn ngủ, khi hương bảng đánh xuống, khiến liền ngộ. Ngoài ra, người tuần hương thấy ai ngó qua ngó lại cũng đánh, nói chuyện cũng đánh, nhưng đánh mạnh hơn; ấy là trách nhiệm của người tuần hương.

Hỏi:  Hành giả tham thiền phải tu làm sao để thấu Tam quan?
Đáp:  Đó tùy thuộc vào chính mình. Cũng như ngài Cao Phong Nguyên Diệu Thiền sư trong Thiền Quan Sách Tấn nói:”Nếu nghi tình của mình nặng như cục đá lớn từ trên đỉnh núi rơi xuống biển, chẳng một sự chướng ngại nào, trong bảy ngày đêm mà không kiến tánh, thì Cao Phong ta sẽ đọa địa ngục A-tỳ , bị cắt lưỡi vì tội nói dối.” Nếu hành giả tham thiền dụng công đến mức như ngài Cao Phong nói trên, trong bảy ngày đêm cũng có thể kiến tánh.

Trong lịch sử Thiền tông có Thiền sư Phật Đăng, trong tứ oai nghi chỉ ứng dụng một oai nghi là đi, không đứng, không nằm, không ngồi. Ăn cũng đi, uống cũng đi, ngày đêm như thế, đi đến mệt rồi, dựa vào vách tường ngủ mê lúc nào chẳng hay, đến khi thức giấc, tự mình đánh mình, rồi không đi gần vách tường nữa. Đi mãi tham mãi, đến 49 ngày kiến tánh. 

Công phu của chúng ta nếu được như ngài Phật Đăng thì 49 ngày cũng được kiến tánh, nhưng việc này bắt chước không được.

Hỏi:  Ngài Bác Sơn nói về công phu tham thiền có bốn điều kiện: Khẩn- thiết- miên mật- dung hoát. Xin Sư phụ khai thị về bốn điều kiện trên.

Đáp:  Ở trên tôi có nói đến cách “nhìn,” vừa nhìn vừa hỏi. Cái nhìn đó khiến cho miên mật; giữ được nghi tình là do khẩn thiết, nhất là thống thiết về sanh tử. Bởi vì không biết mình sẽ chết vào tối nay hay ngày mai, nay chưa chết phải giải quyết vấn đề này. Ai cũng sợ chết, nhưng sợ vẫn phải chết. Nên phải khẩn thiết như thế.

Nghi tình là không biết, không biết thì chẳng dính mắc với ngoại cảnh, không để cho người khác làm chủ cho mình.; người khác khen ngợi mình cũng không biết, chê cười cũng không biết,  khen ngợi cũng chẳng vui, chửi mắng cũng không buồn… Tất cả việc gì đều không dính dáng đến mình, chẳng có chướng ngại, gọi là dung hoát. Dung là dung thông, hoát là trống rỗng, chẳng gì dính mắc. Hễ giữ được nghi tình thì tự nhiên như thế. Nếu không, chắc chắn phải bị dính mắc cái này cái kia.

Hỏi:  Sự hiểu biết của phàm phu là do bộ não, chính bộ não nghiên cứu nhiều, hiểu biết nhiều, nên chúng sanh mới bị đọa tam ác đạo, phải không?
Đáp:  Ở Mỹ, tôi có ra một bài “Phật pháp với khoa học,” mặc dù nay nói “chấm dứt tác dụng của bộ não,” nhưng chỉ là phương tiện. Như hôm qua tôi nói:”lục căn, kiến văn giác tri đều là tác dụng của bộ não.” Ngài Nguyệt Khê thí dụ:
Kiến văn giác tri là binh lính của bọn cướp, lục căn là binh khí của vua cướp, vô thỉ vô minh là vua cướp. Tiểu thừa ví như tịch thu binh khí của bọn cướp. Binh khí dù bị tịch thu, nhưng vẫn có thể sắm lại. Trung thừa ví như giết hết binh lính cướp, cho là đã yên ổn, chẳng biết đó chỉ là tạm thời thôi, vì còn vua cướp (vô thỉ vô minh), có thể chiêu binh mãi mã, hoạt động trở lại. Nay tham thiền ví như chẳng tịch thu binh khí của bọn cướp, cũng chẳng giết hại lính cướp, mà lợi dụng lính cướp, cầm binh khí của họ để bắt vua cướp. Vua cướp bắt được rồi, thì lính cướp trở thành lính chính qui của nhà nước.

Cho nên, chỉ cần phá được vô thỉ vô minh, tất cả tương đối đều thuộc về tự tánh, đều biến thành tuyệt đối. Nay cuộc sống hàng ngày là do lục căn làm chủ; khi kiến tánh rồi, Phật tánh làm chủ, bộ não chỉ là đầy tớ thôi. Phật tánh sai khiến bộ não làm việc, chỉ làm điều lành, không làm việc xấu. Còn do bộ não sai khiến thì hay làm việc xấu vậy.

Hỏi:   Trong sự khai thị của Sư phụ, hoặc trong lúc coi kinh, bất thần rồi con ngộ, vậy sự ngộ này ở nơi quyền trí hay Chơn trí?
Đáp:  Ngộ có giải ngộ và chứng ngộ. Trong lúc xem kinh, thình lình hiểu được nghĩa kinh là giải ngộ, chẳng phải chứng ngộ. Chứng ngộ chẳng có nghĩa lý, chỉ là hiện ra bản thể của Phật tánh khắp không gian thời gian. Giải ngộ vì còn nằm trong tương đối, nên đối với sự giải thoát cũng không ích lợi gì.

Hỏi:  Trong các sách nói về nguồn gốc sinh ra vũ trụ con người, có các thuyết đa nguyên, nhị nguyên hoặc nhất nguyên, mà đa số chấp nhận về thuyết tự nhiên. Theo lời Phật dạy thì vũ trụ vạn vật là duy tâm sở tạo, mà tâm này lại sẵn có. Từ đó con thắc mắc: cái “sẵn có”của Đức Phật nói, với cái thuyết “tự nhiên”của học thuyết bên ngoài giống nhau không? 

Đáp:  Triết học phương Tây có nhất nguyên và nhị nguyên luận, còn Phật Thích Ca nói  “vô thỉ,” tức chẳng có sự bắt đầu: vũ trụ vạn vật, núi sông đất đai, tất cả đều không có sự bắt đầu. Nếu không có sự bắt đầu thì nhất nguyên, nhị nguyên cũng không . Chẳng có sự bắt đầu tức vô sanh, vốn chẳng có sự sanh khởi.

Nếu nói “tự nhiên,” cũng phải có sự sanh khởi của tự nhiên; nói “nhân duyên”cũng phải có sự sanh khởi của nhân duyên, nên Kinh Lăng Nghiêm nói “Phi nhân duyên, phi tự nhiên.” Vì bản thể của Phật tánh khắp thời gian, nếu có sự sanh khởi tức chẳng cùng khắp, và bắt đầu từ thời gian nào? trước sự bắt đầu có thời gian hay không? 

Nói đến có khác hay không, ấy là tư tưởng chấp thật, cho sự sanh khởi là tự nhiên. Nên hiện nay các nhà khoa hoc, nhà bác học muốn tìm sự sanh khởi của vũ trụ, nhưng chưa thể giải quyết được. Mà theo lập trường của nhà Phật, ý muốn đó là ngu si.

Hỏi:   Tại sao ngài Nguyệt Khê nhìn thoại đầu được?
Đáp:   Nói “nhìn thoại đầu,” “khán thoại đầu,” “chiếu cố thoại đầu”đều giống nhau. Tham là nghi, khán thoại đầu, chiếu cố thoại đầu cũng là nghi, là không hiểu không biết. Căn cơ trình độ của ngài Nguyệt khê, chúng ta làm không được. Lúc ngài chưa biết cách tham thiền, cứ đi tìm mãi và hỏi thăm hoài; đến khi nghe nói ngài Thiết Nham dạy tham Thiền ở núi Ngưu thủ, lúc đó gần nửa đêm, ngài liền lên đường, không  đợi trời sáng, tâm ngài khẩn thiết như thế. 

Lại , công phu của ngài nhìn vào thoại đầu, quên cả sự ăn uống ngủ nghỉ. Lúc đó Ngài chỉ có 22 tuổi, quên ăn quên ngủ đến nỗi chỉ còn da bọc xương, nên chỉ trong vòng hai năm là kiến tánh. Thời nay có ai hành được như ngài không? Dù chúng ta làm không được, nhưng có đi ắt có đến, đi nhanh hay chậm; trước sau cũng sẽ đến, chỉ e rằng bị lạc vào lối rẽ thôi! 

Hỏi:  Tại sao hành vi của chư Tổ chẳng khác người thường, chẳng có sự siêu xuất nào?
Đáp:  Hành vi và lời nói của Chư Tổ đều có tác dụng độ chúng sanh. Lịch sử Thiền tông có một công án: Có một vị Tổ đã kiến tánh triệt để, sắp lâm chung, ngài cứ lăn lộn và la làng như vẻ đau khổ lắm, thị giả của ngài tưởng thiệt, hỏi:
- Xưa nay Thầy vốn hiện đủ thứ thần thông, hôm nay sao lại như thế?
Tổ liền ngồi dậy, nói:
- Ngươi làm thị giả của ta, suốt ngày bên cạnh ta, còn không tin tưởng ta, vậy thì người khác làm sao tin ta?
Mắng xong ngồi ngay thị tịch luôn. Vì ngài biết vị Thị giả ấy chưa đủ lòng tin, nên thị hiện như thế.

Ngài Nguyệt Khê cũng vậy, Phật Thích Ca cũng vậy. Trong Kinh Duy Ma Cật, Phật thị hiện có bệnh, sai A Nan đi xin sữa, A Nan đứng trước cửa nhà giàu xin sữa, bị  ngài Duy Ma Cật quở, bảo hãy quay về, không nên xin nữa. 

A Nan nói:”Chính tôi nghe rõ Đức Phật bảo đi xin sữa !”
Duy Ma Cật nói:”Hãy mau quay về, nếu bị người khác thấy được, nhất là ngoại đạo, họ sẽ nghĩ rằng Phật Thích Ca đã thành Phật rồi, còn bệnh hoạn sao !”
Sau khi A Nan thuật lại lời của Duy Ma Cật thì Đức Phật nói là đúng. Thế thì tại sao Phật lại sai A Nan đi xin sữa? Vậy có mâu thuẩn không? Đó cũng vì muốn độ chúng sanh. Cho nên, không thể dùng sự hiểu biết của mình để đoán mò, ấy là sai.

Hỏi:  Con nghe nói ở Chùa Đậu Hà Nội, có hai chú cháu Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, hơn ba trăm năm mà nhục thân vẫn còn, vậy hai vị đó đã đắc đạo chưa?
Đáp:  Mặc dù để lại nhục thân, nhưng không thể chứng tỏ là kiến tánh. Năm 1974, tôi đi viếng thăm các chùa ở Thái Lan, cũng có nhiều vị để lại nhục thân, những vị đó đều chưa phải kiến tánh. Ở Đài Loan có Pháp sư Từ Hàng thuộc Giáo Môn, cũng để lại nhục thân nhưng chưa kiến tánh. 

Người tham thiền chỉ cần đáp được một  chuyển ngữ: Chư Tổ đã kiến tánh hỏi người chưa kiến tánh, người đó chỉ cần đáp được một chuyển ngữ, chứng tỏ đã kiến tánh là được ấn chứng, gọi là “truyền tâm ấn.” Tại sao gọi là chuyển ngữ? Chuyển tức không có sở trụ; vì bản thể của Phật tánh vô trụ, lời nói của chư Phật chư Tổ đều là vô trụ, nên gọi là chuyển ngữ.

Có một ngoại đạo hiện đủ thứ thần thông trong mười mấy năm, người đời đồn xa, có người đem câu chuyện kể cho một vị Thiền sư nghe, vị đó chẳng ngó ngàn tới. Khi ngoại đạo đó chết, đem thiêu được nhiều xá lợi, có người lại đem việc này nói với Thiền sư, Thiền sư nói:”Xá lợi nhiều cách mấy, không bằng đáp cho tôi một chuyển ngữ.” Do đó, xá lợi nhiều không thể chứng tỏ là đã kiến tánh.

Hỏi:  Sư phụ nói phải tin tự tâm 100%, sao con tin không nỗi?
Đáp:  Vì nay tiếp xúc cái nào cũng có thật chất, nên khó tin. Tôi thường dùng mở mắt chiêm bao và nhắm mắt chiêm bao để thí dụ, từ nhắm mắt chiêm bao sẽ tin được mở mắt chiêm bao: 

- Đang ở trong nhắm mắt chiêm bao cũng là tin không nỗi, đến chừng thức tỉnh rồi, không tin cũng không được, đối với mở mắt chiêm bao cũng vậy. 

Lời dạy của Phật chúng ta cũng tin không nỗi, nên mới cần tu hành; vì người tin không nỗi, nên phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp. Do đó, Kinh Pháp Bảo Đàn nói:”Mê trải qua nhiều kiếp, ngộ chỉ một sát na.” Cho nên ở trong Phật pháp, tâm chấp nặng chừng nào thì kém chừng nấy, tâm chấp nhẹ thì cao, chứ không phải thông minh lanh lợi là cao, ngu si là thấp. Ngược lại, người ngu si dốt nát do tâm chấp nhẹ, lại thành cao; người thông minh chính do sự lanh lợi khiến thành thấp. Ví như trường hợp Tự Hồi Thiền sư, vốn là người dốt nát, sau khi kiến tánh rồi dạy lại những người thông minh lanh lợi. 

Hỏi:  Hành giả tham thiền vì còn chấp thân ngũ uẩn, nên chưa thể ngộ nhập bản thể của mình. Sau khi chết, tứ đại tan rã rồi, trở lại bản thể tự tánh, lẽ ra phải ngộ nhập tự tánh, chớ sao lại phải trôi lăn nhiều kiếp?
Đáp:  Tôâi thường nói “chánh nhân đã gieo thì chánh quả sẽ đến.” Thân tứ đại này vì có lay động nên có biến đổi, tan rã rồi mất. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói đến tánh thấy, gọi là kiến tinh, chẳng lay động biến đổi, nên không tan rã và biến mất.

Tánh thấy chưa phải là Tự tánh còn chẳng có tan rã, sự dụng của Tự tánh luôn ứng dụng khắp không gian thời gian, không bao giờ gián đoạn, chúng ta ứng dụng nó cũng dùng, không ứng dụng nó cũng dùng, (Sư phụ ví dụ như cảm giác của lớp da qua sự búng, xem lại trang 407 quyển thượng), mặc dù thân tứ đại tan rã, nhưng có sao đâu ! Chính tánh thấy còn tồn tại vĩnh viễn, đâu có bị đánh mất !
Hỏi:  Thế nào là linh tri tịch chiếu?
Đáp:  Nay ông chưa kiến tánh, nhưng linh tri của ông cũng đang tịch chiếu. Tại sao? Vì bản thể khắp thời gian. Ông biết nó cũng dùng, không biết nó cũng dùng; muốn dùng nó cũng dùng, không muốn nó cũng dùng. Dù ông bây giờ không biết, nhưng linh tri của ông vẫn đang tịch chiếu, vẫn thường chiếu soi, như ánh sáng mặt trời, không lúc nào ngưng.

Ban đêm chúng ta không thấy ánh sáng mặt trời, nhưng chẳng phải mặt trời ngưng chiếu;  ban ngày có mây đen che khuất, cũng chẳng phải ánh sáng mặt trời ngưng chiếu. Ví như người mù không thấy ánh sáng mặt trời, đâu phải do mặt trời bỏ sót không chiếu tới? 

Móng tay của ông đang dài ông còn chưa biết tới, huống là linh tri vốn chẳng thể thấy biết ! Cho nên, phải tin tự tâm, sức dụng của tự tâm đang dụng ra, đang tịch chiếu, chỉ tại chính mình không hay biết thôi. Đó là bởi tác dụng của bộ não, nay tham thiền quét sạch hết tất cả tác dụng của bộ não, thì linh tri tịch chiếu tự động hiện ra, khắp không gian, thời gian.

Hỏi:  Các vị Tổ dùng cơ xảo để độ chúng sanh, như ngài Qui Tông chém rắn, Nam Tuyền chém mèo, đoạn mạng chúng sanh như thế có bị nhân quả không?
Đáp:  Nay mình chưa đến chỗ đó, chỉ dùng ý thức phân biệt suy lường không thể biết được. Ví như sự sát sanh, phải có sự sanh tử mới có sự sát sanh, người chứng quả rồi rõ ràng chẳng còn việc sanh tử. Vốn đã chẳng có sự sanh để cho sát thì làm sao có sự sát sanh?  Ấy chỉ là do bộ não suy ra lý này, thật ra, dùng ý thức của mình đoán mò hành vi của chư Tổ, cho đó là đúng cũng có lỗi, cho là không đúng cũng có lỗi; đúng và không đúng là đối đãi, lọt vào nhị biên, còn tương đối, nằm trong năm thứ ác kiến. Bản thể của Phật tánh tuyệt đối, còn việc làm của chư Tổ vô trụ, việc này phải đợi khi tự ngộ rồi mới biết, chưa ngộ mà bắt chước việc làm của Tổ thì không được. Lại nữa, công phu chưa đến chỗ, dù chỉ còn thiếu một chút, mà dám cho là phải như thế, như thế, là phải chịu nhân quả. Công án “đi tiêu ngược”của Sơ Sơn sau đây chứng minh điều đó:
*Ngài Hương Nghiêm là vị Tổ kiến tánh triệt để, còn Sơ Sơn kiến giải cũng rất cao. Sơ sơn phê bình Hương Nghiêm có chỗ chưa đúng, Hương Nghiêm hỏi:”Vậy phải làm sao mới đúng?”Sơ Sơn bảo Hương Nghiêm phải đảnh lễ rồi mới chịu nói. Hương Nghiêm làm theo lời, Sơ Sơn nói ra, Hương Nghiêm bảo:
- Ông nói như thế, nay tôi thọ ký cho ông phải tiêu ngược trong ba mươi năm .” 

Đúng như lời Hương Nghiêm, Sơ Sơn ói ra phân trong hai mươi bảy năm mới ngộ. Sau khi ngộ, mặc dù không còn ói ra phân, nhưng vì muốn làm đúng theo lời Hương Nghiêm, mỗi lần ăn vào cứ ói ra thức ăn chứ không phải ói ra phân nữa.

Cho nên, hễ công phu chưa đến mức, không thể dùng ý thức đoán mò, đoán bậy mà phải trả quả báo, có hại chứ không có ích. Nay cứ đề câu thoại đầu khởi nghi tình hỏi tới mãi, ngoài ra không biết tới là tốt nhất, đến khi nào ngộ mới biết.

Hỏi:   Vừa tham Thiền vừa trì chú để chóng qua nghiệp lực, có được không?
Đáp:  Bản thể của tự tâm như hư không, không giới hạn, không bờ bến, tất cả năng lực đều sẵn sàng, chẳng có gì ở ngoài hư không. Tham thiền là phát hiện cái dụng của tự tâm, nay tự mình tạo ra sự hạn chế, rồi nói là dùng trì chú để giải tỏa sự hạn chế đó, vậy có được không? Tôi đã nói là “đừng tạo nữa!”Nay trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cứ tạo mãi, mục đích tham thiền là muốn ngưng sự tạo tác, thì tất cả đã sẵn sàng, chẳng còn thiếu sót. Tâm là hư không, hư không là tâm, cứ nhìn thẳng câu thoại đầu thì ngăn được tâm không tạo, cuối cùng hiện được sức dụng vô lượng vô biên của tự tâm.

Hỏi:  Tại sao Tổ Triệu Châu nói:”Lão tăng niệm Phật một tiếng phải súc miệng ba ngày “?
Đáp:  Tông phái nào đều muốn người tu nhất môn thâm nhập, để mau được thành tựu. Niệm Phật thuộc tông Tịnh Độ, Thiền tông chỉ cần giữ được nghi tình, không nên xen vào cái khác khiến bị chướng ngại, do đó không cho niệm Phật nơi Thiền đường. Đó chẳng phải bài xích niệm Phật, chỉ là muốn đi vào chuyên tu để mau đạt đến kiến tánh. 

Hỏi:  Ngài Bác Sơn nói đến chỗ ”Trước mặt là hầm sâu muôn trượng, sau lưng lửa cháy, hai bên rừng gai,” xung quanh đều nguy hiểm, hành giả Tổ Sư Thiền làm sao qua được?
Đáp:  Ngài Lai Quả cũng có thí dụ:”Sau lưng thì có người chỉa súng, một bên là nước, một bên là lửa, trước thì chông gai, tiến thối đều không được, rất khó.” Nếu dùng ý thức phân biệt thì chẳng thể qua được, nay không dùng ý thức phân biệt, chẳng biết đến bốn phía đều chướng ngại, chỉ đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình thì tự nhiên qua được. Tôi nói cụ thể hơn: Trong Thiền tông gọi là “Vô môn quan,” tức quan ải không cửa, vậy làm sao đi qua? Tứ phía đều là tường đồng vách sắt, qua bằng cách nào? Nhưng phải qua được mới xong. Chỗ này phải ngưng tất cả ý thức phân biệt, nhờ nghi tình mới có thể đi qua được.

Hỏi:  “Nghi tình phát khởi, cùng lý pháp thân tương ưng”là thế nào?
Đáp:  Nghi tình phát khởi là sự thực hành, nếu thực hành đúng pháp, tự nhiên sẽ đến nơi. Nói “lý pháp thân tương ưng,” vậy pháp thân là gì? Pháp thân vô hình tướng, không số lượng, là bản thể của Tự tánh, phải công phu đến đó mới tự thấy, chứ không thể diễn tả. Pháp thân còn chẳng thấy, nói gì lý pháp thân? 

Chư Tổ từ bi, muốn chúng ta tin tự tâm nên đặt ra đủ thứ phương tiện, nay đã tin thì không cần truy cứu nữa. Thật ra, nếu có cái lý thì chẳng phải pháp thân, vì pháp thân bất nhị, có hợp lý hay không hợp lý là nhị, nên Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm nói:”Phàm là lời nói đều chẳng có nghĩa thật.” Chẳng thể nhờ lời nói diễn tả thực tế, huống là pháp thân vốn vô hình tướng số lượng ! 

Phải thấu rồi mới biết có tương ưng hay không, nay thấy còn chưa thấy, làm sao biết có tương ưng hay không? Nên  ngài Lai Quả nói: “Tôi chỉ nói chỗ hành, còn sự thấy phải tự đến rồi sẽ thấy.”
Hỏi:   “Sắc không bất nhị”có phải là công án chung trong Thiền tông?
Đáp:  Công án của chư Phật chư Tổ là muốn chúng ta trực nhận bản tâm, những người chấp tâm nhẹ nhận theo kinh liễu nghĩa, những người chấp tâm nặng thì nhận theo kinh bất liễu nghĩa, liễu nghĩa với bất liễu nghĩa là tương đối. Còn Thiền tông gọi là Giáo ngoại biệt truyền, liễu nghĩa bất liễu nghĩa đều quét sạch. Như tôi thường nói:”Hư không sẵn sàng,” vốn chẳng phải chơn hay giả, nay lập ra chơn không thì có cái giả không để tương đối, ấy chỉ là do tâm vọng tạo. Khi chưa tạo, tánh không vốn sẵn sàng, cho nên, bây giờ phải thực hành thôi, sau này sẽ tự ngộ.

Hỏi:   Thế nào là “làm cho thân Phật chảy máu”? Đục tượng có phải khiến thân Phật chảy máu không?
Đáp:  Hồi thời Phật, có ngoại đạo từ trên cao liệng cục đá xuống chân Phật khiến chảy máu. Nay Đức Phật đã nhập Niết bàn, những hành động phỉ báng Đại thừa, hư tiêu tín thí, phá hoại luật nghi, cuồng vọng thuyết pháp là khiến thân Phật chảy máu.

Hỏi:   Sư phụ dạy “khi nào có thắc mắc, nên hỏi các vị lão tham,” vậy làm sao phân biệt cách dạy của những vị lão tham là đúng, hoặc chỉ là khẩu đầu thiền?
Đáp:  Tôi có giải thích điều này ở phần sau cuốn Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa, rất dễ phân biệt chánh tà: Chấp thật là tà, phá chấp thật là chánh; chấp ngã là tà, phá ngã chấp là chánh. Chỉ cần phân biệt được điểm này đã đủ; hễ người nào có tư tưởng chấp thật là không đúng. Tư tưởng đã không đúng thì cách dạy cũng sẽ sai, chấp ngã cũng vậy.

Hỏi:   Thế nào là “Nhìn câu thoại đầu như mèo rình bắt chuột”?
Đáp:  Con mèo bắt chuột, cứ nhìn ngay chỗ con chuột chui ra, chỉ nhìn ngay chỗ đó, mặc cho bên cạnh có con chó hoặc con gì cũng không biết tới. Tối ngày sáng đêm, đi đứng nằm ngồi, cứ nhìn vào chỗ hầm sâu đen tối, ấy là dùng tánh thấy để nhìn, chứ không phải dùng con mắt.

Phải tin tự tâm đầy đủ, thống thiết vì sanh tử, mới không bỏ luống thời gian.

Ví như trường hợp của Thiền sư Thiên Tuệ ở Chùa Cao Mân vào đời nhà Thanh: Vua Ung Chính là vị vua đã kiến tánh, một hôm đọc cuốn Ngữ Lục của Quốc sư Ngọc Lâm, là thầy của vua Khang Hy. Vua muốn tìm hậu  duệ của Quốc sư, bèn sai người tìm gặp Thiền sư Thiên Tuệ, là đệ tử của Quốc sư. 

Lúc đó Thiền sư Thiên Tụệ có công phu nhưng chưa ngộ, được lệnh vào kinh thành gặp vua. Qua trò chuyện, vua biết Thiền sư chưa kiến tánh, vua hỏi:
- Có biết được ý của tiên sư chăng?
Đáp: Không.

Vua bèn rút cây gươm ra bảo: 

- Trẫm ra hạn cho ngươi trong bảy ngày tu tại Thiền đường trong cung, phải hiểu được ý của Tiên sư, nếu không sẽ bị chém đầu !
Thiền sư Thiên Tuệ phải tuân lệnh. Hằng ngày, vua đều sai người đến nhắc nhở:”Đã trôi qua một ngày, còn lại 6 ngày,” “còn lại 5 ngày”…
Như thế đến ngày cuối cùng, cứ  cách khoảng  nửa tiếng, vua sai người cảnh cáo một lần:”còn lại 23 tiếng,” “còn lại 22 tiếng”… đến khi chỉ còn lại 7 tiếng đồng hồ, Thiền sư  tâm tự khẩn thiết, trong lúc bảo hương, bất giác đụng nhằm cây cột vấp té liền ngộ.

Ấy là do sự thúc bách của cái chết. Công phu phải thống thiết như quỷ sứ của Diêm La Vương đang đuổi sát sau lưng, nếu chúng ta có tâm quyết tử như thế, cũng có thể trong bảy ngày kiến tánh.

TVHS
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện 

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[02] 29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
Dâm tánh là nhân của tịnh tánh 

Tại sao ăn chay có thể dùng trứng gà? 

Kiến tánh triệt để rồi các tội đều tiêủ 

Có sở biết. chẳng phải nghi tình 

Trước kia tạo ác, nay đi tu có hết tội không? 

Sự tu của Hòa thượng Thích Hoằng Tu ở chùa Dũng Tuyền 

Mạng căn chưa dứt 

Thường Bất Khinh Bồ tát lễ lạy mọi người, mọi người có tổn phước không? 

Chơn không, diệu hữu là cái gì? 

Các pháp có cao thấp không? 

Người tham thiền đến lúc lâm chung, nghi lễ thế nàỏ 

Phương tiện chẳng trí huệ thì bị phương tiện trói buộc 

Phiền não từ đâu ra
Kinh Duy Ma Cật phá chấp của bậc Bồ tát, A La Hán 

Hỏi:  “Dâm tánh”tức niệm dâm từ tự tánh sanh khởi, đúng không?
Đáp:  Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói:”Dâm tánh là nhân của tịnh tánh.” Kinh Lăng Nghiêm có ba tiệm thứ: Một là trừ trợ nhân, tức không ăn ngũ tân, vì ăn sẽ kích thích tánh dâm dục. Thứ hai là nạo sạch chánh tánh. Nhiều người không biết chánh tánh là gì? Ấy là tánh dâm dục. Sao gọi là chánh tánh? Vì tất cả sinh mạng đều do tánh dâm sanh khởi. Nay đã tạo nghiệp nhân khiến có sinh mạng, cũng do có sinh mạng mới có thể tu giải thoát, đạt đến tự do tự tại, nên phải đoạn dứt dâm dục, để không còn luân hồi, trôi lăn trong dòng sanh tử.

Do đó, người kiến tánh gọi là “cắt đứt mạng căn”: Tu chánh pháp đến cuối cùng kiến tánh thành Phật, chấm dứt nguồn gốc sinh mạng, không còn sanh tử luân hồi. Chẳng phải có sinh mạng mới có sự tồn tại, vì sự tồn tại của sinh mạng không chơn thật. Tồn tại chơn thật chỉ có tự tánh của mình, khắp không gian thời gian.

Hỏi:  Tại sao ăn chay có thể dùng trứng gà?
Đáp:  Sở dĩ ăn chay là vì muốn tránh sự sát sanh, dùng loại trứng gà không trống là không sát sanh. Con gà khi có trứng bắt buộc phải đẻ ra, mà trong trứng không có trống thì chẳng thể ấp ra gà con, hễ không ai ăn, trứng cũng sẽ hư. Người ăn chay nếu dùng sữa bò tươi hoặc mật ong thì không bằng dùng trứng gà không trống. Tại sao? Vì sữa bò là lương thực của bò con, mật ong là lương thực của ong con, chúng ta dùng những thứ đó tức giành đi khẩu phần của chúng, còn ăn trứng gà thì không bị dính mắc vào nhân quả.

Hỏi:   Những người hành nghề sát sanh như bán hàng thịt, cá, có tư cách tham Thiền không? Khi họ đã tham thiền, trong lòng ray rứt về nghề nghiệp thì làm sao có thể an tâm tham thiền?
Đáp:  Phật pháp nói về nhân quả, tạo nhân gì phải trả quả nấy, giết một mạng trả một mạng. Ví như giết một trăm con gà và ăn thịt một trăm con gà đó, sau này phải đầu thai con gà một trăm kiếp, cho người khác giết và ăn thịt lại. 

Còn nói về tư cách tham thiền, bất kể tư cách gì đều tham được. Nếu sau khi tham thiền rồi vẫn không bỏ được nghề sát sanh, ấy là lỗi tại mình, chứ đâu phải tại pháp môn tham Thiền ! Hễ tin nhân quả thì phải bỏ ngay; Do có ngã chấp, chấp cái ta là thật, nên có sở sợ, sợ vợ con chết đói. Nếu không, khi thay đổi nghề nghiệp, dù ban đầu gặp khó khăn, nhưng cũng sẽ vượt qua. Mà điều kiện đầu tiên tham Tổ Sư Thiền là vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ. 

Hỏi:   Tại sao chư Tổ nói “Kiến tánh triệt để rồi các tội chướng đều tiêu”? 

Đáp:  Ngài Nguyệt Khê trong cuốn Đại Thừa Tuyệt Đối Luận nói: “Nay cuộc sống hằng ngày đều nằm trong nhất niệm vô minh, khi kiến tánh triệt để là bước vào quốc độ tuyệt đối, tất cả tương đối trước kia đều biến thành tuyệt đối.”Tại sao? Bát Nhã Tâm Kinh nói:”Vô lão tử, diệc vô lão tử tận,” nhưng hiện nay chúng ta đều phải đối mặt với sự già chết, trước mắt chúng ta thấy có sanh tử, già chết, đều do tâm hoạt động mới thành có, cũng như tôi thường thí dụ thân xoay mới thấy căn nhà xoay; do có chiêm bao mới có sanh tử, không có chiêm bao thì làm sao thấy hữu lậu và vô   lậu? 

Hữu với Vô là tương đối, là nguồn gốc của tất cả kiến chấp. Thật ra, tự tánh của mình vốn chẳng dính dáng với Hữu và Vô, tôi thường thí dụ về ánh sáng  đèn: Tự tánh chẳng hình tướng số lượng, chẳng thể dùng lời nói diễn tả, ví như đốt lên mấy mươi cây đèn trong một phòng, ánh sáng đèn nào cũng cùng khắp không gian. Nếu đã khắp không gian thì sự tương đối tiêu diệt. Tại sao? Dù cho mấy mươi cây đèn, mấy trăm cây đèn… cũng chỉ là một ánh sáng, thì làm sao có tương đối !
Hỏi:  Con vốn là gốc ngoại đạo, trải qua hai mươi năm tìm đạo, gặp nhiều gian khổ: Mười năm trong ngoại đạo, bốn năm niệm Phật trì chú, hai năm tu theo phương pháp “Không sợ vọng khởi, chỉ e giác chậm”… Đến đây, được quí sư chỉ bảo xem cuốn Đại Thừa Tuyệt Đối Luận, ngài Nguyệt Khê quét ngay bệnh của con, từ đó mới bắt đầu lần mò tham Tổ Sư Thiền.

Ngài Lai Quả nói:”Chúng sanh suốt ngày sống trong vọng tưởng của vọng tưởng, tham thiền dù cũng là vọng tưởng, nhưng là tâm đi trước, còn vọng tưởng của vọng tưởng là nghiệp đi trước…”Chư Tổ đều nói như thế, nên con quyết tử tham câu thoại đầu.

Nay con gặp phải một tình trạng như sau: Tháng Tư vừa rồi con nhập Hạ tại chùa Pháp Thành, khi về đến nhà, bỗng câu thoại đầu sở tham tuôn ra từng tiếng trong cơ thể, như có máy ghi âm bên cạnh, bất cứ đang làm việc gì đều rõ ràng như thế. Lúc đó do tánh hiếu kỳ, con quên tham tiếp câu thoại, chỉ muốn dò tìm đó từ đâu ra? Vậy xin Sư phụ khai thị.

Đáp:  Đó là vì ông chỉ niệm câu thoại, không có nghi tình. Vì nghi tình không hiểu không biết, nay biết rõ câu thoại, lại nghe rõ như máy thu băng thì chẳng phải nghi tình. Bây giờ phải nhìn ngay chỗ không biết, chỗ một niệm chưa sanh khởi, gọi là “khán thoại đầu,” vừa nhìn vừa hỏi câu thoại, mới giữ được nghi tình. 

Nói “nhìn chỗ đen tối”cũng là vọng tưởng, nhưng vọng tưởng này khác hơn “vọng tưởng của vọng tưởng,” vì vọng tưởng của vọng tưởng dẫn chúng ta đi vào sanh tử, còn vọng tưởng này dẫn chúng ta ra khỏi sanh tử. Nay chẳng cần biết đến xanh vàng đỏ trắng, cứ giữ cái không biết, không cho bộ não tìm hiểu, ghi nhớ, suy lường… hễ giữ được cái “không biết”là tham thiền, nếu để mặc cho suy nghĩ, biết cái này cái kia thì chẳng phải tham Thiền.

Hỏi:  Người tu hành trước kia đã tạo ác, nay đi tu có hết tội không?
Đáp:  Thiện với ác là tương đối, Tham thiền đến kiến tánh rồi là đi vào quốc độ tuyệt đối, tất cả tương đối không còn nữa. Mà tương đối cũng là do tâm tạo, nhắm mắt chiêm bao hay mở mắt chiêm bao cũng là chiêm bao, khi thức tỉnh rồi, ra ngoài chiêm bao, lúc đó tìm tội chướng ở đâu? Cho nên, chỉ cần thức tỉnh, thì tất cả việc làm trong chiêm bao đều tìm không ra.

Hỏi:  Sư phụ giới thiệu sơ lược về sự tu của Hòa Thượng Thích Hoằng Tu, Bổn sư  của Sư phụ:
Đáp:  Kính thưa Chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và quý Phật tử:
Sáng nay, Hòa thượng Trụ trì, cũng là Bổn sư của tôi, muốn đích thân lên dạy cách tuần hương của Thiền đường, và đem lên hai cây hương bảng. Nhưng vì bị bận việc, nên để tôi một mình khai thị. Và tôi xin giới thiệu sơ lược về Hòa thượng Bổn sư của tôi:
Hòa thượng năm nay đã tám mươi tuổi, Lúc hai mươi mấy tuổi, Hòa thượng ở tòng lâm Chùa Dũng Tuyền, Cổ sơn, huyện Phúc Châu, tỉnh Phước kiến, Trung Quốc. 

Hòa thượng tham Tổ Sư Thiền nơi Thiền đường được hai năm, Ở Cổ Sơn chia làm ba lối tu: một là ở Thiền đường, có hai trăm Tỳ-kheo chuyên tu; hai là ở Niệm Phật Đường, có hai mươi mấy vị chuyên niệm Phật, ba là có mười mấy vị chuyên ở trên lầu lễ Sám Đại Bi. 

Lúc đầu, tất cả tu sĩ hằng ngày đều dự hai thời khóa tụng và ăn quá đường, nhưng sau một thời gian, những vị tham thiền đã quyết tử chuyên tu rồi, ra hẳn một Thiền đường nhỏ, khỏi dự khóa sớm chiều và ăn quá đường, suốt ngày chỉ đi hương tọa hương, đến giờ ăn thì có người dọn sẵn. Qua một thời gian nữa, những người thật quyết tử, được cho ở cốc một mình, cách chùa hơi xa, cứ nửa tháng về chùa lãnh một túi cơm cháy về tự nấu, có người chỉ ngâm cơm cháy với nước lạnh rồi ăn. Ngày qua ngày, một năm qua một năm,, đến nổi chỉ ăn cơm cháy chứ không thèm ngâm nữa.

Nói chung, sự tu chia làm ba giai đoạn: Lúc đầu ở chùa, sau ở riêng Thiền đường nhỏ, và sau cùng ra ở cốc một mình, chuyên tu khổ hạnh đến kiến tánh.

Cho nên, đối với qui củ Thiền đường, Hòa Thượng nắm rất rõ. Đây là cây hương bảng, sao gọi hương bảng? Khi xưa không có đồng hồ, thời gian đi huơng tọa hương chỉ đốt lên một cây nhang: cứ đốt một cây nhang ngồi, gọi là tọa hương; rồi đốt một cây nhang để đi, gọi là đi hương, bắt đầu tọa hương đi hương gọi là khởi hương, lúc xả thiền gọi là phóng hương ... 

Cây hương bảng là dùng để cảnh sách chúng, ai vi phạm qui củ thì đánh bằng cây hương bảng. Tôi thấy ở trên cây hương bảng của Chùa Cao Mân có ghi hai chữ “Cảnh sách.” Người tuần hương cầm cây hương bảng đứng hoặc đi, chứ không được ngồi. Lúc tọa hương, hễ hành giả nào ngó qua ngó lại hoặc ngủ gục, người tuần hương đánh nhẹ trên vai, nói chuyện thì đánh mạnh hơn. 

Trong Thiền đường Trung Quốc, chẳng phải như hiện nay ở đây, muốn đi tiêu tiểu lúc nào cũng được. Quí vị có xem cuốn Thiền Thất Khai Thị Lục thì biết: Vào trong Thiền đường rồi là đóng cửa lại, đến giờ cho đi vệ sinh mới mở cửa. Ngày thường, nếu chưa đến giờ mà muốn ra ngoài, xin phép vị Duy Na, phải chịu sáu hương bảng mới cho ra. Còn ngày đả thất thì không được xin ra, như ngài Lai Quả nói:”chẳng thà ỉa trong quần thì được, chứ xin ra thì không .” Nếu người bị bệnh nặng chết rồi, đem để dưới quảng đơn, khi giải thất rồi mới đem chôn một lượt. Qui củ Thiền đường nghiêm khắc như thế.

Lại nữa, nhà vệ sinh của Thiền đường Trung Quốc thường cách hơi xa, đến giờ đi vệ sinh, Duy Na thường sai người tuần hương cầm hương bảng đi theo, hễ ai nói chuyện sẽ bị đánh. 

Hỏi:  Trong cuốn Bá Trượng Ngữ Lục và Quảng Lục có câu: “Từ Sắc giới trở lên bố thí là bệnh, bỏn xẻn tham lam là thuốc; từ Sắc giới trở xuống, bỏn xẻn tham lam là bệnh, bố thí là thuốc,” nghĩa như thế nào?
Đáp:  Cuộc sống hằng ngày của chúng ta đều nằm trong phạm vi tương đối, gọi là nhất niệm vô minh. Nguồn gốc của nhất niệm vô minh là CÓ và KHÔNG. Thiện và ác là tương đối, người thường hay bỏ ác làm thiện, làm thiện được phước báo, làm ác bị khổ báo, là việc trong luân hồi. 

Mục đích của Phật pháp là ra khỏi luân hồi, nên phải quét sạch tương đối: Chẳng phải không làm thiện, nhưng làm thiện không trụ nơi thiện, cho đến chứng quả A-la-hán không được trụ quả vị A-la-hán, chứng quả Bồ tát không trụ nơi quả vị Bồ tát,  chứng quả Phật không trụ nơi quả vị Phật v.v… Nếu có sở trụ tức còn ngã chấp vi tế, ví như chứng đến Niết Bàn mà trụ quả Niết bàn, tức còn Niết bàn ngã, là phá được ngũ uẩn ngã lại kẹt nơi Niết bàn ngã, Thiền tông gọi là “mạng căn chưa dứt’. Phải chứng đến cuối cùng mà chẳng biết có ta năng chứng, kể cả cảnh giới chứng cũng tan rã, gọi là “ngộ rồi đồng như chưa ngộ.” Tại sao? Vì có mê mới có ngộ, nay ngộ rồi tức hết mê, hết mê thì cũng hết ngộ.

Lời nói của chư Phật chư Tổ chỉ là phương tiện tạm thời, chấp đến đâu phá đến đó. Nên ngài Lâm Tế có câu “Gặp ma chém ma, gặp Phật chém Phật,” chẳng phải là chém Phật, chỉ là chém tâm chấp Phật của chúng ta mà thôi.

Hỏi:  Trong Kinh Pháp Hoa, Thường Bất Khinh Bồ tát lễ lạy mọi người, kể cả Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, vậy mọi người được lễ lạy có tổn phước không?
Đáp:  Không . Tại sao? Vì Thường Bất Khinh Bồ tát rất từ bi, dạy người phá chấp. Phàm là chánh pháp phải phá ngã chấp, phá hết ngã chấp rồi mới được ra khỏi sanh tử luân hồi. Phật nói “Phật tánh của tất cả chúng sanh đều bình đẳng,” dù nay chưa thành Phật, nhưng Phật tánh của chúng ta với Phật Thích Ca vốn chẳng kém chút nào, chúng sanh dù chưa thể phát huy sự dụng như chư Phật, nhưng cũng đã sẵn sàng, khắp không gian thời gian, không hề gián đoạn. Nay chúng ta dùng được chút đỉnh, gọi là “ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết.” 

Tại sao Thường Bất Khinh Bồ tát gặp ai cũng lễ lạy và nói:”Ông sẽ thành Phật”? Vì muốn để cho mọi người có đủ lòng tin tin tự tâm, tăng cường lòng tin tin tự tâm. Cho nên, ngài lạy Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, chẳng những không làm tổn phước, lại giúp cho tăng trưởng lòng tin, sau này được phước báo càng lớn.

Hỏi:  Một vị Phật tử trình kiến giải: Từ trước đến giờ con vẫn đi tìm cầu giải thoát mà chưa từng được nghe và đọc sách Tham thoại đầu, nay có duyên lành gặp được pháp này, con thấy pháp môn Tham Thoại đầu đưa hành giả đến chỗ bặt suy lường, bặt ngôn ngữ, từ chỗ đó diệt được cái ngã, tu mà chẳng thấy mình đang tu, vì không thấy pháp môn, khác với một số các nơi khác, người ta cứ cho là mỗi ngày tụng được bao nhiêu thời kinh, niệm  được bao nhiêu xâu chuổi, giảng được bao nhiêu quyển kinh, viết được bao nhiêu kinh sách… và từ chỗ đó, họ thấy được công đức tu của họ, bèn chấp vào chỗ đó.

Còn ở đây, như sự hướng dẫn trong cuốn Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền, vô sở đắc, vô sở ngã. Tuy nhiên, nếu chúng ta khởi lên một ý niệm, cho pháp môn của ta là do chính Tổ sư nói lại, là tối thượng thừa, và chúng ta là người có thượng căn, mới được nhân lành để tu tập pháp môn này… thì con nghĩ đó cũng là chấp ngã, chấp pháp.

Theo con nghĩ, tất cả giáo pháp của nhà Phật đều bình đẳng. Tại sao? Vì tất cả đều hướng về Không, về kiến tánh Như Lai. Tánh Như Lai thể tánh vốn không, an nhiên tịch tịnh, chẳng thể dùng ngôn ngữ tỏ bày, mà chỉ có thể cảm nhận được thôi. Xét lại tất cả pháp môn con từng dự, ở đâu cũng cho là pháp môn của mình cao, chẳng thấy được tất cả pháp môn đều chỉ đưa tâm mình trở về không, trở về bình đẳng. Ví dụ: Pháp môn Tịnh độ nếu hằng ngày niệm Phật mà tâm không cầu vãng sanh, thì lục tự Di Đà cũng như câu thoại đầu mình tham; bên Thiền Bát Nhã cho thế giới, thân tâm, tất cả pháp đều huyển, tức trở về không, cũng là bình đẳng. Chúng ta tham thiền để bặt niệm, bặt suy lường, cũng là trở về không; Thiền tông tọa thiền để định, cho vọng niệm chẳng khởi lên, cũng là trở về không…
Đáp:  Ông nói tất cả đều trở về không, cái nghĩa KHÔNG mà ông nói đó là nghĩa gì?
Hỏi:  Dạ, đó là cái không của Diệu hữu, để tiến về tánh không của vạn pháp, chứ chẳng phải  cái không có.

Đáp:  Chơn không Diệu hữu là danh từ, chẳng phải việc cụ thể. Phật giảng kinh thuyết pháp đều lấy việc cụ thể trước mắt để dẫn chứng, giải thích cho người nghe được hiểu. Còn Chơn không Diệu hữu, Diệu hữu Chơn không là danh từ, người nghe có đoán mò cũng không ra, chẳng biết thế nào là Chơn không, thế nào là Diệu hữu.

Thật ra, nói đến chữ KHÔNG, chẳng phải Chơn không, cũng chẳng phải Diệu hữu, chỉ là hiển bày sự dụng của Tự tánh: Cũng như cái tách, cái bình này, nếu chẳng có cái Không, chỉ là tách chết, không xài được. Cái bàn, căn nhà này cũng vậy. Cái Không rộng chừng nào thì sự dụng lớn chừng nấy. Người đời thường cho chữ KHÔNG là tiêu cực, nói rằng tu sĩ vào cửa không bởi chán đời rồi mới đi tu, chẳng biết vào cửa Không là tích cực, là muốn hiển bày được sự dụng sẵn có của tự tánh.

Hỏi:   Chơn không Diệu hữu là cái Có của sự huyền  diệu ?
Đáp:  Thế nào gọi là huyền diệu? Những gì không thể hiểu mới gọi là huyền diệu.(Sư phụ giảng về móng tay 3 ngày dài một lần, lược qua) Về sự thật phải ngộ rồi mới biết rõ.

Hỏi:  Vậy thưa Hòa Thượng, các pháp chẳng bằng nhau sao? Các pháp có cao thấp sao?
Đáp:  Tự tánh bất nhị, đâu có cao thấp! Nếu có cao thấp tức là nhị pháp. Phật tánh của chúng sanh với Phật Thích Ca vốn bằng nhau, sự dụng cũng bằng nhau, chẳng kém hơn chút nào.

Hỏi:  Thế còn các pháp môn, có cao thấp không?
Đáp: Làm sao có cao thấp? Ông có nghe tôi nói “Không có sanh tử”chăng? Nếu không có sanh tử thì làm sao có pháp cao thấp? Người đã chứng ngộ mới biết chẳng có pháp để chứng. Bây giờ chưa ngộ, do tâm suy lường phân biệt pháp này pháp kia, đủ thứ tương đối, ấy là bởi sống trong nhất niệm vô minh. Sở dĩ Phật giáo khác hơn tất cả tôn giáo, vì không kiến lập chơn lý. Nên Phật nói “Vô pháp khả thuyết mới gọi là thuyết pháp,” “Ai nói Như Lai có thuyết pháp là phỉ báng Phật,” “Chẳng có pháp nhất định để Như Lai thuyết”… Vậy đâu có pháp để ông cho là cao hay thấp !
Hỏi:  Con biết, nhưng vì chúng sanh còn chấp pháp, chấp pháp môn mình hành là cao, nên chê báng lẫn nhau !
Đáp:  Ấy là lỗi tại người khen chê, đâu phải lỗi tại pháp ! Vốn là chẳng có pháp để khen chê, mà những người tự làm tài khôn mới lập ra sự khen chê.

Hỏi:  Bên Tịnh Độ, nếu có thân nhân lâm chung là thỉnh các thầy đến tụng kinh, còn Thiền tông thì sao?
Đáp:  Mục đích tham Thiền là đạt đến kiến tánh, được tự do tự tại, làm chủ lấy mình. Bát Nhã Tâm Kinh đã nói “không có sanh tử,” thì làm sao có vấn đề lâm chung? Vô minh còn không có mà ! Đó là lời Phật nói trong kinh, sao còn không tin? Nếu tin nổi thì vấn đề lâm chung cũng không, làm thế nào cũng được, chỉ là tùy duyên thôi, không cần nhất thiết phải thế này thế kia, là người tham Thiền cứ tham thiền, người niệm Phật cứ niệm Phật, tụng kinh cứ tụng kinh.

Hỏi:  Thiền sư Bác Sơn trong Tham Thiền Cảnh Ngữ nói:”Người tham thiền hễ trong tâm còn để lại một chút tri giải, người đó không bao giờ kiến tánh được.” Còn ngài Trung Phong lại đưa ra ba điều kiện: “Mắt huệ sáng, lý tánh thông, chí kiên cố. Nếu người nào đầy đủ ba điều trên, dù chưa cất bước, ngài cũng biết người đó sẽ đi đến đích, liểu thoát sanh tử; Nếu người nào chỉ có mắt huệ sáng mà thiếu hai điều kia, chỉ có thể thành người vác bảng.” 

Lời nói của chư Tổ, tại sao người thì dạy thế này, người thì dạy thế khác? Nếu theo lời dạy của ngài Bác Sơn, hành giả phải hạ thủ công phu, quyết tử tham thiền, một chút tri giải cũng không cho nhập tâm. Trái lại, ngài Trung Phong nói nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì  chỉ thành người vác bảng?
Đáp:  Tôi thường nói, lời của chư Phật chư Tổ đều là phương tiện tạm thời để phá chấp của đương cơ, đâu  có nhất định ! Nhưng phương tiện đó phải có trí huệ mới dùng được, nếu chỉ biết dùng phương tiện mà không có trí huệ, thì bị phương tiện ấy trói buộc.

Nếu chúng ta tin tự tâm thì nó đã sẵn có, làm sao thiếu được? Mắt huệ sáng, lý tánh thông đều sẵn có, bây giờ tại mình mê, nên phải lập chí để thực hành. Vì có sự chấp, bị chướng ngại không thông, nên phải nói “lý tánh thông,” ví như tri kiến lập tri thành chướng ngại, phải phá sự lập tri đó rồi mới thông, gọi là lý tánh thông.

Thật ra, chẳng có một pháp gọi là lý tánh thông, vì đã thông sẵn vậy. chẳng cần lý đã có lý sẵn, nên Phật giáo khác hơn các tôn giáo khác là không kiến lập chơn lý, vì Tự tánh đã là chơn lý sẵn có, chẳng có bắt đầu và cuối cùng, là nghĩa vô sanh, khỏi cần kiến lập. Do có chấp thật cái lý nên phải phá, ấy là phương tiện.

Hỏi:  Sư phụ nói Phật tánh vốn chẳng sanh tử phiền não, nhưng thực tế chúng con không thể tránh khỏi những phiền não ấy. Vậy xin hỏi những thứ đó từ đâu ra, mà khiến chúng con trôi lăn trong dòng sanh tử?
Đáp:  Đó là do tâm chấp mà ra, nếu tâm chẳng chấp thật thì vốn không có những thứ đó. Do đã sanh ra chấp tâm, nên có đủ thứ phiền não. Phải tin tự tâm 100%, nay cảm thấy khó tin là vì khi tiếp xúc có thật chất. (Sư phụ giảng về nhắm mắt chiêm bao và mở mắt chiêm bao, lược qua). Cho nên chúng ta mới cần tu, Đức Phật mới dạy chúng ta tham Thiền. Nếu người tin nỗi, chỉ một sát na là thành Phật, người tin không nỗi nên phải trải qua nhiều kiếp.  Do đó, trong Phật pháp, hễ tâm chấp nặng chừng nào là kém chừng nấy, tâm chấp nhẹ thì cao, chứ chẳng phải thông minh lanh lợi là cao, ngu si dốt nát là thấp đâu!
Hỏi:  Ngài Duy ma Cật trong lúc giảng kinh cho tứ chúng là cách gián tiếp hay trực tiếp?
Đáp:  Ngài vốn là một vị Cổ Phật, nhưng trong Kinh Duy Ma Cật, ngài thị hiện là một vị cư sĩ tại gia để phá chấp của bậc Bồ tát, A-la-hán, và tất cả tập khí xuất thế gian. Ví như trong Phẩm Thăm Bệnh, tất cả A-la-hán, Bồ tát đã bị Duy Ma Cật quở, vì còn tập khí xuất thế gian, cho nên Ngài thị hiện để phá chấp của các bậc Thánh đã chứng quả. Nhưng, lời phá chấp chẳng phải chơn lý, chỉ là phương tiện tạm thời, cũng như bảy chỗ tìm tâm trong Kinh Lăng Nghiêm, A Nan chấp tâm trong thân thì Phật phá chẳng phải trong thân, chấp ở ngoài thân thì Phật cũng phá chấp đó… Nếu chấp theo lời Phật thì rốt cuộc tâm ở chỗ nào? Vì tâm vốn khắp không gian, nếu trong thân, ngoài thân không có, thì không cùng khắp ư? Cho nên, dù là lời của Phật, cũng chỉ là để phá chấp thôi, chứ chẳng phải chơn lý. 
Nguyên Tác: Vĩnh Minh Thiền Sư 

Dịch Giả: Thích Duy Lực
Nói đến chữ Tâm chẳng phải chơn, vọng, hữu, vô có thể phân biệt được; chẳng phải văn tự lời nói có thể diễn tả được. Nhưng các bậc Thánh ca ngợi, các Hiền triết giải thích, ngàn lối khác nhau, chỉ là tùy theo đương cơ mà giả lập phương tiện, cuối cùng đều qui về một pháp mà thôi.

Nên kinh Bát Nhã nói Bất nhị, Pháp Hoa nói Nhất thừa, Tư Ích nói Bình đẳng Như như, Hoa Nghiêm nói Thuần chơn Pháp giới, Viên Giác Kiến lập tất cả, Lăng Nghiêm Bao gồm mười phương, Đại Tập Nhiễm tịnh dung thông, Bảo Tích Căn trần hòa hợp, Niết Bàn An nơi bí tạng, Tịnh Danh Đạo tràng khắp nơi… tất cả tổng nhiếp bao gồm, tỏ hết sự và lý chẳng có thiều sót. Cho nên một pháp ngàn tên, tùy duyên lập hiệu, người học đạo chớ nên mê lầm việc tùy sự lập danh, kẹt vào lời nói phương tiện mà cho chúng sanh là giả chư Phật là thật! Nếu ngộ được nhất pháp thì vạn pháp viên thông, sự mắc kẹt nhiều kiếp ngay đó tan rã, vô biên diệu nghĩa nhất thời đều thông, thấu triệt nguồn gốc của tâm pháp, rõ hết phương tiện của chư Phật, chẳng tốn một chút công lực, chẳng dời một bước mà du lịch hằng sa thế giới, không một Phật sát đạo tràng nào mà chẳng đến, không một pháp hội nào mà chẳng dự, không một tướng nào mà chẳng phải thật tướng, không một nhân nào mà chẳng viên nhân (cái nhân tròn đầy bao gồm tất cả tâm pháp), hằng sa Như Lai rõ ràng ngay trước mắt, mười phương Phật pháp sáng tỏ trong bàn tay, núi sông cao thấp cùng chuyển căn bản Pháp luân, hàm linh lớn nhỏ phổ hiện sắc thân Tam muội. Ở một chỗ mà mười phương cùng hiện, giảng một âm mà pháp giới đồng nghe, nói huyền nói diệu mà chẳng hoại pháp thế gian, muôn ngàn biến hóa mà chưa dời chỗ thật tế. Cùng tam thế chư Phật nhất thời hành đạo, với mười loại chúng sanh đồng chứng Niết Bàn, đánh trống Phật pháp nơi cung ma, sấm sét Phật pháp nơi xứ tà, đi ngược mà tự thuận, nơi cương mà tự nhu, lên cao mà chẳng nguy, nước đầy mà chẳng tràn, ở yên trên đất tuyệt học, sâu vào nguồn gốc vô vi, nhập cửa huyền của chúng diệu, dạo cảnh giới của thật tướng.

Chẳng một pháp vốn có, chẳng một pháp mới thành, diệt trung biên, tuyệt tiền hậu, ấn đồng dị (đồng và dị cùng trong một pháp ấn), nhất khứ lai. Muôn cảnh cùng quán, nhất tâm bình đẳng, tiếng Phật thường nghe, huệ quang thường chiếu, đây là Đại Tịch Tam Muội Kim Cang định môn Thánh phàm bằng nhau, cổ kim đều vậy. Như tánh ướt của giọt nước với biển cả vốn đồng, sự dung nạp của cái lổ nhỏ bằng hạt cải so với hư không chẳng khác, kẻ tin được thì công siêu nhiều kiếp, kẻ ngộ được thì rõ trong sát na.

Cái pháp môn của nhất tâm này thật là đại đạo chẳng có phương sở, tụ tập bụi trần mà chẳng phải hợp, tan rã quốc độ mà chẳng phân (phân tán), hòa quang mà bất quần (chẳng phải nhiều chúng hợp lại), đồng trần mà chẳng nhiễm, siêu xuất mà chẳng lìa, dung hợp mà chẳng tụ, nuôi dưỡng Thánh phàm mà chẳng có hình tướng thật chất để thấy, kiến đạo pháp giới mà chẳng có tên họ để gọi, che khắp cỏ cây, phủ khắp cổ kim, cùng khắp hư không pháp giới, bầu trời chẳng thể che lấp bản thể, thường chiếu thường hiện, địa ngục chẳng thể ẩn dấu ánh sáng, vô trụ vô y, trần lao chẳng thể đổi cái tánh, phi thuần phi tạp, muôn pháp chẳng thể dấu cái chơn, vắng lặng mà âm thanh khắp nơi, vô tướng mà hình tượng đầy trời, dung hợp lẫn nhau mà cảnh vật muôn ngàn sai biệt, hình tướng sum la chỉ là một, chẳng tụ chẳng chia, chẳng vì việc hỏng mà mất bản thể, cũng đồng cũng khác, tùy duyên mà chẳng cần giữ tánh, tức tướng là tánh nên chẳng ngại kiến lập; tức lý là sự nên chẳng hoại chơn thường. Dùng cái không của hữu, đâu ngại đủ thứ sanh khởi; dùng cái động của tịnh, đâu ngại muôn cảnh tịch lặng, nói một thì lớn nhỏ khác nhau, nói khác thì cao thấp đều bằng, nói có thì chơn lý tịch diệt, nói không thì sự dụng chẳng bỏ, dù sanh mà thường tịch, tướng thế gian trống rỗng, dù động mà thường trụ, muôn pháp chẳng dời; dù ẩn mà thường khởi, thích ứng tùy cơ. Chẳng giả mà ảo tưởng hòa hợp, chẳng thật mà chơn tánh trạm nhiên, chẳng thành mà đủ loại cùng sáng, chẳng hoại mà các duyên tự tuyệt. Cảnh dù hiện mà chẳng có tánh hiện, trí dù chiếu mà chẳng có công chiếu, tịch và dụng chẳng khác, năng và sở chỉ một. Đồng như gương sáng mà vạn tượng chẳng thể giấu hình, tánh như hư không mà các tướng chẳng rời bản thể, làm tạng thường trụ, làm cửa biến thông, trạm nhiên kiên cố thường tùy vật biến hóa, lăng xăng tạo tác mà chẳng động được chơn như, thân nam ẩn, thân nữ hiện, phương Đông nhập, phương Tây xuất, đang còn mà thường diệt, đang nắm mà thường buông, phổ biến mà ánh sáng chẳng động, khắp nơi mà một vật chẳng có, một hạt bụi gồm vô biên quốc độ, một niệm tưởng lập vô tận cổ kim. Tức tịnh thường nhiễm ở thật tướng mà chẳng phải thăng (cấp bậc cao), tức đục thường trong, vào lục đạo mà chẳng phải đọa.

Nhìn bên ngoài chẳng dư, nhìn bên trong chẳng thiếu, đầy mắt mà chẳng thấy, đầy tai mà chẳng nghe, đầy lòng mà chẳng biết, đủ lượng mà chẳng hay, đã thành mà chẳng cũ, nay hiện mà chẳng phải mới, chẳng mài mà tự sáng tỏ, chẳng chùi mà tự trong sạch, chơn tánh độc lập, diệu thể thường trụ, linh quang xán lạn, công đức đầy tràn.

Diệu dụng của hàm linh phổ hội, làm vua của muôn Pháp, Tam thừa và Ngũ tánh (năm thứ chủng tánh: tam thừa, ngoại đạo và bất định chủng tánh) qui tụ, làm mẹ của ngàn Thánh, độc tôn độc quý, chẳng gì sánh bằng, là chơn pháp yếu, là thật đại đạo, tông tích nhiệm mầu chẳng định, tùy theo tánh vật mà vuông tròn, diệu dụng thích ứng tự nhiên, tùy theo căn cơ mà ẩn hiện, cho nên gốc sanh ngọn mà ngọn tùy gốc, thể dụng lẫn nhau; chơn thành tục mà tục lập chơn, thánh phàm cùng tỏ; chính ta giúp người mà người giúp ta chủ bạn cùng tham.

Chúng sanh thành Phật mà Phật độ chúng sanh, nhân quả rõ ràng. Cảnh chẳng tự tánh mà người khác thành tự kỷ, tâm chẳng tự tánh mà tự kỷ thành người khác, lý chẳng thành tựu mà một tức nhiều, sự chẳng thành tựu làm nhiều tức một, tướng dù giả mà âm thầm một thể, tánh dù thật mà thường nơi vạn duyên. Dù hiển lộ mà tìm cầu rất khó, dù siêu tuyệt mà đại dụng chẳng ngại, hiện ra ảo tượng nơi một tánh mà dung chơn (dung hợp Chơn đế), Tịch diệt linh thiêng, nhờ sum la mà hiển tướng. Đế và trí (Đế: Chơn đế, Tục đế. Trí: Quyền trí, Thật trí) phát minh lẫn nhau, nhiễm và tịnh huân tập lẫn nhau, tùy sức yếu mạnh mà chìm nổi vô thường, tùy duyên tụ tán mà nắm buông chẳng định, nhiếp nhau thì vi trần chẳng hiện, giúp nhau thì muôn cảnh đều sanh, đến như bóng trăng bỗng hiện trong nước, đi như đám mây bỗng tan trên trời, động tịnh vô ngại, trống rỗng thấu nhập, tương sanh tương khắc, linh thông khó lường, chẳng trong chẳng ngoài, diệu tánh khắp nơi.

Biển trí mênh mông dung nạp tất cả chẳng kẻ thiếu sót, linh châu (tự tánh) sáng tỏ, chiếu khắp mười phương chẳng từng mảy may ẩn giấu. Như vàng thiệt tùy theo đồ dùng làm ra đủ thứ khuôn hình, muôn ngàn sai biệt mà chẳng ngại, như trong lặng nối nhiều làn sóng, hiển tướng mà bản thể chẳng chút mất mát. Đều đúng đều sai, cũng tà cũng chánh, chẳng có mà thị hiện có, mơ hồ như trong mộng, chẳng thành mà tựa như thành, thấm thoát như huyễn hóa. Tùy nguồn không mà sanh diệt, pháp pháp vô tri, theo biến ảo mà thịnh suy, duyên duyên tuyệt đối (đối đãi). Cho nên, đỉnh núi chót vót mà chẳng vực thẳm, biển rộng không đáy mà chẳng thâm sâu, tam độc, tứ đảo (điên đảo) mà chẳng phải phàm, bát giải lục thông mà chẳng phải Thánh, đồng ở đất chơn như tịch diệt, cùng vào cửa bất nhị vô sanh. Tạo tác trong đạo giải thoát, trùng trùng vô tận hiển hiện trong bất tư nghì, mỗi mỗi khó tìm, đâu thể kiến lập thủy chung, chỉ định xứ sở! Đâu cần sùng chơn chê vọng, chán dị ham đồng!
Lại muốn hoại thân thể huyễn hóa, muốn dứt ý thức chiêm bao; mà chẳng biết mỗi niệm đều là Thích Ca ra đời, mỗi bước đều là Di Lặc hạ sanh, phân biệt là hiện cái tâm của Văn Thù, động tịnh là hành cái hạnh Phổ Hiền, mọi cửa đều là cam lồ, mọi vị đều là đề hồ, thường ở nơi thế giới Liên Hoa Tạng. Chói rọi không vật nào chẳng soi thấu, rõ ràng sáng tỏ đầy mắt, khỏi nhờ biện tài diễn tả, chẳng cần thần thông hiển thị, động tịnh thường gặp, sáng tối chẳng lìa, chẳng phải xưa thạnh nay suy, đâu phải ngu chìm mà trí hiện!
Nói nín thường khế hợp, đầu đuôi thầm dung thông, Đạt Ma đâu cần đến Đông Độ, bảy Phật đâu cần thị hiện trên đời! Hễ tâm không thì trời đất hư tịch, tâm hữu thì quốc độ sum sê, niệm khởi thì sơn nhạc lay động, niệm lặng thì sông ngòi yên tịnh, ứng cơ cao tột thì lời lời liễu nghĩa, trí huệ sáng tỏ thì niệm niệm hư huyền, căn khí lớn thì pháp pháp đầy đủ, độ lượng thì trần trần vô tận, ý địa trong thì thế giới sạch, tâm thủy đục thì cảnh tượng tối, đề ra một mà bao gồm toàn bộ, khang trang bình đẳng, sẵn sàng cụ túc, chỉ ở nơi chánh quán mà thôi.

Muôn pháp vốn do người tạo, chơn như tự đủ nhiều đức, vô niệm mà công đức sẵn có, vô tác mà diệu hạnh đều viên. Chẳng tạo mà thành, linh trí sẵn sàng, chẳng tìm tự đắc, diệu tánh thiên chơn, mới biết lý trí viên dung, đại đạo chẳng ở bên ngoài, tuyệt một hạt bụi mà độc lập, có tướng nào để tung hoành? Vì vậy, ngay nơi âm thanh tức là nghe, ngoài sự thấy chẳng có pháp khác (bản văn cũng là bản kiến, cùng khắp không gian và thời gian) sắc đẹp chẳng thể mê hoặc, âm diệu chẳng thể lôi chìm, như nước biển hội đủ mùi vị của ngàn sông, như núi Tu Di nuốt hết sắc tướng của quần đảo, không một tên chẳng hoằng danh hiệu của Như Lai, không một vật chẳng tỏ hình tướng chư Phật, cây cối nhà cửa tự tỏ diệu tướng vô biên, khỉ kêu chim hót đều nói diệu âm bất nhị, si ái thành nguồn chơn giải thoát, tham sân tỏ đại dụng Bồ đề, vọng tưởng khởi mà Niết Bàn hiện, trần lao sanh mà Phật đạo thành. Từ bản thể làm nên mà Hóa thân, Báo thân tịch lặng, tùy duyên hiển hiện mà Pháp thân đầy đủ khắp nơi, thật là chỗ quy về của giáo pháp, linh ngộ của Thánh Hiền, thực tế của chúng sanh, căn bản của vạn vật, đại cương của chánh pháp, bản ý của xuất thế, đường lối của Tam thừa, bến đò của Phật đạo, linh nguyên của Bát Nhã, quê nhà của Niết Bàn.

Bởi vì diệu lý mầu nhiệm sâu xa, huyền chỉ hy hữu khó lường, kẻ cuồng huệ uổng nhọc tinh thần, kẻ si thiền chỉ có thể tự trói. Kỳ thật thì con đường của ngôn ngữ cắt tuyệt, ý thức phân biệt dứt bặt, tinh thần trong sạch, trí huệ tự nhiên, không hữu song dung, căn trần trống rỗng như nhìn thấu trời xanh, như ở dưới mặt trời chói chang, không một pháp môn nào chẳng hiện, không một chí lý nào chẳng rõ. Chẳng động tình thức, dưới ao sâu mà lượm nhằm thất bảo, chẳng phí tâm lực; trong nước đục mà tự được huyền châu, quán đại thiên thế giới ngay trước mắt, chỉ hằng sa quốc độ nơi bên cạnh, nắm chúng sanh trong bàn tay, ôm vạn vật trong lòng, chẳng tốn chút công, thành tựu Lăng Nghiêm đại định; chẳng nhìn một chữ, xem hết tất cả kinh điển, nghĩa của Tứ cú thông, đường của Bách phi tuyệt. Dọc xuyên tam tế, ngang thấu mười phương, duy nhất Tổng trì (Tổng nhất thiết pháp, Trì nhất thiết nghĩa, hiệu Đại Tự Tại).

Thần quang hiển hách, oai đức lẫy lừng, ngoại đạo kinh hồn, tà ma sợ hãi, phiền não tan rã, sanh tử bay mất, tình ái rửa sạch, ngạo mạn sụp đổ, thong thả vô ngại, đạm bạc rộng rãi, vô đắc vô cầu, khoáng đạt tự tại, cao rộng quá hư không, ánh sáng hơn nhật nguyệt, vậy thì quyền trí và thật trí đi đôi, từ bi, trí huệ song hành, cứu thế như huyễn, độ sanh đồng không, vào hữu mà chẳng trái vô, hành chơn mà chẳng ngại tục, như trời che đất chở, như nhật nguyệt cùng sáng, thị Thánh hiện phàm, xuất sanh nhập tử, đem thật tướng tâm ấn, dựng đại pháp tràng tạo một ánh sáng mà cứu tế muôn loài, khiến tro lạnh bừng lên sức ấm, hạt giống cháy sống lại làm thuyền. Từ nơi biển khổ, làm Đạo sư cho kẻ lạc đường. Che và chiếu tự động, nắm buông tùy trí, dù vô tri mà muôn pháp viên thông, dù vô kiến mà tất cả rõ ràng. Chỉ cần khế hợp ý chỉ này thì bản thể vốn tự nhiên, như mùa xuân nảy mầm, như đất sanh vạn vật, Thập thân bỗng hiện, Tứ trí đồng khởi, là như ý tràng (cây lọng), là Thất bảo tụ, pháp tài phong phú, lợi sanh chẳng cùng, nên gọi là Vô Tận Tạng, hiệu rừng công đức, đâu thể ánh nắng mà chẳng chiếu, có đèn đốt mà chẳng sáng!
Chớ nên dùng tâm có giới hạn mà sanh kiến giải có ngằn mé, đo lường rộng hẹp của hư không, xác định biên thùy của pháp giới, khiến cho tình thức phân biệt, chẳng siêu việt cảnh trần, vọng tâm bừng dậy nơi đất chơn như, đánh lên làn sóng ý thức trong biển tịch diệt; hạn chế sự thấy trong ống dòm, trộm cắp ánh sáng nơi kẽ vách, vọng lập cái tri của năng sở, lầm khởi cái kiến giải của tốt xấu, đuổi theo lời nói văn tự để định đoạt tông chỉ, cũng như con muỗi muốn bay theo đại bàng, đom đóm muốn so với mặt trời vậy!
Tự tánh khởi dụng dung nạp mười phương hư không trong một lỗ chân lông, hiện muôn ức Phật sát trong một sát na, mỗi mỗi thân cùng khắp mỗi mỗi Phật sát, mỗi mỗi Phật sát bao gồm vô biên thân, rút nhiều kiếp trong khoảnh khắc, quăng quả đất ra ngoài vũ trụ, trong một lỗ chân lông phóng ra vô tận quang minh, trong một lời nói tỏ hết tất cả giáo pháp, ấy là bổn phận của chúng sanh, sức bằng với chư Phật, không một pháp nào mà chẳng phải vậy, hễ có tâm là sẵn sàng, chẳng nhờ sức của thần thông, chẳng do tu chứng mà được, đức lượng như như, tất cả đầy đủ, nếu bỏ biển mà nhận bọt, ý chí thấp kém mà tự khinh mình, chôn vùi gia tài mà không biết xài!
-Người học đạo chẳng tin tự tâm hoặc muốn bỏ vọng mà giữ chơn; hoặc cho mình chẳng có phần mà cam chịu trần lao; hoặc nhận vọng làm chơn mà hành theo tà đạo; hoặc chấp phương tiện mà khổ tu tiệm hạnh; hoặc chấp cao vị mà suy tôn cực Thánh; hoặc tích chứa công đức, hy vọng mãn ba A tăng kỳ kiếp để thành Phật, chẳng biết toàn thể hiện tiền, lại mong cầu diệu ngộ, chẳng biết xưa nay vốn đầy đủ mà chờ đợi sự thành công. Nếu chẳng nhập viên thường ắt phải chịu luân hồi!
-Chỉ vì mê muội nơi đức tánh, chẳng phân biệt chơn tông, buông giác theo trần, bỏ gốc tìm ngọn, theo lưới ma của hữu vô, vào rừng tà của đồng dị, mổ xẻ chơn không, phân chia pháp tánh, sanh diệt theo trần, hữu vô tùy cảnh, chấp đoạn mê thường, lấy duyên bỏ tánh, vọng khởi tri giải, lầm lẫn tu hành.

-Hoặc hòa thần dưỡng khí mà chấp tự nhiên; hoặc cho khổ thân hủy hình là hành theo chí đạo; hoặc chấp lấy cái cột vô trước để dựng lên thành cảnh trước mắt; hoặc cầu tịnh lự mà đè nén vọng tâm; hoặc gọt tình diệt pháp để kết thành không; hoặc theo hình bóng của nhân duyên pháp trần mà ôm thành tướng; hoặc bỏ mất chơn của linh tâm; hoặc hủy hoại chánh nhân của Phật pháp.

-Hoặc kết tụ tinh thần cắt tuyệt tâm thức; thọ báo thành loài vô tình; hoặc tĩnh tâm bặt sắc trụ quả nơi trời Tứ không; hoặc chấp thật có, lạc vào thành huyễn hóa; hoặc chấp không, lại đồng như sừng thỏ; hoặc tuyệt kiến giải, đọa vào nhà đen tối; hoặc lập chiếu soi, trở thành chấp sở tri; hoặc nhận hữu giác là hình của chơn Phật, hoặc nhận vô tri như loài gỗ đá; hoặc chấp vọng bằng với quả cứu cánh, cũng như nhận đất là bình; hoặc bỏ duyên để vào cửa giải thoát, cũng như vạch sóng tìm nước.

-Hoặc đuổi theo ngoại cảnh, vọng tạo việc trong chiêm bao; hoặc trong giữ u nhàn, ở yên nơi ngu si; hoặc chấp đồng, cho vạn vật đều bằng nhau; hoặc chấp dị, mỗi mỗi tự lập pháp giới; hoặc cam chịu ngu si, cho chẳng có phân biệt là đại đạo, hoặc ham Không kiến (tri kiến chấp không), bài xích thiện ác cho là chơn tu; hoặc hiểu lầm tánh bất tư nghì lọt vào ngoan không; hoặc cho diệu tánh chơn là thật có; hoặc trầm cơ tuyệt tưởng (cơ: linh động) đồng như cõi trời hữu lậu; hoặc giác quán tư duy đọa nơi tình lượng (tình thức suy lường); hoặc chẳng cứu xét vọng tánh, cho ấy là thời hỗn độn sơ khai của trời đất; hoặc mê muội nơi ảo thể, lấy “tuyệt không” làm Tông chỉ.

-Hoặc nhận bóng làm chơn; hoặc lấy vọng để tìm thật; hoặc nhận tánh kiến văn cho là hữu tình; hoặc chỉ cảnh huyễn hóa cho là loài vô tình; hoặc khởi ý trái với tịch tri; hoặc dứt niệm phế bỏ Phật dụng; hoặc mê tánh công đức, khởi tri kiến của tâm sắc; hoặc căn cứ lời “Tất cánh không” sanh tâm đoạn diệt; hoặc chấp chí lý liền bỏ trang nghiêm; hoặc mê tiệm thuyết (đốn tiệm tương đối), luôn luôn tạo tác; hoặc chiếu theo “Bản thể lìa duyên” kiên cố ngã chấp; hoặc tiêu diệt tất cả, giữ lấy tự kỷ; hoặc quyết định “Người và pháp tự nhiên” thành ngoại đạo vô nhân; hoặc chấp cảnh và trí hòa hợp, đọa vào cộng kiến; hoặc chấp tâm và cảnh lẫn lộn, thành pháp năng sở; hoặc chấp sự phân biệt chơn tục, bị buộc nơi ngu xuẩn của tri chướng.

-Hoặc giữ “nhất như bất biến”, lọt vào thường kiến; hoặc thấy tứ tướng dời đổi, chìm nơi đoạn kiến; hoặc chấp vô tu, lìa bỏ Thánh vị; hoặc nói có chứng trái ngược thiên chơn; hoặc đam mê y báo, chánh báo, theo thế tục luân hồi; hoặc chán sanh tử lạc mất chơn giải thoát; hoặc mê chấp chơn không, sùng nhân trước quả; hoặc mê muội thực tế, ham Phật ghét ma; hoặc chấp thuyết phương tiện tùy nghi, cho lời Phật Tổ là chơn.

-Hoặc bỏ mất thật tướng âm thanh, muốn lìa ngôn ngữ cầu nơi nín lặng; hoặc tuân theo giáo thừa, phá hoại định thể của tự tánh; hoặc hoằng thiền quán, bài xích lời giải thích của kinh liễu nghĩa; hoặc vì tranh đoạt danh lợi, đặt ra lời kỳ lạ, bị chìm vào biển ý thức; hoặc muốn tịnh khiết tìm cầu huyền bí lại đọa vào thành ngũ ấm; hoặc khởi tri giải thù thắng, móc thịt đắp ghẻ; hoặc trụ nơi bản tánh trong sạch mà chấp thuốc thành bệnh; hoặc theo văn tìm nghĩa, thích ăn đàm dãi của người khác.

-Hoặc cố giữ thanh nhàn, ngồi nơi pháp trần; hoặc sanh tâm có đắc để bàn luận Đại thừa Vô tướng; hoặc dùng tư tưởng suy lường để tìm huyền chỉ bên ngoài vật; hoặc phế bỏ ngôn thuyết sanh kiến giải tịnh khẩu; hoặc chấp sự giải thích kỹ càng cho ngón tay là mặt trăng; hoặc nhận lầm sự dụng làm nguồn gốc của sanh diệt; hoặc chuyên ghi nhớ, trụ trong thức tưởng; hoặc hay sắp đặt, đánh mất bản tánh của viên giác; hoặc phóng túng đi lầm cửa đạo; hoặc muốn thân tâm tinh tấn kẹt nơi hữu vi.

-Hoặc chấp chơn tánh vô vật, bị trói nơi trí huệ; hoặc siêng tu niệm, mất nơi chánh thọ (chánh định); hoặc bắt chước “tự tại vô ngại” bỏ sự tu hành; hoặc ỷ “bản tánh vốn không”, tùy thuận tập khí; hoặc chấp “thật có ràng buộc” nên muốn dứt trừ.

-Đối với Phật pháp, kẻ quý trọng thì sanh trưởng pháp ái, kẻ khinh mạng thì hủy hoại nhân Phật; hoặc cầu tiến mà trái với bản tâm; hoặc lui sụt lại trở thành buông lung; hoặc thể và dụng khác nhau, trái với Phật thừa; hoặc trầm không trệ tịch, làm mất bản tánh của đại bi; hoặc bặt duyên chán giả, vi phạm pháp môn sẵn đủ; hoặc mê muội chơn ngã vốn không, mà chấp ngã kiến; hoặc cố chấp Phật pháp, mê lầm hiện lượng (pháp ngã vốn không); hoặc có giải chẳng có tín, mống lên tà kiến; hoặc có tín chẳng có giải, sanh trưởng vô minh.

-Hoặc cho người đúng pháp sai; hoặc cho cảnh sâu trí cạn; hoặc chấp lấy nên mê pháp tánh; hoặc xả bỏ thành cái chơn như; hoặc chấp tánh lìa nên nghịch với nhân; hoặc chấp thường trụ nên trái với quả; hoặc chấp cái sai phỉ báng cái thật; hoặc chấp cái đúng phá hoại sự tùy nghi; hoặc chán vô minh, xa trái bất động trí môn; hoặc ghét vọng cảnh, tổn thương pháp tánh tam muội; hoặc chấp cái lý đồng, hành tăng thượng mạn; hoặc bác cái tướng dị, hoại cửa phương tiện.

-Hoặc chấp Bồ đề là thật, phỉ báng chánh pháp luân; hoặc chấp chúng sanh là giả, hủy hoại chơn Phật thể; hoặc chấp thật trí mà bỏ quyền trí; hoặc chấp sự tùy cơ giáo hóa mà mê muội chánh tông; hoặc kẹt trên lý, lọt vào hầm vô vi; hoặc chấp nơi sự, nhảy vào lưới hư huyễn; hoặc xóa bỏ dấu tích đối đãi, trái ngược với sự song chiếu (thể và dụng đi đôi); hoặc chấp nơi Trung đạo, làm mất bản ý phương tiện; hoặc có định mà chẳng có huệ, làm mầm đạo bị cháy; hoặc cố chấp hạnh nguyện, thành chôn vùi giống Phật; hoặc tu hạnh Vô tác mà trờ thành Bồ đề hữu vi; hoặc chấp cái Tâm vô trước nên thành Bát nhã tương tự (chẳng phải Bát nhã chân thật); hoặc ham tướng tịnh mà thành cấu bẩn của thật tánh; hoặc trụ nơi chánh vị (ngôi pháp) làm mất cái tự tánh vốn không; hoặc kiến lập thiền quán vô tướng làm chướng ngại chơn như.

-Hoặc sanh khởi tâm liễu tri, thành phản bội pháp tánh; hoặc chấp chơn thuyên (lời giải thích kỹ càng) sanh ngữ kiến (tà kiến chấp ngôn ngữ), như uống cam lồ mà chết sớm; hoặc ôm chí lý tròn đầy, khởi tâm chấp trước, như uống đề hồ mà trúng độc vậy.

Một trăm hai thứ kiến giải kể trên, đều là mê trái tông chỉ, làm mất bản chơn, cũng như dụi mắt nên thấy hoa đóm trên không; leo cây để tìm cá. Mùi đắng chẳng làm được giống ngọt; đất cát đâu thể nấu thành cơm! Ấy đều vì chẳng biết Pháp tánh dung thông, nên mê lầm lời phương tiện của chư Phật, chư Tổ, chìm nơi kiến chấp, tự chướng bản tâm, chẳng nhập Trung đạo, bò lết trên đường thăng trầm, ràng buộc trong lòng thủ xả, nơi vô tâm mà muốn đoạn trừ, nơi vô sự mà muốn lìa bỏ, lấy pháp Không làm thành cảnh si ái, đem chơn trí lập thành tư tưởng chướng ngại, luôn luôn theo đuổi bát phong, khó ra khỏi lưới chấp trước. Thật chẳng biết cái lý sanh tử âm thầm khế hợp với đạo, vọng vốn là Bồ đề, xưa nay dung thông giác tánh, sáng thường trụ nơi tối, nước chẳng lìa băng, diệu dụng vô tận linh trí thường tồn.

Sao lại dứt niệm tưởng để cầu tịch lặng, diệt phiền não để chứng chơn như? Vọng tu vọng tập, tự khó tự dễ mà không biết bản tánh viên giác vốn chẳng bí mật, kho tàng Như Lai thật chẳng che giấu!
Nên biết, lý của viên thường chẳng thiếu, chỉ vì lòng tín giải đông đủ, cũng như thấy Bồ tát đứng trên mũi kim, thấy mành treo trên núi Tu Di, chỉ biết tán thán hy hữu kỳ lạ mà chẳng biết tại sao! Như trong kinh Pháp Hoa, con đi ăn xin mà chẳng biết cha (tự tánh) là triệu phú, chẳng dám thừa kế gia tài của mình, suốt ngày tìm cầu bên ngoài mà chẳng tự tỉnh ngộ, bỏ vàng lượm sỏi, cam chịu nghèo khổ.

Cho nên, chư Phật thương tiếc, chư Tổ xót xa, đều nói chúng sanh chẳng chịu đi thẳng đến chỗ thực tế, lạc mất bản tâm, chỉ theo vọng thức thăng trầm, đuổi theo cảnh trần so đo chấp trước, chẳng biết muôn pháp vô thể, tất cả vô danh, tùy ý hiện hình, theo ngôn lập hiệu, ý tùy tưởng sanh, ngôn theo niệm khởi, kỳ thật, tưởng và niệm đều không gốc ngọn phi hữu. Cho nên, tam giới vô vật, vạn hữu trống rỗng, tà chánh đồng nhau, thiện ác không khác. Chúng sanh vì ôm chặt tư tưởng chấp thật, bỏ hết đại nghĩa của Phật pháp, chẳng trở về được tự tánh, lại ở nơi vô tâm mà phân chia đồng dị, ở trong nhất thể mà vọng lập ly hợp, vừa lập mình và người thì liền sanh sự thuận nghịch, ấy lên đầu mối đấu tranh, kết thành nghiệp quả mê hoặc, dệt thành lưới thị phi, tạo thành cái lòng của yêu ghét, nhìn bóng tượng trong gương phân biệt xấu đẹp, nghe tiếng dội trong hang mống khởi buồn vui, trách hạnh kiểm của người huyễn hóa, mà chẳng biết năng sở song tịch, lý sự đều không. Đã tạo cái nhân mê hoặc thì phải chịu cái quả huyễn hóa.

Muốn rõ diệu lý nên truy cứu tự tâm, một niệm chứng ngộ liền tiêu hằng sa ác nghiệp, một đèn đốt lên liền phá ngàn năm đem tối, muôn cảnh đối diện mà chẳng lập danh tướng, mê ngộ chẳng còn, trạm nhiên trong sạch, thân tâm thấy nghe tùy duyên dưỡng tánh, phóng khoáng tung hoành, tiêu dao tự tại, sự tiếp xúc hằng ngày đều là giải thoát bất tư nghì, cũng là Đạo tràng đại tịch diệt.

Nay khuyên các vị hậu hiền nên đi theo đường lối này, dẫu cho nghe mà chẳng tin, cũng được gieo trồng giống Phật; dẫu cho học mà chưa thành cũng được phước báo trời người, huống là chứng quả thành Phật, chẳng có gì bằng!
Những lời trên đây đều có ghi đủ trong kinh điển của Phật, chẳng phải khi không mà đặt ra, xin học giả hãy tự xem xét kỷ!
TIỂU SỬ CỦA NGÀI VĨNH MINH
(Dịch từ Chỉ Nguyệt Lục, quyển 24, Tục Tạng Kinh)
Thiền sư Diên Thọ ở Vĩnh Minh, họ Vương, người Hàng Châu. Thuở nhỏ đã biết kính Phật thừa, lớn lên một ngày chỉ ăn một bữa. Tụng kinh Pháp Hoa hai tháng đã thuộc lòng, cảm thông được bầy dê quỳ nghe. Đến tuổi hai mươi tám, làm quan chức Chấn Tướng xứ Huê Đình, gặp ghe lưới đều mua hết cá rồi thả xuống sông. Y chỉ Thúy Nham học pháp xuất thế gian, được vua Văn Mục khen ngợi và cho phép xuất gia, trì hạnh Đầu đà rất tinh tấn; nhập định ở núi Thiên Thai ba tháng, có loài chim làm tổ trên áo. Kế đó tham học với Đức Thiều Quốc Sư (Tổ thứ nhì của Pháp Nhãn tông), được ngộ và thọ tâm ấn. Ban đầu trụ trì chùa Tuyết Đậu, sau cùng dời đến chùa Vĩnh Minh, trụ trì mười lăm năm, học chúng có hai ngàn vị. Người đời cho là Di Lặc hạ sanh.

٭
Tăng hỏi: Thế nào là diệu chỉ của Vĩnh Minh?
Đáp: Đốt thêm nhang đi.

Tăng nói: Tạ sư khai thị.

Sư đáp: Chẳng dính dáng gì cả.

Tăng lễ bái.

Sư nói “nghe bài kệ đây”:
Muốn biết diệu chỉ của Vĩnh Minh,
Trước cửa sẵn đầy hồ nước trong.

Mặt trời chiếu thì rọi ánh sáng,
Có gió thổi thì nổi làn sóng.

٭
Hai vị Tăng đến tham học, Sư hỏi một Tăng: Từng đến đây chăng?
Tăng nói: Đã có đến.

Hỏi Tăng kia: Từng đến đây chăng?
Đáp: Chưa từng đến.

Sư nói: Một đắc một thất.

Một hồi thị giả hỏi: Hai vị Tăng vừa rồi, chẳng biết vị nào đắc, vị nào thất?
Sư hỏi: Ngươi biết hai vị này chăng?
Đáp: Không biết.

Sư nói: Trong một hầm chẳng có đất khác.

٭
Về cốt tủy của chư Phật chư Tổ, Sư có nhắc đến ngài Ca Diếp Ba vừa nghe kệ sau đây liền được chứng Sơ quả, kệ rằng:
Các pháp tùy duyên sanh,
Các pháp tùy duyên diệt.

Thầy ta đại Sa môn,
Lời này luôn luôn thuyết.

Bồ tát Long Thọ lại có bài kệ rằng:
Chẳng vật tùy duyên sanh,
Chẳng vật tùy duyên diệt.

Sanh chỉ các duyên sanh,
Diệt chỉ các duyên diệt.

Do hai bài kệ trên được biết, sắc sanh chỉ là không sanh, sắc diệt chỉ là không diệt. Ví như tánh của gió chẳng động, vì duyên khởi nên thấy động, nếu bản tánh của gió vốn động thì đâu có bao giờ tịnh được. Trong phòng kín nếu có gió sao gặp duyên liền khởi? Chẳng những tánh gió như thế, tất cả pháp đều vậy, nghĩa là sắc với không chẳng khác.

Nên Duy Ma Cật nói với Bồ tát Văn Thù rằng: “Tướng chẳng đến mà đến, tướng chẳng thấy mà thấy”.

Văn Thù nói: “Đúng thế, nếu đến rồi thì chẳng đến nữa, nếu đi rồi thì chẳng đi nữa. Tại sao? Kẻ đến chẳng có chỗ xuất phát, kẻ đi chẳng có chỗ đến, cái sở thấy chẳng thể thấy nữa, ấy là ý chỉ của duyên khởi Vô sanh vậy”.

Hỏi: Bài kệ của ngài Trường Sa rằng:
Người học đạo sao chẳng biết chơn?
Chỉ vì xưa nay nhận thức thần.

Nguồn gốc sanh tử từ vô thủy,
Si mê cho là bổn lai nhân.

Vậy lìa tánh thức riêng có chơn tâm ư?
Đáp: Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật vì A Nan phân tích kỹ càng, ngươi còn chẳng tin. A Nan cho tư tưởng suy tìm là tâm, đã bị Phật quở. Tư tưởng suy tìm là thức, nếu dùng ý thức suy nghĩ, hành theo danh tướng thì sanh phiền não, ấy gọi là thức, chẳng gọi là tâm. “Ý” tức là ghi nhớ, tưởng nhớ cảnh xưa, sanh khởi nơi vọng đều là vọng thức, chẳng dính dáng với tâm. Bản tâm phi hữu phi vô, hữu vô đều chẳng nhiễm, cho đến mê, ngộ, thánh, phàm, đi, đứng, nằm, ngồi, đều là vọng thức, chẳng phải tâm vậy. Tâm xưa vốn chẳng sanh, nay cũng chẳng diệt. Nếu biết tự tâm như thế thì chư Phật cũng vậy, nên Duy Ma Cật nói: “Trực tâm là đạo tràng”, vì chẳng hư giả.

Sư vì Phật pháp đương thời lưu truyền ở Trung Quốc chẳng được đầy đủ, mà ba tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Duy Thức lại chấp tánh chấp tướng, bài xích lẫn nhau, nên mời Pháp sư thông suốt giáo lý của ba tông hội hợp lại vấn nạn với nhau, hễ khi bị kẹt nơi đại nghĩa cao tốt, thì Sư dùng yếu chỉ của Thiền tông để dung thông cùng vào nghĩa Trung đạo. Do đó, Sư thu thập Bí kinh Đại thừa liễu nghĩa sáu chục bộ, và lời dạy của các bậc 

Thánh Hiền ba trăm nhà, gồm người Ấn Độ và Trung Quốc, soan thành bộ Tông Cảnh Lục một trăm quyển lưu truyền khắp thiên hạ và giúp cho giáo lý của ba tông được đầy đủ hơn.

Tăng hỏi: Bộ Tông Cảnh của Hòa thượng bàn luận, chỉ lập nhất tâm làm tông chỉ, cho là bao gồm vô lượng pháp môn. Vậy thì Tâm gồm tất cả pháp ư? Nếu nói “sanh”, là tự sanh hoặc tha sanh, hoặc cộng sanh, hoặc vô sanh ư?
Đáp: Tâm này chẳng tung chẳng hoành, phi tha phi tự, tại sao? Nếu gồm tất cả pháp tức là hoành, nếu sanh tất cả pháp tức là tung. Nếu nói tự sanh thì tâm lại sanh tâm sao? Nếu nói tha sanh thì tự còn chẳng lập, huống là có tha? Nếu nói cộng sanh thì tự tha còn chẳng có, lấy gì để cộng? Nếu nói vô nhân sanh thì hữu nhân còn chẳng cho, huống là vô nhân!
Tăng nói: Nếu bốn thứ sanh đó đều không, tại sao? Phật nói: “Ý căn sanh ý thức, tất cả do tâm tạo!” thế há chẳng phải tự sanh ư? Lại nói tâm chẳng độc khởi, phải nhờ duyên mới khởi, có duyên thì tư tưởng sanh, không duyên thì tư tưởng chẳng sanh, há chẳng phải tha sanh ư? Lại nói nhân duyên lục căn tiếp xúc lục trần, sanh ra lục thức lãnh thọ, thành tất cả pháp, há chẳng phải cộng sanh ư? Lại nói Thập nhị nhân duyên tánh tự như vậy, chẳng do Phật, trời, người hay a tu la, há chẳng phải vô nhân sanh ư?
Sư cười nói: Chư Phật ứng cơ, tùy duyên sai biệt, mong chúng sanh làm thiện phá ác, khiến vào Đệ nhất nghĩa đế. Nói bốn thứ sanh ấy chỉ là lời phương tiện, như nắm tay không để gạt trẻ con, đâu có pháp thật!
Hỏi: Thế thì tất cả pháp thị (đúng) là tâm ư?
Đáp: Nói thị tức là hai.

Hỏi: Thế thì tất cả pháp đều lập phi (sai) ư?
Đáp: Phi cũng thành hai. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói “Chơn Văn Thù chẳng thị Văn Thù, nếu có thị là hai Văn Thù, nhưng ta hôm nay phi chẳng Văn Thù, trong đó thật chẳng có hai tướng thị và phi”.

Hỏi: Đã hai tướng thì sùng nhất được chăng?
Đáp: Thị phi đã nghịch đại chỉ, nhất cũng trái viên tông.

Hỏi: Vậy dùng tâm như thế nào mới khế hợp Tông chỉ này?
Đáp: Cảnh và trí đều quên, còn nói gì khế hợp nữa!
Hỏi: Thế thì ngôn ngữ và suy tư chấm dứt, tâm trí cắt tuyệt?
Đáp: Ấy cũng là lời nói miễn cưỡng, xoay chuyển theo ý của người khác, dù muốn ẩn hình mà chưa quên dấu tích.

Hỏi: Thế nào được hình tích đều quên?
Đáp: Vốn chẳng triệu chứng dấu tích, có gì để quên!
Hỏi: Con biết rồi. Khi được đại ngộ mới được tự rõ, như người uống nước lạnh, nóng tự biết phải chăng?
Đáp: Cửa ải chúng ta chẳng có lý rõ hay không rõ, cũng chẳng mê ngộ.

Xòe tay trình ông chẳng một vật,
Uổng công lao nhọc thuyết ngàn lối.

Chẳng phải người thượng căn (tin tự tâm)  thì chẳng thể gánh vác việc này. Cổ Đức nói: “Khắp mười phương thế giới, tìm một người bạn chẳng ra, chỉ một người thừa kế ngôi Tổ, chẳng có người thứ hai”. Nếu chưa đích thân đến chỗ cứu cánh, chỉ làm nhọc tinh thần suy tư, dẫu cho nói huyền lại thêm huyền, diệu lại thêm diệu, cũng chỉ là lời phương tiện để giúp cho được vào cửa, đến khi nơi bổn phận được đích thân chiếu soi (kiến tánh), xem lại những phương tiện huyền diệu đều là ma thuyết, vọng tâm trôi nổi, đủ thứ kiến giải khôn khéo đều chẳng thể thành tựu Viên Giác, chỉ là dấu tích hình tướng ngôn ngữ, nếu chấp lời phương tiện thì mê đạo chơn thật. Cần đến nơi đầu sào trăm thước, buông thân xả mạng mới được.

Tăng nói: Xin cho một lời dạy cuối cùng.

Sư nói:
Kẻ huyễn hóa hỏi người huyễn hóa,
Nước suối đáp tiếng dội trong hang.

Muốn thông đạt Tông chỉ của ta,
Trâu đất bước đi trên nước bằng.

Người dạy đệ tử rằng: Chánh tông của Phật Tổ là chơn Duy thức, hễ có chỗ tin (tin tự tâm) đều có thể dạy người. Nếu luận về cửa tu chứng, thì bậc Trưởng lão các nơi đều nói “Công dụng chưa so bằng chư Thánh”. Nhưng trong giáo môn cũng cho rằng, sơ tâm Bồ tát cũng có thể do so sánh mà biết, cũng do theo ngôn giáo của Phật mà hội, trước dùng văn giải tín nhập, sau dùng vô tư (chẳng suy tư) khế đồng, vừa vào cửa tín, bèn lên ngôi Tổ. Hiện nay, theo việc thế gian trong thế giới này, dù chưa chứng ngộ, cũng có ba thứ biết về chánh pháp: một là so sánh biết, hai là hiện biết, ba là theo ngôn giáo mà biết.

Thế nào là so sánh biết? Cũng như cái thân hữu lậu này đều có chiêm bao, trong chiêm bao thấy có cảnh giới tốt, xấu, vui, buồn rõ ràng, khi thức tỉnh mới biết nằm yên trên giường, tất cả đều do tư tưởng ý thức làm nên, đâu có thật. Đem việc chiêm bao so sánh với việc thức tỉnh thì khi thức tỉnh cũng như chiêm bao chẳng thật, cảnh giới quá khứ, vị lai, hiện tại vốn là thân tướng phần của thức thứ tám, cảnh hiện tại là do minh liễu ý thức suy tư, đều do bản thức biến hiện ra, nên trong chiêm bao với lúc thức tỉnh dù khác, đều chẳng ra ngoài ý thức, thế thì ý chỉ của duy tâm do so sánh được bày tỏ rõ ràng.

Thế nào là hiện biết? Tức là đối với cảnh phân minh, chẳng cần so sánh, cũng như hiện nay thấy các vật xanh, trắng, bản tánh các vật vốn tự trống rỗng, chẳng nói ta xanh ta trắng, đều do nhãn thức với đồng thời ý thức so đo phân biệt, cho là xanh là trắng, cho ý thức phân biệt là màu sắc, dùng ngôn thuyết làm xanh làm trắng, đều thuộc về dấu tích của ý ngôn (ngôn ngữ của ý thức) vọng tự đặt ra, vì lục trần vốn lay động, thể chẳng tự lập, tên chẳng tự gọi, một sắc đã vậy, thì muôn pháp cũng như thế, chẳng có tự tánh, đều là ý ngôn, nên nói vạn pháp vốn thanh nhàn, do người tự náo động. Cho nên khi hữu tâm sanh khởi thì vạn cảnh đều có, vô tâm sanh khởi thì vạn cảnh đều không. Nhưng không chẳng tự không, do tâm nên không; hữu chẳng tự hữu, do tâm nên hữu; đã là phi không phi hữu, tức là duy thức, duy tâm. Nếu vô nơi tâm thì vạn pháp đặt ở chỗ nào? Cũng như cảnh quá khứ đâu phải có, tùy chỗ niệm khởi bỗng hiện, nếu tưởng niệm chẳng sanh thì cảnh cũng chẳng hiện, ấy đều là cuộc sống hằng ngày có thể hiện biết, chẳng nhờ tu tập, chẳng đợi công thành. Phàm loài hữu tâm đều có thể chứng biết. Nên Cổ Đức nói: “Như người thượng căn biết pháp Duy thức, thường quán tự tâm, biết ý ngôn làm cảnh, kẻ sơ quán dù chưa thành bậc Thánh, đã thấu nghĩa của ý ngôn, tức là sơ tâm Bồ tát”.

Thế nào theo ngôn giáo mà biết? Kinh nói: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, bản lý của vạn pháp hiện ra, hay giải thích kỹ càng về chánh tông vậy”.

Sư thừa đại nguyện lực, làm Pháp thí chủ nơi Trung Quốc, trụ trì chùa Vĩnh Minh mười lăm năm, độ đệ tử một ngàn năm trăm người, vào núi Thiên Thai truyền giới hơn mười ngàn người, thường thọ giới Bồ tát cho thất chúng, ban đêm thí thực, ban ngày phóng sanh, lục thời tán hoa, ngày đêm tu trì, đông, hạ chẳng ngừng, tiếng tăm truyền khắp nước ngoài. Vua Cao Ly sai Tăng vượt biển hỏi đạo, trong số đó có ba mươi sáu vị được Sư thọ Tâm ấn. Vua Cao Ly gởi thư xin làm đệ tử đúng lễ.

Buổi sáng ngày 26 tháng chạp năm thứ 8, niên hiệu Khai Bửu, Sư thị hiện có bệnh, đốt nhang báo cáo đại chúng, ngồi kiết già viên tịch, thọ 72 tuổi, hạ 42. toàn thân nhập tháp núi Đại Từ.

Kính cảm ơn Thượng Tọa Thích Đồng Thường đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen phiên bản vi tính tài liệu này. (Tâm Diệu)
TVHS
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán 

Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
Từ Ân Thiền Ðường Santa Ana, Hoa Kỳ Xuất Bản 1991
Phẩm Phật Quốc 

Thứ Nhất 

Tôi nghe như vầy: Một thuở Phật tại Tỳ Da Ly, vườn Am La Thọ, với chúng đại Tỳ kheo tám ngàn vị, Bồ Tát ba mươi hai ngàn vị, là những vị có tiếng tăm, đề đã thành tựu trí hạnh đại thừa, do oai thần chư Phật kiến lập, làm hộ pháp thành, thọ trì chánh pháp. Pháp âm oai hùng như sư tử rống, danh đồn khắp mười phương, người đời không cầu thỉnh, mà các ngài sẵn sàng làm bạn, giúp cho an vui, khiến Tam Bảo hưng thịnh nối tiếp mãi. Hàng phục ma oán, ngăn dẹp các ngoại đạo, lìa hẳn tất cả các chướng ngại ràng buộc, tâm thường an trụ nơi vô ngại giải thoát, tổng trì định niệm, luôn luôn biện tài, sáu Ba La Mật và sức phương tiện đều đầy đủ cả, cho đến vô sở đắc mà chẳng khởi pháp nhẫn, hay tùy thuận chuyển pháp luân bất thối, khéo giải pháp tướng, thấu biết căn cơ chúng sanh. Vì đại chúng đắc sức vô sở úy, dùng công đức trí huệ để tu tâm, tướng tốt đệ nhất, xả bỏ tất cả trang sức tốt đẹp trong đời, danh tiếng cao xa vượt hẳn núi Tu Di, lòng tin vững chắc như kim cương, pháp bảo soi khắp như mưa cam lồ, âm thanh thuyết pháp vi diệu đệ nhất, dứt các tà kiến và nhị biên, thâm nhập duyên khởi, chẳng còn tập khí. Liễu đạt diệu nghĩa các pháp, khéo biết tâm sở hành của chúng sanh, siêu việt số lượng, chẳng có gì để so bằng. Dùng thập lực vô úy, mười tám pháp bất cộng, sức tự tại huệ của Phật, đóng bít tất cả cửa nẻo ác thú, hiện thân sanh nơi lục đạo, làm Ðại Y Vương khéo trị các bệnh, khiến chúng sanh thành tựu vô lượng công đức, khiến vô lượng Phật quốc đều trang nghiêm trong sạch, kẻ nghe đều được lợi ích. Những việc làm của các Ngài đều chẳng uổng phí, các công đức như thế đều hoàn toàn viên mãn. Bậc Bồ Tát như: Ðẳng Quán Bồ Tát, Bất Ðẳng Quán Bồ Tát, Ðẳng Bất Ðẳng Quán Bồ Tát, Ðịnh Ðại Tự Vương Bồ Tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát, cho đến Di Lặc Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Bồ Tát, v.v... tất cả ba mươi hai ngàn vị. Còn có Phạm Thiên Vương cùng một tên Thi Khí mười ngàn vị từ bốn thiên hạ đến nơi Phật ở mà nghe pháp. Còn có Ðế Thích muời hai ngàn vị cũng từ bốn thiên hạ đến dự pháp hội. Ngoài ra còn có Ðại Oai Lực Chư Thiên, Long Thần Dọa Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Khán Na La, Ma Hầu La Già, các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, v.v... đều đến dự pháp hội. Lúc ấy, Phật vì vô lượng đại chúng thuyết pháp, ví như chúa núi Tu Di hiện nơi biển lớn, trải tòa sư tử, oai đức che trùm tất cả đại chúng. Bấy giờ , tại thành phố Tỳ Da Ly có một trưởng giả tên là Bửu Tích, cùng với năm trăm vị trưởng giả cầm Bửu Cái đến nơi Phật, cung kính đảnh lễ, mỗi mỗi đều dùng Bửu Cái của mình cúng dường Phật. Nhờ oai thần Phật khiến các bửu cái hợp thành một bửu cái, trùm khắp đại thiên thế giới, tất cả núi sông đất đai, cho đến các thiên cung, long cung, thần cung và nhật nguyệt đều hiển hiện trong bửu cái, và chư phật thuyết pháp trong mười phương cũng hiện trong bửu cái. Lúc ấy, tất cả đại chúng thấy thần lực của Phật như thế, đều tán thán là việc chưa từng có, nên chấp tay lễ Phật, chiêm ngưỡng chẳng nháy mắt. Trưởng giả Bửu Tích liền tụng bài kệ trước Phật rằng:
Mắt trong dài rộng như hoa sen,
Tâm sạch đã vượt các Thiền định.

Tịnh nghiệp lâu đời chẳng kể xiết,
Tịch diệt đảnh lễ dắt chúng sanh.

Ðã thấy thần biến của đại thánh,
Phổ biến hiển hiện mười phương cõi.

Chư Phật thuyết pháp ở trong đó,
Tất cả chúng sanh đều thấy nghe.

Pháp lực của Phật vượt quần sanh,
Thường dùng pháp tài thí tất cả.

Hay khéo phân biệt các pháp tướng,
Mà nơi đệ nhất nghĩa chẳng động.

Ðối với các pháp được tự tại,
Cho nên đảnh lễ Pháp Vương này.

Thuyết pháp chẳng hữu cũng chẳng vô,
Vì do nhân duyên các pháp sanh.

Vô ngã, vô tạo, vô thọ giả,
Những nghiệp thiện ác cũng chẳng mất.

Phật lực hàng ma từ nay khởi,
Kẻ đắc cam lồ Phật đạo thành.

Vô tâm, vô úy, vô thọ hành,
Mà được dẹp hết các ngoại đạo.

Thường chuyển pháp luân nơi đại thiên.

Pháp ấy bổn lai vốn trong sạch,
Trời người đắc đạo đó là chứng.

Tam bảo vì thế hiện trong đời,
Dùng diệu pháp nầy độ chúng sanh.

Thọ rồi chẳng lui thường tịch lặng,
Ðộ thoát sanh tử Ðại Y Vương.

Kính lễ pháp hải đức vô lượng,
Khen chê chẳng động như Tu Di.

Ðồng bực thương xót kẻ lành dữ,
Tâm hành bình đẳng như hư không.

Ðược nghe Pháp Bảo ai chẳng kính,
Nay dâng Thế Tôn lọng mọn này.

Ðại thiên thế giới hiện trong đó,
Cung điện chư thiên và long thần.

Cho đến Càn Thát Bà, Dạ Xoa,
Mọi vật thế gian đều thấy rõ.

Phật hiện biến hóa đại bi này,
Chúng thấy hy hữu đề tán thán.

Nay con đảnh lễ Tam Giới Tôn,
Ðại Thánh chỗ nương của mọi loài,
Tịnh tâm quán Phật đều hoan hỉ,
Ðược gặp Thế Tôn ngay trước mình,
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Phật dùng một âm để thuyết pháp.

Chúng sanh hiểu biết theo mỗi loài,
Ðều cho Thế Tôn thuyết vì mình.

Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Phật dùng một âm để thuyết pháp.

Chúng sanh hiểu biết theo mỗi loài,
Phổ biến thọ hành được lợi ích,
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Phật dùng một âm để thuyết pháp.

Hoặc có khiếp sợ hoặc hoan hỉ,
Hoặc sanh nhàm chán hoặc dứt nghi.

Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Ðảnh lễ Ðức Phật đại tinh tấn.

Ðảnh lễ bậc đặng vô sở úy,
Ðảnh lễ trụ nơi pháp bất cộng,
Ðảnh lễ tất cả Ðại Ðạo Sư,
Ðảnh lễ hay dứt mọi trói buộc.

Ðảnh lễ đã đến bờ bên kia,
Ðảnh lễ hay độ những thế gian.

Ðảnh lễ lìa hẳn việc sanh tử,
Thấu tướng khứ lai của chúng sanh.

Ðối với các pháp được giải thoát,
Chẳng nhiễm việc đời như hoa sen.

Thường khéo vào nơi hạnh không tịch,
Liễu đạt pháp tướng vô quái ngại,
Ðảnh lễ hư không vô sở y.

Bấy giờ, trưởng giả Bửu Tích thuyết kệ xong, bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Năm trăm trưởng giả này đều đã phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, nguyện nghe sự trong sạch của cõi Phật, mong Thế Tôn giảng về hạnh Tịnh Ðộ của Bồ Tát. Phật bảo: Ớ Lành thay! Bửu Tích! Khéo vì chư Bồ Tát hỏi Như Lai về hạnh Tịnh Ðộ. Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo ghi nhớ lấy, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. Lúc ấy, Bửu Tích và năm trăm vị trưởng giả vâng lời Phật dạy mà lắng nghe. Phật bảo Bửu Tích: Tất cả chúng sanh là cõi Phật của Bồ Tát. Tại sao? Bồ Tát tùy sự giáo hóa chúng sanh mà nhận lấy cõi Phật, tùy sự điều phục chúng sanh mà nhận lấy cõi Phật, tùy chúng sanh nên theo quốc độ nào vào trí huệ của Phật mà nhận lấy cõi Phật, tùy chúng sanh nên theo quốc độ nào phát khởi căn tánh Bồ Tát mà nhận lấy cõi Phật. Tại sao? Bồ Tát nhận lấy cõi Phật trong sạch đều vì muốn xây dựng nhà cửa nơi khoảng đất trống thì tùy ý vô ngại, nếu xây dựng giữa hư không trọn chẳng thể được. Bồ Tát cũng thế, vì thành tựu chúng sanh, nên nguyện nhận lấy cõi Phật nơi hư không vậy. Bửu Tích nên biết: TRỰC TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, những chúng sanh chẳng xiểm khúc đến sanh quốc độ đó. THÂM TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh công đức viên mãn đến sanh quốc độ đó. BỒ ÐỀ TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh tu Ðại Thừa đến sanh quốc độ đó. BỐ THÍ là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hay hỉ xả đến sanh quốc độ đó. TRÌ GIỚI là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hành Thập Thiện đã mãn nguyện đến sanh quốc độ đó. Ă NHẪN NHỤC là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh trang nghiêm ba mươi hai tướng đến sanh quốc độ đó. TINH TẤN là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh siêng tu mọi công đức đến sanh quốc độ đó. THIỀN ÐỊNH là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nhiếp tâm chẳng loạn đến sanh quốc độ đó. TRÍ HUỆ là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh được chánh định đến sanh quốc độ đó. TỨ VÔ LƯỢNG TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh thành tựu Từ Bi Hỉ Xả đến sanh quốc độ đó. TỨ NHIẾP PHÁP là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, nhiếp chúng sanh tu giải thoát đến sanh quốc độ đó. PHƯƠNG TIỆN là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nơi tất cả phương tiện vô ngại đến sanh quốc độ đó. BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ЀO là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, người tu tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ thần túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo đến sanh quốc độ đó. HỒI HƯỚNG TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, được tất cả quốc độ công đức viên mãn. GIẢI THOÁT BÁT N€N là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có tam ác, bát nạn. TỰ GIỮ GIỚI H€NH, CHẲNG KHINH CHÊ NGƯỜI PHÁ GIỚI là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có danh từ Phạm Giới Cấm. THẬP THIỆN là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúnh sanh chẳng chết yểu, lại được giàu sang, quyến thuộc chẳng chia lìa, thanh tịnh hạnh, lời nói thành thật, thường dùng lời dịu dàng, khéo giải hòa người kiện cáo nhau, lời nói ra ắt hữu ích, chẳng ganh tỵ, chẳng sân hận, đầy đủ chánh kiến v.v... đều đến sanh quốc độ đó. Như thế Bửu Tích! Bồ Tát tùy theo TRỰC TÂM mà khởi hạnh, tùy theo sự khởi hạnh thì được THÂM TÂM, tùy sự thâm tâm thì ý được điều phục, tùy sự điều phục thì được nói và hành như một, tùy sự nói hành như một thì hay hồi hướng, tùy sự hồi hướng thì có phương tiện, tùy sự phương tiện được thành tựu chúng sanh, tùy sự thành tựu chúng sanh thì cõi Phật trong sạch, tùy cõi Phật trong sạch thì thuyết pháp trong sạch, tùy sự thuyết pháp trong sạch thì trí huệ trong sạch, tùy sự trí huệ trong sạch thì tâm họ trong sạch, tùy tâm trong sạch thì tất cả công đức trong sạch. Cho nên Bửu Tích! Nếu Bồ Tát muốn đắc tịnh độ, nên tịnh tâm họ, tùy nơi tâm tịnh thì Phật độ tịnh. Bấy giờ Xá Lợi Phất thừa oai thần của Phật mà nghĩ rằng: Nếu Bồ Tát tâm tịnh thì Phật độ tịnhế. Vậy Thế Tôn khi còn làm Bồ Tát, tâm ý bất tịnh sao, mà Phật độ bất tịnh như thế! Phật biết Xá Lợi Phất nghĩ vậy liền bảo rằng: Ý ngươi thế nào? Nhật nguyệt bất tịnh ư mà kẻ mù chẳng thấy? Bạch Thế Tôn! Ấy là lỗi của người mù, chẳng phải lỗi của nhật nguyệt. Xá Lợi Phất! Vì chúng sanh có tội chướng nên chẳng thấy quốc độ nghiêm tịnh của Như Lai, chứ chẳng phải lỗi của Như Lai. Xá Lợi Phất! Tịnh độ ta đây mà ngươi chẳng thấy. Lúc ấy, Loa Kế Phạm Vương nói với Xá Lợi Phất rằng: Chớ nghĩ như thế, cho cõi Phật đây là bất tịnh. Tại sao? Tôi thấy cõi Phật của Thích CA Mâu Ni thanh tịnh như Tự Tại Thiên Cung. Xá Lợi Phất nói: Sao tôi thấy cõi này toàn là gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn đất đá, núi non nhơ nhớp đầy dẫy như thế! Loa Kế Phạm Vương nói: Ðấy là do tâm của Ngài có cao thấp, không nương theo trí huệ của Phật nên thấy cõi này chẳng thanh tịnh đó thôi. Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh, y theo trí huệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh. Lúc đó, Phật dùng ngón chân nhấn xuống đất, tức thì Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới liền hiện ra vô lượng thất bửu trang nghiêm, cũng như cõi vô lượng công đức bửu trang nghiêm của Phật Bửu Trang Nghiêm. Tất cả đại chúng tán thán việc chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên bửu liên hoa. Phật bảo Xá Lợi Phất: Ă Ngươi hãy xem cõi Phật này nghiêm tịnh chăng? Xá Lợi Phất bạch Thế Tôn: Vâng ạ! Con xưa nay vốn chẳng thấy chẳng nghe, nay cõi Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh. Phật bảo Xá Lợi Phất: Cõi Phật ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng vì muốn độ người thấp kém, nên thị hiện cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như chư thiên ăn cơm chung trong một bửu bát, mà tùy theo phước đức của họ thấy cơm có khác. Cũng thế, Xá Lợi Phất! Nếu người tâm tịnh bèn thấy cõi này công đức trang nghiêm. Khi Phật hiện ra cõi này nghiêm tịnh, năm trăm vị trưởng giả đều đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, tám mươi bốn ngàn người Ðều phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Phật thu nhiếp thần túc, thì thế giới trở lại như cũ, ba mươi hai ngàn chư thiên và người biết pháp hữu vi đều là vô thường, xa lìa trần cấu, được pháp nhãn tịnh, tám ngàn Tỳ kheo chẳng còn chấp thọ các pháp, kiết lậu đã hết, tâm ý được mở mang.

<!--{{{-->
<div class='toolbar' macro='toolbar [[ToolbarCommands::EditToolbar]]'></div>
<div class='title' macro='view title'></div>
<div class='editor' macro='edit title'></div>
<div class='editor' macro='edit tags'></div>
<div macro='annotations'></div>
<div class='editor' macro='edit text'></div>
<div class='editorFooter'><span macro='message views.editor.tagPrompt'></span><span macro='tagChooser'></span></div>
<!--}}}-->
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
Bài tựa:
Ngài Trung Phong nói: Thiền tông là bất lập văn tự. Do từ trong hội Linh Sơn, Phật Thích Ca đưa cành hoa lên, ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười; Phật tuyên bố rằng: Ta truyền cho ông “Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn Diệu tâm, thật tướng vô tướng”.

Giáo ngoại biệt truyền là ở ngoài kinh điển, đặc biệt truyền riêng pháp môn này; bất lập văn tự chẳng phải phế bỏ văn tự, mà không cần phải qua văn tự và lời nói, tức là chỉ thẳng tâm mình là Phật; chỉ cần tham thiền hiện ra tâm này, gọi là kiến tánh thành Phật.

Đã nói bất lập văn tự, tại sao Tổ Đạt Ma mới truyền qua 3 đời, đến ngài Tăng Xán lập ra Tín Tâm Minh gồm 584 chữ, có phải sửa lại gia phong của Tổ chăng! Tổ Tăng Xán làm Tín Tâm Minh không trái ý “bất lập văn tự”, mà muốn người học sau này được tin tự tâm. Tin tự tâm không cần qua văn tự, không cần học ở ngoài. Cho nên, Ngài muốn hiển bày nghĩa bất lập văn tự, chứ chẳng phải biến gia phong bất lập văn tự trở thành ra văn tự.

Nhưng người đời sau, hiểu lầm ý Tổ Tăng Xán, mà y văn giải nghĩa, nên ngài Trung Phong làm “tịch nghĩa giải”, tức là bác bỏ nghĩa giải sai lầm, để cho người ta tin hoàn toàn tự tâm đầy đủ, không cần có lý giải gì hết. Nếu tin ở ngoài tâm mà có, cũng như đầu mọc thêm đầu, cần phải mời Bác sĩ cắt bỏ mới được. Cho nên, đặt tên “Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải”.

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải này, ngài Trung Phong lấy hai câu chia ra làm 4 đoạn: Đoạn thứ nhất là khai thị, đoạn thứ hai là nghĩa giải, đoạn thứ ba là tịch nghĩa giải (bác bỏ nghĩa giải), đoạn thứ tư là bốn câu kệ kết thúc.

Phần khai thị là theo lý giải không được, mà để hiển bày tâm chư Phật, Tổ và tâm của chính mình. Tại vì mình chưa tin, nên không thể hiểu được.


1. CHÍ ĐẠO VÔ NAN, DUY HIỀM GIẢN TRẠCH
Dịch
Đạo cùng tột chẳng có gì khó, chỉ vì phân biệt mới thành khó.

Lời khai thị:
Ngài nói: Thể dụng Tự tánh cùng khắp hư không, trí huệ con người chẳng thể suy lường (Tự tánh mỗi chúng sanh đều sẵn có, thể và dụng cùng khắp không gian và thời gian. Nếu dùng bộ óc con người không thể nghĩ đến được). Mở cửa nhà lớn nhiệm mầu vô biên vượt trên vạn tượng chiều sâu mà không đáy (đây là diễn tả Tự tánh, Tự tánh tức là Phật tánh; hàng ngày đang dùng mà mình không biết, cửa mở ra hết, nhưng người ta không thấy, tưởng là cửa đóng bít).

Mở cửa nhà lớn nhiệm mầu (tức là cửa Tự tánh, nhưng người ta không thấy), vượt trên vạn tượng chiều sâu mà không đáy (biển sâu cách mấy đều phải có đáy, còn cái này thì không có giới hạn). Cơ xảo của chư Tổ như tiếng hét kim cang vương của Lâm Tế, sấm sét oanh liệt, muốn nhìn bóng còn khó, huống là thấy hình (thủ đoạn Lâm Tế, ai vào cửa liền hét, người nào hỏi liền hét, mà tiếng hét của Ngài, gọi là kim cang vương; kim cang là vật cứng hơn các vật khác, mà thêm kim cang vương tức là cứng nhất. Sấm sét oanh liệt là không thể dùng mắt để thấy, tai để nghe).

Uy thế cây gậy của Đức Sơn như gió bão điện chớp (người học vừa đến cửa thì cây gậy của Đức Sơn liền đánh. Tiếng hét Lâm Tế và Đức Sơn đánh gậy, không phải khi không mà hét đánh bậy bạ. Ở dưới tiếng hét và ở dưới cây gậy đánh, đều đào tạo ra chư Tổ mà chẳng cho mình có công lao), gánh biển vác núi chẳng cần ra sức (đây là cái dụng của Tự tánh, chư Tổ kiến tánh dùng ra được).

Ông già Thích Ca chỉ nắm bắt hư không (đây hình dung lời nói không thể đến được, cho nên, Phật Thích Ca nói: “49 năm, ta chưa từng nói một chữ”. Tại vì nói không được, ví như bàn tay nắm bắt hư không. Hư không làm sao nắm bắt được!) 1700 bạch niêm tặc ăn trộm không cần vốn (là hình dung 1700 Tổ kiến tánh, diệu dụng đầy đủ tất cả, không cần mượn bên ngoài. Như Trương Bảo Thắng hiện sức dụng phần nhỏ của Tự tánh). 

Có miệng chỉ treo trên vách tường (vì lời nói chẳng thể diễn tả được). Rất sẵn sàng mà không hiểu biết (vì trình độ của mình chưa thể hiểu biết). Muốn ngay trước mắt, chỉ bảo họ thì gai gốc ở cửa nổi đầy (cái này, mình dụng công đến đó mới được, chứ nhờ người khác thì không được).

Lời nghĩa giải:
“Đạo cùng tột thì không khó, chỉ vì phân biệt lựa chọn nên mới khó”. 2 câu này là cương yếu của bài minh. Chữ tin bao gồm ngộ chứng, chẳng phải chữ tin của tín hạnh (ngộ là giác ngộ, chứng là chứng quả. Cũng như tin 10 phần thì nghi 10 phần, ngộ cũng 10 phần. Không phải tín hạnh là giữ uy tín của mỗi người, mỗi nước).

Cũng như trong hội Pháp Hoa lãnh hội quyền trí nhập vào thật trí (ánh sáng đèn dụ cho quyền trí, cây đèn dụ cho thật trí, là cái thể của tâm. Cái đó lập ra tín giải; tín là tin, giải là hiểu, để tỏ bày nguyện vọng của chúng sanh).

Chư Tổ thấy đó là Chí đạo (chí là cùng tột, chỉ có tâm cùng tột, không có lý lẽ để hiểu gọi là nhiệm mầu). Chư Phật, Tổ chứng  gọi là bồ đề, chúng sanh mê gọi là vô minh, Giáo môn hiển bày gọi là biển giác, đều cùng gọi là một tâm (nên Tổ nói: “Hàng ngày hiện hành vô minh của chúng sanh là bất động trí của chư Phật”.

Có người nói: Hàng ngày hiện hành vô minh, tại sao bất động trí của chư Phật?
Tổ nói: Dễ hiểu mà!
Tổ hỏi chú Tiểu: Thế nào là bất động trí của chư Phật?
Chú Tiểu ngơ ngác.

Tổ nói: Vô minh đó.

Qua câu chuyện này chỉ hiểu phần nào mà thôi).

Cho đến bao gồm danh tướng, thấu nhập sắc không, muôn ngàn đề mục đường lối, dù có khác nhau, đâu có sai trái tốt xấu, cũng không có ngăn cách mê ngộ, tất cả do đây mà hiển bày (tại vì có phân biệt lựa chọn, nên có tốt xấu đúng sai; nếu không có phân biệt lựa chọn, thì không có tốt xấu đúng sai. Tất cả cuộc sống hàng ngày đều là cái dụng của tâm. Tại mình chấp nên có đúng lý và không đúng lý. Bài Tín Tâm Minh quét sạch cái lý.

Đoạn này nói cái lý, đoạn sau quét sạch cái lý. Vốn không có ngăn cách mê ngộ, tốt xấu; tất cả tốt xấu mê ngộ, đều do tâm chấp của mình mà hiển bày).

Như cây bách của Triệu Châu, vòng kim cang của Dương Kỳ, cái chậu đất bể của Mật Am, bánh sắt có nhân của Đông Sơn (đây là cơ xảo của chư Tổ.

Tăng hỏi Triệu Châu: Thế nào là Phật?
Triệu Châu đáp: Cây bách trước sân.

Có người hỏi Dương Kỳ: Thế nào là Phật?
Dương Kỳ đáp: Vòng kim cang.

Có người hỏi Mật Am: Thế nào là Phật?
Mật Am đáp: Chậu đất bể.

Có người hỏi Đông Sơn: Thế nào là Phật?
Đông Sơn đáp: Bánh sắt có nhân.

Lời đáp chẳng có ý nghĩa gì, nhưng chặn được dòng suy nghĩ của ý thức thì ngay đó ngộ. Nếu không chặn được hết dòng suy nghĩ của ý thức, thì mịt mù không hiểu gì, vẫn còn trôi lăn trong lục đạo.

Những công án như trên có rất nhiều, như: 

Hỏi: Thế nào là Phật? 

Đáp: Cục cức khô.

Hỏi: Thế nào là Phật? 

Đáp: Ba căn mè.

Nếu ngộ được bản thể Tự tánh cùng khắp không gian thời gian, thì biết rõ ý của Tổ sư. Nếu không ngộ thì ngơ ngốc còn vô minh; công phu đến mức là đến thoại đầu, điểm phá một cái ngộ liền. Có người gần đến  thoại đầu, điểm phá cũng ngộ.

Có một người công phu đến thoại đầu, đi ngang chỗ bán thịt, nghe người mua thịt nói: Bán cho tôi một miếng thịt nạt.

Người bán thịt chặt mạnh con dao xuống bàn, nói gằn: Chỗ nào chẳng phải thịt nạt!
Người có công phu đến thoại đầu nghe liền ngộ.

Cũng có một người gặp người ta đánh lộn, bị đánh một bạt tai liền ngộ.

Nếu công phu đến thoại đầu, một ngày không ngộ, thì một tháng cũng phải ngộ; chẳng phải do gặp thiện tri thức rồi mới ngộ. Gặp thiện tri thức là chỉ để ấn chứng. Công phu đến thoại đầu gặp cảnh duyên nào cũng được khai ngộ).

Giống như dị đoan, cùng tà pháp sôi nổi; vậy thì lời nói “chí đạo” đã hiện hành rồi. Do đó thông suốt lý sự, dung thấu cổ kim, cho là “vô nan” đã thành lời thừa. Nhưng Thánh phàm, nhiễm tịnh, trước mắt toàn chân. Nếu sanh ra tình thức phân biệt, thì trái hẳn với chí thể, nên nói: “Duy hiềm giản trạch” vậy.

Tịch nghĩa giải:
Hình như giống nhau, giống mà chẳng đồng. Lại 2 chữ “chí đạo”, dẫu cho ông dùng hết ý thức để giải thích, đối với tông chỉ “vô nan”, cần phải tương ưng mới được. Nếu chẳng phải tự tâm khai ngộ, âm thầm khế hợp bất khả tư nghì, dứt hẳn tri kiến, siêu việt ngữ ngôn danh tướng, muốn trông thấy tông chỉ “vô nan”, chẳng những cách xa như trời với đất. Ở nơi căn cảnh tương đối, đủ thứ sai biệt, nếu không thể ngay đó giải thoát, mà muốn đem đạo lý “vô nan” đó, tồn chứa trong lòng, thì chỉ là nhận giặc làm con mà thôi.

(Ngài Trung Phong thấy người ta đem Tín Tâm Minh để giải thích ra đạo lý; chính đạo lý đó nghịch với ý của Tổ sư. Những người đó cho mình là hay, giải thích rất kỹ càng giáo lý thâm sâu. Nhưng sự thật nói thì giống, phải thì chưa phải. Cho nên, cần phải tương ưng để khai ngộ mới được. Khai ngộ rồi âm thầm khế hợp, không thể suy nghĩ. Suy nghĩ còn không thể, làm sao nói và giải thích!
Hiểu biết đúng lý đều phải chấm dứt, vì đúng lý và không đúng lý là lọt vào tương đối nhị biên. Tự tâm là bất nhị, không thể cho đúng và không đúng. Cho nên, dứt hẳn tri kiến, siêu việt ngữ ngôn, lìa danh tướng.

Tâm không dính mắc với cảnh, thì ngay đó giải thoát; tức là cảnh vui mình không thấy vui, cảnh buồn mình không thấy buồn, cảnh sợ mình không thấy sợ)ï.

Kệ kết thúc:
Chí đạo không nên chê lựa chọn,
Chớ nói lựa chọn đọa phàm tình.

Cần phải đâm mù mắt mẹ đẻ,
Ban ngày đốt đèn đọc Minh này.

(Chí Đạo là bất nhị, lựa chọn hay không lựa chọn đều chẳng có. Mới nói: “Không nên chê lựa chọn”. Chí đạo đâu có khó dễ. Nên nói: “Chớ nói lựa chọn đọa phàm tình”. Theo nghĩa giải thì lựa chọn đọa vào phàm tình vô minh. Nhưng thật tế Chí Đạo không có đọa vào phàm tình được.

“Cần phải đâm mù mắt mẹ đẻ” là theo sự thấy của con mắt không thể thấy được Chí Đạo. Mà lại nói: “Ban ngày đốt đèn đọc Minh này”, nghĩa là không cần dùng con mắt, không cần dùng ánh sáng mặt trời; tức là đừng có tư tưởng đạo lý gì, thì mới có tư cách đọc Tín Tâm Minh này”.

2. ĐẢN MẠC TẮNG ÁI, ĐỔNG NHIÊN MINH BẠCH
Dịch 

Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch.

Lời khai thị:
“Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch”. Theo ý chỉ Thiền tông thì không chỗ trụ; nên nói: Thẳng chẳng phải tùng (cũng không nhất định là thẳng), co chẳng phải gai (cũng không nhất định là co), thông chẳng phải hư không (hư không là trống rỗng chẳng có chướng ngại, cũng không có nhất định là thông), nghẽn chẳng phải vách tường (cũng không nhất định là nghẽn).

Đầu búa không lỗ ném ngay mặt (câu này là chuyển ngữ của Thiền tông. Đầu búa không lỗ thì không thể dùng được. Thiền tông không có chỗ để suy nghĩ, không có chỗ để mở miệng; cũng như đầu búa không lỗ vậy. Ai có đề ra ý kiến gì hay chơn lý gì, cũng giống như đầu búa không lỗ; không có ý nghĩa gì để dùng được).

Trái lại, thẳng vẫn là tùng, co vẫn là gai  (co và thẳng, thông với nghẽn là đối đãi. Phàm đối đãi là tương đối, tương đối là sản phẩm của bộ não. Nó không phải thật tế, thật tế thì không có đối đãi. Cho nên, tương đối là vọng tưởng.

Kinh Lăng Già nói: Tự tâm hiện lượng. Tự tâm không có số lượng; hiện ra số lượng cao nhất đều là vọng, vì có số lượng. Phàm do bộ óc biết đều là tự tâm hiện lượng; chẳng phải bản tâm của mình. Nên nói: Chẳng phải co, chẳng phải thẳng tức là thấy thẳng không trụ nơi thẳng, thấy co không trụ nơi co. Và chẳng co chẳng thẳng cũng không trụ. Ngược lại là co là thẳng; thông và nghẽn cũng vậy.

Bởi những cái đó đều là tương đối, phá hết tất cả tương đối hiện lượng, thì số lượng không nói được nữa). 

Vậy “trời xanh nước rộng dính liền như cũ” (tức là không có thêm bớt ý kiến gì; thì trái cây vẫn là trái cây, cái đèn vẫn là cái đèn… đúng lý thì thêm, không đúng lý thì bớt. Cho nên Tâm Kinh nói: Bất tăng bất giảm).

Đêm qua người Ba Tư bắt được tên chánh tặc Tây Thiên trong Nam Hải, đợi trời sáng đốt đèn xem, thì ra bác hai Vương ở làng Đông (đoạn này nói kết thúc lời khai thị, ý nghĩa giống như đoạn trên; không có cái nào chân thật, không có cái nào huyễn hóa.

Chân chẳng phải chân, giả chẳng phải giả, đúng chẳng phải đúng, sai chẳng phải sai. Cho nên, không thể dùng 2 chữ “cho là hay cho rằng”. Nếu cho là, cho rằng là sản phẩm của bộ óc, không phải bản tâm. Vì bản tâm không thể dùng bộ óc suy nghĩ, dùng hình tướng để tiếp xúc và văn tự lời nói đến được. Nên Thiền tông nói: “bất lập văn tự” vậy).

Lời nghĩa giải:
Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch (chữ “yêu ghét” này thuộc phạm vi tương đối, nếu có “chán, thích, lấy, bỏ” là niệm tương đối của bộ óc. Tương đối thì không rõ ràng minh bạch, chỉ có lìa tương đối, mới đạt đến cảnh giới tuyệt đối, thì thấy rõ ràng cùng tột)*.

Tịch nghĩa giải:
Ngài Trung Phong nói: “Dù ông chẳng yêu ghét và không màng đến cái TA. Vậy biết chẳng yêu ghét và ai biết cái TA” (chính cái biết này lọt vào nhị biên rồi. Như tham câu thoại đầu, mình còn thấy nghi tình thì chưa đến chân tham. Nghi tình liên tục, câu thoại đầu tự mất, không biết có nghi tình, thì có thể đến chỗ đứng của Tổ sư và đúng ý Tổ sư từ Tây Trúc sang)*. [đoạn văn trong (…)* của người thực hiện thêm vào, vì trong băng không có].

Kệ kết thúc:
Trời che đất chở khắp mọi nơi,
Mặt trời chiếu soi chẳng thiếu sót.

Lại muốn ngồi trong nghĩa minh bạch,
Chẳng biết hai chân dính đất sình.

(Chánh biến tri là cái biết khắp không gian thời gian; vậy chỗ nào cũng biết thì không thiếu sót; lúc nào cũng biết, tức là vượt qua quá khứ, hiện tại và tương lai. Vậy cái biết của ý thức không thể so sánh được, vì nó bị hạn chế. Cho nên, Kinh Pháp Hoa nói: Tri kiến Như Lai không thể nghĩ bàn.

Hai câu đầu hình dung sức dụng cùng khắp của Tự tánh. Đã cùng khắp thì chỗ nào cũng minh bạch. Nếu minh bạch cùng khắp, thì minh bạch này không có chỗ.

Hai câu sau là trụ vào minh bạch thì lọt vào nhị biên, thuộc sản phẩm của bộ óc)*.

3. HÀO LY HỮU SAI, THIÊN ĐỊA HUYỀN CÁCH
Dịch 

Xê xích mảy may, cách xa trời đất.

Lời khai thị:
“Xê xích mảy may, cách xa trời đất”. Lời khai thị của ngài Trung Phong, mục đích phá tan tình thức. Cho nên nói: Căn cứ nhất định lại không tiêu chuẩn phép tắc. Đem hư không lấp hư không, dùng mục đích phá mục đích (đều là những việc vô lý). 

Lại nói thêm: “chẳng hội” của Lục Tổ, “chẳng biết” của Tổ Đạt Ma, đều là dời hoa rũ bướm (như lấy thuốc giả để trị bệnh giả, nơi Tự tánh chẳng có bệnh thì cần chi đến thuốc; vì chúng sanh điên đảo), nên mới nói: “Chỉ hai đường dây dưa này, đã dẫn khởi gai gốc đầy trời”. Hải Thần chẳng quí dạ minh châu, mà lại đem ném cho họ (đó cũng chẳng có ý nghĩa gì).

Lời nghĩa giải:
“Xê xích mảy may, cách xa trời  đất”. Người nghĩa giải cho rằng: Pháp môn rộng lớn (tức là pháp môn của Phật), dù nói mê và ngộ chẳng khác, nếu người còn mảy may tình cảm yêu ghét, phân biệt chưa dứt sạch (theo Giáo môn phải dứt sạch tình cảm yêu ghét; không phải chỉ tình cảm yêu ghét mới sạch, mà tình cảm nào cũng phải dứt sạch; trên đây là cách tu của Giáo môn). 

Nếu chưa dứt sạch, như trời đất cách xa (Giáo môn dùng cái biết để tu; biết xấu thì bỏ, biết tốt thì lấy. Thiền tông chẳng phải vậy, dùng cái không biết để tu, xấu tốt đều không biết. Đã không biết thì không bỏ mà nó tự bỏ nên không dính mắc yêu ghét. Lục Tổ nói “lấy vô trụ làm gốc”, tức chẳng trụ nơi yêu, chẳng trụ nơi ghét, chỉ lấy không biết là đủ thì cảm tình không nổi lên được).

Tịch nghĩa giải:
Giải nghĩa như thế, giống thì giống, phải thì chưa phải. Tại sao vậy? Vì còn thiếu một tiếng ồ (chữ ồ theo chữ Hán, thì chữ lực ở trong chữ khẩu. Chữ này trong tự điển không có, mà có trong ngữ lục của chư Tổ, để hình dung trong giây phút ngộ. Như trước kia mình chưa hiểu, khi hiểu rồi  thì ồ lên).

Dẫu cho ông mỗi mỗi không sai, lý hợp với đạo, vẫn không khỏi cách xa như trời với đất (vì ông lọt vào nhị biên: Không sai đối với sai, hợp lý đối với không hợp lý).

Kệ kết thúc:
Nói chi có sai và không sai,
Đều thành dụi mắt thấy hoa đốm.

Muốn lìa mảy may việc càng nhiều,
Trời đất xưa nay vẫn cách xa.

(Sai và không sai là pháp tương đối; trong hư không vốn không có hoa đốm, tại dụi mắt mới thấy hoa đốm. Nói sai và không sai giống như dụi mắt thấy hoa đốm. Tất cả sai và không sai đều là vọng. Muốn lìa mảy may việc càng nhiều, thì trời đất xưa nay vẫn cách xa).

4. DỤC ĐẮC HIỆN TIỀN, MẠC TỒN THUẬN NGHỊCH
Dịch 

Muốn đắc được Tự tánh hiện tiền, chớ còn tập khí thuận nghịch.

Lời khai thị:
Ngài Trung Phong phá tương đối, nên nói:  Hai không là đôi, một không là chiếc; buông chẳng lìa, nắm chẳng hợp (theo lý thường: Hai là đôi, một là chiếc, buông tức lìa, nắm tức hợp).

Dương Kỳ 10 năm đúc thành vòng kim cang (Dương Kỳ là vị Tổ sư danh tiếng phái Lâm Tế; 10 năm Ngài thuyết pháp đều dùng vòng kim cang khám xét người học đạo. Vòng kim cang thì không có đầu đuôi, tính chất cứng nhất trong các thứ vật; nó phá hủy các thứ vật, chứ các thứ vật không phá hủy được nó).

Đạt Ma 9 năm nhìn vỡ vách tường sắt (Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc gặp Lương Võ Đế ở miền nam, nhưng không thích hợp, mới vượt sông Dương Tử đi miền bắc, thời bấy giờ là nước Ngụy. Tổ Đạt Ma chưa tìm được người kế thừa, ngồi trong chùa Thiếu Lâm hướng mặt vào vách tường suốt 9 năm, sau này gặp Tổ Huệ Khả rồi truyền pháp. Người ta hiểu lầm Tổ Đạt Ma ngồi hướng vách để tu; thật ra Ngài đã kiến tánh rồi, còn gì để tu nữa! Chỉ đợi Tổ Huệ Khả để truyền pháp mà thôi).

Lúc cổ Phật chưa sanh, bóng trăng hiện khắp ngàn sông (những Tổ kiến tánh trong Thiền tông như: Triệu Châu, Dương Kỳ, người ta đều gọi là cổ Phật ra đời. Qua lò luyện của Thiền tông mới có cổ Phật ra đời. Nhưng chúng sanh cũng gọi là cổ Phật; tức là không có sự bắt đầu, vốn sẵn có.

Bóng trăng hiện khắp ngàn sông là để ví dụ, Phật tánh của mình đã sẵn sàng, khi vũ trụ chưa có thì Phật tánh đã sẵn có).

Khi vũ trụ đã thành, gió mát sung mãn  mười phương. Nói thuận chẳng thuận, nói nghịch đâu nghịch. Quải giác Linh Dương ăn gậy sắt, trái cân bóp ra nước vàng ròng. 

(Con Linh Dương lúc ngủ treo sừng trên cây, dưới đất không có dấu tích, thở không ra tiếng, thợ săn khó tìm; dụ cho tự tánh không hình tướng, không số lượng. Tất cả năng lực đều sẵn có, nhưng người ta không tin mình có năng lực đó, cứ đi tìm bên ngoài. 

Tất cả lời nói của chư Tổ đều vô lý, cũng như nói trái cân bóp ra nước là việc vô lý; Tự tánh ăn gậy sắt cũng là việc vô lý. Pháp nào dùng để giải thích đều không phải Tự tánh.  Tại Tự tánh bất nhị, vì có lý đối với vô lý, cho nên lập ra lý là nhị).

Lời nghĩa giải:
“Muốn được Tự tánh hiện tiền, chớ còn thuận nghịch”. Người  nghĩa giải cho rằng: Tổ sư nói đến đây, thành có mâu thuẫn; tại sao vậy? Vì việc này vốn đã hiện tiền, còn muốn đắc gì nữa! (Mình còn vô minh mới thành chúng sanh, không hiện ra thần thông được cho là không được hiện tiền. Nhưng việc này vốn đã hiện tiền. Cuộc sống hàng ngày, mặc áo ăn cơm, đi đứng nằm ngồi, đều là cái dụng của Tự tánh). 

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chánh tánh vô bất thông, thuận nghịch giai phương tiện” (Tự tánh không có tương đối, nên chỗ nào cũng thông. Việc thuận việc nghịch đều là phương tiện. Chư Phật kiến tánh rồi không có thêm, chúng sanh chưa kiến tánh thì không có bớt; vẫn y như cũ).

Ở đây, nếu bảo “mạt tồn” tức là chớ còn thuận nghịch thành ra đoạn diệt (tất cả đâu có mất!). Thật ra ý Tổ sư chẳng phải vậy, chỉ dùng phương tiện cho hàng sơ học. Như người  ăn đã no, dụ cho người đã ngộ; người ăn đã no, đâu có thèm đồ ăn ngon (như người đã ngộ, biết mình đã sẵn có đầy đủ tất cả, mà còn muốn đắc gì nữa! Vì chưa ngộ, tưởng mình không có, nên phải tìm kiếm ở ngoài).

Tịch nghĩa giải:
Đoạn trên nói rất có lý, ngài Trung Phong còn phải phủ nhận: Im đi! Im đi! Tổ sư ở dưới gót chân ngươi (bây giờ ông muốn biết Tổ sư không? Mình tham thiền được ngộ gọi là Tổ sư, nên nói Tổ sư ở dưới gót chân ngươi. Vậy có ở chỗ khác đâu! Tức ngươi là Tổ sư rồi).

Dẫu cho đạp một cái tan nát, nhưng còn phải tham 30 năm nữa (tại sao? Vì còn chấp thật muốn đắc ở ngoài, làm sao phát hiện cái mình sẵn có! Chỉ cần mình phát hiện).

Kệ kết thúc:
Muốn được hiện tiền đuổi theo vọng,
Chẳng còn thuận nghịch trái với chân.

Sung sướng, đau khổ quên phân biệt, 

Cũng là con mắt dính bụi trần.

(Tham thiền thì sung sướng và đau khổ đều không biết, tức là không phân biệt và phân biệt đều hết. Còn biết cho là quên phân biệt chẳng còn thuận nghịch, đều là con mắt dính bụi trần. Tự tánh vốn sẵn sàng, đâu cần phải “cho là” nữa.

Có người nói cái yêu ghét đâu phải cảnh ngoài, mà đều do tâm mình ra. Cho nên, cùng một việc, người này thấy yêu, người kia thấy ghét. Như người bị bắn chết thì người tình nhân thấy đau khổ, còn người tình địch thấy vui mừng. Vậy, chứng tỏ việc đó sanh ra vui buồn, mà do tâm người sanh ra vui buồn.

Nếu con dao đâm vào thịt mình, mình thấy đau đớn, mà đau đớn đó đâu phải người khác! Nhưng biết đau đớn là tự bảo vệ cơ thể của mình. Nếu không biết đau đớn là bệnh và “cho là” cũng là bệnh).

Hỏi:
Có phải Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc, ngồi quay mặt vào vách, để truyền pháp môn mới không?
Đáp:
Phải, khi Tổ Đạt Ma ngồi quay mặt vào vách ở chùa Thiếu Lâm, đợi Tổ Huệ Khả đến để truyền pháp. Trong khi đó các vị ở bên Giáo môn, chỉ có kiến giải, không tu chứng, sanh tâm đố kỵ; cố tâm đầu độc 5 lần, chất độc rất mạnh, Tổ uống vô không sao. Đến lần thứ 6, truyền pháp xong rồi, Tổ uống rồi thị tịch, chôn ở núi Hùng Nhĩ.

Có một hôm, người tuần biên giới, thấy Tổ quảy một chiếc giày, người ấy hỏi Tổ: Đại sư đi đâu vậy?
Tổ đáp: Đi về Thiên Trúc.

Rồi báo lên nhà vua, vua cho đào mộ, chỉ thấy trong mộ còn một chiếc giày. Người đời nói rằng, để cho Trung Quốc làm kỷ niệm.

Hỏi:
Tổ  Đạt Ma sang Trung Quốc truyền pháp bằng ngôn ngữ nào? 

Đáp: 

Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc truyền pháp bằng ngôn ngữ Trung Quốc hoặc không nói, vì Tổ đã kiến tánh có tha tâm thông, nên biết tâm niệm người đó nổi lên, thì  dễ dàng độ họ. Dù có vô lượng chúng sanh có tâm niệm gì, Tổ vẫn biết. 

Nếu ông muốn biết ý Tổ, thì Tổ cũng có cách làm cho ông biết, khỏi cần nói ra ông cũng biết được. Vì mọi chúng sanh đều có Phật tánh, có năng lực đầy đủ, do mình không tin nên không dùng được năng lực đó. 

Trong kinh nói: A Nan phải nhờ oai thần của Phật, mới thấy được sơ thiền, nhị thiền. Vì tự A Nan không đủ sức để thấy, nên phải nhờ Phật.

Huệ Khả hỏi Đạt Ma: Tâm con chưa an, xin thầy an tâm cho con?
Đạt Ma hỏi lại: Ông đem tâm cho ta an?
Huệ Khả đáp: Con tìm tâm không ra.

Đạt Ma nói: Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Huệ Khả liền ngộ một cách dễ dàng. 

Hỏi:
Nam tông cho là Xá lợi Phất đứng bên phải Phật, Mục Kiền Liên đứng bên trái Phật. Bắc tông cho là Văn Thù đứng bên phải Phạât, Phổ Hiền đứng bên trái Phật. Vậy việc ấy như thế nào?
Đáp:
Nói sao cũng được. Vì sao? Vì Nam tông chỉ nhìn nhận kinh Pali, không nhìn nhận kinh Đại thừa. Kinh Đại thừa dịch từ tiếng phạn; còn kinh pali chỉ có âm chẳng có chữ. Người Ấn Độ dùng âm của Aán Độ gọi là thế tục. Tiếng phạn là văn ngôn. Người Thái Lan dùng chữ Thái Lan để ghi âm pali; người Tích Lan dùng chữ Tích Lan ghi âm pali. Chữ thì khác, tụng ra thì giống. Đại tạng Nam tông chỉ có kinh Tiểu thừa. Đại tạng Đại thừa gồm có kinh Đại thừa và Tiểu thừa.

Tư tưởng của Tiểu thừa còn chấp thật nhiều, đối với tư tưởng triết học Tây phương thì cao. Nhưng đối với tư tưởng Đại thừa thì thấp hơn nhiều. Tiểu thừa quan niệm tứ đại là thật, pháp Tứ Diệu Đế là thật. Kinh Đại thừa Bát nhã  dùng chữ “vô” để phá chấp thật.

Ngày sanh nhật của Phật Thích Ca gồm có mấy chục thứ khác nhau. Trong Thiền tông các Tổ Ấn Độ nói ngày sanh của đức Phật cách đây 3022 năm. Theo hội nghị Quốc tế ở Nam Vang nói  Phật đản 2538 năm. Bên Aán Độ không chú trọng lịch sử, mới có nhiều thứ ngày sanh của Phật. Vì vậy  nên không thể căn cứ.

Kinh Pháp Hoa nói: Phật Thích Ca thành đạo từ hằng sa kiếp rồi. Lại có người hỏi: Cái nào đúng? Nói đúng thì tất cả đều đúng, nói sai tất cả đều sai. Tại sao? Phật Thích Ca nói: Tất cả không có sự bắt đầu, nghĩa là pháp vô sanh, cũng không có sự sanh khởi. 

Đã không có sự sanh khởi, làm sao lại có ngày sanh của Phật, cho nên chứng quả là chứng pháp vô sanh nhẫn. Muốn truy cứu sự bắt đầu của vạn vật, thì không thể truy cứu được; rõ ràng chứng tỏ là nghĩa vô sanh.

Hỏi:
Văn Thù đại diện cho căn bản trí, Phổ Hiền đại diện cho sai biệt trí. Trong Tín Tâm Minh nói: “Chớ còn thuận nghịch”. Vậy, chư Bồ tát làm sao biết thuận nghịch, mà vào thế giới chúng sanh để độ?
Đáp:
Giáo môn đem trí chia làm 2 phần: Thật trí và quyền trí.

Muốn độ chúng sanh phải dùng quyền trí; còn thật trí không có hình tướng, không thể tiếp xúc, không thể diễn tả, người nghe không tiếp nhận, người giảng không thể nói được, muốn nói phải dùng quyền trí. Văn Thù và Phổ Hiền đại diện đương cơ, giúp Phật Thích Ca hoằng pháp; chứ chẳng phải 2 vị đại diện cho căn bản trí và sai biệt trí. Người Giáo môn hay dùng ý mình để mò đoán Phật pháp. Tuy rất có lý, nhưng vẫn sai lầm.

Tòng Lâm ở Trung Quốc, các tỉnh trưởng có quyền đề cử trụ trì hay thôi trụ trì.

Có một cái Đàm Không Đình ở giữa đường từ nhà dân đến chùa ở trên núi. Một hôm tỉnh trưởng gặp vị trụ trì chùa hỏi: Thế nào là Đàm Không Đình?
Vị trụ trì kiến tánh trả lời: Đàm Không Đình là Đàm Không Đình.

Nhưng Tỉnh Trưởng nghe không vừa ý, rồi hỏi một ông chưa kiến tánh: Thế nào là Đàm Không Đình? 

Ông ấy trả lời: Chỉ cho Đình thuyết pháp, đâu để miệng đàm không!
Tỉnh Trưởng nghe xong đắc ý, bèn thôi vị trụ trì kiến tánh và mời ông chưa kiến tánh làm trụ trì.

Người thường hay các vị trí thức nghe như vậy lấy làm thỏa mãn; còn Thiền tông thì không phải vậy, việc nào cũng như cũ, không có thêm bớt. Ông chưa kiến tánh đã thêm ý kiến của mình vào, nên mới có 2 câu trên. Đã có thêm vào, làm sao nói là Đàm Không Đình được! Thật tế nghe thì lạt lẽo.

Hỏi:
Ngài Lai Quả nói: “Vô tham tức là chân tham”. Vậy người đó ôm nghi tình lớn mà không biết Phật pháp, rồi có cơ may kiến tánh không?
Đáp:
Sẽ kiến tánh, nói vô tham tức là chân tham, nghĩa là đang tham thiền có nghi tình, nhưng không biết có nghi tình. Ngày xưa chư Tổ dùng cơ xảo cho người tham học, phát lên nghi tình, nhưng người tham học không biết có nghi tình.

Lâm Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý Phật pháp?
Hoàng Bá liền đánh và đuổi ra. 

Qua 2 lần nữa cũng vậy, Lâm Tế phát lên nghi tình mà tự mình không biết, rồi đến Đại Ngu được ngộ đạo, thấu qua 3 quan (sơ quan, trùng quan và mạt hậu lao quan). Sự đánh đập là cơ xảo của Tổ; đánh đập một cách vô lý, thì mới phát nghi tình được.

Sau đời nhà Tống, có cuốn Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời, tất cả cơ xảo đánh đập, chửi mắng, những người tham học biết là cơ xảo, nên không phát nghi tình được. Chư Tổ bất đắc dĩ phải dạy công án hay tham thoại đầu. Khi biết mình tham thiền thì dỡ rồi, phải trải qua nhiều năm mới được chân tham. Ngày xưa qua cơ xảo của chư Tổ, thì người tham học đến chân tham liền. Vì cơ xảo của Tổ dùng một cách vô lý, từ đây phát nghi tình. Có người hiểu lầm lại còn đánh lại.

Như chuyện thầy Đạo Ngô và trò Thị Nguyên, cùng nhau đi viếng một đám tang.

Thị Nguyên hỏi  Đạo Ngô: Sanh ư? Tử ư?
Đạo Ngô trả lời: Sanh cũng không nói, tử cũng không nói.

Thị Nguyên lại hỏi: Tại sao không nói?
Đạo Ngô trả lời: Không nói, không nói.

Trên đường về được nữa đường, Thị Nguyên hỏi câu đó nữa.

Đạo Ngô trả lời: Không nói, không nói.

Thị Nguyên nói: Không nói cũng không được, không nói thì tôi đánh.

Đạo Ngô trả lời: Đánh cứ dánh, nói thì không.

Rồi Thị Nguyên đánh Đạo Ngô. Khi về chùa bảo Thị Nguyên rằng: Bây giờ ông hãy đi đi, không đi thì người ta đánh chết. Sau khi đảnh lễ thầy ra đi được 3 năm rồi ngộ đạo. Lúc đó Đạo Ngô đã viên tịch, rồi tìm đệ tử lớn của Đạo Ngô là Thạch Sương.

Thạch Sương hỏi Thị Nguyên: Ông biết chuyện thầy bị đánh không?
Thị Nguyên nói ra chuyển ngữ, Thạch Sương liền ấn chứng.

Hỏi:
Người không có một tôn giáo nào, nhưng họ có nghi tình, rồi họ có cơ may kiến tánh không?
Đáp:
Có. Người đó kiếp trước đã có tham thiền rồi, kiếp này tiếp tục nên có nghi tình. Như trong Thiền tông có người nữ Thiền sư Diệu Tổng đã kiến tánh, mà không biết mình kiến tánh, là cháu nội của ông Tô Công Tụng làm Thừa Tướng đương thời ở Trung Quốc. Lúc 13 tuổi đã kiến tánh.

Trong tinh thần giới luật, Tỳ kheo ni dù có 100 tuổi hạ, cũng phải đảnh lễ Tỳ kheo mới thọ giới. Nếu Tỳ kheo ni đã kiến tánh, thì Tỳ kheo bao nhiêu tuổi hạ cũng phải đảnh lễ Tỳ kheo ni đã kiến tánh.

5. VI THUẬN TƯƠNG TRANH, THỊ VI TÂM BỆNH
Dịch 

Thuận nghịch tranh nhau, ấy là Tâm bệnh.

Lời khai thị:
Bệnh chẳng phải tâm, tâm chẳng phải bệnh (tại sao nói thuận nghịch? Việc thuận xảy ra thì mình vui, việc nghịch xảy ra là mình buồn.  Tâm mình không có thuận nghịch, thuận nghịch là tâm bệnh. Nhưng thật tế Tâm chẳng bệnh, nếu bệnh thì chẳng phải Tâm).

Chớ đem cây hàng rào hữu lậu (tức là cuộc sống hàng ngày, những tập khí phiền não, cho là cán gáo múc nước sông. Cây hàng rào không thể làm cán gáo múc nước sông được).

Nhưng Tâm chẳng phải bệnh, Tâm chẳng lìa thân, cũng chẳng phải thân (bây giờ mình có thân này nên nói có cái Tâm. Sau này chết, thân biến thành tro đất, Tâm không bị mất, mới nói Tâm không phải thân. Nếu cho là khác nhau thì bệnh càng nặng. Tham thoại đầu có ý cho là, cho là đúng hay cho là không đúng, cho là khác hay cho là không khác… tất cả thứ ấy đều là bệnh).

Nếu giải thích công án của Mã Tổ: “Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật” thì bệnh càng nặng thêm.

(Tăng hỏi Mã Tổ: Thế nào Tổ ở Tây Trúc đến?
Mã Tổ nói: Hãy đến Bá Trượng hỏi.

Tăng liền đến Bá Trượng hỏi: Thế nào Tổ ở Tây Trúc đến?
Bá Trượng nói: Nhức đầu quá, hãy đến Tây Đường hỏi.

Tăng hỏi Tây Đường: Thế nào Tổ ở Tây Trúc đến?
Tây Đường nói: Tôi không biết, hãy đến Mã Tổ hỏi.

Tăng đến Mã Tổ hỏi: Thế nào Tổ ở Tây Trúc đến? 

Mã Tổ đáp: Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật.

Tất cả hỏi và đáp để tìm hiểu là sai lầm, câu hỏi đã sai lầm thì câu đáp cũng sai lầm. Cho nên chư Tổ không muốn đáp và không muốn giải thích. Tại sao không muốn đáp? Vì đáp là giải thích làm cho người ta suy nghĩ ra nghĩa lý.

Vì vậy, Tổ Sư thiền dùng cái không hiểu không biết để tu, tức là phát khởi nghi tình; nuôi cái thắc mắc này, nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Nếu giải thích thì hết thắc mắc, nghịch với Tổ Sư thiền. Cho nên hỏi chư Tổ, nếu không bị mắng thì phải bị đập, hay bị đá hoặc trả lời một cách vô lý.

Như có người hỏi: Thế nào là Phật? 

Đáp: Cục cứt khô. 

Hỏi: Thế nào là Phật? 

Đáp: Ba căn mè.

Tức là hỏi mà đáp cho người ta không hiểu. Đó là cơ xảo của Tổ sư, không dùng lý giải để hiểu. Người nào dùng lý giải để hiểu, bị Tổ mắng là “con chó đuổi theo cục xương”. Vì thế Tổ sư làm ra Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải, nghĩa là phủ nhận nghĩa giải. Nếu có nghĩa giải là nghịch với Thiền tông.

Thiền tông muốn cho người ta nghi, mà từ nghi đến ngộ. Lời nói của chư Tổ là muốn dứt sạch tình chấp hợp lý và không hợp lý của mình. Tham thiền là dứt sạch tình chấp). 

Như nói: Chỗ tình chấp chưa dứt sạch, thì dùng cam lồ cũng có thể giết người (tình chấp là thuốc độc mà đựng cam lồ để dùng, đương nhiên phải bị chết).

Khi cơ phong khế hợp (cơ phong tức cơ xảo của Tổ sư, khế hợp tức là kiến tánh), thì thuốc độc Tỳ Sương cũng cứu mạng được (ngài Nguyệt Khê nói “cuộc sống hàng ngày ở trong tương đối, dùng tư tưởng tương đối để diễn tả cảnh giới tuyệt đối, dù diễn tả rất có lý, nhưng vẫn ở trong tương đối”.

Như bình đựng thuốc độc rửa chưa sạch thuốc độc, mà đựng cam lồ vẫn còn thuốc độc. Khi nào kiến tánh thì tất cả tư tưởng tương đối dứt sạch mới đến quốc độ tuyệt đối, tất cả tương đối biến thành tuyệt đối, không có lý gì để giải thích nữa).

Từ khi phương thuốc đua nhau truyền, 

Đầu búa không lỗ sanh nhiều bệnh.

(Phương thuốc của Phật Thích Ca truyền cho Ma Ha Ca Diếp, rồi truyền đến sau này. Như ban đầu 100% là sữa, dần dần cứ thêm nước vào, cho đến chỉ có nước không còn sữa. Mang danh Thiền tông truyền khắp thiên hạ, như đầu búa không lỗ cũng vô dụng. Như những nơi lạm danh Tổ Sư thiền mà dạy cho người ta trì chú, giải thích công án thì nghịch với Tổ Sư thiền, đều là đầu búa không lỗ).

Lời nghĩa giải:
“Thuận nghịch tranh nhau, ấy là tâm bệnh”. Sanh tử vô thường là tâm bệnh (người nào cũng biết), kiến văn giác tri là tâm bệnh (thì người ta không chịu), tham thiền học đạo là tâm bệnh (thì càng không chịu, cho là vô lý. Tại sao? Nếu tin tự tâm đầy đủ thì đâu cần học đạo. Vì mình bị bệnh nên cần tham thiền học đạo. Làm Phật làm Tổ là tâm bệnh, vì Phật tánh vốn không giảm bớt, không gián đoạn, thì hiện giờ chúng ta làm Phật làm Tổ. Làm sao muốn làm Phật làm Tổ nữa!).

Cần phải quên cả thuận nghịch, bặt cả thánh phàm,  muôn niệm đều buông bỏ, chỉ còn một lối không tịch trống rỗng, chẳng nhờ thuốc thần diệu quý báu; gọi tâm bệnh đó thì không có chỗ đặt để rồi. 

(Chỉ cần tin tự tâm đầy đủ mà thực hành, chớ tin suông bên miệng. Lấy thoại đầu làm mục đích để tham, chứ không phải lấy câu thoại để tham. Vì thoại đầu là không có một niệm nào khởi lên, còn lấy câu thoại để niệm thì lọt vào thoại vỉ, nghịch với tham thoại đầu. 

Ngài Hư Vân nói: “Nếu niệm câu thoại không bằng niệm Phật”, và giải thích rằng: Mình nói ra một lời nói, hay muốn nói một lời nói, mà chưa nói ra đều là thoại vỉ. Khi chưa khởi niệm muốn nói gọi là thoại đầu, tức chưa khởi niệm muốn nói câu thoại, còn gọi là đầu tiên câu thoại.

Thoại đầu là chưa có niệm nào khởi lên, gọi là vô thỉ vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước. Ví dụ cây viết cho ý thức, chỗ trên là thoại đầu, chỗ dưới là thoại vỉ. Bắt đầu tham thiền là rời thoại vỉ, đang đi đến thoại đầu. Công phu một thời gian, nhờ không biết của ý thức được liên tục, mới đưa đến thoại đầu. Chỗ thoại đầu là đường đi của ý thức đã hết, đến đường cùng không còn đường đi nữa, chỗ này còn tiến thêm một bước nữa, tức ra ngoài ý thức, gọi là kiến tánh.

Ngài Lai Quả nói: “Lìa khỏi ý thức, tức là từ trên núi cao lọt vào hư không, té cho tan nát rồi sống lại”. Tiếng Hán gọi là: “Tuyệt hậu tái tô”. Có 2 thứ:
Tiểu tử tiểu hoạt: Mặc dù té chết, nhưng còn cái xác tức chưa ngộ triệt để, còn ôm cái ngộ cho mình được ngộ.

Đại tử đại hoạt: Chết tan nát, như đã ngộ triệt để, cái ngộ không còn, không còn ôm cảnh giới ngộ. Cho nên nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ”. Tại sao? Do ngộ đối với nghi là mê, vì mê mới có ngộ; đã ngộ triệt để rồi hết mê thì không ngộ, nếu giữ cái ngộ là còn mê. Khi nổi lên niệm chấp thật thành bệnh mê ngộ. Tiểu ngộ còn cảnh giới ngộ tức còn mê.

Cao Phong phá trùng quan rồi, mà còn ôm cái ngộ. Nên, Kỉnh Sơn hỏi Cao Phong: Ban ngày náo nhiệt làm chủ được, ban đêm ngủ có chiêm bao làm chủ được không? 

Cao Phong đáp: Được. 

Kỉnh Sơn hỏi: Lúc ngủ quên, không có chiêm bao thì chủ ở đâu?
Cao Phong không trả lời được.

Kỉnh Sơn nói tiếp: Từ đây về sau, ông không cần làm gì hết; đói thì ăn mệt thì ngủ. Khi ngủ mới thức dậy, tự mình hỏi chủ ở đâu? 

Trải qua năm năm, một hôm chợt nghe tiếng của cái gối rớt xuống đất liền ngộ triệt để, phá được mạt hậu lao quan, tức là cảnh giới ngộ tan rã, được cái dụng cùng khắp. Phá trùng quan còn ôm cảnh giới ngộ, thì cái dụng không cùng khắp.

Kinh Kim Cang nói: Chẳng phải ở nơi một Phật, hai Phật,… gieo trồng thiện căn, ở trong hằng hà sa số kiếp chư Phật đã gieo trồng thiện căn, thì hôm nay mới được lòng tin chân thật trong sạch.

Các vị nghe tôi thuyết pháp, không phải có nhân duyên 1 kiếp hay 2 kiếp, mà đã nhiều kiếp trước gieo trồng nhân duyên rồi. Như chúng ta biết tu, đâu phải chỉ một đời này gieo trồng Phật pháp thôi đâu, mà đã gieo trồng Phật pháp nhiều kiếp rồi, tại mình không biết. Nếu không có nhân duyên nhiều kiếp, thì bây giờ đâu có hội tụ được ở đây).

Tịch nghĩa giải:
Ở trên giải nghĩa rất có lý, nhưng ngài Trung Phong lại nói: Than ôi! Phật pháp suy đồi, Tổ Đình hoang vu. Những người mắc bệnh khắp thế gian, là những kẻ bị tri giải nhập tâm. Chấp thuốc thành bệnh, đó không phải là việc lạ; dẫu cho Kỳ Bà (thần y ngày xưa) tái thế cũng không cứu được bọn này.

(Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”, nghĩa là chấp thấy biết là nguồn gốc của vô minh. Chính vô minh làm chướng ngại sự giác ngộ. Chấp thật cái tri giải của bộ óc, dù hiểu biết lý lẽ cao siêu đến đâu, cũng là phạm vi của bộ óc. Hiểu biết của bộ óc đều do cảm giác sai lầm điên đảo, từ không có thật mà chấp cho là có thật. 

Nên nói: Người khắp thiên hạ đều là tri giải nhập tâm; dẫu cho chư Phật chư Tổ ở bên cạnh, khó mà tháo gỡ những định kiến sai lầm đã lưu truyền lâu năm. Họ cho kinh điển của Phật là chân lý, nhưng không biết giáo lý như ngón tay để chỉ mặt trăng. Vì vậy nói: Chấp thuốc thành bệnh)*.

Kệ kết thúc:
Thuận nghịch tranh nhau tâm sanh bệnh,
Thuận nghịch đều quên bệnh sanh tâm.

Xưa nay tâm bệnh chết liên tiếp, 

Lại khoe phương thuốc hay như thần.

(Ở nơi Tự tánh làm gì có thuận nghịch để tranh nhau, tranh nhau là chúng sanh điên đảo tạo ra. Đã nói thuận nghịch đều không có thật, mà lại nói quên là điều vô lý. Cũng như cái ly không có nước, mà nói là hết nước là vô lý. Như kinh Bát Nhã nói: “Vô lão tử diệc vô lão tử tận” nghĩa là: Không có già chết cũng không có hết già chết. Có tri giải thuyết pháp độ vô số chúng sanh, đều là việc mở mắt chiêm bao)*.

6. BẤT THỨC HUYỀN CHỈ, ĐỒ LAO NIỆM TỊNH
Dịch 

Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh.

Lời khai thị:
Cả đại địa là bánh xe sắt lửa hồng, cả đại địa là đại viên cảnh trí (hiện giờ, chúng ta đang ở trên quả đất, Phật nói khắp quả đất là nhà lửa, chúng sanh phải chịu khổ. Vì kinh tế đang phát triển, ai cũng chạy theo để kiếm tiền nên mới khổ.

Thật tế đang sống trên bánh sắt lửa hồng, bánh xe là trái đất đang quay. Người chưa ngộ đang sống trong bánh xe sắt lửa hồng, người đã ngộ sống trong đại viên cảnh trí. Thức thứ 8 là A lại da; khi ngộ chuyển thành đại viên cảnh trí, chiếu soi khắp nơi, không chỗ nào thiếu sót). 

Con chồn con trâu nay vốn chẳng mê (theo lý đúng con chồn con trâu thì mê, nhưng ngài Trung Phong nói vốn chẳng mê, vì tất cả chúng Phật tánh bằng nhau, không mê cũng không ngộ). Thì Di Lặc, Thích Ca xưa đâu có chứng (bởi vì không thêm không bớt). Mây trắng lững lờ bay trên hư không (nó không có ý tưởng gì hết, tại mình thấy có tụ lại có rời ra).

Mặt trăng qua lại đâu động đâu tịnh (chúng ta thấy có động là do cảm giác của mình mà ra. Hiện tại mình ngồi trong Thiền đường này, thấy không có động; nhưng Thiền đường ở trên mặt đất đang quay, mình cho là có động có tịnh. Thật tế trong động có tịnh, trong tịnh có động; chẳng phải động tịnh).

Gom trần sa trong vòng pháp giới, nhốt pháp giới trong hang thái hư (trần sa là hình dung số nhiều. Pháp giới bao gồm vũ trụ, gồm: pháp có và pháp không. Pháp giới không có phạm vi, sao nhốt được trong hang thái hư!
Lúc 1 người kiến tánh thì 10 phương không thảy đều tiêu mất là thế nào? Pháp giới ở trong hư không là tâm của mọi người. Khi đã chứng ngộ thì tâm trống rỗng, chẳng có hư không chẳng có pháp giới. Cho nên nói tiêu mất, tức là tánh không, cũng là thật tế của bản tâm chẳng có nghĩa lý). Mới nói:
Con tò vò nuốt mất núi Tu di,
Con khỉ giật mình xuất đại định.

(Con Tò Vò nhỏ xíu bằng hạt bụi, làm sao nuốt mất núi Tu di được! Vì không cho lấy nghĩa lý để giải thích. Tánh con khỉ hay chuyển động, không yên một chỗ. Làm sao nó giật mình xuất định! Đại định thì không có xuất nhập. Ngồi thiền có xuất định, có nhập định. 

Trong lúc nhập định không biết có thời gian. Như ngài Huệ Trì em của sơ Tổ Tịnh Độ là ngài Huệ Viễn, nhập định hơn 700 năm. Khi Ngài xuất định có người hỏi nhập định được bao lâu rồi? Ông trả lời: Mới có một chút.

Gần đây có Hòa thượng Hư Vân đang nấu khoai mà nhập định. Bạn đạo đến thăm thấy ông đang nhập định, đánh thức cho ông xuất định. Ngài Hư Vân hỏi: Khoai chín chưa? khi coi lại nồi khoai, thấy đã lên mốc, tính ra đã 15 ngày rồi.

Lục Tổ nói: Lúc đại định, dù cầm kiếm ra trận vẫn định, chứ không phải ngồi một chỗ cho là định.

Mục đích Tham thoại đầu là đến chỗ không có niệm gì nổi lên, gọi là vô thỉ vô minh; khi phá tan vô thỉ vô minh tức là kiến tánh).

Lời nghĩa giải:
“Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh”. Người nghĩa giải cho rằng: Huyền chỉ tức là chí đạo (thể đồng tên khác, đều cùng một bản tâm), nếu chẳng biết được (coi tên khác cho là khác); dẫu cho niệm tịnh trải qua hằng sa kiếp, tu chứng đủ loại, cũng là ngoài tâm cầu pháp, chỉ tự thêm lao nhọc, Tổ sư cũng không chấp nhận. 

(Ngồi thiền nhập định như ngài Huệ Trì nhập định hơn 700 năm không được kiến tánh. Ở trong cõi tứ không của vô sắc giới, cõi trời cao nhất là phi tưởng phi phi tưởng, nhập định 8 muôn đại kiếp [1đại kiếp = 4 trung kiếp; 1 trung kiếp = 20 tiểu kiếp; 1 tiểu kiếp = 16 triệu năm], hết thời gian này cũng không khỏi luân hồi. Vì sao? Còn có tâm cầu pháp, cho a lại da [thức thứ 8] là Ta; có Ta thì có hy vọng gọi là cầu, nên không được giải thoát. Vì thế Tổ sư không chấp nhận).

Tịch nghĩa giải:
Huyền chỉ như kiếm bén kim cang, kẻ chẳng biết cố nhiên là mất mạng, biết được cũng không khỏi chạm nhằm bị thương. Vậy có phương tiện nào tránh khỏi 2 lỗi này?
(Ý thức gồm có 2 mặt: Biết và không biết, đều là nhất niệm vô minh. Tu Như Lai thiền là dùng cái biết để tu. Tu Tổ Sư thiền là dùng không biết để tu. Nếu muốn kiến tánh, làm sao tránh khỏi biết và không biết?).

Kệ kết thúc:
Huyền chỉ có ai tự biết được,
Thích Ca, Di Lặc còn đang mơ.

Đáng thương cho kẻ chìm không tịch,
Cô đơn ở núi lạnh nhiều năm.

(Chỉ có tham thiền đến chứng ngộ mới tự biết được, chứ chẳng ai cho mình biết được.

Đức Phật Thích Ca đã thành Phật;  Di Lặc sau này cũng thành Phật, Mặc dù ở cõi trời Đâu suất đã thành Phật. Chư Phật đã chứng ngộ rồi, tại sao nói còn đang mơ? Tại mình đang mơ nên không biết người khác. Đã không biết người khác, làm sao biết Phật Thích Ca đang mơ! Do mình đang mơ nên thấy tất cả đều đang mơ.

Mình chưa quên mình thì không thể kiến tánh được. Một mình khổ công tu ở trên núi lạnh trải qua nhiều năm, ham cái không tịch, tức là chìm nơi không tịch, mới đáng thương xót.

Như cõi trời phi tưởng phi phi tưởng chìm nơi không tịch 8 muôn đại kiếp, không giác ngộ được. Con người có mấy mươi năm, mà ở trên núi lạnh cô đơn, chìm đắm trong không tịch, có ích lợi gì! Cho nên, Thiền tông cần ngộ, chứ không cần ngồi yên một chỗ).


TVHS
Hoà Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Lập Thành Văn Tự
HT. DUY LỰC
GIẢNG
ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM KINH
(Tập một)
Giải thích đề kinh:
-Đại là siêu việt số lượng.

-Phật đảnh là đỉnh đầu Phật, gọi là vô kiến đỉnh (không thấy). Tại sao? Vì Phật  đỉnh khắp không gian. Trong công án Phật Thích Ca nói lấy thước đo 1 trượng 6 không thấy đỉnh, đo cao cho tới trời Phạm Thiên cũng không thấy đỉnh.

-Thủ Lăng Nghiêm dịch là cứu kính kiên cố rốt ráo không lay động, không biến hoại (tồn tại vĩnh viễn không sinh diệt, cùng khắp thời gian). Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm cũng gọi là Phật tánh (tự tánh) khắp không gian và thời gian, nên gọi là thật tướng. Khắp không gian không khứ lai gọi là Như Lai. Khắp thời gian không sinh diệt gọi là Niết Bàn.

-Kinh là thông thường (thấu qua tất cả pháp từ xưa đến nay).

Chánh văn: 

Lời dịch giả
Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại: Văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời. Người xưa nói: "Đọc chỗ chẳng có chữ" là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn. Những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại không thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chuù, còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm. 

Chúng tôi muốn tránh chỗ tối nghĩa, để cho người đọc dễ hiểu, nên chẳng chú ý đến sự trau chuốt lời văn, xin độc giả từ bi hoan hỉ cho. 

Thích Duy Lực 

Giảng giải:
Kinh Thủ Lăng Nghiêm dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, vào nhà Đường ở Trung Quốc do sa môn Bát La Mật Đế người Ấn Độâ dịch nghĩa và sa môn Di Dà Thích Ca ở nước Tu Trường, thuộc miền tây bắcTrung Quốc dịch lời. 

Bộ kinh này ở trong Hoàng cung dân tộc Rồng không cho ai lấy đi chỗ khác, vì thế sa môn Bát La Mật Đế đành phải biên chữ thật nhỏ bỏ trong bắp thịt chân khâu lại rồi mang qua Trung Quốc. Khi lấy ra thì thấy các chữ bị máu làm mờ, vợ Phồn Dung chỉ cách làm rõ chữ, bằng cách lấy sữa người để rửa rồi dịch ra.

Văn chương của Thừa tướng Phồn Dung rất hay. Đời sau Lương Khải Siêu cho kinh ông dịch là thiên ngụy, nhưng sự thật không thể cho là ngụy được. Thời xưa viết kinh sách trên thẻ tre vì không có giấy, nên kinh sách họ học để đầy nhà. Vì vậy dùng văn tự rất súc tích, nhiều chỗ có ý mà không lời, không những kinh Phật mà sách thuốc và các loại sách khác cũng có ý mà không lời. 

Trường hợp này, người Hán thành thạo chữ Hán đọc dễ hiểu, người Việt ít biết chữ Hán nên đọc khó hiểu. Vì vậy, tôi thêm lời vào chỗ có ý, chỗ nào cần thì ghi chú, còn chỗ nào nghĩa lý thâm sâu phải lược giải thêm. Tôi là người Hoa có nói ra thường có văn phạm tiếng Hán, vì thế nhờ người Việt chấp bút ra văn phạm tiếng Việt, thật ra vẫn còn văn phạm tiếng Hán người đọc cũng biết là do người Hoa dịch.

TT. Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
Thoại đầu là trước khi chưa có lời nói, nghĩa là chưa khởi niệm muốn nói gọi là thoại đầu, nếu khởi ý niệm lên là thoại vỉ; tham là hỏi câu thoại để kích thích lên niệm không hiểu không biết, khán là nhìn chỗ không biết, muốn biết chỗ không biết đó là gì? Chỗ không biết đó thì không có chỗ, không có chỗ nên không có mục tiêu để nhìn, nhìn mãi không biết gì thì chỗ không biết đó là nghi tình.

Hành giả tham thiền hỏi câu thoại và nhìn thoại đầu, 2 cái đi song song để giữ nghi tình, nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu, thoại đầu là vô thỉ vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước, cũng là nguồn gốc ý thức, từ đầu sào trăm thước bước thêm một bước là sát na lìa ý thức gọi là kiến tánh.

Hỏi:
Thế nào là vạn pháp quy tâm?
Đáp:
Vạn pháp quy tâm là người có tư tưởng chấp thật mới nói như vậy. Vạn pháp là tâm, tâm là vạn pháp thì mới đúng, vạn pháp với tâm không có hai. Nếu tâm là tâm, vạn pháp là vạn pháp, tức có hai là tương đối.

Bản lai diện mục của bản tâm không có tương đối, tức vạn pháp là tâm, tâm là vạn pháp, chứ  không phải hai cái. Cho nên, tất cả đều do tâm tạo, năng lượng đều phát từ tâm. Vật chất là do nhiều nguyên tử tổ chức thành, như cái bàn này yên tịnh, nhà khoa học biết cái bàn có hai thứ lay động:
1. Lay động xoay theo quả đất, quả đất xoay xung quanh mặt trời, vận tốc 180.000 km/giờ.

2. Mỗi hạt nguyên tử ở giữa có một trung tử, chu vi có nhiều điện tử cũng đang xoay, ngày đêm xoay hoài không bao giờ ngưng; bây giờ đem cái bàn này chặt tan nát, nhưng mỗi hạt nguyên tử vẫn còn xoay không bao giờ ngưng, vận tốc là ½ ánh sáng, vận tốc ánh sáng 300.000 km/giây. Chiếc xe hơi chạy vận tốc 100 miles/giờ đã thấy nhanh quá rồi. Còn vận tốc điện tử chớp mắt là 150.000 km/giây. Nhà khoa học mang kính hiển vi thấy rõ ràng.

Sức xoay phải có năng lượng, vậy năng lượng của nó từ đâu mà có? Tốc độ nó xoay nhanh như vậy, có năng lượng cung cấp nó xoay không? Theo mình thấy rõ ràng không có năng lượng. Không có năng lượng tại sao có sức xoay vậy? Không có ai giải đáp được.

Phật đã nói: “Tất cả do tâm tạo”, tức năng lượng là tâm; Lục Tổ nói rõ trong Pháp Bảo Đàn: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà tâm của các ông động”, tức là năng lượng từ tâm, tâm động thì gió mới động, tâm động thì phướn mới động. Nhưng người ta tin không nổi, nên phải ngộ mới được.

Mình ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh có được tự chứng phần thì tự mình mới chứng tỏ, còn bây giờ Phật nói mình không tin, vì chưa được tự chứng phần nên tin không nổi. Vậy, Phật muốn mình được tự chứng phần rồi tự mình chứng tỏ. Phật nói: “49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói một chữ và ai nói Phật có thuyết pháp, người ấy phỉ báng Phật”.

Sự thật, mình đang dùng cái tâm này, tâm  như hư không vô sở hữu. Nếu không có hư không vô sở hữu thì mình không thể thấy nhau, không thể nói chuyện với nhau được, hàng ngày nói năng tiếp khách, ăn uống đều không được. Cho nên, Phật pháp nói không là dụng của tâm, không cũng là cái thể của tâm, vạn pháp cũng là thể của tâm, cũng là dụng của tâm.

Vì tâm khắp không gian khắp thời gian thì vạn pháp đều ở trong tâm, không có cái nào ở ngoài tâm. Nên nói: “Ngoài tâm không có pháp”, tại sao còn nói ‘vạn pháp quy tâm’? Vậy những người nói ‘vạn pháp quy tâm’ là tư tưởng chấp thật thì còn nằm trong tương đối.

Hỏi:
Có phải trách nhiệm và vô trách nhiệm đều không có chăng?
Đáp:
Vì chấp thật nên mới có trách nhiệm hay vô trách nhiệm, cái đó là tương đối. Nếu hiện được bản lai diện mục của tâm thì không còn tương đối, cái dụng đặt tên là bát nhã luôn luôn khắp không gian khắp thời gian. Vậy đâu có ngoài trách nhiệm? Khỏi cần dùng nhưng nó vẫn dùng.

Cảm giác của lớp da gọi là xúc giác khắp không gian và khắp thời gian của cơ thể, nếu tiếp xúc nó thì nó biết, nhưng không có tiếp xúc nó, vậy nó có biết không? Nó cũng biết. Vì cái dụng của nó sẵn sàng tự động, đánh mạnh nó cũng biết đau, đánh nhẹ nó cũng biết  không đau, ngứa nó cũng biết, không ngứa nó cũng biết, nửa đêm mình ngủ bị muỗi cắn thì tay tự động gãi chỗ đó; tức là 24/24 ngày đêm cảm giác không gián đoạn, không phải qua bộ óc suy nghĩ rồi mới dùng, dụng của nó tự động khắp không gian khắp thời gian.

Bát Nhã của tâm mình dùng luôn luôn khắp không gian khắp thời gian, làm sao có trách nhiệm hay vô trách nhiệm? Như nói cảm giác của lớp da là trách nhiệm hay vô trách nhiệm thì không đúng. Vì nó luôn luôn dùng, mình có trách nhiệm nó cũng dùng, không có trách nhiệm nó cũng dùng, nó đâu có liên quan đến trách nhiệm hay vô trách nhiệm! Nó không khi nào bỏ trách nhiệm, mà nó không khi nào nói là có trách nhiệm. Bản lai diện mục cũng như vậy, kiến tánh là hiện bản lai diện mục của tâm.

Chấp thật mới có tương đối, tranh biện, thị phi, tốt xấu, yêu ghét,… Có kiến lập lý hay không lý thì phải có sở hữu nên bị hạn chế cái dụng. Bởi vì, hư không trống rỗng thì không có nghĩa lý, rồi đem hư không hạn chế lại đủ thứ nghĩa lý giảng ra cũng rất hay. Nếu mình tin được tự tâm thì tất cả không có cái nào ở ngoài tâm.

Tâm có tánh giác ngộ nên gọi là Phật tánh, tâm cùng khắp hư không chẳng có khứ lai nên gọi là Như Lai, tâm khắp thời gian không gián đoạn, không sanh diệt nên gọi là Niết Bàn; cái dụng gọi là Bát Nhã, vì không cần tác ý, khỏi cần dùng mà tự động dùng. Như cảm giác của lớp da không cần dùng nó vẫn dùng.

Luân hồi là do chấp tâm mới có, tức là tâm mình hoạt động, như thân mình xoay mới thấy căn nhà xoay, nhưng căn nhà không có xoay. Căn nhà xoay dụ cho sanh tử luân hồi, tại tâm mình hoạt động nên mới thấy sanh tử luân hồi.

Tiểu thừa tu khổ, tập, diệt, đạo (Tứ Diệu Đế), tức là pháp thiền là Ngũ Đình Tâm Quán (5 thứ thiền quán) để đình chỉ hoạt động cái tâm. Bây giờ phần nhiều người ta thực hành Sổ Tức Quán là đếm hơi thở từ 1 đến 10, rồi ngược lại từ 10 lui về 1, có một số ít tu Bất Tịnh Quán, còn 3 thứ quán kia (Lục Thức Quán, Nhân Duyên Quán, Từ Bi Quán) ít thấy người ta tu. Đó là 5 thiền quán của thừa Thanh Văn.

Mục đích của thừa Thanh Văn là muốn dứt lục căn, vì họ chấp thật lục căn thì phải đối  với lục trần, cho nên theo triết lý gọi là Chủ Quan Duy Vật Luận.

Trung thừa là thừa Duyên Giác tu Thập Nhị Nhân Duyên (quán từ vô minh đến lão tử, 12 nhân duyên tuần hoàn).

Mục đích thừa Duyên Giác muốn dứt nhất niệm vô minh, tức là cuộc sống hàng ngày mình đều dùng nhất niệm vô minh, từ niệm này qua niệm khác liên tiếp không ngưng, so với Thanh Văn thì tiến hơn một bước, nhưng vẫn còn nằm ở trong tương đối. Thừa Thanh Văn chỉ phá nhân ngã chấp, tới Duyên Giác thì phá luôn pháp chấp, nên gọi là Chủ Quan Duy Tâm Luận.

Đại thừa là Bồ Tát thừa tu 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ), có 3 thứ thiền quán ghi ở trong kinh Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác, mà người dịch không dịch nghĩa, chỉ có dịch âm, gọi là: Sa Ma Tha, Tam Ma Bát Đề, Thiền Na. Trong kinh Viên Giác đem 3 thứ thiền quán này đảo đi đảo lại thành 25 thứ, ở kinh Lăng Nghiêm chỉ nói 3 thứ này. Trong kinh Viên Giác diễn tả kỹ hơn. Đáng lẽ, tâm pháp không thí dụ, nhưng  Phật miễn cưỡng ở trong kinh này mà thí dụ: 

- Sa Ma Tha như gương soi các tướng, là cực tịnh nhưng nó đang dùng, như người nam đến hiện người nam, người nữ đến hiện người nữ, bất cứ cái gì đến đều hiện.

- Tam Ma Bát Đề còn gọi là Tam Ma Đề, như lúa mạ dần dần tăng trưởng, vì cái này biến hóa. Biến hóa từng sát na nhưng mình không thấy biến hóa, thực tế mình thấy lúa mạ tăng trưởng. Đó gọi là thiền quán Tam Ma Bát Đề.

- Thiền Na thí dụ âm thanh trong chuông trống, chuông trống có âm thanh, nhưng mình không thấy nghe được, khi đánh thì âm thanh ra, đánh mạnh thì tiếng lớn, đánh nhẹ thì tiếng nhỏ, mà lại không bị chuông trống hạn chế, vượt ra ngoài xa chuông trống.

Đại thừa của Trung Quốc có 4 tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận, Duy Thức.

Tam quán của tông Thiên Thai giống như 3 thiền quán kinh Lăng Nghiêm, giống chứ không phải thay thế được. Sa Ma Tha giống như Không Quán (quán không), Tam Ma Bát Đề giống như Giả Quán, Thiền Na giống như Trung Quán. Vì thực tế không có danh từ để dịch, nên người ta chỉ dịch âm. Sắc pháp thì có danh từ mới có thể dịch, còn tâm pháp không hình tướng không có số lượng nên rất khó dịch.

Từ tiếng Phạn dịch sang qua tiếng Trung Hoa còn dễ, vì thời xưa có Lão Tử, Trang Tử cũng có nhiều danh từ tâm pháp, nếu bây giờ dịch sang tiếng Anh rất khó. Vì khoa học là những thứ có hình tướng, về danh từ tâm pháp rất ít.

Vừa rồi nói Tiểu thừa là Duy Vật, Trung thừa là Duy Tâm, Đại thừa là Tâm và vật hợp một. Lục Tổ nói Thiền tông (Tối Thượng thừa) là phi Tâm phi vật, tức là siêu việt tâm và vật, cách tu là tham công án, tham thoại đầu.

Hỏi:
Tham Tổ Sư thiền không còn đọc kinh  phải không?
Đáp:
Kinh là dạy tu phá chấp của tất cả chúng sanh, cho đến những người chứng quả cũng phá luôn. Như Tâm Kinh của tôi lược giải phá từ phàm phu, Tiểu thừa,… cho đến Nhất Phật thừa, có tri giải đều phải phá. Phá hết tất cả không còn cái gì nữa (trống rỗng) thì cái dụng cùng khắp không gian và thời gian, tức là những cái đó là do ý thức kiến lập. Nếu sát na lìa ý thức thì được kiến tánh. Bây giờ mình theo ý thức từ niệm này qua niệm kia.

Tánh con người nghe đến đâu thì chấp đến đó. Có Tăng hỏi Nam Tuyền đáp, đáp cái nào thì Tăng chấp đến đó. Bất cứ chấp vào cái gì đều không được. Vì tánh con người hay muốn tri giải, nhưng cái đó là chướng ngại sự kiến tánh, nên ngài Long Thọ thí dụ “Tâm như hư không vô sở hữu”. Nếu tâm mình vô sở hữu thì cái dụng bằng Phật khắp không gian khắp thời gian không có gì hạn chế.

Vô sở hữu thì không có, hư không vô sở hữu thì không có hư không, tâm vô sở hữu thì không có tâm. Không có tâm là lời nói, chứ tâm thì không thể tiêu diệt được, cũng như hư không thì không thể tiêu diệt, nhưng chẳng thể dính líu có, không. Cho nên, kinh Phật hay ngữ lục của chư Tổ nói đến ‘không’ là dụng, dụng thì phải ‘không’, ‘không’thì phải trống rỗng, trống rỗng mới hiển bày được cái dụng. Cuộc sống hàng ngày mình đang dùng cái tâm mình mà mình không biết.

Hỏi:
Tại sao Phật nói nhiều kinh?
Đáp:
Vì muốn phá cái biết của bộ não, chư Tổ cũng vậy. Cái  biết của bản tâm luôn luôn dùng, nhưng không phải cái biết và không biết của bộ óc (ý thức). Vì cái biết và không biết của ý thức làm chướng ngại cái biết của bản tâm. Cho nên, sát na lìa ý thức là bản tâm hiện ra.

Người tham học mới vào cửa, Lâm Tế liền hét. Người tham học mới vào cửa, Đức Sơn liền đánh. Những hành động của Tổ là muốn chặn ngang đường suối ý thức. Nếu lúc đó lìa được ý thức thì ngay đó kiến tánh. Còn lìa ý thức chưa được thì phải phát nghi (không hiểu), như Lâm Tế bị Hoàng Bá đánh 3 lần phát nghi nặng, rồi sau này ngộ triệt để. Tất cả công án, thoại đầu của chư Phật chư Tổ đều vậy. Ngộ là hiện lên bản tâm của mình, chứ không phải ngộ đáp án của câu thoại hay công án.

Sự hiểu biết của ý thức là biết những danh từ, như tâm mà ai cũng nói được, nhưng tâm là cái gì không ai biết! Người ta thường nói ‘trí Bát Nhã’, trí Bát Nhã là cái gì? Trí Bát Nhã chỉ là danh từ, mà mình đang dùng cũng chẳng tự biết. Trí Bát Nhã luôn luôn khắp thời gian, khắp thời gian thì nó đang dùng, khắp không gian thì chỗ nào cũng hiện cái dụng.

Như cảm giác của lớp da của cơ thể không bao giờ ngưng, nếu có ngủ mê cũng không ngưng cảm giác. Mình tiếp xúc thì nó biết tiếp xúc, mình không tiếp xúc thì nó cũng biết không tiếp xúc; nếu tiếp xúc đau thì nó cũng biết đau, đau nhiều đau ít nó đều biết, ngứa nó biết ngứa, không ngứa nó cũng biết không ngứa. Nhưng đụng đến tay không những tay biết, mà những chỗ khác đều cũng biết. Vì nó khắp không gian, không phải chỉ có một chỗ.

Cho nên, đụng chỗ nào thì toàn thân đều biết, bất cứ thời gian nào nó cũng đang dùng. Như ban đêm mình ngủ mê bị muỗi cắn, tự động gãi chỗ đó. Không phải có tiếp xúc mới hiện ra cái dụng, mà không tiếp xúc cũng hiện ra dụng. Nếu không dùng thì sao biết không tiếp xúc? Nó làm sao biết không đau không ngứa? Tiếp xúc lạnh nó biết lạnh, tiếp xúc không lạnh nó biết không lạnh. Nóng nó biết nóng, không nóng nó biết không nóng; nên cái dụng nó không bao giờ ngưng, mới là khắp thời gian. Trí Bát Nhã của mình cũng vậy.

Bây giờ, mình là phàm phu nhưng cũng có hiện ra cái dụng chút ít, nếu mình quét sạch những chướng ngại được trống nhiều thì có cái dụng lớn, trống rỗng không còn cái gì nữa thì bằng cái dụng của Phật. Mục đích tất cả kinh của Phật là quét sạch những chướng ngại mà thôi.

Hỏi:
Tại sao các thừa lại có cao thấp?
Đáp:
Tiểu thừa chưa đến cứu cánh, chỉ phá nhân ngã chấp được ra khỏi phần đoạn sanh tử, tức là không đi đầu thai trong lục đạo (trời, người, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục), nhưng họ còn biến dịch sanh tử chưa dứt, họ cần phải tiến thêm nữa. Tức là họ cất nhà ở giữa đường mà cho là đã đến nơi rồi, kinh Pháp Hoa nói: “Tiểu thừa chưa đến bảo sở”. Nên bị Phật quở: “Không thể làm hạt giống Phật”, như hạt lúa bị cháy không làm hạt giống được.

Quả A La Hán là cao nhất của thừa Thanh Văn, sự thấy họ chỉ thấy được 1 tam thiên đại thiên thế giới, còn 1 tam thiên đại thiên thế giới khác họ không biết. Về thời gian họ chỉ biết 8 muôn kiếp trước và 8 muôn kiếp sau, rồi quá 8 muôn kiếp thì họ không biết, vì cái dụng của họ có hạn chế.

Còn cái dụng quả Phật không hạn chế, không bị cái gì làm chướng ngại, A La Hán còn chướng ngại, vì có kiến lập Niết Bàn của A La Hán, họ bỏ ngũ uẩn ngã nhưng còn ôm Niết Bàn ngã cho là ta chứng, tức là cái ngã vi tế. Cho nên bị Phật quở, phải bỏ A La Hán tiến lên Đại thừa.

Tiểu thừa phá nhân ngã chấp, Trung thừa phá pháp ngã chấp, Đại thừa phá hết nhân ngã chấp và phá luôn pháp ngã chấp, nhưng lọt vào không chấp (chấp không). Nếu còn chấp cái gì đều không được, tức là có sở trụ, còn có sở trụ thì còn chướng ngại cái dụng của bản tâm. Cho nên, phải đến cứu kính không còn một chút chướng ngại gì nữa, miễn cưỡng gọi là vô sở hữu.

Vì con người muốn kiến lập sở hữu, luôn cả hư không cũng muốn kiến lập, nên ngài Long Thọ nói: “Hư không vô sở hữu dung nạp được tất cả vật”. Bây giờ con người muốn lìa cái sở hữu không được, như cho tiền và nhà là sở hữu của tôi,... có sở hữu mới được. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tự tâm buộc tự  tâm”.

Hỏi:
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Châu Lợi Bàn Đặc Ca bạch Phật rằng: Con kém trí nhớ chẳng thể phụng trì, khi mới gặp Phật phát tâm xuất gia, con cố nhớ một câu kệ của Như Lai trong một trăm ngày mà chẳng thuộc lòng, hễ nhớ trước quên sau, nhớ sau quên trước, Phật thương xót dạy con tu Sổ Tức Quán, con quán hơi thở đến chỗ cùng tột, thấy các hành tướng vi tế dời đổi từng sát na nơi sanh trụ dị diệt tâm, con bỗng ngộ được đại vô ngại phiền não được dứt sạch đắc quả A La Hán, trước mắt của Phật được ấn chứng bậc vô học. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con là xoay về tánh Không là hơn cả.

Sư Phụ nói Sổ Tức Quán là đếm từ 1 đến 10, rồi đếm ngược từ 10 lại 1. Như trong đây nói là quán hơi thở thay đổi từng sát na thì con thấy giống như Tiểu thừa của thầy Minh Triệu dạy: “Khi thở vô biết thở vô, khi thở ra biết thở ra, thở vô ngắn biết thở vô ngắn, thở ra ngắn biết thở ra ngắn”. Sổ Tức Quán theo dõi từng sát na hơi thở, như Sư Phụ nói đếm không cần theo dõi từng sát na của hơi thở đó là ngắn, dài, ra, vào, chậm, nhanh. Như vậy như thế nào?
Đáp:
Giống thì giống nhưng chưa phải, như Châu Lợi Bàn Đặc Ca biết từng sát na, còn cô nói là chưa đến từng sát na. Mỗi sát na đều có sanh, trụ, dị, diệt, mà không phải chỉ sát na thôi. Như nhà Phật đem 1 giây chia ra làm 60 sát na và chia thêm là 1 sát na làm thành 60 A, 1 A thành 60 B, 1 B thành 60 C.

Theo toán học biểu thị  thời gian 1 C, nhưng tôi vừa nói hiện tại mà chưa nói dứt thì đã qua biết bao nhiêu trăm C rồi. Tôi chỉ mới chia 3 lần, nếu tôi chia thêm 30 lần, 300 lần vẫn còn con số, con số biểu thị thời gian đó, thời gian đó vẫn còn sanh, trụ, dị, diệt. Nhưng ý thức đã không biết (bộ óc không biết), còn cái kia dùng ý thức để biết.

Đếm từ 1 đến 10, rồi đếm ngược từ 10 lại 1, đây là tu bước đầu tiên. Ban đầu từ thô vào tế, như bây giờ từ phút đến giây, đến sát na, sát na đến A đến B đến C,… đó là thiền của Tiểu thừa muốn đình chỉ cái tâm. Còn cô nói là không đình chỉ được cái tâm, cái tâm còn hoạt động rất nhiều, vì còn dùng nó để nhớ để biết, làm sao đình chỉ tâm được?
Nói tổng danh là Ngũ Đình Tâm Quán, đình  là đình chỉ, quán chiếu đó là đình chỉ cái tâm. Cách quán này vẫn còn nhất niệm vô minh, chưa đến vô thỉ vô minh. Bởi họ cứ giữ nhất niệm đó mãi. Còn Trung thừa phá được nhất niệm vô minh, Tiểu thừa chỉ phá được lục căn. Cách tu cô nói là chưa dứt được lục căn, mà cái đó vẫn còn thô chưa đến tế nữa. Châu Lợi Bàn Đặc Ca quán hơi thở đến chỗ tế rồi.

Quán từ thô vào tế, đi sâu vô mãi, từ tế đến chỗ vi tế. Như cô nói biết được những cái thô, biết dài biết ngắn,… Quán là không cần phải biết những cái cô nói, quán chứ không phải dùng cái biết!
Hỏi:
Chánh biến tri và vô sư trí là như thế nào?
Đáp:
Chánh biến tri là trí Bát Nhã, vô sư trí là trí không do ai dạy, Phật Thích Ca nói là Pháp Bản Trụ, nó tự như vậy, không phải do thầy truyền cho.

Hỏi:
Cần phải nhớ hay không?
Đáp:
Không phải nhớ hay quên, tức là chỉ cần giữ không biết (nghi tình là không hiểu không biết), hỏi câu thoại là kích thích niệm không biết, khán thoại đầu là nhìn chỗ không biết, chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, không có mục tiêu để nhìn thì nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không biết, vẫn còn không biết mới gọi là nghi tình. Không phải không biết của người ngủ mê, chết giấc, bệnh tâm thần.

Nghi tình là thắc mắc muốn biết nhưng không biết nổi, không cho tìm hiểu, không cho suy nghĩ, không cho ghi nhớ. Tức là tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết đều chấm dứt (chấm dứt hoạt động của ý thức).

- Vậy có giống như niệm không?
- Niệm không có nghi tình, không có dấu hỏi, còn tham thiền luôn luôn có dấu hỏi.

- Khi mình khởi lên suy nghĩ thì đã có dấu hỏi phải không?
- Không phải, vì không cho suy nghĩ mà lại có thắc mắc muốn biết, nên mới khác hơn hồ nghi. Suy nghĩ của nhà khoa học gọi là hồ nghi, còn tham thiền là chánh nghi. Chánh nghi mới ngộ được tâm mình, còn hồ nghi là ngộ được cái ở ngoài. Như nhà khoa học chỉ ngộ ở ngoài tâm, có giá trị ở thế gian, không ngộ tâm mình nên không làm chủ chính mình. Tham thiền là ngộ chính mình mới giải thoát được tự do tự tại.

- Nếu mình hỏi trở thành thói quen có phải giống như niệm không?
- Không cho trở thành niệm, luôn luôn phải giữ nghi tình, nên mới nói là nghi tình, nghi tình là có dấu hỏi, còn niệm là không có dấu hỏi.

- Như mình đang làm việc, nhưng trong đầu khởi lên câu thoại đầu, có phải lúc đó là niệm không?
- Lúc đó là niệm, ban đầu tập tham khi làm việc thì ngưng tham, còn tự động khởi lên thì mặc kệ nó.

Hỏi:
Kiến là nhìn, văn là nghe, còn giác và tri như thế nào?
Đáp: 

Khứu giác, thiệt giác, xúc giác, 3 thứ này gọi là giác; tri là ý thức (thức thứ 6). Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân là 5 thứ này đối với cảnh trước mắt, còn ý căn đối với pháp trần là quá khứ, vị lai, khỏi cần trước mắt, như mình ngủ mê không thấy trong phòng, nhưng thấy được xa.

Phật Thích Ca lúc ấy không nói Đại thừa hay Tiểu thừa, nếu người nào không lãnh hội Đại thừa thì Phật mới thuyết pháp Tiểu thừa, thuyết pháp Tiểu thừa nhưng không nói pháp đó là pháp Tiểu thừa. Sau này người ta đem lời thuyết pháp của Phật chia ra thành nhiều thời, ở Trung Quốc gọi là phán giáo.

Hỏi:
Đọc trong một quyển sách:
- Có người hỏi Hòa Thượng Hư Vân: Phải chăng chùa này tu thiền?
- Đúng đấy, đây là một trung tâm Thiền tông Trung Hoa.

- Như vậy, trong chùa có thờ Phật A Di Đà và có các thời khóa tụng niệm không?
- Hòa Thượng Hư Vân ngạc nhiên, nhưng vẫn trả lời: Tại sao lại không? Chúng tôi cũng thờ Phật A Di Đà và hàng ngày khuya sớm đều có các khóa lễ.

- Nếu như thế nơi đây đâu phải chuyên về tu thiền?
- Tại sao như vậy? Chùa nào chẳng thờ Phật và có các thời khóa tụng kinh!
- Nhưng tôi nghe nói Thiền tông chủ trương là giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự kia mà?
- Đến khi đó Hòa Thượng Hư Vân mới hiểu ra rồi bậc cười ha hả!! Mấy trăm năm trước có một số tu viện có đường lối chủ trương riêng, nhưng theo thời gian có sự thay đổi, hiện nay không còn phân chia nữa, hiển nhiên là như thế rồi, đường lối chủ trương đều là phương tiện hình thức bên ngoài.

- Phải chăng khi nói đến chữ ‘thiền’ là ám chỉ thiền trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật?
- Đúng vậy.

- Dĩ nhiên Phật tánh thì ai cũng có, các hạng người căn cơ khác nhau đâu có thể ai cũng ngộ được đỉnh cao để quán triệt phương pháp cao siêu tối thượng? Chùa dạy các pháp môn như Tịnh Độ niệm hồng danh Phật A Di Đà để cầu vãng sanh, như vậy có mâu thuẩn không? Như trung tâm thiền mà dạy về Tịnh Độ. Tôi chưa dứt lời thì Hòa Thượng cười mãi không thôi.

- Thí chủ khéo nói lắm, mâu thuẩn ư! Làm gì có chuyện mâu thuẩn? Không bao giờ. Mặc dù, Phật Thích Ca đã dạy 84.000 pháp môn khác nhau, nhưng tất cả chỉ con đường duy nhất là thoát khổ, tùy theo căn cơ của chúng sanh thích hợp theo một phương pháp khác nhau.

- Nhưng nếu đã gặp cõi Tây Phương Cực Lạc có đức Phật A Di Đà và lời nguyện thuyết diễn của ngài thì tại sao Hòa Thượng còn giảng dạy về thiền? Vì Tịnh Độ và Thiền đâu có gì khác biệt?
- Nhưng hai pháp môn đó hoàn toàn khác nhau, phải chăng Thí chủ nói rằng Thiền chú trọng về tự lực, Tịnh Độ chú trọng vào tha lực?
- Vừa nghe đến đó, tôi ngắt lời ngay. Đúng vậy. Tự lực và tha lực làm sao giống nhau được? Ngay lúc đó tôi cảm thấy hình như các căn khó chịu vì cử chỉ bất kính của tôi, một người lịch sự không bao giờ chất vấn và ngắt lời người khác, hơn nữa trước mặt tôi không phải là một Tu Sĩ bình thường! Mà là một vị Tổ đức cao đạo trọng được tôn kính khắp nơi.

- Tuy nhiên, Hòa Thượng Hư Vân thản nhiên không trách, vì thiếu lễ độ của tôi. Ngài mỉm cười một cách thích thú và nói: Này Thí chủ! Mắc công để ý sự khác biệt đó làm chi? Khi còn phân biệt chấp trước, có phải, có trái, có trước, có sau, có cái này, có cái kia. Nhưng khi đã vượt ra đối đãi nhị nguyên thì tất cả chỉ có một kia mà!
Chắc hẳn Thí chủ cũng biết tâm Phật và tâm chúng sanh vốn không hai, Thí chủ có thể xem tâm như một cái gì ở bên trong hay bên ngoài, nhưng trong hay ngoài thì đâu có nghĩa tuyệt đối, mà chỉ là tương đối nhị nguyên mà thôi.

Từ vô thỉ đến nay tâm vốn không sanh diệt, không hình tướng, không thuộc có không, không hề cũ mới. Chỉ vì chúng sanh sanh chỉ chấp hình tướng bên ngoài mà đi tìm Phật, nên chư Phật và chúng sanh mới xa cách muôn trùng, ta và tha nhân là hai chủ thể khác nhau.

Này Thí chủ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma suốt 9 năm ngồi quay vào vách để suy nghĩ gì? Phải chăng ngài thấy tâm là Phật, Phật tức là chúng sanh, khi mê có Phật có chúng sanh, khi ngộ thì chúng sanh và chư Phật nào có khác! Chơn tâm này vốn không sanh, không diệt, không dơ, không sạch. Khi làm chúng sanh, tâm không tăng giảm, khi làm chư Phật, tâm cũng không thêm bớt. Do đó, ngài vượt thoát ra ngoài sự khổ đau phiền não, vượt ra ngoài bánh xe luân hồi đạt đến Niết Bàn giải thoát.

- Nhưng Tổ Bồ Đề Đạt Ma đâu có đề cập Phật A Di Đà hay cõi Cực Lạc?
- Đúng thế, nhưng ngài không đề cập về vấn đề đó, như Thí chủ hãy thử nghĩ coi! Khi những dân quê hiền lành chất phát đến nghe ta thuyết pháp, phải chăng ta phải giảng cho họ thực tại vô ngã, về tánh không hay con đường bất nhị. Những điều này có ý nghĩa gì với họ, phải chăng chỉ là những danh từ trừu tượng trống rỗng không thể hiểu và không ích lợi gì!
- Nhưng ta giảng về đức Phật A Di Đà, những hạnh nguyện của ngài thì họ sẽ hiểu, sẽ tin và phát tâm sanh về cõi đó. Nếu suốt ngày họ trì niệm đức A Di Đà và chú tâm vào hồng danh. Lúc làm ruộng, lúc nghỉ ngơi, khi gặt lúa, khi lùa trâu về chuồng, họ trì niệm đến nhất tâm bất loạn thì ảo ảnh nhị nguyên vô minh, cái tâm phân biệt có chúng sanh có chư Phật sẽ chấm dứt thì họ sẽ chứng ngộ được thực tại mầu nhiệm ngay.

- Dù người ta gọi đó là tha lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà hoặc là thiền hoặc là nhất tâm thì điều này có gì khác biệt đâu? Cái khả năng giải thoát mà người ta rằng vốn ở bên ngoài tha lực, thật ra ở bên trong tự lực lúc nào cũng sẵn có kia mà! Aø, thì ra vậy! Điều Tổ Bồ Đề Đạt Ma tìm ra trong lúc ngồi thiền, người dân quê chất phát tìm ra được trong khi niệm hồng danh Phật A Di Đà đều giống như nhau, cả hai đều tìm được nhất tâm.

Như thế, tôi hiểu rồi. Bất chợt, Hòa thượng Hư Vân quát ngay: Không tìm được điều gì cả, vì tâm thanh tịnh vốn sẵn có kia mà! Làm gì phải đi tìm ở đâu? Nếu lấy tâm đi tìm tâm thì làm sao thấy?
Câu trả lời của ngài khiến tôi giật mình vì tôi được cải chính, như tôi thấy ngài mỉm cười có vẻ đã hài lòng về điều gì, phải chăng ngài đã biết tôi đã sử dụng những gì một cách nhằm lẫn và thế tôi đã sử dụng cái gì bên ngoài mà người ta đã tìm thấy được. Đáng lẽ ra tôi có thể dùng danh từ khác như quán chiếu, thấy,… Tôi nói ngay: Như thế là những danh từ thôi!
Đoạn văn trên, theo Sư Phụ nghĩ sao?
Đáp:
Tâm của mỗi người và tâm của chư Phật đều bằng nhau, nhưng ý thức của mỗi người lại khác nhau. Nên Phật tùy theo ý thức của chúng sanh mà thuyết ra có 84.000 pháp môn khác nhau. Như ở Trung Quốc có 5 hệ: Thiền, Tịnh, Luật, Giáo, Mật.

Mật tông là giáo mật truyền thọ nên tôi không thể nói được, Thiền là Tổ Sư thiền. Luật tông là trì giới luật, Tịnh Độ là cầu vãng sanh, Giáo môn ở Trung Quốc có 4 tông (Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận, Duy Thức).

Như Thiên Thai tông có tam chỉ tam quán giống như kinh Phật. Tông Hiền Thủ có Pháp Giới Quán Thiền lại khác, có 4 pháp giới (lý pháp giới, sự pháp giới, lý sự vô ngại pháp giới, sự sự vô ngại pháp giới). Duy thức có Duy thức Quán Thiền. Tam Luận thì có Tánh Không Quán Thiền. Mỗi tông mỗi phái đều có thiền quán riêng biệt của tông phái đó.

Mặc dầu, Phật nói nhiều kinh, nhưng truyền dạy trực tiếp là Tổ Sư thiền. Mấy  pháp kia chỉ nói ở trong kinh mà không có thân truyền.

Phật giáo đồ tu Tịnh Độ là hết 80%, nhưng sự thật nhiều người còn chưa biết Tịnh Độ, luôn cả ông này hỏi cũng không biết và cũng không biết Thiền. Nói đến Thiền là Tổ Sư thiền, không phải các Thiền kia, mà Tịnh Độ cũng có Thiền. Cho nên, Ngài Hư Vân chỉ có thể cười ha hả thôi, biết y là người Tây phương chỉ biết hiểu theo ý thức.

Theo Giáo môn thì không chê bai quở trách người hỏi pháp, còn Thiền tông thì lại khác, vào cửa liền đánh, vào cửa liền hét cho đến bạt tai và đá nữa, đủ thứ cơ xảo khác nhau. Nên gọi là pháp thiền trực tiếp để cắt ngang đường suối ý thức ngay nơi đó mà được ngộ.

Phật muốn cho người ta ngộ, không muốn cho người ta hiểu. Theo bậc hữu học thấp hơn bậc vô học, như ông này hỏi cũng lọt vào hữu học. Vô học còn ở trong phạm vi Tiểu thừa, hữu học chưa có tư cách vào cửa Tiểu thừa. Tuy ngài Hư Vân cười ha hả và cũng nói ít lời cho người hỏi được thỏa mãn. Bây giờ, tất cả Phật tử đều như vậy.

Hỏi:
Ngài Hư Vân nói chuyện nhị nguyên với người dân quê thì người ta không hiểu, nên nói cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà. Như Sư Phụ hoằng pháp ở Việt Nam, tất cả mọi tầng lớp giai cấp làm sao tin một pháp môn mà tu?
Đáp:
Tôi đến thuyết pháp các Trường Hạ và các Phật Học Viện, người ta hỏi cái gì thì tôi giảng cái đó, không phải tôi bảo ai cũng tu Tổ Sư thiền, tôi cũng biết người có căn cơ Tổ Sư thiền rất ít. Người ta hỏi Tịnh Độ thì tôi giải thích Tịnh Độ, tôi nghĩ sau này có thể làm ra Đường Lối Thực Hành Tịnh Độ của Ngài Ấn Quang là Tổ 13 Tịnh Độ, để người ta biết đường lối tu cho đúng.

Bây giờ Phật giáo đồ có 80% tu Tịnh Độ, như phần nhiều không biết Tịnh Độ, mà lại chỉ trích Thiền. Có số người đem ý của mình thay cho ý Phật để dạy người, làm cho người ta bị hiểu lầm ý của Phật.

Có người đến nhà giúp đỡ người ta cho là hạnh Bồ Tát, nhưng không phải, vì họ làm việc phát xuất từ cái ngã, tức là có tôi đi giúp. Đúng hạnh Bồ Tát là phá ngã chấp, như ông ăn cơm vì chúng sanh mà ăn cơm, mặc áo vì chúng sanh mà mặc áo, bất cứ làm cái gì cũng vì chúng sanh, không phải vì ta.

Nếu thực hành như vậy thì lâu ngày sẽ phá được ngã chấp. Tức là không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến chúng sanh, nghĩa là nuôi thân này rồi để giúp đỡ người ta. Tuy chưa làm, nhưng có tư tưởng như vậy cũng là tốt.

Hỏi:
Đối với việc làm đó không thấy cái lợi cho người phải không?
Đáp:
Sao không có lợi cho người! Mình gặp việc gì cũng đều giúp, chứ không phải  không giúp. Như ăn cơm cũng là giúp, mặc áo cũng là giúp, không nghĩ ăn cơm vì mình, mặc áo vì mình. Tức là luyện tư tưởng không nghĩ đến mình, vì người ta lâu đời thường nghĩ đến mình trước, rồi nghĩ đến người khác. Bây giờ, mình tập nghĩ đến người khác, chứ không nghĩ đến mình thì lâu ngày cũng thành thói quen. Tôi nói cái này là giáo môn.

Theo Tổ Sư thiền thì khác, chỉ cần hỏi câu thoại và nhìn thoại đầu. Vì những cái kia còn đối đãi, như vô ngã thì đối với ngã. Thực tế ngã không thành lập thì vô ngã cũng không thành lập, tại kiến lập cái ngã, rồi phá cái ngã mới nói vô ngã. Kỳ thật, có ngã nên mới có vô ngã thì còn nằm trong tương đối. Tổ Sư thiền  thì tất cả tương đối đều quét sạch.

Hỏi:
Tự lực và tha lực của Ngài Hư Vân nói ở đoạn văn trên, theo Sư Phụ nghĩ sao?
Đáp:
Tự lực và tha lực ở trong Hư Vân Niên Phổ không nói giống như vậy. Bởi vì cái nào cũng phải nhờ tự lực là chính, chứ không phải nhờ tha lực là chính. Nếu mình nhờ tha lực được thì tự mình khỏi tu, không có cái nào nhờ tha lực được đều phải nhờ tự lực, mà cũng nhờ tha lực nữa. Tổ Sư thiền và Tịnh Độ đều nhờ tự lực và tha lực, đâu phải chỉ nhờ tha lực không?
Tổ Sư thiền nhờ tự lực, rồi cũng nhờ tha lực, như bạn đồng tham, thầy dạy, thầy y chỉ,… đến lúc được cơ duyên ngộ cũng là nhờ tha lực. Không có pháp môn nào mà chỉ nhờ tự lực mà không nhờ tha lực, cũng không có pháp môn nào chỉ nhờ tha lực mà không nhờ tự lực. Pháp môn nào đều cũng nhờ tha lực và tự lực.

Không những như vậy, mà tất cả vạn vật đều có nhân duyên với nhau, chứ không có pháp nào mà độc lập được! Tất cả đều làm nhân quả với nhau. Vì người này có tâm chấp, nên nói ra đều là theo ý của mình để thêm vô, không phải hoàn toàn ý của Ngài Hư Vân.

Hỏi:
Trong phẩm Quán Chúng Sanh: Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng: Bồ Tát quán chúng sanh như thế nào? Duy Ma Cật đáp: Ví như nhà huyễn thuật thấy người huyễn của mình hóa ra, Bồ Tát nên quán chúng sanh như thế!
Văn Thù nói: Bồ Tát quán như thế làm sao hành việc từ?…Tại sao quán chúng sanh như nhà ảo thuật thấy người huyễn hóa do mình làm ra?
Đáp: 

Vì không chấp chúng sanh. Chúng sanh tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh. Nếu thật có chúng sanh thì không đúng, tại thực tế không có chúng sanh. Phật nói 2 chữ “vô thỉ” tức là không có bắt đầu, cũng là nghĩa vô sanh (không có sự sanh khởi). Vì có sanh nên có sự bắt đầu, không có sanh làm sao có chúng sanh? Cho nên, người chứng quả ngộ pháp vô sanh. Nếu chấp có chúng sanh là sở trụ, không phải vô trụ.

Hỏi:
Khi kiết tập kinh điển có phân ra kinh Đại thừa và kinh Tiểu thừa không?
Đáp:
Lúc kiết tập thì không có phân ra kinh Đại thừa và kinh Tiểu thừa. Ban đầu kiết tập kinh Tiểu thừa, mà Tiểu thừa hồi đó có 2 bộ phái (Đại chúng và Thượng tọa), một bộ chia ra 11 phái và còn một bộ chia ra 19 phái, cộng chung là 20 bộ phái. Sau này, tuy là kinh của Phật nhưng mỗi bộ phái cũng có hơi khác, gọi là đại đồng tiểu dị (tổng quát thì giống nhau, có một chút lại khác).

Như Phật đản cũng có mấy chục thứ, sau này hội nghị quốc tế ở Nam Vang mới thống nhất ngày Phật đản là ngày 15 tháng 4 âm lịch, trước đó là ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Nay Phật lịch 2540, nhưng Tổ bên Thiền tông tính đến bây giờ đã hơn 3.000 năm rồi. Thành ra thấy chênh lệch nhau gần 500 năm.

- Có người hỏi tôi: Trong kinh Pháp Hoa, Phật sanh ra vô số trần kiếp và bây giờ Phật sanh  cách nay là 2540 năm. Vậy Phật sanh ra năm nào đúng?
- Tôi nói: Đúng thì cái nào cũng đúng, còn sai thì cái nào cũng sai. Vì Phật đã nói là “vô thỉ”, vô thỉ thì không có đúng sai. Nếu trước vô thỉ làm sao có trước? Và nói từ vô thỉ (sau vô thỉ), vô thỉ không có sau. Trước và sau không được, phải hữu thỉ rồi mới có trước sau. Bởi vì lời nói ra đều là bệnh (ngữ bệnh).

- Đức Phật từ cung trời Đâu Suất xuống cõi Ta Bà có 8 tướng thị hiện. Chính Phật Thích Ca nói: “Hiện nay, ta ở cõi Ta Bà giảng kinh Pháp Hoa, mà đồng thời ta hóa thân giảng kinh Pháp Hoa ở thế giới khác, nhưng tuổi tác và hiệu Phật không đồng nhau, rất nhiều không thể tính được”. Như Phật nói là thiên bá ức hóa thân, bây giờ nói Phật nào thật và không phải thật? Phật nào không phải hóa thân? Ở chỗ nào cũng thật và ở chỗ nào cũng hóa thân.

Hỏi:
Tại sao trong kinh nói: “Cúng dường vô số chư Phật không bằng thực hành tứ cú kệ”?
Đáp: 

Cúng dường chư Phật là chỉ được phước đức thì hưởng lâu ngày cũng phải hết, vì phước đức này còn ở trong số lượng. Nếu thực hành tứ cú kệ, tức là tu được chánh nhân thì sau này sẽ được thành Phật có công đức của tự tánh, nên hưởng không bao giờ hết, vì công đức này vượt ra ngoài số lượng.

Tứ cú kệ không phải 4 câu của kinh Kim Cang và kinh Pháp Hoa, mà là tứ cú. Nguồn gốc đều thuộc về tứ cú là hữu và vô. Tại sao nói 62 kiến chấp? Vì: Tứ cú X ngũ uẩn = 20 X tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) = 60 + nguồn gốc (hữu và vô) = 62. Bất cứ cái gì đều ở trong 62 kiến chấp này.

Hỏi: 

Tâm không định làm sao tham thiền được?
Đáp:
Đừng để ý tâm định hay không định, nên phải tập tham, nếu tham thiền mỗi ngày tăng được 1 phút thì 1 tháng tăng được 30 phút, 1 năm được 6 giờ, 4 năm tham được 24 giờ trong 1 ngày đêm thì đến thoại đầu. Đến thoại đầu trong thời gian ngắn sẽ được kiến tánh. Nếu 1 ngày tăng được nửa phút thì 8 năm đến thoại đầu, 1 ngày tăng được ¼ phút thì 16 năm đến thoại đầu.

Tại sao dùng cái không biết để chấm dứt tất cả biết (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết)? Vì cái biết đó là ý thức hoạt động. Ngũ Đình Tâm Quán của Tiểu thừa mục đích đình chỉ hoạt động của tâm, hiện nay có người đang tu Sổ Tức Quán, nhưng họ tu còn rất thô nên không được chứng quả.

Không biết là phiền não chướng, biết là sở tri chướng. Những người tu Sổ Tức Quán còn dùng cái biết thô, chưa đến chỗ vi tế. Vi tế sở tri ngu, còn tiến thêm là cực vi tế sở tri ngu. Vừa rồi nói sở tri chướng là ngu, nhưng người ta chưa tu đến mức đó.

Hỏi:
Nếu người có công phu đến tận cùng cái biết thì tự nhiên họ sẽ đến chỗ không biết (nghi tình) phải không?
Đáp: 

Tận cùng cái biết là dùng hết sức ý thức, nhưng làm sao biết là tận cùng? Bình thường 1 phút là 17 hơi thở, người có tu cũng có thể 1 phút 10 hơi  thởø (hơi thở dài). 1 hơi thở được 6 giây, 1 giây nhà Phật chia ra 60 sát na. 6 giây = 360 sát na. Nếu ở trong hơi thở cứ quán hơi thở dài ngắn thì ý thức dễ biết, nên không đến chỗ vi tế được.

Như đem 1 sát na chia làm 60 A, 1 A chia làm 60 B, 1 B làm 60 C; đến C là vi tế nhưng chưa thật vi tế. Chia lại là: 1 sát na = 60 A 1, 1 A 1 = 60 A 2, 1 A 2 = 60 A 3, 1 A 3 = 60 A 4, rồi chia đến A 10 thì rất vi tế. Rồi đem 1 A 10 chia = 60 B 1, 1 B 1 = 60 B 2, 1 B 2 = 60 B 3, rồi chia đến B 10. B 10 chia = 60 C 1,… nhưng mỗi thời gian đều có sanh, trụ, dị, diệt. Nếu đến C 9 không có sanh, trụ, dị, diệt thì không đến C 10. Thời gian thật nhanh nhưng vẫn có sanh, trụ, dị, diệt.

Bây giờ mình nói ra một tiếng thì trải qua biết bao nhiêu C 9 biết không? Cả tỷ C 9 rồi. Nhưng mỗi C đều có sanh, trụ, dị, diệt. Cứ chia mãi thì có con số biểu thị sanh, trụ, dị, diệt. Trong lúc đó ý thức đã kiệt sức, đến chỗ vi tế thì đã mơ hồ, tức là không thể dùng ý thức được nữa, nhưng còn biết mơ hồ thì thấy mênh mông, như nhìn ra biển không thấy bờ bến, nên có thể lọt vào vô ký không hoặc là lọt vào không chấp.

Như Đại thừa lọt vào không chấp, vì mênh mông không thấy gì, còn không lọt vào không chấp thì lọt vào vô ký không.

Các pháp môn khác tu đến cuối cùng đều phải phát nghi, còn Thiền tông bước đầu tiên là phát nghi. Pháp môn Tịnh Độ đến Tây Phương Cực Lạc nhờ Phật A Di Đà dạy tham thiền rồi mới phát nghi.

Pháp tu Tiểu thừa là cuối cùng dứt được lục căn, nhưng bây giờ chưa thấy ai tu chứng quả. Theo cách tu người dạy hiện nay chứng sơ quả còn thấy khó!
Hỏi:
Giác là xúc giác, kiến là thị giác, văn là thính giác, đã là giác sao còn chia ra là kiến, văn, giác, tri?
Đáp:
Kiến là thấy thuộc về nhãn thức, văn là nghe thuộc về nhĩ thức, tỷ là khứu giác, thân là xúc giác, thiệt là vị giác. Nếu gọi chung là giác tri, nhưng chia  có 4 loại (kiến, văn, giác, tri), như kinh Lăng Nghiêm nói là ‘tri giác nãi chúng sanh’.

Vì chia như vậy là do thị giác, thính giác thì cần có không gian, mà 3 giác kia không cần có không gian.

Hỏi:
Có phải Tam Ma Địa là đại định không?
Đáp: 

Đại định là Na Già định (Pháp Bảo Đàn Kinh), Tam Ma Đề là thiền giả quán (biến hóa), nguyên 4 âm là Tam Ma Bát Đề, Tam Ma Địa và Tam Ma Đề theo chữ Hán là một âm, nên người ta dịch là Tam Ma Địa hay là Tam Ma Đề.

- Trong này nhắc đi nhắc lại các vị chứng Tam Ma Địa thì được vào đại định, vậy nghĩa như thế nào?
- Theo tông Thiên Thai dùng giả quán là thiền có biến hóa dời đổi sanh, trụ, dị, diệt từng sát na mà mình không hay. Trong kinh Viên Giác nói: “Như lúa mạ dần dần tăng trưởng”, mình biết dần dần tăng trưởng đang biến hóa, nhưng nhìn không thấy nó biến hóa. Như cơ thể mình đang biến hóa mà mình không thấy được. Thiền quán đó gọi là Tam Ma Đề.

Hỏi: 

Ngũ thời, bát giáo là gì?
Đáp:
Ngũ giáo ở Trung Quốc có 5 hệ phái (Tổ Sư thiền, Giáo môn, Tịnh Độ, Mật tông, Luật tông).

Phật thuyết pháp chia ra làm 3 giáo thời:
- Giáo thời thứ nhất: Khi Phật mới thành đạo, vì muốm phá chấp trước của phàm phu và ngoại đạo nên nói các pháp tứ đại ngũ uẩn để sáng tỏ không thật là những bộ kinh Tứ A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Trường A Hàm, Trung A Hàm và Tạp A Hàm (Tiểu thừa).

- Giáo thời thứ hai: Phật vì phá chấp pháp của Tiểu thừa nên thuyết pháp tất cả pháp đều không thật là những bộ kinh Bát Nhã.

- Giáo thời thứ ba: Phật vì phá sự chấp có của Tiểu thừa và phá chấp không của Đại thừa nên thuyết pháp chẳng có chẳng không để sáng tỏ nghĩa bất nhị của trung đạo, như những bộ kinh thâm mật Pháp Hoa,…
Đây là theo thời gian mà chia ra làm 3 thời.

Còn 3 loại khác biệt:
- Giải thích các pháp có là đệ nhất thời.

- Giải thích các pháp không là đệ nhị thời.

- Giải thích giáo pháp trung đạo bất nhị là đệ tam thời.

Ba thời này không phải y theo thời gian, chẳng kể thời gian trước hay sau, mà chỉ phân theo nghĩa loại. Đây gọi là 3 thời giáo.

Không có bát giáo, bát khổ thì có, từ tam khổ cho đến vô lượng khổ.

Hỏi: 

Thế nào là không tịch?
Đáp:
Không tịch như tịch lặng là hình dung bản thể của tâm, vô sở hữu là không tịch, như hư không này mình thấy là không tịch. Tịch là không động, không là trống rỗng. Nên Ngài Long Thọ đem hư không trống rỗng để hình dung cho tâm mình, thì tâm mình cũng là vô sở hữu.

Hỏi:
Phiền não có 2:
- Nhuận nghiệp vô minh, nhuận là thắm nhuần phiền não quá khứ.

- Nhuận sanh vô minh là đi đầu thai nơi tình thức sanh khởi yêu ghét đối với cha mẹ.

Hai phiền não này vốn không có tự tánh, nếu ngộ được tự tánh thì chẳng có việc gì, tức là ngay đó không tịch thì ai còn có phiền não?
Đáp:
Không phải chỉ có hai pháp này không có tự tánh, mà tất cả đều không có tự tánh, chúng sanh và Phật cũng không có tự tánh. Tức là không có pháp nào mà có tự tánh! Vì tự tánh vô sở hữu, tất cả pháp đều là tâm, tâm đã vô sở hữu thì các pháp đều vô sở hữu.

- Thiền Sư Bổn Tịnh là họ Trương, quê Hán Châu, xuất gia lúc còn nhỏ, nơi Tào Khê được Lục Tổ ấn chứng, ẩn núi Tư Phong. Sau này, được nhà vua mời vào hoàng cung đàm luận với các vị cao Tăng.

- Thiền Sư Viễn hỏi: Ý của Thiền Sư cho thế nào là đạo?
Sư nói: Vô tâm là đạo.  

Viễn nói: Đạo vì tâm mới có, đâu thể nói vô tâm là đạo?
Sư nói: Đạo vốn vô sanh, bởi tâm mới gọi là đạo. Tâm chỉ tên gọi, nếu mà thật có thì đạo cũng thật có. Tâm đã không tìm ra thì đạo do đâu mà lập? Cả hai đều hư vọng, thảy là giả danh.

Viễn nói: Thiền Sư thấy có thân tâm là đạo hay không?
Sư nói: Thân tâm của sơn Tăng vốn là đạo.

Viễn nói: Vừa mới nói vô tâm là đạo, nay lại nói thân tâm vốn là đạo, há chẳng phải ngược nhau ư!
Sư nói: Vô tâm là đạo, tâm diệt, đạo vô; tâm và đạo nhất như. Như nói vô tâm là đạo, thân tâm vốn là đạo, đạo cũng vốn là thân tâm; thân tâm vốn là không thì tìm cội nguồn của đạo cũng chẳng có.

Viễn nói: Thấy hình tướng Thiền Sư rất nhỏ mà lại hiểu lý này.

Sư nói: Đại Đức chỉ thấy tướng của sơn Tăng, chẳng thấy vô tướng của sơn Tăng, kẻ thấy tướng là Đại Đức cảm thấy. Kinh nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, nếu thấy tướng phi tướng tức là thấy đạo, nếu cho tướng là thật thì cũng chẳng thể thấy đạo.

Viễn nói: Nay Thiền Sư ở nơi tướng mà thuyết nơi vô tướng!
Sư nói: Kinh Duy Ma Cật nói: “Tứ đại vô chủ, thân cũng vô ngã thì sở thấy cùng đạo tương ưng. Đại đức! Nếu cho tứ đại có chủ là ngã, nếu có ngã kiến thì suốt kiếp chẳng ngộ đạo vậy.

Viễn nghe xong tâm không còn thắc mắc. Sư có kệ rằng:
Tứ đại vô chủ, lại như thủy,
Gặp cong gặp thẳng chẳng bỉ thử.

Hai chỗ tịnh uế chẳng sanh tâm,
Thông nhãn đâu từng có ý khác.

Gặp cảnh chỉ như thủy vô tâm,
Tung hoành trên đời có việc gì?
- Trí Minh Thiền Sư hỏi: Nếu vô tâm là đạo thì ngói đá vô tâm cũng là đạo, lại nói thân tâm vốn là đạo, tứ sanh thập loại có thân tâm cũng là đạo?
Sư nói: Nếu hiểu theo kiến, văn, giác, tri thì càng xa với đạo, tức là kẻ cầu kiến, văn, giác, tri, chứ không phải kẻ cầu đạo. Kinh nói: “Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý”, lục căn còn không có thì kiến, văn, giác, tri do đâu mà kiến lập? Tìm nguồn đã chẳng có thì chỗ nào còn tâm? Đâu thể đồng với cây cỏ ngói đá!
Trí Minh bịt miệng,
Sư có kệ rằng:
Kiến, văn, giác, tri vô chướng ngại,
Thanh, hương, vị, xúc thường tam muội.

Như ở nơi ‘không’ đều sanh ra,
Chẳng lấy chẳng xả chẳng yêu ghét.

Nếu nơi tiếp xúc vốn vô tâm,
Mới được gọi là Quán Tự Tại.

- Chân Thiền Sư hỏi: Đạo đã vô tâm, vậy Phật có tâm chăng? Phật với đạo là một hay là hai?
Sư đáp: Chẳng một cũng chẳng hai.

Hỏi: Phật độ chúng sanh là có tâm, đạo chẳng độ người là vô tâm; một độ một chẳng độ thì đâu thể chẳng hai?
Sư đáp: Nếu nói Phật độ chúng sanh, đạo thì chẳng độ, ấy là Đại Đức sanh vọng sanh nhị kiến, còn sơn Tăng không phải vậy! Phật là hư danh, đạo cũng vọng lập, cả hai đều chẳng thật, thảy đều là vọng sanh. Trong một cái giả làm sao phân ra làm hai?
Hỏi: Phật với đạo tuy là giả danh thì giả danh này ai lập? Nếu có kẻ lập thì đâu thể nói không?
Sư đáp: Phật với đạo bởi tâm mà lập, tuy lập nhưng tâm vẫn là không, tâm đã là không liền ngộ cả hai đều chẳng thật, biết như mộng huyễn thì ngộ vốn không, cưỡng lập hai tên thật với giả, ấy là kiến giải của Nhị thừa.

Do đó, Sư thuyết kệ vô tu vô tác rằng:
Thấy đạo mới tu đạo,
Chẳng thấy là sao tu?
Tánh đạo như hư không,
Hư không lấy gì tu?
Quán khắp người tu đạo,
Vạch lửa tìm bọt nước.

Thấy xem hát múa rối,
Dây đứt hết cả thôi.

- Pháp Không Thiền Sư hỏi: Phật với đạo đều là giả danh, vậy 12 phần giáo cũng không phải thật. Tại sao các tôn túc xưa kia đều nói tu đạo?
Sư đáp: Đại Đức hiểu lầm ý người xưa rồi, đạo vốn vô tu, mà Đại Đức cưỡng tu! Đạo vốn vô tác, mà Đại Đức cưỡng tác! Đạo vốn vô sự, mà lại cưỡng sanh nhiều sự, đạo vốn vô tri, mà cưỡng sanh nhiều tri. Kiến giải như thế là trái ngược với đạo. Các tôn túc xưa chẳng nên như thế, chỉ vì Đại đức chẳng hiểu thôi, suy nghĩ kỹ xem!
Sư có kệ rằng:
Đạo thể vốn vô tu,
Vô tu tự hợp đạo.

Nếu khởi tâm tu đạo,
Người ấy chẳng hiểu đạo.

Bỏ mất tánh nhất chân,
Lại vào chỗ náo nhiệt.

Bổng gặp người tu đạo,
Tốt nhất chớ hướng đạo.

- Am Thiền Sư hỏi: Đạo đã giả danh, Phật cũng vọng lập, 12 phần giáo dùng để thuyết Phật độ sanh, tất cả đều vọng thì lấy gì độ sanh?
Sư đáp: Vì có vọng nên mới lập chân để đối trị cái vọng, nay truy tìm tánh vọng vốn không thì chân cũng đâu có. Nên biết chân vọng đều là giả danh, hai việc đối trị với nhau nên chẳng thật thể. Suy tìm cội gốc thì tất cả đều không.

Hỏi: Đã nói tất cả đều vọng, vọng cũng đồng chân, chân vọng chẳng khác, vậy là vật gì?
Sư đáp: Nếu nói vật gì thì vật gì cũng vọng, khi nói không tương tự chẳng so sánh, đường ngôn ngữ dứt, như chim bay trên hư không thì chẳng có dấu vết.

Am  cảm thấy hổ thẹn kính phục. Sư có kệ rằng:
Suy chân chân vô tướng,
Tìm vọng vọng giả danh.

Ngộ đạo cũng như thế,
Rốt cuộc chỉ là vậy.

- Đại Tánh Thiền Sư hỏi: Lời Thiền Sư rất vi diệu, chân vọng đều diệt, Phật đạo đồng quy, tu hành tánh không, nên tướng chẳng thật, thế giới như huyễn, tất cả giả danh, lúc hiểu theo như thế, chẳng phải đoạn dứt hai gốc thiện ác của chúng sanh ư?
Sư đáp: Hai gốc thiện ác bởi tâm mới có, tìm tâm có thì gốc mới có, suy tâm đã không thì gốc do đâu mà lập? Kinh nói: “Pháp thiện và pháp bất thiện từ nơi tâm hóa sanh, thiện ác nghiệp duyên vốn chẳng có thật.

Sư có kệ rằng:
Thiện cũng từ tâm sanh,
Ác cũng  chẳng lìa tâm.

Thiện ác là ngoại duyên,
Nơi tâm thật chẳng có.

Bỏ ác về chỗ nào?
Lấy kiến để ai giữ?
Than ôi! Người giữ kiến!
Phan duyên chạy hai đầu,
Nếu ngộ tâm vốn không,
Mới biết trước lỗi lầm.

- Có Đại Thần hỏi: Thân này từ đâu đến, trăm năm sau đi về đâu?
Sư đáp: Như người lúc mơ từ đâu đến, lúc thức tỉnh đi về đâu?
Hỏi: Lúc mơ chẳng thể nói không, lúc thức tỉnh chẳng thể nói có. Dù có nhưng vô vãng lai, mà chẳng xứ sở.

Sư đáp: Thân của sơn Tăng này cũng giống như mộng. Khai thị kệ rằng:
Nhân sanh như trong mộng,
Trong mộng thật náo nhiệt.

Bỗng giác vạn sự như,
Đồng như người mới thức,
Người trí ngộ việc mộng.

Kẻ mê tin mộng thật,
Tỉnh mộng như là hai.

Khế ngộ thì chẳng khác,
Phú quí với bần tiện,
Chẳng có đường phân biệt.

Năm thứ 2 niên hiệu Thượng Nguyên nhà Đường. Sư viên tịch, vua ban hiệu Đại Hiểu Thiền Sư.

Hỏi:
- Ngươi dạy người tu Tam Ma Địa thì phải dứt tâm trộm cắp, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ 3 của chư Phật.

- A Nan! Không dứt tâm trộm cắp mà tu thiền định, như người lấy nước rót vào bình chảy, mong cho đầy bình, dù trải qua bao số kiếp, cũng không thể đầy.

- Nếu hàng Tỳ Kheo ngoài y bát ra, mảy may không tích trữ, xin ăn có dư bố thí cho kẻ đói, giữa nơi nhóm họp, chấp tay lễ chúng, có người đánh mắng, đồng như khen ngợi, quyết định xả bỏ thân tâm, với tất cả chúng sanh cộng chung một da thịt xương máu. Chẳng lấy thuyết bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ hiểu của mình, rồi dạy lầm mà hại cho kẻ sơ học thì Phật ấn chứng người ấy được chơn tam muội.

Kính xin Sư Phụ khai thị: “Chẳng lấy bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ hiểu của mình”?
Đáp:
Pháp của Tiểu thừa là pháp bất liễu nghĩa, vì pháp này không đến chỗ cứu kính. Nhưng pháp nào cho là thật đều bất liễu nghĩa, như các kinh Địa Tạng, kinh dược Sư, kinh A Di Đà,… đều là kinh bất liễu nghĩa. Kinh Lăng Nghiêm, kinh Lăng Già, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm,… đều là kinh liễu nghĩa.

Thiền tông là ở ngoài giáo điển, tức là bất lập văn tự thì liễu nghĩa và bất liễu nghĩa đều quét sạch. Vì liễu nghĩa đối với bất liễu nghĩa còn ở trong tương đối.

Nếu giảng kinh bất liễu nghĩa cho người nghe thì phải nói trước để cho người ta biết là kinh bất liễu nghĩa. Tuy là kinh này để độ những người hạ căn, nhưng phải chừa con đường đi thông vào liễu nghĩa.

Hỏi:
Nếu người ta chỉ dạy người khác tin cõi Phật A Di Đà và khuyến khích niệm danh hiệu Phật A Di Đà, không còn pháp nào khác nữa. Vậy  thì như thế nào?
Đáp: 

Phật có quy định cho người thuyết pháp là đại khai duyên giải, tức là giải ngộ tất cả các pháp đều không có khác, nếu không thì lọt vào một bên, lọt vào một bên gọi là biên kiến ở trong 5 năm thứ ác kiến. Nhiều người lọt vào biên kiến mà tự mình không biết. Nên Ngài Bá Trượng nói: “Nếu Pháp Sư thuyết pháp chỉ giảng được một câu hay hai câu là nằm trong tương đối thì Pháp Sư đó bị tội địa ngục, nếu giảng thấu 3 câu, mà người nghe hiểu lầm là lỗi của người nghe, không dính dáng với Pháp Sư”.

Phật trong kinh Pháp Hoa quy định tư cách Pháp Sư giảng kinh. Nếu Pháp Sư không biết mà giảng bậy bạ, gọi là cuồng vọng thuyết pháp bị tội địa ngục. Như Pháp Sư thuyết pháp không người nào tin thì Pháp Sư đó không có tội, vì không hại đến ai. Ngược lại, người tin nhiều thì Pháp Sư bị tội lớn, người tin nhiều chừng nào thì tội lớn chừng nấy.

Hỏi:
Thế nào ấn chứng chơn tam muội?
Đáp: 

Ngộ triệt để thì mới ấn chứng được, chữ “ấn” là con dấu để cho người ta tin. Bây giờ các cơ quan đều phải dùng con dấu để cho người ta dễ tin. 

Tam muội là chánh định, tà ma ngoại đạo đều có định, nhưng cái định đó không phải là chơn tam muội, vì họ còn ở trong luân hồi. Nếu được chơn tam muội thì được giải thoát các khổ của luân hồi.

Hỏi:
Có phải nhập định thì không thể thấy mình định phải không?
Đáp:
Người định thì không biết mình định, như Hòa thượng Hư Vân ở núi Chung Nam thời tiết rất lạnh, trong khi nấu khoai, Ngài ngồi nhập định không biết, lúc đó gần tết nhập định qua tết. Các người ở gần không thấy Ngài đi ra, bèn đến thăm thấy Ngài đang nhập định, rồi mới làm cho Ngài xuất định.

Hỏi Ngài nhập định được bao lâu? Ngài Hư Vân nói: “Vừa rồi tôi nấu khoai chắc là khoai chín rồi!” Người ta đến nồi khoai, mở nắp ra thấy mốc lên cao, người ta tính ra đã qua nửa tháng. Nên người nhập định không biết, tưởng là chỉ có một chút thời gian.

Hỏi:
Có chỗ nói bát giáo là: Tạng Giáo, Thông Giáo, Liệt Giáo, Tiên Giáo, Thần Giáo, Tiệm Giáo, Phật Giáo, Bất Định Giáo. Vậy những thứ này như thế nào?
Đáp:
Những thứ này là do tông đó chia ra như vậy, chứ Phật Giáo không chia. Như trong kinh Lăng Già có chia theo căn tánh của chúng sanh, gồm có: Thanh Văn chủng tánh, Duyên Giác chủng tánh, Bồ Tát chủng tánh, Bất định chủng tánh, Ngoại đạo chủng tánh.

Vừa rồi nói giáo pháp tam thời là có nghĩa khác biệt mới chia làm tam thời. Theo thời gian chia ra làm tam thời, đó là người đời sau chia ra tổng quát, để các tông phái nào cũng đều thích hợp.

“Đốn, tiệm, thiên, viên”, những thứ này có thể còn có nghĩa. Kỳ thật không có nghĩa để kiến lập. Kinh liễu nghĩa đều bao gồm“Đốn, tiệm, thiên, viên”, như 5 quyển trước kinh Lăng Nghiêm tiếp người thượng căn, gần như pháp đốn; còn 5 quyển sau tiếp người trung, hạ căn. Mà bao gồm hết gọi là viên, nghiêng về mê gọi là thiên, tiệm tu và đốn ngộ gọi là đốn tiệm. Trong quyển kinh liễu nghĩa nào cũng bao gồm đầy đủ.

Tạng pali của Tiểu thừa không có Đại thừa, mà lại không nhìn nhận có Đại thừa.

Kinh Hoa Nghiêm bao gồm lục tướng (đồng, dị, tổng, biệt, thành, hoại). Ở trong lục tướng chia ra làm 2: Sai biệt và bình đẳng. Tướng thành, tướng đồng và tổng tướng là thuộc về bình đẳng; còn tướng biệt, tướng dị và tướng hoại là thuộc về sai biệt.

Hỏi:
Khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa là như thế nào?
Đáp: 

1. Tiểu thừa ở trong giai đoạn ngã chấp, theo triết lý là Chủ Quan Duy Vật Luận. Phật nói tâm mà tại sao Tiểu thừa gọi là Duy Vật? Vì Tiểu thừa cho lục căn là thật, muốn dứt lục căn. Lục căn đối với lục trần, mà lục trần là vật. Như nhãn căn đối với sắc trần, sắc trần có hình tướng vật chất; nhĩ căn đối với thanh trần bên ngoài, hương, vị, xúc đều là vật, nên nói là vật. Ở trong phạm vi tương đối, tu Tứ Diệu Đế, mà cuộc sống hàng ngày đều ở trong nhất niệm vô minh, tức là từ niệm này qua niệm kia. Thừa này gọi là thừa Thanh Văn, mục đích cuối cùng là dứt lục căn.

2. Trung thừa là giai đoạn pháp chấp, theo triết học là Chủ Quan Duy Tâm Luận. Nhưng vẫn còn ở trong phạm vi tương đối, cách tu là Thập Nhị Nhân Duyên, cũng ở trong nhất niệm vô minh. Thừa này gọi là thừa Duyên Giác, mục đích là dứt nhất niệm vô minh.

3. Đại thừa là ở trong giai đoạn không chấp (chấp không), phá được ngã chấp, phá được pháp chấp lọt vào không chấp. Đến Đại thừa là Tâm Và Vật Hợp Một, khác hơn Nhị thừa. Cũng còn ở trong phạm vi tương đối, cách tu là 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, thiền định, trí huệ). Đến đây là vô thỉ vô minh, tức là thoại đầu. Thừa này gọi là Bồ Tát thừa. Mục đích thừa này phá vô thỉ vô minh là kiến tánh.

4. Tổ Sư thiền gọi là Tối Thượng thừa ở giai đoạn thật tướng. Thừa này là đến Phi Tâm Phi Vật (chẳng phải tâm cũng chẳng phải vật), muốn vào phạm vi tuyệt đối, cách tu tham thoại đầu, công án. Mục đích là hiện Chơn Như Phật Tánh, gọi là Phật thừa. Khi kiến tánh rồi  gọi là vạn đức viên mãn, vô tu vô chứng.

Vì kiến tánh rồi mới biết không có cái gì để dứt để phá! Chỉ là y như cũ, không phải tu mới thành, chứng mới đắc. Bởi Phật đã thành sẵn, đã đắc sẵn, chỉ bị biết và không biết của bộ não che khuất, nên không được hiện ra.

Hỏi:
Tiểu thừa chưa dứt nhất niệm vô minh, vậy làm sao thoát được vòng sanh tử?
Đáp:
Tiểu thừa chỉ thoát được phần đoạn sanh tử, mà chưa dứt được biến dịch sanh tử. Ở trong Phật pháp có hai thứ sanh tử: Phần đoạn sanh tử và Biến dịch sanh tử.

Hỏi:
“Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối Thượng thừa”, lối chia này của người Tối Thượng thừa. Như vậy người Tiểu thừa có công nhận lối chia này không?
Đáp:
Lối chia này không phải Phật Thích Ca chia, mà người đời sau chia. Phật Thích Ca ban đầu thuyết liễu nghĩa, nhưng người nghe không chấp nhận được, nên phải thuyết bất liễu nghĩa, rồi mới thuyết liễu nghĩa.

Tam thừa giáo là đối tượng khác nhau, ban đầu phá chấp phàm phu với ngoại đạo, thời thứ nhì là phá chấp của Tiểu thừa, giáo thời thứ ba là phá chấp Đại thừa.

Phật thuyết pháp là để khế hợp với căn cơ, chứ không phải có chia. Những việc này là những giai đoạn, Đại thừa không phải thật, vì Phật cũng phủ định. Nên Phật nói: “49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói một chữ”.

Tất cả lời của Phật nói, Phật đều phủ định hết, như các người dịch kinh chấp có pháp thật, tại họ không hiểu căn bản Phật pháp, cũng có ý của mình xen vào.

Như tông Thiên Thai, đến Tổ thứ 3 là Trí Giả đại sư mới được hoàn thành đầy đủ giáo lý của tông Thiên Thai. Trí Giả đại sư ở trên núi Thiên Thai, nên người ta gọi là tông Thiên Thai. Tông Hoa Nghiêm cũng vậy, Hiền Thủ đại sư mới hoàn thành giáo lý của tông Hoa Nghiêm, vì Tổ thứ 3 tông Hoa Nghiêm là Hiền Thủ, nên người ta gọi là tông Hiền Thủ.

Tông Thiên Thai căn cứ kinh Pháp Hoa tu, cũng gọi là Pháp Hoa Tông. Tông Hiền Thủ căn cứ kinh Hoa Nghiêm, cũng gọi là Hoa Nghiêm tông, đều là kinh liễu nghĩa. Nói về giáo lý đầy đủ phong phú thì kinh Hoa Nghiêm hơn kinh Pháp Hoa.

Hỏi:
Tổ Sư thiền có câu thoại đầu làm phương tiện, tông Hiền Thủ có kinh Hoa Nghiêm để tu, vậy nên bỏ và lấy cái nào? Cái nào nào hơn cái nào?
Đáp:
Không bỏ và lấy cái nào cả, cũng không có cái nào hơn cái nào. Pháp thiền của tông Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới Quán Thiền có chia làm 4 loại: -Lý pháp giới –Sự pháp giới –Lý sự vô ngại pháp giới – Sự sự vô ngại pháp giới.

Sau 49 năm Phật thuyết pháp, trong hội Linh Thứu Sơn Phật đưa cành hoa lên, Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười, lúc đó Thiền tông ra đời, còn gọi là pháp thiền trực tiếp, cũng là pháp Tổ Sư thiền.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma đem Tổ Sư thiền qua Trung Quốc truyền cho Huệ Khả,… sau Lục Tổ Huệ Năng mới có 5 phái thiền đều là Tổ Sư thiền, nhưng mỗi gia phong có khác, mà ngộ đạo thì không khác. Như Lâm Tế dạy người tham học vô cửa liền hét, Đức Sơn dạy người tham học vô cửa liền đánh. Mục đích niêm hoa thị chúng của Phật và gia phong của chư Tổ đều không khác.

TVHS
TT. Thích Đồng Thường Biên Tập Thành Văn Tự
Khai thị Thiền thất ngày 19-3 =>25-3-1999 tại chùa Hưng Phước.

Vì muốn hoằng pháp ở tây phương, nên mới dùng những danh từ khoa học, người tây phương dễ chấp nhận. Thật tế, Phật pháp là thực dụng hằng ngày. Khoa học chỉ căn cứ có thể tích, giải thích theo sức lực của vật chất. Sức lực vật chất, mỗi thứ vật chất bất cứ cái gì, phàm có thể tích đều có từ trường, sức từ trường gọi là từ lực.

Chữ “từ” là tiếng Hán - Việt nghĩa là sức hút, giống như nam châm. Sức hút là từ lực, người phát hiện đầu tiên là Newton, khi ông ta thấy trái bôm ở trên cây rớt xuống, ông nghi tại sao trái bôm rớt xuống mà không rơi lên? Ông mới ngộ được hấp dẫn lực của quả đất, rồi từ đó phát hiện hấp dẫn lực của vạn hữu, tức là tất cả các vật chất vật thể đều có từ trường.

Tổng quát nguồn gốc của Phật pháp bắt đầu chỗ từ lực tức là bắt đầu chỗ Newton.

- Mọi sinh hoạt văn minh của nhân loại, vạn tượng sum la bao gồm giáo dục, chính trị, văn hóa, kinh tế, y học… đều nhắm chung mục đích  là mong cầu hạnh phúc cho con người.

Cho đến nay, khoa học kỹ thuật đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc thực hiện mưu cầu này. Nhưng chưa thành công. Vì căn bản mọi ngành, mọi môn khoa học, chỉ lợi dụng những năng lượng phát ra từ vật chất nên vĩnh viễn bị thời gian, không gian hạn chế.

Nay chỉ còn một năm nữa là chúng ta bước vào thế kỷ XXI. Nếu muốn từ hữu hạn tiến đến vô hạn thì chúng ta nên chú tâm đến một nguồn năng lượng khác, là nguồn năng lượng phát ra từ phi vật chất.

Trong bài này, các vấn đề lực học Newton, lực học Einstein và lực học của Thích Ca Mâu Ni sẽ lần lượt đề cập để chúng ta cùng nhau tham khảo.

Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của quý vị độc giả đồng bước tiến vào thế kỷ XXI.

Kết luận của Vũ Trụ Quan:
- Muốn kiến lập lý luận từ tương đối đến tuyệt đối, trước tiên phải bắt đầu từ lực học Newton đến lực học Einstein. Nếu giả thuyết tốc độ vận động của vật chất từ 0 đến 100, thì Newton từ 0 đến 50, thuộc thuận hành tính bất biến; còn Einstein thì 0 đến 50, rồi lại tiến thêm từ 50 đến 100, thuộc tính khả biến và chuyển đổi lẫn nhau; còn lực học của Thích Ca Mâu Ni chẳng những từ 0 đến 100, lại từ 100 đến 200, đến 300… cho đến vô cùng tận.

Tóm lại, quan điểm của nhà khoa học chỉ có khả năng quan sát những sự vật tương đối trong vũ trụ. Vì vạn sự vạn vật đều chẳng thể mỗi mỗi tự độc lập, cần phải nhờ nhân duyên tương đối mà thành: Như gà sanh trứng, trứng sanh gà. Như âm dương tương đối, hút đẩy tương đối, đồng tính thì chống nhau, khác tính thì hút nhau, khi hấp lực lớn đến mức độ “N” thì tốc độ ánh sáng có thể bị hấp lực nuốt mất.

Vạn vật trong vũ trụ hoại nhau mà giúp nhau và ăn nuốt lẫn nhau, đã thống nhất, lại mâu thuẫn, biến hóa chẳng định, lại chẳng thể tăng giảm. Như nước có thể diệt lửa, nhưng nếu đem nước phân tích thành hai thứ khí thể H,O, thì trở lại thành lửa, H có thể tự cháy, O có thể giúp cho sự cháy. Dù hoại nhau, thành nhau, mà cùng tồn tại bất diệt.

Chúng ta ở trong hoàn cảnh vạn tượng sum la lăng xăng, phức tạp, nhiễu loạn chẳng ngừng này, mỗi mỗi vì dục vọng của bản thân mà cạnh tranh lẫn nhau, từ đao kiếm súng ống, chiến tranh kinh tế, từ chiến tranh lạnh đến chiến tranh nóng, và từ chiến tranh nóng qua chiến tranh lạnh; từ chiến tranh cá nhân với cá nhân, cho đến chiến tranh quần thể với quần thể. Thiên tai nhân họa tranh nhau mà đến.

Xưa kia còn tưởng thiên tai là việc không thể đối phó được, nhưng hiện nay mới phát hiện thiên tai cũng là do nhân họa tạo thành. Chúng ta ở trong hoàn cảnh thiên tai nhân họa tranh nhau ùn đến chẳng ngừng này, đâu thể hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc. Tại sao con người một mặt tạo ra tai nạn, một mặt thì kêu gọi đóng góp để cứu nạn, thực là mâu thuẫn tức cười. Cho nên Đức Phật nói “Tất cả do tâm tạo” là vậy.

Nếu chúng ta chịu nương theo sự chỉ dạy của Đức Phật về phương cách cuộc sống, thì hạnh phúc ở nơi trước mắt, chớ chẳng cần tìm cầu. Nói một cách khác, tức là “vô vi mà vô sở bất vi”. Nói vô vi là giữ cái tâm này chẳng sanh khởi hai chữ “cho là” (chấp thật) mà thôi. Việc này dù xem rất đơn giản, nhưng thực tại thì khó làm được. Đó là vì tập khí của chúng ta, lúc đối cảnh ắt phải khởi tâm động niệm, nhất định phải dùng “cho là” để lạc vào tương đối, rồi từ đó thị phi tốt xấu ùn lên, và phiền não cũng theo đó mà đến. Lực học của Thích Ca Mâu Ni chỉ là như thế, như thế.

Đã vì đói khát mà ăn uống thì cứ ăn uống, chẳng nghĩ cái khác, đã vì che thân chống lạnh mà mặc áo thì cứ mặc áo, chẳng nghĩ cái khác, mỗi mỗi chức nghiệp phải đúng vị trí của nó, chẳng nghĩ cái khác. Vậy thì, cha giữ đúng vai trò của cha; mẹ giữ đúng vai trò của mẹ; con cái giữ đúng vai trò của con cái; chồng giữ đúng vai trò của chồng; vợ giữ đúng vai trò của vợ… tất cả đều giữ đúng vai trò của mình, làm tròn bổn phận, an cư lạc nghiệp thì tự nhiên mọi người đều được an lạc hạnh phúc, thiên hạ thái bình.

Ghi chú: Vai trò.

Nghĩa là tùy theo truyền thống xưa nay của mỗi dân tộc và nhà nước, phong tục, tập quán, pháp luật khác nhau thì vai trò cũng theo đó khác nhau, như truyền thống Việt Nam, Trung Quốc, truyền thống Mỹ… mỗi mỗi đều khác nhau là vậy.

Phật pháp là hiển bày tâm của mọi người. Người ta hiểu lầm tâm là bộ óc. Nếu qua bộ óc thì gọi là vọng tâm, không phải là chân tâm. Bộ óc là vật chất, hệ thống thần kinh, lục căn đều là vật chất; còn chân tâm không phải là vật chất, lìa vật chất. Bây giờ người ta chỉ biết danh từ là tâm, ai cũng nói được, tại vì tâm chỉ một danh từ. Nhưng mà tâm là cái gì không có ai biết? Kỳ thật, chân tâm không có thể tích. Mặc dầu, Phật nói tâm như hư không, người ta cũng không thể tưởng tượng được.

Cho nên, Ngài Long Thọ là Tổ 14 của Thiền tông giải thích kỹ, dùng hư không vô sở hữu để thí dụ chân tâm của tất cả chúng sanh. Vì nó không có thể tích, là trống rỗng; trống rỗng là vô sở hữu tức là không có, nó không có mà nó thực dụng, cũng như hư không trống rỗng chẳng có cái gì, nhưng mà tất cả đều phải nhờ cái trống rỗng này dung nạp và ứng dụng.

Theo mình biết đất đai, nhà cửa, cây cối, bất cứ cái gì đều cũng nhờ cái vô sở hữu này dung nạp và ứng dụng; cho đến bây giờ cũng nhờ không gian vô sở hữu này, quý vị mới nghe được tôi giảng; quý vị nhìn thấy nhau cũng phải nhờ không gian vô sở hữu mới nhìn thấy nhau được. Cuộc sống hằng ngày, nói năng tiếp khách cũng đều nhờ không gian vô sở hữu này, mình mới có cuộc sống rồi mới phát huy được.

Nhưng chỉ tiếc mình ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết, còn tưởng là có cái Phật pháp riêng biệt, mấy cái danh từ để cho mình đi tìm hiểu như là: Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, Như Lai,…
Kỳ thật, nó trống rỗng vô sở hữu thì không có chỗ để trói buộc gọi là giải thoát, đâu phải bị buộc rồi mở trói mới là giải thoát! Vì trống rỗng thì tự nhiên nó khắp hư không, thì không có khứ lai, nên mới gọi là Như Lai, đúng như bản lai. Tại khắp không gian thì tự nhiên phải khắp thời gian, khắp thời gian thì không gián đoạn sanh diệt, nên gọi là Niết Bàn. Niết Bàn là tiếng Ấn Độ nghĩa là bất sanh bất diệt.

Tâm của mọi người có tánh giác ngộ là Phật, nên mới gọi tên Phật tánh. Vì trống rỗng vô sở hữu gọi là Tánh không. Tánh không này không phải là cái không chết mà có cái biết. Nếu không có cái biết thì ai biết có thực dụng! Cái biết cao nhất mà Phật pháp gọi là Diệu Giác. Còn cái biết của bộ não gọi là vọng giác thì không phải là thực tế, mà lại che khuất thực tế.

Nhưng bây giờ nhà khoa học tin bộ não trở thành thói quen. Như nhà khoa học dạy toán ở trường đại học Luân Đôn danh tiếng khắp thế giới; ông ấy bị bệnh cơ bắp rút nên phải ngồi xe lăn, miệng không nói ra tiếng, phải qua cái máy mới ra tiếng, người nào học khoa học thì biết. Ông ấy là giáo sư giỏi toán, nhưng lại nghịch với định lý toán.

Tại sao? Người học toán đều biết không có con số nhỏ nhất, tức là không thể bắt đầu, mà nhà khoa học ấy lại tìm sự bắt đầu của vũ trụ. Ông đề ra câu hỏi: Vũ trụ có bắt đầu chăng? Và tìm sự bắt đầu của sanh mạng, ông lại đề ra câu hỏi: Con gà có trước hay trứng gà có trước?
Kỳ thật, ông dạy toán, định lý của toán là không có sự bắt đầu, mà tìm sự bắt đầu thì không thể được. Vì vậy, Phật nói “bất khả đắc” gọi là vô thỉ (không bắt đầu), không có bắt đầu thì không có cuối cùng, nên theo toán học không có con số nào là lớn nhất và không có con số nào nhỏ nhất. Nếu có số lớn nhất tức là có cuối cùng, có số nhỏ nhất tức là có bắt đầu.

Ông là nhà khoa học danh tiếng nhất thế giới, là giáo sư giỏi toán, người trên thế giới ai cũng tôn sùng, mà ông lại nghịch với định lý toán, vì  muốn tìm sự bắt đầu của vũ trụ và sanh mạng! Nếu theo lực học của Thích Ca Mâu Ni gọi đó là si mê. Nhưng bây giờ gọi nhà khoa học si mê có ai chịu đâu?
Kỹ thuật khoa học thì dẫn đầu để tạo hạnh phúc cho con người, nhưng tạo hoài mà cái khổ vẫn nhiều thêm; cũng như y học tiến bộ thì vi trùng càng phát triển nhanh hơn y học. Còn khoa học tiến bộ thì nguyên tử giết người nhanh hơn nhiều lần.

Theo lực học của Newton thì 0 đến 50 thuộc tánh thuận hành bất biến, lúc thời Newton chưa có xe hơi và máy bay. Còn đến Einstein không những từ 0 đến 50, lại từ 50 đến 100 thuộc tánh khả biến, chuyển đổi lẫn nhau. Làm sao chuyển đổi? Như bây giờ nhà khoa học biết thể tích nhỏ chừng nào thì từ lực mạnh chừng nấy.

Nay nhà khoa học phát hiện nhỏ nhất là quang tử, tức là tổ chức thành ánh sáng, nên tốc độ ánh sáng cao nhất, mỗi giây đi 300.000 cây số. Nhưng họ còn nói vật chất có thể biến thành năng lượng (không phải vật chất), năng lượng cũng có thể biến thành vật chất, nó chuyển đổi lẫn nhau. Mặc dầu, nó chuyển đổi lẫn nhau, nhưng nó phải có vật chất mới chuyển đổi thành năng lượng được, chứ không phải nó lìa được vật chất.

Lực học của Thích Ca Mâu Ni khỏi cần vật chất tức lìa vật chất là năng lượng tâm của mọi người. Nhà thiên văn dùng tốc độ ánh sáng để tính khoảng cách của không gian, như ánh sáng đi một năm đến thì khoảng cách đó gọi là một quang niên, ánh sáng đi 10 năm đến thì khoảng cách đó gọi là 10 quang niên, mà ánh sáng đi 10 năm đến thì tâm mình chỉ 1 niệm đến, ánh sáng đi 1 triệu năm đến thì tâm mình cũng 1 niệm đến.

Tại sao? Vì nó không phải vật chất, không bị không gian và thời gian hạn chế. Nó luôn luôn khắp không gian và khắp thời gian. Nhưng người ta không tin, kể cả nhà khoa học cũng không tin.

Nguồn gốc của Phật pháp:
Thân thể của Trí Bát Nhã, có người gọi là Phật tánh, Tâm Chân như, Diệu tâm. Bản thể của nó là Tri, mà dụng của nó cũng là Tri. Tất cả mọi người trên thế gian, tất cả chúng sanh cho đến vạn vật trong vũ trụ đều là vật sở tri của nó. Nhưng mà tất cả người, tất cả chư Phật đều chẳng thể biết được nó, vì nó chẳng thuộc về sở tri. Cho nên nó vĩnh viễn không thể bị ai phát hiện được (luôn cả Phật), vì nếu nó đã bị phát hiện thì thành sở tri rồi.

Điều này ở trên thế gian thật là kỳ diệu lại thêm kỳ diệu. Nhưng theo lý toán học mà suy luận thì cũng chẳng phải kỳ diệu.

Theo một cuốn sách toán học ở Hồng Kông xuất bản nói: Có con sâu dép cỏ (Paranaccium) là động vật rất nhỏ, cứ mỗi một ngày đêm thì nứt ra thành hai, từ đời thứ 1 đến đời 90 thì thể tích của nó bằng một mét khối (m3). Đến đời 130 thì thể tích của nó bằng quả địa cầu.

Nếu đảo ngược lại đem quả địa cầu xẻ 2, xẻ 4, xẻ 8, cứ tiếp tục xẻ qua 130 lần thì trở lại bằng con sâu dép cỏ.

Theo lý này suy luận, nếu đem con sâu dép cỏ xẻ thêm 1 lần 130 nữa thì đơn vị thịt của con sâu dép cỏ, do con số biểu thị kia có còn thấy được chăng? Nếu đem nó xẻ thêm 10 lần 130, cho đến trăm ngàn lần 130, thì con số vẫn có thể biểu thị được đơn vị thịt của con sâu đó, nhưng thực tế thịt của con sâu đó chúng ta còn cảm nhận được không?
Căn cứ theo toán học, nếu đem 1 con sâu làm đơn vị 1, trước 1 đó thêm một số 0 thì thành 0.1, thêm số 0 nữa thì thành 0.01, cứ theo đó mà suy, tiếp vẽ thêm số 0 cho đến dài bằng vòng quanh một quả đất, rồi 2 quả đất, 3 quả đất… thì vĩnh viễn vô cùng tận. Giả sử khoa học kỹ thuật cải tiến kính hiển vi tốc độ còn nhanh hơn vẽ số 0 thì có thể phát hiện được đơn vị thịt của con sâu đó. Nhưng đơn vị ấy thực sự chưa phải là thực tế, vì con sâu còn có thể phân chia mãi mãi vô cùng cho đến vô cùng.

Việc này Phật Thích Ca gọi là bất khả đắc, cũng nghĩa là vô thủy vô sanh.

Trong Kinh Lăng Già, Phật nhắc đi nhắc lại với chúng sanh: Cần phải xa lìa “tự tâm hiện lượng”, bởi vì cái năng hiện của tự tâm là Tri và Kiến, sở hiện của nó là Hữu và Vô đều thuộc về sản phẩm của bộ não, nên Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”. Tri kiến là năng lập, hữu vô là sở lập. Khi bộ não biến thành tro biến thành đất rồi thì cái bất khả đắc của bản trụ đâu có thể theo bộ não mà biến thành tro thành đất ư?
Theo lời Thế Tôn nói: Bất khả đắc gọi là bất sanh, bất khả biến gọi là bất diệt. Cái pháp bất sanh bất diệt này tức là bản thể của thực tướng vậy!
Như ở trên các vị cũng biết, theo môn toán học, nếu đem số “0.”  thêm trước con số đó thì nhỏ hơn 10 lần, đem số 0 để sau “0.” thì nhỏ thêm 10 lần, cứ thế thêm vô cùng tận bằng 1 quả đất, 2 quả đất, có thể thêm mãi không thể cuối cùng được. Thêm mãi thì nó càng nhỏ, nhưng cũng còn có con số. Đơn vị của con sâu đó đã vốn là nhỏ rồi, mà chia mãi rất nhỏ mình không có thể tưởng tượng, rồi cũng có thể chia được nữa.

Như bây giờ con mắt của mình không thấy thì phải nhờ kính hiển vi, nếu kính hiển vi 1 ngàn lần không thấy thì phải 10 ngàn lần, 10 ngàn lần không thấy thì 1 triệu lần, 1 triệu lần không thấy thì 10 triệu lần. Giả sử khoa học cải tiến nhanh hơn mình vẽ số 0 cũng không phát hiện con số nhỏ nhất được. Vì định lý của toán không có con số nhỏ nhất. Cho nên, Phật nói: “Vô thủy vô sanh”. Vì có sanh thì có bắt đầu, có bắt đầu là có thủy chứ không phải là vô thủy. Không có bắt đầu mà tìm sự bắt đầu có phải là si mê không? Vì thói quen đã tin bộ não nên lìa bộ não thì không biết.

Vậy, họ nghịch với định lý toán học mà còn không biết! Nhà khoa học hạng nhất thế giới còn không biết, huống là những người học, học đến đại học, học đến nghiên cứu viện thì đâu có hơn nhà khoa học ấy!
Bây giờ mình cũng có cái sức đó, như ánh sáng đi 10 triệu năm đến, mà tâm của mình chỉ có 1 niệm đến. Mình có sức đó nhưng không tin, không tin là không chịu nghe theo lời dạy của Phật Thích Ca dẹp bớt những cái che khuất để sức dụng của chân tâm hiện ra. Che khuất chân tâm là cái gì? Ví dụ sức dụng của chân tâm là ánh sáng mặt trời, che khuất là mây đen.

Tham thiền là hỏi câu thoại để kích thích niệm không biết, nhìn là giữ niệm không biết. Tức là Phật Thích Ca dùng không biết của bộ óc để chấm dứt tất cả biết của bộ óc. Vì biết của bộ óc là mây đen che khuất ánh sáng mặt trời, sức của tâm mình là ánh sáng mặt trời. Tham thiền cũng như gió thổi tan mây đen; nếu mình thổi được lỗ nhỏ, ánh sáng mặt trời từ lỗ nhỏ xuyên qua thì mình dùng được.

Lúc dùng được thì bộ não không biết, tức là tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ  đều chấm dứt, nên mới dùng được. Mặc dầu, cuộc sống hằng ngày mình phải dùng bộ não để ứng phó, trong lúc ấy thì bộ não đã không biết rồi, nhưng sức của tâm mình sẽ thay bộ não làm xong công việc của bộ não. Người đời không biết tưởng là thần thông, nhưng sự thật thì không phải, tất cả ai cũng sẵn sàng có sức đó, chỉ do cái biết của bộ não che khuất nên nó không hiện ra mà thôi.

Phần nhiều là cái biết của bộ não che khuất, phần ít cái không biết của bộ não che khuất. Cho nên, người tham thiền đến giờ phút kiến tánh thì biết và không biết của bộ não đều sạch hết, cái biết chân tâm (Diệu Giác) hiện lên khắp không gian và khắp thời gian. Tức là sự hiểu biết không có chỗ nào thiếu sót. Khắp không gian thì không có chỗ thiếu sót, khắp thời gian thì không có lúc thiếu sót.

Nói về thời gian, lúc mình ngủ mê không biết, lúc chết giấc không biết, lúc thật chết không biết. Còn cái biết của bản tâm thì ngủ mê vẫn biết, chết giấc vẫn biết, thật chết vẫn biết. Nếu thật chết mà không biết thì cái biết của bản tâm bị gián đoạn, không phải cùng khắp thời gian. Nó sẵn là vậy, vì do bộ não che khuất, thành ra chỉ dùng cái biết của bộ não, chứ không dùng cái biết của chân tâm được. Muốn dùng cái biết chân tâm phải dẹp những cái che khuất.

Theo định lực của Einstein: Vật chất nhỏ tới không có thể tích thì không bị chướng ngại, tức là sức phát từ phi vật chất (sức của bản tâm mình). Dùng sức của bản tâm khỏi cần tới khi kiến tánh, như vừa rồi tôi nói “thổi ra lỗ nhỏ thì hiện ra sức dùng của lỗ nhỏ, thổi ra lỗ lớn thì hiện ra sức dùng của lỗ lớn”.

Như tham thiền là chấm dứt cái biết của bộ não phần nào thì hiện ra sức dùng của tâm chừng nấy, nếu ngưng tham thiền thì cái biết sẽ trở lại, nên sức dùng của tâm không còn nữa. Tôi giảng Vũ Trụ Quan Thế Kỷ XXI là để tăng cường tin tự tâm mình có cái sức gọi là từ lực. Vì tất cả vật chất gì đều có từ lực, cũng gọi là hấp dẫn lực. Hấp dẫn lực thường thường nó xoay tròn, cho nên người ta bắn vệ tinh rồi cũng tự nhiên nó xoay theo quỷ đạo.

Cho nên, mình tham thiền do Phật Thích Ca dạy “hỏi và nhìn”, hỏi là kích thích niệm không biết, nhìn là giữ niệm không biết và kéo dài niệm không biết thì chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết và ghi nhớ biết của bộ não, 3 cái biết chấm dứt rồi thì hiện ra năng lực của chân tâm, trong Vũ Trụ Quan có nói vấn đề này.

Cái bản thể chẳng thể thấy mà không hợp logic kia, cần phải nhờ tâm lực cá nhân của chúng ta sẵn có mới có thể chứng minh:
Khi chúng ta y theo pháp thiền trực tiếp “Tổ Sư Thiền” do Phật Thích Ca truyền dạy, thực hành đến trình độ N, tức là đạt đến giai đoạn “tự động hóa” được một khoảng thời gian, khiến ba thứ biết: Tìm hiểu, tư duy, ghi nhớ được tạm ngưng, nghĩa là bộ não ngưng hoạt động thì phát huy được cái công năng sẵn có, chẳng dùng bộ não mà hoàn thành công tác của bộ não chẳng thể làm. Khi ngưng hoạt động của bộ não càng lâu, thì độ thiền càng sâu, cái công năng tự phát ra lại càng lớn.

Nếu mình tin có công năng đó, rồi cứ hỏi và nhìn. Như hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?”, cảm thấy không biết, nhìn chỗ không biết, chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, nên nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không biết, chính cái vẫn còn không biết này gọi là nghi tình, cứ hỏi và nhìn đi song song để giữ nghi tình thì sẽ đưa hành giả đến chỗ kiến tánh thành Phật.

Con nít 6, 7 tuổi đều tham thiền được, người già 6, 7 chục tuổi cũng tham thiền được, ai cũng tham thiền được hết, chỉ cần hỏi và nhìn. Bất cứ câu thoại đầu nào đều có mục đích là kích thích cái niệm không biết, khán là nhìn chỗ không biết, chỉ nhìn thầm và hỏi thầm, hai cái không có trước sau.

Hỏi:
Con đề câu thoại đầu lên, không biết có nghi tình hay không. Kính xin Sư Phụ chỉ dạy?
Đáp:
Ông lại đây để tôi hỏi: Khi chưa có trời đất Ông là cái gì?
- Ông ấy trả lời: Không biết.

- Không biết như vậy là có nghi tình rồi! Chỉ cần cái không biết, biết là không phải. Nếu biết là cái biết của bộ não, vì bây giờ thì người ta nghịch lại, cứ dùng cái biết của bộ não để tìm cái nghi tình, thành ra không có nghi tình. Tại nghi tình là không biết mà! Dùng cái biết của bộ não để tìm hiểu thì bộ não biết nên không phải tham thiền rồi. Vì tham thiền là bộ não không biết mới gọi là nghi tình.

Vừa rồi nói “Phật Thích Ca còn không biết nó”, nếu biết nó thì nó thành sở tri rồi, vì nó vốn không phải là sở tri, tức là không có năng sở đối đãi. Tất cả vũ trụ vạn vật, bất cứ cái gì đều là sở tri của nó, nhưng chính nó không phải là sở tri. Tại không thể kiến lập nên gọi là vô thủy tức là không có bắt đầu nên gọi là vô sanh nghĩa là không có sự sanh khởi. Cho nên, người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh hay chứng vô sanh pháp nhẫn.

Tánh biết của bộ não hay ham biết, nên nhà khoa học còn tìm bắt đầu của vũ trụ và sanh mạng! Họ đã sai lầm nghịch với định lý toán học mà không biết!
Hỏi:
Con  ngồi thiền sao vọng tưởng cứ lên hoài?
Đáp:
Tham Tổ Sư thiền không cần ngồi, có nghe Lục Tổ nói “Đạo do tâm ngộ bất tại tọa” không? Lại nói “ngồi lâu trói thân có ích lợi gì”?  Bài kệ phá chấp ngồi:
Lúc sống thì ngồi mãi,
Khi chết thì nằm hoài.

Chấp giữ bộ xương thúi,
Sao lấy làm công phu?
Ngồi cách nào cũng được, vọng tưởng là biết, cứ dùng cái biết nên mới có vọng tưởng, tham thiền là giữ cái không biết làm sao vọng tưởng nổi lên được? Hỏi và nhìn khít khít thì vọng tưởng không nổi lên. Do hỏi và nhìn không liên tục, nên có kẻ hở thì vọng tưởng mới nổi lên.

Tất cả học được nhớ được đều phải quăng bỏ hết, theo Ngài Lai Quả nói “luôn cả cái bụng cũng bỏ luôn”, nếu bỏ hết nhưng còn cái bụng thì có ngày có thể chứa lại. Cho nên, tất cả trong bụng đều bỏ hết, luôn cả cái bụng cũng phải bỏ luôn. Nó không có chỗ để chứa đựng cái hiểu biết đó.

Nếu biết có nghi tình nhỏ, nghi tình lớn đều là biết thì không phải tham thiền.

- Sức của từ trường gọi là từ lực. Phàm vật chất đều có cái sức đó, bất cứ vật chất gì, theo lý luận của Einstein thì vật chất nhỏ chừng nào nên từ lực mạnh chừng nấy. Sức đó mình thí nghiệm được, nó đều xoay theo kim đồng hồ, cũng như mình muốn thử nước có độc hay không, độc nhiều hay độc ít. Tùy theo mật mã của vật thể, mình cũng có từ trường. Nó có phản ứng thích hợp hay không thích hợp, tự  nó xoay.

Nó xoay theo kim đồng hồ là thích hợp tôi ăn, từ trường của nó và từ trường của tôi thích hợp với nhau. Khí huyết cơ thể của mình mạnh thì nó xuôi theo, khí huyết yếu thì nó xoay ngược. Nếu không có xoay, nó đưa ngang qua lại là bình thường.

Từ trường phát từ vật chất bị không gian thời gian hạn chế. Phật Thích Ca dạy tham thiền để dẹp những cái che khuất thì hiện ra từ trường của chân tâm mình có sức mạnh vô cùng, vì không bị thời gian không gian hạn chế. Nên tốc độ ánh sáng đi 10 triệu năm mới đến thì tâm của mình chỉ 1 niệm đến. Phải biết từ trường chân tâm của mỗi vị đều bằng nhau, chỉ là bị che khuất nhiều thì nó hiện ra ít.

Nếu dẹp bớt che khuất (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết), dùng cái không biết làm ba thứ biết này ngưng hoạt động, một thời gian được tự động thì từ lực phát ra rất mạnh, tức là công việc mà bộ óc làm không được nhưng nó làm được, nếu bộ óc biết thì làm không được.

Từ lực chân tâm mình sẵn có bằng như chư Phật, không kém hơn chư Phật một chút. Cho nên, Phật Thích Ca truyền dạy pháp thiền trực tiếp này, đáng lẽ không có tên gọi là thiền gì. Vì Phật truyền cho Sơ Tổ, Sơ Tổ truyền cho Nhị Tổ, Nhị Tổ truyền cho Tam Tổ,… do Tổ Sư từ đời từ đời truyền xuống nên gọi là Tổ Sư Thiền.

Quý vị phải tin mình có sức đó, nếu chịu y theo lời dạy của Phật Thích Ca, chỉ cần hỏi và nhìn để giữ cái không biết tức là nhờ cái không biết của bộ não để dẹp cái biết của bộ não, đến lúc tự động hóa nó tạm ngưng một thời gian thì cái sức đó tự động phát ra là dùng được.

Bất cứ vật thể gì đều có từ lực, người phát hiện đầu tiên là Newton. Newton không bằng Einstein, lực học Einstein không bằng lực học của Thích Ca Mâu Ni. Lực học của Thích Ca Mâu Ni không có hạn chế, vì không phát từ vật chất mà phát từ phi vật chất. Còn lực học của Einstein tiến bộ hơn Newton nhưng cũng phát từ vật chất. Mặc dầu, thuyết của Ông là vật chất cũng có thể biến thành năng lượng, năng lượng thì không phải vật chất, nhưng cũng phải từ vật chất chuyển đổi mới được.

Lực học của Thích Ca Mâu Ni khỏi cần vật chất mà biến đổi, nên không bị không gian thời gian hạn chế. Nhiều người dùng cái biết của bộ não tìm hiểu nghi tình là sai lầm lớn. Tổ Sư Thiền là dùng cái không biết của bộ não để chấm dứt cái biết của bộ não làm cho bộ não ngưng hoạt động. Bây giờ không những không chịu chấm dứt mà lại kéo dài tìm hiểu để tìm hiểu nghi tình cho là phải có nghi tình mới được! Nếu mình biết có cũng là biết, biết không có cũng là biết, biết nghi tình nhỏ cũng là biết, biết nghi tình lớn cũng là biết, biết thì không phải tham thiền, biết là che khuất chân tâm.

Tôi giải đáp là không cho hiểu thêm cái lý gì hết! Tất cả có giáo lý là do bộ não, tức là do ý thức phân biệt nên có cái lý, còn thực tế thì không kiến lập cái lý, vì kiến lập cái lý thì phải tương đối, phải hợp lý với bất hợp lý, đúng lý với không đúng lý.

Hỏi:
Môn học khí công khi luyện đến một mức độ nào đó thì sẽ phát một số công năng đặc dị và tham thiền cũng phát được một số công năng đặc dị. Vậy môn khí công và tham thiền có liên quan gì không?
Đáp:
Khí công phát ra cũng từ vật chất, mà vật chất là cơ thể. Nó có thể từ lục căn, lục căn cũng là vật chất, lục thức thì không phải vật chất. Họ luyện theo ý niệm từ vật chất. Bây giờ khoa học cũng biết, nếu mình đem vật chất chà nó thì sanh ra từ trường còn gọi là điện lực, mình càng chà nó thì sức từ trường ra càng mạnh. Vậy, luyện khí công là phát từ vật chất nên bị hạn chế. Tham thiền là phát từ phi vật chất, không bị thời gian không gian hạn chế.

Đại học bên Mỹ gồm có: Sinh lý học, Tâm lý học, Triết học, Khoa học tự nhiên, bốn thứ hợp lại giải thích không thông, vì họ chỉ có một cái thức là bộ não. Thức với căn họ không biết được nên nói lộn xộn. Họ chỉ biết do hệ thống thần kinh, hệ thống thần kinh là vật chất, kinh lạc cũng là vật chất mà không thể dùng kính hiển vi để thấy được.

Ngày xưa, Tỉnh Tọa ở Trung Quốc phát hiện được 14 kinh lạc ở trong thân, ông có hình từ đâu thông đến đâu, có ba trăm mấy cái huyệt, ông kích thích cái huyệt để điều chỉnh thần kinh; do hệ thống thần kinh yếu nên không làm việc đúng phải kích thích làm cho đúng hay mạnh quá thì bớt lại. Nếu thần kinh quá yếu không thể kích thích thì sanh ra bệnh.

Ở bên Mỹ dùng kính hiển vi mạnh bao nhiêu lần cũng không thấy được. Tây y trị không hết, nhưng châm cứu lại trị hết, mà thấy công hiệu liền, thành ra họ cũng nhìn nhận, nên bây giờ ở đại học Mỹ cũng có khoa châm cứu.

Thức không có hệ thống, không phải như hệ thống đường đi của kinh lạc. Tổ Sư Thiền do chư Tổ truyền xuống, tin rồi thực hành. Nếu tin pháp môn 100% thì chưa được mới chỉ có phân nửa. Tại sao? Vì chỉ tin pháp môn, nhưng chưa tin tự tâm. Tham thiền là muốn hiện sức của tâm, nếu không tin tự tâm thì sức đó làm sao hiện ra được? Không tin phải có thắc mắc để hỏi, thắc mắc đó có 5 thứ: - Nghi lý – nghi sự – nghi pháp – nghi thầy – nghi mình.

Các vị thắc mắc đều ở trong 5 thứ này, tôi sẽ giải tỏa, nghi lý thì tôi giải tỏa lý, nghi sự thì tôi giải tỏa sự, nghi mình nghiệp chướng nặng thì tôi giải tỏa nghiệp chướng nặng, nghi thầy nói không đúng thì tôi cũng giải tỏa. Mục đích giải đáp là giải tỏa 5 thứ nghi này, chứ không có giáo lý cao siêu. Sự thật, không có giáo lý gì cả, không thể kiến lập cái lý, vì kiến lập lý mới có đúng và không đúng là tương đối thì sanh ra sự tranh cãi.

Hỏi:
Bước đầu tiên là tin tâm mình là Phật, như vậy mình nhìn vào tâm mình thấy hoàn toàn chúng sanh si mê, không có gì là Phật. Như vậy mình nhìn vào lấy cái gì là Phật?
Đáp:
Tôi hỏi thầy: Thầy tin thầy có Phật tánh  không?
-   Tin có Phật tánh.

Phật tánh có thể giảm bớt được không?
Phật tánh không thể giảm bớt.

Phật tánh có thể gián đoạn được không?
Phật tánh không thể gián đoạn.

Như vậy thầy đã tin đầy đủ, nhưng sự thật thì nghịch lại. Nếu Phật tánh không thể giảm bớt, mà thầy đã nhìn nhận tự mình có Phật tánh với Phật tánh của Phật Thích Ca bằng nhau, Phật Thích Ca có trí huệ, thần thông biến hóa bao nhiêu thì thầy cũng có và bằng nhau. Nếu không bằng hay kém hơn một chút thì giảm bớt. Nếu tin Phật tánh không thể gián đoạn thì bây giờ thầy cũng là Phật. Thầy đã tin theo sự trả lời với tôi thì đủ tin tự tâm 100%.

Hỏi:
Dùng cái không biết để tu, như vậy đề câu thoại đầu mình không biết, không biết phải trả lời hoàn toàn như thế nào là không biết?
Đáp:
Tại sao thầy muốn trả lời? Trả lời là muốn tìm hiểu để biết, vì mục đích chấm dứt tìm hiểu mà sao lại trả lời? Phật nói “vô thỉ” là không có bắt đầu, “vô sanh” là không có sự sanh khởi. Nếu có sự sanh khởi thì có sự bắt đầu, nên người chứng quả là ngộ pháp vô sanh. Nhưng sự thật thầy nghịch lại muốn có sanh! Muốn tìm sự bắt đầu! Ấy là tập khí từ lâu đời. Vì thầy sanh ra được cha mẹ dạy chấp thật, vô trường thầy cô cũng dạy chấp thật, ra xã hội cũng dạy chấp thật, không phải kiếp này thôi, ở bao kiếp trước cũng dạy như vậy, nên muốn sửa lại rất khó. Vì vậy, Phật Thích Ca dạy dùng cái không biết bộ não để chấm dứt cái biết bộ não.

Trước kia, trong thiền thất có người hỏi: Nếu mình dùng cái không biết để tu, tu đến thoại đầu thì sắp kiến tánh, sắp kiến tánh thì sắp biết phải không?
Tôi nói: Không phải, không thể nói là sắp biết.

Người ấy hỏi: Nếu không thể sắp biết thì vĩnh viễn như gỗ đá sao?
Tôi nói: Không phải vậy, cái biết chân tâm không thể gián đoạn sao có ngưng biết? Cái biết cao nhất là Diệu Giác. Nếu có gián đoạn thì mới có ngưng, ngưng rồi có lại nên nói là sắp biết. Nó không bao giờ ngưng mà nói nó sắp biết làm sao được?
Nhưng người ta cũng chưa hiểu, tôi phải đổi lại câu hỏi “trời gần sáng thì mặt trời sắp chiếu được không”? Không được. Tại sao? Vì mặt trời có ngưng chiếu hồi nào, mà nói mặt trời sắp chiếu! Tâm mình cũng vậy, đâu có ngưng biết hồi nào mà nói sắp biết! Không thấy mặt trời là do bị mây đen che khuất, đâu phải mặt trời đêm hôm ngưng chiếu rồi tới sáng mới bắt đầu chiếu!
Như tâm mình không thể nói là sắp biết, nói sắp biết là cái biết của bộ não. Chân tâm không hiện ra là bị biết và không biết của bộ não che khuất. Cho nên, Phật Thích Ca dạy dùng cái không biết để chấm dứt tất cả biết; biết và không biết của bộ não đều chấm dứt thì chân tâm mới hiện ra.

Hỏi:
Tham thiền sao khỏi rơi vào niệm thoại đầu và vô ký?
Đáp:
Không phải muốn tìm đáp án của câu thoại đầu! Chỉ nhờ câu thoại đầu để kích thích lên niệm không biết. Bất cứ câu thoại đầu nào cũng vậy, chứ không phải câu thoại đầu này khác, câu thoại đầu kia khác! Muôn ngàn câu thoại là mục đích để kích thích niệm không biết; khán là nhìn  chỗ không biết, chỗ không biết là không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, không có mục tiêu để nhìn thì nhìn đi nhìn lại vẫn còn không biết, chính cái vẫn còn không biết gọi là nghi tình. Chỉ cần hỏi và nhìn, hai cái đồng thời đi song song để giữ nghi tình đó. Nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu, rồi kiến tánh thành Phật.

Tại ông nghịch lại tìm hiểu nghi tình, ấy không phải tham thiền. Nếu tham 2, 3 chục năm hay 2, 3 trăm năm, mặc dầu tâm cũng được tịnh, nhưng sẽ lọt vào tà ma, tại do ông ham tìm hiểu, nên phải ngưng tìm hiểu, ghi nhớ, nhưng muốn ngưng đâu phải dễ! Vì vậy, giữ được cái không biết thì cái biết tự động ngưng. Hỏi là kích thích niệm không biết, nhìn là kéo dài niệm không biết.

Ông nghịch với thói quen nên cảm thấy lạ thấy khó, người ta nhìn là có mục tiêu để nhìn, còn cái không biết thì không có mục tiêu để nhìn, nên người ta cảm thấy khó nhìn quá, khó nhìn là đúng rồi đó! Vì không có chỗ để nhìn, không có chỗ để nhìn thì cũng nhìn vậy, để giữ cái không biết đó thôi.

Hỏi:
Tin tự tâm là Phật, mà con thấy tham sân si nhiều quá trời, cái gì cũng thích cũng mê, vậy như thế nào?
Đáp:
Không tin mình là Phật nên mới có tham sân si. Bây giờ cái tham sân si của ông phải không?
- Phải.

- Như vậy tiền của ông thì ông biết tiền ở đâu mà có. Tham sân si của ông từ đâu mà ra?
- Tự nhiên xuất hiện, không biết chỗ nào ra.

- Nếu không biết chỗ nào thì đâu có đúng! Như ông có tiền thì biết tiền từ đâu? Mặc áo thì ông cũng biết cái áo từ đâu? Người ta cúng cho ông hay của ông như thế nào mới có! Còn nói tham sân si mà không biết từ đâu là bậy rồi, tức là không phải của ông. Nếu thật của ông thì ông phải biết!
Bây giờ, ông khỏi nói để tôi cho ông biết, tại ông ngu quá tự mình không biết. Tham sân si là từ vọng tâm suy nghĩ của ông mà ra, vọng tâm của ông là bộ não, nó là năng suy nghĩ, tham sân si là cái sở suy nghĩ. Năng thì không phải sở, sở thì không phải năng. Ông biết năng sở không?
- Không biết.

- Năng sở mà còn không biết! Ông thọ giới Sa Di  và Tỳ Kheo mà không có giữ bổn phận của mình. Thọ giới Tỳ Kheo còn không biết năng sở, làm sao biết giới Tỳ Kheo mà giữ vai trò của Tỳ Kheo! Vậy ông hư tiêu tín thí lạm nhận cung kính là tội địa ngục, trong Kinh Lăng Nghiêm có nói. Năng sở còn không biết mà làm Tỳ Kheo để dạy Tỳ Kheo Ni sao được?
Con mắt của ông là năng nhìn, ông nhìn thấy trái bôm này, trái bôm là sở nhìn. Tham, sân, si là sở suy nghĩ, bộ não của ông là năng suy nghĩ, tại do cái suy nghĩ mới có tham, sân, si. Như  hai chân của ông là năng đi, có đường gai gốc cứt sình là sở đi của hai chân, tại hai chân của ông ham dẫm lên con đường đó rồi bị dính cứt sình, cứt sình dụ cho tham sân si của ông, nhưng sự thật là không phải, hai chân của ông là sạch. Con đường gai gốc cứt sình có thúi cách mấy cũng mặc kệ nó, chỉ giữ hai chân đừng dẫm lên con đường đó làm sao bị dính được!
Tham thiền là giữ cái không biết thì ngưng được suy nghĩ, ngưng suy nghĩ làm sao có tham, sân, si được!
Hỏi:
Trước kia con lạc lầm không đi đúng chánh pháp, nay được nhân duyên quay về chánh pháp, con chưa hiểu được sâu. Khi tham thoại đầu thì phải nhìn thoại đầu, tin tự tâm. Vậy câu thoại đầu “chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là cái gì”? Bạch Sư Phụ khai thị cho con?
Đáp:
Tôi hỏi ông: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là cái gì? Biết không?
- Không biết.

- Không biết là đúng rồi đó! Nhìn chỗ không biết.

Hỏi:
Trước kia con tham câu “khi chưa có trời đất, ta là cái gì”? mà không phù hợp, bây giờ con có thể đổi câu thoại đầu khác được không?
Đáp:
Tham câu thoại đầu có cảm thấy không biết là phù hợp, nếu biết thì không phù hợp.

Hỏi:
Hỏi câu thoại đầu “khi chưa có trời đất, ta là cái gì”? Rồi mình nhìn cái không biết thì vẫn có cái biết của cái nhìn, như vậy cái biết đó vẫn thường còn không?
Đáp:
Cái đó mới tập tham thiền nên nó như vậy, tập lâu thì luôn cả tham thiền cũng không biết, mới tập thì cái biết mạnh hơn.

- Như vậy cái biết vẫn còn nên đôi khi vọng tưởng chi phối thì phải làm sao?
- Thì phải hỏi và nhìn tiếp tục mãi mãi, nếu mình hỏi nhanh quá giống như niệm thì không được. Hỏi là kích thích cái không biết, rồi nhìn cái không biết, hai cái đi song song, đừng cho là biết hay không biết, vì thói quen của ông là hay muốn biết, nên cái biết mạnh hơn, cái không biết lại yếu, thành ra cứ thấy biết hoài, chừng nào tập cái không biết mạnh hơn thì cái biết sẽ yếu lại.

Như mới tập xe máy mà tay vịn cũng ngã, tập được một thời gian thì hai tay vịn không ngã, tập thêm một thời gian buông tay vẫn không ngã, tập một thời gian nữa buông hai tay quẹo cũng không ngã, còn người ta tập thêm chỉ có một bánh cũng chạy được. Tại ông mới tập mà buông tay làm sao được?
Hỏi:
Lâm Tế nói với Đại Ngu: Chẳng dè Phật pháp của Hoàng Bá có chút xíu. Con xin sửa lại như thế này: Nào dè Phật pháp của Hoàng Bá không có gì cả! Xin Sư Phụ khai thị chỗ này?
Đáp:
Vì ông không hiểu, nên làm sao để dạy cho ông được! Ông là người mà Phật chẳng thể giáo hóa. Vừa rồi nói “không cho tìm hiểu”, công án của chư Tổ là muốn cho người ta ngộ, chứ không phải muốn người ta hiểu; còn ông muốn hiểu là nghịch ý của chư Tổ, vì hiểu là phải có lý, lý thì không thể kiến lập được; nếu hiểu là tương đối đúng lý và không đúng lý, hợp lý với không hợp lý.

Vô thỉ là không thể bắt đầu, vô sanh là không có sự sanh khởi. Vì có sanh khởi thì phải có sự bắt đầu. Tôi đã dùng toán chứng tỏ không thể bắt đầu. Vì nếu đem con số chia mãi thì không thể chia đến con số cực nhỏ. Nếu chia được số cực nhỏ thì có sự bắt đầu. Không có cực nhỏ thì không có cực lớn. Nếu có cực lớn thì có cuối cùng, vì không thể tìm được con số bắt đầu. Nên Phật nói là “bất khả đắc”, bất khả đắc gọi là bất sanh, không có cuối cùng là bất biến gọi là bất diệt.

Bây giờ, khoa học cũng chứng tỏ tất cả vật chất đều y nguyên tồn tại vĩnh viễn bất diệt. Bất sanh bất diệt làm sao có sự bắt đầu được? Làm sao kiến lập cái lý? Nếu có kiến lập thì có sanh, có sanh thì phải có diệt.

- Có người hỏi: Phật pháp có thể chia nhiều tông, tại sao không thể chia nhiều phái? Nên biết Phật pháp là để hiển bày bản thể tự tánh bất nhị của Diệu Giác nên chẳng thể chia. Có thể chia là giáo pháp (chẳng phải Phật pháp). Chư Phật chư Tổ, vì muốn thích ứng căn cơ trình độ của mọi chúng sanh, nên vì khế hợp đương cơ mà chia nhiều tông, tức là trên phù hợp ý Phật (Phật pháp chẳng thể chia), dưới khế hợp đương cơ (giáo pháp có thể chia) là vậy.

Giáo pháp thích hợp với người phương đông được chia làm năm hệ: Thiền, Giáo, Luật, Tịnh, Mật. Thiền, Luật, Tịnh, Mật, mỗi hệ có một tông. Giáo môn chia thành bốn tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận, và Duy Thức, cộng chung là tám tông Đại thừa.

Luận này vì muốn phá chấp nhị biên tương đối, nên phương tiện thiết lập Trung Quán. Nguồn gốc của nhị biên là “hữu” và “vô”. “Hữu” bao gồm hữu vi pháp, “vô” bao gồm vô vi pháp. Nhị biên đã phá thì “Trung” không có chỗ để an lập. Như thế, đâu có học thuyết cao siêu để cho nghiên cứu mà dựng lập học phái Trung Quán!
Lục Tổ nói thuyết pháp chẳng lìa tự tánh, tự tánh là bất nhị. Kinh Đại thừa liễu nghĩa là do Phật thuyết đều là bất nhị. Chư Tổ căn cứ theo kinh liễu nghĩa lập luận sớ giải cũng là bất nhị. Bất nhị thì chẳng có tương đối, chẳng có tương đối thì chẳng thể dùng bộ não suy nghĩ, chẳng thể dùng lời nói văn tự diễn đạt, cho nên Đại Thừa Khởi Tín Luận nói: Lìa “tướng tâm duyên”, lìa “tướng danh tự”…
Nên biết, những phương tiện do chư Phật chư Tổ thiết lập chỉ muốn khiến chúng sanh ngay đó khai ngộ, chứ chẳng phải muốn chúng sanh nghiên cứu tìm hiểu lý đạo. Do đó chẳng thể xem như một học thuyết để nghiên cứu mà chia ra nhiều học phái.

Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá. Kỳ thật quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá. Như các phẩm Quán Như Lai, Quán Niết Bàn là thuộc về phá pháp vô vi, những phẩm Quán Nhân Duyên, Quán Khứ Lai thuộc về phá pháp hữu vi. Hữu, Vô tất cả đều phá. Phàm có nhị biên tương đối đều phá.

Chư Phật chư Tổ dùng pháp phá làm phương tiện để phá sự chấp trước của chúng sanh. Chúng sanh có sở chấp nào thì phá cái sở chấp nấy. Nếu có chúng sanh chẳng có chấp trước thì pháp phá cũng thành dư thừa. Nay chúng tôi biên tập Yếu Chỉ Trung Quán Luận này, chỉ ở trong mỗi phẩm rút ra vài bài kệ chủ yếu, để sáng tỏ yếu chỉ về pháp phá của tác giả mà thôi.

-Pháp Sư Diệu Nhân, ngày 22 tháng12 năm 1983, khi đọc “Nhập Trung Luận”, có bút ký rằng: Các đại luận sư Ấn Độ như: Phật Hộ, Thanh Biện, Nguyệt Xưng, Tịnh Mạng, đều kế thừa học thuyết Trung Quán của Long Thọ. Nhưng vì quan điểm chẳng đồng cho với chẳng cho “có ngoại cảnh” mà sanh ra học phái chẳng đồng.

Thanh Biện luận sư phá Duy Thức Luận, trong danh ngôn kiến lập tông phái cho “có ngoại cảnh”. Phái này gọi là “Kinh Bộ Hạnh Trung Quán Sư”. Tịnh Mạng luận sư thì lập ra thuyết “vô ngoại cảnh”. Phái này gọi là “Du Già Hạnh Trung Quán Sư”.

Nguyệt Xưng luận sư thì cho là “Trung Quán Kiến của Phật Hộ luận sư” thù thắng nhất, mà theo phái Phật Hộ, lại nói đời sau phần nhiều Trung Quán Sư đều tùy thuận học thuyết Phật Hộ với Nguyệt Xưng. Còn các phái Tát Ca, phái Ca Cử và phái Cách Lỗ của Phật giáo Tây Tạng cũng theo “Trung Quán Kiến” của Nguyệt xưng luận sư, đồng thời kiến lập Nhật Trung Luận Tụng và Giải Thích, cũng cho biết danh hiệu phái Ứng Thành và phái Tự Tục của Trung Quán…
Than ơi! Tác giả Trung Luận dùng Trung Quán để phá kiến chấp của nhị biên tương đối. Nếu nhị biên đã phá thì đâu có cái “trung” để an lập, tại sao các đại luận sư Ấn Độ, mỗi mỗi đều có “Trung Quán Kiến” của họ, mà sanh ra nhiều học phái chẳng đồng như danh hiệu bốn phái kể trên. Thậm chí ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng cũng sanh “Trung Quán Kiến”. Nếu theo đó suy luận thì Phật giáo các nước khác, cũng có thể bị truyền nhiễm kiến chấp của họ mà chẳng tự biết, khiến chư Phật chư Tổ muốn phá mà hơi sức đâu phá hết!
Trung Luận là vị thuốc phá trừ kiến chấp nhị biên. Nếu chấp thuốc thành bệnh thì chẳng thể trị, như trong phẩm Phá “Hành” đã ghi rõ vậy. Nếu bút ký của Pháp sư Diệu Nhân là thật thì các đại luận sư kể trên cũng là thuộc về kẻ chư Phật chẳng thể giáo hóa ư!
Phẩm Phá “Hành”.

Hỏi:   Như kinh Phật sở thuyết
Hư vọng chấp lấy tướng
Vì vọng chấp chư hành
Nên gọi là hư vọng
Phá:   Kẻ hư vọng chấp lấy
Trong đó lấy cái gì
Phật thuyết những việc này
Muốn hiển bày nghĩa không
Vì các pháp khác nhau
Biết đều là “vô tính”
Tính vô pháp cũng vô
Vì tất cả pháp không
Đại Thánh thuyết pháp không
Vì lìa chư kiến chấp
Nếu lại thấy có không
Phật chẳng thể giáo hóa
Giải thích:
“Hành” là sự hành vi biến hóa. Hành vi biến hóa là sát na sanh diệt, nên Phật nói chư hành vô thường. Vô thường thì chẳng thật, chẳng thật nên hư vọng. Hư vọng thì chẳng chấp lấy. Phật nói hư vọng chẳng thể chấp lấy là muốn hiển bày nghĩa không vậy. Vì các pháp khác nhau thì mỗi mỗi chẳng có tự tánh. Pháp chẳng có tự tánh thì pháp chẳng có, nên nói tất cả pháp không.

Phật thuyết pháp không là dùng để phá 62 thứ kiến chấp và phá phiền não của nghiệp ái vô minh. “Không” là công cụ dùng để phá chấp, nếu trở lại chấp “không” thì người ấy chẳng thể giáo hóa. Như có bệnh mới cần uống thuốc, nếu chấp thuốc thành bệnh thì chẳng thể trị. Cũng như lửa từ củi ra, dùng nước có thể diệt lửa. Nếu lửa từ nước ra thì phải dùng cái gì để diệt? “Không” dụ cho nước, có thể dẹp tắt những lửa phiền não. Nếu lại ở nơi “không” mà sanh khởi kiến chấp, hoặc cho là có cái “không”, hoặc cho là chẳng có cái “không”, vì tranh chấp “hữu” “vô” lại sanh khởi phiền não nữa.

Nếu dùng “không” để giáo hóa người này thì họ nói tôi biết “không” đã lâu. Nếu lìa “không” thì chẳng có đạo Niết bàn. Như kinh nói: Không, vô tướng, vô tác, nơi ba cửa này được giải thoát. Đây chỉ là ngôn thuyết mà thôi. (Không, vô tướng: Thì chẳng tu; Vô tác: Thì không có tu, vậy đâu thể giải thoát).

Tâm là danh từ, ai cũng nói được, nhưng mà tâm là cái gì thì không có ai biết. Phật nói tâm như hư không, hư không thì trống rỗng;  Ngài Long Thọ là Tổ 14 của Thiền tông nói là tâm như hư không vô sở hữu tức là không có hư không, như vậy tâm như hư không vô sở hữu cũng như không có tâm.

Mặc dầu không có (trống rỗng) nhưng có thực dụng. Tại sao? Tại mình thấy rõ ràng là hư không này trống rỗng (vô sở hữu). Mặt trời, mặt trăng, đất đai, nhà cửa, cây cối, bất cứ cái gì đều nhờ cái vô sở hữu này dung nạp và ứng dụng. Quý vị ngồi phải nhờ cái vô sở hữu mới có chỗ ngồi, có không gian vô sở hữu nên tôi đang nói và các vị đang nghe được. Tất cả chúng ta nhìn thấy nhau cũng đều nhờ cái vô sở hữu này mình mới nhìn thấy nhau được.

Bây giờ, mình đang dùng mà không để ý nên không biết. Những người học Phật cứ muốn tìm hiểu những danh từ, nhưng thực tế những danh từ chỉ để hiển bày cái hư không vô sở hữu này thôi. Tức là hiển bày cái chân tâm của mình. Như trống rỗng thì không có trói buộc nên gọi là giải thoát, chứ không phải trói buộc rồi mở trói mới là giải thoát, nó vốn là giải thoát, vì không có chỗ để trói buộc.

Trống rỗng thì tự nhiên khắp không gian, khắp thời gian. Khắp không gian thì không có khứ lai, nên có tên là Như Lai đúng như bản lai. Khắp thời gian không có gián đoạn, không có gián đoạn thì không có sanh diệt, nên có tên là Niết Bàn. Niết Bàn là tiếng Ấn Độ nghĩa là không sanh không diệt.

Phật là tiếng Ấn Độ còn gọi là Phật Đà nghĩa là giác ngộ, tâm của mọi người đều có tánh giác ngộ, nên gọi là Phật tánh. Bất cứ danh từ nào có muôn ngàn thứ sai biệt mà nghĩa thì không khác. Như bồ đề cũng là nghĩa giác ngộ. Có người nói phát tâm bồ đề, họ tưởng là có tâm bồ đề để phát. Kỳ thật, tâm bồ đề là vô sở hữu, vô sở hữu thì vô sở đắc, nên phát tâm vô sở đắc.

Tất cả là hiển bày cái vô sở hữu của bản tâm mình. Tuy nói là Như Lai, Niết Bàn, bồ đề, giải thoát,… đều là tâm trống rỗng (vô sở hữu). Vì vô sở hữu không có chỗ để trụ cũng gọi là vô trụ. Lục Tổ nói “lấy vô trụ làm gốc”, Kinh Duy Ma Cật nói “từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”. Tại vô trụ nên hiển bày tất cả dùng.

Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang thì ngộ triệt để. Các vị học Phật cũng biết câu trên, nhân dịp này tôi giải thích.

Thí dụ cái tay là chân tâm, nó là hoạt bát vạn năng, muốn lấy cái bình, cái túi, cuốn sách,… lấy cái gì cũng được. Nếu có sở trụ thì tự nhiên đánh mất hoạt bát vạn năng của tự tánh. Như bây giờ trụ cây viết thì hoạt bát vạn năng của cái tay bị mất, muốn lấy cuốn sách, cái bình, cái túi,… đều không được. Tham Tổ Sư thiền có nghi tình như cây chổi automatic quét nó ra thì mới khôi phục bản tánh hoạt bát vạn năng thì muốn gì cũng được.

Cây viết này thuộc về pháp có, trụ nơi có là đánh mất cái dụng của bản tâm. Nếu trụ nơi không tức là ở trong này không có gì hết, nhưng mà có sở trụ nơi không, cũng đánh mất cái dụng hoạt bát của tâm, như tay không thể lấy cái bình, cuốn sách, cái túi,… đều không được. Cho nên, cái không này cũng phải quét mới khôi phục bản tánh hoạt bát vạn năng. Vì vậy nói “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” nghĩa là: Nên vô sở trụ, sanh cái tâm dùng.

Tại có sở trụ nơi có, nơi không, nơi Phật, nơi Bồ Tát đều đánh mất cái dụng của bản tâm. Vì thế, Phật dạy “nên vô sở trụ mới dùng được cái tâm”. Nhưng bản tâm là vô sở hữu, còn tánh con người thì ham sở hữu. Tiền là sở hữu của ta, nhà là sở hữu của ta, đất là sở hữu của ta, tất cả đều muốn sở hữu. Chính sở hữu đó làm chướng ngại cái dùng của vô sở hữu.

Cho nên, Kinh Kim Cang nói “ưng vô sở trụ”, Kinh Duy Ma Cật nói “từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”, lập tất cả pháp là dụng của tâm, vô trụ mới dùng tất cả pháp. Phật Thích Ca dạy pháp Thiền trực tiếp tức là hỏi và nhìn cái không biết, không biết có thì không trụ nơi có, không biết không thì không trụ nơi không, tức là bản tâm vô sở trụ thì tự nhiên hiện ra cái dụng của chân tâm.

Hỏi:
Con không khán thoại đầu, không ghi nhớ, không tìm hiểu, không biết, trong cái không nhưng nó tỉnh chứ không phải hôn trầm, hay người khùng. Vậy có giống khán thoại đầu không? Nếu còn khán thoại đầu thì còn ghi nhớ khởi niệm đề khởi câu thoại kích thích nghi tình?
Đáp:
Có biết thì không phải. Thoại đầu là chưa có khởi niệm muốn nói, mới gọi là thoại đầu. Nếu muốn khởi niệm muốn nói, mặc dầu chưa nói ra miệng cũng là thoại vỉ, vỉ là đuôi chứ không phải là đầu. Cho nên, nói thoại đầu là chưa khởi một niệm nào hết, mới gọi là thoại đầu. Mục đích tham thiền là muốn đến thoại đầu, mới tập tham thì cách thoại đầu còn xa lắm.

Dùng cây viết để thí dụ: Trên đầu cây viết là thoại đầu, dưới đuôi cây viết là thoại vỉ. Hỏi câu thoại đầu “khi chưa có trời đất, ta là cái gì?” là khởi lên một niệm không biết, khán là nhìn chỗ không biết, chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, cho nên nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không biết, chỉ giữ cái không biết đó. Đây là đường đi ý thức tức là thức thứ 6, thức này có mặt biết và mặt không biết, dùng mặt biết để tu gọi là Như Lai thiền, dùng mặt không biết để tu gọi là Tổ Sư thiền.

Bây giờ mình tham thiền là Tổ Sư thiền, chứ không phải thiền khác, các thứ thiền khác đều thuộc là Như Lai thiền. Như cô dùng cái biết để tìm hiểu, chứ không phải dùng cái không biết để chấm dứt cái biết, vì còn muốn có ghi nhớ còn muốn biết nghi tình, còn muốn biết thoại đầu tức là còn muốn tìm hiểu, chứ không phải là muốn chấm dứt tìm hiểu.

Để tâm trống không làm sao biết trống không? Biết để trống không tức là biết, còn cái này chỉ cần giữ cái không biết, cái không biết đó mới gọi là nghi tình. Tức là không biết có trống không hay không có trống không. Tất cả cái gì cũng đều không biết. Tại cô dùng cái biết nên mới biết cái trống không. Cái trống không là tôi thí dụ cho người tham thiền hiểu, chứ không phải có cái trống không để cho mình biết cái trống không. Cái này là dùng cái không biết để tu. Biết trống không là biết rồi, chứ không phải là không biết, tại thói quen của con người ham biết ham tìm hiểu.

Cho nên, Phật mới nghịch lại dùng cái không biết của bộ não để chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết của bộ não. Nhưng người ta không những không chịu chấm dứt, mà lại dùng cái biết của bộ não để tìm hiểu cái trống rỗng, như cô này tìm hiểu chỗ thoại đầu. Đã có ý niệm tìm hiểu thì có niệm rồi, đâu phải như chưa có niệm nào mới gọi là thoại đầu!
Hỏi:
Tại sao được cảnh giới thanh tịnh là không đúng với đạo?
Đáp:
Thanh tịnh và náo động là tương đối, nếu muốn thanh tịnh là sai lầm, vì đã có thói quen ai cũng thích thanh tịnh, cô cũng cho là như vậy. Tôi không có dạy người ta tu thanh tịnh. Tịnh với động là tương đối, phàm có tương đối đều phá.

Nếu cho “lời nói của Phật Thích Ca rất đúng”, như vậy là sai lầm. Vì đúng và không đúng là tương đối. Lời thuyết pháp của Phật Thích Ca là phá tương đối, muốn lìa cái đúng và không đúng. Nếu cho đúng thì lọt vào tương đối là sai lầm. Như nói có Phật và không có Phật đều sai lầm. Tại có và không có là tương đối.

Nếu chấp vào thanh tịnh thì lọt vào tà ma tức là lọt vào biên kiến thuộc một trong năm thứ ác kiến (thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến). Như cô muốn biết cái trống rỗng thì cũng lọt vào biên kiến. Mặc dầu, tôi nói hư không vô sở hữu là để thí dụ, nếu chấp hư không vô sở hữu cũng lọt vào biên kiến, tại có sở hữu và vô sở hữu là tương đối.

Nhà khoa học Einstein phát minh tương đối luận, nhưng đến lúc ông tuổi già, ông lại phủ định cái tương đối luận của mình. Ông nói “tương đối luận chỉ là sản phẩm của bộ não”. Theo lý luận của Einstein thì có thể biết đến chỗ phi vật chất. Vật chất nhỏ chừng nào thì sức từ lực mạnh chừng nấy, mà nó nhỏ cho tới bề trong tức thành hư thể là phi vật chất thì sức mạnh đó không có bị không gian thời gian hạn chế.

Cho nên, tốc độ ánh sáng đi 1 triệu năm đến, nhưng tâm của mình chỉ một niệm đến, đi 10 triệu năm thì tâm của mình cũng một niệm đến. Vật chất, tốc độ cao nhất là ánh sáng; còn phi vật chất, tốc độ thấp nhất là ánh sáng.

Toán giỏi thì khoa học mới giỏi được; chính nhà khoa học hạng nhất còn sống là giáo sư dạy toán danh tiếng khắp thế giới, hiện nay ở Luân Đôn nước Anh. Ông cũng nghịch lại định lý toán học. Theo toán học thì không có tìm con số nhỏ nhất, cũng không có con số lớn nhất. Không có số con nhỏ nhất tức là không có sự bắt đầu, mà ông lại tìm sự bắt đầu của vũ trụ và sanh mạng, thì rõ ràng nghịch với định lý toán học.

Hỏi:
Con tập trung tham câu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Khi có ý niệm hỏi thì con nhìn vào câu hỏi đó, bất chợt có người mở quạt máy, nhưng con ngồi hoàn toàn không biết mở quạt vào lúc nào. Như vậy con có rơi vào vô ký hay lọt vào hôn trầm không?
Đáp:
Ông nói tập trung tinh thần là sai lầm. Tổ Sư dạy tham thiền, không nên tập trung tinh thần, không nên cố gắng, ít phí sức chừng nào tốt chừng nấy, chỉ cần giữ cái không biết. Hỏi câu thoại là kích thích niệm không biết, còn khán là nhìn chỗ không biết và giữ chỗ không biết cho không biết đó được kéo dài. Cho nên, Tổ dạy ít phí sức chừng nào tốt chừng nấy, đừng cố gắng phí sức, có một chút không biết là được, chứ đừng có tập trung tinh thần. Tập trung lâu ngày sẽ bệnh.

Có khi tập trung cố gắng bị nhức dầu, chóng mặt, khó thở. Nên chỉ cần  hỏi và nhìn để giữ cái không biết là được, cái không biết đó gọi là nghi tình, nếu biết là không phải nghi tình. Biết có nghi tình cũng không phải, biết nghi tình nhỏ cũng không phải, biết nghi tình lớn cũng không phải, tức là không có tham thiền. Phàm có cái biết là không phải tham thiền, tham thiền là không biết.

Tham thiền là đi, đứng, ngồi, nằm đều được hết, cũng như khỏi cần ngồi xếp bằng; muốn ngồi xếp bằng cũng được, không ngồi xếp bằng cũng được, thòng chân ra cũng được. Tham thiền không phải ngồi thiền, ngồi thiền không phải tham thiền, tham thiền khỏi cần ngồi. Lục Tổ nói trong phẩm Tọa thiền của Pháp Bảo Đàn: “Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”, ngộ là do tâm không phải do cái thân. Lục Tổ còn nói “ngồi lâu trói thân, có ích lợi gì!” và có bài kệ phá chấp ngồi:
Lúc sống thì ngồi hoài,
Khi chết thì nằm mãi.

Chấp giữ bộ xương thúi,
Làm sao được công phu?
Tại bây giờ người ta cứ chấp cái ngồi, cho ngồi lâu là cao, như thế là sai lầm, hại người ta. Ông cũng bị trúng độc cái đó.

Tham thiền không có nhập thiền và không có xả thiền, tại chấp ngồi nên mới có xả.

Hỏi:
Tham thiền đến chỗ nghi tình automatic thì câu thoại đầu còn không?
Đáp:
Thoại đầu là không có niệm nào hết mới gọi là thoại đầu, tức là không biết, ông cứ dùng cái biết để tìm hiểu, muốn dùng tìm hiểu biết là nghịch tham thiền. Cứ hỏi và nhìn để giữ cái không biết là được rồi.

Hỏi:
Sư Phụ nói lấy cái biết tự nhiên chụp được trái banh, con dùng cái biết để tu, như Sư Phụ chưa đến thì con vẫn thấy, Sư Phụ đến thì con vẫn thấy. Vậy như thế nào?
Đáp:
Tôi nói dùng cái biết để tu là Như Lai thiền, bây giờ tôi dạy là dùng cái không biết để tu, chứ không phải là dùng cái biết. Cho nên, chỉ cần hỏi và nhìn để giữ cái không biết là đủ rồi.

Hỏi:
Con dùng cái biết là Sư Phụ đến con vẫn biết, mà Sư Phụ không đến cũng biết, ngoài ra những niệm gì nổi lên thì tự nó sẽ lặng mất, còn con chỉ giữ cái biết đó thôi. Như vậy có đúng với chánh pháp không?
Đáp:
Cái đó là tà pháp chứ không phải chánh pháp. Chánh pháp là ngoài ra Tổ Sư thiền còn có tam thừa (đại thừa, trung thừa, tiểu thừa). Cô nói là ở ngoài tam thừa, không phải là pháp thiền của Phật dạy, tức là thuộc về ngoại đạo tà ma, mà họ lấy bản hiệu Phật giáo.

Các pháp thiền của Phật dạy:
-Đại thừa thiền có ba thứ thiền quán ở trong Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, nhưng không dịch nghĩa chỉ có dịch âm, gọi là sa ma tha, tam ma bát đề và thiền na. Kinh Lăng Nghiêm không có giải thích, Kinh Viên Giác thì có giải thích:
-Sa ma tha như gương soi các tướng.

-Tam ma bát đề còn gọi là tam ma đề như mạ dần dần tăng trưởng.

-Thiền na như âm thanh ẩn trong chuông trống. Như cái trống có tiếng ở trong đó, nhưng không thấy, khi nào đánh thì mới ra tiếng, đánh mạnh thì phát ra âm thanh lớn, đánh nhẹ thì âm thanh ra nhỏ. Nhưng nó không bị chuông trống hạn chế, nó vượt ra ngoài chuông trống là thiền Đại thừa.

Thiền Đại thừa ở Trung Quốc có bốn tông:
-Chỉ quán tông Thiên Thai là quán giả, quán không, quán trung. Sa ma tha giống như không quán của tông Thiên Thai, tam ma bát đề thì giống như giả quán của tông Thiên Thai, thiền na thì giống như trung quán của tông Thiên Thai. Nhưng chỉ là giống, không phải hoàn toàn không có khác. Đó là thiền Đại thừa của Phật dạy.

-Trung thừa là thừa Duyên Giác, quán Thập Nhị Nhân Duyên, từ vô minh  đến lão tử, tức là trong đó có tam thế luân hồi.

-Tiểu thừa có 5 thứ thiền quán, gọi là Ngũ Đình Tâm Quán. Đình tâm là đình chỉ hoạt động của tâm, gồm có: Sổ Tức Quán, Bất Tịnh Quán, Từ Bi Quán, Lục Thức Quán, Nhân Duyên Quán.

Bây giờ phần nhiều dùng Sổ Tức Quán, có một số ít tu Bất Tịnh Quán, còn ba thứ quán kia thì theo tôi biết không có ai tu.

Còn cô biết thì không biết ai dạy! Thì không thuộc về của Phật dạy. Thiền của Tịnh Độ có 16 thiền quán ở trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, cũng không có thiền quán nào giống như cô nói vậy.

Hỏi:
Con theo dõi công phu của mình thì con thấy, như vật đến thì con nhìn thấy, sau khi thấy đó thì niệm nổi lên, con vẫn giữ cái thấy đó thì tự nhiên nó mất đi, con không có quan tâm nó mất hay nó nổi là tùy nó, vậy như thế nào?
Đáp:
Đó là tự dối mình thôi! Cái đó như đi xem đá banh hay đi xem hát kịch, lúc đang xem kịch thì kịch hấp dẫn rồi quên cảnh xung quanh, đến chừng hát kịch xong thì vẫn trở lại bình thường. Có nhà triết học tây phương cũng có sáng lập cái đó, nhưng đối Phật pháp coi là như ngoại đạo tà ma.

Hỏi:
Trước kia con cũng dùng thiền quán, cảnh đến con cũng quán thì tâm cũng thanh tịnh. Vậy như thế nào?
Đáp:
Tâm thanh tịnh giống như chú ý xem hát kịch thì cảnh xung quanh quên, đến chừng xong rồi thì trở lại như cũ.


TVHS
Dịch giả: Thích Duy Lực
TIỂU DẪN

Lời thu thập NGỮ LỤC và QUẢNG LỤC của BÁ TRƯỢNG THIỀN SƯ đã có đăng trong TRUYỀN ĐĂNG Lục và NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN, đến năm Vạn lịch thứ 45 đời Minh được khắc in chung vào bộ “CỔ TÔN TÚC NGỮ LỤC” quyển 48. Tăng Ẩn Phong ở Trường Kỳ, Nhật Bản chiếu theo bản đời Minh trích lục ra: MÃ TỔ, BÁ TRƯỢNG, HOÀNG BÁ, LÂM TẾ gọi là Tứ Gia Ngữ Lục, ấn hành ra đời, được Tòng lâm tôn trọng là yếu điểm của Thiền môn. Sách này là ghi chép về trọn đời của Thiền Sư BÁ TRƯỢNG về những sự ứng cơ tiếp vật, ân cần dạy chúng, hành sự phi phàm, pháp ngữ bao gồm không sót, mỗi chữ, mỗi câu đều là lời khai thị quý báu cho người học, thật đáng làm phép tắc cho kẻ tu Thiền và tư lương muôn đời cho người học đạo.

Theo sự phân biệt nội dung của NGỮ LỤC và QUẢNG LỤC, thì NGỮ LỤC ghi chép nhiều hành sự, còn QUẢNG LỤC ghi chép nhiều về pháp ngữ, cũng là di lục của Thiền sư mà có sự sai khác này, đó là do người biên tập và thời đại biên tập bất đồng, nay khó mà cứu xét kỹ lưỡng được.

Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724). Sư xuất gia từ thuở bé, lớn lên ham thích thiền Đốn ngộ, nghe Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất khai hoá ở Nam Khang (nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây). Sư bèn hết lòng y chỉ, sau khi nối pháp Mã Tổ, Sư được đàn tín thỉnh trụ trì Đại Trí Thọ Thánh Thiền Tự ở núi Đại Hùng thuộcHồng Châu, núi cao chót vót, nước suối Ngô Nguyên bay xuống ngàn thước, nên có tên là núi Bá Trượng. Sư trụ trì chưa đầy một tháng, người bốn phương đến tham học vân tập hơn một nghìn, trong đó QUI SƠN và HOÀNG BÁ làm Thượng thủ, từ đó pháp môn càng ngày càng hưng thạnh, tông phong lừng lẫy. Sư bèn quyết ý lập ra Thiền viện đầu tiên. Trước kia các tự viện Thiền Tông đều nhờ vào chùa của Luật Tông, từ nay mới được lập riêng. Sư là người khởi sáng cho Thiền Tự được độc lập, soạn định chế độ Tòng lâm, gọi là Bá Trượng Thanh Quy, nên cũng được tôn xưng là Tổ Trung Hưng của Thiền tông.

Sư là người siêng năng làm việc, mỗi khi có việc nhà chùa đều tự mình làm trước cả đại chúng, người chủ sự lén dấu dụng cụ canh tác của Sư, mời Sư nghỉ ngơi, Sư nói: “Đức ta không đủ, đâu dám trút sự lao động của mình cho người khác!”. Kiếm dụng cụ không được thì ngày đó không ăn, cho nên mới có câu: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Một ngày không làm, một ngày không ăn). Vì thế mới biết được gia phong của Sư chân thật như thế nào, thật đáng làm mô phạm cho muôn đời. 

Ngày 17 tháng giêng năm Nguyên Hoà thứ chín đời nhà Đường (CN 814), Sư thị tịch, thọ 95 tuổi, đệ tử được phó pháp là QUY SƠN LINH HỰU Thiền sư, HOÀNG BÁ HY VẬN  Thiền sư vv.. tất cả có hai mươi tám người, hết thảy đều là môn đồ xuất sắc, kỳ lân, phụng hoàng trong Phật pháp. 

Ngoài tác phẩm này ra còn có: Bá Trượng Thanh Quy (hai quyển). Năm Trường Khánh thứ nhất đời Đường Mục Tông, được sắc ban là Đại Trí Thiền Sư, tháp hiệu là Đại Bảo Thắng Luân.

Ghi chú: Tiểu dẫn này được dịch từ Giải đề của Thiền Học Đại Thành chung cho hai bộ Ngữ Lục và Quảng Lục của Bá Trượng Đại Trí Thiền Sư.

BÁ TRƯỢNG QUẢNG LỤC

Ngôn ngữ cần phải phân biệt trắng đen, cần phải biết là lời nói chung hay lời nói riêng, lời nói liễu nghĩa hay bất liễu nghĩa.

Giáo liễu nghĩa phân biệt về thanh (trong), còn bất liễu nghĩa phân biệt về trược (đục). Nói cấu bên pháp uế là phân biệt về phàm, nói cấu bên pháp tịnh là phân biệt về Thánh. Từ chín bộ giáo nói thẳng ra chúng sanh không có mắt, cần phải nhờ người gọt giũa. Nếu nói với người tục tai điếc, cần phải dạy họ xuất gia trì giới, tu thiền học huệ. Nếu là người tục siêu xuất thì không nên dạy họ như thế, như trường hợp các ngài Duy Ma Cật, Phó Đại Sĩ… đối với bậc xuất gia đã thọ giới cụ túc, sức giới, định, huệ đã có mà nói như thế thì gọi là phi thời ngữ (chẳng ứng cơ) cũng gọi là ỷ ngữ (nói thêu dệt), nếu là bậc xuất gia phải nói cấu bên pháp tịnh, phải nói lìa các pháp có, không, lìa tất cả tu chứng, cũng lìa cái lìa nữa. Nếu trong hàng xuất gia tẩy trừ tập nhiễm tham, sân không được cũng gọi là kẻ tục tai điếc, phải dạy họ tu thiền học huệ. Tăng sĩ Nhị thừa đã dứt được bệnh tham sân mà còn trụ nơi vô tham, cho đó là đúng là thuộc về Vô sắc giới, là ngăn trở ánh sáng Phật, là làm thân Phật chảy máu cũng phải dạy họ tu thiền học huệ.

Cần phải biện biệt rõ ràng lời nói thanh, trược. Pháp trược là các danh từ tham, sân, ái, thủ… Pháp thanh là các danh từ Bồ đề, Niết bàn, giải thoát… Cái giác chiếu soi hiện tại chỉ cần đối với hai dòng thanh trược, các pháp Thánh, phàm, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng nên có mảy may ái thủ. Đã chẳng ái thủ mà y trụ vào chẳng ái thủ cho đó là phải, ấy là Sơ Thiện, là trụ nơi điều phục tâm, là hàng Thanh Văn, là người đã đến bờ rồi mà còn lưu luyến chiếc bè không chịu bỏ, là đạo Nhị thừa, là quả Thiền na. Đã chẳng ái thủ cũng chẳng y trụ nơi chẳng ái thủ, là Trung thiện, là bán tự giáo vẫn còn là Vô sắc giới khỏi sa vào đạo Nhị thừa, khỏi lạc vào lối Ma Vương, vẫn còn là bệnh Thiền na, là còn bị trói buộc vào Bồ Tát thừa. Đã không y trụ nơi chẳng ái thủ và cũng không khởi cái tri giải về không y trụ, ấy là Hậu thiện, là mãn tự giáo, khỏi rơi vào Vô sắc giới, tránh khỏi bệnh Thiền na, khỏi sa vào Bồ Tát thừa, khỏi bị đoạ vào địa vị Ma vương, là trí chướng, địa chướng, hạnh chướng nên thấy Phật tánh của mình như ban đêm thấy hình sắc. Như nói: Ở địa vị Phật dứt hai thứ ngu: Một là vi tế sở tri ngu, hai là cực vi tế sở tri ngu. Cho nên nói: Có bậc đại trí đập vỡ hạt bụi lấy ra quyển Kinh. Nếu thấu suốt nghĩa ba câu thì chẳng bị ba đoạn sơ, trung, hậu thiện khống chế. Giáo môn thí dụ con hươu ba lần nhảy ra khỏi lưới, gọi là làm Phật ngoại triền, không có vật gì ràng buộc được người này. Đây thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, là Tối thượng thừa, là Thượng thượng trí, là đứng trên Phật đạo; người này là Phật, có Phật tánh, là Đạo sư, là điều khiển được vô sở ngại phong, là vô ngại huệ, về sau được tự do sai khiến nhân quả phước trí, là làm xe chuyên chở nhân quả, ở nơi sanh không bị sanh nhốt, ở nơi tử không bị từ ngại, ở nơi ngũ ấm như cửa đã mở, không bị ngũ ấm ngăn trở, đi ở tự do, ra vào không khó. Nếu được như thế, không luận thứ bậc hơn kém cho đến thân con kiến, chỉ cần được như thế thì đều là cõi nước thanh tịnh vi diệu không thể nghĩ bàn. Đó còn là lời nói mở trói, họ vốn không thương tích thì đừng làm cho bị thương. Những cái thương tích Phật, thương tích Bồ Tát đều là thương tích (Có nghĩa là chấp Phật là thương tích Phật, chấp Bồ Tát là thương tích Bồ Tát). Phàm nói các pháp “có, không” đều là thương tích. “Có, Không” bao gồm tất cả pháp.

Hàng Thập địa là chúng ở trong dòng nước đục, tự cho là dòng nước thanh, dựng tướng thanh để nói lỗi của tướng trược. Trước kia mười vị đại đệ tử như Xá Lợi Phất, Phú Lâu Na, chánh tín như A Nan, tà tín như Thiện Tinh… mỗi người có một cốt cách riêng, mỗi người có một phép tắc riêng đều bị Đạo Sư (Phật) nói toạc ra là chẳng đúng. Tứ thiền, Bát định, A La Hán…. trụ trong định tám muôn kiếp, họ là người tu hành theo kiến chấp vì bị rượu tịnh pháp làm say nên hàng Thanh Văn nghe Phật pháp không phát được đạo tâm vô thượng, do đó bị gọi là người đoạn thiện căn không có Phật tánh. Kinh nói: “Chỗ gọi là hầm sâu giải thoát đáng sợ, nếu có một niệm tâm lui sụt thì rơi vào địa ngục mau như tên bắn”. Chẳng được nhất định nói lui sụt, cũng chẳng được nhất định nói không lui sụt, như các ngài Văn Thù, Quan Âm, Thế Chí… đến thị hiện đồng loại với Tư Đà Hườn để dẫn dụ, chẳng được nói họ lui sụt, lúc bấy giờ chỉ được gọi là người Tu Đà Hườn thôi. Hiện tại các giác chiếu soi chỉ cần chẳng bị các pháp “có, không” khống chế, thấu suốt nghĩa ba câu và tất cả nghịch thuận thì dầu có nghe trăm nghìn muôn ức đức Phật xuất hiện ở thế gian cũng như không nghe, cũng không y trụ vào chỗ không nghe, cũng không khởi tri giải về sự không y trụ, nói họ là người lui sụt chẳng được, vì số lượng không khống chế họ được, ấy là Phật thường trụ thế gian mà chẳng nhiễm thế gian.

Nói Phật chuyển pháp luân, lui sụt cũng là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Nói Phật chẳng chuyển pháp luân, chẳng lui sụt cũng là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Ngài Tăng Triệu nói: “Đạo Bồ Đề không thể suy lường, cao vô thượng, rộng vô cùng, sâu thăm thẳm”. Rơi vào lời nói là bệnh, nói giác chiếu soi cũng còn là không đúng, chỉ là từ trược biện thanh (trong cái đục mà biện biệt cái trong) mà thôi. Nếu cho nói giác chiếu soi hiện nay là đúng, tức là ngoài cái giác chiếu soi còn có cái khác thì đều là ma thuyết. Nếu chấp lấy cái giác chiếu soi hiện tại thì cũng đồng ma thuyết, cũng gọi là tự nhiên ngoại đạo. Nói các giác chiếu soi hiện tại là Phật của chính mình, đó là lời nói thước tấc, là lời tính toán, giống như con chồn (dã can) kêu, vẫn thuộc về cửa keo sơn (chấp trước). Từ trước đến nay chẳng nhận cái tự tri, tự giác là Phật của chính mình mà lại hướng ra ngoài tìm Phật, nhờ thiện tri thức nói ra cái tự tri tự giác để làm thuốc trị cái bệnh hướng ngoại tìm cầu, bệnh hướng ngoại tìm cầu đã lành thì thuốc cũng phải bỏ. Nếu chấp lấy cái tự tri tự giác thì đó là bệnh Thiền na, là định tánh Thanh Văn, như nước đóng băng, toàn băng là nước khó mong cứu được nạn khát; cũng nói: “Bệnh chắc chắn hết, lương y bó tay”.

Vô thỉ chẳng phải là Phật, chớ cho là Phật, Phật là thuốc của chúng sanh, không có bệnh chẳng cần uống thuốc, thuốc và bệnh đều tiêu, thí dụ: như nước trong, Phật là cam thảo hoà với nước, cũng như mật hoà với nước ấy rất là ngon ngọt, nếu xem đó là cùng loại nước trong thì chẳng đúng, chẳng phải không, vốn là sẵn có, nên cũng nói: Lý này mọi người đều vốn sẵn có. Chư Phật, Bồ Tát được mệnh danh là người chỉ cho biết hạt châu. Từ xưa đến nay nó chẳng phải là vật, chẳng cần biết nó, hiểu nó, không cần cho nó là phải hay chẳng phải, chỉ cần cắt đứt câu đầu hai, cắt đứt câu có, câu chẳng có, cắt đứt câu không, câu chẳng không, dấu vết hai đầu chẳng hiện. Hai đầu kéo ông chằng được, số lượng chi phối ông chẳng được, chẳng phải thiếu thốn, chẳng phải đầy đủ, chẳng phải phàm, chẳng phải Thánh, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, chẳng phải hữu tri, chẳng phải vô tri, chẳng phải rang buộc, chẳng phải giải thoát, phải tất cả danh mục. Tại sao không phải là lời nói thật? Nếu cho rằng đục đẽo hư không làm được tướng mạo Phật, hoặc cho rằng hư không là do xanh, vàng, đỏ, trắng làm thành, như nói: Pháp không có so sánh, không thể ví dụ, nên Pháp thân vô vi bất đoạ chư số; nên nói: Thánh thể vô danh chẳng thể nói được, lý như thật của không môn khó ghé, thí dụ như con thái mạt trùng (tên một loại côn trùng đặc biệt rất nhỏ), có thể đậu ở khắp mọi nơi, nhưng không thể đậu được trên ngọn lửa. Ý thức của chúng sanh cũng vậy, có thể duyên ở mọi nơi, nhưng không thể duyên trên Bát Nhã. 

Tham học nơi Thiện tri thức để tìm cầu một tri, một giải đó là thiện tri thức ma, vì sanh ngữ kiến. Nếu phát tứ hoằng thệ nguyện, nguyện độ hết tất cả chúng sanh rồi sau ta mới thành Phật, đó là Bồ Tát pháp trí ma vì thệ nguyện không buông bỏ; nếu trì trai giữ giới, tu Thiền học Huệ đều là thiện căn hữu lậu, dẫu cho ngồi đạo tràng thị hiện thành Đẳng Chánh Giác độ chúng sanh nhiều như số cát sông Hằng thảy đều chứng quả Bích Chi Phật, đó là thiện căn ma, vì khởi tâm tham đắm, nếu đối với các pháp không tham nhiễm, thần lý độc tôn trụ trong Thiền định sâu không còn tiến lên nữa, đó là Tam muội ma, vì đam mê cái vui Thiền định. Niết Bàn chí thượng, ly dục tịch tịnh, là nghiệp ma. Nếu trí huệ thoát lưới ma chưa triệt để thì dẫu cho hiểu được trăm bổn kinh Phật thảy đều là cặn bã địa ngục, tìm sự tương tự như Phật không bao giờ có.

Như nay nghe nói chẳng chấp trước vào tất cả pháp thiện, ác, có, không vv… liền cho đó là rơi vào không, mà chẳng biết rằng bỏ gốc theo ngọn mới chính là rơi vào không. Cầu Phật, cầu Bồ Đề và tất cả pháp có, không… là bỏ gốc theo ngọn, hiện tại chỉ cần ăn đạm bạc sống, mặc áo vá đỡ lạnh, khát thì bụm lấy nước uống, ngoài ra đối với tất cả pháp có, không đều không có mảy may hệ niệm (nghĩ tưởng), người này dần dần sẽ chút phần nhẹ nhàng sáng suốt.

Thiện tri thức chẳng chấp có, chẳng chấp không, thoát được mười câu ma ngữ, nói ra không trói buộc người, có lời nói nào ra chẳng tự xưng là Thầy nói, cũng như tiếng dội trong hang, tiếng nói trùm khắp thiên hạ mà không có khẩu quá (lỗi do từ miệng mình nói ra), đủ sức làm y chỉ cho người. Nếu nói ta biết thuyết, biết giải, nói ta là Hoà thượng, người là đệ tử, cái đó đồng như ma thuyết. Vô cớ nói rằng: Mục kích đạo tồn (mắt thấy đạo còn). Phật hay chẳng phải Phật, Bồ đề, Niết bàn, giải thoát… Vô cớ nói ra một tri, một giải, giơ một cánh tay, dựng một ngón tay bảo là Thiền, là Đạo, lời nói này trói buộc người không biết đến khi nào mới thôi, chỉ là chồng thêm dây trói buộc Tỳ Kheo. Dẫu cho không nói cũng có cái khẩu quá. Thà làm thầy cho tâm, chẳng cho tâm làm thầy.

Giáo bất liễu nghĩa có Thiên nhân sư, có Đạo sư. Trong giáo liễu nghĩa chẳng làm Thiên nhân sự, chẳng cho phép làm thầy, chưa y được huyền giám (tự tánh), tạm y được giáo liễu nghĩa còn có phần thân cận, nếu là giáo bất liễu nghĩa thì chỉ thích hợp để nói trước bọn người tục tai điếc. Nay chỉ cần chẳng y trụ tất cả pháp có, không, cũng không làm cái chẳng y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là đại thiện tri thức, cũng nói: Chỉ có một người đại thiện tri thức là Phật, không có người thứ hai, ngoài ra đều gọi là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết. Nay chỉ cần nói phá câu hai đầu, không tham nhiễn tất cả cảnh pháp có, không và việc mở trói, ngoài ra không có ngữ cú nào khác để dạy người. Nếu nói ra có ngữ cú khác để dạy người, có pháp khác để cho người, đó gọi là ngoại đạo cũng gọi là ma thuyết.

Cần phải biết lời giáo liễu nghĩa hay giáo bất liễu nghĩa, cần phải biết lời nghịch tục hay lời tuỳ tục, cần phải biết lời nói sống hay lời nói chết, cần phải biết lời thuốc hay lời bệnh, cần phải biết lời ví dụ thuận hay nghịch, cần phải biết lời nói chung hay lời nói riêng. Nói do tu hành được thành Phật, có tu có chứng, thị tâm thị Phật, tức tâm tức Phật, đấy là lời Phật: Là lời nói giáo bất liễu nghĩa, là lời tuỳ tục, là lời nói chung, là lời nhẹ như mang một lon một lít, là lời nói về bên pháp uế, là lời ví dụ thuận, là lời nói chết, là lời nói trước kẻ phàm phu. Chẳng cho do tu hành mà được thành Phật, không tu không chứng, phi tâm phi Phật cũng là lời của Phật: là lời giáo liễu nghĩa, là lời nghịch tục, là lời nói riêng, là lời nặng như mang trăm tạ, là lời nói ngoài giáo tam thừa, là lời ví dụ nghịch, là lời nói về bên pháp tịnh, là lời nói sống, là lời nói trước ngoài có quả vị.

Từ Tu Đà Hườn trở lên thẳng đến bậc Thập địa hễ có lời nói đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có lời nói đều thuộc về bên phiền nào, hễ có lời nói đều thuộc về giáo bất liễu nghĩa. Giáo liễu nghĩa là trì, giáo bất liễu nghĩa là phạm. Phật địa không có trì, phạm, nên giáo liễu nghĩa và bất liễu nghĩa và bất liễu nghĩa đều chẳng cho.

Do mạ mà biết đất, từ trược biện thanh. Cái giác chiếu soi hiện tại nếu theo bên thanh mà đến thì có giác chiếu soi, cũng chẳng phải thanh, cũng chẳng phải không thanh, không có giác chiếu soi, cũng chẳng phải thanh cũng chẳng phải không thanh, chẳng phải Thánh, chẳng phải không Thánh; không phải thấy nước đục rồi nói lỗi của nước đục, nếu nước trong thì không có lỗi để nói, nói ra là làm đục nước rồi.

Nếu có cái hỏi mà không hỏi cũng có cái nói mà không nói, bởi Phật chẳng vì Phật mà nói pháp. Bình đẳng chân như pháp giới không có Phật nào mà không độ chúng sanh. Phật không trụ Phật gọi là chân phước điền.

Cần phải biện biệt lời chủ khách, tham nhiễm tất cả cảnh pháp có, không, bị tất cả cảnh có, không làm hoặc loạn thì tự tâm là ma vương, chiếu dụng thuộc ma dâm. Cái giác chiếu soi hiện tại chỉ cần chẳng y trụ vào tất cả pháp có, không, pháp thế gian, xuất thế gian; cũng không có tri giải về chẳng y trụ; cũng chẳng y trụ nơi không tri giải thì tự tâm là Phật, chiếu dụng thuộc Bồ Tát. Tâm tâm là chủ tể, chiếu dụng thuộc khách trần, như thấy sóng nói nước, nước ấy chiếu vạn tượng mà không cho là công dụng. Nếu được tích chiếu, chẳng tự do huyền diệu, thì tự nhiên thấu suốt cổ kim, như nói: “Thần vô chiếu công, chí công thường tồn” (1). Người như thế được ở khắp mọi nơi làm Đạo sư.

(1) Thần dụ cho tự tánh; chiếu công = công dụng – chí công = công dụng tối cao. (Công dụng của tự tánh không qua sự tác ý nhưng công dụng ấy đạt đến cực điểm và luôn luôn được như thế). 

Tánh thức chúng sanh là tánh keo sơn (chấp trước) vì chưa từng bước lên thềm bực Phật nên thường dính khắn vào các pháp có, không, nay thình lình uống thuốc huyền chỉ không được, thình lình nghe lời xuất cách họ tin chẳng nổi, cho nên đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề bốn mươi chín ngày lặng lẽ tư duy. Trí tuệ mênh mông khó nói, không tỷ dụ được, nói chúng sanh có Phật tánh cũng là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng, nói chúng sanh không Phật tánh cũng là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu nói có Phật tánh là chấp trướng báng. Nếu nói không Phật tánh là hư vong báng. Như bảo: Nói Phật tánh có là tăng ích báng (nói thêm), nói Phật tánh không là tổn giảm báng (nói bớt), nói Phật tánh cũng có cũng không là tương vi báng (trái ngược nhau), nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận báng (nói bông đùa); nếu không nói thì chúng sanh không có hy vọng giải thoát; còn nếu nói thì chúng sanh lại theo lời nói mà sai tri giải, lợi ít mà hại nhiều. Do đó Ngài nói: “Ta thà không nói pháp, mau nhập Niết Bàn”. Nhưng sau đó tìm về chư Phật quá khứ, thấy các Ngài đều nói pháp tam thừa. Về sau, Phật mới giả lập kệ thuyết, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát…. Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi tạm cho họ gánh một lon, một lít, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác. Thiện quả mãn rồi thì ác quả đến, được Phật thì có chúng sanh đến, được Niết Bàn thì có sanh tử đến, được sáng thì có tối đến, chỉ là nhân quả hữu lậu đối đãi nhau; nếu muốn khỏi thấy sự đối đãi chỉ cần cắn đứt câu hai đầu thì số lượng khống chế không được; không Phật, không chúng sanh, không thân, không sơ, không cao, không thấp, bình thường, không đẳng, không đi, không đến, chỉ cần chẳng chấp trước văn tự, cách xa hai đầu thì nó nắm bắt ông chẳng được, tránh khỏi các sự khổ vui, sáng tối đối đãi nhau. Thật lý chân thật cũng chẳng chân thật, hư vọng cũng chẳng hư vọng, không phải là vật có số lượng, thí dụ như không chẳng thể tu sửa được, nếu tâm có một chút tri giải liền bị số lượng khống chế cũng như keo sơn, năm chỗ (ngũ uẩn) đều bị dính mắc thì bị ma vương nắm bắt được, chẳng được tự do về nhà.

Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt. Bồ Tát tức phi Bồ Tát thị danh Bồ Tát. Pháp, phi pháp, phi phi pháp, tất cả đều phải như thế. Nếu chỉ nói một câu hoặc hai câu làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của Pháp sư, nếu đồng thời nói cả ba câu mà họ tự vào địa ngục thì việc ấy không liên can đến Pháp sư. Nói cái giác chiếu soi hiện tại là Phật của mình, là sơ thiện, không chấp lấy cái giác chiếu soi này là trung thiện, cũng không có cái tri giải về sự không chấp lấy là hậu thiện. Những lời trên còn thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, chỉ là không phàm cũng không thánh chớ nói lầm Phật chẳng phải phàm chẳng phải Thánh. Sơ Tổ Trung Hoa nói: “Vô năng, vô thánh là Phật tánh”. Nếu nói có thần thông biến hoá là Phật thánh thì chín phẩm tinh linh rồng, súc sanh… cho đến các cõi Trời Thích, Phạm trở lên cũng có tinh linh thượng phẩm cũng biết được việc xưa nay trăm kiếp đâu được gọi là Phật ư? Như A Tu La Vương thân gấp đôi núi Tu Di vô cùng to lớn, lúc cùng với trời Đế Thích giao chiến, tự biết sức không bằng bèn dắt trăm muôn binh sĩ chui vào cọng sen ẩn núp, thần thông biện tài cũng không ít nhưng chẳng phải là Phật.

Giáo ngữ có cấp bậc mau chậm, lên xuống bất đồng. Lúc chưa ngộ, chưa giải thoát gọi là tham, sân, ngộ rồi gọi là trí huệ Phật, nên nói: “Không khác người thuở trước, mà chỉ khác cái hành vi thuở trước”.

Hỏi: - Chặt cây cuốc cỏ, khai mương, đào đất có tướng tội báo không?
Sư đáp: - Không thể nhất định nói là có tội hay không tội. Việc có tội hay không tội là do nơi người đó. Nếu tham nhiễm tất cả pháp có, không, có tâm lấy bỏ, không thấu suốt nghĩa ba câu thì nói người này nhất định có tội. Nếu thấu suốt nghĩa ba câu tâm như hư không cũng chẳng có cái nghĩ tưởng hư không thì người này nhất định là không tội, lại nữa, nếu tội đã tạo rồi lại nói là không thấy có tội thật là vô lý. Nếu không tạo tội mà nói là có tội thì cũng là vô lý. Như trong luật nói: “Người hôn mê giết người và chuyển tướng giết người còn không bị tội giết huống là sự truyền thừa củaThiền Tông, chẳng trụ một pháp nào, tâm như hư không, cũng không có tướng hư không thì đem tội để ở chỗ nào?” Cũng nói: “Đạo Thiền chẳng cần tu, chỉ cần đừng ô nhiễm”. Cũng nói: “Chỉ cần tiêu dung hết tâm trong ngoài là được”. Cũng nói: “Về sự chiếu cảnh, đối với tất cả pháp có không đều không tham đắm cũng đừng chấp trước”. Cũng nói: “Phải học như vầy, cái học đó giống như giặt áo dơ, áo là cái sẵn có, dơ bẩn là từ bên ngoài đến”. Nghe nói tất cả pháp có, không, thanh, sắc, như cáu bẩn đừng đem tâm bám lấy. Dưới cội Bồ Đề, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp thuộc về sắc, mười hai phần giáo thuộc về thanh. Nay chỉ cần cắt đứt tất cả dòng nước có, không, thanh, sắc, tâm như hư không, phải học như thế, như cứu lửa cháy đầu mới được, vậy mà đến lúc lâm chung tìm đường quen thuộc cũ để đi còn không được triệt để, huống là đến lúc đó mới điều tâm, mới tập học thì có hy vọng gì!
Lúc lâm chung các cảnh tốt đẹp hiện ra trước mắt, tuỳ theo tâm ưa thích, chỗ nặng chịu trước. Như nay không làm việc ác thì đến lúc đó không có cảnh ác, dầu cho có cảnh ác cũng biến thành tốt đẹp. Nếu e lúc lâm chung kinh sợ điên cuồng, không được tự do, thì cần hiện tại được tự do mới được. Hiện tại đối với mỗi cảnh pháp đều không ái nhiễm, cũng chẳng y trụ vào tri giải, mới là người tự do. Hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả. Nghiệp quả đã hiện thì làm sao lo cho kịp! Lo là phải lo từ trước cho đến ngày nay. Xưa nếu có nay thì nay cũng có xưa, nghĩa là ngày trước có Phật thì ngày nay cũng có Phật. Hiện tại nếu được một niệm chẳng bị tất cả pháp có không quản nhiếp, thì chẳng đến tận vị lai cũng được như vậy. Xưa cũng như nay, Phật chỉ là người, người chỉ là Phật, cũng là Tam muội định, chẳng cần đem định nhập định, chẳng cần đem Thiền tưởng Thiền, chẳng cần đem Phật tìm Phật. Như nói: “Pháp chẳng cầu pháp, pháp chẳng đắc pháp, pháp chẳng hành pháp, pháp chẳng thấy pháp, tự nhiên đắc pháp, chẳng lấy đắc để đắc thêm”. Cho nên Bồ Tát cần phải chánh niệm như vầy: Đối với pháp rỗng không độc tồn, cũng không biết cái pháp độc tồn thì trí tánh tự như như, chẳng phải do nhân làm ra cũng gọi là thể kết, cũng gọi là thể tập, chẳng phải là trí biết, chẳng phải là thức biết, bặt chỗ suy lường, tột cái thể ngưng tịch, sự suy nghĩ dứt hẳn như nước biển cạn sạch, sóng không còn sanh khởi nữa.

Cũng nói: Như lượn sóng lăn tăn không gió trên biển cả, cái chợt biết cái lượn sóng lăn tăn ấy là thô trong tế. Quên cái biết ở nơi biết vẫn còn là tế trong tế, là cảnh giới Phật. Từ đây cái biết đầu tiên được gọi là cái đảnh của Tam muội,cũng gọi là vua Tam muội, cũng gọi là nhĩ diệm trí (trí sở tri), nó sanh ra hết thảy các Tam muội, tưới trên đảnh của tất cả các vị Pháp vương tử, Nơi tất cả cõi nước sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, cõi nước đều thảnh Đẳng Chánh Giác, trong ngoài thông đạt đều không có trở ngại thì một sắc một trần, một Phật một sắc, tất cả Phật tất cả sắc, tất cả trần tất cả Phật, tất cả sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mỗi mỗi cùng khắp tất cả cõi nước cũng đều như vậy. 

Đây là thô trong tế, là cảnh giới thiệu, là tất cả thượng lưu, kiến văn giác tri cũng là tất cả thượng lưu, xuất sanh nhập tử độ tất cả có, không… là thượng lưu, có nói ra điều gì cũng là thượng lưu. Niết Bàn là đạo Vô thượng, là Vô đẳng đẳng chú, là Thuyết đệ nhất, ở trong các thuyết rất là sâu xa, không người nào có thể đến được, là chư Phật hộ niệm. Như thấy sóng trong trẻo thì được nói tất cả nước là trong trẻo, từ đó chảy ra cái dụng công rộng lớn mênh mông cũng là chư Phật hộ niệm. Kinh nói: “Đi, đứng, nằm, ngồi nếu được như vậy, lúc ấy Ta liền hiện thân thanh tịnh quang minh” Lại nói : “Như ông thân bằng, ngữ bằng, ta cũng như vậy, một Phật sát thanh (Phật sát thanh: Một tam thiên đại thiên thế giới), một Phật sát hương, một Phật sát vị, một Phật sát xúc, một Phật sát sự, thảy đều như vậy. Từ đây lên đến thế giới Liên Hoa Tạng cao rộng thảy đều như vậy”.

Nếu giữ lấy cái biết đầu tiên làm tri giải, gọi là đảnh kết, cũng gọi là đoạ cảnh kết, là căn bản của tất cả trần lao. Tự sanh tri kiến, không dây mà tự trói; vì có sở tri nên bị ràng buộc vào thế giới thứ hai mươi lăm cõi. Lại nữa cái làm tan tất cả cửa phiền não trói buộc người cũng là cái biết đầu tiên này mà hàng Nhị thừa cho là Nhĩ diệm thức (thức sở tri), cũng gọi là vi tế phiền não thì liền bèn dứt trừ. Đã dứt trừ xong, gọi là đem thần tánh trở về cái hang không, cũng gọi là bị rượu Tam muội làm say, cũng gọi là bị ma giải thoát buộc. Định lực Nhị thừa làm ra sự thành hoại trong thế giới còn bị lọt vào quốc độ khác mà không biết, cũng gọi là chỗ hầm sâu giải thoát đáng sợ. Còn hàng Bồ Tát thì xa lìa hết thảy.

Người đọc kinh xem giáo, ngữ ngôn đều phải uyển chuyển quay về tự kỷ, bởi vì tất cả ngôn giáo chỉ đều nói về cái tánh giác chiếu soi, nếu không bị tất cả cảnh có không chuyển ấy là Đạo sư của ông. Cái hay chiếu soi tất cả cảnh có không kia là Kim Cang huệ, tức có phần tự do độc lập. Nếu không hiểu được cái đó thì dẫu cho có tụng được mười hai bộ kinh Phật cũng chỉ là thành kẻ tăng thượng mạn, là kẻ khinh Phật, chẳng phải là kẻ tu hành. Chỉ cần lìa tất cả thanh sắc, cũng không trụ ở lìa, cũng không trụ vào tri giải, đó là người tu hành.

Đọc kinh xem giáo nói theo thế gian thì đó là việc tốt, nhưng nếu đem so với người thấu lý mà nói thì đó là người ngu si, bậc Thập địa thoát ra không khỏi, còn bị trôi lặn vào dòng sanh tử. Song tam thừa giáo đều dùng để trị bệnh tham, sân,… Như nay niệm niệm đều có cái bệnh tham, sân, … thì trước tiên cần phải điều trị. Chẳng cần tìm tri giải về nghĩa cú, tri giải thuộc về tham, tham lại biến thành bệnh. Nay chỉ cần lìa tất cả pháp có, không, cũng lìa cả cái lìa, thấu suốt nghĩa ba câu, tự nhiên cùng Phật không khác. Đã tự là Phật còn lo chi Phật không biết nói Pháp. Chỉ sợ chẳng phải Phật, nên bị các pháp có không trói buộc, chẳng được tự do. Thế nên, lý chưa vững mà trước tiên đã có phước trí thì sẽ bị phước trí lôi đi như kẻ hèn sai khiến người sang, chẳng bằng đầu tiên ngộ lý rồi sau hãy có phước trí. Nếu cần phước trí tức khắc làm ra được. Phước trí xài ra, nắm vàng thành đất, nắm đất thành vàng, biến nước biển thành tô lạc, đập núi Tu Di làm bụi nhỏ, đem bốn biển để vào lỗ chân lông, ở nơi một nghĩa làm vô lượng nghĩa, ở nơi vô lượng nghĩa làm một nghĩa. Cũng nói: “Sẩy chân làm Chuyển Luân Vương, khiến cho nhân dân trong bốn châu thiên hạ một ngày tu hành Thập thiện, phước trí này cũng không bằng phước trí trên”. Cái giác chiếu soi của chính mình (Tự tánh) gọi là Vương (vua). Niệm chấp trước cáp pháp có không, gọi là Chuyển Luân Vương. Hiện tại chỉ cần trong tạng phủ không dung nạp tất cả pháp có không, lìa ngoài tứ cú gọi là “KHÔNG”, “KHÔNG” gọi là thuốc bất tử, vì đối với Vương trước (Tự tánh) mới gọi là thuốc bất tử. Tuy nói là thuốc bất tử với Vương cùng uống, nhưng cũng chẳng phải là hai vật, cũng chẳng phải là một vật. Nếu cho là một, là hai, cũng gọi là Chuyển Luân Vương. Như nay có người dùng phước trí tứ sự cúng dường tứ sinh lục đạo khắp bốn trăm muôn ức a tăng kỳ thế giới, tuỳ theo sự ưa thích của chúng sanh đến mãn tám mươi tuổi rồi, mới nghĩ rằng các chúng sanh này đã già yếu, ta nên đem Phật pháp dạy dỗ họ khiến cho đều đắc quả Tu Đà Hườn cho đến A La Hán. Người bố thí này trước kia bố thí cho chúng sanh tất cả đồ ưa thích, công đức còn là vô lượng, huống chi sau này làm cho đắc quả Tu Đà Hườn cho đến A La Hán, công đức càng thêm vô lượng vô biên mà cũng còn không bằng công đức nghe Kinh tuỳ hỷ của người thứ năm mươi.

Kinh Báo Ân nói: “Ma Da phu nhân sanh năm trăm Thái tử đắc quả Bích Chi Phật. Mỗi vị đều được xây tháp cúng dường lễ bái mà bà than rằng: “Không bằng sanh một đứa con đắc Vô thượng Bồ Đề, ít phí tâm lực của ta” ”. Nay tìm ở trong chúng trăm nghìn muôn đời, có một người đắc đạo thì giá trị bằng tam thiên đại địa thế giới. Do đó ta thường khuyên mọi người phải nên huyền giải tự lý (ngộ), tự lý nếu huyền thì sai khiến được phước trí như người sang sai khiến kẻ hèn, cũng như xe vộ trụ (Phật thừa). Nếu chấp trước cái này làm tri giải thì gọi là hạt châu thường trong búi tóc, cũng gọi là hạt châu có giá, cũng gọi là chở phẩn vào. Nếu chẳng chấp cái này làm tri giải thì như hạt minh châu trong búi tóc nhà vua cũng gọi là vô giá đại bảo, cũng gọi là chở phẩn ra.

Phật chính là người ở ngoài sự trói buộc, lại vào trong vòng trói buộc mà làm Phật. Ngài chính là người bên kia bờ sanh tử, là người bên kia bờ huyền tuyệt lại trở qua bờ bên này làm Phật. Người cùng khỉ, vượn đều không thể làm được, người dụ cho hàng Thập địa, khỉ vượn dụ cho phàm phu.

Đọc kinh xem giáo, cầu tất cả tri giải chẳng phải là không cho. Dù hiểu được tam thừa giáo là khéo được đồ anh lạc trang nghiêm, được ba mươi hai tướng, nhưng tìm Phật thì chẳng phải. Kinh nói: “Người học giả tham chấp tam tạng Tiểu thừa còn không cho thân cận, huống chi tự cho mình là đúng”. Trong Kinh Niết Bàn, Tỳ Kheo phá giới và danh tự A La Hán bị liệt vào trong mười sáu ác luật nghi, đồng với người săn bắn, lưới cá vì lợi dưỡng mà giết hại sinh vật. Loại kinh Đại Thừa Phương Đẳng cũng như cam lồ mà lại cũng như thuốc độc, tiêu được thì như cam lồ, tiêu không được thì như thuốc độc, Người học kinh xem giáo nếu không hiểu được đó là lời nói sống hay lời nói chết (tử ngữ) thì chắc chắn không thấu nghĩa cú, thà đừng học tốt hơn.

Cũng nói: Cần xem giáo mà cũng cần phải tham học với bậc thiện tri thức, nhất là cần phải tự có mắt để biện biệt lời nói sống hay lời nói chết mới được. Nếu biện tài chẳng được thì chắc chắn thấu qua không nổi, chỉ là chồng thêm dây trói buộc Tỳ Kheo. Vì thế, dạy người học huyền chỉ, không cho học văn tự. Như bảo: Nói thể chẳng nói tướng, nói nghĩa chẳng nói văn, người nói như vậy gọi là chân thuyết. Nếu nói văn tự thì đều là phỉ báng đây gọi là tà thuyết. Bồ Tát nếu nói thì phải nói đúng như Pháp cũng gọi là chân thuyết, phải làm cho chúng sanh trì tâm chẳng trì sự, trì hạnh chẳng trì Pháp, nói người chẳng nói chữ, nói nghĩa chẳng nói văn.

Nói Dục giới không có Thiền đó là lời nói của người chột mắt. Đã nói Dục giới không có thiền thì dựa vào đâu để lên Sắc giới? Đầu tiên ở Nhân địa tu tập hai thứ định, về sau mới lên đến Sơn thiền. Hai thứ định ấy là Hữu tưởng định và Vô tưởng Thiền ở Sắc giới. Vô tưởng định sanh vào các cõi Trời Tứ không ở Vô sắc giới. Dục giới hiển nhiên là có Thiền, Thiền chẳng phải chỉ ở Sắc giới mới có.

Hỏi: Hiện tại nói cõi này có Thiền, là như thế nào?
Sư đáp: Chẳng động chẳng Thiền là Như lai thiền, lìa cái khởi ý tưởng thiền.

Hỏi: Thế nào là hữu tình không Phật tánh và vô tình có Phật tánh?
Sư đáp: Từ người đến Phật là tính chấp Thánh, từ người đến địa ngục là tình chấp phàm. Như nay đối với hai cảnh phàm, Thánh có tâm ái nhiễm thì gọi là hữu tình không Phật tánh. Còn như nay đối với hai cảnh phàm, Thánh và tất cả pháp có không đều không có tâm lấy bỏ, cũng không có luôn cả cái trí giải về không lấy bỏ thì gọi là vô tình có Phật tánh. Do vì không bị tình chấp ràng buộc nên gọi là vô tình chứ không đồng với loài vô tình như gỗ, đá, hư không, hoa vàng, trúc biếc mà cho là có Phật tánh. Nếu nói các loài vô tình ấy có Phật tánh, tại sao trong kinh không thấy thọ ký cho nó thành Phật? Chỉ như cái giác chiếu soi hiện tại chẳng bị hữu tình cải biến, dụ như trúc biếc, không lúc nào chẳng ứng cơ, chẳng bất tri thời, dụ như hoa vàng. 

Lại nói “Nếu bước lên bậc thang Phật là vô tình có Phật tánh, còn chưa bước lên nấc thang Phật là hữu tình không Phật tánh”.

Hỏi: - Đại Thông Trí Thắng Phật (Bích Chi Phật) mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp chẳng hiện tiền, chẳng được thành Phật đạo là như thế nào?
Sư đáp: - Kiếp nghĩa là mắc kẹt, cũng có nghĩa là trụ. Trụ nơi một điều thiện, mắc kẹt nơi Thập thiện. Ấn Độ nói Phật, Trung Hoa dịch là Giác, là cái giác chiếu soi của chính mình. Người mắc kẹt nơi thiện là người có thiện căn mà không có Phật tánh nên nói Phật chẳng phải hiện tiền, chẳng được thành Phật đạo.

Gặp ác trụ nơi ác, gọi là chúng sanh giác, gặp thiện trụ nơi thiện gọi là Thanh Văn Giác. Chẳng trụ hai bên thiện ác và cho sự chẳng y trụ là đúng, đây gọi là Nhị thừa giác, cũng gọi là Bích Chi Phật giác. Đã chẳng y trụ hai bên thiện ác và cũng chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ gọi đó là Bồ Tát giác. Đã chẳng y trụ cũng không cái biết chẳng khởi cái tri giải về không y trụ mới được gọi là Phật giác. Như nói Phật chẳng trụ nơi Phật, gọi là chân phước điền, nếu ở trong nghìn muôn người chợt có một người được như thế thì gọi là của báu vô giá, được ở khắp mọi nơi làm Đạo sư. Chỗ không có Phật nói là Phật, chỗ không có Pháp nói là Pháp, chỗ không có Tăng nói là Tăng, đấy là chuyển đại pháp luân.

Hỏi: - Từ trước Tổ Tông đều có mật ngữ lần lượt truyền cho nhau là như thế nào?
Sư đáp: - Không có mật ngữ. Như Lai không có tạng bí mật. Chỉ cái giác chiếu soi hiện tại, lời nói rõ ràng mà tìm hình tướng không được, đó là mật ngữ. Từ Tu Đà Hườn lên đến Thập địa hễ có ngữ cú đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có ngữ cú đều thuộc về giáo bất liễu nghĩa, hễ có ngữ cú đều không đúng. Giáo bất liễu nghĩa đều sai lại còn đòi mật ngữ gì nữa?
Hỏi: - Hư không sanh trong đại giác như một hòn bọt nổi trong biển cả là như thế nào?
Sư đáp: - Hư không dụ cho bọt, nước biển dụ cho tự tánh. Tự tánh linh giác của chính mình siêu việt hư không, nên nói hư không sanh trong đại giác như một hòn bọt nổi trong biển cả.

Hỏi: - Đốn rừng chớ chặt cây là thế nào?
Sư đáp: - Rừng dụ cho tâm, cây dụ cho thân. Nhân vì nói là “đốn rừng” nên sanh ra sợ hãi, do đó nói đốn rừng chớ chặt cây.

Hỏi: Lời nói như cái mô đất để chịu tên bắn. Lời nói sanh ra không thể nào chẳng bị hại như cái mô đất kia (Mô đất dụ như thân, chịu tên bắn dụ như bệnh, thân đã sanh rồi thì tất nhiên phải có bệnh). Tai hại đã đồng, đúng sai làm sao biện biệt?
Sư đáp: Như hai người bắn tên nhau, hai đầu mũi tên đụng nhau giữa đường, nếu như sai chệch một chút ắt sẽ có kẻ bị thương. Trong hang tìm tiếng, nhiều kiếp cũng không có hình, tiếng ở bên miệng, đúng sai là ở nơi người đến hỏi. Cái hỏi trở lại thì bị trúng tên, cũng như cái biết huyễn chẳng phải huyễn. Tam Tổ nói: “Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh”. Cũng nói: Nhận vật làm cái thấy như nắm miếng ngói bể dùng gì được đâu! Nếu nói chẳng thấy thì có khác gì gỗ đá. Thế nên thấy và chẳng thấy cả hai đều có lỗi. Nay nêu lên một để làm ví dụ cho tất cả.

Hỏi: - Vốn không có phiền não thì ba mươi hai tướng là thế nào?
Sư đáp: - Việc bên Phật vốn không có phiền não, có ba mươi hai tướng chỉ là phàm tình hiện nay thôi.

Hỏi: - Bồ Tát Vô Biên Thân chẳng thấy đảnh tướng của Như Lai là thế nào?
Sư đáp: - Do vì cái thấy hữu biên và vô biên nên chẳng thấy được đảnh tướng của Như Lai. Chỉ như nay không có tất cả cái thấy có và cũng không có cái thấy không, đó gọi là đảnh tướng hiện.

Hỏi: - Như hiện nay các thầy Sa Môn đều nói: Tôi y theo lời Phật dạy học một kinh, một luận, một thiền, một luật, một tri, một giải, đáng thọ nhận bốn sự cúng dường của đàn việt như thế có tiêu được không?
Sư đáp: - Theo như nay chiếu dụng, một thanh, một sắc, một hương, một vị, đối với tất cả pháp có, không, ở trên mọi cảnh đều không có mảy may đắm nhiễm, cũng chẳng y trụ vào sự không đắm nhiễm và cũng không khởi tri giải về sự chẳng y trụ, người được như vậy mỗi ngày ăn muôn lượng vàng ròng cũng tiêu. Như nay chiếu soi tất cả pháp có, không… nơi cửa lục căn dầu có cạo gọt mà đối với tham ái có một mảy may trị chẳng hết thì người này dù cho đến xin thí chủ một hạt cơm, một sợi chỉ, đều phải mang lông đội sừng, kéo cày chở nặng, mỗi mỗi đều phải trả nợ thí chủ mới được, vì họ chẳng y theo Phật. Phật là người vô trước, vô cầu, vô y, như nay cứ lăng xăng tham đi tìm Phật đều là trái vậy. Cho nên nói:
“Nhiều kiếp gần bên Phật, 

Mà chẳng biết Phật tánh.

Chỉ thấy người cứu thế (Phật tánh),
Luân hồi trong lục đạo.

Lâu mới thấy được Phật,
Lại nói Phật khó gặp”.

Ngài Văn Thù là Tổ Sư của bảy Đức Phật cũng gọi vị Bồ Tát đứng đầu thế giới Ta Bà này vô cớ tác ý tưởng thấy Phật, tưởng nghe pháp, nên bị sức oai thần của Phật đày xuống hai hòn núi Thiết Vi. Chẳng phải Ngài không hiểu, nhưng đặc biệt để làm gương cho người học, để kẻ hậu học đừng có thấy nghe như thế. Chỉ cần không có tất cả pháp, có, không, các kiến chấp có, không, mỗi mỗi đều thấu suốt ngoài ba câu, đây gọi là ngọc báu như ý, cũng gọi là đặt chân lên Bửu Liên Hoa. Nếu có tri kiến Phật, tri kiến Pháp, tri kiến có không gọi là con mắt bệnh, vì cái năng kiến, sở kiến, cũng gọi là kiến trói buộc, cũng gọi là kiến che lấp, cũng gọi là kiến tác nghiệt. Chỉ như nay niệm niệm cùng tất cả kiến, văn, giác, tri và hết thảy trần cấu khử bỏ được hết thì một trần, một sắc đều là một Phật. Dẫu khởi một niệm cũng là một Phật, niệm niệm của thân ngũ ấm quá khứ, hiện tại, vị lai vô lượng vô biên, đây gọi là Phật lấp bít hư không, cũng gọi là phân thân Phật, cũng gọi là Bảo Tháp hiện. Vì thế thường than rằng: “Sinh mạng ngày nay bị tứ đại nắm chặt, thiếu một ngày không sống, thiếu một ngày không chết, phải nhờ một hột gạo, một cọng rau, không được ăn thì bị chết đói, không được uống thì bị chết khát, không được lửa sưởi ấm thì bị chết lạnh, như thế chẳng bằng người đã đạt đạo vào lửa không bị cháy, xuống nước không chìm, muốn cháy liền cháy, muốn chìm liền chìm, muốn sống liền sống, muốn chết liền chết, đi ở tự do, người này có phần tự do vậy”.

Tâm nếu không loạn thì chẳng cần cầu Phật, cầu Bồ Đề, cầu Niết Bàn. Nếu chấp trước cầu Phật là tham, tham biến thành bệnh, nên nói: “Bệnh Phật rất khó trị”. Báng Phật, phỉ Pháp mới được lấy cơm ăn. Người ăn là tánh linh giác của chính mình, cơm vô lậu, thức ăn giải thoát, những lời trên là trị bệnh cho hàng Bồ Tát Thập địa.

Như nay hễ có tất cả tâm mong cầu đều gọi là Tỳ Kheo phá giới, là danh dự A La Hán, đều gọi là con chồn, hiển nhiên là không tiêu được đồ cúng dường của người.

Chỉ cần hiện tại nghe tiếng như vang, ngửi hương như gió, lìa hết tất cả pháp có, không, cũng chẳng trụ nơi lìa, cũng không có tri giải về chẳng trụ. Người này tất cả tội cấu không thể buộc ràng được.

Vì cầu Vô thượng Bồ Đề, Niết Bàn nếu gọi là xuất gia, vẫn còn là nguyện tà, huống là sự tranh luận hơn thua ở thế gian, như nói: “Tôi làm được, tôi hiểu được”. Tham thêm một môn đồ, thương một đệ tử, lưu luyến một chỗ ở, kết duyên với một đàn việt, một manh áo, một chén cơm, một danh, một lợi mà lại nói: “Ta được tất cả đều vô ngại”. Đó chỉ là tự dối mình.

Chỉ cần hiện tại đối với ngũ ấm của mình chẳng bị nó làm chủ. Bị người chặt đứt thân thể ra từng khúc vẫn không có tâm oán tiếc, cũng không phiền. Cho đến việc đệ tử của mình bị người đánh đập từ đầu đến chân, những việc kể trên đều không có một niệm sanh tâm bỉ ngã. Song, nếu còn y trụ nơi không có một niệm trên cho đó là đúng đây gọi là sự nhơ bợn của pháp trần. Hàng Thập địa còn thoát chưa được nên còn bị trôi vào dòng sanh tử. Do đó ta thường khuyên mọi người phải sợ phiền não của pháp trần như sợ tam đồ thì mới có phần độc lập. Giải sử có một pháp nào hơn cả Niết Bàn đi nữa, cũng không sanh ra ý tưởng quý trọng thì người này mỗi bước đi là Phật chẳng cần chân đạp hoa sen, chẳng cần phân thân trăm ức. Nếu hiện tại đối với các pháp có không, có tâm ái nhiễm bằng mảy lông thì dẫu cho chân có đạp hoa sen cũng đồng như ma làm.

Nếu chấp vốn thanh tịnh, vốn giải thoát, tự là Phật, tự là Thiền đạo, có kiến giải này, thuộc về phái ngoại đạo tự nhiên.

Nếu chấp nhân duyên tu thành, chứng đắc, tức thuộc về phái ngoại đạo nhân duyên.

Chấp có tức thuộc về phái ngoại đạo thường kiến. 

Chấp không tức thuộc về phái ngoại đạo đoạn kiến.

Chấp cũng có cũng không tức thuộc về phái ngoại đạo biên kiến.

Chấp chẳng có chẳng không tức thuộc về phái ngoại đạo không kiến cũng gọi là ngoại đạo ngu si.

Hiện nay chó khởi các kiến chấp Phật, Niết Bàn… Không có tất cả kiến chấp có không, cũng không có cả cái không kiến chấp nữa, mới được gọi là chánh kiến.

Không có kiến chấp nghe và không nghe, cũng không có cái không có kiến chấp nữa mới được gọi là chánh nghe, ấy gọi là dẹp trừ ngoại đạo.

Không có ma phàm phu đến là đại thần chú, không có ma Nhị thừa đến là đại minh chú, không có ma Bồ Tát đến là vô thượng chú, không có ma Phật đến là Vô đẳng đẳng chú.

Một biến chúng sanh là siểm khúc Tu La (B), hai biến Nhị thừa là siểm khúc Tu La, ba biến Bồ Tát là siểm khúc tu la. Đó là tam biến Tịnh độ (C). Tất cả pháp có, không, phàm, thánh… dụ như quặng vàng; tự mình đúng lý dụ như vàng. Vàng với quặng tách rời nhau thì vàng thật lộ ra. Bỗng người muốn tiền thì liền biến vàng thành tiền cho người ấy dùng. Cũng như bột mì thiệt, nếu có người đến xin bánh liền làm thành bánh cho người đó. Cũng như viên quan hầu cận có trí khéo hiểu được ý nhà vua, vua lúc muốn đi kêu “Tiên đà bà”, liền đem ngựa đến; lúc muốn ăn kêu “Tiên đà bà”, liền đem muối đến. Những việc trên dụ cho người học huyền chỉ khéo thông đạt được thì ứng cơ chẳng sai lầm, nên cũng gọi là lục tuyệt sư tử (tự tánh). Ngài Chí Công nói: “Tuỳ người tạo tác trăm sự biến hoá”. Hàng Bồ Tát Thập địa chẳng đói chẳng no, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, ví như muốn cháy cũng chẳng được cháy, vì các vị ấy còn bị số lượng quản định. Phật thì chẳng phải như thế, vào lửa chẳng cháy, còn như muốn cháy liền cháy, vào nước chẳng chìm, muốn chìm liền chìm. Ngài sử dụng tứ đại được tự do, tất cả sắc là sắc Phật, tất cả thanh là thanh Phật, cặn bã nhơ uế của tâm siểm khúc sạch hết, thấu vượt nghĩa ba câu được nói lời này: Bồ Tát thanh tịnh, đệ tử sáng suốt, có nói ra điều gì chẳng chấp có không, tất cả chiếu dụng chẳng lạc vào thanh hay trược.

Người có bệnh mà không uống thuốc là người ngu. Người không bệnh mà uống thuốc là hàng Thanh Văn. Người chấp quyết định vào một pháp gọi là định tánh Thanh Văn. Người luôn luôn đa văn gọi là Tăng thượng mạn Thanh Văn. Người ham biết các Pháp ngoài tâm gọi là hữu học Thanh Văn. Người trầm không trệ tịch và tự biết mình gọi là vô học Thanh Văn.

Tham, sân, si là độc, mười hai phần giáo là thuốc, độc chưa tiêu hết, thuốc không được bỏ, không bệnh mà uống thuốc, thuốc trở thành bệnh. Bệnh hết mà thuốc không bỏ nên nói bất sanh bất diệt là nghĩa vô thường. Kinh Niết Bàn nói: “Có ba điều ác dục: Một là muốn được tứ chúng vây quanh; hai là muốn mọi người làm môn đồ mình; bà là muốn cho mọi người biết ta là Thánh nhân, là người có trí huệ cao”. Kinh Ca Diếp nói: “Một là muốn cầu thấy Phật vị lai; hai là muốn cầu làm Chuyển Luân Vương; ba là muốn cầu vào dòng Sát Đế Lợi; bốn là muốn được vào hàng Bà La Môn nhẫn đến chán sanh tử cầu Niết Bàn.” Những điều ác dục như vậy trước hết phải dứt trừ. Hiện tại hễ có dấy niệm đắm nhiễm đều gọi là ác dục, đều thuộc về sáu cõi trời dục bị ma Ba tuần cai quản. 

Hỏi: - Trong hai mươi năm thường sai đi trừ phẩn là thế nào?
Đáp: - Chỉ cần dứt hết thảy các tri kiến có không, chỉ cần dứt tất cả các sự tham cầu, mỗi mỗi đều thấu suốt nghĩa ba câu thì gọi là trừ phẩn. Còn như nay cầu Phật, cầu Bồ Đề, cầu tất cả pháp có không,… Thì đó là chở phẩn vào, không gọi là chở phẩn ra. Nếu hiện tại khởi ra Phật kiến, Phật giải, hễ có sở kiến, sở cầu, sở trước đều gọi là phẩn hý luận, cũng gọi là thô ngôn, cũng gọ là tử ngữ. Như nói: “Biển lớn không chứa tử thi”. Bình thường nói chuyện chẳng gọi là hý luận. Lời nói biện biệt thanh, trược, gọi là hý luận. Văn trong kinh có nói chung hai mươi mốt thứ “không” là để gạn lọc trần luỵ của chúng sanh.

Bậc Sa môn trì trai, giữ giới, nhẫn nhục, nhu hoà, từ bi, hỷ xả là phép tắc thông thường của Tăng sĩ. Đã biết như thế là rõ ràng làm theo lời Phật dạy, song không nên chấp trước. Nếu hy vọng được Phật, được Bồ Đề và các pháp…. Thì khác nào để tay chạm vào lửa. Ngài Văn Thù nói: “Nếu khởi Phật kiến, Pháp kiến thì sẽ tự hại mình”. Vì thế Ngài Văn Thù cầm gươm bên Phật, ông Ương Quật cầm đao bên Thích thị (Phật). Như nói: “Bồ Tát làm ngũ vô gián mà chẳng bị vào địa ngục Vô gián, vì các Ngài là người huyền thông Vô gián nên không đồng như chúng sanh tạo tội ngũ nghịch Vô gián”.

Từ Ba tuần thẳng đến Phật đều là cáu ghét. Không có mảy may y chấp như thế còn gọi là đạo Nhị thừa, huống chi tranh luận tìm sự hơn thua, nói “Ta làm được, ta hiểu được” thì chỉ được gọi là tranh luận Tăng, chẳng được gọi là Vô vi Tăng.

Hiện tại chỉ cần không tham nhiễm tất cả các pháp có không thì gọi là vô sanh, cũng gọi là chánh tín. Tin mà còn chấp trước vào tất cả pháp thì gọi là lòng tin chẳng đủ, cũng gọi là lòng tin không trọn vẹn, cũng gọi là lòng tin lệch lạc. Lòng tin chẳng đủ cho nên gọi là Nhất xiển đề. Như nay muốn được hoát nhiên ngộ giải thì chỉ cần nhân pháp đều bặt, nhân pháp đều đứt, nhân pháp đều không, thấu suốt nghĩa ba câu đây gọi là người bất đoạ chư số (không lọt vào số lượng), đó là tin pháp, đó là giới thí, văn huệ… Bồ Tát chịu nhịn chẳng thành Phật, chịu nhịn chẳng làm chúng sanh, chịu nhịn chẳng trì giới, chịu nhịn chẳng phá giới, cho nên nói là không trì, không phạm.

Trí trược chiếu thanh, huệ thanh biết trược. Nơi Phật gọi là chiếu huệ, nơi Bồ Tát gọi là trí, nơi Nhị thừa và chúng sanh gọi là thức, cũng gọi là phiền não. Nơi Phật gọi là trong quả nói nhân, nơi chúng sanh gọi là trong nhân nói quả. Nơi Phật gọi là Chuyển pháp luân, nơi chúng sanh gọi là Pháp luân chuyển. Nơi Bồ Tát gọi là đồ anh lạc trang nghiêm, nơi chúng sanh gọi là ngũ ấm Tòng lâm. Nơi Phật gọi là bốn địa vô minh, do vì hiểu rõ vô minh nên nói vô minh là đạo thể, chẳng đồng với ám muội vô minh của chúng sanh.

Kia là sở, đây là năng,
Kia là sở văn, đây là năng văn,
Chẳng một, chẳng khác,
Chẳng đoạn, chẳng thường,
Chẳng đến, chẳng đi.

Là lời nói sống, là lời nói vượt ra ngoài khuôn khổ ngữ cú, chẳng sáng, chẳng tối, chẳng Phật, chẳng chúng sanh cũng đều như vậy. Đến, đi, đoạn, thường, Phật, chúng sanh đều là lời nói chết. Khắp hay chẳng khắp, đồng hay dị đoạn hay thường, … đều là cái nghĩa của ngoại đạo. Bát Nhã Ba La Mật là Phật tánh của chính mình cũng gọi là Ma Ha Diễn (Đại thừa). Nếu chấp giữ cái tri giác của mình thì thần ngoại đạo tự nhiên. Không giữ cái giác chiếu soi hiện tại, không cầu Phật, nếu cầu cái khác thì thuộc về ngoại đạo nhân duyên. Sơ Tổ nói: “Tâm có chỗ phải, ắt có chỗ quấy”. Nếu quý một vật ắt thì bị một vật làm mê hoặc, nếu trọng một vật thì bị vật làm mê hoặc. Tin thì bị lòng tin làm mê hoặc, không tin thì lại thành phỉ báng. Thế nên đừng quý, cũng đừng không quý, đừng tin cũng đừng không tin.

Phật cũng chẳng phải là vô vi, tuy chẳng phải là vô vi lại cũng chẳng phải là cái tối tăm yên lặng như hư không. Phật là chúng sanh thân lớn, giác chiếu soi nhiều nhưng thanh tịnh, quỷ tham sân bắt không được. Phật là người ở ngoài vòng trói buộc không có mảy may ái thủ, cũng không có tri giải về không ái thủ, đây gọi là đầy đủ lục độ vạn hạnh, nếu cần đồ trang nghiêm thì thứ nào cũng có, còn như không cần không dùng thì cũng chẳng mất nó. Tự do sai khiến được nhân quả, phước trí là tu hành, chứ chẳng phải nhọc nhằn mang nặng mới gọi là tu hành.

Ba thân một thể, một thể ba thân.

1. PHÁP THÂN THẬT TƯỚNG PHẬT: 

Pháp thân Phật không sáng, không tối. Sáng tối thuộc về huyễn hoá. Thật tướng là do đối với hư tướng mà đặt tên, thật ra nó vốn không có tất cả tên gọi, như nói: Pháp thân vô vi bất đoạ chư số, thành Phật cao quý, … đều là lời nhẹ như gánh một lon, một lít. Do tên trược mới được đặt tên thanh nên nói thật tướng Pháp thân Phật, cũng gọi Thanh tịnh Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật, cũng gọi hư không Pháp thân Phật, cũng gọi Đại Viên Cảnh Trí, cũng gọi đệ bát thức, cũng gọi là Tánh Tông, cũng gọi không tông, cũng gọi là Phật ở cõi không tịnh, không uế, cũng gọi sư tử ở tại hang, cũng gọi Kim cang Hậu đắc trí, cũng gọi Vô cấu đàn, cũng gọi Đệ nhất nghĩa không, cũng gọi Huyền chỉ. Tam Tổ nói: “Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm định”.

2. BÁO THÂN PHẬT: 

Báo thân Phật là Phật dưới cội Bồ Đề, cũng gọi là huyễn hoá Phật, cũng gọi là tướng hảo Phật, cũng gọi là Ứng thân Phật, cũng gọi là viên mãn Báo thân Lô Xá Na Phật, cũng gọi là Bình đẳng tánh trí, cũng gọi là đệ Thất thực, cũng gọi là Thù nhân đáp quả Phật, đồng với số năm mươi hai Thiền na, đồng với A La Hán, Bích Chi Phật, đồng với tất cả Bồ Tát, đồng chịu các khổ sanh diệt mà không đồng nghiệp khổ ràng buộc của chúng sanh.

3. HOÁ THÂN PHẬT: 

Hiện tại đối với các pháp có, không đều không tham nhiễm, cũng không cả cái không tham nhiễm, lìa ngoài tứ cú. Tất cả ngôn thuyết biện tài đều gọi là Hoá thân Phật, cũng gọi là Thiên bá ức Hoá thân Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng đại thần biến, cũng gọi là Du hí thần thông, cũng gọi là Diệu quan sát trí, cũng gọi là đệ Lục thức.

Cúng dường nghĩa là làm thanh tịnh ba nghiệp. Tiền tế (quá khứ) không phiền não để đoạn, trung tế (hiện tại) không tự tánh để giữ, hậu tế (vị lai) không Phật để thành, đó là Tam tế (tam thế) đoạn, là ba nghiệp thanh tịnh, là Tam luân không, là tam đàn không (Tam đàn: người bố thí, người nhận bố thí, tài vật bố thí). Thế nào là Tỳ Kheo hầu hạ Phật? Đó là người lục căn chẳng lậu, cũng gọi là “Trang nghiêm vô chư lậu”, “Rừng cây trang nghiêm vô chư nhiễm”, “Hoa quả trang nghiêm vô Phật nhãn”. Về pháp nhãn của người tu hành biện biệt thanh trược, cũng không có tri giải về sự biện biệt thanh trược, đây gọi là Ngũ nhãn (nhục nhãn cho đến Phật nhãn).

Kinh Bảo Tích nói: Pháp thân không thể dùng kiến, văn, giác, tri để cầu, Nhục nhãn không thấy được vì nó vô sắc, Thiên nhãn không thấy được vì nó vô vọng, Huệ nhãn không thấy được vì nói lìa tướng, Pháp nhãn không thấy được vì nói lìa hành, Phật pháp nhãn không thấy được vì nó lìa thức. Nếu không có những tri kiến trên thì gọi là Tri kiến Phật. Đồng sắc mà chẳng phải hình sắc nên gọi là chân sắc. Đồng không mà chẳng phải thái hư nên gọi là chân không. Sắc với không cũng là lời nói thuốc với bệnh để trị nhau (chấp sắc lấy không trị, chấp không lấy sắc trị).

Pháp giới quan nói: “Chớ nói tức sắc, chẳng tức sắc, cũng chớ nói tức không chẳng tức không”.

Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không lãnh nạp tất cả pháp có không, gọi là chuyển vào đệ Thất địa. Bồ Tát Thất địa không lui sụt thất địa. Từ Bồ Tát Bát địa đến Bồ Tát Thập địa, tâm địa trong sạch để hiện diệu dụng của tự tánh, nói lửa lửa liền cháy.

Từ Sắc giới trở lên bố thí là bệnh; bỏn xẻn tham làm là thuốc. Từ Sắc giới trở xuống bỏn xẻn tham lam là bệnh, bố thí là thuốc. 

Hữu tác giới là cắt dứt pháp thế gian, chẳng phải thân tay làm thì không có lỗi. Vô tác giới, cũng gọi là Vô biểu giới, cũng gọi là Vô lậu giới. Hễ có dấy tâm động niệm đều gọi là phá giới. Nay chỉ cần không bị các cảnh có không làm hoặc loạn, cũng chẳng y trụ nơi không hoặc loạn, cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là biến học (phổ biến) cũng gọi là cần tán niệm (cần = siêng, tán = khen), cũng gọi là Quảng lưu bố.

Lúc chưa ngộ, chưa hiểu gọi là mẹ, ngộ rồi hiểu rồi gọi là con. Cũng không có cái tri giải về ngộ hay không ngộ, hiểu hay không hiểu, đây gọi là mẹ con đều chết. Không có sự ràng buộc của thiện, của ác, của Phật, của chúng sanh; số lượng cũng vậy, nhẫn đến không có sự ràng buộc của tất cả số lượng. Cho nên nói Phật là bậc siêu việt số lượng, vượt ra ngoài các sự ràng buộc.

Tham lam, ưa thích tri giải, nghĩa cú cũng như mẹ thương con, chỉ biết cho con ăn nhiều sữa ngon mà con có tiêu hoá được hay không đều không biết. Những lời này dụ cho:
- Hàng Thập địa thọ sự cúng dường của trời, người là tôn quý phiền não.

- Thiền định sanh vào Sắc giới, Vô sắc giới, là phước lạc phiền não.

- Được thần thông tự tại bay đi ẩn hiện khắp tịnh độ mười phương chư Phật, là nghe pháp phiền não.

- Học từ bi hỷ xả là nhân duyên phiền não.

- Học lý không, bình đẳng, là Trung đạo phiền não.

- Học tam minh, Lục thông là Tứ vô ngại phiền não.

- Học tâm Đại thừa là phát Tứ hoằng thệ nguyện phiền não.

- Sơ địa, Nhị địa, Tam địa, Tứ địa là minh giải phiền não. Ngũ địa, Lục địa, Thất địa là chư tri kiến phiền não. Bát địa, Cửu địa, Thập địa là song chiếu Nhị đế (chân đế và tục đế) phiền não. Cho đến học Phật quả là bá vạn A tăng kỳ chư hạnh phiền não. Chỉ biết tham nghĩa cú tri giải chẳng biết đó là trói buộc phiền não, nên nói: “Dòng sông kiến chấp hay cuốn trôi hương tượng” (loài voi lớn ở Hy Mã Lạp Sơn dụ cho hàng Bồ Tát).

Hỏi: - Thấy chăng?
Đáp: - Thấy.

Lại hỏi: - Sau khi thấy thì thế nào?
Đáp: - Cái thấy không hai.

Đã nói thấy không hai thì không được lấy “kiến” để “kiến” cái “kiến”. Nếu “kiến” lại thêm “kiến” thì thành hai câu đầu. Vậy cái “kiến” trước phải hay cái “kiến” sau phải? Cũng như Kinh Lăng Nghiêm nói: “Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến. Kiến do ly kiến, kiến bất năng cập” (Hai chữ “kiến kiến” này là chỉ cho “kiến tánh”. Khi đã kiến tánh thì kiến (- trước) không phải là năng kiến cho nên không có tánh để làm sở kiến (- sau). Gọi là kiến còn phải lìa kiến, nếu có năng kiến thì không thấy được tự tánh, cho nên nói: Kiến bất năng cập).

Vì thế không hành kiến pháp, không hành văn pháp, không hành giác pháp, không hành tri pháp, thì chư Phật liền thọ ký cho.

Hỏi: - Kiến pháp đã chẳng phải là lời thọ ký thì dùng cái gì để thọ ký?
Sư đáp: - Người đã ngộ Tông thì chẳng bị tất cả pháp có không trói buộc như giặt áo bẩn vậy, nên nói: Ly tướng gọi là Phật, hư thật đều không còn; trung chỉ độc huyền, huyền đạt một lối (Trung chỉ = tự tánh, độc huyền = bất khả tư nghì. Tự tánh huyền diệu bất khả tư nghì, đạt đến cái huyền diệu ấy chỉ có một đường lối là phải tự ngộ mới được), kẻ đồng đạo hậu tấn (hậu học) khế hợp đến bậc đó, nên nói thọ ký vậy.

Vô minh là cha, tham ái là mẹ. Tự kỷ là bệnh, tự kỷ cũng là thuốc. Tự kỷ là dao giết cha vô minh, mẹ tham ái của chính mình, nên nói giết cha hại mẹ. Đó là một cách nói để phá hết thảy pháp. Người ăn phi thời thực cũng vậy. Hiện tại đắm nhiễm tất cả pháp có không đều gọi là ăn phi thời thực cũng gọi là ác thực, là thức ăn nhơ đựng trong chén báu, là phá giới, là làm nhơ chén, là tạp thực.

Phật là người không cầu, hiện nay tham cầu tất cả pháp có không, hễ có sở tác đều là quấy cả, tức là phỉ báng Phật. Hễ có tham nhiễm đều gọi là thọ thủ (trao tay). Còn như nay không tham nhiễm, cũng chẳng y trụ vào không tham nhiễm, cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là lửa Bát Nhã, lửa đốt ngón tay là không tiếc thân mạng, là cắt thân ra từng mảnh, là xuất thế gian, là cầm thế gian trong lòng bàn tay ném qua phương khác.

Hiện tại, nếu đối với mười hai phần giáo và tất cả pháp có, không ở trong tạng phủ còn có một mảy may lưu giữ là chưa ra khỏi lưới. Hễ có sở cầu, sở đắc, hễ có khởi tâm động niệm đều là con chồn. Như nay chỉ cần trọng tạng phủ đều vô sở cầu, vô sở đắc thì người này là đại thí chủ, là sư tử rống. Lại cũng chẳng y trụ vào Vô sở đắc, cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là lục tuyệt sư tử.

Nhân ngã chẳng sanh, các điều ác không khởi, đó là để núi Tu Di vào trong hạt cải, chẳng khởi tất cả tham sân và bát phong, … Đó là hút được hết tất cả nước bốn biển lớn vào miệng. Chẳng thọ nhận tất cả ngữ ngôn hư vong, đó là chẳng lọt vào lỗ tai. Chẳng cho thân tạo các điều ác đối với người, đây là nạp tất cả lửa vào trong bụng. Hiện tại chỉ cần đối với mọi cảnh chẳng mê lầm, chẳng tán loạn, chẳng giận, chẳng mừng, nơi của lục căn của mình phải cạo gọt cho sạch sẽ, đó là người vô sự hơn hẳn tất cả những người tri giải, Đầu đà tinh tấn, gọi là Thiên nhãn, cũng gọi là Liễu chiếu nhãn, cũng gọi là Pháp giới tánh, cũng gọi là xe chở nhân quả.

Hỏi: - Phật xuất thế độ chúng sanh là thế nào?
Đáp: - Niệm trước không sanh, niệm sau không tiếp nối, nghiệp trong niệm trước đã hết gọi là độ chúng sanh. Niệm trước nếu giận hờn thì liền đem thuốc hoan hỷ để trị tức gọi là có Phật độ chúng sanh. Tất cả ngôn giáo chỉ là thuốc trị bệnh, vì bệnh chẳng đồng nên thuốc có khác, cho nên có lúc nói có Phật, có lúc nói không Phật. Lời chân thật dùng để trị bệnh, nếu trị lành được bệnh thời mỗi lần đều là lời chân thật, còn nếu trị bệnh chẳng lành thì mỗi lời đều là lời hư vọng. Lời chân thật thành lời hư vọng vì sanh kiến chấp; lời hư vọng thành lời chân thật vì dứt được điên đảo của chúng sanh. Bởi vì bệnh là hư vong, nên dùng thuốc hư vong để trị.

Phật xuất thế độ chúng sanh là chính bộ giáo ngữ, là giáo ngữ bất liễu nghĩa. Giận hờn và hoan hỷ, bệnh tật và thuốc men đều là tự kỷ chứ không có ai khác, thì chỗ nào có Phật xuất thế, chỗ nào có chúng sanh để độ? Như Kinh Kim Cang nói: “Thật không có chúng sanh được diệt độ”. Cũng nói: “Không ưa thích Phật, Bồ Đề, không tham nhiễm các pháp có không gọi là độ tha, cũng chẳng chấp lấy tự kỷ gọi là tự độ”. Vì bệnh không đồng, thuốc cũng không đồng, cho toa cũng không đồng, không được cố chấp. Y theo Phật, y theo Bồ Đề và các pháp, … đều là cơ sở y. Cho nên người trí chẳng được y theo một pháp nào cả. Lời trong kinh dụ như lá vàng, chẳng biết lý này thì gọi là đồng với vô minh. Như nói: “Bồ Tát thực hành Bát Nhã chẳng nên chấp lấy lời ta và y theo lời dạy”.

Sân như cục đá, ái như nước sông. Hiện nay chỉ cần không sân, không ái là thấu được núi sông, vách đá chỉ là trị bệnh cho kẻ tục tai điếc thôi, còn đa văn biện thuyết là để trị bệnh đau mắt. 

Từ người lên đến Phật là đắc, từ người trở xuống địa ngục là thất. Thị phi cũng vậy, Tam Tổ nói: “Đắc thất thị phi, nhất thời buông bỏ”. 

Không chấp trụ vào tất cả pháp có không thì gọi là bất trụ hữu duyên, chẳng y trụ vào không, y trụ thì gọi là bất trụ không nhẫn.


Người có kiến giải chấp tự kỷ là Phật, tự kỷ là Thiền, đạo gọi là nội kiến, chấp nhân duyên tu chứng mà thành gọi là ngoại kiến, Ngài Chí Công nói: “Nội kiến, ngoại kiến đều sai”.

Mắt, tai, mũi, lưỡi mỗi cái không tham nhiễm tất cả pháp có, không gọi là thọ trí bốn câu kệ, cũng gọi là Tứ quả Lục nhập không dấu tích, cũng gọi là Lục thông. Hiện tại chỉ cần không bị các pháp có, không làm ngại, cũng chẳng y trụ nơi vô ngại và cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là Thần thông. Không chấp thần thông này là đúng gọi là Không thần thông. Như bảo: Bồ Tát không thần thông, dấu chân không thể tìm là người hướng lên Phật, là người không thể nghĩ bàn là tự kỷ.

Trời là trí chiếu soi. Khen ngợi liền vui mừng, vui mừng thuộc về cảnh. Cảnh là trời, khen ngợi là người. Trời người giao tiếp cả hai được thấy nhau. Cũng nói: Tịnh trí là trời, chánh trí là người, vốn chẳng phải là Phật mà nói với họ là Phật, gọi là thể kết. Nay chỉ cần chớ có tri giải Phật, cũng chẳng y trụ nơi không tri giải Phật, đây gọi là diệt kết, cũng gọi là chân như, cũng gọi là thể như.

Cầu Phật, cầu Bồ Đề gọi là hiện thân ý. Hiện tại hễ có tất cả tâm cầu thì gọi là hiện thân ý. Như nói: Cầu Bồ Đề tuy là sự mong cầu tốt nhưng mà là chồng thêm trần luỵ. Cầu Phật là Phật chúng, cầu tất cả pháp có không là chúng sanh chúng. Hiện tại đối với các môn sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp… không yêu thích, đối với mọi cảnh không tham đắm, hễ không có mười câu trược tâm là liễu chân thành Phật. Học văn cú, tìm tri giải gọi là duyên nhân thành Phật.

Thấy Phật, biết Phật thì được, nói Phật có biết, có thấy tức là phỉ báng Phật. Nếu nói Phật biết, Phật thấy, Phật nghe, Phật nói thì không được, như nói thấy lửa thì được, mà nói lửa thấy thì không được; như dao cắt vật thì được mà vật cắt dao thì không được. Người biết Phật, người thấy Phật, người nghe Phật, người nói Phật thì trong muôn người không có một, còn người nói Phật biết, Phật thấy, Phật nghe, Phật nói thì nhiều như số cát sông Hẳng, chỉ vì tự mình không có mắt, mượn mắt người khác làm mắt, trong kinh gọi là Tỷ lượng trí, như nay tham lam tri giải Phật cũng gọi là Tỷ lượng trí.

Thí dụ của thế gian là thí dụ thuận, giáo bất liễu nghĩa là thí dụ thuận, giáo liễu nghĩa là thí dụ nghịch, xả bỏ đầu, mắt, não, tuỷ là thí dụ nghịch, như nay chẳng thích các pháp Phật, Bồ Đề … là thí dụ nghịch rất khó buông bỏ; cái thí dụ về đầu, mắt, não, tuỷ có ý nghĩa như sau: chấp trước tất cả các cảnh pháp có không gọi là đầu, bị tất cả các cảnh pháp có, không làm nhiễm loạn gọi là tay, lúc chưa chiếu soi tiền cảnh gọi là não tuỷ.

Bậc Thánh làm nhân phàm là Phật, vào trong chúng sanh thị hiện đồng loại để dẫn dụ hoá đạo, đồng bọn với ngạ quỷ chịu lửa đốt từng nóng xương thuyết pháp Bát Nhã Ba La mật cho chúng nghe, khiến chúng phát tâm. Nếu cứ ở nơi địa vị Thánh thì làm sao đến chỗ họ để dạy dỗ. Phật vào trong các loài để làm thuyền bè cho chúng sanh, cả bọn cùng nhau chịu khổ, nhọc nhằn vô hạn; Phật vào chỗ khổ cũng chịu khổ đồng như chúng sanh, nhưng Phật đi ở tự do chẳng đồng chúng sanh, Phật chẳng phải hư không thì lúc chịu khổ đâu thể không khổ. Nếu nói không khổ thì lời này sai trái. Chớ nên nói bậy: Nói Phật được thần thông tự tại hay không tự tại.

Vả lại, người biết hổ thẹn thì không dám nói Phật là hữu vi hay vô vi, chẳng dám nói Phật là tự do hay không tự do, trừ sự khen ngợi phương thuốc ra, chằng muốn để lộ ra hai điều xấu xí (tương đối). Kinh nói: “Nếu người để Phật Bồ Đề ở bên đúng, người này mắc tội lớn”. Cũng nói: “Như ở trước người không biết Phật pháp nói với họ như vậy thì không lỗi”. Như sữa bò vô lậu hay trị bệnh hữu lậu, loài bò này không ở cao nguyên cũng không ở nơi ẩm thấp, sữa bò này có thể làm thuốc, cao nguyên dụ cho Phật, ẩm thấp dụ cho chúng sanh. Như nói: “Pháp thân Phật trí Như Lai không có bệnh này”. Biện tài vô ngại, bay đi tự tại, bất sanh bất diệt, đây gọi là sanh, già, bệnh, chết đau đớn chập chồng, là lối ăn canh nấm bị bệnh kiết lỵ cũng là tối. Sáng ẩn thì tối bày. Sáng, tối đều quét chớ chấp lấy một bên cũng không có cái không, chấp lấy vốn chẳng sáng chẳng tối. Phật từ cung vua sanh, cưới Da Du Đà La cho đến bát tướng thành đạo, những thị hiện này, hàng Thanh Văn và ngoại đạo vọng tưởng cho đó là thật, như nói: “Chẳng phải thân tạp thực”. Ông Thuần Đà nói: “Tôi biết Đức Như Lai chắc chắn không thọ không ăn”. Nhất là cần phải có đủ hai con mắt soi thấu cả hai đầu sự việc không nên chỉ dùng một con mắt hướng bên này đi tức có bên kia đến. Công đức Thiên, Hắc ám Nữ, người chủ có trí thì đối với cả hai đều không nhận. Hiện tại chỉ cần tâm như hư không thì sự học mới thành.

Cao Tổ (ở Ấn Độ) nói: “Tâm tâm như gỗ đá”. 

Tam Tổ nói: “Thiện ác đều chớ nghĩ”.

Tiên Sư (Mã Tổ) nói: “Như người lầm đường chẳng biết phương hướng”.

Ngài Tăng Triệu nói: “Đóng chặt trí, lấp thông minh, tánh giác làu làu”.

Ngài Văn Thù nói: “Tâm đồng hư không nên sự kính lễ không có sở quán, kinh điển sâu xa chẳng nghe, chẳng thọ trì”.

Nay chỉ cần đối với tất cả pháp có, không đều chẳng thấy, chẳng nghe, lục căn lấp bít, nếu học được như thế, trì kinh như thế mới có phần tu hành. Lời này nghe qua thật trái tai, đắng miệng nhưng nếu làm được như thế thì đến đời thứ hai, đời thứ ba, có thể hướng đến chỗ không có Phật, ngồi đại đạo tràng thị hiện thành đẳng chánh giác, biến ác thành thiện, biến thiện thành ác. Dùng pháp ác để giáo hoá hàng Bồ Tát Thập địa, dùng pháp thiện để giáo hoá địa ngục, ngạ quỷ, được hướng chỗ sáng để cởi mở sự ràng buộc của sáng, được hướng chỗ tối để cởi mở sự ràng buộc của tối, nắm vàng thành đất, nắm đất thành vàng, trăm thứ biến hoá tự do. Ở ngoài hằng sa thế giới có người cầu cứu, Phật liền dùng ba mươi hai tướng hiện ra trước người ấy, dùng tiếng giống họ để thuyết pháp, ứng cơ tiếp vật, tuỳ hình cảm hóa, biến hiện vào các loài, lìa ngã, ngã sở là thuộc về việc bên kia còn là tiểu dụng cũng là nằm trong các môn Phật sự. Đại dụng là thân lớn ẩn nơi vô hình, là tiếng to giấu trong hy thanh (tiếng ngoài tần số nghe), như lửa trong gỗ, như tiếng ở trong chuông trống; lúc nhân duyên chưa đến thì không thể nói là có hay không. Báo thân sanh lên cõi trời, bỏ Báo thân này như bỏ đàm dãi. Lục độ, vạn hạnh của Bồ Tát như cõi thây chết để qua sông, như ở lao ngục, trong lỗ cầu xí được thoát ra. Phật mang tấm thân ba mươi hai tướng, tướng ấy bị gọi là áo bẩn nhơ, cũng nói: Nếu nói Phật luôn luôn không thọ thân ngũ ấm thì thật vô lý, Phật chẳng phải là hư không thì đâu thể luôn luôn không thọ, Phật chỉ đi ở tự do không đồng với chúng sanh. Từ một cõi trời đến mội cõi trời, từ một Phật sát đến một Phật sát là pháp thường của chư Phật.

Lại nói: Nếu căn cứ vào tam thừa giáo thì thọ người tín thí cúng dường, họ ở trong địa ngục, Bồ Tát phải thực hành tâm từ bi đồng loại hoá độ để báo ân, chứ chẳng nên thường ở Niết Bàn.

Lại nói: Như lửa, thấy lửa đừng mó tay vào thì lửa chẳng đốt người. Hiện tại chỉ cần không có mười câu trược tâm: tâm tham, tâm ái, tâm nhiễm, tâm sân, tâm chấp, tâm trụ, tâm y, tâm trước, tâm thủ, tâm luyến. Mỗi câu đều có ba câu, hễ thấu suốt được nghĩa ba câu thì tất cả chiếu dụng mặc tình tung hoành, thì tất cả cử động làm việc, nói, nín, khóc, cười đều là Phật huệ. Phiền các vị đã ứng lâu, trân trọng cám ơn.

Hỏi: - Thế nào là pháp yếu nhập đạo Đại thừa đốn ngộ?
Sư đáp: - Trước hết ông phải bặt hết các duyên, dẹp bỏ muôn việc, các pháp thiện hay bất thiện, thế gian và xuất thế gian thảy đều buông bỏ, đừng ghi đừng nhớ, đừng duyên đừng niệm, buông bỏ thân tâm, đều cho tự tại, tâm như gỗ đá, miệng không biện luận, tâm không mống niệm, tâm địa nếu không thì mặt trời trí huệ tự hiện, như tan lớp mây mù thì mặt trời xuất hiện, chỉ cần dứt tất cả phan duyên thì các tình chấp tham sân, ái, thủ, sạch, nhơ, đều hết; đối với ngũ dục, bát phong, tâm chẳng động, chẳng bị cái kiến, văn, giác, tri làm chướng ngại, chẳng bị các pháp làm mê lầm thì tự nhiên đầy đủ tất cả công đức, đầy đủ tất cả thần thông, diệu dụng, đó là người giải thoát.

Đối với tất cả cảnh pháp, tâm không tranh cãi loạn động, không nhiếp, không tan, thấu qua tất cả thanh sắc, không bị vướng mắc gọi là đạo nhân.

Thiện ác, phải quấy đều không dùng, cũng không mến một pháp nào, cũng không bỏ một pháp nào gọi là người Đại thừa.

Chẳng bị tất cả thiện ác, không hữu, cấu tịnh, hữu vi vô vi, thế gian xuất thế gian, phước đức trí huệ, ràng buộc gọi là Phật huệ.

Phải quấy, tốt, xấu, đúng lý, không đúng lý, các thứ tình chấp tri giải đều sạch hết, chẳng còn ràng buộc được, nơi nơi đều tự tại đây gọi là Bồ Tát mới phát tâm được lên địa vị Phật.

Hỏi: - Đối với tất cả cảnh làm sao để được tâm như gỗ đá?
Sư đáp: - Tất cả pháp vốn chẳng nói không, chẳng tự nói sắc, cũng chẳng tự nói phải quấy, nhơ sạch, chẳng có tâm trói buộc người, chỉ vì con người tự sanh hư vọng trói buộc, làm ra biết bao thứ tri giải và lãnh hội, khởi ra biết bao loại tri kiến, sanh ra biết bao sự yêu thương, sợ hãi, chỉ cần rõ biết các pháp chẳng tự sanh, đều từ một niệm vọng tưởng điên đảo của mình chấp tướng mà có. Biết tâm và cảnh vốn chẳng đến với nhau, ngay nơi đó chính là giải thoát, mỗi mỗi các pháp, ngay nơi đó là tịch diệt, ngay nơi đó là đạo tràng.

Lại nữa tánh sẵn có, không thể đặt lên, vốn chẳng phải phàm chẳng phải Thánh, chẳng phải nhơ sạch, chẳng phải không hữu, cũng chẳng phải thiện ác, nếu nó cùng với các pháp nhiễm tương ưng gọi là cõi người, cõi trời, cõi Nhị thừa, nếu tâm nhơ sạch đều dứt, chẳng trụ nơi ràng buộc, chẳng trụ nơi giải thoát, không có tất cả tâm lượng hữu vi, vô vi, ràng buộc, giải thoát, thì ở nơi sanh tử mà tâm vẫn tự tại, cứu cánh chẳng hoà hợp với các pháp hư vong, huyễn hoá trần lao, sanh tử, ngũ uẩn, lục nhập… xa lìa tất cả, không y trụ một nơi nào. Chẳng bị pháp nào ràng buộc, đi ở vô ngại, qua lại trong sanh tử tử tương tự như cửa mở.

Người học đạo nếu gặp các thứ khổ vui, việc vừa ý hay không vừa ý mà tâm vẫn không lui sụt, chẳng nghĩ đến tất cả thứ danh tiếng, lợi dưỡng, ăn mặc, chẳng tham tất cả công đức, lợi ích, chẳng bị các pháp thế gian làm vướng mắc, không thân, không mến, bình tâm trước mọi sự khổ vui, áo thô ngừa lạnh, cơm hẩm đỡ lòng, ngây ngây như ngu, như điếc, như câm, thì mới có chút phần tương ưng. Nếu trong tâm ham học rộng, biết nhiều, cầu phước, cầu trí đều là sanh tử, đối với lý đạo vô ích lại bị gió tri giải thổi trôi, chìm trong biển sanh tử.

Phật là người không cầu, nếu cầu tức là trái lý – Lý là lý không cầu, nếu cầu liền mất, nếu chấp thì đồng với hữu vi. Do đó Kinh Kim Cang nói: “Chẳng chấp lấy pháp, chẳng chấp lấy phi pháp, chẳng chấp lấy phi phi pháp”. Lại nói: “Pháp mà đức Như Lai được, pháp này không thực cũng không hư”, chỉ cần suốt đời tâm như gỗ đá, chẳng bị ấm giới các nhập, ngũ dục, bát phong làm trôi chìm tức là nhân sanh tử đã được cắt đứt, đi ở tự do, chẳng bị tất cả nhân quả hữu vi trói buộc, chẳng bị hữu lậu câu thúc, mai kia sẽ trở lại dùng sự không tự trói buộc làm nhân, đồng sự lợi ích, dùng tâm vô trước ứng tất cả vật, dùng huệ vô ngại mở tất cả sự trói buộc cũng gọi là tuỳ bệnh cho thuốc
Hỏi: - Như nay xuất gia thọ giới, thân miệng thanh tịnh, đã đủ các pháp có được giải thoát không?
Sư đáp: - Được chút phần giải thoát mà chưa được tâm giải thoát, cũng chưa được tất cả chỗ giải thoát.

Hỏi: - Thế nào là tâm giải thoát và tất cả chỗ giải thoát?
Sư đáp: - Chẳng cầu Phật, chẳng cầu pháp, chẳng cầu Tăng, nhẫn đến chẳng cầu phước trí, tri giải … Tình chấp nhơ sạch đều dứt hết, cũng chẳng chấp không cầu là phải, cũng chẳng trụ nơi chỗ dứt hết, cũng chẳng mến thiên đường, sợ địa ngục, trói buộc và giải thoát đều vô ngại, tức là thân tâm và tất cả chỗ đều được giải thoát.

Ông chớ cho rằng có được chút phần giới thân miệng ý thanh tịnh là xong, đâu biết rằng: Môn giới, định, huệ như số cát sông Hằng mà vô lậu giải thoát đều chưa dính một mảy lông.

Hãy nỗ lực tiến lên! Hãy dũng mãnh tham cứu! Đừng đợi tai điếc, mắt mờ, mặt nhăn, đầu bạc, già khổ đến thân, buồn thương vương vít rơi lệ dầm dề, trong lòng sợ hãi không có gì để nương tựa và cũng không biết phải đi về đâu. Đến lúc ấy, muốn tay chân không run rẩy cũng không được. Dẫu cho có phước trí, tiếng tăm, lợi dưỡng cũng không cứu được, vì tâm huệ chưa mở, chỉ nghĩ đến các cảnh, chẳng biết phản chiếu, chẳng thấy Phật đạo, nghiệp duyên thiện ác của một đời, tất cả nghiệp ác trong lục đạo, ngũ ấm, hoặc vui, hoặc sợ, từ tham ái của tự tâm hiện ra, biến thành những cảnh thù thắng: nhà cửa xe thuyền tốt đẹp chói lọi hiển hách, chỉ theo chỗ nặng của tham ái, tuỳ nghiệp thọ sanh rồng, súc sinh tốt xấu chưa định được, chẳng chút tự do.

Hỏi: - Thế nào là được phần tự do?
Sư đáp: - Như nay được thì được, hoặc đối với ngũ dục, bát phong, tâm không lấy bỏ, bỏn xẻn, đố kỵ, tham ái, ngã sở đều sạch, nhơ sạch đều quên, cũng như mặt trời trên hư không, chẳng duyên mà chiếu, tâm tâm như gỗ đá, niệm niệm (tham thiền) như cứu lửa cháy đều cũng như voi lớn qua sông cứ băng ngang dòng nước không chút nghi ngờ. Người này thiên đường, địa ngục không câu thúc được.

WP: Thích Đồng Thường
05-26-2008 04:34:23
TVHS
c Giáo Thế Giớivà Nhạc Phật GiáoThoạiChùa Việt Nam Học Phật Giáo
												E-mail 			Sitemap
Xx
Xx
(Trích trong Chỉ Nguyệt Lục của bộ Tục Tạng Kinh)
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
Lời Nói đầu Cuả Dịch giả
Giới Thiệu Tác Giả
Bùi Hưu
Khai thị Bùi Công Mỹ
Tức Tâm là Phật
Bản pháp vốn vô pháp
Vô pháp cũng là pháp
Nay phó chúc vô pháp
Pháp pháp đâu là pháp
Lời nói đầu cuả dịch giả
Qúy vị độc giả bắt đầu đọc những trang đầu tiên sẽ cảm thấy những lời vấn đáp rất lạt lẽo, không có chút mùi vị gì cả. Ấy là cốt tủy của Thiền vốn như thế. Nếu độc giả đọc đến chỗ cảm thấy không hiểu không biết thì nên nhìn thẳng chỗ không hiểu không biết đó xem cái đó là tại sao? Cái "không biết tại sao?"đó thiền tông gọi là nghi tình. Cái nghi tình này nếu giữ được mãi sẽ đưa qúy vị đến chỗ giác ngộ thành Phật. Xin chớ nên giải theo lời văn để đóng bít cửa ngộ. Nếu quí vị đọc tiếp thì sẽ phát hiện ra nhiều đều hay bất ngờ.

Thích Duy Lực
Hoàng Bá Thiền Sư pháp danh Hy-Vận, người tỉnh Phước-Kiến, thuở nhỏ xuất gia tại núi Hoàng Bá thuộc Hồng Châu, trên trán có một bướu thịt giống hạt châu, giọng nói nhu nhuần trong sáng, ý chí đạm bạc.

Khi đi núi Thiên-Thai, giữa đường gặp một vị Tăng, nói chuyện với nhau như quen biết đã lâu. Nhìn kỹ thấy ánh sáng con mắt Tăng ấy chói người. Cùng đi chung đến một con sông, nhằm lúc mực nước sông dâng cao nên phải chống trượng dừng lại. Tăng ấy rủ Sư cùng qua sông. Sư nói :
_Ông qua được thì tự qua.

Tăng ấy liền bước đi trên mặt sông giống như đi trên đất bằng, rồi quay đầu lại kêu Sư :
_Qua đây! Qua đây!
Sư hét rằng :
_Ông tự liễu này (tự liễu : chỉ tự độ mình)! Nếu tôi biết trước sẽ chặt chân ông.

Tăng ấy lại tán thán rằng :
_Thực là pháp khí đại thừa, ta chẳng thể so bằng.

Nói xong liền biến mất.

Sư đến kinh đô Lạc Dương khất thực từng nhà. Có một bà lão ra cổng nói :
_Cho bao nhiêu cũng không thấy đủ!
Sư nói :
_Cụ chưa bố thí sao lại trách tôi như thế!
Bà lão cười rồi đóng cổng lại. Sư ngạc nhiên, xin được nói chuyện với bà lão. Lời bà lão cũng như phát thuốc đúng bệnh của Sư. Lát sau từ giã, bà lão bảo rằng :
_Nên đi xứ Nam Xương tham bái Mã Tổ.

Sư đến Nam Xương thì Mã Tổ đã thị tịch, liền chuyển sang Thạch Mông bái tháp Mã Tổ. Khi ấy Bá Trượng Thiền Sư đang ở nhà lá bên cạnh tháp, Sư bèn tham bái Bá Trượng, Trượng nói :
_Đường đường nguy nga từ phương nào đến?
_Đường đường nguy nga từ Lãnh Nam đến.

_Đường đường nguy nga muốn làm việc gì?
_Đường đường nguy nga chẳng vì việc khác. Rồi lễ bái.

Sư hỏi :
_Tông thừa từ xưa chỉ thị như thế nào?
Trượng im lặng giây lâu.

Sư nói :
_Chẳng nên bảo người đời sau dứt tuyệt đi.

Trượng nói :
_Tưởng ngươi là một con người.

Rồi bỏ đi về phòng.

Sư theo sau đi vào phòng nói :
_Ông ta đặc biệt đến đây.

Trượng nói :
_Nếu vậy thì sau này không được cô phụ ta.

Một hôm, Bá Trượng nhắc lại cái công án tái tham Mã Tổ bị hét (1), Sư ngay đó lãnh ngộ.

GHI CHÚ :
(1) Công án Bá Trượng tái tham Mã Tổ bị hét.

Đang đứng bên cạnh Tổ, Tổ nhìn phất trần nơi góc thiền sàng.

Trượng nói : Tức dụng này, lìa dụng này.

Tổ nói : Ngươi về sau sẽ mở miệng dạy người như thế nào?
Trượng lấy phất trần dựng đứng.

Tổ nói : Tức dụng này, lìa dụng này.

Trượng treo phất trần lại chỗ củ. Tổ bỗng oai hùng hét một tiếng lớn, khiến cho Bá Trượng điếc lỗ tai ba ngày.

Khi Hoàng Bá vừa nghe kể lại đến đây liền le lưỡi bất giác đại ngộ.

Một hôm Bá Trượng hỏi Sư :
_Đi đâu mới về đây?
Sư nói :
_Dưới núi Đại Hùng hái nấm mới về.

_Có gặp con hổ không?
Sư liền kêu tiếng hổ.

Trượng cầm búa làm cái thế chém. Sư liền bạt tai Bá Trượng Bá Trượng mỉm cười rồi về phòng liền, sau đó thượng đường nói :
_Dưới núi Đại Hùng có một con hổ, các ngươi hãy để ý xem.

Lão già Bá Trượng hôm nay đã đích thân bị cắn một cái.

Một hôm. Bá Trượng vì phổ thỉnh ( mời tất cả chúng cùng đi làm ) đi khai khẩn ruộng về. Trượng nói :
_Khai khẩn ruộng chẳng phải dễ.

Sư nói :
_Theo chúng làm việc.

_Làm phiền dụng đạo.

_Đâu dám từ chối lao nhọc.

Trượng hỏi :
_Khai khẩn được bao nhiêu ruộng?
Sư đem cuốc cuốc đất ba cái. Trượng liền hét, Sư bịt tai bỏ đi.

Sư ở thiền hội Nam-Tuyền, lúc đang phổ thỉnh lựa rau cải.

Tuyền hỏi : Đi đâu?
Đáp : Đi lựa rau cải.

Tuyền nói : Lấy gì để lựa?
Sư giơ cây dao.

Tuyền nói : chỉ biết làm khách, chẳng biết làm chủ.

Sư lấy dao điểm ba cái.

Tuyền nói : Đại chúng lựa cải đi.

Một hôm, Sư bưng bát đến chỗ tòa của Nam Tuyền ngồi.

Tuyền nhìn thấy hỏi : Trưởng lão hành đạo từ năm nào?
Sư nói : Trước Oai-Âm-Vương.

Tuyền nói : Vẫn còn là con cháu của ta. Đi xuống đi!
Sư bèn qua cái ghế thứ nhì ngồi, Tuyền bèn thôi.

Một hôm Tuyền nói :
_Lão tăng có một bài ca chăn trâu, xin trưởng lão xướng họa.

Sư nói :
_Ta đã có thầy rồi.

Sư từ giã Nam Tuyền. Tuyền đưa đến cửa, chỉ cái nón của Sư nói :
_Thân của trưởng lão lớn vô hạn mà cái nón thì nhỏ quá đi!
Sư nói :
_Mặc dầu như thế mà đại thiên thế giới trọn ở trong đó.

Tuyền nói :
_Còn cụ già này chứ!
Sư đội nón đi liền.

Sư ở thiền hội Diêm-Quan, đang lễ Phật trên chánh điện, có Sa Di (sau này là vua Đường Tuyên-Tông) hỏi :
_Chẳng chấp cầu Phật, chẳng chấp cầu Pháp, chẳng chấp cầu Tăng, Trưởng Lão lễ Phật để cầu cái gì?
Sư nói :
_Chẳng chấp cầu Phật, chẳng chấp cầu Pháp, chẳng chấp cầu Tăng, việc thường lễ bái như thế.

Sa Di nói :
_Cần lễ làm chi?
Sư bèn bạt tai. Sa Di nói :
_Thô lỗ quá thế.

Sư nói :
_Đây là chỗ gì mà nói thô nói tế!
Rồi bạt tai nữa.

Sư từng ẩn trong chúng chùa Khai Nguyên ở Hồng Châu. Một hôm có thừa tướng Bùi Hưu vào chùa thấy bức tranh trên vách hỏi chủ chùa :
_Đây là gì?
Chủ chùa đáp :
_Chân dung của cao tăng.

Hưu nói :
_Chân dung thì thấy rồi, còn cao tăng ở đâu?
Chủ chùa không trả lời được.

Hưu hỏi :
_Ở đây có thiền giả nào không?
Đáp :
_Gần đây có một Tăng đến chùa công quả giống như thiền giả.

Hưu liền xin gặp và nói rằng :
_Hưu vừa có một câu hỏi mà chưa được ai trả lời, xin thượng nhân đáp dùm.

Sư nói :
_Xin thừa tướng cứ hỏi.

Hưu hỏi lại câu hỏi trước.

Sư lớn tiếng gọi :
_Bùi Hưu!
Hưu :
_Dạ.

Sư nói :
_Ở đâu?
Hưu ngay đó ngộ ý chỉ như được hạt châu quý, liền mời Sư về dinh rồi đảnh lễ xin làm đệ tử.

Một hôm Hưu bưng một tượng Phật qùy trước mặt Sư xin Sư đặt tên.

Sư gọi :
_Bùi Hưu!
Hưu :
_Dạ.

Sư nói :
_Đã đặt tên xong.

Hưu lễ bái.

Một hôm khác Hưu mời Sư đến dinh đem một tác phẩm của mình để trình cho Sư. Sư nhận xong để một bên tòa không mở ra xem, im lặng giây lâu rồi hỏi :
_Hiểu không?
Hưu nói :
_Chưa hiểu.

Sư nói :
_Nếu hiểu liền như thế này còn tốt một chút. Nếu mà trình bày nơi giấy mực thì đâu còn thiền tông ta.

Hưu do đó tặng một bài thơ rằng :
Từ khi đại sĩ truyền tâm ấn.

Trán có viên châu, bảy thước thân.

Trụ tích mười năm ở Thục-Thủy.

Hôm nay hành cước đến Chương Tân.

Một ngàn long tượng theo cao túc.

Vạn lý hương hoa kết thắng nhân.

Muốn xin lễ Sư làm đệ tử.

Chẳng biết đem pháp phó hà nhân (người nào)?
Sư cũng không tỏ vẻ mừng.

Một hôm có sáu người mới đến. Năm người đảnh lễ, một người thì đem toạ cụ phác ra một tướng tròn.

Sư nói :
_Ta nghe có một con chó săn rất ác.

Tăng ấy nói :
_Tìm tiếng Linh-Dương đây (linh dương là loại con hươu và cũng giống con dê, rất khó tìm tông tích)!
Sư nói :
_Linh-Dương chẳng tiếng cho ngươi tìm.

Tăng nói :
_Tìm dấu Linh-Dương đây!
Sư nói :
_Linh-Dương chẳng dấu cho ngươi tìm.

Tăng nói :
_Tìm tích Linh-Dương đây!
Sư nói :
_Linh-Dương chẳng tích cho ngươi tìm.

Tăng nói :
_Vậy là Linh-Dương chết.

Sư bèn thôi. Sáng hôm sau, Sư thăng tòa nói :
_Tăng tìm Linh-Dương hôm qua ra đây!
Tăng ấy ra. Sư nói :
Công án hôm qua chưa xong mà lão tăng đã thôi. Ý ngươi thế nào?
Tăng chẳng thể trả lời. Sư nói :
_Tưởng là một tăng xuất sắc, ai dè chỉ là một sa môn nghĩa học (tức là giải nghĩa theo lời văn).

Rồi đánh đập đuổi ra.

Một hôm Sư bóp nắm tay rồi nói:
Lão Hòa Thượng khắp thiên hạ đều ở trong này. Nếu ta buông thả một đường chỉ thì tùy ý ngươi tung hoành bốn phương. Nếu ta chẳng buông thả thì luôn cả cái bóp tay cũng không còn.

Tăng hỏi:
_Khi buông thả một đường chỉ là thế nào?
Sư nói :
_Tung hoành bốn phương.

Hỏi :
_Lúc chẳng buông thả thì luôn cả cái bóp tay cũng không còn là thế nào?
Đáp :
_Phổ (nghĩa là cùng khắp mọi nơi).

Sư thượng đường. Đại chúng mới vừa tụ tập, Sư lấy gậy đánh đập giải tán, rồi lại kêu :
_Đại chúng!
Chúng quay đầu lại thì Sư nói :
_Mặt trăng cong như cung, mưa ít mà gió nhiều.

Hỏi :
_Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn Độ đến?
Sư bèn đánh.

Một hôm thượng đường, đại chúng vân tập, Sư nói :
_Các ngươi muốn cầu cái gì?
Rồi dùng cây gậy đuổi ra. Đại chúng không chịu giải tán. Sư ngồi lại nói :
_Các ngươi đều là kẻ say rượu. Hành cước như thế này sẽ bị người ta cười, mà hễ thấy nơi có chúng đông tám trăm, một ngàn thì chui vào, chẳng phải ham chỗ náo nhiệt hay sao? Khi ta hành cước gặp trong đám cỏ có một vị nào liền cho một dùi trên đỉnh đầu xem họ nếu biết dau ngứa thì cung kính đem gạo cúng dường, đâu phải như các ngươi hành cước dễ dàng như thế, làm sao được việc ngày nay (kiến tánh)? Các ngươi đã xưng là người hành cước cũng phải phấn khởi tinh thần một chút. Các ngươi còn biết trong nước Đại Đường không có thiền sư chăng?
_Khi ấy có tăng hỏi :
_Các nơi đều có tôn túc tựu chúng khai thị giáo hóa. Tại sao lại nói không có Thiền Sư? Sư nói : Chẳng phải nói là không có thiền, chỉ nói là không có Sư. Các ông tham thiền không nhìn thẳng chỗ hầm sâu vô minh, chỉ biết học theo ngôn ngữ để ghi nhớ chất đầy trong bụng, rồi đi khắp nơi tự xưng ta hiểu thiền. Hiểu thiền như thế có giải quyết được việc sanh tử của các ông chăng? Cần phải nỗ lực tham cứu chớ nên uổng qua một đời, bị người ta cười. Nếu ngộ thì ngay đó ngộ, nếu không ngộ thì cứ tham đi.

* * *
Sư khai thị cho Bùi Công Mỹ rằng :
_Chư Phật với tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, chẳng có pháp khác. Tâm này từ vô thủy đến nay chưa từng sanh chưa từng diệt, chẳng xanh chẳng vàng, vô hình vô tướng, chẳng thuộc hữu vô, chẳng phải mới cũ, không dài không ngắn, không lớn không nhỏ, siêu việt tất cả hạn lượng, tên gọi, dấu tích, đối đãi. Vật nào ngay bản thể đó là phải, động niệm liền sai. Cũng như hư không chẳng có biên giới, chẳng thể đo lường, chỉ một tâm này tức là Phật. Phật với chúng sanh chẳng có sai biệt mà chúng sanh thì chấp tướng hướng ngoại tìm cầu. Tìm cầu trở thành lạc lối, đem Phật tìm Phật, dùng tâm bắt tâm, trọn đời suốt kiếp cũng chẳng đắc được. chẳng biết ngưng niệm dứt tưởng thì Phật tự hiện tiền. Tâm này tức là Phật, Phật tức là chúng sanh, lúc làm chúng sanh tâm này chẳng bớt, lúc làm chư Phật tâm này chẳng thêm, cho đến lục độ vạn hạnh hằng sa công đức vốn tự đầy đủ, chẳng nhờ tu tập. Gặp duyên thì làm hết duyên thì thôi. Nếu chẳng quả quyết tin tự tâm Phật này mà muốn chấp tướng tu hành để cầu công dụng đều là vọng tưởng, đều trái với đạo. Tâm này tức là Phật chẳng còn Phật khác, cũng chẳng tâm khác. Tâm này sáng tỏ trong sạch như hư không chẳng có tướng mạo. Nếu cử tâm động niệm liền trái pháp thể, gọi là chấp tướng. Từ vô thủy đến nay chẳng có Phật chấp tướng. Nếu tu lục độ vạn hạnh muốn cầu thành Phật tức là thứ lớp. Từ vô thủy đến nay chẳng có Phật thứ lớp. Hễ ngộ được tâm này thì không có một mảy may pháp để đắc, ấy tức là chân Phật, Phật với chúng sanh tất cả không khác. Cũng như hư không chẳng tạp nhiễm chẳng hủy hoại, như mặt trời chiếu khắp bốn thiên hạ, khi mặt trời lên sáng khắp thiên hạ, hư không chưa từng sáng, khi mặt trời lặn tối khắp thiên hạ, hư không chưa từng tối. Cái cảnh sáng tối tự đoạt lẫn nhau mà tánh của hư không thì rõ ràng chẳng biến đổi. Phật và chúng sanh tâm cũng như thế.

Nếu xem tướng Phật cho là thanh tịnh, quang minh, giải thoát, xem tướng chúng sanh cho là ô trược, ám muội, sanh tử, nếu hiểu theo như thế thì trải qua hằng sa kiếp cũng chẳng đắc bồ đề, tại vì chấp tướng. Thực ra chỉ có một tâm này, không có một chút pháp bằng vi trần cho mình đắc được. Tức tâm là Phật, người học đạo đời nay chẳng ngộ tâm thể này, cứ ở nơi tâm sanh tâm, hướng bên ngoài cầu Phật, chấp theo tướng tu hành, đều là pháp tà chẳng phải đạo bồ đề.

Nói cúng dường mười phương chư Phật không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm. Tại sao? Kẻ vô tâm là vô tất cả tâm, chẳng phải tuyệt không. Cái bản thể như như bên trong như gỗ đá chẳng lay chẳng động, bên ngoài như hư không chẳng nghẽn chẳng ngại, vô năng sở, vô phương sở, vô tướng mạo, vô đắc thất. Kẻ tu chẳng dám vào pháp này, e sợ đọa vào rỗng không chẳng chỗ đứng chân,nên cảm thấy khó, rồi lui sụt. Trái lại đều rộng cầu tri kiến, cho nên kẻ cầu tri kiến thì rất nhiều, kẻ ngộ đạo thì rất ít.

Nói Văn Thù là xứng với lý, nói Phổ Hiền là xứng với hạnh, nói lý là lý chân không vô ngại, nói hạnh là hạnh lìa tướng vô tận.

Quan Âm xứng với đại từ, Thế Chí xứng với đại trí.Duy Ma Cật dịch là Tịnh Danh. Tịnh là tánh, danh là tướng, tánh tướng chẳng khác nên gọi là Tịnh Danh.

Những biểu hiện của chư đại Bồ Tát, con người đều saün có, thật chẳng lìa một tâm này, hễ ngộ thì đủ. Nay người học đạo chẳng hướng ngay tự tâm mà ngộ lại ở bên ngoài lấy cảnh chấp tướng, đều trái với đạo.

Phật nói hằng hà sa, sa tức là cát, chư Phật Bồ Tát Thích Phạm chư Thiên đi qua cát cũng không vui, trâu dê trùng kiến bò qua cát cũng không giận. Châu báu hương thơm cát cũng không tham, phẩn nước tiểu hôi thối cát cũng không ghét. Dụ như tâm này, tức cái tâm của vô tâm, lìa tất cả tướng, chúng sanh chư Phật chẳng có khác biệt, hễ được vô tâm thì đến cứu kính. Người học đạo nếu chẳng ngay đó vô tâm, dù nhiều kiếp tu hành cũng chẳng thành đạo, vì bị công hạnh của tam thừa trói buộc chẳng được giải thoát. Nhưng chứng ngộ tâm này có nhanh chậm, có kẻ nghe pháp trong một niệm liền được vô tâm, có kẻ đến thập địa mới được vô tâm. Lâu mau cũng phải đến vô tâm mới xong (chẳng phải tuyệt không). Lúc ấy mới biết vô tu vô chứng, thật vô sở đắc. Sự chân thật bất hư trong một niệm mà được với thập địa mới được công dụng bằng nhau không có sâu cạn, chỉ là trải qua nhiều kiếp uổng chịu lao nhọc mà thôi. Tạo ác tạo thiện đều là chấp tướng. Chấp tướng tạo ác thì uổng chịu luân hồi, chấp tướng tạo thiện thì uổng chịu lao nhọc, đều không bằng ngay đó tự nhận lấy bản pháp. Pháp này tức tâm, ngoài tâm chẳng pháp, tâm này tức pháp, ngoài pháp chẳng tâm. Tâm tự vô tâm, cũng chẳng có kẻ vô tâm, nếu đem tâm làm cho vô tâm thì tâm lại thành có. Kẻ ngộ dứt tuyệt tư nghì chỉ mặc khế (âm thầm khế ngộ) mà thôi, nên nói " Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt " ( đường ngôn ngữ dứt, nơi suy nghĩ diệt ). Bổn nguyên của tâm này vốn thanh tịnh, chư Phật Bồ Tát trời người cho đến sâu bọ hàm linh, bản thể Phật tánh đều chẳng khác, chỉ vì vọng tưởng phân biệt tạo đủ thứ nghiệp, trên bản thể Phật tánh thật chẳng một vật, miễn cưỡng nói là hư không tịch tịnh minh diệu an lạc mà thôi. Nếu tự ngộ nhập thì ngay đó đầy đủ chẳng gì thiếu sót, dẫu cho trải qua vô số kiếp tinh tấn tu hành được nhiều quả vị, khi một niệm chứng đắc chỉ chứng bổn lai tự tánh Phật, hướng thượng chẳng thêm được một vật, khi ấy trở lại xem công dụng của nhiều kiếp đều là việc vọng trong chiêm bao, nên Như Lai nói : " Ta ở nơi Vô Thượng Bồ Đề thật vô sở đắc. Nếu có sở đắc thì Nhiên Đăng Phật không thọ ký cho ta thành Phật ".

Hỏi :
_Thế nào là Phật?
Sư nói :
_Tâm ngươi là Phật, Phật tức là tâm. Tâm với Phật chẳng khác nên nói tức tâm tức Phật. Nếu lìa nơi tâm thì chẳng có Phật nào khác.

Hỏi :
_Nếu tự tâm là Phật, Tổ Sư từ Ấn Độ đến truyền thọ như thế nào?
Đáp :
_Tổ Sư đến chỉ truyền tâm Phật, chỉ thẳng tâm của các ngươi vốn là Phật. Tâm tâm chẳng khác nên gọi là Tổ. Nếu ngay đó thấy ý này tức đốn siêu tam thừa. Tất cả quý vị bản tâm là Phật, chẳng nhờ tu mới thành.

Hỏi :
_Nếu như thế mười phương chư Phật ra đời thuyết pháp gì?
Đáp :
_Mười phương chư Phật ra đời chỉ cùng thuyết một tâm pháp, cho nên Phật mật phó cho Ma-Ha-Ca-Diếp bản thể một tâm pháp này cùng hư không khắp pháp giới. Dù gọi là giáo lý Phật pháp, cái pháp này đâu phải cho ngươi ở trên lời nói mà hiểu được nó, cũng không thể ở trên một cơ một cảnh mà thấy được nó. Kẻ ngộ chỉ là mặc khế ý này. Môn này gọi là pháp môn vô vi, nếu muốn hiểu chỉ cần vô tâm, bỗng ngộ liền được. Nếu dùng tâm muốn học lấy thì lại càng xa cách. Nếu chẳng có tâm đi đường tẽ, chẳng có tất cả tâm thủ xả, tâm như gỗ đá, mới có phần học đạo.

Hỏi :
_Hiện có đủ thứ vọng niệm đâu thể nói vô?
Đáp :
_Vọng vốn chẳng bản thể, chỉ do tâm ngươi sở khởi. Ngươi nếu biết tâm là Phật thì tâm vốn chẳng vọng, đâu thể khởi tâm nhận tâm là vọng. Ngươi nếu chẳng sanh tâm động niệm, tự nhiên chẳng vọng. Cho nên nói tâm sanh thì mỗi mỗi pháp sanh, tâm diệt thì mỗi mỗi pháp diệt.

Hỏi :
_Nay khi đang khởi vọng niệm thì Phật ở đâu?
Đáp :
_Ngay khi ngươi giác vọng khởi, giác chính là Phật. Hễ không có vọng niệm thì. Phật cũng không. Tại sao như thế? Vì ngươi khởi tâm tác Phật-Kiến (tri kiến) thì nói có Phật để thành, tác chúng sanh kiến thì nói có chúng sanh để độ. Khởi tâm động niệm đều là chỗ tri kiến của ngươi. Nếu chẳng có tất cả tri kiến thì Phật đâu có xứ sở. Cũng như Văn Thù mới sanh khởi Phật-kiến pháp-kiến liền bị đày đi hai núi Thiết Vi.

Hỏi :
_Nay ngay khi ngộ thì Phật ở đâu?
Đáp :
_Cái hỏi từ đâu đến? Cái giác từ đâu khởi? Động tịnh nói nín, tất cả thanh sắc đều là Phật sự, còn nơi nào tìm Phật? Đâu thể trên đâù lại thêm đầu, trên miệng laị thêm miệng. Nếu chẳng sanh tri kiến khác biệt thì núi là núi, sông là sông, tăng là tăng, tục là tục. Sơn hà đại địa, nhật nguyệt tinh tú, trọn chẳng ở ngoài tâm ngươi. Đại thiên thế giới đều là cái tự kỷ của ngươi, chỗ nào còn vật này vật nọ? Ngoài tâm chẳng pháp, đầy mắt núi xanh. Cả hư không thế giới rõ ràng chẳng có mảy may để cho ngươi làm kiến giải. Nên nói tất cả thanh sắc đều là huệ nhãn của Phật.

Pháp chẳng tự khởi, nhờ cảnh mới sanh. Vì tiếp vật độ sanh mới nói có nhiều trí tuệ. Thực ra suốt ngày nói đâu từng nói, suốt ngày nghe đâu từng nghe, cho nên Phật Thích Ca bốn mươi chín năm thuyết pháp chưa từng nói một chữ là vậy.

Hỏi :
_Nếu như thế chỗ nào là Bồ-Đề?
Đáp :
_Bồ-Đề chẳng có chỗ. Phật cũng chẳng đắc Bồ-Đề, chúng sanh cũng chẳng mất Bồ-Đề. Chẳng thể dùng thân đắc, chẳng thể dùng tâm cầu. Tất cả chúng sanh tức là tướng Bồ-Đề.

Hỏi :
_Làm sao phát Bồ-Đề tâm?
Đáp :
_Bồ-Đề vô sở đắc, nay ngươi hãy phát tâm vô sở đắc, quyết định chẳng đắc một pháp tức là Bồ-Đề tâm. Bồ-Đề chẳng có chỗ trụ cho nên chẳng có kẻ đắc, nên Phật Thích Ca nói :"Ta ở nơi Phật Nhiên Đăng chẳng có chút pháp nào để đắc mới được thọ ký thành Phật". Đã biết rõ tất cả chúng sanh vốn là Bồ-Đề, không nên lại đắc thêm Bồ-Đề. Nay ngươi nghe nói phát Bồ Đề tâm thì muốn dùng tâm đi học để thành Phật, dẫu cho ngươi trải qua ba vô số kiếp tu cũng chỉ được cái báo thân, hóa thân Phật còn đối với cái bản nguyên tự tánh Phật của ngươi chẳng dính dáng gì cả. Nên nói cầu Phật hữu tướng bên ngoài đâu bằng Phật của chính ngươi.

Lại nói pháp ấy bình đẳng chẳng có cao thấp gọi là Bồ-Đề. chính cái tâm bổn nguyên thanh tịnh này với chúng sanh chư Phật, thế giới sơn hà, hữu tướng vô tướng, khắp mười phương cõi, tất cả bình đẳng, chẳng có tướng ta tướng ngươi. Cái tâm bổn nguyên thanh tịnh này thường tự tròn đầy sáng tỏ chiếu soi khắp nơi, người đời chẳng ngộ chỉ nhận kiến văn giác tri là tâm, bị kiến văn giác tri che khuất cho nên chẳng thấy cái bản thể tinh diệu sáng tỏ. Nếu ngay đó vô tâm thì bản thể tự hiện như mặt trời trên hư không chiếu khắp mười phương chẳng gì chướng ngại. Người học đạo chớ nên chỉ nhận kiến văn giác tri, động tác làm việc, cho đó là tâm, cũng chớ nên bỏ hẳn kiến văn giác tri khiến cho đường tâm bị bít tuyệt chẳng có chỗ nhập. Hãy ngay nơi kiến văn giác tri nhận bản tâm, nhưng bản tâm chẳng thuộc kiến văn giác tri cũng chẳng lìa kiến văn giác tri. Chớ nên ở nơi kiến văn giác tri sanh khởi kiến giải, nghĩa là chớ ở nơi kiến văn giác tri động niệm. Cũng chớ lìa kiến văn giác tri tìm tâm, cũng chớ bỏ kiến văn giác tri lấy pháp. Bất tức bất ly, chẳng trụ chẳng chấp,tung hoành tự tại đều là đạo tràng.

Nếu muốn biết yếu quyết chỉ cần ở nơi tâm chớ dính mắc một vật. Kinh nói chân pháp thân của Phật cũng như hư không, ấy là dụ pháp thân tức hư không,hư không tức pháp thân. Người thường cho pháp thân khắp nơi hư không, nói trong hư không hàm chứa pháp thân, chẳng biết pháp thân tức là hư không, hư không tức là pháp thân vậy. Nếu nhất định nói có hư không, hư không chẳng phải pháp thân, nếu nhất định nói có pháp thân, pháp thân chẳng phải hư không, ấy là bệnh lớn. Khi thấy hư không chớ cho là hư không, hư không tức pháp thân, nhưng cũng chớ chấp cho là pháp thân. Vì pháp thân tức hư không, hư không với pháp thân chẳng khác tướng, Phật với chúng sanh chẳng khác tướng, sanh tử với niết bàn chẳng khác tướng, phiền não với bồ đề chẳng khác tướng. Lìa tất cả tướng tức là Phật.

Phàm phu chấp cảnh, ngoại đạo chấp tâm, tâm cảnh đều quên, mới là chân pháp. Quên cảnh còn dễ, quên tâm rất khó. Người thường chẳng dám quên tâm, e sợ đọa vào rỗng không, chẳng chỗ đứng chân. Chẳng biết Không vốn chẳng không, chỉ là nhất chân pháp giới mà thôi.

Hỏi :
_Thấy tánh là thề nào?
Đáp :
_Tánh tức là thấy, thấy tức là tánh, chẳng thể lấy tánh thấy thêm tánh. Nghe tức là tánh, chẳng thể lấy tánh nghe thêm tánh. Chỉ vì ngươi cho là có cái tánh thấy, nghe, tánh ấy năng thấy, năng nghe, nên mới có những pháp đồng, dị sanh khởi.

Kinh nói rõ ràng cái sở thấy đó chính là tánh ngươi rồi chẳng thể thấy nữa, nếu thấy nữa tức là ngươi ở trên đầu lại sanh thêm đầu. Trong kinh nói rõ ràng đủ thứ hạt châu trong mâm, lớn thì tròn theo lớn, nhỏ thì tròn theo nhỏ, mỗi mỗi chẳng biết nhau , mỗi mỗi chẳng ngại nhau. Những hiện tượng thế giới lúc khởi chẳng nói ta khởi, lúc diệt chẳng nói ta diệt, cho nên tứ sinh lục đạo chưa có pháp nào chẳng trụ như thời.

Lược Giải
Tứ sanh lục đạo chưa có pháp nào chẳng trụ như thời :
Kinh Pháp Hoa nói :
Pháp đó trụ ngôi pháp
Thế gian tướng thường trụ.

Nghĩa là pháp nào trụ theo ngôi pháp đó, cũng như pháp sanh trụ ngôi sanh, pháp diệt trụ ngôi diệt. Tướng thế gian sanh diệt từng sát na, những pháp sanh diệt ấy trụ theo thời điểm của sát na đó, cho nên nói chưa có pháp nào chẳng trụ như thời.

Lại chúng sanh chẳng thấy Phật, Phật chẳng thấy chúng sanh tứ quả chẳng thấy tứ hướng (1),tứ hướng chẳng thấy tứ quả, tam hiền thập thánh chẳng thấy Đẳn Giác Diệu Giác, Đẳng Giác Diệu Giác chẳng thấy tam hiền thập thánh, cho đến thủy chẳng thấy hỏa, hỏa chẳng thấy thủy, địa chẳng thấy phong, phong chẳng thấy địa, chúng sanh chẳng nhập pháp giới, chư Phật chẳng xuất pháp giới, cho nên pháp tánh chẳng khứ lai, chẳng năng sở. Tánh đã như thế vì sao còn nói ta thấy ta nghe?
Thiện tri thức thuyết pháp cho ta, chư Phật ra đời thuyết pháp cho chúng sanh, đều muốn chúng ta ngay đó khế ngộ tánh này. Ca-Chiên-Diên chỉ vì dùng tâm sanh diệt để truyền pháp thực tướng nên bị Duy-Ma-Cật quở. Kinh nói rõ ràng tất cả pháp vốn chẳng có trói đâu cần mở nó, vốn chẳng có nhiễm đâu cần tịnh nó. Nên nói :" Thực tướng như thế há có thể thuyết ư!".

Ghi chú:
(1)Tứ Hướng : Từ nhân hướng đến quả gọi là hướng, như từ sơ cơ hướng đến sơ quả, từ sơ quả hướng đến nhị quả, nhị quả hướng đến tam quả, tam quả hướng đến tứ quả, gọi là tứ hướng.

Nay ngươi chỉ tự lập tâm thị phi, tâm nhiễm tịnh, học được một tri một giải, đi dạo khắp thiên hạ tự đắc khoe tài gặp ai cũng muốn làm thầy cho họ. Thực ra thì ai có tâm có mắt, ai mạnh ai yếu ? Nếu chấp như thế thì cách xa như trời với đất, còn nói gì thấy tánh!
Hỏi :
_Đã nói tánh tức thấy, thấy tức tánh, thế thì tánh tự chẳng chướng ngại, chẳng giới hạn. Tại sao cách vật thì không thấy? Lại ở nơi hư không, gần thì thấy, xa thì không thấy, ấy là tại sao?
Đáp : Ấy là vọng sanh dị kiến (cái thấy có khác) của ngươi. Nếu nói cách vật chẳng thấy hoặc thấy có xa gần, thì nói bản tánh có cách ngại. Thật ra đều chẳng dính dáng, vì bản tánh phi kiến phi bất kiến, pháp cũng phi kiến phi bất kiến, nếu ngươi thấy bản tánh cùng khắp không gian thời gian thì ở đâu chẳng phải bản tánh của ngươi. Cho nên lục đạo tứ sinh sơn hà đại địa đều là tánh thể trong sạch sáng tỏ của ta. Nên nói thấy sắc thì thấy tâm, sắc tâm chẳng khác, chỉ vì chấp tướng đuổi theo kiến văn giác tri, nếu xóa bỏ vật trước mắt mới cho là chứng đắc, ấy là đọa vào kiến giải y-thông (dựa theo thần thông ) của người nhị thừa. Còn nói trong hư không gần thì thấy xa thì chẳng thấy, ấy là thuộc về ngoại đạo. Kinh nói rõ ràng :"chẳng trong cũng chẳng ngoài, chẳng gần cũng chẳng xa". Gần mà chẳng thể thấy ấy là tánh của vạn vật (như lông mi ở sát ngay mắt mà mắt không thấy). Gần còn chẳng thể thấy huống là nói xa mà chẳng thấy, vậy có ý nghĩa gì đâu?
Hỏi :
_Phật hết sạch vô minh chăng?
Đáp :
_Vô minh tức là chỗ đắc đạo của tất cả chư Phật cho nên nói duyên khởi là đạo tràng, vì có vô minh mới có đắc đạo. Sở thấy một trần một sắc đều hợp với lý tánh vô biên, giở chân đặt chân chẳng lìa đạo tràng. Nói đạo tràng tức là vô sở đắc, ta nói với ngươi ngay cái vô sở đắc đó gọi là tọa đạo tràng.

Hỏi :
_Nói vô minh là sáng hay là tối?
Đáp :
_Chẳng sáng chẳng tối. Sáng tối là pháp sanh diệt, vô minh lại chẳng sáng cũng chẳng tối. Nói chẳng sáng vì tự tánh vốn minh, do chấp tâm sanh ra phân biệt mới có minh với vô minh. Lời nói chẳng sáng chẳng tối này đã nhiễu loạn biết bao nhiêu con mắt của thiên hạ! Nên kinh nói :"Giả sử khắp thế gian, đều như Xá Lợi Phất, tận sức cùng suy lường, chẳng thể thấu trí Phật".

Trí huệ Phật là trí huệ vô ngại, siêu việt hư không, chẳng có chỗ cho ngươi luận bàn. Cũng như đại thiên thế giới rất rộng lớn có một Bồ Tát chỉ bước một bước thì qua khỏi, nhưng cũng chẳng ra khỏi một lỗ chân lông của Phổ Hiền. Vậy ngươi nay lấy bản lĩnh gì mà muốn học nó.

Hỏi :
_Đã là học không được tại sao còn nói " về cội tánh chẳng hai, phương tiện có nhiều lối " là thế nào?
Đáp :
_"Về cội tánh chẳng hai" nghĩa là : thực tánh của vô minh tức là Phật tánh. "Phương tiện có nhiều lối" nghĩa là: sở thấy của bậc thánh có nhiều lối khác nhau, bậc Thanh Văn thấy vô minh sanh vô minh diệt, bậc Duyên Giác chỉ thấy vô minh diệt chẳng thấy vô minh sanh, niệm niệm chứng tịch diệt, còn chư Phật thì thấy chúng sanh suốt ngày sanh mà vô sanh, suốt ngày diệt mà vô diệt, vô sanh vô diệt tức là quả Đại Thừa cho nên nói :" Quả mãn Bồ-Đề viên, hoa khai thế giới khởi.

Giở chân là Phật, đặt chân là chúng sanh. Nói chư Phật lưỡng túc tôn nghĩa là lý túc, sự túc, chúng sanh túc, sanh tử túc, tất cả đều túc. Túc nên chẳng cầu, nay ngươi niệm niệm muốn học Phật tức là chê bai chúng sanh. Nếu chê bai chúng sanh tức là phỉ báng mười phương chư Phật. Cho nên Phật ra đời cầm đồ trừ phẩn để trừ phẩn của hý luận, chỉ là bảo ngươi trừ bỏ cái tâm ham học ham thấy từ xưa nay. Hễ trừ hết sạch thì chẳng đọa hý luận cũng gọi là đem phẩn ra, nghĩa là bảo ngươi chẳng sanh tâm. Tâm nếu chẳng sanh tự nhiên thành người đại trí, quyết định chẳng phân biệt Phật với chúng sanh. Tất cả đều chẳng phân biệt mới được vào cửa Tào Khê ta. Nên bậc Thánh nói :"Nếu hành pháp môn ta, phải biết ta lấy vô hành làm pháp môn của ta. Pháp môn này gọi là nhất tâm môn (cửa một tâm). Mọi người đến cửa này đều chẳng dám vào nên chẳng đắc đạo. Chẳng phải không ai đắc chỉ là ít người đắc. Kẻ đắc tức là Phật".

Người học đạo trước tiên nên bỏ các duyên tạp học, quyết định chẳng cầu, quyết định chẳng chấp, nghe pháp thâm sâu giống như gió thoảng qua lỗ tai, qua rồi thì thôi chẳng truy tầm nữa, ấy mới gọi là thâm sâu. Tức là vào Như Lai Thiền, lìa "sanh Thiền tưởng"(sanh tâm cho là Thiền gọi là sanh Thiền tưởng). Tổ Sư từ xưa nay chỉ truyền một tâm, chẳng có hai Phật, chỉ thẳng tâm ngươi tức là Phật, đốn siêu Đẳng Giác Diệu Giác. Chỉ một tâm bản niệm, quyết định chẳng chảy ra niệm thứ hai mới vào được thiền môn ta. Pháp vốn như thế, các ngươi đối với chỗ này tính làm sao mà học? Cho nên nói khi tâm tính muốn thì bị ma của tâm tính muốn trói buộc, khi tâm chẳng tính muốn lại bị ma của tâm chẳng tính muốn trói buộc, ma chẳng từ ngòai đến, từ tự tâm ngươi ra. Chỉ có Bồ -Tát-Vô-Thần-Thông dấu tích chẳng thể tìm. Trong bất cứ lúc nào, nếu tâm cho là thường tức là ngoại đạo thường kiến, nếu xem tất cả pháp không, trụ nơi không kiến, tức là ngoại đạo đoạn kiến. Cho nên nói tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Ấy còn là đối với người tà kiến ngoại đạo mà nói. Nếu nói pháp thân là qủa cùng tột, ấy còn là đối với tam hiền thập thánh mà nói. Nên Phật phải đoạn dứt hai thứ ngu, một là vi tế sở tri ngu, hai là cực vi tế sở tri ngu. Phật đã như thế còn nói gì đến Đẳng Giác Diệu Giác nữa.

Nay mọi người chỉ muốn sáng, không muốn tối, chỉ muốn cầu ngộ không muốn phiền não vô minh, cứ cho Phật là giác, chúng sanh là vọng. Nếu sanh kiến giải như thế thì muôn ngàn kiếp phải chịu luân hồi lục đạo không thể đoạn dứt được. Tại sao vậy? Vì phỉ báng bổn nguyên tự tánh của chư Phật. Kinh nói rõ ràng :" Phật cũng chẳng sáng, chúng sanh cũng chẳng tối vì pháp chẳng sáng tối, Phật cũng chẳng mạnh, chúng sanh cũng chẳng yếu, vì pháp chẳng mạnh yếu, Phật cũng chẳng trí, chúng sanh cũng chẳng ngu, vì pháp chẳng trí ngu ". Tất cả chỉ vì ngươi tự đắc khoe tài, ló đầu ra cho là hiểu thiền hiểu đạo, không biết rằng mở miệng ra liền mắc bệnh, chẳng nói gốc chỉ nói ngọn, chẳng nói mê chỉ nói ngộ, chẳng nói thể chỉ nói dụng. Thực ra đâu có chỗ để cho ngươi luận bàn, vì tất cả pháp xưa vốn chẳng có, nay cũng chẳng không, duyên khởi chẳng có, duyên diệt chẳng không. Bản thể cũng chẳng có, vì bản thể tức phi bản thể, tâm cũng chẳng tâm vì tâm tức phi tâm, tướng cũng chẳng tướng, vì tướng tức phi tướng. Cho nên nói :"Vô pháp vô bản tâm, mới hiểu tâm tâm pháp, pháp tức phi pháp, phi pháp tức pháp, vô pháp vô phi pháp, nên gọi tâm tâm pháp".

Thình lình sanh khởi một niệm liễu tri như huyễn như hóa liền chảy vào Phật quá khứ. Phật quá khứ lại chẳng có, Phật vị lai lại chẳng không,lại cũng chẳng gọi là Phật vị lai. Hiện tại niệm niệm chẳng trụ cũng chẳng gọi là Phật hiện tại. Nếu khi chư Phật sanh khởi không nên cho đó là giác, là mê, là thiện, là ác, không được chấp trước chướng ngại nó, đoạn dứt nó. Như một niệm bỗng khởi,ngàn lớp cửa khóa khóa chẳng được, muôn sợi dây cột cột chẳng được. Nếu đã như thế sao lại còn muốn diệt nó, ngưng nó. Kinh nói rõ ràng : Cái thức huyễn hóa của ngươi, ngươi làm sao tính muốn đọan dứt nó, dụ như dương diệm (1),ngươi nói gần thì mười phương thế giới tìm chẳng được, ngươi nói xa thì lúc xem lại ngay trước mắt, ngươi muốn đuổi theo, nó lại rời xa, ngươi muốn tránh nó thì nó trở lại đuổi theo ngươi. Lấy chẳng được, bỏ cũng chẳng được. Nếu pháp đã như thế thì nên biết tất cả pháp tánh tự nó vốn như vậy thì chẳng cần lo âu cho nó. Cũng như nói tiền niệm là phàm hậu niệm là thánh, như bàn tay trở qua lật lại ấy còn là giáo lý cao tột của tam thừa. Nếu theo thiền tông ta thì tiền niệm cũng chẳng phải phàm, hậu niệm cũng chẳng phải thánh, tiền niệm chẳng phải Phật, hậu niệm chẳng phải chúng sanh. Cho nên nói : tất cả sắc là sắc Phật, tất cả thanh là thanh Phật. Hễ đề ra một lý thì tất cả lý đều vậy, thấy một sự là thấy tất cả sự, thấy một tâm là thấy tất cả tâm, thấy một đạo là thấy tất cả đạo. Tất cả nơi không nơi nào chẳng phải đạo. Thấy một trần như vầy thì mười phương thế giới núi sông đất đai đều vậy. Thấy một giọt nước tức là thấy tất cả nước trong mười phương thế giới.

(1)Ghi chú
Như phản ảnh của ánh sáng mặt trời rọi trên mặt đất, ở xa trông như có nước, đến gần thì không có gì cả, gọi là dương diệm.

Lại nữa, thấy tất cả pháp tức thấy tất cả tâm. Tất cả pháp vốn không, tâm thì chẳng không, chẳng không tức diệu hữu, hữu cũng chẳng hữu, chẳng hữu tức hữu, ấy là chân không diệu hữu. Nếu tất cả pháp đã như thế thì mười phương thế giới chẳng ra ngoài một tâm của ta, tất cả quốc độ cũng chẳng ra ngoài một niệm của ta. Nếu vậy thì còn nói gì trong với ngoài. Cũng như tánh mật là ngọt thì tất cả mật đều vậy, chẳng thể cho mật này ngọt mật kia đắng. Đâu có việc như thế! Cho nên nói :" Hư không chẳng trong ngoài, pháp tánh tự như vậy, hư không chẳng chính giữa, pháp tánh tự như vậy". Vậy thì chúng sanh tức Phật, Phật tức chúng sanh, chúng sanh với Phật vốn đồng một thể. Sanh tử niết bàn,hữu vi vô vi vốn đồng một thể. Thế gian xuất thế gian cho đến lục đạo tứ sanh, sơn hà đại địa, hữu tánh vô tánh cũng đồng một thể. Dù nói là đồng nhưng danh tướng đều không, hữu cũng không, vô cũng không, hằng sa thế giới trọn là một không. Nếu pháp đã như thế thì nơi nào có Phật độ chúng sanh, nơi nào có chúng sanh được Phật độ. Tại sao vậy? Tại tánh của vạn pháp vốn tự như vậy. Nếu cho là tự nhiên thì đọa vào ngọai đạo tự nhiên, nếu cho là vô ngã và ngã sở thì đọa vào ngôi tam hiền thập thánh. Nay ngươi sao lại muốn đem thước kẻ để đo lường hư không.

Kinh nói rõ ràng : Pháp với pháp chẳng đến với nhau vì pháp tự tịch diệt. Ngay đó tự trụ, ngay đó tự chân. Vì thân không nên gọi pháp không, vì tâm không nên gọi tánh không, thân tâm đều không nên gọi pháp tánh không. Cho đến học thuyết ngàn lối khác biệt đều chẳng lìa bản tâm của ngươi. Nay nói những danh từ Bồ-Đề, Niết-Bàn, Chân Như, Phật Tánh, Nhị Thừa,Bồ Tát đều là đem lá cây vàng cho là vàng ròng để lừa gạt trẻ con, cũng như nắm tay không khi mở ra thì tất cả trời người đều thấy trong bàn tay chẳng có một vật. Nên Lục Tổ nói :"Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai". Bổn lai đã vô vật thì tam tế (quá khứ, hiện tại, vị lai) vốn chẳng có, người học đạo nên thẳng tay đâm vào ngay đó ngộ ý này mới được.

Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ đến trải qua bao nhiêu quốc độ chỉ tìm được một mình Huệ-Khả mật truyền tâm ấn. Nói ấn là ấn chứng bản tâm của ngươi, lấy tâm ấn pháp, lấy pháp ấn tâm, tâm đã như thế, pháp cũng như thế. Đồng thực tế, đẳng pháp tánh, trong pháp tánh đã là không thì ai là người thọ ký, ai là người thành Phật, ai là người đắc pháp. Kinh nói rõ ràng Bồ Đề chẳng thể dùng thân đắc, vì thân vốn vô tướng, chẳng thể dùng tâm đắc, vì tâm vốn vô tướng, chẳng thể dùng tánh đắc, vì tánh tức là bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật, nên chẳng thể đem Phật để đắc thêm Phật, chẳng thể đem vô tướng để đắc thêm vô tướng, chẳng thể đem không để đắc thêm không, chẳng thể đem đạo để đắc thêm đạo. Vốn vô sở đắc, cái vô đắc cũng bất khả đắc, cho nên nói : Vô nhứt pháp khả đắc. Nếu có đắc tức là trên đầu lại mọc thêm đầu.

Nay chỉ bảo ngươi liễu đạt bản tâm, ngay khi liễu đạt rồi cũng chẳng thấy tướng liễu hay chẳng liễu. Cái pháp liễu này cũng bất khả đắc, kẻ đắc tức đắc, kẻ đắc chẳng tự biết, kẻ chẳng đắc cũng chẳng tự biết. Cái pháp như thế từ xưa đến nay đâu có mấy người được biết nên nói khắp thiên hạ kẻ quên mình đâu có mấy ai? Nay những người ở nơi một cơ một cảnh, một kinh một giáo, một thế một thời, một danh một tự, ở trước cửa lục căn mà lãnh hội được, những người ấy so với người múa rối đâu có khác.

* Lược giải
Chư Tổ nói " Y văn giải nghĩa tam thế Phật oan ". Vì lời nói của chư Phật, chư Tổ chỉ là phương tiện tạm thời, nghĩa là tùy bệnh cho thuốc, ý của Phật chẳng phải ở trong văn tự. Nếu cứ y theo lời văn, rồi đem ý mình (vọng tâm) mà tìm hiểu thì nghịch với ý Phật, tức là làm oan cho Phật.

Giả sử nếu có một ngừơi nào chẳng ở nơi một danh một tướng lập kiến giải thì ta nói khắp mười phương thế giới muốn tìm kẻ như người này trọn chẳng thể được, vì chaüng có người thứ hai để kế thừa ngôi Tổ. Cũng nói dòng Thích Ca thuần nhất vô tạp. Nói tóm lại tất cả tự tánh saün đủ chớ nên tìm cầu nữa, hễ tìm cầu thì liền mất cả thể dụng của chính mình, cũng như kẻ ngu ở trên núi kêu một tiếng, nghe tiếng vang ở dưới núi đáp lại liền chạy xuống núi đi tìm, tìm không được lại kêu một tiếng nữa, nghe tiếng vang trên núi đáp lại rồi lại chạy lên núi tìm. Cứ vậy lên lên xuống xuống tìm mãi trải qua muôn ngàn kiếp, chỉ là một người đuổi theo âm thanh, rốt cuộc thành một người lãng phí cuộc đời sanh tử của chính mình một cách oan uổng. Ngươi phải biết vô thanh tức vô tiếng vì niết bàn vốn vô thanh vô văn vô tri, tuyệt tông tuyệt tích, kẻ được như thế mới là ở sát cạnh bên Tổ Sư.

Ngài thượng đường rằng :
_Tức tâm là Phật, trên từ chư Phật, dưới đến sâu bọ hàm linh đều có Phật tánh, đồng một tâm thể, nên Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ đến chỉ truyền một tâm pháp, chỉ thẳng tất cả chúng sanh vốn là Phật, chẳng nhờ tu hành, chỉ cần nhận lấy tự tâm, thấy tự bản tánh, chớ nên tìm cầu cái khác. Thế nào là nhận lấy tự tâm? Cũng như cái hiện đang nói năng chính là tâm ngươi, nếu chẳng nói năng lại chẳng tác dụng thì tâm thể giống như hư không, chẳng có tướng mạo cũng chẳng phương sở cũng chẳng phải tuyệt không có, vì có mà chẳng thể thấy, nên Tổ Sư nói :"Tâm địa tức chân tánh, chẳng đầu cũng chẳng đuôi, ứng duyên mà giáo hóa, phương tiện gọi là trí". Nếu khi chẳng ứng duyên chẳng thể nói hay không, đang khi ứng duyên cũng chẳng dấu tích, đã biết như thế nay chỉ cần đi theo đường vô trụ của chư Phật. Kinh nói :"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm".

Tất cả chúng sanh dùng ý căn phan duyên tạo tác, trôi lăn trong lục đạo, sanh tử luân hồi chẳng ngừng, uổng chịu đủ thứ khổ như Duy Ma Cật nói :"Người khó hóa độ tâm như con khỉ phải dùng bao nhiêu thứ pháp kềm chế tâm họ rồi mới điều phục được". Nên nói tâm sanh thì mỗi mỗi pháp sanh, tâm diệt thì mỗi mỗi pháp diệt. Phải biết tất cả các pháp từ trời, người, a tu la cho đến dịa ngục, lục đạo đều do tâm tạo, nay chỉ cần học vô tâm, các duyên bỗng ngưng, chớ sanh vọng tưởng phân biệt, vô nhân vô ngã vô tham sân, vô yêu ghét, vô thắng bại. Chỉ cần trừ bỏ đủ thứ vọng tưởng, bản tánh vốn tự thanh tịnh, tức là tu hành đúng theo Phật pháp, Bồ Đề v.v... Nếu chẳng ngộ ý này dẫu cho ngươi siêng năng học rộng, khổ hạnh tu tập, ăn mặc cực khổ mà chẳng nhận thức tự tâm đều gọi là hạnh tà, đều thành thiên ma ngoại đạo, thủy lục chư thần. Tu hành như thế có ích lợi gì!
Bảo-Chí-Công nói :"Bản thể là tự tâm làm, đâu thể cầu nơi văn tự. Nay chỉ cần nhận thức tự tâm, ngưng nghỉ tư duy, vọng tưởng trần lao tự nhiên chẳng khởi".

Duy Ma Cật nói :"Chỉ để một giường nằm bệnh dụ cho tâm chẳng khởi. Hôm nay nằm bệnh phan duyên đều dứt, vọng tưởng tiêu diệt tức là Bồ Đề ".

Nếu trong tâm lăng xăng tìm hiểu này nọ, dẫu cho ngươi học đến các bậc tam thừa, tứ quả, thập địa, chỉ là ham ngồi trên thánh phàm đối đãi. Chẳng biết chư hạnh đều quy vô thường, thế lực đều có ngày tàn, cũng như bắn tên trên hư không, sức hết thì phải rơi xuống trở lại, vẫn về nơi sanh tử luân hồi. Tu hành như thế là chẳng hiểu ý Phật, uổng chịu cay đắng, sai lầm biết bao Bảo Chí Công nói :"Chưa gặp minh sư ra đời oan uổng pháp thuốc đại thừa".

Bất cứ lúc nào đi đứng nằm ngồi hãy học vô tâm, chẳng còn phân biệt, cũng chẳng nhờ cậy ai và dựa vào nơi nào, chẳng trụ chẳng chấp, suốt ngày thong thả tùy duyên, ngây ngây như người khờ ngốc. Người đời trọn chẳng biết được ngươi, ngươi cũng chẳng cần người ta biết hay không biết. Tâm như tảng đá chẳng có chút kẽ hở, tất cả pháp thấu tâm ngươi chẳng lọt, ngây thơ chẳng dính mắc chỗ nào, như thế mới có ít phần tương ưng, mới thấu qua được cõi tam giới, gọi là Phật ra đời. Tâm tướng vô lậu, gọi là vô lậu trí. Chẳng làm nghiệp trời người, chẳng làm nghiệp địa ngục, chẳng khởi tất cả tâm, các duyên đều chẳng sanh, ngay thân tâm này là người tự do, không phải luôn luôn chẳng sanh, chỉ là tùy ý mà sanh. Kinh nói :" Bồ Đề có Ý-Sanh-Thân" là nghĩa này vậy. Nếu chưa ngộ vô tâm, chấp theo tướng mà tạo tác đều thuộc về nghiệp ma, cho đến làm Phật sự nào cũng đều thành nghiệp, gọi là chướng Phật vì chướng ngại tâm ngươi, bị nhân quả quản thúc, đi ở chẳng có phần tự do. Nên nói :
_Các pháp Bồ Đề vốn chẳng phải có, Như Lai sở thuyết đều là lời của người huyễn hóa, cũng như lá cây vàng cho là vàng ròng để gạt trẻ con cho nín khóc,thực chẳng có pháp gọi là Vô-Thượng Bồ-Đề. Nay nếu đã ngộ ý này thì trong tâm rõ ràng là phải tẩy sạch kiến giải từ xưa nay, đâu cần bận việc lăng xăng, chỉ tùy duyên tiêu nghiệp cũ, chớ tạo thêm nghiệp mới. Kinh Pháp Hoa nói :" Trong hai mươi năm luôn luôn trừ phẩn " là trừ bỏ những kiến giải trong tâm, cũng gọi là quét trừ phẩn của hý luận cho nên nói Như-Lai-Tạng vốn tự không tịch, chẳng còn để lại một pháp nào.

Kinh nói :"Quốc độ chư Phật cũng đều là không ", nếu nói Phật đạo do tu học mà đắc, hoặc ở nơi một cơ một cảnh nhướng mày nháy mắt, vấn đáp ăn khớp cho là khế hội, cho là chứng ngộ lý thiền, kiến giải như thế đối với Phật pháp trọn chẳng dính dáng.

Có kẻ ham làm thầy dạy người, gặp người không hiểu thì nói họ ngu không biết. Nếu họ hiểu đúng ý mình thì trong tâm liền sanh hoan hỉ. Nếu không bằng họ, bị họ hàng phục, cãi không lại họ, liền sanh tâm sân hận, ôm tâm ý như thế để học thiền dẫu cho ngươi ngộ được nhiều đạo lý, ấy chỉ là đắc cái pháp tâm sở, đối với thiền đạo trọn chẳng dính dáng. Cho nên Đạt Ma xoay mặt hướng vách không cho người có chỗ thấy (kiến giải), nên nói :"Quên cơ là Phật đạo, phân biệt là ma vương ". Tánh này dẫu cho ngươi khi mê cũng chẳng mất, khi ngộ cũng chẳng đắc, tự tánh thiện chân vốn chẳng mê ngộ. Hư không khắp mười phương cõi vốn là một tâm thể ta, dẫu cho ngươi vận dụng tạo tác đâu thể lìa khỏi hư không. Hư không vốn chẳng lớn nhỏ, vô lậu vô vi, vô mê vô ngộ, liễu liễu kiến, vô nhất vật, cũng vô chúng sanh vô chư Phật, cách tuyệt số lượng, chẳng có chỗ mảy may để y nhờ dính mắc.

Một dòng nước trong sạch ấy là vô sanh pháp nhẫn của tự tánh, đâu có chỗ để suy lường tính toán. Chân Phật chẳng miệng, không hiểu thuyết pháp, chân thính chẳng tai, ai mà nghe ư!
Lại nói, hễ vô tất cả tâm tức là vô lậu trí, ngươi mỗi ngày đi đứng ngồi nằm, tất cả ngôn ngữ chớ nên dính mắc pháp hữu vi thì nói nín, nháy mắt đều đồng như vô lậu. Nay thời mạt pháp kẻ học thiền đạo phần nhiều đều bị dính mắc tất cả thanh sắc. Tại sao không để cho ta tâm tâm đồng như hư không, như cây khô tảng đá, như tro lạnh lửa tắt, mới có ít phần tương ưng. Nếu chẳng như thế thì ngày sau đều sẽ bị Diêm La Vương tra khảo. Ngươi hãy lìa bỏ các pháp hữu và vô, tâm như mặt trời thường ở tại hư không, ánh sáng tự nhiên chẳng chiếu mà chiếu, ấy là việc ít phí sức biết bao. Khi đó thì chẳng có chỗ để trụ tức là hành cái hạnh của chư Phật, cũng là "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Đây là pháp thân thanh tịnh của ngươi, gọi là vô thượng Bồ Đề. Nếu chẳng ngộ ý này, dẫu cho ngươi học được ngiều tri giải, siêng năng cực khổ tu hành mà chẳng tin tự tâm thì đều gọi là hạnh tà.

Lại nói, nay ngươi bất cứ lúc nào chỉ học vô tâm, lâu ngày sẽ được chứng đắc. Vì sức ngươi còn nhỏ chẳng thể đốn ngộ, phải trải qua năm, mười năm khi cơ duyên đến mới được ngộ nhập.

Vì có tham sân si mới lập giới định huệ, nếu vốn chẳng phiền não thì đâu có Bồ Đề, nên Tổ Sư nói :"Phật thuyết tất cả pháp, vì độ tất cả tâm, ta chẳng tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp". Nơi bản nguyên thanh tịnh Phật chẳng dính mắc một vật. ví như hư không dù dùng vô lượng thất bảo để trang nghiêm đều chẳng thể trụ, Phật tánh đồng như hư không dù dùng vô lượng công đức trí huệ để trang nghiêm cũng chẳng thể trụ. Vì mê bản tánh nên chẳng tự thấy mà thôi. Nói pháp môn tâm địa, vạn pháp đều y tâm này kiến lập, gặp cảnh thì có, lìa cảnh thì không. Chẳng thể ở nơi tánh thanh tịnh sanh ra tri giải để làm cảnh. Những lời nói như định huệ, chiếu soi, công dụng, sáng tỏ, tịch tịch, tỉnh tỉnh, kiến văn giác tri v.v... đều là đem kiến giải làm cảnh, tạm vì người trung hạ căn thuyết thì được, đối với người muốn thân chứng thì chẳng nên có kiến giải như thế.

Nói hai chữ hoá thành nghĩa là từ nhị thừa cho đến thập địa, Đẳng-Giác, Diệu-Giác đều là giáo pháp tùy nghi để tiếp dẫn hậu học, đều thuộc về hóa thành. Nói hai chữ Bảo-Sở là bảo của chân tâm tự tánh bản Phật, bảo này chẳng thuộc tình lượng (tình thức số lượng), chẳng thể kiến lập, vô Phật vô chúng sanh, vô năng vô sở.

Hỏi :
_Đây đã là hóa thành nơi nào là Bảo-Sở?
Đáp :
_Bảo-Sở chẳng thể chỉ, chỉ được thì có phương sở, chẳng phải chân Bảo-Sở vậy. Nên chỉ có thể nói ở gần mà thôi, chẳng thể nói lời nhứt định, cần nên thể cứu, ngay đó tự khế ngộ mới được.

Nói xiển đề là kẻ lòng tin chẳng đầy đủ vậy. Tất cả chúng sanh trong lục đạo cho đến nhị thừa chẳng tin có quả Phật đều gọi là xiển đề đoạn dứt thiện căn; những Bồ-Tát tin chắc có Phật pháp, chẳng thấy có đại thừa tiểu thừa, Phật với chúng sanh đồng một pháp tánh, gọi là xiển đề thiện căn.

Người thường cho là cảnh chướng ngại tâm, sự chướng ngại lý, cứ muốn tránh cảnh để an tâm, bỏ sự để lập lý, chẳng biết thực ra là tâm chướng ngại cảnh, lý chướng ngại sự. Hễ khiến tâm không thì cảnh tự không, hễ cho lý tịch thì sự tự tịch, chớ nên dụng tâm điên đảo vậy. Nhiều người thường chẳng chịu cho tâm không vì e sợ đọa nơi rỗng không, chẳng biết tự tâm vốn không *.Kẻ ngu trừ sự chẳng trừ tâm, người trí trừ tâm chẳng trừ sự.

* Ghi chú
Tâm không : Tâm không là bản thể của Tâm, chẳng thể thêm bớt. Nếu nói "Tri" thì là thêm, nói "Vô Tri" thì là bớt, vì Tri và Vô Tri là có năng sở đối đãi, thuộc về pháp sanh diệt, chẳng phải Tự Tánh vốn tịch diệt.

Tâm của Bồ Tát như hư không, tất cả đều xả, làm nhiều phước đức đều chẳng tham nhiễm. Nhưng xả có ba bậc; thân tâm trong ngoài tất cả đều xả cũng như hư không không có lấy bỏ, rồi tùy nghi ứng vật, năng sở đều quên, ấy là đại xả; nếu một bên vừa hành đạo bố đức một bên vừa xả, chẳng có tâm hy vọng gì, ấy là trung xả; nếu rộng tu phước thiện, có sở hy vọng, nghe pháp biết vạn vật tánh không mới chẳng chấp trước, ấy là tiểu xả. Đại xả như đèn đuốc ở trước chẳng còn mê ngộ, trung xả như đèn đuốc ở một bên hoặc sáng hoặc tối, tiểu xả như đèn đuốc ở phía sau chẳng thấy hầm hố. Tâm Bồ Tát như hư không là tất cả đều xả. Tâm quá khứ bất khả đắc thì quá khứ xả, tâm hiện tại bất khả đắc thì hiện tại xả, tâm vị lai bất khả đắc thì vị lai xả, nên nói tam thế đều xả.

Từ hồi Như Lai phó pháp cho Ca Diếp, lấy tâm ấn tâm, tâm tâm chẳng khác. Nếu ấn nơi không thì ấn chẳng thành văn, nếu ấn nơi vật thì ấn chẳng thành pháp, nên dùng tâm ấn tâm, tâm tâm chẳng khác. Năng ấn sở ấn đều khó khế hội nên kẻ đắc rất ít. Nhưng tâm tức là vô tâm, đắc tức là vô đắc.

Phật có tam thân : Pháp thân nói về pháp hư thông (trống rỗng thông đạt) của tự tánh, Báo thân nói về tất cả pháp thanh tịnh, Hóa thân nói về pháp lục độ vạn hạnh. Pháp thân thuyết pháp chẳng thể dùng ngôn ngữ âm thanh văn tự hình tướng để cầu, vô sở thuyết vô sở chứng, tự tánh hư thông mà thôi, nên nói :"Vô pháp khả thuyết gọi là thuyết pháp". Báo thân, Hóa thân đều tùy cơ cảm ứng mà hiện, pháp sở thuyết cũng tùy theo căn cơ để giáo hóa chúng sanh, đều chẳng phải chân pháp nên nói :"Báo, Hóa chẳng phải chân Phật, cũng chẳng phải kẻ thuyết pháp".

Hỏi :
_Bổn lai vô nhất vật, vậy vô vật là đúng chăng?
Đáp :
_Vô cũng chẳng đúng. Bồ Đề chẳng có chỗ đúng cũng chẳng phải vô tri giải.

Hỏi :
_Như hư không trước mắt đây là cảnh chăng? Há chẳng phải đối cảnh thấy tâm ư?
Đáp :
_Tâm nào cho ngươi hướng trên cảnh để thấy? Dẫu ngươi thấy được chỉ là cái tâm soi cảnh, như người lấy gương soi mặt, dẫu cho được thấy mặt mày rõ ràng chẳng qua chỉ là bóng tượng, đâu có dính dáng với ngươi.

Hỏi :
_Nếu chẳng nhờ nhân mà chiếu soi thì lúc nào mới được thấy?
Đáp :
_Nếu nói nhờ nhân thì phải nhờ vật, vậy đến lúc nào mới hết? Ngươi há chẳng nghe Cổ Đức nói :"Đưa tay trình ông chẳng một vật. Đâu cần lao nhọc thuyết ngàn lối" hay sao?
Hỏi :
_Nếu biết rồi thì chiếu soi cũng vô vật chăng?
Đáp :
_Nếu là vô vật thì đâu cần chiếu soi. Ngươi chớ nên mở mắt mà nói sàm. Nếu sanh kiến giải cho là Phật thì bị Phật chướng, cho là chúng sanh thì bị chúng sanh chướng, cho là phàm là thánh, là tịnh là uế, đều thành chướng cả. Vì chướng tâm ngươi nên thành luân chuyển.

Mười phương chư Phật thật ra chẳng có một chút pháp để đắc, gọi là Vô-Thượng Bồ-Đề. Ấy chỉ là một tâm, thật chẳng tướng khác. Chẳng có thắng bại đối đãi, chẳng thắng nên chẳng có tướng Phật, chẳng bại nên chẳng có tướng chúng sanh.

Hỏi :
_Tâm đã vô tướng há chẳng có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp để độ chúng sanh ư?
Đáp :
_Ba mươi hai tướng thuộc về tướng, "Phàm có tướng đều là hư vọng". Tám mươi vẻ đẹp thuộc về sắc,"nếu dùng sắc thấy ta, người ấy hành đạo tà, chẳng thể thấy Như Lai".

Hỏi :
_Vô biên thân Bồ-Tát tại sao chẳng thấy đảnh tướng của Như Lai?
Đáp :
_Thực chẳng có gì để thấy. Tại sao? Vì vô biên thân Bồ Tát tức là Như Lai. Chỉ bảo ngươi chẳng cho là Phật kiến thì chẳng lọt vào Phật biên, chẳng cho là chúng sanh kiến thì chẳng lọt vào chúng sanh biên, chẳng cho là hữu kiến thì chẳng lọt vào hữu biên, chẳng cho là vô kiến thì chẳng lọt vào vô biên, chẳng cho là phàm kiến thì chẳng lọt vào phàm biên, chẳng cho là thánh kiến thì chẳng lọt vào thánh biên. Hễ dứt sạch tất cả tri kiến tức là vô biên thân vậy. Nếu có chỗ kiến tức là ngoại đạo vì ngoại đạo ham thích tri kiến. Bồ Tát ở nơi tri kiến mà chẳng động.

Như Lai tức là các pháp như nghĩa, cho nên nói Di Lặc cũng là Như, thánh hiền cũng là như, như tức vô sanh, như tức vô diệt, như tức vô kiến, như tức vô văn. Đảnh tướng của Như Lai tức là viên kiến, cũng chẳng thật có viên kiến nên chẳng lọt viên biên, nên nói "thân Phật vô vi, chẳng đọa số lượng", tạm dùng hư không để thí dụ :"Viên (tròn) đồng thái hư chẳng thiếu chẳng dư". Hàng ngày vô sự, đối cảnh chớ nên phân biệt. Phân biệt liền lọt vào ý thức, trôi lăn trên biển ý thức thì chẳng thể chứng ngộ.

Người học đạo chớ chấp tứ đại làm thân, tứ đại vô ngã, ngã cũng vô chủ, phải biết thân này vô ngã cũng vô chủ. Người học đạo chớ chấp ngũ uẩn làm tâm. Ngủ uẩn vô ngã cũng vô chủ. Phải biết tâm này vô ngã cũng vô chủ. Lục căn, lục trần, lục thức hòa hợp sanh diệt nghĩa cũng như thế. Vậy thập bát giới đã không thì tất cả đều không, chỉ có bản tâm trong sạch khắp nơi.

Người học Bát Nhã chẳng thấy có một pháp để đắc. Chân thật duy nhất của tam thừa chẳng thể chứng đắc. Nếu nói ta năng chứng năng đắc đều là kẻ tăng thượng mạn. TRên hội Pháp Hoa quay đầu bỏ đi đều là bọn này vậy. Nên Phật nói :"Ta ở nơi Bồ Đề thực vô sở đắc, mặc khế mà thôi".

Con người khi lâm chung hễ quán được ngũ uẩn giai không, tứ đại vô ngã, chân tâm vô thường, bất khứ bất lai, khi sanh tánh cũng chẳng đến, khi chết tánh cũng chẳng đi, trạm nhiên viên tịch,tâm cảnh nhất như, hễ được như thế ngay đó đốn ngộ, thì chẳng bị tam thế trói buộc, tức là người xuất thế gian vậy. Cần thiết là chớ nên có một hào ly xu hướng cũng như thấy tướng thiện, chư Phật đến rước và nhiều cảnh đẹp hiện tiền, cũng chẳng có ý đi theo, hoặc thấy những tướng hung ác cũng chẳng sanh tâm khiếp sợ. Hễ tự quên tâm, đồng nơi pháp giới, thì được tự tại, đây tức là tâm yếu.

Chỉ cần ngay đó đốn ngộ tự tâm vốn là Phật, chẳng có một pháp để đắc, chẳng có một hạnh để tu, ấy là Vô-Thượng-Đạo.

Hỏi : Kinh Lăng Nghiêm nói :
Tiêu điên đảo tưởng từ vô thủy.

Chẳng nhọc nhiều kiếp được pháp thân
là thế nào?
Đáp :
_Nếu muốn trong ba vô số kiếp tu hành cầu chứng đắc thì dù trải qua hằng sa kiếp cũng chẳng đắc được. Nếu nói trong một sát na kiến tánh chứng đắc pháp thân cũng chỉ là lời nói cao tột của tam thừa. Tại sao vậy? Vì thấy có pháp thân để chứng đắc đều thuộc về pháp bất liễu nghĩa. Thiền Tông này truyền thừa từ xưa đến nay chưa từng bảo người cầu tri cầu giải. Nói hai chữ học đạo chỉ là lời phương tiện tiếp dẫn, thực ra đạo cũng chẳng thể học. Nếu còn ôm cái kiến giải học đạo lại thành mê đạo. Đạo chẳng phương sở gọi là tâm đại thừa. Tâm này chẳng ở trong, ngoài và chính giữa vì thực chẳng phương sở, nên chẳng thể chấp thành tri giải. Tri giải là chỗ tình lượng của ngươi. Nếu tình lượng đã sạch, tâm chẳng phương sở thì đạo này thiên chân vốn chẳng danh tự.

Hỏi :
_Cổ Đức nói :"Tức tâm là Phật", chưa rõ tâm nào là Phật?
Đáp :
_Ông có mấy cái tâm?
Hỏi :
_Tâm phàm là Phật hay tâm thánh là Phật?
Đáp :
_Ông thấy chỗ nào có tâm phàm thánh ư!
Hỏi :
_Trong tam thừa nói có phàm thánh, tại sao Hòa Thượng lại nói không?
Đáp :
_Trong tam thừa nói rõ ràng tâm phàm thánh là vọng, nay ông chẳng hiểu lại chấp thành có, chấp vọng là thật, há chẳng phải vọng ư! Vì vọng nên mê tâm. Ông hễ trừ bỏ thánh cảnh phàm tình thì ngoài tâm đâu còn Phật nào khác. Tổ Sư từ Ấn Độ đến chỉ thẳng tất cả mọi người đều là Phật. Nay ông chẳng biết, chấp phàm chấp thánh, đuổi theo cảnh bên ngoài, lại mê tự tâm, nên Tổ Sư nói với ông "tức tâm là Phật".

Sanh một niệm chấp thật liền đọa luân hồi. Pháp từ vô thủy chẳng khác hôm nay, vì chẳng có pháp khác biệt, nên gọi thành Đẳng Chánh Giác.

Hỏi :
_Lời nói của Hòa Thượng là nghĩa lý gì?
Đáp :
_Còn tìm nghĩa lý gì! Hễ có nghĩa lý liền thành khác biệt.

Hỏi :
_Nãy nói pháp từ vô thủy chẳng khác ngày nay, lý này thế nào?
Đáp :
_Vì muốn tìm nghĩa lý mới thành khác biệt. Ông nếu chẳng tìm thì chỗ nào có khác.

Hỏi :
_Đã là chẳng khác, sao còn nói "Tức tâm là Phật".

Đáp :
_Nếu ông chẳng chấp phàm thánh còn ai nói "tức" tâm. Tức nếu chẳng tức, tâm cũng chẳng tâm. Nếu tâm với tức cùng quên thì ông còn muốn tìm ở nơi nào.

Hỏi :
_Vọng hay chướng tự tâm, nay chưa rõ dùng cách nào để trừ vọng?
Đáp :
_Khởi tâm trừ vọng cũng thành vọng. Vọng vốn chẳng gốc, chỉ vì phân biệt mới có. Ông hễ ở nơi hai chỗ phàm thánh tình chấp tẩy sạch tự nhiên chẳng vọng. Vậy còn muốn trừ nó để làm gì?
Nói tóm lại chẳng có chút gì để dựa, để chấp, gọi là ta xả bỏ hai tay (pháp tương đối), ắt sẽ đắc Phật.

Hỏi :
_Đã chẳng có chỗ dựa, chỗ chấp, thì Tổ Tổ làm sao truyền thừa nhau?
Đáp :
_Dùng tâm truyền tâm.

Hỏi :
_Nếu có tâm truyền nhau sao lại nói tâm cũng không?
Đáp :
_Chẳng đắc một pháp gọi là truyền tâm. Nếu liễu ngộ tâm này tức là vô tâm vô pháp.

Hỏi :
_Nếu vô tâm vô pháp sao gọi là truyền?
Đáp :
_Ông nghe nói truyền tâm tưởng là có pháp để đắc sao!
Tổ Sư nói :
Khi nhận được tâm tánh
Nên nói bất tư nghì
Liễu liễu vô sở đắc
Khi đắc chẳng nói "tri".

Việc này làm sao bảo cho ông hiểu được!
Hỏi :
_Phật độ chúng sanh chăng?
Đáp :
_Thực chẳng chúng sanh cho Như Lai độ. Ngã còn bất khả đắc, phi ngã làm sao đắc. Phật với chúng sanh đều bất khả đắc.

Hỏi :
_Hiện có ba mươi hai tướng tốt và độ chúng sanh sao lại nói không?
Đáp :
_Phàm có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy chư tướng phi tướng tức thấy Như Lai.

Hỏi :
_Hòa Thượng hiện đang thuyết pháp đâu thể nói vô tăng cũng vô pháp?
Đáp :
_Ông nếu thấy có pháp để thuyết tức là " dùng âm thanh cầu ta". Nếu thấy có ta tức là có xứ sở. Thật thì pháp vốn vô pháp, pháp tức là tâm, nên Tổ Sư nói :
Phó chúc tâm pháp này,
Pháp pháp đâu là pháp.

Vô pháp vô bản tâm,
Mới rõ tâm tâm pháp.

Thật chẳng một pháp để đắc gọi là tọa đạo tràng. Nói đạo tràng chỉ là chẳng sanh khởi kiến chấp. Ngộ pháp vốn không gọi là Không-Như-Lai-Tạng.

Xưa nay chẳng một vật
Nơi nào có bụi trần
Nếu thấu rõ ý này
Tự tại chẳng gì bằng.

Hỏi :
_Chư Phật đại từ bi vì chúng sanh thuyết pháp là thế nào?
Đáp :
_Nói Phật đại từ bi là : chẳng thấy có Phật để thành, gọi là Vô-Duyên-Từ, chẳng thấy có chúng sanh để độ, gọi là Đồng-Thể-Bi. Pháp của Phật thuyết vô thuyết vô thị (khai thị), kẻ nghe thuyết pháp vô văn vô đắc. Ví như người huyễn thuyết pháp cho người huyễn, vậy thì có pháp gì để thuyết, ai thuyết, ai nghe?
Ta nghe thiện tri thức khai thị, ngay đó ngộ được tâm từ bi này. Nếu ông khởi tâm động niệm muốn học kiến giải ấy là chẳng ngộ tự tâm, rốt cuộc vô ích.

Hỏi :
_Thế nào là ra khỏi tam giới?
Đáp :
_Thiện ác đều chẳng suy lường, ngay đó liền ra khỏi tam giới. Như Lai ra đời vì phá tam giới. Nếu chẳng tất cả tâm, tam giới cũng chẳng có. Ví như một vi trần đập phá thành trăm phần, chín mươi chín phần là không, một phần là có, thế thì đại thừa cũng chưa thể siêu thoát. Cả trăm phần đều không, đại thừa mới có thể siêu thoát.

Tổ Sư trực chỉ bản tâm bản thể của tất cả chúng sanh vốn là Phật, chẳng nhờ tu thành, chẳng thuộc thứ lớp, chẳng phải minh ám. Vì chẳng phải minh nên nói vô minh, vì chẳng phải ám nên nói vô ám, cho nên kinh nói "Vô vô minh diệt vô vô minh tận" là vậy. Người vào cửa thiền tông ta cần nên để ý. Thấy được như thế gọi là thấy pháp. Vì thấy pháp nên gọi là Phật. Phật với pháp đều không, nên gọi là Tăng, cũng gọi Vô-Vi-Tăng, cũng gọi Nhất-Thể Tam-Bảo.

Kẻ cầu pháp chẳng chấp cầu Phật, chẳng chấp cầu pháp, chẳng chấp cầu Tăng, ưng vô sở cầu. Vì chẳng chấp cầu Phật nên vô Phật, chẳng chấp cầu Pháp nên vô Pháp, chẳng chấp cầu Tăng nên vô Tăng.

Hỏi :
_Thế nào là đạo, thế nào là tu hành?
Đáp :
_Đạo là vật gì mà ông muốn tu hành!
Hỏi :
_Những tông sư ở các nơi kế tiếp nhau dạy tham thiền học đạo là thế nào?
Đáp :
_Ấy là lời tiếp dẫn người hạ căn, không thể lấy làm căn cứ.

Hỏi :
_Đây là lời tiếp dẫn người hạ căn. Vậy chưa rõ tiếp người thượng căn là thuyết pháp nào?
Đáp :
_Nếu là người thượng căn thì đâu còn muốn tìm của người khác. Họ tự mình còn bất khả đắc huống là còn có pháp nào để dính mắc họ.

Hỏi :
_Nếu như thế thì chẳng cần tìm cầu?
Đáp :
_Nếu được vậy thì khỏi phí sức.

Hỏi :
_Như thế tức là trọn thành đoạn tuyệt, tất cả đều "vô" ư?
Đáp :
_Ai bảo nó "vô".Nó là ai mà ông muốn tìm nó?
Hỏi :
_Đã không cho tìm tại sao còn nói chớ đoạn dứt nó?
Đáp :
_Nếu chẳng tìm thì xong rồi, còn ai bảo ông đoạn dứt. Ông thấy hư không trước mắt làm sao đọan dứt được.

Hỏi :
_Pháp này có thể đồng như hư không chăng?
Đáp :
_Hư không lúc nào nói với ông có đồng có khác!? Ta tạm nói như thế, ông liền hướng vào đây sanh kiến giải.

Hỏi :
_Vậy không nên cho người sanh kiến giải ư?
Đáp :
_Ta đâu từng chướng ngại ông. Ông phải biết kiến giải thuộc về tình thức, tình sanh thì trí bị ngăn cách.

Hỏi :
_Hướng vào đây chớ sanh tình phải chăng?
Đáp :
_Nếu chẳng sanh tình còn ai nói phải?
Hỏi :
_Lục Tổ không biết đọc kinh sách sao lại được truyền y làm Tổ. Thần Tú là thủ tọa, làm giáo thọ sư cho cả chúng, giảng được tất cả kinh luận, sao lại chẳng được truyền y?
Đáp :
_Vì Thần Tú có tâm chấp thật, đó là pháp hữu vi, cho là thật có sở tu sở chứng. Còn Lục Tổ chỉ là mặc khế, mặc thọ ý thâm sâu của Như Lai, cho nên được Ngũ Tổ phó pháp.

Ông phải biết bài kệ truyền pháp của Phật rằng :
Bản pháp vốn vô pháp
Vô pháp cũng là pháp
Nay phó chúc vô pháp
Pháp pháp đâu là pháp.

Nếu ngộ ý này mới gọi là kẻ xuất gia, mới là kẻ tu hành. Ông nếu chẳng tin hãy xem việc Thượng Tọa Minh đuổi theo Lục Tổ để đoạt y bát. Lục Tổ hỏi :" Ngươi vì y đến hay vì pháp đến?" Minh nói :"Chẳng vì y đến, chỉ vì pháp đến". Lục Tổ nói : Ngươi tạm nhiếp niệm, thiện ác đều chớ suy nghĩ. Minh vâng lời. Lục Tổ hỏi liền : Chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác, ngay khi ấy thế nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Minh ngay đó hoát nhiên mặc khế, liền lễ bái rằng : Minh ở trong thiền hội Ngũ Tổ oan uổng dụng công ba mươi năm, hôm nay mới biết trước kia là sai. Lục Tổ nói : Đúng thế! Khi ấy Minh mới biết "Tổ Sư trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật", chẳng ở nơi ngôn thuyết. Cũng như A-Nan ba mươi năm làm thị giả của Phật, chỉ vì trí huệ đa văn, lại bị Phật quở rằng :"Ngươi ngàn ngày học huệ chẳng bằng một ngày tu đạo. Nếu chẳng tu đạo, giọt nước cũng khó tiêu".

Hỏi :
_Bậc thánh vô tâm tức là Phật, phàm phu vô tâm lại chìm nơi không tịch chăng?
Đáp :
_Pháp chẳng thánh phàm, cũng chẳng không tịch. Pháp vốn chẳng hữu chớ cho là vô, pháp vốn chẳng vô chớ cho là hữu, vì hữu với vô đều là tình chấp, cũng như huyễn hóa, nên kinh nói :"Kiến văn như huyễn hóa, tri giác là chúng sanh". Trong cửa Tổ Sư chỉ cần ngưng cơ xảo, quên kiến giải, nên nói :"Phân biệt thì Ma Vương thịnh, quên cơ thì Phật đạo thành".

Hỏi :
_Tâm đã vốn là Phật còn tu lục độ vạn hạnh chăng?
Đáp :
_Ngộ ở nơi tâm, chẳng dính dáng với lục độ vạn hạnh. Lục độ vạn hạnh thuộc bên việc giáo hóa độ sinh. Những danh từ như Bồ Đề, Chân Như, Thực Tướng, Giải Thoát, Pháp Thân, cho đến Thập Địa, Tứ Quả, Thánh Vị... đều thuộc về phần hóa độ, chẳng phải tâm Phật. Tâm tức là Phật nên trong tất cả các môn hóa độ thì Phật là bậc nhất. Nếu chẳng có những việc sanh tử, phiền nảo ... thì chẳng cần những pháp Bồ Đề, Giải Thoát.

Hỏi :
_Nếu vô tâm hành đạo này được chăng?
Đáp :
_Vô tâm là đã hành đạo này rồi, còn nói chi được hay không được! Lại bỗng khởi nhất niệm liền thành cảnh, nếu vô nhất niệm tức là :
Cảnh mất tâm tự diệt
Còn gì để truy tìm.

Hỏi :
_Thế nào thì được chẳng lọt giai cấp?
Đáp :
_Suốt ngày ăn cơm chưa cắn một hạt gạo, suốt ngày đi đường chưa đạp một tấc đất, suốt ngày chẳng lìa tất cả việc mà chẳng bị các cảnh mê hoặc, lại thời thời niệm niệm chẳng chấp tất cả tướng, chẳng chấp không gian thời gian, quá khứ chẳng đi, hiện tại chẳng trụ, vị lai chẳng đến, như như bất động an nhiên tự tại, đang khi ấy vô các tướng nhân ngã, như thế mới gọi là người tự tại giải thoát. Nỗ lực! Nỗ lực! Trong cửa này muôm ngàn ngươì chỉ được năm ba người. Nếu không nỗ lực công phu thì có ngày phải chịu tai họa, nên nói :
Nỗ lực liễu ngộ ngay kiếp này
Khỏi chịu tai ương nhiêù kiếp sau.

Hỏi :
_Vốn đã là Phật sao lại còn có tứ sinh lục đạo mỗi mỗi hình dạng chẳng đồng?
Đáp :
_Chư Phật bản thể viên tròn, chẳng thể tăng giảm, chảy vào lục đạo mỗi mỗi đều tròn, ở trong muôn loài mọi mọi là Phật. Ví như một cục thủy ngân phân tán nhiều nơi mỗi mỗi đều tròn, nếu chẳng phân tán chỉ là một cục. Một này là tất cả, tất cả là một. Mỗi mỗi hình dạng dụ như nhà cửa, bỏ nhà thú vào nhà người, bỏ thân người sang thân trời, cho đến những nhà cửa Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát với Phật, đều tại ông có lấy có bỏ nên mới có khác, bản nguyên tự tánh đâu thể có khác.

Niên hiệu Đại Trung, triều Đường,
Ngài viên tịch nơi bổn sơn (núi Hoàng Bá),
được vua sắc phong là Đoạn Tế Thiền Sư
Hết
VÀI HÀNG GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Hòang Bá Thiền Sư pháp danh Hy-Vận, người tỉnh Phúc Kiến. Thủa nhỏ xuất gia tại núi Hoàng Bá, thuộc Hồng Châu. Ngài là đệ tử nối pháp của Tổ Bá Trượng, và là thầy truyền pháp của Tổ Lâm Tế.  Ngài từng được Tổ Bá Trượng khen ngợi là một đệ tử xuất sắc, đại cơ đại dụng hơn cả thầy.

Ngữ lục của ngài đã được một vị sư người Anh dịch ra tiếng Anh và xuất bản năm 1975.

Sau khi viên tịch, ngài được vua Đường Tuyên Tông sắc phong hiệu là Đoạn Tế Thiền Sư. Chính vị vua này thủa nhỏ đi tu, làm sa di, đã từng bị ngài bạt tai để phá cái tâm chấp "Không cần lễ Phật ". Cũng như đệ tử Ngài là Tổ Lâm Tế thì lại phá cái tâm thấp "nhất định phải lễ Phật" của một vị viện chủ, vì Phật Pháp là pháp Bất Nhị, không được chấp vào một bên là còn ở trong vòng tương đối, biên kiến.

Lời dậy bảo của Ngài rất có giá trị đối với người tham thiền.

VIỆT NAM]
E-MAIL: banbientap@thuvienhoasen.org
Hoà Thượng Thích Duy Lực
Thích Đồng Thường Lập Thành Văn Tự
Ngày 6 – 4 đến 12 – 4 – Đinh Sửu (97)
Hỏi:
Hòa thượng ban phước báo cho con được ngồi thiền?
Đáp:
Tôi ban không được, dù Phật Thích Ca cũng không ban được! Các tôn giáo khác cho là ban được, nhưng theo đạo Phật là “người nào ăn nấy no”, tức là người nào tu thì người ấy chứng, gieo nhân gì thì được quả nấy. Cho nên, giết một mạng phải trả một mạng, ăn một cục thịt phải trả một cục thịt. Thật ra, không có ai ban được cả!
Hỏi:
Tụng kinh Pháp Hoa có thể được không?
Đáp:
Kinh nào tụng cũng được, tại sao không được? Kinh nào đều dặn là “tín, thọ, phụng, hành”. Muốn tin thì tụng phải hiểu, rồi lãnh thọ phụng hành (thực hành). Tụng suông mà không thực hành thì giống không tụng. Như con chim két nói tiếng người, nhưng không biết nói cái gì! Tụng kinh không phải trì kinh, trì kinh làm đúng theo ý kinh, tụng chỉ là đọc tụng. Cho nên, bốn chữ liên tiếp là “đọc tụng thọ trì”.

Kinh Pháp Hoa nói: “Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng” (các pháp từ xưa nay, thường là tướng tịch diệt), tịch diệt là không có sự sanh khởi, không có sự bắt đầu; như hư không trống rỗng tịch diệt, cũng là tâm mình. Tham thiền và thực hành kinh Pháp Hoa là hiện ra tâm mình.

Hỏi:
Có thành tâm cầu thì có được quả không?
Đáp:
Không được! Không gieo nhân thì không được quả; đừng nói là cúng một nải chuối, mà đem một triệu đồng cúng cũng không cầu được. Mình có làm nhân mới được quả, như trồng bí thì được bí, trồng đậu thì được đậu. Không làm nhân, mà xin Phật cho mình quả thì chẳng thể được. Nếu trồng đậu mà muốn được bí không được, hay trồng bí mà muốn được đậu cũng không được. Gieo nhân gì được quả nấy, gieo nhân lành được phước báo, gieo nhân xấu chịu khổ báo.

Đó là nhân quả, nếu không gieo nhân mà muốn quả thì trái ngược nhân quả. Trái ngược nhân quả là phỉ báng Phật, vì Phật dạy mọi người phải tin nhân quả; nếu cầu được thì không có nhân quả, không cần tu cần cúng. Có làm ác cũng sao, vì cầu là được rồi! Cho nên, chánh tín thì không cầu, phải làm nhân mới được quả.

Tham thiền có nghi tình là nhân, giác ngộ là quả; không nhân thì không quả, nên Thiền tông nói: “Bất nghi bất ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ”. Những người mê tưởng cầu được, ấy là sai lầm; không những cầu không được, mà còn có tội phỉ báng Phật pháp. Vì Phật không cho cầu, lại bàn thờ Phật xin cầu là nghịch với Phật pháp.

Hỏi:
“Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ” nghĩa là sao?
Đáp:
Câu này ở trong kinh Pháp Hoa là các pháp tự trụ nơi pháp vị đó, tức ngôi pháp đó trụ nơi ngôi pháp đó, tướng thế gian thường trụ theo như vầy. Như tách trụ nơi pháp tách, tách bể thì ngôi vị tách mất; nhưng thành miểng thì trụ nơi ngôi pháp miểng. Pháp sanh trụ nơi sanh, pháp diệt trụ nơi diệt; vì pháp không yên tịnh mà luôn biến đổi, không có cái nào tịnh. 

Cho nên, Lục Tổ nói: “Chẳng có pháp nào tịnh”, cái nào cũng đang động là đang biến đổi, chỉ có chơn như Phật tánh không biến đổi (tịnh), tại không có hình tướng, số lượng. Vì vốn trống rỗng, không có cái gì để động, tức tâm của mình; rồi dùng ra trí Bát Nhã cũng vậy. 

Trí Bát Nhã hiện nơi lục thức dùng, không lay động biến đổi, nên được tồn tại vĩnh viễn. Nhưng thể tìm không ra, còn dụng thì mình đang dùng là cái trống rỗng. Như tôi nói, các vị nghe và nhìn với nhau đều nhờ cái trống rỗng. Cái dụng rõ ràng, cái thể trống rỗng (vô sở hữu).

Hỏi:
Sao các Tổ Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín không tham thoại đầu vẫn kiến tánh?
Đáp:
Chư Tổ đời nhà Tống, như ngài Đại Huệ dùng tâm để ấn tâm (dùng tâm ấn), hành giả được Tổ sư khiến nổi lên nghi tình, tự mình tham thiền mà không biết mình tham thiền. Ngài Lai Quả nói: “Tham thiền không biết mình tham thiền gọi là chân tham”.

Như công án: Đạo Lâm có một thị giả là Hội Thông, mấy năm thầy không dạy bảo, tự mình trong bụng phát nghi “xuất gia để tham thiền học đạo, nếu không dạy bảo làm sao giải thoát?”, tức đã tham rồi, nhưng tự mình không biết; đến chừng nghi tình quá nặng muốn bùng vỡ, chịu không nổi mới từ giả thầy.

Hội Thông nói:  Xin đi chỗ khác.

Đạo Lâm hỏi: Đi chỗ khác để làm gì?
Hội Thông nói: Để học thiền.

Đạo Lâm nói: Thiền ở đây tôi cũng có chút đỉnh vậy!
Hội Thông hỏi: Sao không nói cho con biết để tu mau kiến tánh?
Đạo Lâm nhổ sợi lông trên chiếc áo, thổi ngay trước mặt, Hội Thông liền ngộ.

Hội thông đã tham mấy năm, nhưng tự mình không biết, nên gọi là chân tham.

Sùng Tín làm thị giả cho Đạo Ngô nhiều năm, nhưng thầy không dạy bảo, tự mình nghi trong bụng; đến chừng chịu không nổi, từ giả thầy đi chỗ khác.

Đạo Ngô hỏi: Sao muốn đi chỗ khác?
Sùng Tín đáp: Vì thầy không dạy cái gì.

Đạo Ngô nói: Tại sao nói tôi không khai thị? Ngày nào tôi cũng khai thị!
Sùng Tín nói: Thầy đã khai thị cái gì?
Đạo Ngô nói: Ngươi rót nước thì ta uống, ngươi bới cơm thì ta ăn, ngươi đảnh lễ thì ta gật đầu, chỗ nào không khai thị!
Sùng Tín nghe liền ngộ.

Lâm Tế ở trong Thiền Hội của Hoàng Bá đã 3 năm, theo chúng làm việc trong Thiền Đường. Một hôm gặp Thủ tọa Mục Châu là người đã kiến tánh, biết Lâm Tế là một pháp khí sau này sẽ thành tựu lớn.

Mục Châu hỏi Lâm Tế: Có đi hỏi Phật pháp với Hòa thượng không?
Lâm Tế đáp: Không.

Mục Châu nói: Sao không đi hỏi?
Lâm Tế đáp: Không biết hỏi gì.

Mục Châu nói: Hỏi là thế nào đại ý của Phật pháp?
Hàng ngày Mục Châu đối xử Lâm Tế rất tử tế, nên Lâm Tế rất cảm kích và thường nghe lời đi hỏi.

Lâm Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu hỏi vừa dứt thì Hoàng Bá liền đánh đuổi ra, Lâm Tế phát nghi “tại sao hỏi Phật pháp lại bị đánh đuổi ra?” mà tự mình không biết. Hôm sau gặp Thủ Tọa hỏi: Có đi hỏi không?
Lâm Tế đáp: Có.

Thủ Tọa hỏi: Thế nào?
Lâm Tế nói: Không biết như thế nào, mới vừa hỏi thì bị đánh rồi đuổi ra.

Thủ Tọa nói: Đi hỏi nữa đi.

Lâm Tế nói: Thôi không đi hỏi.

Thủ Tọa nói: Hỏi kỳ này thì khác hơn kỳ trước, nên đi hỏi nữa đi!
Lâm Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu hỏi vừa dứt thì Hoàng Bá đánh mạnh hơn kỳ trước, rồi đuổi ra.

Thủ Tọa nói: Vậy phải hỏi lần nữa.

Lâm Tế nói: Đã hỏi 2 lần lại còn hỏi gì nữa!
Thủ Tọa nói: Làm gì cũng phải 3 lần, nên đi hỏi nữa đi.

Lâm Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?
Kỳ này Hoàng Bá đánh rất mạnh, rồi đuổi ra. Lâm Tế liền đến Thủ Tọa nói: Tôi muốn đi chỗ khác, không muốn ở đây nữa.

Thủ Tọa cũng biết, nhưng không nói ra, nói với Lâm Tế: Nếu đi chỗ khác cũng được, nên đi từ giả Hòa thượng; rồi Lâm Tế đến Hoàng Bá từ giả.

Hoàng Bá hỏi: Đi đâu?
Lâm Tế đáp: Chưa biết.

Hoàng Bá nói: Nên đến Cao An Thăng chỗ Thiền sư Đại Ngu sẽ có ích cho ông.

Đại Ngu hỏi Lâm Tế: Từ đầu đến?
Lâm Tế đáp: Từ Hoàng Bá.

Đại Ngu hỏi: Hoàng Bá có dạy bảo gì không?
Lâm Tế nói: Có hỏi 3 lần “thế nào là đại ý Phật pháp?”, nhưng bị đánh đuổi ra, không biết lỗi ở chỗ nào?
Đại Ngu nói: Hoàng Bá từ bi như vậy, mà còn nói lỗi ở chỗ nào!
Lâm Tế nghe liền ngộ triệt để.

Hỏi:
Sao Sư Phụ không dùng thủ đoạn để cho chúng con mau ngộ?
Đáp:
Bây giờ, tôi có đánh các vị đến chết cũng không thể ngộ, vì các vị không có công phu nên không phát nghi. Ngày xưa chư Tổ dùng thủ đoạn để cho hành giả phát khởi nghi tình, mà tự mình không biết, cho nên mau ngộ. 

Sau này cuốn Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời, hành giả xem biết những thủ đoạn của chư Tổ; nếu có đánh chết cũng không thể nghi được, nên chư Tổ bất đắc dĩ dạy tham công án tham thoại đầu.

Hỏi:
Tụng kinh Pháp Hoa cầu xin việc gì có được không?
Đáp:
Tôi đã nói: “Cầu là phỉ báng Phật pháp”, còn có cầu là có ngã thì không thể giải thoát. Nếu có cầu được thì không có Phật pháp.

Có người quan niệm tụng kinh Pháp Hoa mới có ăn! Đó là sai lầm. Tham thiền là theo kinh thực hành.

Hỏi:
Thế nào là Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa và Tối Thượng thừa?
Đáp:
Theo biểu đồ của ngài Nguyệt Khê gồm có 4 thừa:
1. Tiểu thừa: 

Trong giai đoạn ngã chấp, tức là chấp thân ngũ uẩn là ta; theo triết lý là Chủ Quan Duy Vật Luận, vì Tiểu thừa muốn diệt lục căn, không cho lục căn đối với cảnh. Thừa này còn ở trong phạm vi tương đối, như có và không, thường với vô thường, sắc với không,… Phàm nói ra được đều là tương đối, vì sống trong phạm vi tương đối.

Tu là dùng pháp Tứ Đế, tức còn gọi là Tứ Diệu Đế (khổ, tập, diệt, đạo); mỗi ngày dùng nhất niệm vô minh, ở trong nhất niệm vô minh, tức từ niệm này qua niệm khác cứ  suy nghĩ lăng xăng. Thừa này gọi là thừa Thanh Văn, mục đích cuối cùng muốn diệt lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý).

2. Trung thừa:
Phá được ngã chấp thì lọt vào pháp chấp, ở trong giai đoạn pháp chấp, chấp pháp là thật; theo triết lý gọi là Chủ Quan Duy Tâm Luận, vì không đối cảnh, chỉ có pháp. Cũng ở trong phạm vi tương đối, cách tu là dùng Thập Nhị Nhân Duyên còn ở trong nhất niệm vô minh. Thừa này gọi là thừa Duyên Giác, mục đích dứt nhất niệm vô minh.

3. Đại thừa:
Phá được ngã chấp và pháp chấp, nhưng lọt vào không chấp, tức là ở trong giai đoạn chấp không. Đến chỗ này là tâm và vật hợp một, nhưng vẫn còn ở trong phạm vi tương đối. Tu dùng pháp 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ).

Thừa này đến vô thỉ vô minh là hang ổ của nhất niệm vô minh, gọi là Bồ Tát thừa, mục đích cuối cùng là phá vô thỉ vô minh. Phá được vô thỉ vô minh là kiến tánh.

4. Tối Thượng thừa:
Tham Tổ Sư thiền là Tối Thượng thừa thì phá ngã chấp, pháp chấp, không chấp, đến giai đoạn Thật tướng (không có tướng nào cả) là hư không trống rỗng. Đến chỗ này là phi tâm phi vật (chẳng phải tâm cũng chẳng phải vật). 

Thừa này đến phạm vi tuyệt đối, cách tu là tham thoại đầu. Mục đích là đến chân như Phật tánh (kiến tánh thành Phật), tức là nhất Phật thừa. Khi ngộ rồi gọi là vạn đức viên mãn, vô tu vô chứng (không tu không chứng). 

Tại sao? Nói kiến tánh thành Phật, thật ra không có Phật để thành. Thành Phật không phải tu mới thành, bây giờ chưa tu mà đã thành rồi. Kinh Viên Giác nói: “Tất cả chúng sanh đều đã thành Phật”. Cho nên nói “vô tu vô chứng”.

Tin mình có Phật tánh không giảm bớt, không gián đoạn thì hiện nay mình là Phật; có thần thông, năng lực bằng Phật Thích Ca. Bất quá mình dùng không hết, đến chừng ngộ cuối cùng dùng ra được hết.

Hỏi:
Thế nào là thoại đầu và nghi tình?
Đáp:
Con quỳ ở đây có biết không?
-Không.

-Khi chưa có trời đất, con có biết không?
-Không biết.

-Không biết tức là phát nghi rồi, chỉ cần hỏi để kích thích một niệm không biết. Không biết đó là đúng, rồi khán là nhìn chỗ không biết; chỗ không biết thì không có chỗ, vì có chỗ là biết. Chưa có trời đất thì không biết, vì không có chỗ; nên không có chỗ để nhìn, nhìn thấy trống rỗng vẫn còn không biết. Thiền tông gọi là nghi tình, vừa hỏi vừa nhìn để giữ cái không biết.

Quán Khoa Học của thành phố Toronto ở Canada, có máy vi tính chia làm ba mươi mấy cấp. Những người tham thiền nhờ máy đo bộ não thì đèn báo từ trên xuống dưới rồi tắt. Chứng tỏ người tham thiền có nghi tình (không hiểu không biết), tức là không có suy nghĩ thì bộ óc không hoạt động nên đèn xuống và tắt.

Đứa bé 3 tuổi được mẹ dạy tham thiền: “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?”. Thường thường tôi nói: “Con nít 6, 7 tuổi đến người lớn 60, 70 tuổi đều tham thiền được”, nhưng 3 tuổi tham thiền được thì tôi chưa tin, cũng chưa gặp! Sẵn có cái máy, rồi ẵm nó để thử coi; tôi bảo nó tham thiền thì đèn cũng từ trên xuống dưới tắt, mà đèn lại xuống mau hơn người lớn.

Những người da trắng đứng bên cạnh thấy và nói “các vị sao hay quá, luôn đứa bé cũng làm được; sao chúng tôi không làm được một chút nào hết?”. Tôi nói với họ: Hãy bớt suy nghĩ thì đèn mới xuống.

Họ nói: Tôi không suy nghĩ mà đèn cũng không xuống.

Họ nói không suy nghĩ, nhưng bộ óc của họ không nghe lời, vì không khống chế được bộ óc. Còn những vị làm được là do tập tham thiền đã lâu, luôn cả đứa bé đã có sẵn không biết, nên đèn xuống mau và tắt. Người lớn đèn xuống chậm là do có sự hiểu biết, khi tham thiền là dẹp hiểu biết thì đèn xuống và tắt.

Đứa bé biết tham thiền, còn dạy tham thiền cho các bạn lớn hơn nó. Hỏi nó tại sao mày không dạy những đứa bằng mày?
Bé nói: Dạy không được.

Hỏi:
Tại sao tụng kinh, niệm Phật không phải tu?
Đáp:
Tụng kinh thì phải hiểu nghĩa kinh, rồi theo nghĩa kinh thực hành, gọi là tín, thọ, phụng, hành mới là tu. Nếu tụng suông không biết ý của kinh, giống như con két nói tiếng người chẳng biết gì, thì tụng cũng như không tụng. Đọc tụng là để thọ trì, mục đích kinh để thực hành, chứ chẳng phải tụng.

Niệm Phật phải đúng theo tông chỉ Tịnh Độ, thực hành đúng “tín, nguyện, hạnh”; không phải chỉ niệm, nếu chỉ có niệm thì không phải Tịnh Độ. Như chỉ niệm chú thì không phải Mật tông, nếu niệm câu thoại cũng không phải tham thiền; phải đúng theo tông chỉ của pháp môn đó mới gọi là tu. 

Hỏi:
Cầu siêu vong linh và cầu an người sống, có được không?
Đáp:
Theo nhân quả thì phải gieo nhân mới được quả, như trồng bí được bí, trồng đậu được đậu. Nếu nhân quả không đúng cũng không được, như trồng bí muốn được đậu, hay trồng đậu muốn được bí đều không được. 

Vậy làm ác không thể được phước báo, làm thiện không thể chịu khổ báo, phải đúng theo nhân quả. Có cầu được là phế bỏ nhân quả, khỏi cần gieo nhân. Như làm ác mà cầu an cầu siêu được thì khỏi cần tu. Cho nên, tham thiền là “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”.

Phàm chánh pháp đều phá ngã chấp, tức là không chấp thân ngũ uẩn là ta thì được ra khỏi sanh tử luân hồi. Như Tiểu thừa phá được ngũ uẩn ngã ra khỏi sanh tử luân hồi, nhưng còn chấp pháp; đến Trung thừa phá pháp chấp. Phá được ngã chấp thì ra khỏi phần đoạn sanh tử.

Hỏi:
Cha mẹ con chết đã lâu, con xuất gia thì cha mẹ con có hưởng được gì không?
Đáp:
Ai tu thì người đó được, như cha mẹ thương con bao nhiêu không thể ăn giùm cho con được; con có hiếu thảo cách mấy cũng không ăn giùm cho cha mẹ, người nào ăn nấy no. Đó là nhân quả, chứ không phải người này tu mà người kia được quả; tức là người nào làm thì người đó chịu, không thể người khác thay thế. Như Phật Thích Ca cũng không thay thế cho chúng sanh được.

Bây giờ, làm cha mẹ con cháu là gieo nhân ở kiếp trước. Cùng cha mẹ có 2 người con, một người có hiếu, có thể kiếp trước mắc nợ nên phải trả; một người bất hiếu, có thể cha mẹ kiếp trước mắc nợ nên đến đòi. Tùy theo nghiệp của mỗi người có khác, không nhất định; tức là tùy theo nghiệp nhân nghiệp quả.

Mục Kiền Liên đã chứng quả A la Hán có thần thông đệ nhất, mẹ của ngài làm ác đọa ngạ quỷ. Ngài đến ngạ quỷ thấy mẹ đói, liền biến một bát cơm đem cho mẹ ăn; vì nghiệp bà quá nặng nên cơm vừa tới miệng thì biến thành than lửa, không thể ăn được.

Về bạch Phật, Phật nói: “Nhất thiết duy tâm tạo, nếu tâm của bà ấy không sửa đổi thì không thể cứu nổi. Tâm của Tăng chúng hợp lại ảnh hưởng sửa đổi được tâm của bà ấy một chút, thì mới thoát khỏi đạo ngạ quỷ”. 

Đạo ngạ quỷ rất khổ, nên lấy Vu Lan Bồn hình dung cảnh khổ tội nhân bị treo ngược. Nếu tâm của bà ấy không sửa thì Phật cũng không cứu được, tự mình sửa mới được.

Hỏi:
Ba con tham thiền đã lâu, nếu chết thì chúng con phải tổ chức như thế nào?
Đáp:
Nếu con cháu tham thiền thì trước linh cửu tham thiền, không biết tham thiền thì niệm Phật cũng được; rồi tất cả ăn chay, không được sát sanh, nên cúng chay, đừng cúng mặn mà gây tội cho người chết.

-Lúc nhập liệm có mời các sư để tụng kinh  không?
-Có mời cũng được, đó không phải có quy định. Ngài Hư Vân trước khi tịch có dặn các môn đồ rằng: “Sau khi tôi chết, các vị đem thân tôi thiêu, rồi xay nát trộn với cám cho ngon, đổ xuống sông hay biển để kết duyên cho cá tôm”. Vậy đâu có làm gì!
-Theo Thiền Tông có cúng gì không?
-Làm tuần là do có thân trung ấm, cứ 7 ngày thì sanh tử một lần.

Người chết không phải biến thành quỷ, quỷ là một đạo trong 6 đạo; cõi trời, người, A tu la là 3 đường thiện; súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục là 3 đường ác. Nếu làm nghiệp quỷ thì phải đầu thai quỷ, làm nghiệp súc sanh thì phải đầu thai súc sanh, làm nghiệp địa ngục thì xuống địa ngục, làm nghiệp người thì sanh người,… theo nghiệp mà đi thọ thai.

Nếu làm thiện thêm một chút thì sanh lên 3 đường thiện, nếu làm ác thêm một chút thì sanh chỗ 3 đường ác. Người chết có nghiệp thiện hay nghiệp ác hơn kém thì chết đi đầu thai liền, những người có nghiệp ác và nghiệp thiện bằng nhau, khi chết không biết thát sanh vào đường nào, nên mới có thân trung ấm.

Cho nên, trong 7 ngày đó mà con cháu làm thịt heo gà để cúng thì tăng thêm việc ác cho người chết, người chết phải đầu thai xuống ác đạo; hay làm nhà lầu, xe hơi để đốt là cũng muốn cho người chết ở dưới âm phủ luôn. Vì đầu thai thành người thì không cần những thứ ấy. Các việc đó là tại không hiểu.

Nếu thân trung ấm 7 ngày không phân biệt thiện ác thì phải thêm 7 ngày nữa, vì thân trung ấm mỗi 7 ngày thì sanh tử một lần; đến cuối cùng là 49 ngày thì tự nhiên phân biệt được thiện ác, sẽ đi đầu  thai.

Chuyện thật ở Đài Loan có thân trung ấm, ông ấy là Ung Bá Huy từ Trung Quốc qua, lúc đó 40 tuổi quy y Pháp sư Nam Đình. Rồi y kể biết được 3 kiếp trước của y. Pháp sư thuyết pháp muốn chứng tỏ luân hồi để cho mọi người tin, nên nói: Tôi có một đệ tử biết được 3 kiếp có thân trung ấm, có một kiếp đầu thai người nhưng một bàn tay là giò heo. Tôi không thể nói ra tên người đó được, nếu các vị ra vô chùa thế nào cũng gặp.

Người ta nghe thuyết pháp rồi không biết là ai! Một hôm, ngồi chung một bàn ăn cơm trong chùa, có một cánh tay của y bao lại, còn lại một cánh tay bới cơm khó khăn; một vị khác muốn bới giùm, nhưng y không cho, 2 người giằng co làm cái túi sút ra thấy tay giống giò heo; mau mau bao tay lại và dặn ông kia không được nói ai biết. Lúc chỉ còn 2 người, ông kia hỏi: Có phải ông đầu thai heo phải không?
Ban đầu Ung Bá Huy không nói, ông kia nói: Không nói nhưng tôi đã thấy rồi, ông nói ra thì tôi không nói cho người khác biết. Rồi y mới kể:
Kiếp đầu tiên làm Giáo viên dạy học ở thôn quê, khi chết mà không biết mình chết; thân nhẹ nhàng đi lang thang không biết đói bụng, một hôm gió bấc thổi rất lạnh; lúc ấy đi ngang một nhà lớn cửa đang mở, vào trong nhà để tránh gió nhưng còn thấy lạnh; thấy trên vách tường treo mấy cái áo lớn, lấy một cái áo mặc vô cảm thấy ấm ngủ quên hồi nào không hay.

Thức dậy thấy mình nằm chung các con heo nhỏ và con heo lớn, mới biết mình là một con heo nhỏ. Trong tâm biết rõ ràng, nếu heo lớn lên thì người ta làm thịt. Nên tìm cách tự tử, quyết định không ăn uống; người chủ tưởng heo bệnh cho uống thuốc, nhưng heo không chịu uống. Qua 7 ngày thì heo chết khôi phục thân trung ấm.

Thân trung ấm cũng đi lang thang ngoài đường, một ngày kia gặp gió bấc lạnh đi ngang nhà lớn; rồi vô nhà thấy cái áo lớn, một tay vừa đụng chiếc áo nhưng rút lại. Tự nghĩ rằng, kỳ trước ăn cắp đã thành heo rồi, nên bây giờ dù có lạnh đến chết cũng không ăn cắp. Lạnh quá nên ngất xỉu, đến chừng tỉnh lại thì nghe người ta nói sanh con trai. Rồi mới biết mình đã đầu thai thành con người một tay giống giò heo, có mẹ nằm một bên.

Ung Bá Huy ở Trung Quốc 40 năm, rồi ở Đài Loan 22 năm, ông bệnh chết tại bệnh viện. Lúc tôi đi Đài Loan có đi ngang bệnh viện ấy. Sau đó, ông bới cơm giùm xuất gia, rồi đăng câu chuyện này trên nguyệt san Phật giáo.

Hỏi:
Kính xin Sư Phụ khai thị 2 bài kệ của ngài Thần Tú và ngài Huệ Năng?
Đáp:
Bài kệ của ngài Thần Tú là hiểu theo bộ óc, chưa kiến tánh, vì còn tư tưởng chấp thật, mới có bài kệ:
Thân như  cây bồ đề, 

Tâm như đài gương sáng.

Ngày ngày phải lau chùi,
Chớ để dính bụi trần.

Lục Tổ đã ngộ rồi, phá chấp của Thần Tú, có bài kệ:
Bồ Đề vốn chẳng cây,
Gương sáng chẳng phải đài.

Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính bụi trần?
Tâm của mình như hư không trống rỗng thì lấy gì để dính bụi trần!
Hỏi:
Ngày giỗ cha mẹ của con cúng mặn, nhưng con ăn chay nên không đến dự. Vậy con có bất hiếu không?
Đáp:
Không dự làm hại cha mẹ có bất hiếu không? Những người làm hại cha mẹ mới là bất hiếu, còn không muốn làm hại cha mẹ sao gọi là bất hiếu!
Hỏi:
Chúng con xuất gia còn nhỏ phải đi học hết chương trình Phật học, rồi sau chuyên tu. Vậy có được không?
Đáp:
Học với tu phải đi song song, tức là vừa học vừa tu. Đó là cách tu của Giáo môn. Tôi dạy các trường Phật học đều khuyên các Tăng Ni: “Học phải có tu”. Nếu đợi lúc rảnh rỗi mới tu thì không được, khi phát tâm tu thì phải tu liền.

Hỏi:
Người xuất gia đem của cúng dường giúp cho cha mẹ, vậy ai có nhân quả?
Đáp:
Hai người đều có nhân quả phải trả nợ cho thí chủ, người xuất gia chịu nhân quả nặng hơn. Người ta cúng dường Tam Bảo có ít, nhưng được phước báo nhiều; như một hạt lúa gieo xuống đất thì có nhiều hạt lúa. Cho nên, người xuất gia phải trả nợ nhiều lần hơn người bình thường.

Hỏi:
Con tham thiền thì bán vé số được nhiều, có lần con bị xe đụng nhưng không ảnh hưởng gì trên thân. Vậy những việc ấy có nhân quả gì không?
Đáp:
Nhân quả đó là do tham thiền sửa cái nghiệp mình lại, chứ không phải tham thiền là buôn bán khá kiếm tiền nhiều. Tham thiền thì sức của tâm được tăng thêm, như cái nghiệp đụng xe đáng lẽ phải chết, nhưng do mình có sửa lại nghiệp thì sẽ khỏi bị thương và chết. 

Trương quốc Anh làm việc gì cũng hơn mọi người, y tham thiền khi bị lật xe; cả xe đều bị thương, chỉ y không bị thương và không biết mình bị xe lật. Khi nhân viên Hồng Thập Tự kéo y ra, y hỏi nhân viên: 

Làm gì vậy?
-Câu cá có nhân quả gì không?
-Có nhân quả chứ! Không sát hại là thiện, sát hại là ác. Kẻ ăn cắp là ác, không ăn cắp là thiện.

-Nếu câu cá thì có bị người ta câu lại không?
-Có câu người ta thì bị người ta câu lại, ăn một cục thịt phải trả một cục thịt, giết một mạng thì trả một mạng. Nếu không gieo nhân thì không có quả.

-Kiến tánh thì nhân quả có hết không?
-Cứ hỏi và nhìn được kiến tánh thì tự biết.

Hỏi:
Con ăn chay, nhưng vì con cháu nhờ đi chợ mua các con vật chết về làm nấu. Vậy việc ấy có nhân quả không?
Đáp:
Có làm phải chịu nhân quả, nếu mình có quyền thì không làm. Người có quyền sai mình làm, người đó phải chịu nhân quả. Mình có quyền vì thương con mà làm nên phải chịu nhân quả, còn không nghe lời con thì không bị nhân quả.

-Không ăn thịt, mà dùng nước thịt, vậy có nhân quả không?
-Nếu mình không có ý muốn ăn thì không có nhân nên không có quả, dùng nước thịt thấy ngon thì cũng có nhân quả.

Hỏi:
Công phu có khi tạp niệm xen vào, có lúc trống rỗng. Vậy là thế nào?
Đáp:
Tập tham thiền cứ hỏi và nhìn, khỏi để ý công phu, vì để ý là biết. Tạp niệm hay không tạp niệm thì mặc kệ, đừng biết tới; hỏi và nhìn liên tiếp là được.

Hỏi:
Kính xin Sư Phụ khai thị: Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến?
Đáp:
Đây là trong kinh Lăng Nghiêm, những người giảng hay dịch thường hiểu lầm 2 chữ “kiến kiến”. Có người cho kiến trước là năng kiến, kiến sau là sở kiến; có người thì cho ngược lại là kiến sau là năng kiến, kiến trước là sở kiến. Có năng sở thì không phải kiến kiến, kiến kiến là kiến tánh (bản tánh tự hiện). Lúc bản kiến tự hiện gọi là kiến tánh (kiến kiến chi thời). 

Kiến tánh không có năng kiến và sở kiến, cho nên kiến chẳng phải là kiến (kiến phi thị kiến). Tuy nói kiến nhưng còn lìa kiến (kiến do ly kiến). Tại sao? Vì kiến không thể đến (kiến bất năng cập). Có năng sở là tri kiến của bộ óc thì không thể đến, tri kiến của Bát Nhã thì không có năng sở. Thường thường người dịch hay giảng sai lầm chỗ này.

Kiến tánh còn gọi là Phật tánh, dùng ra phải nhờ lục căn, lục căn có bản kiến, bản văn,… kinh Lăng Nghiêm có phản văn văn tự tánh là nghe bản văn. Bản ngửi, bản biết,… là cái dụng của Phật tánh; dụng của Phật tánh khắp không gian thời gian, không có năng sở. Cho nên, thể và dụng không phải là hai.

Hỏi:
Khởi niệm có quả hay thực hành có quả?
Đáp:
Khởi niệm là có nhân thì có quả, niệm đó là nhất niệm vô minh. Cuộc sống hàng ngày từ niệm này sang niệm khác liên tiếp. Ban đêm do nhất niệm vô minh tạo ra nhắm mắt chiêm bao, ban ngày biến hiện mở mắt chiêm bao ngày đêm không ngừng.

Hỏi:
Chúng con vẫn biết nhẫn nhục ba la mật, nhưng khi đụng chuyện tại sao không nhẫn được chút nào?
Đáp:
Nếu biết nhẫn nhục ba la mật thì không phải nhẫn nhục ba la mật. Kinh Pháp Hoa có Thường Bất Khinh Bồ Tát gặp ai cũng đảnh lễ và nói “tôi không dám khinh các vị, vì các vị sẽ thành Phật”; người ta giận dùng ngói đá ném, nhưng ngài từ xa vẫn lớn tiếng xưng “tôi không dám khinh các vị, vì các vị sẽ thành Phật” và đảnh lễ. Ngài tu pháp nhẫn nhục.

Mình phải đối cảnh, nếu bị người sỉ nhục nhưng mình không thấy nhục; như người ta chửi mắng đồng như khen ngợi, không giận mà lại mừng. Nhẫn nhục mà không biết mình nhẫn nhục, nếu còn tức giận trong bụng cũng không được. Kinh Kim Cang nói: “Tiền thân của Phật Thích Ca làm vị Tiên nhẫn nhục bị Ca Lợi Vương xẻ thịt, nhưng vị Tiên không giận mà lại thọ ký cho ông ấy “sau này tôi thành Phật sẽ độ ông trước”.

Vị Tiên mới thật nhẫn nhục, nếu tu thành pháp nhẫn nhục ba la mật (đến bờ bên kia) thì phá được hết ngã chấp không còn phiền não đau khổ. Tham thiền giữ được nghi tình thì không biết nhẫn nhục mới được chân thật nhẫn nhục, người ta chửi mắng đánh đập mà mình không biết chửi mắng đánh đập. 

Hỏi:
Tham thiền không biết có lọt vào vô ký chăng?
Đáp:
Đừng biết vô ký hay không vô ký, cứ hỏi và nhìn. Tại sao muốn biết vô ký làm chi? Nghi tình là không hiểu không biết, nếu biết vô ký là biết thì không phải tham thiền.

-Sao lúc này tham thiền hay quên?
-Tham thiền hay quên là tiến bộ, quên nhiều tiến bộ nhiều; vì không hiểu không biết là để chấm dứt tìm hiểu biết, ghi nhớ biết và suy nghĩ biết. Không có ghi nhớ là quên.

-Người ta cho như vậy là điên sao?
-Mình không điên, có nói điên cũng mặc kệ. Đến chừng tự hiện ra năng khiếu sức của tâm thay thế bộ óc làm việc. Bây giờ tôi đang thử nông nghiệp và công nghiệp. Lập ra xưởng làm ra máy móc vừa tham thiền vừa làm. Nhập các máy tối tân vô, máy nào cũng có khuyết điểm; mình có năng khiếu biết được khuyết điểm sửa lại tạo ra máy mới, mà máy nhập cảng đắc tiền hơn, mình làm ra thì dễ. 

Bây giờ, phổ biến cấp 3 dùng máy vi tính, tôi làm một phòng vi tính giúp cho trường tiểu học có khoảng 1000 học sinh từ 8 tuổi đến 13 tuổi để vừa tham thiền vừa tập vi tính, thì sẽ phát triển mau, mà tôi không cho biết là tham thiền. Nhà khoa học danh tiếng thế giới có 2 vấn đề không giải quyết được là: - Vũ trụ có bắt đầu chăng? - Con gà có trước hay trứng gà có trước?
Tôi cho hỏi con gà có trước hay trứng gà có trước? Để giải quyết của nhà khoa học thắc mắc. Vừa hỏi vừa nhìn, hoàn toàn dùng cách tham thiền để giúp cho nông nghiệp, công nghiệp, vi tính đều được phát triển; tức là Phật pháp ứng dụng hàng ngày là thực dụng. Bây giờ mình cũng đang dùng mà mình không biết.

Ngài Long Thọ nói: “Hư không vô sở hữu”, dùng hư không vô sở hữu là tâm mình, tâm mình trống rỗng (vô sở hữu) vậy. Bây giờ, mình đang dùng, vì có chỗ trống rỗng nên mình mới ngồi và nhìn với nhau. 

Cuộc sống hàng ngày, ăn cơm uống nước, nói năng tiếp khách, tất cả vũ trụ vạn vật, đất đai nhà cửa cây cối, đều nhờ vô sở hữu dung nạp và ứng dụng.

Nhưng đang ứng dụng mà không biết, cứ tìm chơn không diệu hữu, Bồ Đề, Niết Bàn. Nếu cái không đã có thì mới nói chơn nói diệu. Có đã không thành lập, sao nói không nói diệu? Chơn là đối với vọng, kinh 

Lăng Nghiêm nói “chơn với vọng là 2 thứ vọng”, vọng đã là vọng, còn chơn đối vọng cũng là vọng. 

Phàm tất cả tương đối đều là vọng, Phật tánh bất nhị không có tương đối. 4 bài kệ của ngài Vĩnh Gia nói là vô duyên tri (tri không có nhân duyên đối đãi). Cho nên không kiến lập tri, kiến lập tri thì có bất tri để đối đãi. Kiến lập sở tri thì có năng tri để đối đãi. Có năng sở đối đãi không phải là vô duyên tri. 

Vô duyên tri (Bát Nhã) cùng khắp không gian thời gian, mình đang dùng; vì kiến lập sở hữu thì bị hạn chế, nên dùng ra rất ít. Tham thiền là tẩy sạch sở hữu của mình kiến lập, cái dụng sẽ lớn thêm hiện ra. 

Kiếp trước người nào đã học cái gì thì kiếp này sẽ phát triển nhanh. Làm nông nghiệp phát triển nông nghiệp, làm công nghiệp phát triển công nghiệp, làm nghề máy phát triển máy, làm vi tính phát triển vi tính. Sức của tâm mình đã sẵn, hiện ra cái dụng hơn người khác gọi là năng khiếu.

Hỏi:
Cha chết con không đến, con có tội không?
Đáp:
Tùy theo tình trạng đó, không phải có tội hay không có tội! Nhân duyên đặc biệt người ấy không thể đến được, không phải cố ý không đến. Ở gần kế bên mà người ấy không đến là bất hiếu, theo truyền thống thì cha mẹ chết, con phải đến. Vậy bất hiếu phải có tội.

Hỏi:
Tham thiền thấy hào quang xẹt ra, việc ấy như thế nào?
Đáp:
Tất cả mình thấy gì, thấy xẹt tia lửa hay thấy ma đều là vọng; mặc kệ nó đừng để ý, cứ hỏi và nhìn đi song song là được. Bây giờ thấy Phật Thích Ca đến rờ đầu thọ ký cho mình thành Phật cũng là vọng, đừng có mừng, đừng có biết tới. Tham thiền đến lúc kiến tánh thì tất cả tự biết.

Hỏi:
Con tham thiền lâu nay, nhưng tánh con vẫn còn sân hận hung dữ to tiếng. Vợ con nói hồi trước ông chưa tu thì không có gì, bây giờ có tu sao hung dữ quá! Xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Vì ông không giữ được nghi tình, nếu giữ được nghi tình thì người ta có đánh đập chửi mắng cũng không giận; tức là thấy tốt đẹp thì không biết nên không ham thích, thấy xấu thì không biết nên không chê ghét. Ông chỉ niệm thoại đầu, thói quen cũ không thể giảm bớt.

Nếu giữ được nghi tình, như người ta trước kia ham đi xem hát, sau một thời gian thì họ không còn thích; trước kia ưa mặc đồ đẹp, khi tham thiền thời gian sau không thích; trước kia thích đi nhà hàng, tham thiền thời gian không muốn đi. Tham thiền mà quên là tiến bộ.

Hỏi:
Con nằm chiêm bao thấy con và mọi người đi trên chiếc thuyền bị chìm thuyền chết chỉ một mình con sống, khi con thức giấc thấy mình tham thiền. Vậy hiện tượng này như thế nào?
Đáp:
Tham thiền trong giấc chiêm bao là công phu có tiến bộ.

-Nhìn chỗ đen tối có đúng không?
-Nhìn chỗ không biết, muốn hình dung chỗ không biết nên tạm lấy đen tối để hình dung. Nhưng tối với sáng là 2 pháp sanh diệt, chỗ không biết không phải sáng cũng không phải tối. Nếu biết tối thì đã biết, cho nên tôi dùng cái tối để thí dụ tạm thời để làm phương tiện. Đừng tạo ra cái đen tối để nhìn.

Hỏi:
Tại sao tịnh dễ tham, động khó tham? 

Đáp:
Trong động tham ít, không có sao. Thường thường trong tịnh tham thiền vào cửa mau hơn, như 3 tháng vào cửa; còn tham thiền trong động vào cửa khó hơn, như 3 năm vào cửa. Nhưng 3 tháng vào cửa nhưng 300 năm không được kiến tánh, còn 3 năm vào cửa thì 4 năm được kiến tánh.

Mặc dầu, chậm vào cửa nhưng lại mau kiến tánh. Tại sao? Vì trong động làm được thì tịnh cũng làm được, không bị tịnh chướng ngại. Khi tịnh làm được, nhưng lúc động không làm được; vì ngồi xuống là được, khi đứng dậy thì không được. Cho nên bị chướng ngại, tại có phân biệt động tịnh tương đối. 

-Nhưng trong động tham ít thì sao?
-Ít cũng tham vậy, tham được nhiều thì đừng có ham, tôi đã thí dụ phải hiểu. Ít nhưng lại mau hơn, ban đầu nhiều nhưng chậm hơn mà lại không có hy vọng nữa.

-Hoàn cảnh nhà làm cho con không tham được là sao?
-Tại biết những cảnh đó, cho nên cần phải giữ nghi tình để quên những thứ đó. Phải tập tham thiền, mỗi ngày nghi tình tăng 1 phút thì 4 năm đến thoại đầu, 1 ngày tăng ½ phút thì 8 năm đến thoại đầu, 1 ngày tăng ¼ phút thì 16 năm đến thoại đầu. Tập dần dần, chứ đâu phải muốn mau là được! Cho nên, mau trở lại chậm, chậm có thể thành mau.

Hỏi:
Ngài Đại Huệ khai thị cho Lý Hiến Thần:
Phật thuyết tất cả pháp,
Vì độ tất cả tâm.

Ta chẳng tất cả tâm,
Đâu cần tất cả pháp!
Kính xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Phật nói: “Không có pháp gì gọi là Phật pháp”, tại chúng sanh có bệnh, nhưng bệnh của chúng sanh là bệnh giả, Phật làm thuốc giả để trị bệnh giả. Nếu bệnh giả hết thì thuốc giả cũng bỏ. Không có bệnh mà uống thuốc là điên cuồng, có bệnh mà không uống thuốc làm sao hết bệnh?
Thuốc giả là để trị bệnh giả, nếu không có bệnh giả thì thuốc giả đâu cần nữa! Cho nên, Phật thuyết pháp là để trị tất cả tâm, không có tất cả tâm thì đâu cần tất cả pháp! Tức là pháp với tâm đều không thật. Bởi vậy, ngài Long Thọ nói: “Vô sở hữu” (trống rỗng).

Hỏi:
Tìm trâu theo dấu tích,
Học đạo phải vô tâm.

Dấu còn thì trâu còn,
Vô tâm đạo dễ thành.

Kính xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Thiền sư Phổ Minh dùng mười bức chăn trâu để tu không thể được. Tìm trâu phải tìm theo dấu trâu, đó là theo bệnh chấp thật. Học đạo thì vô tâm, tâm đã vô sở hữu lấy cái gì để tìm? Trống rỗng là khắp không gian thời gian, làm sao có nhà để về? Nếu có chỗ về thì không cùng khắp không gian.

Tìm trâu là tìm theo dấu tích của trâu, đó là chuyện thế gian. Ngộ đạo là vô tâm mới ngộ được, nếu có tâm thì không thể ngộ. Cho nên, ngộ đạo quý vô tâm. Tham thiền là không hiểu không biết, như 4 bài kệ của ngài Vĩnh Gia không kiến lập cái biết. Biết mình có cái biết còn không được. 

Biết tịch lặng, biết trâu mất, biết tìm trâu, biết cởi trâu về nhà… những việc ấy là bậy, đều là có tâm chứ không phải vô tâm. Đó là tư tưởng của người đời theo bệnh chấp thật. Học đạo là khác chuyện ngoài đời là nghịch lại, ngoài đời chấp thật; học đạo phá chấp thật.

Hỏi:
Lúc chưa tham thiền, con ngồi chơi nhưng đầu óc trống rỗng. Vậy có hại gì không?
Đáp:
Đó là cảnh giới tốt, có thể trước kia đã tu thiền gì rồi mới hiện ra cảnh giới đó. Tham thiền có hiện ra cảnh giới gì cũng mặc kệ, đều là vọng, đừng để ý tới, cứ hỏi và nhìn đi song song giữ không hiểu không biết.

Hỏi:
Con vừa tham thiền vừa nói chuyện với người ta, nhưng một lúc sau con không biết người ta nói gì. Vậy có sao không?
Đáp:
Công phu như thế là đúng rồi.

-Như vậy có hôn trầm phải không?
-Không phải, giữ được nghi tình thì người ta nói gì cũng không biết.

-Trong lúc buồn, thấy nghi tình mạnh hơn và trong lúc vui, không thấy vui nhiều. Vậy trạng thái ấy như thế nào?
-Nếu còn biết buồn biết vui thì không có nghi tình, vui không biết vui, buồn không biết buồn là giữ được nghi tình.

-Buồn quá có nghi tình không?
-Buồn quá làm sao có nghi tình! Biết buồn là không phải nghi tình. Biết là không phải nghi, nghi là không hiểu không biết. Đó là niệm thoại đầu, chứ không có nghi; niệm là biết, tức không phải tham thiền; nếu buồn quá thì niệm mạnh.

Hỏi:
Thiền sư Đại Huệ nói: “Sợ hải sanh tử mà gốc nghi nhổ chẳng hết thì trăm kiếp ngàn đời trong sanh diệt thọ báo” và “mạnh dạn nhổ sạch gốc nghi”. Xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Vì bộ óc hiểu có hạn chế, không hiểu hết nên phải có nghi; đến chừng ngộ triệt để thì trí Bát Nhã hiện lên khắp không gian thời gian, sự hiểu biết không còn thiếu sót; tức là không còn một cái gì không biết, không còn chỗ nào không biết, không còn lúc nào không biết, nên gọi là đốn đoạn nghi căn (gốc nghi đã nhỗ sạch), không còn cái gì để nghi.

Không những gốc nghi chấm dứt, mà mạng căn cũng chấm dứt; nhưng người ta nghe tôi nói mạng căn chấm dứt thì sợ. Vì mạng căn chấm dứt là không bị khổ sanh tử luân hồi, lúc ấy được tự do tự tại, không có cái gì làm chướng ngại. Nhưng người ta muốn kiến lập sinh mạng sở hữu của mình, cho nên nghe nói mạng căn chấm dứt thì sợ. Đó là do còn cái ngã. Nghi căn và mạng căn chấm dứt, lúc đó được kiến tánh triệt để.

Hỏi:
Tham thiền muốn nhanh kiến tánh thì phải làm sao?
Đáp:
Tham thiền có nghi tình, mỗi ngày tăng thêm 1 phút là nhanh thì 4 năm đến thoại đầu sẽ kiến tánh, ngài Lai Quả kiến tánh nhanh như vậy, 24 tuổi xuất gia đến 28 tuổi kiến tánh. Ngài Hư Vân đến 56 tuổi kiến tánh.

-Vậy do công phu lẹ hay chậm phải không?
-Không phải lẹ là cao! Hoài Nhượng và Phản Nhiên là bạn đồng tham, nhưng Phản Nhiên kiến tánh trước. Lục Tổ hỏi Hoài Nhượng: “Vật gì đến như thế?” Hoài Nhượng không trả lời được, rồi phát nghi tình  đến 8 năm sau mới ngộ. Trong Pháp Bảo Đàn không nói Hoài Nhượng 8 năm sau ngộ, nhưng trong lịch sử Thiền tông nói. 

Khi Hoài Nhượng ngộ trình cho Lục Tổ: Nói giống một vật thì không đúng.

Lục Tổ hỏi: Vậy có tu chứng không?
Hoài Nhượng đáp: Tu chứng thì chẳng phải không, ô nhiểm thì chẳng thể được.

Tại sao? Vì đã phát hiện được vô sở hữu lấy cái gì để ô nhiểm? Cho nên, bài kệ của Lục Tổ có câu: “Xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi trần”. Đâu có vật gì dính bụi trần để ô nhiểm! Chứng tỏ 

Hoài Nhượng đã ngộ rồi.

Tâm như hư không trống rỗng nhưng mình đang dùng, như tôi đang nói, các vị đang nghe, nhìn với nhau đều nhờ vô sở hữu.

Hỏi:
Thế nào con đường duy nhất từ phàm phu đến quả Phật?
Đáp:
Không có đường cũng không có đạo, nên người tham thiền muốn hiểu đạo cũng không cho. Tại sao? Vì ngài Long thọ ví dụ tâm mình như hư không vô sở hữu (không có hư không).

Người kiến lập hư không hỏi: Tại sao không nói hư không quãng đại vô biên dung nạp tất cả vật, mà lại nói hư không vô sở hữu dung nạp tất cả vật? Nếu hư không vô sở hữu, tức là không có hư không thì lấy cái gì để dung nạp! Ngài Long Thọ nói: “Không có mới dung nạp”. Thật tế là vậy, mặt trời, mặt trăng, cây cối, nhà cửa,… đều nhờ cái vô sở hữu này.

Chỗ không có gì thì mới dung nạp, nếu đã có chỗ thì không dung nạp; như cái bàn trống rỗng thì dung nạp, chỗ để đồ thì không dung nạp; người ngồi chật hết thiền đường thì không thể dung nạp được nữa.

Hỏi:
Người thế gian học hành rồi thành quả, đến đây học không hành thì không thành quả phải không?
Đáp:
Đây là pháp xuất pháp thế gian, chứ không phải pháp thế gian; thế gian là dùng tư tưởng chấp thật, mỗi ngày đều sống trong nhất niệm vô minh. Pháp xuất thế gian là hiển bày dụng cái tâm, nếu ngộ được thì không có xuất thế gian và thế gian. Vì vô sở hữu không thể kiến lập, cho nên Phật Thích Ca nói là vô thỉ, tức là không có bắt đầu, cũng là nghĩa vô sanh, không có sự sanh khởi.

Tại sao? Vì có sự sanh khởi thì phải có sự bắt đầu, nếu có bắt đầu thì không đúng với thật tế. Tại có bắt đầu thì phải có cuối cùng là pháp sanh diệt, còn đây Phật Thích Ca gọi là pháp bản trụ, vốn không có sanh diệt. 

Cho nên, không bị gián đoạn thì cùng khắp thời gian, vì không có sanh diệt nên gọi là Niết Bàn (niết là không sanh, bàn là không diệt). Do khắp không gian thì không khứ lai, nên gọi là Như Lai (đúng như bản lai).

Bản Lai là vô nhất vật, mà sao có đường để đi! Vì vậy, ngài Lai Quả nói: “Nếu đi một ngàn dặm, lại trở về rất mất công”. Tham thiền là chỉ quay đầu là tới rồi, khỏi cần đi một bước hay nửa bước. Có đường để đi là có tư tưởng chấp thật, tức kiến lập cái sở hữu; đây vốn  là vô sở hữu.

Hỏi:
Đọc kinh là để sáng suốt thấu triệt đi đến đạo quả có phải không?
Đáp:
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Giác hải dụ cho tâm mình, hư không là bọt biển, thế giới ở trong hư không (ở trong bọt nước); còn chúng sanh ở trong thế giới, nếu bọt nước bể (hư không chẳng có) thì thế giới ở đâu? Chúng sanh ở đâu?
Hỏi:
Thế nào là tham Tổ Sư thiền?
Đáp:
Tham Tổ Sư thiền là tham thoại đầu hay khán thoại đầu. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói; tức là chưa nổi lên ý niệm muốn nói câu thoại mới gọi là thoại đầu. Nếu khởi niệm muốn nói, nhưng chưa nói ra miệng cũng là thoại vỉ (thoại đuôi), chứ không phải thoại đầu. Thoại đầu là chưa khởi niệm nào mới gọi là thoại đầu.

Bây giờ, tham thiền tuy nói tham thoại đầu hay khán thoại đầu, nhưng chưa đến thoại đầu, cách thoại đầu còn xa lắm. Vì mục đích đến thoại đầu, nên mới nói là tham thoại đầu hay khán thoại đầu. Tham là hỏi câu thoại, tất cả muôn ngàn câu thoại là mục đích để kích thích niệm không hiểu không biết. 

Như hỏi: “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” thì nổi lên một niệm không biết, rồi khán là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết là gì; chỗ không biết là không có chỗ, vì có chỗ là biết rồi. Không có chỗ là không có mục tiêu để nhìn thì không thấy gì vẫn còn không biết, nên Thiền tông gọi là nghi tình. Hỏi và nhìn song song để giữ nghi tình đưa hành giả đến thoại đầu, rồi kiến tánh. 

Không phải hỏi trước nhìn sau, không phải hỏi sau nhìn trước. Hỏi và nhìn một lượt, hỏi không phải dùng miệng hỏi mà tâm hỏi, nhìn không phải dùng mắt nhìn mà dùng tâm nhìn. Hỏi không gián đoạn, nhìn vẫn không gián đoạn. Chỉ cần hỏi và nhìn, không biết tới việc khác; nếu biết không phải là nghi tình. 

(Kể chuyện bé Bi đo bộ não……..trang 13). 

Xem Tiếp Phần 2 Của Trang Này

Dịch Từ Phạn sang Hán: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, 

Từ Hán sang Việt: Tỳ Kheo Thích Duy Lực 

Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản
1. Pháp Hội Nhân Do
Tôi nghe như vầy, một thuở Phật ở nước Xá Vệ, nơi tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, cùng chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị. Bấy giờ đến giờ ăn, Thế Tôn đắp mang y bát, vào đại thành Xá Vệ, theo thứ tự khất thực từng nhà trong thành xong, trở về chổ ở thọ trai, rồi cất y bát, đại chúng rửa chân, trải tọa cụ cùng ngồi. 

2. Thiện Hiện Khởi Thỉnh 

(Tu Bồ Đề là tiếng Phạn, nghĩa Hán là Thiện Hiện.)
Khi ấy, trưởng lão Tu Bồ Đề ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo tay phải, quỳ gối chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: 

-Hy hữu Thế Tôn! Như Lai khéo hộ niệm cho các Bồ Tát, khéo phó chúc cho các Bồ Tát. Bạch Thế Tôn! Những thiện nam tín nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên an trụ tâm như thế nào? Hàng phục tâm như thế nào? 

Phật bảo: 

Lành thay! Lành thay! Tu Bồ Đề! Theo như ngươi nói, Như Lai khéo hộ niệm cho các Bồ Tát, khéo phó chúc cho các Bồ Tát. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi nói rõ. Những thiện nam tín nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên an trụ tâm như vầy, hàng phục tâm như vầy. 

-Bạch Thế Tôn, con rất mong được nghe. 

3. Đại Thừa Chánh Tông
Phật bảo Tu Bồ Đề:-Các Bồ Tát Ma Ha Tát nên hàng phục tâm như vầy: Tất cả các loài chúng sanh, hoặc noãn sanh, hoặc thai sanh, hoặc thấp sanh, hoặc hóa sanh, hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu tướng, hoặc vô tướng, hoặc phi hữu tướng, hoặc phi vô tướng, ta đều khiến vào Vô Dư Niết Bàn mà diệt độ. Diệt độ vô lượng vô số chúng sanh như thế, mà thật ra chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả. Tại sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng ắt chẳng phải Bồ Tát. 

Lược Giải 

Tứ tướng có hai thứ: 

1) Mê Thức Tứ Tướng của phàm phu: Chấp thật cái thân ngũ uẩn này là ta, gọi là ngã tướng. Bỏ ngã tướng chấp vào toàn nhân loại gọi là nhơn tướng. Bỏ nhân loại chấp vào toàn chúng sanh gọi là chúng sanh tướng. Bỏ chúng sanh tướng cho là chỉ có Chơn Như Phật tánh vĩnh viễn tồn tại trong thời gian gọi là thọ giả tướng (thọ là thời gian). 

2) Mê Trí Tứ Tướng của bậc thánh: Bậc thánh tâm biết có sở chứng, dù chứng đến thanh tịnh Niết Bàn đều thuộc về ngã tướng. Nay ngộ thêm một bậc, biết chẳng phải ta chứng, siêu việt tất cả chứng, nhưng còn cái tâm năng ngộ gọi là nhơn tướng. Nay tiến thêm một bậc nữa, liễu tri năng chứng năng ngộ là ngã tướng nhơn tướng, chỗ ngã tướng nhơn tướng chẳng thể đến (năng chứng năng ngộ chẳng thể đến), chỉ còn tâm liễu tri, gọi là chúng sanh tướng. Rồi tiến thêm một bậc nữa, chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ một giác thể thanh tịnh, gọi là cứu kính giác, tất cả tịch diệt, cũng gọi là Niết Bàn. Nếu còn trụ nơi Niết Bàn thì mạng căn chưa dứt, gọi là thọ giả tướng. (Lược giải hết) 

4. Diệu Hạnh Vô Trụ
-Lại nữa, Tu Bồ Đề! Bồ Tát ở nơi các pháp, ưng vô sở trụ mà hành việc bố thí, tức là chẳng trụ sắc bố thí, chẳng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Tu Bồ Đề! Bồ Tát bố thí nên chẳng trụ nơi tướng như thế. Tại sao? Nếu Bồ Tát chẳng trụ nơi tướng bố thí thì phước đức chẳng thể suy lường. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Hư không bên phương đông có thể suy lường chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. 

-Tu Bồ Đề! Hư không bên các phương nam, tây, bắc và trên, dưới có thể suy lường được chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. 

-Tu Bồ Đề! Bồ Tát bố thí chẳng trụ nơi tướng, phước đức cũng như vậy, chẳng thể suy lường. Tu Bồ Đề! Bồ Tát cần an trụ tâm như ta đã bảo. 

5. Như Lý Thật Kiến
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Có thể nhờ thân tướng mà thấy Như Lai chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. Chẳng thể nhờ thân tướng thấy được Như Lai. Tại sao? Như Lai nói thân tướng tức phi thân tướng. Phật bảo Tu Bồ Đề: 

-Phàm tất cả tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng phi tướng, tức là thấy Như Lai. 

Lược Giải 

Ý Phật ở đây là phá chấp tướng. Nếu thấy các pháp có tướng là chấp vào tướng có. Nếu thấy các pháp không tướng là chấp vào tướng không. Nên ở đây Kinh nói "các tướng phi tướng", mà nếu chấp vào phi tướng cho là chẳng phải tướng, cho là không tướng thì vẫn còn chấp tướng. (Lược giải hết) 

6. Chánh Tín Hy Hữu 

Tu Bồ Đề Thưa rằng: 

-Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sanh được nghe những lời nói, văn tự kể trên có thể sanh lòng tin chơn thật chăng? 

Phật bảo: 

-Tu Bồ Đề, đừng nói vậy! Sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm về sau, từ tượng pháp cho đến mạt pháp, nếu có người tu phước trì giới đối với lời nói, văn tự kể trên được sanh lòng tin, cho đó là thật. Phải biết người ấy đã nghe lời nói văn tự này, cho đến được một niệm sanh khởi lòng tin trong sạch, là vì đã từng gieo trồng thiện căn nơi muôn ngàn vô lượng Phật, chứ chẳng phải gieo trồng thiện căn nơi một Phật, hoặc ba, bốn, năm Phật. Tu Bồ Đề! Như Lai biết rõ, thấy rõ những chúng sanh ấy được vô lượng phước đức như thế. Tại sao? Vì những chúng sanh ấy chẳng còn có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, chẳng chấp pháp tướng, cũng chẳng chấp phi pháp tướng. Tại sao? Vì những chúng sanh ấy nếu khởi tâm chấp tướng (tiền trần) tức là dính mắc bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp pháp tướng (pháp trần) cũng là dính mắc bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp phi pháp tướng (là bóng phân biệt của pháp trần), cũng là dính mắc bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Vì thế chẳng nên chấp pháp, chẳng nên chấp phi pháp. Do nghĩa này Như Lai thường nói: Các Tỳ Kheo phải biết lời thuyết pháp của ta ví như chiếc bè qua sông, đến bờ thì phải bỏ bè; vậy pháp còn phải bỏ, huống là phi pháp! 

7. Vô Đắc Vô Thuyết
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng? 

Tu Bồ Đề đáp: 

-Như con hiểu nghĩa của Phật nói thì chẳng có pháp nhất định gọi là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng chẳng có pháp nhất định cho Như Lai thuyết. Tại sao? Vì pháp của Như Lai thuyết đều chẳng thể chấp thật, chẳng thể nói là pháp, là phi pháp hay phi phi pháp. Tại sao? Vì tất cả hiền thánh đều dựa theo pháp vô vi mà nói có sai biệt. 

Lược Giải 

Tất cả hiền thánh đều dựa theo pháp vô vi mà nói có sai biệt: Pháp vô vi tức là pháp vô sanh, chẳng thể tu chứng, chẳng thể suy lường, chẳng thể diễn tả. Nay dựa theo đường đi vô vi, vì chưa đến chỗ vô vi nên mới có đủ thứ sai biệt như thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, cho đến thập địa, đẳng giác, nếu đã đến diệu giác tức là chỗ vô vi thì chẳng còn sai biệt. (Lược giải hết) 

8. Y Pháp Xuất Sanh
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như có người đem thất bửu đầy khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới dùng để bố thí, người ấy được phước đức nhiều chăng? 

Tu Bồ Đề đáp: 

-Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Tại sao? Phước đức ấy tức phi phước đức tánh, nên Như Lai nói là phước đức nhiều. 

Phật bảo: 

-Nếu có người thọ trì (tín thọ mà thực hành) Kinh này, cho đến chỉ thực hành theo tứ cú kệ rồi giảng cho người khác nghe, thì phước đức lại nhiều hơn người kia. Tại sao? Tu Bồ Đề! Tất cả chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật đều từ Kinh này ra. Tu Bồ Đề, gọi là Phật pháp, tức phi Phật pháp. 

Ghi Chú 

Tứ Cú Kệ: 

Có là cú thứ nhất, 

Không là cú thứ nhì, 

Cũng có cũng không là cú thứ ba, 

Chẳng có chẳng không là cú thứ tư. 

Chẳng lọt vào tứ cú là thực hành theo tứ cú kệ. (Ghi chú hết) 

9. Nhất Tướng Vô Tướng
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Tu Đà Hoàn có thể nghĩ rằng "Ta đắc quả Tu Đà Hoàn" chăng? 

Tu Bồ Đề đáp: 

-Bạch Thế Tôn, không ạ. Tại sao? Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu mà vô sở nhập; chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu Đà Hoàn. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Tư Đà Hàm có thể nghĩ rằng "Ta đắc quả Tư Đà Hàm" chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không ạ. Tại sao? Tư Đà Hàm gọi là Nhất Vãng Lai mà thật chẳng vãng lai, ấy gọi là Tư Đà Hàm. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? A Na Hàm có thể nghĩ rằng "Ta đắc quả A Na Hàm" chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. Tại sao? A Na Hàm gọi là Bất Lai mà thật chẳng phải bất lai, ấy gọi là A Na Hàm. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? A La Hán có thể nghĩ rằng "Ta đắc đạo A La Hán" chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. Tại sao? Thật chẳng có pháp gọi là A La Hán. Thế Tôn! Nếu A La Hán nghĩ rằng "Ta đắc đạo A La Hán", tức là dính mắc bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Thế Tôn! Phật nói con đắc Vô Tranh Tam Muội, là hạng nhất trong loài người, là hạng nhất trong bậc ly dục A La Hán. Thế Tôn! Nhưng con nghĩ rằng con là ly dục A La Hán. Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành, nên mới gọi Tu Bồ Đề là hành giả thanh tịnh hạnh. 

Hết Phần Một
Pháp Sư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sang Hán đời nhà Tống.

Việt Dịch : Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Thành Hội Phật Giáo HCM Xuất Bản 1994
PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM
(Phần 1)
QUYỂN THỨ NHẤT
Ðệ Nhất Nghĩa
Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm
Lý Luận Về sừng Thỏ
Nhất Xiển Ðề
Ba Thứ Tự Tánh
Hai Vô Ngã
Pháp Tánh Không

Ta nghe như vầy, một hôm Phật ở trên đảnh núi Lăng Già tại bờ biển Nam, có đủ các thứ hoa báu trang nghiêm, khi ấy các Đại Tỳ Kheo Tăng và chúng Đại Bồ Tát từ các cõi Phật đến, những Đại Bồ Tát ấy đều đủ sức tự tại, vô lượng chánh định, du hý thần thông.

Bồ Tát Đại Huệ là bậc thượng thủ (đại diện đương cơ của Kinh này), được tất cả chư Phật đích thân làm phép quán đảnh, cảnh giới tự tâm hiện lượng của Ngài đối với mọi chúng sanh, mọi tâm và sắc, vô lượng pháp môn, cho đến năm pháp của tự tánh và hai thứ Vô ngã đều được từng loại phổ hiện, khéo giải nghĩa lý, thông đạt cứu cánh.

Khi ấy, Bồ Tát Đại Huệ cùng Bồ Tát Ma Đế dạo khắp tất cả cõi Phật, và thừa oai thần của Phật từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo tay phải, chắp tay quỳ gối, cung kính dùng kệ tán thán rằng:
Thế gian lìa sanh diệt
Như hoa đốm trên không.

Trí chẳng trụ hữu, vô,
Mà khởi tâm đại bi.

Tất cả pháp như huyễn,
Xa lìa nơi tâm thức.

Trí chẳng trụ hữu, vô,
Mà khởi tâm đại bi.

Xa lìa chấp đoạn thường,
Pháp thế gian như mộng.

Trí chẳng trụ hữu, vô,
Mà khởi tâm đại bi.

Biết nhơn pháp Vô ngã
Phiền não và nhĩ diệm (1)
Thường trong sạch vô tướng,
Mà khởi tâm đại bi.

(1) NHĨ DIỆM : Theo Thật Dụng Phật Học Tự điển giải thích thì gồm có bốn nghĩa: Sở tri, cảnh giới, trí mẫu, trí cảnh. Bốn từ ngữ này cũng có tương tự cũng có hơi khác, như nghĩa SỞ TRI và CẢNH GIỚI thì thông cả trí và ngu, còn TRÍ CẢNH và TRÍ M"U thì riêng cho bậc trí, lại gồm cả năng sở: Mẹ của trí là năng sanh, cảnh của trí là sở sanh, vì bao gồm nhiều nghĩa như thế, nên người dịch chỉ dịch nguyên âm, chúng tôi cũng chỉ dịch nguyên âm mà tùy theo trường hợp ghi chú.

Niết bàn chẳng thể lập,
Chẳng có Niết Bàn Phật,
Chẳng có Phật Niết Bàn,
Lìa năng giác, sở giác.

Hoặc có hoặc không có,
Cả hai thảy đều lìa.

Pháp thiền quán tịch tịnh,
Vốn lìa sự sanh khởi.

Chẳng đời này đời sau,
Gọi là chẳng thủ xả.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát nói kệ tán thán xong, tự xưng tên họ rằng:
Con tên là Đại Huệ,
Thông đạt pháp Đại Thừạ
Một trăm lẻ tám câu,
Dùng kệ hỏi Thế Tôn.

Đức Phật nghe kệ rồi,
Quán sát tất cả chúng.

Bảo các Phật tử rằng,
Nay cho mặc tình hỏi.

Tôi sẽ vì các ngươi,
Thuyết cảnh giới tự giác.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát kính vâng lời Phật, đảnh lễ chân Phật, chắp tay cung kính, dùng kệ hỏi rằng:
Thế nào niệm trong sạch?
Thế nào niệm tăng trưởng?
Tại sao thấy mê hoặc?
Mê hoặc sao tăng trưởng?
Cách giáo hóa cõi Phật,
Chúng sanh và ngoại đạo?
Thế nào thọ, vô thọ?
Tại sao gọi vô thọ?
Phật tử là nghĩa gì?
Giải thoát đến mức nào?
Ai trói ai giải thoát?
Cảnh giới thiền ra sao?
Tại sao có Tam thừa?
Mong Phật giải thích cho.

Duyên khởi từ đâu sanh?
Sao nói tác, sở tác?
Sao có pháp đồng dị,
Giảm bớt và tăng trưởng?
Sao gọi Vô Sắc Định,
Và gọi Chánh Định diệt?
Thế nào là tưởng diệt?
Vì sao có xuất định?
Tại sao sanh sở tác,
Tinh tấn và trì thân
Thế nào hiện phân biệt?
Chư Địa từ đâu sanh?
Phá tam giới là ai?
Thân này là thân gì?
Vãng sanh đến nơi nào?
Bồ Tát Tối Thắng Tử,
Nhân gì đắc thần thông,
Và tự tại Tam Muội?
Sao gọi Tam Muội Tâm?
Cúi xin vì con nói.

Chữ "Tạng" là nghĩa gì?
Sao gọi ý và thức?
Sanh diệt là thế nào?
Sở kiến trả về được,
Năng kiến trả về đâu?
Thế nào là tâm lượng,
Chủng tánh phi chủng tánh?
Làm sao kiến lập tướng,
Nghĩa ngã và phi ngã?
Sao nói chẳng chúng sanh?
Sao gọi thuyết thế tục?
Cách nào chẳng sanh khởi,
Đoạn kiến và thường kiến?
Chư Phật và ngoại đạo,
Tại sao chẳng trái nhau?
Phật tánh vốn bất nhị,
Tại sao đời vị lai,
Nhiều bộ phái khác nhau?
Nhân gì lập nghĩa không?
Sao nói sát na hoại?
ỀThai tạng sanhỂ là gì?
Thế pháp sao chẳng động?
Nhân gì như mộng huyễn,
Như thành Càn Thát Bà,
Như bóng trăng trong nước?
Thế gian như dương diệm,
Sao lại nói Giác Chi,
Và Thất Bồ Đề phần?
Quốc độ sao hỗn loạn?
Tại sao chấp hữu kiến?
Thế nào chẳng sanh diệt,
Thế pháp như hoa đốm?
Cách nào giác thế gian,
Thuyết pháp lìa văn tự?
Lìa vọng tưởng là ai?
Sao dụ như hư không?
Mấy thứ pháp như thật?
Mấy tâm Ba La Mật?
Nhân gì độ chư Địa,
Đến nơi Vô Sở Thọ,
Và hai thứ Vô Ngã?
Làm sao cảnh trí sạch?
Trí huệ có mấy thứ?
Giới tánh có bao nhiêu?
Hạt chơn châu Ma Ni,
Thật tánh từ đâu sanh?
Ai lập ra ngữ ngôn,
Và chủng tánh chúng sanh?
Sáng sủa và kỹ thuật,
Do đâu mà hiển bày?
Kệ tụng có mấy thứ,
Tụng dài và tụng ngắn,
Tất cả có mấy thứ?
Thế nào gọi là Luận?
Sao có sự ăn uống,
Và sanh những ái dục?
Tại sao gọi là vua,
Chuyển Luân và Tiểu Vương?
Cõi trời có mấy thứ?
Hộ vệ quốc độ nào?
Thế nào gọi là Địa,
Tinh tú và nhựt nguyệt?
Người tu hành giải thoát,
Mỗi môn có mấy thứ?
Đệ tử có mấy loại?
Sao gọi A Xà Lê?
Phật có bao nhiêu thứ?
Sự sanh có mấy loại?
Ma và các ngoại đạo,
Mỗi mỗi có mấy thứ?
Tự tánh và bản tâm,
Có mấy thứ riêng biệt?
Những số lượng thi thiết?
Niệm thông minh là gì?
Cúi xin Phật khai thị.

Hư không và gió mây,
Cây cỏ và rừng rậm,
Tất cả là thế nào?
Tại sao lại bắt lấy,
Những loài voi, ngựa, nai?
Thế nào là thấp hèn?
Nhân gì mà thấp hèn?
Làm sao dứt lục căn?
Sao gọi Nhất Xiển Đề?
Nam nữ, phi nam nữ?
Từ đâu mà sanh khởi?
Thế nào phát tâm tu?
Sao lại tu lui sụt?
Thiền sư dùng pháp gì?
Dạy cho những người nào?
Chúng sanh vào các cõi,
Tướng nào thuộc loại nào?
Thế nào là giàu sang?
Nhân gì được giàu sang?
Thế nào là Thích Chủng?
Nhân gì được Thích Chủng?
Thế nào dòng Cam Giá (1)?
Xin Thế Tôn giải thuyết.

Những Tiên nhơn khổ hạnh,
Truyền thọ như thế nào?
Sao thân Phật hiển hiện,
Khắp thời gian không gian,
Có đủ loại chúng sanh,
Và Bồ Tát nhiễu quanh?
Tại sao chẳng ăn thịt?
Tại sao cấm ăn thịt?
Những loại nào ăn thịt?
Nhân gì phải ăn thịt?
Sao hình thành nhựt nguyệt,
Tu Di và Liên Hoa.

Cõi nước rất thù thắng,
Trùm khắp cả thế giới?
Như lưới báu Đế Thích,
(1) DÒNG CAM GIÁ : Dòng họ Thích Ca, là con của vua Cam Giá, nên gọi là dòng Cam Giá.

Tất cả những trân bửu.

Cây đàn dáng trống cơm,
Và đủ loại hương hoa,
Sáng chói lìa nhựt nguyệt,
Mỗi mỗi đều vô lượng?
Thế nào là Hóa Phật?
Thế nào Báo Thân Phật?
Thế nào Như Như Phật?
Thế nào Trí Huệ Phật?
Tại sao nơi Dục giới,
Chẳng thành Đẳng Chánh Giác?
Sao cõi Sắc Cứu Cánh,
Lìa dục đắc Bồ Đề?
Chư Phật nhập Niết Bàn,
Ai duy trì chánh pháp?
Như Lai và chánh pháp,
Được trụ thế bao lâu?
Thành tựu và kiến chấp,
Mỗi loại bao nhiêu thứ?
Từ giới luật Tỳ Kheo,
Thanh Văn và Duyên Giác,
Cho đến bậc Bồ Tát,
Nhân duyên gì kiến lập?
Nhân gì nhiều biến đổi?
Tại sao Vô Sở Thọ?
Thế Tục Thông là gì?
Tại sao xuất thế gian?
Thế nào là Thất Địa?
Cúi xin Phật diễn thuyết.

Tăng Già có mấy loại?
Thế nào phá hoại Tăng?
Y Phương Luận là gì?
Bởi do nhân duyên gì,
Sao lại Phật Thế Tôn,
Thuyết những lời như thế :
"Ca Diếp (Phật), Câu Lưu Tôn (Phật),
Câu Na Hàm (Phật) là Ta? ".

Cớ sao nói đoạn thường?
Có ngã và Vô Ngã?
Sao không tất cả thời,
Đều diễn chơn thật nghĩa?
Mà lại vì chúng sanh,
Phân biệt thuyết Tâm lượng?
Tại sao cõi Ta Bà,
Núi Kim Cang, Thiết Vi,
Tất cả đều sung mãn,
Như trái Yêm Ma La?
*
Phật nghe bài kệ hỏi,
Về độ môn Đại Thừa.

Và diệu tâm Chư Phật;
Lành thay những câu hỏi.

Đại Huệ hãy lắng nghe,
Nay Ta vì các ngươi,
Theo thứ lớp giải đáp :
Pháp sanh và bất sanh,
Các loại đến Niết Bàn,
Sát na chẳng tự tánh.

Từ Phật tử, ngoại đạo,
Thanh Văn và Duyên Giác,
Bồ Tát Ba La Mật,
Và hạnh cõi Vô Sắc.

Mỗi mỗi việc như thế,
Núi Tu Di, biển cả,
Các bộ châu, quốc độ,
Tinh tú và nhựt nguyệt,
Cõi trời A Tu La,
Sức thiền Tam Ma Đề,
Giải thoát được tự tại.

Giác Chi, Như Ý Túc,
Và các phẩm trợ đạo;
Từ những thân ngũ ấm,
Cho đến Diệt Tận Định,
Gồm vô lượng thiền định.

Phật từ Tam muội khởi,
Thuyết pháp độ chúng sanh.

Tâm (thức thứ tám), Ý (thức thứ bảy), và Ý thức (thức thứ sáu),
Năm pháp và Vô ngã,
Năng tưởng và sở tưởng,
Tự tánh hiện nhị kiến.

Các thừa và chủng tánh,
Vàng bạc, châu Ma Ni,
Cho đến Nhất Xiển Đề,
Nhiều loại với nhất Phật,
Trí Nhĩ Diệm chứng đắc.

Chúng sanh hữu hay vô,
Những cầm thú voi, ngựa,
Tại sao bị bắt lấy,
Do nhân duyên thành tựụ
Năng tác và sở tác,
Tòng lâm cùng mê hoặc,
Tâm lượng chẳng hiện hữu,
Chư Địa chẳng đến nhau.

Biến hiện thọ, Vô thọ,
Y phương và công xảo,
Nội ngoại trong Ngũ Minh,
Đại địa, núi Tu Di,
Biển cả, nhựt, nguyệt, tinh,
Chúng sanh thượng, trung, hạ,
Quốc độ và sắc thân,
Mỗi mỗi bao vi trần.

Thước tấc và số dặm,
Số ngắn đến số dài.

Nói chung những câu hỏi,
Danh từ các số lượng,
Diễn tả sự hiện hữu,
Không gian và thời gian,
Nên hỏi những việc này,
Đâu cần hỏi việc khác.

Thanh Văn và Duyên Giác,
Bồ Tát cho đến Phật,
Mỗi thân bao nhiêu trần,
Số lượng của tứ đại,
Thân ngũ uẩn con người,
Vua chúa trên thế gian,
Cho đến Chuyển Luân Vương,
Đều ham giữ của cải,
Làm sao được giải thoát?
Nghĩa hẹp và nghĩa rộng,
Như chỗ hỏi của ngươi,
Việc Phật tử nên hỏi.

Muốn mỗi mỗi tương ưng,
Phải xa lìa kiến chấp.

Thành tựu lìa ngôn thuyết.

Nay ta sẽ khai thị,
Kỹ càng từng lớp một,
Phật tử hãy lắng nghe.

Trăm lẻ tám câu này,
Như chư Phật sở thuyết.

Cú sanh cú bất sanh, cú thường cú vô thường, cú trụ dị phi trụ dị, cú sát na cú phi sát na, cú tự tánh cú phi tự tánh, cú không cú bất không, cú đoạn cú bất đoạn, cú biên cú phi biên, cú trung cú phi trung, cú duyên cú phi duyên, cú nhân cú phi nhân, cú phiền não cú phi phiền não, cú ái cú phi ái, cú phương tiện cú phi phương tiện, cú xảo cú phi xảo, cú tịnh cú phi tịnh, cú thành cú phi thành, cú ví dụ cú phi ví dụ, cú đệ tử cú phi đệ tử, cú sư cú phi sư, cú chủng tánh cú phi chủng tánh, cú tam thừa, cú phi tam thừa, cú sở hữu cú phi sở hữu, cú nguyện cú phi nguyện, cú tam luân cú phi tam luân, cú hữu phẩm cú phi hữu phẩm, cú câu cú phi câu, cú duyên tự Thánh trí hiện pháp lạc cú phi hiện pháp lạc, cú sát độ cú phi sát độ, cú thủy cú phi thủy, cú cung cú phi cung, cú thật cú phi thật, cú số cú phi số, cú minh cú phi minh, cú hư không cú phi hư không, cú vân cú phi vân, cú công xảo kỹ thuật minh xứ, cú phi công xảo kỹ thuật minh xứ, cú phong cú phi phong, cú địa cú phi địa, cú tâm cú phi tâm, cú thi thiết cú phi thi thiết, cú ấm cú phi ấm, cú chúng sanh cú phi chúng sanh, cú huệ cú phi huệ, cú Niết Bàn cú phi Niết Bàn, cú nhĩ diệm cú phi nhĩ diệm, cú ngoại đạo cú phi ngoại đạo, cú hoang loạn cú phi hoang loạn, cú huyễn cú phi huyễn, cú mộng cú phi mộng, cú diệm cú phi diệm, cú tượng cú phi tượng, cú luân cú phi luân, cú Càn Thát Bà cú phi Càn Thát Bà, cú thiên cú phi thiên, cú ẩm thực cú phi ẩm thực, cú dâm dục cú phi dâm dục, cú kiến cú phi kiến, cú Ba La Mật cú phi Ba La Mật, cú giới cú phi giới, cú nhựt nguyệt tinh tú cú phi nhựt nguyệt tinh tú, cú đế cú phi đế, cú quả cú phi quả, cú khởi diệt cú phi khởi diệt, cú trị cú phi trị, cú chi cú phi chi, cú thiền cú phi thiền, cú mê cú phi mê, cú hiện cú phi hiện, cú hộ cú phi hộ, cú tục cú phi tục, cú tiên cú phi tiên, cú vương cú phi vương, cú nhiếp thọ cú phi nhiếp thọ, cú bảo cú phi bảo, cú ký cú phi ký, cú Nhất Xiển Đề cú phi Nhất Xiển Đề, cú nữ nam bất nam cú phi nữ nam bất nam, cú vị cú phi vị, cú sự cú phi sự, cú thân cú phi thân, cú giác cú phi giác, cú động cú phi động, cú căn cú phi căn, cú hữu vi cú phi hữu vi, cú vô vi cú phi vô vi, cú nhân quả cú phi nhân quả, cú sắc cứu cánh cú phi sắc cứu cánh, cú thiết cú phi thiết, cú tòng thọ cát đằng cú phi tòng thọ cát đằng, cú tạp cú phi tạp, cú thuyết cú phi thuyết, cú Tỳ Ni cú phi Tỳ Ni, cú Tỳ Kheo cú phi Tỳ Kheo, cú xứ cú phi xứ, cú tự cú phi tự.

Lược giải :
Từ CÚ SANH CÚ BẤT SANH cho đến CÚ TỰ CÚ PHI TỰ, chúng tôi lược giải chung như sau : Tất cả pháp thế gian, cho đến xuất thế gian, lời nói diễn tả được đều nằm trong tương đối; như sanh, trụ, dị, diệt, sáng, tối và sắc, không v.v... mỗi mỗi gồm có tứ cú, thật ra chẳng thể kể xiết. Như tứ cú của chữ SANH : Cú thứ nhất là SANH, cú thứ nhì BẤT SANH, cú thứ ba CHẲNG SANH, CHẲNG BẤT SANH, cú thứ tư CŨNG SANH, CŨNG BẤT SANH. Chữ THỪƠNG cũng vậy : Cú thứ nhất THỪƠNG, cú thứ nhì VÔ THỪƠNG, cú thứ ba CHẲNG THỪƠNG, CHẲNG VÔ THỪƠNG, cú thứ tư CŨNG THỪƠNG, CŨNG VÔ THỪƠNG... Những chữ khác cũng đều như thế cả.

Lược giải hết
CHÁNH VĂN
Phật bảo Đại Huệ rằng :
- Đó là 108 câu Phật xưa đã nói, người và các Đại Bồ Tát cần nên tu học.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Các thức có mấy thứ sanh, trụ, diệt?
Phật bảo Đại Huệ :
- Các thức có hai thứ sanh, trụ, diệt, chẳng phải suy nghĩ biết được. Hai thứ sanh gọi là lưu chú sanh và tướng sanh; hai thứ trụ gọi là lưu chú trụ và tướng trụ; hai thứ diệt gọi là lưu chú diệt và tướng diệt.

- Đại Huệ! Các thức có ba thứ tướng, gọi là chuyển tướng, nghiệp tướng và chơn tướng. Nói tóm tắt có ba thứ thức, nói rộng có tám thứ tướng. Ba thứ thức ấy là : Chơn thức, hiện thức và phân biệt sự thức. Đại Huệ! Ví như gương sáng hiện những sắc tướng, chỗ hiện của hiện thức cũng như thế.

- Đại Huệ! Hiện thức và phân biệt sự thức, hai thức này tướng hoại và chẳng hoại làm nhân với nhau. Đại Huệ! Sự huân tập bất tư nghì và sự chuyển biến bất tư nghì là cái nhân của hiện thức. Nhận lấy các cảnh trần và huân tập vọng tưởng từ vô thỉ là cái nhân của phân biệt sự thức.

- Đại Huệ! Nếu mỗi mỗi sự hư vọng chẳng thật che khuất chơn thức đều tiêu diệt thì tất cả căn thức đều diệt, ấy gọi là tướng diệt.

- Đại Huệ! Sao nói TƯƠNG TUC DIỆT? Bởi cái nhân của tương tục đã diệt thì tương tục phải diệt; sở nhân diệt thì sở duyên cũng diệt. Sở nhân và sở duyên đều diệt thì tương tục phải diệt. Tại sao? Vì có sở nương tựa. Nói "Nương tựa", là vọng tưởng huân tập từ vô thỉ; nói "Duyên", là tự tâm hiện những cảnh vọng tưởng của thức.

- Đại Huệ! Ví như cục đất với vi trần có khác, cũng không có khác, dùng vàng ròng làm ra những đồ trang sức cũng vậy. Đaị Huệ! Nếu cục đất với vi trần có khác thì cục đất chẳng do vi trần họp thành, mà thật thì do vi trần họp thành, nên nói chẳng khác. Nếu chấp thật chẳng khác thì cục đất với vi trần chẳng có phân biệt.

- Như thế, Đại Huệ! Chơn tướng của chuyển thức với Tạng thức nếu là khác thì Tạng thức chẳng phải cái nhân của chuyển thức; nếu là chẳng khác thì chuyển thức diệt, Tạng thức cũng phải diệt, mà chơn tướng của nó thật chẳng diệt. Cho nên Đại Huệ! Chẳng phải tự thức của chơn tướng diệt, chỉ là nghiệp tướng diệt. Nếu tự thức của chơn tướng diệt thì tạng thức cũng phải diệt. Đại Huệ! Nếu Tạng thức diệt thì chẳng khác gì đoạn kiến của ngoại đạo.

- Đại Huệ! Các phái ngoại đạo lập luận như thế này : "Cảnh giới nhiếp thọ diệt thì sự lưu chú của thức cũng diệt". Nếu sự lưu chú của thức diệt thì sự lưu chú từ vô thỉ phải đoạn dứt. Đại Huệ! Ngoại đạo nói cái nhân sanh khởi của lưu chú, chẳng do nhãn thức, sắc không và sáng tối hoà hợp mà sanh, ngoài ra còn có các nhân khác. Đại Huệ! Cái nhân của họ nói như thắng diệu, như sĩ phu (1), như tự tại, như thời gian, như vi trần v.v...

(1) SĨ PHU : nghĩa Hán là bậc trí thức, ở đây ám chỉ Năng tác hoặc Sở tác.

- Lại nữa Đại Huệ! Có bảy thứ chủng tánh của tự tánh, gọi là : Hoà hợp tự tánh, tánh tự tánh, tướng tự tánh, đại chủng tự tánh, nhân tự tánh, duyên tự tánh và thành tựu tự tánh.

- Lại nữa Đại Huệ! Có bảy thứ Đệ Nhất Nghĩa, gọi là : Cảnh giới Tâm, cảnh giới Huệ, cảnh giới Trí, cảnh giới Kiến, cảnh giới Siêu nhị kiến, cảnh giới Siêu tử địa (siêu việt phiền não), và cảnh giới Như Lai tự tại. Đại Huệ! Đây là Đệ Nhất Nghĩa tâm của tự tánh, cũng là quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thành tựu pháp thế gian và xuất thế gian, cho đến xuất thế gian thượng thượng pháp, do huệ nhãn của bậc Thánh soi vào tự cộng tướng mà kiến lập, kiến lập này chẳng đồng với lập luận ác kiến của ngoại đạo.

- Đại Huệ! Thế nào là lập luận ác kiến của ngoại đạo? Ấy là cảnh giới vọng tưởng của tự kiến chấp, chẳng biết do chấp tự tâm sở hiện, vì chẳng thông đạt ngằn mé (tự tánh cùng khắp không gian thời gian, vốn chẳng có ngằn mé, vì khởi tâm chấp thật thành có ngằn mé). Đại Huệ! Vì tánh ngu si của phàm phu, ở nơi bất nhị của tự tánh vô tánh (Đệ Nhất Nghĩa) lập ra nhị kiến luận (pháp tương đối).

- Lại nữa, Đại Huệ! Cái nhân vọng tưởng khổ của tam giới diệt thì các duyên của vô minh, ái nghiệp liền diệt. Nay ta sẽ thuyết những cảnh huyễn hóa tùy theo kiến chấp của tự tâm sở hiện.

- Đại Huệ! Nếu có Sa Môn, Bà La Môn muốn khiến nhân quả của sự hữu chủng, vô chủng, và sự vật thời gian có sở trụ... và những cái do chấp ấm, giới, nhập (1) nơi sanh và trụ biến hiện (hoặc nói sanh rồi thì diệt), như sự vật hoặc sanh hoặc hữu, hoặc Niết Bàn, hoặc đạo, hoặc nghiệp, hoặc quả, hoặc chân lý, hoặc thường trụ, đều là đoạn diệt luận. Tại sao? Vì những sự việc kể trên vốn là vô thỉ (chẳng có sự bắt đầu), nên hiện tiền đều bất khả đắc.

- Đại Huệ! Ví như cái bình bể chẳng dùng được, như hạt giống cháy chẳng thể nảy mầm. Như thế, Đại Huệ! Nếu tánh ấm, giới, nhập đã diệt, nay diệt, sẽ diệt điều do kiến chấp vọng tưởng của tự tâm vô nhân mà có, thì sự sanh khởi chẳng có thứ lớp.

- Đại Huệ! Nếu lại nói cái thức Vô Chủng, Hữu chủng do ba duyên kiến, tướng, thức hòa hợp sanh khởi, thì con rùa nên mọc lông, ép cát phải ra dầu, tông họ ắt phải tự hoại, vì trái với nghĩa quyết định. Cái thuyết hữu chủng, vô chủng có lỗi như thế, nếu theo đó
kiến lập sự nghiệp đều hư dối vô nghĩa.

(1) ẤM, NHẬP, GIỚI : Ấm là ngũ ấm, tức sắc, thọ tưởng, hành, thức. Nhập là lục nhập, tức lục căn nhiếp thọ lục trần, có sự cảm thọ, gọi là lục nhập. Giới là thập bát giới, tức lục căn tiếp xúc lục trần sinh ra lục thức, gọi là thập bát giới.

- Đại Huệ! Cái thuyết ba duyên hợp sanh của ngoại đạo, lập ra phương tiện nhân quả tự tướng nơi quá khứ, hiện tại, vị lai, tưởng hữu chủng, vô chủng từ xưa đến nay đã thành sự thật, giác tưởng xoay chuyển, thừa kế với nhau, là do lỗi tập khí tự sanh kiến chấp mà thuyết như thế.

- Đại Huệ! Phàm phu ngu si, say mê tà tưởng, trí huệ bị ác kiến nuốt mất, đem cái thuyết vô trí lại vọng xưng là Nhất Thiết Trí.

- Đại Huệ! Nếu các Sa Môn, Bà La Môn lìa kiến chấp tự tánh, biết trong ngoài tâm hiện như mây nổi, như vòng lửa, như thành Càn Thát Bà, như dương diệm, như bóng trăng trong nước, như mộng huyễn, những vọng tưởng hư dối từ vô thỉ chẳng lìa tự tâm. Nếu nhân duyên vọng tưởng diệt hết, lìa năng thuyết sở thuyết, năng quán sở quán của vọng tưởng, kiến lập thân của Tạng thức, nơi cảnh giới thức có thọ dụng, nhiếp thọ và kẻ nhiếp thọ v.v... Đối với những việc kể trên đều chẳng tương ưng, chẳng có tất cả cảnh giới ấy, lìa sanh trụ diệt, lìa tự tâm khởi, lìa tùy chỗ nhập mà phân biệt, Bồ Tát này được như thế thì chẳng bao lâu sẽ chứng đắc sanh tử và Niết Bàn bình đẳng, được đại bi phương tiện khéo léo mà chẳng thấy có sự mở mang phương tiện.

- Đại Huệ! Nơi tất cả chúng sanh thảy đều như huyễn, chẳng do nhân duyên, xa lìa cảnh giới trong ngoài, ngoài tâm chẳng thấy pháp khác, lần lượt nhập chỗ vô tưởng, từ cảnh giới Tam muội của Địa này đến Địa kia, phân biệt quán xét, thấu rõ tam giới như huyễn, sẽ chứng đắc như huyễn Tam muội, siêu việt tự tâm hiện, trụ nơi Bát Nhã Ba La Mật, lìa bỏ phương tiện, lìa Kim Cang Dụ và Tam Ma Đề, liền vào thân Như Lai, liền vào thần thông biến hóa tự tại, từ bi phương tiện, đầy đủ trang nghiêm; vào tất cả cõi Phật và chỗ ngoại đạo, bình đẳng như như, lìa tâm, ý, ý thức, ấy là sự lần lượt chuyển thân của Bồ Tát, cho đến chứng đắc Pháp thân Như Lai, cuối cùng qui về Vô Sở Đắc.

- Đại Huệ! Cho nên muốn đắc vào Pháp thân Như Lai, phải xa lìa ấm, giới, nhập và nhân duyên làm phương tiện của tâm, duy tâm thẳng quán xét lỗi vọng tưởng tập khí hư dối từ vô thỉ, sanh, trụ, diệt là vọng tưởng hư dối, Phật Địa vô sanh, tư duy tam giới chẳng thật có, đến Tự giác Thánh trí, tự tâm tự tại, đến chỗ hành vô sở hành, như hạt châu Ma Ni tùy sắc (hạt châu tự chẳng có màu sắc, mà tùy màu sắc của người xem hiện ra màu sắc), nghĩa là tùy tâm lượng vi tế của chúng sanh mà biến hóa thân hình, nên chư Địa lần lượt được tương tục kiến lập. Cho nên, này Đại Huệ! Việc tự thành tựu pháp thiện phải siêng tu học.

Khi ấy Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :
- Thế Tôn nói tâm, ý, ý thức, tướng năm pháp tự tánh là tất cả chư Phật, Bồ Tát sở hành, cảnh giới sở duyên chẳng phải hòa hợp, hiển bày tất cả pháp do tự tâm hiện, thành tướng chơn thật. NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM là Phật thuyết cảnh giới Tạng thức của pháp thân, ở nơi trụ xứ của chư Đại Bồ Tát tại núi Ma La Da trong biển thuộc nước Lăng Già.

Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ Bồ Tát rằng :
- Do bốn nhân duyên mà nhãn thức chuyển. Thế nào là bốn? 1.- Tự tâm bất giác hiện ra nhiếp thọ. 2.- Lỗi tập khí hư ngụy từ vô thỉ. 3.- Chấp trước tự tánh của tánh thức. 4.- Muốn thấy đủ thứ sắc tướng. Ấy gọi là bốn thứ nhân duyên từ dòng suối chảy của Tạng thức, sanh ra làn sóng của chuyển thức.

- Như nhãn thức chuyển thì tất cả vi trần, lỗ chân lông của tất cả các căn đều sanh, các cảnh giới khác theo đó sanh khởi cũng như thế. Ví như gương sáng hiện các sắc tướng, ví như gió lớn thổi nước biển thì gió cảnh giới bên ngoài thổi biển của tâm, nổi làn sóng thức cũng vậy. Bởi vì tướng sở tác khác hay chẳng khác, do nghiệp duyên hòa hợp sanh tướng, lại chấp trước sâu vào, chẳng thể liễu tri tự tánh của các sắc, nên cái thân năm thức theo đó mà chuyển.

- Đại Huệ! Cái thân năm thứ thức kia đều do cái biết của tướng phần đoạn sai biệt mà có, nên biết đó là cái thân của ý thức. Cái thân chuyển kia chẳng tự cho là tướng của Ta chuyển, vì tự tâm hiện vọng tưởng chấp trước mà chuyển, nên mỗi mỗi tướng hư vọng cùng chuyển; do phần đoạn sai biệt, phân biệt cảnh giới gọi là chuyển. Như người tu hành vào thiền chánh định, chuyển tập khí vi tế mà chẳng tự biết, lại cho là thức diệt rồi mới nhập thiền định, thật thì thức chẳng diệt mà nhập chánh định.Vì chủng tử tập khí chẳng diệt nên cảnh giới chuyển mà thức chẳng diệt, chẳng vì không nhiếp thọ mà diệt vậy.

- Đại Huệ! Bờ bến cứu cánh của Tạng thức vi tế như thế, ngoài chư Phật và Trụ Địa Bồ Tát ra, các Thanh Văn, Duyên Giác, ngoại đạo tu hành sở đắc, dù có sức trí huệ của Tam muội, tất cả chẳng thể đo lường liễu tri được.

- Ngoài tướng trí huệ khéo léo phân biệt, phán đoán nghĩa cú, thắng tiến vô biên, thiện căn thuần thục, lìa vọng tưởng hư dối của tự tâm hiện, tĩnh tọa trong núi rừng, tu hành trải qua các bậc hạ, trung, thượng, được thấy vọng tưởng lưu chú của tự tâm, được vô lượng quốc độ chư Phật quán đảnh, được sức tự tại thần thông Tam muội, được biết các Thiện tri thức, quyến thuộc Phật tử, những tâm, ý, ý thức kia, chúng sanh nghiệp ái vô tri vào biển sanh tử, cảnh giới tư tưởng hư vọng ấy v.v... đều do tự tâm sở hiện. Đến đây, các thứ nhân duyên kể trên thảy đều đã siêu thoát. Cho nên Đại Huệ! Những người tu hành nên gần gũi bậc Tri thức tối thắng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Ví như sóng biển cả,
Là do gió thổi mạnh.

Sóng to vỗ biển rộng,
Chẳng có lúc ngừng nghỉ.

Biển Tạng thức thường trụ,
Gió cảnh giới lay động.

Mỗi mỗi sóng của Thức,
Aò ạt mà nổi dậî
Các thứ màu sắc đẹp,
Các thứ đồ ăn ngon,
Các thứ hoa quả tốt,
Ánh sáng của nhựt nguyệt,
Hoặc khác hoặc chẳng khác,
Như biển nổi làn sóng.

Bảy thức cũng như thế,
Tâm cảnh hòa hợp sanh.

Như nước biển biến chuyển,
Nổi đủ thứ làn sóng.

Bảy thức cũng như thế,
Tâm cảnh hòa hợp sanh.

Nói chỗ Tạng thức kia,
Mỗi mỗi các thức chuyển.

Là do ý thức kia,
Suy nghĩ nghĩa các tướng.

Có tám tướng chẳng hoại,
Vô tướng vốn vô tướng.

Ví như làn sóng biển,
Nước biển chẳng sai biệt.

Thức tâm cũng như thế,
Chẳng thể có khác biệt.

Tâm gọi Tích tập nghiệp,
Ý gọi rộng Tích tập.

Thức do thức nhận biết,
Hiện cảnh nói có năm (1).

(1) HIỆN CẢNH NÓI CÓ NĂM : Tiền ngũ thức nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, hiện cảnh tiền trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc.

Đại Huệ Bồ Tát dùng kệ hỏi Phật :
Những sắc tướng xanh đỏ,
Do các thức sanh khởi.

Nổi pháp như làn sóng,
Nghĩa ấy xin Phật thuyết.

Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :
Những sắc tướng xanh đỏ,
Làn sóng vốn chẳng có.

Đều do tâm tích tập,
Phàm phu nếu khai ngộ,
Nghiệp kia vốn chẳng có,
Do tự tâm nghiếp thọ.

Lìa năng nhiếp, sở nhiếp,
Đồng như làn sóng kia,
Kiến lập thân thọ dụng,
Là hiện thức chúng sanh.

Nơi các nghiệp hiện kia,
Đều như làn sóng nước.

*
Đại Huệ Bồ Tát lại dùng kệ nói rằng :
Tánh làn sóng biển cả,
Aò ạt vẫn biết được.

Tạng cùng nghiệp cũng vậy,
Tại sao chẳng hiểu biết?
Thế Tôn dùng kệ đáp :
Phàm phu chẳng trí huệ,
Tạng thức như biển cả.

Nghiệp tướng như làn sóng,
Theo đó dụ cho hiểu.

*
Đại Huệ Bồ Tát lại dùng kệ hỏi :
Mặt trời sáng soi khắp,
Chúng sanh thượng, trung, hạ.

Như lai soi thế gian,
Khai thị lời chơn thật.

Tại sao chia nhiều thừa,
Thuyết pháp nói chẳng thật?
Khi ấy, Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :
Nếu nói lời chơn thật,
Tâm họ chẳng chơn thật.

Ví như làn sóng biển,
Như bóng gương, mộng huyễn.

Tất cả cùng lúc hiện,
Cảnh giới tâm cũng thế.

( Bản thể của tâm cùng khắp không gian,
thời gian, nên cùng lúc hiện, chẳng có trước sau)
Nay cảnh giới chẳng đủ,
Là do nghiệp chuyển sanh,
Thức do thức nhận biết,
Ý do ý cho vậy.

Năm thức tùy cảnh hiện,
Chẳng thứ lớp nhất định.

Ví như thợ vẽ khéo,
Và học trò thợ vẽ.

Bút màu vẽ hình tướng,
Thuyết ta cũng như thế.

Màu sắc vốn vô nghĩa,
Chẳng phải bút hay lụa.

Vì thỏa lòng chúng sanh,
Vẽ đủ thứ hình tướng.

Dùng lơì nói khai thị,
Thật nghĩa lìa văn tự.

Phân biệt tiếp sơ cơ,
Tu hành đến chơn thật.

Chỗ chơn thật tự ngộ,
Lìa năng giác, sở giác.

Đây vì Phật tử nói,
Kẻ ngu vọng phân biệt.

Thế gian đều như huyễn,
Dù hiện chẳng chơn thật.

Thuyết pháp cũng như thế,
Tùy sự lập phương tiện.

Lương y trị bệnh nhân,
Tùy bệnh mà cho thuốc.

Thuyết pháp chẳng ứng cơ,
Nơi họ thành phi thuyết.

Tùy tâm lượng chúng sanh,
Như Lai ứng cơ thuyết.

Phi cảnh giới vọng tưởng,
Thanh văn chẳng có phần.

Vì thương xót kẻ mê,
Thuyết cảnh giới tự giác.

- Lại nữa Đại Huệ! Nếu Đại Bồ Tát muốn biết hiện lượng của tự tâm, nhiếp thọ và kẻ nhiếp thọ đối với cảnh giới vọng tưởng, phải lìa phong tục tập quán thế gian. Ngày đêm sáu thời thường tự cảnh tỉnh, phương tiện tu hành, phải lìa ngôn luận của người ác kiến và các tướng thừa Thanh Văn, Duyên Giác, thông đạt tướng vọng tưởng của tự tâm hiện.

- Lại nữa Đại Huệ! Đại Bồ Tát kiến lập trí huệ, nơi ba tướng của Thánh trí nên siêng tu học.

- Thế nào là ba tướng của Thánh trí? Ấy là tướng Vô Sở Hữu, tướng Nhất Thiết chư Phật tự nguyện xứ, tướng cứu cánh Tự Giác Thánh trí. Tu hành được đến đây rồi, phải xả bỏ tướng bệnh của trí huệ tâm, được lên Bồ Tát đệ Bát Địa, ấy là do quá trình tu tập ba tướng kể trên mà sanh khởi.

- Đại Huệ! Nói TƯỚNG VÔ SỞ HỮU, là theo cách tu tập những tướng Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo mà sanh khởi. Nói TƯỚNG TỰ NGUYỆN XỨ, là nói chỗ chư Phật xưa tự nguyện tu mà sanh khởi. Nói TƯỚNG CỨU CÁNH TỰ GIÁC THÁNH TRÍ, là đối với tất cả pháp tướng chẳng chấp trước, được tiến hành đến đắc Tam muội thân như huyễn của chư Phật mà sanh khởi. Đây gọi là ba tướng Thánh trí. Nếu người thành tựu ba tướng Thánh trí này, thì được đến cảnh giới cứu cánh của Tự Giác Thánh trí. Cho nên Đại Huệ! Ba tướng Thánh trí nên siêng tu học.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát biết tâm niệm của chúng Đại Bồ Tát đang nghĩ tên Kinh Thánh Trí Phân Biệt Tự Tánh, nên thừa sức oai thần của tất cả Phật, bạch rằng :
- Thế Tôn! Cúi xin Phật thuyết kinh Thánh Trí Phân Biệt Tự Tánh, y theo Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, phân biệt nghĩa một trăm lẻ tám câu, theo đó thuyết Đại Bồ Tát vào tự tướng và cộng tướng của vọng tưởng tự tánh. Vì phân biệt thuyết tự tánh vọng tưởng thì được khéo quan sát nhơn pháp Vô ngã, tẩy sạch vọng tưởng, soi sáng chư Địa, siêu việt tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và thiền định của ngoại đạo, biết khắp cảnh giới sở hành bất khả tư nghì của Như Lai, lìa bỏ năm pháp tự tánh. Dùng pháp thân trí huệ của chư Phật Như Lai khéo tự trang nghiêm, khởi cảnh giới huyễn, lên Đâu Suất Thiên Cung, Sắc Cứu Cánh Thiên Cung trong tất cả cõi Phật, cho đến được Pháp thân thường trụ của Như Lai (như Phật Thích Ca từ Đâu Suất Thiên Cung giáng sinh thành Phật).

Phật bảo Đại Huệ :
- Có một thứ ngoại đạo, khởi vọng tưởng chấp trước đoạn diệt, xóa hết cái nhân giác tri, cho tất cả hư vô như thỏ không sừng, cho tất cả pháp cũng như thế. Ngoài ra còn có ngoại đạo căn cứ theo chỗ vi tế của Đà La Phiếu (chơn lý), vọng chấp các pháp mỗi mỗi sai biệt, sanh kiến chấp ấy, cho là không có sừng thỏ, thì lại nghĩ tưởng phải có sừng trâu. Đại Huệ! Họ rơi vào nhị kiến HỮU và VÔ, chẳng rõ cảnh giới tâm lượng của tự tâm, vọng tự thêm bớt, kiến lập thân thọ dụng, vọng tưởng có căn cứ số lượng. Đại Huệ! Tất cả pháp tánh cũng như thế, lìa hữu lìa vô, chẳng nên suy tưởng cho là thật có hay thật không.

- Đại Huệ! Nếu lìa hữu, vô mà cho thỏ không sừng là tưởng thật không, cho trâu có sừng là tưởng thật có, đều gọi là tà tưởng. Đại Huệ! Theo cảnh giới Thánh trí, nên lìa nhị kiến đối đãi.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Người chẳng vọng tưởng thấy tướng vô sanh rồi, theo đó suy nghĩ quán xét, chẳng sanh vọng tưởng, nói là VÔ ư?
Phật bảo Đại Huệ :
- Chẳng phải quán xét chẳng sanh vọng tưởng mà nói VÔ. Tại sao? Vì vọng tưởng do chấp thật mà sanh; như theo chấp thật có và không sừng mà sanh ra vọng tưởng. Nếu chẳng chấp thật thì lìa hai tướng tương đối. Do quán HỮU nên nói thỏ không sừng, do quán VÔ nên nói trâu có sừng. Đại Huệ! Vì pháp tương đối chẳng phải chánh nhân, nên nói hữu nói vô, cả hai đều chẳng thành. Nói THÀNH là do chấp pháp tương đối mà thành.

- Đại Huệ! Lại còn có ngoại đạo chấp trước việc sắc không sanh khởi kiến chấp, chẳng biết thực tế của hư không, nói lìa sắc lìa hư không, sanh khởi kiến chấp ngằn mé của vọng tưởng.

- Đại Huệ! Hư không là sắc, thuộc về sắc chủng. Sắc là hư không, do năng trì, sở trì mà kiến lập, phân biệt tánh sắc tánh không. Đại Huệ! Phải biết tứ đại chủng sanh khởi, tự tướng riêng biệt, chẳng trụ hư không, nhưng không phải chẳng có hư không.

- Như thế Đại Huệ! Vì chấp pháp tương đối, quán trâu có sừng nên nói thỏ không sừng. Nếu đem sừng trâu phân tích thành vi trần, lại phân tích vi trần cho đến cực vi thì sát na chẳng có sở trụ. Họ quán theo như thế nào mà nói là VÔ ư! Nếu quán vật khác thì pháp cũng như vậy.

Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ Bồ Tát rằng :
- Nên lìa sừng thỏ, sừng trâu, sắc tướng hư không, kiến chấp vọng tưởng. Các Đại Bồ Tát nên suy xét vọng tưởng do tự tâm hiện, Bồ Tát vào tất cả quốc độ, dùng phương tiện của tự tâm dạy bảo chúng sanh.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Tất cả sắc và tâm,
Sanh khởi từ nơi không.

Thân thọ dụng kiến lập,
Tạng thức hiện chúng sanh.

Tâm, ý và ý thức,
Pháp tự tánh có năm (1).

Vô ngã có hai thứ (2),
Do Như Lai rộng thuyết.

Dài, ngắn, và có, không,
Lần lượt sanh lẫn nhau.

Vì KHÔNG lập nghĩa CÓ;
Vì CÓ lập nghĩa KHÔNG.

Nếu phân biệt vi trần,
Vọng sắc chẳng thể sanh.

Chỗ an lập tâm lượng,
Không nên có ác kiến
Phi cảnh giới giác tưởng,
Tưởng Thanh Văn cũng thế,
Cảnh giới của tự giác,
Cứu thế phương tiện thuyết.

1) NĂM PHÁP CỦA TỰ TÁNH : Tướng, danh, phân biệt, chánh trí và như như.

(2) HAI THỨ VÔ NGÃ : 1.- Nhân (người) vô ngã 2.- Pháp vô ngã.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát vì trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện, lại hỏi Như Lai rằng :
- Bạch Thế Tôn! Làm sao trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh? Ấy là pháp đốn hay tiệm ư?
Phật bảo Đại Huệ :
- Phi tiệm phi đốn, cũng tiệm cũng đốn. Nói TIệM, ví như trái Yêm Ma La tiệm chín mùi; như đại địa tiệm sanh vạn vật, Như Lại trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh cũng như thế, nói ĐỐN, ví như gương sáng đốn hiện tất cả sắc tướng vô tướng; như ánh sáng mặt trời đốn soi tất cả sắc tướng, Như Lai trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh cũng như thế.

- Đại Huệ! Pháp Y PHậT thuyết tất cả pháp vào tự tướng và cộng tướng là tập khí do tự tâm hiện, vọng tưởng tương tục do tự tâm so sánh chấp trước, mỗi mỗi không thật như huyễn. Thật ra, mỗi mỗi so sánh chấp trước đều bất khả đắc.

- Lại nữa, Đại Huệ! Vì so sánh chấp trước duyên khởi tự tánh, sanh ra tướng vọng tưởng của tự tánh. Đại Huệ! Như nhà ảo thuật, nương cỏ cây, ngói đá làm ra đủ thứ cảnh vật huyễn hóa, do đó sanh khởi bao nhiêu hình sắc, sanh khởi đủ thứ vọng tưởng, những vọng tưởng kia vốn chẳng chơn thật.

- Như thế, Đại Huệ! Y theo tánh duyên khởi sanh khởi vọng tưởng, y mỗi mỗi vọng tưởng hình thành mỗi mỗi sự vật hiện hành, ấy gọi là Y PHậT thuyết pháp.

- Đại Huệ! Nói HÓA PHậT là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ, lìa ấm, giới, nhập, giải thoát, thức tướng phân biệt, là do quán xét kiến lập, siêu việt kiến chấp ngoại đạo và kiến chấp cõi Vô Sắc.

- Đại Huệ! Nói PHÁP PHậT, là lìa phan duyên, lìa tất cả sở tác, tướng căn và số lượng đều diệt, chẳng phải tướng ngã chấp và cảnh giới sở chấp của phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo. Ấy là do tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh Trí kiến lập. Cho nên, Đại Huệ! Tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh trí nên siêng tu học, và kiến chấp do tự tâm hiện cần phải diệt trừ.

- Lại nữa, Đại Huệ! Có hai thứ tướng phân biệt thông với thừa Thanh Văn, ấy là : Chấp tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt và tướng so sánh chấp trước tánh vọng tưởng của tự tánh.

- Thế nào là tánh "Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt" của Thanh Văn? Ấy là cảnh giới Chơn Đế, vô thường, khổ, không, vô ngã, lìa dục tịch diệt, dứt ấm, giới, nhập, tự cộng tướng, ngoài bất hoại tướng, như thật biết tâm được tịch lặng. Tâm tịch lặng xong, được Thiền định giải thoát Tam muội đạo quả. Nhưng chánh thọ giải thoát ấy chẳng lìa tập khí biến dịch sanh tử bất tư nghì, đắc tự giác Thánh, ham trụ thừa Thanh Văn, ấy gọi là tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của Thanh Văn.

- Đại Huệ! Ham trụ Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của Đại Bồ Tát, chẳng phải ham pháp môn diệt và ham chánh định, chỉ vì thương xót chúng sanh, và theo đúng bản nguyện mà không thủ chứng. Đại Huệ! Đại Bồ Tát đối với các tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của thừa Thanh Văn ham thích, chẳng nên tu học.

- Đại Huệ! Thế nào là so sánh chấp trước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn? Ấy là đại chủng xanh, vàng, đỏ, trắng, địa, thủy, hỏa, phong, chẳng do tạo tác mà sanh tự tướng, cộng tướng, chỉ là cái phương tiện của Phật thuyết. Người Thanh Văn do đó khởi tự tánh vọng tưởng, Đại Bồ Tát đối với pháp ấy nên biết nên xả, liền nhập pháp Vô Ngã tướng và diệt nhơn Vô Ngã tướng, lần lượt tiến đến chư Địa, ấy gọi là tướng so sánh chấp trước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Thế Tôn sở thuyết cảnh giới thường bất tư nghì của Đệ Nhất Thánh Trí và cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa, chẳng phải những ngoại đạo sở thuyết nhân duyên thường bất tư nghì ư?
Phật bảo Đại Huệ :
- Chẳng phải nhân duyên đắc thường bất tư nghì của ngoại đạo. Tại sao? Thường bất tư nghì của những ngoại đạo, chẳng do tự tướng thành. Nếu thường bất tư nghì chẳng do tự tướng thành thì cớ sao được hiển hiện thường bất tư nghì? Lại nữa, Đại Huệ! Bất tư nghì nếu do tự tướng thành thì ắt phải là pháp thường, nếu do người làm ra thì chẳng thể thành thường bất tư nghì, vì do làm mới có, chẳng phải thường có vậy.

- Đại Huệ! Ta nói Đệ Nhất Nghĩa thường bất tư nghì, tướng nhân thành Đệ Nhất Nghĩa là lìa tánh phi tánh, nên đắc tướng tự giác mà vô tướng. Cái nhân của Đệ Nhất Nghĩa Trí, vì có cái nhân lìa tánh phi tánh, ví như hư không vô tác, Niết Bàn tận diệt, nên chính pháp ấy tự thường, chẳng do tạo tác thành thường. Như thế, chẳng đồng với định luận thường bất tư nghì của ngoại đạo.

- Đại Huệ! Thường bất tư nghì này do chư Như Lai Tự Giác Thánh Trí chứng đắc, nên thường bất tư nghì của Tự Giác Thánh Trí, cần phải tu học.

- Lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo chẳng có tánh thường, vì có cái nhân của tướng khác, chẳng phải cái nhân của sức tướng tự thành. Lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo có sở tác, tánh phi tánh vô thường, theo kiến chấp suy tư tự cho là thường.

- Đại Huệ! Pháp ta cũng dùng nhân duyên như thế, vì tánh phi tánh, chẳng lập sở tác, chẳng có thường kiến, nơi cảnh giới Tự Giác Thánh Trí, nói cái thường ấy tự vô nhân ( chẳng có sự bắt đầu ). Đại Huệ! Nếu các ngoại đạo lập cái nhân tướng thành thường bất tư nghì, lập cái nhân của tự tướng, nói tánh phi tánh, thì đồng như sừng thỏ, vì pháp thường bất tư nghì của họ chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng. Bọn ngoại đạo có cái lỗi như thế. Tại sao? Vì chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng, đồng như sừng thỏ, chẳng phải do tự tướng vốn saün đầy đủ.

- Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của Ta do tướng tự giác chứng đắc, lìa sở tác, tánh phi tánh, nên tự vốn là thường, chẳng phải ngoài tánh phi tánh, suy nghĩ pháp vô thường cho là thường. Đại Huệ! Nếu ngoài tánh phi tánh, pháp vô thường suy nghĩ cho là thường, là cái thuyết thường bất tư nghì của ngoại đạo. Vì họ chẳng biết cái tướng của tự nhân thường bất tư nghì vốn saün đầy đủ, nên xa cách với tướng cảnh giới đắc Tự Giác Thánh Trí, họ chẳng nên thuyết.

- Lại nữa, Đại Huệ! Các Thanh Văn sợ cái khổ của vọng tưởng sanh tử mà cầu Niết Bàn, chẳng biết tất cả tánh sai biệt của sanh tử Niết Bàn là vọng tưởng phi tánh, do cảnh giới các căn thôi nghĩ, cho là Niết Bàn, chẳng phải chuyển Tạng thức thành Tự Giác Thánh Trí vậy.

- Thế nên, Phật đối với phàm phu nói có Tam thừa, nói những tâm lượng vốn chẳng thật có, họ chẳng biết cảnh giới tự tâm hiện của chư Như Lai nơi quá khứ, hiện tại, vị lai, mà so sánh chấp trước cảnh giới ngoài tâm hiện, nên thường lưu chuyển trong vòng sanh tử.

- Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp vốn vô sanh, ấy là quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật sở thuyết. Tại sao? Nói Tự TÂM HIỆN, là tánh phi tánh, lìa hữu phi hữu mà sanh. Đại Huệ! Tất cả tánh vô sanh thì tất cả pháp như sừng thỏ, mà phàm phu ngu si, vì tự tánh vọng tưởng chấp cho là thật.

- Đại Huệ! Tất cả pháp Vô Sanh, là cảnh giới của Tự Giác Thánh Trí, tất cả tướng tự tánh của tất cả tánh vốn vô sanh, chẳng phải hai thứ cảnh giới vọng tưởng nhị kiến của phàm phu, kiến lập tướng tự tánh của sắc thân và tài ( sở hữu của thân ). Đại Huệ! Chuyển cái tướng năng nhiếp, sở nhiếp của Tạng thức mà phàm phu đọa vào nhị kiến của sanh, trụ, diệt, hy vọng tất cả tánh có sanh, sanh những vọng tưởng hữu và phi hữu, chẳng phải Thánh Hiền vậy.

- Lại nữa, Đại Huệ! Có năm thứ chủng tánh Vô gián. Thế nào là năm? Ấy là : Thanh Văn thừa Vô gián chủng tánh, Duyên Giác thừa Vô gián chủng tánh, Như Lai thừa Vô gián chủng tánh, Bất định chủng tánh và Các biệt chủng tánh ( ngoại đạo chủng tánh ).

- Thế nào là THANH VĂN THỪA VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH? Nếu có người nghe nói đến ấm, giới, nhập, tự cộng tướng, lúc ấy lỗ chân lông toàn thân cảm thấy nhẹ nhàng yên vui và ham tu trí tướng, chẳng tu tướng duyên khởi phát ngộ, khởi tâm đoạn dứt tập khí phiền não, nhưng chẳng đoạn, chẳng độ bất tư nghì biến dịch sanh tử, chỉ độ phần đoạn sanh tử, cho là sanh tử của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, sau này chẳng thọ sanh nữa, như thật biết tu tập nhân vô ngã, cho đến chứng đắc Niết Bàn của Thanh Văn, ấy gọi là Thanh Văn Thừa Vô Gián Chủng Tánh.

- Đại Huệ! Thế nào là DUYÊN GIÁC THỪA VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH? Nếu có người nghe nói những khác biệt của nhân duyên Vô Gián, toàn thân lông dựng lên, rơi lệ dầm dề, đối với những tướng chẳng phải mười hai nhân duyên thì cảm thấy không thích, mỗi mỗi tự thân mỗi mỗi thần thông, hoặc lìa hoặc hợp, đủ thứ biến hóa, lúc nghe thuyết này, tâm liền ngộ nhập. Nếu biết họ thuộc về Duyên Giác Thừa Vô Gián chủng tánh rồi, tùy thuận căn tánh của họ mà vì họ thuyết pháp Duyên Giác Thừa, ấy gọi là tướng Duyên Giác Thừa Vô Gián Chủng Tánh.

- Đại Huệ! NHƯ LAI THỪA VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH có bốn thứ : 1.- Tự tánh pháp Vô Gián chủng tánh. 2.- Lìa tự tánh pháp Vô Gián chủng tánh. 3.- Đắc tự giác Thánh Vô Gián chủng tánh. 4.- Ngoài sát thù thắng ( ngoài quốc độ thù thắng, có nghĩa là Vô sở trụ ) Vô Gián chủng tánh. Đại Huệ! Nếu người nghe thuyết bốn việc này, và lúc nghe thuyết cảnh giới bất tư nghì thân tài ( ngã và ngã sở ) kiến lập do tự tâm hiện, tâm chẳng kinh sợ, ấy gọi là tướng Như Lai Thừa Vô Gián Chủng Tánh.

- Đại Huệ! BẤT ĐịNH CHỦNG TÁNH là : Khi người nghe thuyết ba thứ chủng tánh kể trên, tùy theo lúc nghe chủng tánh nào thì ngộ nhập chủng tánh ấy, theo đó tu tập mà thành tựu. Như nghe thuyết thừa Thanh Văn thì thành chủng tánh Thanh Văn, nghe thuyết thừa Duyên Giác thì thành chủng tánh Duyên Giác, nghe thuyết thừa Như Lai thì thành chủng tánh Như La, ấy gọi là Bất Định Chủng Tánh.

- Đại Huệ! CÁC BIệT VÔ GIÁN là : Những chúng sanh còn chấp thật kiến giác như ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, tăng trưởng thiện căn, sĩ phu v.v... mà cầu chứng Niết Bàn. Lại nghe lời thuyết pháp của ngoại đạo, cho tất cả tánh đều có kẻ tác, nói đó là Niết Bàn, cho như thế là giác ngộ, đối với pháp Vô Ngã chẳng có phần, nên họ không thể giải thoát. Ấy là những người tu Thanh Văn thừa mà thuộc về ngoại đạo Vô Gián chủng tánh, chẳng xuất luân hồi mà cho là xuất, ấy gọi là Các Biệt Vô Gián Chủng Tánh.

- Đại Huệ! Người sơ Trị Địa (1) nói kiến lập chủng tánh là vì muốn siêu nhập Vô Sở Hữu Địa, nên có sự kiến lập này. Người tự tu tự giác, phải dứt sạch tập khí phiền não, thấy pháp Vô Ngã, từ đắc Tam muội của Thanh Văn, cho đến năm thứ chủng tánh kia, cuối cùng đều sẽ chứng đắc Pháp Thân Tối Thắng của Như Lai.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Tu Đà Hoàn Nhập Lưu,
Tư Đà Hàm Vãng Lai.

A Na Hàm Bất Hoàn,
Đến quả A La Hán.

Gọi là thừa Thanh Văn.

Tam thừa và Nhất Thừa,
Phi thừa đúng ta thuyết.

Phàm phu kém trí huệ.

Chư Thánh xa lìa tịch.

Pháp môn Đệ Nhất Nghĩa,
Xa lìa giáo Nhị thừa,
Trụ nơi Vô sở hữu.

Sao lại lập Tam thừa.

Chư thiền pháp vô lượng,
Vô Sắc Tam Ma Đề,
Thọ tưởng thảy tịch diệt.

Cũng chẳng có tâm lượng.

(1) TRI ĐIA : Trị tâm địa như khai thác đất hoang.

Lược Giải :
Bốn câu trước là tứ quả của Thanh Văn, PHI THỪA tức là Tối Thượng Thừa, chẳng thuộc tam thừa và Nhất thừa, nên nói Phi Thừa. TịCH đối với động, còn nằm trong tương đói, chư Thánh chẳng trụ nơi tịch, nên nói XA LÌA TịCH. Trụ Nơi Vô Sở Hữu là trụ nơi vô sở trụ, chứ chẳng phải chấp không. LẬP TAM THỪA là tạm thiết lập phương tiện để độ chúng sanh. Pháp Thiền Vô Lượng, chẳng thể kể xiết, như phàm phu thiền, ngoại đạo thiền, Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền, mỗi mỗi đều có nhiều thứ. Nay nói VÔ SẮC, là gồm có bốn thứ thiền quán của Vô Sắc Giới. TAM MA ĐỀ là thay cho ba thứ thiền quán của giáo môn. Nói chung tất cả thiền đều muốn đối trị các bệnh chấp ngũ uẩn. Hai thứ Thọ Tưởng là thay cho ngũ uẩn ( Sắc, thọ, tưởng, hành, thức), nên nói Thọ Tưởng Thảy Đều Diệt. Tâm Lượng là chỉ số lượng của tâm, vì bản thể của tâm cùng khắp không gian và thời gian, chẳng có số lượng, nên nói Chẳng Có Tâm Lượng.

Lược Giải hết
CHÁNH VĂN :
- Đại Huệ! Nói NHẤT XIỂN ĐỀ thật chẳng phải Nhất Xiển Đề. Nếu Nhất Xiển Đề là thật, thì ai chuyển được ai? Vậy thế gian làm sao giải thoát? Đại Huệ! Có hai thứ Nhất Xiển Đề :
1.- Xả bỏ tất cả thiện căn và xả bỏ phát nguyện chúng sanh từ vô thỉ. Sao nói xả bỏ tất cả thiện căn? Ấy là vì phỉ báng Bồ Tát Tạng và nói lời ác rằng : "Chẳng phải tùy thuận kinh luật mà được giải thoát". Vì xả bỏ tất cả thiện căn nên chẳng thể chứng nhập Niết Bàn.

2.- Bồ Tát vì độ tất cả chúng sanh được chứng Niết Bàn mà có bản nguyện phương tiện tự chẳng thủ chứng Niết Bàn. Đại Huệ! Pháp Niết Bàn kia, gọi là Pháp Tướng chẳng Niết Bàn. Đây cũng thuộc về loại Nhất Xiển Đề.

Đại Huệ bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Tại sao nhất định chẳng thủ chứng Niết Bàn?
Phật bảo Đại Huệ :
- Bồ Tát Nhất Xiển Đề, biết tất cả pháp vốn đã là Niết Bàn, chẳng cầu thủ chứng Niết Bàn nữa, mà chẳng phải xả bỏ tất cả thiện căn, thành Nhất Xiển Đề kia vậy.

- Đại Huệ! Người Nhất Xiển Đề xả bỏ tất cả thiện căn, lại nhờ thần lực Như Lai, cũng có thể tái phát thiện căn. Tại sao? Vì Như Lai chẳng xả bỏ tất cả chúng sanh. Do đó, nên nói Bồ Tát Nhất Xiển Đề chẳng thủ chứng Niết Bàn.

- Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát phải thấu hiểu ba thứ tự tánh. Thế nào là ba thứ tự tánh (1)? Ấy là : Vọng tưởng tự tánh ( Biến kế sở chấp ), nhân duyên tự tánh ( Y tha khởi ) và thành tựu tự tánh ( Viên thành thật ). Vọng tưởng tự tánh do chấp trước tướng sanh.

(1) BA THỨ TỰ TÁNH : Có hai thứ : A. Là ba tánh : Thiện, ác, vô ký (thuộc về danh số). B. Là ba tánh : Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thật (thuộc về thuật ngữ).

GHI CHÚ :
A. Tánh THIệN, ÁC, VÔ KÝ :
1.- Tánh THIệN : Là làm những việc có lợi ích cho bản thân và người khác nơi đời hiện tại và vị lai, tin tưởng tâm thiện là do chủng tử thiện căn sở tạo tất cả việc thiện, cũng gọi là thiện nghiệp.

2.- Tánh ÁC : Do ác tâm tham dục sanh khởi, tạo tất cả nghiệp, vì phạm tổn hại đến mình hoặc người khác nơi đời hiện tại và vị lai, thuộc về tánh ác, cũng gọi là ác nghiệp.

3.- Tánh VÔ KÝ : Là pháp phi thiện phi ác, chẳng có chút niệm nào dính mắc sự lợi ích hay tổn hại, chẳng thể ghi ra để phân biệt. Trong Duy Thức có hai thứ Vô Ký : Vô Ký có che lấp và Vô ký chẳng che lấp. Nói "Vô Ký có che lấp" là có tác dụng rất yếu của mê vọng, dù chẳng có sức để lợi ích hay tổn hại mình và người, nhưng có cái thể mê vọng che lấp Thánh đạo, những sự vật đồng như chướng này đều thuộc Vô Ký có che lấp, như thức thứ bảy. Nói "Vô Ký chẳng che lấp" là bản thể chẳng phải mê vọng, tự tánh rất yếu, chẳng có chút sức để lợi ích hay tổn hại cho mình và người, gọi là Vô Ký chẳng che lấp, như thức thứ tám và nội căn ngoại khí v.v... Đồng như tánh này đều thuộc Vô Ký chẳng che lấp. Gọi chung là tánh Vô Ký.

B. Tánh BIẾN, Y, VIÊN :
1.- Tánh BIẾN KẾ SỞ CHẤP : Do tập khí vọng tưởng của phàm phu có tánh chấp thật, so sánh chấp trước tất cả pháp gọi là BIẾN KẾ. Vì vọng tưởng biến kế mê chấp, chấp tất cả tánh thật có hay thật không, như thấy sợi dây lầm tưởng cho là con rắn, nhưng thật thì chẳng có bản thể của rắn, chỉ là vọng tình mê chấp cho là rắn thôi, ấy gọi là Biến Kế Sở Chấp.

2.- Tánh Y THA KHỞI : Là y theo nhân duyên mà sanh khởi tất cả vạn pháp. Chữ THA thay cho nhân duyên, do chủng tử của thức thứ tám làm đệ nhất nhân, đồng thời nhờ mỗi mỗi trợ duyên khác mà sanh khởi các tướng, lìa vọng tưởng mà tự tồn tại, cũng như sợi dây do bố gai, công cụ, nhân công làm nhân duyên mà sanh khởi, gọi là tánh Y Tha Khởi.

3.- Tánh VIÊN THàNH THậT : Nghĩa là viên mãn thành tựu tánh chơn thật, cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là như như, tức là thể tánh của tất cả pháp Vô Vi. Pháp tánh ở đây có hai nghĩa : Nói "Pháp Tánh tùy duyên" là tánh Y Tha Khởi, thuộc nghĩa thật của Đại thữa; hoặc nói "Pháp tánh là Sở Y" do tánh Y tha mà kiến lập, thuộc nghĩa quyền của Đại thừa ( phương tiện sở lập ).

Nhưng trong ba thứ tánh nầy, tánh Biến Kế Sở Chấp là vọng hữu, tánh Y Tha Khởi là giả hữu, tánh Viên Thành Thật là thật hữu. Còn nói ngược lại, tánh Biến Kế Sở Chấp là thật vô, tánh Y Tha Khởi là tương tự hữu, tánh Viên Thành Thật là chơn hữu, ba tánh này đầy đủ trong mọi sự vật. Như pháp quá khứ, vị lai, lông rùa sừng thỏ, cho là thật thì thuộc tánh Biến Kế Sở Chấp v.v... Nói tóm lại, pháp Vô Vi thuộc tánh Viên Thành Thật, ví như bông hoa, do vọng tưởng mê chấp cho là có tướng hoa thật, là tánh Biến Kế Sở Chấp, biết là từ nhân duyên sanh khởi, giả hiện tướng hoa, là tánh Y Tha Khởi, ngộ được thật tế của hoa, ngoài tánh và phi tánh, là tánh Viên Thành Thật vậy.

Ghi chú hết
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Sao nói vọng tưởng tự tánh từ tướng sanh?
Phật bảo Đại Huệ :
- Sự tướng của duyên khởi tự tánh, do tướng hành hiển bày tướng sự, đối với tướng so đo chấp trước, thành có hai tướng vọng tưởng tự tánh, do Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phương tiện kiến lập, gọi là danh tướng chấp trước tướng và sự tướng chấp trước tướng. Nói DANH TƯỚNG CHẤP TRƯỚC TƯỚNG là chấp trước các pháp trong ngoài; Sự TƯỚNG CHẤP TRƯỚC TƯỚNG là theo việc trong ngoài của tự tướng cộng tướng sanh khởi chấp trước như thế. Ấy gọi là tướng của hai thứ vọng tưởng tự tánh, vì nương theo nhân duyên mà sanh nên gọi là duyên khởi tự tánh.

- Thế nào là THàNH TựU Tự TÁNH? Ấy là lìa vọng tưởng của hai thứ danh tướng và sự tướng, tức là cảnh giới sở hành của Tự Giác Thánh Trí do Thánh Trí sở chứng đắc, ấy gọi là Thành Tựu Tự Tánh, cũng gọi là Tâm Như Lai Tạng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Danh tướng và phân biệt,
Với hai thứ tự tánh.

Chánh trí và Như như,
Thành tựu năm pháp tướng.

- Đại Huệ! Ấy gọi là Quán Sát Ngũ Pháp Tự Tánh Tướng Kinh. Cảnh giới sở hành của Kinh này là ý thú Tự Giác Thánh Trí, chúng Đại Bồ Tát cần phải tu học.

- Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát khéo quán hai thứ tướng Vô ngã. Thế nào là hai thứ tướng Vô ngã? Ấy là Nhơn Vô ngã và Pháp Vô Ngã.

- Thế nào NHƠN VÔ NGÃ TRÍ? Là lìa ngã và ngã sở, lìa tụ duyên của Ấm, Giới, Nhập, lìa sự sanh khởi vô minh nghiệp ái, lục căn nhiếp thọ lục trần sanh ra lục thức, những chấp trước ấy đều phải lìa. Vì tất cả căn, thân ( Chánh báo ), khí giới ( Y báo ) đều do tự tâm hiện, là tướng của tự vọng tưởng, như dòng nước, như chủng tử, như đèn, như gió, như mây, sát na lần lượt hoại. Thô động như khỉ vượn, ưa chỗ bất tịnh như con ruồi, không biết đủ như gió thổi lửa, nhân tập khí hư ngụy từ vô thỉ như bánh xe đạp nước, đủ thứ thân sắc, sanh tử luân hồi trong lục đạo như huyễn thuật và thần chú mà tùy cơ phát khởi trí huệ, khéo biết tất cả tướng kia đều chẳng thật thì phá được nhơn ngã chấp, ấy gọi là Nhơn Vô Ngã Trí.

- Thế nào là PHÁP VÔ NGÃ TRÍ? Biết ấm, giới, nhập là vọng tưởng, tướng tự tánh, lìa ngã, ngã sở, những ấm, giới, nhập tích tụ, do dây trói của nghiệp ái lần lượt duyên nhau sanh khởi, thật tướng vốn chẳng lay động, các pháp cũng thế. Lìa tướng vọng tưởng tự cộng tướng chẳng thật, do sức vọng tưởng của phàm phu sanh ra, chẳng phải Thánh Hiền, vì tự tánh lìa tâm, ý, ý thức và năm pháp. Đại Huệ! Đại Bồ Tát khéo quán tất cả pháp Vô Ngã, khéo tu pháp Vô Ngã, thì Đại Bồ Tát chẳng bao lâu sẽ chứng đắc Sơ Địa, quán tướng Địa Vô Sở Hữu, quán sát mở mang giác huệ, đến Hoan Hỷ Địa, lần lượt tiến lên, siêu việt tướng cửu địa, chứng Pháp Vân Địa, ngay đó biến lập vô lượng bửu trang nghiêm, ngồi Đại Bửu Liên Hoa trong Đại Bửu cung điện, đồng một loại như tướng vua, có những quyến thuộc Bồ Tát từ tất cả cõi Phật đến vây quanh, được tay Phật quán đảnh, giống như sự quán đảnh của Thái Tử Chuyển Luân Thánh Vương. Từ phàm phu tu tập, sanh khởi cảnh giới huyễn của tự tánh, tới điạ vị siêu Phật tử, cho đến pháp Tự Giác Thánh Trí, sẽ được Pháp thân tự tận của Như Lai, hiện pháp Vô Ngã, ấy gọi là Pháp Vô Ngã tướng. Chúng Đại Bồ Tát cần nên tu học.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Cúi xin Phật thuyết pháp kiến lập và phủ định, khiến con và chư Đại Bồ Tát lìa kiến lập và phủ định của ác kiến nhị biên, chóng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thế Tôn hứa khả sự thỉnh cầu của Đại Huệ Bồ Tát mà thuyết kệ rằng :
Kiến lập và phủ định,
Vốn chẳng có tâm lượng.

Thân thọ dụng kiến lập,
Tâm phàm chẳng thể biết.

Ngu si chẳng trí huệ,
Chấp kiến lập phủ định.

Khi ấy, Thế Tôn muốn hiển bày đại nghĩa này mà bảo Đại Huệ rằng :
- Có bốn thứ phi hữu mà lại có kiến lập. Thế nào là bốn?
1. Phi hữu tướng kiến lập.

2. Phi hữu kiến kiến lập.

3. Phi hữu nhân kiến lập.

4. Phi hữu tánh kiến lập.

Ấy gọi là bốn thứ kiến lập. Còn nói PHỦ ĐịNH nghĩa là : Ở nơi sở lập kia vốn vô sở đắc, vì quán sát sai lầm mà khởi tâm phủ định, ấy gọi là Tướng Kiến Lập Phủ Định.

- Lại nữa, Đại Huệ! Thế nào là PHI HỮõU TƯỚNG KIẾN LậP TƯỚNG? Ấy là : Tự cộng tướng của ấm giới nhập vốn phi hữu mà khởi tâm chấp trước, cho là thế này thế kia, gọi là Phi Hữu Tướng Kiến Lập Tướng. Phi hữu tướng kiến lập tướng này, là lỗi vọng tưởng hư ngụy từ vô thỉ, do đủ thứ tập khí kiến chấp mà sanh khởi.

- Đại Huệ! PHI HỮõU KIẾN KIẾN LậP TƯỚNG là kiến chấp ấm, giới, nhập, ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, nuôi dưỡng thiện căn ( kẻ làm ), sĩ phu ( kẻ thọ nhận ), v.v... như thế gọi là Phi Hữu Kiến Kiến Lập Tướng.

- PHI HỮõU NHÂN KIẾN LẬäP TƯỚNG là khi ý thức sơ khởi chẳng từ nhân sanh, lúc trước vốn chẳng sanh, lúc sau mới như huyễn mà sanh, vốn chẳng có vật làm nhân. Như nhãn thức do vọng tưởng sắc, không, sáng tối mà sanh thức, thức sanh rồi liền diệt, ấy gọi là Phi Hữu Nhân Kiến Lập Tướng.

- Đại Huệ! PHI HỮõU TÁNH KIẾN LậP TƯỚNG là tự tánh của ba pháp vô vi : Hư không, Niết Bàn và trạch diệt ( do sức trí huệ mà chứng đắc pháp diệt ) vốn chẳng có tự tánh, như lông rùa sừng thỏ, lìa có và không mà hiện, ấy gọi là Phi Hữu Tánh Kiến Lập Tướng.

- Kiến lập và phủ định là do vọng tưởng của phàm phu chẳng khéo quán sát tự tâm hiện lượng, chẳng phải chỗ thấy của Thánh Hiền. Bậc Đại Bồ Tát nên siêng tu học, lìa hai thứ ác kiến kiến lập và phủ định.

- Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát phải khéo biết tâm, ý, ý thức, năm pháp của tự tánh và hai thứ tướng Vô Ngã; vì sự yên ổn của chúng sanh, nên tiến đến cứu cánh. Như hạt châu như ý hiện ra đủ thứ sắc tướng, là do nhân duyên vọng tưởng phân biệt mà sanh khởi, đại chúng nơi tất cả pháp hội của Như Lai, nghe Phật thuyết pháp như mộng huyễn, như ánh sáng, như bóng trăng trong nước, pháp ấy lìa sanh diệt đoạn thường và lìa Thanh Văn, Duyên Giác, được trăm ngàn Tam muội, cho đến trăm ngàn ức na do tha Tam muội. Đắc Tam muội xong, dạo khắp các cõi Phật, cúng dường chư Phật, lên các Thiên cung hoằng dương Tam Bảo, thị hiện thân Phật, có chúng Thanh Văn, Bồ Tát vây quanh. Dùng tự tâm hiện lượng để độ thoát chúng sanh, phân biệt diễn thuyết ngoài tánh vô tánh, khiến thảy đều xa lìa kiến chấp có và không v. v...

Khi ấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Phật tử khéo quán sát,
Thế pháp do tâm tạo.

Thị hiện đủ thứ thân,
Sức thần thông tự tại.

Tất cả đều thành tựu,
Sở tác vô chướng ngại.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Cúi xin Thế Tôn vì chúng con thuyết tất cả pháp tánh không, lìa tướng tự tánh vốn Vô Sanh bất nhị, khiến chúng con và chư Bồ Tát giác ngộ, lìa hai thứ vọng tưởng Có và Không, Vô Sanh, bất nhị và lìa tướng tự tánh.

- Đại Huệ! Nói sơ lược có bảy thứ không là : Tướng không, tự tánh không, hành không, vô hành không, tất cả pháp lìa ngôn thuyết không, Đệ Nhất Nghĩa Thánh Trí Đại không và Bỉ bỉ không.

- Thế nào là TƯỚNG KHÔNG? ấy là tự tướng cộng tướng của tất cả pháp không, vì tướng tự tha và cộng đều chẳng thể sanh, do vọng tưởng phân biệt đối đãi với nhau tích tụ mới có. Nếu quán sát phân tích thì cứu cánh là vô tánh. Vì vô tánh nên tánh chẳng trụ, nên nói tất cả tánh tướng không, gọi là Tướng Không.

- Thế nào là TÁNH TỰ TÁNH KHÔNG? Ấy là tự tánh của chính mình vốn Vô Sanh, tức là tự tánh của tất cả pháp không, nên nói Tánh của Tự Tánh Không.

- Thế nào là HAÀNH KHÔNG? Ấy là hành ấm lìa ngã, Ngã sở, do tác nghiệp sở thành, nghĩa là từ nhân duyên hòa hợp mà sanh, ấy gọi là Hành Không.

- Thế nào là VÔ HÀNH KHÔNG? Duyên nhau sanh khởi theo Hành Không như thế này, tự tánh vốn vô tánh, ấy gọi là Vô Hành Không.

- Thế nào là TẤT CẢ PHÁP LÌA NGÔN THUYẾT KHÔNG? Vì vọng tưởng tự tánh chẳng có ngôn thuyết, nên tất cả pháp lìa ngôn thuyết, ấy gọi là Tất Cả Pháp Lìa Ngôn Thuyết Không.

- Thế nào là TẤT CẢ PHÁP ĐỆ NHẤT NGHĨA THÁNH TRÍ ĐẠI KHÔNG? Vì người đắc Tự Giác Thánh Trí thì tất cả kiến chấp tập khí đều không, ấy gọi là Tất Cả Pháp Đệ Nhất Nghĩa Thánh Trí Đại Không.

- Thế nào BÆ BÆ KHÔNG? Nghĩa là ở nơi kia chẳng có cái không kia, gọi là Bỉ Bỉ Không. Đại Huệ! Ví như người mẹ của Lộc Tử là nữ cư sĩ Tỳ Xá, vì xây dựng Tịnh xá cho Tỳ Kheo ở, chẳng nuôi voi, ngựa, trâu, dê v.v... Nay nói Bỉ Không, chẳng phải nơi kia không có chúng Tỳ Kheo, cũng chẳng phải Tịnh xá trống rỗng không, cũng chẳng phải Tỳ Kheo tánh không, cũng chẳng phải chỗ khác không có voi, ngựa, nghĩa là tự tướng của tất cả pháp, cái kia, ở nơi kia chẳng có cái kia, ấy gọi là Bỉ Bỉ Không. nói chung trong bảy thứ Không, Bỉ Bỉ Không là cái không rất thô, ngươi nên xa lìa.

- Đại Huệ! Nói CHẲNG TỰ SANH chẳng phải Vô Sanh, ngoài trụ chánh định ra, gọi là Vô sanh, nghĩa là lìa tự tánh tức là Vô Sanh. Sự lưu chú tương tục từng sát na vốn lìa tự tánh và tánh dị thục ( lúc sau chín mùi ) hiện ra tất cả tánh đều lìa tự tánh, cho nên nói tất cả tánh lìa lự tánh.

- Sao nói BẤT NHI. ? Vì tất cả pháp như âm, dương, dài, ngắn, trắng, đen v.v... đều là nhị, vì các tướng làm nhân với nhau mới có, chẳng phải ngoài Niết Bàn có sanh tử, chẳng phải ngoài sanh tử có Niết Bàn, sanh tử Niết Bàn chẳng có tướng trái nhau : tất cả pháp cũng như thế, nên gọi là Bất Nhị. Cho nên pháp Không, pháp Vô Sanh, pháp Bất Nhị, pháp lìa tướng tự tánh cần nên tu học.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Ta thường nói pháp Không,
Xa lìa nơi đoạn thường.

Sanh tử như mộng huyễn,
Mà nghiệp tánh chẳng hoại.

Hư không và Niết Bàn,
Tịch diệt cũng như thế.

Phàm phu chấp vọng tưởng,
Bậc Thánh lìa hữu vô.

Khi ấy, Thế Tôn lại bảo Đại Huệ rằng :
- Đại Huệ! pháp Không, pháp Vô Sanh, pháp Bất Nhị, pháp lìa tự tánhv.v... đều có ghi vào kinh giáo của Phật, tất cả kinh điển đều thuyết nghĩa này. Vì tùy thuận tâm hy vọng của chúng sanh mà phương tiện phân biệt thuyết để hiển bày nghĩa lý chẳng phải ở nơi ngôn thuyết có sự chơn thật. Như bầy nai khát nước, mê hoặc đuổi theo dương diệm ( ánh nắng mặt trời phản chiếu ) cho là nước, nhưng dương diệm chẳng phải nước thật. Các pháp sở thuyết của Phật ghi trong kinh điển cũng như thế. Vì muốn khiến phàm phu phát tâm hoan hỷ, tinh tấn tu hành, chẳng phải có Thánh Trí thật ở nơi ngôn thuyết. Cho nên phải nương theo nghĩa, chớ chấp ngôn thuyết.

QUYỂN MỘT HẾT
TVHS
Lục Tổ Huệ Năng
Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch và Lược Gỉai
Từ Ân Thiền Ðường, Santa Ana Xuất Bản1992
Phẩm Tựa Thứ Nhất
Khi Sư đến chùa Bảo Lâm, có châu trưởng Thiều Châu tên là Vi Cứ và các quan chức vào núi thỉnh Sư ra chùa Ðại Phạn ở trong thành vì tứ chúng khai duyên thuyết pháp. Sư thăng toà, Vi Thứ Sử (châu trưởng) và các quan chức hơn ba chục người, học sĩ nhà nho hơn ba mươi người, Tăng Ni cư sĩ hơn ngàn người, đồng thời đảnh lễ xin nghe Pháp Yếu.

Sư nói: Thiện tri thức, tự tánh của Bồ Ðề vốn thanh tịnh, chỉ dụng tâm này trực liễu thành Phật. Thiện tri thức, hãy nghe việc đắc Pháp và sự việc của Huệ Năng. Huệ Năng quê quán ở Phạm Dương, cha bị giáng chức đến Lãnh Nam, lưu lạc làm dân Tân Châu. Thân thế chẳng may cha lại mất sớm, mẹ là goá phụ, nhà ở Nam Lộ, nghèo khổ phải đi bán củi ngoài chợ. Lúc ấy có vị khách mua củi nhờ mang đến nhà, Huệ Năng được tiền đi ra, gặp một vị khách đang tụng Kinh, Huệ Năng nghe được lời Kinh tâm liền khai ngộ, bèn hỏi khách tụng Kinh gì? Khách nói là Kinh Kim Cang.

Hỏi: Ở đâu có Kinh Ðiển này?
Khách nói: Tôi từ Chùa Ðông Thiền, huyện Huỳnh Mai Kỳ Châu đến. Chùa ấy do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Ðại Sư chủ hoá, môn đồ hơn ngàn người, tôi đến đó lễ bái lãnh thọ Kinh này. Ngũ Tổ thường khuyên Tăng tục trì Kinh Kim Cang thì được kiến tánh, trực liễu thành Phật.

Huệ Năng nghe nói, lại cũng vì xưa kia có duyên, nên được một người khách cho mười lượng bạc để cho mẹ già được sinh sống và bảo đi ngay đến Huỳnh Mai tham lễ Ngũ Tổ. Huệ Năng sắp xếp cho mẹ xong, liền từ giã lên đường. Trải qua hơn ba mươi ngày đường, đến huyện Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ.

Tổ hỏi: Ông là người phương nào, muốn cầu việc gì? Huệ Năng nói: Ðệ tử là dân Tân Châu Lãnh Nam, từ xa đến lễ bái, chỉ cầu làm Phật, chẳng cầu việc gì khác.

Tổ nói: Ông là người Lãnh Nam, cũng là người kém văn hoá, làm sao có thể làm Phật được?
Huệ Năng nói: Người có Nam Bắc, Phật tánh vốn chẳng có Nam Bắc, thân hèn hạ này với thân Hoà Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai biệt!
Ý Ngũ Tổ còn muốn nói thêm, nhưng thấy đồ chúng đứng xung quanh, nên bảo theo chúng làm việc.

Huệ Năng bạch Hoà Thượng: Tự tâm của đệ tử thường sanh trí huệ chẳng lià tự tánh, tức là phước điền, chưa rõ Hoà Thượng bảo làm việc gì?
Tổ nói: Tên kém văn hoá này căn khí lanh lợi, ngươi đừng nói nữa, hãy ra nhà sau đi!
Huệ Năng lui đến nhà sau, có một cư sĩ sai Huệ Năng bửa củi giã gạo, trải qua hơn tám tháng. Một ngày kia Tổ thình lình đến gặp Huệ Năng nói:Ta nghĩ cái thấy của ngươi dùng được, vì sợ có kẻ ác hại ngươi, nên chẳng nói chuyện với ngươi, ngươi có biết chăng?
Huệ Năng nói: Ðệ tử cũng biết ý của Thầy, nên chẳng dám đi đến nhà trước.

Một ngày kia, Ngũ Tổ triệu tập môn đồ bảo rằng: Sanh tử là việc lớn, các ngươi suốt ngày chỉ cầu phước điền, chẳng cầu lià khỏi biển khổ sanh tử, tự tánh nếu mê, phước làm sao có thể cứu được? Các ngươi mỗi người hãy tự xem trí huệ, dùng bổn tâm Bát Nhã của tự tánh, mỗi người làm một bài kệ trình cho ta xem, nếu ngộ được đại ý, thì ta sẽ trao truyền y bát cho làm Tổ thứ sáu; hãy mau lên chẳng được chậm trễ, hễ lọt vào suy lường thì chẳng dùng được. Người kiến tánh vừa nghe phải liền thấy, nếu được như vậy thì khi ra trận giữa đao kiếm cũng phải thấy được.

Ðại chúng nghe xong nói với nhau rằng: Chúng ta chẳng cần nhọc tâm mệt trí làm kệ, đâu có ích gì, vì có Thượng Tọa Thần Tú hiện làm giáo thọ sư, chắc chắn sẽ được, chúng ta làm kệ chỉ phí sức thôi, chúng ta về sau y chỉ Sư Thần Tú cũng được rồi. Ngài Thần Tú suy nghĩ: Ðại chúng chẳng trình kệ, vì ta là giáo thọ sư của họ, ta phải làm kệ trình Hoà Thượng. Nếu chẳng trình kệ thì Hoà Thượng làm sao biết được kiến giải sâu cạn trong tâm ta, ý của ta trình kệ vì cầu Pháp thì tốt, vì mong làm Tổ thì không nên, chẳng khác nào dùng tâm phàm mà đoạt Thánh vị. Nếu chẳng trình kệ thì làm sao đắc Pháp được, thực khó! Thực khó!
Nơi hành lang trước Pháp đường, Ngũ Tổ định mời họa sĩ đến vẽ Biến Tướng Kinh Lăng Già và Ngũ Tổ Huyết Mạch Ðồ, để cúng dường và lưu truyền đời sau. Khi Thần Tú làm kệ xong, mấy lần muốn vào trình, nhưng khi đến trước Pháp đường thì trong tâm bấn loạn, mồ hôi ướt đẵm mình. Như vậy trải qua bốn ngày, mười ba lần muốn vào trình vẫn chưa trình được, sau cùng Thần Tú suy nghĩ: Chi bằng ghi trên vách tường hành lang để Hoà Thượng thấy được; nếu Tổ nói tốt thì ta ra lễ bái nói của Thần Tú làm, nếu nói là chẳng được thì uổng công ta ở núi mấy năm, lại tu Ðạo gì mà được nhận lễ bái của người! Nửa đêm đó không cho ai hay, tự cầm đèn viết kệ trên vách hành lang phiá Nam, trình sở thấy của tự tâm, kệ rằng:
Thân thị Bồ Ðề thụ,
Tâm như minh cảnh đài,
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.

Dịch nghiã:
Thân là cây Bồ Ðề,
Tâm như đài gương sáng,
Luôn luôn siêng lau chùi,
Chớ cho dính bụi trần.

Thần Tú viết kệ xong, liền về phòng, không ai hay. Tú lại suy nghĩ: Ngày mai, Ngũ Tổ thấy kệ hoan hỷ thì ta có duyên với Pháp, nếu nói không được thì đó là tại ta còn mê, nghiệp chướng xưa nặng nề, chẳng đặng đắc Pháp, Thánh ý thật khó lường! Tú ở trong phòng suy nghĩ, ngồi nằm chẳng yên cho đến gần sáng.

Tổ đã biết Thần Tú chưa được vào cửa, chẳng thấy tự tánh. Trời sáng, Tổ kêu hoạ sĩ đến hành lang để vẽ, thình lình thấy kệ, bèn nói với họa sĩ: Thôi, chẳng cần vẽ nữa, làm lao nhọc cho ông từ xa đến đây.

Kinh nói: Phàm tất cả tướng đều là hư vọng. Nay chỉ cần để bài kệ này cho người trì tụng, y kệ này tu, khỏi đọa ác đạo, y kệ này tu, được ích lợi lớn. Bèn kêu môn đồ đốt nhang kính lễ, bảo cả thảy đều tụng kệ này sẽ được kiến tánh. Môn đồ tụng kệ đều khen: lành thay!
Nửa đêm Tổ kêu Thần Tú vào phòng hỏi: Kệ phải do ông làm chăng? Tú nói: Thiệt là Tú làm, chẳng ham vọng cầu Tổ vị, mong Hoà Thượng từ bi, xem đệ tử có chút ít trí huệ chăng?
Tổ nói: Ông làm kệ này chưa thấy bản tánh, chỉ đến ngoài cửa, chưa vào trong, kiến giải như thế tìm vô thượng bồ đề chẳng thể được. Vô thượng bồ đề phải khi vừa nói liền nhận tự bổn tâm, thấy tự bản tánh, chẳng sanh chẳng diệt, với bất cứ giờ nào, niệm niệm tự thấy, chẳng kẹt vào vạn pháp, nhứt chơn nhứt thiết chơn, vạn cảnh tự như như, cái tâm như như tức là chân thật. Nếu thấy như thế tức là vô thượng bồ đề của tự tánh. Ông tạm đi ra suy nghĩ một vài ngày nữa, làm bài kệ khác cho ta xem, nếu kệ ông vào được cửa, thì ta sẽ truyền trao y pháp.

Thần Tú đảnh lễ lui ra, trải qua mấy ngày sau làm kệ chẳng được, trong tâm rối loạn tâm thần chẳng yên, cũng như trong mộng, đi ngồi chẳng vui.

Qua hai ngày sau, có một đồng tử đi ngang qua phòng giã gạo, xướng tụng bài kệ, Huệ Năng nghe được liền biết kệ này chưa thấy bản tánh, dù chưa được sự dạy bảo của Tổ, nhưng đã biết được đại ý, bèn hỏi đồng tử rằng: Tụng kệ gì? Ðồng tử nói: Kẻ kém văn hoá này chẳng biết, Ðại Sư nói: Sanh tử là việc lớn, muốn truyền trao y pháp, nên bảo môn đồ làm kệ trình xem, nếu ngộ đại ý thì sẽ được truyền trao y pháp làm Tổ thứ sáu. Thượng Tọa Thần Tú viết kệ Vô Tướng trên vách tường hành lang. Ðại Sư bảo mọi người đều tụng, y kệ này tu khỏi đọa ác đạo, y kệ này tu sẽ được lợi ích lớn.

Huệ Năng nói: Thưa Thượng nhơn, tôi giã gạo ở đây hơn tám tháng, chưa từng đi đến nhà trước, mong Thượng nhơn dẫn tôi đến trước bài kệ lễ bái. Ðồng tử liền dẫn đến trước bài kệ, lễ bái xong,
Huệ Năng nói: Huệ Năng chẳng biết chữ, xin Thượng nhơn đọc giùm. Lúc ấy có quan biệt giá Giang Châu là Trương Nhựt Dụng, liền lớn tiếng đọc, Huệ Năng nghe xong bèn nói: Tôi cũng có một bài kệ, xin Biệt Giá viết giùm. Biệt Giá nói: Ông cũng làm kệ à, việc này hi hữu!" Huệ Năng nói với Biệt Giá rằng: Muốn học Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên khinh bỉ kẻ sơ học, hạ hạ nhơn hữu thượng thượng trí, thượng thượng nhơn hữu một (chìm mất) ý trí. Biệt Giá nói: Ông hãy tụng kệ đi, ta viết giùm cho. Ông nếu đắc pháp phải độ ta trước, về sau chớ quên lời này.

Huệ Năng kệ rằng:
Bồ đề bổn vô thụ,
Minh cảnh diệc phi đài.

Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai?
Dịch nghiã:
Bồ đề vốn chẳng cây,
Gương sáng cũng chẳng đài,
Xưa nay không một vật,
Nơi nào dính bụi trần?
Kệ viết xong, đồ chúng đều ngạc nhiên tán thán với nhau: Lạ thay, chẳng nên theo tướng mạo mà đánh giá người, không ngờ nay có nhục thân Bồ Tát mà chẳng biết!
Tổ thấy đại chúng kinh quái, sợ người ám hại, nên lấy giày bôi bài kệ, nói rằng: Cũng chưa thấy tánh. Mọi người cho là phải. Hôm sau Tổ lén đến nhà giã gạo, thấy Huệ Năng lưng đeo đá giã gạo, nói rằng: Người cầu Ðạo cần phải như thế. Lại hỏi: Gạo trắng chưa? Huệ Năng đáp: Trắng đã lâu, còn thiếu giần sàng thôi. Tổ lấy gậy gõ trên cối ba cái rồi bỏ đi. Huệ Năng hiểu ý Tổ, nên canh ba vào thất. Tổ dùng Ca sa che lại không cho người thấy, rồi thuyết Kinh Kim Cang, đến câu: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thì Huệ Năng ngay đó đại ngộ tất cả vạn pháp chẳng lià tự tánh, bèn bạch Tổ rằng:
Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
Ðâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!
Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bản tánh, nên nói với Huệ Năng rằng: Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật. Nửa đêm thọ pháp chẳng ai biết, Tổ bèn truyền pháp đốn giáo và y bát nói rằng: Ngươi là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt.Nghe ta nói kệ đây:
Hữu tình lai hạ chủng,
Nhơn địa quả hườn sanh,
Vô tình diệc vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.

Dịch nghiã:
Hữu tình được gieo giống,
Nhơn gieo quả ắt sanh,
Vô tình thì vô chủng,
Vô tánh cũng vô sanh.

LƯỢC GIẢI:Sinh vật có hai loại: hữu tình là động vật, vô tình là thực vật. Hữu tình mới được gieo giống Phật, vô tình thì không; có giống là nhơn, ắt sẽ sanh quả. Nhơn địa là hữu tình, quả địa là Phật. Vô tình chẳng phải nhơn địa của Phật nên chẳng phải là giống (vô chủng). Tất cả pháp vốn chẳng có tự tánh, nên nói vô tánh. Vậy thì hữu tình và vô tình, Phật và chúng sanh đều chẳng có tự tánh, cũng là pháp vô sanh vậy. Nên nói: Vô tánh diệc vô sanh. Vì đây là kệ truyền pháp, kệ truyền pháp chẳng được lọt vào tứ cú.

Hỏi: Ðã nói không lọt vào tứ cú, tại sao nói vô tánh diệc vô sanh? Như vậy là lọt vào cú thứ nhì rồi?
Ðáp: Nói tất cả pháp vốn chẳng tự tánh thì làm sao có vô tánh và vô sanh để làm tự tánh! Hành giả đọc đến chỗ này, chớ nên dùng ý thức để lãnh hội, cho là đúng hay không đúng: Ðã nói pháp vô sanh thì làm sao sanh ra pháp đúng và pháp không đúng? Ðây là cửa ải của Thiền môn, cần phải thấu qua (tự ngộ) mới được.Kệ này lược giải là để phá chấp, còn muốn hiểu ý Tổ, cần phải tự tham ngộ mới được.

Tổ lại nói: Khi xưa Ðạt Ma Ðại Sư mới tới xứ này, vì người ta chưa đủ lòng tin, nên mới truyền y bát để làm tín thể (vật làm tin) đời đời truyền nhau thành pháp tắc, lấy tâm truyền tâm đều bảo tự ngộ tự giải, từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Tổ Tổ mật phó bản tâm. Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền. Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho mau, kẻo có người ám hại.

Huệ Năng bạch rằng: Ði xứ nào?
Tổ nói: Gặp Hoài thì ngừng, gặp Hội thì ẩn.

Canh ba lãnh y bát xong, Huệ Năng được Ngũ Tổ đưa đến bến đò Cửu Giang. Xuống thuyền, Huệ Năng giành chèo.

Tổ nói: Ðúng ra ta phải độ.

Huệ Năng nói: Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi tự độ." (Ðộ có hai nghiã: 1-Cứu độ. 2-Ðưa đò.) Nói độ là một, nhưng chỗ dùng chẳng đồng. Huệ Năng sanh nơi biên địa nên giọng nói khó nghe. Ðược Thầy truyền pháp, nay đã được ngộ, chỉ nên tự tánh tự độ vậy.

Tổ nói: Như thế! Như thế! Về sau Phật Pháp do ngươi được thịnh hành, ngươi cứ hướng về phiá Nam mà đi, chẳng nên thuyết pháp sớm, vì Phật Pháp phải tùy duyên.

Huệ Năng từ biệt Tổ, hướng về Nam trải qua hai tháng tới núi Ðại Du Lãnh. Ngũ Tổ trở về, mấy ngày chẳng thượng đường, đại chúng nghi ngờ hỏi: Hoà Thượng có bệnh gì chăng? Tổ nói: Bệnh thì không có, nhưng y pháp đã về Nam rồi. Hỏi: Ai được truyền thụ? Ðáp: Kẻ nào Năng thì được.

Khi ấy đại chúng mới biết, nên có mấy trăm người đuổi theo để đoạt y bát, trong đó có một Tăng tên tục là Trần Huệ Minh ngày trước làm Tứ Phẩm tướng quân, tánh tình thô bạo, dẫn đầu đi trước, đuổi kịp Huệ Năng. Huệ Năng bỏ y bát trên tảng đá nói rằng: Y bát là vật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao? Liền ẩn mình trong đám cỏ. Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng nhúc nhích được, liền kêu: Hành giả! Hành giả! Tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y đến. Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp. Huệ Năng nói:Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết.

Một hồi sau Huệ Năng nói: Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Huệ Minh ngay đó đại ngộ, lại hỏi rằng: Ngoài lời mật ý kể trên, còn có ý nào bí mật chăng? Huệ Năng nói: Ðã nói với ông thì chẳng phải mật rồi, nếu ông phản chiếu thì mật tại bên ông. Minh nói: Huệ Minh dù ở Huỳnh Mai, thật chưa tỉnh ngộ diện mục của tự kỷ, nay được khai thị, như người uống nước, lạnh nóng tự biết. Nay hành giả tức là Thầy của Huệ Minh vậy. Huệ Năng nói: Nếu ông như thế, thì ta với ông cùng thờ một Thầy Huỳnh Mai, hãy khéo tự hộ trì.

Huệ Minh lại hỏi: Huệ Minh về sau đi xứ nào? Ðáp: Gặp Viên thì ngừng, gặp Mông thì ở.

Minh đảnh lễ giã từ. (Minh trở xuống chân núi, nói với đại chúng rằng: Chẳng thấy dấu vết nào hết, phải đi hướng khác mà tìm. Chúng đều tin. Về sau Huệ Minh đổi tên thành Ðạo Minh để tránh sự trùng tên với Thầy).

Huệ Năng đến Tào Khê, bị bọn ác tìm theo, nên phải lánh nạn trong đám thợ săn nơi Tứ Hội, trải qua mười lăm năm, thường vì thợ săn tùy nghi thuyết pháp. Bọn họ bảo giữ lưới, mỗi khi thấy cầm thú lọt vào đều thả ra hết. Tới bữa ăn, gởi rau trong nồi thịt, có người hỏi thì trả lời: Chỉ ăn rau luộc bên cạnh thịt mà thôi.

Một ngày kia nghĩ rằng: Ðã đến lúc phải hoằng Pháp, không nên ẩn hoài", liền ra chùa Pháp Tánh Quảng Châu, gặp Ấn Tông Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn. Có hai vị Tăng tranh luận về nghiã gió và lá phướn; kẻ nói gió động, người nói phướn động, tranh cãi không ngừng, Huệ Năng chen vào nói: Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà là tâm các ông động." Cả chúng đều ngạc nhiên. Ấn Tông mời Năng ra ngồi trên Cao Toà, hỏi những nghiã lý thâm sâu, thấy Huệ Năng lời gọn mà đúng lý, chẳng do văn tự.

Ấn Tông nói: Hành giả ắt chẳng phải người thường, lâu nay đã nghe Y Pháp Huỳnh Mai về Nam, có phải là hành giả chăng?
Huệ Năng nói: Không dám."
Ấn Tông liền đảnh lễ, xin thỉnh Y Bát ra cho đại chúng xem.

Ấn Tông hỏi rằng: Sự phó chúc của Huỳnh Mai truyền thọ như thế nào? Huệ Năng nói: Truyền thọ thì không, chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát.

Ấn Tông hỏi: Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát?
Ðáp: Vì đó là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị.

Ấn Tông lại hỏi: Thế nào là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp?
Ðáp: Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn, đã rõ Phật tánh là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp! Như trong Kinh Niết Bàn nói: Cao Quý Ðức Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: Phạm tứ trọng cấm (bốn giới trọng nhất trong giới Tỳ kheo, giống như người thế gian phạm tội tử hình), làm tội ngũ nghịch và nhất xiển đề, phải bị đoạn dứt thiện căn Phật tánh không? Phật nói: Thiện căn có hai, một là thường, hai là vô thường, Phật tánh phi thường phi vô thường, nên chẳng đoạn dứt, gọi là bất nhị. Một là thiện, hai là bất thiện, Phật tánh phi thiện, phi bất thiện, gọi là bất nhị. Uẩn và Giới, phàm phu thấy cho là nhị, người trí liễu đạt thì biết tánh ấy bất nhị, tánh bất nhị tức là Phật tánh vậy. Ấn Tông nghe xong hoan hỷ chắp tay rằng: Tôi giảng Kinh như gạch nát ngói bể, ông giảng nghiã cũng như vàng ròng. Do đó, vì Huệ Năng xuống tóc, nguyện thờ làm Thầy.

Huệ Năng bèn ở nơi gốc cây Bồ Ðề khai giảng Pháp môn Ðông Sơn (Ngũ Tổ): Huệ Năng đắc pháp nơi Ðông Sơn, chịu nhiều cay đắng, gặp nhiều nguy hiểm, tánh mạng tựa như chỉ mành, hôm nay được cùng các quan, các Tăng Ni đạo tục đồng tụ tại hội này, là do quá khứ nhiều kiếp cúng dường chư Phật, cùng gieo thiện căn mới được nghe cái nhơn đắc pháp và Pháp Ðốn Giáo kể trên. Giáo Pháp là do bậc Thánh xưa truyền lại, chẳng phải tự trí của Huệ Năng. Người muốn nghe Giáo Pháp của bậc Thánh xưa, phải làm cho tâm thanh tịnh (trong sạch), nghe rồi phải tự đoạn trừ nguồn gốc nghi ngờ giống như các bậc Thánh xưa chẳng có khác biệt. Ðại chúng nghe pháp xong hoan hỷ đảnh lễ lui ra.

Giảng lược 

Thiền Sư Duy Lực 

-Giới Thanh Văn là giới tiệm thứ, tức là theo thứ lớp, từ giới từ giới mà thọ; như người nam thọ 5 giới, rồi thọ 10 giới, sau nữa là thọ 250 giới. 

-Giới Bồ Tát là đốn lập giới, tức là trước kia chưa có thọ giới nào cũng được thọ giới Bồ Tát. Trong kinh Phạm Võng nói: “Chư thiên, thái giám, ma, quỷ, thần,… đều được thọ giới, nếu nghe được tiếng của Pháp sư”. 

Giới Thanh Văn: Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa, Tỳ Kheo Ni, phải có hình tướng rõ ràng; nam là nam, nữ là nữ, chứ không được nửa nam nửa nữ; nam không thành nam, nữ không thành nữ; như Thái Giám bị cắt mất nam căn, hay súc sanh, ma quỷ, tuy biến thành người cũng không được thọ. 

Giới Thanh Văn là chỉ trì, tức là không làm là trì. Giới Bồ Tát có cái không làm là trì, có cái không làm là phạm. Giới Thanh Văn thân làm thì phạm, còn giới Bồ Tát có khởi niệm mới phạm, gọi là Tâm Địa giới. Giới Thanh Văn làm lợi mình, giới Bồ Tát làm lợi người.  

Nếu không cho người chưa thọ giới Bồ Tát nghe những giới điều này thì sai lầm. Vì tất cả quỷ, thần, huỳnh môn, tôi tớ… đều được nghe và thọ, huống chi là loài người. Giới Thanh Văn khi thọ giới rồi mới cho biết giới điều, còn giới Bồ Tát phải giải thích cho biết trước, nếu đồng ý thì thọ giới; giới Thanh Văn phải thọ, khỏi cần giải thích giới điều trước. 

-Phạm 10 điều trọng gọi là phạm Ba la di; Ba la di là cực ác, tức là tội cấp thứ nhất, theo Thanh Văn là tội tử hình thì Tỳ Kheo đó phải mất Tỳ Kheo; Tỳ Kheo Ni phạm Ba la di là mất Tỳ Kheo ni, tức kiếp này không còn, muốn thọ lại, phải đợi kiếp sau. Theo pháp Tỳ Kheo hoàn tục, rồi xuất gia lại được 7 lần; còn Tỳ Kheo Ni hoàn tục, rồi không được xuất gia lại.  

-Nếu giết người thì giới Thanh Văn phạm giới Ba la di, còn giết súc sanh thì có thể phạm giới cấp 3 hay cấp 4. Tội giết người của giới Thanh Văn phải đủ 4 nhân duyên: 

1/ Là đúng người. 

2/ Nó không phải người cho nó là người. 

3/ Có cố ý giết. 

4/ Giết đã chết. 

-Tội trộm cắp cũng có đủ 5 nhân duyên, mới thành tội Ba la di, 5 nhân duyên đó là: 

1/ Vật có chủ.  

2/ Tưởng là có chủ. 

3/ Giá trị của vật phải 5 chỉ (thời kỳ Phật, nếu trộm vật có giá trị 5 chỉ vàng thì bị tử hình theo luật nhà nước Ấn Độ, vật đó giá trị dưới 5 chỉ thì tội giảm bớt. Bây giờ lại khác, tội trộm cắp không bị tử hình).  

4/ Có ý muốn trộm cắp. 

5/ Lấy vật rời khỏi chỗ. 

Đủ 5 nhân duyên này thành tội Ba la di, nếu không đủ 5 nhân duyên thì không thành tội.  

-Tội dâm dục cũng phải có đủ 4 nhân duyên thành tội Ba la di, 4 nhân duyên đó là: 

1/ Có tâm dâm dục. 

2/ Có hoàn cảnh đầy đủ. 

3/ Nhập đạo (nam căn và nữ căn giao hợp).  

4/ Thọ vui sướng. 

Nếu thiếu 1 trong 4 nhân duyên này thì không thành tội Ba la di.  

-Vọng ngữ gồm có: Đại vọng ngữ và tiểu vọng ngữ. 

* Đại vọng ngữ là chưa chứng mà nói đã chứng, chưa có minh mà nói đã minh, cũng có 6 nhân duyên mới thành tội Ba la di, 6 nhân duyên đó là: 

1/ Thật không biết gì cả.  

2/ Nói chứng quả rồi.  

3/ Cố ý vọng ngữ.  

4/ Cố ý gạt người. 

5/ Mình cho nó là người.  

6/ Người đó nghe phải hiểu. 

*Tiểu vọng ngữ là vọng ngữ thường, cấp thứ 4, như chuyện có nói không, chuyện không nói có. 

-Tỳ Kheo phạm tội Ba la di thì không cho sám hối. Nếu có chỗ cho sám hối thì phải săn sóc phụng sự 20 vị Tỳ Kheo thanh tịnh trong nửa tháng. Trong 20 vị Tỳ Kheo này, đều hoan hỷ thì cho đồng ý xuất tội; nếu 1 trong 20 vị Tỳ Kheo này không đồng ý thì không được xuất tội. Xuất tội là xuất tội địa ngục, chứ tướng Tỳ Kheo phải mất, địa ngục của tội Ba la di là 921 ức năm.  

-Tỳ Kheo Ni phạm Ba la di cho sám hối, phải phụng sự săn sóc 20 Tỳ Kheo thanh tịnh và 20 Tỳ Kheo Ni thanh tịnh trong nửa tháng. Nếu 1 người trong 40 người này không đồng ý, thì không được sám hối xuất tội. Đây là giới luật Thanh Văn. 

10 GIỚI TRỌNG 

Chánh văn: 

Đức Phật bảo các Phật tử rằng: Có 10 giới trọng, nếu người thọ giới Bồ Tát mà không tụng điều giới này, thời người ấy không phải Bồ Tát, không phải là Phật tử, chính ta cũng tụng như vậy. 

Tất cả Bồ Tát đã học, sẽ học và đương học! Đã lược giảng xong tướng trạng của giới Bồ Tát cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì. 

Đức Phật dạy: 

1- GIỚI SÁT SANH 

Nếu Phật tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết: Nhơn giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết. 

Phàm tất cả loài hữu tình có mạng sống đều không được cố ý giết. Là Phật tử, lẽ ra luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sanh, mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát sanh, Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”. 

Giảng giải: 

Phật nói: Phật tử tự giết tức là tự tử, cũng như giết người. Tự mình giết, dạy người giết, dùng các phương tiện giết, thấy người ta giết mình tán thán, dùng thần chú để giết, tạo nhân để giết, tạo trợ duyên để giết, nghĩ ra cách giết, hay chỉ nổi tâm tạo nghiệp giết người. Cho đến tất cả chúng sanh có thân mạng đều không được cố ý giết. 

Theo giới Bồ Tát là hành đạo Bồ Tát cứu độ tất cả chúng sanh. Hai chữ “Bồ Tát” là tiếng phạn, dịch ra là giác hữu tình, tức là cứu độ chúng sanh, cũng là tâm từ bi. Tôi thường nói “tâm giác ngộ là bồ đề tâm, độ chúng sanh là từ bi tâm”. Từ bi tâm và bồ đề tâm là không phải hai thứ; bồ đề tâm lên 50 độ thì từ bi tâm cũng lên 50 độ, bồ đề tâm lên 100 độ thì từ bi tâm cũng lên 100 độ. 

Giải thích thì thấy có hai thứ, nhưng kỳ thật không phải hai thứ. Nói đến thể dụng, bồ đề tâm là thể, từ bi tâm là dụng. Có từ bi tâm mới gọi là Bồ Tát cứu độ chúng sanh. 

Nhưng hai chữ Ttừ bi” khác xa với hai chữ “Bác ái”của ngoại đạo. 

“Bác ái” của ngoại đạo là chấp ngã, trước hết phải có ta, như việc bố thí là của ta, rồi có ta thương xót rộng khắp đại chúng, gọi là bác ái. 

“Từ” là Vô duyên từ, tức là không có đối đãi, không có ta, không có người; không có ta làm từ bi cho ngươi, không có ngươi lãnh thọ từ bi của ta. Nếu có của ta của ngươi thì không phải từ bi. 

“Bi” là đồng thể bi, tức là thể của ngươi cũng là thể ta; cái khổ của ngươi tức cái khổ của ta là cùng một thể. Cho nên, không có đối đãi mới là từ bi. 

Từ bi không có sự chấp ngã, còn bác ái thì có chấp ngã, nên cách xa như trời với đất vậy. Chấp ngã không được giải thoát luân hồi sanh tử, còn phá chấp ngã thì được giải thoát luân hồi sanh tử. 

Mình đã thọ giới Bồ Tát thì phải hành đạo Bồ Tát luôn có tâm từ bi, không có ngã để độ chúng sanh. Từ là ban vui cho chúng sanh, bi là cứu cái khổ cho chúng sanh. 

Tâm hiếu thuận là luôn luôn không có ngã tướng, theo thế gian gian hiểu nghĩa ‘hiếu thuận’ lại khác, không được rộng khắp; còn hiếu thuận của Bồ Tát thì nghĩa rộng vô cùng, không có hạn chế. Trong Phật pháp có nói: “Tứ ân là ân Phật, ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân chúng sanh”. Trong giới Bồ Tát nói “mình phải hiếu thuận báo đáp 4 ân này”. 

Kỳ thật, chỉ báo ân chúng sanh là báo ân luôn cả 3 ân kia, luôn luôn hiếu thuận cho tất cả chúng sanh, chứ không phải báo ân hiện tại cha mẹ của mình. Người thế gian chỉ có báo ân cha mẹ riêng của mình hay sư trưởng của mình. 

Cho nên, mình phải nghĩ cách cứu độ chúng sanh, không những không cứu giúp chúng sanh, mà lại giết hại chúng sanh  thì Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”. 

2- GIỚI TRỘM CƯỚP 

Chánh văn: 

Nếu Phật tử tự mình trộm cướp, bảo người trộm cướp, phương tiện trộm cướp, nhẫn đến dùng bùa chú trộm cướp, nhân trộm cướp, duyên trộm cướp, cách thức trộm cướp, nghiệp trộm cướp. Tất cả tài vật có chủ, dầu là của quỷ thần hay của giặc cướp, nhẫn đến một cây kim, một ngọn cỏ đều không đặng trộm cướp. Là Phật tử lẽ ra luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, thường giúp cho mọi người được phước, được vui, mà trái lại trộm tài vật của người. Phật tử này phạm "Bồ Tát Ba la di tội".  

Giảng giải: 

Điều thứ 2 là trộm cướp, tại sao Phật tử tự trộm cướp? Tự mình nghĩ đem món đồ của mình cho người khác, nhưng sau nghĩ lại không cho, nên phạm tội trộm cướp. Vì giới Bồ Tát là giới Tâm địa, giới Thanh Văn thì không phạm; giới Bồ Tát có khởi tâm là phạm, đây gọi là tự trộm cướp. 

Hay tự mình lấy đồ của người, cũng gọi là tự trộm cướp; làm phương tiện cho người trộm cướp, niệm thần chú khiến cho người trộm cướp; làm trợ duyên để cho người trộm cướp, nghĩ ra cách rồi chỉ cho người trộm cướp. Tất cả khi có nổi tâm tức là có nghiệp. 

Ở đây nói “cho đến của quỷ thần, của có chủ một cây kim một cọng cỏ, không được cố ý ăn cướp”. Điều giới Bồ Tát thường có chữ “cố ý”, cố ý mới thành tội. Nếu không cố ý ăn cướp thì không thành tội, như đồ trong nhà của mình đã dùng quen, lấy dùng cũng không thành tội, hay đồ của bạn thân dùng qua dùng lại cũng không phạm, chứ không phải mỗi cái mà phạm. Nếu đồ của cha mẹ mình cất kín không cho mình biết, mà cố ý lấy thì phạm tội trộm cướp. 

Mình hành đạo Bồ Tát là hiếu thuận tứ ân, trong đó từ chúng sanh đến chư Phật; hành đạo không nên có ngã, chỉ giúp cho chúng sanh được phước an vui thoát khổ. Trái lại, không làm như vậy mà trộm cướp tài vật của người khác, làm cho người buồn rầu đau khổ; Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”. 

3- GIỚI DÂM 

Chánh văn: 

Nếu Phật tử tự mình dâm dục, bảo người dâm dục, với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ cùng phi đạo mà hành dâm dục. Là Phật tử đối với tất cả không được cố dâm dục. Lẽ ra phải có lòng hiếu thuận cứu độ tất cả chúng sanh, đem pháp thanh tịnh dạy người, mà trái lại không có tâm từ bi, làm mọi người sanh việc dâm dục, không lựa súc sanh, cho đến hành dâm với mẹ, con, chị, em trong lục thân; Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.  

Giảng giải: 

“Nếu Phật tử tự dâm”, tự dâm này, nam và nữ tự có. Người nam có thủ dâm, người nữ có thủ dâm nhưng ít hơn, hay lấy dụng cụ để làm dâm cho xuất tinh. Dạy người dâm, người nam đến với người nữ, hay người nữ đến với người nam, làm trợ duyên cho người dâm dục, nghĩ phương cách cho người thực hành, hay là nổi tâm dâm dục thì thành cái nghiệp dâm dục. 

Không phải đối với người thôi, mà đối với súc sanh quỷ thần cũng vậy, cùng với phi đạo (phi đạo là không phải nam căn, chẳng phải nữ căn), hành độmg nơi nào ở trên thân đều là phạm dâm. 

Theo hạnh Bồ Tát, tâm hiếu thuận cứu độ chúng sanh thì phải bố thí sự thanh tịnh cho người. Việc dâm dục là việc bất tịnh. Những điều sám hối có câu: “phá phạm hạnh người khác”, chữ phạm là thanh tịnh. Giới luật nói “phá phạm hạnh” là phá giới lần thứ nhất, như Tỳ kheo cùng với người nữ dâm dục lần thứ nhất, tức là phá phạm hạnh. Nếu phạm giới dâm lần thứ nhì, lần thứ ba,…thì không phải là phá phạm hạnh, vì trước khi lần thứ hai lần thứ ba thì không còn thanh tịnh. 

Phật tử thọ giới luôn giữ thanh tịnh cho người, mà trở lại phá phạm hạnh của người, làm cho người không được thanh tịnh, bất cứ là người, hay là súc sanh, mẹ, chị, em ở trong lục thân, nếu phạm dâm dục thì tội càng nặng thêm. Khi bắt đầu thọ giới, lúc hỏi giá nạn, nếu có phạm giới dâm trong lục thân thì không cho người ấy thọ giới. Cho nên, phạm giới dâm là không có từ bi, Phật tử ấy phạm giới Ba la di của Bồ Tát. 


4- GIỚI VỌNG 

Chánh văn: 

Nếu Phật tử, mình nói vọng ngữ, bảo người vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ, cách thức vọng ngữ, nghiệp vọng ngữ. Nhẫn đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, hoặc thân vọng ngữ, tâm vọng ngữ. Là Phật tử, lẽ ra luôn luôn phải chánh ngữ, chánh kiến, và cũng làm cho tất cả chúng sanh có chánh ngữ, chánh kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà ngữ, tà kiến, tà nghiệp, Phật tử này phạm “Bồ tát Ba la di tội”. 

Giảng giải: 

Vọng ngữ gồm có 4 thứ: Vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. 

-Vọng ngôn: Là có nói không, không nói có, nói dối gạt người. 

-Ỷ ngữ: Là nói những lời nói có liên quan dâm dục của nam nữ, hay nói những lời hoa nguyệt. 

-Ác khẩu: Chửi mắng người hay nói lời độc ác. 

-Lưỡng thiệt: Nói lưỡi 2 chiều, đem chuyện người này nói với người kia, đem chuyện người kia nói với người này. 

Tự mình vọng ngữ hay dạy người vọng ngữ. Giới Thanh văn có tiểu vọng ngữ và đại vọng ngữ, trong này bao gồm hết. Đại vọng ngữ và tiểu vọng ngữ đều ở trong 10 điều trọng. Vì hạnh Bồ Tát phải lợi tha, muốn lợi tha thì tự mình phải gương mẫu cho người, nếu mình vọng ngữ làm sao độ người không vọng ngữ được! 

Cho nên, đại vọng ngữ và tiểu vọng ngữ đều không được. Tự vọng ngữ hay dạy người vọng ngữ, dạy người có phương tiện vọng ngữ, tạo cái nhân để cho người vọng ngữ, làm cái duyên giúp cho người vọng ngữ, hay là nghĩ cách gì để cho người vọng ngữ để gạt người, có nổi tâm vọng ngữ thành cái nghiệp vọng ngữ. 

Theo hạnh Bồ Tát phải chánh ngữ, nói năng phải đàng hoàng, đúng đắn, có chánh kiến. Chánh kiến đối với tà kiến, trong Phật pháp phải có chánh kiến. Đại thừa phải phá ngã chấp, giới Bồ Tát là tập cho mình phá ngã chấp mới được giải thoát. Có lòng từ bi độ chúng sanh thì không có ngã, không được nghĩ là ta độ chúng sanh và có chúng sanh của ta được độ. Nếu thấy có chúng sanh để độ thì có ngã chấp, nên không được, như thế là chánh kiến; nếu còn có ngã chấp không gọi là chánh kiến. 

Mình có chánh ngữ chánh kiến làm cho chúng sanh có chánh ngữ chánh kiến. Vì chánh ngữ chánh kiến được giải thoát cái khổ sanh tử luân hồi, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn. Trái lại, mình không làm như thế mà dạy cho chúng sanh tà ngữ, tà kiến, vọng ngữ đủ thứ, làm tà nghiệp. Bồ Tát là muốn chúng sanh thoát khổ, lại tự mình làm khổ và chúng sanh thêm khổ, thì phạm tội Ba la di của Bồ Tát. 


5- GIỚI BÁN RƯỢU 

Chánh văn: 

Nếu Phật tử, tự mình bán rượu, bảo người bán rượu: Nhân bán rượu, duyên bán rượu, cánh thức bán rượu nghiệp bán rượu, tất cả rượu không được bán, rượu là nhơn duyên sanh tội lỗi. Là Phật tử, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng sanh có trí huệ sáng suốt, mà trái lại đem sự mê say điên đảo cho tất cả chúng sanh, Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”. 

Giảng giải: 

Ngũ giới của giới Thanh văn, uống rượu thì phạm, còn bán rượu không phạm, vì không cho uống rượu. Giới Bồ Tát uống rượu là tội nhẹ, vì giới Bồ Tát là lợi tha, uống rượu chỉ hại tự mình chứ không hại đến người. Đáng lẽ, mình phải làm gương mẫu không uống rượu, mà dạy người ống rượu vậy làm sao được! Và bán rượu là hại người bị tội nặng. 

Tự mình bán hay dạy người bán, làm cái nhân giúp cho người bán, hoặc làm trợ duyên giúp cho người bán; như không có chỗ, mình giúp cho người có chỗ để bán; không có vốn lại giúp vốn, đó là trợ duyên; hay là nghĩ cách bán làm sao cho đắc, nỗi tâm bán rượu để kiếm tiền cho nhiều cũng là tạo nghiệp bán rượu. 

Tất cả rượu mình không được bán. Đáng lẽ, rượu không có tội, vì uống rượu làm say; nên phạm vào những tội: “sát, đạo, dâm, vọng”. Vì vậy, rượu làm cái nhân để người phạm tội nặng. Theo hạnh Bồ Tát là muốn cho chúng sanh được trí huệ sáng suốt, còn bán rượu cho người uống làm say mê thêm thì phạm giới cực ác của Bồ Tát. 

6- GIỚI RAO LỖI CỦA TỨ CHÚNG 

Chánh văn: 

Nếu Phật tử, tự miệng rao nói tội lỗi của Bồ Tát xuất gia và Bồ Tát tại gia, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hoặc bảo rao nói những tội lỗi ấy: Nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách thức rao nói tội lỗi, nghiệp rao nói tội lỗi. Là Phật tử, khi nghe những lời ác, ngoại đạo cùng người Nhị thừa nói những điều phi pháp, trái luật trong Phật pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ bi giáo hóa những kẻ ác ấy cho họ sanh tín tâm lành đối với Đại thừa, mà trái lại Phật tử tự mình rao nói tội lỗi trong Phật pháp. Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.  

Giảng giải: 

Nếu Phật tử thọ giới Bồ Tát  nói tội lỗi của tứ chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di; hoặc là dạy người khác nói, hay làm cái nhân cho người nói, làm trợ duyên cho người nói, nghĩ cách sắp đặt cho người nói, nếu có nổi tâm muốn nói thành cái nghiệp. Nói lỗi này là cố ý  muốn phỉ báng. 

Trong giới luật, ngày bố tát người nữ có thể chứng tỏ Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni phạm giới gì, việc ấy không phải phỉ báng, mà muốn bảo vệ luật. Bây giờ, nói giới và luật không có phân biệt; đáng lẽ giới là giới, luật là luật. Giới là giúp ích cho cá nhân, còn luật là giúp ích cho đoàn thể. Thí dụ giới là bảo hiểm cho cá nhân, còn luật là bảo hiểm cho đoàn thể; mà luật là bảo hiểm cái giới, nếu không có luật thì giới ấy không thi hành được. Hiện nay chỉ có giới, chứ không có luật; nên người Trụ trì phạm tội Ba la di không có ai can thiệp. 

Theo giới luật thì phải có Tăng đoàn, nửa tháng để Bố tát. Bố tát không phải chỉ tụng giới, mà làm việc, thọ giới,… cũng ở trong Bố tát. Trước khi Bố tát phải kiểm thảo, Chủ sự nói với đại chúng “ai có lỗi phải ra trước đại chúng phát lồ sám hối”. Nếu tự mình không nói ra, mà người khác biết phải nói ra trong chúng cử tội. Nếu biết không cử tội cũng phạm giới, tức là phú tàng (ngăn che). 

Tỳ Kheo Ni ngăn che tội Ba la di của bạn mình thì Tỳ Kheo Ni ấy cũng phạm Ba la di. 

Nếu có người nữ được mọi người tin tưởng, đến báo với Tăng đoàn rằng: Tôi đã thấy một Tỳ Kheo phạm tội gì đó… có thể phạm Ba la di, có thể phạm tội cấp 2, cấp 3,… người nữ ấy không có lỗi với tứ chúng mà lại có công. Bởi vì giúp cho luật bảo vệ giới được tốt. 

Nếu nói lỗi của tứ chúng, mục đích để phỉ báng mới phạm tội. Còn mình đã biết người kia phạm tội, rồi nhắc nhở người kia không nên phạm nữa, thì mình không phạm tội nói lỗi của tứ chúng. Vì đó là thiện ý chứ không phải ác ý, không phải nói lỗi là phạm giới. 

Đệ tử của Phật nghe kẻ ngoại đạo và Nhị thừa phỉ báng Đại thừa còn không được, huống chi mình hành đạo Bồ Tát lại hủy báng nói lỗi của tứ chúng; vậy làm sao giáo hóa chúng sanh? Vì trách nhiệm của Bồ Tát là giáo hóa chúng sanh, làm cho chúng sanh giác ngộ được tự do tự tại. Nếu nói tội lỗi của tứ chúng thì phạm tội ba la di của Bồ Tát.

7- GIỚI KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI 

Chánh văn: 

Nếu Phật tử tự khen mình chê người, cũng bảo người khác khen ngợi mình chê người: Nhân chê người, duyên chê người, cách thức chê người, nghiệp chê người. Là Phật tử, lẽ phải thay thế những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật tử tự phô dương tài đức của mình mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê; Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.  

Giảng giải: 

Giới Bồ Tát là lợi tha, chính mình phải phá ngã chấp; nếu tự khen mình chê người là tăng thêm ngã chấp. Lợi tha là muốn chúng sanh giải thoát, nếu tự mình có ngã chấp thì không được giải thoát, làm sao độ chúng sanh được giải thoát? 

Làm hạnh Bồ Tát thì mình phải hy sinh để độ chúng sanh, tức là thay cho chúng sanh chịu những điều cực khổ, việc tốt nhường cho người, việc xấu mình chịu. Nhưng trái lại, nếu làm nhân, làm duyên, hay làm phương cách… như trên đã nói, khen mình chê người, lại tăng thêm ngã chấp, nghịch với hạnh Bồ Tát thì thành tội Ba la di. 

8- GIỚI BỎN SẺN THÊM MẮNG ĐUỔI 

Chánh văn: 

Nếu Phật tử, tự mình bỏn sẻn, bảo người bỏn sẻn: Nhân bỏn sẻn, duyên bỏn sẻn, cách thức bỏn sẻn, nghiệp bỏn sẻn. Phật tử khi thấy những người bần cùng đến cầu xin, phải cấp cho theo chỗ cần dùng của họ; mà Phật tử lại đem lòng giận ghét, cho đến không cho một mảy, có người cầu học giáo pháp, cũng chẳng nói một kệ một câu, lại còn xua đuổi quở mắng. Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.  

Giảng giải: 

Trong này gồm có 2 thứ: Bỏn sẻn Tài hay bỏn sẻn Pháp đều là phạm tội. 

Bồ Tát phải phá ngã chấp, rồi giáo hóa chúng sanh được phá ngã chấp. Bồ Tát có Lục Độ và Tứ Nhiếp Pháp, trong này đều có điều thứ nhất là Bố thí: Bố thí tài và bố thí pháp. 

Thấy người nghèo đến xin, mà mình bỏn sẻn không cho, lại sanh tâm sân ghét, đuổi người ta đi thì phạm điều này, hay người ta đến cầu pháp cũng như vậy. Bố thí pháp thì công đức lớn hơn bố thí tài pháp rất nhiều, bỏn sẻn pháp nên tội cũng lớn. 

Nếu hành đạo Bồ Tát, người ta xin thứ gì đều cho theo tinh thần vô ngã. Nhưng bây giờ mình thọ giới Bồ Tát là đang học hạnh Bồ Tát, có sức tới đâu thì làm tới đó; như người ta xin tiền thì tùy theo sức mình mà cho, đừng để người xin về tay không; hay mình không có cái gì để cho thì phải phát tâm tùy hỷ, nên không có phạm giới. Nếu mình không cho mà lại mắng đuổi người ta, thì phạm điều giới Ba la di này. 

9- GIỚI GIẬN HỜN KHÔNG NGUÔI 

Chánh văn: 

Nếu Phật tử, tự mình giận, bảo người giận: Nhân giận, duyên giận, cách thức giận, nghiệp giận. Người Phật tử lẽ ra làm cho tất cả chúng sanh được những căn lành không gây gỗ; thường có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Mà trái lại, đối với trong tất cả chúng sanh, cho đến trong loài phi chúng sanh, đem lời ác mạ nhục, còn thêm dùng tay, chân, dao, gậy để đánh đập mà vẫn chưa hả dạ, cho đến nạn nhân kia lấy lời xin lỗi, cầu sám hối tạ tội, nhưng vẫn không hết giận; Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.  

Giảng giải: 

Nói đến Phật pháp, luôn luôn phải phá ngã chấp; nhất là giới Bồ Tát chuyên phá ngã chấp, nếu mình nổi sân thì đã có ngã chấp. Tất cả chúng sanh đều phá ngã chấp, thì không có việc tranh luận để đưa đến sân hận đấu tranh. Nếu có nổi tâm sân hận, phải biết lỗi của mình để sám hối. Đã có lỗi sân, mà mình không chịu nghe người ta khuyên, để sám hối thì phạm tội này. 

Tâm từ bi và tâm hiếu thuận đều phá ngã chấp, tức là phụng sự cho tất cả chúng sanh; mình đã không phụng sự cho tất cả chúng sanh, lại nổi tâm hờn giận chúng sanh, còn có thêm ác khẩu chửi mắng, đánh đập,… người ta cầu xin lỗi, lại mình không cho xin lỗi, mình cứ giận hờn không nguôi thì phạm giới Ba la di này. 

10- GIỚI HỦY BÁNG TAM BẢO 

Chánh văn: 

Nếu Phật tử, tự mình hủy báng Tam bảo, xúi người hủy báng Tam bảo: Nhân hủy báng, duyên hủy báng, cách thức hủy báng, nghiệp hủy báng. Phật tử nghe một lời hủy báng Tam bảo của ngoại đạo và kẻ ác, còn đau lòng như ba trăm cây nhọn đâm vào tim mình, huống là tự mình hủy báng! Không có đức tin và lòng hiếu thuận đối với Tam bảo, lại còn giúp sức cho kẻ ác, kẻ tà kiến hủy báng nữa; Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội”.  

Giảng giải: 

Tam bảo gồm hai thứ: Thường trụ Tam bảo và Tự tánh Tam bảo. 

-Người quy Tam bảo gọi là quy y thường trụ Tam bảo, theo sự giáo hóa của Thường trụ Tam bảo, rồi thực hành theo để ngộ Tự tánh Tam bảo, cũng gọi là ngộ Tự tánh chính mình, giải thoát tất cả khổ, được tự do tự tại vĩnh viễn. 

-Tại sao gọi là Thường trụ Tam bảo? Tam bảo gồm có: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. 

Phật tiếng Ấn Độ là Phật Đà, dịch ra là giác giả (giác ngộ), trong đó gồm có: Tự giác, Giác tha, Giác hạnh viên mãn; tức là mình giải thoát tự do tự tại, cũng giải thoát cho người được tự do tự tại, nên gọi là Giác hạnh viên mãn, nhưng bao gồm có quá khứ, hiện tại, vị lai. Bây giờ, mình quy y phải có hình tượng Phật để tượng trưng cho Phật bảo. 


Mình muốn giác ngộ thì phải có phương pháp, pháp của Phật dạy gồm có 84.000 pháp môn, tùy theo căn cơ trình độ thích ứng của mọi chúng sanh, quy nạp có 4 pháp môn: “Tham thiền, Niệm Phật, Trì chú, Quán tưởng”, đó là phương pháp tu hành gọi là Pháp bảo. Nhưng lấy gì để tượng trưng? Lấy Kinh của Phật để tượng trưng cho Pháp bảo. 

Tăng tiếng Ấn Độ là Tăng Già dịch là hòa hợp chúng, tức là nhiều người thanh tịnh hòa hợp lại thành Tăng; theo quy định là 4 người trở lên mới thành Tăng, còn 3 người trở xuống không gọi là Tăng. 


Hoàng Nhất luật sư nói: “Gần đây, mọi người chỉ quy y nhị bảo và giao thiệp với một Đại đức”. Bởi vì, họ quy y rồi chỉ nhìn nhận một thầy của mình, chứ không nhìn nhận cả chúng Tăng là thầy của mình. Tất cả Tăng chúng thay thế cho Tăng bảo, nhưng thầy của mình quy y đại diện cho Tăng bảo để chứng minh; người này đã quy y Tam bảo là đệ tử của Tam bảo, chứ không phải đệ tử riêng của một vị thầy. 


Tăng ở trong Tam bảo cần nhất, nếu có Phật bảo, có Pháp bảo, mà không có Tăng bảo thì Phật pháp tiêu diệt. Như Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, nếu không có Tăng từ mỗi đời tiếp nối thì Phật pháp tiêu diệt từ lâu; có Tăng bảo mới có Phật bảo và Pháp bảo, nhưng bây giờ người ta không chú trọng Tăng bảo, ấy là sai lầm. 


Trách nhiệm của Tăng, như Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, có trách nhiệm giáo hóa chúng sanh. Cho nên, giới luật có quy định: Tỳ kheo chưa đủ 10 tuổi hạ không được rời thầy, Tỳ Kheo Ni chưa đủ 12 tuổi hạ không được rời thầy. Thầy Bổn sư có trách nhiệm dạy người đó, nếu không biết dạy người đó thì phải bị tội. Bởi vì, xuất gia rồi không biết gì để dạy chúng sanh, nên có thể phá hoại Tam bảo. Vậy làm sao đứng trong hàng ngũ Tăng bảo? Cho nên, quy định Tỳ Kheo phải biết giới Tỳ Kheo, giới Tỳ Kheo Ni và có Chánh ngữ Chánh kiến về Phật pháp. 


Cái tệ bây giờ, có người xuất gia được nửa năm, một năm, rồi lạc quyên tiền xây chùa, tự mình làm Trụ trì; cũng có người chưa xuất gia, làm chùa xong, rồi mời thầy cạo đầu mình, làm lễ xuất gia và Trụ trì luôn. Việc ấy trái ngược giới luật, phá hoại Tam bảo. 


Cho nên, nghĩa hủy báng Tam bảo rất rộng. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Hư tiêu Tín thí, lạm nhận cung kính là tội địa ngục”. Nếu mình không chân thật tu hành, nhận sự cúng dường của Tín thí là hư tiêu Tín thí. Người ta cung kính mình, không phải vì mình cạo đầu, mặc áo cà sa; người ta cung kính Tam bảo là muốn sự giáo hóa của Tam bảo, cho mình và chúng sanh được giải thoát. 


Phật pháp làm lợi ích cho chúng sanh  được tu chánh pháp, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn giải thoát, ấy là mục đích của Tam bảo. Nếu mình không chân thật tu hành, tự độ mình chưa được, làm sao độ chúng sanh! Tức là hư tiêu Tín thí. Còn mình lạm dụng hình tướng Tăng để nhận sự cúng dường của người, đều phải bị đọa địa ngục, chưa nói đến việc phá giới. 


Cho nên, giới hủy báng Tam bảo, không phải chỉ miệng nói hủy báng mà cái nghĩa nó rất rộng. Ở đây nói, nếu Bồ Tát nghe kẻ ngoại đạo và người ác dùng lời ác hủy báng Tam bảo, như 300 mũi giáo đâm chỉa vào tim mình. Trái lại, tự mình hủy báng Tam bảo thì mắc tội Ba la di của Bồ Tát. 


Hiện nay, nhiều Phật tử không hiểu Phật pháp là do Tu sĩ không có trách nhiệm, vì lạm thu đệ tử xuất gia, đã tự mình không biết giới luật, không có Chánh kiến Phật pháp, lấy gì để dạy đệ tử? Cũng như ban đầu sữa nguyên chất, rồi sau pha thêm nước, sau nữa hoàn toàn là nước không có sữa. Bây giờ, muốn khôi phục Phật giáo như xưa thì phải xây xựng Tăng bảo, mà hiện nay không có Tăng đoàn, tự mình làm chùa nhỏ để Trụ trì, có phạm Ba la di tội cũng không có ai can thiệp được. Nhưng người ta vẫn cung kính cúng dường, vậy Phật pháp làm sao khỏi bị tiêu diệt! 


Nếu thường trụ Tam bảo bị hủy hoại thì không thể hy vọng ngộ nhập được Tự tánh Tam bảo. Nếu không ngộ nhập được Tự tánh Tam bảo thì không được giải thoát. Được người tôn xưng là Tăng bảo, người xuất gia chúng ta hãy tự kiểm điểm chính mình, có xứng đáng là Tăng bảo hay chưa? 


Nếu có nhân duyên tổ chức thành Tăng đoàn, rồi Tăng đoàn tổ chức thành luật của Tăng đoàn mới bảo vệ được giới. Luật là bảo vệ giới, giới là bảo vệ mình; ở trong luật gồm có giới, mà giới không thể gồm có luật. 

Hỏi: 


Trước khi thọ giới Bồ Tát thì phải nghe giảng giới Bồ Tát. Tại sao khi tụng giới lại không cho người chưa thọ giới Bồ Tát nghe? 

Đáp: 


Phải cho nghe hết. Tụng giới Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni không cho nghe đối với người chưa thọ giới này. Còn giới Bồ Tát thì tất cả mọi người đều được nghe. Kinh Phạm Võng nói: “Tất cả ma, quỷ, huỳnh môn, súc sanh,… nghe được lời Pháp sư mà lãnh thọ”, huống chi là người! Nếu thọ được thì phải được nghe. 

Hỏi: 


Ở trong Tăng vấn hòa có hỏi: “Trong đây có ai chưa thọ giới Bồ Tát và không thanh tịnh ra chưa? Trả lời: Trong đây chưa ai thọ giới Bồ Tát, hoặc đã ra rồi”. Như vậy, chứng tỏ người chưa thọ giới Bồ Tát không được nghe giới Bồ Tát? 

Đáp: 


Đó là việc sai lầm, lúc bạch tứ Yết ma tức là tác pháp để làm việc. Lúc Yết ma có thể người không có quan hệ thì không cho nghe. Vì Yết ma có thể trị tội Tăng sĩ, tức là theo tội để phán tội Tăng sĩ; không cho những người có quan hệ, như cư sĩ để biết tội của Tăng sĩ do Tăng đoàn xử. Cho nên, mới hỏi những người không có quan hệ ra trước, chứ không phải tụng giới không cho nghe. 


Bây giờ, cũng có nhiều cư sĩ thọ giới Bồ Tát xuất gia, thọ được thì nghe được, làm sao không được nghe? Giới Bồ Tát là đốn lập giới, tức là trước kia chưa thọ giới gì cũng được thọ. 


Giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, nếu có trường hợp nào, cư sĩ cũng có thể nghe biết; chứ không phải nhất định là không cho cư sĩ nghe biết. Vì sợ cư sĩ biết chư Tăng phạm giới luật, nổi tâm khinh mạn Tam bảo nên cấm không cho nghe. 


Còn giới Bồ Tát thì người xuất gia hay tại gia đều được nghe, làm sao không cho nghe? Thành ra mâu thuẫn, không cho nghe là pháp Yết ma, chứ tụng giới sao không cho nghe! 


Người chưa thọ giới Bồ Tát đều được nghe giảng giới Bồ Tát. Giới Bồ Tát là phá ngã chấp, muốn giúp đỡ chúng sanh. Người nào có tâm là có tư cách thọ giới Bồ Tát, chứ không phải như giới Thanh Văn phải đúng người mới được thọ; không phải người, ma quỷ, súc sanh thì không được thọ. Còn giới Bồ Tát, ma quỷ, súc sanh đều được thọ, mà trước kia chưa thọ giới gì; trước kia chưa quy y Tam bảo thì quy y Tam bảo thì thọ liền, vì thọ giới nào cũng có Tam quy hết. Cho nên, gọi là đốn lập giới, không phải tiệm thứ của giới Thanh Văn. 


Tam tạng là Kinh, Luật, Luận; người thông suốt Kinh gọi là Kinh sư, người thông suốt Luật gọi là Luật sư, người thông suốt Luận gọi là Luận sư. Bây giờ, Tăng bảo thiếu Luật sư, ít có người phát tâm học luật. Theo Tăng đoàn, người nào thọ giới rồi thì phải sống trong Tăng đoàn. Khi Phật giáo sang Trung Quốc có sáng lập phái Luật tông. Muốn làm luật sư thì phải học giới luật. 


Sau này, ít có người phát tâm học luật, mà người hoằng luật thì người ta ít kính trọng vì họ không thích. Các vị thuyết pháp, người nghe lại đông; còn giảng giới luật thì ít có người đến nghe. Nhưng nếu không có luật thì không có pháp, Phật pháp bị tiêu diệt; vì khi Phật nhập Niết Bàn, trước đó có dặn dò đệ tử phải lấy giới luật là thầy; mà bây giờ không chú trọng đến luật, nên Phật pháp dần dần tiêu mất. 


Hiện nay, chỉ có phần giới, không có phần luật. Theo Tăng đoàn có việc gì phải qua pháp Yết ma, pháp Yết ma là ở bên phần luật. Nếu Tỳ Kheo không biết giới luật Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni không biết giới luật của Tỳ Kheo Ni; vậy làm sao giữ giới? Vì người thầy lạm nhận đệ tử xuất gia không dạy đệ tử, nên thầy đó phải bị tội; cũng là phá hoại Phật pháp, hủy báng Tam bảo. Đó là phá hoại cái gốc, còn dùng miệng để hủy báng là hủy báng bên ngoài. 

48 ĐIỀU GIỚI KHINH 

Chánh văn: 


Đức Phật bảo các vị Bồ Tát rằng: Đã giảng 10 giới trọng rồi, nay tôi sẽ nói 48 giới khinh: 

1- GIỚI KHÔNG KÍNH THẦY BẠN 

Nếu Phật tử, lúc sắp lãnh ngôi Quốc Vương, ngôi Chuyển Luân Vương hay sắp lãnh chức quan, trước nên thọ giới Bồ Tát. Như thế tất cả quỷ thần cứu hộ thân vua và thân các quan, chư Phật đều hoan hỷ.  

Đã đắc giới rồi, Phật tử nên có lòng hiếu thuận và cung kính. Nếu thấy có bực Thượng tọa, Hòa thượng, A xà lê, những bậc Đại đức đồng học, đồng kiến, đồng hạnh đến nhà, phải đứng dậy tiếp rước lạy chào, hỏi thăm. Mỗi sự đều đúng như pháp mà cúng dường, hoặc tự bán thân quốc thành con cái, cùng bảy báu trăm vật để cung cấp các bực ấy. Nếu Phật tử sanh lòng kêu mạn, sân hận ngu si, không chịu tiếp rước lạy chào, cho đến không chịu y pháp mà cúng dường, Phật tử này phạm “khinh cấu tội”. 

Giảng giải: 

Chuyển Luân Vương có 4 cấp: 

-Kim Luân Vương cai trị hết 4 Đại bộ châu (1 tiểu thế giới có 4 đại bộ châu). 

-Ngân Luân vương cai trị 3 Bộ châu. 

-Đồng Luân Vương cai trị 2 Bộ châu. 

-Thiên Luân vương cái trị 1 Bộ châu. 

Chuyển Luân Vương là phi hành (biết bay), mắt của mình không thấy được. 

Quốc Vương là vua của loài người trong một nước. Chuyển Luân vương là mình chỉ nghe thấy chứ không thấy. 

Hai chữ “Bồ Tát” là tiếng Ấn Độ, nói cho đủ là “Bồ đề tát đỏa”, dịch ra là Gác hữu tình, tức là Giác ngộ chúng sanh. Giác này gồm tự giác, giác ngộ chúng sanh là giác tha. Hành đạo Bồ Tát là làm cái nhân để thành Phật. Nếu làm cho chúng sanh được giác ngộ cũng là tăng phước đức của mình, giúp cho người được giác ngộ. 

Cho nên, tất cả chúng sanh muốn thành Phật, đều phải hành đạo Bồ Tát. Chuyển Luân Vương, Quốc Vương, bá quan, kiếp trước đã gieo trồng thiện căn, nên được làm vua làm quan, học có sẵn phước đức, muốn thành Phật thì dễ hơn. 

Tại sao muốn thành Phật? Vì thành Phật thì vĩnh viễn hết tất cả khổ, nếu không thành Phật thì cái khổ không thể dứt được. Vì vậy, ở đây nói “khi được ngôi vua hay ngôi quan, trước hết phải thọ giới Bồ Tát”. Bởi vì, người nào cũng muốn được tự do tự tại giải thoát cho mình và giải thoát cho người; hai cái tương nhân với nhau, mình tự giác rồi lại giác tha. Giác tha cũng giúp cho mình được giác ngộ; tự giác là tự lợi, giác tha là lợi tha. Kỳ thật, lợi tha cũng là tự lợi, tự lợi cũng là lợi tha. 


Giới Bồ Tát là tập cho mình phá ngã chấp, phá được ngã chấp thì hết cái khổ sanh tử luân hồi. Hành đạo Bồ Tát là tự lợi cũng là lợi tha, 48 điều khinh phần nhiều nói về lợi tha. Nếu mình thọ giới Bồ Tát thì quỷ thần, hộ pháp ủng hộ, chư Phật cũng hoan hỷ. Đã được giới rồi thì phải có tâm hiếu thuận. 


Tâm hiếu thuận và tâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian. Hiếu thuận thế gian chỉ hiếu thuận cha mẹ và sư trưởng, còn Phật pháp là hiếu thuận tứ ân (ân Phật, ân cha mẹ, ân sư trưởng và ân chúng sanh). 


Hiếu thuận cha mẹ là chỉ một ân trong tứ ân, hiếu thuận chúng sanh gồm tứ ân; vì cha mẹ, sư trưởng và Phật đều ở trong chúng sanh. Tâm hiếu thuận là mình phát tâm độ chúng sanh được giác ngộ, nên đối với cha mẹ và sư trưởng đều phải cung kính. 


Vậy, gặp Hòa thượng, Thượng tọa, A xà lê (Thượng sư), bạn thân, người đồng kiến, đồng hạnh (như tham thiền với nhau gọi là đồng tham, tức là đồng hạnh), mình gặp phải đứng dậy nghinh tiếp; các vị lớn hơn, như: Hòa Thượng, Thượng tọa gặp thì phải lễ bái hỏi thăm. Trong thời của Phật, có người gặp vị Thượng tọa lễ bái, chấp tay hỏi thăm “Thượng tọa có ít bệnh, ít phiền não, an lạc không”? Ở bên người Hoa chỉ có xá chào, chứ không có hỏi. Đáng lẽ ra phải vấn tín (hỏi thăm). 


Trong này nói: “Bán thân, bán con trai, bán con gái,…” là có ý tận sức cúng dường, tùy theo sức mình cúng dường Tam bảo, vì mình đã quy y Tam bảo, cần sự giáo hóa của Tam bảo, theo đó mà thực hành đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn, giải thoát tất cả khổ. Cái ân đó rất lớn, nên mình tận sức mà cúng dường. Nếu không biểu thị cung kính, mà sanh tâm ngã mạn, hoặc còn nổi sân lên, không theo pháp cúng dường thì phạm tội khinh này. 

2- GIỚI UỐNG RƯỢU 

Chánh văn: 


Nếu Phật tử cố uống rượu, mà rượu là thứ làm cho người uống hay sanh ra vô lượng tội lỗi. Nếu tự tay trao chén rượu cho người uống, sẽ mang ác báo: Năm trăm đời không tay, uống là tự uống. Cũng chẳng đặng bảo người và tất cả chúng sanh uống rượu, uống là tự mình uống! Tất cả thứ rượu, Phật tử không được uống. Nếu mình cố uống cũng bảo người uống, Phật tử này phạm “khinh cấu tội”. 

Giảng giải: 


Cư sĩ thọ 5 giới, trong đó có một giới uống rượu, không có giới bán rượu, tức là uống rượu thì phạm và bán rượu thì không phạm. 


Giới Bồ Tát lại khác, bán rượu tội nặng, uống rượu tội nhẹ, vì uống rượu chỉ hại mình, còn bán rượu thì hại người. Giới Bồ Tát là lợi tha, mà nghịch lại hại người khác, cho nên tội nặng. Ở trong 10 điều trọng không được bán rượu, còn ở đây uống là tội khinh. 


Phật tử thọ giới Bồ Tát không được uống rượu. Rượu không có tội lỗi, nhưng uống rượu say rồi có thể phá giới trước làm ra tội lỗi, nên trong Phật giáo cấm uống rượu. Nếu đưa chén rược cho người uống, phải mắc quả báo 500 đời không tay, huống chi mình uống, cũng không được dạy người uống, không đượcc dạy tất cả chúng sanh uống, tức là tất cả rượu không được uống. 


Theo giới uống rượu thành tội, cũng có 4 nhân duyên: 

1- Rượu đó uống say. 

2- Mình cho nó là rượu. 

3- Cố ý uống rượu. 

4- Uống rượu vào cổ họng. 

Có khi người ta dùng rượu để làm trong đồ ăn, nhưng ăn đồ thì không phạm hay là cơm rượu để ăn uống không say thì không phạm. Nếu mình lấy các thứ để uống, lại uống nhầm rượu, không cho nó là rượu cũng không phạm. Uống rượu thiếu 1 trong 4 nhân duyên thì không phạm. 


Nếu tự mình uống rượu hoặc đưa rượu cho người uống thì phạm giới khinh này. 

3- GIỚI ĂN THỊT 

Chánh văn: 


Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thời mất lòng từ bi, dứt giống Phật tánh; tất cả chúng sanh thấy đều tránh xa người này. Người ăn thịt mắc vô lượng tội lỗi. Vì thế, nên tất cả Phật tử không được ăn thịt mọi loài chúng sanh. Nếu cố ăn thịt, Phật tử này phạm “khinh cấu tội”. 

Giảng giải: 


Giới Bồ Tát là muốn lợi ích cho chúng sanh. Nếu mình phát tâm hành đạo Bồ Tát, mà còn ăn thịt chúng sanh, làm sao độ chúng sanh được? Theo nhân quả thì giết một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt phải trả một cục thịt, mới là đúng nhân quả. 


Nếu mình cố ý ăn thịt chúng sanh thì không có lòng từ bi. Vì lòng từ bi là muốn độ chúng sanh. Như vậy, thọ giới Bồ Tát phải ăn chay trường, còn thọ ngũ giới không có quy định ăn chay trường. Cho nên, thọ giới Bồ Tát không được ăn thịt. 


Nếu mình ăn thịt gà thì sau này đầu thai thành gà, gà đầu thai thành người, rồi nó ăn lại. Ấy là việc nhân quả; còn tội phá giới thì lại khác, tội phá giới có thể sám hối diệt tội, nhưng tội nhân quả không được sám hối diệt tội, vì nhân nào quả nấy. 

4- GIỚI ĂN NGŨ TÂN 

Chánh văn: 


Nếu Phật tử, chẳng được ăn loại ngũ tân là hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ. Loại ngũ tân này, gia vào trong các thứ thực phẩm đều không được ăn. Nêu cố ăn, Phật tử này phạm “khinh cấu tội”. 


Giảng giải: 


Kinh Lăng Nghiêm nói: “Không được ăn ngũ tân”. Người Hoa có để ý cử ăn ngũ tân, người Việt ít để ý cử ăn ngũ tân; như củ kiệu mà người Việt vẫn ăn. Ngũ tân gồm có: “Tỏi, nén, hành, hẹ, hưng cừ”. Hưng cừ chỉ Ấn Độ mới có, ở đây có 4 thứ kia. 


Tại sao cấm ăn ngũ tân? Vì ăn sống thì sân hận, ăn chín thì kích thích dâm dục. Cho nên, người tu hành phải cấm, và tánh chất khi ăn thấy hôi. Nếu mình ăn ngũ tân, hộ pháp thần thấy hôi nên không ủng hộ, ma quỷ thì liếm môi mình. Vì vậy, Phật cấm người tu hành không được ăn ngũ tân, người ăn ngũ tân rất chướng ngại việc tu hành. 

Tỳ kheo Thích Vân Phong sửa lỗi chính tả 

Update 04-03-2007 06:23:15
Thích Duy Lực
Dịch từ Hán sang Việt và lược giải
Từ Ân Thiền Đường, Santa Ana Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
(QUYỂN MỘT)
Tôi nghe như vầy: Lúc bấy giờ tại tịnh xá Kỳ Hoàn thành Thất La Phiệt, Đức Phật và chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, đều là Đại A La Hán, đã ra khỏi luân hồi, đầy đủ oai nghi, giúp Phật hoằng pháp nơi các quốc độ, trì giới thanh tịnh, làm mô phạm cho tam giới, ứng hiện vô số thân, hóa độ chúng sanh đến cùng tột vị lai ra khỏi trần lao. Hàng đệ tử được phó chúc trụ trì Phật pháp gồm có: Đại Trí Xá lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Câu Si La, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ni Sa Đà v.v... là bậc thượng thủ, và có vô số Bích Chi với môn đồ đồng đến nơi Phật cùng các Tỳ Kheo mãn hạ tự tứ. Khi ấy, mười phương Bồ Tát tuân theo lời Phật sẽ cầu Mật nghĩa, hỏi đạo để quyết nghị.

Bấy giờ, Như Lai trải tòa ngồi yên vì đại chúng trong Hội khai thị pháp chưa từng có, nghĩa lý thâm sâu, diệu âm thuyết pháp vang khắp mười phương thế giới, hằng sa Bồ Tát đều đến tụ hợp, trong đó Văn Thù Sư Lợi là bậc Thượng thủ.

Khi ấy, vua Ba Tư Nặc nhân ngày giỗ của phụ vương làm lễ trai tăng, sắm đủ các món ăn quý báu, đích thân đến thỉnh Phật và chư Đại Bồ Tát vào cung thọ trai. Trong thành còn có nhiều trưởng giả, cư sĩ khác cũng cùng ngày thiết lễ trai tăng, thỉnh Phật đến thọ cúng dường. Phật sai Văn Thù dẫn đầu chư Bồ Tát và A La Hán, chia thành nhiều nhóm, ứng lời mời đến thọ trai nơi các trai chủ. Chỉ có A Nan được vị khác mời riêng, đi xa chưa về, không kịp cùng dự với tăng chúng.

Lúc ấy, trên đường trở về, một mình A Nan chẳng có thượng tọa và A Xà Lê cùng đi, ngày đó lại không ai mời đi cúng dường, trong tâm mong cầu gặp được vị trai chủ sau cùng. Trước kia, A Nan đã từng nghe Phật quở Tu Bồ Đề và Đại Ca Diếp, là bậc A La Hán, mà người chuyên chọn khất thực nhà giàu, người chuyên chọn khất thực nhà nghèo, tâm chẳng bình đẳng, quyết tuân theo pháp bình đẳng bất nhị của Như Lai, để tránh mọi sự chê bai và nghi hoặc, trong tâm cho rằng: Đối với trai chủ, chẳng kể quý tộc hay hèn hạ, thức ăn dơ sạch, phát tâm từ bi để thành tựu cho tất cả chúng sanh đều được gieo trồng vô lượng công đức. Vừa nghĩ như vậy, tay ôm bình bát, đi từng nhà dọc theo đường phố, oai nghi nghiêm chỉnh, đúng pháp khất thực.

Lúc A Nan đang khất thực đi ngang nhà dâm, bị nàng huyễn thuật Ma Đăng Già dùng tà chú Phạm Thiên của ngoại đạo tóc vàng nhiếp vào nhà dâm, vuốt ve cám dỗ, sắp bị hoại giới thể.

Phật đã biết trước việc này, thọ trai xong, liền về, vua và đại thần, trưởng giả cư sĩ, đều đi theo Phật, xin nghe pháp yếu.

Bấy giờ, đảnh đầu Thế Tôn phóng ra hào quang bách bửu vô úy, trong hào quang nở ra bửu liên hoa ngàn cánh, trên đó có hóa thân Phật ngồi kiết già thuyết thần chú, sai Văn Thù đem chú đến cứu hộ, tà chú tiêu diệt, dắt A Nan và Ma Đăng Già về nơi Phật ở.

A Nan gặp Phật, đảnh lễ rơi lệ, hối hận xưa nay chỉ ham học rộng nghe nhiều, chưa tròn đạo lực, nay ân cần thỉnh hỏi Như Lai về phương tiện đầu tiên của ba thứ thiền quán: Sa Ma Tha (1), Tam Ma (2) và Thiền Na (3), mà mười phương Như Lai đã tu được thành chánh giác. Khi đó có hằng sa Bồ Tát và các bậc Đại A La Hán, Bích Chi Phật nơi mười phương đều xin cùng nghe, im lặng ngồi yên để lãnh thọ pháp yếu của Phật.

Khi ấy, Thế Tôn giơ tay dịu dàng rờ đầu A Nan, nói với A Nan và đại chúng:
- Có pháp Tam Ma Đề, gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, bao hàm vạn hạnh, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai, nay ngươi hãy chú ý nghe.

A Nan đảnh lễ, kính vâng lời Phật dạy.

Phật bảo A Nan: 

- Ngươi và ta là anh em, cùng một giống nòi, chẳng biết lúc mới phát tâm, ở nơi pháp ta, ngươi thấy tướng thù thắng gì liền xả ân ái sâu nặng của thế gian?
A Nan bạch Phật: 

- Con thấy ba mươi hai tướng thù thắng tuyệt diệu của Như Lai, hình thể trong sáng như lưu ly, thường tự nghĩ tướng này chẳng phải do dục ái sanh ra. Tại sao? Vì dục ái ô nhiễm xấu xí, cấu kết tinh huyết nhơ bẩn chẳng thể sanh ra diệu tướng quang minh, thanh tịnh thù thắng như thế, do đó nên khâm mộ theo Phật xuất gia.

Phật nói: 

- Lành thay! A Nan, các ngươi nên biết, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co.

- Nay ngươi muốn tham cứu vô thượng Bồ Đề, phát minh chơn tánh, hãy trực tâm mà trả lời câu hỏi của ta. A Nan, nay ta hỏi ngươi: lúc ngươi phát tâm duyên theo ba mươi hai tướng của Như Lai, lấy gì để thấy? Ai biết sự ham thích?
- Bạch Thế Tôn, dùng tâm và mắt của con thấy tướng thù thắng của Như Lai, sanh lòng ham thích nên phát tâm, nguyện xả bỏ sanh tử.

Phật bảo: 

- Như ngươi vừa nói, sự ham thích do nơi tâm và mắt. Nếu chẳng biết tâm và mắt ở đâu thì chẳng thể hàng phục được trần lao; ví như đất nước có giặc, vua sai binh dẹp trừ, binh lính tất phải biết sào huyệt của giặc. Khiến ngươi bị luân chuyển ấy là lỗi tại tâm và mắt. Ta hỏi ngươi: Tâm và mắt của ngươi hiện đang ở đâu?

BẢY CHỖ GẠN HỎI TÌM TÂM
Phá chấp tâm ở trong thân
- Bạch Thế Tôn! Tất cả mười loại chúng sanh trên thế gian đều cho tâm thức ở trong thân. Nay con nhận được mắt con ở trên mặt con và tâm thức ở trong thân, như mắt Thanh Liên Hoa của Như Lai ở trên mặt Như Lai vậy.

Phật bảo: 

- A Nan! Nay ngươi ngồi trong giảng đường của Như Lai, nhìn thấy rừng Kỳ Đà ở chỗ nào?
- Bạch Thế Tôn! Giảng đường rộng rãûi thanh tịnh này trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ở ngoài giảng đường.

- A Nan! Bây giờ ngươi ở trong giảng đường trước tiên thấy gì?
- Bạch Thế Tôn! Con ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, sau thấy đại chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấy rừng cây.

- A Nan! Ngươi thấy rừng cây, do nhân nào được thấy?
- Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ giảng đường mở trống nên con ở trong thấy suốt bên ngoài.

Phật bảo A Nan:
- Như ngươi vừa nói, thân ở trong giảng đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây; mà có chúng sanh nào ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài chăng?
- Bạch Thế Tôn! Ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng.

- A Nan! Ngươi cũng như vậy, linh tâm của ngươi tất cả sáng tỏ, nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của ngươi thật ở trong thân thì trước tiên phải thấy rõ trong thân. Vậy có chúng sanh nào trước thấy trong thân rồi sau mới thấy vật bên ngoài chăng? Dẫu chẳng thấy được tim, gan, tỳ, vị, thì các chỗ: móng ra, tóc dài, gân chuyển cũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy? Nếu trong thân còn chẳng thấy thì làm sao thấy vật bên ngoài? Cho nên ngươi nói "Cái tâm giác tri trụ ở trong thân" là chẳng đúng. (Tự tánh bất nhị, vốn chẳng có nghĩa đúng và chẳng đúng, chỉ vì trị bệnh chấp thật nên nói chẳng đúng).

Phá chấp tâm ở ngoài thân
A Nan cúi đầu bạch Phật:
- Con nghe lời dạy của Như Lai, ngộ được tâm con thật ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp trong phòng thì trước phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mới từ cửa rọi ra ngoài sân. Tất cả chúng sanh chẳng thấy trong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọn đèn ở ngoài phòng chẳng thể chiếu sáng trong phòng, nghĩa này rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, vậy so với nghĩa lý rốt ráo của Phật chẳng sai ư?
Phật bảo A Nan:
- Các Tỳ Kheo vừa theo ta khất thực trong thành rồi trở về rừng Kỳ Đà. Ta đã thọ trai xong, ngươi thử nghĩ, trong số Tỳ Kheo, chỉ một người ăn mà các vị khác được no chăng?
- Bạch Thế Tôn! Không ạ! Tại sao? Dù các Tỳ Kheo đều là bậc A La Hán, nhưng cơ thể chẳng đồng, đâu thể một người ăn mà khiến cả chúng đều no.

- A Nan! Nếu tâm giác tri của ngươi thật ở ngoài thân thì trong ngoài khác nhau, chẳng có liên quan, hễ tâm biết thì thân chẳng biết, thân biết thì tâm chẳng biết. Nay ta đưa tay cho ngươi xem, trong lúc mắt thấy, tâm ngươi biết được chăng?
- Bạch Thế Tôn! Vâng biết.

- A Nan! Nếu thân và tâm cùng biết một lượt thì sao lại nói tâm ở ngoài thân? Nên biết, ngươi nói "tâm giác tri trụ ở ngoài thân" là chẳng đúng.

Phá chấp tâm ẩn núp sau con mắt
- Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, chẳng thấy bên trong nên chẳng ở trong thân; thân tâm cùng biết một lượt chẳng thể rời nhau nên chẳng ở ngoài thân, nay con thiết nghĩ tâm ở một chỗ.

- Ở chỗ nào?
- Tâm giác tri này đã chẳng biết trong mà thấy bên ngoài, theo con nghĩ là nó ẩn núp sau con mắt. Ví như có người lấy chén lưu ly úp vào hai mắt (ngày nay có thể nói là đeo kính), tuy có vật úp ở ngoài mà chẳng ngại nhãn căn, tùy sự thấy liền phân biệt được. Tâm giác tri của con chẳng thấy bên trong vì ở nơi con mắt, thấy rõ ràng bên ngoài vì ẩn núp sau con mắt.

Phật bảo A Nan:
- Theo lời ngươi nói, tâm núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly, vậy thì lúc thấy núi sông, mắt thấy chén lưu ly chăng?
- Bạch Thế Tôn! Thật thấy chén lưu ly.

- A Nan, con mắt núp sau chén lưu ly thì thấy được chén lưu ly; còn tâm núp sau con mắt sao chẳng thấy mắt? Dù cho là thấy mắt, mắt tức là cảnh, cảnh làm sao thấy cảnh? Nếu chẳng thấy mắt thì ngươi nói "Tâm giác tri ẩn núp sau con mắt" là chẳng đúng.

Phá chấp nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân
- Bạch Thế Tôn! Nay con lại thiết nghĩ rằng, thân thể của chúng sanh, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt (ngũû căn) ở ngoài, nơi tạng thì tối, nơi khiếu thì sáng. Nay con ở trước mặt Phật, mở mắt thấy sáng gọi là thấy bên ngoài, nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân, nghĩa này thế nào?
Phật bảo A Nan:
- Khi ngươi nhắm mắt thấy tối, cái cảnh tối ấy là đối với mắt hay chẳng đối với mắt?
- Nếu đối với mắt thì tối ở trước mắt, tức ở ngoài thân, sao nói ở trong thân? Giả sử cho tối là trong thân thì lúc trong phòng tối chẳng có ánh sáng, những gì trong phòng tối đều là tạng phủ của ngươi sao?
- Nếu chẳng đối với mắt thì làm sao được thấy? Nếu lìa sự thấy bên ngoài, thành lập sự thấy đối vào trong, khi nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân; vậy khi mở mắt thấy sáng sao chẳng thấy mặt?
- Lại, nếu chẳng thấy mặt thì cái nghĩa "con mắt đối vào trong" chẳng thể thành lập: nếu thấy mặt thì tâm giác tri và nhãn căn đều ở tại hư không, làm sao nói ở trong?
- Lại, nếu ở ngoài hư không thì chẳng phải thân ngươi, tức hiện nay Như Lai thấy mặt ngươi cũng là thân ngươi sao? Vậy mắt ngươi thấy biết thì thân ngươi chẳng biết. Nếu ngươi cho thân và mắt cùng biết một lượt, thì phải có hai cái biết, tức một thân ngươi phải thành hai Phật! Nên biết ngươi nói "thấy tối gọi là thấy trong thân" là chẳng đúng.

Phá chấp sự suy nghĩ là tâm
- Con đã từng nghe Phật khai thị chúng rằng: Tâm sanh nên các pháp sanh, pháp sanh nên các tâm sanh. Nay con suy nghĩ, chính cái suy nghĩ ấy là tâm của con; tùy sự suy nghĩ tâm liền có, cũng chẳng ở trong, ngoài và chính giữa.

- A Nan, ngươi nói pháp sanh nên các tâm sanh, tùy sự suy nghĩ tâm liền có. Tâm chẳng có tự thể thì chẳng thể suy nghĩ; nếu chẳng có tự thể mà suy nghĩ được thì vô căn phải thấy được vô trần, nghĩa này chẳng đúng.

Nếu có tự thể thì ngươi thử dùng tay tự búng thân mình xem, cái tâm biết của ngươi là từ trong thân ra hay từ bên ngoài ra? Nếu từ bên trong ra thì phải thấy trong thân; nếu từ bên ngoài ra thì trước tiên phải thấy mặt.

- Mắt chủ sự thấy, tâm chủ sự biết, tâm không phải như mắt, nói tâm thấy là chẳng đúng nghĩa.

Phật bảo A Nan:
- Nếu thấy là con mắt thì ngươi ở trong phòng, cửa biết thấy chăng? (phòng dụ cho thân, cửa dụ cho mắt). Như kẻ đã chết con mắt vẫn còn, lẽ ra phải thấy được vật; nếu thấy được vật thì sao gọi là chết?
- Lại, tâm hay biết của ngươi nếu thật có tự thể, là một thể hay nhiều thể? Nay nơi thân ngươi, tâm cùng khắp cơ thể hay chẳng cùng khắp?
- Nếu nói một thể, khi tay ngươi búng một chi, lẽ ra tứ chi đều biết, nếu đều biết thì chỗ búng chẳng có, nếu có chỗ búng thì chẳng phải một thể. Nếu như nhiều thể thì thành nhiều người, vậy thể nào là của ngươi?
- Nếu nói khắp cả cơ thể thì đồng như sự búng kể trên, nếu chẳng khắp thì khi ngươi rờ đầu và chân, đầu có biết chân phải không biết, nhưng hiện nay ngươi lại chẳng phải như vậy. Nên biết ngươi nói: "Tùy sự suy nghĩ tâm liền có" là chẳng đúng.

Phá chấp tâm ở chính giữa
- Bạch Thế Tôn! Khi Phật với Văn Thù và các Pháp Vương Tử luận về thật tướng, con cũng nghe Phật nói tâm chẳng ở trong cũng chẳng ở ngoài. Theo như con nghĩ, vì chẳng biết trong nên chẳng phải ở trong, thân tâm cùng biết một lượt nên chẳng phải ở ngoài, nay cùng biết một lượt mà chẳng thấy bên trong, tất phải ở giữa.

- Ngươi nói "ở giữa" thì cái chính giữa ấy phải rõ ràng, chẳng phải không chỗ. Theo ngươi suy xét, giữa ở chỗ nào? Ở nơi xứ (12 xứ, gồm cả lục căn, lục trần) hay ở nơi thân?
- Nếu ở nơi thân, nơi ngoài da thì chẳng phải là giữa; ở giữa thì đồng như ở trong. Nếu ở nơi xứ, là có thể nêu ra hay chẳng thể nêu ra? Nếu chẳng thể nêu ra thì đồng như không có; nếu có thể nêu ra lại chẳng định được chỗ nào. Tại sao? Ví như có người cắm cây nêu làm chính giữa, nhìn từ phương Đông thì cho cây nêu ở phương Tây, nhìn từ phương Nam thì cho cây nêu ở phương Bắc, cái thể giữa được nêu ra đã lẫn lộn thì tâm cũng thành rối loạn, chẳng rõ ở đâu.

A Nan thưa:
- Con nói "chính giữa" chẳng phải hai thứ này. Như Thế Tôn nói: Nhãn căn và sắc trần duyên nhau sanh ra nhãn thức. Nhãn căn phân biệt, sắc trần vô tri, thức sanh nơi giữa, tức là tâm vậy.

Phật bảo:
- Nếu tâm ngươi ở giữa căn trần, vậy tâm thể này gồm cả hai hay chẳng gồm? Nếu gồm cả hai thì vật và thể xen lộn, vật thì vô tri, thể thì có biết, thành hai thứ đối địch, lấy gì làm giữa? Nếu lìa biết (căn) và không biết (trần) thì chẳng có thể tánh, vậy lấy tướng nào làm chính giữa? Nên biết ngươi nói "Tâm ở chính giữa" là chẳng đúng.

Phá chấp "tất cả vô trước" là tâm
- Bạch Thế Tôn! Khi xưa con thấy Phật với bốn đại đệ tử (Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na và Xá Lợi Phất) cùng chuyển pháp luân, thường nói "cái tâm giác tri chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, cũng chẳng ở giữa, chẳng ở chỗ nào cả, tất cả vô trước gọi là tâm". Vậy con vô trước, được gọi là tâm chăng?
Phật bảo A Nan:
- Ngươi nói cái tâm giác tri chẳng ở chỗ nào cả, vậy như các loài bay trên hư không, ở dưới nước và trên bờ, gọi là tất cả vật tượng nơi thế gian mà ngươi vô trước đó, là có hay không? Không thì đồng như lông rùa sừng thỏ, nói gì vô trước? Nếu có sự vô trước thì chẳng thể gọi là không. Không tướng mới không, chẳng không thì có tướng, tâm đã chấp có tướng, thì còn nói gì vô trước? Nên biết, nói "Tất cả vô trước gọi là tâm giác tri" là chẳng đúng.

LƯỢC GIẢI
Ở đây nêu ra bảy chỗ gạn hỏi, ý Phật là muốn đưa A Nan thẳng đến chỗ tự ngộ, lời Phật chẳng phải chơn lý. Phật chỉ dùng thuốc giả để trị bịnh giả của A Nan. Tại sao nói là bệnh giả? Vì những kiến chấp của A Nan vốn chẳng thật. Tại sao nói thuốc giả? Vì lời phá chấp của Phật cũng chẳng thật.

Cũng như A Nan nói tâm ở trong thân, ở ngoài thân, cho đến nói vô trước là tâm, kỳ thật không phải có chỗ chẳng đúng hay chẳng sai, vì chấp nhất định ở một chỗ, nên Phật nói chẳng đúng. Nếu bệnh chấp chưa hết thì có thể nêu ra vô số chỗ, chứ đâu phải chỉ có bảy chỗ ư? Nếu bệnh chấp đã hết thì một chỗ cũng chẳng có, nói gì đến bảy chỗ!
Tự tánh vốn bất nhị, nếu chấp theo lời Phật, cho "thật chẳng ở trong" là nhị, cho "thật chẳng ở ngoài" cũng là nhị, cho đến bất cứ có ở một chỗ nào, hay chẳng ở một chỗ nào đều là nhị. Tại sao? Vì nếu có ở một chỗ này thì những chỗ kia không có, chỗ có chỗ không tức là nhị. Nên Phật nói: Phàm hữu ngôn thuyết, giai phi thật nghĩa (Phàm có lời nói đều chẳng phải nghĩa thật).

*****
Bấy giờ, A Nan ở trong đại chúng từ chỗå ngồi đứng dậy, trịch vai áo tay phải, quỳ gối chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật:
- Con là em út của Như Lai, được Phật thương mến, nay dù xuất gia nhưng còn ỷ lại nơi lòng thương của Phật, chỉ ham học rộng nghe nhiều, chưa được vô lậu, chẳng uốn dẹp được tà chú, bị nhiếp vào nhà dâm, chỉ vì chẳng biết chỗ đến của Chơn Thật, kính mong Thế Tôn từ bi thương xót, khai thị cho chúng con đường lối tu thiền quán Sa Ma Tha, khiến kẻ Xiển đề xóa bỏ ác kiến.

Nói xong đảnh lễ, năm vóc gieo sát đất, cùng đại chúng khao khát kính nghe chỉ dạy.

Lúc ấy, Thế Tôn từ trên mặt phóng ra đủ thứ hào quang, sáng lạn như trăm ngàn mặt trời, chiếu khắp các thế giới Phật, khiến thành sáu thứ rung động, mười phương vô số quốc độ đồng thời hiện ra. Oai thần của Phật khiến các thế giới hợp thành một thế giới, tất cả chư Đại Bồ Tát trong thế giới đều an trụ nơi quốc độ của mình, chắp tay lắng nghe.

Phật bảo A Nan:
- Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, đủ thứ điên đảo tạo thành giống nghiệp, kết tụ nghiệp nhân thành quả luân hồi. Những người tu hành chẳng được chứng quả vô thượng Bồ Đề, trở thành Thanh Văn, Duyên Giác hoặc thành cõi trời ngoại đạo, ma vương và quyến thuộc ma, đều do chẳng biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dẫu cho trải qua nhiều kiếp cũng chẳng đắc đạo.

- Thế nào là hai thứ căn bản?
- Một là căn bản của sanh tử từ vô thỉ, tức là nay nhận tâm phan duyên làm tự tánh của ngươi và chúng sanh;
- Hai là bản thể vốn thanh tịnh của Bồ Đề Niết Bàn từ vô thỉ, tức là cái bản thức (4) vốn sáng tỏ, hay sanh các duyên mà bị các duyên che khuất thành lạc mất của ngươi. Vì chúng sanh lạc mất bản thức sáng tỏ, dù hàng ngày sống trong bản thức mà chẳng tự biết, oan uổng vào lục đạo.

- A Nan, nay ngươi muốn biết đường tu thiền quán Sa Ma Tha, mong ra khỏi sanh tử, vậy ta hỏi ngươi.

Liền đó, Như Lai giơ cánh tay sắc vàng co năm ngón tay, bảo A Nan: 

- Ngươi có thấy chăng?
A Nan đáp: 

- Thấy.

Phật bảo: 

- Ngươi thấy cái gì?
A Nan đáp: 

- Con thấy Như Lai giơ tay, co ngón tay thành nắm tay sáng ngời, chói tâm và mắt con.

Phật bảo: 

- Ngươi dùng cái gì để thấy?
- Con và đại chúng đều dùng mắt thấy.

Phật bảo A Nan:
- Theo lời ngươi đáp, Như Lai co ngón tay thành nắm tay sáng ngời, chói tâm mắt của ngươi, vậy lúc nắm tay ta chói rọi, mắt ngươi thấy được, lấy gì làm tâm?
A Nan đáp:
- Nay Như Lai gạn hỏi tâm ở chỗ nào, con dùng tư tưởng suy tìm, thì cái hay suy tìm ấy, con cho là tâm.

Phật bảo:
- Sai rồi, A Nan! Cái ấy chẳng phải tâm ngươi.

A Nan giựt mình đứng dậy, chắp tay bạch Phật rằng:
- Cái ấy chẳng phải tâm con thì gọi là cái gì?
Phật bảo A Nan:
- Ấy là tướng vọng tưởng của tiền trần, mê hoặc chơn tánh của ngươi. Do ngươi xưa nay nhận giặc làm con, lạc mất bản thức chơn thường, nên bị luân chuyển.

- Bạch Thế Tôn! Con là em cưng của Phật, vì mến Phật nên xuất gia. Tâm con chẳng những cúng dường Như Lai, mà còn muốn trải khắp hằng sa quốc độ, phụng sự chư Phật và thiện tri thức, phát tâm dũng mãnh, làm những Phật sự khó làm, đều dùng tâm này; dẫu cho báng pháp, bỏ hẳn thiện căn cũng vì tâm này. Nếu Thế Tôn phát minh cái ấy chẳng phải tâm, vậy con thành không có tâm, đồng như đất gỗ, lìa giác tri này chẳng còn gì cả, sao Như Lai nói cái ấy chẳng phải tâm? Con thật kinh sợ, và cả đại chúng đều chẳng khỏi nghi hoặc, kính mong Thế Tôn rủõ lòng từ bi, khai thị cho kẻ chưa ngộ.

Bấây giờ, Thế Tôn muốn cho A Nan và đại chúng đều được chứng nhập vô sanh pháp nhẫn, nơi tòa sư tử, xoa đầu A Nan khai thị rằng:
- Như Lai thường nói: Chư pháp sở sanh, duy tâm sở hiện. Tất cả nhân quả, thế giới vi trần đều do tâm này mới thành có thể tánh. A Nan, tất cả sự vật trên thế gian, cho đến cỏ, lá, chỉ mành, cứu xét cội gốc đều có thể tánh, dẫu cho hư không cũng có danh hiệu, huống là cái tánh trong sạch sáng tỏ của tất cả tâm lại chẳng có tự thể ư? Nếu ngươi chấp thật cái tánh giác tri phân biệt cho là tâm, thì tâm này lìa tất cả sự vật lục trần phải riêng có tự thể (chẳng theo cảnh trần sanh diệt). Như ngươi hiện nay đang nghe thuyết pháp, là do âm thanh nên có phân biệt; dẫu cho diệt hết tất cả kiến, văn, giác, tri, trong giữ u nhàn, cũng còn là bóng phân biệt của pháp trần.

- Ta chẳng bảo ngươi chấp thật phi tâm, nhưng ngươi hãy xét kỹ nơi tâm: nếu lìa tiền trần mà có tự thể của tánh phân biệt, tức là chơn tâm của ngươi. Nếu tánh phân biệt lìa trần chẳng có tự thể, ấy là bóng phân biệt của tiền trần. Trần chẳng thường trụ, khi biến diệt thì tâm này đồng như lông rùa, sừng thỏ, vậy pháp thân của ngươi thành ra đoạn diệt, còn ai tu chứng vô sanh pháp nhẫn? (Cảnh trần có hai loại: đối với ngũ căn gọi là tiền trần, đối với ý căn gọi là pháp trần).

Tức thời, A Nan cùng đại chúng im lặng ngơ ngác, chẳng còn lý lẽ gì để nói nữa.

Phật bảo A Nan:
- Tất cả người tu học trên thế gian, vì chưa dứt sạch tập khí phiền não, dù đã tu đến chín bậc thiền định, chẳng thành quả A La Hán, đều do chấp trước sanh tử vọng tưởng, cho là chơn thật, nên ngươi dẫu được học rộng nghe nhiều, chẳng chứng thánh quả.

A Nan nghe rồi, lại đau xót rơi lệ, năm vóc gieo sát đất, quỳ gối chắp tay bạch Phật rằng:
- Từ khi con phát tâm xuất gia, ỷ cậy oai thần của Phật, thường nghĩ rằng chẳng nhọc tự tu, cho rằng Như Lai sẽ ban cho tam muội, không biết thân tâm vốn chẳng thể thay thế nhau được, nên lạc mất bản tâm; thân dù xuất gia, tâm chẳng nhập đạo, như đứa con nghèo bỏ cha chạy trốn. Đến nay mới biết, dẫu cho học rộng nghe nhiều, nếu chẳng tu hành (5) thì khác gì người chẳng nghe! Cũng như nói ăn mà không ăn thì làm sao được no!
- Thế Tôn, hiện nay chúng con bị hai chướng ràng buộc (phiền não chướng và sở tri chướng), vì chẳng biết tự tánh thường tịch, mong Như Lai thương xót kẻ khốn cùng, khai phát diệu tâm, sáng tỏ đạo nhãn cho chúng con.

Lúc ấy, Như Lai từ chữ vạn ( ) trước ngực phóng ra hào quang, rực rỡ trăm ngàn màu sắc, đồng thời chiếu khắp mười phương vô số quốc độ Phật, soi khắp đỉnh đầu tất cả Như Lai trong mười phương bửu sát, rồi xoay về soi cả đầu A Nan cùng đại chúng, bảo A Nan rằng:
- Nay ta vì ngươi dựng đại pháp tràng, khiến mười phương chúng sanh đều được diệu tâm sáng tỏ, pháp nhãn thanh tịnh. A Nan, trước ngươi trả lời thấy nắm tay chói sáng, vậy cái nắm tay này do đâu mà có? Làm sao thành nắm tay? Ngươi lấy gì để thấy?
A Nan đáp:
- Do tánh thanh tịnh sáng ngời như núi báu của thân Phật sanh ra hào quang, ngón tay Phật co nắm lại thành nắm tay, chính mắt con thấy tướng nắm tay vậy.

Phật bảo A Nan:
- Hôm nay ta nói thật cho nghe: Những người có trí cũng phải nhờ thí dụ mới được khai ngộ. A Nan, ví như tay của ta, nếu chẳng có cánh tay thì chẳng thành nắm tay của ta, nếu chẳng có con mắt ngươi thì chẳng thành sự thấy của ngươi. Vậy lấy nhãn căn của ngươi so với nắm tay của ta, hai nghĩa giống nhau chăng?
- Bạch Thế Tôn! Vâng giống. Nếu chẳng có con mắt thì chẳng thành sự thấy của con, vậy đem nhãn căn của con so với nắm tay của Như Lai, hai nghĩa giống nhau.

Phật bảo A Nan:
- Ngươi nói giống nhau, nghĩa này chẳng đúng. Tại sao? Như người không có cánh tay thì tuyệt nhiên chẳng có nắm tay, nhưng người không có mắt thì chẳng phải không thấy. Vì sao? Ngươi thử hỏi người mù có thấy gì chăng? Người ấy ắt sẽ trả lời: "Nay trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, chẳng còn thấy gì khác". Xét theo nghĩa này thì tiền trần tự tối, sự thấy đâu có giảm bớt!
A Nan nói:
- Những người mù trước mắt chỉ thấy tối đen, sao gọi là thấy?
Phật bảo A Nan:
- Người mù không có mắt, chỉ thấy tối đen, so với người có mắt ở trong phòng tối, cũng chỉ thấy tối đen, hai thứ tối đen ấy có khác hay chẳng khác?
- Bạch Thế Tôn! Thật chẳng có khác.

- A Nan, nếu người không có mắt, thấy toàn tối đen, bỗng được mắt sáng, liền thấy các sắc tướng trước mắt, gọi là "mắt thấy", người ở trong phòng tối cũng toàn thấy tối đen, bỗng được đèn sáng, cũng thấy các sắc tướng trước mắt, thì phải gọi là "đèn thấy". Nếu đèn có thấy thì chẳng được gọi là đèn, lại đèn thấy thì có dính dáng gì đến ngươi? Vậy biết, đèn chỉ có tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là mắt, chẳng phải đèn; mắt chỉ có tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là tâm, chẳng phải mắt.

A Nan và đại chúng dù nghe lời Phật nói vậy, miệng tuy im lặng, nhưng tâm vẫn chưa ngộ, mong được giảng rõ thêm, nên thành tâm chắp tay, đợi Phật dạy bảo.

Bấy giờ, Thế Tôn duỗi cánh tay sáng ngời, mở năm ngón tay, bảo A Nan và đại chúng:
- Lúc ta mới thành đạo nơi Lộc Viên, có nói với năm vị Tỳ Kheo và tứ chúng rằng: Tất cả chúng sanh chẳng thành Bồ-Đề và chứng quả A La Hán, đều tại lầm theo phiền não khách trần. Lúc đó, các ngươi do đâu được khai ngộ, nay chứng thánh quả?
Khi ấy, Kiều Trần Như đứng dậy bạch Phật:
- Con là bậc trưởng lão trong chúng được gọi là hiểu rộng biết nhiều, vì ngộ hai chữ Khách Trần nên được chứng quả. Thế Tôn, ví như người đi đường vào nghỉ ở khách sạn, ăn ngủ xong rồi lên đường đi tiếp, chẳng thể ở lại, còn người chủ thì cư trú tại đó, chẳng cần đi đâu. Vậy chẳng trụ là khách, trụ gọi là chủ, nên lấy sự "chẳng trụ" làm nghĩa chữ Khách.

- Cũng như mưa mới tạnh, ánh sáng mặt trời rọi qua kẽ hở, thấy rõ tướng bụi trần lăng xăng nơi hư không. Trần thì lay động. Hư không tịch nhiên. Vậy tịch lặng gọi là không, lay động gọi là trần, nên lấy sự "lay động" làm nghĩa chữ Trần.

Phật nói: 

- Đúng thế!
Tức thời Như Lai ở trong đại chúng co năm ngón tay, nắm rồi lại mở, mở rồi lại nắm, hỏi A Nan:
- Nay ngươi thấy gì?
A Nan đáp:
- Con thấy bàn tay của Như Lai lúc mở lúc nắm.

Phật bảo A Nan:
- Ngươi thấy tay ta mở nắm, là tay ta có mở có nắm, hay cái thấy của ngươi có mở có nắm?
A Nan đáp:
- Bàn tay của Như Lai tự mở nắm, chứ chẳng phải tánh thấy của con có mở nắm.

Phật hỏi: 

- Cái nào động, cái nào tịnh?
A Nan đáp:
- Tay Phật chẳng trụ, tánh thấy của con tịnh còn chẳng có, làm sao có động! (Bản kiến bất nhị, động tịnh đều chẳng nhiễm).

Phật nói: 

- Đúng thế!
Liền đó, Như Lai từ trong bàn tay phóng ra một tia hào quang rọi bên phải A Nan. A Nan liền quay đầu nhìn bên phải, Phật lại phóng một tia hào quang rọi bên trái A Nan, A Nan lại quay đầu nhìn bên trái, Phật bảo A Nan:
- Đầu ngươi vì sao lại lay động?
A Nan đáp:
- Con thấy Như Lai phóng hào quang đến hai bên cạnh con, nên theo đó nhìn qua nhìn lại, đầu tự lay động.

- A Nan, ngươi nhìn theo hào quang lay động là đầu ngươi động hay cái thấy động?
- Bạch Thế Tôn! Đầu con tự động, tánh thấy của con ngưng còn chẳng có, nói gì lay động! (Bản kiến không đối đãi, động và chẳng động đều chẳng dính dáng).

Phật nói: 

- Đúng thế!
Do đó, Phật bảo đại chúng rằng:
- Nếu chúng sanh cho "lay động" là trần, "chẳng trụ" là khách, các ngươi hãy xem, như A Nan đầu tự lay động mà tánh thấy chẳng động; lại tay ta tự mở nắm mà tánh thấy chẳng mở nắm. Vậy sao các ngươi hiện nay lại cho động là thân, cho động là cảnh, từ đầu đến cuối niệm niệm sanh diệt, lạc mất chơn tánh, hành theo điên đảo. Vì tâm tánh chẳng chơn, nhận vật làm mình, tự trôi lăn theo dòng sanh tử, cam chịu luân hồi.

(QUYỂN MỘT HẾT)
GHI CHÚ:
(l) Sa Ma Tha: Thiền định cực tịnh đồng như không quán.

(2) Tam Ma Đề: Thiền định phát dụng biến hóa, đồng như giả quán.

(3) Thiền Na: Thiền định tịch diệt, lìa năng sở đối đãi, đồng như trung đạo quán.

(4) Bản thức: Bản tâm, bản kiến, bản văn, bản giác, bản tri đều là biệt danh của tự tánh.

(5) Theo đúng pháp môn thực hành, có tu có chứng, mới được gọi là tu hành.


TVHS
Việt Dịch: THÍCH DUY LỰC
THIỀN THẤT KHAI THỊ LỤC
PHÁP NGỮ KHỞI THẤT
Phật lịch 2486, tức năm Dân Quốc thứ 31 (1942) âm lịch năm Nhâm Ngọ. Khai thị thiền thất trong thời kỳ tháng mùa đông kiết chế, khởi đầu từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 27 tháng chạp tại Chùa Cao Mân, sông Tam Xoa, đất Dương Châu, tỉnh Giang Tô.

Sư cầm hương bản nói rằng:
Lư khai đại dã chính tư thời
Vạn thánh thiên hiền tổng tận tri
Thiết ngạch đồng đầu tề hạ luyện
Hư không ngõa lịch mạc nghi trì
Trùng thiên thám, mãnh gia truy
Thái không phá hậu mạc đình chùy 

Trực đãi sinh tiền thoát lạc tận
Khoái tương tự kỷ tróc sinh hồi.

Khởi!
Tạm dịch:
Mở lò đãi luyện vàng chính là lúc nầy
Muôn Thánh ngàn Hiền đều biết cả.

Những kẻ cứng đầu, cứng cổ đều phải bỏ vào lò luyện
Không phân biệt hư không hay ngói bể đều không được chậm trể.

Hãy thêm than, thổi cho mạnh nữa.

Mặc dù đập bể hư không rồi cũng không ngưng chùy
Cho đến sinh tiền đầu rơi thoát sạch hết
Mau mau tìm bắt cái bổn lai của mình về


KHỞI THẤT:
Hôm nay nhà Chùa vì các ông khởi thất cho nên một số người phải bận rộn:
thiền đường, ngoại liêu, thủ lĩnh, hành đơn cho đến những người ở ngoài Chùa đều rất bận rộn. Vì các ông đả thất, chẳng những người trong ngoài Chùa bận rộn mà có lẽ thập phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Hộ Pháp Long Thiên cũng bận rộn không xiết. Nói chung ấy là vì các ông đả thất.

Ta hỏi các ông: "Đả thất là làm việc gì sao lại làm bao nhiêu người bận rộn như vậy? Cái đó còn chẳng kể làm gì, ngay cả thập phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Hộ Pháp Long Thiên so với chúng ta lại còn bận rộn hơn nữa, bận rộn việc gì vậy, các ông có người nào biết được không? Đả thất là làm cái việc gì? Có lẽ có người còn chẳng hiểu được. Trong lòng các ông nói rằng: "Những cực khổ lúc bình thường đã quá lắm rồi, nay lại còn phải đả thất. Thầy nói nghe thì hay đấy, vì chúng tôi đả thất, lại nói thập phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Lịch Đại Tổ Sư, Hộ Pháp Long Thiên đều vì chúng tôi mà bận rộn. Bận rộn là bận rộn việc gì, chẳng qua chỉ đem đến thêm chút khổ nữa cho chúng tôi phải chịu đựng chứ có việc gì khác nữa đâu!".

Đúng thật đáng thương xót! thương xót không thể nói được. Các ông tuy ngu mê như thế nhưng ta vẫn chiếu theo quy củ của nhà Chùa để làm việc. Các ông phải hiểu được là: Quy củ đả thất rất nghiêm khắc, khác với lúc bình thường. Vậy khác ở chỗ nào? Ấy là ngày nay các ông xin phép sanh tử ở các vị Tổ quá khứ và cũng xin phép sanh tử với ta, ta hứa cho phép sanh tử, vậy sanh tử các ông nằm trong hai tay ta, muốn cho các ông sống thì sống, muốn cho chết thì chết. Đứng ngay chỗ nầy chết. Lúc bình thường sắc thân các ông giao nhà Chùa còn tính mệnh phó cho Long Thiên, trong thời kỳ đả thất thì không như vậy, sắc thân, tính mệnh đều giao trọn trong tay ta. Quy củ nghiêm khắc là như thế nào? Ta đại khái đem ra nói cho các ông nghe. Từ nay về sau trong thời kỳ đả thất, Tăng chúng và các vị hành đơn đều không chắp tay chào các vị duy na, không hỏi thăm ban thủ, cũng không chắp tay hỏi thăm ta. Trong thời kỳ đả thất Phật cũng chẳng lạy, hương cũng chẳng đốt, thì các ông chắp tay hỏi thăm để làm gì? Ta vì các ông nói trước thế nầy: Việc lớn hơn hết là bệnh nặng, việc lớn nhất đã không có rồi, nói gọn lại là bệnh. Một khi có bệnh thì chẳng phải là chắp tay xin duy na cho nghỉ sao? Vị duy na không dám cho nghỉ có phải chắp tay xin ban thủ chăng? Không được, vị ban thủ lại dám cho các ông nghỉ bệnh ư? Chẳng những là phép nghỉ bệnh, nghỉ chạy hương, nghỉ kinh hành cho đến hết thảy các việc nghỉ phép, ban thủ, duy na đại khái đều không dám to gan như thế đâu. Vì sao vậy? Các ông xin phép sanh tử, không phải xin ban thủ, duy na mà phải xin ta, các vị kia dám thay ta cho phép ư? Vậy khi nào có bệnh thì làm cách nào? Chẳng có cách nào hết, sống cũng đả thất, chết cũng đả thất, mạnh cũng đả thất, đau cũng đả thất, chung quy là đả thất. Ngay khi bệnh nặng, đứng cũng chẳng nổi thì làm sao chạy được? Nếu các ông thực đã đến lúc chẳng còn có thể chạy được đi nữa thì phải đem thân thể các ông quăng xuống đáy quảng đơn (giường ngủ chung của đại chúng). Các ông bệnh cũng được, sống cũng được, chết cũng được, đợi sau khi giải thất thì mới đưa đi chôn, dù năm người hay ba người cũng quăng xuống đáy quảng đơn. Đây là cách giải quyết kẻ có bệnh. Lại nữa, các ông trong thời kỳ đả thất, đi hương, ngồi hương, quả đường cho đến đại tiểu tiện mà quày đầu một cái, hoặc cười đùa, như thế thì ta bảo các ông biết: Các ông phải mất mạng đó. Thế là sao? Một khi các ông đã đến thiền đường thì hương bản của các vị ban thủ, duy na đều quay về các ông mà đập xuống. Một, hai chục hương bản chẳng kể đầu, mắt, tai cứ đánh hết, đánh rồi mà không chết vẫn phải đả thất. Nếu như đánh các ông bị thương thì làm cách nào? Thì cũng phải liệng các ông xuống đáy quảng đơn. Sau khi giải thất rồi thì đem đi chôn một lượt. Chẳng phải như lúc bình thường đánh chết rồi đem đi chôn, đánh bị thương rồi thì đưa vào liêu như ý (nhà y tế ở tòng lâm).

Thời kỳ đả thất thì không như thế. Vậy thì Chùa Cao Mân đánh chết người chẳng coi việc đó ra gì sao? Những năm qua trong thời kỳ đả thất cũng có mấy người bị đánh chết, đây là việc bình thường chẳng có gì là lạ. Ta đã h cáo các ông nhiều rồi: những quy củ nào ta đã giao rõ cho thì các ông phải làm đúng như thế, chẳng vì tình riêng tư, không được sai chạy một chút. Ta nói gọn lại một câu: Có bệnh gần chết không được xin nghỉ bệnh, chết rồi liền đem quăng xuống đáy quảng đơn. Phạm quy củ đánh chết rồi cũng quăng xuống đáy quảng đơn. Ta đã dặn dò các ông rõ ràng, mảy may không được sai chạy. Lại nữa, lúc bình thường, các ông trong khi tịnh muốn đi ngoài thì xin phép với duy na, duy na đánh sáu hương bản thì có thể mở cửa đi ra được. Trong thời kỳ thiền thất chẳng cho như vậy, vì rằng một ngày 12 nén hương thì có thể 24 lần đi ra ngoài. Dù cho các ông có đau bụng muốn đi ngoài thì có ít nhiều thì giờ để đi chăng? Bất cứ cây hương nào cũng không cho phép mở cửa. Các ông dù có iả ngay ra quần hay ỉa trên nệm ngồi thì cũng không quái lạ gì các ông cả, iả ra trên nệm thì có thể được chứ mở cửa thì không thể được. Các ông phải lưu tâm. Đả thất là làm việc gì? Các ông phải hiểu cho rõ ràng, không có gì hơn ngoài việc tham thiền, ngộ đạo, liễu sanh thoát tử. Muốn tham thiền mà chẳng tham câu thoại đầu thì không được. Muốn liễu thoát sanh tử thì cũng tham câu thoại đầu thì mới liễu được. Các ông phải phát tâm đi. Hãy tham.

KHAI THỊ
Ngày 16 tháng 10 (thất đầu ngày đầu)
"Lương y chi môn bệnh giả đa" (Thầy thuốc giỏi nhiều bệnh nhân đến). Người đời khi có bệnh đều phải đến thầy thuốc, ông bệnh nào thì lương y cho ông uống thuốc nấy, ông ta theo chứng bệnh mà cấp thuốc đến khi bệnh dứt được, đó là lý lẽ nhất định của pháp thế gian, pháp xuất thế gian cũng như vậy. Chúng ta từ vô lượng kiếp cứ mắc bệnh mãi cho đến ngày nay, hết thảy người đời chỉ biết sự đau đớn trên xác thân mình, còn một thứ đại bệnh mà chẳng biết tí nào cả. Người thế tục chẳng biết có cái đại bệnh nầy thì còn nói được đi vì họ từ mê nầy vào mê khác, thiện căn ít nên không thể lạ gì họ, các ông là người dụng công tu đạo, liễu thoát sanh tử mà tại sao lại cũng giống họ vậy? Các ông cứ cho mình là mình tốt hơn người thế tục. Ta hỏi các ông: "Có bệnh không?" Các ông nghe hỏi vậy trong lòng không vui, nghĩ: "Người khỏe mạnh tại sao hỏi có bệnh hay không? Từ sáng đến tối ăn mấy tô cơm, trà cũng uống, nước cũng uống thì có bệnh gì; có bệnh thì có chỗ nào tốt đâu?" Đúng đấy, thực là khổ sở lắm! Cái bệnh lớn như thế thì cũng loàng xoàng mà qua đi thôi. Ta thấy các ông như thế trong lòng thật bất nhẫn tỷ như: một nhà thương lớn có giám đốc, có y sĩ, người đến, người đi đều là để khám bệnh. Bác sĩ hỏi ông: "Có bệnh không?" Ông nói: "Có bệnh" Ông ta hỏi: "Bệnh gì?" Ông nhất định nói: "Nhức đầu, ăn cơm không được" cho đến những thứ bệnh khác. Bác sĩ liền theo lời ông và sự bắt mạch của ông ta mà cấp thuốc cho ông. Ông cầm lấy thuốc uống luôn không kể là cái gì chỉ mong khỏi bệnh, thầy thuốc nhất định muốn ông phải uống, uống rồi thì chung quy muốn khỏe mạnh.

Thiền đường của chúng ta đây cũng như bệnh viện, các ông đến là để chữa bệnh cho nên hỏi các ông bệnh gì, các ông còn nói là không có bệnh chăng? Các ông đương nhiên nói: "Có bệnh". Ta lại hỏi các ông: "Mắc bệnh gì?". E rằng các ông không có người trả lời cho xuôi được, có bệnh gì các ông chẳng nói ra nguyên do căn bệnh thì ta làm sao ra toa được? Ông không nói thì ta có biện pháp gì? Một số các ông biết được chút ít thì cứ nói chút ít thì ta cũng có thể cấp thuốc cho các ông uống. Nhưng mà một chút các ông cũng chẳng biết thì ta có biện pháp nào? Này các sư, mắc cái đại bệnh nầy mà chẳng biết, lại quay lưng với đạo, càng chạy càng xa. Trong lúc các ông lại còn có vài người cứ cho là "nói bệnh lớn với bệnh nhỏ gì, chúng tôi lại đây là để xem nề nếp nhà Chùa, đến là để tham học, xem qua cách thức gia hương đả thất, biết được chút ít là được rồi". Có khá nhiều vị nghĩ như thế đó. Bởi vì các ông không triệt để biết được mình vốn có cái đại bệnh ghê gớm, cái đại bệnh không trị không được. Chỉ sau khi các ông biết được triệt để cái đại bệnh nầy thì các ông mới có thể biết được cái lợi hại của bệnh không trị không được, phải uống thuốc. Giả sử các ông không biết cái bệnh nầy thì còn nói gì chuyện uống thuốc. Bệnh viện nầy cũng chẳng cần ở. Bởi vì các ông không biết mình có bệnh nên chẳng quan tâm gì đến việc đau đớn, không uống thuốc hình như cũng chẳng có việc gì, thế còn phải ở lại bệnh viện để làm chi?
Nay ta cho các ông biết: đại bệnh nầy là "sanh tử đại bệnh". Đại bệnh nầy nhất định phải trị, nhất định phải uống thuốc. Các ông phải hiểu được: hôm nay đến được chỗ nầy quả không phải là dễ đâu, ấy là do sự bồi đắp từ kiếp trước. Cái thân người nầy không dễ gì có được, phải trải qua bao đại kiếp ở trong các loài khác đến nay mới có được cái thân người nầy! Ta lại để thân nầy trôi qua, há chẳng phải là để phí phạm đi mất sự vun trồng của đời trước sao? Phải biết rằng: thân nầy không phải là trường cữu, cho là 100 năm mà nay chúng ta đã trải qua mấy chục năm rồi, thời gian còn lại có được bao nhiêu ngày? Huống nữa đời người chỉ trong hơi thở, cứ khi miệng không hít không thở ra nữa là khổ rồi! Nay chúng ta lại gặp cơ duyên tốt nầy, nên lo sao cho thiết thực làm một phen thì mới không phí phạm kiếp làm người, mới biết được sanh tử là đại bệnh của chúng ta. Cái sanh tử đại bệnh nầy không giống với đại bệnh ở thế gian, không uống thuốc câu thoại đầu thì không được. Các ông hãy đề lên câu thoại đầu mà tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 17 tháng 10 (thất đầu ngày thứ nhì)
Đả thất làm cái gì? Chẳng có gì khác hơn là tinh tiến. Ta nói ngay ra là "chân" tinh tiến. Tại sao đả thất lại là "chân" tinh tiến? Bình thường cũng cho là các ông cũng có thể tinh tiến được nhưng chung quy lại không lâu dài mãi được; ấy là do lúc bình thường có nhiều công việc phiền nhiễu nên không thể trách các ông được. Bởi vì vừa đang dụng công tinh tiến thì bảng gõ hối phải đi lên chánh điện, mới cảm thấy công phu hơi đắc lực lại phải đi quả đường, cho đến việc tuần hương, đổi phiên trực thiền đường đều là những việc quấy rối sự dụng công. Nhưng hiện tại đả thất thì không như vậy, không thượng điện, không quả đường cho đến đi tiêu giấy xúc cũng không cần các ông động tay, có thể cho là chu đáo lắm rồi, bình thường tất cả việc quấy rối làm cho trong lòng bận hết sức! nhưng hôm nay thì mọi việc quấy rối đều đã có người quét sạch cả rồi, chẳng còn tí nào nữa, như vậy có thể hoàn toàn tinh tiến được. Nhưng ta muốn hỏi các ông: tuy mọi việc quấy rối đã quét sạch rồi, chỉ lo rằng trong lòng các ông lại quét không sạch thôi!
Các ông quét sạch chưa? Mọi người đều đứng ở đây, ta hỏi các ông: sạch hay chưa? Các ông hãy xét kỹ thử xem: nếu muốn nhà Chùa giúp các ông thành tựu như vậy thì phải buông bỏ tất cả, chỉ lo dụng công thôi; các ông còn có được cơ hội tốt nầy, tất cả chẳng cần chúng ta phải làm gì hết, trống rỗng cả rồi. Để thời gian trôi qua như thế lại là đả thất sao? Để thời gian đi qua trống rỗng như thế thì thực là phụ ơn nhà Chùa mà cũng phụ ơn bản thân các ông. Nhưng hôm nay ta còn để các ông tự phụ ơn mình sao? Các ông phải biết cái loại nhân cho thời gian bỏ trống qua (Hư tiêu tín thí) nầy như đã gieo xuống, đến khi cảm quả (quả địa ngục) thì không biết ra làm sao nữa! Ta nói như vậy nhưng có lẽ trong lòng các ông lại không như vậy. Vậy thì như thế nào? "Quả thật tôi từ lúc vào thiền đường đến nay, việc thượng điện, quả đường, quy củ lớn nhỏ bận rộn hết sức chẳng có tí rỗi rảnh. Trước kia đã chịu nhiều khổ sở để học được Kinh Lăng Nghiêm, Pháp Hoa cho đến những điều thấy được, lãnh hội được còn chưa sờ mó (suy nghĩ) tới được. Ngày nay đả thất tốt rồi; chẳng có việc gì làm, tôi ngồi xuống ôn lại những việc tôi đã trao đổi từ lâu không muốn để quên mất".

Đúng đấy! Các ông ngồi xuống trong lòng có như thế không? Ta thấy trong bụng các ông đầy ắp những Lăng Nghiêm Pháp-Hoa tuôn ra như nước chảy. Nhưng hôm nay lo việc căn bản đại sự thì những Kinh giáo các ông chứa đầy trong bụng một chữ cũng chẳng dùng được; không những một chữ cũng chẳng dùng xong mà ngay cả một mảy lông cũng chẳng dùng được; các ông có tin không? Ta thiết nghĩ: sợ rằng không dễ gì tin được. Tại sao vậy? Các ông cho là: trong thiền tông vì lẽ gì một chữ cũng dùng không xong? Vậy thì lấy bảy chỗ trưng tâm, mười phen hiển kiến trong Kinh Lăng Nghiêm chẳng là công phu sao? Nhất chân pháp giới trong Kinh Hoa Nghiêm vì sao Thiền tông một chữ càng dùng không được? Thế chẳng phải là làm các ông khó tin sao? Đúng đấy! Vậy thì ta muốn hỏi các ông: Có tham câu thoại đầu là pháp lớn hay pháp nhỏ, cứ cho nó là cây củi mục vô dụng đi. Các ông hãy nhai nó xem có mùi vị gì không? Bảo các ông nhai thì cứ nhai thử xem! Chúng ta mắt thì thấy giống nhau, thí dụ câu thoại đầu viết lên tờ giấy đỏ dán trên cột, các ông thấy, ta cũng thấy, có thể cho cùng một nhãn kiến đi. Ta nói các ông thấy đỏ, ta thấy xanh, các ông có tin không? Ta không những thấy được không phải là đỏ mà lại là xanh, mà ngay cả xanh cũng bất khả đắc, các ông lại càng khó tin. Ta muốn hỏi các ông cái câu thoại đầu như củi mục nầy các ông nhai có được tí mùi vị nào không? Giả sử đã nhai ra được tí mùi vị thì tự nhiên sẽ thấy không phải là đỏ mà là xanh. Lại thêm cái tinh tiến nầy trong thời kỳ đả thất thì chẳng phải là ngay cả đến cái xanh nầy cũng bất khẳ đắc sao? Đến lúc đó ta sẽ hỏi ông:
Lăng Nghiêm có còn không? Pháp Hoa có dùng được không? Cho đến tất cả kiến, văn, giác, tri có còn không? Các ông thử nghiên cứu xem? Có phải như thế hay không? Cho nên ta bảo các ông đem tất cả cái học, cái thấy, cái nghe, cái hiểu chứa đầy trong bụng quăng hết đi, quăng bỏ cho thật sạch hết, một chút cũng không cho còn, có lẽ các ông còn chưa chịu quăng bỏ, dù cho có bỏ cũng chưa chịu quăng bỏ cho sạch trơn. Mặc dầu đã quăng bỏ cho sạch trơn rồi thì trong Thiền tông cũng chưa cho là xong việc đâu. Vậy các ông lại phải đem cả cái da bụng mà quăng tuốt đi luôn thì có thể cho là xong việc chưa? Chưa xong đâu! Việc trong Thiền tông còn phải đem quăng luôn cả cái bụng đi thì mới kể là xong việc. Nếu chẳng quăng bỏ luôn cái bụng thì lâu về sau nó vẫn còn chứa đựng cái khác. Các người hãy phát tâm tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 18 tháng 10 (thất đầu ngày thứ ba)
Dụng công thiên nhật, ngộ tại nhất thì (dụng công ngàn ngày chỉ ngộ trong nhất thời). Giả sử công phu các ông được không tí nào gián đoạn, dụng công được ngàn ngày thì đối với sự khai ngộ ta dám bảo đảm. Giả sử công phu chưa đến được chỗ đó thì ta không dám bảo đảm. Trong các ông có người đã ở đây được năm ba năm, cũng có người ở Chùa Kim Sơn được năm ba năm, tính chung là ở Chùa Kim Sơn đươc năm ba năm, tính chung là ở Chùa Kim Sơn Cao Mân mười năm, hai mươi năm khổ hạnh tại làm sao không có được công phu ngàn ngày? Đã có công phu ngàn ngày thì không phải nhất định ở trong thời kỳ đả thất nầy sẽ khai ngộ sao? Trong thời kỳ đả thất là chuyên môn để nắm chắc công phu khai ngộ. Vì sao mà không khai ngộ được? Bởi vì đáng tiếc cho các ông quá, tuy nói không có năm năm, mười năm hai mươi năm công phu mà ngàn ngày công phu cũng đã có rồi, nếu các ông không có được công phu ngàn ngày thì đối với sự khai ngộ hãy còn chưa làm đến được. Ta nói như vậy trong lòng các ông cho rằng: "Mùa hè khí trời nóng bức quá lại còn lên chánh điện, quả đường, làm công phu thì chưa được xứng đáng, đợi đến thời kỳ thay đổi chức sự cần phải phép tắc lớn nhỏ làm cho hết sức bận rộn, cho đến "gia hương" đều không phải là lúc dụng công phu. Đả thất mới là chân thật dụng công phu, không được lại bỏ qua nữa". Đại khái các ông đều như thế cả. Ta thấy cái tư tưởng nầy của các ông cứ cho là một năm chỉ có đả thất mới mới dụng công phu, mùa hạ thì kiết hạ, lúc thay đổi chức sự thì cũng là thay đổi chức sự, gia hương còn phải lên chánh điện, quả đường, đả thất thì mới cần dụng công, loại người như vậy là tệ hại nhất. Tại sao vậy? Đả thất là phải định kỳ thủ chứng, là cái lúc nhất văn thiên ngộ chứ đâu phải là thời kỳ để dụng công phu. Dụng công phu phải ở ngay trong lúc bình thường, ngày thường không chịu dụng công phu đợi đến đả thất mới dụng công, thì đến lúc nào mới có thể khai ngộ được?
Ta nói đến chữ ngộ thì còn có phần của các ông không? Ta cho các ông một thí dụ: Trước đời Mãn Thanh, người đi học được mười năm rồi hễ gặp kỳ thi thì đi thi phải không? Nếu đến trường thi mà còn chưa biết viết chữ, nhìn mặt chữ không ra, trong khi thi mới tập viết, như vậy phỏng có được không? Ra làm quan có phần các ông không? Trong thời kỳ mười năm học hành các ông không đi học, chỉ mang cái tên là người đi học, đến trường thi thì chỉ muốn được đậu làm quan, sợ là không xong rồi. Chúng ta hôm nay đả thất cũng giống như ở trường thi, khổ công ba năm đã đủ tư cách rồi, khi nhà Chùa mở Thiền thất thì phải khai ngộ liền mới đúng. Các ông bình thường mang tiếng dụng công mà thực ra chẳng có dụng công gì cả, đến lúc đả thất thì làm sao khai ngộ được? Cũng như không đi học mà đi thi, các ông sai lầm như vậy đã lâu lắm rồi không phải mới hôm nay. Xem như thế thì còn phải đả thất không? Có phải là không đả thất cũng được chăng? Bởi vì các ông không có một người có tư cách đả thất, các ông như vậy là rất phụ ơn nhà Chùa, nhà Chùa chỗ nào cũng vì các ông mà lo lắng, có một tí trái ngược với đạo thì mau mau sửa đổi cho tốt, như thế ta dám nói nhà Chùa đã hết bổn phận đối với thiên hạ, chỉ có thể nói các ông phụ ơn nhà Chùa chứ nhà Chùa quyết không hề cô phụ các ông. Nếu có người dụng công phu được năm ba năm, mặc quần áo, ăn cơm, lên chánh điện quả đường, đi cầu ngủ nghỉ đã dụng công đến cực điểm, hôm nay đến Chùa Cao Mân dự tính tham gia đả thất lại muốn được thủ chứng ngay, không ngờ nhà Chùa không cho các ông đả thất, vậy thì nhà Chùa cô phụ các ông rồi. Ta hỏi các ông còn có một người như vậy không? Ta lại hỏi các ông nữa: đừng nói quá khứ ba năm, năm năm không dụng công phu cũng đã bỏ luống qua rồi, cả mùa hè cũng chưa đề lên một câu thoại đầu, cho đến vào thiền đường gia hương cũng không biết đề lên câu thoại đầu, bây giờ đang thời kỳ đả thất từng cây hương một, từng thất một, ngồi hương đi hương đề được mấy câu thoại đầu. Các ông xét lòng tự hỏi xem có làm đủ bổn phận đối với người đời không? Đối với bất cứ việc học nào cũng vậy đều cần phải nói đến tiến bộ. Cái tiến bộ ở trong thiền tông các ông có biết ở chỗ nào không? Lên chánh điện có tiến bộ, quả đường có tiến bộ, đi cầu có tiến bộ cho đến nơi nơi đều có tiến bộ cả. Các ông có biết lên chánh điện tiến bộ ở chỗ nào không? Đứng trên chánh điện đầu không có chút nghiêng, thân cũng không tí nhúc nhích, như thế là tiến bộ. Tại sao vậy? Công phu dụng đến chỗ đắc lực, đầu làm sao nghiêng được, thân làm sao nhúc nhích được? Đầu hễ nghiêng, không thấy sắc thì nghe tiếng, thân cử động không nhức thì ngứa, đâu còn công phu nữa. Trong lúc quả đường, lên chánh điện, cho đến mọi nơi, ngay cả đi vào nhà tiêu đậy nắp cầu không ra tiếng, thậm chí nhướng mày nháy mắt, đi đứng nằm ngồi đều dụng công phu. Các ông cần nhận thức chỗ quý trọng lúc bình thường của thiền tông, cái chỗ tốt của thiền thất. Các ông hãy phát tâm. Tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 19 tháng 10 (thất đầu ngày thứ tư)
Pháp của thiền tông vốn là bất lập văn tự, không mượn ngôn ngữ. Bất lập văn tự thì không có lời để nói, không mượn ngôn ngữ thì không có gì để mở miệng. Cứ theo như thế mà nói thì không cần phải nói chuyện sao? Tại sao mà mỗi ngày có vài lần khai thị? Phải hiểu là: trong thiền tông nói chuyện vốn là bất đắc dĩ vì tâm các ông mỗi mỗi đều khác nhau, cái bất lập văn tự, không mượn ngôn ngữ của thiền tông là cần phải đạt đến chỗ hành đồng nhất; mười phương Chư Phật, lịch đại Tổ sư hành như vậy, hiện nay các ông cũng có thể hành như vậy mới có thể nói không mượn ngôn ngữ. Nay vì các ông tâm hạnh khác nhau, trăm người trăm hạnh. Muốn cả trăm người các ông đều quy về một tâm hạnh thôi, cho nên phải nói là vậy. Nhưng lời nói là lời nói của thiền tông, trong thiền tông bất cứ là người nào cũng không cho giảng kinh điển, ngữ lục, công án. Các ông nghe vậy đương nhiên có mối hoài nghi: "Kinh điển Chư Phật thuyết không được giảng, tại sao ngữ lục, công án của Tổ sư lại cũng không được giảng?" Bởi vì giảng rồi đối với các ông cũng vô ích, lại thêm cho các ông tâm của trăm người lại phân thành mấy ngàn cái tâm.

Đây là lẽ gì vậy? Cái hạnh của các ông đều phải đi con đường hướng thượng, lấy câu thoại đầu làm miếng ngói gõ cửa, bia chỉ đường. Người xưa tuy có (những công án) "Lúc cha mẹ chưa sanh ra", "con chó không có Phật tánh" cho đến một ngàn tám trăm công án, nhưng bất cứ chư Tổ nào cũng đều phải ở một công án mà thâm nhập, cho nên thiền đường hòa thượng, vị ban thủ cứ mở miệng là thoại đầu, ngậm miệng lại cũng thoại đầu, nói chuyện cũng thoại đầu, chẳng nói chuyện cũng thoại đầu. Cái nầy là rất cần yếu trong thiền tông. Trong bụng các ông cứ cho là tham thiền cũng như đi chơi ở Thượng Hải, hôm nay Tân Thế Giới, ngay mai Đại Vũ Đài, ngày kia Tiên Thi Công Ty mới tương ứng tâm của các ông. "Nhưng hôm nay đến Thiền đường tại sao từ sáng đến tối, từ đầu năm đến cuối năm đều chỉ có một câu thoại đầu? Một tí mùi vị cũng chẳng có, làm cho người ta buồn muốn chết đi". Đúng đấy! lại nữa, lời khai thị không có trình tự gì hết, không có hình ảnh văn chương gì hết, thực là làm cho người ta chẳng muốn nghe, chẳng lạ gì khi người ta nói: "Thông thiền mà không thông giáo cứ mở miệng thì nói bậy". Đúng! Thật đáng thương cho các ông. Ta nói: ấy là các ông không hiểu đạo, giả sử như các ông thật biết nói bậy, thế thì tốt đấy. Tại sao vậy? Ông không hợp cơ thì ông không chịu nghe, người khác nghe thì thấy hứng thú lắm, ông nghe thấy tốt người khác lại nghe không tốt, bởi vì tâm hạnh mọi người đều khác nhau, thì nói chuyện làm sao nhất trí được? Cho đến việc làm văn chương cũng không có luôn, các ông lại hiểu sai rồi; ở đây không cho các ông làm văn chương cũng không phải giáo môn giảng kinh, y văn thích nghĩa, phân khoa phán giáo. Trong thiền tông cũng như hôm nay ta nói chuyện nầy chuyện kia, cũng có người nghe rồi nói tốt, lại lúc sư ban thủ giảng huyền giảng diệu cũng có người nghe rồi thấy tốt; cái nầy tức là "thô ngôn cập tế ngữ, khái quy đệ nhất nghĩa (Lời nói thô và tế đều quy vào đệ nhất nghĩa) cốt là ở nơi các ông biết nghe. Các ông phải hiểu được cái khổ tâm của người nói chuyện, vì các ông có tâm hạnh khác nhau, cái bất đồng ấy đều là: "vọng tưởng chấp trước" của các ông cho nên các ông có trăm cái tâm, người nói chuyện nói ra trăm cái pháp, muốn dạy cho các ông trăm cái tâm nầy quy thành một tâm, quả là chẳng dễ gì. Hôm nay ta giảng cái đường lối công phu, người các ông biết nghe giảng, nghe rồi trong bụng cảm thấy tốt lắm tựa hồ còn cái nghi tình thì chưa giảng đến, vậy ngày mai ta sẽ giảng làm sao để khởi nghi tình lên. Các ông nghe rõ nghi tình biết khởi lên rồi nhưng lại không kéo dài được, hôm sau sẽ giảng đến nguyên do gì làm cho nghi tình không phát khởi được. Từng bước từng bước một giảng tới, cho đến từng thất từng thất một nói chuyện khác nhau. Thất thứ nhất giảng về việc không hiểu dụng công phu, thất thứ hai giảng về con đường dụng công phu, thất thứ ba giảng về tiến bộ của công phu, thất thứ tư giảng về tin tức của công phu, thất thứ năm thì giảng về chỗ thấy của công phu, cho đến thất thứ mười từ cạn vào sâu, từ xa đến gần. Hôm nay nói chuyện trình tự cho các ông biết rồi, các ông trong lòng có cái nắm được rồi. Hãy tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 20 tháng 10 (thất đầu ngày thứ năm)
Các ông đều là mộ đạo mà đến đây vì Chùa Cao Mân có đạo để tu, các ông người nào cũng đều như vậy cả. Nhưng nói câu mộ đạo nghe ra thì thấy dễ nghe lắm, mà nói đến sự thực hành: đạo tại sao cần phải mộ? Các ông từ ngàn muôn dặm muốn ngộ cái đạo của Chùa Cao Mân, vậy không phải là hướng ngoại mộ đạo sao? Mộ đạo như vậy không phải là hướng ngoại tìm cầu sao? Đâu cứ đều nhất định phải đến Chùa Cao Mân mới có đạo? Đạo vốn không có đông, tây, nam, bắc, cũng không có ông có tôi, cứ trực hạ thừa đương (ngộ ngay lúc đó) thì được rồi. Hai chữ "thừa đương" cũng là lời thừa, vốn không thiếu không thừa saün sàng đầy đủ. Tiếc thay chúng ta vô lượng kiếp trước với Chư Phật cũng đã đồng diện mục, không những đồng diện mục mà sợ còn có chỗ siêu việt hơn cả thập phương Chư Phật, bỗng đâu được cái thân huyễn hóa nầy, rồi không chịu cái nầy bèn đổi lấy cái khác, không chịu nữa thì đổi lấy cái khác nữa. Từ cái nầy thay đổi qua cái kia mà thay đổi mãi cho tới ngày nay. Cứ mỗi lần thay đổi thì lại thêm một dấu vết làm cho bản lai diện mục của chúng ta bị che lấp kín mít, một tí hơi cũng không thấu được. Mặc dầu bị che lấp kín mít nhưng nói chung không thiếu sót tí nào. Mười phương Chư Phật cũng như vậy, Bồ Tát, Tổ Sư cho đến côn trùng nhỏ xíu cũng như vậy, sơn hà đại địa cũng như vậy, thảo mộc tòng lâm, cho đến trong hư không, ngoài hư không cũng như vậy, trong một hư không cho đến vô lượng vô số hư không đều như vậy cả. Ông không thiếu sót, ta cũng không thiếu sót, chỉ tiếc một cái là không dám "thừa đương". Giả sử chúng ta thừa đương được thì e rằng không phải là người giống như thế nầy đâu. May mắn cho chúng ta ngày nay được cái thân xác làm người nầy, trong thời kỳ "làm người" nầy phải nghĩ ra cách thế nào có thể "thừa đương" được! Đối với cách thừa đương được của mình, cần các ông phải có "lòng tin". Nhưng lòng tin trước hết phải tin rằng cái xác thân nầy chẳng bao lâu sẽ tan hoại, hoại rồi thì đường đi nhiều lắm, không hiểu kiếp nào mới được thành người nữa, đường trước mắt thì mênh mông không biết ra thế nào. Phải triệt để tin cái mặt mũi bổn lai của mình, phải hết sức tin tưởng mình như thế, không thừa đương thì không được, không hiểu cái ta của chúng ta thì không được. Tự tin được mình thì tiếp tục phải tin phương pháp của câu thoại đầu, câu thoại đầu là thừa đương mình, câu thoại đầu là phương tiện để hiểu mình, không phải chỉ nói câu thoại đầu có bao nhiêu cái tốt mà còn muốn các ông tự mình thấy đến được là câu thoại đầu xác thực không sai. Nhưng dạy các ông dụng công phu các ông lại cho rằng: "Câu thoại đầu nầy dùng được gì đâu? Niệm Phật là ai? Niệm Phật là tôi, còn có người khác niệm Phật cho tôi sao?" Không những các ông sơ tham mới có tình hình như vậy thôi đâu. Lúc ta còn tham học, đến các Chùa thấy dán câu Niệm Phật là ai? Thấy qua rồi thì cảm thấy hình như không giống với tất cả học vấn thế gian. Học vấn thế gian hễ học thì thông liền, còn câu thoại đầu thì không dễ gì thông, nghiên cứu như vậy niệm Phật là ai? Là tôi chăng? Suy nghĩ một hồi thì cảm thấy không phải là tôi. Vậy lấy gì làm tôi? Hơn nữa, tôi nói niệm Phật là tôi, tôi hôm nay sửa tấm giấy đỏ lại, niệm Phật là tôi, thế có thể được không? Nếu không sửa được tức là không phải tôi. Vậy không phải tôi thì là Phật sao? Không phải, tất cả đều là không phải, như vậy suy nghĩ phân biệt một lúc, quày đầu lại mới biết mình đã sai lầm rồi, ai dạy ông ở trong phân biệt suy nghĩ mà dụng công phu? Ông phải biết đề lên câu thoại đầu cảm thấy không hiểu thì ở chỗ không hiểu không rõ mà đi tìm cứu cánh, ấy tức là nghi tình. Ở trong nghi tình nầy dụng công phu lâu đi rồi, dụng đến quày đầu trở lại lúc ấy ông mới triệt để nhận thức được chính mình. Hãy tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 21 tháng 10 (thất đầu ngày thứ sáu)
Lúc Phật còn tại thế, có một người ngoại đạo đem hoa cúng Phật, lạy xong, Phật nói: "Bỏ hoa xuống". Người ngoại đạo bèn bỏ hoa xuống, Phật lại nói: "Buông tay xuống". Người ngoại đạo buông tay xuống. Phật lại nói nữa: "Buông thân người xuống", người đạo đứng ngơ ngác cả nửa ngày, thân làm sao buông xuống được? Bèn hỏi: "Thưa Thế Tôn, thân làm sao buông xuống được? Phật nói: "Không buông xuống được thì gánh lên đi", Người ngoại đạo liền ngộ. Các ông thử nghĩ xem: hai chữ "buông xuống" còn có cái gì quý hơn đâu? Cho nên ta thường dạy các ông buông xuống, thân cũng buông xuống, thế giới cũng buông xuống, hai chữ "buông xuống" cũng buông xuống luôn. Các ông không những không chịu buông xuống mà hình như còn muốn nhiều thêm chút nữa mới vừa lòng. Bởi vì trước kia đã có cái thói quen lấy được sự nhiều cho là tiến bộ được ít là không tiến bộ, cho nên hôm nay học Kinh Lăng Nghiêm, ngày mai học Kinh Pháp Hoa, ngày mốt học Kinh Hoa Nghiêm càng nhiều càng tốt, các ông nghe nói hôm nay giảng câu thoại đầu nầy, ngày mai giảng: "Trước khi cha mẹ chưa sanh ra", ngày mốt giảng "con chó không có Phật tánh", mỗi ngày đổi một câu thoại đầu như thế thì mới vừa lòng các ông, nghe cho nhiều cho lắm thì mới thấy phải. Hôm nay ta bảo các ông buông xuống thì phải buông xuống cho đến không còn chỗ nào để buông nữa. Cái chỗ không có cái gì để buông ấy cũng còn phải buông luôn nữa. Nếu không lãnh hội được đích chỉ thiền tông ở chỗ nầy, không chịu tin cái từ tâm tha thiết của thiền tông thì các ông sanh ra sự hiểu lầm, đã có sự hiểu lầm nầy rồi thì gieo cái nhân phỉ báng, tương lai sẽ chiêu cảm cái quả phỉ báng, lúc ấy thì khổ chết thôi. Cái hiểu lầm của các ông là ở chỗ nào? Thứ nhứt là bảo các ông buông xuống thì buông xuống, buông xuống rồi thì trong tư tưởng mình suy nghĩ nầy nọ như ở trong cái động đen tối. Thứ hai bảo ngươi lấy cái nghe được, học được, lãnh hội được tất cả đều buông xuống, các ngươi không chịu buông xuống mà trái lại còn nổi tâm sân lên nói rằng: "Thiền tông mở miệng không nói cái không đúng của giáo môn thì nói cái không đúng của Tịnh Độ, đó không phải là chuyên môn phỉ báng giáo môn, phỉ báng Tịnh Đạo sao?" Các ông hiểu lầm như vậy ấy là "sai một mảy may mất đi một ngàn dậm" rồi. Bởi vì các ông không hiểu cửa thiền tông là cái cửa gì, ấy là cái cửa tuyệt tướng, siêu tông, ly danh,ly tướng, cũng không phải bảo ông hủy bỏ Kinh điển, vứt bỏ Tịnh Độ, không có sự như vậy đâu! chỉ bảo các ông trong thời kỳ tham thiền nầy phải buông bỏ tất cả, tức là bảo các ông nghỉ ngơi các tâm, cho nên nói: "nghỉ ngơi tức là bồ đề", muốn bảo các ông nghỉ ngơi cho đến một mảy lông cũng không có mới được, nếu còn một mảy lông nào thì sẽ che khuất cả hư không. Ta lại cho một ví dụ: như người đi học nghề thợ mộc, học được năm ba năm cho là học thành nghề rồi, cưa cũng biết cưa, bào cũng biết bào; vì kiếm tiền không được nhiều liền đổi nghề may vá, học may thì phải học cầm kéo phải không? Ông đến tiệm may mà còn đem búa đem cưa sao? Búa với cưa còn có chỗ dùng chăng? Không những búa, cưa đều không dùng được mà cũng không cho cả cái tâm làm thợ mộc tồn tại, bởi vì tay ông cầm kim mà trong tâm lại là thợ mộc thì cái việc may vá của ông làm sao học thành được! Hôm nay các ông tham thiền đương nhiên phải lo việc tham thiền, tham thiền thì cần phải buông xuống, cần phải nghỉ ngơi, các ông đem sự học được, nghe được, lãnh hội được đựng trong bụng, thế còn có chỗ dùng gì được đâu? Thiền còn tham được chăng? Cũng như học thợ may đem búa đem đục đựng trong túi đeo trong người vậy. Các ông suy nghĩ cẩn thận xem có phải không? Không phải cứ nghe ta nói là xong việc đâu, cần phải trong tâm các ông lãnh hội triệt để mà nói: "đúng thế" mới được. Tham thiền cần phải buông bỏ muôn niệm, nếu có một tí không buông bỏ thì cái một tí nầy sẽ che khuất cả hư không. Các ông lãnh hội được chưa? Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay chỉ vì cái không buông bỏ, lớn là thế giới, nhỏ là thân tâm, một đời, một kiếp đến nay tương lai lại chẳng sẽ là nối tiếp một đời một đời sao? Chúng ta muốn làm người phải bổn quy nguyên mà không đem thân tâm, thế giới vứt bỏ hết thì phản bổn quy nguyên chỉ là nói suông thôi, thực sự thì làm không đến được. Nếu muốn danh và thực phù hợp nhau, thì trước hết cần phải biết: thế giới từ đâu mà đến, thân từ đâu mà có? Tâm lấy gì mà có? Nếu biết được thân tâm, thế giới từ đâu mà có thì mới có thể từ căn bản mà cắt đứt được, một hết thì tất cả đều hết, mới là rút củi dưới đáy nồi ra (để nước ngưng sôi). Nếu không giải quyết từ căn bản thì chỉ là múc canh để nước ngưng sôi thôi. Thế giới lấy gì mà có? Phải hiểu: thế giới lấy thân mà có, thân lấy tâm mà có, tâm lấy mê hoặc mà có. Muốn quét sạch thân tâm, thế giới thì trước tiên trên căn bản phải quét sạch cái mê hoặc, mê hoặc quét sạch được rồi thì tâm sẽ sạch, tâm sạch rồi thì thân phải sạch, thân sạch rồi thì thế giới đương nhiên sẽ sạch luôn. Như vậy phương pháp quét mê là đề lên câu thoại đầu, phương pháp nầy quét mê rất triệt để, mê nếu không có câu thoại đầu thì không thể quét sạch từ căn bản được. Các ông sau khi có thể lấy câu thoại đầu mà khổ công tham cho thông rồi thì hành cái hạnh đại bi cứu thế. Cái hạnh nào lại không được đâu! Sợ cái học cả đời các ông không đủ dùng. Muốn các ông đều đầy đủ chánh tri, chánh kiến để tránh cái hảo tâm vì đạo mà lại chiệu lấy cái quả ác. Phải nhanh chóng lên, hãy phát tâm. Tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 22 tháng 10 (Thất đầu ngày thứ bảy)
Thật tội nghiệp cho người đời nay, người nào mở miệng cũng biết nói liễu sinh, ngậm miệng nói thoát tử, nhưng còn sợ chưa biết cái gì gọi là sinh, làm sao gọi là tử. Không những người thế gian như vậy mà ngay cả người tu hành chúng ta cũng như vậy luôn. Lấy chuyện người xuất gia ngày nay của chúng ta mà nói, tối ngày dụng công phu sợ còn chưa biết dụng công phu làm gì, hiện tại tu nhân gì, tương lai cảm quả gì, chắc các ông chưa có một người hiểu được. Tối ngày chỉ là trống rỗng trôi qua thôi, cũng chẳng hiểu trời bao cao, đất bao dày, thế nào là Tứ Thánh, thế nào là lục phàm, chúng ta hôm nay ở thiền đường tu là tu nhân gì, tương lai cảm được quả gì, chắc không có người hiểu được. Các ông nếu có người hiểu được thì e rằng ta không bảo các ông dụng công phu các ông còn chịu không dụng chăng? Các ông phải biết: hôm nay ở thiền đường gieo cái nhân thành Phật tương lai nhất định cảm được cái quả thành Phật. Người xưa nói: "nhân nào quả nấy", trồng dưa được dưa trồng đậu được đậu. Chúng ta người dụng công phu chỉ cần quyết tâm triệt để mà dụng đi bất kể ba, năm, tám, mười năm cũng được, ba mươi năm, năm mươi năm cũng được; nói tóm lại: lấy đại ngộ làm cứu cánh triệt để. Cổ nhân đã nói: "treo cao túi bát, lấy ngộ làm kỳ hạn". Cứ ngay thẳng mà dụng công đi, quyết định lấy câu thoại đầu làm chính hạnh của ta, dù kiếp nầy không ngộ thì phát nguyện kiếp sau, không hỏi 3 kiếp, 5 kiếp hay 30 kiếp, quyết định không tu pháp môn nào khác. Các ông muốn được cái chí nguyện kiên cố như vậy mà hành thì ta dám bảo đảm nhất định sẽ được khai ngộ. Hành như vậy mà không khai ngộ thì Chư Phật Tổ Sư há lại chẳng rơi vào vọng ngữ sao? Tổ Triệu Châu nói: "Các người hành như vậy mà không khai ngộ thì chặt cái đầu của lão tăng đi." Cái phương pháp tham thoại đầu nầy là phươgn pháp chân thật bất hư, là cái pháp căn bản của tất cả loài hữu tình, vô tình, chỉ cần dụng công phu không hỏi khai ngộ hay không khai ngộ: công phu dụng đến nơi tự nhiên sẽ ngộ, không cần ông lo nghĩ đến ngộ, nếu chỉ muốn khai ngộ mà không chịu dụng công phu thì làm sao ngộ được? Cổ nhân nói: "Không cần cầu ngộ, chỉ cần đề lên câu thoại đầu thẳng tay mà tham, tham đến sơn cùng thủy tận. "Ổ" lên một tiếng, được đến chỗ nầy rồi đó "như người uống nước nóng lạnh tự biết", trong quá khứ có một vị tham thiền ở thiền đường ba năm chê trong thiền đường người đông làm lộn xộn, tự thấy công phu không được thâm nhập bèn bỏ đi vào núi ở. Ở trên núi cất một cái nhà tranh, trồng một ít cải, ban ngày trông chừng không cho chim rừng ăn cải, ban đêm hổ sói tranh giành ngày đâm chẳng yên, đối với công phu mình cũng bị lộn xộn, ở núi ba năm rồi công phu mình cũng không thâm nhập được bèn không muốn ở nữa, muốn tìm một căn nhà để nhập thất, như thế mới tương ứng với công phu. Đi khất thực được hai, ba năm gặp một cụ già tại gia đã kiến tánh. Bà ấy thấy người tham thiền nầy rất có đạo đức hạnh trì bèn thỉnh đến nhà mời dùng cơm chay và nói chuyện về tâm rất là tương đắc. Bà ấy nói: Thưa đại sư, tôi muốn thành tựu cho sự nhập thất của người. Người tham thiền nghe rồi nói: "rất tốt! Tôi đang muốn nhập thất đây". Bà ấy bèn đưa sư nhập thất. Bà cụ trong nhà không có ai ngoài cô con gái mới 16 tuổi cũng đã khai ngộ, bà sai cô gái mỗi ngày đem cơm xuống cho sư ăn, được ba năm sau bà bảo cô gái: "Con đã đưa cơm được ba năm rồi, hôm nay lúc đưa cơm đợi thầy ấy ăn xong thì con đến ôm cứng lại bảo ông nói". Người con gái nghe rồi nhớ kỹ và cũng làm theo lời dặn, lên ôm thặt rồi bảo rằng: "Nói đi". Người tham thiền nói: Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí (cây khô dựa trên núi tuyết, mùa đông không chút hơi ấm), người con gái buông tay về nhà kể cho mẹ nghe, bà ấy nghe xong rồi mắng người tham thiền đuổi đi, đốt luôn cái am tranh và nói rằng: "Tôi cúng dường ba năm mà chỉ cúng dường một thằng chết". Người tham thiền nghe cảm thấy mắc cở bèn cầm bồ đoàn lên mà đi khất thực nữa, tự trách mình được người ta cúng dường ba năm mà chưa khai ngộ được, bị họ chưởi mắng rất là tủi hổ, bèn ra sức dụng công phu. Khất thực ba năm lại đến chỗ bà nọ, cùng nói chuyện công phu yêu cầu bà cho nhập thất một lần nữa. Lại nhập thất thêm ba năm và bà ấy cũng bảo con gái đưa cơm như trước. Tròn ba năm, cô gái cũng y theo lời mẹ dặn trước lại lên ôm chặt lấy người tham thiền bảo: "Nói đi, nói đi", kỳ nầy người tham thiền mở miệng đáp lại: "Trời biết, đất biết, ngươi biết, ta biết, đừng cho bà già ngươi biết". Cô gái về nhà kể lại cho mẹ nghe, bà mẹ nghe rồi trong lòng hoan hỷ nói với người tham thiền" "Tốt lắm! Tốt lắm! Mừng người đã khai ngộ rồi". Các ông đến nghe chuyện nầy rồi thì hãy tưởng tượng xem ngươi biết, ta biết, đừng cho bà già ngươi biết, nếu là người thế gian nói vậy thì có còn là chuyện tốt không? Đại khái các ông cùng có một cách lãnh hội như vậy, nếu lãnh hội như vậy là sai lầm rồi. Bảo các ông ở trên bổn phận mà lãnh hội, các ông tưởng tượng xem có lãnh hội được hay không? Nếu không lãnh hội được thì cứ tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 23 tháng 10 (thất thứ nhì ngày đầu)
Liễu sanh, thoát tử, minh tâm, kiến tánh, pháp tham thiền rất là đương cơ, cũng có thể nói là trùm khắp tam căn. Ta thật tin tưởng pháp nầy, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn không pháp nào sánh cùng pháp nầy. Nhưng mà trong các ông còn nhiều người không cho như vậy, cứ nghĩ rằng tham câu thoại đầu làm sao có thể vượt hẳn lên tám vạn bốn ngàn pháp môn được! Dù ông không tin thế cũng được, chúng ta hãy bỏ qua câu thoại đầu, các ông nói pháp nào được liễu sanh thoát tử trực tiếp nhất, triệt để nhất? Có cái nào khỏi cần tham, cũng khỏi cần dụng công phu mà có thể minh tâm, kiến tánh được không? Các ông nghĩ thử xem, nếu thực có một pháp nào so với tham thiền còn mau hơn thì ta cũng muốn theo các ông mà học. Bởi vì ngã kiến các ông quá sâu, thiện căn quá cạn, muốn trừ cái chấp kiến của các ông quy về một con đường lớn nầy nên cần phải chỉ ra cho các ông biết, các ông suy nghĩ cẩn thận xem: xem Kinh có thể liễu sanh thoát tử không? Niệm Phật trì chú có thể liễu sanh thoát tử không? Các ông đến nơi đây là vì sanh tử mà đến, đương nhiên cần phải nghiên cứu, không phải là việc nhỏ đâu, các ông thảo luận thử xem; coi Kinh chỉ có thể gieo trồng một chút thiện căn, biết được chút ít ý nghĩa, muốn nói liễu sanh thoát tử thì làm không xong. Niệm Phật, niệm A Di Đà Phật cũng có thể liễu sanh thoát tử, mà muốn bảo đạt đến đỉnh núi Niết Bàn thì làm không được, trì chú thì thân tâm được thanh tịnh, có thể được một tí thần thông, liễu sanh thoát tử thì không thể được, bởi vì xem Kinh, niệm Phật, trì chú đều là hướng ngoại tìm cầu, sanh tử của các ông không phải từ ngoài mà được, không dựa vào cái khác mà có, đều từ trong nhà mình mà ra, ông chạy ra ngoài càng chạy càng xa. Ông cần phải biết: tham câu thoại đầu tức là hướng vào trong nhà mà chạy. Tại sao vậy? Ta nói một ví dụ: như con cháu đi học, đọc quyển Bá Gia Tính Từ Triệu, Tiền, Tôn, Lý, Châu, Ngô, Trịnh, Vương cứ đọc thẳng một mạch bất quá mấy ngày thì thuộc lòng rồi, giả sử đọc câu Triệu, Tiền, tôn, Lý rồi hỏi đó là lý lẽ gì thì làm sao giải thích, cứ hỏi như vậy không phải là ngớ ngẩn sao? Chỉ trong câu Triệu, Tiền, Tôn, Lý mà nghiên cứu thì câu Châu, Ngô, Trịnh, Vương không phải mất rồi sao? Đạt đến chỗ thâm nhập của việc nghiên cứu thì Triệu, Tiền, Tôn, Lý, cũng mất tiêu luôn. Các ông hãy nghĩ: hai chữ niệm Phật, không phải A Di Đà Phật, A Di Đà Phật từng câu mà thẳng tay niệm. Hôm nay hỏi ông: niệm Phật là người nào? Đứng ngay chỗ nầy không phải quày đầu lại sao? Cũng giống như đọc câu Triệu, Tiền, Tôn, Lý, các ông suy xét cẩn thận thử một chút xem có đúng không? Niệm Phật là ai không phải là quày đầu vào trong nhà mà chạy sao? Hướng vào trong nhà là gì? Không có sanh cũng không có tử, nói minh tâm, kiến tánh cũng là lời nói dư, đến nhà tâm không đợi nói minh, bổn lai đã minh, tánh không cần kiến, đã saün sàng hiện tiền. Cái câu thoại đầu nầy bước một chân thì đưa ông đến nhà, chỉ cần có một câu mà có thể về nhà ngơi nghỉ yên ổn. Tại các ông không biết câu thoại đầu có chỗ tốt như vậy. Các ông tưởng rằng: "tối ngày cứ đề câu thoại đầu lên thì vọng tưởng cũng nổi lên nhưng lại không kéo dài được, vậy thì làm sao lại nói tham câu thoại đầu thì đến nhà được? Thực là làm cho tôi khó hiểu". Đúng thế! Các ông phải hiểu được: biết có vọng tưởng đó là công phu đã tiến bộ, đề khởi lên được mà kéo không dài, lại càng tiến bộ thêm. Các ông phải hiểu: bất cứ một pháp môn nào cũng ở trong vọng tưởng mà sinh hoạt. Làm sao biết được có vọng tưởng? Sở dĩ biết được có vọng tưởng cảm thấy không kéo dài được đều là tin tức tốt. Thực tại các ông tu đạo là đáng thương. Chúng ta đứng ở đây là người mấy chục tuổi cả, nói đến sanh tử thì không kể xiết, nên muốn tu đạo, truy cứu câu niệm Phật là ai không được thông, ba năm, năm năm cũng còn chưa thông, tình huống như vậy thì nói làm sao tu đạo? Nói sanh tử làm sao cho xiết? Chỉ để cho ngày tháng trôi qua thôi. Câu thoại đầu nầy tham không được thông còn kể được là người tu hành sao? Chỗ nào cũng cần thể diện, câu thoại đầu không thông thì không cần thể diện gì cả. Người có chút tri thức thì phải biết làm sao cho đúng bổn phận. Các ông còn có người nào chảy nước mắt không? Thật là tội nghiệp. Tất cả đều ở trong chỗ đen tối.

Ngày nay bảo các ông nhắm mắt lại, các ông đều nhắm mắt lại. Ta lại hỏi các ông: Mắt mở ra rồi có thấy được ta chăng? Mắt nhắm lại rồi ông còn tự mình thấy được mình không? Các ông nhắm mắt lại thì thấy tối um, một tí gì cũng chẳng thấy. Ta hỏi các ông nữa: đang lúc nhắm mắt lại rồi, bước thêm bước nữa thì đến chỗ nào? Các ông còn có ai nắm chắc được không? Các ông có hiểu được bước một bước nầy thì đi đến chỗ nào không? Hãy tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 24 tháng 10 (thất nhì ngày thứ hai)
Người mới phát tâm tham thiền dụng công sợ vọng tưởng, ngồi lâu sợ hôn trầm. Ta nói loại người như các ông thì dụng công không được, liễu thoát sanh tử không có phần của các ông. Tại sao vậy? Bởi vì các ông không biết phạm vi của vọng tưởng cũng như hôn trầm từ đâu ra? Các ông cần phải hiểu: Từ vô lượng kiếp đến nay lên thiên đường cũng nó, xuống địa ngục cũng nó, biến thành trâu ngựa cũng nó, hôm nay tu hành cũng là nó, muốn liễu thoát sanh tử cũng là nó, muốn thành Phật, làm Tổ cũng là nó. Cần phải hiểu rằng: trên từ thành Phật dưới đến địa ngục tất cả mọi cái đều do nó làm chủ. Lực lượng của nó lớn lắm, ông muốn sợ nó thì phải lìa xa nó, ông muốn lìa xa nó phỏng ông có lực lượng bao nhiêu? Lực lượng của vọng tưởng có tưới bao nhiêu nước cũng không vào được, còn lực lượng của ông chỉ cần một giọt trong số đó cũng đã thấm vào rồi. Các ông tưởng tượng xem sức lực các ông nhỏ bé như vậy thì làm sao mà lìa nổi cái sức của vọng tưởng lớn dường ấy được? Ông nhất định là sợ nó rồi, xa lìa nó không được, mà lìa không được lại càng sợ, còn một ngày lìa không được thì chỉ có sợ nó thôi, càng sợ lại càng lìa không được, ba năm, năm năm muốn lìa muốn sợ như vậy cho đến suốt đời cũng chỉ muốn lìa nó, sợ nó thôi. Các ông tưởng tượng xem còn dụng công phu được không? Nếu đã dụng công phu không được thì còn làm sao liễu thoát sanh tử được? Cho nên các ông sợ vọng tưởng, sợ hôn trầm là việc không đúng rồi. Lại nữa, vọng tưởng là làm sao mà lìa? Cả thân tâm các ông vốn là ở trong vọng tưởng. Bởi vì tâm các ông là tâm vọng tưởng, thân các ông cũng là thân vọng tưởng, thế giới cũng là vọng tưởng, trong hư không là vọng tưởng, ngoài hư không cũng là vọng tưởng, cử tâm, động niệm, đi đứng nằm ngồi, lằm việc đều ở trong vọng tưởng. Ta hỏi các ông: lìa vọng tưởng rồi ông ở chỗ nào? Lìa vọng tưởng rồi ông là người gì? Các ông hãy nghiên cứu cẩn thận xem còn có thể lãnh hội một tí nào không? Vậy thì làm thế nào mới có thể dụng công phu được? Vọng tưởng có nhiều chừng nào đi nữa cũng đừng đợ nó, vậy không sợ nó thì phải yêu nó sao? Cũng không được yêu nó. Không sợ nó, không lấy nó làm bạn ác, không yêu nó, không lấy nó làm bạn tốt. Giả sử ông yêu nó vậy thì đến phải xuống địa ngục rồi. Vì ông yêu nó thì phải tùy thuận nó, thuận nó thì phá giới, phá giới thì không phải xuống địa ngục sao? Cho nên, sợ cũng sợ không được, yêu cũng yêu không được, chỉ cần đề lên câu thoại đầu là cái gì? Khởi lên nghi tình để tham vấn truy cứu, nhưng mà hai chữ truy cứu chỉ cho ông truy cứu câu thoại đầu niệm Phật là ai? Rốt ráo là ai? Cứu kính là ai? Nếu mà cứ truy cứu cái đề khởi câu thoại đầu "Niệm Phật là ai?" là ai? Người biết truy cứu lại là ai? làm như thế thì không những không phải là truy cứu mà trái lại chỉ là ngược trở lại thôi, đây là việc bên thức thần không gọi là tham thiền, không thể liễu sanh thoát tử được! Vậy thì tham làm sao đây? Hôm nay ta cho các ông rõ: cái đường lối trực tiếp là ở niệm Phật là ai, là người nào, không hiểu được, cứu kính là ai cũng không rõ ràng. Ngoài ra một tí suy nghĩ, đoán nầy đoán nọ cũng không có. Các ông ở chỗ nầy thẩm định sâu sắc một tí xem có vọng tưởng không? Còn hôn trầm không? Hãy nghiên cứu cẩn thận, không phải chuyện nhỏ nhặt đâu. Các ông lúc tham thiền đi tiêu đi tiểu xong ngồi xuống, ngồi xuống rồi chưa nghe đánh bản chỉ tịnh còn phải đợi thêm một chút xíu nữa, đánh ba lần bản, một lần chuông chỉ tịnh rồi mới suy nghĩ đề lên câu thoại đầu thì vọng tưởng cũng đến luôn, chán quá! Muốn lìa bỏ vọng tưởng; một lìa, lìa không được, lại lìa nữa thì hôn trầm đến luôn. Đuổi vọng tưởng hôn trầm không được thì mặc kệ nó. Đến giờ khai tịnh thì cũng hết chuyện rồi, chạy hương thì chạy, đại khái đều như thế. Tiếc thay! Cứ như thế mãi thì cho đến tận vị lai cũng không có khi nào dứt được. Các ông muón thấy rõ cái khổ của việc sanh tử, cái khổ của tam ác đạo, trong nháy mắt đã bị lôi kéo đi, thực đáng sợ, đáng sợ lắm! Chỉ mong các ông triệt để nhận thức mau chóng đề lên câu thoại đầu tham cho thông rồi thì sanh tử sẽ không có phần của các ông, lục đạo luân hồi còn ở đâu lại được nữa! Các ông hãy phát tâm. Tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 25 tháng 10 (thất nhì ngày thứ ba)
Mở mắt thì không chiêm bao, tâm không khởi ý thì không có đối đãi. Ý nghĩa hai câu nầy ta giảng sơ qua: mắt mở thì cứ mở cho lớn thì không chiêm bao, mắt nhắm lại thì nằm chiêm bao, đại khái là như vậy. Nhưng ta nói: mắt nhắm nằm chiêm bao, mắt mở rộng lại còn nằm chiêm bao hơn, các ông tin hay không? Các ông nghĩ rằng mắt nhắm thì ngủ nằm chiêm bao, tại sao mắt mở rộng cũng còn nằm chiêm bao. Tôi có chỗ không tin. Đúng đấy! Nhưng ta nói các ông đứng ngay đây đang nằm chiêm bao, suốt ngày suốt đêm chiêm bao, mắt nhắm lại nằm chiêm bao còn có thể mau chóng tỉnh lại được, các ông mở mắt mà chiêm bao thì chẳng có lúc nào tỉnh, còn biết cái chiêm bao nầy sẽ kéo dài tới thời gian nào mới có thể tỉnh được? Tội nghiệp quá! Người chưa liễu ngộ đều là mở mắt nằm chiêm bao mà không hiểu được đang nằm chiêm bao. Muốn biết cái chiêm bao nầy lúc nào mới tỉnh lại được thì nhất thiết phải khai ngộ, khai ngộ rồi cũng như ngủ nằm chiêm bao thình lình tỉnh dậy. Ta hỏi các ông cái chiêm bao nầy còn có kỳ hạn tỉnh dậy không? Còn nói về cái tâm không khởi ý, ý tức là niệm, tâm có thể khởi thiện niệm, khởi ác niệm, nếu tất cả niệm đều không khởi ấy tức là không có đối đãi, đại khái ý nghĩa là như vậy đó. Kỳ thực không phải thế, cần phải thánh bất khả đắc, phàm bất khả đắc, niệm bất khả đắc, tâm cũng bất khả đắc, nói không rơi vào hai (có đối đãi) thì đã rơi vào ba, luôn cái nhất cũng bất khả đắc mới cho là có một tí tương ưng trong thiền tông. Trong thiền tông chính yếu là phá cái mở mắt chiêm bao, quét sạch mọi tà niệm. Chiêm bao không tỉnh được thì sanh tử không liễu được, tà niệm không trừ thì vọng sinh ra chi tiết, chi tiết vọng rồi thì thiện nhân chiêu ác quả. Ông tưởng là không sai: kỳ thật là báng Phật, phỉ Tổ, phỉ báng thiền đường, phỉ báng đại pháp luân, cái nhân nầy đã gieo xuống rồi thì khỏi nói nữa, phải đọa địa ngục A Tỳ. Mỗi khi có người nói: "Trong thiền tông nói nghe thì tốt lắm, có huyền có diệu, nhưng làm thì có chỗ như không đúng. Mỗi khi ngồi xuống lại buồn ngủ mà còn ngáy nữa", thế thì tâm ông sanh hột giống khinh mạn, ông làm như vậy thì cái nhân phỉ báng đã gieo xuống rồi. Tại sao vậy? Người xưa có câu chuyện tương tợ nay ta kể ra một câu chuyện xưa cho nghe: Ngày trước Tứ Tổ đến núi Ngưu Đầu ở Nam Kinh thấy có tử khí (hơi màu đỏ). Tổ nói: "Trong núi nhất định có người tu đạo." Tổ bèn trèo lên, thì gặp Thiền Sư Pháp Dung, có con cọp ở một bên, Tứ Tổ làm ra vẻ hoảng sợ, Dung nói: "Ông còn có cái nầy tồn tại sao?" Tứ Tổ nói thầm trong bụng "Đây là bậc Đạo nhân" rồi chạy đến chỗ ngồi bằng cỏ của Pháp Dung và vẽ một chữ Phật lên trên đó. Dung thấy có chữ Phật thì không dám ngồi, Tứ Tổ bèn hỏi: "Ông còn cái nầy tồn tại sao?" Biết được đồng là có đạo. Đêm đó Dung nhường chỗ cho Tổ ngủ, trên giường suốt đêm Tổ cứ ngáy. Sáng ngày hôm sau, Dung nói: "Ông thực không biết mắc cở, ngáy suốt đêm làm tôi ngồi không yên". Tứ Tổ nói: "ông còn làm phiền tôi, ông làm con rệp rớt xuống đất té gảy chân vừa kêu vừa nhảy không thôi suốt đêm làm tôi ngủ không yên". Người đời sau có hai câu nói:
"Pháp Dung khi chưa gặp Tứ Tổ thì như thế nào? Sau khi gặp rồi thì thế nào? Khi chưa gặp thì Trời, người đều cúng dường, vượn khỉ dâng trái cây, sau khi gặp Tổ chẳng còn ai cúng dường, quả chẳng ai dâng. "Các ông tham xem tại sao như vậy? Lúc ta ở Chùa Kim Sơn khi dụng công phu đắc lực nằm trên quảng đơn nghe tiếng ồn ào, ta đi xuống xem thì không thấy ai, tất cả đại chúng đều ngủ không một người nào nói chuyện, ta nhìn dưới đáy quảng đơn mới thấy hai con rệp cắn lộn nhau, ta mới đưa chúng tới liêu như ý, cho ít đồ ăn để chúng nó ăn. Các ông thử tưởng tượng xem, còn có thể lấy cái vọng tưởng của mình mà phân biệt được không? Điều ta nói chính là bản thân ta làm đến. Hôm nay ta nói cái chỗ hành của ta, sợ các ông còn có điểm hoài nghi, đợi khi công phu của các ông đến chỗ nầy rồi thì các ông sẽ được biết. Nhưng đợi đến các ông biết để ăn năn cái nhân phỉ báng đã tạo lúc trước thì đã trễ rồi, cho nên ta hôm nay đặc biệt chỉ ra cho các ông, ấy là việc rất cần cần lắm. Các ông hãy phát tâm, tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 26 tháng 10 (thất nhì ngày thứ tư)
Tham thiền dụng công quý ở chỗ hành. Hành được mới gọi là tham thiền, không hành, miệng nói tham thiền cũng như không. Chữ hành trong thiền tông rất quan trọng. Không những đời nay hiểu sai lầm cái chữ hành nầy mà ngày xưa người hiểu sai lầm cũng không ít; tất cả đều cho thấy được là xong, hoặc lãnh hội được sự kiện nầy người xưa nay đều vốn có, không cần tu chứng, hoàn toàn là vậy rồi, vậy còn hành cái gì? Cứ cho hành là dư thừa, kỳ thực thiền tông rất quý chữ hành, ấy là sự thực hành, chớ nên lầm tưởng. Phải biết cửa thiền tông là cửa vô thượng, cái hành của thiền tông là hành vô thượng. Muốn đạt đến mục đích trước tiên phải biết: chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay là do hành mà đến, tuyệt không phải khi không mà có được, cũng không phải người ta đưa ông đến; lên thiên đường cũng do ông đi, xuống địa ngục cũng do ông đến, thai trâu bụng ngựa cũng do ông đi đến, nay làm người như thế nầy cũng do ông hành tới, đại khái đều như vậy cả. Chẳng thấy người ta lôi ông xuống địa ngục. Từ đó suy ra phàm chúng sanh có sinh tử thì cũng từ lý nầy. Chúng ta dĩ nhiên đều biết tất cả đều do tự ta hành đến, vậy ngày nay muốn phản bổn quy nguyên đâu phải cứ nói ra là đến nhà được đâu, là lãnh hội được đâu? Thời gian tới phải trãi qua biết bao niên đại mới đến nơi xa như thế nầy, nay muốn phản bổn quy nguyên tất phải theo lối cũ mà về thôi. Hơn nữa, trên tâm hạnh các ông đều biết phiền não không tốt, vọng tưởng xấu xa, nghiệp chướng không được nổi lên, nhưng mà tuy biết phiền não là không tốt, phải vứt đi, vọng tưởng là cái xấu phải bỏ đi, sự thật thì có thể bỏ được chăng? Giả sử vứt được thì vứt ngay bây giờ xem nào, dù ông bản lĩnh to bằng trời sợ không làm được như lời đâu, đã không làm được thì không được như thế, theo thế mà nghiên cứu thì chữ hành tất nhiên không được thiếu sót, nhưng đối với người trung hạ căn mà nói thì cái hành này cũng giống như đi đường từ bao xa đến, khi trở về cũng phải đi từng ấy xa thì mới trở về được nguyên xứ. Ví dụ từ ngoài nghìn dặm đến hôm nay trở về cũng phải trải qua nghìn dặm, mỗi ngày đi trăm dặm thì phải đi mất mười ngày mới đi hết. Giả sử thiếu một ngày hay thiếu một dặm cũng không đến nhà được, lý do nầy thì nhất định. Nhưng đối với các ông người có chút căn cơ lại thêm vào đích chỉ trong thiền tông của chúng ta thì không cần phải đi như vậy. Chỗ hành của thiền tông thì như thế nào? Ông từ ngàn dặm đến đây, hôm nay không những không cần ông đi ngàn dặm mới đến được quê nhà mà luôn cả danh từ ngàn dặm đường cũng bất khả đắc, danh từ đã bất khả đắc mà còn muốn ông đi sao? Quày đầu lại là đúng rồi, gót chân không cần nhúc nhích hễ cử động là phải rồi. Các ông thử nghĩ xem: cái pháp tham thiền nầy có trực tiếp không? Người căn cơ thượng đẳng phải hiểu được rằng không phải sinh ra là đã được thượng căn rồi mà cũng là do ở chúng ta từ làm người hạ căn đạt đến trung căn, rồi từ trung căn thành thượng căn, đến thượng căn rồi thì nhất văn thiên ngộ (một nghe ngàn ngộ). Tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 26 tháng 10 (thất nhì ngày thứ năm)
Pháp tham thiền là một chính pháp cứu thế, cứu thân và diệu pháp cứu tâm. Chữ thiền nầy là cái cửa ngõ tất yếu mà làm người cần phải đi qua, người tham thiền không phải đã tham được thiền là xong đâu, thực ra phải có một tí mùi vị gì của tham thiền; vậy thì ông phải bận rộn hết sức, có bảo các ông dừng nghỉ một chút các ông cũng không chịu. Nếu chân thực đạt được mục đích của thiền thì việc thành Phật saün sàng trước mắt. Phật đây không có quốc độ nầy quốc độ nọ, không có chúng sanh chư Phật. Muốn thành Phật trải qua a-tăng-kỳ kiếp, cần phải xả đầu mắt, xả óc tủy tim gan, ngũ tạng, kết duyên cho với chúng sanh cõi đại địa, kết duyên cho đầy đủ rồi, nhân duyên thành thục thị hiện giáng sanh, khổ hạnh thành Phật tọa đạo tràng, một đời hoằng dương thánh giáo. Nhưng quả địa Phật nầy lại do nhân địa Phật tạo ra quả địa Phật, khi thành thì làm giáo chủ cả đại thiên thế giới. Mỗi người tham thiền các ông cần đạt đến mục đích của thiền, không những các ông ở tại thiền đường nầy mà cả tăng lẫn tục ở khắp nơi, nam hoặc nữ đều cần phải đạt đến mục đích của thiền, muốn đạt đến mục đích đương nhiên phải có một phen sự việc, còn mong các ông dư ra được mấy người không chỗ làm việc, ở đó mà ngủ gục, tại sao vậy? Mỗi thế giới có một giáo chủ, vậy vô lượng thế giới cho đến vi trần trong hư không đều có giáo chủ. Người thành Phật quá động còn dư ra mấy người không có thế giới để làm giáo chủ giáo hóa chúng sanh, đây là điều tôi hy vọng đối với các ông, không những ta hy vọng các ông như vậy, cả đến thập phương Chư Phật thấy các ông có cái tri thức tham thiền được như vậy cũng phải vui vẻ cười to, chư Đại Bồ Tát cho đến hộ pháp long thiên đều phải chắp tay hoan hỷ hộ trì các ông, không những hộ trì mà lễ bái cũng còn được nữa. Vì vậy ở trong đạo tràng nầy, thêm vào thời kỳ thiền thất được định kỳ thủ chứng, nên cần phải thiết tha nổ lực, mọi cái đều phải buông bỏ hết, buông đến sạch sành sanh. Tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 28 tháng 10 (thất nhì ngày thứ sáu)
Người trong thiền tông phải làm việc trong thiền tông. Các ông cần phải hiểu cái hành trong thiền tông là cái gì? Nếu không hiểu rõ thì cho ông có suốt đời ở thiền đường thì vẫn còn đứng ở ngoài cửa thôi. Hôm nay ta nói cho các ông biết qua, ấy là việc ở thiền tông không có gì khác ngoài việc tham thiền ngộ đạo, liễu sanh thoát tử nhưng tham thiền là tham ở nơi mình, liễu sanh thoát tử là liễu thoát sanh tử của mình chứ không phải là thay cho người khác, dù cho ông có bản lĩnh lớn bằng trời cũng không thể làm thay cho người khác được. Còn có người ở thiền đường tưởng rằng là ở thay cho người khác, cho đến làm mọi việc là làm thay cho người khác. Các ông phải biết rằng tất cả mọi việc, việc nào không phải việc của mình đâu? Các ông nếu là người có chút tri thức không đợi ta nói ra mà đã biết quay về với chính mình rồi. Lại có một số người tưởng ở thiền đường Chùa Cao Mân, dụng công là dụng cho Chùa Cao Mân. Trong các ông nếu có người như vậy thì còn xứng đáng là người làm cái việc trong thiền tông không? Tham thiền ngộ đạo, liễu sanh thoát tử còn có phần của các ông không? Vì vậy muốn các ông mở mắt thấy cho rõ. Nhưng tham thiền ngộ đạo liễu sanh thoát tử, hai câu nói đó gom lại chỉ là hai chữ tham thiền. Do tham thiền mà ngộ được đạo, ngộ đạo rồi sanh tử lý nào không liễu? Tóm lại là tham thiền. Đối với việc tham thiền thì thế nào là thiền? Thế nào là tham? Các ông cần phải biết rõ ý nghĩa tham thiền rất rộng. Ta sơ lược chỉ cho các ông một chỗ hạ thủ rất xác thực, mong các ông cứ nghe thì lãnh hội ngay và một mạch mà hành thì sẽ đến nhà. Trước nhất phải biết: từ vô lượng kiếp do một niệm bất giác nên đều hướng ngoại mà chạy cho đến nay vẫn còn bất tri bất giác, thậm chí đều không biết có nhà, vì thế nên gọi là chúng sanh. Phải biết hướng ngoại là gì? Hướng nội là gì? Hướng ngoại là lục đạo luân hồi sanh tử bất định; hướng nội là bổn lai diện mục cùng đồng một thể với chư Phật. Dạy các ông tham thoại đầu là dạy các ông hướng nội, tham thoại đầu tức là tham thiền, là hướng nội. Tóm lại, muốn thấy bổn lai diện mục mà không hướng nội là không được; không hướng nội ấy là sinh tử. Vì sao tham thoại đầu là hướng nội? Có lẽ các ông không rõ ràng, ta giảng một thí dụ cho các ông nghe: các ông đang ngồi đây ta hỏi các ông: "Có thấy bàn thờ Phật không?" Các ông đương nhiên trả lời là thấy, ta hỏi thêm: "Trên bàn thờ có gì?" Nhất định các ông sẽ trả lời là: Bên trong có Phật Tỳ-Lô và những thứ khác." Ta lại hỏi: "Người thấy bàn thờ Phật là ai?" Các ông hãy quay đầu hướng vào chính mình xem! Trong lúc đó không thấy có Phật, ngay cả bàn thờ Phật cũng không có luôn, các đồ vật khác còn có không? Không những không còn mà còn phải quay đầu lại tham vấn trên cái niệm của chính mình đi. Các ông thử nghĩ xem thấy bàn thờ là hướng ngoại, không thấy là hướng nội; không thấy bàn thờ Phật trên niệm nầy mà "truy" ấy là hướng nội. Theo như thí dụ nầy mà thấy thì tham thoại đầu cũng vậy. Niệm Phật, có Phật để niệm được là hướng ngoại; tham "niệm Phật là ai" thì cứ trên niệm ấy mà tham vấn, ấy là hướng nội, hướng nội tức là tham thiền. Hôm nay ta đem ví dụ về sự tham thiền giảng cho các ông nghe qua rồi các ông không được nói là không biết tham thiền, không hiểu được tham câu thoại đầu nữa. Ta hôm nay giao hẹn rõ ràng cho các ông rồi, hãy phát tâm. Tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 29 tháng 10 (thất thứ nhì ngày thứ bảy)
Người có một tí lợi căn thì dụng công không lấy gì làm khó. Không nhờ ở tu chứng, đương thể bổn lai chân tánh không dư, không thiếu, thanh tịnh quang minh không do người khác mà được, đều tụ mình saün có, chỉ vì các ông không thể hành như vậy thôi. Bệnh ở đâu? Bệnh ở nơi chữ "chướng". Chúng ta vốn không có mê, vì chướng mà có mê, chướng lìa thì ngộ, sanh tử vì chướng mà có, nếu không có chướng thì sanh tử cũng không. Nếu bỏ chướng đi thì bổn lai diện mục chúng ta đương nhiên hiện ra. Như vậy phải biết chướng là cái cửa ngõ trọng yếu của người dụng công phu, các ông có biết không? Nếu biết được cái chướng nầy thì các ông sẽ có biện pháp để trừ nó. Nếu không biết chướng là cái gì, lấy cái gì làm chướng thì còn nói làm sao trừ chướng được? Làm sao lo cho xong? Đối với người thông thường thì cho là: "sanh tử là chướng, sanh tử bên bờ nầy là chướng, bên bờ kia là Niết Bàn, Niết Bàn không phải là chướng, mê là chướng, ngộ tức không phải là chướng, trần lao là chướng, thanh tịnh là cứu cánh, chúng sanh là chướng, Phật là rất tốt". Đại khái là thế. Thiền tông thì không vậy, sanh tử là chướng, Niết Bàn cũng là chướng, mê là chướng, ngộ cũng là chướng, chúng sanh là chướng, Phật cũng là chướng, thân là chướng, tâm cũng là chướng, sơn hà đại địa là chướng, hư không cũng là chướng. Các ông còn tin chăng? Có người cho rằng: sanh tử là khổ đương nhiên là chướng rồi, Niết Bàn là lạc làm sao lại là chướng được? Chúng sanh là chướng, sao Phật cũng là chướng? Sưn hà là chướng, hư không tại sao cũng là chướng? Nói như vậy thì tôi cần dụng công làm cái gì? Việc trong thiền tông thật là khó tu quá! Đúng đấy! Các ông hồ nghi như vậy nên ta muốn chỉ ra cho các ông, muốn dẫn các ông đi trên đường đi của thiền tông. Nhưng ta chỉ vẽ cho các ông, dẫn đường cho các ông là muốn các ông tự đi, chứ nếu các ông không tự mình đi thì ta không đi thay cho được đâu. Tại sao trong thiền tông muốn nói sanh tử Niết Bàn, chúng sanh Chư Phật, bờ nầy bờ kia, thanh tịnh phiền não, mê ngộ, thân tâm, hư không đại địa đều là chướng? Phải biết rằng tất cả chướng không rời tâm, sanh tử là tâm, chứng Niết Bàn cũng là tâm, cho đến hết thảy hư không đại địa cũng đều là tâm cả. Cái tâm nầy là cái chướng căn bản, căn bản đã chướng thì còn chổ nào không phải là chướng nữa? Các ông muốn lìa cái chướng nầy thì phải có cách nào? Nếu nói: sanh tử khổ là chướng thì lìa bỏ nó, lạc của Niết Bàn cũng là chướng thì cũng bỏ luôn lạc đi; bờ nầy không trụ, bờ kia không trụ, phiền não không trụ, thanh tịnh không trụ, cho đến hư không cũng không trụ. Tóm lại, tất cả trần lao thế giới bên ngoài thân đều bỏ sạch, nhức ngứa trên thân cũng bỏ, vọng tưởng nhiều như cát trong tâm cũng bỏ. Phương pháp trừ bỏ như vậy sai hay không sai? Nhưng trong thiền tông không như vậy. Tại sao như thế? Nếu bỏ từng món một thì chẳng lúc nào hết được; bên nầy dứt thì bên kia sanh, chôn hồ lô trên nước thì không dễ gì được đâu. Đến nhà rồi thì mới có thể đem gốc của nó mà bỏ đi hết được. Thí dụ như mặt trời mặt trăng sơn hà đại địa v.v... tuy là sắc tướng nhiều lắm nhưng đều ở trong một cái hư không, nếu ta muốn bỏ mặt trời mặt trăng, sơn hà đại địa không phải là nhiều lắm sao? Nếu muốn bỏ lần lượt từng món vật cho hết thì e rằng không có bản lĩnh to như thế! Nếu ta có sức lực một tay đặp bể hư không thì còn cái gì nữa? Liễu chướng cũng như vậy thôi. Mặt trăng mặt trời và mọi cái khác cũng giống như những cái chướng nầy nọ của chúng ta, hư không thì cũng như tâm của chúng ta, nếu có thể đem tâm mà liễu bỏ được, thế không phải là trừ bỏ hết tất cả chướng hay sao? Pháp liễu tâm tức là tham thoại đầu; pháp nầy để trên niệm mình mà truy cứu, lâu ngày rồi thì tâm sẽ hết, vọng tưởng cũng sẽ hết, nhân, pháp, đều mất. Lúc bấy giờ thì các ông mới nhận thức Chùa Cao Mân, mới hiểu được lợi ích của câu thoại đầu ở thiền đường! Nhưng sự dụng công ngay bây giờ của các ông cần phải đề lên câu thoại đầu từng giây, từng phút mà truy cứu, chẳng hỏi động tịnh nằm ngồi đi đứng, niệm niệm không gián đoạn, có ngày các ông sẽ đập bể được hư không. Hãy tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 30 tháng 10 (thất thứ ba ngày đầu)
Pháp luân chưa chuyển thực luân phải chuyển trước. Trong sự khó khăn vô vàn của nhà chùa, dù cho khó khăn đến đâu cũng phải ra sức duy trì cho nên phát khởi thiền thất cho các sư được chuyên tâm tu hành. Cũng vì đạo tâm của các sư thành khẩn cảm động đến hộ pháp long thiên và được nhiều vị trưởng lão ở các nơi phát đại từ bi, thấy nhà chùa đời sống thanh bần mà quan tâm đến đạo niệm của các ông vì thế đặc biệt cung cấp dầu, muốn, gạo, củi để nhà chùa khỏi phải lo lắng, các sư được an tâm tu đạo. Các vị trưởng lão nầy trước kia hoặc là thủ tọa hòa thượng. Tây đường sư phụ, hoặc đường chủ sư phụ, lâu nay vẫn thường quan tâm đến sự thanh bần của đạo tràng. Nhưng các sư đó không thể so sánh với người đại phú được, đều tiện tặn, ăn xài bỏn xẻn, tích tụ tiền bạc do y bát khất thực không dễ gì có được. Không thể nói là cứ ngồi ngồi, đi đi mà trai thực tiêu đi được đâu. Nếu các ông cứ cho như thế mà không có công việc gì khác thì làm sao có thể trang trải được nợ cơm! Người xưa đã nói: "Thốn hương năng tiêu đấu kim (một tấc hương có thể tiêu được đấu vàng)". Tại sao suốt ngày tọa hương mà không đủ trả được nợ cơm? Thật đúng lắm! Ta muốn hỏi các ông:
Từ sáng đến tối, tấc hương nào tiêu được đấu vàng? và tấc hương nào không tiêu được đấu vàng? Các ông hãy nghiên cứu thử xem? Không phải là việc nhỏ đâu! Ta thấy các ông đối với "tấc hương tiêu đấu vàng" đại khái còn chưa làm được. Đối với việc trang trải nợ cơm, ta không những có thể hứa với các ông mà còn có thể bảo đảm nữa. Ta bảo đảm ở chỗ nào? Là ở chỗ muốn cho các ông đối với câu thoại đầu không biết là ai, cứu cánh là ai, điều đó không hiểu được, rốt ráo là ai cũng còn không hiểu được; suốt ngày tiền niệm là câu thoại đầu, mà hậu niệm cũng là câu thoại đầu. Các ông tự mình đi như vậy thì ta bảo đảm các ông tiêu được cái nợ cơm. Ta muốn hỏi các ông có tham thiền hay không? Các ông đương nhiên trả lời:
"Suốt ngày tôi tham câu thoại đầu không mảy may gián đoạn", ta hỏi thêm các ông: câu thoại đầu không gián đoạn thì trên thân các ông có áo mặc không, quả đường còn ăn cơm không? Các ông trả lời ta cách nào? Nếu biết sự mặc là áo quần, sự ăn là cơm gạo thì không đúng rồi, tôi không dám bảo đảo đâu! Ngoài ra các ông còn trả lời ra sao nữa, hãy nghiên cứu thử xem? Mặc áo không phải mặc áo, ăn cơm không phải ăn cơm; cũng như người xưa nói mặc áo suốt ngày không dính một sợi chỉ, suốt ngày ăn cơm không cắn một hạt gạo. Nếu các ông tham thiền được như thế thì đầy là bằng chứng ta có thể bảo đảm. Trái lại, ta không những không dám bảo đảm mà ngay cả Phật Thích Ca cũng chẳng dám. Các ông phát tâm, hãy tham đi!
KHAI THỊ
Ngày 1 tháng 11 (thất thứ ba ngày thứ hai)
Tham thiền không phải là việc hưởng nhàn. Hôm nay là trong thời kỳ đả thất không cần phải nói lại con đường công phu làm chi nữa, nếu cần phải nói thì không còn đả thất nữa. Vì sao vậy? Vì lúc bình thường cần phải dụng công cho tốt, kịp đến lúc đả thất cần thêm tinh tiến thời ngộ ngay thôi. Nếu muốn nói đường đi trong thời kỳ thất vậy thì, đường đã nhiều lại thêm lắm: vọng tưởng, hôn trầm, chẳng biết đến tham thiền. Không biết đến việc phát khởi nghi tình, phiền não, vô minh v.v... lại càng thêm lắm. Cứ theo như thế mà vẫn còn được gọi là đả thất hay sao? Đả thất cần ở sự khai ngộ cũng như theo đuổi việc thi cử vậy. Kỳ thi không phải là lúc đi học, lúc bình thường cần phải học hành cho tốt. Một khi đã đến nơi trường thi rồi thì chỉ còn lo việc công danh. Giả sử vô trường thi chữ không biết lại còn đi tìm lấy người để hỏi, điều nầy có được không? Đả thất cũng như thế. Trong thời kỳ đả thất còn không hiểu được sự dụng công, lại cũng chẳng hiểu vọng tưởng và tham thiền có như nhau hay không, đầu mối sự phát nghi tình là như thế nào, như thế mà đả thất hay sao? Thật tiếc cho các ông không thể không nói được. Nếu mà không nói thì không những chỗ sâu xa không thấy đến mà chỗ nông cạn cũng chẳng nhìn ra, cho nên ta nay vì các ông mà nói, tham thiền khởi nghi tình là như thế nào? Phải biết câu thoại đầu là như thế nào? Không rõ cứu cánh là ai? Chẳng hiểu được là ai, rốt rào là ai? cũng chẳng biết là ai, không rõ không biết, mơ mơ hồ hồ tức là nghi tình vậy. Vọng tưởng với tham thiền đều là một vọng tưởng, cùng một con đường. Ta nói như thế các ông nghe lại cho là: "tham thiền cũng là vọng tưởng, vậy còn phải tham thiền làm gì? Vọng tưởng hóa ra là lục đạo luân hồi, tham thiền cũng là vọng tưởng vậy tham thiền không phải là luân hồi sao?" Cần phải hiểu được là chỗ khác nhau giữa vọng tưởng của sự tham thiền với vọng tưởng của vọng tưởng là thế nào? Vọng tưởng thì tùy nghiệp chuyển, tham thiền thì tùy tâm chuyển, tùy nghiệp chuyển thì tâm đi trước, các ông đi theo sau tâm. Nghiệp thì chuyển hướng về nẻo luân hồi mà đi, cho nên vọng tưởng là theo nghiệp chuyển, tùy nghiệp thì tất cả là sanh tử. Tham thiền thì tùy tâm chuyển. Tâm là cái gì vậy? Có phải quả tim bằng thịt của các ông không? Thế lấy gì làm tâm của các ông? Tâm, vậy thì ở đâu? Ở trong chăng? Ở ngoài chăng? Hay là ở khoảng giữa hay nơi nào nữa? Thật đáng tiếc! Các ông thật chẳng biết gì? Ta nói đưa chân lên, để chân xuống, đi đứng nằm ngồi, ra vào tới lui, tất cả chỗ nào cũng chẳng mảy may rời tâm cả, vậy có chỗ nào không phải tâm đâu? Ấy chỉ là mình thừa nhận không được thôi. Hôm nay ta hai tay mang đến trước mặt các ông sợ rằng các ông cũng chẳng biết ra được. Thế còn người nào có thể thừa nhận được chăng? Ta dám nói với các ông một người cũng chẳng có. Vậy thì câu thoại đầu đợi các ông tham cứu cho đến chỗ đắc lực, muốn các ông tự mình nhận thức một tí. Ta nói cái gì các ông cũng có thể tin lấy được, nếu công phu không đến được nơi nầy thì dù ta có nói tốt nữa cũng không dễ gì tin được đâu. Nhưng câu thoại đầu này nói là chân như cũng được, nói là Phật tính cũng được, nói là Pháp thân cũng được, nói là tâm cũng xong, phạm vi của nó rất rộng lớn vậy. Thật đáng tiếc cho các ông! Đối với tâm thì tuyệt không biết gì. Hôm nay ta dạy cho các ông hãy lấy câu thoại đầu làm tâm đấy. Câu thoại đầu đến nơi đâu các ông đến nơi đó, câu thoại đầu đi trước các ông đi theo sau. Nói tóm lại, lấy câu thoại đầu để xét tâm ta, hỏi tâm ta, truy cứu tâm ta, lâu ngày đi rồi cũng có thể làm sáng được tâm ta. Đây tất cả sẽ là: vọng tưởng tùy nghiệp chuyển tức là sanh tử, vọng tưởng tùy tâm chuyển tức là minh tâm. Các ông phải thấu đáo thấy được là lời ta có đúng không, việc ta nói là việc của ta, không liên can gì đến các ông, muốn cho các ông dụng công phu đến nơi ấy thì các ông tự mình sẽ thấy thôi, và các ông mới có được sự thụ dụng. Giả sử như lời của ta nói mà các ông đối với bổn phận mình lại không nghe không hỏi, thế thực là đáng tiếc! Đáng buồn! Phải hiểu được là: cái xác thân nầy, thời giờ thì hữu hạn, một khi đã ngã xuống rồi thì không còn gì để truy xét nữa. Tiền đồ thật không kham nghĩ đến. Cần phải nhanh chóng lên. Hãy tham đi!
>>>Phần 2
TVHS
/***
|''Name:''|LoadRemoteFileThroughProxy (previous LoadRemoteFileHijack)|
|''Description:''|When the TiddlyWiki file is located on the web (view over http) the content of [[SiteProxy]] tiddler is added in front of the file url. If [[SiteProxy]] does not exist "/proxy/" is added. |
|''Version:''|1.1.0|
|''Date:''|mar 17, 2007|
|''Source:''|http://tiddlywiki.bidix.info/#LoadRemoteFileHijack|
|''Author:''|BidiX (BidiX (at) bidix (dot) info)|
|''License:''|[[BSD open source license|http://tiddlywiki.bidix.info/#%5B%5BBSD%20open%20source%20license%5D%5D ]]|
|''~CoreVersion:''|2.2.0|
***/
//{{{
version.extensions.LoadRemoteFileThroughProxy = {
 major: 1, minor: 1, revision: 0, 
 date: new Date("mar 17, 2007"), 
 source: "http://tiddlywiki.bidix.info/#LoadRemoteFileThroughProxy"};

if (!window.bidix) window.bidix = {}; // bidix namespace
if (!bidix.core) bidix.core = {};

bidix.core.loadRemoteFile = loadRemoteFile;
loadRemoteFile = function(url,callback,params)
{
 if ((document.location.toString().substr(0,4) == "http") && (url.substr(0,4) == "http")){ 
 url = store.getTiddlerText("SiteProxy", "/proxy/") + url;
 }
 return bidix.core.loadRemoteFile(url,callback,params);
}
//}}}

(Trích dịch trong Chỉ Nguyệt Lục)
Dịch giả: Thích Duy Lực
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc. Ban sơ theo Pháp Tướng Tông, học giáo lý và giới luật, sư đi các nơi nghe giảng Kinh Pháp, như kinh Lăng Già, kinh Hoa Nghiêm v.v. rồi đi sâu vào 

Trung Quán Luận, Bách Môn Luận, sư thấu suốt diệu nghĩa của tất cả kinh luận. Sau cùng đến Thiền hội của Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư tham vấn, bỗng nhiên được khai ngộ, đắc du hý tam muội. Sư làm hành đơn (chức làm trong phòng ăn) nơi thiền hội Mã Tổ. Một ngày kia, sư đang dọn cháo cho chư tăng, 

Mã Tổ hỏi: "Trong thùng (đựng cháo) là cái gì?" Sư đáp: "Ông già này, bịt miệng đi, nói lời thế này!" Mã Tổ bèn thôi. Từ đó, các đồng tham chẳng ai dám cật vấn sư.

Năm mười một niên hiệu Trinh Quang nhà Đường, sư làm trụ trì ở Trì Dương, ba mươi mấy năm chẳng xuống núi Nam Tuyền. Các tòng lâm tôn ngài là một vị thiền sư nổi bật.

Dưới núi Nam Tuyền có một am chủ; có người nói với am chủ rằng: "Gần đây có hòa thượng Nam Tuyền ra đời, tại sao không đi để yết kiến." Vị am chủ nói: "Chẳng những Nam Tuyền ra đời, dẫu cho ngàn Phật ra đời, tôi cũng không đi." Sư nghe rồi, sai đệ tử là Triệu Châu đi khám xét. Triệu Châu đi từ đông qua tây, từ tây qua đông, am chủ cũng chẳng màng. Châu nói: "Thảo tặc đại bại", rồi buông rèm xuống đi về, kể lại với sư, sư nói: "Xưa nay ta nghi ông này." Ngày hôm sau, sư cùng sa di đem một bình trà với ba cái chén đến am, liệng xuống đất, rồi nói: "Hôm qua đó, hôm qua đó." Am chủ hỏi: "Hôm qua đó là gì?" Sư đánh vào lưng vị sa di một cái và nói: "Chớ gạt ta! Chớ gạt ta!" Và liền quay đầu trở về. Sư thượng đường (thăng tòa) rằng: "Phật Nhiên Đăng đã nói rồi, nếu do tâm thức suy nghĩ sanh ra các Pháp, đều hư giả chẳng thật. Tại sao? Vì tâm còn chẳng có, làm sao sanh ra các Pháp, giống như lấy hình ảnh để phân biệt hư không, như lấy âm thanh để trong rương, cũng như thổi mạng lưới muốn cho đầy." Nên Lão Túc (Mã Tổ) nói: "Chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật, để dạy các anh em thực hành. Căn cứ lời Phật, thập địa bồ tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đắc pháp tạng bí mật của chư Phật, đắc tất cả thiền định giải thoát, thần thông diệu dụng, đến tất cả thế giới phổ hiện sắc thân, thị hiện thành Đẳng Chánh Giác, chuyển đại Pháp luân, nhập niết bàn, đem vô lượng nhập vào một lỗ chân lông, giảng một câu kinh trải qua vô lượng kiếp, nghĩa cũng chưa hết, giáo hóa vô lượng chúng sanh, đắc vô sanh pháp nhẫn, còn bị gọi là sở tri ngu, cực vị tế sở tri ngu, toàn trái với đạo, thực khó! thực khó! Trân trọng (cáo biệt)."(Nếu chấp theo những lời kể trên làm sở tri, thì bị gọi là sở tri ngu)
Sư thượng đường rằng: "Các ông, lão tăng từ 18 tuổi đã biết cách làm kế sống, nay hễ có kẻ nào cũng biết cách làm kế sống thì ra đây cùng nhau thương lượng. Phải là người trụ núi mới được." (Người trụ núi nghĩa là người sau khi ngộ). Lương cửu (cách một lát sau), sư nhìn khắp đại chúng, hiệp chưởng (chắp tay) nói: "Trân trọng, vô sự hãy mỗi mỗi tự tu hành đi." Đại chúng đứng yên chẳng giải tán. Sư nói: "Thánh quả rất đáng sợ, người siêu việt số lượng còn chẳng nại hà (giống như không có cách nào đối phó), ta lại chẳng phải nó, nó lại chẳng phải ta - nó làm sao nại hà ta - những nhà kinh luận nói pháp thân là cùng tột, gọi là lý tận tam muội, nghĩa tận tam muội. Như lão tăng, khi xưa bị người dạy cách phản bổn hoàn nguyên, hiểu theo như thế là việc tai họa. Các anh em, gần đây thiền sư quá nhiều, muốn tìm một người ngu độn chẳng thể được. Chẳng phải hoàn toàn không có, nhưng mà rất ít, nếu có thì ra đây cùng ta thương lượng. Như thời không kiếp, có người tu hành hay không? Có hay không? Sao chẳng ai đáp? Các ông bình thường lưỡi như dao bén (biện luận rất hay), nay ta hỏi đều không mở miệng, tại sao không ra đây nói? Các anh em, chẳng kể việc lúc Phật ra đời. Mọi người hiện nay cứ gánh Phật trên vai mà đi, nghe lão tăng nói: "Tâm chẳng phải Phật, Trí chẳng phải Đạo. Bèn tụ nhau suy đoán. Lão tăng chẳng có chỗ để các ông suy đoán, nếu các ông rút hư không làm cây gậy, đánh được lão tăng, thì mặc kệ các ông suy đoán. Lúc ấy có tăng hỏi, từ xưa chư tổ cho đến Giang Tây Mã Tổ đều nói: "Tức tâm là Phật, bình thường tâm là Đạo." Nay hòa thượng nói Tâm chẳng phải Phật, Trí chẳng phải Đạo, khiến học nhơn rất sanh nghi hoặc, xin hòa thượng từ bi chỉ dạy." Sư lớn tiếng đáp rằng: "Ông nếu là Phật, thì còn gì để nghi Phật như thế. Lão tăng chẳng phải Phật, cũng chẳng gặp Tổ Sư, ông nói như thế hãy tự tìm Tổ Sư đi." Tăng nói: "Hòa thượng dạy thế này, bảo học nhơn làm sao hộ trì được", sư nói: "Ông mau dùng tay nâng hư không đi."
Tăng nói: "Hư không chẳng tướng động làm sao nâng?" Sư nói: "Ông nói chẳng tướng động đã là động rồi, hư không làm sao biết nói chẳng tướng động, đây đều là kiến giải, tình chấp của ông thôi."
Tăng nói: "Hư không chẳng tướng động còn là tình chấp, vậy hồi nãy bảo con nâng vật gì?"
Sư nói: "Ông đã biết chẳng nên nói nâng, còn tính ở đâu hộ trì nó?"
Tăng hỏi: "Tức Tâm là Phật, Tâm ấy làm Phật được chăng?" Sư đáp: "Tức Tâm là Phật, Tâm ấy là Phật thuộc về tình chấp, đều do suy tưởng mà thành. Phật là trí nhơn, tâm là chủ chiêu tập nghiệp. Lúc đối vật mới có diệu dụng, Đại đức chớ nhận tâm nhận Phật. Nếu nhận được là cảnh, bị gọi là sở tri ngu. Nên Giang Tây Mã Tổ nói, chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật để dạy người đời sau thực hành. Hiện nay kẻ học đạo đắp y đi khắp nơi, nghi việc không đáng kể như thế này còn được chăng?"
Tăng nói: "Đã chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật, nay hòa thượng còn nói Tâm chẳng phải Phật, Trí chẳng phải Đạo, thật chưa rõ là thế nào?"
Sư nói: "Ông chẳng nhận tâm là Phật, Trí là Đạo, lão Tăng thì chẳng đắc tâm, vậy còn dính mắc chỗ náo?"
Tăng nói: "Thảy đều không được, đâu khác gì thái hư."
Sư nói:
-Đã chẳng phải vật, so thái hư cái gì? Lại bảo khác hay chẳng khác.

Tăng nói:
-Chẳng lẽ cũng không có "chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật chẳng phải Vật" luôn chăng?
Sư nói:
-Ông nếu nhận cái này thì lại thành Tâm thành Phật rồi!
Tăng nói:
-Xin Hòa thượng giải thích.

Sư nói:
-Lão tăng tự chẳng biết.

Tăng nói:
-Tại sao chẳng biết?
Sư nói:
-Bảo ta nói gì?
Tăng nói:
-Chẳng lẽ không cho học nhân hội đạo?
Sư nói:
-Hội đạo nào? Làm sao mà hội?
Tăng nói:
-Con không biết!
Sư nói:
-Không biết thì tốt. Nếu chấp lấy lời lão tăng thì gọi là người y thông (y là dựa theo). Nếu gặp Di Lặc ra đời, thì sẽ bị ngài nắm tóc.

Tăng nói:
-Làm sao dậy kẻ hậu học đời sau?
Sư nói:
-Ông hãy tự khán, chớ lo người đời sau!
Tăng nói:
-Hồi nãy không cho con hội đạo, nay lại bảo con tự khán, thực con chưa rõ.

Sư nói:
-Âm thầm hội, diệu hội. Cho ông hội thế này.

Tăng nói:
-Thế nào là diệu hội?
Sư nói:
-Còn muốn học lời lão tăng! Dẫu nói được, cũng là lời của lão tăng, ông còn muốn làm sao?
Tăng nói:
-Con nếu tự hội được thì chẳng phiền hòa thượng. Nay con xin hòa thượng dậy bảo.

Sư nói:
-Chẳng lẽ chỉ đông chỉ tây để gạt người. Lúc ông còn mới bập bẹ sao không đến hỏi lão tăng, nay lại làm tài khôn nói ta chẳng hội, mong muốn cái gì? 

-Ông ló đầu ra nói ta xuất gia làm thiền sư, vậy lúc chưa xuất gia đã từng làm cái gì? Hãy thử nói xem, ta sẽ cùng ngươi thương lượng.

Tăng nói:
-Lúc bấy giờ con không biết.

Sư nói:
-Đã không biết thì nay nhận được này nọ là phải chăng?
Tăng nói:
-Nhận được đã chẳng phải, chẳng nhận phải chăng?
Sư nói:
-Nhận với chẳng nhận là lời nói gì?
Tăng nói:
-Đến chỗ này con càng chẳng hội được.

Sư nói:
-Ông nếu chẳng hội ta còn chẳng hội hơn.

Tăng nói:
-Con là học nhân nên chẳng hội, còn hòa thượng là thiện tri thức thì phải hội.

Sư nói:
-Ông này! Đã nói với ông chẳng hội thì còn ai mà luận thiện tri thức. Chớ làm tài khôn! Xem khi Mã Tổ còn tại thế, có một học sĩ hỏi "Như nước không gân xương, nâng ghe muôn ngàn tấn. Lý này là thế nào? Mã Tổ nói: Ở đây chẳng nước cũng chẳng ghe, luận gì gân xương." Học sĩ liền thôi. Như thế phải ít phí sức không? Cho nên ta thường nói: "Phật chẳng hội đạo, ta tự tu hành, vậy cần biết làm gì?
Tăng nói:
-Thế thì làm sao tu hành?
Sư nói:
-Không thể suy lường được. Nói với ngươi tu như vậy, hành như vậy, thực khó.

Tăng nói:
-Vậy còn cho học nhân tu hành hay không?
Sư nói:
-Lão tăng chẳng thể chướng ngại ngươi.

Tăng nói:
-Con làm sao tu hành?
Sư nói:
-Muốn hành thì hành, cứ tìm hỏi người khác.

Tăng nói:
-Nếu chẳng nhờ thiện tri thức chỉ thị, làm sao hội được. Như hòa thượng thường nói tu hành cần phải hiểu mới được. Nếu không hiểu thì e lọt vào nhân quả, chẳng có phần tự do. Chưa rõ tu hành thế nào mới khỏi lọt vào nhân quả.

Sư nói:
-Chẳng cần thương lượng. Nếu nói đi tu hành, chỗ nào không đi được.

Tăng nói:
-Làm sao đi được?
Sư nói:
-Chẳng lẽ tùy người mà tìm được.

Tăng nói:
-Hòa thượng chưa nói, bảo con làm sao tìm?
Sư nói:
-Dẫu cho nói, đi chỗ nào tìm? Như ông từ sáng tới chiều đi đông đi tây, thương lượng với ai? Được hay không được. Người khác làm sao mà biết.

Tăng nói:
-Lúc đi đông đi tây đều không suy nghĩ, phải chăng?
Sư nói:
-Lúc ấy ai nói phải với chẳng phải.

Tăng nói:
-Hòa thượng thường nói "Ta ở tất cả nơi mà vô sở hành, tất cả nơi câu thúc ta chẳng được, gọi là biến hành tam muội, phổ hiện sắc thân", tức là lý này chăng?
Sư nói:
-Nếu kẻ tu hành chỗ nào chẳng đi được, chẳng nói câu với bất câu, cũng chẳng nói tam muội.

Tăng nói:
-Vậy khác gì có pháp để đắc bồ đề đạo?
Sư nói:
-Chẳng kể khác hay chẳng khác.

Tăng nói:
-Cái thuyết tu hành của hòa thượng siêu việt và khác với đại thừa, chưa rõ thế nào?
Sư nói:
-Chẳng quản khác hay chẳng khác. Ta chưa từng học. Nếu muốn xem giáo thì có tọa chủ, kinh luận. Các nhà giáo môn thật rất đáng sợ. Ông hãy đi nghe tốt hơn.

Tăng nói:
-Rốt cuộc khiến học nhân làm sao mà hội.

Sư nói:
-Theo sự hỏi của ông vốn chỉ ở bên nhân duyên, thấy ông còn chẳng nại hà. Duyên là nhận được vật trên sáu cửa. Ông hãy hội bên Phật rồi đến thương lượng với ta. Chớ truy tìm thế này, chẳng phải thế này, chớ lấy lời cổ nhân hành hạnh bồ tát. Duy có một người hành thiền, ma Ba Tuần lãnh các quyến thuộc thường theo dõi sau lưng bồ tát, tìm chỗ tâm hành khởi lên liền chộp ngã. Nhưng trải qua vô lượng kiếp tìm chỗ một niệm khởi cũng chẳng thể được, mới cùng quyến thuộc lễ tạ, tán thán cúng dường, ấy còn là cấp bậc tiến tu, người trung hạ căn lại chẳng nại hà, huống là chỗ tuyệt công dụng, như Văn Thù, Phổ Hiền thì khỏi cần nói. Thế nào là đạo hành của ông? Là có hay không? Tìm người hành một ngày cũng chẳng thể được. Hiện nay cứ từ đầu năm đến cuối năm đi khắp nơi chỉ là tìm cứu cánh làm cái gì? chỉ là đầu môi chót lưỡi sinh ra kiến giải.

Tăng nói:
-Lúc bấy giờ chẳng tên Phật, chẳng tên chúng sanh, khiến con làm sao suy nghĩ thực hành.

Sư nói:
-Ông nói chẳng tên Phật chẳng tên chúng sanh đã là suy nghĩ rồi, cũng là nhớ lời người khác.

Tăng nói:
-Nếu như thế tất cả đều thuộc về việc lúc Phật ra đời, chẳng thể không nói.

Sư nói:
-Ông làm sao nói?
Tăng nói:
-Giả sử nói, nói cũng không tới.

Sư nói:
-Nếu nói là nói không tới, là lời tới. Ông uổng công truy tìm, ai làm cảnh cho ông tìm.

Tăng nói:
-Đã không vì làm cảnh, ai là người bên kia?
Sư nói:
-Nếu ông không dẫn chứng giáo lý thì nơi nào để luận Phật. Đã chẳng luận Phật, lão tăng luận với ai mà nói bên đây bên kia.

Tăng nói:
-Quả dù chẳng trụ đạo, nhưng đạo hay làm nhân, là nghĩa thế nào?
Sư nói:
-Ấy là lời cổ nhân. Hiện nay không thể không trì giới. Ta chẳng phải nó, nó chẳng phải ta. Cứ làm theo như con trâu con chồn! Hễ nổi lên một niệm thấy khác thì khó mà tu hành.

Tăng nói:
-Một niệm thấy khác thì khó mà tu hành là thế nào?
Sư nói:
-Mới một niệm thấy khác liền có hai gốc tốt xấu. Chẳng phải tình kiến đuổi theo nhân quả họ, lại còn có phần tự do gì?
Tăng nói:
-Thường nghe hòa thượng dậy Báo thân Hóa thân đã chẳng phải Phật thật, vậy Pháp thân là Phật thật chăng?
Sư nói:
-Đã là Ứng thân rồi!
Tăng nói:
-Nếu như thế này thì Pháp thân cũng chẳng phải Phật thật.

Sư nói:
-Pháp thân là thật hay chẳng thật, lão tăng không lưỡi, không nói được, ông bảo ta nói là được thì được.

Tăng nói:
-Ngoài lìa tam thân, pháp nào là Phật thật.

Sư nói:
-Ông này! Cùng ông già tám chín chục tuổi chửi lộn, nói với ông rồi đó, còn hỏi gì lìa, chẳng lìa, bộ muốn đem đinh đóng hư không hay sao?
Tăng nói:
-Theo kinh Hoa Nghiêm là Pháp thân Phật thuyết, là thế nào?
Sư nói:
-Ông vừa nói lời gì?
Tăng nhắc lại.

Sư nhìn qua nhìn lại rồi than:
-Nếu là Pháp thân thuyết, ông hướng vào chỗ nào để nghe?
Tăng nói:
-Con chẳng hội.

Sư nói:
-Thực khó, thực khó. Ông xem Tọa chủ Lượng là người Tứ Xuyên biết giảng ba mươi hai bộ kinh luận, lúc đang giảng ở tỉnh Giang Tây, có dịp đến tham vấn Mã Tổ trong Khai Nguyên Tự. Mã Tổ hỏi: "Nghe nói Tọa chủ hay giảng kinh, phải chăng?" Tọa chủ nói: "Không dám". Mã Tổ nói: "Đem cái gì để giảng?" Tọa chủ nói: "Đem tâm để giảng". Mã Tổ nói: "Tâm như người múa rối, ý như người hòa nhạc, làm sao giảng được?" Tọa chủ nói: "Vậy có lẽ hư không giảng được chăng?" Mã Tổ nói: "Đúng là hư không giảng được". Tọa chủ quay lưng đi liền. Mã Tổ lớn tiếng gọi: "Tọa chủ!" Tọa chủ quay đầu lại. 

Mã Tổ lớn tiếng: "Là cái gì?", tọa chủ liền khai ngộ. Ông xem thử, mau không?
Tăng nói:
-Căn cứ lời hòa thượng tức là Pháp thân thuyết pháp.

Sư nói:
-Nếu hội như thế đã là Ứng thân rồi.

Tăng nói:
-Đã là Ứng thân há chẳng có người thuyết pháp?
Sư nói:
-Ta không biết.

Tăng nói:
-Con không hội.

Sư nói:
-Không hội thì tốt, khỏi cùng nó phân giải nữa.

Tăng hỏi:
-Trong kinh nói chỗ Pháp thân Đại Sĩ hội ngộ tức thấy Pháp thân Phật. Địa vị bồ tát tức thấy Báo thân Phật. Nhị thừa chỉ thấy Hóa thân Phật là lý này chăng?
Sư nói:
-Mắt ta chưa từng xem kinh giáo, lỗ tai cũng chưa từng nghe. Ông tự xem lấy. Nếu ghi nhớ như thế thì sau này mới chẳng nại hà. Giống như người chơi hạt châu, nói ánh sáng hạt châu chiếu cùng khắp, có đĩa vàng thì phản chiếu được, bỗng bị lấy mất đĩa vàng thì chỗ nào chơi châu, chỗ nào tìm ánh sáng khắp với chẳng khắp.

Tăng lễ bái.

Sư cười rằng:
-Thực khó, thực khó. Cổ nhân mắng ông là hạng thợ săn ngư phủ, cũng là người đem phẩn vào. Trân trọng.

Triệu Châu hỏi:
-Đạo chẳng phải ngoài vật. Ngoài vật chẳng phải đạo. Thế nào là đạo ngoài vật?
Sư liền đánh. Triệu Châu nắm lấy gậy rằng:
-Về sau chớ đánh lầm người.

Sư nói:
-Rồng rắn dễ phân biệt. Nạp tử (tu sĩ) khó lừa gạt.

Bình: Tuyết Đậu Hiển thiền sư nói: "Triệu Châu như rồng không sừng, như rắn có chân. Lúc ấy không kể "tận pháp vô dân", cần phải cho ăn gậy rồi đuổi ra".

* 

* *
Lúc đang thưởng trăng, tăng hỏi:
-Bao giờ được giống như cái này?
Sư nói:
-Vương lão sư hai mươi năm trước cũng như thế này.

Tăng nói:
-Vậy hiện nay thì làm sao?
Sư bèn về phương trượng.

* 

* *
Một hôm sư hỏi Huỳnh Bá:
-Vàng vòng làm thế giới. Bạc trắng làm vách tường. Đấy là chỗ người gì ở?
Bá nói:
-Là chỗ thánh nhân ở.

Sư nói:
-Còn có một người ở quốc độ nào?
Bá Khoanh tay đứng yên. Sư nói:
-Nói chẳng được sao không hỏi Vương lão sư?
Bá hỏi lại:
-Còn có một người ở quốc độ nào?
Sư nói:
-Đáng tiếc thay!
*
* *
Sư hỏi Huỳnh Bá:
-Định huệ đẳng học, minh kiến Phật tánh, lý này thế nào?
Bá nói:
-Trong mười hai thời chẳng y dựa một vật.

Sư nói:
-Ấy là chỗ thấy của Trưởng lão chăng?
Hoàng Bá nói:
-Không dám.

Sư nói:
-Tiền nước tương tạm gác một bên. Tiền dép cỏ bảo ai trả?
Bình: Diệu Hỷ Đại Huệ thiền sư nói:
-Không thấy lời rằng "Lộ phùng Kiếm Khách tu trình Kiếm, Bất thị thi nhân mạc hiến thi".

*
* *
Sư tham vấn Bá Trượng Niết Bàn hòa thượng. Trượng hỏi:
-Từ xưa chư thánh còn có pháp nào chẳng vì người mà thuyết chăng?
Sư nói:
-Có.

Trượng nói:
-Thế nào là Pháp chẳng vì người mà thuyết?
Sư nói:
-Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật chẳng phải Vật.

Trượng nói:
-Đã thuyết rồi đó.

Sư nói:
-Con chỉ biết như thế. Hòa thượng làm thế nào?
Trượng nói:
-Ta chẳng phải Đại thiện tri thức, đâu biết thuyết hay chẳng thuyết.

Sư nói:
-Con chẳng hội.

Trượng nói:
-Ta đã quá sức vì ngươi mà nói rồi vậy.

Bình: Tuyết Đậu Hiển thiền sư tụng rằng:
Phật Tổ từ xưa chẳng vì người.

Nạp tăng xưa nay đua nhau chạy.

Trên đài gương sáng tượng khác biệt
Mỗi mỗi hướng Nam nhìn Bắc Đẩu
Chuôi Bắc Đẩu
Không chỗ thảo (thảo nghĩa là tìm lấy)
Bắt được lỗ mũi lại mất khẩu
*
* *
Sư và Lỗ Tổ, Qui Tông, Sam Sơn bốn người lìa nơi Mã Tổ, mỗi người đều muốn đi tìm nơi ở. Nửa đường chia tay, Sư cắm cây gậy xuống nói:
-Nói được cũng bị cái này chướng ngại, nói không được cũng bị cái này chướng ngại.

Qui Tông nhổ cây gậy lên, đánh Sư rồi nói:
-Cũng chỉ là Vương lão sư này thôi. Nói gì ngại, chẳng ngại.

Lỗ Tổ nói:
-Chỉ một lời nói này, truyền bá khắp thiên hạ.

Qui Tông nói:
-Còn có kẻ không truyền bá chăng?
Lỗ Tổ nói:
-Có!
Qui Tông nói:
-Thế nào là kẻ không truyền bá. Lỗ Tổ làm thế muốn bạt tai.

*
* *
Sư cùng Lỗ Tổ, Sam Sơn, Qui Tông đang uống trà. Lỗ Tổ giơ chén trà lên nói:
-Lúc thế giới chưa thành đã có cái này.

Sư nói:
-Người thời nay chỉ biết cái này, chưa biết thế giới.

Qui Tông nói:
-Phải!
Sư nói:
-Bộ Sư huynh đồng ý kiến này chăng?
Qui Tông lại nâng chén trà lên nói:
-Hướng vào lúc thế giới chưa thành, nói được chăng?
Sư giơ tay làm thế muốn bạt tai. Qui Tông đưa mặt làm thế muốn nhận.

*
* *
Ma Cốc cầm tích trượng đến Chương Kỉnh, nhiễu thiền sàng ba vòng rồi dộng tích trượng một cái, nghiêm mặt đứng thẳng. Chương Kỉnh nói:
-Phải! Phải!
Bình: Tuyết Đậu nói:
-Sai!
Ma Cốc lại đến chỗ Sư, cũng nhiễu thiền sàng ba vòng rồi cũng dộng tích trượng một cái, nghiêm mặt đứng thẳng. Sư nói:
-Chẳng phải! Chẳng phải!
Bình: Tuyết Đậu nói:
-Sai!
Ma Cốc nói:
-Chương Kỉnh nói phải, tại sao hòa thượng lại nói chẳng phải?
Sư nói:
-Chương Kỉnh thì phải, là ông chẳng phải. Đó là sức gió sở chuyển, chung qui bại hoại.

Bình: Tuyết Đậu tụng:
Này sai kia sai
Rất kî liệng bỏ
Bốn biển sóng yên
Trăm sông triều xuống
Cổ sắc phong cao thập nhị môn
Môn môn hữu lộ không tiêu điều.

Phi tiêu điều
Trăm năm ham cầu thuốc không bịnh
*
* *
Viên Ngộ Cần thiền sư rằng:
-Cần phải nhận lấy hai "Sai" mới được. Tuyết Đậu muốn đề chỗ hoạt bát nên như thế. Nếu mà thằng dưới da có máu, tự nhiên chẳng hướng vào ngôn cú để hiểu. Có người nói Tuyết Đậu thay cho Ma Cốc dùng hai chữ "Sai" này, có dính dáng gì đâu! Đâu biết cổ nhân dùng lời nói là khóa chặt quan ải. Bên đây cũng phải, bên kia cũng phải, rốt cuộc chẳng ở hai đầu này.

Khánh tạng chủ nói:
-Cần tích trượng nhiễu thiền sàng như phải và chẳng phải đều sai. Kỳ thực ý cũng chẳng ở đây.

Quy Sơn Mai thiền sư rằng:
-Chương Kỉnh nói "phải" cũng lọt vào trong vòng của Ma Cốc. Nam Tuyền nói "chẳng phải" cũng lọt vào trong vòng của Ma Cốc. Đại Quy thì không như vậy. Bỗng có người cầm tích trượng, nhiễu thiền sàng ba vòng, nghiêm mặt đứng thẳng, chỉ hướng họ rằng:
-Khi chưa đến đây, nên cho ba chục gậy.

*
* *
Diêm Quan thiền sư dậy chúng rằng:
-Hư không làm trống, tu di làm chùy. Người nào đánh được?
Không ai trả lời.

Có tăng kể lại với Sư. Sư nói:
-Vương lão sư không đánh cái trống bể này!
Bình: Pháp Nhân thiền sư nói cách khác rằng:
-Vương lão sư không đánh.

Huỳnh Long Tâm thiền sư rằng:
-Nam Tuyền Pháp Nhân chỉ biết nhìn trước, chẳng biết dòm sau. Cũng như Diêm Quan nói hư không làm trống Tu Di làm chùy, chỗ nào là chỗ bể. Còn kiểm điểm ra được chăng? Dẫu cho kiểm điểm được chỗ bể rõ ràng, ta còn muốn hỏi ngươi tìm trống đó!
*
* *
Sư với Qui Tông, Ma Cốc cùng nhau đi tham lễ Nam Dương quốc sư. Sư ở trên đường vẽ một vòng tròn, rằng:
-Nói được thì đi.

Qui Tông liền ngồi trong vòng tròn Ma Cốc bèn lạy kiểu người nữ. Sư nói:
-Thế này thì không đi.

Qui Tông nói:
-Là tâm hạnh gì?
Sư liền rủ tất cả quay về, không đi tham lễ quốc sư nữa.

Bình: Tuyết Đậu tụng rằng:
Dưỡng Do Cơ bắn vượn
Nhiễu cây sao quá thẳng!
Ngàn con và muôn con
Ấy là ai bi trúng?
Gọi nhau, rủ nhau
Đi về đi!
Trên đường Tào Khê chớ leo dốc.

Lại nói đường Tào Khê bằng phẳng
Tại sao chớ leo dốc.

*
* *
Có một tọa chủ từ giã Sư. Sư hỏi:
-Đi chỗ nào?
Đáp:
-Đi dưới núi.

Sư nói:
-Đệ nhất không được báng Vương lão sư?
Đáp:
-Đâu dám báng hòa thượng!
Sư làm bộ hắt xì, hỏi:
-Bao nhiêu?
Tọa chủ bèn ra đi.

Bình: Vân Cơ Ân thiền sư rằng:
-Phi Sư bổn ý
Tiên Tào Sơn rằng:
-Lì!
Thạch Sơn thiền sư rằng:
-Chẳng vì người thương lượng.

Trường Khánh thiền sư rằng:
-Xin lãnh lời.

Vân Cơ Tích thiền sư rằng:
-Tọa chủ lúc ấy ra đi là hội hay chẳng hội?
*
* *
Ngài khai thị rằng:
-Chân lý nhất như (bất nhị) mạc hạnh, mạc dụng, chẳng có người biết gọi là vô lậu trí, cũng là tánh bất động, vô lậu bất khả tư nghì, tánh không v.v... 

Chẳng phải dòng sanh tử, đạo là đại đạo vô ngại niết bàn, diệu dụng tự đầy đủ mới được chỗ hành khắp nơi mà được tự tại. Nên nói nơi chư hành xứ mà vô sở hành, cũng gọi là biến hành tam muội, phổ hiện sắc thân.

Chỉ vì chẳng có người biết chỗ dụng của nó vốn chẳng có tông tích, chẳng thuộc kiến văn giác tri, chân lý tự thông, diệu dụng tự đầy đủ. Đại đạo vô hình, chân lý vô đối, nên chẳng thuộc kiến văn giác tri, chẳng có tư tưởng thô hay tế, như nói chẳng nghe mà nghe là đại niết bàn. Cái việc này chẳng phải nghe hay không nghe.

Tăng hỏi:
-Đại đạo chẳng thuộc kiến văn giác tri, vậy làm sao khế hội (lãnh hội)
Ngài đáp:
-Cần âm thầm khế hội thì tự thông. Cũng nói liễu nhân chẳng từ kiến văn giác tri mà có, kiến văn giác tri thuộc về duyên, đối vật mới có, Đại đạo linh diệu, bất khả tư nghì, chẳng phải có đối nên nói diệu dụng tự thông, chẳng y dựa vật nào, cho nên đạo thông chẳng phải y thông. Y thông phải nhờ vật mới được sự thấy, đại đạo thì chẳng nhờ vật.

Nên nói đạo chẳng phải pháp sáng tối, lìa có lìa không, lý tiềm ẩn âm thầm tự thông, chẳng có người biết, cũng nói thầm hội chân lý, chẳng phải kiến văn giác tri. "Tâm ngưng (thôi nghỉ) đặc bổn nguyên, nên gọi như như Phật, là người tự tại cứu cánh vô y cũng gọi là bổn quả, chẳng từ nhân sanh mà sanh. Văn thù nói: "Chỉ (duy nhất) liễu nhân mà liễu, chẳng từ nhân sanh mà sanh" (liễu nhân là chẳng có nhân sanh khởi, sanh nhân là có cái nhân sanh khởi). Sư 

Nam Tuyền nói tiếp: Từ xưa đến nay chỉ bảo người ngộ đạo, chớ nên cầu cái khác. Nếu suy nghĩ ra được đạo lý cao siêu đều thuộc về cú nghĩa (nghĩa chữ). 

Nghĩa lý tam thừa ngũ tánh là chỗ hành, nói chỗ thọ dụng hằng ngày đầy đủ thì được, nói đạo thì chẳng phải. Nếu chấp thật thì bị ý thức trói buộc, gọi là thế gian trí. Theo giáo môn nói: nếu học giả cứ chấp thật tam tạng giáo điển (kinh luật luận) thì thành thợ săn, ngư phủ vì lợi dưỡng mà tổn hại đại thừa, cũng là tập khí tham dục. Cho nên Cổ Đức nói: Phật chẳng hội đạo ta tự tu hành, ta tự có diệu dụng cũng gọi là chánh nhân, liễu sáu ba la mật đều không, cảnh vật lôi cuốn ta chẳng được.

Tổ Sư từ Tây Trúc đến, e sợ các ngươi mê chấp nhân quả, địa vị, nên "Truyền pháp cứu mê tình, đốn ngộ hoa tình vĩ (vĩ tức là xong)". (Tánh là chủng tánh hoa, cũng là bồ đề hoa), nên Mã Tổ nói: Chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật; dù Tổ trước kia từng nói: Tức tâm, tức Phật. Ấy là lời phương tiện tạm thời như dùng nắm tay không, lá cây vàng để dụ con nít nín khóc. Nhưng hiện nay có người gọi Tâm là Phật, gọi trí là Đạo, cho kiến văn giác tri cũng là đạo. Nếu hội đạo như thế khác gì Diễn Nhã Đạt Đa mê đầu nhận bóng, phát điên bỏ chạy. Dẫu cho nhận được bóng cũng chẳng phải cái đầu bổn lai của mình. Nên Duy Ma Cật quở Ca Chiên Diên dùng tâm sanh diệt thuyết pháp thực tướng, ấy đều là tình chấp kiến giải. Nếu nói: tức tâm tức Phật, cũng như nói: Thỏ ngựa có sừng; nói: phi tâm phi Phật, như nói trâu dê không sừng. Tâm ngươi nếu là Phật, thì đâu cần phải "tức nó hay là phi nó". Hình tướng có hay không, lấy tướng gì làm đạo? nên giáo môn cũng chẳng cho.

"Thà làm thầy cho tâm, chẳng cho tâm làm thầy". "Tâm như đóng vai chánh, ý như đóng vai phụ", nếu nói Phật có tâm đạo, ấy là chẳng lìa được kiến văn giác tri, là do nhân duyên mà có, đều là soi vật mới có chẳng thể thường soi, cho nên tâm trí đều chẳng phải đạo, lại đại đạo chẳng phải pháp sáng tối, lìa số hữu vô, số lượng chẳng thể đến, như lúc kiếp không (chưa có trời đất), chẳng có tên Phật, chẳng có tên chúng sanh, ngay lúc ấy chính là đạo. Chỉ là không ai biết, không ai thấy, số lượng chẳng tiếp xúc nó được, gọi là vô danh đại đạo. Nói vậy đã lọt vào danh cú rồi! Cho nên chân lý nhất như, chẳng có tư tưởng, vừa có tư tưởng liền bị ấm (ngũ ấm) trói, sau đó mới có tên chúng sanh, mới có tên Phật. Phật ra đời gọi là tam giới trí nhân, khi Phật chưa ra đời gọi là gì? Phật ra đời chỉ khiến người ngộ đạo, bản thể chẳng phải thánh phàm, gọi là "hoàn nguyên qui bổn, thể giải đại đạo". Hôm nay đã ngộ đạo như thế, tức từ vô lượng kiếp đến nay, lục đạo tứ sanh đều có khứ lai, là chỗ hành tạm thời.

Bản Hành Tập của bậc Thánh xưa có nói: Ta vô sở bất hành. Tất cả chúng sanh dù đang ở chỗ hành như thế vì không biết liễu nhân, nên sinh ra tham dục, đó chỉ là tạm thời lạc đường ở nơi trói buộc, chẳng được tự tại. Thật ra cũng như thấy mây trôi cho là trăng động, thấy thuyền xuôi cho là bờ chuyển. Chúng sanh vọng tưởng, vật vốn vô trụ, huống là có lý hay biến đổi. Nay đã ngộ như thế, cứ theo đó thực hành, chẳng giống như lúc xưa, vì nay đã ngộ liễu nhân bản quả, nên liễu được ngũ ấm không, thập bát giới không, sáu ba la mật đều không, cho nên được tự tại. Nếu chẳng theo đó thực hành, làm sao thải trừ năm thứ tham, hai thứ dục. Chẳng trụ thanh văn, chẳng tùy số kiếp, vì chư Phật, Bồ Tát đầy đủ phúc trí. do liễu nhân, liễu sáu ba la mật không, theo thọ dung này, chẳng còn tri kiến mới được tự tại. Nếu có tri kiến thì lọt vào địa vị ( có giai cấp), bèn có ngằn mé của tâm lượng, bị nhân quả ngăn cách, gọi là thù nhân đáp quả Phật, chẳng được tự tại. Đại thánh quở là: nội kiến ngoại kiến, tình lượng chưa sạch. Kẹt nơi nhị chướng nhị ngu, cho nên dòng sông kiến chấp hay trôi hương tượng; chân lý vô hình làm sao thấy biết, đại đạo vô hình, lý tuyệt suy lường. Hôm nay hành sáu ba la mật, trước tiên dùng liễu nhân ngộ bản quả, biết liễu vật này chỉ là phương tiện thọ dụng, mới được tự do, đi ở tự tại vô chướng ngại, cũng gọi là phương tiện cần trang nghiêm, cũng là vi diệu tịnh pháp thân, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, chỉ là không cho có ngằn mé của tâm lượng. Nếu chẳng có tâm như thế thì tất cả chỗ hành, cho đến búng tay hiệp chưởng đều là chánh nhân, muôn thiện thảy đồng vô tắc, vậy mới được tự tại, cho nên thiên ma ngoại đạo tìm ta chẳng thể được, gọi là vô trụ tâm, cũng là vô lậu trí, diệu dụng tự tại bất khả tư nghì, bồ đề niết bàn! đều là cảnh giới của người tu hành đều thuộc danh cú. Nếu ngộ bổn lai chẳng phải vật phàm, thì như nước chẳng thể rửa nước. Tại sao vậy? Vì vốn chẳng có vật. Như kinh nói: Trong kho vua thật chẳng có dao này; cũng nói: đối với công đức thiên, hắc ám nữ, vị chủ nhân có trí, cả hai đều không nhận. Vì đạo chẳng phải sáng tối, nên nói tánh phải chẳng hải giác hải, giác hải thuộc duyên cần phải đối vật, tánh hải luôn luôn diệu dụng chẳng có ai biết, gọi là cực vi tế thấu kim sắc thủy trần (nghĩa là không bị vật nào chướng ngại). Sở nhân của bồ tát gọi là đồ thọ dụng, nếu nước chẳng rửa nước, tức bản thể chẳng phải sáng tối, cũng gọi là vô lậu trí, vô ngại trí. Nếu như thế thì chỗ nào cũng câu thúc ta chẳng được.

Hiện nay lại đuổi theo tri giải ngữ ngôn, kiến lập nghĩa cú để tìm hơn thua, cho là chúng sanh hạ liệt, nói có Phật Thánh cứu độ chúng sanh, cho đến cầu Phật Bồ đề, đều thuộc tham dục, cũng là tỳ kheo phá giới, cách xa với đạo. Đại đạo chẳng có sáng cũng chưa từng có tối, chẳng thuộc tam giới, chẳng quá khứ hiện tại vị lai. Như lai tạng thực chẳng che lấp, sư tử đâu từng ở hang, ngũ ấm vốn không, đâu có xứ sở, lại pháp thân vô vi, chẳng đọa số lượng. Pháp chẳng lay động, chẳng dựa lục trần, nên kinh mới nói: Phật tánh là thường, tâm là vô thường, cho nên trí chẳng phải đạo, tâm chẳng phải Phật. Nay chớ nên gọi tâm là Phật, chớ hiểu theo kiến văn giác tri. Vật này vốn chẳng danh tự, diệu dụng tự thông, số lượng hạn chế nó chẳng được, gọi là đại giải thoát. Đạo nhân tâm vô sở trụ, dấu tích chẳng thể tìm, nên gọi vô lậu trí là trí bất tư nghì.

Thôi sứ quân hỏi Ngũ Tổ rằng: "Năm trăm tăng chúng tại sao chỉ có Huệ Năng đại sư được truyền y bát, còn những người khác đều chẳng được?" Ngũ Tổ đáp: "Bốn trăm chín mươi chín người kia đều hiểu Phật pháp, chỉ có Huệ năng là người siêu việt số lượng nên được truyền y bát". Thôi nói: Vậy nên biết đạo chẳng trí ngu và liền bảo đại chúng: "Trọn phải ghi nhớ!"
Ngài Nam Tuyền nói: "Ghi nhớ thuộc thức thứ sáu, dùng không được!" Lại nói:
-Tạm thời đắp y cấu bản, vì các ngươi nói trắng ra, chẳng phải vật thánh phàm, đâu có làm nhân cho người cũng đâu có làm quả cho người. Nếu làm nhân cho người thì chẳng tự tại, bị nhân quả trói buộc, chẳng được tự do. Khi Phật chưa ra đời không ai hiểu được, sau Phật ra đời mới cho hiểu được ít phần, hễ thầm hội chí lý thì vô sư tự thông, biết vốn tự vô vật, nếu hiểu theo kiến văn giác tri, tức là báo thân hóa thân, vì có ba mươi hai tướng khác nhau. Nếu báo, hóa đều lìa hết, chẳng còn chỗ kiến lập, tức đồng Như Lai. Thực chẳng phải không cho kiến lập, cũng như Di Lạc trở lại làm phàm phu, nhưng Ngài vẫn hành sáu ba la mật, gặp cái nào cũng chẳng chướng ngại, sao mà chẳng cho kiến lập? Ngài chưa từng kẹt nơi thánh phàm, ở bên kia ngộ rồi qua bên này thực hành mới được phần tư do. Hiện nay người học Phật phần nhiều xuất gia không chịu nhập gia, chỗ tốt thì nhận, chỗ xấu thì không nhận, như thế làm sao được!
Bồ tát hành nơi phi đạo, ấy là thông đạt Phật đạo. Họ đi ở tự do là thế nào? Nếu biết thì bị chỗ biết sở trói, nếu không như vậy thì làm sao chẳng cho! cái định của họ không có biến đổi. Nếu không định thì thuộc về tạo hóa rồi! Vì ta không bao giờ biến đổi nên mười hai phần giáo quyết định chẳng phải ta, nhưng ta lại hướng vào mười hai phần giáo mà thực hành. Nếu mười hai phần giáo là ta thì phải chịu biến đổi rồi!
Nói đại đạo nhất như, vô sư tự như thế, vì như như bất biến nên chưa từng mê, báo thân hóa thân chẳng phải chân Phật, chớ lầm nhận pháp thân. Quả báo thánh phàm đều là bóng, nếu nhận lấy thì thuộc sanh diệt vô thường rồi. Theo thô tế mà nói thì mảy may chẳng lập. Lý cùng tánh tận thì tất cả đều không, như lúc thế giới chưa thành, hư vô trống rỗng, chẳng tên Phật, chẳng tên chúng sanh. Như vậy mới có phần tương ứng, ở bên kia ngộ rồi thì ở bên nầy thực hành, chẳng chứng quả thánh phàm. Theo căn bản mà nói, thực chẳng có pháp nào để đắc, huống là có những tên gọi sai biệt như tam thừa ngũ tánh ư! Hễ có nhân có quả đều thuộc sanh diệt vô thường, tâm như cây khô mới có ít phần tương ưng.

Phải biết từ vô lượng kiếp đến nay tánh không biến đổi tức là tu hành, diệu dụng mà chẳng trụ là hạnh bồ tát. Thông đạt các pháp không, diệu dụng tự tại là sắc thân tam muội, luôn luôn hành sáu ba la mật không, nơi nào cũng vô ngại, dạo nơi địa ngục cũng như vườn hoa, chẳng thể nói họ không có tác dụng. 

Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, mê tự bản tánh, chẳng tự liễu ngộ, bị mây trần che khuất, dính mắc các thứ ác dục, cũng như thấy mây bay cho là trăng động, thấy thuyền xuôi cho là bờ chuyển, tạm thời lạc đường chẳng được tự tại, chịu đủ thứ khổ mà chẳng tự biết. Nay nếu ngộ được thì bản tánh xưa nay chẳng khác".

Ngài sắp tịch, thủ tọa hỏi: "Hòa thượng trăm năm sau đi về đâu?"
Ngài nói: "Đi dưới núi làm một con trâu."
Thủ tọa nói: "Con theo hòa thượng đi được chăng?"
Ngài nói: "Nếu theo ta thì phải ngặm một cọng cỏ lại đây!"
Xong, Ngài thị hiện có bệnh, ngày 25 tháng chạp, năm Giáp Dần, thuộc năm thứ tám niên hiệu Đại Hòa. Tảng sáng, bảo môn đồ rằng: "Cái thân huyển hóa đã lâu rồi, đừng cho ta có khứ lai!" nói xong, Ngài liền tịch, tuổi đời tám mươi bảy, tuổi tăng năm mươi tám.

Hết
	.

Thích Duy Lực dịch từ Hán Văn sang Việt Văn
Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản Năm 1993 Phật lịch 2536
Lời Dịch Giả
Bản tiếng Việt Lâm Tế Ngữ Lục này được trích từ quyển thứ 14 của Chỉ Nguyệt Lục và tập thứ 47 của Bộ Ðại Tạng Kinh. Lý do là phần có trong Chỉ Nguyệt Lục không thấy in trong bộ Ðại Tạng; Ngược lại, phần in trong bộ Ðại Tạng lại không có trong Chỉ Nguyệt Lục, nên chúng tôi dịch cả hai cho đầy đủ.

Ngữ Lục là bạch thoại đời xưa, thời bấy giờ ghi theo tiếng nói của chư Tổ, một số chỉ có âm mà không có chữ, những tiếng này không có trong tự điển ngày nay, nên dịch ngữ lục khó hơn dịch kinh, vả lại, ý của chư Tổ không phải ở nơi lời nói. Cũng như hỏi : "Thế nào là Phật ? đáp : ba cân mè", "Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Trúc đến ? đáp : cây bách trước sân". vân...vân...

Chúng tôi dịch thẳng theo lời của chư Tổ. Người đọc nếu ngay đó ngộ liền là rất tốt, nếu không ngộ được tức nhiên phải không hiểu. Do sự không hiểu, sẽ phát khởi "Nghi Tình". Nếu giữ mãi nghi tình, sau này sẽ được ngộ. Không nên tự ý giải thích để tự bít cửa ngộ của mình. Cho nên Lục Tổ nói :
"Nay ta gượng nói ra,
Khiến ngươi bỏ tà kiến
Chớ hiểu theo lời nói
Mới cho biết ít phần"
Tức là ý này vậy.

Thích Duy Lực
(Viết tại Garden Grove, Hoa Kỳ, mùa Xuân 1993) 


Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu. Thuở bé, Sư đã có chí lớn xuất gia, sau khi xuống tóc và thọ giới cụ túc, Sư liền ham mộ thiền tông.

Trong thiền hội Hoàng Bá, sư là người có hạnh nghiệp thuần nhứt.

Một hôm ngài Mộc Châu, một vị Thiền Sư đã kiến tánh triệt để, là Thủ Tọa Thiền Hội gặp Lâm Tế hỏi:
-- Thượng tọa ở đây được bao lâu ?
Sư đáp: "Ba năm".

Mộc Châu nói: "Từng đi tham hỏi Hòa Thượng chưa ?"
Sư đáp: "Chưa từng tham hỏi vì chẳng biết hỏi cái gì ?"
Mộc Châu nói: "Sao không đi hỏi Hòa Thượng Thiền Chủ, thế nào là đại ý đích xác Phật pháp?".

Sư liền đi hỏi, chưa dứt lời thì bị Hoàng Bá đánh. Sư trở về gặp Mộc Châu, Châu hỏi việc hỏi pháp thế nào ?
Sư nói: "Tôi hỏi chưa dứt lời liền bị Hòa thượng đánh và đuổi ra, tôi không hiểu gì hết".

Châu nói: "Ði hỏi lần nữa đi!"
Sư lại đi hỏi nữa, vẫn bị Hoàng Bá đánh đập như trước. Cứ như thế ba lần hỏi, bị ba lần đánh.

Sư bạch với Mộc Châu: "Nhờ lòng từ bi khuyên bảo của Thầy dạy, tôi đến tham hỏi Phật Pháp với Hòa Thượng, ba lần hỏi ba lần bị đánh, tôi tự nghĩ, vì chướng duyên ngăn ngại, nên không lãnh hội được ý chỉ thâm sâu. Nay xin từ giã ra đi".

Mộc Châu nói: "Nếu quyết định muốn đi, ngươi nên giã từ Hòa Thượng rồi hãy đi".

Sư lễ bái rồi trở về tăng phòng.

Mộc Châu đến gặp Hòa Thượng ngay và thưa: "Thượng tọa hỏi pháp kia, tuy hãy còn trẻ nhưng rất kỳ đặc, nếu y đến từ giã, xin Hòa Thượng dùng phương tiện tiếp y, sau này y sẽ thành một cây đại thọ che mát người trong thiên hạ".

Sư đến từ giã Hoàng Bá, Hoàng Bá hỏi: "Ði đâu ?"
Sư trả lời: "Chưa quyết định"
Hoàng Bá bảo: "Chẳng cần đi chỗ nào khác, cứ đến thẳng Cao An Than gặp Thiền Sư Ðại Ngu, ông ấy sẽ vì ngươi mà thuyết pháp".

Sư đến gặp Ðại Ngu, Ngu Thiền sư hỏi: "Từ đâu đến ?"
Sư thưa: "Từ nơi Hoàng Bá đến".

-- Hoàng Bá có lời gì dạy bảo ? Ðại Ngu hỏi
-- Con ba lần hỏi đại ý Phật pháp, ba lần bị đánh, chẳng biết con có lỗi hay không có lỗi?.

-- Hoàng Bá có lòng từ bi thắm thiết như thế đối với ngươi mà ngươi còn đến đây hỏi có lỗi hay không lỗi.

Ngay câu nói ấy, Sư hoát nhiên đại ngộ, rồi thưa: "Phật pháp của Hoàng Bá vốn chẳng có nhiều".

Ðại Ngu nắm chặt Lâm Tế rồi nói: "Con quỷ đái dầm, ngươi vừa mới nói có lỗi hay không lỗi, giờ lại nói Phật pháp của Hoàng Bá không có nhiều. Ngươi thấy lý lẽ gì nói mau ! Nói mau !"
Sư liền thoi vào hông Ðại Ngu ba cái. Ðại Ngu xô Sư ra, nói: "Thầy ngươi là Hoàng Bá, chẳng dính dáng gì đến việc của ta".

Sư từ giã Ðại Ngu trở về Hoàng Bá.

Hoàng Bá thấy Sư về, liền hỏi: "Thằng này đi đi về về tới chừng nào mới thôi ?"
Sư thưa: "Chỉ vì lòng từ bi thắm thiết của Hòa Thượng." Sư đảnh lễ rồi đứng hầu một bên.

Hoàng Bá hỏi: "Vừa mới từ đâu về đây ?"
-- Hôm trước, thừa ý chỉ của Hòa Thượng đến tham hỏi Ðại Ngu, rồi trở về đây.

-- Ðại Ngu có lời dạy gì ?
Sư bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện khi gặp Ðại Ngu.

-- Lão hán Ðại Ngu sao nhiều chuyện thế, sau này ta sẽ đánh cho một trận.

-- Nói gì sau này, đánh ngay bây giờ. Sư bèn tát Hoàng Bá một tát.

Hoàng Bá nói: "Thằng điên khùng này dám đến đây vuốt râu cọp".

Sư liền hét lớn. Hoàng Bá gọi: "Thị giả, dẫn thằng điên khùng này về tham đường!".

LỜI BÌNH PHẨM
Sau này, Qui Sơn kể công án này hỏi Ngưỡng Sơn: Lâm Tế lúc ấy ngộ được là nhờ sức của Ðại Ngu hay là được sức của Hoàng Bá. Ngưỡng Sơn nói: chẳng những cỡi đầu hổ, cũng biết nắm đuôi hổ. 

*****
Một hôm, Hoàng Bá phổ thỉnh (Phổ là phổ biến, thỉnh là mời, nghĩa là, mời tất cả tăng chúng cùng nhau đi làm công tác chùa) Sư đi theo sau, Hoàng Bá quay lại thấy Sư đi tay không bèn hỏi : "Cây cuốc đâu ?"
Sư thưa: "Có người đem đi rồi".

Bá nói: "Qua đây, ta bàn với ngươi việc này".

Sư lại gần, Hoàng Bá dựng đứng cây cuốc bảo: "Chỉ một cái này, tất cả mọi người trong thiên hạ đều nhấc lên không nổi".

Sư bèn giựt lấy cây cuốc, đưa lên nói: "Tại sao bây giờ ở trong tay ta".

Hoàng Bá nói: "Hôm nay đã có người thay ta phổ thỉnh rồi". Liền trở về chùa.

*****
Sư đang cuốc đất, thấy Hoàng Bá đến bèn ngưng cuốc, đứng thẳng.

Hoàng Bá hỏi: "Ông mệt phải không ?"
Sư thưa: "Cây cuốc còn chưa nhấc lên, mệt nỗi gì ?"
Hoàng Bá liền đánh, Sư chụp cây gậy của Hoàng Bá xô ngã Hoàng Bá.

Bá gọi: "Duy Na, Duy Na đỡ ta dậy!".

Duy Na chạy lại đỡ Bá dậy rồi nói: "Sao Hòa Thượng tha cho thằng điên khùng vô lễ như thế". Hoàng Bá vừa đứng dậy, liền đánh Duy Na. Sư vừa cuốc đất vừa nói: "Ở chỗ khác thì hỏa táng, còn ở đây người ta chôn sống".

*****
Một hôm, Sư đương ngồi phía trước Tăng đường, thấy Hoàng Bá đến, liền nhắm mắt lại. Hoàng Bá làm bộ sợ hãi, liền trở về phương trượng, Sư theo đến phương trượng lễ tạ. Thủ tọa đứng hầu ở đó, Hoàng Bá bảo Thủ tọa: "Tăng này tuy còn trẻ nhưng lại biết có việc này".

Thủ tọa thưa: "Lão Hòa Thượng này gót chân chưa chấm đất lại ấn chứng cho thằng trẻ này".

Hoàng Bá tự vả miệng mình một cái. Thủ tọa nói: "Biết thì được".

*****
Sư đang nằm ngủ trong Tăng đường, Hoàng Bá vào thấy, lấy gậy gõ vào đầu giường một tiếng. Sư ngó mặt lên thấy là Hoàng Bá, liền nhắm mắt ngủ tiếp. Hoàng Bá lại gõ lần nữa rồi đi lên nhà trên gặp Thủ tọa đang ngồi thiền. Hoàng Bá bảo thủ tọa: "Nhà dưới ông trẻ kia đang ngồi thiền ông ở đây vọng tưởng làm gì ?"
Thủ tọa nói: "Lão hán này làm gì vậy ?"
Hoàng Bá lại gõ đầu giường một cái, rồi đi ra.

LỜI BÌNH PHẨM
Qui Sơn kể việc này hỏi Ngưỡng Sơn: Ý của Hoàng Bá là thế nào ? Ngưỡng Sơn nói: Lưỡng thái nhất tái (Hai do một mà có).

*****
Một hôm, Sư đang trồng cây tùng, Hoàng Bá hỏi: "Trong núi sâu trồng nhiều cây tùng để làm gì ?"
Sư thưa: "Một là làm cảnh trang trí cho sơn môn, hai là làm tiêu biểu cho người đời sau". Nói xong, Sư trở đầu cuốc đánh xuống đất ba cái.

Hoàng Bá bảo: "Dù như thế, Ông đã ăn ba mươi gậy của ta rồi". Sư lại dùng đầu cuốc đánh xuống đất ba cái nữa rồi cất tiếng hừ! hừ !
Hoàng Bá nói: "Thiền Tông ta đến ngươi sẽ đại hưng thịnh trên đời."
*****
Một hôm Hoàng Bá vào trong bếp hỏi: "Phạn đầu (người nấu cơm) làm cái gì ?"
Phạn đầu thưa: "Lựa gạo cho Tăng chúng".

Hoàng Bá nói: "Một bữa ăn bao nhiêu ?"
-- Hai giạ rưỡi, Phạn đầu trả lời.

Hoàng Bá nói: "Có phải quá nhiều chăng ?
-- Còn sợ thiếu nữa, Phạn đầu trả lời.

Bá liền đánh Phạn đầu. Phạn đầu kể việc này với sư,
Sư nói: "Ðể ta đi khám xét Lão hán này cho ngươi".

Tới giờ đến hầu, Bá kể lại việc nãy,
Sư nói Phạn đầu chẳng hội được ý, xin Hòa Thượng cho một chuyển ngữ.

Hoàng Bá nói: "Ngươi cứ kể đi".

Sư nói: "Phải quá nhiều chăng ?"
Bá nói: "ngày mai sẽ cho ăn một trận".

Sư nói: "Nói gì ngày mai, hôm nay ăn liền".

Thế rồi Sư tới gần Hoàng Bá, tát Hoàng Bá một cái,
Bá nói: "Thằng điên khùng này lại vuốt râu cọp nữa".

Sư hét lớn một tiếng rồi đi ra.

LỜI BÌNH PHẨM 

Qui Sơn đem việc này hỏi Ngưỡng Sơn: Ý của hai tôn túc này là thế nào ? Ngưỡng Sơn nói: Hòa Thượng cho là thế nào ? Qui Sơn nói: Có nuôi con mới biết lòng từ bi của người cha. Ngưỡng Sơn nói: Không phải vậy!. Qui Sơn nói: Ngươi cho là thế nào ? Ngưỡng Sơn nói: Giống như tự khuyến khích trộm cắp phá gia tài.

*****
Lúc đương thời, Kỉnh Sơn có 500 chúng nhưng lại ít người tham hỏi. Hoàng Bá cử Sư đến Kỉnh Sơn và hỏi Sư rằng: "Ngươi đến chỗ kia sẽ làm sao ?"
Sư thưa: "Ðến chỗ ấy tự có phương tiện".

Khi Sư đến Kỉnh Sơn, gặp Kỉnh Sơn tại Pháp đường, Kỉnh Sơn vừa ngước đầu lên Sư liền hét lớn, Kỉnh Sơn định mở miệng nói, Sư phất tay áo đi ra.

Một vị tăng khác hỏi Kỉnh Sơn: "Ông tăng vừa rồi có lời nói gì mà hét Hòa Thượng".

Kỉnh Sơn đáp: "Ông tăng này từ Thiền Hội Hoàng Bá đến đây, ngươi muốn biết thì tự đi hỏi ông ấy đi".

Sau đó 500 chúng ở Kinh Sơn tan rã hết phân nửa.

*****
Lúc đang kiết hạ, Sư lại lên núi Hoàng Bá gặp lúc Bá xem kinh, Sư bèn nói: "Ta tưởng ông là người, lại vốn là lão Hòa Thượng đếm đậu đen" (Giấy trắng chữ đen). Sư ở lại mấy ngày rồi cáo từ.

Bá nói: "Ngươi phá hạ đến nay sao chẳng hết hạ rồi mới về ?".

Sư nói: "Con tạm đến lễ bái Hòa Thượng".

Hoàng Bá bèn đánh đuổi đi. Sư đi mấy dặm, nghi việc này rồi trở lại ở cho đến hết hạ mới cáo từ.

Bá hỏi: "đi đâu ?"
Sư đáp: "Chẳng phải Hà Nam thì về Hà Bắc".

Bá bèn đánh một cái, Sư nắm gậy lại, cho Hoàng Bá một bạt tai. Bá cười to, gọi: "Thị giả, đem thiền bản kỷ án của Tiên sư Bá Trượng ra đây".

Sư gọi: "Thị giả ! đem lửa lại".

Hoàng Bá bảo: "Không phải vậy, ngươi cứ đem đi, sau này ngươi sẽ dẹp sạch ngôn ngữ của mọi người trong thiên hạ" (không có ai mở miệng được hết).

*****
Sư đến Long Quang gặp Long Quang đang thượng đường, Sư bèn hỏi : "Không hiện ra kiếm bén thì làm sao chiến thắng?".

Long Quang ngồi im lặng. Sư nói: "Ðại thiện tri thức há chẳng có phương tiện ư !"
Long Quang nhướng mắt lên "hê!" một tiếng.

Sư dùng tay chỉ rằng: "Lão hán này hôm nay thất bại rồi".

Sư đến Tam Phong gặp Hòa Thượng Bình, Bình hỏi: "Từ đâu đến ?"
Sư đáp: "Từ Hoàng Bá đến".

Bình lại hỏi: "Hoàng Bá có dạy lời gì ?"
Sư đáp: "Con trâu vàng đêm trước bị thiêu đi, cho đến bây giờ chẳng thấy dấu tích". (Kim ngưu tạc dạ tao đồ than, trực chí như kim bất kiến tông)
Bình nói: "Gió thu thổi sáo ngọc, ai là kẻ tri âm ?" (Kim phong súy ngọc quản, na cá thị tri âm)
Sư nói: "Thấu thẳng muôn lớp cổng, chẳng dừng trong giữa đêm". (Trực thấu vạn trùng quan, bất trụ thanh tiêu nội)
Bình nói: "Lời hỏi của ông quá cao tột".

Sư lại nói: "Rồng sanh con phụng vàng, đụng bể pha lê xanh (Long sanh kim phụng tử, xung phá bích lưu ly)
Bình nói: "Hãy ngồi uống trà", rồi lại hỏi : "vừa từ đâu đến ?"
Sư thưa: "Từ Long Quang đến".

Bình hỏi: "Long Quang gần đây thế nào?"
Sư bèn ra đi.

*****
Sư đi Phụng Lâm, giữa đường gặp một bà lão già, bà già hỏi: "đi đâu vậy?"
Sư nói: "đi Phụng Lâm"
Bà già nói: "Vừa gặp Phụng Lâm, không có ở nhà".

Sư hỏi: "Ði đâu vậy ?"
Bà lão liền đi.

Sư kêu bà đứng lại, bà lão ngó lại, Sư bèn đi.

Chiều đến Phụng Lâm.

Lâm hỏi: "Tôi có việc muốn hỏi thăm được chăng?"
Sư đáp: "Sao lại tự xẻ thịt làm thương tích".

Lâm nói: "Trăng biển lặng không bóng, cá lội tự làm mê". (Hải nguyệt trừng vô ảnh, du ngư độc tự mê)
Sư đáp: "Trăng biển đã không bóng, cá lội đâu thể mê". (Hải nguyệt ký vô ảnh, du ngư hà đắc mê) hay có bản ghi (Hải nguyệt nguyên vô ảnh, du ngư bổn bất mê)
Lâm nói: "xem gió biết sóng dậy, chơi thuyền thả bườm trôi". (Quán phong tri lãng khởi, ngoạn thủy dã bườm phiêu)
Sư đáp: "Một vầng trăng chiếu non sông lặng, chợt kêu một tiếng đất trời thu". (Cô thiềm độc diệu giang sơn tịnh, trừơng khiếu nhất thanh thiên địa thu)
Lâm nói: "Mặt kệ biện tài luận thiên hạ, đối cơ một câu thử nói xem". (Nhậm trương tam thốn huy thiên địa, nhất cú lâm cơ thí đạo khán)
Sư nói: "Gặp đúng kiếm khách nên trình kiếm, Chẳng phải nhà thơ chớ trình thơ". (Lộ phùng kiếm khách tu trình kiếm, bất thị thi nhân mặc hiến thi)
Phụng Lâm bèn thôi.

Sư có bài tụng rằng:
"Ðại Ðạo tuyệt đồng
Nhậm hướng Tây Ðông
Thạch hỏa mặc cập
Ðiện quang võng thông"
Dịch nghĩa :
(Ðại đạo tuyệt đồng
Mặc hướng Tây Ðông
Ðá nhoáng vẫn trễ
Ðiện chớp chẳng thông)
LỜI BÌNH PHẨM
Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: các bậc Thánh từ xưa lấy gì để độ người?.

Ngưỡng Sơn nói: ý của Hòa Thượng thế nào?
Quy Sơn nói: Hễ có lời nói, chẳng phải nghĩa thật.

Ngưỡng Sơn nói: Không phải.

Quy Sơn nói: Vậy ông cho là thế nào ?
Ngưỡng Sơn nói: "Quan bất dung kim, tư thông xa mã". (Nhỏ như mũi kim không cho lọt qua quan ải, lén lúc thì cả xe lớn cũng thông qua)
*****
Sư đến Ðại Từ, Ðại Từ ngồi trong phương trượng.

Sư hỏi: "Lúc đang ngồi ngay trong trượng thất là thế nào ?"
Từ nói: "Hàn tùng nhứt sắc thiên niên biệt, dã lão niêm hoa vạn quốc xuân". (Cây tùng ngàn năm một màu tuyết, lão già niêm hoa muôn cảnh xuân)
Sư nói: "Kim cổ vĩnh siêu viên trí thể, tam sơn tỏa đoạn vạn trùng quan". (Trí thể viên mãn siêu kim cổ, núi non phong tỏa vạn trùng quan)
Từ bèn hét!
Sư cũng hét!
Từ nói thế nào ?
Sư liền phất tay áo ra đi.

Sư đến Tương Châu Hoa Nghiêm, gặp Hoa Nghiêm đang dựa cây gậy làm thế ngủ. Sư nói: "Lão Hòa Thượng tại sao buồn ngủ?" Hoa Nghiêm đáp: "Tắc gia thiền khách, rõ ràng chẳng động".

Sư bèn gọi thị giả châm trà mời lão Hòa Thượng uống. Hoa Nghiêm gọi Duy Na sắp chỗ ngồi thứ ba cho Thượng Tọa này ngồi.

*****
Sư đến Thúy Phong, Thúy Phong hỏi: "Từ đâu đến đây ?"
-- Từ Hoàng Bá đến, Sư đáp
-- Hoàng Bá có lời dạy gì? Thúy Phong hỏi tiếp.

Sư nói: "Hoàng Bá chẳng có lời nói gì".

-- Tại sao không ? Thúy Phong hỏi.

Sư nói: "Giả sử có cũng không có chỗ để kể".

Phong nói: "Cứ kể xem đi !"
-- Nhất tiễn quá Tây Thiên, (bắn một mũi tên đã qua khỏi Tây Thiên) Sư đáp.

*****
Sư đến Tượng Ðiền, hỏi: "Bất phàm, bất thánh xin Sư nói mau"
Ðiền đáp: "Lão tăng chỉ như thế này"
Sư bèn hét rằng: "Bao nhiêu trọc đầu cứ ở đây tìm việc gì vậy ?"
*****
Sư đến Minh Hóa, Hóa hỏi: "Ðến đến, đi đi làm cái gì ?"
Sư đáp: "Chỉ mong dẫm mòn dép cỏ".

Hóa lại nói: "Thật ra muốn gì đây ?"
Sư nói: "Lão hán này, thoại đầu cũng không biết".

*****
Sư đến Tháp Sơ Tổ Ðạt Ma, Tháp Chủ nói: "Lễ Phật trước hay lễ Tổ trước ?"
Sư đáp: "Tổ và Phật đều chẳng lễ".

Tháp Chủ nói: "Không biết Phật với Tổ có oán thù gì với trưởng lão ?"
Sư bèn phất tay áo đi ra.

*****
Một hôm Sư đến Kim Ngưu. Ngưu thấy Sư đến bèn cầm cây gậy ngồi ngang trước cổng. Sư dùng tay gõ cây gậy ba cái rồi đến pháp đường ngồi đệ nhất tọa. Ngưu thấy bèn hỏi: "Chủ khách gặp nhau mỗi mỗi đều tỏ oai nghi, Thượng Tọa từ đâu đến mà quá vô lễ vậy?"
Sư đáp: "Lão Hòa Thượng nói cái gì ?"
Ngưu định mở miệng, Sư bèn đánh một tọa cụ, Ngưu làm thế té xuống, Sư lại đánh thêm một tọa cụ nữa. Ngưu nói: "Hôm nay xui quá". Rồi về phương trượng.

LỜI BÌNH PHẨM 

Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: hai vị tôn túc này có thắng bại hay không?
Ngưỡng Sơn nói : Thắng thì cùng thắng mà bại thì cùng bại.

*****
Một ngày kia, Hoàng Bá bảo sư mang thư đến Qui Sơn. Khi ấy Ngưỡng Sơn làm Tri khách, nhận được thư do Sư trao, liền hỏi: "Cái này là của Hoàng Bá, còn cái nào của sứ giả đây ?"
Sư bèn bạt tai. Ngưỡng Sơn nắm tay lại nói: "Lão huynh biết việc này thì thôi".

Rồi hai người cùng nhau đi gặp Qui Sơn. Qui Sơn hỏi: "Hoàng Bá sư huynh có bao nhiêu chúng ?"
Sư đáp: "Bảy trăm chúng".

Qui Sơn hỏi: "Người nào làm Quản-chúng?".

Sư nói: "Hồi nẫy đã đưa thư rồi". Sư hỏi lại Qui Sơn: "Hòa Thượng ở đây được bao nhiêu chúng?"
Qui Sơn nói: "Một ngàn năm trăm chúng".

Sư nói: "Nhiều quá ha !"
- Sư huynh Hoàng Bá cũng không ít, Qui Sơn đáp.

Sư từ giã Qui Sơn, Ngưỡng Sơn đưa ra cửa nói: "Ngươi về sau đi hướng Bắc có chỗ ở".

Sư nói: "Há có việc này ư ?"
Ngưỡng Sơn nói: "Hãy đi đi, về sau có một người phụ tá cho lão huynh, người này có đầu không có đuôi, có thủy mà không có chung". (Sau này, Sư đến Trấn Châu, Phổ Hóa đã ở đó trước Sư, Sư khai đường kiến lập tông phong, Phổ Hóa phụ tá cho Sư, Sư trụ không bao lâu, Phổ Hóa mất trước).

Khi Sư đến trụ trì chùa Lâm Tế, kẻ học thiền đến rất đông. Một hôm, Sư nói với hai Thượng-tọa Phổ Hóa và Khắc Phù rằng: "Ta muốn ở đây kiến lập tông chỉ Hoàng Bá, hai ông hãy giúp ta". Hai vị lui ra.

Ba ngày sau, Phổ Hóa đến hỏi: "Ba ngày trước Hòa Thượng nói gì ?"
Sư bèn đánh.

Ba ngày sau nữa, Khắc Phù lại đến hỏi: "Ba ngày trước Hòa Thượng đánh Phổ Hóa là sao ?"
Sư cũng đánh.

Ðến chiều tiểu tham, Sư dạy chúng:
"Có khi đoạt nhân không đoạt cảnh ;
Có khi đoạt cảnh không đoạt nhân ;
Có khi nhân cảnh đều đoạt ;
Có khi nhân cảnh đều không đoạt".

Khắc Phù hỏi: "Thế nào là đoạt nhân không đoạt cảnh ?"
Sư đáp:
"Mặt trời phát sinh lụa trải khắp,
Hài nhi tóc dài trắng như tơ".

(Hi nhật phát sinh phô địa cẩm,
Anh hài thùy phát bạch như ti)
Khắc Phù lại hỏi: "Thế nào là đoạt cảnh không đoạt nhân ?"
Sư đáp:
"Lệnh vua đã ban khắp thiên hạ,
Tướng quân biên thùy chẳng thấy nghe".

(Vương lệnh dĩ hành thiên hạ biến,
Tướng quân tắc ngoại tuyệt yên trần).

Khắc Phù lại hỏi: "Thế nào là nhân cảnh đều đoạt ?"
Sư đáp:
"Biện Phần (hai tỉnh ở biên giới) bặt tin tức,
Một mình ở một nơi".

(Biện Phần tuyệt tin,
Ðộc xử nhất phương).

Khắc Phù nói: "Thế nào là nhân cảnh đều không đoạt ?"
Sư đáp:
"Vua lên ngôi bảo điện,
Lão ẩn dật ca ngợi".

(Vương đăng bảo điện,
Dã lão âu ca)
Khắc Phù nghe xong, liền khai ngộ.

*****
Sư từng thị chúng rằng: "Người học từ bốn phương đến. Sơn tăng ở đây phân làm ba thứ căn cơ để tiếp độ. Như người trung hạ căn đến thì ta đoạt cảnh họ mà chẳng trừ pháp họ; như người trung thượng căn đến thì ta cảnh pháp đều đoạt; như người thượng thượng căn đến thì ta cảnh, pháp, nhơn đều chẳng đoạt; như có kẻ kiến giải xuất cách (siêu việt ba thứ căn cơ) đến thì sơn tăng ở đây bèn toàn thể tác dụng, chẳng tùy căn cơ".

LỜI BÌNH PHẨM
Ðại Huệ Tông Cảo Thiền sư giải đáp "Tăng hỏi về Tứ liệu giản của ngài Lâm Tế".

Tăng hỏi: Lâm Tế thị chúng rằng: "Có khi đoạt nhân chẳng đoạt cảnh, có khi đoạt cảnh chẳng đoạt nhân, có khi nhân cảnh đều đoạt, có khi nhân cảnh đều chẳng đoạt".

Vậy thưa Hòa Thượng, thế nào là đoạt nhân chẳng đoạt cảnh ?
Ðại Huệ đáp: Ngoài ba ngàn dặm tuyệt lầm lẫn.

Vị tăng hỏi tiếp: Thế nào là đoạt cảnh chẳng đoạt nhân ?
Ðại Huệ đáp: Nhổ đinh trong mắt.

Tăng lại hỏi: Ngài Lâm Tế nói: "Mặt trời phát sinh lụa trải khắp, Hài nhi tóc dài trắng như tơ". Chẳng biết so với lời đáp của Hòa Thượng là đồng hay là khác ?
Ðại Huệ đáp: Ăn phẩn của người ta chẳng phải là con chó tốt.

Vị Tăng lại hỏi tiếp: "Khi lệnh vua đã ban khắp thiên hạ, tướng quân biên thùy chẳng thấy nghe" là thế nào ?
Ðại Huệ đáp: Hồi nẫy vẫn còn được, bây giờ lại bậy bạ. Việc này quyết định chẳng ở nơi ngôn ngữ.

Thế cho nên các bậc Thánh xưa tiếp tục ra đời, mỗi mỗi đều dùng phương tiện khéo léo nói đi nói lại cốt để người đời đừng bị kẹt nơi ngôn từ . Nếu ở nơi lời nói thì Ðại-tạng giáo điển năm ngàn bốn trăm tám mươi quyển thuyết quyền, thuyết thực, thuyết hữu, thuyết vô, thuyết đốn, thuyết tiệm, đâu phải không có lời nói. Tại sao Tổ Ðạt Ma phải đến Ðông Ðộ nói là trao truyền tâm ấn, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Vì sao chẳng nói truyền huyền, truyền diệu, truyền ngôn, truyền ngữ chỉ cần người đương cơ, mỗi mỗi ngay đó ngộ tự bản tâm, thấy tự bản tánh nên bất đắc dĩ nói tâm nói tánh đã là quá dài dòng rồi!. Nếu thật muốn nhổ sạch gốc rễ của sanh tử, điều cần thiết nhất là chớ nên ghi nhớ lời nói của ta, dẫu cho niệm được một Ðại-tạng giáo điển như bình xả nước, cũng chỉ gọi là chở phẩn vào, không gọi là chở phẩn ra, lại bị những lời nói này chướng ngại làm cho chánh tri kiến của mình chẳng thể hiện tiền, thần thông sẵn sàng của mình chẳng thể phát hiện, chỉ cứ chói lòa sáng bóng trước mắt cho là hiểu thiền, hiểu đạo, hiểu tâm, hiểu tánh, hiểu kỳ lạ, hiểu huyền diệu, giống như quăng gậy đánh mặt trăng, chỉ phí sức tâm thần, Như Lai nói là kẻ đáng thương xót vậy!.

Người xưa phàm có một lời nửa câu làm phương tiện khéo léo để các học nhân nuốt vô cũng không được mà nhả ra cũng không xong, như nuốt phải viên kẹo có gai.Nếu là kẻ anh linh độc thoát, kẻ ra ngoài tình thức siêu việt lý tánh thì những gai góc này cũng chỉ là những đồ chơi, những thứ cơm trà lễ cúng quỷ thần. Chỉ vì ông chẳng thể niệm niệm duyên khởi vô sanh, cứ chỉ hướng vào tâm ý thức mà đoán mò, hễ thấy tông sư mở miệng liền hướng vào trong miệng của tông sư để tìm huyền, tìm diệu, lại bị tông sư đảo ngược một cái thì bổn mạng của mình vẫn chẳng biết lọt vào chỗ nào, dưới gót chân vẫn đen tối, mịt mù như thùng sơn đen ; Cũng như hồi nãy Thượng-tọa hỏi về "đoạt nhân chẳng đoạt cảnh" v.v.. Chỉ biết đọc theo sách!. Tôi đáp đúng như pháp mà họ cũng không hiểu được, cứ hỏi xong một đoạn lại hỏi một đoạn nữa, giống như người nhà quê truyền khẩu lệnh với nhau.

Nay ta chẳng tiếc khẩu nghiệp vì các ngươi mà dây dưa chú giải một phen.

Một hôm Lâm Tế thị chúng rằng: "Có khi đoạt nhân chẳng đoạt cảnh, có khi đoạt cảnh chẳng đoạt nhân, có khi nhân cảnh đều đoạt, có khi nhân cảnh đều chẳng đoạt". Có lãnh hội chăng ? Ngài (Lâm Tế) im lặng giây lâu nhìn qua nhìn lại rồi xuống tòa. Sự kiện này tức là Bảo Kiếm Kim Cang Vương.

Lời nói của ta hôm qua là đem con rắn độc, con rít, con ngô công, đủ thứ độc đựng trong một cái lu, ông thử đem tay thọc vào mà lấy ra một con không độc xem, nếu được như vậy là có ít phần tương ưng ; nếu không được, là tại căn tánh của ông chậm lụt, xưa nay chưa có tu, trách ta chẳng thể được.

Lúc bấy giờ Lâm Tế nói những lời ngắn dài, này nọ, trăm điều vạn mục. Còn đây, chỉ vì ngươi không hiểu, xem không ra, nếu ngươi lãnh hội ý này thì những lời nói của chư Tổ như "Từ khi nước Hồ làm loạn. Ba mươi năm chưa từng thiếu muối tương" (l) hay "Tụng kinh trên lầu chuông, trồng rau ở dưới chân giường".v.v... Thì khỏi cần hỏi đều mỗi mỗi tự biết. Người xưa đưa ra một phương tiện đâu phải là mở miệng bậy đâu, cần phải biết ở trong đất sình có gai góc. Lúc bấy giờ có đạo giả Khắc Phù lãnh hội được ý Lâm Tế bèn ra hỏi: "Thế nào là đoạt nhân bất đoạt cảnh". Sư Lâm Tế đáp"Mặt trời phát sinh lụa trải khắp, hài nhi tóc dài trắng như tơ" các ngươi lãnh hội chăng ?
"Mặt trời phát sinh lụa trải khắp" --- là cảnh
"Hài nhi tóc dài trắng như tơ" --- là nhân
Hai câu này, một câu là tồn cảnh, một câu là đoạt nhân. Khắc Phù lại có bài tụng rằng:
"Ðoạt nhân chẳng đoạt cảnh
Duyên tự dính lầm lẫn".

Ðại Huệ nói: "Có gì lầm lẫn mà muốn cầu huyền chỉ, suy lường để phản trách sao ?"
Nên tin người xưa, rủ lòng từ bi thì phải có pháp, mà chẳng có pháp nào không rủ lòng từ bi. Nếu kẻ đạo nhãn chưa mở, đại pháp chưa rõ thì đâu thể tránh khỏi hướng vào miệng của người khác tìm thiền, tìm đạo, tìm huyền, tìm diệu, tìm được rồi lại e sợ người ta biết đến, khi thuyết ra lại sợ thuyết hết rồi sau này lại không có pháp để thuyết. Phải biết cái này là cái pháp vô hạn lượng mà ông muốn dùng cái tâm có hạn lượng để truy cứu là sai lầm lớn, cũng như Thế Tôn trên hội Linh Sơn trước mặt cả triệu chúng nói chánh pháp nhãn tạng (niêm hoa thị chúng) mà chỉ có một mình Ca Diếp mỉm cười đón nhận. Vậy Thế Tôn đâu có sợ người ta biết, đâu phải ở trong phòng kín bí mật truyền thọ tâm ấn đâu.

Thiền của ta ở đây chỉ cho các ngươi nghe, không cho các ngươi hiểu, như những lời giải thích "Tứ liệu giản kể trên, các ngươi cũng nghe rồi, cũng hiểu rồi, nhưng ý của Lâm Tế quả nhiên là như thế chăng ? Nếu như tông chỉ Lâm Tế quả là như thế thì há có thể truyền tới ngày nay chăng ? Nếu các ngươi nghe ta nói ra mà cho rằng chỉ là như thế, thì nay ta nói thật cho các ngươi biết, đây là ác khẩu hạng nhất, hễ còn ghi nhớ một chữ là còn nguồn gốc sanh tử. Các ngươi ở các nơi học được những huyền lại thêm huyền, diệu lại thêm diệu là phẩn thiền gì?. Xưa nay cứ trong bụng cho là có việc thật.

Chớ sai lầm các Thượng-tọa ơi !
Các ngươi nếu thật muốn tham thiền thì nên đem những gì học được ở các nơi mà quăng hết ra ngoài thế giới khác, chỉ còn lại trăm điều chẳng biết, trăm điều chẳng hiểu, trống rỗng tâm, rồi mới đến đây cùng ta lý hội. (Hết phần bình phẩm của Ngài Ðại Huệ)
Cước Chú: (l) Công án của Mã Tổ: "Ba mươi năm chẳng thiếu muối tương" : Mã Tổ ngộ rồi, từ giã thầy là Tổ Hoài Nhượng về Giang Tây hoằng pháp. Năm sau, Hoài Nhượng sai tăng đi khám xét thử, dặn tăng ấy đợi khi Mã Tổ thượng đường thì ra hỏi: "Làm cái gì ?". Tăng vâng theo lời, khi đến hỏi thì Mã Tổ đáp rằng: "Từ khi nước Hồ làm loạn, ba mươi năm chẳng thiếu muối tương". Tăng về trình lại. Hoài Nhượng rất khen ngợi.

Có vị Tăng hỏi: "Thế nào là chơn Phật, Chơn Pháp, Chơn Ðạo xin Sư khai thị?". 

Sư đáp: "Phật là tâm thanh tịnh, Pháp là tâm quang minh, Ðạo là nơi nào cũng vô ngại. Ba tức là một, đều là giả danh mà chẳng thực có. Chơn đạo nhân niệm niệm tâm chẳng gián đoạn. Tổ Ðạt Ma đến Ðông Ðộ, chỉ tìm người chẳng bị người ta mê hoặc, sau gặp nhị Tổ chỉ nói một lời là xong ; mới biết từ trước uổng dụng công phu. Hôm nay chỗ thấy của sơn tăng cùng với chư Tổ chư Phật chẳng khác. Nếu trong câu thứ nhất lãnh hội được thì kham làm thầy cho Tổ và Phật. Nếu trong câu thứ nhì lãnh hội được, thì kham làm thầy cho cõi người cõi trời. Nếu trong câu thứ ba lãnh hội được thì tự cứu không xong".

Tăng hỏi: "Thế nào là câu thứ nhất ?"
Sư nói:
"Ấn khai tam yếu điểm son hẹp,
Chưa cho suy nghĩ chủ khách phân"
-- Thế nào là câu thứ nhì ?
Sư nói: "Diệu giải chẳng cho vấn vô trước (chấp trước), Phương tiện đâu phụ (cô phụ) triệt lưu cơ".

-- Thế nào là câu thứ ba ?
Sư nói:
"Hãy xem trên đài hát múa rối,
Kéo dây đều nhờ người bên trong".

Lại nói: "Một cú ngữ phải đủ tam huyền môn, một huyền môn phải đủ tam yếu, có quyền có thực, có chiếu có dụng các người làm sao lãnh hội !".

Ngài Lâm Tế ứng cơ thường hay dùng hét, người ta gọi là "Vào Cửa Liền Hét". Bởi trong một tiếng hét sẵn đủ tam huyền tam yếu và tác dụng chủ khách.

Sư nói: "Có khi một tiếng hét như Kim Mao sư tử cự địa (thế sắp chụp người), có khi một tiếng hét như cây trúc dọ thám hình bóng trong đám cỏ, có khi một tiếng hét chẳng cho là tác dụng một tiếng hét, các ngươi làm sao lãnh hội !".

Có một vị tăng toan tính hỏi Sư, sư bèn hét. Lúc bấy giờ, môn đồ tham học trong thiền hội đều học Sư hét, Sư nói: "Các ngươi cứ bắt chước ta hét. Nay ta hỏi các ngươi : Có một người từ bên Ðông ra, một người từ bên Tây ra, hai người cùng hét một lượt, ở đây phân được chủ khách chăng ? Mà các ngươi làm sao phân biệt ? Nếu phân biệt chẳng được, thì không nên bắt chước lão tăng hét".

Một hôm, Sư thượng đường, Thủ tọa của hai đường gặp nhau đồng thời cùng hét. Tăng hỏi Sư: "Có chủ khách hay không ?"
Sư đáp: "Chủ khách rõ ràng". Xong, Sư thị chúng rằng : "Muốn lãnh hội câu chủ khách của Lâm Tế, xin hỏi hai vị Thủ tọa trong thiền đường".

*****
Một hôm, Sư thượng đường, có một vị tăng ra đảnh lễ, Sư bèn hét, vị tăng nói: "Lão Hòa Thượng chớ ló đầu là tốt".

Sư nói: "Ngươi cho là lọt vào chỗ nào ?"
Vị tăng bèn hét!. Thế rồi tăng lại hỏi: "Thế nào là đại ý Phật Pháp ?"
Sư bèn hét!. Tăng lại đảnh lễ, Sư nói: "Ngươi cho là hét tốt hay không ?"
Tăng đáp: "Thảo tặc đại bại".

Sư nói: "Lỗi ở chỗ nào ?"
Tăng nói: "Không cho tái phạm".

Sư bèn hét!. Trong Thiền hội Lâm Tế có hai bạn đồng tham, vấn đáp với nhau, một người nói: "Lìa hai cơ trung hạ, xin huynh nói một câu đi", một người nói: "Tính muốn hỏi là sai", một người nói: "Nếu vậy thì lễ bái lão huynh đi", một người nói: "Thằng cướp này". Sư nghe rồi thượng đường thăng tòa thị chúng:
"Yếu hội Lâm Tế tân chủ cú.

Vấn thủ đường trung nhị thiền khách".

Rồi xuống tòa.

*****
Sư thị chúng rằng: "Người tham học cần phải kỹ càng, như chủ khách gặp nhau thì có ngôn luận qua lại hoặc ấn vật hiện hành hoặc toàn thể tác dụng, hoặc nắm cơ quyền hỷ nộ hoặc hiện bán thân, hoặc cỡi sư tử hoặc cởi tượng vương. Như tiếng hét của người học chân chính là đưa ra cái chậu bằng mủ, thiện tri thức chẳng biết là cảnh, bèn dính mắc cảnh, họ mà làm dáng làm điệu, liền bị người học hét thêm tiếng nữa, thiện tri thức chẳng chịu buông xuống, ấy là bệnh tuyệt vọng chẳng thể trị gọi là "Khách nhìn chủ". Hoặc là thiện tri thức chẳng đưa ra vật gì, tùy chỗ hỏi của người học liền đoạt, người học bị đoạt thà chết chẳng chịu buông, ấy gọi là "Chủ nhìn khách". Hoặc có người học tỏ một cái cảnh trong sạch ra trước mắt thiện tri thức, thiện tri thức biết là cảnh, liền quăng vào hầm sâu, người học nói: "Tốt lắm thiện tri thức". Thiện tri thức liền nói: "Ngốc thay ! Chẳng biết tốt xấu". Người học bèn lễ bái, đây gọi là "Chủ nhìn chủ". Hoặc có người học còng tay còng cổ ra trước mắt thiện tri thức, thiện trí thức lại cho còng thêm một lớp, người học hoan hỷ, hai bên đều chẳng biết, ấy gọi là "Khách nhìn khách". Các Ðại-đức ! Sơn tăng kể chuyện như thế đều là phân biệt ma quái để biết rõ chánh tà vậy".

*****
Sư dạy chúng rằng: "Ta có khi chiếu (chiếu soi) trước dụng sau, có khi dụng trước chiếu sau, có khi chiếu dụng đồng thời, có khi chiếu dụng chẳng đồng thời".

- Chiếu trước dụng sau là còn có người. - Dụng trước chiếu sau là còn có pháp.

- Chiếu dụng đồng thời là đuổi con trâu của người cầy ruộng, là giựt lương thực của người đói, gỡ xương lấy tủy thống hạ kim dùi.

- Chiếu dụng chẳng đồng thời là có vấn có đáp, lập khách lập chủ, nước đất hòa hợp, ứng cơ tiếp vật.

Nếu là người quá lượng (đã ngộ) thì hướng vào trước khi chưa đề ra lời nói, xách lên đi liền còn tốt một chút.

*****
Một hôm Sư thượng đường rằng: "Trên cục thịt đỏ có một chơn nhân vô địa vị, thường từ cửa mặt các ông ra vào. Kẻ chưa chứng ngộ hãy xem đi!".

Khi ấy có vị tăng ra hỏi: "Thế nào là chơn nhân vô địa vị ?"
Sư bước xuống tòa nắm chặt vị tăng ấy bảo: "Nói! nói!"
Vị tăng ấy chưng hửng, đang do dự. Sư đẩy ông ta ra, nói: "Chơn nhân vô địa vị là cục cứt khô gì ?" Rồi trở về phương trượng.

Một hôm sư thấy một vị tăng đến. Sư giơ cây phất trần lên.

Ông tăng lễ bái.

Sư bèn đánh. Sau đó lại thấy một ông tăng nữa đến. Sư cũng giơ phất trần lên.

Ông tăng không màng đến.

Sư cũng đánh.

Một vị tăng khác đến. Sư cũng lại giơ cây phất trần lên. Vị tăng này nói: "Tạ ơn Hòa-thượng khai thị !"
Sư cũng đánh.

*****
Có một vị tăng hỏi: "Thế nào là đại ý Phật pháp ?"
Sư giơ cây phất trần lên.

Tăng bèn hét.

Sư bèn đánh .

Một vị tăng khác hỏi: "Thế nào là đại ý Phật pháp ?"
Sư cũng giơ cây phất trần lên.

Tăng bèn hét.

Sư cũng hét. Lúc ấy vị tăng do dự, sư bèn đánh.

Sư khai thị rằng: "Ðại chúng, kẻ vì pháp mà chẳng tiếc thân mạng, trước kia ta ở nơi tiên sư Hoàng Bá, ba lần hỏi đại ý đích xác Phật pháp đều bị đánh cả ba lần như bị nhánh cây Hao phất qua. Hôm nay còn muốn thêm một trận, có ai vì ta mà hạ thủ chăng ?"
Khi ấy có một vị tăng ra nói: "Ðể con hạ thủ cho". Sư đưa cây gậy cho tăng, vị tăng đưa tay muốn lấy. Sư bèn đánh.

*****
Sư thăng tòa, có một ông tăng ra. Sư bèn hét. Vị tăng cũng hét, tăng lễ bái, Sư bèn đánh, rồi hỏi tăng rằng: "Từ đâu đến ?"
ăng đáp: "Từ Ðịnh Châu đến".

Sư lấy gậy, vị tăng do dự, Sư bèn đánh. Tăng không chịu. Sư nói: "Về sau gặp người mắt sáng sẽ biết".

Sau đó vị tăng ấy đi tham vấn Tam Thánh và kể lại việc này. Tam Thánh bèn đánh, tăng toan muốn nói, Tam Thánh đánh nữa.

Có một lão tôn túc đến tham vấn, hỏi: "Lễ bái là phải hay không lễ bái là phải ?"
Sư bèn hét. Tôn túc lễ bái.

Sư nói: "Sơn tặc này tốt".

Tôn túc nói: "Tặc, Tặc !" rồi ra đi.

Sư nói: "Chớ nên cho là vô sự".

Khi ấy thủ tọa đang đứng hầu, Sư nói với thủ tọa: "Thế có lỗi hay không ?".

Thủ tọa nói: "có".

Sư nói: "khách có lỗi hay chủ có lỗi"
Thủ tọa nói: "cả hai đều có lỗi".

Sư nói: "lỗi ở chỗ nào ?"
Thủ tọa bèn ra đi.

Sư nói : "Chớ nên cho là vô sự".

*****
Ðại Giác đến tham vấn sư. Sư giơ phất trần lên, Ðại Giác trải tọa cụ. Sư quăng phất trần xuống, Ðại Giác thu tọa cụ, Sư kêu: "Ði tham đường đi!".

Tăng chúng thấy vậy nói: "Tăng này chắc là thân quyến của Hòa Thượng, không lễ bái mà cũng không ăn gậy".

Sư nghe rồi, cho người kêu Ðại Giác, Giác đến sư nói: "Ðại chúng nói: Ông không lễ bái cũng không ăn gậy, chắc là thân quyến của Trưởng lão".

Giác nghe, rồi cáo từ đi ra.

*****
Một hôm sư hỏi viện chủ "Ði đâu về ?"
Viện chủ đáp: "Ði trong phố bán gạo vàng về".

Sư nói: "Bán hết chăng ?" "Bán hết" Viện chủ trả lời.

Sư dùng cây gậy quạt một cái rằng: "Còn bán được cái này chăng ?"
Viện chủ bèn hét, Sư bèn đánh.

Kế đó điển tọa (người quản lý nhà bếp trong tùng lâm) đến, Sư kể việc này, điển tọa nói: "Viện chủ không lãnh hội được ý của Hòa Thượng".

Sư nói: "Ngươi cho là thế nào ? "
Ðiển tọa lễ bái, Sư cũng đánh.

*****
Sư cùng Phổ Hóa đi dự trai tăng, Sư hỏi Phổ Hóa:
"Sợi lông nuốt cả biển lớn.

Hạt cải dung chứa tu di.

Ấy là thần thông diệu dụng hay là pháp giống như thế?"
Phổ Hóa đạp đổ bàn ăn cơm, Sư nói: "Thô lỗ quá vậy!"
Phổ Hóa nói: "Ðây là chỗ gì mà nói thô nói tế".

*****
Hôm sau cũng cùng đi dự trai tăng, sư lại hỏi: "Sự cúng dường hôm nay đâu bằng hôm qua?"
Phổ Hóa cũng đạp đổ bàn ăn nữa, Sư nói: "Ðược thì được, sao thô lỗ quá vậy !"
Phổ Hóa hét rằng: "Thằng mù, Phật pháp nói gì thô với tế".

Sư le lưỡi.

(LỜI BÌNH PHẨM: Ðại Huệ Tông Cảo Thiền-sư nói: "Công án này, Lâm Tế hai lần bị bịt miệng, không biết còn có chỗ thương lượng hay không ? nếu có thì làm sao thương lượng?").

Một hôm sư cùng với Hà Dương và trưởng lão Mộc Thấp ngồi trong tăng đường đàm luận nói tới Phổ Hóa hàng ngày ở ngoài đường giả điên giả khùng, không biết ông ấy là phàm hay là thánh. Lời nói chưa dứt thì Phổ Hóa vào, Sư bèn hỏi (Phổ Hóa): "Ngươi là phàm hay thánh?".

Phổ Hóa nói: "Ngươi cho ta là phàm hay là thánh ?"
Sư liền hét lên!
Phổ Hóa dùng tay chỉ rằng: "Hà Dương là con dao mới, Mộc Thấp là lão bà Thiền, chú tiểu Lâm Tế này lại đủ một con mắt".

Sư nói: "Kẻ tặc!".

Phổ Hóa nói: "Tặc! Tặc!". Bèn bỏ đi.

*****
Một hôm Phổ Hóa đương ăn rau sống trước tăng đường, sư thấy vậy nói: "Giống như một con lừa". Phổ Hóa bèn làm ra tiếng lừa kêu, sư nói với vị tăng trực rằng: "Chăm sóc cỏ nuôi lừa cho kỹ nhé."
Phổ Hóa nói:
"Thiểu vọng nhân bất thức
Kim Lan hữu tái lai
Lâm Tế nhứt chiếc nhãn
Ðáo xứ vị nhân khai"
Dịch nghĩa: (
Danh vọng ít người biết
Kỳ Lân lại đến nữa
Lâm Tế một con mắt
Chiếu soi khắp mọi nơi).

*****
Một hôm Triệu Châu đến viện Lâm Tế, lúc đang rửa chân ở nhà sau, Sư thấy bèn hỏi: "Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Trúc đến ?"
Triệu Châu đáp: "Gặp nhằm sơn tăng rửa chân".

Sư bước đến gần và làm thế lắng tai nghe, Châu lại nói: "Hội thì hội liền chứ cắn đắn làm gì ?"
Sư liền trở về phương trượng.

Triệu Châu nói: "Ba mươi năm hành cước, hôm nay chú giải sai lầm cho người ta".

*****
Sư hỏi Hạnh Sơn: "Thế nào là Lộ Ðịa Bạch Ngưu ?"
Sơn nói: "Hồng ! Hồng !"
Sư nói: "Câm sao ?"
Hạnh Sơn nói: "Trưởng lão cho là thế nào ?"
Sư nói: "Súc sinh này !"
*****
Ma Cốc hỏi: "Ðức Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát có nghìn tay nghìn mắt, thử hỏi mắt nào là mắt chính ?"
Sư nắm chặt Ma Cốc nói: "Ðức Ðại Bi nghìn tay nghìn mắt, mắt nào là mắt chính. Nói mau ! nói mau !"
Ma Cốc kéo sư khỏi tòa, tự ngồi lên tòa.

Sư vấn tín. Cốc do dự, sư bèn hét rồi kéo Ma Cốc xuống tòa. Sư ngồi trở lại.

Ma Cốc bèn đi ra, nhưng lại hỏi: "Quán Âm mười hai mặt, mặt nào là mặt chính ?"
Sư xuống tòa nắm chặt Ma Cốc nói: "Quán Âm mười hai mặt đi đâu rồi ? nói mau ! nói mau !"
Ma Cốc xoay người lại muốn ngồi, sư bèn đánh, Cốc nắm cây gậy, hai người cùng giành nhau đi trở về phương trượng.

*****
Sư khai thị rằng: "Sơn tăng chẳng có một pháp cho người, chỉ là trị bệnh mở trói. Các ngươi cứ lấy lời nói trong miệng của sơn tăng chẳng bằng thôi nghỉ, vô sự còn tốt hơn!. Sư lại nói, Một niệm duyên khởi vô sanh, siêu việt quyền học tam thừa".

*****
Sư dạy chúng: "Thời nay người học Phật pháp cần phải có kiến giải chân chính. Nếu có được kiến giải chân chính thì chẳng nhiễm sanh tử, đi ở tự do, chẳng cần cầu thù thắng, mà thù thắng tự đến.

Này chư đạo lưu, các bậc tiên đức từ xưa đều có đường lối hướng dẫn mọi người ; riêng lối chỉ dẫn người của sơn tăng đây, chỉ cốt giúp các ngươi không bị người ta mê hoặc, muốn dùng, liền dùng chớ đừng chần chờ thắc mắc. Hiện nay kẻ học chẳng được khai ngộ là bệnh ở chỗ nào ? Chính là bệnh ở chỗ chẳng tự tin. Nếu chẳng có tự tin, tức thì các ông tự rộn ràng lan man theo cảnh, bị muôn cảnh lôi cuốn chẳng được tự do. Nếu các ngươi thôi nghỉ cái tâm niệm niệm tìm cầu thì với chư Tổ chư Phật chẳng khác. Các ông muốn nhận biết chư Tổ, chư Phật chăng ? Chính là ngươi đang nghe pháp trước mắt đây. Học nhân thiếu tự tin bèn hướng ngoại tìm cầu. Dẫu cho tìm được cũng đều chỉ là văn tự danh tướng trọn chẳng được ý của Tổ sống. Nếu thời nay không gặp, thì ngàn đời vạn kiếp luân hồi trong tam giới, trôi theo cảnh thiện ác, rồi phải vào thai trâu bụng lừa.

Các đạo giả, theo chỗ thấy của sơn tăng cùng với Thích Ca chẳng khác, mỗi ngày mỗi mỗi thứ dụng đều đầy đủ chẳng thiếu cái gì. Sáu thứ thần quang chưa từng gián đoạn, nếu thấy được như thế tức là người vô sự trên đời.

Chư Ðại-đức, tam giới không yên, giống như nhà lửa. Ðây không phải là chỗ ở lâu của các ngươi. Con quỉ vô thường giết người trong khoảnh khắc, chẳng kể già trẻ, sang hèn. Các ông muốn cùng Tổ và Phật chẳng khác, chỉ cần không hướng ngoại tìm cầu. Trên một niệm thanh tịnh sáng suốt chính là Pháp thân Phật trong nhà ngươi. Trên một niệm vô phân biệt sáng suốt chính là Báo thân Phật trong nhà ngươi. Trên một niệm vô sai biệt sáng suốt chính là Hóa thân Phật trong nhà ngươi. Ba thứ thân này chính là ngươi đang nghe pháp trước mắt đây, chỉ vì chẳng hướng ngoại tìm cầu thì có công dụng này.

Theo các nhà kinh luận lấy ba thứ thân này làm chỗ lý cùng tột. Theo chỗ thấy của sơn Tăng thì chẳng phải vậy. Ba thứ thân này chỉ là danh tự, cũng là ba thứ y. Người xưa nói: "Thân y nghĩa lập, độ y thể luận" (Thân tựa nghĩa mà lập, quốc độ tựa thể mà luận). Vậy Pháp tánh thân và Pháp tánh độ rõ ràng là quang ảnh (những phản ảnh của ánh sáng).

Chư Ðại-đức, các ông phải nhận biết người làm quang ảnh này, là cội nguồn của chư Phật, cũng là quê nhà của các ông. Sắc thân tứ đại của các ông không hiểu thuyết pháp, nghe pháp; tì, vị, gan, mật của các ông cũng không hiểu thuyết pháp, nghe pháp; hư không cũng không hiểu thuyết pháp, nghe pháp. Vậy thì cái gì hiểu thuyết pháp, nghe pháp ? Ấy là cái chẳng hình dáng mà sáng sủa rõ ràng trước mắt của các ông đó! Nếu thấy được như thế, thì cùng với Tổ và Phật chẳng khác. Chỉ có điều, trong mọi thời đừng để gián đoạn (khắp thời gian) chạm mắt đến đâu là thấy nó ở đó (khắp không gian). Chỉ vì tình sanh trí cách, tưởng biến thể khác (nghĩa là tình thức sanh khởi thì trí tuệ bị ngăn cách và tư tưởng biến đổi thì vật thể cũng trôi theo), nên bị lăn lóc luân hồi trong tam giới chịu đủ thứ khổ não. Nếu theo chỗ thấy của sơn tăng thì không có chỗ nào là chẳng phải giải thoát.

Chư đạo hữu ! Các ông phải biết, Tâm pháp vô hình thông suốt mười phương, ở mắt gọi là thấy, ở tai gọi là nghe, ở mũi gọi là ngửi, ở miệng gọi là nói bàn, ở tay gọi là nắm bắt, ở chân gọi là chạy nhảy, vốn là một cái tinh minh, phân thành sáu hòa hợp. Một tâm đã không thì mọi nơi đều giải thoát. Sơn tăng nói như thế, ý ở chỗ nào ? Chỉ vì tất cả tâm tìm cầu của các ông chẳng thể thôi nghỉ, mới lọt vào cái bẫy cơ cảnh (cảnh cơ xảo) của người xưa.

Chư đạo hữu ! Nếu các ông nhận được chỗ thấy của sơn tăng, các ông có thể ngồi ngay đó cắt đứt những đầu mối Báo thân Phật, Hóa thân Phật. Chư Bồ-tát Thập Ðịa, cho đến Ðẳng-giác, Diệu-giác là những kẻ gông cùm ; La Hán, Bích Chi Phật là những thứ ô uế nhà cầu ; Bồ Ðề, Niết Bàn như cọc cột lừa. Tại sao như thế ? Chỉ vì các ông không thông đạt được cái không của ba A-tăng-kỳ kiếp, nên mới có chướng ngại này. Nếu là đạo nhân chân chính, trọn chẳng như thế, chỉ tùy duyên tiêu nghiệp cũ, cứ mặc tình mặc áo quần, muốn đi thì đi, muốn ngồi thì ngồi, tâm không một niệm mong cầu Phật quả. Tại sao như thế ? Người xưa nói: "Nếu muốn tạo nghiệp cầu Phật, thì Phật là cái triệu chứng lớn của sinh tử!".

Chư Ðại-đức ! Thời giờ quí báu, cứ lê lết nơi này nơi nọ mà học thiền học đạo, nhận danh nhận cú, cầu Phật cầu Tổ, cầu thiện tri thức. Chớ nên sai lầm như thế ! Các ông chỉ có một cha mẹ, còn cầu cái gì nữa ?. Các ông hãy tự phản chiếu xem ! người xưa nói: "Diễn Nhã Ðạt Ða quên mất đầu, tâm cầu dứt sạch liền vô sự". (*)
Chư Ðại-đức ! Chỉ cần giữ tâm bình thường, chớ làm dáng làm điệu. Có một bọn binh đầu trọc chẳng biết tốt biết xấu, thấy thần thấy quỷ, chỉ Ðông chỉ Tây, cầu mưa cầu tạnh. Bọn này, chắc chắn có ngày đến trước mặt Diêm Vương nuốt cục sắt nóng để đền nợ. Những thiện nam tín nữ bị bọn yêu tinh mê hoặc tác yêu tác quái. thật là lũ mù quái gở ! có ngày chúng sẽ bị đòi nợ tiền cơm tiền gạo. Các ngươi cần phải tìm lấy kiến giải chân chính tung hoành trong thiên hạ, khỏi bị bọn yêu tinh này mê hoặc. Các người chớ nên tạo tác, chỉ giữ bình thường là tốt. Các ngươi vừa khởi tâm tính toán đã là sai lầm rồi vậy! Chớ nên cầu Phật ! Phật chỉ là danh tự. Các ngươi biết được kẻ tìm cầu chăng ? Tam thế thập phương Phật ra đời cũng chỉ vì cầu Pháp. Nếu được pháp thì mới xong, khỏi bị luân hồi trong ngũ đạo (Vì A-tu-la có 4 loài: Trời, người, súc sinh, quỷ. Nên trừ A-tu-la ra chỉ có ngũ đạo)".

Thế nào là Pháp?
Pháp tức là tâm pháp, tâm pháp không hình, thông suốt mười phương, hiện dụng trước mắt. Vì con người chẳng thể tin được, bèn nhận danh, nhận cú, hướng trong danh tự, so đo tìm nghĩa; với Phật Pháp xa cách nhau như trời với đất.

CƯỚC CHÚ: (*) Diễn Nhã Ðạt Ða, sáng soi gương thấy cái mặt mình trong gương nhưng lại không nhận ra rằng cái bản mặt đó chính là mình, rồi tưởng mình mất đầu chạy khắp nơi tìm kiếm, nhưng khi biết đầu mình chưa hề mất, thành ra người vô sự.

*****
Các ông ! Sơn tăng thuyết pháp là thuyết pháp gì?. Là thuyết pháp tâm địa. Ngộ pháp tâm địa thì hay vào tịnh vào uế, vào phàm vào thánh, vào chân vào tục, nhưng chính các ông cũng không phải chơn tục phàm thánh mà có thể đặt tên cho tất cả chơn tục phàm thánh, nhưng tất cả chơn tục phàm thánh tự đặt tên chẳng được.

Chư Ðạo hữu ! các ông nắm được liền dùng, chớ nên sắp đặt mới khế hợp huyền chỉ. Sơn tăng thuyết pháp khác với người thiên hạ. Ví như có Văn Thù, Phổ Hiền hiện thân hỏi pháp, mới vừa nói "Bẩm Hòa-thượng" thì ta đã biết rõ rồi. Tại sao như thế ? Chỉ vì chỗ thấy của ta khác hẳn, bên ngoài chẳng lấy phàm thánh, bên trong chẳng trụ căn bổn, thấy suốt bổn pháp, chẳng chỗ nghi ngờ.

Các Ðạo hữu ! Phật pháp chẳng có chỗ dụng công, chỉ là bình thường vô sự, mặc áo ăn cơm, đi tiêu đi tiểu, mệt thì đi ngủ, người ngu cười ta, người trí mới biết ta. Người xưa nói: "Hướng bên ngoài làm công phu đều là kẻ ngu si". Các ngươi phải tùy thời làm chủ, chỗ đứng đều là chân, tất cả cảnh duyên lôi kéo chẳng được. Dầu cho có tập khí từ xưa, có tạo nghiệp địa ngục vô gián đều là biển giải thoát. Ngày nay kẻ học thiền trọn không biết pháp, như con dê gặp gì cũng ăn, không phân biệt chủ khách, chánh tà. Bọn này từ tà tâm nhập đạo chẳng được gọi là người chơn xuất gia, chính là người chơn tục gia. Người xuất gia phải phân biệt được kiến giải chơn chánh bình thường, phân biệt được Phật, ma, chơn, ngụy, phàm, thánh. Nếu được như thế, gọi là chơn xuất gia. Nếu ma, Phật chẳng phân biệt được tức là "xuất gia" này, "vào gia" kia, gọi là chúng sanh tạo nghiệp, chưa được gọi là chơn xuất gia. Như hiện nay có cái Phật, ma đồng thể. Nếu đạo hữu là người mắt sáng thì ma, Phật đều đánh, nếu các ngươi yêu thánh ghét phàm thì phải chìm nổi trong biển sanh tử, chẳng có ngày xong.

Lúc ấy, có một vị tăng hỏi: "Thế nào là Phật là ma ? Xin ngài khai thị"
Sư đáp: "Ngươi vừa khởi một niệm tâm nghi ấy là ma Phật. Nếu ngươi thông đạt vạn pháp vô sinh, tâm như huyễn hóa, không còn một trần, một pháp, nơi nơi thanh tịnh, tức là ma Phật. Phật với chúng sanh là hai cảnh nhiễm tịnh. theo chổ thấy của sơn tăng, không Phật không chúng sanh, không xưa không nay, kẻ đắc bèn đắc chẳng kể thời tiết, cũng không tu không chứng, không được không mất, trong tất cả thời lại không có pháp riêng khác. Dầu rằng có một pháp hơn cả pháp này, thì ta nói như mộng như huyễn. Sơn tăng sở thuyết chỉ là việc trước mắt, là kẻ hiện đang nghe pháp rõ ràng sáng tỏ đó. Người này (tự tánh) cùng khắp mười phương tam giới tự do tự tại, không nơi nào, lúc nào bị chướng ngại, vào tất cả cảnh sai biệt cũng chẳng thể bị dính mắc, trong một sát na thấu khắp pháp giới, gặp Phật thuyết Phật, gặp Tổ thuyết Tổ, gặp La Hán thuyết La Hán, gặp ngạ quỷ thuyết ngạ quỷ, đi tất cả chỗ, dạo các cõi nước, giáo hóa chúng sanh mà chưa từng lìa một niệm, tùy nơi thanh tịnh, ánh sáng thấu suốt mười phương, vạn pháp nhất như.

Các ngươi ! Kẻ đại trượng phu, hôm nay mới biết bổn lai vô sự. Chỉ vì các ngươi chẳng tin tự tâm, niệm niệm tìm cầu, bỏ đầu tìm đầu, tự không thể thôi, như các vị Bồ Tát viên đốn vào trong pháp giới hiện thân hướng trong tịnh độ, chán phàm ưa thánh, bọn người như thế chưa quên việc lấy bỏ, tâm nhiễm-tịnh vẫn còn. Như kiến giải của Thiền tông thì chẳng phải vậy, chỉ thẳng hiện tại lại chẳng kể thời tiết. Chổ sơn tăng thuyết đều là thuốc với bệnh đối trị lẫn nhau, vốn chẳng có pháp thật. Nếu thấy được như vậy, mới là kẻ chân xuất gia, mỗi ngày tiêu được muôn lượng vàng ròng. Các ông chớ nên bị tông Sư các nơi ấn chứng bậy bạ cho là ta hiểu thiền hiểu đạo, biện luận thao thao như suối chảy, đều là tạo nghiệp địa ngục. Nếu là người học đạo chân chính, chẳng thấy lỗi của thế gian, chỉ cần cầu kiến giải chân chính, nếu thấu đạt chân tâm, ngộ tự tánh tròn đầy sáng tỏ, mới gọi là xong việc.

Hỏi: "Thế nào là kiến giải chân chính ? Xin khai thị lại ?"
Sư đáp: "Ngươi chỉ cần đối với tất cả, vào phàm vào thánh, vào nhiễm vào tịnh, vào các quốc độ chư Phật, vào lầu các Di Lặc, vào thế giới Tỳ Lô Giá Na, chỗ chỗ đều hiện quốc độ thành, trụ, hoại, không. Phật ra đời chuyển đại pháp luân vào vô dư niết bàn, chẳng thấy có tướng mạo khứ lai, cầu việc sanh tử trọn chẳng thể đắc, liền vào pháp giới vô sanh, dạo qua các quốc độ nơi nơi, vào thế giới Hoa Tạng, thấy hết các pháp toàn chân đều là thực tướng. Chỉ có Ðạo nhân vô y (tự tánh) đang nghe pháp, là mẹ của chư Phật, bởi vì chư Phật đều từ vô y sanh. Nếu ngộ được hai chữ vô y (không chỗ nương), Phật cũng vô đắc. Nếu thấy được như thế, tức là kiến giải chân chính. Học nhân không hiểu, chấp danh cú, bị danh phàm-thánh chướng ngại. Do đó chướng ngại đạo nhãn của họ, chẳng được sáng tỏ. Thực ra mười hai phần giáo nói ra đều chỉ là hiển bày lẽ này, kẻ học không lãnh hội được bèn hướng vào danh cú mà vọng sanh kiến giải, ấy đều là có y có dựa, lọt vào nhân quả chưa ra khỏi sanh tử luân hồi trong tam giới.

Các ngươi, nếu muốn đi ở tự do trong sanh tử, thì phải nhận thức người đang nghe pháp đây, vốn là vô hình, vô tướng, vô căn, vô bản, không trụ xứ, mà hoạt bát rõ ràng, ứng dụng muôn thứ, chỗ dùng chỉ là không chỗ (vô sở trụ).

Nếu kẻ muốn tìm thì lại càng xa, muốn cầu thì lại càng sai; nên có hiệu là bí mật. Các ông chớ nhận lấy kẻ bạn mộng huyễn (ý nói thân ngũ uẩn), trong khoảng sát na sẽ trở về vô thường. Các ông đến trong thế giới này tìm vật gì làm giải thoát ? Tìm lấy một chén cơm mà ăn, một manh áo mà mặc. Chớ nên uổng qua thời giờ, đuổi theo sự vui thích mà uổng phí một đời, ngày giờ đáng tiếc, niệm niệm vô thường, nếu thô thì bị bốn thứ: đất, nước, gió, lửa (tứ đại) bức bách, nếu tế thì bị sanh, trụ, dị, diệt (tứ tướng) bức bách ; đến khi nào mới xong ?".

Các ông ! Thời nay cần phải nhận biết bốn thứ cảnh vô tướng, mới khỏi bị cảnh lôi kéo.

Hỏi: "Thế nào là bốn thứ cảnh vô tướng ?"
Sư đáp:
"Các ngươi một niệm tâm ái bị nước nhận chìm.

Các ngươi một niệm tâm sân bị lửa đốt cháy.

Các ngươi một niệm tâm nghi bị đất làm ngại.

Các ngươi một niệm tâm hỷ bị gió thổi bay.

Nếu thấu hiểu được như thế thì chẳng bị cảnh chuyển. Nơi nơi dùng được cảnh, nổi bên Ðông, lặn đằng Tây, nổi bên Nam lặn đàng Bắc, nổi ở giữa lặn ở biên, nổi ở biên, lặn ở giữa, đi trên nước như đi trên đất, đi trên đất như đi trên nước. Tại sao được như vậy ? Vì đã thấu đạt tứ đại như mộng huyễn.

Các ngươi hiện nay đang nghe pháp đó, chẳng phải tứ đại của các ngươi, chính cái đó hay dùng được tứ đại, mà không bị tứ đại dùng. Nếu thấy được như vậy là đi ở tự do. Chỗ thấy của sơn tăng là cái pháp không thể chê. Nếu ngươi ghét phàm yêu thánh thì bị cảnh thánh phàm buộc.

Có một số học nhân lên Ngũ Ðài Sơn cầu gặp Văn Thù đã là sai lầm rồi vậy. Trên Ngũ Ðài Sơn không có Văn Thù.

Các ngươi muốn biết Văn Thù chăng ? Chỉ là chỗ dùng trước mắt của các ngươi, xưa nay chẳng khác, mọi nơi chẳng ngại, cái ấy là Văn Thù sống. Các ngươi một niệm tâm sáng suốt không sai biệt, nơi nơi thảy là Phổ Hiền. Các ngươi một niệm tâm tự tại, tùy chỗ giải thoát ấy là Quán Thế Âm. Ba pháp thay phiên nhau làm chủ-bạn, hiển thì nhứt thời hiển, ẩn thì nhứt thời ẩn, một tức ba, ba tức một. Hiểu được như thế mới có thể xem Kinh Giáo. Ðại thiện tri thức mới dám báng Phật báng Tổ, mới dám thị phi thiên hạ, bài xích Tam Tạng Giáo-điển, chưởi mắng nơi nơi như mắng tiểu nhi. Hướng trong cảnh nghịch thuận mà tìm người nên nói ta ở trong mười hai năm, (thập nhị nhân duyên) tìm một nghiệp tánh nhỏ như hạt cải cũng chẳng thể được. Nếu như kẻ bị xưng là "Thiền sư con dao mới" thì phải sợ bị đuổi ra khỏi thiền viện hay bị phạt không cho ăn cơm, suốt ngày không yên ổn. Các bậc tiền bối xưa đến nơi nào cũng bị người không tin đuổi ra, vậy mới biết ấy là quý. Nếu đến chỗ nào đều có người tin thì kham làm cái gì? Nên nói sư tử rống lên một tiếng thì con cho sói bể đầu bể óc".

*****
Các ông ! Các nơi đều nói có đạo để tu, có pháp để chứng, ngươi nói thử xem chứng pháp nào ? tu đạo nào ?
Nay chỗ dụng của ngươi có thiếu vật gì, tu bổ chỗ nào, kẻ tiểu sư hậu học không hội được, lại đi tin bọn dã hồ tinh, bọn chúng thuyết những việc trói buộc người khác, họ nói rằng: "Lý hạnh tương ưng, hộ tiếc tam nghiệp. (Nói và làm phù hợp với nhau thì giữ được thân, khẩu, ý chẳng tạo nghiệp). Mới được thành Phật". Kẻ thuyết như thế nhiều như mưa phùn mùa xuân. Người xưa có nói:
"Lộ phùng đạt đạo nhân,
Ðệ nhất mạc hướng đạo".

Dịch nghĩa:
Giữa đường gặp người thông đạt đạo
Tốt nhất chớ nên hướng vào đạo.

Cho nên nói:
"Nhược nhân tu đạo, đạo bất hành
Vạn ban tà cảnh, cạnh đầu sanh.

Trí kiếm xuất lai vô nhất vật
Minh đầu vị hiển ấm đầu minh".

Dịch nghĩa:
Nếu người tu đạo, đạo chẳng hành
Muôn thứ cảnh tà giành nhau sanh
Kiếm trí huệ ra, không một vật
Bên sáng chưa hiện, bên tối sáng.

Cho nên người xưa nói: "Tâm bình thường là đạo".

Các Ðại đức, còn muốn tìm vật gì, kẻ đạo nhân vô y trước mắt hiện đang nghe pháp đó phân minh rõ ràng chưa từng thiếu sót cái gì. Nếu ngươi muốn so bằng Tổ bằng Phật, chỉ cần thấy như vậy, chẳng còn nghi ngờ, tâm tâm chẳng khác của ngươi gọi là Tổ sống. Tâm nếu có khác thì tánh tướng khác, vì tâm chẳng khác nên tánh tướng chẳng khác.

Hỏi: "Thế nào là chỗ tâm tâm chẳng khác ?"
Sư đáp: "Ngươi muốn hỏi đã là khác rồi vậy, tánh tướng đã phân biệt khác nhau. Các ông chớ hiểu lầm, các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng tự tánh cũng chẳng sanh tánh, chỉ có không danh mà danh-tự cũng không. Ngươi cứ nhận lầm cho rằng cái tên gọi là thật có, ấy là sai lầm lớn rồi đó. Giả sử là có, đều chỉ là cái cảnh y biến có, như: Bồ Ðề y, Niết Bàn y, giải thoát y, tam thân y, cảnh trí y, Bồ Tát y, Phật y... Ngươi cứ hướng vào trong quốc độ y biến, tìm vật gì ? Cho đến tam thừa mười hai phần giáo đều chỉ là giấy lau chùi những bất tịnh. Phật là huyễn hóa thân, Tổ là tỳ kheo già, ngươi còn là kẻ có mẹ sanh mình chăng ? Ngươi nếu cầu Phật thì bị ma Phật nhiếp. Ngươi nếu cầu Tổ thì bị ma Tổ buộc. Ngươi nếu có cầu đều là khổ não, chẳng bằng vô sự thì tốt.

Có bọn tỳ kheo trọc đầu nói với người học đạo rằng: "Phật là cứu cánh, trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp tu hành viên mãn mới thành đạo quả". Các ông nếu nói Phật là cứu cánh vì sao mà tám mươi năm sau, lại đến rừng Sa-la song-thọ nằm ngang mà chết đi ? Nay Phật ở chỗ nào ? thế thì biết rõ sanh tử của Phật so với sanh tử của ta cũng chẳng khác. Ngươi nói nếu ba mươi hai tướng tốt, tám mươi thứ vẻ đẹp là Phật, vậy Chuyển Luân Thánh Vương cũng phải là Phật, vì Chuyển Luân Thánh Vương cũng có ba mươi hai tướng tốt vậy, nên biết tất cả chỉ là huyễn hóa.

Người xưa có bài kệ rằng:
"Ðức Phật hiện thân tướng
Vì thuận tình thế gian
E người sanh đoạn kiến
Phương tiện lập giả danh
Giả nói có ba hai
Tám mươi cũng vẫn không
Có thân phi giác thể
Không tướng là hình chân".

(Như Lai hiện thân tướng
Vi thuận thế gian tình
Khủng nhân sanh đoạn kiến
Quyền tả lập hư danh
Giả ngôn tam thập nhị
Bát thập diệc không thanh
Hữu thân phi giác thể
Vô tướng nãi chơn hình)
Ngươi nói Phật có lục thông là bất khả tư nghì. Vậy tất cả chư thiên, thần tiên, A-tu-la, đại lực quỷ cũng có thần thông phải là Phật chăng ?
Các ông chớ sai lầm, cũng như A tu la cùng Ðế Thích đánh nhau, bị thua rồi lãnh 84 ngàn quyến thuộc dấu trong lỗ củ sen, thế là Thánh chăng ? Những việc kể của sơn tăng đều là nghiệp thông, y thông. Cái lục thông của Phật thì chẳng phải vậy. Nghĩa là: vào sắc giới chẳng bị sắc mê hoặc, vào thanh giới chẳng bị thanh mê hoặc, vào hương giới chẳng bị hương mê hoặc, vào vị giới chẳng bị vị mê hoặc, vào xúc giới chẳng bị xúc chạm mê hoặc, vào pháp giới chẳng bị pháp mê hoặc. Cho nên nói thấu đạt sáu thứ : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là tướng KHÔNG, chẳng bị trói buộc, ấy là đạo nhân vô y. Dù mang thân xác ngũ uẩn cũng là địa hành thần thông.

Các ông phải biết: Chơn Phật vô hình, chơn pháp vô tướng. Các ông cứ muốn ở trên đầu huyễn hóa, làm dáng làm điệu, đủ thứ mong cầu, dẫu cho cầu được cũng là dã-hồ-tinh, chẳng phải là chân Phật, đều thuộc kiến giải ngoại đạo. Nếu là người chân học đạo thì chẳng lấy Phật, lấy Bồ Tát, La Hán, chẳng lấy thù thắng của tam giới, thản nhiên độc thoát, chẳng bị tâm cảnh giựt trói, dù trời đất đảo lộn ta cũng không nghi, mười phương chư Phật hiện tiền cũng không có một niệm tâm vui mừng, địa ngục tam đồ bổn hiện cũng không nổi một niệm sợ hãi ; tại sao như thế ? Tại ta thấy chư Phật tướng KHÔNG, biến hóa thì có, chẳng biến hóa thì không.

Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, nên nói như mộng huyễn, như hoa đốm trên không, cần gì phí sức nắm bắt. Thực ra chỉ có các ông là người hiện nay đang nghe pháp ngay trước mắt đây, vào lửa chẳng thiêu, vào nước chẳng chìm, vào địa ngục tam đồ như đi dạo vườn hoa, vào ngạ quỷ súc sinh mà chẳng thọ ác báo. Tại sao như thế ? Theo cái pháp không có chỗ chê này thì:
"Nếu ngươi yêu thánh ghét phàm
Chìm nổi trong biển sanh tử
Phiền não do tâm mới có
Không tâm phiền não ở đâu ?
Chẳng nhọc phân biệt lấy bỏ
Tự nhiên ngay đó đạo thành".

Các ông cứ muốn đuổi theo nhà này nhà nọ, gắng sức mà cầu học. Dẫu cho học được trong ba A-tăng-kỳ kiếp, rốt cuộc lọt vào sanh tử, chẳng bằng vô sự, hướng vào góc sàn trong tùng lâm xếp bằng mà ngồi.

*****
Các ông muốn được đúng như Pháp, cần phải có lòng tin vững chắc, chớ nên sanh tâm nghi ngờ. Bản thể của chân tâm phóng thì trùm khắp pháp giới, mà thu thì tơ hào chẳng lập, sáng tỏ chiếu soi rõ ràng chưa từng thiếu sót, mắt không thấy, tai không nghe gọi là việc gì ? người xưa nói rằng: "Nói tựa như một vật thì không đúng". Các ông hãy tự xem còn có cái gì để nói nữa. Mỗi mỗi tự dụng công phu đi! Trân trọng!
*****
Các ông nên tin rằng chỗ dụng trước mắt của các ông với Tổ, với Phật chẳng khác. Chỉ vì không tin bèn hướng ngoại tìm cầu. Chớ nên sai lầm, hướng ngoại chẳng có pháp, hướng nội cũng bất khả đắc. Các ông muốn lấy lời nói trong miệng của sơn tăng, không bằng thôi nghỉ chớ tạo nghiệp, hãy làm người vô sự đi !
Nếu niệm đã khởi chớ nên tiếp tục, nếu niệm chưa khởi đừng cho sanh khởi. Làm được như thế thì hơn đi hành cước mười năm. Ðừng để bất cứ nội ngoại vật nào trói buộc, gặp chướng ngại nào cứ đạp bỏ: gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, cho đến gặp gì cũng giết cả. Ðó là con đường duy nhất để đi đến giải thoát (chữ "Giết" ở đây là ám chỉ giết cái tâm chấp trước của chúng sanh, nên gặp gì giết nấy để khỏi bị tâm và cảnh dính mắc, cũng là cái nghĩa vô sở trụ vậy.).

Các ông nên biết, chỗ một niệm tâm thôi nghỉ của ông gọi là cây bồ đề. Chỗ một niệm tâm không thể thôi nghỉ gọi là cây vô minh. Vô minh chẳng có trụ xứ, vô minh chẳng có thủy chung, nếu tâm của ngươi niệm niệm thôi nghỉ chẳng được thì leo lên cây vô minh, đi vào tứ sinh lục đạo mang lông đội sừng. Nếu ngươi thôi nghỉ được, tức là thanh tịnh pháp thân. Nếu ngươi một niệm chẳng sanh thì leo lên cây bồ đề, vận thần thông trong tam giới, biến hóa thân tự tại.

Có một bọn mù trọc đầu ăn cơm no rồi ngồi thiền quán hạnh, chụp bắt niệm lậu không cho sanh khởi, tránh ồn ào, cầu tĩnh lặng ; ấy là pháp ngoại đạo. Tổ sư nói: Nếu ngươi trụ tâm khán tịnh, cử tâm ngoại chiếu, nhiếp tâm nội trừng (trong lặng), ngưng tâm nhập định ; bọn người như thế đều là tạo tác. Người hiện nay đang nghe pháp này làm sao muốn tu nó, chứng nó, trang nghiêm nó. Nó vốn chẳng phải vật để cho tu, chẳng phải vật để trang nghiêm được. Nếu bảo nó trang nghiêm ông được, thì tất cả vật đều được trang nghiêm. Sơn tăng nói hướng ngoại chẳng có pháp, học nhân không lãnh hội được bèn cho là hướng trong, rồi liền dựa vách ngồi trạm nhiên chẳng động ; chấp lấy cái này là Phật Pháp của Tổ môn, thực là sai lầm lớn. Nếu ngươi chấp lấy cảnh thanh tịnh, bất động là đúng. Vậy tức là ngươi nhận cái vô minh làm chúa tể. Người xưa nói chỗ hầm sâu đen tối mịt mù thật đáng ghê sợ là lý này vậy. Nếu ngươi nhận cái động là phải, thì tất cả cỏ cây cũng đều biết động, cũng nên gọi là đạo chăng ? Thực ra kẻ động là phong đại, bất động là địa đại. Ðộng với bất động chẳng có tự tánh. Nếu ngươi hướng vào chổ động mà nắm bắt nó thì nó hướng vào chỗ bất động đứng. Nếu ngươi hướng vào chỗ bất động bắt nó thì nó lại hướng nơi chỗ động đứng. Ví như con cá ẩn trong suối nhảy ngược dòng.

Các Ðại-đức! động với bất động là hai thứ cảnh, còn đạo nhân vô y thì động cũng dùng, bất động cũng dùng..


Dịch Từ tập 47, Ðại Tạng Kinh 

Tri Phủ Vương-Thường-Thị cùng các quan trong phủ thỉnh sư thăng tòa. Sư thượng đường bảo: "Hôm nay, do sự bất đắc dĩ, Sơn tăng thuận theo nhân tình mới lên tòa này. Nếu theo dưới cửa Tổ Tông hoằng dương đại sự thực là mở miệng chẳng được, chẳng có chỗ để đứng chân. Hôm nay, do quan Thường Thị cố thỉnh, sơn tăng không dám ẩn dấu cương tông, chẳng biết có tác gia, chiến tướng nào cầm cờ xuất chiến chăng ? Nếu có thì trước mắt đại chúng để chứng cớ xem".

Tăng hỏi: "Thế nào là đại ý Phật Pháp ?"
Sư bèn hét ! Tăng lễ bái, sư nói: "Tăng này lại kham trì luận".

Tăng hỏi: "Sư tuyên nói gia khúc tông phong nào ? nối pháp vị nào ?"
Sư đáp: "Ta ở nơi Hoàng Bá ba lần hỏi Phật Pháp, ba lần bị đánh". Tăng do dự muốn nói, Sư bèn hét rồi nói rằng: "Không lẽ hướng vào hư không mà đóng đinh chăng ?"
*****
Có Tọa chủ hỏi: "Ba thừa và mười hai phần giáo há chẳng phải là Phật tánh ư ?"
Sư đáp: "Cỏ hoang chưa từng cuốc".

Tọa chủ nói: "Phật há có chê người sao ?"
Sư nói: "Phật ở chỗ nào ?"
Tọa chủ không trả lời. Sư nói tiếp: "Trước mắt thường trụ, muốn lừa lão tăng, lui mau! lui mau ! Chớ làm chướng ngại người khác thưa hỏi".

Sư lại nói, Hôm nay pháp hội này vì một đại sự, có kẻ nào muốn hỏi thì mau mau hỏi đi ? Nhưng mới mở miệng đã không dính dáng rồi. Tại sao như thế ? Chẳng nghe Phật Thích Ca nói: "Pháp lìa văn tự, chẳng thuộc nhân, cũng chẳng thuộc duyên" vì các ông tin chẳng được, cho nên hôm nay mới có sự dây dưa, e rằng Thường Thị cùng các quan viên chưa rõ Phật tánh, chi bằng hãy lui. Sư hét một tiếng ! nói tiếp, người thiếu căn tin, chẳng có ngày xong, đứng lâu mỏi chân, trân trọng!.

*****
Sư thượng đường, Tăng hỏi: "Thế nào là việc trên lưỡi kiếm ?"
Sư đáp: "Tai họa ! Tai họa !"
Tăng do dự muốn nói, Sư bèn đánh.

Tăng hỏi: "Cũng như hành giả trong phòng giã gạo, chân đạp xuống mà quên nhấc lên, vậy ý hướng chỗ nào ?"
Sư đáp: "Bị chìm mất trong suối sâu".

Sư lại nói: "Hễ có kẻ không thiếu nợ đến, họ đều biết chỗ họ đến, nếu đến như thế thì giống như mất hẳn, chẳng đến như thế thì không giây tự trói, bất cứ lúc nào chớ nên đoán mò bậy bạ, hội với không hội đều là sai lầm, rõ ràng nói như thế, mặc cho người thiên hạ bình phẩm, đứng lâu mỏi chân, trân trọng".

*****
Sư thượng đường, nói: "Một người ở trên đỉnh núi chẳng có đường đi ra, một người ở giữa ngã tư đường cũng không biết chỗ xu hướng. Vậy người nào ở trước, người nào ở sau. Không làm Duy Ma Cật, không làm Bố Ðại Sĩ, trân trọng".

*****
Sư thượng đường nói: "Có một người suốt kiếp ở giữa đường mà chẳng lìa nhà cửa, có một người lìa nhà cửa mà chẳng ở giữa đường, vậy người nào đáng thọ cúng dường của trời người ?" rồi xuống tòa.

*****
Sư thị chúng rằng: "Hiện nay người học đạo cần phải tự tin, chớ hướng ngoại tìm cầu mà lọt vào cảnh trần của người khác, không phân biệt được tà chánh cũng như có Tổ, có Phật đều là việc trong giáo tích. Có người đề ra một câu nói, hoặc ẩn hoặc hiện liền sanh ra nghi ngờ, chiếu khắp trời đất, thăm hỏi từng nhà cũng không hiểu được. Nếu là kẻ đại trượng phu chớ nên luận chủ, luận khách, luận thị, luận phi, luận sắc, luận tài, luận thuyết..., những lời nói nhàm qua ngày. Sơn tăng ở đây, không kể tăng tục, hễ có kẻ đến đều biết được y, mặc cho y từ chỗ nào đến. Hễ có tên gọi ngữ cú đều là mộng huyễn. Người gặp cảnh được làm chủ, là huyền chỉ của chư Phật. Cảnh Phật chẳng thể tự xưng ta là cảnh Phật, người làm chủ vẫn là đạo nhân vô y này. Nếu có người ra hỏi ta cầu Phật, thì ta liền ứng cảnh thanh tịnh mà ra. Có người hỏi ta Bồ Tát thì ta liền ứng cảnh từ bi mà ra. Có người hỏi ta Bồ Ðề, ta liền ứng cảnh tịnh diệu mà ra. Có người hỏi ta Niết Bàn ta liền ứng cảnh tịch tĩnh mà ra. Cảnh tức là muôn điều sai biệt, người thì chẳng sai biệt, cho nên ứng vật hiện hình như mặt trăng trong nước".

Các đạo hữu ! Nếu muốn đúng như pháp, càng phải là đại trượng phu mới được. Nếu qua loa chẳng tự chủ thì chẳng được, như là kẻ đại căn khí chẳng bị mê hoặc, nơi nơi đều làm chủ, thì chỗ đứng đều là chân thật. Hễ có kẻ đến, nói gì ta cũng chẳng thọ nhận. Có một niệm nghi, ma liền nhập tâm, cũng như lúc nghi Bồ Tát thì ma sanh tử được phương tiện để nhập. Hễ được ngưng niệm, chớ hướng ngoại tìm cầu. Việc đến thì chiếu soi, ngươi chỉ tin cái dụng hiện nay một việc gì cũng KHÔNG. Ngươi trong tam giới sanh một niệm, liền tùy duyên bị cảnh chia làm sáu trần. Chỗ ứng dụng hiện nay của ngươi đâu có thiếu cái gì. Trong một sát na vào tịnh vào uế, vào lầu các Di Lặc, vào tam nhãn quốc độ, nơi nơi du lịch chỉ thấy danh không ?
Hỏi: "Thế nào là tam nhãn quốc độ ?"
Sư nói: "Ta cùng ngươi vào tịnh diệu quốc độ, mặc áo thanh tịnh, thuyết pháp thân Phật; lại vào vô sai biệt quốc độ, mặc áo vô sai biệt, thuyết Báo Thân Phật ; lại vào trong quốc độ giải thoát mặc áo quang minh, thuyết Hóa Thân Phật. Cái tam nhãn quốc độ này đều là y biến. Theo nhà kinh luận, lấy Pháp thân làm căn bản, báo hóa hai thân là dụng. Chỗ thấy của sơn tăng thì Pháp thân lại chẳng hiểu thuyết pháp, như người xưa có nói: "Thân y nghĩa lập, Pháp tánh thân, Pháp tánh độ", biết rõ là pháp kiến lập, là quốc độ y thông, là lá cây vàng, là nắm tay không, dùng để lừa gạt con nít. Trong xương khô tìm nước tủy, ngoài tâm chẳng có pháp, ở trong cũng bất khả đắc, vậy muốn cầu vật gì? Các ngươi nghe các nơi nói rằng có tu có chứng. Chớ sai lầm ! Nếu do tu mà đắc được, đều là nghiệp sanh tử. Ngươi nói Lục Ðộ Vạn Hạnh cùng tu, ta thấy đều là tạo nghiệp. Cầu Phật, cầu Pháp tức là tạo nghiệp địa ngục, cầu Bồ Tát cũng là tạo nghiệp, xem kinh, xem giáo cũng là tạo nghiệp, Phật với Tổ là người vô sự, cho nên hữu lậu, hữu vi, vô lậu, vô vi là nghiệp thanh tịnh".

*****
Phổ Hóa thường đi khắp đường phố rung chuông rao rằng: "Bên sáng đến thì đánh bên sáng, bên tối đến thì đánh bên tối, bốn phương tám hướng đến thì xoay vần đánh, hư không đến thì cả mình đánh".

Sư nghe người ta kể lại, bèn sai thị giả đi gặp ông ấy. Khi vừa nghe ông ấy nói như thế liền đến ôm chặt rồi hỏi: "Lúc tất cả đều không đến thì phải như thế nào ?"
Phổ Hóa liền xô ra nói: "Ngày mai trong viện Ðại Bi có cơm chay ăn".

Thị giả về kể lại với Sư, Sư nói: "Ta lúc nào cũng nghi ông này!".

*****
Sư nghe trụ trì đời thứ nhì Ðức Sơn thị chúng rằng: "Nói được cũng cho ba mươi gậy, nói không được cũng cho ba mươi gậy".Sư bèn sai Lạc Phổ đi hỏi: "Tại sao nói được cũng cho ba mươi gậy ?" Ðợi y sắp đánh, ngươi liền tiếp nắm cây gậy rồi đẩy một cái xem y làm thế nào! Lạc Phổ vâng lời làm theo, đẩy một cái thì Ðức Sơn bèn trở về phương trượng.

Lạc Phổ về kể lại với Sư, Sư nói: "Ta lúc nào cũng nghi ông này". Mặc dù như thế ngươi còn thấy được Ðức Sơn chăng ? Lạc Phổ do dự chưa nói, Sư bèn đánh.

*****
Vương Thường Thị, một hôm đến thăm sư, cùng sư đến trước tăng đường xem và hỏi rằng: "Cả tăng chúng trong tăng đường này còn có xem kinh chăng ?"
Sư nói: "Không xem kinh".

Thường Thị hỏi: "Còn có học thiền chăng ?"
Sư nói: "Không học thiền".

Thường Thị nói: "Kinh không xem, thiền cũng không học, rốt cuộc làm cái gì?"
Sư nói: "Trọn bảo họ thành Phật thành Tổ đi !"
Thường Thị nói: "Mạt vàng dù quí, lọt vào mắt cũng làm xốn mắt, đâu có ích gì !"
Sư nói: "Tưởng ngươi là một kẻ tục hán (kẻ tầm thường)".

*****
Sư hỏi Lạc Phổ rằng: "Xưa kia, có một người hay dùng gậy, một người hay dùng hét, vậy người nào hay ?"
Lạc Phổ nói: "Ðều không hay".

Sư hỏi: "Chỗ hay là thế nào ?"
Lạc Phổ bèn hét, Sư bèn đánh.

*****
Sư thấy tăng đến, đưa hai tay ra, tăng không nói gì, sư hỏi: "Lãnh hội chăng ?"
Vị tăng đáp: "Không lãnh hội".

Sư nói: "Sức mạnh mở không ra, cho ngươi hai điếu tiền".

*****
Có Thượng Tọa Ðịnh đến tham vấn, hỏi: "Thế nào là đại ý của Phật Pháp ?"
Sư xuống thiền sàn, nắm chặt Ðịnh rồi cho một bạt tay, liền xô ra.

Ðịnh đứng chưng hửng. Vị tăng bên cạnh nói: "Thượng-tọa Ðịnh sao không lễ bái?". Ðịnh vừa lễ bái, hoát nhiên đại ngộ.

*****
Sư hỏi một ni: "Thiện đến hay ác đến ?"
Vị ni bèn hét, Sư đưa gậy lên bảo rằng: "Nói lại đi! nói lại đi!"
Ni cũng hét, Sư bèn đánh.

*****
Long Nha hỏi Sư: "Thế nào là ý Tổ Sư từ Tây Trúc đến ?"
Sư nói: "Ðưa thiền bảng cho ta".

Nha bèn đưa thiền bảng cho sư, sư cầm được bèn đánh. Nha nói: "Ðánh thì cứ đánh, nhưng không có ý Tổ sư".

Sau đó Nha đi tham vấn Thúy Vi, hỏi: "Thế nào là ý Tổ sư từ Tây Trúc đến?".

Thúy Vi nói: "Ðưa bồ đoàn cho ta"
Nha bèn đưa bồ đoàn cho Thúy Vi, Vi cầm được bèn đánh. Nha nói: "Ðánh thì cứ đánh, nhưng không có ý Tổ Sư".

Sau này Nha trụ trì ở tu viện. Có một vị tăng vào thỉnh ích (hỏi đạo) rằng: "Lúc Hòa-thượng đi hành cước đối với nhân duyên tham vấn hai vị tôn túc, Ngài cho họ là đúng hay không đúng ?"
Nha nói: "Ðúng thì thật đúng, nhưng không có ý Tổ Sư".

*****
Một hôm, Phổ Hóa đi dạo khắp đường phố, gặp ai cũng xin cái áo, mọi người đều cho, nhưng Phổ Hóa không nhận. Sư sai viện chủ đi mua một cái quan tài. Khi Phổ Hóa về, sư nói: "Ta làm cho ngươi một cái áo rồi đây !" Phổ Hóa liền tự vác cái quan tài đi dạo khắp phố và rao rằng: "Lâm Tế đã cho tôi cái áo rồi, nay ta đi ra thành cửa đông để viên tịch". Người trong chợ tranh nhau đi theo xem, Phổ Hóa nói, "Hôm nay ngày không tốt, ngày mai đi cửa nam tịch". Cứ như thế đi luôn ba hôm qua ba cửa thành, mọi người đều không tin nữa. Ðến ngày thứ tư, không có ai đi theo, một mình ra ngoài thành, tự nằm vào quan tài, nhờ người đi đường đậy nắp đóng đinh giùm. Tin tức truyền đi khắp cả chợ, mọi người trong chợ tranh nhau mở quan tài ra xem, thì thấy ngài đã viên tịch, chỉ nghe trong hư không có tiếng rung chuông dần dần đi xa.

*****
Một hôm, Sư biết sắp tịch nên nói kệ truyền pháp rằng:
"Theo dòng chẳng ngưng hỏi cái chi
Chiếu soi vô biên nói cho y
Lìa danh lìa tướng người không hiểu Xuy-mao (*) dùng xong liền quên đi".

(Duyên lưu bất chỉ vấn như hà
Chơn chiếu vô biên thuyết tợ tha
Ly tướng ly danh nhân bất bẩm
Xuy-mao dụng liễu cấp tu mồ)
Rồi Sư dạy chúng: "Sau khi ta nhập diệt, không được diệt mất Chánh Pháp Nhãn Tạng của ta".

Tam Thánh ra nói: "Ðâu dám diệt mất Chánh Pháp Nhãn Tạng của Hòa Thượng".

Sư bảo: "Về sau có người hỏi ngươi, ngươi nói với họ thế nào ?"
Tam Thánh hét !
Sư nói: "Ai dè Chánh Pháp Nhãn Tạng của ta đến bên con lừa mù này diệt mất". Nói xong, sư ngồi an nhiên thị tịch, nhằm niên hiệu Hàm Thông nhà Ðường, năm thứ tám (868 Tây lịch), ngày 10 tháng 4 năm Ðinh Hợi. Vua ban cho sư hiệu là Huệ Chiếu Thiền sư. Toàn thân nhập tháp nơi Phủ Tây núi hướng Bắc Trấn Châu.

(*) Xuy-mao: là một thành ngữ ám chỉ một sợi tóc để trên lưỡi cây bảo kiếm, chỉ thổi một cái là đứt liền.


Hết
Xem bản dịch của Hòa Thượng Thanh Từ:
http://www.thuvienhoasen.org/lamtenguluc-thanhtu.htm
TVHS
<!--{{{-->
<div id='sidebar'>
<div id='sidebarTabs' refresh='content' force='true' tiddler='SideBarTabs'></div>
</div>
<div id='displayArea'>
<div id='tiddlerDisplay'></div>
</div>
<!--}}}-->
/***
|''Name:''|PasswordOptionPlugin|
|''Description:''|Extends TiddlyWiki options with non encrypted password option.|
|''Version:''|1.0.2|
|''Date:''|Apr 19, 2007|
|''Source:''|http://tiddlywiki.bidix.info/#PasswordOptionPlugin|
|''Author:''|BidiX (BidiX (at) bidix (dot) info)|
|''License:''|[[BSD open source license|http://tiddlywiki.bidix.info/#%5B%5BBSD%20open%20source%20license%5D%5D ]]|
|''~CoreVersion:''|2.2.0 (Beta 5)|
***/
//{{{
version.extensions.PasswordOptionPlugin = {
	major: 1, minor: 0, revision: 2, 
	date: new Date("Apr 19, 2007"),
	source: 'http://tiddlywiki.bidix.info/#PasswordOptionPlugin',
	author: 'BidiX (BidiX (at) bidix (dot) info',
	license: '[[BSD open source license|http://tiddlywiki.bidix.info/#%5B%5BBSD%20open%20source%20license%5D%5D]]',
	coreVersion: '2.2.0 (Beta 5)'
};

config.macros.option.passwordCheckboxLabel = "Save this password on this computer";
config.macros.option.passwordInputType = "password"; // password | text
setStylesheet(".pasOptionInput {width: 11em;}\n","passwordInputTypeStyle");

merge(config.macros.option.types, {
	'pas': {
		elementType: "input",
		valueField: "value",
		eventName: "onkeyup",
		className: "pasOptionInput",
		typeValue: config.macros.option.passwordInputType,
		create: function(place,type,opt,className,desc) {
			// password field
			config.macros.option.genericCreate(place,'pas',opt,className,desc);
			// checkbox linked with this password "save this password on this computer"
			config.macros.option.genericCreate(place,'chk','chk'+opt,className,desc);			
			// text savePasswordCheckboxLabel
			place.appendChild(document.createTextNode(config.macros.option.passwordCheckboxLabel));
		},
		onChange: config.macros.option.genericOnChange
	}
});

merge(config.optionHandlers['chk'], {
	get: function(name) {
		// is there an option linked with this chk ?
		var opt = name.substr(3);
		if (config.options[opt]) 
			saveOptionCookie(opt);
		return config.options[name] ? "true" : "false";
	}
});

merge(config.optionHandlers, {
	'pas': {
 		get: function(name) {
			if (config.options["chk"+name]) {
				return encodeCookie(config.options[name].toString());
			} else {
				return "";
			}
		},
		set: function(name,value) {config.options[name] = decodeCookie(value);}
	}
});

// need to reload options to load passwordOptions
loadOptionsCookie();

/*
if (!config.options['pasPassword'])
	config.options['pasPassword'] = '';

merge(config.optionsDesc,{
		pasPassword: "Test password"
	});
*/
//}}}
<<tabs txtMainTab  "All" "All tiddlers" TabAll  "SetUp" "More lists" TabMore>>
Từ Ân Thiền Đường
TỔ SƯ THIỀN
#displayArea {margin:0em 14em 0em 0em;}
body {font-size:1.25em; font-family:arial,helvetica; margin:0; padding:0;}
Dịch Gỉa Thích Duy Lực
CHƯƠNG I
CẢNH NGỮ KHAI THỊ
NGƯỜI MỚI PHÁT TÂM THAM THIỀN
Tham thiền đầu tiên cần phải phát tâm phá vỡ sanh tử cho vững chắc, thấy rõ thế giới, thân tâm thảy đều là giả duyên không có chủ tể. Nếu chẳng phát minh cái lý vĩ đại sẵn có thì tâm sanh tử chẳng vỡ. Tâm sanh tử đã chẳng vỡ thì làm sao trừ được con quỷ vô thường giết người trong mỗi niệm chẳng dừng. Hãy đem một niệm này làm viên ngói gõ cửa, tương tợ như ngồi trong đống lửa lớn muốn cầu thoát ra, đi bậy một bước chẳng được, dừng lại một bước chẳng được, sanh một niệm khác chẳng được, mong người khác cứu chẳng được. Ngay lúc ấy chỉ cần chẳng màng đến lửa lớn, chẳng màng đến thân mạng, chẳng mong người cứu, chẳng sanh niệm khác, chẳng chịu tạm dừng, chạy thẳng đến trước, chạy được thoát mới là tay tài giỏi.

Tham thiền quý ở chỗ khởi nghi tình. Cái gì là nghi tình? Như sanh chẳng biết từ đâu đến, chẳng được chẳng nghi chỗ đến. Tử chẳng biết đi về đâu, chẳng thể chẳng nghi chỗ đi. Cửa ải sanh tử chẳng phá vỡ ắt nghi tình liền phát, treo ở trên lông mày, buông cũng chẳng xuống đuổi cũng chẳng đi. Bỗng một mai đập vỡ khối nghi, hai chữ sanh tử thành cái đồ tầm thường trong nhà. Cổ Đức nói: “Nghi lớn ngộ lớn, nghi nhỏ ngộ nhỏ, chẳng nghi chẳng ngộ”.

Tham thiền đem chữ tử dán trên trán, coi cái thân tâm máu thịt này như đã chết, chỉ có một niệm muốn tham cứu hiện tiền. Một niệm này như thanh Ỷ thiên trường kiếm, nếu chạm nhằm lưỡi bén thì chẳng thể được, nếu bỏ bê để lụt ắt là kiếm ấy từ lâu không dùng.

Tham thiền sợ nhất là say đắm cảnh tịnh; cảnh tịnh khiến người ta kẹt trong không tịch mà chẳng hay chẳng biết. Cảnh động người ta chán, cảnh tịnh phần nhiều chẳng sanh chán, Do vì người tu hành luôn ở trong chỗ ồn ào, nên một khi được với cảnh tịnh tương ưng như ăn kẹo ăn mật, như người mệt mỏi lâu thích ngủ, đâu thể tự biết ư?
Ngoại đạo khiến thân tâm đoạn diệt hóa làm đá cứng cũng từ cảnh tịnh mà vào. Bởi vì lâu ngày chầy tháng không đó lại không, tịch đó lại tịch, rơi vào vô tri cùng với gỗ đá đâu khác. Chúng ta hoặc ở nơi cảnh tịnh chỉ muốn phát minh một đoạn đại sự dưới sự y áo (kiến tánh), chẳng biết ở tại tịnh cảnh mới được, ở trong đại sự cầu tướng tịnh ấy trọn chẳng thể được, đây gọi là được vậy (kiến tánh rồi thì động tịnh đều chẳng sanh).

Tham thiền phải ở trong đó mạnh dạn tiến tới, chẳng gần gũi nhân tình. Nếu theo tình ứng đối thì công phu hạ thủ chẳng tiến, chẳng những hạ thủ chẳng tiến mà lâu ngày chầy tháng ắt chắc chắn trở thành ông thầy chạy theo dòng thế tục.

Người tham thiền ngước lên chẳng thấy trời, cúi xuống chẳng thấy đất, thấy núi chẳng phải là núi, thấy nước chẳng phải là nước, đi chẳng biết đi, ngồi chẳng biết ngồi, ở giữa ngàn người muôn người chẳng thấy có một người, khắp thân trong ngoài chỉ là một khối nghi, có thể nói là khuấy đục thế giới, khối nghi chẳng vỡ chẳng thể thôi nghỉ. Đây là công phu khẩn yếu.

Thế nào là khuấy đục thế giới? Cái lý vĩ đại vốn sẵn có từ vô lượng kiếp đến nay chìm chìm lặng lặng chưa từng động đến, cần phải chính đương nhân phấn chấn tinh thần, xoay trời chuyển đất, tự có một đoạn thọ dụng ba đào dậy sóng.

Tham thiền chẳng sợ chết chẳng được sống, mà chỉ sống chẳng được chết. Nếu quả cùng với nghi tình kết lại một chỗ, thì cảnh động chẳng đợi khiển trừ mà tự trừ, vọng tâm chẳng đợi tịnh mà tự tịnh, cửa sáu căn tự nhiên rỗng rang khoát đạt, điểm nhằm liền đến, gọi tới liền ứng, lo gì chẳng sống ư?
Công phu tham thiền được tiến, như mang gánh nặng ngàn cân buông cũng chẳng xuống, tương tự như tìm vật quan trọng bị đánh mất, nếu tìm không ra lòng quyết chẳng chịu thôi. Trong ấy chỉ cần chẳng nên sanh chấp, sanh trước, sanh kế. Chấp thành bệnh, trước thành ma, kế thành ngoại đạo. Nếu được nhứt tâm nhứt ý như tìm vật bị đánh mất thì ba thứ lỗi trên không có dính dáng, chỗ gọi là: “Sanh tâm động niệm liền trái pháp thể”.

Tham thiền, lúc cử khởi thoại đầu cần phải rõ ràng sáng suốt như mèo bắt chuột. Cổ nhân nói: “Chẳng chém được đứa mọi, thể chẳng thôi”. Bằng không ngồi trong hang quỷ hôn hôn trầm trầm luống qua một đời có ích gì!
Lúc mèo bắt chuột, nó mở to đôi mắt, bốn chân sẵn sàng chỉ muốn chụp chuột đưa vào miệng, dẫu cho có gà chó bên cạnh nó cũng chẳng thèm ngó tới. Người tham thiền cũng vậy, chỉ tức tối muốn rõ cái lý này, dầu có tám cảnh thay nhau hiện ra trước mắt cũng chẳng màng đến, vừa có niệm khác, chẳng những chuột và mèo cũng chạy mất.

Tham thiền một ngày phải thấy công phu ngày đó, nếu lơ láo qua ngày thì trải qua trăm kiếp ngàn đời cũng chưa có ngày xong, Bác Sơn tôi thuở trước cắm một cây hương, thấy cây hương tàn, bèn nói: “Công phu y như trước, không có thêm bớt, một ngày mấy cây hương? Một năm bao nhiêu cây hương?” Và nói: “Tấc bóng dễ qua, thời giờ chẳng đợi người, đại sự chưa sáng, ngày nào mới xong”. Do sự thống thiết này, càng thêm cố gắng.

Tham thiền chẳng nên ở trên công án cổ nhân suy nghĩ giải thích, dẫu cho mỗi mỗi đều lãnh hội được đi nữa, cùng với chính mình cũng không dính dáng gì cả. Trái lại chẳng biết, một lời một câu của cổ nhân như đống lửa lớn, đến gần chẳng được, chạm đến chẳng được, huống là ngồi nằm trong ấy ư? Lại ở trong ấy phân đại phân tiểu, luận thượng luận hạ, chẳng tán thân mất mạng hầu như ít có.

Việc này chẳng cùng giáo thừa hợp, cho nên người tu tập Đại thừa lâu năm còn chẳng hiểu chẳng biết, huống các Tiểu thừa, Thanh văn, Duyên giác; Tam hiền, Thập thánh há chẳng thông giáo, nghe đến một việc này hàng tam hiền vỡ mật, Thập địa hồn kinh, Bồ tát Đẳng giác thuyết pháp như mây như mưa độ bất khả tư nghì chúng sanh nhập vô sanh pháp nhẫn còn bị gọi là sở tri ngu cùng với đạo toàn trái, hà huống là những người khác ư? Bởi vì việc này từ địa vị phàm phu chóng đồng Phật thể. Người rất khó tin, người tin là pháp khí, người chẳng tin thì chẳng phải pháp khí. Người tu hành muốn vào Tông thừa này đều phải từ cửa tin mà vào. Một chữ tin có cạn, có sâu, có tà, có chánh, chẳng thể biện.

Cạn nghĩa là phàm nhập pháp môn, ai nói chẳng tin, song chỉ tin pháp môn mà chẳng tin tâm mình.

Sâu thì các Bồ tát thừa còn chẳng đủ niềm tin, như Hoa Nghiêm Sớ nói: “Thấy có người hay thuyết pháp, có chúng nghe pháp là chưa vào cửa tin”. Như nói: “Tức tâm tức Phật”, ai nói chẳng tin, đến khi hỏi: Ông là Phật chăng? Thì lắc đầu từ chối, thừa đương chẳng nổi. Kinh Pháp Hoa nói: “Tất cả cùng nhau suy nghĩ chẳng thể lường Phật trí”. Vì sao? Vì có tâm suy nghĩ, bởi niềm tin chẳng đủ mà thôi.

Tà, chánh: Tự tâm tức Phật gọi là chánh tín, ngoài chấp có pháp gọi là tà tín. “Tức Phật” cần phải tham cứu cho sáng tỏ tự tâm. Và phải đích thân dẫm đến, tới chỗ chẳng nghi mới gọi là chánh tín. Còn như mập mờ lầm lạc đoán mò chỉ nói: “Tức tâm tức Phật” thật chẳng biết tu tâm, gọi là tà tín.

Cổ nhân hái đào cũng định, cuốc đất cũng định, lúc làm công việc gì cũng định, đâu phải ngồi lâu đè nén khiến tâm chẳng khởi sau đó mới định ư? Nếu như thế tức là tà định, chẳng phải ý chánh của Thiền.

Lục Tổ nói: “Na Già thường tại định, không có lúc nào chẳng định”, cần phải thấy suốt bản thể mới cùng định này tương ứng. Ông già Thích Ca từ Đâu Suất xuống hoàng cung, vào Tuyết Sơn thấy sao mai mọc, khai thị đại chúng như huyễn, chưa từng xuất định này. Bằng không, ắt bị cảnh động nhận chìm, đâu thể gọi là định.

Trong cảnh động tìm chỗ khởi chẳng thể được, trong cảnh tịnh cũng tìm chỗ khởi chẳng thể được. Động tịnh đã không có chỗ khởi thì lấy cái gì làm cảnh? Hiểu được ý này thì tất cả đều là một thể định tràn đầy không thiếu.

Tham thiền chẳng được đắm nhiễm thế pháp. Trong Phật pháp còn đắm nhiễm một điểm cũng chẳng thể được, hà huống là thế pháp ư? Nếu thoại đầu thật sự hiền tiền, đạp trên băng chẳng thấy lạnh, đạp trên lửa chẳng thấy nóng, trong rừng gai góc ngang nhiên đi qua chẳng thấy có chướng ngại, mới có thể ở trong thế pháp hoành hành tự tại. Bằng không thì đều bị cảnh duyên chuyển; muốn được công phu thành một phiến đến năm lừa cũng chưa được mộng thấy.

Tham thiền chẳng nên chạy tìm trên văn cú ghi nhớ ngữ ngôn, chẳng những vô ích mà còn làm chướng ngại công phu, khiến công phu chân thật trở thành duyên lự, muốn được chỗ tâm hành bặt há có thể được ư?
Tham thiền sợ nhứt là tỷ lượng, đem tâm suy lý lời Phật lời Tổ với đạo càng xa, hạ thủ đến Phật Di Lặc ra đời cũng không dính dáng. Nếu là người nghi tình chóng phát lấp bít hư không chẳng biết có danh tự hư không, như ngồi ở trong núi bạc, vách sắt chỉ muốn được một con đường sống. Nếu chẳng được con đường thì làm sao được an ổn. Chỉ cần như thế hạ thủ đi, thời tiết đến thì tự có sự đảo lộn.

Gần đây có một tà sư dạy người học chẳng cần hạ thủ công phu. Lại nói: “Cổ nhân chưa từng hạ thủ công phu”. Lời này rất độc làm mê lầm kẻ hậu sanh, vào địa ngục mau như tên bắn.

Bài minh Tọa thiền của Thiền sư Đại Nghĩa nói:
Chớ nói tin đạo, chẳng cần tham,
Cổ Thánh nhắc hoài là chỉ nam.

Tuy nhiên gác cũ nhàn điền địa,
Một phen tiến đến được hay chưa.

Nếu chẳng cần tham cứu mà nói đắc lý, đó là Di Lặc trời sanh, Thích Ca tự nhiên, bọn người này bị gọi là người đáng thương xót. Bởi vì tự mình chẳng từng tham cứu, hoặc lấy cổ nhân một hỏi một đáp liền lãnh ngộ bèn đem thức để hiểu rồi dối gạt người, hoặc gặp một phen bệnh nặng kêu khổ suốt ngày, những điều hiểu biết bình thường đều chẳng dùng được, hoặc đến lúc mạng chung như con cua bị bỏ vào nồi nước sôi tay chân rối loạn, ăn năn đâu kịp.

Thiền sư Hoàng Bá nói:
Xuất trần việc ấy vốn phi thường,
Nắm chặt đầu dây giữ lập trường.

Chẳng phải một phen sương thấm lạnh,
Hoa mai chi dễ thưởng mùi hương.

Lời này rất thân thiết, nếu đem bài kệ này luôn luôn cảnh sách thì công phu tự nhiên tấn tới, như đường dài trăm dặm, bước đi một bước thì ngắn đi một bước, còn nếu đứng một chỗ chẳng chịu đi thì dẫu nói được sự nghiệp của quê nhà rõ ràng minh bạch cũng chẳng bao giờ đến nhà, thử hỏi sẽ được cái gì?
Tham thiền khẩn yếu nhất là chữ thiết. Chữ thiết rất có sức mạnh. Chẳng thiết ắt lười biếng sanh. Lười biếng sanh thì phóng túng buông lung tâm ý. Nếu dụng tâm chân thiết thì buông lung lười biếng làm sao sanh được. Phải biết, một chữ thiết này chẳng lo chẳng đến chỗ ruộng đất cổ nhân, chẳng lo tâm sanh tử chẳng vỡ. Bỏ một chữ thiết này, cầu Phật pháp nào khác đều là si cuồng chạy ở ngoài lề, há có thể nói là đồng với hạ thủ công phu ư?
Một chữ thiết chẳng những lìa lỗi mà ngay đây lập tức vượt cả ba tánh thiện, ác, vô ký. Một câu thoại đầu, dụng công rất thiết thì cũng chẳng nghĩ thiện, dụng tâm rất thiết thì chẳng nghĩ ác, dụng tâm rất thiết thì chẳng rơi vào vô ký. Thoại đầu thiết thì không tán loạn, thoại đầu thiết thì không hôn trầm, thoại đầu hiện tiền thì chẳng rơi vào vô ký.

Một chữ thiết là câu rất thân thiết, dụng tâm thân thiết ắt không kẻ hở, cho nên ma chẳng thể nhập vào, dụng công thân thiết chẳng sanh tính toán có, không… ắt chẳng rơi vào ngoại đạo. Người tham thiền đi chẳng biết mình đi, ngồi chẳng biết mình ngồi, nghĩa là thoại đầu hiện tiền, nghi tình chẳng vỡ, chẳng biết có thân tâm, hà huống biết có đi, có ngồi!
Tham thiền sợ nhất là suy nghĩ làm thơ, làm kệ. làm văn, làm phú… Thơ kệ thành ắt gọi là thi Tăng, văn phú hay ắt gọi là văn tự Tăng, cùng với tham thiền không dính dáng gì cả. Hễ gặp cảnh duyên nghịch thuận làm động niệm tâm người, liền phải phát giác và đề khởi thoại đầu chẳng theo cảnh duyên chuyển mới được. Hoặc nói: “Chẳng cần kíp”. Ba chữ này gây lầm lạc cho người, người học cần phải xét kỹ.

Tham thiền, người ta sợ rơi vào không. Thoại đầu hiện tiền đâu phải là không. Chỉ cái người sợ không này bèn không chẳng được, hà huống là thoại đầu hiện tiền.

Tham thiền, nghi tình chẳng vỡ như đi trên vực sâu, tợ bước trên băng mỏng, mảy may đánh mất chánh niệm thì tán thân mất mạng, vì nghi tình chẳng vỡ, cái lý vĩ đại chưa sáng, một hơi thở ra chẳng hít vào là qua đời khác, bị trung ấm kéo dắt không khỏi đi theo nghiệp thức thay đầu đổi mặt mà chẳng hay chẳng biết. Do đó, trên nghi lại càng thêm nghi, đề khởi thoại đầu, chẳng rõ quyết định phải rõ, chẳng vỡ quyết định phải vỡ, ví như bắt kẻ trộm, cần phải có tang vật mới được.

Tham thiền, chẳng được đem tâm chờ ngộ, như người trên đường đứng ở trên đường chờ đợt đến nhà ắt không bao giờ đến nhà mà chỉ cần đi thì đến nhà. Nếu đem tâm chờ ngộ thì chẳng bao giờ ngộ, mà chỉ cần bức bách khiến cho ngộ. Nếu như đại ngộ như hoa sen chợt nở, như đại mộng chợt tỉnh. Bởi vì mộng chẳng chờ tỉnh, ngủ mùi rồi tự tỉnh; hoa chẳng đợi nở, thời tiết đến tự nở; tâm chẳng đợi ngộ, lúc nhân duyên hội hợp thì tự ngộ. Tôi nói: “Lúc nhân duyên tự hội hợp, quý ở chỗ thoại đầu chân thiết bức bách khiến cho ngộ, chớ chẳng phải chờ ngộ đâu!” Lại lúc ngộ như vẹt mây mù thấy trời xanh rộng rãi không nương gá (vô y), trời xoay đất chuyển lại là một cảnh giới đặc biệt.

Tham thiền cần phải khẩn, chánh, miên mật và dung hoát.

Thế nào là khẩn? Mạng người ở trong hơi thở, đại sự chưa rõ, một hơi thở ra chẳng hít vào, đường trước mịt mờ chưa biết về đâu, chẳng được chẳng khẩn. Cổ Đức nói: “Như dây gai thấm nước, một bước khẩn cấp một bước”.

Thế nào là chánh? Người học cần phải đủ con  mắt trạch pháp, ba ngàn bảy trăm Tổ sư đều là gương mẫu cho người tham thiền. Nếu sai mảy may ắt vào lối tà. Kinh nói: “Chỉ một việc này thật, cái thứ hai nào khác chẳng phải chân”.

Thế nào là miên mật? Lông mày cùng hư không kết chặt, kim châm không lọt, nước rưới chẳng thấm, chẳng để hở một mảy may. Nếu có một kẻ hở bằng mảy lông ắt ma cảnh thừa chỗ sơ hở chen vào. Cổ Đức nói: “Một giây phút nào thoại đầu chẳng hiện tiền thì y như người chết”.

Thế nào là dung hoát? Thế giới rộng trượng thì gương xưa rộng một trượng. Gương xưa rộng một trượng thì lò lửa rộng một trượng. Quyết chẳng cầu chấp trụ ở một chỗ như nắm chặt đầu con rắn chết, cũng chẳng rơi vào hai đầu, tự tại thênh thang. Cổ Đức nói: “Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư”. Người thật sự đến chỗ dung hoát thì trong chẳng thấy có thân tâm, ngoài chẳng thấy có thế giới, mới được chỗ nhập đầu.

Khẩn mà chẳng chánh ắt uổng dụng công. Chánh mà chẳng khẩn ắt chẳng thể nhập. Đã nhập cần phải miên mật mới được tương ưng. Đã tương ưng, cần phải dung hoát mới thành hóa cảnh.

Tham thiền chẳng được có một mảy lông niệm khác, đi, đứng, nằm, ngồi chỉ đề khởi câu thoại đầu bổn tham phát khởi nghi tình, tức tối muốn tìm đến chỗ tận cùng. Nếu có mảy lông niệm khác, người xưa nói là “Tạp độc nhập tâm”, chẳng những tổn thương thân mạng, mà còn tổn thương huệ mạng, người học chẳng thể chẳng thận trọng.

Tôi nói: Niệm khác nghĩa là chẳng những pháp thế gian mà cho đến trừ cái tình này ra, tất cả việc tốt trong Phật pháp cũng đều là niệm khác. Lại, chẳng những việc ở trong Phật pháp mà cho đến ở trong tâm thể, giữ nó, buông nó, chấp nó, hóa nó, cũng đều là niệm khác (mất chánh niệm).

Tham thiền, phần đông đều nói: “Tham chẳng được”, thì cứ ngay chỗ tham không được hãy tham đi, như người chưa biết đường hãy tìm đường, chứ chẳng nên nói “tìm chẳng được đường”, bèn thôi sao! Như tìm được đường rồi thì quý ở chỗ đi đến nhà mới thôi, chẳng được đứng ở trên đường chẳng chịu đi thì đâu có ngày đến nhà.

Tham thiền, tham đến chỗ chẳng thể dụng tâm, chỗ vực sâu muôn trượng, chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ tận cùng khu ốc, như con chuột chun vào sừng trâu tự có sự dội ngược (ngộ đạo).

Tham thiền sợ nhất là cái tâm linh lợi, tâm linh lợi là thuốc kỵ của tham thiền, phạm nhầm một chút dù cho thuốc hay hiện tiền cũng chẳng cứu được. Nếu thật là người tham thiền, mắt như mù, tai như điếc, lúc tâm niệm vừa mống khởi như đụng nhầm núi bạc vách sắt; như thế, công phu mới được tương ưng.

Tham thiền được chân thiết, đem thân tâm cùng thế giới luyện được như thanh sắt, chỉ đợi nó bỗng nổ tung ra, rồi cần phải gom lại thành đống mới được.

Tham thiền chẳng sợ sai lầm mà chẳng sợ biết mình quấy. Dẫu cho đang đi ở chỗ sai lầm, nếu chịu có một niệm biết quấy, ấy là nền tảng thành Phật làm Tổ, là con đường trọng yếu ra khỏi sanh tử, là vũ khí lợi hại để phá lưới ma. Đại sư Thích Ca ở trong mỗi pháp của ngoại đạo đều có chứng qua, mà chẳng ngồi ở trong hang ổ ấy, đem bốn chữ “biết quấy liền bỏ” đi từ phàm phu đến địa vị đại thánh. Ý này chẳng những ở trong pháp xuất thế mà ở trong pháp thế gian hễ có đánh mất chánh niệm, chỉ cần phí bốn chữ “biết quấy liền bỏ” thì làm được một con người tốt đẹp trong trắng.

Nếu ôm chặt lấy chỗ sai lầm cho là đúng, chẳng chịu biết quấy, dẫu cho Phật hiện tiền cứu người ấy cũng chẳng được.

Tham thiền chẳng nên tránh huyên náo cầu tịch lặng, nhắm mắt ngồi trong hang quỷ làm kế sống. Người xưa gọi là ngồi dưới núi đen tối, ngâm trong nước chết; giúp được cái gì. Chỉ cần ở trên cảnh duyên mà tham cho được, mới là  chỗ đắc lực. Một câu thoại đầu ở trên lông mày, trong sự đi ngồi, mặc áo, ăn cơm, tiếp tân đãi khách, chỉ cần rõ cái chỗ rơi của một câu thoại đầu này, một mai lúc rửa mặt rờ nhằm cái lỗ mũi nguyên lai rất gần, bèn được ít phí sức (tỉnh lực).

Tham thiền sợ nhất là nhận thức thần làm Phật sự, hoặc nhướng mày chớp mắt, xoay đầu ngó lại, cho là có ít nhiều kỳ đặc. Nếu nhận thức thần làm việc chánh thì làm tôi tớ cho ngoại đạo cũng chẳng được.

Tham thiền cần phải chỗ tâm hành diệt, điều thiết yếu chẳng nên đem tâm nghiên cứu, suy lý cơ duyên vấn đáp… Nên ngài Động Sơn nói: “Tham cứu diệu lý thì đánh mất tông chỉ của Thiền, làm cho cơ dụng linh động trở thành ám muội; hạng người này không đủ tư cách nói chuyện với nhau. Nếu được triệt ngộ thì mọi tam muội từ trong tự tâm lưu xuất, suy nghĩ tạo tác ắt cách xa, khác nào như trời với đất”.

Tham thiền chẳng sợ chẳng được, tham chẳng được cần phải tham cho kỳ được mới là công phu. Cổ Đức nói: “Không cửa là cửa giải thoát, không ý là ý đạo nhân, quý ở chỗ thể hội được chỗ vào. Nếu tham chẳng được bèn đánh trống rút lui thì dẫu trăm kiếp ngàn đời cũng không làm sao tham được”.

Nghi tình phát khởi buông chẳng xuống, ấy là lên đường; đem hai chữ sanh tử dán trên trán, như cọp dữ đuổi đến, nếu chẳng chạy thẳng về nhà ắt tán thân mất mạng, còn có thể dừng chân ư?
Tham thiền chỉ ở trên một tắc công án dụng tâm, chẳng nên giải hội ở trên tất cả công án. Dẫu có thể giải được thì cũng chỉ là giải chứ chẳng phải là ngộ. Kinh Pháp Hoa nói: “Đem tâm suy nghĩ đo lường cảnh giới Viên giác Như lai như đem lửa đom đóm đốt núi Tu di, trọn không thể được”. Ngài Động sơn nói: “Toan đem ý học huyền tông, như muốn đi về hướng Tây mà quay mặt về hướng Đông”. Người nghiên cứu giải thích công án cần phải dưới da có máu, biết hổ thẹn mới được.

Tham thiền đề khởi thoại đầu, chỉ biết nghi tình đập chẳng vỡ ắt không có niệm thứ hai. Quyết chẳng nên nhằm trên kinh sách dẫn chứng kích động thức tình; tình thức bị kích động ắt vọng niệm nổi lên, muốn được đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, làm sao được!
Đạo, chẳng nên rời dù trong khoảnh khắc, nếu rời thì chẳng phải đạo. Công phu chẳng nên gián đoạn dù trong khoảnh khắc, nếu gián đoạn thì chẳng phải công phu. Người chân chánh tham cứu như lửa cháy lông mày, tợ lửa cháy đầu đâu có rỗi rảnh để việc khác làm động niệm. Cổ Đức nói: “Như một người địch với muôn người, đối diện đâu cho nháy mắt”. Lời này rất thiết yếu đối với người tham thiền, cần phải biết vậy.

Tham thiền, tự mình tham chưa triệt ngộ, chỉ nên lo giải quyết chưa xong việc tham cứu của mình, chẳng nên dạy người, như người chưa đến kinh thành mà nói cho người khác nghe về việc trong kinh thành, chẳng những dối người mà cũng là dối mình vậy.

Tham thiền ngày đêm chẳng dám biếng trễ, như Đại sư Từ Minh ban đêm buồn ngủ Ngài dùng mũi dùi đâm vào mình, và nói: “Người xưa vì đạo quên ăn bỏ ngủ, còn ta nay là người gì?”
Cô nhân vẽ một vòng tròn bằng phấn, đạo lý chẳng rõ, chẳng bước chân ra ngoài. Người thời nay buông lung tình ý, đi chơi lêu lổng cho đó là hoạt bát, thật đáng tức cười.

Tham thiền hoặc được khinh an, hoặc có tỉnh phát, chẳng cho đó là ngộ. Bác Sơn tôi đương thời khán câu “Không tung tích” của Hòa thượng Thuyền Tử, một hôm nhân xem Truyền Đăng Lục thấy ngài Triệu Châu dặn ông Tăng rằng: “Phải đi ra ngoài ba ngàn dặm tìm gặp Thiện tri thức mới được”, bất giác tôi đánh mất cái túi vải như buông gánh nặng ngàn cân, tự cho là đại ngộ. Đến khi gặp ngài Bảo Phương, tôi mới biết mình như thanh gỗ vuông tra vào lỗ tròn, nên rất hổ thẹn. Nếu sau khi ngộ chẳng gặp đại Thiện tri thức, dẫu được an lạc tự tại cũng chưa phải xong.

Ngài Bảo Phương khuyến khích tôi bằng bài kệ:
Lấy không để quét không thì công rất lớn,
Lấy có để tìm có thì đức càng nhỏ.

Không nên dùng sự hiểu biết của mình để phỉ báng Tổ sư.

Chỗ được tiện nghi tức là mất tiện nghi.

Đây là câu đầu sào trăm thước tiến bước, người tham thiền cần phải xét kỹ. Tôi thường nói với người học: “Tôi được hai chữ chẳng phải của ngài Bảo Phương thọ dụng bất tận”.

Tham thiền chẳng được cho là đạo lý, cứ miệt mài tham đi mới phát khởi được nghi tình. Nếu cho là đạo lý thì không tiến tới được, chẳng những việc mình chẳng thấu triệt mà nghi tình cũng chẳng phát khởi. Như có người hỏi: “Vật đựng trong rương là vật gì?” Thật chẳng thấy vật người kia chỉ! Người kia lấy chẳng phải là phải, nên chẳng thể phát nghi. Lại chẳng những chẳng khởi nghi mà còn cho vật kia là vật này, cho vật này là vật kia. Hiểu lầm như thế, nếu chẳng mở rương ra đích thân thấy qua một phen thì suốt đời cũng chẳng thể nói chắc được.

Tham thiền chẳng nên cho là vô sự, phải tức tối muốn sáng tỏ lý này. Nếu cho là vô sự thì suốt một đời chỉ là người vô sự, một việc lớn dưới y áo chẳng bao giờ xong; như người tìm vật bị đánh mất, tìm ra mới thôi. Nếu tìm chẳng ra bèn bỏ vào cái vỏ vô sự, không có ý tìm nữa thì dẫu cho vật bị đánh mất có hiện tiền cũng lầm qua trước mặt, bởi vì không có ý tìm vật vậy.

Tham thiền chẳng nên cho là đá nhoáng ánh chớp. Nếu ánh sáng đầu cửa chợt có chợt không thì giúp được việc gì? Cần phải đích thân thật sự bước đến thấy một phen mới được. Nếu thật sự đắc ý, như giữa thanh thiên bạch nhật thấy cha mẹ mình, không có cái vui thế gian nào hơn được.

Tham thiền, chẳng được nhằm dưới ý căn tính toán; suy nghĩ tính toán khiến công phu chẳng được thành phiến, chẳng thể phát khởi được nghi tình. Bốn chữ “suy nghĩ tính toán” làm chướng chánh tín, chướng chánh hạnh và chướng con mắt đạo. Người học đối với nó phải như sanh oan gia mới khá.

Tham thiền, chẳng được ở chỗ nêu lên Tông sư mà dùng trí giải để lãnh hội. Nếu dùng trí giải để lãnh hội thì lầm lạc, chẳng tương ưng với việc tham cứu. Chỉ cần phát khởi nghi tình, tham cho triệt, không có chỗ lãnh hội tri giải, như lầu gác trong hư không tự tại vô ngại. Bằng không, nhận giặc làm con, nhận tớ làm chủ. Cổ Đức nói: “Chớ đem cái yên lừa cho là cái quai hàm của cha” là nghĩa này vậy.

Tham thiền, chẳng được cầu người nói trắng ra. Nếu nói trắng ra thì hoàn toàn của người khác chứ không dính dáng gì với mình. Như người hỏi đường đến Trường An, chỉ có thể hỏi đường, chứ chẳng nên hỏi việc ở Trường An. Người kia có nói rõ ràng mọi việc ở Trường An, trọn là cái việc của người kia thấy chứ chẳng phải người hỏi đường đích thân thấy. Nếu chẳng cố gắng tham cứu mà cầu người nói trắng ra, cũng giống như vậy.

Tham thiền, chẳng phải niệm công án, niệm tới niệm lui có gì dính dáng, niệm đến lúc ngài Di Lặc hạ sanh cũng không dính dáng, sao chẳng niệm A Di Phật còn có lợi ích hơn. Chẳng những bảo chẳng cần niệm mà phải luôn luôn đề khởi thoại đầu, như khán chữ vô thì ở trên chữ vô khởi nghi tình, như khán cây bách thì ở trên cây bách khởi nghi tình, như khán một qui về chỗ nào thì ở trên qui về chỗ nào khởi nghi tình. Nghi tình phát khởi thì tận mười phương thế giới là một khối nghi, chẳng biết có thân tâm cha mẹ sanh. Toàn thân là một khối nghi, chẳng biết có mười phương thế giới, chẳng phải trong chẳng phải ngoài, đập lại thành một khối; chỉ đợi khối nghi kia tự vỡ như thùng đứt dây đay, gặp Thiện tri thức, chẳng đợi mở miệng; đại sự xong xuôi mới vỗ tay cười lớn; nhìn lại sự niệm công án thật giống như chim Anh võ học nói, nào có dính dáng gì đến đại sự.

Tham thiền chẳng nên đánh mất chánh niệm,dù trong khoảnh khắc. Nếu đánh mất chánh niệm tham cứu ắt bị cuốn theo dị đoan, quên quay trở lại. Như người tĩnh tọa chỉ thích tịch lặng, lấy cái thuần thanh tuyệt điểm cho là Phật sự, đây gọi là mất chánh niệm, vì rơi vào trong tịch lặng. Hoặc nhận lấy cái hay giảng, hay nói, hay động, hay tịnh là Phật sự, đây cũng gọi là mất chánh niệm, vì niệm thức thần. Hoặc lấy sự đè ép vọng tâm không cho mống khởi là Phật sự, đây cũng gọi là mất chánh niệm, vì vọng tâm đè vọng tâm như đá đè cỏ, lại như lột bẹ chuối, hết lớp này đến lớp khác, không biết đến ngày nào mới xong. Hoặc quán tưởng thân tâm như hư không, chẳng khởi niệm như tường vách, đây gọi là mất chánh niệm, vì ngài Huyền Sa nói: “Nghĩ muốn ngưng tâm thức niệm, nhiếp sự về không tức là rơi vào phái ngoại đạo chủ trương không vong như người chết hồn chẳng tan”.

Tham thiền, nghi tình phát khởi, lại cần phải đập cho vỡ, phải xác thật chánh niệm phát đại dũng mãnh, ở trong khẩn thiết lại càng khẩn thiết mới được. Ngài Kính Sơn nói: “Bậc đại trượng phu muốn cứu cánh một đoạn đại sự nhân duyên này phải là hạng người đập vỡ da mặt, tánh tình nóng nảy, dựng đứng xương sống, chẳng thuận nhân tình, đem cái chỗ nghi xưa nay của mình dán trên trán như thiếu nợ người muôn trăm quan tiền bị người đòi ngặt không có tiền để trả, chỉ sợ người sỉ nhục, sự kiện này không gấp cũng phải gấp, không vội cũng phải vội, không lớn cũng phải lớn thì mới có phần xu hướng (ngộ).


TVHS
Dịch Gỉa Thích Duy Lực
CHƯƠNG II
BÌNH LUẬN CẢNH NGỮ
CỦA CỔ NHÂN KHAI THỊ
Ngài Triệu Châu nói: Ba mươi năm chẳng tạp dụng tâm, trừ mặc áo ăn cơm là tạp dụng tâm.

BÌNH: Chẳng phải chẳng dụng tâm mà là chẳng dụng tạp tâm, chỗ gọi là: “Để tâm một chỗ không việc nào chẳng xong”.

٭
Ngài Triệu Châu nói: Ông chỉ cần tham cứu lý đạo, ngồi khán hai ba mươi năm, nếu chẳng hội, cứ chặt đầu lão Tăng đi!
BÌNH: Triệu Châu sao gấp quá vậy! Mặc dầu như thế, năm tháng dài tìm một người hai ba mươi năm tâm không đổi khác cũng khó có.

٭
Ngài Triệu Châu nói: Lão Tăng lúc mười tám tuổi đã biết phá sạch gia sản. 

Lại nói: Ta thuở xưa bị mười hai thời sai sử, hiện nay sai sử được mười hai thời.

BÌNH: Ở trên gia sản làm kế sống thì bị mười hai thời sai sử. Phá được gia sản thì sai sử được mười hai thời. Chợt có một vị Tăng hỏi: “Cái gì là gia sản?” Bác Sơn tôi đáp: “Cởi bỏ cái đảy da đi, ta sẽ nói cho ông nghe”.

٭
Ngài Triệu Châu nói: Nếu ông một đời chẳng rời Tòng lâm, chẳng nói năm năm, mười năm, không có người gọi ông làm người câm, về sau, Phật cũng không làm gì được ông.

BÌNH: “Chẳng nói” tức là chẳng tạp dụng tâm. Nếu chẳng nhằm dưới y áo tham cứu lý thì rất cách xa vậy.

٭
Thiên Thai Thiều Quốc Sư nói: Dẫu cho đáp thoại, biện luận như sông dài cũng chỉ thành cái tri kiến điên đảo. Nếu chỉ quý đáp thoại, biện luận thì có gì khó đâu, chỉ e vô ích đối với người, trở lại thành tự dối.

BÌNH: Người bây giờ học được một bụng, bình thường hỏi đi đáp lại, đem Phật pháp làm trò đùa, chẳng những vô ích, phần nhiều thành tội lỗi, mà nay phóng túng ngữ ngôn rỗng tuếch cho là tông thừa. Xem lời của cổ nhân nói, da mặt dày bao nhiêu!
٭
Quốc Sư nói: Sở học trước kia của các Thượng tọa biện luận, vấn đáp, ghi nhớ, nói đạo lý rất nhiều, vì sao cái tâm nghi chẳng dứt, nghe nói phương tiện đặc biệt của cổ nhân mà chẳng hội, chỉ vì nhiều hư dối mà ít chân thật.

BÌNH: Biện luận, ghi nhớ đều thuộc về duyên lự, gốc sanh tử chẳng chặt đứt, làm sao hội được ý của cổ nhân, vì thế nói: Lời huyền diệu kẹt nơi đầu tâm, trở lại thành ra duyên lự; lý chân thật ở trước mắt lại trở thành cảnh danh tướng.

٭
Quốc Sư nói: Thượng tọa chi bằng từ dưới gót chân nhất thời nhìn rõ xem đó là đạo lý gì, có bao nhiêu pháp môn làm Thượng tọa nghi, cầu giải thích mới biết sở học trước kia chỉ là cội nguồn sanh tử, làm kế sống trong ngũ ấm, thập bát giới, vì thế cổ nhân nói: “Chẳng thoát ra kiến, văn, như mò trăng đáy nước”.

BÌNH: Kiến, văn, duyên lự, người nào chẳng có, song cần phải có sự chuyển biến lớn lao mới được. Nếu chẳng cùng với công phu tương ưng, xuyên suốt qua cung thủy tinh thì trọn chẳng dính dáng. Cổ Đức nói: “Tri giải nhập vào tâm như đổ dầu vào bún không làm sao lấy ra được, phải nên thận trọng”.

٭
Thiền sư Thiệu Nham nói: Này chư nhân giả! Hôm nay Quốc chủ đến thỉnh chỉ muốn chư nhân giả minh tâm, ngoài ra không có đạo lý nào khác. Chư nhân giả có minh tâm chưa? Phải chăng là lúc ngữ ngôn nói cười, lúc nín thinh im lặng, lúc tham tầm Thiện tri thức, lúc đạo bạn thương lượng, lúc du ngoạn sơn thủy, lúc tai mắt bặt dứt đối cảnh là tâm của ông chăng? Những kiến giải như trên đều là chỗ chấp của ma mị, đâu phải minh tâm?
BÌNH: Nói chẳng phải, nín chẳng phải, thấy nghe chẳng phải, lìa thấy nghe cũng chẳng phải, làm sao hội? Chỉ cần thiền giả chớ nắm bắt bậy bạ là tốt.

٭
Ngài Thiệu Nam nói: Còn có một bọn người lìa vọng tưởng trong thân ra, riêng nhận mười phương thế giới bao hàm nhật nguyệt, thái hư là bổn lai chân tâm, đây cũng là chỗ chấp của ngoại đạo, chứ chẳng phải minh tâm.

BÌNH: Đây gọi là Thiên Không ngoại đạo, lại đâu có được thân tâm nhứt như, ngoài thân không thừa ư? Chính người tham thiền ngày nay chẳng từng gặp Thiện tri thức, tự mình làm chủ tể, phần nhiều rơi vào kiến chấp này.

٭
Lại nữa, chư nhân giả muốn hội chăng? Tâm không “Phải”, cũng không “Chẳng phải”. Ông tính chấp nhận có thể được sao?
BÌNH: Hai thứ trước đều là bệnh, lỗi ở tại hai chữ chấp nhận. Đoạn trước là thuốc, chỉ cần không chấp nhận là “Phải” và “Chẳng phải” thì bệnh liền lành.

٭
Thiền sư Thoại Lộc nói: Đại phàm, tham học vị tất học vấn thoại là tham học, vị tất học đại ngữ là tham học, vĩ tất học biệt ngữ là tham học, vị tất hiểu rõ ngôn ngữ kỳ đặc trong kinh luận là tham học. Nếu tham học như vậy, mặc cho ông thông đạt đến mức nào đi nữa, đối với Phật pháp nếu không thấy rõ ràng (kiến tánh) thì gọi đó là bọn Càn Huệ. Đâu chẳng nghe: “Thông minh chẳng địch nổi sanh tử, càn huệ há thoát khỏi cái khổ luân hồi”.

BÌNH: Người thời nay đều như vậy, đúng là bỏ vàng ròng, lượm ngói gạch; chẳng chịu chân thật tham cứu, phóng túng tam muội đầu mồm. Như Hương Nghiêm, hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, chẳng phải người thông đạt sao, mà ở trong Phật pháp không thấy gì cả, chỉ một câu “Trước khi cha mẹ chưa sanh”, không biết phải làm thế nào. Bọn học ngữ ngày nay hãy nói xem giúp được cái gì?
٭
Thiền sư Thoại Lộc nói: Nếu là tham học, cần phải chân thật tham học mới được, lúc đi thì đi tham, lúc đứng thì đứng tham, lúc ngồi thì ngồi tham, lúc ngủ cũng tham, lúc nói cũng tham, lúc nín cũng tham, lúc đang làm công việc cũng tham. Lúc nào cũng tham như thế, hãy nói: Người tham là ai? Cái lời tham cái lời gì? Đến chỗ này, cần phải tự có chỗ minh bạch mới được. Nếu chẳng như vậy, gọi là bọn vội vàng hấp tấp ắt không có chỉ thú cứu cánh.

BÌNH: Cần nhất là phải tham cứu “Cái lời tham là gì? Người tham là ai?” Nếu chẳng tham cứu lời đó, chẳng biết người tham đó, ấy là luống qua vô ích, chẳng phải tham học.

٭
Ngài Ba Tiêu nói: Như người đi đường, chợt gặp trước mặt vực âu muôn trượng, sau lưng lửa cháy gấp, hai bên là rừng gai góc. Nếu chạy về phía trước thì rơi xuống vực sâu, nếu lui về phía sau thì bị lửa đốt cháy, nếu chạy băng ra hai bên thì bị rừng gai góc làm chướng ngại. Ngay lúc ấy, làm sao khỏi được? Nếu khỏi được là có con đường xuất thân, nếu khỏi chẳng được thì mất mạng.

BÌNH: Cần phải chẳng màng nguy vong mới được cái chỗ triệt đầu, vừa do dự ắt tán thân mất mạng. Lời này của ngài Ba Tiêu rất khẩn yếu cho việc tham thiền. Người học phần nhiều cầu tri giải rơi vào trong hang ổ huyền ảo, chẳng lưu ý đến lời này thì luống uổng một đời.

٭
Ngài Vân Môn nói: Có một bọn cướp giựt đồ hư giả, lượm đàm giải của người, ghi nhớ được một mớ, một gánh đồ tạp nhạp, đi khắp nơi khua môi lừa, múa mỏ ngựa, nói năng lưu lót khoe rằng ta biết cách hỏi từ Thiện tri thức này đến Thiện tri thức khác. Dẫu cho ông từ sáng hỏi đến tối, trải qua nhiều kiếp thế ấy có từng mộng thấy chăng?
BÌNH: Ngài Vân Môn đương thời chính là mắng một hai người trong số mười người thôi. Ngày nay phần đông đều như thế, chưa từng nhằm dưới nạp y thể cứu. Hoặc giả có ngồi trong chốc lát chẳng hôn trầm cũng tán loạn, bởi vì một bụng tri giải mửa chẳng ra, cắt chẳng đứt. Nếu là người linh lợi, vừa nghe nói thế ấy, phải biết hổ thẹn mới được.

٭
Ngài Vân Môn dạy chúng: Các huynh đệ chớ nên dể duôi khiến thời gian trôi qua vô ích, rất cần phải kỹ lưỡng. Người xưa có nhiều phương tiện để dạy nhau; như ngài Tuyết Phong nói: “Cả đại địa là tự kỷ của ông”; ngài Giáp Sơn nói: “Trên đầu ngọn cỏ tiến thủ lão Tăng, trong chợ ồn náo biết được Thiên tử”; ngài Lạc Phổ nói: “Một hai bụi vừa khởi dậy, đại địa toàn thâu, một đầu sợi lông hiện toàn thân sư tử”. Đều là chỗ ông nắm lấy, tham tới tham lui, lâu ngày chầy tháng tự nhiên có chỗ vào.

BÌNH: Ba đoạn ngữ lục này dắt ông vào cửa, song điều thiết yếu là ông phải chịu vào bằng không, thì đều ở trong hang quỷ làm kế sống. Ông nếu vào được cửa, tự nhiên xong xuôi, chẳng thấy có sơn hà đại địa, chẳng thấy có tự kỷ, tiến (ngộ) cũng chẳng tiến (chẳng ngộ) là lời nói hai đầu.

٭
Ngài Vân Môn nói: Ánh sáng chẳng thấu thoát, có hai thứ bệnh: Một là tất cả chỗ chẳng rõ, trước mắt có vật. Hai là thấu được tất cả pháp không, mơ hồ in tuồng có vật cũng là ánh sáng chẳng thấu thoát.

Lại, Phật thân cũng có hai thứ bệnh: Một là được đến Pháp thân, vì pháp chấp chưa quên, kiến giải của chính mình hãy còn, nên chỉ ngồi bênh cạnh Pháp thân. Hai là dẫu cho thấu được Pháp thân rồi thân chẳng thể buông bỏ kiểm điểm kỹ lưỡng lại có chút khí tức gì cũng là bệnh.

BÌNH: Bệnh này toàn do bên cảnh lượng làm kế sống, chẳng từng tọa đoạn, chẳng từng thấu thoát, chẳng từng được chuyển thân nhả khí. Chỗ này nếu riêng sanh niệm khác ắt thành ma tác quái.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Bồ tát học Bát nhã cần phải có đủ đại căn khí, có đại trí huệ thì mới được. Nếu có trí huệ thì hiện tại liền được giải thoát.

BÌNH: Người đại căn khi một nghe ngàn ngộ được đại tổng trì. Nói hai chữ “giải thoát” đã là lời phương tiện. Vì sao? Vì từ xưa đến nay chẳng từng trói buộc.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Nếu là người căn cơ chậm lụt cần phải siêng năng khắc khổ ngày đêm quên nhọc, bỏ ngủ, quên ăn như đưa ma mẹ, cấp thiết như thế suốt cả một đời đi, rồi được Thiện tri thức giúp đỡ thật sự khắc cốt tham cứu, thì lo gì chẳng được thành tựu, huống ngày nay ai là người có đủ tư cách học.

BÌNH: Người khắp quả đất này đều có đủ tư cách học, chỉ trừ người vô tri, chẳng đủ lòng tin, dẫu cho đức Phật Thích Ca phóng quang động địa cũng không giúp ích được người ấy.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Này nhân giả! Chớ nên chỉ ghi nhớ ngôn ngữ giống in như niệm thần chú, đáp bước hướng tới trước miệng niệm lâm râm, bị người nắm đứng lại cật vấn, bí lối, bèn nổi giận nói: “Hòa thượng chẳng vì tôi đáp thoại”. Học như thế thì rất khổ biết không?
BÌNH: Ghi nhớ ngôn ngữ, bị gọi là tạp độc nhập tâm, chướng ngại chánh tri kiến. Người đọc sách ở thế gian ghi nhớ văn tự nhiều còn chẳng thể dung hóa, hà huống là người tham cứu pháp xuất thế mà chịu ăn đàm dãi của người khác ư!
٭
Ngài Huyền Sa nói: Có một bọn Hòa thượng ngồi thiền sàng xưng là Thiện tri thức, được hỏi đến thì lắc thân động tay, mở mắt lè lưỡi nhìn sửng.

BÌNH: Bọn người này khắp thân là ma, toàn thân là bệnh, đến ngày ba mươi tháng chạp không khỏi bối rối.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Lại có một bọn nói cái linh đài trí tánh sáng rỡ linh diệu hay thấy hay nghe, nhầm vào trong thân năm uẩn làm chủ tể. Thế ấy mà làm Thiện tri thức thật là lừa gạt người.

Biết chăng, ta nay hỏi ông: Ông nếu nhận cái sáng rỡ linh diệu ấy là cái chân thật của ông, tại sao lúc ngủ quên chẳng còn sáng suốt linh diệu nữa. Nếu lúc ngủ quên chẳng phải, thì tại sao có lúc sáng rỡ. Ông có hội chăng? Đây gọi là nhận giặc làm con, là gốc sanh tử, là duyên khí của vọng tưởng.

BÌNH: Đây là người đùa tinh hồn, lúc ngủ quên đã làm chủ chẳng được, thì lúc sanh tử đến làm sao đối phó, cả một đời lầm lẫn, chẳng những lừa gạt người, mà cũng là tự dối gạt mình.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Ông nay muốn được ra khỏi cái thân do năm uẩn chủ tể kia, chỉ cần biết cái thể kim cương bí mật của ông. Cổ nhân nói với ông: “Viên thành chánh biến trùm khắp sa giới”.

BÌNH: Thể kim cương bí mật tức là “Viên thành chánh biến trùm khắp sa giới”. Nói rõ ràng với ông rằng: “Cần phải toàn thân ngộ nhập mới được”.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Phật đạo thênh thang không có lộ trình, không cửa là cửa giải thoát, không ý là đạo nhân, chẳng thuộc ba thời gian quá khứ, vị lai, hiện tại, cho nên chẳng thể thăng trầm. Hễ kiến lập thì trái với lý chân vì chẳng thuộc về tạo tác.

BÌNH: Nếu hội được ý này, chẳng phí mảy may công hạnh, lập tức thành Phật, hãy còn dư một chữ “thành”.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Động ắt khởi cái gốc sanh tử. Tịnh ắt say đắm trong sự hôm trầm. Động tịnh đều bặt thì rơi vào không vong. Động tịnh đều thấu nhận thì mập mờ lầm lạc Phật tánh.

BÌNH: Người tu hành phần nhiều chán động cầu tịnh, tịnh lâu nghĩ lại muốn động. Cần phải nhướng lông mày đập vỡ hang ổ động tịnh mới là chỗ đạo nhân dụng tâm.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Cần phải đối trần đối cảnh như cây khô, tro lạnh, gặp lúc ứng dụng chẳng mất cơ nghi, như gương soi vật chẳng loạn ánh sáng, như chim bay trong hư không chẳng lẫn lộn không, sắc.

BÌNH: Như cây khô tro lạnh, bởi vô tâm. Chẳng mất cơ nghi, bởi ứng vật. Há cùng với người “bặt tâm, diệt trí” như nhau ư? Chẳng loạn ánh sáng, chẳng lẫn lộn không, sắc… tự nó chẳng làm gì đến mình.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Sở dĩ mười phương bóng dáng, ba cõi tuyệt hành tung, chẳng rơi vào hai đầu, chẳng trụ nơi chặng giữa, trong ấy còn một mảy lông chẳng hết tức là quyến thuộc ma vương; trước câu, sau câu, là chỗ khó của người học. Vì thế một câu giữa trời tâm muôn cửa dứt hẳn sanh tử.

BÌNH: Lời này quý ở chỗ “Một câu giữa trời tám muôn cửa”, cả mười phương thế giới không một mảy lông hở trống, không một mảy lông bóng dáng, không một mảy lông dấu vết, đáng gọi là xán lạn, hoạt bát; Phật Tổ, chúng sanh không có chỗ đặt để, hai chữ sanh tử là ai nói như thế.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Dẫu cho như bóng trăng dưới đầm nước thu trong trẻo, chạm đến nổi sóng chẳng tan, như tiếng chuông giữa đêm trường tịch mịch, động đến âm vang không thiếu, vẫn còn là việc bên bờ sanh tử.

BÌNH: Người tọa thiền muôn người không có một người đến chỗ này. Dẫu cho đến được đi nữa cũng còn là việc bên bờ sanh tử, cần phải tự tìm con đường sống mới được.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Chỗ tu hành của đạo nhân như lửa đốt tan băng, trọn không trở lại thành băng nữa; mũi tên đã lìa dây cung, không trở lại nữa. Vì thế, củi lồng chẳng chịu ở, kêu gọi chẳng quay đầu, cổ thánh chẳng an bài, đến nay không xứ sở.

BÌNH: Tâm đạo nhân phải nên như thế. Chỉ cần đem đoạn này, thực hành cho kỹ, tương lai tự nhiên ít phí sức, dính vào một chút chẳng được. Nếu đem thức tâm suy lý, thì chính đó là “Nhân địa chẳng chân, đưa đến kết quả cong queo”.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Người thời nay chẳng nghĩ đạo lý trong ấy, dối tự lăn vào trần lao thế sự, chỗ nào cũng đắm nhiễm, nơi nào cũng trói buộc. Dẫu ngộ đi nữa ắt trần cảnh rộn ràng, danh tướng chẳng thật.

BÌNH: Chỗ nào cũng đắm nhiễm, nơi nào cũng trói buộc là do tâm tham cứu chẳng thiết tha, mạng căn chẳng cắt đứt, chẳng chịu chết đi. Người chân chánh tham học, như đi ngang qua xứ có độc sâu cổ, chẳng được nếm một giọt nước, mới được chỗ triệt đầu.

٭ 

Ngài Huyền Sa nói: Toan muốn ngưng tâm thức niệm, nhiếp sự về không, nắm mắt che con ngươi, vừa có niệm khởi mau mau phá trừ, vọng tưởng vi tế vừa sanh liền đè bẹp. Kiến giải như thế là rơi vào ngoại đạo không vong, người chết mà hồn chưa tan, mờ mờ mịt mịt vô giác vô tri như bị tai ăn cắp chuông, luống tự dối gạt.

BÌNH: Bệnh ở tại chẳng khởi nghi tình, chẳng tham cứu công án, chẳng chịu toàn thân nhập lý, chỉ đem thức tâm đè nén. Dẫu cho lóng lặng đi nữa mà rốt cuộc mạng căn chưa cắt đứt thì cũng chẳng phải là người tham thiền.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Nhân giả chớ nên lưu luyến lưới ái sanh tử mà bị nghiệp ác lôi đi không có phần tự do. Dẫu cho ông luyện được thân tâm đồng hư không đi nữa, dẫu cho ông đến chỗ tinh minh lóng lặng chẳng lay động, cũng chẳng ra ngoài thức ấm. Cổ nhân gọi nó như dòng nước chảy nhanh, người chẳng biết lầm cho nó là yên lặng.

BÌNH: Thức tâm chẳng đoạn dứt, dẫu cho luyện được thân tâm như hư không, rốt cuộc cũng bị nghiệp ác lôi đi. Chỗ tinh minh lóng lặng chẳng lay động, chính là thức ấm, thì làm sao khỏi được sanh tử. Nói tóm lại, chẳng tham cứu thấu suốt đại lý thì đều là hư vọng.

٭
Ngài Huyền Sa nói: Tu hành thế ấy ra khỏi luân hồi chẳng được, thì y như thuở trước bị luân hồi kéo đi. Vì thế nói: “Các hành vô thường” ngay cả công quả của Tam thừa, như vậy thật là đáng sợ. Nếu không có con mắt đạo chẳng cứu cánh.

BÌNH: Tóm lại, mấy pháp ngữ ở trên đều chẳng phải cứu cánh. Người tu hạnh Tam thừa dẫu hành lục độ vạn hạnh cũng đều là pháp sanh diệt, đối với thật tế lý địa chẳng dính dáng gì!
٭
Ngài Kính Sơn nói: Hiện nay có một bọn ngoại đạo mắt mình chẳng sáng, chỉ lo dạy người chết đi một cách ngoan cố, thôi đi, nghĩ đi. Nếu thôi nghĩ như thế, đến ngàn Phật ra đời cũng thôi nghĩ cũng chẳng được, càng khiến cho tâm mê muội mà thôi.

BÌNH: Chẳng chịu khởi nghi tình thì mạng căn chẳng cắt đứt. Mạng căn đã chẳng cắt đứt thì thôi cũng chẳng được, nghỉ cũng chẳng được. Chính hai chữ “thôi nghỉ” này là cội gốc sanh tử rồi. Dẫu cho trăm kiếp ngàn đời trọn không có ngày xong việc.

٭
Ngài Kính Sơn nói: Lại có một bọn người dạy người tùy duyên quán đời vong tình mặc chiếu, chiếu tới chiếu lui, đới qua đới lại, càng thêm mê muội không có ngày xong.

BÌNH: Đã có cái tâm năng đới, cảnh sở chiếu; năng sở đối lập, chẳng phải vọng là gì? Nếu lấy vọng tâm làm tham cứu thì đối với tự tâm chẳng được tự tại. Chỉ cần tọa đoạn hai đầu, năng sở chẳng lập ắt cái vật ngăn trong lồng ngực bị vỡ tan như thùng lủng đáy vậy.

٭
Ngài Kính Sơn nói: Lại có một bọn người dạy người chớ lo việc gì cả, chỉ cần thế ấy thôi đi, thôi được đến chỗ tình niệm chẳng sanh, đến lúc ấy chẳng phải mờ mịt vô tri mà tỉnh tỉnh rõ ràng. Bọn này rất độc hại làm mù mắt người, chẳng phải là việc nhỏ.

BÌNH: Dẫu đến chỗ tỉnh tỉnh rõ ràng, đây là pháp đối đãi với tịch, chẳng phải tham cứu. Nếu tham cứu thì muốn phát minh ngay đại sự. Đã chẳng như vậy, há chẳng phải là kẻ độc hại sao?
٭
Ngài Kính Sơn nói: Chẳng luận là bậc tiền bối tham cứu đã lâu, nếu muốn thật sự tịnh thì cần phải cái tâm sanh tử này vỡ. Và chẳng chấp trước công phu. Nếu tâm sanh tử vỡ thì tự nhiên được tịnh.

BÌNH: Nghi tình phát khởi được thì tâm sanh tử ngưng kết lại một chỗ. Nghi tình vỡ ắt tâm sanh tử vỡ. Ở chỗ vỡ này, cầu tướng động trọn chẳng thể được.


TVHS
Dịch Gỉa Thích Duy Lực
CHƯƠNG III
CẢNH NGỮ KHAI THỊ
LÚC NGHI TÌNH CHẲNG KHỞI
Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi bèn muốn trong giấy mực kiểm thảo văn tự, rộng cầu tri giải, đem ngôn giáo Phật Tổ xâu vào một dây làm một cái ấn để ấn định, vừa ra một tắc công án bèn cho là đạo lý, ở trên câu thoại đầu bổn tham chẳng thể phát khởi nghi tình, gặp người nạn vấn thì chẳng vui, đây là tâm sanh diệt, chứ chẳng chẳng phải thiền. Hoặc tùy hỏi liền đáp, dựng ngón tay, đưa nắm tay, cầm bút viết nhanh kệ tụng khai thị, khiến người tham cứu cũng có ý vị, tự cho rằng được đại ngộ. Trái lại, chẳng biết nghi tình phát chẳng khởi đều là thức tâm sai khiến như thế. Nếu chịu một niệm biết quấy, toàn thân buông bỏ, tìm gặp Thiện tri thức cầu con đường vào thì tốt. Bằng không, tâm sanh diệt thắng lướt lâu ngày thành ra ma dựa chẳng có thể cứu.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi ở trên cảnh duyên sanh nhàm lìa, thích đến chỗ tịch tịnh không người để ngồi bèn lấy đắc lực, cảm thấy có ý tứ, vừa gặp chỗ hơi động một chút, tâm liền chẳng vui, đây là tâm sanh diệt, chứ chẳng phải thiền. Ngồi lâu ắt cùng với tịnh cảnh tương ưng; mờ mịt vô tri, bặt dứt đối đãi, dẫu được thiền định ngưng tâm bất động, thì cũng đâu khác chi với Tiểu thừa. Vừa cảnh duyên ắt chẳng tự tại, nghe tiếng thấy sắc ắt sanh sợ hãi. Lo vì sợ hãi nên ma có dịp khuấy rối. Do vì sức ma nên làm các điều bất thiện, một đời tu hành trở thành vô ích, đều là do lúc ban đầu chẳng khéo dụng tâm, chẳng khéo khởi nghi tình, chẳng chịu gặp Thiện tri thức, chẳng chịu tin Thiện tri thức. Ở trong chỗ tình lặng gắng gượng mà làm chủ tể, dẫu gặp Thiện tri thức, chẳng chịu một niệm biết quấy, ngàn Phật ra đời cũng không làm sao cứu được!
Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, đem tâm tình thức vọng tưởng đè nén khiến vọng tâm chẳng khởi, đến chỗ chẳng khởi ắt lóng đứng lặng lặng thuần thanh tuyệt điểm cho đó là công phu. Vừa gặp Thiện tri thức điểm nhằm chỗ đau như đè trái bàu trên mặt nước, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền. Bởi vì đầu tiên chẳng chịu tham thoại đầu khởi nghi tình, dẫu cho đè nén được đến mức thân tâm chẳng khởi thì cũng như đá đè cỏ. Nếu chết được thức tâm thành đoạn diệt rồi, chính là rơi vào ngoại đạo không vong.

Nếu đoạn diệt chẳng được, lúc gặp cảnh duyên liền dẫn khởi thức tâm, ở chỗ lóng lặng tuyệt điểm cho là chứng Thánh tự cho rằng được đại ngộ. Phóng túng thì thành điên cuồng, chấp trước thì thành ma, ở trong thế pháp lừa dối kẻ không biết, tạo ra tội nặng là làm lui sụt lòng tin của người và chướng đạo Bồ đề.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, đem thân tâm thế giới thảy đều bỏ hết thành không. Không thì không có chỗ quản đới, không có chỗ nương tựa, chẳng có thân tâm, chẳng thấy có thế giới, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, đều là một cái không, cho cái không là thiền, cho rằng không là Phật. Đi cũng là không, ngồi cũng là không, nhất thiết đều không. Đi dứng nằm ngồi như đi trong hư không, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền. Chẳng chấp ắt thành ngoan không mờ mịt vô tri. Chấp trước ắt thành ma tự cho là đại ngộ. Trái lại chẳng biết là không dính dáng gì với việc tham thiền. Nếu quả thật người tham thiền phát khởi nghi tình, một câu thoại đầu như Ỷ Thiên trường kiếm chạm nằm mũi nhọn của nó thì tán thân mất mạng. Nếu chẳng như vậy, dẫu cho được không đến mức một niệm chẳng khởi, cũng chỉ là không vô sở tri, chứ chẳng phải cứu cánh.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi bèn đem thức tâm cân nhắc xuyên tạc công án cổ nhân cho đây là toàn đề, là bán đề, là hướng thượng, là hướng hạ, là quân, là thần, là lời kiêm đới, là lời bình thật, tự cho rằng kiến giải của mình không ai bằng. Dầu mỗi mỗi nói được đạo lý, cùng với cổ nhân chung một miệng nhả khí, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền. Trái lại, chẳng biết một ngôn một ngữ của cổ nhân như nhai cuộn tơ khiến người nuốt chẳng xuống, nhả chẳng ra, đâu để cho người ta sanh ra nhiều tri giải dẫn khởi thức tâm. Nếu nghi tình phát khởi, toàn thân ngộ nhập thì cái thức tâm tri giải này chẳng đợi ông chết đi tự nhiên cũng yên.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, xem thân tâm thuần là giả duyên, trong ấy tự có một vật qua lại hay động, hay tịnh, không hình không tướng, ở đầu cửa sáu căn phóng quang động địa, buông ra ắt giáp sa giới, thâu lại ắt chẳng lập mảy trần, nhằm vào chỗ ấy nhận định, chẳng chịu khởi nghi tình, chẳng chịu tham cứu, rồi cho là người xong việc, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền.

Trái lại, chẳng biết tâm sanh tử chẳng vỡ, lấy những thứ này làm khoái ý, chính là đùa với thức thần, một mai nhãn quang lạc địa, làm chủ chẳng được bị thức thần lôi đi theo nghiệp thọ báo. Nếu nghiệp thiện nhiều ắt sanh trong trời người, đến khi bốn tướng, ngũ suy kéo đến bức bách, bèn cho rằng Phật pháp không linh nghiệm. Do đây phỉ báng Phật pháp bị đọa vào trong đường địa ngục, ngạ quỷ biết bao nhiêu kiếp mới được trồi đầu. Do đó xét thấy, tham thiền cần phải gặp Thiện tri thức, nếu tự làm chủ tể đều dùng chẳng được.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, bèn nhận lấy cái mắt hay thấy, tai hay nghe, lưỡi hay nói, mũi hay ngửi, tay hay nắm, chân hay đi cho là một chân tánh linh của mình. Nhằm vào trong ấy suy lường cho là cửa ngộ, gặp người thì trợn mắt, nghiêng tai, tay chỉ, chân đá cho đó là Phật pháp, đây là tâm sanh diệt chứ chẳng phải thiền; cổ nhân gọi là như người mắc bệnh kinh phong.

Lại nói: Ở trên thiền sàng tương tự như làm trò quỷ, diễn tới diễn lui, diễn tới lúc tứ đại phân tán, ắt diễn chẳng được. Còn có một bọn người ác kiến cho đó là kỳ đặc trao truyền cho nhau, thọ nhận sự cúng dường của người mà không biết hổ thẹn, gặp người hỏi pháp thì hét to một tiếng, cười to một tràng. Trái lại chẳng biết từ xưa đến nay chưa từng tham cứu, mạng căn chưa cắt đứt, dẫu là việc thiện, đều là nghiệp ma, chẳng phải cứu cánh.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, bèn muốn làm công hạnh hữu vi, hoặc làm giải thoát, hoặc hành khổ hạnh, mùa đông chẳng hơ lửa, mùa hạ chẳng quạt mát. Người đến xin y phục liền cởi hết đem cho, cam tâm chết đói, cho đó là giải thoát. Còn nhiều điều nữa, chẳng thể nói hết. Tóm lại mà luận thì đều là bị cái tâm háo thắng sai khiến lừa gạt kể không biết. Kẻ không biết kia cho người đó là Phật sống, là Bồ tát, rồi suốt đời hầu hạ cúng dường. Trái lại, chẳng biết trong giới Phật gọi là nghiệp ác luật nghi tuy là trì giới mà mỗi bước kết tội. Lại có một bọn người thiêu thân, đốt tay, lễ Phật, cầu sám hối, cho đó là công khóa, đối với thế pháp thì đó cũng là việc tốt, song ở trong tham cứu chẳng có ích gì! Cổ Đức nói: “Cốt đừng ở trên cơ cảnh khác cầu”. Lễ Phật là cơ cảnh, cầu sám hối là cơ cảnh, tất cả việc tốt trong Phật pháp đều là cơ cảnh. Chẳng phải tôi dạy ông chẳng làm tất cả việc thiện, song chỉ cần dụng tâm một chỗ thì tất cả việc thiện này đều hay trợ phát vun bồi thiện căn, mai kia con mắt đạo chợt mở, thì đốt hương, quét đất đều là Phật sự.

Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, bèn muốn ngông nghênh, hoạt bát, gặp người thì tự ca, tự múa, tự mừng, tự vui. Hoặc bên suối dưới rừng, ngâm vịnh nói cười. Hoặc nơi chợ búa phố phường đi ngang đi dọc tự cho là người xong việc, thấy Thiện tri thức mở tòng lâm, lập quy cũ, hoặc tọa thiền, hoặc niệm Phật, hoặc làm tất cả việc thiện thì vỗ tay cười lớn, sanh tâm khinh mạn, phỉ báng. Tự chẳng thể hành đạo, lại làm chướng người hành đạo. Tự chẳng thể tụng kinh lễ sám. Tự chẳng thể tham thiền, lại làm chướng người tham thiền. Tự chẳng thể khai mở tòng lâm. Tự chẳng thể thuyết pháp, lại làm chướng người thuyết pháp. Phàm có Thiện tri thức xuất thế, bày ra có vài câu vấn nạn ở trước chúng trời người, đáp hơn một câu, hỏi hơn một câu, hét một tiếng, đánh một tát. Thiện tri thức thấy người đó tương tợ như quỷ lộng, hoặc chẳng thèm biết tới, người đó bèn nói với mọi người rằng: “Thiện tri thức ấy chẳng hội cái đạo lý này. Khổ thay! Khổ thay!” Đây là tâm sanh diệt thắng lướt, lâu ngày ắt rơi vào đường ma tạo nghiệp lớn vô cùng, hưởng phước mà hết, bị đọa vào địa ngục vô gián. Tuy là nhân thiện mà chiêu lấy quả ác. Buồn thay!
Tham thiền nghi tình phát chẳng khởi, cảm thấy sống chung với bất tiện, quá câu thúc, quá phiền phức, bèn muốn vào núi sâu chỗ không có người để tịnh, hoặc nhập thất để tịnh. Ban đầu còn gắng làm chủ tể, nhắm mắt ngưng tâm, ngồi kiết già chấp tay hạ thủ công phu hoặc một năm, hai năm, một tháng, hai tháng chẳng thấy kết quả. Lại có một bọn người được hai ba ngày, ngồi chẳng nổi nữa, hoặc xem sách, hoặc ngông nghênh, hoặc làm kệ làm thơ, hoặc đóng cửa ngủ, ngoài hiện oai nghi, bên trong là trần tục. Lại có một bọn thiếu niên xấu, chẳng biết liêm sĩ, chẳng tin nhân quả, lén làm dâm dục, gặp người thì khua môi thả ý dối gạt kẻ không biết, tự nói: “Tôi đã từng gặp Thiện tri thức, tôi được pháp thượng nhân”. Kẻ không biết tin nhận, cùng bọn đó qua lại kết làm bạn đạo, hoặc dụ làm đồ đệ, người trên làm kẻ dưới bắt chước, tự chẳng biết quấy, chẳng chịu phản tỉnh. Chẳng chịu gặp Thiện tri thức, dối tự tôn tự đại thành ra tội đại vọng ngữ. Bọn này thật là người đáng thương xót. Nay người chán đại chúng muốn ở thất riêng đâu chẳng kinh sợ ư? Nếu người chân chánh học đạo thận trọng chớ để nảy ra cái ý niệm này. Tốt nhất nên ở trong chúng tham cứu, huynh đệ cảnh giác nhau, dẫu chẳng ngộ đạo quyết cũng chẳng rơi vào lối này. Người học chẳng thể chẳng cảnh giác!

TVHS
Dịch Gỉa Thích Duy Lực
CHƯƠNG IV
CẢNH NGỮ KHAI THỊ
LÚC NGHI TÌNH PHÁT KHỞI
Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, thấy cả đại địa sáng suốt không có mảy lông chướng ngại bèn muốn thừa đương việc này, chẳng chịu buông tay, ngồi bên cạnh Pháp thân, do đây mạng căn chẳng cắt đứt, ở trong Pháp thân dường như có kiến địa, có thọ dụng. Trái lại, chẳng biết toàn là con chứ chẳng phải cha, cổ nhân gọi đó là “cách câu thân”. Mạng căn chẳng cắt đứt, toàn thân là bệnh, chứ chẳng phải thiền. Đến chỗ này chỉ cần toàn thân ngộ nhập thừa đương cái việc lớn, cũng chẳng biết có người thừa đương. Cổ Đức nói: “Vực thẳm buông tay, tự nhận thừa đương, chết đi sống lại chẳng dối được ai”. Nếu mạng căn chẳng cắt đứt, toàn là tâm sanh diệt. Nếu mạng căn cắt đứt rồi, chẳng biết chuyển thân nhả khí thì gọi là người chết, chứ chẳng phải cứu cánh. Mấy đạo lý này chẳng phải khó hiểu, chỉ tại hành giả chẳng chịu Thiện tri thức. Nếu gặp Thiện tri thức đụng nhằm chỗ đau lập tức biết đường về, bằng không thì vùi thây muôn dặm.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, khuấy đục thế giới được một đoạn thọ dụng như dậy sóng cuồn cuộn, hành nhân say đắm sự thọ dụng này, xô chẳng tới, kéo chẳng lui. Do đây, chẳng được toàn thân ngộ nhập như người nghèo gặp được một tòa núi báu, rõ ràng biết đó là vàng, song chẳng thể lấy dùng. Cổ nhân gọi đó là người giữ kho báu, toàn thân là bệnh, chứ chẳng phải thiền. Đến chỗ này chỉ cần phải màng nguy vong mới cùng Pháp thân tương ưng. Ngài Thiên Đồng nói: “Khắp cùng Pháp giới thành cơm cả, tha hồ chúi mũi ních cho no”. Nếu chẳng tha hồ chúi mũi thì như ngồi bên thùng cơm mà chịu chết đói, ở trong biển cả chết khát, giúp được việc gì! Vì thế nói, sau khi ngộ cần phải gặp Thiện tri thức là điều rất gương mẫu. Nếu tự thừa đương việc này, chẳng chịu gặp Thiện tri thức nhổ đinh tháo chốt, đều là người tự dối vậy.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, thấy núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước, cả đại địa lấp bít không một kẻ hở bằng mảy lông, chợt sanh tâm suy lường dường như che chướng trước mặt, ngần ngại thân tâm, đề cũng chẳng khởi, đập cũng chẳng vỡ; khi đề khởi dường như có, lúc buông xuống dường như không, mở miệng nhả khí chẳng được, dời thân đổi bước chẳng được, chính ngay lúc ấy cũng chẳng được, đến chỗ này toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiền. Trái lại, cổ nhân dụng tâm thuần nhứt, nghi tình phát khởi thấy núi chẳng phải là núi, nước chẳng phải là nước, chẳng sanh tâm suy lường, chẳng khởi niệm khác, cứng cỏi bức bách; chợt một mai đập vỡ khối nghi, toàn thân là mắt, thấy núi vẫn y nguyên là núi cũ, nước vẫn y nguyên là nước cũ; sơn hà đại địa từ chỗ nào đến, tìm một mảy lông dấu vết ngộ trọn chẳng thể được. Đến chỗ ấy, cần phải gặp Thiện tri thức. Nếu chẳng gặp Thiện tri thức thì cây khô trước núi, trong đường tẻ lại có đường tẻ. Người nào đến đây mà chẳng dần dà, chẳng bị cây khô làm vấp ngã, thì Bác Sơn này cùng với người ấy kết bạn đồng tham.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, bèn trầm trầm, tịch tịch, thôi đi, nghỉ đi, một niệm vạn niên đi, đem nghi tình bỏ vào trong lý Pháp thân chẳng được thọ dụng, luôn chết đi không hồi hổ, không quản đới, không khí tức toàn bị tử thủy ngâm chết, tự cho là cực tắc, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiền. Dưới hội Thạch Sương, người dụng công loại này rất nhiều, dẫu cho ngồi tịch đứng chết cũng chẳng được thọ dụng. Nếu nhận được kiền chùy, biết được đau ngứa, chuyển được thân, nhả được khí mới là người tham thiền. Nếu chẳng biết đau ngứa, tuy hội được câu Pháp thân, dẫu tọa đoạn mười phương, có dùng được cái gì? Ngài Thiên Đồng nói: “Tọa đoạn mười phương còn điểm trán, thầm dời một bước thấy rồng bay”. Cổ nhân có nhiều cảnh ngữ dạy người, có nhiều cát đằng trao phó, tự người ấy chẳng chịu tham đến thấu triệt mà muốn bắt chước Thiện tri thức ở trong chỗ thiên quân vạn mã được ngàn tự do trăm tự tại, há chẳng phải là khó sao?
Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, ngồi chỗ lóng lặng chẳng lay động, sạch trọi trơn, không thể nắm bèn buông thân đi, chẳng biết được chuyển vị xoay cơ, nhằm chỗ này gắng gượng lập chủ tể, kẹt bên cạnh Pháp thân, toàn thân là bệnh chớ chẳng phải thiền. Ngài Động Sơn nói: “Núi hiểm cảnh lạ, hạc chẳng dừng ở. Cây linh khác thường, phụng không nương gá”. Phải biết bốn chữ “núi hiểm cây linh” rất là huyền áo, chẳng phải cứng nhắc. Bốn chữ “chẳng dùng không nương” rất là hoạt bát, chẳng phải chết cứng một chỗ. Nếu chẳng tham cứu đến chỗ huyền áo ắt chẳng biết chỗ sâu của sự nhập lý. Nếu chẳng đến chỗ diệu của xoay cơ. Đạo nhân dụng tâm, dụng đến chỗ chẳng thể dụng, tốt nhứt nên gặp Thiện tri thức đập vỡ thùng sơn được chỗ triệt ngộ, đâu nên ôm cái ngu như ôm cây đợi thỏ, kẹt ở một bên, cam tâm làm con hạt trong lồng, con phụng rụng lông ư?
Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, trước mặt mơ hồ dường như có. Đem cái chỗ mơ hồ này nghi tới nghi lui định chắc cái tiền cảnh rồi tự cho là nhập lý Pháp thân, thấy được Pháp giới tánh. Chẳng biết những thứ này là do dụi mắt tạo thành, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải là thiền. Nếu thật là người nhập lý thì thế giới rộng một trượng, gương xưa rộng một trượng, thân dọc ngang giữa vũ trụ, tìm căn, trần, khí thế giới trọn chẳng thể được. Lại lấy cái gì làm thân, lấy cái gì làm cảnh, lấy cái gì làm vật, lấy cái gì làm chỗ mơ hồ. Ngài Vân Môn cũng chỉ ra bệnh này trong một bài pháp ngữ dài. Nếu rõ được một bệnh này thì ba thứ bệnh kể trên đều tiêu hết. Bác Sơn tôi, thường bảo người học: Trong Pháp thân bệnh rất nhiều, chỉ cần bệnh nặng một phen mới biết được gốc bệnh, giả sử người khắp cả quả đất này tham thiền, chưa có một người nào chẳng bị bệnh Pháp thân, duy trừ người điếc, đui, câm, ngọng, mới chẳng ở trong phạm vi này.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, thấy cổ nhân nói: “Cả đại địa là một mắt của Sa môn, cả đại địa là một điểm linh quang của chính mình”, lại dẫn lời trong Kinh nói: “Trong một hạt bụi bao hàm chân lý của vô biên pháp giới”, bèn nhằm vào chỗ này lãnh hội, chẳng chịu cầu tiến, sống chẳng được, chết chẳng được, lấy tri giải này cho đó là ngộ, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiền. Trái lại, chẳng biết dẫu cùng lý Pháp thân tương ưng, nếu chẳng thấu thoát thì toàn là lý chướng, đọa bên cạnh Pháp thân, hà huống bị cái tâm tri giải kéo dắt, chẳng thể nhập lý sâu xa, con khỉ này nắm chẳng chết nó chẳng chết đi thì làm sao được chết rồi sống lại! Phải biết, ban đầu phát khởi nghi tình cần phải cùng lý tương ưng, đã cùng lý tương ưng cần được chỗ thâm nhập; đã được chỗ thâm nhập cần phải hướng trên đầu núi muôn trượng nhào lộn, buông thỏng tay xuống tận đáy sông Chương mới là bậc đại nhân dụng tâm. Bằng không, đều là kẻ nắm lấy sự hư vọng, chứ chẳng phải người gieo giống nhà thiền.

Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, đi, đứng, ngồi, nằm như ở trong ánh sáng mặt trời, như ở trong bóng đèn, lạt lẽo không mùi vị. Hoặc toàn thân buông bỏ, ngồi đến lúc nước lóng ngọc sáng, lúc gió mát trăng trong, chính ngay lúc ấy, trong ý báo, chánh báo đều thành một phiến cảnh thanh tịnh linh lợi, tự cho đó là cứu, chẳng được chuyển thân nhả khí, chẳng được thỏng tay vào chợ, lại chẳng chịu cầu người quyết trạch. Hoặc hướng vào trong chỗ bạch tịnh riêng sanh ra niệm khác cho đó là ngộ, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiền. Ngài Thiên Đồng nói: “Ánh sáng thanh tịnh chiếu vào mắt tợ như không biết đường về, rõ ràng chuyển thân hãy còn rơi vào địa vị”. Bởi vì ánh sáng thanh tịnh chiếu vào mắt, há chẳng phải nước lóng ngọc sáng, gió mát trăng trong ư? Rõ ràng chuyển thân còn tiến được một bước chỉ cần bốn chữ “tợ mê, đọa vị” một ấn ấn định, hành nhân đến chỗ này, làm sao xử trí, chỉ cần có cuộc chuyển biến lớn, cầm một cọng cỏ dùng làm thân vàng một trượng sáu, cũng chưa là ngoài bổn phận. Bằng không, là đóng cọc trên đất chèo ghe, leo cây bắt cá, gọi là người không khí huyết, dẫu có đánh chết ngàn người muôn người cũng không có tội lỗi gì!
Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, ở bên cạnh Pháp thân sanh ý tưởng kỳ đặc, thấy ánh sáng, thấy bông hoa, thấy các thứ tướng lạ, bèn cho là chứng Thánh, đem những việc lạ này khoe khoang mê hoặc người, tự cho rằng mình đại ngộ, chẳng dè toàn thân là bệnh, chứ chẳng phải thiền.

Phải biết những cảnh tượng lạ này hoặc là vọng tâm của mình ngưng kết mà thành, hoặc là cảnh ma thừa sơ hở mà vào, hoặc là trời Đế Thích biến hóa hiện ra để thử. Vọng tâm ngưng kết, như người tu Tịnh Độ quán tưởng chẳng dời niệm chợt thấy tượng Phật, tượng Bồ tát… như trong kinh Lục Quán nói, đều cùng với lý Tịnh Độ hợp, chẳng phải là yếu môn tham thiền. Thừa sơ hở mà nhập, như trong kinh Lăng Nghiêm lúc năm uẩn không, tám hành nhân có chỗ chấp trước, ma liền theo ý mà hiện. Biến hóa hiện ra để thử, như lúc Bồ tát tu hành, trời Đế Thích hóa thân hiện ra quỷ không đầu, quỷ không ngũ tạng, Bồ tát tâm không sợ hãi. Đế Thích hiện thân mỹ nữ, Bồ tát không có tâm ái nhiễm. Lại hiện thân Đế Thích lễ bái rằng: “Núi thái có thể sụp, nước biển có thể cạn, khó có thể làm động tâm bậc thượng nhân kia”. Cho nên nói: “Tội khéo của bọn người tà đạo kia có tận, còn cái chẳng thấy chẳng nghe của lão Tăng vô cùng tận”. Nếu người thật sự tham học dẫu đao bén gí trước mặt, không chút động niệm, hà huống cảnh tướng không thật trong định ư? Đã cùng lý tương ưng ắt ngoài tâm không có cảnh, tâm năng quán, cảnh sở hiện còn đặt để ở chỗ nào?
Tham thiền nghi tình phát khởi cùng lý Pháp thân tương ưng, cảm thấy thân tâm khinh an, động chuyển thi vi chẳng ngăn ngại nhau. Đây là đạo chánh thiên giao nhau, tứ đại điều hòa thơ thới chốc lát như vậy, chẳng phải cứu cánh. Người không biết kia bèn buông bỏ nghi tình, chẳng chịu tham cứu tự cho là được đại ngộ. Trái lại, chẳng biết mạng căn chẳng cắt đứt, dẫu có thể nhập lý song toàn là thức tâm, vì dùng thức tâm suy lường, toàn thân là bệnh chứ chẳng phải thiển. Vì nhập lý chẳng sâu, chuyển thân quá sớm, tuy có tri giải sâu song chẳng được thật dụng. Dẫu được hoạt cú, tốt nhất nên đến bên suốt dưới rừng bão dưỡng hàm súc, điều thiết yếu là chẳng nên nóng nảy, muốn dạy người, dối trá tự tôn tự đại. Phải biết đầu tiên dụng tâm nghi tình phát khởi, lúc kết thành một khối chỉ đợi nó tự vỡ tung ra mới được thọ dụng. Bằng không hơi có tri giải nhập lý liền buông bỏ nghi tình, chỗ này quyết định là chết chẳng được, quyết định là tham chẳng triệt; một đời luống qua chỉ có danh tham thiền mà không thật tham thiền. Dẫu cho đến mức thỏng tay vào chợ đi nữa cũng chẳng ngại gì gặp Thiện tri thức. Bậc Thiện tri thức là đại y vương có khả năng chữa được bệnh nặng, là đại thí chủ hay cho như ý bảo châu. Điều thiết yếu là nên sanh cái lý tưởng tự đủ, chẳng muốn gặp Thiện tri thức. Phải biết chẳng chịu gặp Thiện tri thức là chấp cái kiến giải của mình. Bệnh lớn trong thiền không bệnh nào nguy hại hơn bệnh này.


TVHS
Dịch Gỉa Thích Duy Lực
CHƯƠNG V
CẢNH NGỮ KHAI THỊ 

THIỀN GIẢ THAM CÔNG ÁN
Khai Thị Thiền Giả Đổng Nham Đạt Không:
Thông đạt hư không ngược sóng bạc
Khéo đem gia sản đều phá sạch
Có mắt chẳng thấy, có tai điếc
Cục thịt đỏ lòm đánh mạnh thêm.

Để cho meo trắng đầy khóe miệng
Phật pháp trần lao cùng bình đẳng
Chánh niệm, mũi kim đâm chẳng lọt
Da mặt sắt đúc, không nhân tình.

Phi lễ chớ dạy, nhẹ bước chân
Cử chỉ an tường phải hồi hổ
Dối đem tri kiến, vọng thân sơ
Đập nát khối nghi, phải diệu ngộ.

Chẳng vỡ khối nghi, chẳng thể thôi
Thả ra trâu cổ của Qui Sơn
Một mai xỏ mũi dắt trở về
Lấp đất che trời một con này.

Khai Thị Thiền Giả Phong Đình Trí Kiến Tham Công Án Chữ “Vô”:
Con chó Phật tánh không?
Ngay đó tuyệt thân sơ
Như vào sóng ngàn tầm
Chỉ tìm cá đỏ đuôi
Có sừng chẳng phải nó
Không râu chẳng phải ly
Hữu, vô đều dẹp sạch
Dò kiếm ngọc ly long.

Lại như lửa bốn phía
Phía trước một con đường
Lùi bước bị đốt chết
Chạy ngang cũng tan thân.

Lửa dữ chẳng đình chỉ
Muốn sống chớ chần chờ.

Như đi trên miệng vực
Bể sâu một muôn trượng
Dụng ý phải như thế
Giữ lấy cái chốt linh
Có trình phía trước
Nước đến tự thành ngòi.

Khai Thị Thiền Giả Trí Bạch Tham Công Án “Cục Cứt Khô”:
Thế nào là Phật? - Cục cứt khô
Đại thiên thế giới một cục sắt
Toàn thân ngồi ở trong cục sắt
Lúc chẳng được ra, nói với ai?
Trí Bạch lễ bái.

Sư nói: Chớ lễ bái, dẫu cho lúc ra được cũng ăn ba mươi gậy.

Khai Thị Thiền Giả Trí Bật Tham Công Án 

“Một Câu Thoại Đầu Khởi Từ Chỗ Nào”:
Một câu thoại đầu từ đâu khởi
Biển sâu khiến cho cạn tới đáy
Một câu thoại đầu đi về đâu
Gió xuân thổi chạm cây sen hồng
Chẳng xét đi, chỉ xét khởi
Đá sụp, vực lở, điếc hai tai
Trong mười hai thời bước chẳng dời
Như muốn dừng ở trên dao nhọn
Chỉ cần lộn ngược một phen xem
Lục địa bình nguyên cứ cất bước
Nam nhi lập chí nên như thế
Ai nói bắt rồng, vuốt râu cọp
Hỏi đường Đài Sơn như thế nào?
Chỉ ở thôn xa hãy đi thẳng.

Khai Thị Cư Sĩ Tâm Dương Tham Công Án “Không Tung Tích”:
Không tung tích, chớ ẩn thân
Dựng thẳng xương sống, hành như thế
Vách sắt, núi bạc đều dựa ngã
Mấy lần hoan hỷ, mấy lần sân.

Chỗ ẩn thân không tung tích
Đừng hướng hư không tìm dấu chim
Buông bỏ mặt sắt của mẹ sanh
Tật lê đổ ra nước vàng ròng
Xem qua xét lại, chẳng dạy nhiều.

Lo gì chúng sanh với Phật, ma
Chỉ cần một ngụm đều nuốt hết
Giọt nước trở thành sóng mấy trượng
Đi cũng tham, ngồi cũng cứu
Đá võ ngón tay đều phương tiện
Cỡi ngược ngựa sắt lên Tu di
Suốt đời chẳng nên theo sau người.

Khai Thị Giám Viện Chiếu Khán Công Án “Muôn Pháp Quy Về Một”:
Muôn pháp quy về một, một quy về chỗ nào?
Nhướng đôi lông mày như đống lửa lớn
Sống cùng nó đồng sống, chết cùng nó đồng chết
Đi cùng nó đồng đi, đứng cùng nó đồng đứng
Chóng khởi nghi tình, chớ sanh sợ hãi
Như gặp địch thủ dữ dằn chẳng rảnh màng đến việc gì khác
Gặp cảnh thuận nghịch cần phải khéo hồi hổ
Chẳng biết chỗ về thì theo việc khác
Đập vỡ núi Thiết vi, ngồi xổm trong kho báu
Chớp mắt cùng nhướng mày toàn cơ bày lộ liễu
Áo vải Thanh Châu nặng bảy cân
Trước cửa ngàn cây đào như cũ.

Khai Thị Thiền Giả Phổ Châu Tham Công Án “Niệm Phật”:
Một câu A Di Đà
Như Châu bỏ vào nước đục
Châu bỏ vào nước tự trong
Phật niệm, vọng tâm liền dứt
Nước tự trong râu ria soi thấy
Bặt mảy trần, mường tượng biết được mặt mẹ sanh
Dang cặp lông mày để làm gì?
Vọng liền dứt, đầm sâu muôn dặm chẳng thấy đáy
Cành san hô trên pha lê xanh biếc
Tuyết giá, băng khô chỉ thế ấy
Chỉ thế ấy, niệm liền không
Canh ba, đầu hôm, mặt trời mọc
Cõi Liên Hoa áo báu, đất vàng
Muôn dòng toàn về trong chỗ chỉ
Trong chỗ chỉ không niệm này
Không niệm, không niệm thành một phiến
Lộ trình mười vạn lập tức biết
Căn trần ấm giới là điện ma ni
Điện ma ni sáng rỡ rỡ
Phật pháp, trần duyên đều chiếu rõ
Chuyển vị, xoay cơ việc thế nào?
Ôi! Sống cũng chẳng nói, chết cũng chẳng nói.

Khai Thị Thiền Giả Quán Như Khán Công Án “Trước Khi Cha Mẹ Chưa Sanh”:
Trước khi cha mẹ chưa sanh
Ai là bản lai diện mục?
Buông bỏ tâm can sắt
Đề khởi kiếm xuy mao (thổi lông)
Thế pháp và trần duyên
Như mồi vào ngọn lửa
Vô lượng cửa diệu pháp
Tham thiền linh nghiệm nhất
Chỉ đề câu thoại đầu
Chẳng rơi vào phương tiện
Vạn biệt cùng thiên sai
Đều tan vào một niệm
Trước núi muôn tầm, nước trong đứng lặng
Một bầu trời trong, mây đùn lớp lớp
Đến chỗ này ắt trăng tâm riêng tròn sáng một mình
Dám nói: linh minh hiển hiện, ánh sáng nuốt muôn cảnh, cảnh chẳng phải ánh sáng
Lại cười: sông lặng sạch như dãy lụa mà chẳng phải lụa
Chỉ một đường lại phải vào lửa để trui luyện
Lỗ kim nhỏ lúc kim vàng lộ lỗ trôn
Vải Tô Châu cũng là lụa Dương Châu
Tham!
Khai Thị Thiền Giả Tông Diệu Nguyện Tham Công Án “Suốt Một Ngàn Ngày”:
Người khéo tấn đạo ngàn ngày công
Xu hướng như nuốt lật cước bồng
Trong chỗ thanh tịnh vừa mống niệm
Núi Tu Di cách ở bên trong
Một câu thoại đầu như cục sắt
Phật pháp trần lao đều ngăn dứt
Hôn trầm tán loạn thành khối đi!
Chỉ cần khẩn thiết thêm khẩn thiết
Ngàn ngày đồng như trong khoảnh khắc
Đường tâm nẻo ý tuyệt lại qua
Dang cả hai chân vượt lên trên
Lửa nóng, băng lạnh không xá kể
Toàn thân xong vào nước vô sanh
Khéo thoát ra ngoài quy tắc hữu vô
Lấp bít hư không, chẳng màng người
Mới biết đại địa như dầu hắc
Trở mình cầm gậy sống như rồng
Thấu biển xuyên núi chấn cổ phong
Đây là chuyển động sức tam muội
Pháp giới, đầu lông dùng chẳng cùng
Còn việc rốt sau phải hướng thượng
Huyền diệu cơ vi đều chẳng phải
Chẳng hành chỗ của Như Lai hành
Nam nhi tự có xung thiên chí.

Đáp Quan Chủ Lục hỏi: Hành nhân tham công án, thoại đầu chân thiết, chẳng rơi vào ngũ ấm ma và ngoại đạo của kinh Lăng Nghiêm.

Xem kỹ năm thứ ma kể trong kinh Lăng Nghiêm chẳng ra ngoài một chữ chấp. Như sắc ấm minh bạch tiêu tan các niệm cho đến người này siêu việt được kiếp trược. Xét nguyên do của nó lấy kiên cố vọng tưởng làm gốc, tức là kiên cố vọng tưởng này chẳng thể dung hòa, ở trong vọng tưởng tinh nghiên thấy việc lạ lùng hiếm có bèn cho đó là chứng Thánh, há chẳng phải là chấp ư? Như chẳng cho là chứng Thánh thì gọi là cảnh giới lành, chẳng cho là chứng tức là chẳng chấp.

Lại trong ngũ uẩn đều lấy hai chữ vọng tưởng để kết thúc. Một chữ chấp này đầu tiên chẳng thể phá thì vọng tưởng này là gốc rễ của ma, gốc rễ chẳng trừ, bẻ nhánh không cho nó chẳng sanh có được chăng? Thậm chí lợi dụng sự hư minh ăn tinh khí kia đều do vọng tưởng dẫn dắt, chứ chẳng phải ma bên ngoài đến. Ví như cẩn thận giữ gìn cũng chỉ là trên tuyết thêm sương, đổ dầu vào lửa mà thôi.

Như hư minh vọng tưởng ở trong thọ ấm, hư minh cũng là vọng tưởng. Bởi vì đầu tiên chưa đến chỗ tìm tâm chẳng có, chẳng phải vọng là cái gì?
Như dung thông vọng tưởng ở trong tưởng ấm chương đầu tiên nói: Tâm ưa thích viên minh tức là gốc vọng trước cùng cảnh dụng thông bèn sanh nhiễm trước. Mười loại đều nói “Tâm ưa thích…” Bởi vì Thiên ma từng trong cảnh viên minh đến cùng với tâm ưa thích ngẫu hợp làm ra vô biên nghiệp ma, đâu thể cứu được. Bởi vì hành nhân đầu tiên tọa một niệm này, vô tâm tức không thích, không thích thì một chữ chấp làm sao có! Như chương thứ chín nói “Tâm thích nhập diệt, tham cầu cái rỗng không, sâu nhiệm…” đều là nghiệp ma, cũng là vì ban đầu vọng tâm chẳng phá, đúng là nấu cát thành cơm, cát chẳng phải là gốc của cơm.

Như u ẩn vọng tưởng trong hành ấm. Bởi hành ấm lấy trôi chảy đổi dời chẳng dừng làm tánh, cho nên nói: “Căn nguyên sanh diệt từ đó hiển lộ”. Vì tưởng ấm hết, thấy suốt căn nguyên trong hành ấm là niệm niệm sanh diệt chẳng dừng. Hành nhân chẳng theo sự sanh diệt trôi chảy đổi dời, cho nên được chánh tâm đứng lặng sáng suốt. Bấy giờ Thiên ma chẳng được cơ hội thuận tiện khuấy phá. Nhưng ở trong tánh viên nguyên lai mống tâm so đo cho nên xét đầu đuôi có nhân, không nhân… Đã có so đo thì mất chánh biến tri. Hai chữ so đo từ trong u ẩn ra. Văn kinh nói: “Xét thấy cái u thanh kia chẳng thể thấy suốt nguồn đáy”.

Như điên đảo vọng tưởng trong thức ấm, nghĩa là cái then chốt lay độn u ẩn chung, sanh ra các loài thế gian, bỗng được xóa bỏ, sáu căn rỗng lặng không còn rong ruỗi nữa, rỗng lặng vì không rong ruỗi, không rong ruỗi vì hành ấm hết. 

Hành ấm đã hết, thấy nghe thông nhau hỗ dụng thanh tịnh. Cho nên nói: “Cùng một các hành không còn nương vào thức nguyên nhẫn đến tịnh diệu chưa viên bèn sanh thắng giải”. Mười thức này đều do thức tâm mà sanh thắng giải.

Đã sanh thắng giải, trái xa với viên thông sanh ra các chủng loại.

Trong thiền môn, người khéo dụng tâm các thứ ma đều chẳng dính dáng. Ngài Tư Đại nói: “Mười phương chư Phật bị ta một miếng nuốt ráo, chỗ nào còn có chúng sanh để độ”. Đây là trong địa vị Phật Tổ lưu lại nó còn chẳng được, huống là tà ma ngoại đạo làm gì được ông. Muốn được chẳng bị ma phá, chỉ cần toàn thân nhập lý, chẳng đợi khiển trừ, chẳng đợi gìn giữ, niệm vọng tưởng hết thì nghiệp ma tự hết. Cổ Đức nói: “tốt nhất ngay gốc hạ một búa, khỏi cho ngoài đốt lại sanh cành”.

Đáp: Chẳng chấp tu chứng, chẳng bỏ tu chứng.

Môn hạ của Tông ta không luận lợi độn, hiền ngu, chỉ cần dùng lòng tin mà vào. Đã phát khởi tâm dũng mãnh như ngồi tại vách sắt núi bạc chỉ cầu thoát ra, các tâm vọng tưởng đều không thể xâm nhập, công hạnh quán chiếu không cần phải nhớ. Nếu được một niệm vỡ tung như vẹt mây thấy trời, như được lại vật cũ, thì công hạnh quán chiếu cũng không có dùng. Chỉ quý cái niệm tham cứu khẩn thiết, tham cứu cũng liên quan đến công hạnh, song chẳng dùng hai chữ “công hạnh” đặt tên. Như khám phá thế duyên, tham cứu chí đạo cũng liên quan đến quán chiếu, song chẳng dùng hai chữ “quán chiếu” đặt tên. Như kinh Viên Giác nói: “Duy trừ người đốn giáo cùng khắp chẳng tùy thuận”. Nếu cho quán chiếu là sự tu hành thì có tâm năng quán năng chiếu, ắt có cảnh sở quán sở chiếu, năng sở đối lập, chẳng phải vọng là gì? Vì thế Thiền tông nói: “Tự mình đứng trong hư không rộng lớn, ngoài tâm không có cảnh, đem mười phương thế giới cùng thân tâm cha mẹ sanh dung thành một khối, tọa đoạn hai đầu mới được vào cửa. Một con đường hướng thượng lại cần phải tự khán, bằng không đều là kế sống của nhà quỷ, đâu có thể nói đồng với tu chứng. Nếu mập mờ lầm lạc chẳng đến chỗ này, thì gọi là tự dối. Bọn người này là bọn người đáng thương xót, thật đâu đáng kể. Ngài Nam Nhạc nói: “Tu chứng thì chẳng không, nhiễm ô thì chẳng được”. Tu ngay cái chẳng nhiễm ô này, mới gọi là viên tu, còn có chấp được chữ tu này chăng? Chứng ngay cái chẳng nhiễm ô này, mới gọi là viên chứng, còn có chấp được chữ chứng này chăng? Như thế thì suốt ngày tu mà không tu, quét đất, đốt hương cho đến vô lượng Phật sự đâu bỏ phế, chỉ cần chẳng chấp tu chứng mà thôi. Bồ tát Cửu Địa còn vô công dụng hạnh, huống là hàng Thập Địa. Cho đến hàng Bồ tát Đẳng Giác thuyết pháp như mưa như mây còn bị ngài Nam Tuyền quở là cùng với đạo hoàn toàn trái, huống là hàng Thập Địa còn quán chiếu, mà có thể so sánh sự hơn kém với Thiền tông được hay sao?
MƯỜI BÀI KỆ THAM THIỀN
-1-
Tham thiền phải người sắt
Không luận đến kỳ hạn
Cắn chặt hai hàm răng
Chỉ cốt xong đại sự.

Lửa mạnh vạc dầu sôi
Hư không đều nấu nhừ
Một mai chợt đập vỡ
Buông xuống ngàn cân.

-2-
Tham thiền chớ luận lâu
Chẳng cùng trần duyên hợp
Nhướng cao cặp lông mày
Hư không lật lộn ngược
Tu di dẫm thành bụi
Ngay đây tham bốn hữu
Sắt sống chảy vàng ròng
Mới khỏi cái lỗi trước.

-3-
Tham thiền chớ cẩu thả
Ngôn hạnh hợp gương xưa
Tâm thẳng như cây đàn
Chẳng khổ vì lối tẻ.

Đập nát cửa Hoàng long
Ném tuốt lời Vân Môn
Ông Tăng nghèo nàn này
Từ nay chẳng ra cửa.

-4-
Tham thiền không chủ tể
Chỉ cầu tâm chẳng đổi
Muôn thứ và trần lao
Bụi lốc sai biết tới
Cứng cỏi đỡ trời cao
Mạnh dạng tát biển cả
Tuy nhiên chưa triệt đầu
Chắc chắn được đường trước.

-5-
Tham thiền phải xét kỹ
Chớ tính kể công trình
Có điều thì vin điều
Không điều thì kéo lệ
Chẳng thân Phật cùng Tổ 

Lo chi kinh với kệ
Một ngụm đều nuốt hết
Tâm không mới thi đậu.

-6-
Tham thiền phát chánh tín
Tín chánh động cung ma
Mảnh tuyết vào lò hồng
Thân trần chơi dao bén
Chỉ tìm lên đường sống
Chớ ngâm trong nước chết
Cửa lớn chợt mở toan
Nhào qua Tỳ Lô ấn. 

-7-
Tham thiền chẳng phải chơi
Thời giờ qua nhanh chóng
Chí lý rất huyền áo
Đời Tần, dùi mạ vàng
Dốt thay! Tâm trượng phu
Vào tay cần tự phán
Chớ đợi chết bối rối.

-8-
Tham thiền không khéo, vụng
Một niệm quy siêu việt
Biết bóng trên ngón tay
Tìm thấy trăng trên trời
Bổ ngực ra lấy tim
Cạo sạch lông có máu
Thuật rõ lại ông nghe
Chẳng ngộ nói với ai.

-9-
Tham thiền phải nên sớm
Chờ đợi tuổi già nua
Tai điếc, mắt lờ mờ
Sáng còn, tối khó giữ
Việc vui sướng nhất đời
Đến đây đều bỏ hết
Phật pháp vốn không nhiều
Chỉ cần hiện tại ngộ.

-10-
Tham thiền chớ trị vọng
Trị vọng vẫn thành chướng
Như muốn được cá kình
Quản chi sóng gió lớn
Chí thế tuyệt mảy trần
Vọng tâm là gì chứ!
Thưa cùng người tham thiền 

Môn này thật đáng quý!

TVHS
Dịch Gỉa Thích Duy Lực
PHỤ LỤC
THIỀN SƯ BÁC SƠN KHAI THỊ
VỀ GIẢI NGỘ VÀ CHỨNG NGỘ
Một chữ ngộ, môn hạ Tổ Sư gọi là thuốc độc, hãy còn chẳng lưu lại, huống là ngộ ư? Nay chẳng tránh phạm húy, mà nói đến chữ ngộ, khiến trí ngu có chỗ so chọn, tông giáo có chỗ phân chia, hành giả chẳng sa vào con đường hiểm trở, thật là sự giúp ích trên đường tu hành.

Luận về thiền có hai thứ ngộ môn: Một là từ trong văn tự ngữ ngôn được giải ngộ. Hai là từ trên phân minh tham cứu được triệt ngộ. Người giải ngộ sức yếu. Người triệt ngộ sức mạnh. Người giải ngộ như nghe người nói vật. Người triệt ngộ như chính con mắt mình thấy vật. Nghe, thấy tuy một, mà nghi và chẳng nghi, thật cách xa như trời với đất. Người từ trong văn tự giải chưa được triệt ngộ có hai thứ chướng: Một là văn tự chứng, hai là lý chướng. Văn tự chướng như người ăn mật, càng ăn càng thấy ngọt; tìm cầu chân lý sâu mầu ở trong mười hai phần giáo, không dính dáng gì với việc thoát ly sanh tử, cho nên gọi là chướng. Lý chướng nghĩa là thật tế đối với lý địa in tuồng rõ ràng, như toàn thân là châu báu song chẳng được thật dụng, đối với việc sanh tử cũng không dính dáng, cho nên gọi là chướng.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ mạn: Một là ngã mạn, hai là tăng thượng mạn. Ngã mạn nghĩa là cho rằng ta đã ngộ, chúng sanh ở trong mê, như chỗ ta thấy, người khác chẳng biết, do đây khởi mạn. Tăng thượng mạn nghĩa là cho rằng ta đã vào địa vị Thánh, trên không không có Phật để cầu, dưới không có chúng sanh để độ, một chữ Phật ta chẳng thích nghe, do đây khởi mạn.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ áo hai thứ tâm khiếp nhược: Một là ta thấy lý đã tột, mà hạnh chẳng theo kịp, ở trong địa vị Hiền Thánh chưa được chỗ thực tiễn, do đây khởi tâm khiếp nhược. Hai là chỗ thấy của ta cùng Phật đồng mà thật chẳng được quả dụng Phật, nên ta không có diệu dụng thần thông quang minh, do đây khởi tâm khiếp nhược.

Người trong văn tự giải chưa được triệt ngộ, có hai thứ tưởng an ổn: Một là cho rằng thật tế lý địa chẳng thọ nhứt trần, núi sông đất đai chẳng ngại nhãn quang; lại nói: “Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư”, trong thể đại viên tìm sư sanh tử qua lại trọn chẳng thể được, do đây khởi tưởng an ổn. Hai là thấy lý tuy rõ mà chẳng thể thân chứng. Trong các giáo thừa phần đông quy hướng Tịnh Độ, cho rằng chỉ có niệm Phật vãng sanh là ổn đáng hơn hết, do đây khởi tưởng an ổn.

(Từ trên đến đây đều là thiền bệnh).

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải cho hai thứ thật thọ dụng: Một là được chư Phật hóa nghi. Hai là được chư Phật quả dụng. Hóa nghi nghĩa là trong cõi tịnh, cõi uế của chư Phật, quyến thuộc của Bồ tát, quyến thuộc Thanh văn, mây hương, mây hoa, mây tràng phan bảo cái và thiên long bát bộ cùng ta đồng đẳng không khác. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn. Hai là được chư Phật quả dụng, nghĩa là ba mươi hai tướng, tám mươi vẽ đẹp cho đến chín mươi bảy thứ và Pháp thân thanh tịnh và thần thông quang minh, thuyết pháp… cùng ta đồng đẳng, không hai, không khác. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, đầy đủ diệu hạnh của các Bồ tát, nghĩa là chư Bồ tát quá khứ, chư Bồ tát vị lai, chư Bồ tát hiện tại, diệu hạnh các Ngài đã làm trong số kiếp bất khả thuyết thời đồng, xứ đồng, thân đồng, hạnh đồng, trong khoảng một sát na, một vị trần thảy đều đầy đủ. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ chẳng lấy văn tự làm giải, cùng mười hai loại chúng sanh đồng một thể tánh, thân mình nhập vào thân người, thân người nhập vào thân mình, một thân nhập vào một thân, nhiều thân nhập vào một thân, thế giới kia nhập vào thế giới này, thế giới này nhập vào thế giới kia, thế giới nhập vào tự thân, tự thân nhập vào thế giới, nhập vào tự thân chẳng thấy có thế giới, nhập vào thế giới chẳng thấy có tự thân, nhiếp lẫn nhau, dung lẫn nhau, không hoại, không tạp. Lại ở trong phần chúng sanh đồng một bi ngưỡng. Lại ở trong phần chúng sanh khởi đồng thể đại bi, nghĩa là thiện và ác đều không tự tánh, đều là tự tâm hiện lượng, đã không có cảnh ngoài tâm, dùng vô tác để hứng từ vận bi chẳng ngại ở trong cái thể vô tánh mà giải thoát chúng sanh vô tánh. Nếu chẳng như thế là chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

Người quả thật triệt ngộ không lấy văn tự làm giải, cùng mười hai loài chúng sanh đồng một huyễn hóa, nghĩa là duyên sanh vô tánh, sanh vốn vô sanh; vô tánh duyên sanh, chúng sanh đâu có thật như huyễn hóa, ta cùng với chúng sanh ở chung. Nếu chẳng như thế chưa triệt ngộ, vì lý ấy có chừng ngằn.

(Đoạn trên là nói sự thọ dụng của người ngộ tâm, chẳng phải người giải có thể biết).

Lại nữa, người từ trong ngữ ngôn giải nên không được triệt ngộ sanh ra vô biên cuồng giải; có người lấy “Hằng ngày việc không khác, chỉ ta tự biết hay” ma sanh cuồng giải. Có người lấy “theo dòng nhận được tánh, không mừng cũng không lo” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “thần thông và diệu dụng, gánh nước và bửa củi” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi nhơ” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “đối cảnh tâm luôn khởi, Bồ đề làm sao lớn” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “núi sông và đất đai, toàn lộ thân pháp vương” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “thật tánh vô minh tức Phật tánh, thân không huyễn hóa tức pháp thân” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “vào cửa liền đánh” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “cơ phong đáp hỏi đầu môi lanh lợi” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “chẳng cần tham cứu, ngay đó lập tức gánh vác” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “vào cửa liền mừng” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “tập học thi phú từ chương, công xảo, kỹ nghiệp” mà sanh cuồng giải. Có người lấy “buông bỏ lại buông bỏ, mở miệng tức là sai lầm” mà sanh cuồng giải. 

Than ôi! Món ăn đề hồ được thế gian trân quý, gặp bọn người này trở thành thuốc độc. Do vì chánh pháp suy đồi, tà ma hưng thạnh quyến thuộc nối nhau đầy cả thế gian; người lưu tâm tới việc sanh tử chẳng thể chẳng trước tiên soi thấu cảnh giới hư vọng này.

Lại có ba câu Cát đằng chẳng thể nói trắng ra cho cư sĩ rõ. Cổ Đức nói: 

1- Thế nào là thiền?
- Con khỉ leo cây quơ cái đuôi.

2- Thế nào là thiền?
- Lửa hực đổ thêm dầu.

3- Thế nào là thiền?
-Cục gạch.

Những lời này là cát đằng của Tổ Sư truyền, tuy nhiên phân minh như thế song nói với ông tưởng cũng rất khó.

(Đáp Thái sư Ngô Quán Ngã hỏi về sự khác nhau giữa Tông và Giáo).


TVHS
Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn
Giảng giải
KINH KIM CANG
Giải thích đề kinh:
Kim Cang là vật chất cứng nhất, phá tất cả thứ vật chất khác được, còn các thứ khác không phá nó được. Hai chữ “kim cang” là hình dung cho Bát Nhã.

Bát nhã dịch ra là trí huệ, nhưng không phải trí huệ thế gian. Trí huệ thế gian đối với Phật pháp cho là si mê. Vì trí huệ thế gian coi những cái không phải thật cho là thật, trái lại trí huệ của bát nhã là phá tất cả những chấp thật. Bất cứ chấp thật cái gì, dù chấp thật có Phật cũng phá, chấp thật Bồ Tát cũng phải phá.

“Ba la mật” dịch là đến bờ bên kia, tức là mình ở bờ sông bên nay, không được tự do tự tại, có phiền não có khổ. Muốn đạt đến bờ sông bên kia, phải nhờ Kim Cang Bát Nhã để phá tất cả, mới đạt đến tự do tự tại.

1. Pháp Hội Nhân Do
Chánh văn:
Tôi nghe như vầy, một thuở Phật ở nước Xá Vệ, nơi tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, cùng chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị. Bấy giờ đến giờ ăn, Thế Tôn đắp mang y bát, vào đại thành Xá Vệ, theo thứ tự khất thực từng nhà trong thành xong, trở về chổ ở thọ trai, rồi cất y bát, đại chúng rửa chân, trải tọa cụ cùng ngồi. 

Giảng giải:
4 chữ “như thị ngã văn”, kinh nào cũng có. A Nan nói: “Tôi nghe như vầy, một thuở ở nước Xá Vệ, nơi tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên”.

Ở đây nói chùa, Trung Quốc gọi là tự, dịch ra Già Lam là vườn của Tăng Già.

Kỳ Thọ là tên của một thái tử, Cấp Cô Độc là tên của một trưởng giả giàu sang, hai người này hợp tác làm tịnh xá, cho nên lấy tên của 2 vị là tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.

Phật đi đến đâu đều có 1250 vị Tỳ Kheo A La Hán theo, mặc dầu Phật đã thành Phật vẫn đi khất thực mỗi ngày. Ở đây nói về đời sống hàng ngày của Phật, tu là ở trong đời sống hàng ngày, chứ không phải đi vô rừng sâu núi cao mà tu.

2. Thiện Hiện Khởi Thỉnh
Chánh văn:
Khi ấy, trưởng lão Tu Bồ Đề ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo tay phải, quỳ gối chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: 

-Hy hữu Thế Tôn! Như Lai khéo hộ niệm cho các Bồ Tát, khéo phó chúc cho các Bồ Tát. Bạch Thế Tôn! Những thiện nam tín nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên an trụ tâm như thế nào? Hàng phục tâm như thế nào? 


Phật bảo: 

Lành thay! Lành thay! Tu Bồ Đề! Theo như ngươi nói, Như Lai khéo hộ niệm cho các Bồ Tát, khéo phó chúc cho các Bồ Tát. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi nói rõ. Những thiện nam tín nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên an trụ tâm như vầy, hàng phục tâm như vầy. 

-Bạch Thế Tôn, con rất mong được nghe.

Giảng giải:
Phật giảng kinh nào đều có đại diện đương cơ, để đối đáp với Phật và thỉnh Phật thuyết pháp. Kinh Kim Cang có trưởng lão Tu Bồ Đề đại diện đương cơ.

Lúc ấy, Tu Bồ Đề từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật và cung thỉnh Phật thuyết pháp.

Tu Bồ Đề hỏi: Bạch Thế Tôn! Làm thế nào thiện nam tín nữ phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề và hàng phục vọng tâm? (A Nậu Đa La dịch là vô thượng, tam miệu dịch là chánh đẳng, tam bồ đề dịch là chánh giác; tức là vô thượng chánh đẳng chánh giác, chánh giác đối với tà giác. Ngoại đạo cũng có giác ngộ, nhưng còn chấp ngã, nên gọi là tà giác).

3. Đại Thừa Chánh Tông
Chánh văn:
Phật bảo Tu Bồ Đề:
-Các Bồ Tát Ma Ha Tát nên hàng phục tâm như vầy: Tất cả các loài chúng sanh, hoặc noãn sanh, hoặc thai sanh, hoặc thấp sanh, hoặc hóa sanh, hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu tướng, hoặc vô tướng, hoặc phi hữu tướng, hoặc phi vô tướng, ta đều khiến vào Vô Dư Niết Bàn mà diệt độ. Diệt độ vô lượng vô số chúng sanh như thế, mà thật ra chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả. Tại sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng ắt chẳng phải Bồ Tát.

Giảng giải:
Phật bảo Tu Bồ Đề rằng: Tất cả chúng sanh gồm có: Noản sanh từ trứng sanh ra, thai sanh là con người hay con vật, thấp sanh là con muỗi, con trùn,… và hóa sanh là tự biến hóa ra, có hình tướng hay không hình tướng; cũng như vô sắc giới không có thân thể, vẫn là một loại chúng sanh; hoặc có tưởng hay không tưởng, tức là 12 loại chúng sanh; tôi đều cho họ được nhập Vô Dư Niết Bàn. Niết Bàn gồm có: hữu Dư và Vô Dư.

-Niết Bàn Hữu Dư của Tiểu thừa chứng quả A La Hán và Bích Chi Phật chưa đạt cứu cánh, chỉ hết phần đoạn sanh tử, chưa hết biến dịch sanh tử, cho nên còn thiếu.

-Niết Bàn Vô Dư là chứng quả Phật cuối cùng. Niết là không sanh, bàn là không diệt; tức là cái dụng của Tự tánh và độ tất cả chúng sanh được tự do tự tại.  

Như vậy, độ hết tất cả chúng sanh, nhưng thật chẳng có một chúng sanh nào được độ cả. Tại sao?
Phật giải thích: Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát  có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng thì không phải Bồ Tát. Bởi vì, Phật pháp là phá ngã chấp, mới đạt đến chỗ giác ngộ. Tiểu thừa thì phá được nhân ngã chấp, tức là phá chấp thân người là ta. Đại thừa phá nhân ngã chấp và pháp ngã chấp, luôn pháp ngã chấp mình biết pháp mình tu đều không thật, mới đạt đến bậc Bồ Tát.

Nếu còn có ngã tướng tức là cho thân này là ta, thường ở ngoài đời hy sinh thân mình vì đại ngã; ban đầu lớn là quốc gia, dân tộc và lớn nữa là nhân loại; gọi là nhân tướng, bất quá nó rộng lớn hơn. Toàn nhân loại chưa phải là lớn, phải toàn chúng sanh, gồm các loại bao gồm tất cả động vật ở dưới đất, dưới nước, trên không, trên mặt đất.

Đại ngã là lớn hơn hết, tuy đại nhưng vẫn còn ngã; nếu có chúng sanh tướng tức là có ngã tướng. Nhân tướng tức là toàn nhân loại cũng là ngã tướng, vì trong đó có ngã. Do có tiểu ngã nên có đại ngã.

Thọ giả tướng là chỉ thời gian, tất cả tướng đều có khái niệm thời gian. Nếu không có thời gian thì không có chúng sanh. Tất cả ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng đều phải qua thời gian, gọi là thọ giả tướng.

Cũng như năm nay tôi 61 tuổi, nếu bỏ 61 tuổi thì tôi làm sao có? Có một trong bốn tướng đều có ngã tướng, nếu có chấp ngã thì không phải Bồ Tát, nên không được giải thoát.

4. Diệu Hạnh Vô Trụ
Chánh văn:
-Lại nữa, Tu Bồ Đề! Bồ Tát ở nơi các pháp, ưng vô sở trụ mà hành việc bố thí, tức là chẳng trụ sắc bố thí, chẳng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Tu Bồ Đề! Bồ Tát bố thí nên chẳng trụ nơi tướng như thế. Tại sao? Nếu Bồ Tát chẳng trụ nơi tướng bố thí thì phước đức chẳng thể suy lường. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Hư không bên phương đông có thể suy lường chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. 

-Tu Bồ Đề! Hư không bên các phương nam, tây, bắc và trên, dưới có thể suy lường được chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. 

-Tu Bồ Đề! Bồ Tát bố thí chẳng trụ nơi tướng, phước đức cũng như vậy, chẳng thể suy lường. Tu Bồ Đề! Bồ Tát cần an trụ tâm như ta đã bảo. 

Giảng giải:
Vừa rồi, mới nói hàng phục tâm thì phải phá ngã chấp, bất cứ tiểu ngã và đại ngã đều phải phá hết. Vậy phải trụ như thế nào?
Pháp của Bồ Tát thì phải vô sở trụ, pháp của Bồ Tát có Lục Độ.

Bố thí ở trong Lục Độ, hạnh bố thí không có trụ nơi sắc bố thí và thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng vậy. Người thường có lục căn tiếp xúc lục trần đều muốn hưởng thọ lục trần. Mắt muốn xem sắc đẹp, tai muốn nghe âm thanh dễ nghe, mũi muốn ngửi mùi thơm, lưỡi thì muốn nếm vị ngon, thân muốn tiếp xúc vật êm dịu, pháp trần là việc có ích cho thú vui thì mình thích mình chịu.

Nếu thực hành vô sở trụ, đều phải quét hết tức là bố thí hết; nhưng sự quét không phải dễ dàng, hàng ngày lục căn tiếp xúc lục trần muốn bỏ liền không thể được.

Vậy, thì phải làm sao? Phải nhờ phương tiện của Phật, Phật dạy có rất nhiều pháp môn, có 84.000 pháp môn quy nạp lại có 4 loại: Tham thiền, niệm Phật, trì chú, quán tưởng; ở một trong bốn loại này, thấy thích hợp chọn ra một pháp, rồi tu đúng tông chỉ pháp đó.

Như tham thiền phải theo tông chỉ của Thiền tông, niệm Phật phải theo tông chỉ Tịnh độ,… mà được bố thí hết.

Phật nói với Tu Bồ Đề! không trụ ở nơi tướng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tại sao? Không những không trụ tướng lục trần, nhưng cả tướng quét (bố thí) cũng không trụ. Nếu Bồ Tát trụ nơi tướng bố thí cũng là trụ vậy; Phật dạy vô sở trụ, nếu xả bỏ thì vẫn còn ngã.

Cho nên, từ bi khác với bác ái, bác ái là chấp ngã, có ngã có ta để yêu đại chúng; còn từ là vô duyên từ, không có đối đãi; bi là đồng thể bi, như chúng sanh đồng một thể, không có đối đãi khác nhau.

Vậy, từ bi không có ta bố thí, mà ông không có thọ bố thí của ta. Bởi vì, có năng bố thí và có sở bố thí, tức là có tướng bố thí thì còn ngã chấp, nên không có đủ tư cách làm Bồ Tát và không thể giác ngộ vô thượng Bồ Đề, đạt được tự do tự tại đến bờ sông bên kia.

Bởi đề kinh là đến bờ sông bên kia được tự do tự tại. Không có trụ tướng bố thí, bộ óc không thể biết để suy nghĩ ra được, Phật sợ người nghe không hiểu ý của Phật nên hỏi lại.

Tu Bồ Đề! Theo ý của ông như thế nào? Cũng như không ở phía đông, có thể suy nghĩ đến được không?
Tu Bồ Đề đáp: Không.

Phật lại hỏi Tu Bồ Đề: Vậy hư không phía tây, phía nam, phía bắc và trên, dưới có suy nghĩ được không?
Tu Bồ Đề đáp: Không.

Bởi vì, hư không đâu có giới hạng cho mình suy nghĩ được, như Trung Quán Luận nói: Người muốn đi phương đông, nếu đi mãi có phương đông hay không? Không có phương đông. Như cho ở đây là trung điểm thì nói phương đông của trung điểm là phương đông, vì không có phương hướng, do có tâm chấp ngã làm trung tâm, rồi nói có phương đông.

Sự thật, hư không đâu có phương đông cho mình đến, cho nên phá ngã chấp rồi thì không có phương đông để đến, vì không thể suy nghĩ đến được.

Phật nói với Tu Bồ Đề: Bồ Tát bố thí vô sở trụ phước đức cũng như thế, nếu lấy bộ óc của mình thì không thể suy nghĩ được; Bồ Tát nghe theo Phật dạy phải trụ như thế! Tức là vô sở trụ, trả lời cho hai câu hỏi trên.

5. Như Lý Thật Kiến
Chánh văn:
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Có thể nhờ thân tướng mà thấy Như Lai chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. Chẳng thể nhờ thân tướng thấy được Như Lai. Tại sao? Như Lai nói thân tướng tức phi thân tướng. Phật bảo Tu Bồ Đề: 

-Phàm tất cả tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng phi tướng, tức là thấy Như Lai. 

6. Chánh Tín Hy Hữu
Tu Bồ Đề Thưa rằng: 

-Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sanh được nghe những lời nói, văn tự kể trên có thể sanh lòng tin chơn thật chăng? 

Phật bảo: 

-Tu Bồ Đề, đừng nói vậy! Sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm về sau, từ tượng pháp cho đến mạt pháp, nếu có người tu phước trì giới đối với lời nói, văn tự kể trên được sanh lòng tin, cho đó là thật. Phải biết người ấy đã nghe lời nói văn tự này, cho đến được một niệm sanh khởi lòng tin trong sạch, là vì đã từng gieo trồng thiện căn nơi muôn ngàn vô lượng Phật, chứ chẳng phải gieo trồng thiện căn nơi một Phật, hoặc ba, bốn, năm Phật. 

Tu Bồ Đề! Như Lai biết rõ, thấy rõ những chúng sanh ấy được vô lượng phước đức như thế. Tại sao? Vì những chúng sanh ấy chẳng còn có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, chẳng chấp pháp tướng, cũng chẳng chấp phi pháp tướng. Tại sao? Vì những chúng sanh ấy nếu khởi tâm chấp tướng (tiền trần) tức là dính mắc bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.

Nếu chấp pháp tướng (pháp trần) cũng là dính mắc bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp phi pháp tướng (là bóng phân biệt của pháp trần), cũng là dính mắc bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Vì thế chẳng nên chấp pháp, chẳng nên chấp phi pháp. Do nghĩa này Như Lai thường nói: Các Tỳ Kheo phải biết lời thuyết pháp của ta ví như chiếc bè qua sông, đến bờ thì phải bỏ bè; vậy pháp còn phải bỏ, huống là phi pháp!
Giảng giải:
Hai đoạn trên đã trả lời “hàng phục tâm” và “an trụ tâm”. Sau đây giải thích chung “hàng phục tâm” và “an trụ tâm”, giải thích rộng hơn.

Phật nói với Tu Bồ Đề: Theo ý của ông như thế nào? Có thể lấy thân tướng thấy được Như Lai không? 

Tu Bồ Đề đáp: Không, không thể lấy thân tướng mà thấy Như Lai. Tại sao? Lời Như Lai nói “thân tướng không phải thân tướng”.

Phật nói với Tu Bồ Đề: Phàm tất cả tướng đều là hư vọng. Nếu thấy tất cả tướng chẳng phải tướng thì mới thấy được Như Lai. Không có tướng cũng là tướng, bao gồm các tướng, nói theo tứ cú thì mới rõ.

Có cũng là tướng, không cũng là tướng, chẳng có chẳng không thì có tướng chẳng có chẳng không, cũng có cũng không thì có tướng cũng có cũng không; nên tất cả đều là tướng. Nếu trụ là chấp tướng, không trụ là phi tướng tức là không chấp thật.

Có tướng mà không trụ gọi là phi tướng, không tướng mà không trụ cũng gọi là phi tướng. Không trụ chẳng có chẳng không cũng là phi tướng. Không trụ cũng có cũng không cũng là phi tướng. Nếu trụ nơi phi tướng cũng không được, vì phi tướng cũng là tướng, thì phi tướng này cũng quét luôn, tức là quét tứ cú phi tướng, mới thấy Như Lai, là kiến tánh thành Phật cũng là thấy Tự tánh của mình.

Nếu còn thấy một chút tướng gì đó hay phi tướng cũng chưa được, vì vẫn còn ở trong ý thức. Kiến tánh phải lìa ý thức, tướng và phi tướng là ý thức, cần phải lìa mới thấy được Như Lai.

Câu “thấy tất cả tướng chẳng phải tướng tức là Như Lai”, có nhiều người hiểu câu này, cho chẳng phải tướng là Như Lai. Chữ “phi” có tác dụng quét, luôn cả phi tướng cũng phải quét, lìa được tâm ý thức thì được kiến tánh.

Tu Bồ Đề bạch với Phật rằng: Có một số chúng sanh đã nghe pháp rồi, có sanh lòng tin chân thật không?
Phật nói với Tu Bồ Đề rằng: Đừng nói vậy! Sau khi Phật nhập Niết Bàn được 500 năm, nếu có người trì giới tu phước mà sanh niềm tin kinh này, không phải ở một Phật mà nhiều Phật đã gieo trồng thiện căn, nghe được lời này sanh lòng tin trong sạch, không có chỗ nào nghi ngờ.

Nói 500 năm sau là ví dụ tạm thời, nói đúng là vĩnh viễn, 500 năm rồi qua 500 năm, vì theo nghiệp của chúng sanh. Ở Trung Quốc cho một đời chỉ có 30 năm làm việc được, còn Phật pháp được hưng thịnh có khoảng 500 năm, ở đây nói 500 năm không phải cố định.

Nếu mình nghe pháp sanh được lòng tin chân thật, là gieo trồng thiện căn với nhiều vị Phật. Vậy Phật nói chỗ này rất khó tin, vì không cho mình để đứng chân; nếu phá chấp tất cả, luôn cả mình phá cũng phá luôn thì có ai nghe pháp? Có ai tin pháp?
Phật nói với Tu Bồ Đề: Tất cả việc, Phật đều thấy biết có bao nhiêu vô lượng phước đức. Tại sao? Vì chúng sanh không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng; tức là không có pháp tướng, nghĩa là không có tướng nghe tôi thuyết pháp; nếu chấp theo lời tôi thì còn pháp tướng, cũng chẳng phải phi pháp tướng.

Như tứ cú: Có pháp tướng cũng quét, không pháp tướng cũng quét, chẳng có pháp tướng chẳng không pháp tướng cũng quét, cũng có pháp tướng cũng không pháp tướng cũng quét. Quét như thế thì được triệt để. Tại sao? Vì chúng sanh chấp tướng tức chấp tứ tướng là ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp pháp tướng là pháp trược, chấp phi pháp tướng là ngã tướng của tiểu ngã và đại ngã. Cho nên, không chấp pháp với phi pháp.

Vì thế, Phật nói với các vị Tỳ Kheo (Tỳ Kheo dịch là khất sĩ thọ 250 giới): Pháp của ta nói ra như chiếc bè đưa người qua sông, khi chở người qua sông thì chiếc bè phải bỏ; vì mục đích đến bờ sông bên kia được tự do, còn vác chiếc bè trên vai thì làm mất tự do. Chiếc bè dụ cho chánh pháp, chánh pháp còn phải bỏ huống là chẳng phải chánh pháp!
7. Vô Đắc Vô Thuyết
Chánh Văn:
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng? 

Tu Bồ Đề đáp: 

-Như con hiểu nghĩa của Phật nói thì chẳng có pháp nhất định gọi là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng chẳng có pháp nhất định cho Như Lai thuyết. Tại sao? Vì pháp của Như Lai thuyết đều chẳng thể chấp thật, chẳng thể nói là pháp, là phi pháp hay phi phi pháp. Tại sao? Vì tất cả hiền thánh đều dựa theo pháp vô vi mà nói sai biệt. 

Giảng giải:
Phật bảo Tu Bồ Đề: Ý của ông như thế nào? Phật có được giác ngộ cao nhất không? Phật có thuyết pháp cao siêu nhất không? Vì Phật muốn hỏi Tu Bồ Đề có hiểu ý của Phật không?
Tu Bồ Đề đáp: Theo con hiểu ý của Phật nói “không có một pháp nào nhất định cho Như Lai thuyết”. Tại sao? Vì Phật thuyết pháp không thể chấp lấy được, tức là chẳng thể nói ra; như “pháp, phi pháp, phi phi pháp”, đây là nghĩa ba câu.

Pháp là câu thứ nhất, phi pháp là câu thứ nhì, phi phi pháp là câu thứ ba. Ở đây bắt đầu nghĩa ba câu; câu thứ nhất chấp là thật, câu thứ nhì là phi pháp phá câu thứ nhất, pháp không phải là thật gọi là phi pháp, câu thứ ba phá câu thứ nhất là pháp và câu thứ nhì là phi pháp đều không phải thật, cho nên phải thêm chữ “phi” là “phi phi pháp”, cũng không phải thật. Đó là nghĩa ba câu.

Tại sao? Thánh Hiền lấy pháp hữu vi làm mục tiêu, rồi tất cả sai biệt. Có hữu vi thì có tướng nên thấy, còn vô vi không hình tướng thì không thể thấy. Vì kiến lập pháp vô vi thì có sai biệt từ hữu vi cho đến vô vi. Như kinh Lăng Nghiêm có 57 cấp sai biệt, Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa đều sai biệt; đạt đến vô vi, cuối cùng quét sạch hết.

Vừa nói, giác ngộ cuối cùng cao nhất cũng quét là vô vi, nếu còn chờ đợi thì không phải vô vi; nhưng kiến lập pháp vô vi thì có đủ thứ sai biệt, tất cả Tam Hiền Tứ Thánh đều do kiến lập vô vi mà có sai biệt.

8. Y Pháp Xuất Sanh
Chánh Văn::
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như có người đem thất bửu đầy khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới dùng để bố thí, người ấy được phước đức nhiều chăng? 

Tu Bồ Đề đáp: 

-Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Tại sao? Phước đức ấy tức phi phước đức tánh, nên Như Lai nói là phước đức nhiều. 

Phật bảo: 

-Nếu có người thọ trì (tín thọ mà thực hành) Kinh này, cho đến chỉ thực hành theo tứ cú kệ rồi giảng cho người khác nghe, thì phước đức lại nhiều hơn người kia. Tại sao? Tu Bồ Đề! Tất cả chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật đều từ Kinh này ra. Tu Bồ Đề, gọi là Phật pháp, tức phi Phật pháp.

Giảng giải:
Phật hỏi Tu Bồ Đề: Ý của ông như thế nào? Nếu có người lấy thất bảo chất đầy tam thiên thế giới để bố thí, thì phước đức của người đó có nhiều không?
Tu Bồ Đề đáp: Rất nhiều. Tại sao? Phước chẳng phải phước đức, tức siêu việt số lượng là nhiều; còn nằm trong số lượng thì thế nào cũng phải hết, nên Phật nói “phước đức nhiều”.

Phật nói: “Nếu có người ở trong kinh này, thọ trì 4 câu kệ mà giảng thuyết cho người khác biết thì phước đức nhiều hơn người lấy thất bảo chất đầy tam thiên đại thiên thế giới bố thí”. Tại sao? Vì sự giác ngộ của Phật đều từ kinh này, dạy mình quét sạch hết mới được giác ngộ thành Phật.

Nếu như vậy phải thọ trì, như 2 chữ “thọ trì” thường hiểu lầm “đọc kinh Kim Cang cho là thọ trì”, như vậy không phải trì, đó chỉ tụng mà thôi; theo kinh thực hành gọi là trì. Cho nên, ở đây nói là “thọ trì”, thọ là tin rồi lãnh thọ, theo đó thực hành gọi là trì.

Tứ cú kệ ở đây có nghĩa là tứ cú: “Có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không”, ấy là nguồn gốc của Phật pháp. Vì vậy, Phật dạy mình lìa tứ cú, nghĩa vô sở trụ là lìa tứ cú; nghĩa ba câu giống như nghĩa tứ cú, như nói: “Pháp, phi pháp, phi phi pháp”.

9. Nhất Tướng Vô Tướng
Chánh Văn:
-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Tu Đà Hoàn có thể nghĩ rằng "Ta đắc quả Tu Đà Hoàn" chăng? 

Tu Bồ Đề đáp: 

-Bạch Thế Tôn, không ạ. Tại sao? Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu mà vô sở nhập; chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu Đà Hoàn. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Tư Đà Hàm có thể nghĩ rằng "Ta đắc quả Tư Đà Hàm" chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không ạ. Tại sao? Tư Đà Hàm gọi là Nhất Vãng Lai mà thật chẳng vãng lai, ấy gọi là Tư Đà Hàm. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? A Na Hàm có thể nghĩ rằng "Ta đắc quả A Na Hàm" chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. Tại sao? A Na Hàm gọi là Bất Lai mà thật chẳng phải bất lai, ấy gọi là A Na Hàm. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? A La Hán có thể nghĩ rằng "Ta đắc đạo A La Hán" chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. Tại sao? Thật chẳng có pháp gọi là A La Hán. Thế Tôn! Nếu A La Hán nghĩ rằng "Ta đắc đạo A La Hán", tức là dính mắc bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Thế Tôn! Phật nói con đắc Vô Tranh Tam Muội, là hạng nhất trong loài người, là hạng nhất trong bậc ly dục A La Hán. Thế Tôn! Nhưng con nghĩ rằng con là ly dục A La Hán. Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành, nên mới gọi Tu Bồ Đề là hành giả thanh tịnh hạnh. 

Giảng giải:
Ở trên vừa nói phá ngã chấp, tiếp theo phá pháp chấp mà phá cái chấp mình biết; pháp chấp có 3 lớp:
1/ Mình biết được, như quý vị lại nghe biết được pháp, nếu biết pháp mình nghe được cho là thật, gọi là chấp pháp.

2/ Nghe pháp rồi tu, lại chấp pháp tu của mình là thật.

3/ Pháp chứng của mình, pháp chứng được sanh tử luân hồi, cũng còn phải phá, không được chấp thật.

Trên đây là nghĩa Đại thừa.

Phật hỏi Tu Bồ Đề: Ý ông thế nào? Tu Đà Hoàn có ý niệm chứng quả Tu Đà Hoàn không? (Thừa Thanh Văn có 4 quả: Tu đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán).

Tu Bồ Đề đáp: Không, không có đắc được quả Tu Đà Hoàn. Tại sao? Vì Tu Đà Hoàn dịch là nhập lưu, mà thật ra nhập lưu là vô sở nhập. Tại sao? Vì lục căn tiếp xúc lục trần sanh ra lục thức, gọi là xuất lưu; nếu nhập lưu thì lục căn không tiếp xúc lục trần, mà trở về Tự tánh mới là nhập lưu. Nhưng nhập lưu không có nhập, tức là lục trần không có nhập; nếu lục trần đã nhập gọi là xuất lưu, vì lấy lục trần gọi là Tu Đà Hoàn.

Lục căn tiếp xúc lục trần cho là thật thì có ngã chấp, phá hết nhân ngã chấp được chứng quả A La Hán. Còn kinh Đại thừa thì phá luôn pháp ngã chấp.

Sơ quả Tu Đà Hoàn gọi là nhập lưu (có 7 lần sanh tử), nhị quả Tư Đà Hàm gọi là nhất vãng lai (có 1 lần sanh tử), tam quả là A Na Hàm gọi là bất lai (ở cõi trời mà ra); kỳ thật, vãng lai không có vãng lai, như nói đi phương đông, nhưng thật không có phương đông để đến, nên không được chấp thật.

Tứ quả là A La Hán ra khỏi sanh tử luân hồi, nếu chấp thật quả A La Hán thì còn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.  Phật nói đắc vô tránh tam muội (tam muội dịch là chánh định, vô tránh là không có lý sanh ra tranh luận đúng sai, thị phi, đắc thất,…), tức lìa hết dục vọng, đây là quả đệ nhất A La Hán.

Thực hành không có tranh luận thì không được chấp pháp của mình tu pháp này, chứng được pháp kia; mà thực là không có hành, không có tu, không có chứng, mới đúng là hạnh thanh tịnh (a lan na hạnh). Nếu nói tôi biết pháp này, chứng được pháp kia thì còn ngã chấp, không được gọi là hạnh thanh tịnh.

10. Trang Nghiêm Tịnh Độ
Chánh Văn:
Phật bảo: 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Xưa kia Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng có đắc pháp gì chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng thật vô sở đắc. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Bồ Tát có trang nghiêm Phật độ chăng? -Bạch Thế Tôn, không. Tại sao? Nói trang nghiêm Phật độ, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm (nghĩa ba câu). 

-Cho nên Tu Bồ Đề! Chư Bồ Tát Ma Ha Tát nên sanh tâm trong sạch như thế, là chẳng nên khởi tâm trụ sắc, chẳng nên khởi tâm trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp, ưng vô sở trụ mà sanh kỳ tâm. 

-Tu Bồ Đề! Ví như có người thân như núi chúa Tu Di, ý ngươi thế nào? Thân ấy có đại chăng? 

-Bạch Thế Tôn, rất đại. Tại sao? Phật nói phi thân thị danh đại thân (Chữ đại ở đây là siêu việt số lượng). 

Giảng giải:
Phật giảng đến chỗ này, còn sợ người nghe pháp hiểu lầm, chưa có hiểu thấu nên Phật hỏi lại: Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Xưa kia Như Lai ở nơi Nhiên Đăng Phật có đắc pháp gì không?
Tu Bồ Đề đáp: Bạch Thế Tôn, không. Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng thật vô sở đắc.

Phật lại hỏi Tu Bồ Đề: Ý ngươi thế nào? Bồ Tát có trang nghiêm Phật độ chăng? (Một Phật độ là tam thiên đại thiên thế giới).

Tu Bồ Đề đáp: Bạch Thế Tôn, không. Tại sao? Nói trang nghiêm Phật độ, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm.

Câu thứ nhất chấp “trang nghiêm” Phật độ là thật, câu thứ hai phá chấp thật câu thứ nhất, nên nói “phi trang nghiêm”, câu thứ ba “thị danh trang nghiêm”, thị danh là giả danh; tức câu thứ nhất “trang nghiêm Phật độ” là giả danh, câu thứ hai “phi trang nghiêm Phật độ” là giả danh, câu thứ ba “thị danh trang nghiêm Phật độ” cũng giả danh; nghĩa là 3 câu phá hết. Nghĩa ba câu của kinh Kim Cang là căn bản Phật pháp Đại thừa.

Cho nên, Phật nói với Tu Bồ Đề: Đại Bồ Tát sanh tâm thanh tịnh như thế!
Nếu chỉ quét hai câu thì không phải tâm thanh tịnh, vì còn câu thứ ba chưa quét; tức là còn giả danh chưa quét nên tâm không được thanh tịnh, muốn được thanh tịnh thì phải quét hết. Cho nên, không được trụ sắc, thanh, vị, xúc, pháp sanh tâm, mà “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, câu này Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng thì ngộ triệt để.

Cái tay để thí dụ vô sở trụ là hoạt bát vạn năng của Tự tánh. Cái tay lấy kiến, cái khăn, cuốn sách,… lấy cái gì cũng được. Nếu tay nắm chặt một thứ, như chấp chân lý thì hoạt bát vạn năng bị mất, lấy gì cũng không được. Phật dạy quét thì khôi phục hoạt bát vạn năng, nên lấy được mọi thứ; đây là nghĩa vô sở trụ, sanh kỳ tâm là dụng hoạt bát vạn năng của Tự tánh.

Vậy, vô sở trụ nên có dụng hoạt bát vạn năng, nếu có sở trụ thì mất dụng hoạt bát vạn năng. Bất cứ chấp cái nào đều mất cái dụng, cần phải quét bỏ thì tâm được thanh tịnh hiện ra cái dụng, làm gì cũng được.

Cho nên, “ưng vô sở trụ” là giữ hoạt bát vạn năng, “sanh kỳ tâm” là dùng cái hoạt bát vạn năng. Nói “ ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, chứ không phải thành một Phật chết không dùng được! Vì vậy, Phật pháp nói chữ không, nhiều người tưởng là tiêu cực, không có gì cả.

Kỳ thật, Phật nói không là hiển bày cái dụng, như căn nhà chẳng có cái không (trống rỗng) làm sao mình ngồi đây và để đồ? Tách này chẳng có cái không (tách bị lấp bít) thì không thể đựng nước.

Muốn dùng thì phải có cái không, có cái không mới dùng được; nghĩa là không tức dùng, dùng tức không. Cái tay cũng vậy, luôn luôn phải quét sạch thì dụng được hoạt bát vạn năng.

Cầm chặt cây bút không buông là pháp có, làm mất hoạt bát vạn năng; ngược lại trong tay không cầm vật gì, tự làm nắm tay cũng mất hoạt bát vạn năng. Vì thế, chấp không cũng phải quét thì dụng hoạt bát vạn năng của Tự tánh hiện ra.

Thường thường bỏ chấp có lại chấp không, nếu chấp không cũng làm mất cái dụng hoạt bát vạn năng của Tự tánh vậy.

Như thân người lớn bằng núi Tu Di, nếu có cái thân, có số lượng thì không gọi là lớn! Vì nằm trong số lượng, còn có thể lớn hơn; như đại số muốn thay số lớn nhất có được không? Không được. Tại sao? Nếu thêm một con số 0 sau cùng con số đó thì đã lớn hơn 10 lần và cứ thêm như thế vô cùng tận, vậy không có con số nào lớn nhất cả!
Nên không có thân mới là lớn, tức là siêu việt số lượng, còn nằm trong số lượng không phải lớn và cũng không có cực nhỏ nữa, vì tất cả thứ đó đều là hư vọng.

11. Vô Vi Phước Thắng
Chánh Văn:
-Tu Bồ Đề! Như có nhiều sông Hằng bằng số cát trong một sông Hằng. Ý ngươi thế nào? Số cát ở trong những sông Hằng ấy có phải nhiều chăng? Tu Bồ Đề đáp: 

-Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Chỉ những sông Hằng ấy cũng nhiều vô số rồi, huống chi là cát. 

-Tu Bồ Đề! Nay ta nói thật cho nghe, như có thiện nam tín nữ, đem thất bửu chứa đầy các đại thiên thế giới bằng số cát kể trên dùng để bố thí, được phước nhiều chăng? 

-Bạch Thế Tôn, rất nhiều. 

Phật bảo Tu Bồ Đề: 

-Nếu có thiện nam tín nữ thọ trì Kinh này, cho đến chỉ thực hành theo tứ cú kệ, rồi giảng cho người khác nghe, thì phước đức lại nhiều hơn người kia. 

Giảng giải:
Ở đây nói đến số lượng, lấy sông Hằng để ví dụ, sông Hằng có bao nhiêu cát thì có bấy nhiêu sông Hằng, bao nhiêu sông Hằng đều có cát.

Phật hỏi:  Vậy, tất cả số cát của các sông Hằng có nhiều không?
Tu Bồ Đề đáp: Rất nhiều. Chỉ số cát của một sông Hằng còn tính không được, huống chi số cát của nhiều sông Hằng làm sao đếm được!
Phật nói với Tu Bồ Đề: Nay ta nói cho ông biết, như có thiện nam tín nữ nào lấy thất bảo nhiều bằng số cát sông Hằng để đem bố thí thì phước đức đó có nhiều không?
Tu Bồ Đề đáp: Rất nhiều, không thể kể được.

Phật nói với Tu Bồ Đề: Như có thiện nam tín nữ ở trong kinh này mà lãnh thọ thực hành, cho đến thực hành theo cú kệ và giảng thuyết cho người khác nghe, thì phước đức đó hơn việc lấy thất bảo mà bố thí. Phước đức bố thí thất bảo vô lượng vô biên thế giới không bằng thọ trì kinh này và giảng thuyết cho người ta nghe, vì phước đức kia nhiều nhưng có số lượng, hưởng lâu ngày sẽ hết.

Nếu theo kinh này được giác ngộ thành Phật, đạt đến tự do tự tại thì phước đức đó vĩnh viễn không thể hưởng hết, vì siêu viêt số lượng. Dù có số lượng lớn nhất nhưng hưởng lâu ngày cũng phải hết, như đem cát sông Hằng đếm từng hạt thì lâu ngày cũng sẽ hết.

12. Tôn Trọng Chánh Giáo
Chánh Văn:
-Lại nữa, Tu Bồ Đề! Bất cứ nơi nào có thuyết Kinh này, cho đến chỉ thuyết tứ cú kệ, phải biết nơi đó tất cả thế gian, trời, người, A Tu La đều nên cúng dường như tháp miếu của Phật, huống chi có người được thọ trì đọc tụng cả Kinh này. 

Tu Bồ Đề! Nên biết người ấy thành tựu pháp hy hữu tốI thượng hạng nhất. Vậy phàm nơi nào có kinh điển này tức là có Phật, được Phật tử tôn trọng. 

13. Như Pháp Thọ Trì
Khi ấy Tu Bồ Đề thưa rằng: 

-Bạch Thế Tôn! Kinh này nên đặt tên gì? Chúng con phải thọ trì như thế nào? Phật bảo Tu Bồ Đề: 

-Kinh này tên là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, ngươi cứ theo tên gọi thọ trì. Tại sao? Tu Bồ Đề, Phật nói Bát Nhã Ba La Mật, tức phi Bát Nhã Ba La Mật, thị danh Bát Nhã Ba La Mật (đây cũng là nghĩa ba câu đã được giải ở trên). 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có thuyết pháp chăng? 

-Bạch Thế Tôn, Như Lai vô sở thuyết. 

-Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Tất cả vi trần trong tam thiên đại thiên thế giới có nhiều chăng? 

Tu Bồ Đề thưa: 

-Bạch Thế Tôn, rất nhiều. 

-Tu Bồ Đề! Như Lai nói những vi trần ấy tức phi vi trần, thị danh vi trần. Như Lai nói thế giới tức phi thế giới, thị danh thế giới (nghĩa ba câu). Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Có thể nhờ ba mươi hai tướng thấy Như Lai chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. Chẳng thể nhờ ba mươi hai tướng thấy được Như Lai. Tại sao? Như Lai nói ba mươi hai tướng tức là phi tướng, thị danh ba mươi hai tướng (nghĩa ba câu). 

-Tu Bồ Đề! Như có thiện nam tín nữ đem thân mạng nhiều bằng số cát sông Hằng dùng để bố thí; với người thọ trì kinh này, cho đến chỉ thực hành theo tứ cú kệ và giảng cho ngườI khác nghe, thì được phước hơn người kia rất nhiều. 

Giảng giải:
Tiếp theo, Phật nói với Tu Bồ Đề: Khi nói kinh này, tất cả người, cõi trời, a tu la đều phát tâm cúng dường, như cúng dường tháp của Phật vậy, như thế là kính trọng Pháp bảo; huống chi có người đọc tụng thọ trì kinh Kim Cang.

Đọc tụng thọ trì liền nhau, Tại sao? Nếu đọc tụng không hiểu nghĩa, cũng như không có đọc tụng; đọc tụng phải hiểu ý nghĩa trong kinh, rồi lãnh thọ thực hành gọi là trì. Nếu không thực hành thì không gọi là trì, luôn cả đọc tụng cũng như không có đọc tụng.

Nếu có thực hành thì biết người ấy thành tựu pháp tối cao nhất hiếm có. Vậy, kinh này ở chỗ nào thì chỗ ấy có Phật, nên đệ tử của Phật phải tôn trọng pháp của Phật, vì pháp của Phật để dạy mình được giải thoát vĩnh viễn.

Như ở trên lấy bao nhiêu thất bảo cũng không bằng, dưới đây lấy bao nhiêu thân mạng để bố thí cũng không bằng pháp này.

Tu Bồ Đề hỏi Phật: Kinh này làm sao theo đó thực hành và đặt tên kinh này là gì?
Phật nói: Kinh này tên là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật.

Đề kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, tôi đã giảng ở trên, theo danh từ này mà thực hành đạt đến ba la mật; nên Phật nói “nghĩa ba câu” là cách thực hành. Bát nhã ba la mật, phi bát nhã ba la mật, thị danh bát nhã ba la mật (nghĩa ba câu); trong đây đều là nghĩa ba câu.

Phật hỏi Tu Bồ Đề: Phật có thuyết pháp không?
Tu Bồ Đề đáp: Phật không có thuyết pháp.

Phật lại hỏi Tu Bồ Đề: Ý ngươi thế nào? Tất cả tam thiên đại thiên thế giới, tất cả vi trần nhiều không?
Tu Bồ Đề đáp: Rất nhiều.

Phật nói: Tất cả vi trần, không phải vi trần, chỉ giả danh vi trần (nghĩa ba câu). Vi trần là câu thứ nhất, không phải vi trần là câu thứ hai, giả danh vi trần là câu thứ ba. Thế giới, phi thế giới, thị danh thế giới (nghĩa ba câu). Thuyết pháp, phi thuyết pháp, thị danh thuyết pháp (nghĩa ba câu). Nếu nói Như Lai có thuyết pháp thì còn ở trong câu thứ nhất, nói không có thuyết pháp thì ở trong câu thứ hai.

Phật nói nhiều lần để Tu Bồ Đề có hiểu không? Sự thật Tu Bồ Đề đã hiểu rồi, nhưng muốn mọi người nghe, phải đi hỏi lại nhiều lần cho mọi người hiểu thấu nghĩa ba câu, vì người ta chưa hiểu nên chấp ngã chấp pháp.

Phật lại hỏi Tu Bồ Đề: Ý ngươi thế nào? Có thể lấy 32 tướng thấy được Như Lai không? (Trong kinh nói Phật có 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp, nhiều người chấp cho đó là thật; nếu chấp thật thì còn chấp ngã, còn bệnh chấp thật thì không được giải thoát, nên ở đây Phật phải quét sạch).

Tu Bồ Đề đáp: Không thể lấy 32 tướng tốt mà thấy được Như Lai (không được kiến tánh). Vì Tự tánh không có hình tướng, lại lấy có tướng thì không thể được. Tại sao? Như Lai nói: Tướng, phi tướng, thị danh tướng (nghĩa ba câu). Tướng là câu thứ nhất, phi tướng là câu thứ hai, thị danh tướng là câu thứ ba.

Phật nói với Tu Bồ Đề: Như có thiện nam tín nữ đem thân mạng bằng số cát sông Hằng dùng để bố thí, với người thọ trì kinh này, cho đến thực hành theo tứ cú kệ và giảng cho người khác nghe, thì phước của người thọ trì kinh này rất nhiều hơn phước bố thí người kia.

Tại sao? Vì thân mạng mạng tuy quí, nếu đem nhiều thân mạng bố thí chỉ được phước có giới hạn, thì đâu bằng phước đức của người nghe tứ cú kệ, rồi thực hành được giác ngộ, vì phước đức của giác ngộ không có hạng lượng.

14. Ly Tướng Tịch Diệt
Chánh Văn: 

Bấy giờ Tu Bồ Đề nghe Phật thuyết Kinh này, hiểu thấu nghĩa thâm sâu, xúc động chảy nước mắt mà bạch Phật rằng: 

-Hy hữu Thế Tôn! Phật thuyết kinh điển thâm sâu như thế, con từ khi được huệ nhãn đến nay, chưa từng được nghe kinh như vậy. Bạch Thế Tôn! Lại nếu có người nghe được Kinh này lòng tin trong sạch, liền sanh thật tướng, phải biết ngươì ấy thành tựu được công đức hy hữu hạng nhất. 

Bạch Thế Tôn! Đây nói thật tướng tức là phi tướng, cho nên Như Lai nói giả danh thật tướng (nghĩa ba câu). 

Bạch Thế Tôn! Nay con được nghe Kinh này tín, giải, thọ trì chẳng cho là khó. Nếu năm trăm năm về sau, đời vị lai có chúng sanh nghe được Kinh này, tín, giải, thọ trì thì người ấy là hy hữu hạng nhất. Tại sao? Vì người ấy vô ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Tại sao? Vì ngã tướng tức là phi tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng cũng là phi tướng. Tại sao? Lìa tất cả chư tướng, tức gọi là chư Phật. 

Phật bảo Tu Bồ Đề: 

-Đúng thế! Đúng thế! Lại nếu có người được nghe Kinh này mà chẳng kinh ngạc, chẳng khiếp sợ, phải biết người ấy rất là hy hữu. Tại sao? Tu Bồ Đề! Như Lai nói đệ nhất Ba La Mật, tức phi đệ nhất Ba La Mật, thị danh đệ nhất Ba La Mật (nghĩa ba câu). 

Tu Bồ Đề! Như Lai nói nhẫn nhục Ba La Mật, tức phi nhẫn nhục Ba La Mật, thị danh nhẫn nhục Ba La Mật. Tại sao? Tu Bồ Đề! Như ta xưa kia bị vua Ca Lợi xẻ nát thân thể, lúc đó ta vô ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Tại sao? Vì xưa kia khi ta bị phanh xé thân thể từng miếng, nếu có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng thì phải sanh tâm sân hận. 

Tu Bồ Đề! Nhớ lại kiếp quá khứ, ta làm tiên nhẫn nhục trãi qua năm trăm đời, những đời ấy đều vô ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Tu Bồ Đề! Vì thế Bồ Tát phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác phải lìa tất cả tướng. Chẳng nên sanh tâm trụ nơi sắc, và cũng chẳng nên sanh tâm trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, nên sanh tâm vô sở trụ; nếu tâm có trụ tức là phi trụ, thị danh tâm trụ (nghĩa ba câu). 

Cho nên Phật nói tâm của Bồ Tát chẳng nên trụ nơi sắc bố thí, chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Tu Bồ Đề! Bồ Tát vì lợi ích tất cả chúng sanh, cần phải bố thí như thế. Như Lai nói Tất cả các tướng tức là phi tướng, lại nói Tất cả chúng sanh tức phi chúng sanh. 

Tu Bồ Đề! Như Lai là người chơn ngữ, thật ngữ, như ngữ, bất cuống ngữ, bất dị ngữ. Tu Bồ Đề! Pháp của Như Lai chứng đắc, ấy là pháp vô thật vô hư. 

Tu Bồ Đề! Nếu tâm của Bồ Tát trụ nơi pháp mà hành việc bố thí, thì cũng như người vào chỗ tối chẳng thấy gì cả. Nếu tâm của Bồ Tát chẳng trụ nơi pháp mà hành việc bố thí, thì cũng như người có mắt dưới ánh sáng mặt trời, tất cả thấy rõ đủ thứ sắc tướng. 

Tu Bồ Đề! Về đời sau này, nếu có thiện nam tín nữ thọ trì, đọc tụng Kinh này, thì trí huệ của Như Lai biết rõ người ấy, thấy rõ người ấy, đều được thành tựu công đức vô lượng vô biên. 

Giảng giải:
Tới đây, mọi người nghe pháp hiểu được ý của Phật, nên Tu Bồ Đề cảm động chảy nước mắt và bạch Phật rằng: Pháp này hiếm có, con từ xưa đến nay, chưa có huệ nhãn để thấy, chưa nghe kinh này.

Tu Bồ Đề lại thưa với Phật rằng: “Nếu nghe kinh này, lòng tin được thanh tịnh thì sanh thật tướng”. Thật tướng là biệt danh của Tự tánh, vì Tự tánh không hư vọng, nên đặt tên là thật tướng.

Tự tánh đáng lẽ không có tên, nếu không đặt tên thì không thể nói được, nên đặt tên là Tự tánh; sự thật, không thể đặt tên, nhưng tùy dụng mà đặt tên. Vì không sanh không diệt nên đặt tên là Niết Bàn, không đi không lại, nên đặt tên là Như Lai, sanh ra vạn pháp đặt tên là Pháp thân.

Dụng Tự tánh vô lượng vô biên, nên tên cũng vô lượng vô biên, nhưng tên là cái dụng tạm thời. Vừa rồi thí dụ cái tay, muốn viết chữ thì cái tay cầm bút, viết xong rồi thì buông bút ra; nếu xong mà còn trụ nơi cây bút làm mất tác dụng của tay, nên lúc tay cầm bút thì đặt tay cầm bút.

Tay cầm bút cho là nhất định tên tay cầm bút thì không đúng, vì tay không thể là tay cầm bút được. Cho nên, cái dụng của Tự tánh chỉ tạm thời, lúc dùng cái nào thì gọi tên ấy. Nhưng cái tên đó không phải bản thể, bản thể là hoạt bát vạn năng, không có tên.

Vì vậy, người tin hiểu kinh này, mà thọ trì thì công đức có vô lượng vô biên, không có gì để sánh được. Thật tướng cũng nằm trong nghĩa ba câu. Thật tướng, phi thật tướng, thị danh thật tướng. Hiểu thấu nghĩa ba câu tức là hiểu thấu nghĩa kinh Kim Cang, rồi sau đó thực hành theo.

Về sau, nếu có chúng sanh thọ trì kinh này cũng là đệ nhất hy hữu. Vì người thọ trì kinh này không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Nếu có 4 tướng cũng nằm trong nghĩa ba câu, cho nên lìa tất cả tướng gọi là Phật. Lìa tất cả tướng là phi tướng, phi phi tướng cũng lìa.

Phật nghe Tu Bồ Đề nói vậy thì gật đầu, nói: “Như thế! Như thế!”, tức là Tu Bồ Đề hiểu được ý của Phật. 

Nếu người nghe kinh không kinh sợ, vì đã hiểu nghĩa rồi; cũng có người nói kinh Kim Cang mâu thuẫn quá, kinh  ngụy chứ không phải kinh Phật; như nói thuyết pháp không phải thuyết pháp, mà chính Phật nói kinh Kim Cang; cho là rất mâu thuẫn, cứ nghĩ không phải kinh thật.

Có người tin mà sợ hải, như nói không có mình, rồi mình ra sao! Mình sống như thế nào? Sanh ra kinh sợ. Khi hiểu thấu thì không còn sợ, nên người này rất hiếm có. Tại sao? Vì thấu nghĩa ba câu của Phật. Phật nói: Đệ nhất ba la mật, phi đệ nhất ba la mật, thị danh đệ nhất ba la mật (nghĩa ba câu). Nhẫn nhục, phi nhẫn nhục, thị danh nhẫn nhục (nghĩa ba câu).

Phật kể lại chuyện tích: Trước kia tôi tu nhẫn nhục trên núi, lúc ấy vua Ca Lợi đi săn bắn trên núi, có cung nữ đi trước, gần vị tu nhẫn nhục cười giỡn. Vua Ca Lợi lên sau thấy vậy, hiểu lầm rồi gán tội cho vị tu nhẫn nhục, hành hạ xẻ thịt cắt tai; nhưng vị tu nhẫn nhục không giận, mà lại phát tâm sau này sẽ độ nhà vua.

Vị tu nhẫn nhục là tiền thân Phật Thích Ca, vua Ca Lợi là Kiều Trần Na. vị tu nhẫn nhục không có ngã chấp, còn có lòng từ bi độ vua Ca Lợi, vì lúc ấy vị tu nhẫn nhục không có bốn tướng.

Cho nên, Phật dạy Tu Bồ Đề: Hành đạo Bồ Tát phải lìa tất cả tướng, phát tâm giác ngộ tối cao thì không được trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm vô sở trụ. Tâm có trụ là cú thứ nhất, chẳng có trụ là cú thứ hai, trụ và không trụ cần phải quét. Nếu trụ nơi “không trụ” thì vẫn còn trụ, chưa phải là “vô sở trụ”.

Phật nói: “Tâm Bồ Tát không được trụ nơi nào cả”. Nếu trụ nơi Phật thì phải quét Phật, trụ nơi Bồ Tát thì quét Bồ Tát, trụ chỗ nào cũng phải quét. Điều thứ nhất của Lục Độ là bố thí, điều thứ nhất của Tứ Nhiếp Pháp cũng là bố thí, làm hạnh bố thí lợi ích cho chúng sanh thì phải vô sở trụ. 

Tất cả tướng vô sở trụ, tất cả chúng sanh cũng vô sở trụ. Nếu nói “tôi có độ chúng sanh” thì chấp chúng sanh là thật, tức là chúng sanh tướng, có ngã tướng. Vậy chúng sanh, phi chúng sanh, thị danh chúng sanh; tức là tất cả đều là giả danh.

Phật nói Tu Bồ Đề: Lời này chân thật, không có lừa gạt, không có khác biệt; mặc dầu, Phật nói khác biệt, nhưng ý của Phật không có khác biệt; có ý là phá bệnh chấp thật của chúng sanh mà thôi. Chúng sanh chấp cái này thì phá cái này, chúng sanh chấp cái kia thì phá cái kia; chấp A La Hán thì Phật phá A La Hán, chấp Bồ Tát thì phá Bồ Tát, chấp Phật thì phá Phật, huống là chấp cái gì mà không phá ư!
Cái pháp này cũng không được chấp thật, nên Như Lai nói đắc cái pháp này không thật không hư. Nếu nghe nói không thật tưởng là hư, mà chấp là hư cũng là chấp thật. Nói vô thật vô hư, vì thật là cú thứ nhất, hư là cú thứ hai, chẳng thật chẳng hư là cú thứ ba, cũng thật cũng hư là cú thứ tư; tứ cú này cần phải lìa.

Phật lại thêm thí dụ, nói với Tu Bồ Đề: Nếu Bồ Tát trụ nơi pháp bố thí, cũng như chỗ đen tối chẳng thấy gì cả. Bồ Tát có tâm bố thí mà không trụ nơi pháp, cũng như người có con mắt sáng thấy được mọi vật. Vậy, là muốn cho người ta không được trụ ở pháp nào cả.

Nếu có thiện nam tín nữ ở đời sau, nghe kinh này có lòng tin; lãnh thọ mà hành trì thì người này có vô lượng vô biên công đức, không thể so sánh được; vì giác ngộ thành Phật được tự do tự tại, công đức hưởng không hết nên nói vô lượng vô biên.

15. Trì Kinh Công Đức
Chánh Văn:
-Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam tín nữ, buổi sáng bố thí thân thể nhiều bằng số cát sông Hằng, buổi trưa lại bố thí thân thể nhiều bằng số cát sông Hằng, buổi chiều cũng bố thí thân thể nhiều bằng số cát sông Hằng, cứ bố thí thân thể như thế cho đến vô lượng trăm, nghìn, muôn ức kiếp. Với người nghe kinh điển này lòng tin vững chắc, thì được phước nhiều hơn người kia, huống chi lại còn biên chép, thọ trì, đọc tụng, giảng giải cho người khác nghe. 

Tu Bồ Đề! Nói tóm lại, Kinh này có công đức vô biên, bất khả tư nghì, chẳng thể suy lường. Như Lai vì người phát tâm đại thừa và người phát tâm tối thượng thừa mà thuyết. Nếu có người nào hay thọ trì đọc tụng, phổ biến cho người, thì Như Lai biết rõ người ấy, thấy rõ người ấy đều được thành tựu vô biên công đức, bất khả tư nghì, chẳng thể suy lường. Những người như thế mới là gánh vác được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Như Lai. Tại sao? 

Tu Bồ Đề! Nếu người ưa pháp tiểu thừa, dính mắc ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến (chẳng ngoài sáu mươi hai kiến chấp), thì chẳng thể tín thọ, đọc tụng Kinh này và giảng giải cho người khác nghe. 

Tu Bồ Đề! Bất cứ nơi nào, nếu có Kinh này, tất cả thế gian, trời, người, A Tu La, đều nên cúng dường. Phải biết chỗ đó chính là tháp Phật, đều nên cung kính lễ bái, dùng các thứ hương hoa rải quanh chỗ đó.

Giảng giải:
Đoạn này là so sánh công đức, để cho người ta kiên cố lòng tin. Ở Ấn Độ chia một ngày một đêm thành 6 thời, 1 thời có 4 tiếng, ngày có 3 thời (sơ nhật thời, trung nhật thời, hậu nhật thời), ban đêm chia làm 3 thời (sơ dạ, trung dạ, hậu dạ); nhưng Trung Quốc và Việt Nam chia ra làm 12 thời, 1 thời là 2 giờ.

Phật nói với Tu Bồ Đề: Nếu có thiện nam tín nữ, lúc sơ nhật thời, đem thân mạng mình như số cát sông Hằng bố thí, trung nhật thời đem thân mạng mình như số cát sông Hằng bố thí, hậu nhật thời đem thân mạng mình như số cát sông Hằng bố thí, bố thí vô lượng trăm nghìn muôn ức kiếp, với người nghe kinh điển này, sanh lòng tin vững chắc thì phước đức nhiều hơn phước đức người bố thí thân mạng trên, huống là đọc tụng thọ trì và giảng thuyết cho người khác nghe thì phước ấy càng lớn thêm nhiều.

Tóm lại, kinh này không thể dùng trí óc suy nghĩ đến được. Phật thuyết kinh này là vì chúng sanh phát tâm Đại thừa và Tối thượng thừa. Nếu có người đọc tụng thọ trì, Phật biết người này thành tựu vô lượng vô biên công đức bất khả tư nghì, nên người này được giác ngộ cao nhất của Phật.

Tại sao? Nếu người thích pháp nhỏ, gặp pháp này không thể nghe đọc tụng. Do ở chỗ này theo chữ đọc tụng phải hiểu nghĩa, nếu nói đọc tụng thì người pháp nhỏ cũng đọc tụng được, sao nói không đọc tụng được? Vì người thích pháp nhỏ đọc tụng không hiểu, cũng như không có đọc tụng, nên nói họ đọc tụng không được.

Kinh Kim Cang có 4 chữ gắn liền “đọc, tụng, thọ, trì”. Có nhiều người nói đọc tụng là trì kinh, đó là sai lầm; vì đọc tụng để hiểu nghĩa, rồi theo nghĩa ấy mà thực hành, gọi là trì kinh.

Bất cứ ở nơi nào, nếu có kinh này thì tất cả trời, người, a tu la đều nên cúng dường. Vì tất cả Phật, Bồ Tát đều từ kinh này sanh ra, nên mình phải cung kính pháp của Phật vậy; phải lấy hoa, hương, tiền của, vật chất cúng dường để biểu thị lòng cung kính của mình.

Tham thiền là đề câu thoại đầu, khởi nghi tình quét sạch tất cả chấp ngã tức là trì kinh  này rồi.

16. Năng Tịnh Nghiệp Chướng
Chánh Văn:
-Lại nữa, Tu Bồ Đề! Như thiện nam tín nữ thọ trì đọc tụng Kinh này, nếu bị người khinh rẽ, thì những nghiệp nhân đờI trước đáng lẽ phải đọa ác đạo, vì nay bị người đời khinh rẽ, nên những nghiệp nhân đời trước liền được tiêu diệt, lại còn được đắc đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. 

Tu Bồ Đề! Ta nhớ đời quá khứ, trước Phật Nhiên Đăng vô lượng vô số kiếp, được gặp tám trăm bốn nghìn muôn ức na do tha chư Phật, ta đều cúng dường thờ phụng, chẳng bỏ sót Phật nào. Lại, nếu có người đời mạt kiếp hay thọ trì đọc tụng Kinh này, được nhiều công đức, đem công đức cúng dường chư Phật của ta so với công đức ấy, chẳng bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn ức, cho đến toán số, thí dụ đều chẳng thể sánh bằng. 

Tu Bồ Đề! Nếu ở đời mạt kiếp, có thiện nam tín nữ thọ trì đọc tụng Kinh này, được công đức vô lượng. Nếu ta kể ra hết, hoặc có người nghe rồi tâm liền cuồng loạn, nghi ngờ chẳng tin. Tu Bồ Đề! Phải biết ý nghĩa Kinh này bất khả tư nghì, quả báo cũng bất khả tư nghì. 

Giảng giải:
Phật nói với Tu Bồ Đề: Có thiện nam tín nữ nào đọc tụng thọ trì kinh này, nếu bị người ta kinh rẻ thì tội kiếp trước của người này đều được tiêu diệt, sẽ chứng quả Phật.

Tôi đã có nói, hiện nay mình ở trong chiêm bao thì những tội lỗi đều ở trong chiêm bao, nếu thức tỉnh thì tất cả khổ của tội lỗi ở trong chiêm bao đều sạch hết.

Nhân dịp này, tôi giảng mở mắt chiêm bao và nhắm mắt chiêm bao: Thường thường người ta tin nhắm mắt chiêm bao, chứ không tin mở mắt chiêm bao; kỳ thật nhắm chiêm bao và mở mắt chiêm bao đều do ý thức biến hiện ra.

Nhắm mắt chiêm bao là do độc đầu ý thức biến hiện. Tại sao gọi là độc đầu ý thức biến hiện? Vì chỉ có thức thứ 6 biến hiện, lúc ngủ thì 5 thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) ngưng hoạt động, chỉ có thức thứ 6 hoạt động. Cho nên, gọi là độc đầu ý thức biến hiện ra cảnh giới nhắm mắt chiêm bao.

Mình ngủ trên giường, thức thứ 6 biến hiện ra chiêm bao; tiếp xúc người quen biết, người không quen biết; thấy có vui có khổ mà cho vui cho khổ là thật, nên ở trong chiêm bao khóc rồi thức dậy cũng có nước mắt; ở trong chiêm bao lo sợ, khi thức dậy thấy trái tim vẫn còn đập; ở trong chiêm bao có khổ cách mấy, nếu thức tỉnh thì cái khổ cũng hết; lúc ấy muốn kiếm khổ cũng không được, vì những thứ ấy là chiêm bao do độc đầu ý thức biến hiện.

Còn hiện giờ mình mở mắt cũng là chiêm bao, mở mắt chiêm bao gọi là đồng thời ý thức biến hiện; vì cùng 5 thức trước hoạt động. Mắt thấy sắc thì nhãn thức và ý thức đồng thời khởi lên, tai nghe tiếng thì nhĩ thức và ý thức đồng thời khởi lên. Như nhĩ thức nghe được tiếng, nhưng không biết tiếng gì, không biết tiếng người tiếng chim,… phải có ý thức đồng thời khởi lên mới biết tiếng chim hay tiếng người,… phân biệt rõ ràng. Chỉ có thức thứ 6 không có nhĩ thức thì không nghe được tiếng, không thể phân biệt tiếng gì. Cho nên, hai thức đồng thời khởi lên, gọi là đồng thời ý thức biến hiện.

Ở trong chiêm bao chỉ có một mình thức thứ 6, có người hỏi thì thức thứ 6 cũng nghe được; nhưng chỉ nghe được bóng của tiếng, ấy không phải là chất của tiếng; như người chiêm bao nói chuyện với người trong chiêm bao, người gần đó chẳng nghe gì cả.

Bởi vì, nhắm mắt chiêm bao không có 5 thức trước, ở trong chiêm bao không thấy trong phòng mà thấy bên ngoài, như thấy bên Tàu, bên Tây, bên Mỹ,… và thấy quá khứ, vị lai; nhưng không thấy được trước mắt, vì không có đồng thời ý thức khởi lên.

Thức thứ 6 ngày đêm không ngưng hoạt động. Như tôi giảng Tâm Kinh, ý thức ngày đêm hoạt động thấy sai lầm; nên có sanh tử luân hồi, có tất cả vũ trụ vạn vật. Tội ở trong mở mắt chiêm bao phải giác ngộ mới hết, mở mắt chiêm bao khó thức tỉnh, nên nói giác ngộ tối cao là cuối cùng “tất cả tội đều tiêu diệt”.

Phật nói với Tu Bồ Đề: Tôi ở thời quá khứ vô lượng kiếp, trước thời Nhiên Đăng Phật có vô số Phật, tôi đều phụng sự; phước đức này chẳng bằng công đức của những ai trong đời mạt pháp đọc tụng thọ trì kinh này. Tại sao? Vì trì được kinh này thì bộ óc không thể suy nghĩ đến được, quả báo ấy nhiều mình không thể suy lường. Cho nên, gọi là bất khả tư nghì.

Bởi vì, mình làm việc bố thí, phước đức có vô lượng vô biên; nhưng phước đức đó hưởng lâu ngày sẽ hết, vì còn giới hạn trong số lượng. Kiến tánh thành Phật thì phước này dù có hưởng bao nhiêu cũng không hết, vì cùng khắp không gian thời gian. Do đó, nói so sánh muôn triệu ức bố thí không bằng người đọc tụng kinh này là vậy.

Xem Tiếp Trang Kế
TVHS
TIỂU SỬ Thiền Sư Thích Duy Lực
Tọa Chủ Từ Ân Thiền Đường Hoa Kỳ
x
THỜI THƠ ẤU
Sư hiệu DUY LỰC, tự GIÁC KHAI, thế danh LA DU sanh ngày 05 tháng 05 năm 1923, là người làng Long Yên, huyện Phong Thuận phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cha tên là La Xương và mẹ tên là Lưu Thị, làm nghề nông. Sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 1, thì Sư phải nghỉ học, theo cha sang Việt Nam sinh sống, lúc đó Sư được 16 tuổi (1938). Trú tại tỉnh Cần Thơ, Sư thường tranh thủ tự học trong lúc rảnh rỗi. Đến năm 26 tuổi (1948), thi đậu bằng giáo viên Hoa Văn và được mời dạy ở các trường tiểu học tỉnh Tà Keo Cao Miên (nay là Campuchia), và trường Khải Trí ở Cần Thơ, Trường Cái Vồn ở Vĩnh Long, Việt Nam trải qua 10 năm. Năm 1958, sau khi lấy bằng Đông Y Sĩ cấp 1, Sư được mời làm đông y sĩ cho tiệm thuốc Tế Ngươn Đường Cà Mâu và Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm tỉnh Cần Thơ để khám bệnh miễn phí cho dân trong thời gian 8 năm.

Trong tủ sách của Cư Sĩ Lâm có bộ Kinh Tục Tạng gồm 150 quyển, lúc đầu Sư định đọc hết toàn bộ, nhưng trải qua một năm chỉ xem được 7 quyển, sau quyết định chỉ xem phần Thiền Tông. Lúc đó Sư theo Pháp sư DIỆU DUYÊN tham học Tổ Sư Thiền (Pháp Sư Diệu Duyên đã nhiều năm thân cận Lai Quả Thiền Sư và Hư Vân Thiền Sư, và ngài tịch vào năm 1976 tại Chùa Thảo Đường Việt Nam).

THỜI KỲ XUẤT GIA HỌC ĐẠO
Vào mùng 08 tháng 02 năm 1973, Sư được Hòa Thượng, thượng Hoằng hạ Tu cho xuất gia tu học tại chùa Từ Aân Quận 11 Chợ Lớn. Tháng 05 năm 1974, Sư thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia.

Từ đó Sư chuyên tham câu thoại đầu "Khi chưa có trời đất ta là cái gì" trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển "Trung Quán Luận" đến câu "Do có nghĩa KHÔNG nên thành tựu tất cả pháp" đốn ngộ ý chỉ "TỪ KHÔNG HIỂN DỤNG", lại tỏ ngộ câu KHÔNG sanh nơi đại giác, như biển nổi non bọt, vô số nước hữu lậu, đều từ KHÔNG sanh khởi trong Kinh Lăng Nghiêm, với câu "Lấy VÔ TRỤ làm gốc" của Ngài Lục Tổ; "Từ gốc VÔ TRỤ lập tất cả pháp" của Ngài Duy Ma Cật vốn cùng một ý chỉ, VÔ TRỤ tức TÁNH KHÔNG, thể Chơn Như vốn KHÔNG mà tự hiển bày sự dụng; thể và dụng của Chư Phật với chúng sanh vốn chẳng hai chẳng khác, cùng khắp không gian thời gian, nơi thánh chẳng thêm, nơi phàm chẳng bớt, dù là phàm phu mà sức dụng của Phật tánh chẳng kém hơn Phật, cũng chẳng từng gián đoạn, chỉ vì chúng sinh ứng dụng hàng ngày mà chẳng tự biết.

THỜI KỲ HOẰNGPHÁP
Ngày mùng 2 tháng 4 năm 1977 Sư thừa lệnh ân sư (Hòa Thượng Hoằng Tu) ra hoằng pháp Tổ Sư Thiền tại chùa Từ Aân đường Hùng Vương Quận 11 TP HCM. Hai năm sau, tứ chúng phật tử qui tụ ngày càng đông, Phật tử người Việt theo tu học pháp Tổ Sư Thiền hơn 4000 người, mỗi lần tham dự thiền thất đều vượt trên 300 người.

Tháng 02 năm 1989, Sư di cư đến tiểu bang California nước Hoa Kỳ và sáng lập Từ Ân Thiền Đường tại Orange County. Đến thiền đường học đạo có người Tây Phương và người Á Châu, trong đó người Việt Nam đông nhất. Những năm gần đây, Sư thường được thỉnh đến các nước như Chùa Chánh Giác ở Toronto, Canada, Chùa Quan Aâm ở Brisbane Australia, Hồng Kông, Tịnh Xá Đại Bi ở Đài Loan để hoằng pháp và các thiền đường ở Mỹ để giảng dạy pháp Tổ sư Thiền.

Riêng ở Việt nam, bất cứ nơi nào mời, Sư đều tùy duyên giảng dạy, như đả Thiền Thất tại chùa Từ Aân Quận 11, chùa Hưng Phước đường Cách Mạng Tháng 8 quận 3, Chùa Pháp Thành Quận 6, Chùa Sùng Đức Quận 6, Chùa Huệ Quang Quận Tân Bình, , Đại Tòng Lâm, Ni Viện Thiện Hòa Bà Rịa Vũng Tầu, và tại các tỉnh Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh Khánh Hòa, Bình Định..

Năm 1996 Sư lập một nông thiền trồng rau sạch không dùng phân bón và thuốc sát trùng tại Củ Chi, Sai Gòn.

Đến năm 1998, Sư đã được Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, mời thỉnh vào Ban Hoằng Pháp Trung Ương, với cương vị Uûy Viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Sư đã được Giáo Hội phân thỉnh giảng tại các Khóa Bồi Dưỡng Hoằng Pháp ngắn hạn cho các tỉnh Miền Trung tổ chức tại Bình định, cho các tỉnh Miền Đông, TP Saigon và Miền Nam tại Văn Phòng 2 Trung Ương Giáo Hội.

Đến năm 1999 Sư thành lập phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai cũng nhằm tùy duyên hóa độ chúng sinh, trong hoàn cảnh khó khăn của sự phát triển tôn giáo tại Việt Nam.

DỊCH THUẬT CÁC KINH SÁCH VÀ TRƯỚC TÁC
Ngoài ra Sư còn truớc tác, dịch thuật và chú giải từ tiếng Hán sang tiếng Việt các kinh điển và ngữ lục của Tổ sư hơn 20 loại, lượng sách phát hành tại Việt nam trên mấy mươi ngàn quyển. Các kinh sách tiếng Việt và một số bằng tiếng Hoa được phát hành bao gồm:
DỊCH THUẬT và CHÚ GIẢI:
o Kinh Lăng Nghiêm
o Kinh Lăng Già
o Kinh Pháp Bảo Đàn
o Kinh Viên Giác
o Kinh Duy Ma Cật
o Đại Huệ Ngữ Lục
o Tham Thiền Cảnh Ngữ (tác giả: Hòa Thượng Bác Sơn)
o Thiền Thất Khai Thị Lục (tác giả: Lai Quả Thiền Sư)
o Bá Trượng Quảng Lục và Ngữ Lục
o Truyền Tâm Pháp Yếu
o Trung Phong Pháp Ngữ
o Cội Nguồn truyền Thừa
o Chư Kinh Tập Yếu
o Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải
TRƯỚC TÁC:
o Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền
o Công An Của Phật Thích Ca & Tổ Đạt Ma
o Phật pháp với Thiền Tông
o Đường Lối Tham Tổ Sư Thiền
o Danh Từ Thiền Học
o Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21
o Yếu Chỉ Trung Quán Luận
o Yếu Chỉ Phật Pháp...

VIÊN TỊCH
Sư biện tài vô ngại, tùy duyên hóa độ và tận tụy với hoằng pháp lợi sanh, chẳng kể gian lao, không từ khó nhọc. Người xưa có nói "Bồ Tát dĩ lợi sanh vi bổn hoài", (Bồ Tát luôn luôn vì lợi ích chúng sanh mà cứu giúp) thật khế hợp với Sư biết bao.

Hóa duyên kỳ tắc, Sư viên tịch vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 07-1-2000 tại California Hoa Kỳ,tức ngày mùng 01 tháng 12 năm Kỷ Mão, nhằm lúc 01 giờ 30 phút giờ Việt Nam ngày 02 tháng 12 năm Kỷ Mão (tức ngày 08 tháng Giêng năm 2000). 
[[Tổ Sư Thiền]]
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
LỜI DỊCH GIẢ
Triệu Luận là một tuyệt tác của Ngài Tăng Triệu, từ xưa rất nổi tiếng tại Trung Hoa, nay đã được dịch sang tiếng Anh và phổ biến trên thế giới.

Theo căn bản của Đạo Phật, bản thể của tự tánh vốn vô hình, vô danh, chẳng thể dùng ngôn ngữ văn tự để diễn tả được. Vì vậy, xưa nay các pháp sư giáo môn, trải qua nhiều đời "y kinh giải nghĩa" thường bị hạn chế trong phạm vi văn tự, nên khó mà diễn tả hết giáo lý trong biển Phật. Nhưng Ngài Tăng Triệu với thiên tài đặc biệt, dù dùng văn tự để diễn tả mà vẫn siêu việt ngoài văn tự, nên giáo lý được thông suốt và đạt đến thâm tâm của Phật.

Vì lời văn người xưa thường ngắn gọn lại quá súc tích nên người đời nay khó hiểu thấu được. Vả lại, tác giả phải dùng hình tướng để diễn tả sự vô hình, dùng âm thanh để diễn tả sự vô thanh, khiến cho sự lãnh hội của người thời nay càng thêm khó khăn bội phần. Như lời bạt của Pháp Sư Huệ Tẩm đã nói:
"Sau khi quyển Triệu Luận ra đời, có người chưa thông suốt nghĩa lý, viết văn bài bác; nhiều người xem luận cảm thấy hoang mang hoảng sợ. Nhiều cuộc bút chiến phê bình và đả kích lẫn nhau đã xảy ra.

Đến đời Minh, Ngài Hám Sơn, bậc thượng thủ bên Thiền Tông, đã nhờ luận này mà ngộ đạo, thấu rõ nghĩa thâm sâu vi ẩn của Luận. Vì thấy người đời có nhiều lối bàn luận đối chọi nhau, làm cho kẻ hậu học không biết chỗ qui hướng nên Ngài mới cầm bút chú thích, hầu giải quyết sự khó hiểu của mọi người với mục đích làm sáng tỏ ý chỉ thâm sâu của Luận, gọi là lược giải. Nhờ đó mà cổ kim khai mở, đầu đuôi thông suốt, muôn ngàn đường lối qui về một".

Chúng tôi phải nhờ lời chú thích của Ngài Hám Sơn lồng vào chánh văn để làm sáng tỏ ý chỉ thâm sâu của bản Luận. Chúng tôi cố giữ nguyên những lời chú thích cần thiết và lược bỏ những chỗ không cần.

Quyển Luận này gồm : một bài Tông Bản Nghĩa, bốn bài luận và hai bức thơ của Lưu Di Dân hỏi và của Ngài Tăng Triệu đáp.

Trong các bài Bát Nhã Vô Tri, Niết Bàn Vô Danh và hai bức thơ, chúng tôi lược bỏ những phần xét thấy không phải Luận, cũng như phần nói về sự tích của Ngài Cưu Ma La Thập và vua Tần.

Trong bài Bát Nhã Vô Tri, phần nói đến Dịch Tràng của Ngài Cưu Ma La Thập đã được chúng tôi chọn làm Tiểu Dẫn cho bài, để người đời nay thấu hiểu được tầm quan trọng của sự dịch Kinh.

Qua bản Luận này, tác giả tỏ rõ ý muốn cảnh giác những người học Phật mà thành ngoại đạo, vì họ hiểu lầm ý Phật, tự lấy ý mình cho là ý của Phật.

Như Chư Phật Chư Tổ nói: Phật pháp là pháp bất nhị, chẳng phải do lời nói có nhiều khác biệt mà làm cho Phật pháp cũng khác biệt theo. Chúng tôi hy vọng độc giả nhờ Luận này mà ngộ nhập tự tánh, chớ nên dùng nó làm tăng thêm tri giải để thành chướng ngại cho sự chứng ngộ. Muốn tuyệt đối giữ nguyên ý của tác giả nên chúng tôi không chú trọng nhiều đến việc trau chuốt lời văn, xin quý độc giả "được ý quên lời", từ bi hoan hỷ cho.

THÍCH DUY LỰC

BÀI TỰA CỦA PHÁP SƯ THÍCH HUỆ ĐẠT


Sách này do Pháp Sư Thích Tăng Triệu ở Trường An sáng tác, gồm bài Tông Bản Nghĩa và bốn bài luận: Vật Bất Thiên, Bất Chân Không, Bát Nhã Vô Tri, Niết Bàn Vô Danh.

Tác giả lập luận rất hay, sự diễn tả siêu việt nói nín, về phần chỉ thị căn bản thì mỗi câu đều đạt đến thâm tâm của Phật; đối với sự giảng rõ đầu đuôi thì mỗi lời đều thông suốt giáo lý, Huệ Đạt tôi may mắn được sanh cùng vào một thời, gặp chánh âm nầy (Triệu Luận) mỗi lần đọc lại đều cảm thấy khích động vô cùng, thề nguyện đời đời kiếp kiếp hết lòng hoằng dương.

Phật đạo thần diệu vô hình, dầu cho tâm trí thông minh đến mức nào cũng khó mà tả được. Bởi vì tự tánh nhiệm mầu, biệt hiệu là Bổn Vô, nên trước tiên phải dùng phương tiện, kiến lập tông chỉ (Tông Bản Nghĩa), mượn ngữ ngôn để chỉ bày thật tướng. Muốn giảng rõ pháp "KHÔNG" của đạo, tóm lại không ngoài hai chữ "CHÂN" và "TỤC", nên kế đó giải thích nhị đế (Vật Bất Thiên và Bất Chân Không) để hiển bày giáo môn của Phật. Nhưng cái chánh nhơn viên tròn không gì hơn Bát Nhã, cái quả vị cùng tột chỉ có Niết Bàn nên sau cùng khai mở trí huệ trùng huyền (Bát Nhã Vô Tri) (trùng huyền: huyền là nhiệm mầu, trùng huyền lại thêm nhiệm mầu), sáng tỏ được quê nhà của chư Thánh (Niết Bàn Vô Danh). Dù lấy tánh không làm căn bản để gọi, muốn nói vốn là tuyệt ngôn, chẳng phải chỗ tâm trí suy lường được.

Vậy thì tạm cho bài Vật Bất Thiên là tục đế, nhưng "tục" cũng chẳng sanh; bài Bất Chân Không là chân đế, nhưng "chân" chỉ là ngôn thuyết. Nếu được thâm nhập vào đạo này thì chân tục nhị đế đều là vô ngôn.

Như vậy, cái công dụng của tịch chiếu hiển hiện thì Bát Nhã Vô Tri, cái đức dụng của vô danh khởi lên thì Niết Bàn chẳng có tên gọi. Hậu học tôi cho rằng cái thuyết này rất là viên tròn chu đáo, tả hết giáo lý trong biển Phật, quảng bác mênh mông cùng tột thể tướng của Phật Pháp, chỉ có bài Luận này của Ngài Tăng Triệu mới thật xứng đáng là đệ nhất mà thôi.

Huệ Đạt tôi quê mùa kém học, nay làm bài tựa này gởi lời xin bậc triết nhân tương lai chỉ dạy cho.
(Trích trong Chỉ Nguyệt Lục của bộ Tục Tạng Kinh)
Việt Dịch: Nguyên Chánh
Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
VÀI HÀNG VỀ DỊCH GIẢ NGUYÊN CHÁNH
Dịch giả Nguyên Chánh (còn có tên là Định Huệ) quê quán tại Mỹ Tho, vốn người rất thông minh, uyên thâm Hán học, và thâm hiểu giáo lý nhà Phật, đã dịch nhiều sách Hán tự ra Việt văn. Nhờ những ưu điểm đó nên những sách dịch của ông đều rất có giá trị.

Ông hiện sống tại Việt Nam. Ngoài giờ làm việc, ông còn dạy giúp môn Hán Nôm cho rất đông Tăng Ni.

Trung Phong Pháp Ngữ là một trong những sách mà ông đã dịch.

Ngoài ra, khi dịch Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải, dịch giả trong đó có nhiều người phụ giúp, ông Nguyên Chánh là người đã giúp đỡ nhiều nhất.

Thích Duy Lực

LỜI ĐẦU SÁCH
Quyển TRUNG PHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ của Thiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, in trong Tục Tạng Kinh, tập số 122.

Nội dung sách tấn người học lập chí lâu bền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghi bùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử. Vì thế, Ngài cực lực bài xích cái thói quen tai hại của người học muốn dùng tri giải để hiểu Phật pháp, thiền đạo, làm chướng cửa ngộ, nhất định không thể nào giải quyết được việc lớn sanh tử, mà trái lại còn thêm lớn ngã kiến, kết chặt gốc rễ luân hồi. Lời khai thị thống thiết đầy nhiệt tình của Ngài có sức thúc giục cảnh tỉnh rất là mãnh liệt khiến người học vừa phấn chí mình, vừa cảm tấm lòng từ bi chỉ dạy của Ngài, mà dốc lòng tinh tấn hành đạo.

Thiền Sư Trung Phong, tên Minh Bổn, họ Tôn, quê ở Tiền-Đường, Hàng Châu, sanh năm Cảnh-Định thứ tư (1263 T.L.) đời vua Lý-Tông triều Nam-Tống.

Sư nối pháp thiền-sư Cao-Phong Nguyên-Diệu. Vua Nhân-Tông nhà Nguyên phong hiệu cho Sư là Phật-Từ Quảng-Huệ thiền-sư và ban cho cà sa kim-lan.

Ngày 14 tháng 8 năm Chí-Trị thứ ba (1323 T.L.) đời vua Anh-Tông, Sư thị tịch. Vua Văn-Tông ban thụy là Trí-Giác Thiền-sư. Vua Thuận-Tông ban thêm hiệu là Phổ-Ứng Quốc-Sư.

Sư có trước tác bộ Quảng Lục 30 quyển, đã được biên vào Tích-Sa Đại Tạng Kinh tập số 599.


1. KHAI THI ĐỔ CHÚNG
Thiền-sư Phật-Ấn Liễu-Nguyên thống thiết dạy sơ lược như sau:
"Một niệm tịnh tâm cuối cùng thành chánh-giác. Từng bước chẳng nghỉ, ba-ba què đi xa ngàn dặm. Căn khí tuy có lợi độn cạn sâu, song sự thành công chỉ ở tại chỗ phát phẫn lập chí. Tôi nay thống thiết dạy đạo tục nên biết bốn điều dễ, và bốn điều khó.

Cái gì là bốn điều dễ?
1. Chính mình là Phật, chẳng cần cầu thầy khác. Nếu muốn cúng dường Phật, chỉ cúng dường chính mình, là điều dễ thứ nhất.

2. Vô-vi (vô tác) là Phật, chẳng cần xem Kinh, lễ Phật, hành đạo, tọa thiền. Đói ăn mệt ngủ, tùy duyên nhậm vận, là điều dễ thứ hai.

3. Vô-trước là Phật, chẳng cần hủy bỏ hình thể, xa lìa quyến thuộc, núi rừng, chợ búa, nơi nào cũng tự tại, là điều dễ thứ ba.

4. Vô-cầu là Phật, chẳng cần lập công bồi đức, siêng tu khổ hạnh, hai thứ phước huệ trang nghiêm đều không dính dáng, là điều dễ thứ tư.


Cái gì là bốn điều khó?
1. Tin được là điều khó thứ nhất,
2. Niệm được là điều khó thứ hai,
3. Ngộ được là điều khó thứ ba,
4. Tu được là điều khó thứ tư.

Tin nhân quả có thể nói là niềm tin nhỏ, chẳng thể cho là niềm tin lớn. Vậy mà người nghi vẫn nhiều, người tin lại ít. Người tin mà chẳng nghi, trong trăm ngàn người chỉ có một hai người. Huống chi chóng thấy tự-tánh, nhất siêu trực nhập vào việc Như-Lai. Ngàn kinh muôn luận, các thứ tông tích dị kỳ để lại ở thế gian chỉ vì người không có lòng tin. Chư Thánh từ bi rộng lập phương tiện mở sáng bọn mê khiến họ từ cửa tín mà vào. Bởi vì người có niềm tin mới lập hạnh, do đó niềm tin là một điều khó.

Trong suốt ngày đêm chỉ muốn niệm niệm chẳng quên, lúc đi thì đi niệm, lúc ngồi thì ngồi niệm, lúc cử động, nói nín, nằm xuống, đứng dậy đều niệm, lúc làm việc, tiếp vật cho đến khốn khổ hoạn nạn hiểm nguy cũng đều niệm. Thân như cây khô, như tảng đá, như thây chết, như tượng đất, chỉ tâm tâm ở tại đạo; ứng đáp với người như si, như say; nghe tiếng thấy sắc như điếc như đui. Vì thế dụ như mèo rình bắt chuột, tâm và mắt chăm chú nhìn vào một chỗ, lơ đễnh một chút ắt chuột chạy mất; như gà ấp trứng, hơi ấm cần phải liên tục, gián đoạn một chút là không thể thành gà con được. Vì thế niệm nầy là một điều khó.

Niệm đạo vốn phải gìn giữ lâu ngày, còn ngộ đạo ở tại khoảnh khắc. Lúc nhân duyên chưa chín mùi thời tiết chưa đến cơ hội saün sàng nên không thấy được. Nhân duyên đã chín mùi, thời tiết đã đến, tuy hình dáng chẳng tiếp xúc mà bỗng nhiên hiện tiền. Khó nói cái thấy của người đã ngộ cho người chưa ngộ nghe, như người mù từ thuở sơ sanh nói cho họ nghe về ánh sáng mặt trời, họ tuy nghe nhưng chẳng thể biết. Người ngộ không còn đạp dấu của lúc chưa ngộ; như người ngủ thức dậy, bảo người ấy làm lại việc trong mộng, tuy người ấy nhớ mà chẳng tìm lại được. Người tham học phải lấy ngộ làm tiêu chuẩn,vì thế cái ngộ nầy lại là một điều khó.

Chưa ngộ phải thường lo niệm,đã ngộ càng phải giữ gìn như bưng dĩa nước, như cầm vật báu, như giữ tròng con mắt, như đi chỗ nguy hiểm, như đối trước vua, trước thầy. Đây là giữ gìn đạo vậy. Giữ gìn tức là tu vậy. Thấy đạo mới tu đạo, chẳng thấy làm sao tu.

Có người hỏi : Đã ngộ rồi đâu cần tu.

Đáp rằng: Tập khí do nhiều kiếp huân tập không thể nhất thời sạch hết, nên cần phải tu. Tu đến vô-tu sau đó mới đồng với Chư Phật. Vì thế cái tu nầy lại là một điều khó.

Cho nên người chẳng biết bốn điều dễ thì có thể làm lành, mà chẳng thể nhập đạo. Người chẳng biết bốn điều khó thì có thể nói về đạo, mà chẳng thể tiến trên đường đạo".

Trong văn trên Thiền-sư Phật-Ấn nói niệm đạo, tức ngày nay nói tham, nói khán.

Trong bốn điều khó, đầu tiên nói niềm tin là khó. Nói tin là muốn người học đạo tin bốn điều dễ ở trước và bốn điều khó ở sau. Vậy niềm tin nầy chẳng phải dễ được. Thứ nhất là nhờ sức Bát-Nhã sâu dày nhiều đời của chính mình, kế đến là nhờ chánh niệm hằng ngày luôn luôn thống thiết vì việc lớn sanh tử thâm nhập vào xương tủy không có khoảnh khắc gián đoạn. Lòng tin đã như vậy thì câu thoại đầu sở tham như người đói được thức ăn, người rét được áo mặc, dẫu ép buộc buông bỏ trọn chẳng thể được. Tâm tham cứu đạo miên mật thì không có lẽ nào không ngộ, ví như đi đường miệt mài đi mãi ngày đêm có lý nào chẳng đến. Ngộ đó là ngộ bốn điều dễ ở trước. Bốn điều dễ này nếu chẳng phải ngộ nhập thì đều gọi là vọng-giải. Người đời nay có chút tư chất thông minh chẳng đợi ngộ nhập, cứ đem tình thức lãnh hội bốn điều dễ nầy rồi tự cho là thật chứng, bèn bỏ hai thứ phước huệ trang nghiêm, vì cho rằng không dính dáng. Luận đàm lý tột chưa từng chẳng đúng, song chẳng dè chưa từng ngộ nhập nên rơi ở trong tình thức phân biệt, suốt ngày nói ăn mà không no bụng. Vả lại, ngộ đã chẳng chân như người chưa đến nhà, muốn ở giữa đường cất nhà để ở, thì nên hay chẳng nên?
Do đó nên biết, đạo đã chẳng ngộ thì tu rất khó vậy.

Hôm nay, khai thị hậu học chỉ dùng thuyết bốn điều dễ, bốn điều khó của hòa thượng Phật-Ấn thống thiết trình bày. Các Bồ-Tát học Bát-Nhã ở thiền-đường đều là người xa lìa các thứ thụ hưởng thế gian đến đây cam chịu khổ hạnh, ai mà chẳng nói vì việc lớn sanh tử vô thường, thì nỡ nào để năm tháng trôi qua vô ích.

Trong văn nói như mèo rình bắt chuột, lơ đễnh một chút ắt chuột chạy mất, như gà ấp trứng nếu gián đoạn một chút ắt chẳng thành gà con. Lời nầy đáng tin. Mong mọi người đồng phấn chí sớm ngộ. Minh Bổn tôi hạ nầy ngọa bệnh chẳng thể cùng các huynh đệ luận đạo, cho nên dẫn lời nầy để nhắc nhở. Thời gian qua mau như nước chảy, chớ để về sau hối hận.


2. THỊ CHÚNG
Động Sơn qua cầu, Huyền Sa qua núi, Thái Nguyên nghe tiếng tù và, cùng với Thích Ca nửa đêm thấy sao mai mọc đồng một thời tiết, hiện nay ở trên phần các ông không thiếu chút nào!
Xưa hai Tổ Lâm Tế và Đức Sơn, hễ thấy người tham thiền đến, không nỡ lòng dạy bảo, chỉ dùng thủ đoạn (cơ xảo) hét to đánh mạnh, sau nầy thủ đoạn ấy lưu hành chốn tòng lâm, trở thành thường lệ. Thiên hạ tòng lâm nói thiền thao thao mà thật ra chỉ lấy thủ đoạn của Tổ truyền thừa lừa gạt lẫn nhau, khiến cho thuốc hay đến nay thành ra không linh nghiệm.

Tiên sư (Ngài Cao Phong) ba mươi năm thân đứng như vách chỉ lo chữa trị cái việc nầy cho người học, bóp chặt cổ họng không cho ông nói, không cho ông hiểu, cũng không cho ông sanh một niệm thứ hai nào khác. Chỉ hướng lên trên câu thoại đầu, đứng vững gót chân chăm bẳm tham cứu, như kẻ gặp oán địch, như cứu lửa cháy đầu, ngoài bặt cảnh duyên, trong quên tình thức, hầu đợi ông như hạt đậu nổ trong tro lạnh, chết đi sống lại. Ông nếu chưa đến thời tiết nầy, thì quyết chẳng chịu đem ngữ ngôn tương tợ dẫn người đi lầm đường. Phải biết sanh tử vô thường là việc lớn, há người căn khí cạn cợt có thể vượt nổi ư? Người đời nay chẳng hiểu chỗ kiến lập của Phật Tổ thuở xưa, luôn luôn đuổi theo tình cuồng, thức vọng, mở miệng bèn muốn vượt qua Phật Tổ, khi xem đến chí hướng đạo của họ thì không có nửa điểm chân thật chủ tể. Mới đề được câu thoại đầu trong chốc lát, được chút thuần thục liền tự vui mừng, vừa bị hôn trầm, tán loạn cướp đoạt bèn nói căn độn nghiệp sâu. Tình cờ gặp phải vài điều trái ý trước mắt thì tức giận nghiến răng, niệm niệm chẳng dứt. Hoặc nghĩ bậy, tưởng xằng, khởi diệt muôn thứ mà tự chẳng biết, cuồng loạn nằm trong tâm mà tự cho rằng người hành đạo, lý phải như vậy. Trải qua ba năm, năm năm đã chẳng tương ưng, liền sanh tâm lui sụt, bỏ vào trong cái vỏ vô sự cam chịu luân hồi, hạng người như thế rất nhiều. Hoặc chẳng như thế, bèn đem ý thức săn lấy những lời của các thiền sư giả mạo từ xưa đến nay lừa dối hiền thánh, muôn điều tạo tác đều là hư-giả đọa-lạc biên kiến, trọn chẳng tự giác.

Muốn cầu một chỗ ổn thỏa, thì hai mươi năm, ba mươi năm chẳng biến chẳng đổi, hướng vào trong bổn tham, chẳng dính với thức trần, lấy ngộ làm cực tắc (cùng tột) như đãi cát tìm vàng. Tòng lâm pháp đạo ngày càng suy đồi, ông có biết chăng? Hôm nay mở to đôi mắt hướng lên tuyệt đỉnh cô phong, thọ người tín thí cúng dường, huống là tự mình cô phụ cái danh tự người hành đạo mà còn cuồng vọng biếng nhác chẳng tự kiểm điểm, đâu biết mai kia trôi giạt vào loài súc sanh chẳng ăn nuốt lẫn nhau kết nghiệp vô gián ư? Người xưa nói: "Tam đồ lục đạo từ vô lượng kiếp đến nay chẳng phải không từng trải qua, đời nay không biết trồng hạnh lành gì mà được gặp nhau dưới chiếc ca-sa, nếu chẳng sớm ly tình tuyệt lự bỏ ngủ quên ăn, thời giờ trôi qua, lấy gì nương cậy".

Núi này từ thuở khai mở đạo tràng đến nay, vào mùa đông lạnh lập kỳ hạn tham thiền. Các ông vào thiền kỳ nầy ắt muốn tìm cái lộn ngược (ý nói là triệt ngộ), chẳng phải môn đình bày đặt ra, cũng chẳng phải cố tự chỉ bày mà là phương thức hiệu nghiệm của tiên-đức dùng để giải quyết xong cái việc của các ông saün đủ. Trong giáo nói: "Ta chẳng tiếc thân mạng, chỉ muốn đạo vô thượng". Ông chỉ thấy tiền bối qua núi, nghe tù-và ngộ một cách dễ dàng, trái lại chẳng biết cái khó của lúc chưa qua núi, chưa nghe tù-và cùng với người bây giờ không khác chút nào vậy. Nếu biết được cái khó ấy thì đạo nào ta cũng hành được.

Đường-chủ, duy-na vì thấy tâm chúng giải đãi, thỉnh tôi khuyến khích. Minh Bổn tôi nói hoàn toàn không có lỗ mũi để cho người nắm lấy, chỉ đem việc lớn sanh tử vô thường cho người chân thật vì đạo cố gắng. Nếu không tin, cứ đi hỏi nơi khác.


3. KIẾT HẠ

KHAI THỊ ĐỔ CHÚNG TẠI THUẬN TÂM AM.

Hôm nay ngày rằm tháng tư, là ngày kiết hạ, phải biết hai ngàn năm trước, trên hội Linh Sơn cũng có ngày rằm tháng tư kiết hạ. Từ đó cho đến ngày nay, tòng lâm các nơi chẳng trái lệ cũ. Chín mươi ngày không dây tự trói, nói là cấm túc, nói là an-cư, lại chẳng biết người chân thật học đạo từ một niệm đầu tiên cương quyết liễu thoát việc lớn sanh tử vô-thường thì "túc" nầy ngay nơi đây liền cấm, hạ nầy do đó mà kiết, đem hết năm tháng của trọn cuộc đời làm chín mươi ngày chẳng nhiều, chẳng ít, chẳng bớt, chẳng thêm, để mong cùng việc nầy tương ưng. Về sau gọi đó là thời tiết Phật hoan hỷ, Tăng tự-tứ. Bằng chẳng như thế, chỉ muốn bắt chước thường tình thế gian theo quy củ lễ nhạc chẳng dám vượt qua cho là nhập hạ, chẳng những cô phụ Phật Tổ mà cũng vùi chôn chính mình.

Hôm nay chúng ở am hơn mười người, ai cũng biết có việc nầy, chẳng chịu tự cô phụ, tự chôn vùi, huống là ngay lúc pháp nầy vừa đến, thừa cơ hội nầy phấn khởi một tấm lòng chân thật mạnh mẽ không gián đoạn quyết định chẳng lui sụt, chỉ đề khởi một câu thoại đầu vô nghĩa vô vị. Từ một ngày đầu tiên bắt đầu đứng vững gót chân chẳng được nhúc nhích một chút, kín đáo hạ thủ hướng tới trước, một ngày phải thấy công trình một ngày, một giờ phải thấy ứng nghiệm một giờ. Từ người trên đến kẻ dưới cảnh sách lẫn nhau, mài giũa cho nhau, chẳng tạp duyên, chẳng vọng niệm, chẳng theo vật chuyển, chẳng đuổi theo cảnh, chẳng theo quy củ xưa, chẳng còn phép tắc mới, chẳng chán phàm, chẳng mộ thánh, cho đến tất cả đều chẳng làm. Chỉ muốn một cái ấy của mình minh bạch. Hốt nhiên bị ông lạnh lùng thấu thoát mới biết chín mươi ngày là cả cuộc đời, cả cuộc đời chính là chín mươi ngày, cho đến hai ngàn năm trước chẳng khác ngày hôm nay, ngày hôm nay chẳng khác hai ngàn năm trước, mắt xích liền nhau trọn không gián đoạn, đây là trường tuyển Phật, tâm không thi đậu về. Ví như chẳng được như vậy thì cái am Thuận-Tâm nầy đâu khác hai hòn núi Thiết-Vi. Đừng cho rằng an-cư vô sự bỏ trôi mùa hạ, biết trước chí nguyện bình-sanh chẳng toại, ở đây có thể thấy vậy.

Am-chủ gởi thư đến thỉnh lời cảnh sách cho chúng, lấy đại sự tham cứu thoại đầu, chẳng những chúng-nhân mà am-chủ cũng phải tự chiếu cố.

*
* *
Thiền là bổn lai diện mục của các ông, trừ ngoài cái nầy không có thiền nào có thể tham, cũng không thể thấy, cũng không thể nghe. Ngay cái thấy nghe nầy toàn thể là thiền, lìa ngoài thiền cũng không riêng có thấy nghe cho mình đắc được. Các ông tụ họp nơi đây, mỗi người riêng có một công án chẳng liễu ngộ chứa ở trong gan phổi, chẳng phải là duyên nhỏ đâu! Trong suốt ngày đêm chớ lầm dụng tâm thì tốt. Người xưa nói: "Tham thiền học đạo là lầm dụng tâm, thành Phật làm Tổ là lầm dụng tâm. Trừ ngoài cái nầy ra, lại làm cái gì mới chẳng gọi là lầm dụng tâm?". Việc nầy hãy gác lại.

Chỉ như các ông mỗi người trong lòng đều vốn có một bổn cổ-thanh-quy (quyển ghi qui củ xưa), chẳng nên phạm vào lúa mạ người. Như canh năm, khi thiền đường đánh bảng khởi tham, chẳng kịp rửa mặt cũng phải theo chúng xuống đất chạy một vòng rồi đợi đại chúng vào thiền đường thì lên tọa cụ ngồi thẳng, hễ nghe bảng khai tịnh đánh thì xếp tọa cụ, đắp ca-sa mang bát đi ăn cháo. Phàm ăn cơm cháo phải xem trên dưới, chúng mau thì mau, chúng chậm thì chậm để chẳng làm động tâm niệm người khác. Huống là cử chỉ động tịnh mỗi mỗi đều có oai nghi phải tuân theo, chớ nói ta là người hành đạo đại ngộ chẳng chấp tiểu-tiết; ngặt vì ông chưa ngộ, đâu thể nói chẳng tuân theo quy củ. Bởi do cái chánh niệm vì đạo chẳng thiết tha vì thế cử chỉ không đàng hoàng cho đến phá phạm luật-nghi, tự mất chánh-nhân, bị người khinh mạn.

Các ông đây mỗi người hãy tự xét kỹ, như pháp tuần thiền đường, thống thiết vì việc lớn sanh tử chưa được rõ ràng, sợ năm tháng trôi suông, bị người đánh một cái chẳng hỏi mình có đau hay không đau đều coi như uống nước cam-lồ, phải phấn khởi dũng mãnh cực lực hướng tới trước, há có thể trở lại sanh giận hờn mà ôm lòng báo oán ư? Sanh tử vô thường là một tập quán tai hại muôn kiếp dao cắt chẳng ra, cưa xẻ chẳng đứt. Ngày nay đã chịu bắt đầu phát tâm chân thật, ở cao trên đảnh lạnh lùng, hận chẳng được kéo dài một ngày ra làm mười ngày, đứng vững gót chân để hạ thủ đi! Hễ thấy mặt trời lặn sau núi thì sanh lòng than tiếc lại qua mất một ngày, đạo nghiệp chưa xong, nhãn quang lạc địa (ý nói là chết) rốt cuộc lấy gì báo đáp ân Phật Tổ, đàn việt! Đợi chi đến lúc tay chân rối loạn; ngày hôm nay lúc bệnh chưa đến thân hãy sớm tìm lấy cái lộn ngược (ngộ) đi!.

Minh Bổn tôi chỗ thấy như thế, lại chẳng từng đem việc dây dưa vô ích dạy bảo cho người, chỉ thực lòng cho biết như thế từ sự chân thật bảo nhau. Tôi muốn thuận theo lời thỉnh của các ông qua am nói chuyện, vì saün có việc đi Tây-Sơn, nên phiền Đường-Chủ thay thế tôi bạch với chúng. Mọi người hãy tự tham cứu, chớ nên dễ dãi. Ước mong mọi người chấn chỉnh tinh thần sớm cầu giải thoát, cũng chẳng cho luôn luôn qua sông qua núi tìm nhau, đối với đạo vô ích.


4. KHAI THỊ CHÚNG PHÁT BỔ-ĐỀ-TÂM
Bồ-đề-tâm là tiếng Phạn, ở đây gọi là đạo tâm. Các ông nếu không có tâm hướng về đạo thì ngày nay quyết chẳng chịu đến đảnh núi cao nầy mài đũng quần ngày đêm siêng năng cực khổ tham cứu sanh tử. Phải biết cái đạo tâm nầy xa từ nhiều kiếp trước kia đã từng phát khởi, chỉ vì tâm nhiều biếng nhác, ý chạy đuổi phan duyên nên chưa thủ chứng. Đến hôm nay cần phải cắt đứt các duyên, thôi dứt muôn lự, chỉ đề khởi một câu thoại đầu sở tham liều mạng một đời giải quyết cho xong, chẳng phải là việc ngoài bổn phận. Chánh niệm nầy chẳng thể kiên cố miên mật dằng dặc bảo nhậm, lại muốn chợt sanh tình vọng, rồi muốn phát bồ-đề-tâm. Đây là hư vọng điên đảo, mất chánh niệm, hướng ra ngoài tìm cầu, trái ngược với chân-tâm, cùng đạo cách tuyệt. Đừng nói phát bồ-đề-tâm một lần, mà một ngày phát ngàn lần muôn lần cũng chẳng bằng một niệm chánh niệm bảo nhậm thoại đầu sở tham. Lại muốn tụng kinh, lễ bái, phát lồ sám hối v.v.. đều theo vọng theo tà, há chẳng thấy trong kinh nói: "Nếu người muốn sám hối nên ngồi thẳng niệm thật tướng". Phải biết thật tướng cũng là vô niệm. Chỉ cần ông tin được có việc lớn sanh tử, trong suốt ngày đêm đề khởi câu thoại đầu sở tham như cứu lửa cháy đầu là niệm thật tướng vậy. Người huyễn (Ngài Minh Bổn tự xưng) như có một chữ dối gạt các ông, tự cam chịu hằng đọa địa ngục rút lưỡi. Xin duyệt-chúng hãy nói cho những người muốn phát bồ-đề-tâm biết, nên bỏ ý định đó đi, mà phải dốc lòng hành đạo mới đúng!.


5. THỊ CHÚNG
Chiều tối hôm trước, Thủ-tọa cùng Duy-na đến am nói gần đến ngày kiết hạ thỉnh tôi nói chuyện với chúng. Tôi nhận lời mời thỉnh, hứa hai ba hôm có rảnh sẽ qua am uống chén trà cùng nhau nói chuyện giây lát để cảnh sách nhau. Chẳng ngờ mưa tầm tã mấy ngày liên tiếp, đường sá trơn trợt bất tiện. Qua đến ngày 12 thì nhân sự hai núi rộn ràng, giao tiếp như thế chẳng toại lòng tránh xa của người huyễn nầy.

Tôi nghĩ rằng, đại chúng của cả thiền đường đều là hàng lão-tham, lúc bình thường đến gõ cửa chưa từng có ai chẳng đem việc trên bồ đoàn tham vấn, thì đâu có lấy kiết hạ giải hạ làm thời tiết hành đạo. Nếu nói về chí lý, lúc bắt đầu mới phát tâm hướng về đạo, hạ nầy đã từng kiết rồi. Trong suốt ngày đêm khán câu thoại đầu vô nghĩa vô vị chưa được liễu ngộ tức là thời gian ở trong hạ. Hai ba mươi năm thôi thúc đến chỗ tình thức tiêu hết, hốt nhiên mãnh tỉnh (ngộ) được cái ấy, tức là lúc giải hạ, ngày tự-tứ. Há chỉ lấy có chín mươi ngày làm hạn ư?
Tham thiền chẳng linh nghiệm, thường thường chỉ là tâm trộm cắp chưa chết, vì thế năm tháng trôi suông, chứ không phải bệnh nào khác. Nếu tâm trộm cắp nầy chết ở ngày hôm nay thì ngày hôm nay liền tương ưng, chết ở ngày mai thì ngày mai bèn tương ưng.

Cái gì là tâm trộm cắp?
Hễ lìa câu thoại đầu sở tham ra, riêng thấy có tự kỷ, là tâm trộm cắp; ngoài cái tự kỷ thấy có nhân, có ngã, là tâm trộm cắp; lúc tham được thuần thục biết thuần thục, ấy là tâm trộm cắp; lúc tham chẳng thuần thục biết là chẳng thuần thục, ấy là tâm trộm cắp; lúc thấy có hôn trầm tán loạn, ấy là tâm trộm cắp; lúc chẳng thấy có hôn trầm tán loạn, chỉ có câu thoại đầu sở tham cùng nghi tình giao kết chẳng gián đoạn, ấy là tâm trộm cắp; hễ ở chỗ khán thoại đầu chợt sanh một niệm biết, bất luận là phàm, là thánh, là chân, là ngụy, nói chung đều là tâm trộm cắp; bỗng có người linh lợi hướng vào chỗ tôi nói để đàm luận dẫn chứng giúp cho một con đường là đạo, là lý, là kiến, là văn, đều cho là chẳng dính dáng đây là trong tâm trộm cắp thêm tâm trộm cắp, Phật cũng chẳng thể cứu chữa. Chỉ cần hết được những tâm trộm cắp, chỉ thế ấy y bổn phận nắm chắc câu thoại đầu sở tham như tượng gỗ tượng đất, như người chết có hơi thở, ngoài chẳng thấy có đại chúng, trong chẳng thấy có tự kỷ, lạnh băng băng, tuyệt kiến văn, như vậy giữ đi, lâu ngày sẽ được tâm không thi đậu về.

Viết dối mấy lời nầy để đền lại lời hứa uống trà nói chuyện trong am. Minh Bổn tôi qua núi tránh nhân sự mấy ngày, chẳng nên tìm hỏi dấu huyễn ở chỗ nào. Dẫu cho tìm thấy cũng không cùng nhau nói chuyện. Mong Thủ-tọa, Duy-na bạch cho chúng biết.


6. KHAI THỊ THIỀN NHÂN CHÁNH VĂN
I. Bổn phận của người xuất gia phải đắc tọa phi y (có chân thật tu hành) mới đáng thọ nhận Trời người cúng dường.

Trong kinh nói tọa nghĩa là các pháp không, nói y tức là nhu hòa nhẫn nhục. Thiền Tông nói tọa tức là một niệm chẳng lui sụt, nói y nghĩa là ngộ suốt tự tâm, chẳng mang nhánh lá. Ví như chẳng được như vậy thì sợi chỉ giọt nước chắc chắn phải bồi thường cho thí chủ. Phật Tổ thưở xưa mắt chẳng nỡ thấy, nên khai mở pháp môn cam lồ nầy, chẳng phải cầu an dật, cũng chẳng phải cầu nhàn tản, cũng chẳng phải cầu cao thượng việc ấy để được nổi danh, chẳng phải cầu tích tụ của cải cho nhiều để mưu toan lợi lộc một cách xấu xa. Người xưa ba y một bát, ngoài ra đều coi là vật thừa phải luôn luôn thuyết tịnh (giao cho người khác) mà chẳng cất chứa. Chỉ thanh bần tự luyện lọc chẳng dám phạm vào lúa mạ, động tâm niệm của người khác, kín đáo dẹp bỏ vọng tình, sâu vào thiền vị thì biện luận giỏi thấy dường như câm, rất khéo thấy dường như vụng, thề ở dưới muôn người, chẳng cao hơn một người. Khiêm tốn hạ mình chẳng ỷ vào sở trường của mình mà xem thường người không có khả năng. Chỉ sợ một niệm chẳng đặt nơi đạo, chẳng khắc kỷ, chẳng lợi vật, chẳng tham cứu tâm. Chánh niệm tham học luôn luôn cố gắng, chẳng đến chỗ ruộng đất của người xưa thì dầu có gặp cảnh thuận chẳng biến, cảnh nghịch chẳng đổi, ắt hy vọng sau nầy vượt lên cao, đến chỗ xa. Được như vậy thì suốt đời chẳng động mà cũng được dạo đi khắp nơi, cũng được đều không gián đoạn.

Thiền nhân Chánh-Văn viết thư đến cầu lời cảnh sách. Tôi thuận tay viết vài lời khai thị. Nếu thật có thể chẳng trái lời nầy ắt chẳng nhục cái danh người tham thiền.

II. Người xưa học đạo có linh nghiệm là vì tâm trộm cắp chết hết.

Tâm trộm cắp còn một mảy lông chết chẳng hết thì muôn kiếp không có lý tự thành. Nói thẳng ra, chết được một phần tâm trộm cắp thì học được một phần đạo, chết được tâm trộm cắp năm phần thì học được năm phần đạo, tâm trộm cắp hoàn toàn không thì toàn thể là đạo; bởi vì sự chướng đạo của tâm trộm cắp giống như bụi bặm che mất ánh sáng của gương.

Người thời nay chỉ biết có đạo để thành mà chẳng biết có tâm trộm cắp nên hết. Hoặc tâm trộm cắp chưa hết mà muốn đạo được thành, khác gì ngồi ở trong nước mà muốn đừng ướt, xưa nay trong thiên hạ không có lẽ đó.

Thuở xưa, hòa thượng Vĩnh Minh thống thiết nói: "Tình sanh trí cách, tưởng biến thể thù", nghĩa là: tình cảm nổi dậy thì trí huệ bị che lấp, tư tưởng biến đổi thì thân thể cũng theo đó mà biến dạng, khiến công án saün sàng, của báu gia truyền chẳng được thọ dụng. Tình sanh tưởng biến tức là biệt danh của tâm trộm cắp mà tôi vừa nói. Muốn cho bất cứ lúc nào tình chẳng sanh, bất cứ chỗ nào tưởng chẳng biến thì cần phải thật đem việc lớn sanh tử để ở trong lòng lấp bít ý căn, tình vừa muốn sanh thì bị nó ngăn, tưởng toan muốn biến liền bị nó đoạt. Ông nếu chẳng thiết tha vì việc lớn sanh tử, ở trong lòng khán câu thoại đầu quyết cầu ngộ chứng mà chỉ một bề đè nén cho tình tưởng kia chẳng sanh chẳng biến, khác chi người dã chết mà còn muốn thở ra hít vô để làm gì!
Người xưa có nói: "Tham thiền không bí quyết, chỉ cần sanh tử thiết". Lời nầy thật thông suốt cả ba đời, là cội gốc lớn của sự học đạo. Ví như chẳng lấy sanh tử vô thường làm trách nhiệm nặng nề của mình, nằng nặc muốn hiểu thiền, hiểu đạo, mà tham cứu việc nầy, thì giống như bảo người tịch cốc đi cấy trồng mà chẳng biết đó chẳng phải là việc của họ.

Bậc tiền bối ba mươi năm, năm mươi năm chí càng bền, niệm càng thiết, hạnh càng siêng và chẳng chịu có chút gián đoạn, chẳng phải do thầy bạn cảnh sách, tòng lâm khuyến khích, ngôn thuyết chỉ bày, phương tiện khuyến tấn mà được như vậy. Mà bởi cội gốc của các ngài chỉ là một cái chí nguyện thống niệm sanh tử chưa giải quyết xong. Giả sử đời nầy chẳng xong thì đời nào mới xong! Niệm tấn đạo nếu tự chẳng chân thật thiết tha, dẫu Phật Tổ có thần dị đổi phàm thành thánh, khiến A-La-Hán khởi tham sân si, tuy cố mà làm đó, quyết chẳng thể lâu được.

Có người vì muốn hiểu đạo mà học đạo, mà không phá được cảnh duyên phù huyễn nổi trước mắt, lại bị cảnh duyên đó làm cho vọng niệm khởi lên chẳng dừng. Vọng niệm đã khởi thì dầu sức học đạo như núi gò, sẽ thấy có ngày bị vọng niệm làm hại. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Cuồng tâm nên ngưng nghỉ, ngưng nghỉ tức bồ đề". Cái gì là cuồng tâm? Hễ ngoài việc thống niệm sanh tử, đề câu thoại đầu sở tham ra, dù có làm trăm ngàn điều siêu việt thế gian, đều chẳng khỏi bị chê là cuồng tâm.

Tổ Thiếu-Lâm nói: "Ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng, tâm như tường vách, có thể vào đạo". Nhưng "vào đạo" gác lại. Tâm nầy có từng như tường vách hay chưa? Nếu chưa mà mong muốn nhập đạo, đó là điều chẳng tự xét.

Tham thiền cả một đời chẳng ngộ, học đạo cả một đời chẳng rõ, chỉ cần chẳng dễ dàng buông bỏ cái chánh niệm nầy để tham để học thì chắc chắn có ngày đến được chỗ cùng tột. Nếu bỏ chánh niệm nầy vọng đem thức tình xuyên tạc, lấy lời người khác làm kiến giải của mình, dẫu hiểu hết cổ kim, tọa đoạn (quét sạch) Phật Tổ cũng đều là dối trình cuồng kiến, tự mang tội lỗi, chẳng phải là điều của người chân thật học đạo làm.

Thiền-nhân Văn gửi thư đến cầu pháp tham thiền, nhân lúc không có khách đến, thuận tay bất giác viết dây dưa như thế, ông như có chí thì lời nầy của tôi cũng chẳng hóa ra vô ích. Hãy cố gắng lên!

7. KHAI THỊ THIỀN NHÂN KHẢ ÔNG NHIÊN ở HẢI ĐÔNG
I. Núi sông đất đai chẳng ngại nhãn quang, sáng tối sắc không qui về tự kỷ. Cử tâm động niệm chẳng phải người khác, thấy sắc nghe tiếng xưa nay saün sàng.

Nay tự chẳng về, về liền được,
Cảnh đẹp quê hương có ai tranh.

Những lời nói nầy, người có chút thông minh nghe qua đều biết có. Dầu cho ông ghi nhớ được nhiều, nói được thông thuộc, đối với sanh tử tình vọng của chính mình muốn hoàn toàn quét sạch thì xiết bao xa cách như trời với đất. Hiện nay ở bên bờ sanh tử, mở to đôi mắt giữa ban ngày, đối thanh đối sắc, gặp thuận gặp nghịch, hễ có một niệm khởi diệt càng thấy quét sạch chẳng nổi, mà dẫu cho đối với thị phi thuận nghịch mỗi mỗi đều quét sạch được, cái biết quét sạch ấy cũng là lấy trò đồng bóng làm chủ tể, mà sống theo nhà ma quỷ, có dùng được gì!
Hiện nay nhiều nơi dạy người tham thiền phần nhiều chỉ tham những loại thiền nầy, chỉ quý thuyết thông, chẳng cầu tâm ngộ. Nếu cái tâm chí linh này chẳng từng hướng lên trên ruộng đất chân thật triệt ngộ một phen, mặc cho ông lấy cái tư chất thông minh hướng vào trong bụng Thích Ca, Đạt Ma cho đến Lâm Tế, Đức Sơn nhất thời chạy qua trăm vòng, ngàn vòng thấy suốt tim phổi, cũng chính là si cuồng chạy ở bên ngoài vậy.

Người chân thật có chí vì sanh tử, hẳn chẳng chịu đạp bước vào lối mòn nầy. Chỉ nắm lấy một câu thoại đầu sở tham vô nghĩa vô vị đó liền tại trước mắt tương tự như người chết. Duy có một cái tâm chân tham thật cứu, không khởi một chút vọng tưởng muốn hiểu thiền, hiểu đạo. Giả sử chính ngay lúc tham, Thích Ca, Di Lặc đem hết tam muội đổ trút vào bụng ông, ngay lúc ấy ông phải mửa ra hết, tình nguyện suốt đời chẳng hiểu Phật pháp, quyết chẳng ở trước khi chưa ngộ vọng đem ý thức hướng vào sự kỳ-đặc của người khác lập bày, thấm lấy một điểm vào trong tâm thức, đó là đàm dãi con chồn (*) hay khiến cho người ta mắt thấy hoa đốm giữa hư không, si cuồng chạy bên ngoài, không giúp được gì cả! Ông nếu tham đến trăm năm sau rõ ràng ở dưới thân mình không có chỗ xu hướng, chính là người tốt thanh tịnh bậc nhất. Ông chỉ cần lòng tin chẳng lui sụt, đời sau quyết định ông có cái thời tiết chân chánh ngộ đạo. Ông nếu muốn gấp hiểu thiền, thì ngay cái gấp nầy chính là hướng vào trong lưới luân hồi rồi vậy. Ngài Qui Sơn nói: "Tông nầy khó được cái chỗ sâu mầu nhiệm của nó, rất cần phải kỹ lưỡng dụng tâm".

Lão huyễn (Ngài Minh Bổn tự xưng) nói như thế chỉ muốn người quyết liễu việc lớn sanh tử, chẳng muốn người chỉ lo đem tâm thức hướng lên con đường nghĩa lý xuyên tạc cổ kim. Ông nếu vượt qua sanh tử chẳng nổi, phải bước chân nhằm vào thực tế như vậy mà đi! Ông nếu chỉ muốn hiểu Thiền, Phật cũng chẳng giúp gì cho ông được.

Khả-Ông cầu cảnh sách, lão huyễn viết như thế.

II. Người xưa nói: "Thần quang chiếu khắp (kiến tánh) là đạo quý nhất của muôn đời, vào cửa nầy rồi, chớ còn tri giải".

Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: "Tri kiến lập tri tức gốc vô minh, tri kiến vô kiến tức là niết bàn".

Từ xưa chư Phật, chư Tổ quét sạch tri giải của người học chẳng phải là vô cớ. Bởi vì đạo nầy là pháp môn nhất-tướng bình đẳng, dày như đất đỡ nâng, rộng như trời trùm khắp, không có chỗ nào cho ông đặt tâm, không có chỗ cho ông để ý, không có chỗ cho ông ra sức, nhẫn đến không có chỗ cho ông ngồi, chỉ quý trước lúc chưa đi ỉa (chưa ngộ), xa được liền hành, vừa muốn nghĩ suy thì chẳng dính dáng.

Người thời nay thấy nói như thế, liền đem ý thức ra lãnh hội, rơi vào trong lưới tri giải, chẳng cầu cái ngộ chân chánh. Ông nếu chẳng từng chân chánh nhắm dưới gót chân rõ ràng khai ngộ một phen thì mặc cho ông đem hết những ngữ ngôn tương tự trong Truyền Đăng Lục dùng tâm ý thức gánh vác, y theo người khác để hiểu, luôn luôn nói: "Việc nầy xưa nay đầy đủ, Phật cùng chúng sanh nguyên không thiếu kém, bình thường mặc áo ăn cơm đều là tam muội saün sàng, ông muốn đem tâm riêng cầu Phật pháp, trở thành thịt da lành lặn, khoét thành vết thương". Nói được cũng tương tợ, ngặt vì ông chưa hướng vào chỗ tình quên, thức hết mà ngộ. Vì ông chưa ngộ nên nói càng gần thì thức tình càng mạnh. Nếu là người muốn rõ việc lớn sanh tử thì chẳng chịu khi chưa ngộ lầm giữ lấy tri giải, lầm hiểu Phật pháp. Bất cứ lúc nào cũng chỉ nắm lấy câu thoại đầu vô nghĩa, vô vị để tham, tương tợ như gậm một thanh sắt sống. Sáng gặm chẳng đứt, chiều gặm nữa; năm nay gặm chẳng đứt, sang năm gặm nữa; càng gặm chẳng đứt thì không ngừng gặm, chẳng chịu bỏ ngang. Nói gì ba mươi năm, năm mươi năm, gặm đến chỗ cùng cực, thì có thời tiết đứt gãy. Chỉ cần có lòng tin kiên cố chẳng đổi chẳng dời, muốn gặm đứt thì đâu có lẽ nào không xong việc lớn. Chỉ vì cái chánh niệm hướng đến đạo của ông chẳng kiên cố chẳng miên mật, chưa từng đặt chân vững chắc lên câu thoại đầu sở tham nên ngẫu nhiên thấy người nói tương tợ Bát-Nhã lại đem tâm học giải. Nếu như còn giữ những thứ kiến giải lầm lạc nầy mà muốn chân chánh ngộ-minh, ấy là đi sụt lùi mà muốn tiến tới trước, không có lý nầy vậy.

Thủ-tọa Khả-Ông mang tư chất thông minh, có chí lớn quyết liễu thoát sanh tử, ban đầu vô cớ rước lấy một thứ tương tợ tri giải. Hơn ba năm ở núi, gần đây mới tin được nổi và chẳng bị tri giải làm mê hoặc. Nay khởi niệm nhớ cố hương, lập chí lớn nguyện hết những năm về chiều ra sức tham cứu đến chỗ cùng tận sâu xa để mong chánh ngộ. Ông lại viết thư xin lời cảnh sách, do đó tôi dẫn lời trước để dạy ông. Còn có một câu sau cùng hai tay xin trao gửi:
Phải nên chỗ ngộ cầu siêu việt,
Chớ nhằm bên nghe, giữ kiến tri.

Hãy nhớ lấy! nhớ lấy!

GHI CHÚ
(*) Đàm dãi con chồn là thuật ngữ của Thiền Tông, ám chỉ lời nói của bọn thiền sư giả mạo nói được mà làm không được.


8. KHAI THỊ THỦ TỌA LINH TẨU CỒ
Tham thiền phải giải quyết xong cái nghi tình sanh tử. Cái nghi nầy đã giải quyết, thì tất cả thị phi sai biệt đồng thời đều giải quyết. Đã giải quyết xong như thế mới biết xưa nay không một vật. Ở chỗ không một vật cũng không có người nghi, cũng không có người sanh tử, cũng không có người giải quyết, cũng không có người nhận lời nói như thế, tất cả đều thâu về tự kỷ, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, pháp tánh xưa nay bình đẳng. Đến chỗ này còn nói có một tí ti như vi trần là Phật, là pháp, là thiền, là đạo đều rơi vào vọng duyên. Thiền đạo, Phật pháp còn là vọng thì há nghi cùng chẳng nghi chẳng phải là vọng ư?
Ông nếu thật chưa từng hướng về tự kỷ triệt ngộ một phen thấu suốt nguồn đáy, bèn hướng vào trong tâm trần lao hư vọng phóng túng sanh ra vọng kiến, lấy câu: "bổn lai vô nhất vật" của người khác, dùng tình ý thức hòa hội suy tính rồi nói không có tam giới để ra, không có niết bàn để chứng. Nói được cũng tương tợ, song chỉ là lời nói thôi, nên đều trở thành vọng kiến; tính đem vọng kiến để thoát sanh tử thì có khác nào ôm củi chữa lửa, lửa càng cháy mạnh, thật là vô lý.

Ông nếu chân thật muốn hạ thủ công phu, trước tiên đem cái việc lớn sanh tử vô thường đặt ở trong lòng không cho có chút gián đoạn chỉ đề một câu thoại đầu, hết một báo thân nầy hướng thẳng tới trước đi. Điều thiết yếu là chẳng được nghĩ trước tính sau, hạ thủ công phu được, cũng như thế ấy hạ thủ, hạ thủ công phu chẳng được, cũng như thế ấy hạ thủ. Lâu ngày chẳng thay chẳng đổi, công phu thuần thục, việc hay giỏi đều quên, các vọng đều tiêu, bất giác bất tri ngộ nhập.

Công phu có thuần thục hay không thuần thục, nghi tình có khởi hay không khởi. Người xưa nói: "Tham thiền không bí quyết, chỉ cần sanh tử thiết". Một cái tâm vì việc lớn sanh tử nầy của ông chí thiết chí chân, chỉ từ trên cái tâm chân thiết đều là nghi tình, tự nhiên chẳng cần buông bỏ hay bày đặt. Làm lâu ngày, cái tâm thiết tha vì sanh tử chẳng gián đoạn thì đầu đuôi xâu suốt, thì còn có pháp nào có thể làm chướng ngại!
Cái chánh niệm vì sanh tử của ông chẳng chân chẳng thiết, chỉ lo cố đề thoại đầu khởi mạnh nghi tình, quyết định chẳng thể khai ngộ. Hễ cố được một lúc thì nghi được một lúc, cái tâm cố làm đó thối một chút thì nghi tình cũng theo đó mất luôn.

Chỉ cần ở chỗ công phu chẳng thuần thục, chẳng nên cố khởi nghi tình, chỉ cần đem sanh tử vô thường suy nghĩ một bận xem, thấy đến không biết phải làm sao, không có phương tiện có thể phá trừ, duy có một câu thoại đầu. Lại mạnh mẽ đề khởi cùng nó hạ thủ đi, hạ thủ được, cũng như thế ấy hạ thủ, hạ thủ chẳng được, cũng như thế ấy hạ thủ. Hạ thủ đến chỗ chẳng biết làm thế nào, bèn là lúc công phu thuần thục, cũng chẳng nên nghĩ là thuần thục, chỉ đầu đuôi nối nhau hạ thủ đi! Hạ thủ như thế mà chẳng triệt chứng thì thật vô lý!
Nói khó nói dễ đều do người đó dùng sự suy lường của mình mà phân biệt, chứ thật ra tuyệt không có khó dễ. Như Đức Sơn thấy thổi tắt cây đuốc, liền lãnh hội, Linh Vân thấy hoa đào, ngay khi ấy lãnh hội. Cơ duyên như thế là dễ hay khó. Phải biết ở trên phần của Đức Sơn, Linh Vân là dễ, ở trên phần người khác thì chẳng phải dễ. Ông nếu chẳng lấy việc lớn sanh tử làm nhiệm vụ nặng nề của mình, quyết ý tham vấn nguyện cầu chánh ngộ, dẫu cho đem 1700 công án, mỗi mỗi chú giải để cho ông hiểu, có thể nói là dễ đấy. Song chẳng biết hiểu lời nói là dễ, thấu được sanh tử tình vọng kia thì khó đó lại khó. Chỉ cần tin được một câu thoại đầu liên tục tham cứu, cũng chẳng cần hỏi là dễ hay khó. Lâu ngày tâm tánh sáng suốt thì khó cùng với dễ chẳng cần phải nói.

Chữ "KHÔNG" và "Sau khi chết, thiêu rồi, cái gì là tánh của ta" đã là hai lớp, dù tôi có chỉ ông thoại đầu thì chẳng xiết lộn xộn, công phu càng thấy đa đoan. Hôm nay ông chỉ cần đem hai câu thoại đầu kể trên xem câu nào được thuần thục hơn, rồi chỉ lấy một câu khán được thuần thục đó, đứng vững gót chân, cứ như thế một niệm muôn năm hạ thủ đi. Hạ thủ không ngừng, một chỗ thấu thì ngàn muôn chỗ đồng thời thấu. Hạ thủ đến chỗ quên cả mê ngộ, mất hết thánh phàm, nhìn lại thấy 1700 công án đều là lời nói dư, chỉ là mạt vàng làm loà mắt mà thôi. Hãy kỹ lưỡng, hãy kỹ lưỡng!
Ba năm nay, tôi không viết chữ cũng không nói chuyện với người, vì ông từ xa đến hỏi, bất giác nói dây dưa như thế.


9. KHAI THỊ THỦ TỌA UYÊN ở HẢI ĐÔNG
Trên công phu nói khởi nghi tình, phải biết nghi tình vốn không có những việc chỉ bảo truyền thụ, cũng không có hình dạng, cũng không có tri giác cũng không có cán nắm, cũng không có xu hướng, cũng không có phương tiện, cũng không có tạo tác an bài v.v... lại không riêng có đạo lý có thể sắp đặt chỉ bảo được để làm cho ông khởi nghi.

Chỗ gọi là nghi đó, chỉ là một việc lớn sanh tử ngay nơi bản thân ông chưa từng sáng tỏ, chỉ nghi việc lớn sanh tử nầy vì sao từ vô lượng kiếp đến nay trôi lăn mãi đến ngày hôm nay là cái lỗ mũi nào. Lại vì sao từ ngày nay bị trôi vào tận đời vị lai, quyết định có ngày nào xong? Chỉ cái nầy là chỗ nghi. Từ xưa Phật Tổ đều từ cái nghi nầy nghi mãi chẳng thôi tự nhiên đường tâm bặt, tình vọng tiêu, tri giải hết, năng sở quên, bất giác hốt nhiên tương ưng, tức là thời tiết của nghi tình vỡ.

Người xưa cũng chẳng từng đi khán thoại đầu, tham công án, lên bồ đoàn làm hình thức, mà chỉ thiết tha ở trên việc lớn sanh tử khởi nghi, đi ba ngàn dặm, năm ngàn dặm tìm gặp thiện tri thức, chưa kịp cởi giày cỏ đã liền nói ngay: "Con vì việc lớn sanh tử, vô thường nhanh chóng". Ngàn người, muôn người đều như thế, xuất gia như thế, hành cước (du phương) như thế, cầu thiện tri thức như thế, học đạo như thế, chẳng làm cái việc thứ hai nào khác, giả sử có cũng chẳng làm.

Từ đời sau đến ngày nay, dưới Thiền Tông chẳng nên có những lời dây dưa phổ biến, thường thường chân chưa bước vào cửa đã bị một thứ ngữ ngôn nầy dẫn dụ đem đi vào trong hang ổ dây dưa trói buộc, gọi là Phật pháp, gọi là Thiền đạo, bị cuốn vào trong lưới tri giải chẳng được xuất đầu, chỉ thêm đa văn là sở tri chướng, đối với đạo chẳng từng có chút dính dáng. Các bậc tôn túc gần đây chẳng nỡ thấy trong tùng lâm có một tệ bệnh nầy, chưa đợi ông mở miệng, chỉ đem một câu thoại đầu vô nghĩa vô vị quăng ra trước mặt người học, chỉ muốn ông buông bỏ tất cả thân tâm, thế giới, các duyên tạp niệm và thiền đạo, Phật pháp, ngữ ngôn, văn tự v.v...Chỉ dạy ông hướng lên trên câu thoại đầu nầy khởi đại nghi tình tham cứu đi!
Chính ngay lúc tham cũng chẳng phải muốn rõ Phật pháp mà tham, cũng chẳng phải muốn hiểu thiền đạo mà tham, cũng chẳng phải muốn cầu tất cả tri giải mà tham. Chỗ dụng tâm tham chỉ là chính mình có cái việc lớn sanh tử vô thường mà không biết làm sao? Vì thế tham đến chỗ thoại đầu vỡ thì việc lớn sanh tử cũng theo đó đều vỡ. Chỗ việc lớn sanh tử rõ thì tất cả ngữ ngôn văn tự cũng theo đó đều rõ. Ngoài sanh tử ra, không riêng có thoại đầu. Ngoài thoại đầu ra không riêng có sanh tử.

Từ xưa cổ nhân chỉ nghi sanh tử mà liễu ngộ đạo, người thời nay chỉ nghi thoại đầu mà liễu ngộ đạo. Cái việc khởi nghi tình dường như có khác, nhưng cái đạo ngộ kia thật không xưa không nay, không tạp không khác.

Chính đương lúc nghi thoại đầu cũng chớ cầu phương tiện, cần phải tin tham thiền không có phương tiện; cũng chớ cầu xu hướng, phải biết tham thiền không có xu hướng; cũng chớ cầu cán nắm, phải biết tham thiền không có cán nắm. Nói phương tiện thì câu thoại đầu là phương tiện, câu thoại đầu là xu hướng, câu thoại đầu là cán nắm. Chỉ cần tin được nổi, dựa được ổn. Đời nầy tham câu thoại đầu, quyết định phải ở trên câu thoại đầu nầy thấu triệt, như chưa thấu triệt cũng không sao, chỉ vì tự mình thiếu sự gan dạ, thiếu sự kiên cố, thiếu sự bất thoái chuyển, thiếu niềm tin và sự nắm chắc mà thôi. Chỉ cần nắm được chánh niệm tham câu thoại đầu cho chắc, cũng đừng để ý đến hôn trầm tán loạn, cũng đừng để ý đến động tịnh nói nín, cũng đừng để ý đến sanh già bệnh chết, cũng đừng để ý đến khổ vui thuận nghịch, cũng đừng để ý đến thành tựu hay chẳng thành tựu v.v... cho đến trừ cái chánh niệm tham câu thoại đầu nầy ra,dẫu cho tam thế chư Phật, lịch đại Tổ Sư đồng thời hiện ra trước mặt đem pháp yếu vô thượng đệ nhất nghĩa đế trút vào trong bụng ta, cũng cần phải lập tức mửa ra, và cũng đừng để ý đến các Ngài. Bởi vì việc nầy chẳng ở trên Phật Tổ, chẳng ở trên cảnh duyên, chẳng ở trên văn tự, chẳng ở trên tri giải, chỉ ở chỗ tột cùng là ông tin được việc lớn sanh tử vô thường. Vì chẳng biết phải làm sao để giải quyết vấn đề sanh tử nên phải tham thoại đầu của cổ nhân. Trừ một cái niệm tham thoại đầu của cổ nhân nầy ra còn muốn hướng vào trong một niệm thứ hai tìm kiếm thì giống như vạch sóng tìm nước vậy. Cổ nhân nói :"Mật ở bên ông". Và đâu từng có một pháp cho người để thấy nghe, để nắm giữ. Hôm nay dạy ông khán câu thoại đầu đã là bất đắc dĩ rồi. Nếu ngoài câu thoại đầu nầy ra, lại suy nghĩ tính toán càng không dính dáng. Lâu ngày, về sau công phu thuần thục, thời tiết đến, nghi tình vỡ. Phải biết nghi đó, tham đó cho đến cùng câu thoại đầu quy về tự kỷ, lại không có một pháp có lý lẽ, cũng không có một pháp là liễu hay chẳng liễu, cho nên trong Kinh nói: " Sum-la vạn tượng, một pháp sở ấn ". Chỉ một pháp cũng không có chỗ tìm, há có câu thoại đầu ư? Chỉ cần tin nhận, quyết chẳng gạt nhau.

Thiền nhân Uyên ở Hải Đông hằng ngày ở trong tăng đường, nhân khán thoại đầu chưa xong, viết thư cầu chỉ dạy, tôi viết vài lời đáp ông như thế.


10 KHAI THỊ THIỀN NHÂN VÔ ĐỊA LẬP
Bốn chữ "hồi quang phản chiếu" là cảnh giới độc thoát phàm tình, siêu nhập lãnh vực đại ngộ. Ông công phu chưa tới chỗ nầy thì quang làm sao hồi, chiếu làm sao phản. Ông nếu chưa chân chánh ngộ minh hễ có lý để hồi để phản đều là tự dối. Vì ngộ đến chỗ triệt thì tâm quang chẳng đợi hồi mà tự hồi, giác chiếu chẳng đợi phản mà tự phản. Vì không có đối đãi nên cũng không có quang để hồi, cũng không có chiếu để phản, ấy là nhất hạnh tam muội. Từ xưa, Phật Tổ đều nhằm vào chỗ nầy đặt gót, chứ chẳng phải chỗ ý thức tình vọng có thể đến.

Hiện nay có một bọn người ngu si ở chỗ vắng lặng thâu cái thấy nghe tuyệt kiến văn tương tợ như gỗ đá, gọi là hồi quang phản chiếu, chiếu như thế ấy ba mươi năm,niệm niệm muốn thoát sanh tử chẳng được.

Chỉ cần mạnh mẽ đề khởi câu: "Triệu Châu vì sao nói chữ "KHÔNG’? ngày đêm tham cứu, đi cũng nghi, ngồi cũng nghi. Chính đương lúc khán như thế, điều thiết yếu là chẳng được tưởng là hồi quang phản chiếu. Chỗ tham cứu chẳng được, chính là lúc tán thân bỏ mạng. Lâu ngày thuần thục hốt nhiên khai ngộ, chẳng từng tự biết mà hồi quang phản chiếu hoàn tất vậy. Nếu còn cho là hồi quang phản chiếu thì vẫn y như xưa, chưa được ngộ.

Thiền nhân Vô-Địa-Lập cầu lời cảnh sách, tôi viết như thế.


11. KHAI THỊ THƯỢNG CHỦ PHÙ
Như nói trong 24 tiếng đồng hồ làm chủ chẳng được, chẳng biết lìa câu thoại đầu sở tham nầy ra, lại gọi cái gì làm chủ? Phải biết chính câu thoại đầu nầy là chủ của ông. Chỉ cần thường khiến cho câu thoại đầu sở tham nầy chẳng lìa tâm niệm, ấy là làm được chủ, cũng chẳng nên nghĩ là làm được chủ. Ý của người xưa trước kia chẳng từng nói đến "làm chủ", như Tổ Qui-Sơn nói: "Có làm chủ tể chớ theo nhân tình" là lời nói tạm thời sách phát sự tinh tấn cho người, chứ chẳng phải đạo.

Lại nói ở trên hôn trầm, tán loạn, thị phi, nghịch thuận khán thoại đầu. Lời nầy không có đạo lý khó hiểu, chỉ tại ông hiểu chẳng được, cố sanh tri kiến. Như đang khi khán thoại đầu chợt các cảnh hôn trầm, tán loạn, thuận nghịch hiện tiền thì phải phấn chấn tinh thần hướng vào trong hôn trầm, tán loạn khán, lâu ngày hôn trầm, tán loạn, tình vọng thuận nghịch tự tiêu. Có người thấy các cảnh hôn trầm, tán loạn, thuận nghịch nầy hiện tiền bèn sanh nghi, rồi lầm cho rằng chắc còn có phương tiện nào khác để trừ khử các thói quen hôn trầm, tán loạn v.v...Lại đổ lỗi cho căn khí, túc nghiệp, các thứ cảnh duyên, vừa khởi tâm nầy thì ở trên hôn trầm, tán loạn chồng thêm hôn trầm tán loạn, ở trong thuận nghịch lại thêm thuận nghịch. Vì thế dạy ông lúc hôn trầm tán loạn chỉ ở trên hôn trầm tán loạn khán, cũng chẳng phải có vật gì khác để khán, cũng chẳng phải khán hôn trầm, tán loạn là vật gì? Cũng chẳng dạy ông ở trong hôn trầm tán loạn, thuận nghịch v.v... tìm cái lỗ mũi nào khác. Chỉ dạy ông ở trên hôn trầm, tán loạn v.v...chỉ đề khởi thoại đầu tự khán, hằng chẳng buông bỏ, cũng chẳng vọng khởi niệm thứ hai phân biệt đây là hôn trầm, tán loạn, thuận nghịch v.v..., đây chẳng phải là hôn trầm, tán loạn, thuận nghịch v.v...Hạ thủ công phu chỉ cần ngộ thoại đầu, chẳng cần ông bài trừ hôn trầm, tán loạn v.v...Ông chỉ cần thống thiết nghĩ đến việc lớn sanh tử vô thường, đơn đề một câu thoại đầu khởi lên đại nghi tình để cầu chánh ngộ. Hễ niệm sanh tử thiết tha thì tự nhiên thoại đầu miên mật. Ở chỗ khán thoại đầu miên mật, hôn trầm tán loạn tự nhiên chẳng hiện. Lúc hạ thủ công phu thấy có hôn trầm tán loạn v.v...tức là cái niệm vì sanh tử của ông chẳng thống thiết, niệm khán thoại đầu chẳng miên mật.

Lại nói ở trên thoại đầu khởi nghi tình sợ rơi vào suy nghĩ. Nói vậy là sai rồi. Người xưa chỉ vì việc lớn sanh tử chưa giải quyết, hai ba mươi năm đi ba ngàn dặm, một muôn dặm, gặp thiện tri thức liền thưa: "Con vì việc lớn sanh tử", chứ đâu từng khán thoại đầu, khởi nghi tình. Tuy chẳng khán thoại đầu, khởi nghi tình mà cái tâm vì việc lớn sanh tử chưa giải quyết, chính là chỗ nghi của người xưa.

Người tham học thời gần đây có cái khổ là chẳng lấy sanh tử làm việc lớn, lại còn thêm ngữ ngôn rườm rà của Thiền Tông càng nhiều, khiến cho người học chưa bước vào cửa, trước đã lấy sự ghi nhớ ngữ ngôn làm sự nghiệp, khiến cho cái chánh niệm vì sanh tử bị ngăn cách. Cho nên các bậc tôn túc thời gần đây bất đắc dĩ đem câu thoại đầu vô nghĩa vô vị ném vào trong ruộng bát thức của ông, bảo ông bỏ đi tất cả tri giải, chỉ hướng vào chỗ chưa hiểu của câu thoại đầu nghi đi. Cái nghi tình như đụng nhằm núi bạc vách sắt trước mặt không có một bước có thể tiến, vừa khởi niệm thứ hai là rơi vào suy lường. Hễ chẳng khởi niệm thứ hai tức là nghi tình, trong nghi tình nầy tự nhiên cắt đứt tất cả các bệnh tri kiến, giải hội, hốt nhiên ông ở chỗ nghi đụng nhằm lật ngược (ngộ) mới biết như một lời nửa câu của cổ nhân thật là đống lửa lớn, là suy mao kiếm (*) chẳng thể phạm được. Hễ dốc lòng tin thì không việc gì chẳng xong.


GHI CHÚ
(*) Suy mao kiếm: tên một thứ bảo kiếm rất bén, có thể để sợi tóc lên trên lưỡi thổi một cái thì tóc đứt liền.


12. KHAI THỊ THIỀN NHÂN NHẬT BỒN NGUYÊN
Tâm nầy mê thành sanh tử, ngộ thành niết bàn. Vậy cái mê sanh tử hẳn là khó trừ, nhưng trái lại chẳng biết niết bàn của ngộ vẫn là mạt vàng rơi vào mắt. Phải biết Bát-Nhã như đống lửa lớn chẳng cho tất cả ghé vào. Ông hạ thủ công phu, tâm chẳng chịu chân thật thiết tha, chẳng thể ở trên một niệm đầu tiên làm mù (không biết gì hết) để tọa đoạn, trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ ngây ngây tương tợ như người chết dựa vào câu thoại đầu sở tham, tất cả đều chém đứt. Người học thường ở chỗ tọa chẳng đoạn mà sanh ra sự tính toán sai khác, cho là khó, là dễ, dẫn khởi tình vọng sai biệt lăng xăng giao tiếp, lòng chẳng thể tùy chỗ cắt đứt. Rồi lập mười điều nguyện nặng, muốn dựa vào sức của các nguyện nầy cắt đứt những suy nghĩ vẫn vơ, vọng tưởng hư huyễn như đá đè cỏ, dẫu cho có lập ngàn điều nguyện nặng cũng đè chẳng được, càng thấy xa xôi.

Ông chẳng nghĩ sanh tử vô thường là một đoạn nhân duyên lớn nhất từ vô thỉ. Ông cần muốn tương ưng thì không có phương tiện nào khác hơn là chỉ có một câu thoại đầu sở tham, ngay đây chỉ cần một phiến chánh niệm quyết định chẳng thoái chuyển, chẳng đổi dời, sống cùng nó sống, chết cùng nó chết. Giả sử khi chưa ngộ, ngàn Thích Ca, muôn Di Lặc trút cả bốn biển Phật pháp vào lỗ tai ông cũng đều là trần lao hư vọng chứ chẳng phải cứu cánh. Chỉ vì cái chánh niệm của ông chẳng vững vàng nên điên đảo cuồng vọng ngàn đường muôn lối trọn không có lúc thôi nghỉ.

Cẩn trọng! cẩn trọng!
Thiền nhân Nguyên hãy cố gắng!

13. KHAI THỊ THỊ GIẢ TỰ HẢI VĂN
Phật Tổ thuở xưa thống thiết vì việc lớn sanh tử chưa giải quyết xong, nhiều kiếp ở trong biển bồ đề huân tập sâu dầy, luyện kỹ chẳng phí phút giây cho đến ở trong pháp bồ đề bỏ trăm ngàn muôn ức thân mạng, xem phú quý ân ái chẳng khác nào bụi bay qua mắt. Một niệm chăm chăm đề khởi câu thoại đầu vô nghĩa vô vị của cổ nhân, quên lạnh quên nóng, bỏ ngủ bỏ ăn, chẳng đến chỗ đại phát minh, chỗ hoàn toàn thôi nghỉ thì chẳng thôi. Đủ thế tài như thế, mỗi mỗi thấu đảnh thấu đáy, đầu đuôi xâu suốt với nhau. Sau đó đem chỗ sở đắc đưa vào lò rèn trui đi luyện lại để cho mảy trần sạch hết, trắng trẻo thanh khiết, ở trên bờ sanh tử niết bàn dạo chơi tự tại, đây là người tâm không thi đậu về. Đâu có giống như người thời nay gót chân cạn cợt chẳng chịu tử tâm, tử chí hướng vào chỗ chân thật đứng vững gót chân để cầu chân thật giải thoát, chỉ quý ở trên sách vở ghi nhớ, bên miệng nói tai nghe, nhiễm thành thói quen chỉ muốn hiểu thiền là xong. Trái lại, chẳng biết việc lớn sanh tử ở dưới gót chân vẫn y như cũ đen như dầu hắc, chẳng những vô ích mà còn hại nữa.

Thị giả Tự-Hải-Văn cầu lời cảnh sách, tôi khai thị đường tắt nhập đạo như thế.

Hạ thủ công phu cần tin cho nổi. Từ một niệm đầu tiên tin cho nổi, như vậy ba mươi năm vĩnh viễn chẳng sanh niệm thứ hai. Càng tham chẳng được càng thêm tinh tấn, càng hạ thủ chẳng được càng thêm dũng mãnh. Ông ở chỗ hạ thủ chẳng được, tham chẳng được, chợt sanh một niệm nghi hoặc vọng kiến khởi các thứ tình giải hoặc phàm hoặc thánh v.v...đều rơi vào hầm sanh tử.

Tham thiền, nếu tham chẳng được chẳng nên nói căn khí chậm lụt, chẳng nên nói nghiệp chướng nặng, chẳng nên nói thời tiết muộn, chẳng nên nói chẳng gặp thiện tri thức. Đại ý chỉ vì một cái chánh niệm vì sanh tử của ông chẳng chân chẳng thiết. Tâm nầy nếu chân thiết, nói gì ba mươi năm, mà ba mươi đời cũng không sợ hãi, cứ mật thiết hướng tới trước tham cứu. Cổ nhân nói:
Điều can trác tận trùng tài trúc
Bất kế công trình đắc tiện hưu.

(Cần câu gãy hết trồng trúc khác
Chẳng tính công trình, được mới thôi.)
Nếu ông chẳng đủ những thể tài nầy thì tham thiền học đạo đều là kiến giải điên đảo. Người học đạo chân chánh cần phải biết.

Thị giả Văn hãy cố gắng, lão huyễn nói như thế.


14. KHAI THỊ THIỀN NHÂN Ý
Phật pháp toàn thể là ông đầy đủ, ông vừa chợt sanh một niệm muốn nhằm ở trên Phật pháp nắm lấy thì đã rơi vào ý địa, không bao giờ cùng với Phật pháp tương ưng. Ông nếu chân chánh chẳng chịu bỏ qua việc lớn sanh tử, lại chẳng hướng vào lúc một niệm chưa khởi mà gánh vác, chỉ đem câu thoại đầu :"Khi tứ đại tan rã hướng vào chỗ nào an thân lập mạng?". Tùy theo ông bất cứ ở chỗ nào đứng ngồi miên mật tham cứu. Chính đương lúc tham, tất cả những nghĩa lý của Kinh điển và ngữ ngôn, công án trong Thiền Tông từ xưa đến nay đã ghi nhớ được đều chẳng được nhớ nửa chữ trong lòng, cũng chẳng được treo nửa chữ ở bên khoé miệng. Trong 24 tiếng đồng hồ ngây ngây tương tự như xác chết biết đi. Chỉ như thế chuyên chú đề câu thoại đầu sở tham, tham cứu lâu ngày chẳng lui sụt thì tự có cái thời tiết siêu nhiên đốn ngộ. Ông nếu chưa đích thân đến cái thời tiết chánh ngộ nầy mà chỉ muốn đem tâm ý thức hướng lên trên ngữ ngôn tương tợ hoà hội tri giải, dẫu cho ông hiểu được một gánh Thiền đạo Phật pháp, đây gọi là "ăn đàm dãi con chồn", muôn kiếp ông cũng không xong việc.

Thiền nhân Ý hãy nhớ lấy!

15. KHAI THỊ THIỀN NHÂN NHÂN
1. Chỉ có niềm tin mới khiến cho mình đề khởi câu thoại đầu sở tham bất kể thời hạn, bền bỉ tham đi tự nhiên có lúc ngộ nhập. Chẳng nên ở ngay lúc tham cứu sanh ra tất cả tâm nghi ngờ, lại chẳng nên sanh tất cả tâm cầu mau khai ngộ. Ví như đi đường, gắng sức ắt tự đến nơi.

Lúc tham thoại đầu, hạ thủ công phu, hễ có tất cả kiến văn giác tri kỳ đặc, thù thắng, ứng nghiệm v.v... đều là duyên ma, chỉ cần chẳng sanh tâm chạy theo, lâu ngày tự cởi mở. Ông nếu vừa sanh một niệm tình chấp ưa thích thì rơi vào cảnh ma, tự cho là phát minh, trở thành cuồng loạn.

Ngộ đạo như người đến nhà, cảnh vật trước mắt đều là nhà cũ, mỗi mỗi tự nhiên ổn đáng rõ ràng, không còn có một mảy may nghi hoặc. Nếu như còn nửa điểm nghi hoặc quyết định chẳng phải nhà cũ thì phải tiếp tục tham cứu. Bằng không, thì vọng thành dị kiến.

Tham chữ "Không", chỉ cần hướng lên trên chữ KHÔNG khởi nghi tình tham "Triệu Châu vì sao nói chữ KHÔNG" nầy?. Trong 24 tiếng đồng hồ chỉ tham như thế. Chính đương lúc tham, chẳng hỏi có suy nghĩ phân biệt hay không suy nghĩ phân biệt. Có suy nghĩ hay không suy nghĩ đều thuộc về vọng tưởng. Hôm nay chỉ muốn ông hướng lên trên câu thoại đầu sở tham khởi nghi tình. Chẳng nên ở trên tất cả cảnh duyên khởi tưởng phân biệt. Hễ ngoài câu thoại đầu sở tham ra, khởi một niệm khác bất luận là niệm về Phật, niệm về Pháp đều là chẳng phải chánh niệm. đều là hạt giống sanh tử.

Người chân thật hạ thủ công phu trong 24 tiếng đồng hồ,niệm niệm như cứu lửa cháy đầu, như một người địch với muôn người, đâu có thì giờ rảnh mà để ý đến thân mạng thế duyên, cũng đâu có thì giờ rảnh để yêu cầu người khai phát, cũng đâu có thì giờ rảnh hỏi người để tìm ngôn cú, tìm giải hội.

Lại có một hạng người ba ngày không được khai phát thì tâm mờ mịt. Bọn nầy đều là người đuổi theo vọng lưu chuyển, chẳng phải là người hạ thủ công phu.

Đại khái, người hạ thủ công phu như kẻ ăn trộm muốn trộm vàng bạc của người, lúc đi cũng muốn trộm, lúc ngồi cũng muốn trộm, lúc rảnh cũng muốn trộm, lúc bận cũng muốn trộm, lại đâu để lộ cái tâm muốn ăn trộm nầy cho người ta thấy. Càng muốn ăn trộm thì càng giấu kín ý muốn. Tâm tâm, niệm niệm như thế lâu ngày chẳng lui sụt thì đến được địa vị của cổ nhân. Đâu giống như người trong 24 tiếng đồng hồ làm chủ không được, chỉ muốn chạy theo vọng tưởng lưu chuyển, cố làm chủ tể, chạy lên bồ đoàn làm hình thức, niệm niệm giong ruổi tìm cầu chẳng chịu thôi nghỉ, đâu tìm được thời tiết tương ưng.

Hãy ghi nhớ!
Thời giờ qua mau như nước chảy, phải nên tự tỉnh!

16. KHAI THỊ THIỀN NHÂN DIỆU NHIÊN
Tham thiền chỉ cần tin cho nổi và đến trên câu thoại đầu tham đi, chẳng cần đem ý thức hướng lên trên "nhất" cùng "vạn" suy nghĩ. Ông nếu suy nghĩ nói: "nhất" là vật gì, "vạn" là vật gì, dẫu cho ông chỉ điểm được rõ ràng minh bạch cũng chính là si cuồng chạy ở bên ngoài chẳng bao giờ cùng với đạo tương ưng.

Ông nếu tin nổi thì chẳng cần hỏi NHẤT là NHẤT ở chỗ nào? VẠN là VẠN ở chỗ nào? Ông chỉ lo NHẤT thì chỉ là NHẤT, VẠN chỉ là VẠN. Chỉ cần nhằm dưới "NHẤT quy về chỗ nào?" đứng vững gót chân một niệm vạn niên tham đi! Tham đến lúc tâm không thi đậu, đại triệt đại ngộ, thì ngay nơi NHẤT mà VẠN, ngay nơi VẠN mà NHẤT,NHẤT chẳng phải VẠN, vạn chẳng phải NHẤT rõ ràng ở trong lòng. Ông nếu chưa ngộ dù cho ông đem NHẤT cùng VẠN nói được nhiều lời hay đẹp cũng đều chẳng ra ngoài vọng tưởng điên đảo. Thượng nhân Nhiên hãy tin lấy!

17. KHAI THỊ THIỀN NHÂN HUYỀN
"Triệu Châu vì sao nói chữ KHÔNG?" Chỉ cần trong 24 tiếng đồng hồ miên mật đề khởi đại nghi tình tham đi, chẳng cần nghi câu nầy cùng với các câu thoại đầu "cây bách trước sân" và "núi Tu-Di" là đồng hay là khác. Nếu ông đem ý thức hướng lên trên thoại đầu so sánh thì sẽ dẫn vào trong lưới nghiệp thức không bao giờ ông ngộ được.

Tham thiền cần phải cắt đứt mạng căn sanh tử, không có phương tiện nào khác. Ông chỉ cần cắt đứt các thứ tri kiến giải hội, chỉ nắm chắc câu thoại đầu sở tham chẳng kể năm tháng, tận tình tham đi, chẳng sợ không ngộ. Ông nếu một niệm nắm không chắc thì thấy chỗ hạ thủ của ông chẳng tương ưng, phần nhiều sanh giải hội, đâu có lý nào cái tâm giải hội có thể cắt đứt được mạng căn sanh tử!
Ở quê hương ông, từ trước đến nay không có người nói đến cách hạ thủ công phu, phần đông chỉ hướng lên con đường nghĩa lý tri giải mà đi. Dẫu có hiểu được rõ trong bụng Phật Thích Ca cũng chỉ là nghiệp thức mênh mang. Ngài Qui Sơn nói: "Thiền Tông nầy khó được chỗ nhiệm mầu của nó, rất cần phải kỹ lưỡng dụng tâm"; thật chẳng phải dễ. Chỉ cần dốc lòng chân thật bền lâu tham đi, quyết chẳng dối gạt nhau đâu!
Ngài Triệu Châu nói : "Vì y còn nghiệp thức". Một lời nầy là con mắt kim cương của Triệu Châu, chẳng nói với người học là "có nghiệp thức". Ông nếu hướng lên trên nghiệp thức hội thì con mắt kim cương của Triệu Châu đồng thời cũng bị mù mất.

Hôm nay ông chẳng cần hỏi có nghiệp thức hay không nghiệp thức, chỉ đề khởi câu thoại đầu nói trên chẳng quày đầu, chẳng khởi niệm, tham lâu ngày tự nhiên ngộ, chẳng cần sanh một chút tri kiến nào khác; cũng chẳng cần hỏi nghi lớn nghi nhỏ, khởi cùng chẳng khởi. Vừa có tri kiến nầy là quày đầu, khởi niệm rồi vậy.


18. KHAI THỊ THƯỢNG NHÂN MỤC (trong lúc bệnh)
Kinh Di-Giáo nói: "Ví như người chăn trâu cầm roi trông nom chẳng cho nó phạm vào lúa mạ của người".

Ngài Qui Sơn nói: "Một khi vào đám cỏ, nắm mũi kéo ra". Tổ Bá Trượng khen: "Ông đúng là người chăn trâu giỏi".

Phải biết tứ đại là thân bệnh, lục căn là tâm bệnh. Một câu thoại đầu muốn ông tham cứu là thiền bệnh. Một niệm rỗng sáng ngay đó siêu việt, là Phật bệnh. Nói một cách vi tế thì hễ dính vào kiến văn giải hội đều là nguồn gốc của bệnh, huống là ăn uống thất thường, cơ thể sanh bệnh, cái nầy là bệnh ở trong bệnh. Nay muốn trị bệnh nầy cũng không khó, chỉ cần đem câu thoại đầu "Triệu Châu vì sao nói chữ KHÔNG?" đặt ở trên chiếu, bên gối. Đây là thuốc thần đáng giá ngàn vàng. Muốn cho thuốc nầy linh nghiệm, không có cách nào khác hơn là khiến cho trong lòng lạnh băng băng, rỗng lặng lặng, trăm điều chẳng nghĩ, trăm điều chẳng lo, Phật đến, Tổ đến đều để các ngài qua một bên, chẳng cần biết đến, trong lòng không nghĩ trước tính sau, trong ngoài như cây khô, tro lạnh, con quỷ vô thường giết người hiện ra trước đều tọa đoạn một lượt. Hạ thủ như vậy ấy là chăn trâu, ấy là lương y, ấy là thiền trong niết-bàn-đường, ấy là việc gốc của người xuất gia hành cước. Còn có một câu chưa chỉ bày, đợi ông thuốc bệnh đều quên sẽ nói cho ông nghe.

Thượng nhân Mục trong khi bệnh cầu cảnh sách, tôi viết như thế để cảnh sách ông.


19. KHAI THỊ THIỀN NHÂN DẬT
Nghi tình không lớn nhỏ, hễ nghi nặng thì gọi đó là đại nghi, nghi nhẹ thì gọi đó là tiểu nghi.

Sao gọi là nặng? Chỉ nghe nói đến việc lớn sanh tử liền tự mang ở trong lòng, muốn buông xuống buông chẳng được, tương tợ như người rất đói cầu miếng ăn, tự nhiên buông chẳng được, dẫu muốn chẳng khởi cũng chẳng tự do mà chẳng khởi, đây là nặng, cho nên gọi là đại nghi. Có cái đại nghi nầy thì tự nhiên bỏ ngủ quên ăn, thân tâm nhất như, cũng không biết là đại nghi, tự nhiên nghi mãi chẳng thôi. Như người xưa đứng trước sân khán chữ KHÔNG mưa to đến toàn thân đều ướt chẳng biết thân mình ướt, nhân vị tăng bên cạnh gọi, tỉnh lại mới biết trên thân bị mưa ướt. Đây là công phu thuần thục quên cảnh quên duyên, đây là đại nghi. Đương lúc đại nghi trong lòng ông vừa có một niệm biết là đại nghi thì đã lầm rồi, cũng chẳng thành đại nghi. Cảnh giới của đại nghi nầy chẳng thuộc về ông. Ông muốn được cần phải có cái chánh niệm vì sanh tử trong tâm ông chân thật thống thiết, không có một điểm sắp đặt so sánh, lâu ngày chầy tháng đều không gián đoạn tự nhiên hiện tiền. Không có chỗ để ông ra sức, ông hạ thủ công phu đều không có phương tiện, cũng không có chỗ thương lượng. Chỉ cần một cái chánh niệm vì sanh tử chân thật thống thiết lâu ngày tự nhiên siêu việt. Ông vì chẳng rõ cách hạ thủ cho nên mới sanh ra nhiều tri giải.

Hôm nay chẳng cần sanh tất cả giải hội, cũng chẳng cần nói tôi căn tánh hạ liệt, cũng chẳng cần nói tôi đối với bát nhã duyên cạn, cũng chẳng cần hỏi người khác để cầu phương tiện khéo léo uyển chuyển khai thị, hễ có một chút dị kiến đều là tà ma, ngoại đạo. Trong suốt 24 tiếng đồng hồ chỉ nắm chặt câu thoại đầu "Triệu Châu vì sao nói chữ KHÔNG?". Hôm nay tham chẳng được, hôm nay nắm chặt, ngày mai tham chẳng được, ngày mai nắm chặt, cho đến năm nay năm tới, đời nầy đời sau cũng chẳng cần hỏi bao lâu. Hễ tham chẳng thấu, chỉ thế ấy nắm chặt đi, trừ cái chánh niệm dốc cả thân tâm hạ thủ công phu lâu dài nầy ra thì dẫu Thích Ca, Đạt Ma có trút hết thiền đạo vào trong bụng ông cũng cứu ông chẳng được.

Hãy nhớ lấy! Hãy nhớ lấy!
20. KHAI THỊ THIỀN NHÂN ANH
I. Thiền Tông có một hạng người thông minh linh lợi ngay dưới ngữ ngôn của cổ nhân giải hội được tương tự bèn nhận lấy. Lúc ấy cổ nhân chẳng có thời giờ nghiệm lại người ấy ngộ hay chẳng ngộ, nhất thời bỏ qua. Người ấy liền đem cái chỗ nhận của mình dạy người rằng chẳng cần tham thoại đầu chỉ quý saün sàng lãnh hội, kéo nhau vào trong lưới tri kiến, lúc nói thì in tuồng như đồng, chỗ làm thì trọn không dính dáng.

Có một hạng người căn cơ ngu độn, thấy nói tham thiền cần phải khán thoại đầu khởi đại nghi tình mới đốn ngộ nhập, ngay đó cứ nắm chặt câu thoại đầu sở tham hai ba mươi năm, đầu đuôi xâu suốt liền nhau chẳng chịu buông bỏ. Lâu ngày tình vọng tiêu hết, sau khi khai ngộ hễ có người học đến thỉnh-ích, ắt muốn họ hạ thủ công phu khán thoại đầu khởi nghi tình. Những bậc thầy loại nầy dạy người tuy khó thấm vào, song trước sau chẳng làm hư hỏng căn tánh người học.

Từ khi có Thiền Tông đến nay tuy nói: "Trực chỉ nhân tâm", nhưng vào cửa có muôn đường ngàn lối bất đồng. Bởi vì các bậc thầy tuy đều căn cứ vào một cái lý "trực chỉ" mà theo căn tánh người và chỗ ngộ nhập của chính mình chẳng đồng, vì thế dẫn dụ chẳng đồng, nhưng chỗ chí lý cứu cánh là một, đều là liễu thoát việc lớn sanh tử, ngoài ra không làm việc gì khác. Chúng sanh tâm thức sai khác nhau rất nhiều chẳng thể một phen ỉa (ngộ) liền thôi.

Lại có thuyết nói: "Sau khi ngộ cần phải gặp thiện tri thức", hoặc có thuyết nói: "Được chỗ ngộ nhập rồi cần phải thật tiễn bảo nhậm". Đó đều là chỗ ngộ chưa triệt để, còn kẹt ở dị chấp, chẳng thể gỡ niệm cởi trói cho người, cho nên mới có nói: "Gặp thiện tri thức và thật tiễn bảo nhậm"; nếu ngộ triệt để thì không có nói như thế. Cổ nhân tuy chẳng khán công án khởi nghi tình, chỉ vì lúc chưa ngộ, các ngài dụng tâm cùng với người thời nay khác hẳn. Nếu dạy người thời nay chẳng hạ thủ công phu, thì họ đều ngồi trong cái lưới điên đảo.

Cổ nhân có nói: "Dựa vào người khác để hiểu là làm chướng ngại cửa ngộ của mình". Kinh Viên Giác nói: "Chúng sanh đời mạt pháp hy vọng thành đạo, chẳng cho cầu ngộ, chỉ thêm đa văn, tăng trưởng ngã kiến".

II. Việc lớn sanh tử là từ vô lượng kiếp về trước trôi nổi đến ngày hôm nay, chẳng phải một sớm một chiều mà thành. Hôm nay muốn lật ngược lại cái sanh tử căn trần trôi nổi từ vô lượng kiếp nầy chẳng phải là chuyện dễ!
Phải lấy chí khí quyết định đem hết cuộc đời nầy làm kỳ hạn. Đời nầy nếu chưa xong, thì đời sau, kiếp tới tiếp tục làm nữa! Phải biết việc nầy không có chỗ cho ông ra sức, không có chỗ cho ông nôn nóng, không có chỗ cho ông dụng tình; càng ra sức càng mê muội, càng nôn nóng càng lăng xăng, càng dụng tình càng hôn trầm tán loạn. Chỉ cần tất cả chỗ đều mật mật thiết thiết nắm chắc một câu thoại đầu sở tham, tất cả chỗ chẳng được buông bỏ, chẳng được gián đoạn, chỉ như thế mật mật thiết thiết như mèo chăm rình bắt chuột mà tham cứu đi!
Thứ nhất, chẳng nên lập kỳ hạn.

Thứ hai, chẳng nên tránh huyên náo cầu yên tịnh.

Thứ ba, chẳng nên chọn lựa cảnh duyên.

Thứ tư, chẳng nên đem tâm chờ ngộ.

Thứ năm, chẳng nên tính kể công trình.

Thứ sáu, chẳng nên tìm phương tiện khác.

Thứ bảy, chẳng nên gặp chướng nạn mà lo buồn.

Thứ tám, chẳng nên gặp thuận mà vui mừng.

Thứ chín, chẳng nên sanh tâm khiếp sợ.

Thứ mười, chẳng nên lấy bỏ, nương tựa, chống trái.

Lìa mười việc nầy, chỉ thận trọng giữ lấy câu thoại đầu: "Khi tứ đại tan rã hướng vào chỗ nào an thân lập mạng?". Hết cuộc đời nầy cho đến đời vị lai, chỉ như thế cứ hướng tới trước. Nếu hiện tại tham chẳng được cũng chẳng nên đổi câu thoại đầu sở tham. Thiền nhân Anh hãy cố gắng!.

21. KHAI THỊ THƯỢNG NHÂN KHÔNG ở HẢI ĐÔNG
Phật Tổ chẳng nỡ thấy ông có sanh tử tình thức như ngọn đèn,tựa giọt nước không có lúc tạm dừng. Cái chỗ chẳng dừng ấy chẳng kẹt thanh thì kẹt sắc, chẳng kẹt không thì kẹt có, chẳng kẹt công dụng thì kẹt vô vi, chẳng kẹt thánh thì kẹt phàm, niệm niệm chẳng dừng gặp chỗ nào cũng dính mắc. Chỗ dính mắc ấy là cái sanh tử dao chặt chẳng đứt, cưa xẻ chẳng ra. Phải biết sanh tử tình thức nầy ở trong cứu cánh không biến thành cứu cánh có, tự trói, tự buộc chưa từng có chút gián đoạn.

Ngày nay thật muốn giải quyết xong một đoạn sanh tử chẳng chút gián đoạn nầy thì phải lập tức phát khởi tâm chân chánh, quyết định chẳng gián đoạn, đề khởi câu thoại đầu của cổ nhân một cách miên mật, cùng nó cứu cánh đi! Một đoạn công phu nầy thật không có chỗ cho ông suy lý, không có chỗ cho ông tìm hiểu, không có chỗ cho ông hoà hội, cũng không có chỗ cho ông trốn tránh, chỉ có lòng tin chân thật nầy đưa ông nhập vào mà thôi.

Các vị tôn túc thời gần đây phần đông chẳng lấy việc lớn sanh tử làm điều thiết yếu cho người học. Thường thường chỉ muốn cho người học chóng hiểu thiền đạo cho nên hay đem những lời thiển cận ra dẫn dụ người học, làm tăng thêm tri giải của họ. Dẫu cho biết được hoàn toàn, hiểu được minh bạch, nếu chẳng từng ở trên việc sanh tử tình thức ngộ một phen thì đều là kẻ si cuồng chạy ở bên ngoài. Huống là người học lại tự không có chí khí quyết định, thường thường hạ thủ công phu một thời gian mà không chỗ ngộ nhập bỗng khởi niệm khác mà tự không hay biết, không đủ tư cách làm Tông Sư mà muốn đi ra dạy người, chỉ biết nói sôi nước miếng trong miệng, dù nói được nhiều lời hay đẹp, cũng chỉ là cùng với đạo toàn trái, đều không có chỗ đúng.

Người tham thiền cần phải hai ba mươi năm chẳng đổi, chẳng khác, chẳng động, chẳng lay, cho đến hô hoán bất hồi đầu, la lung bất khẳng trụ (nghe réo cũng không quày đầu lại, cũi lồng cũng không trụ) nghĩa là dù cho lời nói cao siêu hơn Phật cũng chẳng nghe, đắc quả Phật cũng chẳng trụ, chẳng chấp đây, chẳng chấp kia, chẳng chấp thánh, chẳng chấp phàm. Tuy nói chẳng chấp tất cả mà cũng chẳng cho là chẳng chấp tất cả, chỉ duy nhất có một câu thoại đầu sở tham niệm trước cũng thế ấy, niệm sau cũng thế ấy, chỉ có một cái tâm muốn giải quyết xong sanh tử vô thường, dằng dặc sừng sững đuổi chẳng đi, lay chẳng động, đề khởi câu thoại đầu "Khi tứ đại tan rã, hướng vào chỗ nào an thân lập mạng. Chỉ ở ngay câu thoại đầu nầy hỏi để khởi nghi tình, quyết định muốn biết chỗ an thân lập mạng". Chính đương lúc hạ thủ như thế, nếu bỗng có người đem trăm ngàn thiền đạo Phật pháp rót vào trong tâm của ông, ông cũng phải lập tức mửa ra, thà có thể hết một báo thân nầy chẳng ngộ chứ cương quyết chẳng chịu trong lúc chưa ngộ nhiễm tập một mảy may tri kiến giải hội thiền đạo Phật pháp, cũng chẳng ở lúc chưa ngộ khởi một mảy may tâm niệm muốn hiểu thiền đạo Phật pháp. Bởi vì thiền đạo Phật pháp không có chỗ cho ông hiểu; kiến văn giác tri không có chỗ cho ông tránh; tình thức hư vọng không có chỗ cho ông dứt; sanh tử vô thường không có chỗ cho ông giải quyết xong. Ông nếu toan khởi một mảy may tâm niệm muốn hiểu, muốn tránh, muốn dứt, muốn xong thì càng chẳng tương ưng. Vì thế, việc nầy cổ nhân dụ như đống lửa lớn, trừ phi bậc đại trượng phu chân thật gan dạ chẳng màng đến tánh mạng, phóng thân thẳng vào chẳng còn do dự, cũng không có một chút dị kiến, mà chỉ muốn giải quyết xong sanh tử vô thường. Lâu ngày thuần thục bất giác bất tri nhồi thành một khối mở toang chánh nhãn thấy suốt cội nguồn, mới biết thiền đạo, Phật pháp chẳng đợi hiểu mà hiểu, kiến văn giác tri chẳng đợi quên mà quên, tình thức hư vọng chẳng đợi dứt mà dứt, sanh tử vô thường chẳng đợi xong mà xong. Đây gọi là việc tham học xong, là thời tiết buông tay đến nhà. Đến đây còn muốn ông phải lật đổ lưới kiến chấp, đập vỡ hang pháp, quét qua bên kia, ném bỏ thân ra ngoài vũ trụ mới đủ tư cách là người gieo hạt giống Thiền Tông.

Ông nếu ngộ rồi lại còn ngồi ở chỗ ngộ, tất cả chỗ dính tay buộc chân, thì ông không có phần đại giải thoát. Cổ nhân một đời xong việc. Há chịu theo duyên cảnh che giấu tâm trộm cắp (thâu-tâm), lén động biển thức mà luống qua năm tháng ư? Nói thì nhiều lời, hãy nhớ lời cổ nhân dạy:
Cố gắng đời nầy giải quyết xong,
Đừng cho muôn kiếp chịu tai ương.

Là đủ rồi!

22. KHAI THỊ THIỀN NHÂN VIÊN
Giới tức là giới ở trên đạo. Đạo tức là đạo ở trong giới. Tên gọi tuy hai mà lý chẳng hai.

Tại vì sao trì giới? Vì sanh tử.

Tại vì sao học đạo? Cũng vì sanh tử.

Nếu là tâm vì sanh tử thống thiết thì chẳng mong giới mà giới tự trì, chẳng hướng đạo mà đạo tự tấn. Ông nếu thật tâm chẳng vì việc lớn sanh tử thì trì giới cũng chẳng phải, học đạo cũng chẳng phải.


23. KHAI THỊ THIỀN NHÂN VẬN
Tham thiền chỉ cần thống thiết vì việc lớn sanh tử, đơn đề câu thoại đầu sở tham, ở trong động tịnh, rảnh rang, vội gấp đều tham, quyết chẳng nên chấp ngồi làm công phu. Ông nếu chấp ngồi, chấp tịnh, lại lầm nhận cảnh giới khinh an tịch tịnh trong thân, lâu ngày ắt sanh ra trăm ngàn thứ thiền bệnh, Phật cũng chẳng thể cứu. Ông chẳng thấy cổ nhân vốn chẳng từng hướng trên bồ đoàn, chỉ lấy các duyên động dụng cùng nó đối địch. Chỉ là cái chánh niệm muốn tham cứu cho rõ việc sanh tử nầy dằng dặc chẳng bỏ, đau đáu chẳng thôi. Lúc ấy bất tri bất giác hướng vào chỗ không biết phải làm sao ấy độc thoát (ngộ), bèn là lúc tâm không thi đậu. Trừ cái nầy ra, không có phương tiện nào khác.

Thiền nhân Vận hãy như thế tham đi!
24. KHAI THỊ ĐẦU ĐÀ ĐẠO GIẢ CHÍ-THÀNH
Muốn là người học đạo chân chánh có bản sắc, cần phải chịu được sự lao nhọc, cam được sự đạm bạc, nhẫn được sự đói lạnh; giữ được sự nghèo khổ, đảm đương được nhiệm vụ nặng, quên được danh lợi, bỏ được ân ái, trì được giới luật, làm được công phu, liễu được sanh tử, tham được thiền đạo, ngộ được Phật pháp. Những sự nghiệp nầy một vai gánh vác được rồi, lại còn cần ông chẳng thấy cái dở của người, chẳng ỷ cái hay của mình, chẳng khoe kiến văn của mình, chẳng bị thanh sắc làm mê hoặc, trong 24 tiếng đồng hồ đóng hai miếng da miệng lại, dựng đứng chí nguyện muôn năm một niệm, thường giữ chánh niệm, thủ hộ thân tâm chẳng rơi vào cảnh duyên, chẳng sanh yêu ghét. Nếu như hạnh đó chẳng dời, giữ đó chẳng đổi thì một cành hoa giơ lên trong hội Linh-Sơn, sẽ chẳng nhường lão Ẩm-Quang (Ngài Ca-Diếp) mỉm cười ở trước trăm vạn đại chúng, mới chẳng cô phụ ông lìa cha mẹ, bỏ thế duyên, cạo râu tóc, mặc áo rách, hành khổ hạnh làm người học đạo. Nếu như chẳng được như vậy thì miệng ăn cơm của người, thân mặc áo của người, đầu đội mái nhà của người, chân đạp trên đất của người, ngây ngây chẳng tỉnh, ngốc ngốc chẳng biết, một báo thân nầy bỗng kết thúc phải thay hình đổi dạng trả nợ cho thí chủ, lưu chuyển, luân hồi, có ích gì đối với lý đạo đâu.

Đạo giả Chí-Thành viết thư cầu pháp ngữ để cảnh sách suốt đời.

Tôi nói kệ khai thị:
Tham thiền học đạo yếu đồ thành.

Kiếm nhẫn băng lăng túng bộ hành
Hành đáo lộ cùng hồi thủ xứ
Đường tiền tam bảng phóng thiên thanh.

Dịch nghĩa:
Tham thiền học đạo muốn mong thành
Kiếm bén băng trơn bước một mình
Đi đến cùng đường quay đầu lại
Nghe ba tiếng bảng xả tham thiền.


25. KHAI THỊ THỦ TỌA DƯỠNG TRỰC MÔNG
Sơ Tổ Thiếu-Lâm nói :"Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Chữ trực của trực chỉ là lìa nói năng, có nói năng ắt chẳng phải trực. Bặt suy nghĩ, vừa suy nghĩ thì chẳng phải trực. Không tạo tác, toan tạo tác thì chẳng phải trực. Diệt tu chứng, có chút dính dấp đến tu chứng thì chẳng phải trực. Từ đó truyền xuống sáu đời đến Tổ Tào Khê, Ngài bảo :"Nói đến trực chỉ đã là quanh co rồi". Ngay dưới lời nói nầy còn dung được cái đạo lý nào!
Cổ-nhân bất đắc dĩ dạy ông buông bỏ, thôi nghỉ. Lại dạy ông một niệm chẳng sanh, cho đến những lời như thiện ác đều chớ nghĩ v.v..., suy nghĩ như thế đều chẳng trực rồi.

Thủ-Toạ Mông, hiệu Dưỡng-Trực có chí muốn dưỡng cái trực của trực-chỉ chỉ cần đem câu thoại đầu "Triệu Châu vì sao nói chữ KHÔNG?" đặt ở trong lòng, chớ hỏi một niệm sanh hay chẳng sanh, đạo lý trực hay chẳng trực, đứng vững gót chân,liều một đời thật sự dốc cả thân tâm lập chí, quyết định chỉ tham cứu như thế. Nếu nghi chẳng khởi tham chẳng được, nắm chẳng chắc, dựa chẳng ổn, đều chẳng nên mống khởi một niệm thứ hai nào khác, phải ở chỗ hạ thủ chẳng được mà hạ thủ, chỗ làm chẳng được mà làm. Chỉ có cái chánh niệm chân thật thống thiết vì việc lớn sanh tử chẳng đổi chẳng khác, nói gì hai mươi năm, ba mươi năm, vách đứng muôn trượng suốt đời tham đi! Tham đến tình vọng tiêu, tri giải hết, bất tri bất giác hoát nhiên khai ngộ như người ngủ say tỉnh mộng thấy toàn thân đổ mồ hôi mới thấy Duy-Ma-Cật nói :"Trực tâm là đạo tràng vì lìa các quanh co ". Trên từ chư Phật, dưới đến chúng sanh, lớn như hư không, nhỏ như hạt bụi không có một chút lý nào chẳng trực, đó là cái hiệu Dưỡng-Trực. Cần phải một phen như thế ấy thì trực chẳng đợi dưỡng mà tự trực. Như chẳng liễu ngộ, dẫu cho ông có ngàn thứ tri kiến cũng chỉ thêm quanh co mà thôi.

Hãy cố gắng lên!

26. KHAI THỊ TÒNG THIỀN NHÂN ở NAM-TỪ
Tòng thẳng, gai cong, hạc trắng, quạ đen, nghĩ ngợi thì chẳng được ngộ, cách xa quê nhà trăm ngàn dặm.

Tăng hỏi Triệu-Châu :
* Vạn pháp quy về một, một quy về chỗ nào?
Triệu-Châu đáp :
* Ta ở Thanh-Châu có may một chiếc áo vải nặng bảy cân.

Toàn thể không còn chỗ che giấu
Đương cơ từng chẳng kẹt ngữ ngôn.

Chỗ nầy, ông thông minh chẳng được, học giải chẳng được, suy lý chẳng được, tính lường chẳng được. Cần phải ba tấc mạng căn của mình thình lình bị cắt đứt, bặt tri giải, quên năng sở, tự nhiên mỗi bước siêu việt, mỗi nhịp đều đúng. Nếu chưa đến chỗ chánh đáng chân thật thuần thục nầy thì chưa khỏi trong 24 tiếng đồng hồ ở trong ruộng bát thức thường có hai người làm chủ. Một người nghĩ đến sanh tử vô thường, muốn giải quyết cho xong đạo nghiệp. Còn một người bỏ cảnh giới thuận nghịch yêu ghét thế gian chẳng nổi. Muốn làm đến chỗ xong xuôi, mà hai người nầy còn ở trong tự tâm thì chỉ thấy công phu hôm nay làm chẳng được, ngày mai cũng làm chẳng được, năm nay cũng phí sức, sang năm cũng phí sức. Vì phí sức mà làm chẳng được nên dần dần thối lui. Trong thiên hạ, người hạ thủ công phu chẳng được mà thối lui phần nhiều đều như vậy. Vì thế tiên sư (Ngài Cao Phong) thường dạy người học đạo, chẳng khởi niệm thứ hai, lâu ngày tự nhiên tương ưng.

Gọi cái gì là niệm thứ hai?
Đó là ông mở to đôi mắt giữa thanh thiên bạch nhật mà ở trên thoại đầu dựa chẳng vững, nắm chẳng chắc, nên ở trên niệm tham thoại đầu, đối với các cảnh thế gian, thân tâm, tình thức v.v... chợt sanh một niệm nhỏ như hạt cải, chính đó là niệm thứ hai. Chỉ một cái niệm thứ hai nhỏ như hạt cải nầy bèn lập tức cùng với ngàn muôn ức sanh tử giao tiếp, há tham thiền là việc dễ dàng ư?
Ngày nay học đạo chính là vì mình có một thứ sanh tử vô thường, hận chẳng thể một hơi thoát ra, lại đâu chịu chần chờ năm tháng, hao phí thời giờ, lấy tánh chạy theo tình, ngồi đợi chìm đắm! Ngài Đức-Sơn nói :"Mảy may hệ niệm là nghiệp nhân của tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), chớp mắt tình sanh là gông xiềng muôn kiếp". Lời nầy nói đến chỗ tận cùng vậy.

Ông Tòng ở Nam-Từ viết thư cầu pháp ngữ, tôi đáp như thế và nói bài kệ :
Nhất quy hà xứ thoại đầu thông
Phật Tổ tề giao lập hạ phong
Môn hộ thục vân tương dục đoạ
Tu trì sanh trụ hữu trường Tòng.

Dịch nghĩa :
Một về chỗ nào thoại đầu thông
Phật Tổ thảy đều đứng hạ phong
Tông môn ai nói sẽ suy sụp
Ra tay chống đỡ có ông Tòng.


27. KHAI THI THIỀN NHÂN VÔ-ẨN-HỐI
I. Pháp pháp chẳng ẩn tàng (che giấu), xưa nay thường hiển lộ.

Ông tính dùng mắt để thấy thì đã ẩn tàng rồi. Việc nầy cần phải ngộ mới được.

Ông nếu chưa từng chân chánh liễu ngộ, nói ẩn tàng cũng chẳng được, nói chẳng ẩn tàng cũng chẳng được. Ông nếu quả nhiên thật có ngộ thì nói ẩn mà chẳng ẩn thì cũng được, nói chẳng ẩn mà ẩn cũng được. Nói ẩn mà chẳng bị sự che giấu câu thúc. Nói chẳng ẩn mà chẳng bị sự hiển bày làm ngại. Đây gọi là cấp cho, đoạt lại tự tại, cả hai đều xong xuôi tốt đẹp. Nếu chưa từng đích thân đến chỗ nầy, điều thiết yếu là chẳng nên gấp gáp ẩn núp trong ý thức tình vọng. Chỉ cần đề khởi câu thoại đầu sở tham không nghĩa lý, không mùi vị ngay ở trước mắt, chẳng nên khởi cái niệm thứ hai nào khác. Thường khiến cho trong lòng lạnh như băng tuyết, ngốc như cây mục, rỗng như hư không, bền như vàng đá, suốt cả một đời chẳng đổi thay, chẳng buông lung, chẳng cầu bên ngoài, chẳng gián đoạn, cho đến chẳng cách một niệm hướng tới trước làm đi. Lâu ngày nắm được chắc, hướng vào chỗ bất tri bất giác hoát nhiên rỗng sáng, ấy là tâm không thi đậu. Như thế mới chẳng cô phụ cái chí nguyện xuất gia hành cước.

Người học đạo ngày nay phần nhiều chẳng chịu hạ thủ tử công phu như thế, chỉ muốn cướp giật đồ hư giả, nói càn về thiền đạo, hủy hoại chánh nhân, làm chủng tộc ngoại đạo, chẳng phải là chỗ pháp môn kỳ vọng.

Thiền nhân Hối, hiệu Vô-Ẩn hãy nói xem lúc ẩn là ẩn cái gì? Lúc chẳng ẩn là chẳng ẩn cái gì? Nếu mạng căn chưa cắt đứt, rất kî thông tin tức bướng.

II. Tận mười phương thế giới dù muốn ẩn cũng chẳng được, muốn hiển cũng chẳng được, muốn nhận cũng chẳng được, cho đến muốn bỏ chẳng màng đến cũng chẳng được, tất cả dụng tâm đều chẳng được. Cần phải liễu ngộ, toàn thân thấu nhập, chẳng kẹt phương tiện, chẳng nương tác dụng, chẳng còn tu chứng, chẳng trụ công dụng, cho đến chẳng nương tựa một vật, như nước nhập vào nước, như hư không hợp với hư không. Sau đó ngay cả cái dấu vết để nhập, để hợp cũng không có chỗ đặt để. Đây gọi là pháp môn nhất tướng tam-muội vô-công-dụng.

Ngày nay, thường thường người ta nghe nói đến vô-công-dụng, bèn muốn đem tâm lãnh hội. Nếu đem tâm lãnh hội cái vô-công-dụng thì thành ra trụ vào công dụng rồi. Ngay đó dùng một chút tâm cũng chẳng được. Duy có một câu thoại đầu vô nghĩa vô vị, chỉ muốn ông tin cho nổi, dựa cho ổn, nắm cho chắc tất cả chỗ chẳng khởi niệm thứ hai, chỉ như thế tham đi! Nếu tham chẳng thấu cũng chẳng nên khởi cái niệm thứ hai nào khác để cầu phương tiện, tìm sự trợ giúp, vì đều chẳng dính dáng! Chỉ cần tin cho nổi, cứ như thế tham đi! Lâu ngày tự nhiên bất tri bất giác ngộ nhập. Đã ngộ rồi gọi tối làm sáng cũng được, nói ẩn làm hiển cũng được, tất cả việc làm đều chẳng lầm lỗi.

Thiền nhân Hối viết thư cầu cảnh sách, tôi viết pháp ngữ nầy khai thị. Chỉ cần dốc lòng tin, quyết chẳng gạt nhau.


28. KHAI THỊ THIỀN NHÂN BÁCH-TÂY-ĐÌNH
Tăng hỏi Triệu Châu:
* Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang?
Triệu Châu Đáp:
* Cây bách trước sân.

Thường thường người chẳng biết ý của Ngài Triệu Châu, chú giải rằng: "Ngay nơi sắc rõ tâm, dựa vào vật để hiển lý". Tự nhiên tay cầm miệng nói đều có thể đáp, ngay lúc ấy nói: "Dưới suối dòng nước dài cũng được, trên bờ hoa đào đỏ cũng được". Ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang nếu như thế chú giải được đi, thì người có chút thông minh đều có thể đem văn tự ngữ ngôn lãnh hội qua. Ý Tổ Sư chỉ thành ngôn ngữ lưu thông, muốn giải quyết cho xong việc lớn sanh tử vô thường có khác nào ôm củi chữa lửa.

Ý Tổ Sư cần phải ngộ mới được. Nếu chưa từng chân chánh hướng dưới gót chân chân-thật ngộ đi, thì dẫu cho ông đem cái tư thất thông minh hiểu hết một ngàn bảy trăm tắc dây dưa, (công án), nói được vẹn toàn như đựng nước trong bình không rỉ chảy, người có chánh nhãn xem, quả cũng đâu khác gì kẻ si cuồng chạy ở bên ngoài.

Từ xưa, Phật Tổ mắt chẳng nỡ thấy chúng sanh bị mê vọng tự che lấp nên bất đắc dĩ thốt ra một lời nửa câu như kiếm bén thổi lông (suy mao kiếm), như vòng lửa bằng sắt nóng, chém thẳng vào mặt, muốn cắt đứt mạng mạch của người, độc thoát căn trần, sạch trọi trơn, làm người đạo nhân tự tại chứ đâu chịu dạy người hướng lên trên ngữ ngôn nhai nuốt, trở lại càng thêm mê vọng, tự trói buộc mình ở trong sanh tử, chẳng những cô phụ cổ nhân mà cũng cô phụ chính mình, há là việc nhỏ ư?
Người chân chánh tham học đem cả cuộc đời hướng đến công phu, nếu chẳng khai ngộ thì cứ tiếp tục ở đời sau, kiếp khác quyết định phải ngộ, đâu chịu bị cỏ buộc, giấy gói, miệng nói tai nghe mà thôi ư?
"Trước khi cha mẹ chưa sanh, cái gì là bản lai diện mục của ta ?". Người có chí muốn giải quyết xong việc lớn, phải lấy một đời nầy, chân đạp đến chỗ chân thật, vách cao muôn trượng tham đi! Chỉ cần tâm không duyên theo cái nào khác, ý bặt hư vọng, lâu ngày chẳng lui sụt, thì lo gì chẳng ngộ ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang.

Thượng nhân Bách-Tây-Đình hãy cố gắng! Cẩn thận chớ tự phụ thông minh mà bị rơi vào ý thức, Phật cũng chẳng cứu được!
Lão huyễn tôi viết như thế.


29. PHÁP NGỮ TRÍCH TỪ BỘ QUẢNG LỤC
Học đạo cần phải đầy đủ năm thứ chánh tín:
1. Phải tin cái ông chủ mừng giận, buồn vui trong tâm của mình toàn thể cùng với chư phật chẳng thiếu mảy may.

2. Phải tin từ vô lượng kiếp đến nay cùng sắc thanh, yêu ghét nhiễm thành tập khí lưu chuyển kết thành một thứ sanh tử vô thường, ở trong thân tứ đại niệm niệm trôi chảy, đổi mới không ngừng.

3. Phải tin người xưa chỉ dạy một lời nửa câu như thanh Ỷ-thiên trường kiếm, luôn luôn bức bách đến chỗ tận cùng để cắt đứt mạng căn của người học.

4. Phải tin công phu hằng ngày chỉ sợ không làm, chứ làm mãi không ngừng niệm niệm tinh chuyên thì chắc chắn có ngày thấu thoát.

5. Phải tin sanh tử vô thường chẳng phải là việc nhỏ. Nếu chẳng phấn chí quyết định để mong độc thoát thì không có cách nào để tự khỏi cái khổ tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

Lại có ba pháp làm con đường tắt để tấn đạo:
* Mắt huệ sáng
* Lý tánh thông
* Chí kiên cố
Mắt huệ sáng thì chiếu phá cảnh giới hiện lượng thân tâm thế gian, tất cả thị phi, yêu ghét, lấy bỏ, được mất, giàu nghèo, thọ yểu, khổ vui v.v... đều là duyên mộng huyễn, trọn không thật nghĩa mà chẳng khởi phân biệt.

Lý tánh thông thì đối với ngữ ngôn danh tướng của Phật Tổ thuở xưa nói ra, cho đến pháp yếu sai biệt của Thánh hiền trong tam-giáo và bách gia chư tử đều hội quy về một nguồn chẳng sanh dị kiến.

Chí kiên cố thì từ ngày hôm nay cho đến tận đời vị lai chẳng hỏi gần xa, nếu chẳng triệt chứng, quyết định chẳng thôi.

Ba pháp nầy, nếu đủ pháp thứ nhất mà thiếu pháp thứ hai và thứ ba, chỉ thành một người vô sự.

Đủ pháp thứ hai mà thiếu pháp thứ nhất và thứ ba, chỉ thành người linh lợi.

Đủ pháp thứ ba mà thiếu pháp thứ nhất và thứ hai, chỉ thành người vác bảng (*).

Phải biết đạo nầy như đi đường xa ngàn dặm, nếu đủ pháp thứ nhất và pháp thứ hai, mà thiếu pháp thứ ba là như người đi chín trăm dặm rồi dừng.

Đủ pháp thứ nhất và pháp thứ ba mà thiếu pháp thứ hai thì chẳng khỏi khóc vì lối tẽ.

Đủ pháp thứ hai và thứ ba mà thiếu pháp thứ nhất, tôi biết người nầy chạm vật bị kẹt.

Ba pháp hoàn toàn đầy đủ, tuy chưa cất bước, tôi dám bảo đảm người nầy chẳng khác gì người đã đến nhà, còn phải hỏi về đường lối nữa ư?

GHI CHÚ
(*) Người vác bảng: Người chỉ lo hạ thủ công phu một cách tích cực, nhọc mà không thông đường lối.


Người học đạo không ai chẳng nói sanh tử là việc lớn. Đến khi bị hỏi cái gì là sanh tử, thì mờ mịt không biết đường trả lời. Hoặc có người cho rằng tại người ấy chẳng biết mới hỏi, nên thong thả nói: ông đã chẳng biết sanh tử là cái gì. Nay phát tâm vì sanh tử không phải là hư vọng sao?
Luận về việc lớn sanh tử nếu chẳng biết lý của sanh tử thì gia công học đạo vô ích. Ví như người tịch cốc, bảo họ cấy cày, dù cho có miễn cưỡng nghe lời, không bao lâu cũng lười biếng bỏ bê. Sao vậy? Vì người tịch cốc đã quên đói thì lúa thóc cũng đâu có chỗ dùng, giống như người học đã không biết manh mối của sanh tử thì tham học để làm gì? Hoặc giả miễn cưỡng cho rằng: "Sanh chẳng biết từ đâu đến, chết chẳng biết đi về đâu, ấy là sanh tử". Đây thật là lời nói ngông cuồng. Dẫu cho biết được chỗ đến, chỗ đi, thì ngay cái chỗ "biết" đó rõ ràng là sanh tử. Lấy sanh tử để thoát sanh tử, không có lý ấy.

Phải biết sanh tử nguyên không có thể tánh. Nhân mê tự tâm lầm chạy theo luân hồi thành ra có sanh tử. Ví như khí lạnh kết nước thành băng, khí lạnh chợt tiêu thì băng trở lại thành nước. Chất chứa mê nơi tâm, lầm kết sanh tử cũng vậy. Chỗ mê đã ngộ thì tâm thể trạm nhiên (như nước yên lặng trong suốt), muốn tìm sanh tử như người ngủ thức dậy tìm lại việc trong mộng, đâu có lẽ nào được!
Phải biết sanh tử vốn không, nhờ ngộ mới biết niết bàn vốn có, vì mê nên không hay. Hoặc chẳng thể triệt ngộ tự tâm mà muốn giải quyết xong việc lớn sanh tử thì có khác nào chẳng rút bỏ củi lửa mà muốn nồi nước đừng sôi, lý đó làm sao có được!
Liễu thoát sanh tử không gì thân thiết hơn ngộ tâm. Ngộ tâm không gì hơn sự lập chí. Quên lạnh nóng, bỏ ăn ngủ, không tình vọng, một niệm nầy ở chỗ động tịnh như binh hùng tướng mạnh phòng thủ thành trì nghiêm ngặt, giặc chẳng thể nào xâm phạm được. Cổ nhân gọi đó là chánh chí. Như vậy tâm như tường vách, thình lình khai ngộ.Ngộ rồi chẳng những sanh tử không tịch mà Niết-Bàn cũng không có chỗ đặt để. Bằng không, thì sanh tử cùng mê vọng giao kết từ nhiều kiếp xa xưa đến tận đời vị lai, lưu chuyển không chút gián đoạn, gọi đó là việc lớn sanh tử, há là lời hư dối ư?

Tâm chẳng mê chẳng đọa sanh tử. Nghiệp chẳng buộc chẳng thọ hình hài. Ái chẳng nặng chẳng vào Ta-Bà. Niệm chẳng khởi chẳng sanh nghiệp lụy. Bởi nhân mê khởi vọng, do vọng sanh chấp. Thuận theo chỗ chấp ấy thì cái niệm yêu thích lăng xăng mống khởi. Nghịch với chỗ chấp ấy thì cái thói quen giận ghét bừng bừng nổi dậy. Tình yêu ghét phát khởi thì dấu vết sanh tử động chuyển trôi chảy đổi mới chẳng dừng, niệm niệm nối nhau, cho đến một khoảnh sát na đủ tám trăm sanh diệt, há đợi trăm năm tắt thở, sau đó mới là sanh tử ư?
Nguyên chỗ mê kia vốn không có tự tánh, cũng không có chỗ khởi, mà chính vì mình từ vô lượng kiếp lâu xa đến nay, chẳng thể hội gốc đạo, mất đi tự tâm mà ra. Ngày hôm nay, muốn được tâm nầy, chẳng bị mê vọng lôi cuốn, không có phương tiện nào khác hơn là chỉ đề khởi câu thoại đầu: "Chết rồi, thiêu xong, cái gì là tánh của ta?". Trong 24 tiếng đồng hồ như cầm thanh kiếm bén kim cương trên tay, trước hết hướng vào trong ruộng thức thứ tám, tận lực chém một nhát như chém một cuộn chỉ rối, một nhát đứt hết. Chỗ thấy của mắt đã đứt, chỗ nghe của tai cũng đứt, cho đến mũi lưỡi thân ý, hương vị xúc pháp đồng thời đều đứt. Việc quá khứ đã dứt, việc hiện tại đang dứt, việc vị lai sẽ dứt. Lục soát hết trong lòng không có cái để dứt, và cái dứt cũng dứt. Cái dứt đã dứt thì cái dứt cũng chẳng lập. Cái dứt đã chẳng lập thì cả pháp giới đều là tự tâm. Trong ấy không có cái năng dứt và sở dứt. Năng sở đã không thì thấy nghe hay biết không có chỗ đặt để. Đến chỗ nầy tức là chỗ buông bỏ thân mạng của chư Phật, Bồ Tát, thiện tri thức thuở xưa, cũng là chỗ hoàn toàn thôi nghỉ, chỗ đại giải thoát, chỗ đại an lạc, cũng là tam muội chẳng lìa thế gian mà thành tựu xuất thế gian. Tam muội nầy vào tay, tìm cái yêu cũng chẳng thể được, tìm cái ghét cũng chẳng thể được. Ở chỗ chẳng thể được (bất khả đắc) xem lại các pháp hữu vi thế gian thấy như giấc mộng đêm qua. Như trong Kinh nói:
"Cực tịnh sáng cùng khắp
Tịch chiếu trùm hư không
Trở lại xem thế gian
Giống như việc trong mộng"
Như hiện nay, người rõ biết việc nầy như mộng, chính đang lúc nói, con người nói nầy cũng là ở trong mộng, hà huống nói xong rồi, âm thanh tan mất, tình theo cảnh đổi thay!
Nhà mộng ba cõi lăn lóc chẳng dừng, nếu chẳng phấn chí ra sức đại tinh tấn gan dạ nhảy một cái ra khỏi cái nhà đại mộng nầy, ở giữa thanh thiên bạch nhật, mặc áo cả cười một tiếng khoái chí bình sanh, nếu quyết lấy mộng đi vào mộng, phan duyên lẫn nhau, chạy theo vọng trần, đọa vào địa ngục Vô-Gián, há chẳng cô phụ từ nhiều kiếp đến nay chư Phật, Bồ-Tát đã vì ông mà gieo hạt giống Bát-Nhã bồ đề ư?
Ông nếu chẳng phải đủ hạt giống sâu dày nầy, đâu được đời nầy ở chỗ giàu sang, trong nhà thập thiện, cho đến phát tâm vào đạo, cà-sa che thân, làm người nối dòng giống Phật. Ngày nay đến chỗ nầy, đã xuất gia rồi, đã làm Tăng rồi, đã gặp thiện tri thức rồi, đã nghe đạo rồi, cái điều ông còn thiếu đó, chỉ cần ra sức làm một phen để đích thân đến chỗ cứu cánh mà thôi. Huống là tuổi chưa già, sức còn sung, nếu chẳng lợi dụng lúc thân nầy còn mạnh khoẻ đi một hơi thẳng đến nhà thì chớp mắt bèn là vô thường, già bệnh đuổi gấp, đến lúc ấy tay chân rối loạn, lỗi sẽ về ai? Đem hết tất cả những cái tham, cái yêu, cái giận, cái si của cả một đời kiểm điểm qua một lượt đều dùng chẳng được. Trái lại, còn bị nó làm chướng ngại, trói buộc, che lấp, xoay chuyển, cuốn trôi, cô phụ cái nhân duyên tốt đẹp, làm người không biết hổ thẹn, bị Phật quở trách.

Phải biết, luân hồi nơi tam giới, ra vào trong bốn loài (Noãn, thai, thấp, hoá), lăn lóc lênh đênh chịu khổ liên tục. Như thế có gì đáng lưu luyến đâu, mà chẳng chịu siêu nhiên độc thoát! Người có chí lẽ nào lại làm như thế!

BÀI CA LIỀN THÔI
Đạo nhân nói thôi, lập tức thôi
Chẳng đợi sáng chiều hay xuân thu
Thôi nầy chẳng cách đệ nhị niệm
Chỉ ngay đương niệm tâm liền thôi.

Có người hỏi:
Đạo nhân vì sao thôi được chóng?
Luân hồi sanh tử, bánh xe quay
Tự hận từ lâu thôi chẳng được
Uổng bị câu thúc khổ trần lao.

Ngày nay còn chẳng chịu thôi đi
Ý mã, tình viên ngăn chẳng được
Theo thanh theo sắc nhảy như rận
Vừa chuyển cơ luân tìm chẳng được.

Hôm nay chẳng thôi, ngày nào thôi
Tuổi trẻ chẳng dừng như nước trôi
Xưa nay bao người chưa thôi nghỉ
Đầu lâu chất lại như núi đồi.

Thôi lại thôi, lại thôi thôi
Mặc kệ Bắc Uất Đơn Việt (1)
Đâu lo Nam Thiệm Bộ Châu
Chỉ đem một chữ THÔI nầy
Thiên cổ vạn cổ làm bạn lứa.

Ông thấy chăng?
Hai ngàn năm trước dòng Cam-Giá (2)
Chạy vào núi tuyết, lôi chẳng lay
Nhìn xem phú quí như hoa tuyết
Chẳng còn ở trong ba cõi ồn.

Từ đó thôi rồi thẳng đến nay
Mặt vàng ánh sáng trang nghiêm thân
Sen hồng ngàn cánh đỡ chân Phật
Chẳng nhiễm thế gian phiền não trần.

Bây giờ liền thôi còn chẳng sớm
Nếu chẳng liền thôi, luống áo não
Thế, xuất thế gian một lượt thôi
Lúc ấy mới đạt bồ đề đạo.

Thôi hết, bồ đề đạo cũng không
Mây trắng đè nát núi Tu Di
Rốt cuộc Phật cũng chẳng cần làm
Mặc tình bốn biển nổi chân-phong (3)

GHI CHÚ
(1) Là Bắc Cu Lô Châu
(2) Cam-Giá là mía. Dòng họ Thích Ca là con cháu của vua Cam-Giá.

(3) Mặc tình hoằng dương Thiền Tông ở khắp nơi.

VIỆT NAM]
E-MAIL: banbientap@thuvienhoasen.org
| tiddlyspot password:|<<option pasUploadPassword>>|
| site management:|<<upload http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi index.html . .  tosuthien>>//(requires tiddlyspot password)//<br>[[control panel|http://tosuthien.tiddlyspot.com/controlpanel]], [[download (go offline)|http://tosuthien.tiddlyspot.com/download]]|
| links:|[[tiddlyspot.com|http://tiddlyspot.com/]], [[FAQs|http://faq.tiddlyspot.com/]], [[blog|http://tiddlyspot.blogspot.com/]], email [[support|mailto:support@tiddlyspot.com]] & [[feedback|mailto:feedback@tiddlyspot.com]], [[donate|http://tiddlyspot.com/?page=donate]]|
/***
Description: Contains the stuff you need to use Tiddlyspot
Note, you also need UploadPlugin, PasswordOptionPlugin and LoadRemoteFileThroughProxy
from http://tiddlywiki.bidix.info for a complete working Tiddlyspot site.
***/
//{{{

// edit this if you are migrating sites or retrofitting an existing TW
config.tiddlyspotSiteId = 'tosuthien';

// make it so you can by default see edit controls via http
config.options.chkHttpReadOnly = false;
window.readOnly = false; // make sure of it (for tw 2.2)
window.showBackstage = true; // show backstage too

// disable autosave in d3
if (window.location.protocol != "file:")
	config.options.chkGTDLazyAutoSave = false;

// tweak shadow tiddlers to add upload button, password entry box etc
with (config.shadowTiddlers) {
	SiteUrl = 'http://'+config.tiddlyspotSiteId+'.tiddlyspot.com';
	SideBarOptions = SideBarOptions.replace(/(<<saveChanges>>)/,"$1<<tiddler TspotSidebar>>");
	OptionsPanel = OptionsPanel.replace(/^/,"<<tiddler TspotOptions>>");
	DefaultTiddlers = DefaultTiddlers.replace(/^/,"[[WelcomeToTiddlyspot]] ");
	MainMenu = MainMenu.replace(/^/,"[[WelcomeToTiddlyspot]] ");
}

// create some shadow tiddler content
merge(config.shadowTiddlers,{

'WelcomeToTiddlyspot':[
 "This document is a ~TiddlyWiki from tiddlyspot.com.  A ~TiddlyWiki is an electronic notebook that is great for managing todo lists, personal information, and all sorts of things.",
 "",
 "@@font-weight:bold;font-size:1.3em;color:#444; //What now?// &nbsp;&nbsp;@@ Before you can save any changes, you need to enter your password in the form below.  Then configure privacy and other site settings at your [[control panel|http://" + config.tiddlyspotSiteId + ".tiddlyspot.com/controlpanel]] (your control panel username is //" + config.tiddlyspotSiteId + "//).",
 "<<tiddler TspotControls>>",
 "See also GettingStarted.",
 "",
 "@@font-weight:bold;font-size:1.3em;color:#444; //Working online// &nbsp;&nbsp;@@ You can edit this ~TiddlyWiki right now, and save your changes using the \"save to web\" button in the column on the right.",
 "",
 "@@font-weight:bold;font-size:1.3em;color:#444; //Working offline// &nbsp;&nbsp;@@ A fully functioning copy of this ~TiddlyWiki can be saved onto your hard drive or USB stick.  You can make changes and save them locally without being connected to the Internet.  When you're ready to sync up again, just click \"upload\" and your ~TiddlyWiki will be saved back to tiddlyspot.com.",
 "",
 "@@font-weight:bold;font-size:1.3em;color:#444; //Help!// &nbsp;&nbsp;@@ Find out more about ~TiddlyWiki at [[TiddlyWiki.com|http://tiddlywiki.com]].  Also visit [[TiddlyWiki.org|http://tiddlywiki.org]] for documentation on learning and using ~TiddlyWiki. New users are especially welcome on the [[TiddlyWiki mailing list|http://groups.google.com/group/TiddlyWiki]], which is an excellent place to ask questions and get help.  If you have a tiddlyspot related problem email [[tiddlyspot support|mailto:support@tiddlyspot.com]].",
 "",
 "@@font-weight:bold;font-size:1.3em;color:#444; //Enjoy :)// &nbsp;&nbsp;@@ We hope you like using your tiddlyspot.com site.  Please email [[feedback@tiddlyspot.com|mailto:feedback@tiddlyspot.com]] with any comments or suggestions."
].join("\n"),

'TspotControls':[
 "| tiddlyspot password:|<<option pasUploadPassword>>|",
 "| site management:|<<upload http://" + config.tiddlyspotSiteId + ".tiddlyspot.com/store.cgi index.html . .  " + config.tiddlyspotSiteId + ">>//(requires tiddlyspot password)//<br>[[control panel|http://" + config.tiddlyspotSiteId + ".tiddlyspot.com/controlpanel]], [[download (go offline)|http://" + config.tiddlyspotSiteId + ".tiddlyspot.com/download]]|",
 "| links:|[[tiddlyspot.com|http://tiddlyspot.com/]], [[FAQs|http://faq.tiddlyspot.com/]], [[blog|http://tiddlyspot.blogspot.com/]], email [[support|mailto:support@tiddlyspot.com]] & [[feedback|mailto:feedback@tiddlyspot.com]], [[donate|http://tiddlyspot.com/?page=donate]]|"
].join("\n"),

'TspotSidebar':[
 "<<upload http://" + config.tiddlyspotSiteId + ".tiddlyspot.com/store.cgi index.html . .  " + config.tiddlyspotSiteId + ">><html><a href='http://" + config.tiddlyspotSiteId + ".tiddlyspot.com/download' class='button'>download</a></html>"
].join("\n"),

'TspotOptions':[
 "tiddlyspot password:",
 "<<option pasUploadPassword>>",
 ""
].join("\n")

});
//}}}
Hoà Thượng Thích Duy Lực
TT. Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
Vũ trụ hình thành do thời gian, không gian và số lượng, bao gồm:
A – Vật lý sinh mạng công trình học.

B – Triết lý sinh mạng công trình học.

A – Vật lý sinh mạng công trình học:
Thuộc sinh mạng hữu hình (thể xác) là vật chất thật tánh, có thể dùng lý luận logic biện chứng. Động lực gồm lực hấp dẫn vạn hữu, động lực hạt tử, làn sóng điện, làn sóng ánh sáng, tốc độ cao nhất là tốc độ ánh sáng, thể tích chiếm không gian từ một chiều cho đến ba chiều (ba chiều: Dài, rộng, cao) mà ngũ giác quan cảm nhận được, là văn minh của người địa cầu hiện đại.

B – Triết lý sinh mạng công trình học:
Là sinh mạng vô hình (thể tinh thần), thuộc vật chất hư tánh, lý luận logic không thể biện chứng, động lực gồm bài xích vạn hữu, ý niệm lực, động lực hư tử, làn sóng tin tức, tốc độ thấp nhất là tốc độ ánh sáng, chẳng có thể tích, thể hiện từ không gian bốn chiều cho đến nhiều chiều… Ngũ giác quan chẳng thể cảm nhận, dùng kỹ thuật và khí công và công năng đặc dị có thể chứng thật sự tồn tại khách quan của nó, là văn minh của người thái dương hệ.

Kỹ thuật trong sinh mạng của người địa cầu có cá thể tương đối của sự ẩn hiển hư thật, tất cả sinh vật đều có hiện tượng này. Vạn sự vạn vật trong thiên nhiên đều như thế, đồng thời đều có linh tánh. Là sự hiển của tâm lực. Đối với vật thể phi sinh mạng cũng có mật mã đơn giản và thấp kém của nó, ấy cũng là cơ nhân của nó để hiển thị công năng cực nhỏ của tâm lực.

Trong thiên nhiên, từ vật thể nhỏ đến thiên thể lớn, đều sẵn có mật mã, làn sóng, tin tức và tần số mỗi mỗi khác biệt của nó. Mỗi vật thể đều có mật mã riêng biệt để hình thành chất lượng của nó, cũng như khi ông nhìn thấy một tảng đá xấu xí thô bỉ thì cảm thấy không thích, nếu nhìn thấy một hòn sỏi xinh xắn nhiều màu sắc thì sanh ra tình cảm ưa thích, đây là do kết quả làn sóng mật mã khác nhau của họ khởi lên sự cảm ứng với mật mã tin tức của ông.

Trong thời gian không gian, lúc nào chỗ nào đều sẵn có mật mã và tin tức của mọi sự vật, chỉ là sự phức 

TRUYỀN ĐẠT TIN TỨC NƠI MỘT NIỆM
(Niệm khởi truyền đến, chẳng có số lượng của thời gian)
- Khái niệm của tốc độ quãng nghĩa:
Đối với tốc độ của vật chất, khu vật tốc độ có thể chia ra làm 3 lớp: Nói một cách cụ thể là từ nơi khái niệm vật chất hiển tánh sanh ra tốc độ ẩn tánh (siêu tốc độ ánh sáng), ấy gọi là khái niệm tốc độ quãng nghĩa.

3 lớp tốc độ quãng nghĩa:
1. Tốc độ hiển tánh => Do vật chất vận động hiển tánh sanh => Tốc độ ánh sáng là tốc độ cao nhất.

2. Tốc độ trung tánh => Tốc độ vận động của quang tử (làn sóng ánh sáng) => Tốc độ bằng tốc độ ánh sáng.

3. Tốc độ ẩn tánh => Do tốc độ vận động ẩn tánh sanh => Tốc độ ánh sáng là tốc độ thấp nhất.

Lý luận Linh Học cho là có sự tồn tại chân thật của làn sóng tin tức là một thứ vận động thuộc tánh hư tử, siêu việt tốc độ ánh sáng.

- Đặc tính của siêu tốc độ ánh sáng:
Tất cả hư tử mỗi mỗi đều có sự vận động siêu tốc độ ánh sáng khác nhau, cũng như tất cả thật tử mỗi mỗi đều có sự vận động theo phương thức chiều hướng (chiều thẳng hoặc cong) khác nhau nơi không gian; cũng vậy, các hư tử vận động theo phương thức tự xoay tự rung động khác nhau thời gian.

Nói hư tử là chẳng có sự cấu tạo trong nội bộ, nghĩa là “cực tiểu vô nội, chẳng có bề trong”, chẳng thể xếp hàng từng cái và có kẻ hở, chẳng thể phân chia theo toán học, chỉ như khái niệm tổng hợp hư hạt tử thành một “hư thể toàn diện” của thời gian, vì họ chẳng có khái niệm không gian, chẳng thể vận động theo chiều hướng, nên chẳng có số lượng thời gian.

- Hành lang không gian:
Nói “vận động theo chiều thẳng” về không gian hiển tánh của thật hạt tử là lời tương đối, thật ra đều vận động theo chiều cong. Bởi vì, địa cầu một mặt tự xoay, một mặt xoay vòng theo mặt trời. Vậy quỷ đạo vận động của tất cả hạt tử giữa hai điểm trên địa cầu, chẳng thể là chiều thẳng, mà là một đường cong phức tạp. Chúng tôi gọi những đường cong này vận động này là hành lang không gian.

Vật thể vận động nơi hành lang không gian, từ nhỏ như hạt tử cho đến lớn như ngân hà, đều có vị trí di động, có quỷ đạo, có điểm khởi và điểm cùng có tốc độ (tốc độ hiển tánh dưới tốc độ ánh sáng).

Các hạt tử vận động trong quỷ đạo nơi hành lang không gian, có thể chéo nhau, trùng điệp, đụng chạm; lúc tốc độ vận hành có thể chướng ngại với nhau mà chẳng thể xuyên thấu lẫn nhau, có thể đóng cục và tan nát.

Hành lang không gian thấy được, mò được, có thể thăm dò, đo lường điều khiển bằng máy móc. Khoa học hiện đại với hành lang không gian đã nghiên cứu rất nhiều rất sâu, ấy là Vận Động Lực Học.

- Đường ngầm thời gian:
Tất cả hư hạt tử vận động nơi thời gian ẩn tánh, chẳng vận động theo đường cong và chỉ rung động và tự xoay, chẳng có cấu kết nội bộ, nghĩa là “kỳ tiểu vô nội”; vô số hư tử đầy khắp vũ trụ, hợp thành một quả cầu thời gian (khái niệm) “kỳ đại vô ngại”. Hệ ngân hà cũng là vô trụ vô cực hổn độn, vì hư tử chẳng có vị trí di động, chẳng có quỷ đạo vận động, chẳng điểm khởi và điểm cùng. Nhưng lại có khái niệm tốc độ là tốc độ rung động tự xoay theo ẩn tánh, mấu chốt của nó là truyền đạt tin tức trong một niệm, ấy gọi là đường ngầm thời gian.

Đường ngầm thời gian chẳng thể diễn đạt, như sự cự ly xa gần của không gian.

- Đặc tính của đường ngầm thời gian:
Ý niệm lực là tổ hợp tin tức của hư tử, nó truyền đạt tin tức nơi một niệm, hư thái vận hành trong đường ngầm thời gian, siêu tốc độ ánh sáng. Do đó, chẳng thể xa gần, cổ kim, cảnh giới ẩn hiển hư thật đều có thể nhanh chóng đi lại, tự do khứ lai trong một niệm.

Sự hình thành ý niệm năng của ý niệm lực thật kỳ lạ, có thể xuyên qua linh giới, điều khiển sự vật trong thời đại khác nhau của hai thế giới ẩn và hiển. Người xưa nói: “Thượng hạ tam thiên niên, tung hành ngũ vạn lý”, cũng giao thông tin tức trong một niệm.

Đây dù là lý luận mới sáng lập, nhưng những nhà khí công đạt mức kỹ thuật đã thể hiện dấu tích bước đầu truyền đạt tin tức trong một niệm. Đối với lãnh vực vận động về trạng thái hư ẩn này, hy vọng tương lai có thể hướng về chiều sâu phát triển, đối với làn sóng tin tức, có thể chủ động điều khiển sự thu phát và phiên dịch.

- Vật lý ẩn tánh:
Sự thăm dò thế hệ, quy luật và nội dung của những vật chất quãng nghĩa về năng lượng và tốc độ… sẽ bắt đầu từ số 0, từ ẩn đến hiển, từ hư đến thật, từ nguyên lý đến cảm nhận, từ suy tư đến lãnh hội, từ trong khoa học hiện đại bước ra, kiến lập môn học thế hệ mới của khoa học vô cực.

Môn học này ngang hàng với khoa học vật lý hiện đại, hư thật chia lối cùng bước, nên chúng tôi gán tên gọi là Ẩn Tánh Vật Lý Học. Môn học này từ góc độ của lý luận triết học nhìn thấy tất cả bản chất của mọi sự vật dù bất khả tư nghì, cũng có thể phân tích giải phẩu bằng tính cách phiên dịch.

Chúng tôi sáng lập môn học thế hệ này, ý muốn khuyến dụ nhiều hiền triết có trí tuệ cao siêu, cùng nhau mở mang lý luận về không gian bốn chiều để tiến vào Ẩn Tánh Vật Lý Học.

- Phiên dịch sự huyền bí của ẩn tánh:
Ẩn Tánh Vật Lý Học sẽ tuyển dụng vật lý hiện đại làm nền tảng tham khảo đối chiếu, lấy Tương Đối Luận của ông Einstein làm bước thang sơ khởi và khuếch trương khái niệm của Tương Đối Luận để kiến lập khái niệm Quãng Nghĩa tương đối, đem những vật lý lượng như sanh mạng, vật chất, năng lượng, tốc độ, tư duy, thời gian, không gian… đặt trong học thuyết “ẩn hiển song toàn” mà định nghĩa lại từ đầu, cả gan thăm dò và mô tả theo khái niệm mới, công thức mới, phép tắc mới, nhờ vật lý ẩn tánh phiên dịch nguyên lý vô cực.

Việc này chẳng những có thể phát huy môn khí công học, còn có thể xúc tiến sự tiến trình cách mạng khoa học và kỹ thuật mới.

TVHS
TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢI
Tác Giả: Thiên Mục Trung Phong Hòa Thượng
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
9. MẠC TRỤC HỮU DUYÊN, VẬT TRỤ KHÔNG NHẪN
DỊCH
Đừng theo nơi có, chớ trụ nơi không.

LỜI KHAI THỊ
Vạn vật lăng xăng, con người ngu độn, lìa tướng lìa danh, có ai không hiểu. Vì sao Đạt Ma phân da phân tủy, Lâm Tế lập chủ lập tân (khách), làm cho con cháu lăn lộn tìm. (Sơ Tổ Đạt Ma khám xét môn đồ, có kẻ được da, có kẻ được thịt, có kẻ được xương, cuối cùng Huệ Khả được tủy, kế làm Nhị tổ).

LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói "MẠC TRỤC HỮU DUYÊN, VẬT TRỤ KHÔNG NHẪN", Người nghĩa giải cho rằng : Cả 2 đều hư huyễn, khởi tâm chấp trước thì thủ xả tranh nhau, một niệm chẳng sanh, thường ở trung đạo, tức là đạo nhân giải thoát.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Sai lầm! Đợi ngươi biết là giải thoát, đã lọt vào ngoan không rồi. Nếu là bậc ngộ tâm chân thật thì hữu duyên và không nhẫn há ở bên ngoài giải thoát ư!
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Đừng theo nơi có, còn là dễ,
Chớ trụ nơi không, mới thực khó.

Hai đầu khó dễ đều chấm dứt,
Tổ đình y xưa chẳng dính dáng.

10. NHẤT CHỦNG BÌNH HOÀI, DÂN NHIÊN TỰ TẬN
DỊCH
Trọn một bình đẳng, tuyệt nhiên tự sạch.

LỜI KHAI THỊ
Đạo tràng chẳng động, pháp vốn vô sanh. Trăng sáng thấu song cửa, gió mát đầy bình phong, chỗ có Phật chẳng được trụ, dùng sắt gói tim đèn. Chỗ không Phật chạy mau qua, bông đẹp trải gấm lụa. Ngoài ba ngàn dặm tìm bông hái, mười phương hư không đều tiêu mất. Dễ thương lượng, khó định chuẩn, trâu đất đáy biển ăn roi sắt, bên đầu trăm cỏ gió lạnh lùng.

LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói "NHẤT CHỦNG BÌNH HOÀI, DÂN NHIÊN TỰ TẬN", Người nghĩa giải cho rằng : Tình chấp thủ xả đã sạch, tri kiến thánh phàm không nơi nương tựa, tự nhiên tất cả chỗ đều bình thường, tất cả chỗ tịch diệt.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Ban ngày không ngủ, đừng có nói mớ. Như nay mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, gọi cái gì bình thường hay không bình thường?
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Tuyệt nhiên sạch hết chẳng ngằn mé,
Bên đầu trăm cỏ mở chánh nhãn.

Sanh tử Niết bàn đều bóp nát,
Chẳng biết bình thường đặt nơi nào.

11. CHÆ ĐỘNG QUY CHÆ, CHÆ CÁNH DI ĐỘNG
DỊCH
Ngăn động trở về tịnh, tịnh ấy càng thêm động.

LỜI KHAI THỊ
Nói quanh lao nhọc danh tướng, nói thẳng chẳng có dài dòng. Nói quanh tạm gác một bên, thế nào là nói thẳng? Trương Tam, ăn gậy sắt, Lý Tứ chịu đớn đau; người sống vào quan tài, người chết đi đưa đám. Quan Âm mất hết thần thông, lại bị con nít chọc ghẹo. Nói thẳng tạm gác một bên, nói quanh lại là thế nào?
Hoa giác ngộ phải trồng nơi tự tánh,
Hạt giống Phật nên gieo trên tâm địa.

LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói "CHÆ ĐỘNG QUY CHÆ, CHÆ CÁNH DI ĐỘNG". Người nghĩa giải cho rằng : Chân tâm trạm nhiên luôn luôn bất động, xưa nay lưu chuyển đều do vọng kiến, vậy động đã là vọng, tịnh cũng là vọng, dùng vọng để ngăn vọng, giống như ôm củi chữa lửa, chỉ thêm cháy mạnh. Lấy lời Pháp Sư Tăng Triệu dẫn chứng rằng : "Muốn tìm chỗ bất động, đâu phải buông động để cầu tịnh, ắt phải cầu tịnh ở nơi động. Vì cầu tịnh ở nơi động, dù động mà thường tịnh; chẳng buông động để cầu tịnh, dù tịnh mà chẳng lìa động". Thế thì, động chẳng tướng động, tịnh chẳng tướng tịnh, như trong Kinh nói "Hai tướng động tịnh rõ ràng không sanh", bởi vì rõ biết động tịnh đều là cảnh vọng, các vọng đã tiêu thì hai tướng đâu còn!
TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Thôi thôi! Động là núi bạc, tịnh là vách sắt. Nếu chưa từng đập nát, mà muốn hai tướng kia không sanh thì còn cách xa quá.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Ngọn lửa đâu cho ruồi muỗi đậu,
Lưỡi kiếm chẳng cho thân trần đụng.

Nhà kín Đạt Ma không cửa nẻo,
Nắm tay lôi kéo chẳng ai vào.

12. DUY TRỆ LƯỠNG BIÊN, NINH TRI NHẤT CHỦNG
DỊCH
Hễ kẹt hai bên, đâu biết vốn một.

LỜI KHAI THỊ
Nhìn phải nhìn trái, Đông nổi Tây lặn, ló ra đầu búa không lỗ, đập lũng đáy thùng sơn đen. Chân nhân Vô Địa Vị, bạt tai Núi Tu Di một cái, khiến cho Bồ Tát Hư Không Tạng đứng giữa ngã tư đường chấp tay nói rằng : "Cúi xin trân trọng". Tại sao có những việc trên như thế?
LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói "DUY TRỆ LƯỠNG BIÊN, NINH TRI NHẤT CHỦNG", Người nghĩa giải cho rằng : LƯỠNG BIÊN là 2 tướng động tịnh, NHẤT CHỦNG là toàn thể không khác. Đây là lời giải thích 2 câu trên, phải biết động tịnh nhị biên, vọng thì cùng vọng, chân thì cùng chân, đâu có hai thứ.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Im đi, im đi! Đừng đem kiến giải vô dụng đã học được, để chôn vùi chân tâm của Tổ Sư.

KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Thị nhất chủng hay phi nhất chủng,
Thị phi hết chấp có ai biết.

Chớ đem đá rêu xanh trong tuyết,
Cho là cò trắng đứng dưới sông.

13. NHẤT CHỦNG BẤT THÔNG, LƯỠNG XỨ THẤT CÔNG
DỊCH
Vốn một chẳng thông, thì đặt ra hai chỗ là uổng công.

LỜI KHAI THỊ
Nhận nai là ngựa, gọi lu là chuông, xưa nay đem sai chiều theo sai, chẳng khác đem hư không lấp hư không, ngồi rách năm, ba cái bồ đoàn, vỗ tay cười to; đi gãy bảy, tám cây tích trượng, mặt mày hớn hở, quét sạch bệnh chấp Phật Tổ, diệt mất Thiếu Lâm Tông (Thiền Tông), lò rèn lâu năm lửa vẫn hồng.

LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói "NHẤT CHỦNG BẤT THÔNG, LƯỠNG XỨ THẤT CÔNG", một số thiền giả bày đặt rằng : Hai câu này là lời kết trước dẫn sau, nói KẾT TRƯỚC là hiển bày chơn lý vốn một; Nói DẪN SAU là trách cái vọng của có và không vậy.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Nếu là nạp tăng chơn thật, dù nói một nói hai, câu nào cũng quy về tự tông (bản thể), lời nào cũng là ứng dụng. Nếu chẳng như thế, thì nói một đã lọt vào hang ổ rồi, huống là hai ư!
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Nói một xưa nay không chỗ để,
Nói hai đâu có chỗ lập công?
Chỉ vì Bà mẹ dặn quá kỹ,
Liên lụy vợ tôi chấp thấy nghe.

14. KHIỂN HỮU MỘT HỮU, TÙNG KHÔNG BỘI KHÔNG
DỊCH
Trừ bỏ Có thì kẹt nơi Có, đuổi theo KHÔNG lại trái với KHÔNG.

LỜI KHAI THỊ
Đầu chánh đuôi chánh, tâm không mắt không, gặp nhau trong đường hẹp, nói bậy cũng trúng. Cây bách của Triệu Châu, cắt đứt một dòng suối thế gian. Cái bánh sắt có nhân của Đông Sơn, bóng nước bầu trời hiện cây tùng. Voi lớn không đi đường con thỏ, sư tử đâu chịu giẫm dấu chồn.

LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói "KHIỂN HỮU MỘT HỮU, TÙNG KHÔNG BỘI KHÔNG". Những người đuổi theo lời nói giải rằng CÓ là vọng có, vì trừ nó mà bị kẹt;
KHÔNG vốn tự không, do muốn đuổi theo nên trái. CÓ là cái có của nhà không; KHÔNG là cái không của nhà có, KHÔNG nhờ có mới hiển, CÓ nhờ không mà bày; vì hiển nên toàn không là có, vì bày nên toàn có là không, dung nhiếp với nhau mà chẳng sai, tương đối lẫn nhau mà chẳng khác. Do đó được biết, trừ nó hay theo nó đều là vọng.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Sư tử cắn người, đâu chịu đuổi theo cục xương, y văn giải nghĩa, còn không bằng con chó đuổi theo cục xương nữa, mà còn muốn nó rống lên chụp người ném cục xương ấy, thì đâu có thể được!
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Chỉ vì lá bùa dán quá cao,
Giữ cửa vẫn bị quỷ thần vào.

Đâu bằng ở dưới thềm nhà lá,
Suối, mây, trăng, núi làm bạn nhau.

15. ĐA NGÔN ĐA LỰ, CHUYỂN BẤT TƯƠNG ƯNG
DỊCH
Nói nhiều lo nhiều, càng chẳng tương ưng.

LỜI KHAI THỊ
Như nước vào nước, như gương soi gương, tẩy được pháp trần lại kết thành kiến bệnh, làm cho tam thế chư Phật không nhà để về, lịch đại tổ sư chẳng có đạo để chứng. Vì thương xót quan tuần mù mắt phải xem số mạng cho KHÔNG VƯƠNG, đêm khuya lật bàn quẻ ra xem, hư minh lạnh lẽo tự soi nhau. Cho nên nói "ĐA NGÔN ĐA LỰ, CHUYỂN BẤT TƯƠNG ƯNG".

LỜI NGHĨA GIẢI
Người nghĩa giải cho rằng : Nói nhiều cách đạo càng xa. Lại nói "diệu tâm rỗng nhiên chiếu soi, lấy tịch lặng của bậc Thánh làm tông. Còn dẫn chứng Tổ Đạt Ma dạy "Ngoài tuyệt các duyên, trong tâm không nghĩ tưởng". Ngoài tuyệt các duyên thì quên lời nói, trong không nghĩ tưởng thì hết niệm lo.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Ngươi dẫn chứng như thế rồi, vậy có tương ưng với tự tánh hay chưa? Nếu chưa, thì nói chi ngôn ngữ này nọ!
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Do lời hiển đạo, đạo quên lời,
Quên đến không lời cũng vọng truyền.

Thị phi thoát ra ngoài lời nói,
Hư không chẳng miệng biết nói Thiền.

16. TUYỆT NGÔN TUYỆT LỰ, VÔ XỨ BẤT THÔNG
DỊCH
Bặt nói bặt lo, chỗ nào cũng thông.

LỜI KHAI THỊ
Đạo Ngô múa hốt (cây hốt của quan triều đình), Thạch Củng giương cung, Tây Hà sư tử, Trường Sa mãnh hổ, chẳng những bấy giờ tiếng tăm lừng lẫy, cho tới ngày nay gia phong vẫn còn lưu truyền, đến dưới cửa Tổ Sư phải khiến dấu chuột diệt mất. Tại sao như thế? Há chẳng thấy nói "Dùng nia đong gạo khác với cái lít, bàn ủi nấu trà không giống cái ấm". Cho nên nói "TUYỆT NGÔN TUYỆT LỰ, VÔ XỨ BẤT THÔNG".

LỜI NGHĨA GIẢI
Hoặc có người y văn giải nghĩa rằng : Bặt nói thì đường ngôn ngữ dứt, bặt lo thì chỗ tâm hành diệt; đường ngôn ngữ dứt thì tịch mà chiếu, chỗ tâm hành diệt thì chiếu mà tịch. Đến đây, Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền có thể xỏ chung một xâu, cũng có cổ nhân bảo họ thôi đi nghỉ đi, khoé miệng lên meo, trên lưỡi mọc cỏ v.v... đều không ngoài lý này.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Lãnh hội như thế, giống như để nước đá trên ngọn lửa hồng, thật là không biết mắc cở. Nếu quả như lời nói ấy, thì đâu cần Tổ Sư từ Tây Trúc sang!
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Bặt nói bặt lo đồng người gỗ,
"Khi nào thành Phật", Vĩnh Gia chê.

Chưa ngộ trước lời thông huyền chỉ,
Đem một mảy lông ngăn thiết vi.

17. QUY CĂN ĐẮC CHÆ, TÙY CHIẾU THẤT TÔNG
DỊCH
Trở về cội gốc thì được ý chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản tông.

LỜI KHAI THỊ
Như thế, như thế, cho Tây làm Đông; chẳng như thế, chẳng như thế, nhận có là không. Chẳng như thế ở nơi như thế, giống như dùng lưới bắt gió, như thế, ở nơi chẳng như thế, như dùng giấy ướt để nhốt cọp. Tại sao? Há chẳng nghe nói "QUY CĂN ĐẮC CHÆ, TÙY CHIẾU THẤT TÔNG" ư!
LỜI NGHĨA GIẢI
Một số người khéo suy lường rằng : "Bặt nói bặt lo" là trở về cội, "nơi nào cũng thông" là đắc tông chỉ. Nếu ngươi lãnh hội theo nghĩa "về cội đắc chỉ" đó, thì lại đuổi theo chiếu soi làm lạc mất tông chỉ rồi. Nhưng CỘI vốn không chỗ về, CHÆ cũng chẳng thể đắc, chẳng rõ nghĩa này, tự sanh vọng chấp, nói là TUỲ CHIẾU, nếu còn dấu tích chữ CHIẾU, thì tâm tông của chư Phật chư Tổ đã lạc mất quá lâu rồi.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Quả có lời nói này ư? Nếu thật như thế, thì cũng như kêu những Phật Tổ từ xưa đên đây ăn gậy sắt của Diêm La Vương. Tại sao? Vì họ QUY CĂN ĐẮC CHÆ vậy!
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
TÙY CHIẾU, QUY CĂN đồng một việc
Chẳng cần đặc biệt hiển gia phong.

Tâm trộm chưa chết trước cơ xảo,
"ĐẮC CHÆ" đâu khác sự "THẤT TÔNG".

18. TU DU PHẢN CHIẾU, THẮNG KHƯỚC TIỀN KHÔNG
DỊCH
Phản chiếu chốc lát, hơn cả KHÔNG kia.

LỜI KHAI THỊ
Thấy đến, hành đến, Tông thông thuyết thông, hiển lộ con mắt trời người, mổ ra tấm lòng Phật Tổ. Ngược với vật, đuổi theo vật, giống như khác chẳng phải khác, giết người cứu người, nói đồng chẳng đồng, đều cho đè ngang xuống một lượt, nửa đêm cửa biển mặt trời hồng.

LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói : "TU DU PHẢN CHIẾU, THẮNG KHƯỚC TIỀN KHÔNG", hạng người gượng nói đạo lý rằng : Đem sáng, tối, sắc, không, dẫn nghĩa quy về tự kỷ gọi là PHẢN CHIẾU. Phải biết không chẳng tự không bởi tâm nên không; có chẳng tự có, bởi tâm nên có, chúng sanh xa trái tự tâm, vọng thấy Không và Có, mà muốn theo nó hay bỏ nó, đều gọi là điên đảo.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Lời nói đoán sai. Dưới cửa Thiền Tông, tìm tâm trọn chẳng thể được, ai là người điên đảo?
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Vốn chẳng phải chiếu đâu cần chiếu,
Nói chi chốc lát với lâu dài.

Hễ được kiến tánh siêu danh tướng,
Hai việc lâu mau nghĩa đều sai.

19. TIỀN KHÔNG CHUYỂN BIẾN, GIAI DO VỌNG KIẾN
DỊCH
Không kia chuyển biến, đều do vọng kiến.

LỜI KHAI THỊ
Lư hương chùa cổ, lụa trắng một sợi, ngay đó siêu việt sanh tử, đều là rơi vào phương tiện. Xưa nay chẳng tin tâm tự mê, lại nói Phật pháp không linh nghiệm. Dù có linh nghiệm, ngay đó liền thành Phật, thì vào địa ngục mau như tên bắn.

LỜI NGHĨA GIẢI
Tổ Sư nói: "TIỀN KHÔNG CHUYỂN BIẾN, GIAI DO VỌNG KIẾN", người nghĩa giải cho rằng : Có là vọng, Không cũng là vọng. Không và Có theo duyên thay đổi chẳng nhất định, muốn được lìa vọng, phải bài trừ cả hai.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Thôi thôi! Trừ thì mặc tình cho y trừ, nhưng chẳng biết cái vọng sở trừ và cái tâm năng trừ đều chẳng lìa vọng. Nếu chẳng thể luôn cả cái "trừ" đều trừ sạch, muốn thoát khỏi cảnh duyên vọng, khó mong có ngày. Vậy có phương tiện nào để trừ luôn cái "Trừ"?
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
KHÔNG đâu có biến, biến phi KHÔNG,
Trong mắt đừng có chứa núi sông.

Ba Tư đáy nước thổi đá lửa,
Mặt trời bay lên cửa biển đông.

20. BẤT DỤNG CẦU CHƠN DUY TU TỨC KIẾN
DỊCH
Chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến (tri kiến)
LỜI KHAI THỊ
Dựng đứng xương sống như sắt, cầm ngang cây kiếm dài như trời, trong lúc động tịnh nhàn rộn, tất cả nhồi thành một khối. Đã tinh chuyên, lại dũng mãnh, đối với sự thành Phật làm Tổ, chẳng cách một hạt bụi, đụng nhằm Tam Tổ nói nhỏ với Ngài rằng "Khéo léo xem phương tiện, chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến".

LỜI NGHĨA GIẢI
Người học giáo lý cho rằng : Kiến chấp có 62 thứ, pháp số nêu ra đủ thứ, chẳng ra ngoài 2 kiến : Đoạn và thường. Cầu chơn rơi vào đoạn kiến, theo vọng rơi vào thường kiến. Kinh Lăng Nghiêm nói "Nói vọng để hiển chơn, Vọng, Chơn là hai vọng, Phi chơn phi chẳng chơn, nói chi kiến sở kiến". Hễ lìa được tất cả kiến thì toàn thể tức chơn, chẳng cần cầu vậy.

TỊCH NGHĨA GIẢI, RẰNG
Phải thì cố nhiên là phải, nhưng Tổ Sư nói "CHÆ CẦN DỨT KIẾN", vậy kiến làm sao dứt? Nếu như có cái lý của dứt kiến, thì cái lý đó cũng trở thành kiến rồi!
KỆ KẾT THÚC, RẰNG
Tác ý cầu chơn, chơn liền ẩn,
Tận tình dứt kiến, kiến càng sanh.

Ngay cửa dù chẳng trồng gai gốc,
Nhưng đã không ai có lối đi.

Tỳ Kheo Thích Duy Lực dịch từ Hán sang Việt và lược gỉai
Từ Ân Thiền Đường xuất bản 1992
LỜI DỊCH GIẢ
Đại Huệ thiền sư (1088-1163), đời thứ 12 phái Lâm Tế, là một thiền sư triệt ngộ, phương tiện cơ xảo rất xuất sắc nổi tiếng từ lúc đương thời cho đến ngày nay. Các bậc sĩ phu, quan lại triều đình từ Thừa tướng, Thượng thư... đều quy y học thiền với ngài và có nhiều người đã được chứng ngộ. 

Ngữ lục của ngài, chúng tôi dịch trực tiếp từ Chỉ Nguyệt Lục (Lịch sử Thiền tông Trung Hoa) và từ Đại Tạng Kinh (tập thứ 47), trong đó gồm các phần Tiểu sử, Phổ Thuyết, Cơ Duyên, khám xét và các thư giải đáp về thiền cho các sĩ phu. Vì số thư giải đáp quá nhiều nên chúng tôi lược bỏ một số thư hoặc đoạn trùng ý nghiã. Ngữ lục của ngài cũng đã được dịch sang tiếng Anh tên sách là THE LETTERS AND LECTURES OF ZEN MASTER TA HUI, do CHRISTOPHER CLEAREY dịch. 


TIỂU SỬ TÔNG CẢO 

ĐẠI HUỆ THIỀN SƯ NGỮ YẾU
Sư là người Tuyên Thành, họ Hy. Mẹ chiêm bao thấy một vị Tăng mặt đen mũi cao có thần hộ vệ đến phòng. 

Mẹ hỏi: Ông ở đâu? 

Tăng ấy đáp: "Ở núi cao lớn này", từ đó có nghén. Năm thứ 4 niên hiệu Nguyên Hựu, Vua Triết Tông đời Tống, sư sanh giờ Tỵ, mồng 10 tháng 11, bạch quang thấu qua phòng, cả ấp đều cảm thấy kỳ lạ. Năm 16 tuổi sư xuất gia, 17 tuổi xuống tóc, rất ham việc của Thiền Tông, xem khắp Ngữ lục của chư Tổ. Đối với 5 phái của Thiền Tông sư cảm thấy nghi ngờ: "Tại sao ban đầu chỉ có một tổ Đạt Ma mà nay lại có nhiều môn phái như vậy?" 

Sư tánh tình phong lưu thanh nhàn, năm 19 tuổi du phương. Ban sơ đến am Bùi Độ thuộc quận Thái Bình, trụ trì tiếp đãi rất cung kính, nói: Hôm qua mơ thấy thần già lam bảo ngày mai có thiền sư Vân Phong Doạt đến, nên tiếp đãi tử tế. 

Khi ấy có một tôn túc nghe rồi đem ngữ lục của Doạt cho sư. Sư vừa xem qua liền tự tụng được, vì thế người ta cho là hậu thân của Vân Phong. 

Kế đó, sư đi yết kiến Tuyên Châu Trình thiền sư thỉnh ích về bài tụng của Tuyết Đậu. Trình chẳng nói một lời để sư tự kiến tự thuyết. Sư ngay đó thấu đạt ý chỉ. Trình than rằng: "Cảo ắt là người tái lai". 

Rồi sư qua Đại Dương gặp thủ tọa Nguyên, hòa thượng Di ở Động Sơn và thủ tọa Kiên. Sư qua lại với thiền hội ba ông này rất lâu, biết hết tông chỉ của Tào Động. Nhưng thấy họ đang khi truyền thọ nhau phải dùng hương đốt trên cánh tay để biểu thị sự phó pháp chẳng vọng, trong bụng nghĩ thầm rằng: “Thiền mà có truyền thọ như thế đâu phải là cái pháp tự chứng tự ngộ của chư Phật chư Tổ", rồi bỏ đi tham vấn các nơi. 

Khi đến chỗ Sơ hòa thượng chùa Phụng Thánh, gặp nhầm Sơ đang thượng đường, Sư ra hỏi: Theo lời hòa thượng nói “Kim Liên từ dưới đất nổi lên, Bảo Cái từ trên trời thòng xuống”, ấy là diệu dụng của thần thông hay là pháp tự vốn như thế? 

Sơ đáp: Kim Liên từ dưới đất nổi lên, Bảo Cái từ trên trời thòng xuống. 

Sư nói: Loan phụng chẳng đậu cây gai góc, chim yến còn luyến ở thời xưa. 

Sơ nói: Ba năm chẳng gặp nhau bèn có đủ thứ việc. 

Sư nói: Chỉ như tăng vừa nói “Ngày xưa Thế Tôn, hôm nay hòa thượng" lại là thế nào? 

Sơ liền hét. 

Sư nói: Một tiếng hét này chưa có chủ. 

Sơ quay đầu lấy cây gậy hợi chậm. 

Sư nói: Linh cơ như điện chớp đâu nhọc để suy tư.

Rồi vỗ tay một cái, trở về chúng. 

Sau đó đi tham bái Tâm Ấn Thuần Công, Thuần chỉ Sư đến Bảo Phong y chỉ Trạm Đường Chuẩn Công. Lúc Sư mới đến, tỏ ra cơ biện tung hoành.

Một hôm Trạm Đường hỏi: Lỗ mũi ngươi hôm nay vì sao mất hết nửa bên? 

Sư đáp: Dưới cửa Bảo Phong. 

Trạm Đường nói: Kẻ thiền bày đặt. 

Một ngày kia ở chỗ tượng Thập Vương, Trạm Đường chỉ tượng hỏi: Ông quan này họ gì? 

Sư đáp: Họ Lương (Trạm Đường họ Lương). 

Trạm Đường dùng tay tự vò đầu nói: Chỉ tiếc họ Lương này thiếu cái nón. 

Đáp: Dù không có nón, lỗ mũi giống hệt. 

Trạm Đường nói: Kẻ thiền bày đặt. 

Sư đang xem kinh, Trạm Đường hỏi: Xem kinh gì? 

Đáp: Kinh Kim Cang. 

Đường nói: Pháp ấy bình đẳng chẳng có cao thấp, tại sao núi Vân Cơ thì cao, núi Bảo Phong thì thấp? 

Sư đáp: Pháp ấy bình đẳng chẳng có cao thấp.

Đường nói: Người làm được một đày tớ của tọa chủ (tọa chủ là pháp sư giảng kinh thuộc giáo môn). 

Một hôm sư đang đứng hầu, Trạm Đường nhìn thấy móng tay của Sư dài quá nên nói: Những miếng tre chùi đít trong nhà cầu chắc không phải ông rửa đâu? 

Sau khi nghe lời dạy của Trạm Đường, Sư suốt đời không để móng tay nửa. Vừa mới dài ra một chút mà không cắt thì thấy hòa thượng Trạm Đường xuất hiện ngay trên đầu ngón tay. 

Một hôm Trạm Đường hỏi: Thượng tọa Cảo! Thiền ta ở đây ngươi đều hiểu được, bảo ngươi nói cũng nói được, bảo ngươi làm bài tụng hoặc tiểu tham, phổ thuyết ngươi cũng làm được, chỉ có một việc còn chưa được, ngươi biết chăng? 

Sư hỏi: Việc gì? 

Đường nói: Ngươi chỉ thiếu một tiếng “ồ”. Nếu ngươi chẳng được tiếng “ồ” này, khi nói chuyện trong phòng ta thì có thiền, khi ra khỏi thì hết, khi thức tỉnh thì có thiền, vừa mới ngủ liền hết. Nếu như thế làm sao địch với sanh tử được? 

Sư nói: Chỗ này chính là chỗ nghi của ông ta đây. 

Khi Trạm Đường sắp tịch, Sư hỏi: Sau khi hòa thượng tịch, ông ta phải y chỉ ai mới có thể liễu được việc lớn này? 

Đường nói: Có ông Khắc Cần. Ta dù không biết ông ấy nhưng ngươi ắt phải y chỉ ông ấy mới có thể liễu được việc của ngươi. 

Sau khi Trạm Đường tịch, Sư đến Kinh Nam yết kiến Trương Vô Tận (người đã kiến tánh), xin bài Tháp Minh (bài tán dương ghi ở tháp). 

Trương hỏi: Ông chỉ mang đôi dép cỏ từ xa đến như thế này? 

Sư nói: Ông ta hành cước từ mấy ngàn dặm đến gặp Tướng công. 

Trương hỏi: Ông bao nhiêu tuổi? 

Đáp: Hai mươi tám. 

Trương lại hỏi: Con trâu bao nhiêu tuổi? 

Sư đáp: Hai cái! 

Trương lại hỏi nửa: Từ đâu học được cái giả dối này? 

Sư đáp: Hôm nay thân gặp Tướng công. 

Trương cười nói: Hãy ngồi uống trà. 

Vừa ngồi xuống, Trương hỏi: Từ xa đến có việc gì? 

Sư đến gần nói: Hòa thượng Trạm Đường thị tịch. Sau khi hỏa táng, con mắt răng và hột chuỗi chẳng hoại, xá lợi vô số. Xin đại thủ bút làm bài Minh để khích lệ kẻ hậu học. 

Trương nói: Có lời hỏi ông, nếu đáp được thì làm bài Minh ghi tháp.

Sư nói: Xin Tướng công hỏi? 

Trương nói: Nghe nói con mắt Trạm Đường chẳng hoại phải chăng? 

Đáp: Phải. 

Trương nói: Ta chẳng hỏi con mắt này. 

Sư nói: Tướng công hỏi con mắt gì? 

Trương nói: Con mắt kim cương. 

Sư nói: Nếu nói con mắt kim cương tức là ở trên đầu bút của Tướng công. 

Trương nói: Nếu vậy thì lão phu sẽ điểm ra ánh sáng khiến cho chiếu khắp thiên hạ. 

Sư cảm tạ. Trương liền làm bài Minh. 

*
Sư đi yết kiến các thiền sư danh tiếng như linh nguyên, Thảo Đường, đều được họ tán thán. Thiền sư Giác Phàm xem bài tụng "Thập trí đồng chân" của sư: 

Lông rùa sừng thỏ trồng trong mắt.

Núi sắt ngay mặt thất nguy nga.

Đông Tây Nam Bắc chẳng cửa vào.

Vô minh nhiều kiếp biến thành tro.

Rồi than rằng: Lạ thay, tôi công phu hai mươi năm cũng chỉ nói đến được chỗ này. 

Sư trước khi gặp Viên Ngộ (tức là Khắc Cần) tự nghĩ rằng: "Lấy một hạ làm kỳ hạn. Nếu họ cũng vọng cho là ta đã đúng như các nơi khác thì ta sẽ tác bài Vô Thiền Luận để khỏi hao tinh thần, uổng qua ngày tháng". 

Khi đã gặp Viên Ngộ, Sư sớm chiều tham vấn. Viên Ngộ đem câu "Đông Sơn đi trên mặt nước" của Vân Môn cho Sư tham. 

Sư trình qua 49 chuyển ngữ, Ngộ đều lắc đầu. 

Một hôm Ngộ thăng tòa đề ra lời của Vân Môn rằng: Thiên Ninh thì chẳng như thế! Nếu có người hỏi “Thế nào là chổ xuất thân của chư Phật?” Chỉ đáp họ rằng “Gió nhẹ từ hướng nam đến thì cung điện tỏa hơi mát". 

Sư liền hoát nhiên tỉnh ngộ, bạch với Ngộ. 

Ngộ xét Sư dù chứng đắc, được tướng động chẳng sanh, tiền hậu chấm dứt, nhưng lại ngồi chỗ trong sạch thanh tịnh, nên nói với Sư rằng: Ngươi đến được mức này cũng chẳng phải dễ, chỉ tiếc rằng chết rồi không sống lại, vì chẳng nghi ngữ cú là bệnh lớn. Phải biết “vực thẳm buông tay, thẳng tự thừa đương, tuyệt hậu tái tô (chết đi sống lại), gạt ông chẳng được”. Ngươi nên biết có đạo lý này. 

Sư nói: Ông ta tùy chỗ chứng đắc hôm nay đã là sung sướng, đâu còn màng đến gì khác. 

Ngộ bảo Sư: Làm tri khách! Hàng ngày chuyên tiếp đãi những ông quan trí thức. 

Sư mỗi ngày vào phương trượng ba bốn lần, mỗi khi Viên Ngộ đề ra câu hỏi: “Hữu cú vô cú, như tầm dựa cây, bỗng tầm khô cây ngã thì cú đi về đâu?" Sư vừa mở miệng, Ngộ liền nói: "Chẳng phải!".Như thế trải qua nửa năm, trong tâm niệm niệm chẳng quên. Một hôm cùng dùng cơm với khách, Sư cầm đưa trong tay mà quên và cơm vào miệng. Ngộ cười rằng: Ông này tham thiền như cây dương vàng bị co rút trở lại. 

Sư nói: Lý này giống như con chó nhìn chảo dầu sôi, muốn nếm, nếm chẳng được, muốn bỏ, bỏ chẳng được. 

Ngộ nói: Thí dụ này rất hay. Ấy tức là vòng kim cương, hạt có gai nuốt chẳng được ói chẳng được. 

Một hôm Sư hỏi rằng: Nghe nói hòa thượng có hỏi Sư Ông về lời này, không biết khi ấy Sư ông nói chi? 

Ngộ cười mà không đáp. 

Sư nói: Khi ấy phải ở trong chúng hỏi. Bây giờ nói ra đâu có ngại gì? 

Ngộ kể: Ta hỏi "Hữu cú vô cú, như tầm dựa cây" ý chỉ thế nào? Sư ông nói “Miêu tả chẳng được, vẽ cũng chẳng thành”. Tạ hỏi tiếp “Khi tầm khô cây ngã" thì thế nào? Sư ông nói “cứ đi theo tới vậy!” 

Sư ngay đó hoát nhiên đại ngộ, nói: Ta hội rồi! 

Ngộ bèn đề ra mấy công án đảo lộn để cật vấn. Sư trả lời không chút trệ ngại. 

Ngộ nói “Nay mới biết ta không dối ngươi”. Rồi phó pháp Lâm Tế chánh tông cho Sư. 

Sư đã triệt ngộ, lại đối với công án "mấy thiền khách" (1) có nghi mà hỏi Viên Ngộ. 

Ngộ nói: Thiền ta đây giống như biển lớn, ngươi nên đem biển lớn đổ bỏ mới được. Nếu chỉ đem bình bát đựng được một chút cho là đủ, là do ngươi khí lượng nhỏ hẹp, ta cũng chẳng có cách nào. Thật ra cũng ít có người được đến chỗ điền địa như ngươi. Trước kia chỉ có thượng tọa Cảnh Ngộ bằng như ngươi nhưng đã chết rồi. 

Viên Ngộ cho Sư ngồi tọa phó, cầm cây gậy để khám xét thiền giả. 

Thiền giả từ các tòng lâm tấp nập quy tụ theo Sư học hỏi. 

Sư xem kinh Hoa Nghiêm đến lời văn Bát Địa, thấu triệt được công án khi xưa "hỏi Trạm Đường về nhân duyên Ương Khoát vâng lời Phật cứu sản nạn (sinh khó)". 

Trước kia Sư dùng lời này để hỏi Trạm Đường, Trạm Đường nói: 

Chính là gãi đúng chỗ ngứa của ta. Lời này là pháp vàng với phẩn, chẳng hội như vàng, hội được như phẩn. 

Sư nói: Há chẳng có phương tiện ư? 

Đường nói: Ta có cái phương tiện, chỉ e ngươi không hội. 

Sư nói: Xin hòa thượng từ bi chỉ dạy. 

Đường nói: Ương Khoát rằng "Ta mới nhập đạo chưa biết pháp này, đợi ta đi hỏi Thế Tôn”. Nếu khi chưa đến chỗ Phật mà nhà họ đã sanh ra đứa con thì sao? “Ta từ pháp hiền thánh đến nay chưa từng sát sinh". Khi Ương Khoát đem lời này chưa đến nơi, nếu nhà họ đã sanh đứa con thì sao? 

Sư cảm thấy mịt mù. 

Đến bây giờ đọc kinh đến chỗ Bồ Tát lên đệ thất địa chứng vô sanh pháp nhẫn rồi nói: Phật tử! Bồ Tát thành tựu nhẫn này tức thì đắc nhập Bất Động Địa, bậc Bồ Tát thứ tám. Ấy là thâm hạnh Bồ tát, rất khó biết, chẳng sai biệt, lià tất cả tướng, tất cả tưởng, tất cả chấp trước, vô lượng vô biên, tất cả Thanh-Văn, Bích Chi Phật đều chẳng thể đến, lìa những ồn ào tranh biện, tịch diệt hiện tiền. Ví như Tỳ Kheo thần thông đầy đủ, được tâm tự tại, lần lượt cho đến nhập Diệt Tận Định, tất cả động tâm ghi nhớ, tư tưởng phân biệt thảy đều ngưng nghỉ, Bồ Tát Ma Ha Tát này cũng như thế. Trụ nơi Bất Động Địa liền xả tất cả công dụng, hành pháp vô công dụng, thân khẩu ý nghiệp niệm niệm đều dứt. Trụ nơi báo hạnh, ví như có người trong mộng thấy thân rớt xuống sông vì muốn qua sông nên phát đại dũng mãnh, dùng đại phương tiện, do đại dũng mãnh và đại phương tiện đó liền được tỉnh ngộ, đã giác ngộ xong, tất cả việc làm đều hết, Bồ Tát cũng vậy, thấy thân chúng sanh trôi nổi giữa sông, vì muốn cứu độ, phát đại dũng mãnh, khởi đại tinh tấn, nhờ dũng mãnh tinh tấn đó được đến chỗ bất động địa này, đã đến đây rồi thì tất cả công dụng thảy đều ngưng nghỉ, hai hạnh tướng và hành đều chẳng hiện tiền. Khi ấy tâm của Bồ Tát Ma Ha Tát này đối vối Phật tâm, Bồ Đề tâm, Niết Bàn tâm có chẳng sanh khởi huống là sanh khởi những tâm thế gian".

Sư xem đến đây hoát nhiên đánh mất túi vải (chứng ngộ triệt để). 

Lời phương tiện của Trạm Đường bỗng nhiên hiện tiền. 

GHI CHÚ: 

(1) Công án "mấy thiền khách": 

Pháp Giảng thiền sư ngộ chưa triệt để. Thầy là Bạch Vân thiền sư dùng phương tiện rằng: 

Có mấy thiền khách từ Lư Sơn đến đều có chỗ ngộ nhập. Bảo y nói cũng nói được có lý do, đem những nhân duyên hỏi y ý cũng rõ được, bảo y hạ chuyễn ngữ, y cũng hạ được, nhưng mà chưa đắc. 

Pháp Giảng do đó đại nghi, tự nghĩ thầm: Đã ngộ rồi, nói cũng nói được, rõ cũng rõ được, tại sao lại chưa đắc? 

Bèn tham cứu suốt ngày bỗng nhiên tĩnh ngộ, việc quý trọng xưa kia ngay đó buông sạch, liền được Bạch Vân ấn chứng. Sư sau này nói với người rằng: Ta do đó cả thân xuất mồ hôi trắng, liền rõ được thanh phong khúc dưới (phá mạt hậu quan). 

(Ghi chú hết)
*
Viên Ngộ làm trụ trì núi Vân Cư, thỉnh Sư làm thủ tọa. Ngày đông chí, Sư thăng tòa, có thiền sư Nguyên ra hỏi: Khi trên lông mày treo kiếm là thế nào? 

Sư Đáp: Máu tạt trời Phạm Thiên! 

Ngộ đang ngồi dưới tòa giơ tay khen ngợi rằng: Câu hỏi rất hay, câu đáp lại hay hơn nữa! 

Nguyên liền trở về chúng. 

*
Sư mỗi lần nhập thất (nhập thất: để cho tăng chúng vào phòng thăm hỏi), Viên Ngộ thường đến nghe. Một hôm nhập thất xong, Sư lên phương trượng, Ngộ nói: Nếu có một thiền giả được như lão tăng thì ngươi sẽ đối đáp như thế nào? 

Sư nói: Vậy là may quá. Cũng như Tô Đông Pha nói “Làm suốt đời đao phủ thủ mới được gặp một ông mập để chém”. 

Ngộ cười ha hả rằng: Vậy thì ngươi nhập thất cho ta, bức bách khiến ta leo vách tường xem! 

Rồi Ngộ hỏi: Đạt Ma đến, đem gì truyền thọ? 

Sư Đáp: Đâu thể trọn cho là kiến giải hồ ly tinh. 

Ngộ hỏi nữa: "Nắm đầu hổ, bắt đuôi hổ, thấu tông chỉ dưới câu thứ nhất", thế nào là câu thứ nhất? 

Đáp: Đó là câu thứ nhì! 

Ngộ thường nói với chúng: Gần đây thiền hội các nơi đều thành hang ổ. Dưới thiền hội núi Ngũ Tổ, ta với Phật Giám, Phật Nhãn ba người cùng nhau tham thiền. Nay đã thấy xuất hiện nhiều yêu quái. Dưới thiền hội Phật Giám có một hạng người làm con chó sủa, bồ câu kêu, khiến thiên hạ cười. Dưới thiền hội Phật Nhãn cũng có một hạng người làm bộ vẻ nhìn đồn điền, cây cột, chỉ đông chỉ tây, giống như trước mắt thấy ma quỷ. Ở đây thì chẳng có hai thứ bệnh này. 

Sư nói: Đập đá lửa, chớp tia sáng, làm cho nhiều người đuổi theo nghiệp thức, thầy vừa đề ra thì trò ngay đó hiểu liền, há chẳng phải là lọt vào hang ổ lớn của Phật pháp ư! 

Ngộ bất giác le lưỡi, nói rằng: Chớ nên màng đến họ. Ở đây chỉ lấy chứng ngộ làm tiêu chuẩn. Nếu chẳng chứng ngộ ta nhất định chẳng thả cho qua. 

Sư nói: Chứng ngộ thì được. Nếu thầy vừa đề ra trò liền ngộ, cứ truyền nhau mãi như thế lấy đập đá lửa, chớp tia sáng là đúng làm cho nghiệp thức mang mang đến ngày nào mới hết. 

Ngộ liền ấn chứng cho. 

GHI CHÚ: 

Nhân duyên Ương Khoát cứu sản nạn: 

Ương Khoát đang đi khất thực, đến nhà sản nạn. Nhà ấy cầu Ương Khoát cứu giúp, Ương Khoát nói: Tôi mới nhập đạo chưa biết pháp này, đợi tôi đi hỏi Thế Tôn đã. 

Liền về hỏi Phật, Phật bảo: Ngươi đến trước sản phụ nói "Ta từ pháp hiền thánh đến nay chưa từng sát sanh" thì sẽ xong việc. 

Ương Khoát nói y lời Phật, sản phụ nghe được liền sanh con dễ dàng. (Ghi chú hết)
Kính cảm ơn Thầy Đồng Thường và Vân Phong 

đã hiệu chỉnh quyển sách này. (Tâm Diệu) 01-01-2007
ĐƯỜNG LỐI THỰC HÀNH 

THAM TỒ SƯ THIỀN
Tác giả: THÍCH DUY LỰC
Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực tham thiền không cần ngồi cũng được. Như Tổ dạy: Phải khi lao động mà tập tham được mới tốt, nếu chỉ thích ngồi yên một chỗ vắng lặng mà tập tham thì khó hy vọng kiến tánh.

Lục Tổ nói: "Đạo do tâm ngộ, bất tại tọa". Phẩm Tọa thiền trong Pháp Bảo Đàn Kinh nói đến Tọa thiền là tâm tọa (chứ không phải thân tọa) nghĩa là: ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là tọa, trong thấy tự tánh chẳng động gọi là thiền. Vậy thế nào là tham thiền? Chữ tham tức là Nghi, Nghi tức là không hiểu, một việc gì đã hiểu rồi thì hết nghi, hết nghi tức là không có tham, cho nên tham thiền rất chú trọng cái nghi gọi là nghi tình. Muốn khởi lên cái nghi tình phải nhờ câu thoại đầu, gọi là tham thoại đầu. Thế nào là thoại đầu? Theo Ngài Hư Vân giải thích rằng khi muốn nói một câu thoại thì phải khởi niệm rồi mới nói được, lúc chưa khởi niệm muốn nói gọi là thoại đầu, nếu đã khởi niệm muốn nói, mặc dù chưa nói ra cũng đã là thoại vĩ rồi. Hiện nay bắt đầu tham thiền thì chưa đến thoại đầu nhưng cũng không phải ở thoại vĩ, là từ thoại vĩ tiến đến thoại đầu, đang đi ở giữa đường một ngày kia sẽ tiến tới thoại đầu. Lúc ấy câu thoại tự mất, nếu còn câu thoại thì chưa đến thoại đầu. Ngài Hư Vân có thí dụ rằng: "Thoại đầu là cây gậy, nghi tình là đi, như người cụt chân muốn đi phải nhờ cây gậy, cũng như muốn khởi nghi tình phải nhờ câu thoại đầu vậy.

Nói tham thoại đầu, thoại đầu thì nhiều lắm, muôn muôn ngàn ngàn kể không hết, bây giờ tôi chỉ đề ra 5 câu thoại đầu để cho người tham thiền tự mình lựa một câu, câu nào tự mình cảm thấy rất khó hiểu, hiểu không nổi thì câu đó thích hợp cho mình tham. Chỉ được lựa một câu không cho lựa hai câu và sau khi quyết định câu nào rồi không cho đổi qua đổi lại, thẳng tới mà tham đến kiến tánh mới thôi.

Năm câu thoại đầu là:
Khi chưa có trời đất, ta là cái gì?
Muôn pháp về một, một về chổ nào?
Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao?
Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?
Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?
Câu thoại đầu là câu hỏi, có hỏi thì phải có đáp, cũng như câu: "Khi chưa có Trời đất, ta là cái gì?" hỏi thầm trong bụng cảm thấy không hiểu thì đáp không ra, đáp không ra thì càng thấy thắc mắc, chính cái thắc mắc đó gọi là nghi tình. Hỏi câu thứ nhất đáp không ra thì tiếp tục hỏi câu thứ nhì, đáp không ra, tiếp tục hỏi câu thứ ba, cứ tiếp tục hỏi mãi, ngày đêm không ngừng, bất cứ đi, đứng, nằm, ngồi, đang làm công việc tay chân hay bằng trí óc, đi bộ, đi xe, đang ăn cơm, đang đi cầu, đang ngủ mê, đều phải tiếp tục hỏi tới hoài, không giây phút gián đoạn. Người sơ tham thì hay quên cũng như một ngày 24 tiếng đồng hồ, gián đoạn 23 tiếng, tập tham dần dần thì sự gián đoạn giảm bớt còn 22 tiếng, rồi tiếp tục còn 21 tiếng, 20 tiếng v.v... dần dần đến công phu miên mật tức là ngày đêm 24 giờ không giây phút gián đoạn. Khi công phu được thành khối cũng gọi là đến thoại đầu, cũng gọi là đến đầu sào trăm thước. Từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước nữa là kiến tánh, đạt đến chỗ tự do tự tại, được giải thoát vĩnh viễn tất cả khổ.

Người tham Tổ Sư Thiền phải chú ý những điều sau đây:
1 - PHÁ NGÃ CHẤP
Theo Phật pháp, bất cứ tiểu thừa, trung thừa, đại thừa, cho đến tối thượng thừa, chẳng có thừa nào là không phá ngã chấp cả. Nếu không phá ngã chấp thì không được giải thoát cái khổ sanh tử, không được ra khỏi sanh tử luân hồi. Vậy tham thiền phải phá ngã chấp bằng cách nào? Là bằng chín chữ: "Vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ" đó là cái căn bản để thực hành phá ngã chấp. Nếu có sở đắc là còn chấp ngã, có sở cầu là còn chấp ngã, có sở sợ là còn chấp ngã.

2 - PHÂN BIỆT HỔ NGHI VÀ CHÁNH NGHI
Tham thiền là chánh nghi. Chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, chứ không cho tâm đi tìm hiểu so sánh, để nuôi cái nghi tình cho thật mạnh. Khi nghi tình mạnh tới cùng tột, thình lình bùng nổ gọi là kiến tánh. Kiến tánh là giác ngộ, là biết được chính mình mới làm chủ được mình. Tự làm chủ được mới tự do tự tại được. Tự do tự tại là vĩnh viễn giải thoát tất cả khổ, cho nên gọi là kiến tánh thành Phật. Còn hồ nghi là lấy tâm đi tìm hiểu, hoặc giải thích câu thoại đầu cho ra đáp án, đó không phải là tham thiền, hồ nghi chỉ có thể được giải ngộ, chứ không được chứng ngộ, cũng như nhà khoa học Newton thấy trái táo từ trên cây rơi xuống mà sanh ra nghi vấn: Tại sao trái táo rớt xuống đất mà không bay lên trời? Từ đó, ông lấy tâm đi nghiên cứu tìm hiểu, cuối cùng ngộ được: Lực hấp dẫn vạn vật. Đó là hồ nghi. Hồ nghi chỉ có thể phát minh được đồ dùng của thế gian, chỉ có giá trị đối với thế gian vì không ngộ được chính mình nên không làm chủ mình được, không đạt đến tự do tự tại được.

3- CHẲNG CHO KHỞI BIỆT NIỆM
Ngoài nghi tình ra không cho khởi niệm khác, không cho đè nén vọng tưởng, không cho buông bỏ vọng tưởng, cũng không cho trừ vọng tưởng, vọng tưởng khởi lên bao nhiêu cũng mặc kệ không cần biết tới có vọng tưởng hay không có vọng tưởng, vì nghi tình chính là cây chổi automatic, không cần sự tác ý, tự nó quét sạch tất cả. Vó vọng tưởng cũng quét, không có vọng tưởng nó cũng quét. Nếu nghi tình được miên mật thì tất nhiên vọng tưởng không có kẽ hở mà nổi lên, hễ có khởi lên một niệm khác tức là đã có kẽ hở rồi.

4 - NHÂN QUẢ, NGHI NGỘ
Phải biết nghi là nhân, ngộ là quả. Không có nhân thì không có quả cho nên bất nghi bất ngộ, nhân nhỏ, quả nhỏ, cho nên tiểu nghi, tiểu ngộ, nhân lớn, quả lớn, cho nên đại nghi, đại ngộ. Nếu tham thiền lúc nghi tình nặng, ảnh hưởng đến nhức đầu, tức ngực, khó thở, đó là đại nghi. Khi đó, thì nhức nhiều chừng nào thì tốt chừng nấy, chớ nên sợ, đó là tình hình tốt bởi vì đại nghi sẽ được đại ngộ. Nhưng lúc ngồi mà có tình trạng như vậy thì không được.

Không được thì phải làm sao? Phải mau mau đứng dậy kiếm công việc làm nhưng vẫn phải tiếp tục tham cứu. Nếu tham tới cảm thấy thần kinh căng thẳng quá chịu không nổi thì câu thoại đầu phải đề chậm lại từng chữ một, chậm thật chậm, mỗi chữ kéo dài độ mười giây như vậy sự căng thẳng thần kinh sẽ dần dần được giải tỏa.

5- CHẲNG PHÂN BIỆT TƯ CÁCH
Tham Tổ Sư Thiền không kể sơ tham, lão tham, thông minh, dốt nát, ngu si, người già hay trẻ con. Trong Kinh Pháp Hoa: Long Nữ 8 tuổi được thành Phật. Truyền Đăng Lục (lịch sử thiền tông Trung Hoa) có một cô họ Trịnh 13 tuổi kiến tánh, một cô họ Tô 15 tuổi được kiến tánh và nhiều Tổ ngu si dốt nát cũng tham thiền được kiến tánh. Người tham thiền chỉ cần thống thiết vì việc sanh tử, dũng mãnh tham cứu thì bất cứ người nào cũng có thể kiến tánh thành Phật, không nên tự khinh khả năng thành Phật của mình.

6 - THÂM TIN TỰ TÂM
Tham thiền phải tin tự tâm, nếu chỉ tin pháp môn tham thiền mà không tin tự tâm thì dù tinh tiến đến mức nào cũng không được kiến tánh, nên Ngài Bác Sơn nói: tin có chánh, tà; tin "tự tâm tức Phật" là chánh, ngoài tâm chấp có pháp gọi là tà; "tức Phật" là cần phải tham cứu cho sáng tỏ tự tâm và phải đích thân dẫm đến tới chỗ chẳng nghi mới gọi là chánh tín, còn như mập mờ, lầm lạc, đoán mò chỉ nói "tức tâm tức Phật" mà thật không muốn tham cứu rõ tự tâm thì gọi là tà tín."
7 - PHẢI NGỘ TỰ TÁNH
"Hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân" (Chó Hàn đuổi cục xương, sư tử thì cắn người). Đây là hai câu thí dụ của Tổ Sư, nghĩa là: Một người quăng cục xương, con chó đuổi theo cục xương mà cắn còn con sư tử thì không ngó tới cục xương cứ cắn ngay người đó. Người đó dụ cho tự tánh, cục xương dụ cho lời nói của Tổ, của Phật. Nếu hướng vào lời nói của Tổ, của Phật mà ngộ là con chó, hướng vào tự tánh mà ngộ là con sư tử.

Cổ Đức nói: "Tử ư cú hạ" (chết trong ngữ cú), hướng cử khởi xứ thừa đương (hướng vào chỗ lời nói mà nhận lấy)", nghĩa là lời nói của Tổ vừa nói ra, vừa
nghe hiểu liền cho đó là ngộ, nhưng sự hiểu ngộ đó còn nằm trong ý thức phân biệt, mặc dù đúng lý thế gian rất lô-gích, nhưng vì chẳng biết cần phải lìa ý thức mới chứng ngộ được. Cho nên bị Tổ chê là Hàn lu (loại chó mực rất thông minh ở nước Hàn).

8 - KHÔNG LỌT VÔ KÝ
Tham thiền nên tránh lọt vào "Vô ký-không". Pháp môn khác chỉ cầu được dứt niệm, nhưng tham thiền trái lại không cho dứt niệm tức là nghi tình phải luôn luôn tiếp tục, không cho gián đoạn. Nếu không có nghi tình cũng không có vọng tưởng thì lọt vào Vô ký-không là một thứ thiền bệnh, Tổ Sư gọi là "ngâm nước chết", mặc dù lúc ấy cảm thấy được thanh thanh tịnh tịnh, trong mình cảm thấy nhẹ nhàng nhưng chấp lấy cái đó thì vĩnh viễn không được kiến tánh, chẳng thà có nghi tình, có vọng tưởng còn tốt hơn. Vậy tham thiền nếu chưa đến thoại đầu chớ nên bỏ câu thoại. Có người bỏ câu thoại vẫn còn nghi tình cho là tốt, thực thì không đúng vì có thể bị gián đoạn một khoảng thời gian lâu mà tự mình không hay, lại cũng dễ bị lọt vào vô Ký không nữa.

9 - HÀNH KHỞI GIẢI TUYỆT
Theo giáo-môn thông thường, sự tu hành phải trải qua bốn giai đoạn là: tín, giải, hành, chứng. Ban đầu do tin rồi đi tìm hiểu (giải), theo sự hiểu mà thực hành, vừa thực hành vừa tìm hiểu thêm, vừa hiểu thêm vừa thực hành thêm từng bậc tiến lên chứng từ thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa cho đến đẳng giác, diệu giác. Đó là cách tu thông thường. Còn Tổ Sư thiền thì không phải vậy. Trước tiên cũng phải có tin, có hiểu, nhưng khi bắt đầu thực hành thì không được tìm hiểu nữa. Thiền môn gọi là "Hành khởi giải tuyệt" tức là đã bắt đầu tham thiền rồi thì sự tìm hiểu kiến giải phải chấm dứt.

Cho nên tham thiền không cho hiểu thiền, hiểu đạo. Tại sao vậy? Vì đang tham thiền là đã có thiền, có đạo rồi. Nếu đi tìm hiểu thiền hiểu đạo nữa thì cũng như mình đã có một cái đầu rồi còn sinh thêm một cái đầu thứ hai nữa. Tổ Sư gọi: "Đầu thượng an đầu" (trên đầu thêm đầu) thì cái đầu thứ hai, không những không có ích cho cái đầu bổn lai, lại còn làm chướng ngại khổ sở cho cái đầu bổn lai nên phải mời Bác sĩ cắt bỏ mới được khôi phục sức khỏe lại.

Vậy hiểu thiền hiểu đạo còn không cho huống là đi tìm hiểu cái khác nữa. Phải biết rằng ham tìm hiểu rất chướng ngại cho sự chứng ngộ. Thế nên "Hành khởi giải tuyệt" là vậy.

10 - CHÚ TRỌNG THỰC HÀNH
Tổ Sư Thiền chỉ chú trọng thực hành không cần lý luận, nhưng khi đang thực hành sẽ tùy theo căn cơ trình độ khác biệt, tình chấp nặng nhẹ, kiến giải cao thấp và sự ham thích bất đồng của mỗi người mà sinh ra muôn ngàn lối tẻ sai biệt, cho nên quyển sách này chỉ được nêu ra những điều thực hành chung,
còn nhiều chi tiết vi tế không thể kể hết ở trong này, phải tùy bệnh mà cho thuốc, vì thế mặc dù cách tham thoại đầu rất dễ nhưng cũng phải có người lão tham hướng dẫn mới được. Nếu tự làm tài khôn mà không đi đúng với tôn chỉ chính xác tủa Tổ Sư Thiền thì sẽ có thể trở thành phỉ báng Phật pháp, tạo tội địa ngục mà tự mình không biết, xin người học thiền để ý cho.

CƠ BẢN THỰC HÀNH
TỒ SƯ THIỀN
Muốn đạt đến kiến tánh giải thoát, hành giả tham tổ sư thiền cần phải thực hành đúng theo cơ bản như sau:
1 - TIN TỰ TÂM
Thế nào là TIN TỰ TÂM? Phải tin tự tâm mình đồng với Chư Phật chẳng hai chẳng khác, tức là thần thông trí huệ của bản tâm mình không kém hơn Chư Phật một tí nào cả. Vì bản thể và diệu dụng của bản tâm mình cũng như Chư Phật, cùng khắp không gian và thời gian, nên nói tự tánh bình đẳng bất nhị. Nếu kém Phật một tí thì Phật cao hơn chúng sanh, là bất bình đẳng, có cao có thấp là nhị.

Nếu đã tin tự tâm sẳn đầy đủ tất cả năng lực thần thông trí huệ, bản thể và diệu dụng cùng khắp không gian và thời gian, như Phật nói "Ngoài tâm chẳng có pháp" thì đương nhiên thực hành được 9 chữ "VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ SỢ". Vì đắc là đắc ngoài tâm, cầu là cầu ngoài tâm, bản tâm cùng khắp không gian và thời gian, ngoài không gian chẳng có không gian, ngoài thời gian chẳng có thời gian, vậy thì ngoài còn chẳng có, còn có gì để cho mình đắc để cho mình cầu! Không đắc không cầu thì không còn gì để sợ, như thế không phá ngã chấp cũng tự phá ngã chấp rồi, vì VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ SỢ là dùng để phá ngã chấp, phá hết ngã chấp thì được giải thoát cái khổ sanh tử luân hồi.

Lại nếu không tin tự tâm, chỉ tin pháp môn Tổ Sư Thiền thì dù siêng năng tu tập cách mấy cũng không thể đạt đến kiến tánh. Tại sao? Vì không tin tâm mình thì làm sao tự hiện được bản tâm mình! Tự hiện bản tâm tức là kiến tánh, nên nói tin tự tâm là cơ bản của chánh pháp.

2 - NGHI TÌNH.

Thế nào là NGHI TÌNH? Tức là đề câu thoại đầu hỏi thầm trong bụng, cảm thấy không biết, thiền môn gọi là Nghi Tình. Bất cứ đi đứng nằm ngồi, làm việc bằng tay chân hay trí óc, cho đến lúc ăn cơm, đi cầu, nói chuyện, ngủ mê đều phải có nghi tình. Có nghi tình mới được gọi là tham thiền, nói một cách khác tức là dùng cái tâm không biết (Nghi Tình) của bộ não để chấm dứt tất cả biết của bộ não (1). Dù nói chấm dứt, kỳ thật khỏi cần tác ý chấm dứt, có
nghi tình thì đương nhiên tự nó chấm dứt, vì tất cả biết của bộ não đều là tướng bệnh, cũng là cái biết của người mù. Ví như người mù không thấy mặt trời, hỏi người mắt sáng, người mắt sáng nói "mặt trời có tròn có nóng", người mắt sáng diễn tả mặt trời thì đúng, nhưng người mù chấp tròn với nóng cho là mặt trời thì không đúng rồi.

Muốn giữ nghi tình trước tiên phải chấm dứt những tìm hiểu biết và ghi nhớ biết, sau chấm dứt luôn cái tùy duyên biết (tùy duyên biết là khỏi cần tìm hiểu cũng biết, như đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơm v.v...). Nên Ngài Lai Quả nói "lúc công phu đến thoại đầu thì đi chẳng biết đi, ngồi chẳng biết ngồi". Công phu đến thoại đầu thì câu thoại tự mất, tất cả biết của bộ não đều hết, khi ấy tham thiền không biết tham thiền, ăn cơm không biết ăn cơm, luôn cả cái không biết cũng không biết luôn. Công phu đến đây là gần kiến tánh, người đời coi mình như người khờ ngốc, nhưng sự thật thì sẽ phát đại trí huệ, cuối cùng cái nghi tình bùng nổ, cái tâm không biết của bộ não cũng tan rã. Bấy giờ cái biết và không biết của bộ não đều sạch, tướng bệnh (tác dụng của bộ não) đã hết, trong sát na đó tướng mạnh (cái biết của bản thể Phật tánh) hiện ra, gọi là kiến tánh thành Phật.

Tổ nói "Tri chẳng có hai người, pháp chẳng có hai thứ". Tại sao tri chẳng có hai người? Vì cái tri của bản thể gọi là Chánh Biến Tri, cùng khắp không gian và thời gian, chỉ có một cái tri(2), nếu có thêm cái tri của bộ não (không cùng khắp) thì thành hai cái tri, tức là hai người. Sao nói pháp chẳng có hai thứ? Vì tất cả pháp đều do tâm tạo, bản thể của tâm đã cùng khắp không gian và thời gian thì pháp của tâm tạo ra cũng phải cùng khắp như bản tâm, nên nói pháp chẳng hai thứ. Nếu có pháp nào do bộ não chấp nhận là pháp thật thì pháp thứ hai này cũng là tướng bệnh.


GHI CHÚ:
(1) CÁI TÂM KHÔNG BIẾT CỦA BỘ NÃO:
Khi hỏi câu thoại đầu cảm thấy không biết, thì cái tâm ham biết của tập khí lâu đời bất tri bất giác tự mống khởi, rồi tự thành nghi tình. Cái tâm không biết này khác với cái không biết của người khờ ngốc, bệnh tâm thần và sự ngủ mê hay chết giấc, nên nói cái tâm không biết của bộ não là cơ bản của nghi tình. Muốn giữ nghi tình là phải dùng cái tâm không biết, nếu tâm có biết thì không phải nghi tình, tức là không có tham thiền.

(2) Tự tánh bất nhị vốn chẳng phải một, nay nói MỘT chỉ là phương tiện, nếu thật có một thì phải có hai, ba cho đến muôn ngàn.

Ghi chú hết
Lục Tổ Sư Thiền
| !date | !user | !location | !storeUrl | !uploadDir | !toFilename | !backupdir | !origin |
| 05/01/2009 23:52:04 | tosuthien | [[/|http://tosuthien.tiddlyspot.com/]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . |
| 05/01/2009 23:54:33 | tosuthien | [[/|http://tosuthien.tiddlyspot.com/]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . | ok |
| 05/01/2009 23:54:45 | tosuthien | [[/|http://tosuthien.tiddlyspot.com/]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . |
| 06/01/2009 20:06:53 | tosuthien | [[tosuthien.html|file:///C:/Work/Essentials/GetThingsDone/tosuthien.html]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . | ok |
| 06/01/2009 20:24:37 | tosuthien | [[tosuthien.html|file:///C:/Work/Essentials/GetThingsDone/tosuthien.html]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . | ok |
| 06/01/2009 21:35:05 | tosuthien | [[tosuthien.html|file:///C:/Work/Essentials/GetThingsDone/tosuthien.html]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . |
| 08/01/2009 20:06:34 | tosuthien | [[tosuthien.html|file:///C:/Work/Essentials/GetThingsDone/tosuthien.html]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . |
| 08/01/2009 20:32:24 | tosuthien | [[tosuthien.html|file:///C:/Work/Essentials/GetThingsDone/tosuthien.html]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . |
| 08/01/2009 20:37:17 | tosuthien | [[tosuthien.html|file:///C:/Work/Essentials/GetThingsDone/tosuthien.html]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . |
| 29/01/2009 22:27:55 | notetaker | [[ToSuThien.html|file:///C:/Work/Essentials/TiddlyWiki/TiddlySpot/Religion/ToSuThien.html]] | [[store.cgi|http://tosuthien.tiddlyspot.com/store.cgi]] | . | [[index.html | http://tosuthien.tiddlyspot.com/index.html]] | . |
/***
|''Name:''|UploadPlugin|
|''Description:''|Save to web a TiddlyWiki|
|''Version:''|4.1.3|
|''Date:''|Feb 24, 2008|
|''Source:''|http://tiddlywiki.bidix.info/#UploadPlugin|
|''Documentation:''|http://tiddlywiki.bidix.info/#UploadPluginDoc|
|''Author:''|BidiX (BidiX (at) bidix (dot) info)|
|''License:''|[[BSD open source license|http://tiddlywiki.bidix.info/#%5B%5BBSD%20open%20source%20license%5D%5D ]]|
|''~CoreVersion:''|2.2.0|
|''Requires:''|PasswordOptionPlugin|
***/
//{{{
version.extensions.UploadPlugin = {
	major: 4, minor: 1, revision: 3,
	date: new Date("Feb 24, 2008"),
	source: 'http://tiddlywiki.bidix.info/#UploadPlugin',
	author: 'BidiX (BidiX (at) bidix (dot) info',
	coreVersion: '2.2.0'
};

//
// Environment
//

if (!window.bidix) window.bidix = {}; // bidix namespace
bidix.debugMode = false;	// true to activate both in Plugin and UploadService
	
//
// Upload Macro
//

config.macros.upload = {
// default values
	defaultBackupDir: '',	//no backup
	defaultStoreScript: "store.php",
	defaultToFilename: "index.html",
	defaultUploadDir: ".",
	authenticateUser: true	// UploadService Authenticate User
};
	
config.macros.upload.label = {
	promptOption: "Save and Upload this TiddlyWiki with UploadOptions",
	promptParamMacro: "Save and Upload this TiddlyWiki in %0",
	saveLabel: "save to web", 
	saveToDisk: "save to disk",
	uploadLabel: "upload"	
};

config.macros.upload.messages = {
	noStoreUrl: "No store URL in parmeters or options",
	usernameOrPasswordMissing: "Username or password missing"
};

config.macros.upload.handler = function(place,macroName,params) {
	if (readOnly)
		return;
	var label;
	if (document.location.toString().substr(0,4) == "http") 
		label = this.label.saveLabel;
	else
		label = this.label.uploadLabel;
	var prompt;
	if (params[0]) {
		prompt = this.label.promptParamMacro.toString().format([this.destFile(params[0], 
			(params[1] ? params[1]:bidix.basename(window.location.toString())), params[3])]);
	} else {
		prompt = this.label.promptOption;
	}
	createTiddlyButton(place, label, prompt, function() {config.macros.upload.action(params);}, null, null, this.accessKey);
};

config.macros.upload.action = function(params)
{
		// for missing macro parameter set value from options
		if (!params) params = {};
		var storeUrl = params[0] ? params[0] : config.options.txtUploadStoreUrl;
		var toFilename = params[1] ? params[1] : config.options.txtUploadFilename;
		var backupDir = params[2] ? params[2] : config.options.txtUploadBackupDir;
		var uploadDir = params[3] ? params[3] : config.options.txtUploadDir;
		var username = params[4] ? params[4] : config.options.txtUploadUserName;
		var password = config.options.pasUploadPassword; // for security reason no password as macro parameter	
		// for still missing parameter set default value
		if ((!storeUrl) && (document.location.toString().substr(0,4) == "http")) 
			storeUrl = bidix.dirname(document.location.toString())+'/'+config.macros.upload.defaultStoreScript;
		if (storeUrl.substr(0,4) != "http")
			storeUrl = bidix.dirname(document.location.toString()) +'/'+ storeUrl;
		if (!toFilename)
			toFilename = bidix.basename(window.location.toString());
		if (!toFilename)
			toFilename = config.macros.upload.defaultToFilename;
		if (!uploadDir)
			uploadDir = config.macros.upload.defaultUploadDir;
		if (!backupDir)
			backupDir = config.macros.upload.defaultBackupDir;
		// report error if still missing
		if (!storeUrl) {
			alert(config.macros.upload.messages.noStoreUrl);
			clearMessage();
			return false;
		}
		if (config.macros.upload.authenticateUser && (!username || !password)) {
			alert(config.macros.upload.messages.usernameOrPasswordMissing);
			clearMessage();
			return false;
		}
		bidix.upload.uploadChanges(false,null,storeUrl, toFilename, uploadDir, backupDir, username, password); 
		return false; 
};

config.macros.upload.destFile = function(storeUrl, toFilename, uploadDir) 
{
	if (!storeUrl)
		return null;
		var dest = bidix.dirname(storeUrl);
		if (uploadDir && uploadDir != '.')
			dest = dest + '/' + uploadDir;
		dest = dest + '/' + toFilename;
	return dest;
};

//
// uploadOptions Macro
//

config.macros.uploadOptions = {
	handler: function(place,macroName,params) {
		var wizard = new Wizard();
		wizard.createWizard(place,this.wizardTitle);
		wizard.addStep(this.step1Title,this.step1Html);
		var markList = wizard.getElement("markList");
		var listWrapper = document.createElement("div");
		markList.parentNode.insertBefore(listWrapper,markList);
		wizard.setValue("listWrapper",listWrapper);
		this.refreshOptions(listWrapper,false);
		var uploadCaption;
		if (document.location.toString().substr(0,4) == "http") 
			uploadCaption = config.macros.upload.label.saveLabel;
		else
			uploadCaption = config.macros.upload.label.uploadLabel;
		
		wizard.setButtons([
				{caption: uploadCaption, tooltip: config.macros.upload.label.promptOption, 
					onClick: config.macros.upload.action},
				{caption: this.cancelButton, tooltip: this.cancelButtonPrompt, onClick: this.onCancel}
				
			]);
	},
	options: [
		"txtUploadUserName",
		"pasUploadPassword",
		"txtUploadStoreUrl",
		"txtUploadDir",
		"txtUploadFilename",
		"txtUploadBackupDir",
		"chkUploadLog",
		"txtUploadLogMaxLine"		
	],
	refreshOptions: function(listWrapper) {
		var opts = [];
		for(i=0; i<this.options.length; i++) {
			var opt = {};
			opts.push();
			opt.option = "";
			n = this.options[i];
			opt.name = n;
			opt.lowlight = !config.optionsDesc[n];
			opt.description = opt.lowlight ? this.unknownDescription : config.optionsDesc[n];
			opts.push(opt);
		}
		var listview = ListView.create(listWrapper,opts,this.listViewTemplate);
		for(n=0; n<opts.length; n++) {
			var type = opts[n].name.substr(0,3);
			var h = config.macros.option.types[type];
			if (h && h.create) {
				h.create(opts[n].colElements['option'],type,opts[n].name,opts[n].name,"no");
			}
		}
		
	},
	onCancel: function(e)
	{
		backstage.switchTab(null);
		return false;
	},
	
	wizardTitle: "Upload with options",
	step1Title: "These options are saved in cookies in your browser",
	step1Html: "<input type='hidden' name='markList'></input><br>",
	cancelButton: "Cancel",
	cancelButtonPrompt: "Cancel prompt",
	listViewTemplate: {
		columns: [
			{name: 'Description', field: 'description', title: "Description", type: 'WikiText'},
			{name: 'Option', field: 'option', title: "Option", type: 'String'},
			{name: 'Name', field: 'name', title: "Name", type: 'String'}
			],
		rowClasses: [
			{className: 'lowlight', field: 'lowlight'} 
			]}
};

//
// upload functions
//

if (!bidix.upload) bidix.upload = {};

if (!bidix.upload.messages) bidix.upload.messages = {
	//from saving
	invalidFileError: "The original file '%0' does not appear to be a valid TiddlyWiki",
	backupSaved: "Backup saved",
	backupFailed: "Failed to upload backup file",
	rssSaved: "RSS feed uploaded",
	rssFailed: "Failed to upload RSS feed file",
	emptySaved: "Empty template uploaded",
	emptyFailed: "Failed to upload empty template file",
	mainSaved: "Main TiddlyWiki file uploaded",
	mainFailed: "Failed to upload main TiddlyWiki file. Your changes have not been saved",
	//specific upload
	loadOriginalHttpPostError: "Can't get original file",
	aboutToSaveOnHttpPost: 'About to upload on %0 ...',
	storePhpNotFound: "The store script '%0' was not found."
};

bidix.upload.uploadChanges = function(onlyIfDirty,tiddlers,storeUrl,toFilename,uploadDir,backupDir,username,password)
{
	var callback = function(status,uploadParams,original,url,xhr) {
		if (!status) {
			displayMessage(bidix.upload.messages.loadOriginalHttpPostError);
			return;
		}
		if (bidix.debugMode) 
			alert(original.substr(0,500)+"\n...");
		// Locate the storeArea div's 
		var posDiv = locateStoreArea(original);
		if((posDiv[0] == -1) || (posDiv[1] == -1)) {
			alert(config.messages.invalidFileError.format([localPath]));
			return;
		}
		bidix.upload.uploadRss(uploadParams,original,posDiv);
	};
	
	if(onlyIfDirty && !store.isDirty())
		return;
	clearMessage();
	// save on localdisk ?
	if (document.location.toString().substr(0,4) == "file") {
		var path = document.location.toString();
		var localPath = getLocalPath(path);
		saveChanges();
	}
	// get original
	var uploadParams = new Array(storeUrl,toFilename,uploadDir,backupDir,username,password);
	var originalPath = document.location.toString();
	// If url is a directory : add index.html
	if (originalPath.charAt(originalPath.length-1) == "/")
		originalPath = originalPath + "index.html";
	var dest = config.macros.upload.destFile(storeUrl,toFilename,uploadDir);
	var log = new bidix.UploadLog();
	log.startUpload(storeUrl, dest, uploadDir,  backupDir);
	displayMessage(bidix.upload.messages.aboutToSaveOnHttpPost.format([dest]));
	if (bidix.debugMode) 
		alert("about to execute Http - GET on "+originalPath);
	var r = doHttp("GET",originalPath,null,null,username,password,callback,uploadParams,null);
	if (typeof r == "string")
		displayMessage(r);
	return r;
};

bidix.upload.uploadRss = function(uploadParams,original,posDiv) 
{
	var callback = function(status,params,responseText,url,xhr) {
		if(status) {
			var destfile = responseText.substring(responseText.indexOf("destfile:")+9,responseText.indexOf("\n", responseText.indexOf("destfile:")));
			displayMessage(bidix.upload.messages.rssSaved,bidix.dirname(url)+'/'+destfile);
			bidix.upload.uploadMain(params[0],params[1],params[2]);
		} else {
			displayMessage(bidix.upload.messages.rssFailed);			
		}
	};
	// do uploadRss
	if(config.options.chkGenerateAnRssFeed) {
		var rssPath = uploadParams[1].substr(0,uploadParams[1].lastIndexOf(".")) + ".xml";
		var rssUploadParams = new Array(uploadParams[0],rssPath,uploadParams[2],'',uploadParams[4],uploadParams[5]);
		var rssString = generateRss();
		// no UnicodeToUTF8 conversion needed when location is "file" !!!
		if (document.location.toString().substr(0,4) != "file")
			rssString = convertUnicodeToUTF8(rssString);	
		bidix.upload.httpUpload(rssUploadParams,rssString,callback,Array(uploadParams,original,posDiv));
	} else {
		bidix.upload.uploadMain(uploadParams,original,posDiv);
	}
};

bidix.upload.uploadMain = function(uploadParams,original,posDiv) 
{
	var callback = function(status,params,responseText,url,xhr) {
		var log = new bidix.UploadLog();
		if(status) {
			// if backupDir specified
			if ((params[3]) && (responseText.indexOf("backupfile:") > -1))  {
				var backupfile = responseText.substring(responseText.indexOf("backupfile:")+11,responseText.indexOf("\n", responseText.indexOf("backupfile:")));
				displayMessage(bidix.upload.messages.backupSaved,bidix.dirname(url)+'/'+backupfile);
			}
			var destfile = responseText.substring(responseText.indexOf("destfile:")+9,responseText.indexOf("\n", responseText.indexOf("destfile:")));
			displayMessage(bidix.upload.messages.mainSaved,bidix.dirname(url)+'/'+destfile);
			store.setDirty(false);
			log.endUpload("ok");
		} else {
			alert(bidix.upload.messages.mainFailed);
			displayMessage(bidix.upload.messages.mainFailed);
			log.endUpload("failed");			
		}
	};
	// do uploadMain
	var revised = bidix.upload.updateOriginal(original,posDiv);
	bidix.upload.httpUpload(uploadParams,revised,callback,uploadParams);
};

bidix.upload.httpUpload = function(uploadParams,data,callback,params)
{
	var localCallback = function(status,params,responseText,url,xhr) {
		url = (url.indexOf("nocache=") < 0 ? url : url.substring(0,url.indexOf("nocache=")-1));
		if (xhr.status == 404)
			alert(bidix.upload.messages.storePhpNotFound.format([url]));
		if ((bidix.debugMode) || (responseText.indexOf("Debug mode") >= 0 )) {
			alert(responseText);
			if (responseText.indexOf("Debug mode") >= 0 )
				responseText = responseText.substring(responseText.indexOf("\n\n")+2);
		} else if (responseText.charAt(0) != '0') 
			alert(responseText);
		if (responseText.charAt(0) != '0')
			status = null;
		callback(status,params,responseText,url,xhr);
	};
	// do httpUpload
	var boundary = "---------------------------"+"AaB03x";	
	var uploadFormName = "UploadPlugin";
	// compose headers data
	var sheader = "";
	sheader += "--" + boundary + "\r\nContent-disposition: form-data; name=\"";
	sheader += uploadFormName +"\"\r\n\r\n";
	sheader += "backupDir="+uploadParams[3] +
				";user=" + uploadParams[4] +
				";password=" + uploadParams[5] +
				";uploaddir=" + uploadParams[2];
	if (bidix.debugMode)
		sheader += ";debug=1";
	sheader += ";;\r\n"; 
	sheader += "\r\n" + "--" + boundary + "\r\n";
	sheader += "Content-disposition: form-data; name=\"userfile\"; filename=\""+uploadParams[1]+"\"\r\n";
	sheader += "Content-Type: text/html;charset=UTF-8" + "\r\n";
	sheader += "Content-Length: " + data.length + "\r\n\r\n";
	// compose trailer data
	var strailer = new String();
	strailer = "\r\n--" + boundary + "--\r\n";
	data = sheader + data + strailer;
	if (bidix.debugMode) alert("about to execute Http - POST on "+uploadParams[0]+"\n with \n"+data.substr(0,500)+ " ... ");
	var r = doHttp("POST",uploadParams[0],data,"multipart/form-data; ;charset=UTF-8; boundary="+boundary,uploadParams[4],uploadParams[5],localCallback,params,null);
	if (typeof r == "string")
		displayMessage(r);
	return r;
};

// same as Saving's updateOriginal but without convertUnicodeToUTF8 calls
bidix.upload.updateOriginal = function(original, posDiv)
{
	if (!posDiv)
		posDiv = locateStoreArea(original);
	if((posDiv[0] == -1) || (posDiv[1] == -1)) {
		alert(config.messages.invalidFileError.format([localPath]));
		return;
	}
	var revised = original.substr(0,posDiv[0] + startSaveArea.length) + "\n" +
				store.allTiddlersAsHtml() + "\n" +
				original.substr(posDiv[1]);
	var newSiteTitle = getPageTitle().htmlEncode();
	revised = revised.replaceChunk("<title"+">","</title"+">"," " + newSiteTitle + " ");
	revised = updateMarkupBlock(revised,"PRE-HEAD","MarkupPreHead");
	revised = updateMarkupBlock(revised,"POST-HEAD","MarkupPostHead");
	revised = updateMarkupBlock(revised,"PRE-BODY","MarkupPreBody");
	revised = updateMarkupBlock(revised,"POST-SCRIPT","MarkupPostBody");
	return revised;
};

//
// UploadLog
// 
// config.options.chkUploadLog :
//		false : no logging
//		true : logging
// config.options.txtUploadLogMaxLine :
//		-1 : no limit
//      0 :  no Log lines but UploadLog is still in place
//		n :  the last n lines are only kept
//		NaN : no limit (-1)

bidix.UploadLog = function() {
	if (!config.options.chkUploadLog) 
		return; // this.tiddler = null
	this.tiddler = store.getTiddler("UploadLog");
	if (!this.tiddler) {
		this.tiddler = new Tiddler();
		this.tiddler.title = "UploadLog";
		this.tiddler.text = "| !date | !user | !location | !storeUrl | !uploadDir | !toFilename | !backupdir | !origin |";
		this.tiddler.created = new Date();
		this.tiddler.modifier = config.options.txtUserName;
		this.tiddler.modified = new Date();
		store.addTiddler(this.tiddler);
	}
	return this;
};

bidix.UploadLog.prototype.addText = function(text) {
	if (!this.tiddler)
		return;
	// retrieve maxLine when we need it
	var maxLine = parseInt(config.options.txtUploadLogMaxLine,10);
	if (isNaN(maxLine))
		maxLine = -1;
	// add text
	if (maxLine != 0) 
		this.tiddler.text = this.tiddler.text + text;
	// Trunck to maxLine
	if (maxLine >= 0) {
		var textArray = this.tiddler.text.split('\n');
		if (textArray.length > maxLine + 1)
			textArray.splice(1,textArray.length-1-maxLine);
			this.tiddler.text = textArray.join('\n');		
	}
	// update tiddler fields
	this.tiddler.modifier = config.options.txtUserName;
	this.tiddler.modified = new Date();
	store.addTiddler(this.tiddler);
	// refresh and notifiy for immediate update
	story.refreshTiddler(this.tiddler.title);
	store.notify(this.tiddler.title, true);
};

bidix.UploadLog.prototype.startUpload = function(storeUrl, toFilename, uploadDir,  backupDir) {
	if (!this.tiddler)
		return;
	var now = new Date();
	var text = "\n| ";
	var filename = bidix.basename(document.location.toString());
	if (!filename) filename = '/';
	text += now.formatString("0DD/0MM/YYYY 0hh:0mm:0ss") +" | ";
	text += config.options.txtUserName + " | ";
	text += "[["+filename+"|"+location + "]] |";
	text += " [[" + bidix.basename(storeUrl) + "|" + storeUrl + "]] | ";
	text += uploadDir + " | ";
	text += "[[" + bidix.basename(toFilename) + " | " +toFilename + "]] | ";
	text += backupDir + " |";
	this.addText(text);
};

bidix.UploadLog.prototype.endUpload = function(status) {
	if (!this.tiddler)
		return;
	this.addText(" "+status+" |");
};

//
// Utilities
// 

bidix.checkPlugin = function(plugin, major, minor, revision) {
	var ext = version.extensions[plugin];
	if (!
		(ext  && 
			((ext.major > major) || 
			((ext.major == major) && (ext.minor > minor))  ||
			((ext.major == major) && (ext.minor == minor) && (ext.revision >= revision))))) {
			// write error in PluginManager
			if (pluginInfo)
				pluginInfo.log.push("Requires " + plugin + " " + major + "." + minor + "." + revision);
			eval(plugin); // generate an error : "Error: ReferenceError: xxxx is not defined"
	}
};

bidix.dirname = function(filePath) {
	if (!filePath) 
		return;
	var lastpos;
	if ((lastpos = filePath.lastIndexOf("/")) != -1) {
		return filePath.substring(0, lastpos);
	} else {
		return filePath.substring(0, filePath.lastIndexOf("\\"));
	}
};

bidix.basename = function(filePath) {
	if (!filePath) 
		return;
	var lastpos;
	if ((lastpos = filePath.lastIndexOf("#")) != -1) 
		filePath = filePath.substring(0, lastpos);
	if ((lastpos = filePath.lastIndexOf("/")) != -1) {
		return filePath.substring(lastpos + 1);
	} else
		return filePath.substring(filePath.lastIndexOf("\\")+1);
};

bidix.initOption = function(name,value) {
	if (!config.options[name])
		config.options[name] = value;
};

//
// Initializations
//

// require PasswordOptionPlugin 1.0.1 or better
bidix.checkPlugin("PasswordOptionPlugin", 1, 0, 1);

// styleSheet
setStylesheet('.txtUploadStoreUrl, .txtUploadBackupDir, .txtUploadDir {width: 22em;}',"uploadPluginStyles");

//optionsDesc
merge(config.optionsDesc,{
	txtUploadStoreUrl: "Url of the UploadService script (default: store.php)",
	txtUploadFilename: "Filename of the uploaded file (default: in index.html)",
	txtUploadDir: "Relative Directory where to store the file (default: . (downloadService directory))",
	txtUploadBackupDir: "Relative Directory where to backup the file. If empty no backup. (default: ''(empty))",
	txtUploadUserName: "Upload Username",
	pasUploadPassword: "Upload Password",
	chkUploadLog: "do Logging in UploadLog (default: true)",
	txtUploadLogMaxLine: "Maximum of lines in UploadLog (default: 10)"
});

// Options Initializations
bidix.initOption('txtUploadStoreUrl','');
bidix.initOption('txtUploadFilename','');
bidix.initOption('txtUploadDir','');
bidix.initOption('txtUploadBackupDir','');
bidix.initOption('txtUploadUserName','');
bidix.initOption('pasUploadPassword','');
bidix.initOption('chkUploadLog',true);
bidix.initOption('txtUploadLogMaxLine','10');


// Backstage
merge(config.tasks,{
	uploadOptions: {text: "upload", tooltip: "Change UploadOptions and Upload", content: '<<uploadOptions>>'}
});
config.backstageTasks.push("uploadOptions");


//}}}

<!--{{{-->
<div class='toolbar' macro='toolbar [[ToolbarCommands::ViewToolbar]]'></div>
<div class='title' macro='view title'></div>
<div class='viewer' macro='view text wikified'></div>
<!--}}}-->
Thích Duy Lực
Từ hoằng quan (cách nhìn rộng lớn) đến vi quan
(cách nhìn vi tế) cho đến cái nhìn siêu việt vật chất
làm sáng tỏ mọi hiện tượng vũ trụ
Lời Nói Ðầu
Mọi sinh hoạt văn minh của nhân loại vạn tượng xum la, bao gồm giáo dục, chính trị, văn hóa, kinh tế, y học v.v... đều nhắm chung mục đích là mong cầu hạnh phúc cho con người:
Cho đến nay, khoa học kỹ thuật đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc thực hiện mưu cầu này. Nhưng chưa thành công. Vì căn bản mọi ngành, mọi môn khoa học, chỉ lợi dụng được những năng lượng phát ra từ vật chất nên vĩnh viễn bị thời gian không gian hạn chế.

Nay, chỉ còn một năm nữa là chúng ta bước vào thế kỷ 21, nếu muốn từ hữu hạn tiến tới vô hạn thì chúng ta nên chú tâm đến một nguồn năng lượng khác, là nguồn năng lượng phát ra từ phi vật chất.

Trong bài này, các vấn đề lực học Newton, lực học Einstein, và lực học của Thích Ca Mâu Ni sẽ lần lượt được đề cập để chúng ta cùng nhau tham khảo.

Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của quí vị độc giả, đồng bước tiến vào thế kỷ 21.

Thích Duy Lực

Dù dùng lối nhìn tổng quát để quan sát các hành tinh lớn trong vũ trụ, hay dùng cái nhìn vi tế để quan sát các nguyên tử, phân tử, điện tử, quang tử v.v... thậm chí cho đến những vật chất vi tế đến độ mà nhục nhãn chẳng thể ghi nhận, chúng ta thấy tất cả mỗi mỗi đều có công năng mật mã (tức là về cơ nhân bản thể) phát ra làn sóng tin tức chẳng ngừng. Làn sóng này gọi là từ trường, từ lực, hay lực trường của hấp dẫn lực vạn hữu mà người phát hiện là Newton. Ấy là lực trường của hoằng quan.

Sau này, Einstein tiến thêm một bước, chứng minh định lý cho thấy tốc độ vật chất càng tiến gần đến tốc độ ánh sáng thì vật chất càng biến nhỏ đi về mặt khối lượng, trong khi lực trường thì lại càng biến mạnh hơn. Tuy vậy, dù là vi quan hoặc hoằng quan thì công năng của hai thứ này vẫn bị hạn chế về mặt số lượng bởi không gian và thời gian.

Nếu y theo định luật của Einstein mà suy luận thì nếu vật thể biến nhỏ cho đến mức "nhỏ mà chẳng có bề trong", thì nó biến thành phi vật chất, hư thể. Theo đó suy luận nên chúng ta dùng tốc độ ánh sáng làm lằn ranh phân biệt công năng hai thứ vật chất và phi vật chất.

Về năng lượng do vật chất phát ra phải bắt đầu từ Newton: Ðịnh luật lực học của Newton, thích hợp phạm vi tốc độ chậm của vật chất. Ðối với sự quan hệ với không gian thời gian, chỉ giới hạn nơi dưới tốc độ ngựa và gió, thuộc tánh cố định.

Còn định luật lực học của Einstein thì tiến thêm đến tánh khả biến, tức là khi tốc độ vật chất gần bằng tốc độ ánh sáng, thì sự quan hệ với không gian thời gian, ắt phải theo tốc độ chuyển biến. Ðồng thời cũng thuyết minh nguyên lý chuyển biến với nhau của vật chất và năng lượng. Nghĩa là vật chất vốn là cái thể hữu hình, lại có thể chuyển biến thành năng lượng (ENERGY) mà thành cái thể vô hình. Nhưng đây vẫn là quan niệm lý luận thuộc tánh tương đối, cái kết quả này cũng là do hoạt động thần kinh của não bộ sanh ra.

Những công năng của hệ thống thần kinh biểu hiện qua hoạt động não bộ. Một cách tổng quát, sự cảm nhận của nó có thể chia làm ba bộ phận: Tìm hiểu biết, suy nghĩ biết và ghi nhớ biết. Về bộ phận ghi nhớ biết, khoa học kỹ thuật hiện tại đã bắt chước chế tạo thành computer và cải tiến rất nhanh. Còn hai bộ phận kia cũng có nhà khoa học dự đoán mấy năm gần tới sẽ được ra đời.

Về mặt sinh lý, tâm thức của bộ não làm việc để ứng phó cuộc sống hằng ngày, gọi là "tâm vương", gồm tám thứ thức (tiền ngũ thức và sáu bảy tám). Hiện tượng của vạn sự vạn vật trong vũ trụ, đều do tâm thức biến hiện: Liễu cảnh (chiếu rõ cảnh trần) năng biến thuộc tiền ngũ thức, tư duy năng biến thuộc thức thứ sáu, dị thục (nhân quả khác thời và mỗi mỗi khác nhau) năng biến thuộc thức thứ tám, nên nói vạn pháp duy thức. Tất cả pháp hữu hình và vô hình mỗi mỗi đều có cái tướng thật thể hữu hình hoặc khái niệm vô hình (có thể dùng máy thăm dò) nên Phật giáo gọi là Duy Thức Pháp Tướng Tông. Tông này đặt ra nhiều danh tướng của vạn hữu để giải thích rất tỉ mỉ đủ thứ hiện tượng lăng xăng phức tạp của vũ trụ. Sự giải thích của học thuyết này, so với các giải thích của sinh lý giải phẫu học, tâm lý học, triết học, khoa học tự nhiên v.v... còn trọn vẹn hơn.

Tám thứ thức trong bát thức mỗi mỗi đều có nhiệm vụ riêng biệt của mỗi thức, phát huy đủ thứ tác dụng gọi là "tâm sở". Tài liệu tối tân của khoa học kỹ thuật cho biết não bộ chỉ dùng hệ thống thần kinh (lục căn), và nhờ năng lượng của lục căn dùng làm công cụ, để nhận biết hiện tượng của vũ trụ, nghĩa là dùng cái năng tri của não bộ làm chủ thể. Do vậy, tất cả pháp đều được coi là thuộc về đối tượng sở tri của não bộ. Còn những gì mà não bộ không nhận biết được, đều bị phủ định.

Sự nhận biết của ý thức chẳng thể lìa vật chất mà tồn tại. Nhưng sau khi bát thức chuyển thành tứ trí rồi, thì công năng của nó đã toàn bộ phát ra từ phi vật thể (lìa vật chất). Dù vô hình vô lượng mà đầy đủ tác dụng siêu việt không gian thời gian. Vì vậy, nên khoa học kỹ thuật đã chẳng thể bắt chước để chế tạo thành máy vi tính nữa.

Nay chiếu theo định luật của Einstein mà suy luận, thì vẫn có thể biết được cái năng lượng phi vật thể. Nếu dùng trí óc mà so sánh cái sức này với năng lượng phát từ vật chất, thì sức này quá bất khả tư nghì, không hợp logic. Nhưng thực tế, sức này lại có sự tướng chính xác, có thể thấy được. Chỉ có điều trí huệ theo kiểu lệ thường xưa nay không có cách để giải thích mà thôi.

Công năng phát ra từ phi vật thể chẳng bị hạn chế nơi số lượng của không gian và thời gian. Bản thể nó tức là "như hư không vô sở hữu" của chân tâm. Biệt danh của nó rất nhiều, nay vì phương tiện trình bày, tạm gọi là "Diệu Giác". Bản thể "Diệu Giác" này là thức thứ tám, thức này dung nạp tất cả pháp của vũ trụ, thể "không" chẳng thể thấy lại có công năng thường dùng có thể thấy. Ðây tức là đại vũ trụ thế kỷ 21 của chúng ta muốn sáng tỏ, cũng là cái hiện tượng từ tương đối tiến vào tuyệt đối.

Cái bản thể đã chẳng thể thấy mà không hợp logic kia cần phải nhờ tâm lực cá nhân của chúng ta sẵn có mới có thể chứng minh:
Khi chúng ta y theo pháp thiền trực tiếp "Tổ Sư Thiền" do Phật Thích Ca truyền dạy, thực hành đến trình độ N, tức là đạt đến giai đoạn "tự động hóa" được một khoảng thời gian, khiến 3 thứ biết: tìm hiểu, tư duy, ghi nhớ được tạm ngưng, nghĩa là khi bộ não ngưng hoạt động thì phát huy được cái công năng sẵn có, chẳng dùng bộ não mà hoàn thành công tác bộ não chẳng thể làm. Khi ngưng hoạt động của bộ não càng lâu, thì độ thiền càng sâu, cái công năng tự phát ra lại càng lớn.

Vì muốn sáng tỏ vạn tượng trọn vẹn của đại vũ trụ tỉ mỉ hơn (gồm vật chất và siêu vật chất), chúng ta cần phải căn cứ theo lực học quán của Ðức Phật, đem Ngũ Pháp, Tam Tự Tánh, Bát Thức, Nhị Vô Ngã để giải thích sau đây:
I. Ngũ Pháp
Ngũ Pháp gồm tướng, danh, phân biệt, chánh trí, như như. Nay lược giải như sau:
1. Tướng: Phàm là vật thể hữu hình mỗi mỗi đều có sự cao thấp, dài ngắn, lớn nhỏ, màu sắc, chất lượng. Luôn cả những khái niệm vô hình như ảo tượng của sự tưởng tượng dựa theo vật thể hữu hình cũng vậy. Cả hai thứ hữu hình và vô hình đều gọi là "tướng".

2. Danh: Y theo tướng hữu hình và vô hình mà lập ra tên gọi, gọi là "danh".

3. Phân biệt: Ðối với danh-tướng kể trên, trải qua sự tư duy phân tích để nhận thức sự thật giả, tốt xấu, giá trị, chất lượng, thị phi, tà chánh, v.v..., gọi là "phân biệt".

4. Chánh trí: Trí thức chẳng nhờ tác dụng của bộ não mà do công năng tự động của trí Bát Nhã tự hiện, là vốn sẵn có của Diệu Giác (bộ não chẳng thể biết được), là có sự thật tồn tại khách quan. Cái trí huệ chẳng cần tác ý của bộ não mà tự hiện này là trí huệ chẳng bị không gian và thời gian hạn chế, gọi là "chánh trí".

5. Như như: Do nơi chánh trí tự động phát huy, chẳng kể ngày đêm, cổ kim, luôn luôn như bổn lai thực tế từ vô thỉ đã sẵn có, chẳng có tương đối, siêu việt biện chứng của logic, gọi là "như như".

Gọi chung là Ngũ Pháp.

II. Tam Tự Tánh
Tam Tự Tánh có hai loại, loại A gồm thiện, ác, vô ký. Loại B gồm biến kế sở chấp, y tha khởi, và viên thành thật.

Loại A:
1. Tánh thiện: Là tánh của những việc làm có lợi ích cho bản thân hoặc người khác nơi hiện tại và vị lai. Tánh thiện tin tưởng tâm thiện này là do chủng tử thiện căn sở tạo, tất cả việc thiện cũng gọi là thiện nghiệp.

2. Tánh ác: Là tánh của mọi ác nghiệp, do các tâm tham dục sanh khởi, vi phạm tổn hại đến mình hoặc người khác nơi hiện tại và vị lai. Những việc mang tánh ác này cũng gọi là ác nghiệp.

3. Tánh vô ký: Là pháp phi thiện, phi ác, chẳng có chút niệm nào dính mắc sự lợi ích hay tổn hại, chẳng thể tính toán hay phân biệt. Theo duy thức, có hai thứ vô ký: Vô ký có che lấp, vô ký chẳng che lấp.

1. Vô ký có che lấp: Tự thể nó có tánh chấp trước rất yếu để che lấp Thánh đạo. Như trường hợp thức thứ bảy luôn luôn chấp thức thứ tám là ta. Dù chẳng có sức để trực tiếp lợi ích hoặc tổn hại mình và người, nhưng có cái tự thể chấp trước. Sự vật nào đồng như tánh này đều thuộc về vô ký có che lấp.

2. Vô ký chẳng che lấp: Tự thể nó chẳng có tánh chấp trước, nhưng tự tánh rất yếu, chẳng có chút sức nào để lợi ích hoặc tổn hại mình và người, như thức thứ tám. Phàm có tánh đồng với loại này đều thuộc về vô ký chẳng che lấp.

Hai tánh kể trên gọi chung là tánh vô ký.

Loại B:
1. Tánh biến kế sở chấp: Do tập khí vọng tưởng của phàm phu có tánh chấp thật đối với sự vật, chấp trước so đo tất cả pháp, gọi là biến kế. Vì vọng tưởng biến kế của mê chấp, chấp tất cả sự vật có tánh thật hữu hoặc thật vô. Như thấy sợi dây cho là con rắn. Nhưng thật ra thì chẳng có bản thể của rắn. Chỉ do vọng tình mê chấp nhận lầm là rắn mà thôi. Nên gọi là "biến kế sở chấp".

2. Tánh y tha khởi: Là y theo nhân duyên mà sanh khởi tất cả vạn pháp. Chữ "tha" ở đây được dùng để chỉ nhân duyên, do chủng tử của thức thứ tám làm nhân đầu tiên. Ðồng thời nhờ đủ thứ trợ duyên của những cái khác mà sanh khởi các tướng, lìa vọng tưởng mà tự tồn tại. Bản thể của sợi dây là do chỉ bố, công cụ, nhân công làm duyên mà sanh khởi. Nên gọi là tánh "y tha khởi".

3. Tánh viên thành thật: Nghĩa là có cái tánh thành tựu viên mãn chân thật, cũng gọi là pháp tánh. Tức là thể tánh của tất cả pháp vô vi. Pháp tánh này có hai nghĩa: Về pháp tánh tùy duyên là tánh "y tha khởi", thuộc thật nghĩa của đại thừa. Hoặc nói pháp tánh là "sở y", do tánh y tha khởi mà kiến lập, thuộc phương tiện tùy nghi của nghĩa đại thừa.

Nói tóm lại, mọi sự vật đều có đủ ba tánh này. Như đối với quá khứ, vị lai, lông rùa, sừng thỏ, cho là thật hoặc chẳng thật; thì thuộc về tánh biến kế sở chấp; pháp hữu vi thuộc tánh y tha khởi; pháp vô vi thuộc tánh viên thành thật. Ví như một nhánh hoa, do vọng tưởng mê chấp cho là có tánh hoa thật tại, là tánh biến kế sở chấp; biết rõ tướng hoa là do nhân duyên sanh khởi biến hiện, là tánh y tha khởi; giác ngộ được thực tế của tướng hoa, lìa tánh và phi tánh, ấy gọi là tánh viên thành thực vậy.

Bát thức:
Bát thức gồm tiền ngũ thức (nhãn nhĩ tỉ thiệt thân), thức thứ sáu là ý thức, thức thứ bảy là mạt na thức, thức thứ tám là a lại da thức. Cộng chung là tám thứ thức. Nay giải thích như sau:
Bộ não nhận biết cảnh vật thông thường gồm có tam lượng (hiện lượng, tỉ lượng, phi lượng) là năng lượng vật chất. Tiền ngũ thức dù thông tam tánh mà chẳng thể phân biệt tam tánh, nên thuộc về hiện lượng tánh vô ký là tánh cố định. Thức thứ sáu thì có tánh khả biến thuộc tỉ lượng, phi lượng.

Hiện lượng như trước mắt thấy mưa, tỉ lượng như sáng thức dậy thấy sân trước sân sau đều thấm ướt thì suy biết đêm qua có mưa; phi lượng như thấy mặt đất bị nước ướt, tưởng là đêm qua có mưa, sự thật thì chẳng có mưa.

Tiền ngũ thức chẳng thể hợp tác với nhau. Mỗi thức chỉ có thể kết hợp với cảnh trần riêng biệt của mỗi thức. Còn thức thứ sáu thì có thể hợp tác với bất cứ thức nào và sự nhận thức của nó thuộc tánh khả biến.

Ngũ căn chỉ có thể nhận thức về cảm giác. Còn ngũ thức thì, qua sự cảm giác của ngũ căn, sanh khởi phân biệt. Riêng thức thứ sáu thì có tác dụng về tư duy và liễu ngộ. Cũng như nhãn căn có năng lực về thị giác, nhưng chỉ có thể chiếu soi cảnh trần mà chẳng thể phân biệt. Còn nhãn thức qua thị giác thì có tác dụng nhận thức phân biệt (thuộc tánh cố định). Ý căn chỉ có năng lực tư duy, còn ý thức thì qua sự tư duy, rồi sanh tác dụng nhận thức phân biệt (thuộc tánh khả biến). Nói tóm lại, lục căn có thể giúp cho lục thức sanh khởi sự phân biệt cao độ vậy.

Kinh Pháp Bảo Ðàn, phân biệt lục căn với lục thức, có nói: "Sắc thân (thân thể) của người thế gian là thành. Lục căn là cửa. Ngoài có năm cửa (tức ngũ căn nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân). Trong có cửa ý (tức ý căn). Lúc sáu thức ra sáu cửa (tức lục căn), nếu ở nơi lục trần mà chẳng tạp, chẳng nhiễm thì tới lui tự do, ứng dụng chẳng ngại, tức là Bát Nhã tam muội, tự tại giải thoát, gọi là vô niệm hạnh.

Muốn thuyết minh tình trạng luân hồi của nhân loại, nên nhờ câu tụng của Huyền Trang Ðại Sư để chứng minh:
Bát thức qui củ tụng có câu "Khứ hậu lai tiên tác chủ công". Hấp lực tỏa ra do cộng nghiệp của mình và cha mẹ khi cha mẹ giao hợp, khiến thức thứ tám đến trước nhất (lai tiên). Khi chết, thức này rời nhục thân sau cùng (khứ hậu). Do tánh chấp ngã của thức thứ bảy kết hợp với sinh lý của cơ thể, mà làm chủ nhân nơi thân này. Ðồng thời do tinh cha trứng mẹ kết hợp hình thành thai nhi, nhờ bát thức làm cơ nhân (DNA) mà dần dần hình thành hệ thống thần kinh của bộ não, đồng thời cùng khắp các tế bào và lục phủ ngũ tạng của toàn thân, do bộ não làm thủ tướng. Do sự lôi kéo của ngã chấp, khiến lục thức với lục căn hợp tác mà nghe theo lệnh của bộ não. Nhưng mà, lục căn thuộc về sắc pháp (thể vật chất), lục thức thuộc về tâm pháp (thể tinh thần), căn có thể hoại diệt, thức thì chẳng thể hoại diệt. Nếu tu hành đến kiến tánh thì chuyển được bát thức thành tứ trí mà ra khỏi luân hồi, chấm dứt sự sanh tử, dứt hẳn sự đầu thai chuyển thế, tự do tự tại vĩnh viễn, chẳng còn tạo nghiệp và bị nghiệp lực trói buộc.

Về chuyển thức thành trí trong kinh Pháp Bảo Ðàn có tám câu kệ:
Ðại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,
Bình đẳng tánh trí tâm chẳng bệnh,
Diệu quan sát trí chẳng tác ý.

(Sự thấy của diệu quan sát trí chẳng cần tác ý)
Thành sở tác trí đồng viên cảnh.

Ngũ, bát, lục, thất quả nhân chuyển,
Chỉ dùng tên gọi chẳng thật tánh.

Nếu ngay nơi chuyển chẳng dính mắc,
Ở chỗ náo động cũng đại định.

Lược giải:
1. "Ðại viên cảnh trí tánh thanh tịnh"
Thức thứ tám chuyển thành trí như gương tròn chiếu soi, phổ chiếu vạn pháp là trí vốn thanh tịnh của bản tánh. "Bình đẳng tánh trí tâm chẳng bệnh"
2.

Thức thứ bảy chấp thức thứ tám là ta (thức thứ tám là bản thể của tất cả pháp) thành bệnh ô nhiễm, nay chuyển thành "bình đẳng tánh trí", ảnh hưởng thức thứ sáu chẳng khởi phân biệt tưởng thì tâm chẳng bệnh. "Diệu quan sát trí chẳng tác ý"
3.

Do sự chấp ngã của thức thứ bảy khiến thức thứ sáu sanh khởi vọng tưởng phân biệt, khi chuyển thành Diệu Quan Sát trí rồi, dù thấy mà chẳng có tác ý phân biệt, nên gọi là chẳng tác ý.

# "Thành sở tác trí đồng viên cảnh"
Tiền ngũ thức duyên theo sự lãnh đạo của thức thứ sáu mà khởi vọng tưởng phân biệt, khi chuyển thành "thành sở tác trí" rồi, tức đồng như "đại viên cảnh trí", dù dùng mà chẳng tác ý phân biệt.

# "Ngũ, bát, lục, thất quả nhân chuyển"
Lục và thất là trong nhân chuyển (thức thứ sáu là nhân tiệm tu, thuộc giáo môn; thức thứ bảy là nhân đốn ngộ, thuộc thiền môn), ngũ và bát là trên quả chuyển, vì hễ vọng chấp của thức thứ bảy chuyển, thì ngũ và bát cũng chuyển theo.

# "Chỉ dùng tên gọi chẳng thật tánh"
Tám thứ thức kể trên chuyển thành tứ trí chỉ là tên gọi, chẳng có tánh thực, nghĩa là chỉ chuyển cái tên mà chẳng phải chuyển cái thể vậy.

# "Nếu ngay nơi chuyển chẳng dính mắc"
Nếu ở nơi chuyển mà chẳng chấp trước (chẳng chấp thật).

# "Ở chỗ náo động cũng đại định"
Bất cứ ở chỗ hoàn cảnh náo động cách mấy cũng đều là đại định (chẳng có nhập định xuất định, vĩnh viễn ở trong định).

Nhị vô ngã
1. Nhân vô ngã:
Người thế gian, do khuynh hướng chấp thật cái nhục thân do cha mẹ sanh, thường cho rằng có một chúa tể là "nhân ngã". Vì muốn thỏa mãn dục vọng của thân này nên người đời bày ra muôn ngàn mưu toan để tổn người lợi mình, ích kỷ hại tha, thậm chí giết hại người thân, nhiễu loạn trật tự xã hội, do đó tất cả phiền não liền từ ngã chấp này mà sanh. Nếu quan sát tỉ mỉ, chúng ta biết thân này chỉ do sắc, thọ, tưởng, hành, thức ngũ uẩn hòa hợp, mới có cái tác dụng kiến văn giác tri. Nhưng tác dụng này còn phải chịu sự hạn chế của không gian và thời gian, sát na chẳng trụ, rốt cuộc sẽ biến mất, chứ làm gì có cái tự ngã chân thật để làm chúa tể cái tự ngã của thân này. Vì nếu thật được làm chúa tể thì phải chắc chắn vĩnh viễn không bị biến diệt. Song sự thật thì trong cuộc đời này, có chúa tể nào thoát được già bệnh chết .v... Do đó chứng minh được rằng chẳng thể thành lập tự ngã. Nên gọi là "nhân vô ngã".

2. Pháp vô ngã:
Theo đoạn trên đã chứng minh thân người vô ngã, thì tất cả các pháp trong vũ trụ do thân này nhận biết được, đương nhiên cũng chẳng thể thành lập. Bởi vì phải có "người" trước, rồi mới có tất cả pháp do "người" này nhận biết. Nay đã biết "nhân ngã" chẳng thể thành lập, thì cái "pháp ngã" do "nhân ngã" biết được ắt cũng chẳng thể thành lập, do đó được ngộ "nhân vô thì pháp vô". Ấy nên gọi là "pháp vô ngã".

Cả hai thứ nhân vô ngã, pháp vô ngã này, gọi chung là "nhị vô ngã".

Kết Luận
Muốn kiến lập lý luận từ tương đối đến tuyệt đối, trước tiên phải bắt đầu từ lực học của Newton đến lực học của Einstein. Nếu giả thuyết tốc độ vận động của vật chất từ số 0 đến 100, thì Newton từ 0 đến 50, thuộc thuận hành tánh bất biến; còn Einstein thì từ 0 đến 50, rồi lại tiến thêm từ 50 đến 100, thuộc tánh khả biến và chuyển đổi lẫn nhau; còn lực học của Thích Ca Mâu Ni chẳng những từ 0 đến 100, lại từ 100 đến 200, đến 300 v.v... cho đến vô cùng tận.

Tóm lại, quan điểm của nhà khoa học chỉ có khả năng quan sát những sự vật tương đối trong vũ trụ. Vì vạn sự vạn vật đều chẳng thể mỗi mỗi tự độc lập, cần phải nhờ nhân duyên tương đối mà thành: Như gà sanh trứng, trứng sanh gà. Như âm dương tương đối, hút đẩy tương đối, đồng tánh thì chống nhau, khác tánh thì hút nhau, khi hấp lực lớn đến mức độ "N" thì tốc độ ánh sáng có thể bị hấp lực nuốt mất.

Vạn vật trong vũ trụ hoại nhau mà giúp nhau, và ăn nuốt lẫn nhau, đã thống nhất, lại mâu thuẫn, biến hóa chẳng định, lại chẳng thể tăng giảm. Như nước có thể diệt lửa, nhưng nếu đem nước phân tích thành hai thứ khí thể H, O, thì lại trở thành lửa, H có thể tự cháy, O có thể giúp cho sự cháy. Dù hoại nhau, thành nhau, mà cùng tồn tại bất diệt. Chúng ta ở trong hoàn cảnh vạn tượng xum la lăng xăng, phức tạp, nhiễu loạn chẳng ngừng này, mỗi mỗi vì dục vọng của bản thân mà cạnh tranh lẫn nhau, từ đao kiếm súng ống, chiến tranh kinh tế, từ chiến tranh lạnh đến chiến tranh nóng, và từ chiến tranh nóng qua chiến tranh lạnh; từ chiến tranh cá nhân với cá nhân, cho đến chiến tranh quần thể với quần thể. Thiên tai nhân họa, tranh nhau mà đến. Xưa kia còn tưởng thiên tai là việc không thể đối phó được, nhưng hiện nay mới phát hiện thiên tai cũng là do nhân họa tạo thành.

Chúng ta ở trong hoàn cảnh thiên tai nhân họa tranh nhau ùn đến chẳng ngừng này, đâu thể hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc? Tại sao con người một mặt tạo ra tai nạn, một mặt thì kêu gọi đóng góp để cứu nạn, thực là mâu thuẫn tức cười. Cho nên Ðức Phật nói "Tất cả do tâm tạo" là vậy.

Nếu chúng ta chịu nương theo sự chỉ dạy của Ðức Phật về phương cách cuộc sống để sống, thì hạnh phúc ở nơi trước mắt, chớ chẳng cần tìm cầu. Nói một cách khác, tức là "vô vi mà vô sở bất vi". Nói vô vi, chỉ là giữ tâm này chẳng sanh khởi hai chữ "cho là" (chấp thật) mà thôi. Việc này dù xem rất đơn giản, nhưng thật tại thì khó làm được. Ðó là vì tập khí của chúng ta, lúc đối cảnh ắt phải khởi tâm động niệm, nhất định phải dùng "cho là" để lạc vào tương đối, rồi từ đó thị phi tốt xấu ùn lên, và phiền não cũng theo đó mà đến. Lực học của Thích Ca Mâu Ni chỉ là như thế như thế:
Ðã vì đói khát mà ăn uống thì cứ ăn uống, chẳng nghĩ cái khác; đã vì che thân chống lạnh mà mặc áo thì cứ mặc áo, chẳng nghĩ cái khác, mỗi mỗi chức nghiệp đều giữ đúng vị trí của nó, chẳng nghĩ cái khác. Vậy thì, cha giữ đúng vai trò của cha, mẹ giữ đúng vai trò của mẹ; con cái giữ đúng vai trò của con cái; chồng giữ đúng vai trò của chồng, vợ giữ đúng vai trò của vợ v.v... tất cả mỗi mỗi đều giữ đúng vai trò của mình, làm tròn bổn phận, an cư lạc nghiệp, thì tự nhiên mọi người đều được an lạc hạnh phúc, thiên hạ thái bình.

Ghi chú:
Vai trò: Nghĩa là tùy theo truyền thống xưa nay của mọi dân tộc và nhà nước, phong tục, tập quán pháp luật khác nhau thì vai trò cũng theo đó khác nhau, như truyền thống Việt Nam, Trung Quốc, truyền thống Mỹ v.v... mỗi mỗi đều khác nhau là vậy v.v...

TVHS
Hoà Thượng Thích Duy Lực Gỉai Đáp 

TT. Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
Hỏi: 

Thế nào là Tổ sư thiền?
Đáp:
Từ Tổ từ Tổ truyền xuống nên gọi là Tổ sư thiền, Đạt Ma từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc, người ta gọi là Đạt Ma thiền. Thiền này do đức Phật Thích Ca đích thân truyền, không qua văn tự lời nói, tất cả Phật nói trong kinh điển đều qua văn tự lời nói. Trong hội Linh sơn, Phật đưa cành hoa lên, Ca Diếp ngộ chỉ mỉm cười, Phật không nói gì nên pháp môn này là “giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự”.

Trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền có 5 câu thoại đầu, tự mình chọn một câu nào thấy khó hiểu nhất để tham, cuối cùng Phật tánh hiện lên gọi là kiến tánh thành Phật. Vì trực tiếp từ địa vị phàm phu thẳng chứng quả Phật còn gọi là pháp thiền trực tiếp.

Cái biết bộ óc không cùng khắp không gian thời gian, về không gian thì biết chỗ này không biết chỗ kia, về thời gian có lúc biết có lúc không biết. Cái biết Phật tánh là chánh biến tri (chánh là đúng với thực tế, biến là phổ biến không gian và thời gian, tri là biết) cùng khắp không gian thời gian, không có lúc nào không biết, không có chỗ nào không biết.

Cái biết Phật tánh không bao giờ mất, nhưng bị cái biết bộ óc che khuất nên không hiện ra. Phật dạy mình tham thiền dẹp cái biết của bộ óc để cái biết Phật tánh hiện lên. Cái biết bộ óc về thời gian thì ngủ mê không biết, chết giấc không biết, chết rồi không biết. Cái biết Phật tánh thì ngủ mê vẫn biết, chết rồi cũng biết; nếu chết rồi không biết thì có gián đoạn, nên không cùng khắp thời gian, không phải cái biết Phật tánh, không được gọi là chánh biến tri.

Cái biết bộ óc dụ cho tướng bệnh, cái biết Phật tánh là tướng mạnh; nếu tướng bệnh kéo dài thì tướng mạnh không thể hiện ra. Tại sao? Vì tướng bệnh là xanh vàng ốm yếu, tướng mạnh là hồng hào; bây giờ mặt mũi này xanh vàng ốm yếu, làm sao hiện ra hồng hào được? Phải hết xanh vàng ốm yếu thì hồng hào mới hiện ra. Cho nên, nhờ câu thoại đầu khởi lên nghi tình để quét sạch cái biết của bộ óc, đặng cho cái biết Phật tánh hiện lên.

-Ông chọn câu thoại đầu nào để tham?
-Chọn câu: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng vật là cái gì?
-Bây giờ tôi thử hỏi ông có tham đúng hay không, như tôi nói muốn dẹp cái biết của bộ óc thì phải không cho bộ óc suy nghĩ, không cho bộ óc tìm hiểu, không cho bộ óc giải thích câu thoại đầu, chỉ đêm ngày giữ nghi tình (không biết), mặc áo, ăn cơm, đi cầu, làm việc… đều hỏi thầm trong bụng để khởi lên không biết.

Tôi vừa hỏi dứt thì trả lời ngay, nếu chậm một chút là bộ óc suy nghĩ có ý trả lời câu hỏi của tôi là không được, đó là hồ nghi, không phải chánh nghi. Chánh nghi cho tâm nghi chứ không cho tâm tìm hiểu, không cho bộ óc suy nghĩ.

Tôi hỏi ông hãy trả lời liền: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là cái gì?
Không trả lời liền là qua bộ óc suy nghĩ rồi,  muốn tìm để trả lời thì không được. Ông hỏi lại tôi đi!
Ông ấy hỏi: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là cái gì?
-Không biết.

Không biết là tham thiền, chỉ cần không biết chứ không được suy nghĩ tìm hiểu. Nếu tìm hiểu được là cái biết bộ óc, không phải cái biết Phật tánh. Cái biết Phật tánh thình lình biết gọi là ngộ. Nghĩa chữ Phật là giác ngộ, giác ngộ là hiện Phật tánh của mình. Tham thiền là muốn hiện cái biết của Phật tánh thì phải diệt cái biết của bộ óc. Người ta nói “nếu dẹp cái biết bộ óc làm sao để làm việc?” Cũng làm việc bình thường.

Như cô Hằng Thiền là thợ may, khi tham thiền bộ óc không biết, cô cũng cắt xong cái áo vậy, cho đến người em hỏi mấy phân mấy tấc? Cô trả lời không biết. Vô lý! Không biết làm sao cắt? Nhưng sự thật người ta lại may, cô đo thước tấc ghi vào sổ, bắt đầu cắt thì khởi lên nghi tình nhưng cô vẫn cắt xong cái áo, khỏi cần qua bộ óc; tức là dùng cái biết của Phật tánh để làm việc.

Chứng tỏ bộ óc không biết vẫn làm xong công việc, mà lại làm tốt hơn nữa. Như các kiểu quần áo mới phát minh, người khác cắt không được hay cắt được rất khó; còn đem lại cô khỏi cần nghiên cứu, chỉ coi liền cắt vì không cần phải qua bộ óc. Chứng tỏ bản năng của mình cùng khắp không gian thời gian, cái gì cũng làm được.

Con dơi không có mắt mà bay không đụng các vật, vì nó có ra đa; nhà khoa học học cái ra đa của con dơi rồi làm ra cái ra đa. Hôm trước, tôi coi đài số 50 có nhà khoa học thử cái ra đa con dơi rất hay, dở sách nó cũng biết, đếm tiền nó cũng biết, trong nhà người ta ca hát ồn ào không bị ảnh hưởng công việc nó chụp con muỗi. Con dơi không có học và không có nghiên cứu, vì tạo nghiệp con dơi thì con nào cũng đều có ra đa.

Con ong có kiến trúc học, con chim ăn cá ở trên hư không, cá lội dưới biển có sóng lớn, mà ở trên hư không chụp ngay con cá. Con nào cũng như con nấy, không phải học mà biết, bản năng nó sẵn có. Bản năng sẵn có là chỉ theo cái nghiệp một chút xíu, ở trong Phật tánh của mình hiện ra vô lượng vô biên, không có cái nào không làm được.

Tham thiền là phát hiện bản năng của mình đem ra dùng, không phải thành một vị thần linh. Tham thiền cứ hỏi thầm câu thoại đầu trong bụng cảm thấy không biết là tham được rồi. Con nít 6, 7 tuổi cũng thực hành được, bà già 8, 9 chục tuổi đều tham thiền được. Bởi vì việc thế gian muốn biết rất khó, việc không biết ai cũng làm được. Nhưng tin tự tâm rất khó, phải tin tự tâm là tất cả năng lực thần thông trí huệ bằng như Phật Thích Ca, không có kém hơn một chút.

Nếu tham thiền đến kiến tánh, dứt hết tập khí phiền não từ từ cái dụng hiện ra, cuối cùng bằng như Phật Thích Ca. Lúc đó không có cái gì không biết, không lúc nào mà không biết, chứ không phải cái biết của bộ óc có hạn chế và không chân thật.

Hỏi:
Hỏi câu thoại đầu muốn hiểu, giải đáp ra thì như thế nào?
Đáp:
Tham thiền không dùng bộ óc tìm hiểu, cứ hỏi thầm trong bụng, có hỏi phải có đáp, hỏi không hiểu thì đáp không ra, tức lắm, hỏi nữa, khi nào thình lình đáp ra là kiến tánh. Đáp ra được không phải do bộ óc tìm hiểu mà đáp ra, đáp ra là thình lình bừng sáng khắp không gian thời gian, tức là hiện lên bản thể, không phải do lời nói mà đáp.

Hỏi:
Thiết nghĩ, con đã trôi lăn trong biển sanh tử nhiều kiếp tạo nghiệp sâu dầy, nay tuy gặp chánh pháp, nếu chỉ có câu tham thoại đầu trừ vọng tưởng thì đủ giải thoát không? Lại nữa, chư Tổ dạy tụng kinh, niệm Phật, trì chú để chúng sanh bớt nghiệp chướng, tạo thêm phúc đức trợ duyên trên đường tu hành. Vậy con có nên cùng tham thiền và tụng kinh, niệm Phật, trì chú được không?
Đáp:
Nói tham thiền để trừ vọng là sai lầm, vì vọng tưởng là vô minh mới có; chứ không phải Phật tánh có vọng tưởng, Phật tánh là bất nhị, siêu việt số lượng. Bản thể Phật tánh cùng khắp không gian thời gian. Nếu nổi vọng tưởng là có số lượng, có nổi tâm trừ vọng tưởng là hai lớp vọng. Cho nên tu hành trừ vọng tưởng là sai lầm lớn. Tụng kinh là mục đích để biết ý của Phật dạy, mình theo đó để tu, chứ không phải tụng kinh để cho Phật nghe, mà nói là có công đức. Kinh là lời Phật dạy nên Phật đâu cần nghe!
Dùng niệm Phật, niệm chú để trừ vọng tưởng sẽ phát lên nguy hiểm, vọng tưởng được trừ, có sức định cao thì sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, phát điên, ói máu. Sự thật tôi gặp người tu ở Việt Nam rất nhiều trong những trường hợp này. Những người không biết ý của Phật dạy, tưởng là tu để trừ vọng tưởng, đó là sai lầm rất lớn; mà bây giờ rất phổ biến trong giới Phật tử, ấy rất nguy hiểm. Tu hành uổng công, có quả không tốt.

Phật dạy mình tin tự tâm, tất cả thần thông trí huệ bằng như Phật, không kém hơn Phật một chút nào. Tham thiền là phát hiện cái mình sẵn có cùng khắp không gian thời gian, không có cái nào mà làm không được. Con dơi có ra đa là bản năng đầu thai thành con dơi phải có ra đa, con ong có kiến trúc, nhà kiến trúc học kiến trúc của con ong. Kiến trúc của con ong không phải do học mà có, nó theo nghiệp mà có.

Tham thiền không phải để tiêu nghiệp, nghiệp vốn không có, vì tâm mình tạo mới có. Ngưng tâm không tạo nữa thì nghiệp ở đâu? Khỏi cần tiêu mà nó tự tiêu. Tâm tạo rồi tiêu, tiêu rồi tạo nữa, khi nào mới tiêu hết! Tu hành không phải để tiêu nghiệp, nghiệp khỏi cần tiêu, vọng tưởng khỏi cần trừ. Tự tánh mình là bất nhị, không có vọng tưởng, không có nghiệp chướng. Thiền tông nói “nghiệp chướng bổn lai không” (nghiệp chướng vốn là không). Kệ truyền pháp của 7 Phật trước Phật Thích Ca nói “không có nghiệp chướng”.

Trong Thiền tông có công án:
Tăng hỏi Tổ kiến tánh: muốn trừ nghiệp chướng phải làm sao?
Tổ nói: nghiệp chướng bổn lai không.

Tăng hỏi: thế nào là bổn lai không?
Tổ nói: nghiệp chướng.

Tăng hỏi: thế nào là nghiệp chướng?
Tổ nói: bổn lai không.

Nếu thật có nghiệp chướng, mình từ vô thỉ đến bây giờ đã tạo biết bao nhiêu nghiệp chướng, làm sao trừ cho hết! Nhưng khỏi cần trừ, ngộ là xong. Nghiệp chướng ở trong chiêm bao, thức tỉnh chiêm bao thì nghiệp chướng đi đâu tìm! Người ta thật sự không tu hành nên không hiểu được nghĩa này; tự mình không biết rồi lấy cái sai lầm dạy người khác, thành ra vĩnh viễn ở trong biển khổ không ra được. Vì vọng tưởng làm sao trừ, nghiệp chướng làm sao tiêu?
Tham thiền là phát hiện nghiệp chướng, vọng tưởng vốn không có. Không tạo nghiệp chướng, vọng tưởng thì không có nghiệp chướng, vọng tưởng. Do mình tạo nghiệp chướng, vọng tưởng nên mới có cái để trừ. Không có vọng tưởng để trừ và không có nghiệp chướng để tiêu. Cho nên chư Tổ nói “không cần phí sức”. Nếu đạt đến chỗ ít phí sức là được, có còn trừ vọng tưởng và tiêu nghiệp chướng là sai lầm lớn.

Tham câu thoại đầu mặc dù không tiêu nghiệp chướng và không trừ vọng tưởng, nhưng tự nhiên automatic trừ vọng tưởng và tiêu nghiệp chướng. Tại sao? Vì nghiệp chướng và vọng tưởng đều do bộ óc biết mới có, giữ không biết của bộ óc thì tự tiêu. Những người tụng kinh, niệm Phật cứ suy nghĩ hoài, tạo hoài, làm sao tiêu trừ được! Giữ được nghi tình là không tạo nữa, khi nào ngộ thì vọng tưởng nghiệp chướng hết.

Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô vô minh diệc vô minh tận” (không có vô minh cũng không có hết vô minh), không có vô minh làm sao có vọng tưởng? Có vô minh nên có vọng tưởng, có vô minh nên có nghiệp chướng. Không có hết vô minh, nếu có vô minh mới có hết vô minh; tức là không có hết vọng tưởng nghiệp chướng, vì vọng tưởng nghiệp chướng vốn không có. “Vô lão tử diệc vô lão tử tận” (không có già chết cũng không có hết già chết), sanh tử là chúng sanh, hết sanh tử là Phật.

Kinh nói rõ ràng không chịu tin, cứ tạo nghịch lại cho là đúng! Mình đã sai, mà lại trách người đúng. Tại sao Giáo môn tụng kinh rồi tụng Bát Nhã? Vì sợ người ta tụng kinh xong chấp kinh đó. Cho nên sau cùng một thời kinh, tụng Bát Nhã để quét sạch vừa rồi tụng. Nhưng người tụng chỉ biết nhắm mắt tụng, chứ không biết kinh nói gì; cho là tụng kinh để tiêu nghiệp chướng. Tại sao tụng kinh rồi không y theo mà làm, lại nghịch với kinh? Nghịch với kinh đã có tội, lại trách người đúng. Người ta y theo kinh cho là sai, nghịch với kinh cho là đúng. Rất điên đảo!
Hỏi:
Người chứng ngộ thì trí tuệ đến trước hay niềm tin đến trước?
Đáp:
Không có thể nói là trí huệ hay không trí huệ, dùng bộ óc phân biệt thì có ngu si và trí huệ để đối đãi; bản thể Phật tánh không có đối đãi, nên không phải ngu si và trí huệ; toàn thể hiện ra không có trước sau, nếu có trước sau là có đối đãi còn trong số lượng thời gian.

Hỏi:
Khi mình đọc thoại đầu, bổng nhiên không còn nghi tình, mà nó giống như qua đi qua đi và trở thành trạng thái niệm thoại đầu. Như trong trường hợp đó phải như thế nào?
Đáp:
Niệm thoại đầu chỉ có thể trừ vọng tưởng, không đạt đến kiến tánh. Tham thiền không phải trừ vọng tưởng, vọng tưởng khỏi cần trừ. Niệm thoại đầu để trừ vọng tưởng là sai lầm. Nếu không phát khởi nghi tình, nhưng cũng phải hỏi hoài thì sẽ phát khởi nghi tình. Bởi vì câu thoại đầu là có dấu hỏi. Như câu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Có trời có đất thì mình ngồi đây, chưa có trời đất mình ở đâu không biết? Cái không biết là nghi tình tức tham thiền rồi, rất giản dị chỉ cần không biết, việc thế gian muốn biết rất khó, không biết thì dễ. Cho nên con nít 6, 7 tuổi cũng biết tham thiền.

Hỏi câu thoại chứ không phải niệm câu thoại, hỏi đến khi nào thình lình đáp ra được, gọi là kiến tánh (chứng ngộ). Nhưng khi đáp ra không phải có gì đáp ra, tức là bùng nổ phát hiện bản thể mình cùng khắp không gian thời gian, không có chỗ nào không biết, không có lúc nào không biết. Bộ óc ngủ mê không biết, chết giấc không biết, chết rồi không biết; cái biết Phật tánh gọi là chánh biến tri thì ngủ mê vẫn biết, chết rồi vẫn biết, chết giấc vẫn biết. Nếu chết rồi không biết thì không phải cái biết của Phật tánh.

Cái biết Phật tánh khắp không gian thời gian, khắp không gian không có chỗ nào không biết. Nếu có một chỗ không biết, không phải cái biết của Phật tánh. Tham thiền là phát hiện cái biết Phật tánh thì phải dẹp cái biết của bộ óc. Vì cái biết Phật tánh bị cái biết bộ óc che khuất nên không hiện lên được. Kinh Viên Giác thí dụ “vàng thật đã thành sẵn trong quặng, nhưng lộn với đất cát tạp chất, nên vàng thật không hiện ra; vì vậy phải luyện bỏ đất cát tạp chất, vàng thật mới hiện ra”. Nếu trong quặng không có vàng thật, luyện cách mấy cũng không có vàng thật hiện ra. Phật tánh của mình lộn với tham sân si, nên Phật tánh không hiện lên. Tham sân si là cái biết của bộ óc, dẹp hết tham sân si thì Phật tánh hiện lên.

Hỏi:
Tham thoại đầu thường hay tìm ra giải pháp để trả lời câu thoại, làm sao để tránh trường hợp đó xẩy ra?
Đáp:
Phải thống thiết việc sanh tử, giải quyết việc sanh tử là cần nhất. Cái năng biết của bộ óc sau khi chết đem thiêu thành tro, đi chôn thành đất. Như vậy còn biết để làm chi? Biết bao nhiêu cũng hết. Cái biết Phật tánh không thể biến thành tro thành đất, vĩnh viễn như vậy gọi là như như bất động, luôn luôn cùng khắp không gian thời gian, không có biến đổi, không có tiêu diệt.

Hỏi: 

Bảo rằng tìm Phật tánh thì không học, mà không học là mù; vậy liệu rằng trong trạng thái ngu dốt đó, có cơ hội học hỏi Phật pháp không hay chỉ để gặp pháp thiền này rồi tu?
Đáp:
“Không học là ngu”, cái ngu đó là do người ấy tạo. Phật tánh không có ngu dốt và trí huệ để đối đãi, vì cái gì cũng sẵn sàng. Như kinh Pháp Hoa nói “có hạt châu như ý mà không biết, tự cho mình nghèo khổ rồi đi ăn xin”. Chỉ cần gặp người trí chỉ cho biết thì không còn đi ăn xin nữa. Mình đã có đầy đủ sẵn có thần thông trí huệ thì đâu cần học! Như con dơi không cần học, mà lại có ra đa. Con chim từ trên hư không bắt cá ở dưới biển, có bản năng đó, đâu phải do học!
Nếu trừ hết tập khí phiền não của mình thì có bản năng vô lượng vô biên, không có cái nào không biết, không có cái nào mà không làm được. Còn cái học thì có cái học được, có cái học không được. Bởi vì không phải cái của mình sẵn có, nếu phát hiện cái của mình sẵn có thì không cần học. Sự thật tôi chứng tỏ cô thợ may Trì Hằng Thiền, bây giờ người ta phát minh kiểu mới, cô đâu cần học, kiểu mới đem lại cô cắt liền mà không cần nghiên cứu; đem đến người khác không cắt được, chứng tỏ là hơn học rồi.

Hỏi:
Con chim nhỏ đang đậu trên tảng đá, có con chim lớn đến đuổi con chim nhỏ để đậu, rồi một làn sóng phủ lên tảng đá làm cho chim lớn sợ bay đi. Lực lớn trùm lên lực nhỏ, hiện tượng đó có mang ý nghĩa nào không?
Đáp:
Tất cả hiện tượng thế giới đều do cái ngã tạo ra, bởi vì có ngã mới đuổi con chim kia. Nhưng con chim không có nhân chiếm được tảng đá thì không thể chiếm được tảng đá, nếu con chim lớn tạo nhân chết trên tảng đá, sóng biển có thể làm nó chết trên tảng đá.

Không có ngã làm sao tạo ra nhân quả? Có nhân quả là do cái ngã tạo ra, hiện tượng thế giới không có ngoài luật nhân quả. Gần đây bị bảo làm chết bao nhiêu người là do cộng nghiệp.

Trong hoàng cung, Thái hậu mất một hạt châu rất quý, nhà vua bắt những người trong cung xét để tìm hạt châu.

Thái hậu nói: khỏi cần, ít bữa sẽ trở về.

Vua nói: sao Thái hậu biết?
Thái hậu (có tu, lại biết mấy chục kiếp trước) nói: tôi từ mấy chục kiếp trước đến nay không có ăn cắp đồ của người ta, nên đồ của tôi không thể mất, ít bữa sẽ trở về.

Ít bữa sau, Tôn giả A Nan lượm được đem lại trả cho vua, vua đưa cho Thái hậu.

Thái hậu nói: phải không!
Vua cười và nói: Do Tôn giả A Nan lượm được mới đem lại trả, nếu người khác lượm thì đâu có đem lại trả, mà nói trở về.

Thái hậu nói: nếu không tin thì muốn bỏ chỗ nào cũng được, rồi sẽ trở về.

Vua bỏ hạt châu nơi ngã tư người ta thường đi qua lại, cho người mặc đồ thường thay phiên giữ coi có ai lượm không; qua ba bốn ngày không có ai lượm, vua lấy về tự tay bỏ xuống biển để coi có trở về được không? Mấy bữa sau nhà bếp hoàng cung làm một con cá có hạt châu trong bụng. Chứng tỏ nhân quả không thể sai lầm, vì không tạo nhân mất đồ thì không mất đồ.

Có một vị chứng quả Bích chi phật ở trên núi phơi chiếc y đỏ, dưới núi có người mất con bò, thấy trên núi có người đốt lửa hơ chiếc y màu đỏ cho là da bò; rồi lên bắt ông ấy ở tù 12 năm, các đệ tử của ông tưởng ông mất tích. Qua 12 năm, có một đệ tử có dịp vô trong khám gặp thầy.

Đệ tử hỏi: sao Thầy không nói là không ăn cắp bò, mà phải bị tù 12 năm?
Thầy nói: không có bị oan.

Đệ tử hỏi: vậy ăn cắp bò của người ta sao?
Thầy nói: không có ăn cắp bò, vì kiếp trước tôi có làm oan người ta, làm cho người bị tù 12 năm. Bây giờ tôi phải ở tù 12 năm trả lại.

Hỏi:
Muốn báo ân cha mẹ, trong Phật pháp chúng con phải làm thế nào?
Đáp:
Trong Phật pháp có nói “nhứt thiết duy tâm tạo”, tâm lực mình mạnh có ảnh hưởng đến cha mẹ được sửa đổi tâm, mới là báo ân. Nếu tâm tham thiền, không những báo ân cha mẹ đời nay, mà báo ân cha mẹ nhiều kiếp trước. Tâm lực của mình yếu thì không thể báo ân, tụng kinh để báo ân thấy rất khó, ở thời Phật không có tụng kinh. Ngày xưa Phật bảo Mục Kiền Liên muốn báo ân mẹ, nên thiết trai cúng dường trai tăng 1.000 vị Tỳ kheo chứng quả A la hán. Việc ấy, Phật muốn người ta cúng dường chư Tăng để có thì giờ tu hành độ chúng sanh giải thoát khổ, nên sức đó mới lớn.

Trong nhà Phật có báo tứ ân: ân Phật, ân chúng sanh, ân sư trưởng, ân cha mẹ. Tại sao chúng sanh là ân? Vì tất cả chúng sanh đều là cha mẹ, vô lượng kiếp chúng sanh đều làm cha mẹ mình; chứ không phải chỉ có cha mẹ kiếp này. Sư trưởng dạy mình biết tu giải thoát. Phật cũng vậy, dạy cho mình biết tu giải thoát, cho nên gọi là tứ ân. Quyết tâm tham thiền thì tứ ân đều báo hết, nếu tụng kinh để báo ân là do người tụng kinh ấy có thật chân tu cảm ứng tâm người đó có thể sửa đổi.

Hỏi:
Trước nhà cô bạn có một cây lớn, con quỷ ở trên cây đó; ông chồng cưa cây làm cho con quỷ về báo không có chỗ ở, làm cho vợ chồng cải nhau ly dị; người chồng phải đến chỗ khác ở, chỉ có người vợ mới ở được. Một hôm cô ấy thấy một tay có lông thò vào cửa sổ. Vậy hiện tượng đó như thế nào?
Đáp:
Hiện tượng đó có thể có thật, trong Hư Vân Niên Phổ nói cây lâu năm có quỷ thần ở. Nhưng cũng ở trong nhân quả, chứ không ở ngoài nhân quả. Nếu tham thiền thì giải quyết tất cả vấn đề, không có vấn đề nào mà không giải quyết. Vì tất cả đều do tâm tạo, tham thiền làm tâm lực mạnh, việc sanh tử cũng sửa đổi được. 

Như Kim Bích Phong đáng lẽ phải chết, Diêm La vương sai quỷ sứ lại bắt. 

Bích Phong nói với quỷ sứ rằng: cho tôi thêm 7 ngày nữa. 

Quỷ sứ nói: tôi không dám quyết định, tôi về báo lại, nếu cho thì 7 ngày tôi đến.

Bích Phong lúc trước vì bận việc chùa nên không tu được, trong 7 ngày Ngài vẫn ở chùa ra sức tinh tấn tham thiền có hào quang rực sáng.

Qua 7 ngày, quỷ sứ đến không thấy Bích Phong, thành ra sự chết có thể thay đổi được.

Hào quang cũng có người thấy được, ở Trung Hoa Dân Quốc, đời Duyên Thế Khải có một bộ trưởng ngoại giao Ngũ Đình Phương thấy hào quang của mọi người, ông thấy các hào quang của những người trong nội các rất yếu, biết nội các này không bao lâu sẽ sụp. Đúng như vậy, nội các này không bao lâu bị người ta lật đổ.

Ở chùa Nam Hoa có một cư sĩ thấy được hào quang của ngài Hư Vân. Mỗi lần ngài đi về chùa chưa vô cửa ngỏ còn cách vách tường, nhưng ông ấy nói “Hòa thượng về rồi”. Một lần, ông thấy đội binh sắp ra trận có hào quang đen giống như quỷ, một tiếng sau đội quân này tử trận hết. Ông ấy gặp người ta đều biết người nào có tu hay không tu, hào quang có tu là hào quang trắng. Cho nên, tham thiền thì tất cả đều giải quyết, nhưng mình phải có lòng tin tự tâm.

Hỏi:
Có cách nào để dứt trừ tập khí?
Đáp:
Nghi tình là cây chổi automatic, không có tác ý quét nhưng tự động quét.

Hỏi:
Tại sao tham thiền thay đổi nhân quả?
Đáp:
Tất cả do tâm tạo, tâm tạo ra nhân phải chịu quả; nhưng tâm lực yếu thì nhân yếu, tâm lực mạnh thì nhân mạnh; nhân mạnh quả đến trước, nhân yếu quả đến sau. Ở Việt Nam, người ta đi vượt biên, người ở trên biển bị chết đói rất nhiều, đó là những người có tiền. Có tiền đâu có sợ chết đói! Nhưng họ tạo nghiệp chết đói nên phải bị chết đói. Kiếp này họ có tiền do có tạo nhân thiện, còn họ bị chết đó là do tạo người ta chết đói nên phải bị chết đói, hai việc này không thể trừ với nhau.

Kiếp trước không tu thì tâm lực yếu, ví dụ người thường 1 độ, thành Phật 1 triệu độ. Nhân 1 độ làm cho người ta chết đói, kiếp này không tu thì tâm lực vẫn 1 độ phải chịu quả chết đói. Nhưng biết tham thiền thì tâm lực từ 1 độ lên đến 10 độ được mạnh tuy nhân mới làm, cái quả sẽ đến trước; nhân 1 độ của kiếp trước sẽ kéo lại sau. Như người thiếu nợ phải trả nợ cho chủ nợ có thế lực mạnh, trả nợ sau cho chủ nợ có thế lực yếu. Nhân quả cũng vậy, nhân mạnh thì quả đến trước, nhân yếu nên quả đến sau.

Như bây giờ tâm lực mình mạnh mặc dù mới tạo, nhưng cái quả đến trước. Kiếp trước làm cho người ta chết đói, nhưng cái nhân yếu nên cái quả đến sau. Giả tỷ mình tham đến 10 độ, rồi ngưng tham thì cái quả của nhân 10 độ hết tới 9 độ, 9 độ hết đến 8 độ… đến 1 độ cũng phải chịu quả chết đói. 

Tham thiền từ 10 độ tiếp tục tham đến 1 triệu độ là thành Phật, nhưng nhân chết đói vẫn còn, nên phải trở lại độ người đó. Người đó được thoát khổ, nhân đó được tiêu. Sửa đổi nhân quả là vậy, không phải khi không mà được.

Hỏi:
Thế nào là đọc tụng thọ trì kinh?
Đáp:
Đọc tụng kinh là để hiểu lời Phật dạy, nên đọc tụng phải hiểu nghĩa; nếu đọc tụng không hiểu nghĩa giống như không có đọc tụng, hiểu nghĩa là hiểu ý Phật dạy mình thực hành. Hiểu được rồi mới lãnh thọ thực hành gọi là trì. Sau cùng của mỗi cuốn kinh đều có “thọ trì phụng hành”. Bây giờ người ta thường hiểu lầm tụng kinh cho là trì kinh, đó là sai lầm; tụng chỉ là đọc tụng chứ không phải trì, thực hành mới gọi là trì. Như trì giới là theo giới luật thực hành gọi là trì giới, nếu chỉ tụng giới thì không phải trì giới. Tụng giới cho là trì giới thì người ta phạm giới đâu có sao! Vì tụng là trì rồi.

Giáo môn ngày xưa tụng kinh là tùy duyên quán tưởng, tụng đến chỗ nào thì hiểu ý của Phật dạy mình cách tu như thế nào, rồi theo đó thực hành, nên gọi là tùy duyên khởi quán. Quán tưởng là pháp thiền của Giáo môn, dù qua văn tự trong kinh cũng là pháp thiền do Phật Thích Ca dạy gọi là thiền quán tưởng.

Ở Trung Quốc, thiền Giáo môn có 4 tông phái:
1-Tông Thiên thai có chỉ quán thiền, căn cứ kinh Pháp Hoa gọi là tông Pháp Hoa, Tổ thứ 3 của tông Thiên thai ở núi Thiên thai nên gọi là tông Thiên thai. Bây giờ Việt Nam cũng có tông Thiên thai.

2- Tông Hiền thủ có Pháp giới quán thiền. 

3- Tông Duy thức có Duy thức quán thiền. 

4- Tông Tam luận có Tánh không quán thiền.

Mỗi tông phái đều có thiền riêng của tông phái đó, nếu muốn tu tông phái nào phải đúng tông chỉ của tông phái đó, sẽ có kết quả mới phát hiện công đức của tự tánh.

Tổ Đạt Ma nói “công đức ở nơi tự tánh”, tụng kinh để hiểu nghĩa tu hành phát hiện công đức của tự tánh sẵn có, chứ không phải tụng kinh có công đức.

Trì chú thuộc về Mật tông. Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô ngũ uẩn”, nhưng người ta vì cuộc sống hằng ngày chấp ngũ uẩn là ta, chứ không phá chấp ngũ uẩn. “Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý” là phá chấp lục căn; nhưng người tụng kinh không phá chấp lục căn, mà còn muốn thỏa mãn lục căn để tăng cường ngã chấp. Như mắt thích sắc đẹp, tai ưa khen ngợi, mũi ham ngửi mùi thơm… 

Như vậy nói tụng kinh có công đức làm sao được! Phải thực hành theo kinh được phát hiện công đức, chứ không phải có công đức ngay đó. Lại nghịch với kinh làm sao có công đức?
Hỏi:
Niệm Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng tội lỗi đã làm từ trước hay không?
Đáp:
Theo kinh bất liễu nghĩa cho là có nghiệp chướng thật đi! Nhưng cũng phải tu đúng theo tông chỉ Tịnh độ, rồi phát hiện công đức của tự tánh được tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu niệm Phật mà tiêu trừ nghiệp chướng là phá hoại nhân quả (không có nhân quả), tức là mình làm bao nhiêu ác không sao. Tại sao? Vì niệm một tiếng Phật là tiêu trừ hết. Còn nói niệm một tiếng Phật là tiêu trừ 80 kiếp tội ác, vậy làm ác không có sao, thì không có nhân quả và mình cũng không cần tu hành.

Tự tánh vốn không có nghiệp chướng để tiêu trừ. Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô vô minh diệc vô vô minh tận”, tất cả phiền não nghiệp chướng đều từ vô minh tạo ra. Vô minh vốn không có, nếu tiêu trừ nghiệp chướng tức là vô minh hết. Vô minh vốn không có làm sao có vô minh hết! Kinh đã nói rõ ràng không có nghiệp chướng để cho mình trừ. Vô minh còn không có, vậy nghiệp chướng từ đâu ra? Phật đã dạy 84.000 pháp môn tu là để phát hiện công đức của tự tánh thì nghiệp chướng vọng tưởng vốn là không có, đâu cần tiêu trừ.

Ngài Nguyệt Khê lúc 22 tuổi thuyết pháp rằng “trừ một phần vọng tưởng, chứng một phần pháp thân”, bị Tăng nghe pháp chê cười. 

Giảng xong, Ngài hỏi Tăng cười vừa rồi: Thầy thấy chỗ nào tôi giảng không đúng?
Tăng nói: Pháp sư giảng “trừ một phần vọng tưởng, chứng một phần pháp thân” là không đúng. Tại sao? Nếu vọng tưởng từ ngoài đến đâu có dính dáng với mình, vậy trừ làm chi! Nếu vọng tưởng từ bên trong ra giống như nguồn suối cứ ra hoài, biết bao giờ trừ cho hết.

Hỏi: 

Thiền Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa đã bị nhướm màu sắc của đạo Lão Trang. Kính xin Thầy cho biết quan điểm về vấn đề này?
Đáp:
Lão Trang phủ nhận hiện thực (cho là không có thật), giống như Phật pháp nhưng chỉ là giống mà thôi, phải thì không phải. Phật pháp lấy Phật tánh làm chủ, Phật tánh siêu việt số lượng, bộ óc không có thể biết tới cái biết của Phật tánh, cho nên suy nghĩ không đến được và lời nói văn tự cũng không thể diễn tả. Những người dùng bộ óc để tìm hiểu vì không biết căn bản của Phật pháp. Cái hiểu được đều là tương đối, thuộc về phạm vi nhứt niệm vô minh. Vậy Lão Trang lọt vào không chấp.

Phật pháp là vô sở trụ, luôn cái không cũng phải quét; nhưng tác giả không hiểu căn bản Phật pháp rồi đem vũ trụ vạn vật phân tích cái gì cũng thành không.

Như con sâu dép cỏ rất nhỏ chỉ là đơn tế bào, nó cách một ngày một đêm thì nứt thành 2 con, 2 con cách một ngày một đêm nứt ra thành 4 con, như vậy cứ nứt ra hoài tới 90 đời, tất cả con sâu bằng 1 thước khối, đến 130 đời thì thể tích bằng 1 quả đất.

Theo quả đất này đem xẻ 2, rồi đem xẻ 2 nữa, cứ xẻ đến 130 lần thì trở thành một con sâu dép cỏ. Đem con sâu dép cỏ xẻ thêm 130 lần, vật chất đã không còn; nhưng con số vẫn còn, số lượng đó là vô thỉ vô minh. Đó là vật chất chiếm không gian.

Nói về gian, một ngày đêm là 24 tiếng đồng hồ, 1 tiếng đồng hồ chia làm 60 phút, 1 phút chia làm 60 giây, 1 giây nhà Phật chia 60 sát na. Tôi chia 1 sát na bằng 60 A, 1 A chia bằng 60 B, 1 B chia bằng 60 C. Nếu chia 60 C thì thời gian mà bộ óc không nhận biết được, nhưng con số vẫn còn; 1 giây thì bộ còn có khái niệm tưởng tượng. Thời gian mà bộ óc không nhận biết được là vô thỉ vô minh, còn có số lượng. Nhưng bộ óc chỉ nhận biết số lượng không gian và số lượng của thời gian. Sự thật không gian thời gian tìm không ra. Học thuyết của Lão Trang cao nhất là đến vô thỉ vô minh, cũng không ngoài phạm vi tác dụng của bộ óc.

Phật tánh không có con số, nên bộ óc không thể nhận biết. Phật tánh biết được tác dụng của bộ óc, tác dụng bộ óc không biết tác dụng Phật tánh. Những học giả chỉ biết bộ óc, không biết Phật tánh, mà cho Phật tánh là bộ óc, thật điên đảo! Tại sao? Vì những người đó không có tu, chỉ là dùng bộ óc nghiên cứu theo danh từ lời nói của Phật cho là cao nhất, nói thì giống, nhưng thật thì chẳng phải.

Như ban đầu Phật Thích Ca thuyết phục Ấn Độ giáo và Ba la môn giáo quy y Phật, sau này họ đem giáo lý của Phật vào giáo lý Bà la môn; những danh từ giống như danh từ của Phật, người ta cho là cao bằng như Phật. Kỳ thật giáo lý của họ không được, tại sao? Vì Phật thuyết chỉ là tạm thời mượn để làm công cụ phá chấp của chúng sanh.

Phật có thí dụ: chúng sanh có bệnh giả thì dùng thuốc giả để trị bệnh giả, bệnh giả hết thì thuốc giả bỏ. Các vị ấy không biết Phật pháp lấy cái đã bỏ cho là quý coi là chân lý. Những lời của Lão Trang thì bộ óc hiểu được, bộ óc không thể hiểu Phật tánh. Đem Phật tánh vào học thuyết của Lão Trang là sai lầm lớn.

Hỏi:
Con chim có bản năng bắt cá rất giỏi, con dơi có ra đa bắt muỗi rất chính xác; còn con người có Phật tánh nhưng cần phải luyện tập thì Phật tánh mới phát hiện. Tại sao con dơi không có luyện tập mà có ra đa?
Đáp:
Mình tạo nghiệp con dơi thì đầu thai thành con dơi có ra đa, bất cứ con dơi nào cũng bằng nhau; tức là theo cái nghiệp hiện ra, chứ không phải luyện tập. Nghiệp của con người có bộ óc, bộ óc khác hơn các sinh vật khác, biết suy nghĩ, biết so đo tính toán; các con vật không bằng bộ óc con người, nên nhà khoa học bắt chước bộ óc con người làm ra máy điện toán. Cấu tạo tinh vi bộ óc của con người không phải học mà làm được. Vì có nghiệp con người nên có bộ óc của con người. Cấu tạo tinh vi của bộ óc do cha mẹ sanh là sẵn có, như con dơi sanh ra có ra đa.

Nhưng cái nghiệp của con người có thể tu hành phát hiện tất cả bản năng, con dơi con chim không thể tu phát hiện tất cả bản năng, nó chỉ theo nghiệp của bản năng đó thôi. Con người hơn 5 đạo kia, đạo cõi trời mặc dù có phước cao hơn con người, nhưng chỉ hưởng vui không có khổ, vì vậy họ không chịu tu để hiện tất cả bản năng của Phật tánh. Mấy đạo kia thì khổ cũng không tu được. Các con thú không có bộ óc như con người nên không tu được. Chỉ có con người có bộ óc con người mới tu được.

Tham thiền cũng dùng cái không biết của bộ óc để tu, tôi thuyết pháp cho các vị nghe để tu cũng phải dùng bộ óc. Nếu không có bộ óc thì tôi không dạy cho quý vị được, quý vị không thể nhận biết lời tôi dạy.

Hỏi:
Sư Phụ nói con vật không thể tu, nhưng con thấy con chó lúc trước không ăn chay được, mà bây giờ nó lại ăn chay?
Đáp:
Do mình tập cho nó thành thói quen, thực vật cũng thành thói quen mà nhà khoa học chứng tỏ. Thói quen của con người cho sáng là ban ngày, tối là ban đêm; cây thực vật cũng vậy, cho sáng là ban ngày, tối là ban đêm. Nhà khoa học muốn thí nghiệm thực vật phải làm sao? Ví như cây thực vật phải trải qua 30 ngày có hoa kết trái. Nhà khoa học đào hầm ở dưới đất không có ánh sáng, rồi nửa tiếng rọi ánh sáng thì thực vật cho ánh sáng đó là ban ngày, khi tắt đèn thì thực vật cho tối là ban đêm. Qua 30 tiếng đồng hồ, thực vật tưởng là trải qua 30 ngày nên có hoa kết trái.

Vì do thói quen, Phật pháp gọi là tập khí. Do tập khí biến hiện sự thật, nhà khoa học có thể rút 30 ngày thành 30 tiếng, thực vật cũng có trái. Có trái đó là do thói quen sáng là ban ngày, tối là ban đêm. Động vật cũng vậy, như con thỏ con chuột… phải 90 ngày có con, nhà khoa học cũng có thể rút lại 90 tiếng đồng hồ có con.

Hỏi:
Kính xin Sư Phụ khai thị thêm “trừ một phần vọng tưởng, chứng một phần pháp thân”?
Đáp:
Lúc 22 tuổi, Nguyệt Khê nói “trừ một phần vọng tưởng, chứng một phần pháp thân”. Vậy pháp thân có chia xẻ từng phần thì đâu phải là Pháp thân! Pháp thân là Phật tánh bất nhị làm sao chia xẻ? Nguyệt Khê giảng có danh tiếng, nhưng bị Tăng hỏi không trả lời được, rồi xin Tăng ấy chỉ giáo, Tăng ấy giới thiệu đến gặp Hòa thượng Thiết Nghiêm đã kiến tánh ở núi Ngưu Đầu. Lúc đó trời tối, Nguyệt Khê không đợi trời sáng liền đi gặp Thiết Nghiêm, Ngài dạy tham thoại đầu, sau này được kiến tánh. Lúc trước, cứ ăn đàm giải của người khác cho là tốt, rồi dạy lại người ta.

Hỏi:
Căn cơ của mình thấp kém, không bằng chư Tổ; vậy đối với pháp môn tham thiền này làm sao tu?
Đáp:
Phật tánh làm sao có cao thấp! Phật tánh có thấp kém thì không phải Phật tánh. Có cao thấp là nhị, Phật tánh là bất nhị. Bất nhị làm sao có thấp kém? Thấp kém là do bệnh chấp của con người mới có. Nếu mình chấp thấp kém thì phải chịu thấp kém. Kinh Pháp Hoa thí dụ “có hạt châu như ý trong áo mà không biết, cho mình nghèo rồi đi ăn xin; người trí chỉ cho biết hạt châu thì giàu sang, đâu cần phải đi ăn xin nữa”. Vì không tin cái của mình sẵn có, cứ cho mình thấp kém, nghiệp chướng nặng. Cũng có người nghe nói “tu để thành Phật”, người ấy liền nói “sao dám nói tu thành Phật!” 

Kỳ thật, mục đích đức Phật muốn mọi chúng sanh đều thành Phật, vì thành Phật mới được làm chủ chính mình, đạt đến tự do tự tại. Lại nghịch ý Phật, không cho người ta thành Phật; làm sao Phật độ chúng sanh? Mà cho mình nghiệp chướng nặng, thấp kém, không dám tu để thành Phật. Vậy đã phủ nhận Phật pháp của Phật Thích Ca. Lời nói trong kinh không chịu nghe theo, không chịu làm theo, cứ tự mình đặt ra ý của mình, lại phỉ báng kinh. Mặc dù mình chưa kiến tánh, nếu mình quyết tâm tham thiền thì tâm lực mạnh, hào quang sáng.

Hỏi:
Thay vì nhớ những lời, mà tưởng tượng như một bức tranh, đối với pháp Tổ sư thiền có được không?
Đáp:
Công án là một chuyện tích không có ý nghĩa, để cho mình phát nghi chấm dứt suy nghĩ của bộ óc; tức là không phải muốn cho mình hiểu, mà muốn cho mình không hiểu.

Có người hỏi Tổ: thế nào là Phật?
Tổ đáp: cục cứt khô.

Là không để cho mình giải thích.

Hỏi:
Tu đến Niết bàn từng phần có được không?
Đáp:
Niết bàn là bản thể của Phật tánh cùng khắp không gian thời gian, không thể chia xẻ thành từng bộ phận được. Vì ngoài không gian không có không gian, ngoài thời gian không có thời gian; nói là một còn không được, nên gọi là bất nhị; vì không sanh không diệt, đặt tên là Niết bàn; không có sự bắt đầu và không có sự cuối cùng, siêu việt số lượng, không cho bộ óc nghĩ tới.

Hỏi:
Công án đề ra là để giữ cân bằng giữa năng và sở, vậy làm sao đạt đến không còn năng sở?
Đáp:
Công án là một chuyện tích để khởi nghi tình, chính nghi tình là không có năng sở. Nếu dùng bộ óc tìm hiểu, không bao giờ đạt đến chỗ đó được. Giữ Nghi tình là không tác ý lấy hay bỏ, sẽ đưa mình đến chỗ Niết bàn.

Thực hành tham thiền là tối ngày sáng đêm, đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơm, đi cầu ngủ nghĩ, làm công việc… hỏi thầm câu thoại đầu, giữ nghi tình; ngoài nghi tình không suy nghĩ cái gì khác nữa, chính câu thoại đầu cũng không cho tìm hiểu.

Hỏi:
Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền thất như ngày hôm nay?
Đáp:
Yếu chỉ của Thiền tông có 2 cơ bản: tin tự tâm và phát nghi tình.

Thế nào là tin tự tâm? Tin tâm mình đầy đủ tất cả thần thông biến hóa, trí huệ năng lực, bằng Phật Thích Ca, không có kém hơn Phật Thích Ca một chút nào. Mục đích tham thiền là muốn phát hiện năng lực của mình, để dùng như Phật Thích Ca vậy; mà tự giải quyết sự sanh tử, giải thoát tất cả khổ, làm chủ cho mình đạt đến tự do tự tại.

Muốn đạt đến tự do tự tại phải có phương pháp, phương pháp đó là phát nghi tình thì phải nhờ câu thoại đầu hoặc công án. Bây giờ tôi chỉ dạy người ta tham thoại đầu, rất đơn giản. Trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền có 5 câu thoại đầu: Câu thứ nhất là “chưa có trời đất ta là cái gì?” Có trời đất thì ngồi đây, chưa có trời đất không biết mình ở đâu? Cũng không biết mình là cái gì? Không biết đó là tham thiền. Nhờ câu thoại đầu làm cho bộ óc cảm thấy không biết, không biết đó Thiền tông gọi là nghi tình. Ngày đêm mình giữ nghi tình, rồi sẽ đến thoại đầu.

Thoại là một lời nói, đầu là trước kia chưa có muốn nói; chưa khởi niệm muốn nói, gọi là thoại đầu. Hai chữ thoại đầu là một niệm chưa sanh khởi, cũng gọi là vô thỉ vô minh.

Như đầu trên cây viết là thoại đầu, đầu dưới cây viết là thoại vỉ (đuôi). Nhờ câu thoại đầu khởi lên nghi tình, từ thoại vỉ đến thoại đầu là đường đi ý thức; khởi nghi tình là rời khỏi thoại vỉ, đang đi giữa đường ý thức đến thoại đầu. Đến thoại đầu là đường đi ý thức đã hết, nhưng chỗ này là nguồn gốc của ý thức, còn dính líu tác dụng của bộ não; phía trước chỗ này không còn đường đi, thấy thanh thanh tịnh tịnh; ngoại đạo hay Tiểu thừa tưởng là cuối cùng, nhưng Thiền tông phải ở chỗ này (đầu sào trăm thước) tiến lên một bước, rời khỏi ý thức, sát na rời khỏi ý thức là kiến tánh.

Ngài Lai Quả nói “từ đầu sào trăm thước tiến lên một bước lọt vào hư không, té xuống cho chết rồi sống lại”, Thiền tông có danh từ là tuyệt hậu tái tô. Nhưng cái chết đó có 2 thứ: tiểu tử tiểu hoạt và đại tử đại hoạt.

Tiểu tử là ngộ chưa triệt để, tức là chết rồi sống lại, nhưng còn cái xác; đại tử đại hoạt là ngộ triệt để, tức là chết rồi sống lại, không còn cái xác. Tại sao còn cái xác? Cái xác dụ cho chấp vào cảnh giới ngộ, không buông nên bị cái ngộ làm chướng ngại, cái dụng không thể dùng ra hết. Đại tử đại hoạt là cái ngộ tan rã, nên Tổ sư nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ”. Tại sao? Vì đã ngộ rồi hết mê, do mê mới có ngộ; vậy còn ngộ thì còn mê. Ngộ là đối với mê, mê là chúng sanh, ngộ là Phật. Nếu đã ngộ mà còn ôm cảnh giới cho mình ngộ, tức là trụ nơi Niết bàn.

Cái dụng Phật tánh vô lượng vô biên, gọi là hoạt bát vạn năng; nếu có sở trụ thì hoạt bát vạn năng bị mất. Tham thiền khởi lên nghi tình là cây chổi automatic quét ra, khôi phục lại hoạt bát vạn năng. Trụ nơi không thì hoạt bát vạn năng cũng bị mất, nên cái không cũng phải quét, để khôi phục lại hoạt bát vạn năng của bản thể. Cho nên trụ nơi Niết bàn thì cái dụng bị chướng ngại. Đại ngộ là luôn cái ngộ cũng tan rã, hoạt bát vạn năng không chướng ngại, nên nói đại ngộ là cái xác tan rã vậy.

Tham thiền là phải tin tự tâm, nếu không tin tự tâm; mặc dù ngày đêm giữ được nghi tình không thể kiến tánh. Tại sao? Vì không tin tự tâm làm sao phát hiện tự tâm! Bởi tham thiền là muốn phát hiện tự tâm, không tin tự tâm làm sao tự tâm hiện ra. Cho nên, tin tự tâm và phát nghi tình là 2 cái cơ bản của tham Tổ sư thiền.

Hỏi:
Cư sĩ thực hành thế nào đúng tông chỉ Thiền tông?
Đáp: 

Trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền, điều thứ nhất phá ngã chấp là “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”. Tham thiền thực hành được 9 chữ này là đúng tông chỉ Tổ sư thiền; nếu còn muốn đắc, muốn cầu, có sợ thì không đúng tông chỉ. Tin tự tâm đầy đủ cùng khắp không gian thời gian, tất cả tài sản đều của mình thì tự nhiên mình không muốn đắc, muốn cầu, có sợ nữa. Cho nên tin tự tâm là cần nhất, tin tự tâm được thì thực hành được 9 chữ đó. Nếu không tin tự tâm, muốn thực hành 9 chữ đó rất khó. Còn 9 điều kia quý vị tự xem.

Hỏi: 

Khả năng như thế nào để thành một tu sĩ?
Đáp:
Muốn xuất gia làm một tu sĩ Phật giáo thì phải có chánh nhân. Chánh nhân là sao? Là phải vì mình giải quyết vấn đề sanh tử, rồi giải quyết sanh tử cho tất cả chúng sanh; đó mới là chánh nhân. Nếu chỉ vì sự nghiệp thất bại hoặc gia đình lộn xộn xuất gia thì không phải là chánh nhân, trong Phật giáo không có hoan nghinh những thứ đó. Xuất gia là việc đại trượng phu, rất tích cực vì mình, vì tất cả chúng sanh. Nhiều người hiểu lầm bỏ nhà cửa đi xuất gia là tiêu cực, đó là sai lầm. Nếu có chánh nhân thì những việc khác không thành vấn đề.

Hỏi:
Thần thức người chết đi về đâu? Trong thời gian 49 ngày, đồng tham đến nhà tham thiền trợ duyên, cần lập nguyện trước khi tham thiền không? 

Đáp:
Bản thể của tâm cùng khắp không gian thời gian, đã cùng khắp thì không thể nói đi về đâu. Nhưng chấp thần thức đó rồi thì có một chỗ, mới nói là đi về đâu. Vì chấp thần thức nên đi đầu thai trong vòng sanh tử luân hồi. Thần thức đi về đâu là theo cái nghiệp, nếu tạo nghiệp cõi trời thì sanh cõi trời, tạo nghiệp cõi người thì sanh cõi người, tạo nghiệp súc sanh thì sanh súc sanh, tạo nghiệp quỷ thì sanh loài quỷ. Người ta thường hiểu lầm người chết biến thành quỷ, ấy là không đúng; tạo nghiệp quỷ đầu thai thành quỷ, chứ không phải chết rồi biến thành quỷ.

Người tham thiền có người thân khi lâm chung, chỉ tựu lại tham thiền tọa hương đi hương. Hồi hướng là phá ngã chấp, nếu muốn cha mẹ giải thoát phải làm cho cha mẹ phá ngã chấp. Trái lại làm cho ngã chấp lớn thêm, giống như lấy dây buộc nhiều thêm cho chặt cứng; vậy làm sao giải thoát được? Ở Việt Nam có người chết hay mời các thầy tụng kinh thành thói quen, tham thiền vì người chết cũng có người không chịu; cho nên thuyết pháp trước linh cửu, do cái nhân người chết mà người sống được lợi ích.

Đầu tiên tôi thuyết pháp tại nhà xác Quảng Đông, những người làm việc ở đây lại nghe; có người nghe rồi, hôm sau đến chùa Từ Ân tìm tôi học thiền. Mặc dù không có tu cũng được gieo chánh nhân, sau này do chánh nhân ấy tu được giải thoát. Vì người chết mà người sống được nghe pháp. Chính gia quyến người chết không khi nào đi nghe pháp, nhưng vì người chết nên họ phải làm đám, nên họ cũng có dịp nghe được chánh pháp. Người chết có nhân đó, nếu nói có công đức thì cũng có công đức vậy.

Hỏi:
Làm tuần thất cho người chết, người tham thiền phải làm như thế nào?
Đáp:
Người tham thiền làm tuần thất cho người thân, mời Pháp sư thuyết pháp thay thế cho tụng kinh. Làm tuần từ tuần thứ nhất đến lần thứ bảy, vì người chết có thân trung ấm. Người ta thường cho rằng người chết biến thành quỷ, nhưng không phải vậy. Nếu chưa đi đầu thai là có thân trung ấm, thông thường ngày giờ chết đi đầu thai liền; lục đạo luân hồi có tam thiện đạo (cõi trời, cõi người, cõi a tu la) và tam ác đạo (súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục).

Nếu làm thiện nhiều hơn ác một chút thì sanh thiện đạo, làm ác nhiều hơn thiện một chút thì sanh ác đạo. Đã phân biệt rõ ràng là giây phút chết đi đầu thai liền, không còn thân trung ấm. Nếu thiện và ác bằng nhau, chưa biết sanh thiện đạo hay ác đạo mới có thân trung ấm. Tại sao gọi là thân trung ấm? Ấm là ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), thân ngũ uẩn này đã chết rồi, thân ngũ uẩn sau chưa sanh, ở giữa trước với sau gọi là trung ấm. 

Hỏi:
Khi tham thiền, câu thoại vừa khởi lên thì hình ảnh cũng hiện lên, chẳng hạn như câu “khi chưa có trời đất” thì hình ảnh của trời đất hiện ra, như vậy có đúng không? Khi sự việc đó xẩy ra, ta điều chỉnh bằng cách nào?
Đáp:
Tham thoại đầu là mục đích phát khởi nghi tình, tức làm cho bộ óc chỉ có cái không biết, dùng cái không biết của bộ óc cắt đứt cái biết bộ óc. Nếu hiện ra cảnh, bộ óc biết cảnh, đó là sai, bất cứ biết cái gì đều sai là vọng tưởng; chỉ cần cái không biết, ngài Nguyệt Khê nói là hầm sâu vô minh, không biết chỗ đen tối là cái gì. Vì minh là sáng, vô minh là đen tối; tức là mình phải nhìn thẳng chỗ đen tối mịt mù, không biết chỗ mịt mù đen tối là cái gì? Không biết là cái gì? Tức là nghi tình.

Hỏi:
Ngài Nguyệt Khê luôn luôn khai thị phải nhìn sâu vào chỗ vô minh đen tối mịt mù phá tan, nhưng chúng con không biết nhìn sâu bằng cách nào?
Đáp:
Theo nhìn là dùng con mắt, con mắt gọi là nhãn căn; nhưng không phải là dùng phù trần căn, dùng tịnh sắc căn. Con mắt như trái nho tươi gọi là phù trần căn (phù nổi lên bên ngoài, trần là bụi tức là có vật chất nổi bên ngoài), tịnh sắc căn (sắc là vật chất, tịnh là không có; là thể tinh thần của nhãn căn). Nếu phân tích rõ là tịnh sắc căn của nhãn căn. Dùng tâm nhìn chứ không phải dùng con mắt nhìn, vì đó là tịnh sắc căn của nhãn căn.

Hỏi:
Ngồi một chỗ nhắm mắt lại thấy màn đen tối, có thể nói là hầm sâu đen tối; hoặc nhìn xuống cái chiếu, mở mắt lim dim không nhìn thấy cái chiếu, cảnh ngoài không vào con mắt, gọi là hầm sâu vô minh, vì không thâu chủng tử. Nhưng nhìn việc làm thì phải làm sao?
Đáp:
Nếu có đối tượng để nhìn là sai, một niệm chưa sanh khởi gọi là thoại đầu (vô thỉ vô minh); một niệm chưa sanh khởi thì không có nhứt niệm vô minh để biết đối tượng đó. Có lấy cái gì để làm đối tượng cũng là sai, không có đối tượng. Cho nên chỉ nhìn không biết đó là cái gì, vì phối hợp với nghĩa vô minh cho là đen tối; chứ không có cảnh đen tối, nhưng vì lời nói không thể diễn tả. Vì vậy phải mượn văn tự lời nói để diễn tả chỗ mình không thể biết chỗ một niệm chưa sanh khởi.

Bởi vì một niệm sanh khởi rồi, mới lấy cái niệm này để biết. Còn cái này là một niệm chưa sanh khởi, phải nhìn chỗ một niệm chưa sanh khởi gọi là thoại đầu. Chỗ thoại đầu là vô thỉ vô minh, vô minh là đen tối, đen tối có cái nghĩa không biết là cái gì. Mịt mù đen tối là hình dung vô minh, nhưng không phải có cảnh đen tối. 

Kỳ thật, cảnh đen tối không có ánh sáng là đen tối, chứ không phải hư không có sáng và tối (kinh Lăng Nghiêm có giải thích). Mặt trời chiếu sáng, hư không chưa từng sáng; không có mặt trời chiếu (đen tối), hư không chưa từng tối. Sáng và tối không có dính dáng với hư không, nhưng người thường cho hư không sáng, hư không tối là sai lầm. Sáng tối là pháp sanh diệt, còn hư không chưa từng sanh diệt; không có dính líu với sáng tối, nhưng sáng tối phải ở trong hư không.

Bây giờ mình ở trong Phật tánh sanh tử, luôn cả hư không cũng ở trong Phật tánh. Nhưng mình không biết, mà còn phải đi tìm. Như mình đang ngồi trong thiền viện Minh Đăng Quang, lại còn muốn đi tìm thiền viện Minh Đăng Quang. Vậy làm sao tìm? 

Hỏi:
Người mới tham Tổ sư thiền dùng lục căn làm việc, nhưng không nhìn được thoại đầu, chỉ niệm câu thoại có được không?
Đáp:
Lúc công phu chưa đến mức, mình cứ dùng lục căn; lúc dùng lục căn mà không giữ được nghi tình, giữ cái niệm cũng được. Rồi tập lần lần đến chừng thiệt nghi tình giữ được thì cũng làm xong công việc vậy. Như Trương Quốc Anh, bác sĩ Thuận, cô Hằng Thiền, họ giữ được nghi tình thì cũng hoàn thành tác dụng của bộ óc; khỏi cần qua bộ óc nhưng làm xong công việc xài óc. Nếu công phu chưa đến mức đó, khi làm việc thì nghi tình phải tạm ngưng; chừng nào công phu đến mức thì nghi tình tự động khởi lên. Bộ óc không biết nhưng vẫn làm việc bình thường, lại nhanh hơn tốt hơn.

Hỏi:
Khi tham thoại đầu có niệm không hiểu thì chỉ giữ niệm không hiểu không biết hay ta giữ thêm niệm không biết nào đó nữa?
Đáp:
Cái không biết làm sao có hai! Một không biết đã đủ rồi. Hai không biết là biết, biết có hai là biết.

Hỏi:
Tham thoại đầu là cảm thấy không biết, mình tham tiếp hay tham câu thoại đầu rồi trả lời tiếp sau đó mình không biết?
Đáp:
Không cần trả lời. Tôi hỏi thử người ấy có tham đúng hay không? Thì người ấy mới trả lời. Nếu tự mình hỏi cảm thấy không biết, tức là trả lời không được. Có hỏi thì phải có đáp, đáp là trả lời; nhưng không biết làm sao trả lời, không biết thì trả lời không ra; thình lình trả lời ra là kiến tánh. Nói thình lình trả lời là không phải trả lời, phát hiện bản thể cùng khắp không gian thời gian. Đó là thay cho trả lời.

Nói dùng lục căn (nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn) để tham đều là dùng tịnh sắc căn, chứ không phải dùng phù trần căn. Như lỗ tai giống như lá cuống, đó là phù trần căn. Tịnh sắc căn là nhĩ thức, nhãn thức…
Hỏi:
Con bị đau cổ, người ta nói “cô sao không đi tụng kinh cầu an cho hết bệnh!” Con nghĩ rằng “nếu tụng kinh cầu an hết bệnh thì các Tăng Ni trong chùa thường tụng kinh đã hết bệnh rồi, hay những người giàu mời các Tăng Ni tụng kinh cũng hết bệnh”, con đến đây cùng các bạn tọa hương đi hương. Kính xin Sư Phụ khai thị?
Đáp:
Nếu tạo nhân gì thì phải chịu quả nấy, kinh Pháp Hoa nói “như thị nhân như thị quả”. Cầu an cho khỏi bệnh, mà ai cũng biết cầu an! Nhưng những người cầu an cho người ta cũng bệnh vậy. Bây giờ mình bệnh là do kiếp trước tạo nhân bệnh, nên phải chịu cái khổ của bệnh. Phật Thích Ca xuất gia cũng vì cái khổ sanh lão bệnh tử của con người cần phải giải quyết. Nếu cầu an được thì không cần xuất gia làm chi nữa, sự thật có cầu an được là phá hoại nhân quả; không có nhân quả nên mình không cần tin Phật, không cần tu.

Hỏi:
Kinh Dược Sư là phương tiện an ủi gieo tín tâm cho người ta trong lúc đó phải không?
Đáp:
Kinh Dược Sư là kinh bất liễu nghĩa, trong đó cũng có pháp tu để cầu sanh cõi Đông Phương. Đời nhà Minh ở Trung Quốc có người hoằng dương Dược Sư Tịnh Độ. Ngài Thái Hư nói “người hiện tại đời thế kỷ hai mươi phần nhiều thích hợp Tịnh độ Dược Sư, không thích hợp Tịnh độ A Di Đà. Bởi vì người nào cũng sợ chết, mà ham kiếp sau làm phú quý; nên Tịnh độ Dược Sư mới thích hợp, Tịnh độ A Di Đà không thích hợp. Do người hoằng dương Tịnh độ Dược Sư rất ít, thành ra Tịnh độ A Di Đà thịnh hành. 

Nhưng người ta hoằng không đúng tông chỉ Tịnh độ A Di Đà, không bằng hoằng Dược Sư Tịnh Độ; để kiếp này hưởng ngũ dục của thế gian, kiếp sau đầu thai cũng hưởng phú quý nữa, rồi từ từ sanh đến Tịnh độ Đông Phương. Có người hoằng dương 3 thứ Tịnh độ: Tịnh độ A Di Đà, Tịnh độ Đâu Suất, Tịnh độ Dược Sư. Người ta không biết, chỉ biết Tịnh độ A Di Đà, lại không biết cách tu của Tịnh độ A Di Đà, cho nên tạo ra nhiều nạn nhân chịu oan. 


TVHS
Hoà Thượng Thích Duy Lực Gỉai Đáp 

TT. Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
Phần 2
Hỏi:
Pháp môn Tổ sư thiền chỉ cần một câu thoại đầu, hỏi lên khởi tâm không biết liên tục sẽ kiến tánh. Nhưng người chưa biết đạo Phật, con thiết nghĩ rất cần đọc kinh sách cho hiểu để có lòng tin tự tâm. Kính xin Thầy khai thị?
Đáp:
Cơ bản tham Tổ sư thiền là tin tự tâm và phát nghi tình. Đối với những người chưa tin tự tâm phải cần coi kinh sách để tăng cường lòng tin tự tâm. Cho nên, tôi hoằng Tổ sư thiền cũng dịch kinh viết sách, để cho những người chưa đủ lòng tin tự tâm được tin, thì họ thực hành mới mau đạt đến kiến tánh. Mặc dù, Phật Thích Ca truyền pháp môn ‘từ nghi đến ngộ’ này là bất lập văn tự, nghĩa là tự tánh khỏi cần qua văn tự, không phải phế bỏ phương tiện văn tự.

Nếu phế bỏ văn tự tại sao Phật có đủ thứ kinh điển để làm gì? Mà chư Tổ có ngữ lục, ngài Tăng Xán có Tín Tâm Minh, Lục Tổ có Pháp Bảo Đàn Kinh, làm sao bỏ văn tự! Chỉ là không chấp vào văn tự. Lợi dụng văn tự để cho mình hiểu Phật tánh vốn lìa văn tự. Tất cả kinh sách đều là phương tiện, tất cả lời nói của chư Phật chư Tổ đều là phương tiện.

Mình biết là phương tiện, không nên chấp vào chỗ đó. Khi đã tin tự tâm thì những thứ ấy không cần nữa, nhưng không phải phế bỏ; mình không cần mà người khác cũng còn cần, vô lượng vô biên chúng sanh vẫn còn cần; đâu phải mình không cần mà người khác không cần! Phật thuyết pháp 49 năm dù nói không có nói một chữ, nhưng kinh sách lưu hành trên thế gian mênh mông, xem suốt đời không thể hết. Vì vậy nói không cần kinh sách là không đúng.

Hỏi:
Theo chư tôn đức hoằng pháp môn Tịnh độ chỉ cần niệm Phật đến nhứt tâm bất loạn, khi lâm chung đức Phật A Di Đà rước về cõi Tây Phương Cực Lạc; thậm chí không cần niệm đến nhứt tâm bất loạn, chỉ cần niệm được 10 câu, như Trương Thiện Hòa làm nghề mổ trâu nhờ niệm được 10 câu cũng về được Tây Phương Cực Lạc. Vậy pháp môn quá dễ dàng, giống như chiếc thuyền buông xuôi theo giòng nước; mà lại theo pháp môn lạ lùng là pháp môn Tổ sư thiền, không biết bỏ cái dễ lấy cái khó, uổng phí một kiếp tu hành không?
Đáp:
Phật nói ra 48.000 pháp môn làm phương tiện, mỗi pháp đều có tông chỉ riêng, người tu pháp môn nào phải đúng theo tông chỉ của pháp môn đó. Pháp môn Tịnh độ có muôn muôn ngàn ngàn, có Tịnh độ A Di Đà, có Tịnh độ Đâu Suất, có Tịnh độ Dược Sư, 3 Tịnh độ này người Trung Quốc có hoằng dương. Nếu theo đúng tông chỉ Tịnh độ thì lâm chung một niệm cũng được vãng sanh, khỏi cần phải 10 niệm.

Nếu không đúng tông chỉ dù có được nhứt tâm bất loạn cũng không được vãng sanh, chỉ có thể đầu thai cõi người cõi trời chứ không được vãng sanh. Bởi vì không đúng với tông chỉ Tịnh độ đó thì không được vãng sanh Tịnh độ đó. Như mình muốn đến mục đích ấy phải đi đúng con đường ấy mới tới, nếu mình đi sai đường làm sao tới được! Mặc dù có phát nguyện đến chỗ ấy, nhưng lại đi lầm đường thì đi đến nơi khác, không đi lại nơi ấy.

Người ta chỉ biết Tịnh độ dễ, mà những cái khó lại bỏ đi. Chư Tổ Tịnh độ dạy cách thực hành mà những cái khó bỏ, những cái dễ lại kể. Không có cái khó làm sao có cái dễ? Cái khó thực hành được thì cái dễ mới nói là dễ. Vậy là đi sai đường làm sao đến nơi! Cho nên, muốn thành tựu pháp môn của mình tu thì phải đi đúng pháp môn đó, không đi đúng mà nói dễ thì không phải. Nói được mấy niệm khi lâm chung được vãng sanh, vậy ai chứng tỏ?
Năm 1974, tôi đi Bangkok gặp sư Tích Lan nói “Tích Lan là nước Phật giáo, làm quan phải là Phật giáo đồ”, đại sứ Tích Lan thấy tu sĩ rất kính trọng, họ không biết có Phật A Di Đà, huống là cách thực hành đến cõi Tây Phương Cực Lạc! Người ta nói 10 câu, chỉ lấy 1 câu còn 9 câu bỏ cho là dễ. Nếu 10 câu lấy hết để thực hành không phải dễ. Nói theo Phật tánh không có cái nào dễ cũng không có cái nào khó. Vì không có tương đối nên không có khó dễ, cái khó dễ do mình dùng bộ óc phân biệt.

Thiền tông phải nhờ tha lực và tự lực, Tịnh độ cũng vậy. Nếu chỉ nhờ tha lực mà được thì không có nhân quả, nên mình khỏi tu cũng được. Vậy không có nhân quả làm sao có Phật pháp? Cho nên, bất cứ pháp môn nào đều phải nhờ tự lực và tha lực.

Nhà khoa học, triết học ở thế gian cũng phải có nhân quả, nhân duyên mới được thành tựu; huống là pháp xuất thế gian khỏi cần nhân, mà chỉ cần duyên là được! Phật pháp nói nhân duyên, có nhân phải có trợ duyên, cái nhân là phải tự làm, tự mình gieo nhân gì thì được quả nấy; không gieo nhân mà cầu Phật cho mình cái quả làm sao được? Rồi cho dễ là vô lý.

Hỏi: 

Chúng con không biết chương trình đả thiền thất ở Việt Nam và Trung Hoa. Xin Thầy nói rõ cách đả thiền thất hai nơi?
Đáp:
Đả thiền thất ở Trung Hoa, ngài Lai Quả giải thích rất kỹ từ thất thứ nhất đến thất thứ mười, từ cạn vào sâu. Đả thiền thất rất nghiêm khắc, giống như đi thi cử, trước kia đã học sẵn, vô thiền thất là phải thi đậu (kiến tánh).

Tôi hoằng thiền ở Việt Nam thì khác, là vô trong thi trường mới tập học biết chữ, chứ không phải đã học sẵn đến thi. Đó là phải theo phương tiện ấy, vì Tổ sư thiền đã bị thất truyền từ nhà Lê cách nay đã hơn 200 năm. Tôi là người đầu tiên khôi phục hoằng dương lại. Người ta không biết đường lối thực hành và không tin pháp môn này. Cho nên, tôi mở đả thiền thất là dạy cho người ta tập thực hành tham Tổ sư thiền, chứ không phải người thực hành sẵn mà vào thiền thất để tu kiến tánh. Hôm nay chúng ta đả thiền thất cũng là tập tham thiền.

Hỏi:
Kính xin Sư Phụ nói rõ cái khó của tông Tịnh độ?
Đáp:
Cái khó của pháp môn Tịnh độ là phát đại nguyện và thực hành đại nguyện của mình phát. Trong kinh A Di Đà nhấn mạnh phát đại nguyện, nói đến ba bốn lần; đã phát nguyện là đã vãng sanh, nay phát nguyện là nay vãng sanh, vị lai phát nguyện là vị lai vãng sanh. Bởi vì quyết định vãng sanh hay không vãng sanh là do cái nguyện, nhưng cái nguyện gồm có đại nguyện và tiểu nguyện.

Nếu nguyện chỉ cầu cho mình được vãng sanh thì không hợp với nhân quả, vì sanh Tịnh độ thì không đi đầu thai, ở đó tu đến thành Phật. Không đi đầu thai thì không trả cái quả, nếu cầu một mình vãng sanh thì phải thiếu nợ của mọi người. Nợ thịt nợ mạng khỏi trả sao? Theo nhân quả phải đi đầu thai trả trước. Cho nên, tiểu nguyện không hợp nhân quả thì không được vãng sanh.

Phải phát đại nguyện. Làm sao phát đại nguyện? Mặc dù, mình không có tiền trả, nhưng mình ký ngân phiếu hẹn sau này thành Phật trả. Mình làm việc gì đều vì tất cả chúng sanh (cái nghĩa hồi hướng), muốn độ hết tất cả chúng sanh, tức là tôi và tất cả chúng sanh cùng nhau vãng sanh. Nếu người nào chưa vãng sanh, tôi thành Phật trở lại độ những người ấy. Bởi vì sanh Tịnh độ không còn chết, ở đó tu đến ngày thành Phật.

Khi đã phát đại nguyện, tức là đã ký ngân phiếu này; nhưng trương mục của mình ở trong ngân hàng không có tiền, hay tiền không đủ trả cho người ta. Mỗi ngày mình phải làm công đức gì đều hồi hướng cho chúng sanh, như nạp tiền vô ngân hàng để chủ nợ cầm ngân phiếu đến ngân hàng lấy.

Nếu mình không thực hành đại nguyện của mình phát, làm sao được vãng sanh! Tức là mình không có nạp tiền vô ngân hàng. Đến khi người ta cầm ngân phiếu vô ngân hàng lấy không được, thì ngân phiếu này là giả nên phải bị tội. Bởi vì, nguyện suông nguyện giả, mình chỉ tâm nghĩ, miệng nói nhưng không có làm. Cái khó phát đại nguyện và thực hành đại nguyện của mình phát.

Nếu thực hành đại nguyện của mình phát thì phải coi chúng sanh bình đẳng, mình và chúng sanh không khác. Người đối với người, mình cũng chưa bình đẳng; huống là đối với tất cả loài vật! Nếu không bình đẳng là nguyện suông nguyện giả thì không thể vãng sanh. Nếu không thực hành đại nguyện của mình phát thì phải đi đầu thai để trả nợ.

Hỏi:
Con nghe nói “tâm tịnh Phật độ tịnh”. Vãng sanh về Tịnh độ, vậy Tịnh độ ở đâu?
Đáp:
Sự thật, Phật nói pháp môn Tịnh độ là bất đắc dĩ để độ những chúng sanh quá chấp thật, nên nói có cõi Tịnh độ, đặc biệt có Tịnh độ này Tịnh độ kia. Nếu mình tin tự tâm thì Tịnh độ không ở ngoài tâm, vì tâm cùng khắp không gian thì ngoài không gian đâu có không gian để lập cõi Tịnh độ! Tịnh độ ở trong tâm, cho nên Kinh nói “ngoài tâm không có Phật”. Người Tịnh độ cũng biết: “chúng sanh, tâm và Phật đều không sai biệt”. Nhưng bệnh chấp của người Tịnh độ quá nặng, thành ra có cái nói đúng, có cái nói sai, rất mâu thuẫn.

Nói tóm lại, mình muốn tu pháp môn nào phải đúng theo tông chỉ của pháp môn đó, chứ đừng nói pháp môn này dễ, pháp môn kia khó. Tu đúng thì cái khó cũng thành dễ, mà tu không đúng thì dễ cũng thành khó. Bởi vì dễ mà không được thành tựu là khó rồi.

Hỏi:
Tại sao ngài Ấn Quang cho người tu Tịnh độ chỉ đọc 3 cuốn kinh: Quán Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Thọ và A Di Đà?
Đáp:
Tổ Tịnh độ muốn người tu Tịnh độ được thành tựu vãng sanh, nhưng người tu Tịnh độ không nghe lời Tổ Tịnh độ, tự cho mình thực hành đúng hơn Tổ Tịnh độ, vậy làm sao được vãng sanh? Mình tu Tịnh độ phải theo lời dạy của tổ Tịnh độ, rồi nói cái khác cho Tịnh độ là dễ, việc này rất khó nói. Trước kia tôi hoằng Tịnh độ mười mấy năm cảm thấy rất khó, nên sau này tôi chuyển sang Tổ sư thiền.

Hỏi:
Đa số chúng con hiểu pháp môn Tịnh độ như thế này: “hành và nguyện” thì mình nguyện về cõi Tây Phương Cực Lạc, rồi cái hành là niệm danh hiệu Phật A Di Đà, niệm riết. Đó là phát đại nguyện. Kính xin Thầy khai thị?
Đáp:
Tín, nguyện, hành mà tôi đã giảng nhiều lần là 3 thứ tin, 2 thứ nguyện và 2 thứ hành. Cách niệm Phật: Tổ 13 là ngài Ấn Quang dạy ghi nhớ niệm Phật. Quyết định được vãng sanh hay không được vãng sanh là do cái nguyện. Nếu cái nguyện không đúng thì niệm đến nhứt tâm bất loạn cũng không được vãng sanh, chỉ là được sanh cõi người hay sanh cõi trời.

Tịnh độ A Di Đà có 3 cấp: Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Trì danh niệm Phật. Thật tướng niệm Phật thì Tịnh độ trong tâm, khỏi cần đi vãng sanh, tâm tịnh là Phật độ tịnh. Việc ấy, người Tịnh độ biết hay không biết, nhưng chỉ dạy người ta những điều dễ, mà không dạy các điều khó. Đó là làm hại cho người ta.

Hỏi:
Nhân Sư Phụ nói dạy điều dễ mà không dạy điều khó, trong kinh Lăng Nghiêm nói cách niệm Phật của Đại Thế Chí dường như rất khó hơn cách niệm Phật của ngài Ấn Quang. Kính xin Sư Phụ chỉ cho cách niệm Phật của Đại Thế Chí như thế nào?
Đáp:
“Thâu nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục” nghĩa là nhiếp được lục căn thì trong sạch liên tục. Vậy làm sao nhiếp lục căn? Mắt nhìn sắc không phân biệt xấu đẹp là nhiếp được nhãn căn, tai nghe tiếng không phân biệt khen chê thì nhiếp được nhĩ căn, lưỡi ăn thức ăn không phân biệt ngon dỡ là nhiếp được thiệt căn… Nếu nhiếp không được thì niệm không trong sạch là không phải tịnh niệm. Tịnh niệm không được chắc chắn không được vãng sanh. Cái khó mà người ta không biết tới, chỉ là nói những cái dễ. Nhưng cái dễ mà vô lý như “niệm Phật một câu bao nhiêu tội ác đều tiêu hết”. Vậy người ta làm ác đâu có sao?
Hỏi:
Niệm Phật như con nhớ mẹ là sao?
Đáp:
Niệm Phật như con nhớ mẹ, như mẹ nhớ con; nhưng cái niệm đó phải trong sạch. Nếu niệm Phật như con nhớ mẹ mà không trong sạch cũng không được, nên cần phải nhiếp cả lục căn liên tục trong sạch thì tâm niệm đó mới được, dùng tâm niệm đó niệm Phật. Nhiếp được lục căn thì không còn vọng tưởng, vì không nhiếp được lục căn nên có vọng tưởng. Niệm mà còn vọng tưởng thì cái niệm ấy không trong sạch.

Hỏi:
Cách nhiếp lục căn của Đại Thế Chí giống như tham thiền, nhưng khác là không có cái nghi. Vậy có đúng không?
Đáp:
Phải rồi. Cách nhiếp khó hơn, ngài Ấn Quang nhiếp bằng ghi nhớ niệm Phật, tập trung ở trong cái nhớ đó.

Hỏi:
Thế nào là Tam bảo?
Đáp:
Tam bảo là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.

Phật là giác ngộ, tức giác ngộ biết được chính mình, tự làm chủ thì đạt đến tự do tự tại. Cho nên, Phật muốn tất cả chúng sanh đều được giác ngộ đạt đến tự do tự tại, dứt hết thảy khổ gọi là Phật bảo.

Muốn đạt đến giác ngộ phải có phương pháp, tôi dạy phương pháp tham thiền đưa mình đến giác ngộ, đạt đến tự do tự tại, dứt hết tất cả khổ, đó gọi là Pháp bảo.

Tăng tiếng Ấn Độ gọi là Tăng già, dịch nghĩa hòa hợp chúng; theo quy định nhà Phật là 4 vị tu sĩ Phật giáo trở lên hợp lại thành Tăng. Tại sao Tăng cũng là bảo? Bởi vì, nếu không có Tăng bảo từ đời từ đời trực tiếp giáo hóa chúng sanh, dù có Phật bảo và Pháp bảo ở thế gian cũng không có Phật pháp. Cho nên, Phật pháp mới thường trụ ở thế gian, chúng sanh được giải thoát tất cả khổ, đạt đến tự do tự tại.

Quy Tam bảo có hai thứ: Thường trụ Tam bảo và Tự tánh Tam bảo.

Bây giờ quy y là quy y Thường trụ Tam bảo. Thường trụ Tam bảo là gì? Tượng Phật thay mặt cho Phật bảo, vì Phật Thích Ca đã nhập diệt. Pháp bảo là tất cả kinh điển thay mặt cho Pháp bảo. Chúng tôi là tu sĩ Phật giáo thay mặt cho Tăng bảo. Phải có mục tiêu để cho người thế gian thấy thường trụ tại thế gian, nên gọi là Thường trụ Tam bảo.

Nhờ sự giáo của Thường trụ Tam bảo ngộ nhập Tự tánh Tam bảo. Tự tâm của mọi người đều đủ Tam bảo.

Hỏi:
Có 3 trường hợp: 1- Thấy bông cúc màu vàng biết nó vàng. 2- Tâm khởi ý thức thấy bông cúc vàng đẹp là biết đẹp thế thôi. 3- Tâm biết bông cúc vàng đẹp ưa thích ham muốn. Ba trường hợp trên, trường hợp nào tâm không bị vọng động? 

Đáp:
Theo pháp thiền trực tiếp của Phật Thích Ca đích thân truyền thì 3 trường hợp này đều nghịch với Tổ sư thiền. Tại sao? Tổ sư thiền là muốn bộ óc không biết, không biết nhiều chừng nào tốt chừng nấy, còn cái này thì muốn biết; muốn biết là tác dụng của bộ óc, còn ý của Phật Thích Ca cho cái biết của bộ óc không đúng với thực tế, có giới hạn, không bằng cái biết của Phật tánh.

Cái biết bộ óc là tướng bệnh, cái biết của Phật tánh là tướng mạnh. Ý của Phật Thích Ca muốn quét sạch tướng bệnh để tướng mạnh hiện lên. Nếu còn giữ tướng bệnh thì tướng mạnh ẩn trong tướng bệnh, không thể hiện ra. Tại sao? Vì tướng mạnh và tướng  bệnh cũng mặt mũi này, không phải mặt mũi khác. Tướng bệnh là xanh vàng ốm yếu, tướng mạnh hồng hào. Khi mình đang xanh vàng ốm yếu thì hồng hào làm sao hiện ra? Cần phải trị hết bệnh và không còn xanh vàng ốm yếu thì hồng hào của tướng mạnh hiện ra. Nhờ cái không biết của bộ óc quét sạch tất cả cái biết của bộ óc; ban đầu quét tìm hiểu biết, tiếp theo quét ghi nhớ biết, rồi quét luôn tùy duyên biết.

Thế nào gọi là tùy duyên biết? Tùy duyên là không cần tìm hiểu cũng biết, như ngồi không tìm hiểu cũng biết ngồi, đi không tìm hiểu cũng biết đi, mặc áo ăn cơm không cần tìm hiểu cũng biết mặc áo ăn cơm… những cái này gọi là tùy duyên biết. Sau cùng tùy duyên biết quét sạch luôn, lúc đó sắp kiến tánh là đến thoại đầu.

Thoại đầu là trước khi chưa muốn nói một lời nói, nếu muốn nói mà miệng chưa nói ra là thoại vỉ; thoại đầu (vô thỉ vô minh) là một niệm chưa sanh khởi, một niệm sanh khởi là nhứt niệm vô minh. Thiền tông muốn phá tan vô thỉ vô minh, gọi là kiến tánh. Nếu kéo dài cho bộ óc biết hoài là tướng bệnh kéo dài thì tướng mạnh không hiện ra. Vì vậy pháp này khác, không những khác 3 trường hợp đó, mà khác hơn tất cả thiền, luôn các thứ thiền của Phật dạy trong kinh.

Hỏi:
Người sống không biết đạo Phật, chưa từng nghe kinh kệ và không thích; lúc chết, người nhà mời thầy tu đến cầu siêu, phóng sanh… Vậy người chết có cảm ứng kinh kệ, phóng sanh và được phước đức không? 

Đáp:
Phật dạy mình phải tin nhân quả, nhân nào quả nấy, kinh Pháp Hoa nói “như thị nhân như thị quả”; gieo nhân thiện thì được phước quả, gieo nhân ác thì chịu khổ quả. Nếu tụng kinh được phước thì làm ác cũng không sao, vậy nghịch với nhân quả. Tụng kinh là cách tu của Giáo môn, Giáo môn ngày xưa tùy duyên khởi quán, đọc đến chỗ nào quán theo duyên đó, gọi là tu, chứ không phải tụng suông. Bây giờ người ta tụng suông, không quán theo kinh.

Bởi vì cái nhân là do mình tạo, muốn sửa đổi nhân quả cũng được; nhưng phải tự mình sửa đổi, chứ người khác không thể sửa đổi cho mình, nếu người khác sửa đổi giùm mình thì bây giờ hết chúng sanh. Tại sao? Vì Phật Thích Ca rất từ bi, nếu Phật Thích Ca làm được thì đâu còn chúng sanh; có hằng hà sa số chư Phật thì bây giờ cũng không còn chúng sanh, vì Phật nào cũng có đại từ đại bi. Vậy tin Phật phải tin nhân quả thì tạo nhân lành mới được phước quả. Nếu không có nhân quả thì Phật pháp không có, không cần lập chùa.

Phật nói “nhứt thiết duy tâm tạo” thì nhân quả là tâm mình tạo. Làm sao sửa lại nhân quả? Những người vượt biên trên biển chết rất nhiều, mà những người đó đều có tiền. Có tiền thường không bị chết đói, nhưng tạo cái nhân chết đói; cho nên có tiền vẫn bị chết đói, vì nhân quả không trừ với nhau được. Làm thiện được phát tài nên có tiền đi vượt biên, làm ác tạo cái nhân chết đói nên vượt biên có tiền cũng bị chết đói.

Thành Phật là siêu việt số lượng, thí dụ người không tu thì tâm lực 1 độ, tu đến thành Phật thì tâm lực 1 triệu độ. Kiếp trước mình tạo cho người ta chết đói là tâm lực 1 độ, kiếp này không có tu, tâm lực cũng 1 độ, cho nên có tiền phải chịu quả chết đói. Nếu bây giờ biết tu thì tâm lực từ 1 độ lên đến 10 độ, tuy tâm lực 10 độ mới làm nhưng cái nhân mạnh nên cái quả đến trước, còn tâm lực 1 độ là cái nhân yếu nên cái quả đến sau. Tại sao? Như thiếu nợ, chủ nợ có thế lực mạnh phải trả trước; chủ nợ có thế lực yếu thì trả sau.

Tâm lực của 1.000 A la hán cảm ứng đến tâm bà Thanh Đề được sửa lại, bà thoát khỏi cảnh ngạ quỷ, tâm bà Thanh Đề sửa mới được, có nhân sẽ có quả. Nếu tâm bà Thanh Đề không sửa, Phật cũng không cứu được. Chính tâm mình tạo thì tự mình sửa, chứ không phải người khác sửa giùm. Nếu người khác sửa giùm được thì Phật Thích Ca và chư Bồ tát sửa giùm thì mình không cần tu.

Hỏi:
Trong khi tọa thiền chế ngự không cho suy nghĩ để tâm tỉnh lặng trống rỗng, nhưng thấy Phật Thích Ca ngồi thiền 49 ngày tìm ra đạo; như vậy suy nghĩ của Ngài lúc đó rất nhiều, đối với pháp thiền này có khác nhau như thế nào?
Đáp:
Tổ sư thiền do đức Phật Thích Ca đích thân truyền là không cho bộ óc suy nghĩ, không cho bộ óc tìm hiểu. Vì cái biết của bộ óc là tướng bệnh, cho nên Bát Nhã Tâm Kinh nói ban đầu là vô ngũ uẩn, tiếp theo là vô lục căn. Sự hiểu biết của lục căn, Phật dùng chữ vô quét sạch. Lục căn, lục trần, lục thức cho đến Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên của Phật dạy cũng quét luôn. Phàm do bộ óc nhận biết được không phải chân thật, chỉ tạm thời. Tại sao? Vì bộ óc sau khi chết đem thiêu thành tro, đi chôn thành đất. Bộ óc biến thành đất thì những cái bộ óc biết được cũng biến thành đất.

Phật tánh vĩnh viễn không biến đổi, vô thỉ vô chung, không sanh không diệt nên có tên là Niết bàn. Vì không sanh nên Phật nói không có sự bắt đầu. Nếu có sanh thì có bắt đầu nên có cuối cùng, người chứng quả là chứng pháp vô sanh gọi là chứng vô sanh pháp nhẫn. Tịnh độ cũng nói là “hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”.

Tại sao nói không có bắt đầu? Vì tất cả vũ trụ vạn vật đều không thành lập nghĩa bắt đầu. Truy cứu con gà có trước trứng gà được không? Không được. Vì không có trứng gà thì không ấp ra con gà. Trứng gà có trước con gà được không? Không được. Vì không có con gà thì không sanh ra trứng gà. Con gà và trứng gà đều không bắt đầu, cho nên gọi là nghĩa vô sanh, vũ trụ vạn vật cũng đều như thế.

Trung Quán luận nói sanh tử không có bắt đầu. Các vị tin sanh là bắt đầu, ngài Long Thọ nói sanh bắt đầu là không đúng. Ngài nói “nếu sanh bắt đầu được thì khỏi cần tử có sanh, nếu khỏi cần tử có sanh thì sanh lìa tử độc lập, sanh rồi khỏi tử nữa”. Nhưng sự thật bất cứ động vật thực vật sanh rồi phải tử, không có cái nào sanh mà không tử! Luôn cả Phật Thích cũng vậy, sanh rồi phải tử.

Sự thật chứng tỏ sanh bắt đầu không được, sanh bắt đầu là vô lý; sanh phải dính líu với tử, không thể độc lập; như con gà và trứng gà không thể lìa nhau. Con gà làm nhân cho trứng gà, trứng gà cũng làm nhân cho con gà, gọi là nhân duyên. Sanh làm nhân cho tử, tử cũng làm nhân cho sanh; sanh tử làm nhân với nhau, nên có sự luân hồi. Tất cả đều không có bắt đầu, Phật nói trắng ra là vô thỉ, tức cái nghĩa vô sanh.

Tổ sư thiền cần cái không biết, không biết nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Bởi vì không biết nhiều là đại nghi, đại nghi sẽ được đại ngộ. Nhà khoa học cũng do nghi được ngộ, nhưng nhà khoa học do đi nghiên cứu tìm hiểu, nên gọi là hồ nghi; hồ nghi chỉ phát minh việc thế gian, có giá trị thế gian; họ không phát minh chính tâm mình, nên không làm chủ được tâm mình, không được tự do tự tại, không giải thoát tất cả khổ.

Tham thiền là chánh nghi, không cho bộ óc tìm hiểu mới ngộ và làm chủ được chính mình, nên được tự do tự tại, giải thoát tất cả khổ vĩnh viễn, không phải chỉ kiếp này, cũng không phải kiếp sau, cũng không phải muôn ngàn kiếp sau. Bởi vì thành Phật không trở lại làm chúng sanh.

Hỏi:
Thế nào là Tổ sư thiền?
Đáp:
Tổ sư thiền là từ trong hội Linh Thứu Sơn, đức Phật đưa cành hoa lên trước đại chúng, hơn 1 triệu người ngơ ngác không biết, chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười, đức Phật ấn chứng cho ngài Ca Diếp ngộ đạo. Từ đó ngài Ca Diếp làm sơ tổ, rồi truyền cho A Nan làm nhị tổ, A Nan truyền cho Thương Na Hòa Tu làm tam tổ. Từ Tổ từ Tổ truyền xuống Bồ Đề Đạt Ma làm Tổ thứ 28 ở Ấn Độ, Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc truyền cho Huệ Khả, Huệ Khả truyền cho Tăng Xán, Tăng Xán truyền cho Đạo Tín, Đạo Tín truyền cho Hoằng Nhẫn, Hoàng Nhẫn truyền cho Huệ Năng, cho đến đời tôi là thứ 89.

Nhưng tôi chưa phải là Tổ sư, vì tôi chưa kiến tánh. Tôi chỉ biết đường lối thực hành đúng theo tông chỉ của Tổ sư thiền rồi tôi mới truyền lại cho quý vị. Nếu thực hành đúng sẽ được kiến tánh, như ngài Lai Quả kiến tánh, mà thầy của ngài Lai Quả chưa kiến tánh; ngài Hư Vân kiến tánh, nhưng thầy của ngài Hư Vân chưa kiến tánh. Thầy dạy phương pháp tu cho trò, trò có thể kiến tánh trước thầy. Trong lịch sử Thiền tông có đệ tử kiến tánh trước, thầy đảnh lễ trò để làm thầy, thầy trở lại làm trò. Nếu quý vị kiến tánh trước tôi thì tôi đảnh lễ quý vị làm thầy. Đó là chuyện thường.

Hỏi:
Làm thế nào phát nghi tình để chấm dứt cái biết của bộ óc?
Đáp:
Trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền có đề ra 5 câu thoại đầu, câu thoại đầu rất nhiều kể không hết. Câu thứ nhất: khi chưa có trời đất ta là cái gì? Như có trời có đất thì chúng ta ngồi đây, khi chưa có trời đất ta là cái gì?
Không cho bộ óc suy nghĩ, không cho bộ óc tìm hiểu, khi tôi vừa hỏi dứt thì ông trả lời ngay, nếu trả lời chậm là muốn tìm câu trả lời cho tôi là không đúng. Tôi hỏi ông: khi chưa có trời đất ông là cái gì? Không biết. Vậy là đúng, tức tham thiền được rồi. Tham thiền chỉ cần không biết, ngày đêm giữ cái không biết và hỏi câu thoại đầu để kích thích niệm không biết. Tham thiền khởi lên không biết rất dễ, việc thế gian muốn biết rất khó; còn không biết ai cũng làm được, cho nên con nít 6, 7 tuổi và bà già 6, 7 chục tuổi đều tham thiền được.

Hiện nay có đứa bé 3 tuổi tham thiền, bảo nó tham thiền đi. Nó liền hỏi “ta là cái gì?” Nó mới 3 tuổi vẫn tham thiền được vậy! Vì chỉ cần không biết. Ngày đêm đi đứng ngồi nằm, mặc áo ăn cơm, đi cầu ngủ nghỉ, làm việc…cứ hỏi như vậy thôi. Có hỏi thì phải có đáp, nhưng không hiểu thì đáp không ra, tức lắm phải hỏi nữa, hỏi đến chừng nào đáp ra là kiến tánh. Đáp ra không phải đáp ra đáp án, đáp ra là phát hiện bản thể cùng khắp không gian thời gian. Cái dụng cũng cùng khắp không gian thời gian. Chính phát hiện đó là cái đáp án, tức trả lời câu hỏi, nên gọi là kiến tánh siêu việt số lượng.

Tất cả do bộ óc nhận biết đều nằm trong số lượng, mặc dù những cái không thấy, không còn vật chất, không còn thời gian nhưng vẫn còn số lượng, còn số lượng thì bộ óc nhận biết được. Nói về thời gian, một ngày 24 tiếng, 1 tiếng chia làm 60 phút, 1 phút chia làm 60 giây, 1 giây nhà Phật chia làm 60 sát na. Tôi chia 1 sát na làm 60 A, 1 A chia làm 60 B, 1 B chia làm 60 C. Tôi nói chưa dứt thì đã qua bao nhiêu C thời gian rồi, nếu chia nữa vẫn còn số lượng mà bộ óc nhận biết được, nên gọi là pháp hữu vi.

Phật tánh không có hình tượng và cũng không có số lượng, thành ra bộ óc không thể nhận biết được. Bộ óc không nhận biết nên không thể diễn tả để cho quý vị biết… Vì vậy, Phật Thích Ca nói “tôi thuyết pháp 49 năm mà chưa từng nói một chữ”, “không có pháp để thuyết mới là thuyết pháp”, “ai nói Phật có thuyết pháp, người ấy phỉ báng Phật”, vì nói không được.

Nếu như Phật Thích Ca nói được nhưng chúng sanh không nhận biết. Bởi lời nói của thế gian là do bộ óc lập ra. Nên truyền pháp môn Tổ sư thiền không qua lời nói, vì lời nói không thể nói được. Vậy nói bất lập văn tự, chứ không phải phế bỏ văn tự. 

Hỏi:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã.

Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như lai”.

Kính xin Thầy khai thị?
Đáp:
Bài kệ này trong kinh Kim Cang diễn tả dùng lục căn không thể được, trong này nói “nếu dùng sắc thấy ta (Phật tánh), dùng âm thanh cầu ta”; sắc là thuộc lục trần, thanh cũng thuộc lục trần. Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”, là phủ nhận lục trần, làm sao còn lấy lục trần để thấy Phật tánh! Nếu làm như vậy không đúng, nên nói là người ấy hành tà đạo. Làm đúng mới được kiến tánh, làm không đúng làm sao kiến tánh? Dùng bộ óc để nhận biết Phật tánh không thể được, cho nên nói là chẳng thể thấy Như lai.

Bởi vậy, Phật truyền pháp môn Tổ sư thiền không qua bộ óc, lại chấm dứt tất cả biết của bộ óc, cuối cùng không biết của bộ óc (nghi tình) bùng vỡ thì không biết cũng tan rã, lúc đó biết và không biết đều sạch hết thì cái biết của Phật tánh (chánh biến tri) hiện lên cùng khắp không gian thời gian.

Hỏi:
Nghi tình có phải trong “Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến” không?
Đáp:
Nghi tình là không biết của bộ óc, nhưng khác hơn không biết của ngủ mê, không biết của chết giấc, không biết của bệnh tâm thần. Nhờ câu thoại đầu khởi lên không biết đụng với tánh ham biết của bộ óc mới tự thành nghi tình. Tham, sân, si, mạn, nghi khác xa với nghi tình.

Hỏi:
Con tin Phật không còn nghiệp quả, vậy trong đời của Phật có những lần đau bệnh, có phải Phật muốn cho chúng sanh biết ở đời đã mang thân người đều phải qua 4 giai đoạn sanh, lão, bệnh, tử không?
Đáp:
Phải rồi! Phật thị hiện có sanh phải có tử, có sanh tử thì có bệnh có già, như tôi bây cũng già rồi, không biết ngày nào sẽ chết. Sanh với chết làm nhân với nhau, không lìa nhau được. Bây giờ mình chưa chết phải giải quyết vấn đề chết, nên nói “sanh tử là việc lớn”. Người đời không giải quyết sanh tử chính mình, lại muốn phát tài, có thế lực mạnh. Nhưng thế lực mạnh hay có nhiều tiền sau khi chết không còn. Thấy người ta chết không biết sợ, đến chừng mình gần chết mới biết sợ.

Như bác sĩ nói mình bệnh ung thư 3 tháng sau chết, lúc đó rất sợ, ăn ngủ không yên. Sự thật, người nào cũng mang bệnh ung thư. Tại sao? Vì có sanh đợi ngày chết, như bệnh ung thư là đợi ngày chết vậy. Mình đâu biết mình ngày nào chết, có khi người bệnh ung thư chưa chết; mà mình lại chết trước. Có người hôm nay thấy gặp, ngày mai bị đụng xe chết. Cho nên trước khi chết, mình phải giải quyết vấn đề chết; đừng để gần chết rồi sợ, vậy đâu kịp! Phật Thích Ca truyền pháp môn Tổ sư thiền muốn dạy mình giải quyết trước khi chết, nếu đợi đến lúc lâm chung làm sao giải quyết?
Hỏi:
Như lai nói “nhứt thiết hiền thánh giai dĩ vô vi pháp đẳng hữu sai biệt”. Kính xin Thiền sư giải thích?
Đáp:
Pháp vô vi là quả cùng tột, tức là Phật tánh; vì không có số lượng, không có hình tướng, gọi là pháp vô vi. Tu là phát hiện Phật tánh không có hình tướng, không có số lượng. Nhưng trên đường tu có nhiều giai cấp (Giáo môn), theo Giáo môn đi tới quả Phật (Diệu giác) có 52 cấp. Thập tín có 10 cấp, Thập trụ có 10 cấp, Thập hạnh có 10 cấp, Thập hồi hướng có 10 cấp, Thập địa có 10 cấp, tổng cộng là 50 cấp thêm Đẳng giác và Diệu giác là 52 cấp. Có 52 cấp sai biệt, đến cùng tột không còn sai biệt. Nên có câu “vì có pháp vô vi nên có sai biệt”.

Hỏi:
Năm thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) chuyển Thành sở tác trí, ý thức chuyển Diệu quan sát trí. Vậy khi khởi nghi tình, ý thức không suy nghĩ có trái nghịch Diệu quan sát trí không?
Đáp:
Tại sao gọi là Diệu? Tức là không qua suy nghĩ mới gọi là Diệu, chữ Diệu trong kinh là bất khả tư nghì (không thể suy nghĩ). Hai chữ Bát Nhã là không qua bộ óc suy nghĩ mà làm qua, đó là trí huệ Phật tánh, không phải là trí huệ bộ óc. 

Trí huệ bộ óc phải thông qua suy nghĩ mới dùng ra được. Trí huệ Phật tánh không dịch ra trí huệ, mà dịch nguyên âm là Bát nhã, vì không phải trí huệ của thế gian; trí huệ của thế gian là dùng bộ óc suy nghĩ để làm được.

Hỏi:
Quỷ thần thuộc loài nào trong sáu loài?
Đáp:
Cõi trời cao nhất trong sáu loài (lục đạo), hạng nhì là cõi người, hạng ba là a tu la, hạng tư là súc sanh, hạng năm là quỷ, hạng sáu là địa ngục. Thần là làm quan ở đạo quỷ, như người làm quan ở cõi người cũng là người, bất quá thế lực lớn hơn người thường, khi nào miễn chức giống như người thường.

Người ta cho rằng người chết biến thành quỷ là sai lầm, do tạo nghiệp quỷ nên phải đầu thai quỷ. Nếu người chết đều biến thành quỷ làm sao có lục đạo luân hồi? Tạo nghiệp nào thì sanh ở cõi đó. Ai có phước đầu thai trong đạo quỷ gọi là thần, cho nên thường nói là quỷ thần. Đáng lẽ quỷ thần là cấp thứ năm, con người hạng nhì; quỷ thần lạy con người mới phải, trái lại con người lạy quỷ thần! Quỷ thần theo nghiệp hiện ra một chút thần thông.

Hỏi:
Một người đang hiểu biết chích một mũi thuốc bị bất tỉnh không biết gì hết, vậy cái biết người đó ở đâu?
Đáp:
Người ấy chết giấc hôn mê thì không biết cũng là tác dụng của bộ óc. Người tham thiền mượn không biết của bộ óc để chấm dứt hết tìm hiểu biết, ghi nhớ biết, tùy duyên biết của bộ óc là đến thoại đầu. Nhưng vẫn còn cái không biết (nghi tình), đến chừng nghi tình bùng vỡ, cái không biết tan rã, không còn tác dụng của bộ óc. Người bị chích thuốc mê còn không biết của bộ óc, khi kích thích lên một niệm gọi là nhất niệm vô minh.

Hỏi:
Tham thiền có học thêm kiến thức không?
Đáp:
Nếu học thêm là học ở ngoài, không tin tự tâm; bởi vì học là phải biết, tham thiền cần không biết, không cho biết. Học là muốn biết là nghịch với nghi tình, chướng ngại công phu của mình tham thiền. Tin tự tâm cùng khắp không gian thời gian, không gian không có ngoài. 

Trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền điều thứ nhất phá ngã chấp là “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”. Không cho đắc, không cho cầu là muốn người ta tin tự tâm cùng khắp không gian. Muốn đắc là đắc ở ngoài, ngoài còn không có thì mình đắc cái gì? Ngoài còn không có lấy cái gì để cầu? Tức là không có cái ở ngoài để cho mình đắc mình cầu, chứ không phải có đắc có cầu mà tôi không cho.

Như trong Pháp Hoa nói “có hạt châu như ý trong áo mà không biết, cho mình nghèo khổ đi ăn xin khắp nơi, đến chừng người ta chỉ trong áo có hạt châu thì giàu sang liền”. Tin Phật tánh mình sẵn có đầy đủ thì đâu tạo nghiệp phải chịu luân hồi sanh tử trong lục đạo.

Hỏi:
Thế nào gọi là Phật pháp?
Đáp:
Người ta hường hiểu lầm Phật là một thần linh, chữ Phật là tiếng Ấn Độ dịch nghĩa là giác ngộ, nên gọi Phật pháp là pháp giác ngộ để đưa tất cả chúng sanh đến chỗ giác ngộ. Tại sao cần phải giác ngộ? Nếu không giác ngộ thì không được đến chỗ tự do tự tại, giải thoát tất cả khổ. Như mình ở trong nhắm mắt chiêm bao phải chịu cái khổ trong chiêm bao, nếu mình ở trong chiêm bao thức tỉnh là giác ngộ thì tất cả khổ trong chiêm bao tự nhiên được giải thoát.

Lục tổ Huệ Năng nói trong Pháp Bảo Đàn “Phật pháp là pháp bất nhị, thiền định giải thoát chẳng phải Phật pháp”. Tại sao nói thiền định giải thoát chẳng phải Phật pháp? Vì có thiền định phải có tán loạn để đối đãi, có giải thoát phải có trói buộc để đối đãi. Phàm có đối đãi đều ở trong phạm vi tương đối là tác dụng của bộ não, cái nào qua bộ não đều có tương đối. Có tương đối thì có lợi và có hại, thường thường cái hại nhiều hơn cái lợi.

Chánh pháp của Phật pháp muốn mình từ cửa tương đối bước vào cửa tuyệt đối, tức là muốn mọi chúng sanh hưởng hạnh phúc chung, mà không có sự biến đổi tai họa, không có phiền não, không có khổ. Như chiếc bè đưa mình từ bờ sông bên này phiền não đến bờ sông bên kia hết phiền não. Tác dụng của Phật pháp là như thế.

Thế nào là khoa học? Khoa học là dùng bộ não đi tìm hiểu nghiên cứu phải ở trong tương đối thì có lợi và có hại. Cho nên, Phật Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp để đưa mình từ cửa tương đối đến cửa tuyệt đối.

Hỏi:
Khoa học mỗi ngày tiến bộ đến một ngày nào thì bị sụp đổ, như nền văn minh trong quá khứ, lúc đến cực thịnh rồi suy tàn biến mất. Kính xin Thầy khai thị?
Đáp:
Định luật theo nhà Phật có thành, trụ, hoại, không. Bây giờ là thời kỳ đang trụ, qua thời trụ từ từ hoại, hoại rồi mất. Khoa học cũng ở trong vũ trụ này, vũ trụ biến mất thì các thứ trong vũ trụ cũng mất luôn. Nhà khoa học biết quả đất này sẽ bị tiêu diệt.

Hỏi:
Giáo môn cũng phải đi từ nghi tới ngộ, vậy cái nghi của Giáo môn ra sao?
Đáp:
Giáo môn ở Trung Quốc có 4  tông: Thiên thai, Hiền thủ, Tam luận, Duy thức. Những người tu chỉ quán là tu pháp thiền của tông Thiên thai. Chỉ quán của  tông Thiên thai gồm có tam chỉ tam quán. Tam chỉ là Hệ duyên chỉ, Tùy duyên chỉ, Thể chơn chỉ. Tam quán là Giả quán, Không quán, Trung quán. Ban đầu quán tất cả pháp đều là giả, nhưng quán riết thấy giả không phải thật giả thì quán không, quán không chẳng phải thật không, rồi quán trung, mà trung không có chỗ trung thì phát nghi gọi là Thể chơn chỉ; tức là thể cứu chỗ chân thật, chỗ chân thật không thể biết được.

Biết được là cái giả, cái không, cái trung; nhưng những cái đó đều không phải, tự động phát nghi, nên gọi là Thể chơn chỉ. Đó thuộc về Giáo môn, tức là qua Hệ duyên chỉ (hệ là cột tâm ở dưới đan điền, duyên như con khỉ nhảy qua lại, rồi đem cột một chỗ), sau rồi Tùy duyên chỉ cũng như Giả quán, coi cái này cái kia không phải thật thì tâm không bị dính mắc, được ngưng tâm phan duyên. Đến Thể chơn chỉ là tự nhiên phát nghi.

Nhưng Thiền tông bước đầu đã phát nghi, nhờ câu thoại đầu khởi lên nghi tình; còn Giáo môn cuối cùng mới phát nghi, do nghi đến ngộ là chứng quả. Người tu Tịnh độ được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc chuyển qua tham thiền phát nghi được ngộ. Bởi vì tất cả ngộ đều phải do nghi, chữ Phật là nghĩa giác ngộ, muốn giác ngộ phải nghi. Nghi là nhân, ngộ là quả; có nhân phải có quả, tất cả pháp môn nào và nhà khoa học đều cũng vậy.

Như Newton thấy trái bôm từ trên cây rớt xuống đất, ông phát nghi “tại sao trái bôm từ trên cây không rơi lên trời, mà rớt xuống đất?” Ông phát minh được hấp dẫn lực của vạn hữu. Nhưng nhà khoa học dùng bộ óc đi tìm hiểu, nghiên cứu vẫn còn ở trong tương đối, ông chỉ phát minh pháp thế gian, không phát minh chính mình thì không làm chủ cho mình, nên không được tự do tự tại và không giải thoát tất cả khổ.

Nghi tình của Phật pháp là nhờ hỏi câu thoại đầu khởi lên không biết của bộ óc chấm dứt cái biết của bộ óc, để cái biết Phật tánh hiện lên cùng khắp không gian thời gian, không còn chỗ nào mà không biết, không lúc mà không biết. Như cái biết của bộ óc không cùng khắp thời gian thì ngủ mê không biết, chết giấc không biết, chết rồi không biết. Cái biết của Phật tánh thì ngủ mê vẫn biết, chết giấc vẫn biết, chết rồi vẫn biết. Nếu chết rồi không biết thì có gián đoạn, không cùng khắp thời gian, không phải cái biết của Phật tánh.

Hỏi: 

Đạo Phật có giải thoát hết cả loài người không? Đạo Phật có thể làm cho toàn thể thế giới này hết sự khổ đau không?
Đáp:
Phật pháp là muốn cho mình giác ngộ, khi giác ngộ thì tự mình chứng tỏ hiện tượng thế giới này, tất cả đều do tâm mình tạo ra; chúng sanh do tâm mình tạo đều độ hết; tức là dùng tự tánh Phật độ tự tánh chúng sanh. Đây trong Pháp Bảo Đàn có giải thích. Bây giờ do bộ óc nhận thức mình cho tất cả đều là thật, đối với Phật pháp chỉ là chiêm bao. Tất cả chúng sanh, vũ trụ đều ở trong chiêm bao. Theo Duy thức học có hai thứ chiêm bao: nhắm mắt chiêm bao và mở mắt chiêm bao.

Ban đêm ngủ chiêm bao, thấy thân chiêm bao tiếp xúc thế giới chiêm bao, tiếp xúc cái tách, cái bình… đều có thật; tiếp xúc nóng lạnh biết lạnh nóng, thân chiêm bao bị người ta đánh biết đau. Giả sử trong chiêm bao có thiện tri thức thuyết pháp rất hay, giải thích cái tách, cái bình đều không thật, luôn cả thân không thật; mà thân chiêm bao không thể tin. Tại sao? Vì tiếp xúc cái nào cũng thấy thật, sao nói không thật! Sao nói thân tôi không thật mà người ta đánh tôi biết đau? Khi thức tỉnh khỏi cần thiện tri thức nói, tự mình chứng tỏ những thật chất ở đâu? Luôn cả thân chiêm bao không tìm ra. Đó là nhắm mắt chiêm bao, người nào cũng có kinh nghiệm.

Tôi đang giảng và các vị đang nghe là mở mắt chiêm bao, tiếp xúc cái gì cũng thấy có thật. Bát Nhã Tâm Kinh nói “ngũ uẩn, lục căn, lục trần, lục thức, Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, Trí huệ Bồ tát, Niết bàn đều không thật”. Nếu theo pháp môn thiền trực tiếp do Phật đích thân truyền mà thực hành sẽ đến chỗ giác ngộ. Lúc giác ngộ là ở trong chiêm bao thức tỉnh thì tự mình chứng tỏ, gọi là chứng ngộ. Như nhắm mắt chiêm bao thức tỉnh vậy, chứng tỏ những cái mình tiếp xúc được là không thật. Nếu chứng tỏ tất cả đều ở trong chiêm bao thì tất cả chúng sanh đều được độ.

Kinh Kim Cang nói “độ tất cả chúng sanh, nhưng không thấy một chúng sanh nào được độ”, tức tự tâm Phật độ tự tâm chúng sanh. Người nào chưa ngộ phải chịu sanh tử luân hồi, là từ chiêm bao này qua chiêm bao khác không ngừng. Nếu người đã ngộ thì không còn trở lại trong chiêm bao. Nhắm mắt chiêm bao ngủ đã tự thức, có thể đêm sau chiêm bao lại; mở mắt chiêm bao không bao giờ tự thức, phải tham thiền đến giác ngộ mới thức tỉnh. Thành Phật không trở lại làm chúng sanh.

Hỏi:
Thượng tọa nói “Phật nghĩa là giác ngộ, Phật pháp đưa con người đến chỗ giác ngộ, Phật tánh (giác tánh) của mỗi người đều giống”. Vậy làm thế nào thấy được giác tánh đó?
Đáp:
Phật Thích Ca nói “tôi thuyết pháp 49 năm, nhưng chưa từng nói một chữ”. Tại sao? Vì Phật thuyết trong kinh điển đều phải qua văn tự lời nói, qua văn tự lời nói đều là tác dụng của bộ óc, không phải là giác tánh (giác ngộ). Qua bộ óc suy nghĩ là không phải giác ngộ, giác ngộ không qua bộ óc suy nghĩ. Cho nên, cuối cùng Phật truyền pháp thiền trực tiếp là Tổ sư thiền.

Tại sao gọi là Tổ sư thiền? Phật truyền cho Ma Ha Ca Diếp làm sơ tổ, Ma Ha Ca Diếp truyền cho A Nan là nhị tổ, A Nan truyền cho Thương Na Hòa Tu làm tam tổ; từ Tổ từ Tổ truyền xuống Bồ Đề Ma là Tổ thứ 28. Bồ Đề Đạt Ma qua Trung Quốc làm sơ tổ, rồi truyền cho Huệ Khả làm nhị tổ, Huệ Khả truyền cho Tăng Xán làm tam tổ, Tăng Xán truyền cho Đạo Tín làm tứ tổ, Đạo Tín truyền cho Hoằng Nhẫn làm ngũ tổ, Hoằng Nhẫn truyền cho Huệ Năng làm lục tổ.

Đến Lục Tổ là người không biết chữ, mà danh tiếng cùng khắp. Bởi vì nơi tự tâm sẵn có, không phải do học; những gì qua bộ óc học không bằng Lục Tổ tự ngộ. Muốn phát hiện giác tánh của mình phải tham Tổ sư thiền. Ngày xưa chư Tổ dùng các cơ xảo cho người tham thiền mau được chứng ngộ.

Các chùa Việt Nam phần nhiều thuộc dòng Lâm Tế, nhưng không biết thiền Lâm Tế, ngài Lâm Tế trước kia ở trong hội Hoàng Bá, thầy truyền pháp là Hoàng Bá, ở trong hội 3 năm không có học hỏi gì. Thủ tọa Mộc Châu là người kiến tánh triệt để, biết Lâm Tế là một pháp khí, sau này sẽ thành tựu lớn, nên bình thường đối với Lâm Tế rất tốt. Một hôm, gặp Lâm Tế hỏi: Đến đây ở bao lâu rồi?
Lâm Tế đáp: được 3 năm.

Mộc Châu hỏi: có hỏi Phật pháp với Hòa thượng Hoàng Bá không?
Lâm Tế đáp: không.

Mộc Châu hỏi: tại sao không đi hỏi?
Lâm Tế đáp: không biết hỏi cái gì.

Mộc Châu nói: hỏi “thế nào đại ý của Phật pháp?”
Lâm Tế đến hỏi Hoàng Bá: thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu hỏi vừa dứt thì bị đánh đập đuổi ra, lúc đó đã phát khởi nghi tình, đang tham thiền nhưng tự mình không biết, cứ nghi “tại sao hỏi Phật pháp đâu có lỗi gì mà bị đánh đập đuổi ra?” Đó là cơ xảo của Tổ sư Thiền  tông.

Hôm sau đi gặp Mộc Châu, Mộc Châu hỏi: có đi hỏi không?
Lâm Tế đáp: có.

Mộc Châu hỏi: thế nào?
Lâm Tế đáp: khi câu hỏi vừa dứt bị đánh đập đuổi ra, không biết lỗi chỗ nào?
Mộc Châu nói: hãy đi hỏi nữa đi.

Lâm Tế nói: đã hỏi bị đánh đập đuổi ra, còn hỏi gì nữa!
Mộc Châu nói: kỳ này khác, hãy đi hỏi nữa đi.

Lâm Tế đến hỏi Hoàng Bá: thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu hỏi vừa dứt bị đánh đập đuổi ra.

Hôm sau gặp Mộc Châu, Mộc Châu hỏi: như thế nào?
Lâm Tế đáp: cũng như kỳ trước, bị đánh đập đuổi ra.

Mộc Châu nói: hãy đi hỏi lần nữa!
Lâm Tế nói: thôi thôi, hỏi hai lần bị đánh đập đuổi ra còn hỏi gì nữa!
Mộc Châu nói: làm việc gì cũng phải 3 lần, hãy đi hỏi lần nữa đi.

Kỳ này, Lâm Tế ráng đến hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu hỏi vừa dứt thì bị đánh đập mạnh đuổi ra, Lâm Tế liền đi gặp Mộc Châu, nói: Tôi không muốn ở đây nữa (lúc đó nghi tình muốn bùng vỡ mà tự mình không biết).

Mộc Châu nói: muốn đi hãy đến từ giả Hòa thượng.

Lâm Tế đến từ giả Hoàng Bá, Hoàng Bá hỏi: muốn đi đâu?
Lâm Tế đáp: chưa biết.

Hoàng Bá nói: bây giờ khỏi cần đi chỗ khác, đi lại chỗ Thiền sư Đại Ngu ở Cao An Thăng sẽ có lợi ích.

Lâm Tế không biết cơ xảo của thầy, nên muốn bỏ đi chỗ khác, đến Cao An Thăng gặp Đại Ngu. Đại Ngu hỏi: từ đâu đến?
Lâm Tế đáp: từ Hoàng Bá đến.

Đại Ngu hỏi: Hoàng Bá có dạy bảo gì không?
Lâm Tế đáp: 3 lần hỏi Phật pháp, 3 lần bị đánh đập, không biết  lỗi ở chỗ nào?
Đại Ngu nói: Hoàng Bá từ bi đối với ông như vậy, mà còn hỏi lỗi ở chỗ nào!
Lúc ấy Lâm Tế nghe ngộ liền triệt để.

Bởi vì nghi tình đến mức, được Đại Ngu nói trắng ra thì ngộ liền. Lập tức trở lại Hoàng Bá. Hoàng Bá hỏi: sao trở về mau vậy? Có đi Đại Ngu không?
Lâm Tế đáp: có.

Hoàng Bá hỏi: Đại Ngu nói thế nào?
Lâm Tế kể chuyện gặp Đại Ngu. Hoàng Bá nói: Đại Ngu sao nhiều chuyện quá, sau này gặp sẽ cho bạt tai.

Lâm Tế nói: khỏi cần sau này, bây giờ cho liền. Lâm Tế liền đánh một bạt tai Hoàng Bá.

Hoàng Bá cười lên.

Tại sao đánh bạt tai Hoàng Bá mà Hoàng Bá lại cười? Vì Hoàng Bá biết Lâm Tế đã ngộ và có một pháp tử được nối huệ mạng của Phật, cho nên thấy vui mà cười. Cơ xảo của Tổ trong Thiền tông rất nhiều, kể trong Truyền Đăng Lục có 1.700 công án.

Hỏi:
Tánh giác toàn thể ai ai cũng có, nhưng chúng con vẫn mơ hồ chưa rõ. Tánh giác là cái gì, làm sao biết mình có tánh giác?
Đáp:
Tánh giác là giác ngộ, khi giác ngộ mới biết; chưa giác ngộ có đoán mò cũng là bộ óc, cái biết của bộ óc không thể biết cái biết của giác tánh. Tại sao? Vì cái biết của bộ óc không cùng khắp, nên không đúng sự thật, theo Phật pháp là cái biết bệnh; cái biết của giác tánh cùng khắp không gian thời gian là tướng mạnh.

Tham thiền là muốn hiện ra tướng mạnh, nếu còn tướng bệnh thì tướng mạnh không hiện ra. Tại sao? Vì tướng bệnh là xanh vàng ốm yếu, tướng mạnh là hồng hào; khi còn xanh vàng ốm yếu thì tướng hồng hào làm sao hiện ra? Phải hết xanh vàng ốm yếu thì hồng hào hiện ra. Cho nên, dùng tướng bệnh không thể đi tìm tướng mạnh, càng tìm càng xa. Vì tướng bệnh còn thì tướng mạnh không có dịp hiện ra.

Pháp thiền trực tiếp của Phật Thích Ca truyền là muốn đóng bít tác dụng của bộ óc, tức là cho tướng bệnh sạch hết rồi tướng mạnh tự hiện ra. Lúc tướng mạnh hiện ra là thấy tánh thành Phật (thấy được giác tánh) cùng khắp không gian thời gian. Bây giờ mình chưa giác ngộ thì không thể hiểu được, nếu chỉ theo lời Phật để hiểu là sai lầm. Tại sao?
Phật trong kinh có thí dụ: Người mù bẩm sinh (chưa ngộ) không thấy mặt trời hỏi người mắt sáng (ngộ rồi). Người mắt sáng diễn tả mặt trời tròn với nóng, người mắt sáng nói đúng nhưng người mù cho tròn với nóng là sai. Vì tròn với nóng đâu phải mặt trời.

Tôi quen biết với ông Trương, quý vị không gặp ông Trương nên không biết mặt mũi ông Trương ra sao. Tôi diễn tả hình dáng của ông Trương rất kỹ, nhưng các vị gặp ông Trương ngoài đường cũng không biết. Khi nào gặp ông Trương, tôi giới thiệu trước mặt cho các vị thì sau này các vị gặp ông Trương liền biết. Vì qua lời nói là không đúng sự thật.

Nếu nói giác tánh như thế nào cho mình biết thì mình khỏi tu, khỏi cần ngộ. Do nói không được, nói là không phải; nói là qua văn tự lời nói, nên Phật nói trong kinh đều không phải. Vì vậy, Phật nói “tôi thuyết pháp 49 năm, nhưng chưa từng nói một chữ”. Mục đích Phật muốn tất cả chúng sanh trị hết bệnh mù, tự mình đích thân thấy. Mặc dù, Phật đã ngộ nói cho người mù biết cũng không thể được.

Hỏi:
Có phải chân tâm là tánh giác không?
Đáp:
Phải! Chân tâm là tánh giác, tức là bản tâm chân thật của mỗi chúng sanh. Tại sao gọi là tánh giác? Vì có tánh giác ngộ, giác ngộ là tự mình tự thấy tự biết; cho nên gọi là tánh giác.

Hỏi:
Phật pháp là pháp bất nhị, con không hiểu rõ pháp bất nhị là pháp gì? Có phải pháp bất nhị là pháp không hai, nếu là không hai thì còn một. Vậy Phật pháp là pháp một, vì có một nên có hai để đối đãi, như thế nghĩa là sao? 

Đáp:
Bất nhị là không có tương đối, không phải một; nếu kiến lập một thì có hai có ba, cho đến muôn ngàn. Nhị là tương đối, không có tương đối thì không có đồng và khác. Tại sao? Nếu có đồng phải có cái này đồng với cái kia, có hai mới đồng được; rồi nói khác phải có hai, cái này khác với cái kia. Bất nhị không có tương đối, không có tương đối thì không có đồng, không có khác. Nói một tức là đồng, không được. Số 1 là con số đầu tiên, có 1 có 2 có 3 có con số muôn ngàn.

Chân tâm của mình là siêu việt số lượng, cùng khắp không gian thời gian; cùng khắp không gian thì không có số lượng. Tại sao? Vì ngoài không gian không còn không gian nữa, không có hai không gian; không gian không có biên giới, siêu việt số lượng không thể nói là một, không thể nói là nhiều. Chính bản thân số lượng không thể nói con số nào lớn nhất hay nhỏ nhất. Vì số lượng không có bản thể nên không có cái gì để tính toán để có số lượng. Giác tánh không có hình thể, là thể tinh thần cùng khắp không gian thời gian.

Như ánh sáng của đèn, những người học khoa học biết ánh sáng cùng khắp không gian; ánh sáng có hình tướng, mình thấy nhưng cùng khắp không gian mà không có số lượng; huống là giác tánh mình thấy không được. Ánh sáng của đèn có đèn lớn đèn nhỏ, đủ thứ đèn phát ra ánh sáng cùng khắp không gian, không thể chỉ ra ánh sáng nào thuộc cây đèn lớn, ánh sáng nào thuộc cây đèn nhỏ; không thể phân biệt được, vì ánh sáng cùng khắp, siêu việt số lượng, nên không thể chỉ.

Giác tánh của mình cũng vậy, vì muốn dùng lời nói của thế gian để nói; cho nên chỉ nói là bất nhị, không có tương đối chứ không phải là một.

Hỏi:
Các vị Tổ sư ngày xưa chỉ thẳng vào tâm thấy tánh thành Phật, như ngài Đạt Ma chỉ bày pháp an tâm, ngài Huệ Năng chỉ luận kiến tánh khế hiệp ngộ ý là xong, chứ đâu có tham thoại đầu như ngày nay. Vậy thưa Thiền sư tham thoại đầu bắt đầu vào thời kỳ nào? Và Tổ sư thứ mấy đặt ra và vì sao mà đặt ra?
Đáp:
Trước đời nhà Tống có cuốn Truyền Đăng Lục ghi lịch sử Thiền tông chưa ra đời thì không có tham công án tham thoại đầu, tất cả Tổ sư đều dùng cơ xảo, như vừa rồi tôi kể ngài Lâm Tế hỏi pháp bị đánh đập đuổi ra là cơ xảo của Tổ sư.

Thiền sư Sùng Tín làm thị giả cho Đạo Ngộ được 3 năm, mà thầy không dạy bảo, không khai thị gì hết. Lúc đó Sùng Tín bắt đầu nghi “tôi xuất gia là muốn cầu giải thoát, thầy không dạy gì làm sao giải thoát?” Đã khởi lên nghi tình mà tự mình không biết, cứ nghi trong bụng hoài, nghi tức là tham thiền. Đó là cơ xảo của thầy mà Sùng Tín không biết, nghi tình quá mạnh muốn bùng vỡ, lại từ giả thầy, nói “bây giờ con muốn đi chỗ khác học Phật pháp”.

Đạo Ngộ hỏi: sao vậy?
Sùng Tín nói: con ở đây 3 năm, nhưng thầy không dạy bảo gì làm sao được giải thoát?
Đạo Ngộ nói: ngày nào tôi cũng khai thị, tại sao nói không khai thị?
Sùng Tín nói: Thầy khai thị gì đâu?
Đạo Ngộ nói: ngươi bới cơm thì tôi ăn, rót trà thì tôi uống, đảnh lễ tôi gật đầu, chỗ nào không khai thị!
Sùng Tín nghe liền ngộ.

Đó là cơ xảo của thầy, vì thầy chỉ làm cho trò phát nghi tình; không dạy bảo, không khai thị cũng là cơ xảo của Tổ sư. Lúc đó không cần tham công án tham thoại đầu, tham công án tham thoại đầu là bất đắc dĩ. Tại sao? Bởi do cuốn đầu tiên là Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, tức lịch sử Thiền tông được ghi từ thời vua Cảnh Đức đời nhà Tống. Đáng lẽ Tổ sư khai thị không cho học trò ghi, nhưng nhiều người ham tri kiến ghi lén, sau này tập trung lại tất cả cơ xảo của Tổ sư ghi trong đó. Những người tham thiền đọc biết cơ xảo, Tổ sư có đánh đập, chửi mắng… cách mấy cũng không phát lên nghi tình.

Nếu không nhờ câu thoại đầu phát lên nghi tình thì không thể đến ngộ, nhờ câu thoại đầu là biết mình tham thiền rồi, muốn đạt đến chỗ chân tham rất khó. Ngài Lai Quả nói “vô tham mới là chân tham”, vô tham không phải là không có tham, là mình đang tham mà mình không biết mình tham. Cơ xảo của Tổ làm cho mình tham nhưng không biết mình tham.

Như ngài Sùng Tín và ngài Lâm Tế đang tham nhưng không biết mình tham, cho nên bước đầu tiên là đến chân tham. Bây giờ dạy tham công án tham thoại đầu đã biết mình tham, muốn đạt chỗ chân tham phải qua năm mười năm mới có thể được. Cho nên đời sau người tham thiền kiến tánh rất ít.

Lục Tổ có 43 người kiến tánh, Mã Tổ có 139 người kiến tánh; lúc ấy Trung Quốc phần nhiều là Tòng lâm có người kiến tánh rất nhiều. Còn dùng cơ xảo, Thiền tông có chia làm 5 phái (Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng, Vân Môn). Sau này cơ xảo dùng không được thì 5 phái hợp lại thành một, tông phái nào cũng tham thoại đầu, tham công án. Nhờ công án thoại đầu phát khởi nghi tình, rồi từ nghi đến ngộ. Phật Thích Ca truyền pháp môn này là từ nghi đến ngộ.



TVHS
Tác giả : Thích Duy Lực
Giải đề :
* Diệu là bất khả tư nghì.

* Pháp là phương tiện để đạt đến giác ngộ cuối cùng.

* Liên Hoa (Hoa sen) dụ cho Diệu pháp sanh nơi đất sình ô uế mà chẳng nhiễm, mùi thơm càng xa càng dịu dàng.

* Kinh là xuyên thấu cổ kim.

Diệu Pháp Liên Hoa là một đại pháp bất khả tư nghì, độ cho chúng sanh ở cõi ta bà ác trược được không nhiễm, cũng như tự tánh chìm nơi ác thế đã lâu mà được hiện ra thanh khiết như hoa sen. Vì Diệu Pháp chẳng thể suy lường, người đọc khó hiểu, hiểu mà khó tin, tin mà khó hành, hành mà khó chứng. Cho nên nhiều người y văn giải nghĩa đuổi theo lời nói mà chẳng hiểu ý Phật, lại mê lầm hiểu theo mê tín, nghịch với ý chỉ trong kinh.

Tác dụng của Phật pháp là muốn chúng sanh đều được thành Phật để giải thoát cái khổ sanh tử, tự giác giác tha. Muốn đạt đến mục đích này thì phải thực hành đúng theo phương tiện của Phật dạy trong kinh, nhưng người đời nay có một số cho đọc tụng là trì kinh, một số thì chỉ nghiên cứu Phật học để thêm kiến giải mà không chú trọng sự thực hành thành ra mất hết tác dụng của Phật pháp.

Trích lục yếu chỉ kinh này là muốn giải quyết những cái khó kể trên một phần nào, khiến cho người đọc ở chỗ cao sâu mà nắm được căn bản, ở chỗ quảng đại mênh mông mà tìm được trung tâm, để thực hành đúng theo lời Phật dạy cho đến cứu kính thành Phật.

PHẨM TỰA Thứ Nhất.

"Phật phóng hào quang chiếu soi" là một triệu chứng tốt đẹp để báo cho biết Phật sẽ giảng đại pháp hy hữu xưa nay chưa từng có. Ý muốn tất cả chúng sanh đều biết kính trọng pháp. Do trọng pháp mới có đủ lòng tin, đủ lòng tin rồi mới quyết chí thực hành theo, để đạt đến giác ngộ cuối cùng, vĩnh viễn tự do tự tại.

Dù như vậy mà trong hội này vẫn có một số tứ chúng năm ngàn người, vì chưa đủ lòng tin, nên nghe Phật sẽ giảng đại pháp mà lại bỏ đi. Phật cho đó là những kẻ kém phước, tăng thượng mạn.

PHẨM PHƯƠNG TIỆN Thứ Hai.

Theo căn bản của Phật pháp chỉ có một Phật thừa, nhưng theo phương tiện thì giảng ra vô lượng vô biên để thích ứng với căn cơ và trình độ của mọi chúng sanh.

* Chúng sanh nào nghe được pháp này thì sẽ thành Phật.

* Chúng sanh do nghe pháp (đọc tụng cũng như nghe pháp) mà tín giải là khai Phật tri kiến.

* Do tín giải mà thọ trì (y theo chánh pháp thực hành) là thị Phật tri kiến.

* Do thọ trì mà chứng đắc là ngộ Phật tri kiến.

* Do chứng đắc mà thành đạo gọi là nhập Phật tri kiến.

* Chẳng lập tất cả tri kiến gọi là Phật tri kiến.

Do một đại sự nhân duyên này (Nhất-Phật-Thừa) nên Phật thị hiện trên đời.

Nói một Phật thừa vì tự tánh bất nhị. Tất cả pháp vốn chẳng có tự tánh. Chủng tử Phật do nhân duyên sanh khởi. Pháp nào trụ theo ngôi pháp đó. Cũng như ngọn đèn mỗi giây mỗi khác; ngọn đèn giây thứ nhứt trụ theo ngôi pháp giây thứ nhất, ngọn đèn giây thứ nhì trụ theo ngôi pháp giây thứ nhì; pháp sanh trụ ngôi sanh, pháp diệt trụ ngôi diệt, v.v...Tướng thế gian luôn luôn thường trụ như thế.

Muốn thấu suốt nghĩa "thế gian tướng thường trụ" thì phải chứng ngộ tự tánh mới được.

PHẨM THÍ DỤ Thứ Ba.

Chúng sanh ba thừa ở trong nhà lửa tam giới, cũng như con nít ham chơi ngũ dục tài lợi, không sợ cái khổ sanh lão bệnh tử, không chịu ra nhà lửa để tránh khỏi chết thiêu. Phật phải dùng các phương tiện dối gạt (lời nói dối gạt là phương tiện để cứu độ chúng sanh nên không được coi là vọng ngữ) nói bên ngoài có đủ thứ đồ chơi, nào là xe dê, nào là xe nai, nào là xe bò. Hãy mau mau chạy ra mới được tùy ý lựa chọn món đồ chơi của mình ham thích.

Khi tất cả được ra ngoài yên ổn rồi, Phật cho đồng đều mỗi đứa một xe bò lớn (Đại thừa)vì thật ra chẳng có xe dê, xe nai.

Ở đây chỉ rõ dù lời Phật nói có ba thừa nhưng kỳ thực chỉ có nhứt Phật thừa mà thôi.

PHẨM TÍN GIẢI Thứ Tư.

Hàng Thinh Văn Duyên Giác, sau khi được nghe đại pháp chưa từng có và thấy Phật thọ ký Vô Thượng Bồ Đề cho Xá Lợi Phất mới biết trước kia được ít cho là đủ, tự cho đã được Niết Bàn, chẳng cầu tiến lên. Đối với đại thừa có vô lượng pháp tài để thành tựu cho chúng sanh mà tâm họ chẳng ham thích, cũng như cha là trưởng giả giàu sang mà con ruột lại bỏ đi ăn xin các nơi, cam chịu nghèo khổ. Dầu đã gặp cha ruột giàu sang nhưng không dám tin nhận, phải trải qua hai mươi năm lao nhọc hốt phẩn, mới phát hiện được tất cả tài sản kia thuộc về mình.

Kinh nói "cha cho" nhưng sự thật thì tự tánh vốn sẳn có.

"Cha" là dụ cho tự tánh Phật.

PHẨM DƯỢC THẢO DỤ Thứ Năm.

Pháp vương phá chấp ra đời, theo tâm ý chúng sanh mà tùy nghi thuyết pháp. Diệu pháp khó hiểu khó biết vì tự tánh vô hình vô thanh, lời nói chẳng thể diễn tả, ý thức chẳng thể suy lường. kẻ có trí nghe rồi thì được tin, được hiểu. Kẻ vô trí nghe rồi vẫn còn nghi ngờ, nhưng cũng được gieo trồng thiện căn.

Ví như mưa xuống khắp nơi, tất cả cây cối và dược thảo tùy theo căn tánh lãnh thọ thấm nhuần mà sanh trưởng.

Như Lai thuyết pháp cũng vậy, một tướng, một vị, gọi là tướng giải thoát, tướng lìa, tướng diệt. Chúng sanh y theo lời dạy tu hành, cứu kính sẽ được kiến tánh thành Phật.

PHẨM THỌ KÝ Thứ Sáu.

Ý của Phật ở phẩm này tỏ rõ rằng : tất cả đệ tử Phật, bất cứ thượng căn, trung căn, hạ căn chỉ cần đầy đủ lòng tin, thực hành theo đúng phương tiện của Phật dạy, cuối cùng tất cả đều sẽ được thọ ký thành Phật.

PHẨM HÓA THÀNH DỤ Thứ Bảy.

"Đại Thông Trí Thắng Phật (Bích Chi Phật)
Mười kiếp tọa đạo tràng"
thân tâm chẳng động là trụ nơi Niết Bàn tiểu thừa (hóa
thành) chưa đến cứu kính (bảo sở) nên: "Phật pháp chẳng hiện
tiền, chẳng đặng thành Phật đạo"
Sau này bỏ Niết Bàn tiểu thừa tiến lên đại thừa mới được thành Phật.

Mười sáu Vương Tử thành Phật ở mười phương thế giới để tỏ rõ "Phật Phật bất nhị". Chư Phật đều thuyết Kinh Pháp Hoa để tỏ rõ "Pháp pháp bất nhị".

Hàng Thinh Văn Duyên Giác ham pháp tiểu thừa, chẳng tin đại thừa, nên Phật trước lập phương tiện nói Niết Bàn tiểu thừa để tâm họ được tạm yên ổn, rồi sau mới dạy pháp Bồ Tát, để đi đến chỗ cứu kính.

Cũng như đạo sư (Phật) dẫn dắt chúng tiểu thừa đi tìm châu báu vì muốn thuận theo ý của đại chúng nên mới biến hóa thành lớn để tạm nghỉ, sau mới khuyên chúng bỏ nơi "hóa thành" tiến tới nữa, đến nơi "Bảo Sở" (quả Phật).

PHẨM NGŨ BÁ ĐỆ TỬ THỌ KÝ Thứ Tám.

THỌ HỌC VÔ HỌC NHƠN KÝ Thứ Chín.

Phẩm tám, phẩm chín cũng như phẩm sáu, thất chúng đệ tử cho đến Thiên Long Bát Bộ, kẻ hộ trì chánh pháp, chẳng kể thứ lớp tốt xấu, quả vị cao thấp, hữu học (thấp), vô học (cao), nếu được nghe một câu, một kệ của kinh này cho đến một niệm tùy hỷ đều được thọ ký thành Phật. Vì gieo chánh nhân thì sẽ được chánh quả.

PHẨM PHÁP SƯ THỨ MƯỜI.

Phẩm này dạy rằng phải tôn trọng, tán thán, cung kính, cúng dường pháp sư. Nhưng pháp sư thuyết pháp cần phải hiểu rõ ý Phật, như nói: "vào thất Như Lai" Là tâm đại bi, "mặt áo Như Lai" là tâm nhu hòa nhẫn nhục, "ngồi tòa Như Lai" là tất cả pháp KHÔNG (nghĩa là "có" "chẳng thực có", "không" "chẳng thực không", "chơn" "chẳng thực chơn", "vọng" "chẳng thật vọng", tất cả pháp đều chẳng thật gọi là tất cả pháp KHÔNG) rồi mới dùng tâm chẳng giãi đãi vì tứ chúng thuyết pháp. Nếu chẳng hiểu rõ ý Phật mà tự ý vọng thuyết thì sẽ bị cái tội cuồng vọng thuyết pháp.

(Kinh Lăng Nghiêm có nói bốn thứ tội địa ngục :
* Một là phá Phật luật nghi.

* Hai là phỉ báng Đại Thừa.

* Ba là cuồng vọng thuyết pháp.

* Bốn là hư tiêu tín thí).

PHẨM HIỆN BỬU THÁP Thứ Mười Một.

Bảo tháp từ dưới đất nổi lên. Bảo tháp dụ cho tự tánh. Đất dụ cho tâm địa. Đa Bảo dụ cho sức dụng của tự tánh vô lượng vô biên.

Phật thuyết kinh này, chúng sanh nào nghe theo lời tu hành thì sức dụng của tự tánh tự nhiên từ nơi tâm địa hiện ra. Nhưng muốn thấy sức dụng của tự tánh trước tiên cần phải chứng ngộ tự tánh bất nhị. Cũng như Phật nói: "Phải đợi khi mười phương phân thân Phật tựu tập lại rồi, Phật Đa Bảo mới chịu hiện ra cho thấy". Vậy thì vô lượng phân thân chỉ là một Phật Thích Ca là để thị hiện sự bất nhị của tự tánh mà thôi.

Đã được chứng ngộ thì vô biên diệu dụng tự hiện. Sự việc ba lần biến uế độ thành tịnh độ tức là tỏ bày diệu dụng của tự tánh.

Bởi vì tự tánh vô hình, vô thanh, lời nói chẳng thể diễn tả, ý thức chẳng thể suy lường, là một pháp rất khó hiểu, khó tin, nên kinh nói : tất cả việc rất khó đều không khó bằng thuyết pháp này.

PHẨM ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA Thứ Mười Hai.

Phẩm này chỉ rõ đại pháp khó gặp. Tiền thân Phật Thích Ca nhiều kiếp làm Quốc Vương, vì cầu đại pháp mà trải qua vô lượng khổ mới được gặp Thiện tri thức, nghe pháp, phụng trì cho đến thành Phật. Vì muốn phá trừ chấp trước của những kẻ chấp ngôn hại nghĩa, chấp thật thời gian và nghiệp chướng nên khai thị Long Nữ tám tuổi thành Phật, như vậy thì được biết chẳng phải do tu lâu và năm thứ chướng của người nữ cũng chẳng phải có nhứt định.

PHẨM KHUYÊN TRÌ Thứ Mười Ba.

Tất cả Đại Bồ Tát, A La Hán cho đến Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đã được thọ ký rồi đều phát lời thệ trước Phật rằng: "Sau khi Phật nhập diệt sẽ hộ trì kinh này dù cho bị chúng sanh tàn ác khinh bỉ, chửi mắng, cho đến dùng dao gậy đánh đập, đều cam tâm nhẫn chịu mà khuyên họ biên chép thọ trì đọc tụng, giải thích nghĩa kinh, theo pháp tu hành".

(Biên chép đọc tụng cũng như nghe Phật thuyết pháp, thọ trì tức là thực hành đúng như chánh pháp).

PHẨM AN LẠC HẠNH Thứ Mười Bốn.

Tư cách của người giảng kinh này (cũng như các Kinh Đại-Thừa liễu nghĩa khác) cần phải an trụ nơi bốn pháp An-Lạc-Hạnh :
* Đệ Nhất An-Lạc-Hạnh : An trụ nơi "Hành xứ" và "Thân cận xứ" của Bồ Tát. "Hành xứ" là phải nhu hòa nhẫn nhục tâm chẳng kinh sợ, quán các pháp như thực tướng (chẳng chấp thật), đối với các pháp đều vô-sở-hành, nghĩa là chẳng hành pháp năng sở, chẳng hành pháp phân biệt tương đối như nam nữ, hữu vô, v.v... chẳng hành pháp kiến văn giác tri, đối với các pháp đều vô-sở-đắc. "Thân cận xứ" là chẳng thân cận các quí tộc quan trưởng, các tà ma ngoại đạo, các kẻ dùng thế pháp lập ngôn viết sách, các kẻ ác đáp ác vấn, kẻ đùa giỡn hung dữ, kẻ thần bí biến hiện, kẻ chăn nuôi săn bắn giết hại. Những người kể trên hoặc khi có đến thì vì họ thuyết pháp mà chẳng có tâm hy vọng. Còn đối với người nữ thuyết pháp cần phải trang nghiêm chẳng sanh tưởng ái dục, thu nhiếp tâm ý, gọi là nơi "Thân cận xứ" đầu tiên.

Quán tất cả pháp KHÔNG, vô danh vô tướng, phi sanh phi diệt, vô lượng vô biên, vô ngại vô chướng, hiểu rõ pháp sanh diệt do nhân duyên điên đảo mà hiện, gọi là "Thân cận xứ" thứ nhì.

* Đệ nhị An-Lạc-Hạnh : chẳng khinh mạn pháp sư khác, chẳng nói thị phi tốt xấu hay dở của cá nhân, cũng chẳng chỉ tên khen ngợi, cũng không có tâm oán ghét; đối với kẻ nghe pháp chẳng nghịch ý họ, có người vấn nạn chẳng dùng pháp Tiểu thừa trả lời, chỉ dùng pháp Đại thừa giải thích để cho họ được Nhứt-Thiết Chủng-Trí.

* Đệ Tam An-Lạc-Hạnh : chớ khinh bỉ chửi mắng kẻ học Phật và tìm hay dở của họ, đối với tứ chúng cầu pháp Tam thừa chẳng nên làm phiền não họ, cũng chẳng nên hý luận các pháp mà sanh ra tranh luận. Đối với chúng sanh khởi đại-bi-tưởng; đối với Như Lai khởi từ-phụ-tưởng; đối với Bồ Tát khởi đại-sư-tưởng. Vì thuận theo pháp mà bình đẳng thuyết pháp chẳng nhiều chẳng ít, dù kẻ ưa pháp cũng chẳng nói nhiều.

* Đệ Tứ An-Lạc-Hạnh : đối với người tại gia, xuất gia, sanh đại từ tâm, đối với người chẳng phải Bồ Tát (ở ngoài Đại thừa) sanh đại bi tâm. Hãy nghĩ rằng họ bị tổn thất lớn, đối với phương tiện thuyết pháp của Như Lai chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết, chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu. Dù họ chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu kinh này, nhưng khi ta được Vô Thượng Bồ Đề, phải dùng sức thần thông trí huệ để dẫn dắt họ, làm cho họ được trụ trong pháp này, từ từ giải thoát tất cả khổ cho đến cứu kính thành Phật.

PHẨM TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT Thứ Mười Lăm.

Phật Thích Ca ở cõi Ta Bà giáo hóa vô lượng vô biên Bồ Tát và quyến thuộc của Bồ Tát, số lượng chẳng thể dùng thí dụ toán số để biết được. Tất cả đều từ dưới đất hiện ra là dụ cho sức dụng vô biên của tự tánh.

Nếu người nào theo đúng pháp tu hành thì sức dụng vô biên của tự tánh tất sẽ được tự hiện nơi tâm địa.

Bốn đạo sư trong vô lượng ức quốc độ chúng Bồ Tát hiệu là Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh, An Lập Hạnh đều là hạnh môn phương tiện do Phật thiết lập. Chúng sanh y theo phương tiện ấy mà hành thì được hiển lộ Phật huệ thị hiện ra sức tự tại thần thông, sức lực sư tử mạnh nhanh, sức oai thế mạnh lớn của tự tánh.

PHẨM NHƯ LAI THỌ LƯỢNG Thứ Mười Sáu.

Di Lặc Bồ Tát thay mặt đại chúng hỏi rằng: "Tại sao Phật
Thích Ca đắc đạo chẳng được bao lâu mà đã giáo hóa được vô lượng Bồ Tát như phẩm trên?"
Phật đáp rằng: Ta thành Phật đã trải qua vi trần kiếp, chẳng phải suy lường tính toán có thể biết được (phá khái niệm thời gian), thường giáo hóa ở cõi Ta-bà, đồng thời cũng dẫn dắt chúng sanh nơi vô lượng quốc độ (phá khái niệm không gian), quán xét căn khí lòng tin của họ mà tùy cơ hóa độ, tự nói danh hiệu tuổi tác chẳng đồng (phá khái niệm số lượng).

Tại sao vậy? Vì Phật biết được tướng của tam giới như thực, vốn chẳng sanh tử, cũng không kẻ tại thế và diệt độ, phi thực, phi hư, chẳng đồng, chẳng khác. Không pháp nào chấp thật được.

PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC Thứ Mười Bảy.

Nghe Phật thuyết Phẩm Như-Lai Thọ-Lượng sanh một niệm tín giải, được công đức không thể hạn lượng. Nếu có người vì Vô Thượng Bồ Đề mà hành ngũ Ba-La-Mật, trừ Bát-Nhã Ba-La-Mật, trong tám mươi muôn ức na do tha kiếp, đem công đức này sánh với công đức tín giải trên thì trăm ngàn muôn ức phần chẳng bằng một, huống là kẻ y theo pháp mà thọ trì. Nên vô số Đại Bồ Tát của mười phương thế giới nghe xong liền được ngộ nhập, y theo căn lực của họ mà hiển hiện vô biên đại dụng của tự tánh. Nếu muốn phân biệt công đức, thật chẳng thể kể xiết.

Sự lấy năm trong sáu Ba-La-Mật để so sánh công đức mà trừ ra Bát-Nhã Ba-La-Mật là vì diệu dụng của Bát-Nhã bao gồm pháp giới, chẳng thể thí dụ được. Như kinh nói :
"Phật tử trụ thử địa (tâm địa cũng là tự tánh Bát Nhã).

Tức là Phật thọ dụng (hưởng sự vui của Phật).

Kinh hành và nằm ngồi (trong tự tánh Bát Nhã).

Đều thường ở trong đó (chẳng ở ngoài tâm địa).

PHẨM TÙY HÆ CÔNG ĐỨC Thứ Mười Tám.

Nghe kinh tùy hỉ rồi y theo pháp đã nghe (phải đúng ý Phật), tùy hỉ chuyển dạy cho cha mẹ, bà con, bạn bè v.v... Người thứ hai, thứ ba, nghe rồi cũng tùy hỉ, chuyển dạy cho đến người thứ năm mươi cũng tùy hỉ chuyển dạy như thế.

Nếu có người vì cầu phước báo mà bố thí vật chất cần dùng hằng ngày và vàng bạc thất bửu trong thời gian tám mươi năm, cho bốn trăm vạn ức A-tăng-kỳ thế giới chúng sanh, sau lại dạy họ tu hành, tất cả đều chứng được quả A-La-Hán, công đức vô lượng vô biên ấy, nhưng cũng không bằng công đức nghe kinh rồi tùy hỉ chuyển dạy của người thứ năm mươi. Tại sao vậy? Vì cầu phước là thuộc pháp hữu vi. Công đức dù lớn đến mức nào, nhưng phước ấy vẫn còn có số lượng, trải qua thời gian lâu sẽ hưởng hết. Còn nghe kinh tùy hỉ, theo pháp tu hành thì được chứng Phật quả, siêu việt số lượng, phước đức vĩnh viễn không hết được.

PHẨM PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC Thứ Mười Chín.

Thọ trì đọc tụng, biên chép giải thích, theo pháp tu hành đúng như kinh này thì được công đức của lục căn viên mãn, cho đến thần thông trí huệ, diệu dụng vô biên, cứu kính thành Phật.

Pháp sư đã được công đức của lục căn viên mãn, dùng tâm vô sở úy thuyết kinh này, thì dùng nhục nhãn có thể thấy tất cả sắc tướng trong tam thiên đại thiên thế giới; dùng phàm nhĩ có thể nghe tất cả âm thanh; dùng phàm tỷ có thể ngửi tất cả mùi hương ; dùng phàm thiệt có thể nếm tất cả thực vật không kể thơm thúi, đắng chát, tốt xấu, bất cứ thức ăn nào cũng biến thành thượng vị. Thân thể thanh tịnh như lưu ly, tất cả sắc tướng, âm thanh trong đại thiên thế giới đều được hiển hiện trong thân thể, ý căn thanh tịnh thì thực tướng của các pháp đều được thấu đạt, nên có thể dùng muôn ngàn lời nói khéo léo tùy cơ thuyết pháp khiến cho chúng sanh thích nghe kinh, được dễ hiểu mà hoan hỷ, tín thọ, phụng hành.

PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỔ TÁT Thứ Hai Mươi.

Thường Bất Khinh Bồ Tát là Tỳ Kheo trong thời tượng pháp của Phật Oai Âm Vương, chẳng đọc tụng kinh điển mà chuyên hạnh lễ bái, tán thán, để đối trị tứ chúng tăng thượng mạn. Dù thường bị người nhục mạ, thậm chí bị họ dùng gậy đánh, dùng ngói đá liệng, cũng chẳng nổi sân, còn lớn tiếng tán thán rằng: "Ta chẳng dám khinh các Ngài vì các Ngài đều sẽ làm Phật".

Đây cũng là một pháp môn trì kinh (phá ngã chấp) cứu kính được thành Phật. Nếu có người ác khẩu chửi mắng, phỉ báng kẻ trì kinh, tất phải chịu tội báo lớn. Cũng như kinh nói: "Ngàn kiếp đọa Vô Gián địa ngục, hai trăm ức kiếp chẳng được nghe Phật pháp".

PHẨM NHƯ LAI THẦN LỰC Thứ Hai Mươi Mốt.

Phật hiện đại thần lực, bày tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng quang, đều là sức dụng bất khả tư nghì của tự tánh, là để tán thán kẻ thọ trì kinh này và tăng cường lòng tin cho họ, khiến họ quyết chí theo đúng pháp tu hành thì sức dụng của tự tánh mới được hiển hiện.

PHẨM CHÚC LỤY Thứ Hai Mươi Hai.

Phật phó chúc vô lượng Đại Bồ Tát cần phải nhứt tâm truyền bá pháp Vô Thượng Bồ Đề này, để phổ biến cho tất cả chúng sanh đều được lợi ích của Phật pháp.

PHẨM DƯỢC VƯƠNG BỔ TÁT BỒN SỰ Thứ Hai Mươi Ba.

Nhất thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát (tiền thân Dược Vương Bồ Tát) nghe Phật Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức thuyết Kinh Pháp Hoa liền ham tập khổ hạnh, tinh tấn tu hành, được hiện nhứt thiết sắc thân tam muội. Trước dùng vật chất cúng dường Phật, sau nghĩ chẳng bằng lấy thân cúng dường, liền dùng sức nguyện thần thông mà tự thiêu thân, ánh sáng chiếu khắp tám mươi ức hằng hà sa số thế giới. Chư Phật trong đó đồng thời tán thán rằng: "Đó là chơn thật tinh tấn gọi là chơn pháp cúng dường Như Lai".

Trí Giả Đại Sư (Tổ thứ ba tông Thiên Thai) đọc đến câu này liền được chứng ngộ.

Đây tỏ rõ "ngộ pháp vô sanh" (phá hết ngã chấp) mới được gọi là "chơn pháp cúng dường". Cũng như kinh nói: "Ư chư thí trung, tối tôn tối thượng", chẳng phải dùng tất cả vật chất khác bố thí mà có thể so sánh bằng.

"Ta xả bỏ hai tay (dụ cho pháp tương đối) ắt sẽ được thành Phật". Nên nói: "Dùng thất bảo đầy đại thiên thế giới để cúng Phật, chẳng bằng thọ trì tứ cú kệ của kinh này". (lìa có, lìa không, lìa chẳng có chẳng không, lìa cũng có cũng không, gọi là lìa tứ cú, cũng là lìa pháp tương đối, cũng là thọ trì tứ cú kệ của kinh này).

PHẨM DIỆU ÂM BỔ TÁT Thứ Hai Mươi Bốn.

Nơi quốc độ Tịnh Quang Trang Nghiêm có một vị Bồ Tát tên là Diệu Âm, bạch với Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí muốn đến cõi ta bà cúng dường Phật Thích Ca, nghe Kinh Pháp Hoa (việc này là để tăng cường lòng tin của chúng sanh đối với kinh này) và gặp Văn Thù Bồ Tát. Phật nói: "Thân ông bốn mươi hai nghìn do tuần (Do tuần có ba thứ: bốn mươi dặm, sáu mươi dặm, tám mươi dặm). Thân ta sáu trăm năm mươi muôn do tuần, còn thân Phật cõi Ta-bà thì rất nhỏ. Ông đến cõi ấy chớ nổi ý khinh bỉ". (Thân Phật vốn chẳng có lớn nhỏ, thân của chúng sanh cũng như vậy).

PHẨM PHỒ MÔN Thứ Hai mươi Lăm.

Phổ môn là phổ biến thị hiện sức dụng thần thông của tự tánh.

Vô Tận Ý Bồ Tát hỏi Phật: "Quán Thế Âm Bồ Tát vì nhân duyên gì tên là Quán Thế Âm?"
Phật bảo: "Nếu có vô lượng chúng sanh chịu các khổ não, nhứt tâm xưng danh (nhứt tâm là chẳng có niệm nào khác) thì sức dụng tự tánh Quán Thế Âm hiện ra, tất cả đều được giải thoát nên gọi là Quán Thế Âm, cũng gọi là tự tánh tự độ".

Sức dụng của tự tánh được hiện ra thì vào lửa chẳng cháy, xuống nước chẳng chìm, dao chém chẳng đứt, thuốc độc chẳng giết được, ác quỉ chẳng hại được, lìa được tất cả tham sân si và tà kiến.

VỀ PHƯƠNG TIỆN TU HÀNH CỦA QUÁN THẾ ÂM CÓ NĂM THỨ QUÁN :
1. Chơn quán : là lập chơn để phá vọng. Trước tiên phải xoay cái tánh nghe trở về tự tánh, thoát lìa âm thanh (sở nghe). Sở nghe đã tiêu thì năng nghe cũng hết. Nên hai tướng động tịnh chẳng sanh, do đó sự dụng của lục căn dung thông lẫn nhau gọi là nhĩ căn viên thông cũng gọi là "phản văn văn tự tánh".

2. Thanh tịnh quán : là dùng thanh tịnh để đối trị sự ô nhiễm của năng sở. Năng nghe sở nghe đã hết mà chẳng trụ nơi hết. Luôn cả tri giải về sự chẳng trụ cũng không.

3. Từ quán : là độ cho chúng sanh được vui mà chẳng có năng độ gọi là Vô Duyên Từ.

4. Bi quán : là độ cho chúng sanh lìa khổ mà chẳng có sở độ gọi là Đồng Thể Bi.

Khi từ bi thể hiện thì ngã chấp đều sạch. Tình cảm thương mến phát huy đến cùng tột, cũng như ánh sáng chiếu khắp mọi chúng sanh trong pháp giới vũ trụ, chẳng có thiếu sót. Như vậy được Hòa Quang Đồng Một (Nhiều đèn cùng chung một ánh sáng) Nên năng sở đều diệt.

5. Quảng đại trí huệ quán : là trí huệ chiếu khắp pháp giới, quảng đại siêu việt số lượng. Tất cả năng sở, sinh diệt đều diệt thì tịch diệt hiện tiền, đây là thực tướng vĩnh viễn tồn tại cũng như phẩm Phương Tiện đã nói : "Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng" vậy.

Phẩm này chỉ rõ sự diệu dụng của tự tánh tự độ
"Quán Âm Diệu Trí Lực (diệu dụng của tự tánh)
Năng cứu thế gian khổ"
là nghĩa này vậy!
PHẨM ĐÀ LA NI Thứ Hai Mươi Sáu.

Dược Vương Bồ Tát hỏi Phật: "Người thọ trì Kinh Pháp Hoa được bao nhiêu phước?"
Phật bảo: "Nếu có người cúng dường tám trăm muôn ức na do tha hằng hà sa số chư Phật, dù được phước nhiều nhưng cũng chẳng bằng cái phước của người thọ trì một tứ cú kệ của kinh này, đọc tụng, giải nghĩa, đúng như pháp mà tu hành". Nên Dược Vương Bồ Tát bạch Phật thuyết chú để bảo hộ kẻ thuyết pháp và trì kinh; kế đó Dũng Thí Bồ Tát, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương và mười La Sát nữ v.v... đều ở nơi trước Phật lập nguyện thuyết chú để bảo hộ pháp sư và kẻ trì kinh.

Phẩm này bảo đảm cho người chân thực tu hành được an toàn, chẳng sợ tà ma nhiễu loạn.

"Chú" là biểu thị cho mệnh lệnh và sức dụng của tự tánh. Người chân thật tu hành thì sức dụng của tự tánh tự hiện, mà được chư Phật (tự tánh Phật) hộ niệm, chớ chẳng phải do đọc chú mới được bảo hộ.

PHẨM DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỒN SỰ Thứ Hai Mươi Bảy.

Diệu Trang Nghiêm Vương đã tin ngoại đạo và nhập tà kiến đã lâu, nhưng quá khứ từng gieo trồng thiện căn, hột giống chín mùi, nên được sanh hai đứa con làm thiện tri thức cho mình, dẫn dắt bỏ tà về chánh, liền được Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí thọ ký tương lai sẽ làm Phật hiệu là Ta La Thọ Vương.

Phẩm này chứng tỏ nhân quả rõ ràng, đã gieo chánh nhân rồi ắt sẽ thành chánh quả. Dù sanh nơi nhà tà kiến, nhưng thiện nhân chủng tử cũng chẳng thối mất.

PHẨM PHỒ HIỀN BỔ TÁT KHUYẾN PHÁT Thứ Hai Mươi Tám.

Phổ Hiền Bồ Tát bạch Phật rằng: "Sau khi Phật nhập diệt, thế nào mới đắc được Kinh Pháp Hoa?"
Phật bảo: "Nếu người thành tựu bốn pháp sẽ được kinh này :
# Một là được chư Phật hộ niệm
# Hai là trồng nhiều công đức
# Ba là vào trong chánh định
# Bốn là phát tâm cứu độ tất cả chúng sanh".

Thật ra kẻ tu chánh pháp vốn saün đầy đủ bốn điều kiện này.

Phổ Hiền Bồ Tát hứa với Phật là sau này ở trong đời ác trược, Ngài sẽ bảo hộ và giúp đỡ người trì kinh này được tu hành thành tựu và Ngài thuyết chú để bảo hộ.

Ý của phẩm này cũng là muốn cho người trì kinh này được tăng cường lòng tin và khiến họ được an ổn để chuyên tâm tu hành.

Nói tóm lại, Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trên đời, thuyết pháp bốn mươi chín năm, giảng kinh hơn ba trăm hội, thiết lập phương tiện tám mươi bốn ngàn pháp môn, qui nạp lại thành bốn đại loại :
1. Tham thiền là Tổ Sư Thiền.

2. Niệm Phật là Tịnh Độ Tông.

3. Trì chú là Mật Tông.

4. Quán tưởng là thiền quán của các tông về giáo môn, như :
* Tông Thiên Thai có Chỉ Quán Thiền.

* Tông Hiền Thủ có Pháp Giới Quán Thiền.

* Tông Duy Thức có Duy Thức Quán Thiền.

* Tông Tam Luận có Tánh-Không-Quán Thiền.

Bấc cứ tu pháp môn nào cần phải thực hành đúng theo tông chỉ của pháp môn đó, mới được thành tựu bất thối hoặc chứng quả. Tu đúng một trong tám mươi bốn ngàn pháp môn kể trên tức gọi là trì kinh. Đọc tụng chỉ gọi là đọc tụng chẳng phải là trì kinh.

PHỤ CHÚ
Tông chỉ là đường lối thực hành của mỗi tông phái do Phật dạy và được truyền cho chư Tổ từ đời này qua đời khác (Tổ Tổ tương truyền).

"Hiểu đúng ý Phật" là phải phân biệt chánh tà và hiểu nghĩa bốn thứ tứ y.

A. Phân biệt chánh tà :
Phá ngã chấp là chánh, không phá ngã chấp là tà, phá chấp thật là chánh, chấp thật là tà, cũng như đi đúng đường chánh thì đi cạn cũng là chánh, đi sâu cũng là chánh, nếu đi lầm đường tà thì hiểu cạn cũng là tà, hiểu sâu cũng là tà.

B. Bốn thứ tứ y :
1. Hạnh tứ y : là bốn thứ y về tu khổ hạnh.

a. Phấn tảo y.

b. Thường khất thực.

c. Thọ hạ tọa (ngồi gốc cây).

d. Hủ lạn dược (hủ lạn: mục nát).

2. Pháp tứ y : là bốn thứ y đi đúng chánh pháp.

a. Y pháp bất y nhơn.

b. Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa.

c. Y nghĩa bất y ngữ.

d. Y trí bất y thức.

3. Nhơn tứ y : là bốn bậc người nên y chỉ.

a. Người biết đủ tất cả phiền não (ngũ trụ phiền não).

b. Tu Đà Hoàn và Tư Đà Hàm.

c. A Na Hàm.

d. A La Hán.

Những người này bên trong đã chứng Bồ Tát đại thừa mà bên ngoài hiện tướng Thinh Văn để truyền pháp giáo hóa chúng sanh.

4. Thuyết tứ y : là bốn thứ ý thú đều muốn chúng sanh thành Phật.

a. Ý thú bình đẳng (ý thú là được ý quên lời, bình đẳng là thuyết pháp chẳng rời bất nhị của tự tánh).

b. Ý thú thời khác biệt (*).

c. Ý thú tùy nghĩa khác biệt (+).

d. Ý thú tùy thuận theo tâm chúng sanh.

(*) Có 3 thời khác biệt :
1. Giáo thời thứ nhất : khi Phật mới thành đạo vì muốn phá chấp trước của phàm phu và ngoại đạo nên nói các pháp tứ đại, ngũ uẩn để sáng tỏ nhơn ngã không thật, tức là những bộ Kinh Tứ A Hàm (Tăng Nhất A Hàm, Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm).

2. Giáo thời thứ hai : Phật vì phá sự chấp pháp của tiểu thừa nên thuyết tất cả pháp đều không thật, là những bộ Kinh Bát Nhã.

3. Giáo thời thứ ba : Phật vì phá sự chấp có của tiểu thừa và chấp không của đại thừa nên thuyết pháp chẳng có chẳng không để sáng tỏ nghĩa bất nhị của trung đạo, như những bộ Kinh Thâm Mật, Pháp Hoa, v.v...

(+) Có ba loại nghĩa khác biệt :
1. Giải thích tất cả pháp "có" là đệ nhất thời.

2. Giải thích tất cả pháp "không" là đệ nhị thời.

3. Giải thích giáo pháp "trung đạo" bất nhị là đệ tam thời.

(Không kể thời gian trước hay sau mà chỉ phân theo nghĩa loại).

Lược giải tứ quả của thừa Thanh Văn :
Sơ Quả Tu Đà Hoàn : người đã dứt hết tất cả kiến hoặc tam giới, vì chưa dứt được tư hoặc (tư tưởng mê lầm) của dục giới nên còn phải sanh cõi dục giới bảy lần, dịch là Nhập Lưu.

Nhị Quả Tư Đà Hàm : người đã dứt được sáu phẩm tư hoặc trước của dục giới, còn ba phẩm sau chưa dứt được nên phải sanh lại cõi dục giới một lần nữa, dịch là Nhứt Lai.

Tam quả A Na Hàm : người đã dứt thêm được ba phẩm sau (nghĩa là dứt hết chín phẩm tư hoặc của dục giới) không trở lại sanh nơi cõi dục giới nữa, (chỉ sanh ở cõi sắc giới và vô sắc giới) dịch là Bất Lai.

Tứ Quả A La Hán : người đã dứt hết tất cả kiến hoặc và tư hoặc của tam giới, đã ra khỏi phần đoạn sanh tử chẳng thọ sanh nơi lục đạo, dịch là Bất Sanh.

Tam giới cửu địa :
* Tam giới gồm có cửu địa cũng gọi là cửu hữu : dục giới một địa, sắc giới bốn địa, vô sắc giới bốn địa. Mỗi địa chia làm chín phẩm tư hoặc cộng chung là tám mươi mốt phẩm.

* Cửu địa :
1. Dục giới ngũ thú địa (ngũ thú tạp cư địa)
2. Ly sanh hỷ lạc địa.

3. Định sanh hỷ lạc địa.

4. Ly hỷ diệu lạc địa.

5. Xả niệm thanh tịnh địa.

6. Không vô biên xứ địa.

7. Thức vô biên xứ địa.

8. Vô sở hữu xứ địa.

9. Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa.

* Ngũ trụ phiền não :
1. Kiến nhứt thiết trụ địa phiền não tức là tất cả kiến hoặc của tam giới, dứt hết thì chứng quả Tu Đà Hoàn.

2. Dục ái trụ địa phiền não tức là tất cả tư hoặc của dục giới, dứt hết thì chứng quả A Na Hàm.

3. Sắc ái trụ địa phiền não tức là tất cả tư hoặc của sắc giới.

4. Hữu ái trụ địa phiền não tức là tất cả tư hoặc của vô sắc giới, (dù không có xác thân nhưng còn chấp ngã nên còn có ái) dứt hết tất cả kiến hoặc và tư hoặc kể trên thì được chứng quả A La Hán.

5. Vô minh trụ địa phiền não tức là chỗ nguồn gốc sinh khởi tất cả phiền não, phá được vô thủy vô minh (căn bản vô minh) thì được kiến tánh thành Phật.

Thích Duy Lực

Lời Nói Đầu
Kẻ học này chẳng tự lường sức, thời tuổi trẻ từng phát tâm đọc hết Bộ Kinh Đại Tạng và Tục Tạng. Bắt đầu từ Kinh Tục Tạng chữ, bình quân mỗi ngày đọc 10 tiếng đồng hồ, như thế trải qua một năm mới đọc đến tập 7 (Kinh Tục Tạng gồm 150 tập), phải tốn 20 năm mới có thể đọc hết nguyên bộ, trong đó chưa kể đến Kinh Đại Tạng!
Từ đó mới biết sai lầm và dẹp bỏ cuồng tâm, chuyên đọc Ngữ Lục của Thiền Tông, tìm thầy học Tổ Sư Thiền, tham thoại đầu và khán thoại đầu đồng thời tiến hành, đến nay đã trải qua 30 năm vậy.

Nhiều năm nay nhân gặp nhiều người học Phật đồng tu, đều nói biển Phật mênh mông, thường khiến họ chẳng biết hạ thủ từ chỗ nào, chỉ có thể dừng bước nhìn biển mà ta thán, thậm chí có người vì thấy khó quá mà thối lui. Vì thế nên kẻ học này đã chẳng ngại học kém, mạo muội trích lục yếu chỉ của kinh Đại Thừa liễu nghĩa, ngữ lục của Chư Tổ và hiền triết, soạn thành tập yếu chỉ này, mong góp phần trợ lực cho người học Phật tiết kiệm được thời gian và tâm sức. Kẻ học này cả gan phô trình sự kém cỏi, khó bề tránh khỏi sai sót, kính mong độc giả từ bi chỉ giáo.

Thích Duy Lực
Thế Lưu Bố Tưởngvà Trước Tưởng
(Trích từ Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Hỏi: Ở nơi thế gian, thánh phàm khác biệt; phàm phu ngoài tâm chấp pháp, vọng lập kiến văn, bậc Thánh đã ngộ nhất tâm, tại sao còn có tri kiến như phàm phu?
Đáp: Bậc Thánh dù có tri kiến nhưng thấu rõ vật hư như huyễn, chẳng sanh chấp trước. Như Kinh Đại Bát Niết Bàn nói:
"Bồ Tát Ca Diếp bạch Phật: Thế Tôn, nếu như phiền não sanh bởi điên đảo tưởng thì tại sao tất cả bậc thánh đều thật có điên đảo tưởng mà chẳng có phiền não?
Phật bảo: Sao nói bậc thánh có điên đảo tưởng?
Bồ Tát Ca Diếp rằng: Bạch Thế Tôn, tất cả bậc thánh cũng gọi con trâu là trâu, gọi con ngựa là ngựa, và gọi nam nữ, lớn nhỏ, nhà cửa, xe cộ v.v... ấy tức là điên đảo tưởng.

Phật bảo: Thiện nam tử, tất cả phàm phu có 2 thứ tưởng; Thế lưu bố tưởng (thế lưu bố nghĩa là thế gian đã phổ biến lưu hành) và trước tưởng, bậc thánh chỉ có thế lưu bố tưởng mà chẳng có trước tưởng. Phàm phu chấp trước nên ở nơi thế lưu bố tưởng sanh khởi trước tưởng; bậc thánh khéo giác quán nên ở nơi thế lưu bố tưởng chẳng sanh trước tưởng. Cho nên phàm phu gọi là điên đảo tưởng; bậc thánh dù tri mà chẳng gọi là điên đảo tưởng. Lại, do cảnh vốn tự không, đâu cần hoại tướng! Do linh tâm tự chiếu, đâu nhờ cảnh sanh! Nên chẳng như phàm phu chấp trước năng sở tri kiến vậy.

Triệu Luận nói: "Hễ có sở tri thì có sở bất tri. Do thánh tâm vô tri nên vô sở bất tri". Cái tri của bất tri gọi là Nhất Thiết Tri, nên Kinh nói "Thánh tâm vô tri mà vô sở bất tri" thật đáng tin vậy. Cho nên bậc thánh trống rỗng nơi tâm mà thật tế chiếu soi, suốt ngày tri mà chưa từng (cho là) tri, như nước lắng soi bóng, há có lập tâm năng sở; cảnh trí đều không, đâu có cái tư tưởng giác tri ư!
Theo sự trình bày trên đây (Kinh Đại Bát Niết Bàn) thì biết: Ở nơi pháp thế gian chẳng sanh khởi trước tưởng tức là pháp xuất thế gian, cũng là Phật pháp. Chứ không phải ngoài pháp thế gian mà có pháp xuất thế gian đặc biệt gọi là Phật pháp vậy.

Nói tóm lại, đối với cuộc sống hằng ngày, đói thì ăn, khát thì uống, lạnh thì mặc thêm áo, nóng thì cởi bớt ra, cho đến nói năng tiếp xúc, làm việc v.v... đủ thứ pháp thế gian đều chẳng sanh khởi trước tưởng, tức là Phật pháp vậy. (Chẳng đem chủ quan của mình xen vào sự vật của thế gian tức là chẳng sanh trước tưởng, cũng là chẳng có "cho là" để lọt vào nhị biên đối đãi vậy.)
Hai Thứ Chiêm Bao
Do Duy Thức Biến Hiện
1/ Độc Đầu Ý Thức biến hiện Nhắm Mắt Chiêm Bao
Ban đêm, thân thể của chúng ta nằm trên giường, nhắm mắt ngủ say, tiền ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) đều ngưng nghỉ, duy chỉ có một mình thức thứ sáu hoạt động, biến hiện thân thể và thế giới trong chiêm bao.

Người trong chiêm bao tiếp xúc mọi vật trong chiêm bao đều có cảm giác là thật; tiếp xúc nóng biết là nóng, lạnh biết là lạnh, đủ thứ cảm giác buồn vui, cũng cảm thấy đau khi bị người đánh v.v... Giả sử lúc ấy có một vị thiện tri thức bảo người trong chiêm bao rằng "Tất cả những gì mà ông tiếp xúc đều chẳng có thật, kể cả thân thể của ông cũng chẳng phải thật" thì đương nhiên người trong chiêm bao chẳng chịu tin mà còn nói: Ông nói chẳng thật, nhưng tại sao khi tôi tiếp xúc lại có cảm giác là có thực chất? Nếu ông nói cơ thể của tôi cũng chẳng thật thì tại sao khi bị đánh lại cảm thấy đau? Giải thuyết của ông dù có lý nhưng tôi chẳng thể tin nổi."
Khi người trong chiêm bao ngủ đã rồi tự mình thức giấc (Duy Thức Học gọi là "Tự chứng phần"), lúc ấy lập tức tự mình chứng tỏ thế giới và người trong chiêm bao hóa ra đều không phải thật, vì thế giới và người trong chiêm bao đều biến mất, chỉ còn thân thể nằm trên giường mà thôi. Ấy là nhắm mắt chiêm bao.

2/ Đồng Thời Ý Thức biến hiện Mở Mắt Chiêm Bao
Bây giờ, tiền ngũ thức và ý thức (thức thứ sáu) đều đang hoạt động, ví như nhĩ thức nghe thấy tiếng nhưng không biết là tiếng gì, là tiếng người hay tiếng chim kêu chó sủa. Không biết được, phải nhờ thức thứ sáu đồng thời khởi lên mới có thể phân biệt là tiếng người và đó là tiếng của người già, trẻ, nam nữ v.v... Nếu riêng chỉ có nhĩ thức thì chỉ nghe được âm thanh nhưng không thể phân biệt? Nếu chỉ có thức thứ sáu thì lại chẳng thể nghe được âm thanh, cho
nên hai thức phải đồng thời khởi lên mới biến hiện mở mắt chiêm bao.

Mọi người chỉ cho nhắm mắt chiêm bao mới là chiêm bao, còn mở mắt chiêm bao thì chẳng phải chiêm bao. Bởi do nhắm mắt chiêm bao có thể tự thức tỉnh và tự chứng minh được, còn mở mắt chiêm bao thì chẳng thể tự thức tỉnh, phải trải qua tu hành đến giác ngộ rồi mới thức tỉnh được. Ví như tham thiền kiến tánh thành Phật tức là từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh; nếu chưa giác ngộ thì vẫn còn nằm trong chiêm bao. Mặc dù Phật Thích Ca đã giải thích rất kỹ càng trong kinh điển như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Lăng Già v.v... nói hai thứ chiêm bao đều là tâm tạo, tức là "nhất thiết duy tâm tạo". Nhưng đối với người chưa thức tỉnh thì họ vẫn không tin vì còn nằm trong chiêm bao, cũng như người ở trong nhắm mắt chiêm bao vậy, phải đợi khi tỉnh giấc rồi mới có thể tự chứng minh được. Duy Thức Học gọi là "được tự chứng phần", cũng gọi là kiến tánh.

Một cái thức biến hiện là do tâm tạo, hai cái thức đồng thời biến hiện cũng là do tâm tạo. Do tâm tạo thì chẳng phải thật, chẳng thật nên mới gọi là chiêm bao, ấy là "hai thứ chiêm bao do Duy Thức biến hiện" vậy.

****
Bởi do tâm thức của chúng ta ngày đêm hoạt động chẳng ngừng, dĩ nhiên phải biến hiện hai thứ chiêm bao kể trên, cũng như cơ thể của chúng ta chẳng ngừng xoay chuyển ắt sẽ thấy những cảnh vật xung quanh cũng xoay chuyển theo. Cảnh vật xoay chuyển ví như sanh tử luân hồi, cơ thể xoay chuyển ví như tâm thức hoạt động, hễ tâm thức ngưng hoạt động thì sanh tử luân hồi cũng ngưng hoạt động, ấy gọi là Niết bàn, cũng là từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh, Phật pháp gọi là Giác ngộ (chứng ngộ), cũng gọi là kiến tánh thành Phật.

Nếu chúng ta hiểu được hai thứ chiêm bao đều duy thức biến hiện thì đối với câu "Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận" của Bát Nhã Tâm Kinh tự nhiên tin chắc chẳng còn nghi ngờ vậy.

Biểu Đồ Của Bốn Thừa
Phương tiện của Phật pháp có thể chia thành bốn giai đoạn như sau:
1/ Tiểu Thừa 	2/ Trung Thừa 	3/ Đại Thừa 	4/ Tối Thượng Thừa
- Giai đoạn chấp ngã
- Chủ quan: Duy Vật Luận
- Phạm vi: tương đối
- Tu Tứ Thánh Đế
- Ở trong nhất niệm vô minh
- Thừa Thanh Văn.

- Mục đích:
Đoạn dứt lục căn 	- Giai đoạn pháp chấp
- Chủ quan: Duy Tâm Luận.

- Phạm vi: tương đối
- Tu 12 nhân duyên
- Ở trong nhất niệm vô minh
- Thừa Duyên Giác
- Mục đích: Đoạn
nhất niệm vô minh 	- Giai đoạn không chấp
(chấp không)
- Tâm vật hiệp nhất
- Phạm vi: tương đối
- Tu sáu Ba La Mật
- Ở trong vô thủy vô minh
- Tu Bồ Tát Thừa
- Mục đích: Phá
vô thủy vô minh 	- Giai đoạn Thật Tướng
- Phi tâm phi vật
- Phạm vi: tuyệt đối
- Tham thoại đầu
công án.

- Chơn như Phật tánh
- Nhất Phật Thừa
- Vạn đức viên mãn, vô tu vô chứng
So Sánh Sự Sai Biệt Giữa Đại Thừa Và Tiểu Thừa
(Đại thừa gồm Tối Thượng Thừa, Tiểu Thừa gồm Trung Thừa)
1/ Điểm xuất phát chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Bắt nguồn từ nhân sinh quan đắm khổ, nghiệp cảm duyên khởi, nhàm chán phiền não mà cầu nơi thanh tịnh.

b/ Đại thừa: Từ nhân sinh quan từ bi, chân như tỏa ra, lấy hóa tha tự tại làm chí nghiệp.

2/ Hành vi chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Tự lợi tự độ, chỉ được giải thoát theo tiêu cực, tức là lấy đoạn dứt phiền não làm Niết Bàn và mục tiêu cuối cùng.

b/ Đại thừa: Tự độ độ tha, lấy hoạt động tích cực làm hành vi, đắc đại tự tại làm tư tưởng chung cuộc.

3/ Cảnh giới chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Ngừng nơi hiện tượng giới.

b/ Đại thừa: Vào nơi thật tại giới.

4/ Phương pháp chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Dứt lục căn, đoạn nhất niệm vô minh, vào nơi đoạn diệt, chủ nghĩa cấm dục.

b/ Đại thừa: Phá vô thủy vô minh, kiến Phật tánh, chủ nghĩa tự tại, chủ nghĩa thật tại (tức Chơn Như), Sắc tâm và pháp thể đều tồn tại vĩnh viễn.

5/ Lý luận chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Tầm khảo sát ngưng nơi hiện tượng và cho rằng chủ khách thực tế tồn tại, là nhị nguyên luận, ngoài ra dùng chủ nghĩa cảm giác phủ định những thật tại ngoài cảm giác.

b/ Đại thừa: Siêu việt phạm vi nhận thức của bộ não, sự cùng tột của thật tại với hiện tượng giới chẳng khác, chủ khách như một, chơn vọng hiệp nhất, là nhất nguyên luận, là thật tại luận siêu việt Hình nhi Thượng.

Triết học phương Tây chỉ có hai giai đoạn: Ngã chấp và pháp chấp đều nằm trong phạm vi của nhất niệm vô minh, tức là tư duy và lý niệm. Nhưng tư duy và lý niệm đều là hóa thân của nhất niệm vô minh, cũng là tác dụng của bộ não. Mục đích của Triết học phương Tây là nghiên cứu lý luận để tìm hiểu nên chẳng chịu rời bỏ nhất niệm vô minh, bởi vì nếu tiến vào phạm vi của vô thủy vô minh thì cảm giác trống rỗng chẳng có lý luận để truy cứu, cũng chẳng có gì để tìm hiểu, hoàn toàn trái ngược với mục đích của họ. Cho nên xưa nay các nhà Triết học phương Tây chưa ai từng đi vào cảnh giới của vô thủy vô minh, hễ chưa vào cảnh giới vô thủy vô minh thì chẳng thể đột phá cái chấp không, cũng chẳng vào được tuyệt đối. Phá được cái chấp không tức là kiến tánh, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn. Mục đích của nhà Triết học phương Tây là truy lý cầu tri, còn mục đích của tu trì Phật pháp là liễu thoát sanh tử; Triết học phương Tây chú trọng lý luận, còn Phật pháp thì chú trọng thực tiễn, tức là từ nhất niệm vô minh tiến thẳng vào tuyệt đối vậy.

Tứ Tướng
Tứ Tướng trong Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang và Kinh Lăng Già (Là bốn thứ cảnh giới mà chúng ta lầm nhận nơi tự tâm) có hai thứ:
1/ Mê thức tứ tướng của phàm phu:
- Chấp thân ngũ uẩn là ta, gọi là ngã tướng.

- Bỏ ngã tướng chấp vào toàn nhân loại, gọi là nhân tướng.

- Bỏ nhân loại chấp toàn chúng sanh, gọi là chúng sanh tướng.

- Chấp có thời gian thật, gọi là thọ giả tướng.

2/ Mê trí tứ tướng của bậc thánh:
- Bậc thánh biết có sở chứng, dù chứng đến bậc cao nhưng đều thuộc ngã tướng.

- Tiến thêm một bước, ngộ biết chẳng do ta chứng, siêu việt tất cả chứng nhưng có năng ngộ, gọi là nhân tướng.

- Tiến thêm một bước, rõ biết năng chứng năng ngộ là ngã tướng nhân tướng, nếu đến được chỗ ngã tướng nhân tướng chẳng thể đến, chỉ có tâm liễu tri, gọi là chúng sanh tướng.

- Lại tiến thêm một bước, chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ có một giác thể trong sạch, gọi là cứu cánh giác, tất cả tịch diệt, cũng gọi là Niết bàn. Hễ còn trụ nơi Niết bàn tức mạng căn chưa dứt, gọi là thọ giả tướng.

Nếu chưa thấu suốt tứ tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả đều là ảo tưởng, chẳng có mà hiện hữu, dù nói khiến được tâm chẳng chấp trước, ấy là cố gắng ức chế, cũng là đối với Có mà nói Không.

Nếu chưa kiến tánh triệt để thì chẳng những phí sức dụng công, mà gốc rễ (tánh chấp trước) vẫn còn; cho dù không ngừng ức chế cũng là pháp chấp, Kinh Lăng Nghiêm nói: "Dù trong tâm giữ u nhàn, vẫn là bóng phân biệt của pháp trần" vậy. Bệnh tại một chữ "Thủ" (giữ), hễ có thủ thì có chấp. Tại sao? Do sự thấy chưa triệt để vậy.

Nếu thấu triệt bốn tướng ngã, nhân... đều là phi tướng thì rõ biết tất cả tướng Có tức là phi hữu; có tức phi hữu nên thấy như chưa thấy, dù vạn tượng sum la mà trong lòng khoan thái, nên chẳng đợi ức chế mà tứ tướng ấy tự nhiên trống rỗng, đâu cần giữ ư! Vô sở thủ thì vô sở chấp, nên chẳng bị trệ ngại bởi danh tướng các pháp vậy.

36 Pháp Đối Trong Kinh Pháp Bảo Đàn
"Nay ta dạy các ngươi thuyết pháp chẳng đánh mất bản tông: Trước tiên phải y theo pháp môn Tam Khoa, dùng 36 pháp đối, ra vào (khai thị bằng lời nói hay cử chỉ) thường lìa nhị biên, tất cả pháp chẳng lìa tự tánh. Ví như có người hỏi pháp, ý nghĩa lời nói song song, đến và đi làm nhân với nhau, đều dùng pháp đối. Nếu không có đối đãi thì hai pháp "Nhị biên và trung đạo" đều dứt, chẳng còn chỗ để nương tựa.

Pháp môn Tam Khoa là: Ấm, Giới, Nhập. Ấm là ngũ ấm, gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức; Nhập có mười hai: Bên ngoài lục trần gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, bên trong lục căn gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Giới có mười tám, gồm lục căn, lục trần, lục thức.

Tự tánh bao gồm vạn pháp, gọi là Hàm tạng Thức. Nếu khởi niệm suy lường tức là chuyển thức, khiến sanh lục thức, ra cửa lục căn, tiếp xúc lục trần. Như vậy mười tám giới đều từ tự tánh khởi dụng, tự tánh nếu tà thì khởi mười tám tà, tự tánh nếu chánh thì khởi mười tám chánh, niệm ác dụng tức chúng sanh dụng, niệm thiện dụng tức Phật dụng. Dụng bằng cách nào? Là do tự tánh lập ra pháp đối:
- Ngoại cảnh vô tình có năm đối: Trời đối đất, nhựt đối nguyệt, sáng đối tối, âm đối dương, thủy đối hỏa, ấy là năm đối.

- Pháp tướng ngôn ngữ có mười hai đối: Ngữ đối pháp, hữu đối vô, hữu sắc đối vô sắc, hữu tướng đối vô tướng, hữu lậu đối vô lậu, sắc đối không, động đối tịnh, thanh đối trược, phàm đối thánh, tăng đối tục, già đối trẻ, lớn đối nhỏ, ấy là mười hai đối.

- Tự tánh khởi dụng mười chín đối: Dài đối ngắn, tà đối chánh, si đối huệ, ngu đối trí, loạn đối định, từ đối độc, giới đối quấy, trực đối khúc, thật đối hư, chông gai đối bằng phẳng, phiền não đối bồ đề, thường đối vô thường, bi đối hại, hỷ đối sân, bố thí đối bỏn xẻn, tiến đối lui, sanh đối diệt, pháp thân đối sắc thân, hóa thân đối báo thân, ấy là mười chín đối vậy.

Sư bảo: "Ba mươi sáu pháp đối này nếu biết vận dụng thì thấu đạo và tất cả kinh pháp, ra vào thường lìa nhị biên. Dụng của tự tánh chẳng cần tác ý, nói năng với người, ngoài thì ở nơi tướng lìa tướng, trong thì nơi không lìa không. Nếu trọn chấp tướng thì sanh trưởng tà kiến, nếu trọn chấp không thì sanh trưởng vô minh.

Nếu chấp tướng bên ngoài mà vọng lập phương pháp để cầu chơn, hoặc rộng lập đạo tràng, nói các lỗi lầm của Có và Không, những người như vậy nhiều kiếp chẳng thể kiến tánh. Các ngươi phải dạy người theo pháp tu hành, lại chớ nên trăm điều chẳng nghĩ, làm cho đạo tánh bị ngăn ngại. Nếu thuyết pháp dạy người, chớ nên nói "Tự tánh vốn chẳng cần tu chứng", nói như vậy e rằng kẻ mê chẳng hiểu, lại sanh tà kiến. Chỉ nên dạy người theo pháp tu hành, hành pháp thí mà chẳng trụ nơi pháp tướng. Các ngươi nếu ngộ thì thuyết như vậy, dụng như vậy, hành như vậy, tác như vậy tức không đánh mất bản tông.

Nếu có người hỏi nghĩa Có thì đáp Không, hỏi "không" thì đáp "có" hỏi thánh thì đáp phàm, hỏi phàm thì đáp thánh, nhị biên làm nhân với nhau, sanh nghĩa trung đạo. Hỏi nào đáp nấy, tất cả các câu hỏi khác đều đáp như thế thì chẳng mất cái chánh lý vậy. Như có người hỏi "thế nào là tối?" thì đáp "sáng", hỏi "thế nào là sáng?" thì đáp "tối". Vì sáng mất thì tối, tối mất thì sáng, dùng sáng để tỏ sự tối, dùng tối để tỏ sự sáng, trở đi trở lại làm nhân với nhau thành nghĩa trung đạo, tất cả câu hỏi đều phải như thế. Về sau các ngươi truyền pháp, phải y đây mà dạy bảo, chớ đánh mất tông chỉ."
Lược Giải
Nếu có người hỏi pháp, ý nghĩa lời nói song song, đều dùng pháp đối; dùng Vô phá Hữu, dùng hữu phá vô, dùng sáng phá tối, dùng tối phá sáng, đến và đi làm nhân với nhau, nếu không có đối đãi thì hai pháp "Nhị biên và trung đạo" đều dứt, chẳng còn chỗ để nương tựa (vô sơ trụ). Dù nói đến và đi làm nhân với nhau, thành nghĩa trung đạo, cũng chẳng trụ nơi trung đạo, do hai đầu đã dứt thì không còn chính giữa vậy. Nên ngài Lục Tổ nói "Lấy Vô Trụ làm gốc" (Thể); Duy Ma Cật nói "Từ gốc vô trụ lập tất cả pháp" (dụng), thể dụng bất nhị vậy.

Vô Trụ là thể dụng của tự tánh, thuyết pháp chẳng lìa tự tánh cũng như nghĩa ba câu của Kinh Kim Cang, nghĩa sắc không của Tâm Kinh cũng là chẳng lìa vô trụ của tự tánh vậy.

Lại, như Thiền sư Tần Bạt Đà nghe nói ngài Đạo Sanh thuyết pháp khiến tảng đá còn phải gật đầu, bèn đến thăm hỏi rằng:
- Chẳng biết Pháp sư thuyết nghĩa sắc không như thế nào?
Sanh nói: "Chúng vi (nhiều hạt bụi) tụ lại gọi là sắc, chúng vi chẳng tự tánh gọi là không"
Tần hỏi: "Lúc chúng vi chưa tụ gọi là cái gì?"
Sanh không trả lời được. Tần cầm cây quạt hỏi: "Thấy chăng?"
Sanh đáp: "Thấy."
Hỏi: Thấy cái gì?
Đáp: Thấy Thiền sư tay cầm cây quạt.

Tần buông tay, cây quạt rơi xuống đất, hỏi: Thấy chăng?
Đáp: Thấy.

Hỏi: Thấy cái gì?
Đáp: Thấy cây quạt của Thiền sư rơi xuống đất.

Tần nói: "Thế là kiến giải của ông chưa ra ngoài lẽ thường, làm sao có thể danh tiếng khắp thiên hạ!" Bèn bỏ đi.

Môn đồ của Sanh đuổi theo hỏi: Thầy con thuyết nghĩa sắc không có gì sai ư?
Tần đáp: Chẳng phải nói thầy của ngươi sai, nhưng thầy ngươi chỉ biết quả của sắc không mà chẳng biết nhân của sắc không.

Hỏi: Thế nào là nhân của sắc không?
Đáp: Nhất vi (một hạt bụi) không, nên chúng vi (nhiều hạt bụi) không, chúng vi không, nên nhất vi không; trong chúng vi không chẳng có nhất vi, trong nhất vi không chẳng có chúng vi.

Lời của Ngài Tần Bạt Đà cũng như ngài Lục Tổ nói "Đến và đi làm nhân với nhau, nhất với nhiều phá nhau, cứu kính nhị biên đều tuyệt, chẳng còn chỗ để nương tựa vậy.

Lược Trích "Trang Phật Học" Trong Cuốn Tôn Giáo Của Nhân Loại
Tác giả: Giáo Sư Huston Smith người Mỹ
Tất cả tôn giáo trên thế giới đều gom tụ sáu yếu tố như sau:
1/ Quyền uy.

2/ Nghi thức.

3/ Tri giải suy lường.

4/ Truyền thống.

5/ Thần trị và ân điển.

6/ Huyền bí.

Về tôn giáo của nhân loại, sáu yếu tố này đã phát huy được tác dụng quan trọng của nó. Nhưng mọi yếu tố đều có thể bị mất đi sự khống chế mà nảy sinh tệ đoan, tệ đoan này khiến thật trạng của tôn giáo ngày một hoang tàn, từ sai lầm dẫn đến chỉ quanh quẩn nơi mê tín.

Phật Thích Ca quyết tâm rửa sạch khoảng đất hoang tàn này và Phật giáo đối với sáu yếu tố trên chẳng hề có sự liên quan nên khiến người đời kinh sợ. Bởi vì theo thói quan sát của người đời thì hễ tôn giáo nào thiếu mất sáu yếu tố trên đều chẳng thể tồn tại. Nhưng sự thật lại được chứng minh cụ thể như sau:
1/ Đức Phật hoằng dương một tôn giáo chẳng có quyền uy:
Đặc quyền của Bà La Môn Ấn Độ đứng hàng đầu bốn giai cấp xã hội đều bị Phật quét sạch. Ngài nói với mọi người rằng "Chẳng nên ỷ lại và tin bám vào thói quen theo thế tục, chẳng nên thấy có một học thuyết nào ghi trong kinh điển thì cho đó là phù hợp với tín ngưỡng của mình; hoặc nghe thuyết khai thị của đạo sư thấy tin tưởng và ham mê, cho đó là ngọn đuốc chiếu sáng của mình. Từ sống đến chết, chúng ta chỉ có thể tin vào chính mình, chẳng nên
ỷ lại người khác, phải nhờ vào khả năng của chính mình mới có thể đến được cảnh giới tột đỉnh."
2/ Đức Phật hoằng dương một tôn giáo chẳng nghi thức:
Ngài cho tất cả nghi thức chỉ có hiệu quả ràng buộc tinh thần của con người. Vì vậy nên nhiều người cho rằng Phật giáo chẳng thuộc về lý tính đạo đức của bất cứ tôn giáo nào cả.

3/ Đức Phật hoằng dương một tôn giáo chẳng thể dùng tư tưởng suy lường tri giải:
Lý do rất đơn giản, Ngài cho rằng sự tham cầu tri giải chẳng giúp ích gì đối với khai mở trí huệ. Ví như có người bị trúng mũi tên độc chẳng chịu đưa đi bệnh viện cứu chữa ngay mà muốn đi tìm xem ai là kẻ bắn mũi tên! Thế thì người bị thương sẽ chết trước khi tìm được kẻ bắn vậy.

4/ Đức Phật hoằng dương một tôn giáo vô truyền thống:
Ngài dạy tín đồ phải giải thoát chính mình dưới sự ràng buộc và áp lực, chớ nên tôn sùng ỷ lại vào những lời dạy dỗ theo truyền thống xưa. Nếu một mực tin tưởng và thực hành theo những giáo điều cố định, sẽ khiến mình bị mê hoặc và đau khổ, đến khi nào mới tự chứng giác được? Ngài cho là tốt nhất hãy cắt dứt những truyền thống của đời trước vậy.

5/ Đức Phật hoằng dương một tôn giáo nhấn mạnh về tự lực chứ không cầu ân điển:
Vận mệnh của chính mình không do người khác quyết định, cho dù là thần tiên hay Phật cũng chẳng thể giải thoát dùm được, mà phải nhờ sức mạnh của chính bản thân mới có thể đạt đến giải thoát cuối cùng.

6/ Đức Phật hoằng dương một tôn giáo chẳng có huyền bí:
Ngài nói "Tất cả việc chiêm tinh, bói toán đều là những môn học thấp kém, không cho môn đồ trong Phật giáo làm mọi phép thuật huyền bí, bất cứ người nào hễ sử dụng tà thuật để đặt điều kỳ lạ đều chẳng phải Phật tử của ta, những người làm phép huyền ảo ấy đều là việc nguy hiểm nhất".

Lúc Phật còn tại thế đã lo ngại và luôn phòng ngừa sáu yếu tố có hại này không cho xâm nhập Phật giáo. Nhưng sau khi Ngài nhập diệt thì sáu thứ tệ đoan này chẳng những xâm chiếm dần toàn bộ Phật giáo mà còn ngày một lộng hành hơn, nhưng tác hại của nó rốt cuộc chẳng thể làm tổn thương hết bản chất chơn thật của Phật giáo. Chúng ta phải nhận thức như sau:
1/ Rất chú trọng kinh nghiệm trực tiếp:
Xưa nay ở các tôn giáo khác chưa từng có trường hợp nào là hoàn toàn sử dụng kinh nghiệm trực tiếp của cá nhân tỏ bày lập trường của họ để phán đoán chân lý cuối cùng của từng sự việc mà chẳng căn cứ lý luận suy lý hoặc sự biện luận. Người Phật tử chơn chánh phải chứng ngộ bằng chính bản thân mình.

2/ Rất khoa học và là sự tồn tại duy nhất:
Kinh nghiệm trực tiếp chẳng những là sự phán đoán sau cùng, đồng thời cũng nêu rõ quan hệ nhân quả của bản thể sinh tồn, cũng là sự tồn tại duy nhất; nhân quả đều cùng tồn tại.

Ví như bản thể của trái táo trước mắt (hiện tại) là cái quả của trái táo đời trước (quá khứ), đồng thời cũng là nhân của trái táo đời sau (tương lai). Nhân và quả đồng thời qui tụ trong một trái táo, ấy tức là quan hệ nhân quả của tất cả bản thể sinh tồn, cũng là sự tồn tại duy nhất. Tương đối của sự tồn tại là "chẳng tồn tại", cái "chẳng tồn tại" kia không thể sinh ra cái "tồn tại" này, ngược lại, cái "tồn tại" này chẳng thể sinh ra cái "chẳng tồn tại" kia. Nhưng hễ có bỉ (kia) thử (này) ắt phải cùng thuộc về tồn tại; tức là bỉ và thử đều cùng tồn tại, nên gọi là sự tồn tại duy nhất vậy.

3/ Thực dụng nhất:
Đức Phật xả bỏ tất cả tư lường và tìm vật ngoài "Tâm" mà chỉ giải quyết vấn đề thực tế. Lời khai thị của Ngài chỉ là phương tiện tạm thời, chẳng có giá trị tuyệt đối, ví như dùng chiếc bè để qua sông, đến bờ rồi thì chiếc bè không cần sử dụng nữa vậy.

4/ Điều trị:
Phật bảo:
- Ta chẳng hỏi về tôn giáo, lập trường của ông, mà chỉ hỏi ông có bệnh tật gì?
- Ta chỉ khai thị cho ông về bệnh tật và cách chữa trị, ấy là nguồn khổ và cách dứt khổ vậy.

5/ Lấy "Người" làm bổn vị:
Đức Phật thuyết pháp chẳng nói về sự bắt đầu của vũ trụ mà nói về những vấn đề cuộc sống thực tế của loài người, tính chất và động lực có thể phát huy từ con người mà thôi.

6/ Dân chủ nhất:
Đức Phật phản đối chế độ giai cấp, nhất là chế độ truyền thừa, cha truyền con nối và những chế độ nghiêng về quyền lực.

Ngài xuất thân từ vua chúa, thuộc giai cấp thống trị, lại chẳng màng đến địa vị xã hội của bản thân mà quyết tâm đập tan mọi giai cấp, đối sử bình đẳng với đại chúng, nhận những kẻ nô lệ hèn thấp nhất ở Ấn Độ đương thời làm đệ tử.

7/ Tự tánh tự độ:
Phật pháp vì lợi ích tất cả chúng sanh, nhưng lại rất chú trọng về phương tiện tu hành của cá nhân. Đối tượng thuyết pháp của Phật là mỗi một "cá nhân". Ngài muốn mọi người đều chứng đắc Chánh Đẳng Chánh Giác, nênNgài nói với A Nan rằng:
- Con phải làm ngọn đuốc của chính mình, phải tin tưởng chính mình, ngoài chính mình ra, chớ nên ỷ lại bất cứ ai cả, phải vì sự giải thoát của chính mình mà siêng năng tu tập.

Ba Lần Cảnh Cáo
Khi Sắp Nhập Niết Bàn
Của Phật Thích Ca
Kinh Đại Bát Niết Bàn rằng:
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng:
"Ta dùng Bát Nhã thâm sâu quán khắp tất cả lục đạo trong tam giới, căn bản tánh lìa, cứu cánh tịch diệt, đồng với tướng hư không, vô danh vô thức, tình chấp đoạn diệt, vốn là bình đẳng, chẳng cao chẳng thấp, chẳng thấy chẳng nghe, chẳng tri chẳng giác, chẳng thể trói buộc, chẳng thể giải thoát, vô chúng sanh, vô thọ mạng, chẳng sanh chẳng khởi, chẳng tận chẳng diệt, phi thế gian, phi phi thế gian, Niết bàn sanh tử đều bất khả đắc, nhị tế (trước, sau) bình đẳng, các pháp bằng nhau, việc làm đồng như chẳng làm, cứu cánh yên tịnh. Từ pháp vô trụ, hành theo pháp tánh, dứt tất cả tướng, chẳng có một vật, pháp tướng như thế, đều bất khả đắc. Những kẻ biết được gọi là người xuất thế gian; việc này chẳng biết gọi là sanh tử bắt đầu. Các người cần phải đoạn dứt vô minh, diệt sự bắt đầu của sanh tử."
Lại nói với đại chúng rằng:
"Ta dùng Ma Ha Bát Nhã quán khắp hữu tình vô tình trong Tam giới, tất cả người và pháp đều là cứu cánh, chẳng có kẻ trói buộc, chẳng có người giải thoát, vô trụ vô y (chẳng nơi nương tựa) chẳng thể nhiếp trì, chẳng vào tam giới, chẳng ra tam giới, vốn là thanh tịnh, chẳng cáu bẩn, chẳng phiền não, bằng như hư không, bất bình đẳng, phi bất bình đẳng, tất cả tư tưởng động niệm trong tâm đều ngưng nghỉ, pháp tướng như thế gọi là Đại Niết Bàn, chơn thật thấy được pháp này gọi là giải thoát, phàm phu chẳng thấy gọi là vô minh."
Nói xong nhập Siêu thiền lần thứ ba, từ Sơ thiền cho đến Diệt Tận Định, rồi từ Diệt Tận Định trở ngược lại cho đến Sơ thiền, thuận nghịch như vậy vào Siêu thiền xong, lại nói với đại chúng rằng:
"Ta dùng Phật nhãn quán khắp tất cả pháp trong tam giới, thực tế của vô minh, tánh vốn giải thoát, tìm khắp mười phương đều bất khả đắc. Vì căn bản của vô minh chẳng có, nên nhánh lá của vô minh đều saün giải thoát; vì vô minh giải thoát nên lão tử đều được giải thoát. Do nhân duyên này, nay ta an trụ nơi Thường Tịch Diệt Quang (ánh sáng thường tịch diệt), gọi là Đại Niết Bàn."
Lời cảnh cáo kể trên là lời khai thị do lòng đại bi bất khả tư nghị của Đức Phật nói ra. Kẻ gặp được sự dạy bảo này, nên lấy xương mình làm bút, lột da mình làm giấy, chích máu mình làm mực, viết ra để bên cạnh mình, chẳng nên giây phút tạm quên, chẳng nên sát na mất sự chiếu soi.

Ví như trong lần khai thị thứ nhất rằng: "Quán khắp tất cả chúng sanh lục đạo, núi sông đất đai trong tam giới, căn bản tánh lìa, cứu cánh tịch diệt."
Lời khai thị thứ nhì: "Quán khắp hữu tình vô tình trong tam giới, tất cả người và pháp đều là cứu cánh."
Lời khai thị thứ ba: "Quán khắp tất cả các pháp trong tam giới, thực tế của vô minh, tánh vốn giải thoát."
Cho nên, khắp pháp giới, tận mười phương, tất cả hữu tình, vô tình, hữu tánh, vô tánh, núi sông đất đai, cỏ, cây, người hay súc vật, chẳng ở trong tam giới, chẳng ngoài tam giới; chẳng theo sanh tử, chẳng trụ Niết Bàn, đều đồng một chơn như, nhất tâm diệu tánh. Tín giải như thế, đốn vào Nhất Thừa, ngoài ý chỉ kể trên chẳng có bí quyết nào vậy.

"Pháp Môn An Tâm"
Của Tổ Đạt Ma
Lúc mê thì người đuổi theo pháp (còn pháp chấp), lúc ngộ thì pháp thuận theo người (pháp chấp đã dứt sạch); Lúc mê thì sắc thân làm chủ của tâm, lúc ngộ thì tâm làm chủ sắc thân. Hễ khởi tâm phân biệt đo lường thì hiện lượng của tâm thức đều như mộng huyễn chẳng thật. Nếu tâm thức tịch diệt, chẳng còn chỗ niệm khởi, ấy gọi là chánh giác.

****
Hỏi: Thế nào là hiện lượng của tâm thức?
Đáp: Thấy tất cả pháp Có, có chẳng tự có, do tự tâm chấp thật thành có; thấy tất cả pháp Không, không chẳng tự không, do tự tâm chấp thật thành không. Bất cứ pháp nào cũng thế, đều do tự tâm chấp có chấp không mà thành.

Nếu tạo tất cả tội, mà người ấy tự kiến Pháp Vương (kiến tánh triệt để, từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh) thì liền được giải thoát. Hễ từ nơi "sự" ngộ được thì sức dụng mạnh, nơi sự tự kiến pháp tánh, bất cứ lúc nào cũng chẳng mất chánh niệm. Còn từ nơi văn tự ngộ được thì sức dụng yếu kém vậy.

"Sự" tức là "Pháp", pháp tức là sự, sự và pháp chẳng hai chẳng khác, mặc cho ông nhảy nhót nhào lộn, đủ thứ tạo tác đều chẳng ra ngoài phạm vi của Pháp giới. Muốn đem pháp giới dung nạp pháp giới ấy là ngu si, vì bất cứ làm việc gì cũng chẳng thể ra ngoài pháp giới tâm được. Tại sao? Vì tâm thể và sự vật tức là pháp giới, cũng gọi là "hiện lượng" của tâm (Hiện lượng tức là thật tướng, chẳng phải hiển hiện số lượng vậy).

Hỏi: Người thế gian đủ thứ tu học, tại sao chẳng đắc đạo?
Đáp: Vì thấy có "ta" nên chẳng đắc đạo. Bậc thánh gặp khổ chẳng lo, gặp vui chẳng mừng, ấy là do chẳng thấy có "ta" nên chẳng màng khổ vui. Do quên hẳn cái "Ta" nên đến được chỗ vô vi. "Ta" còn tự quên thì còn việc gì mà chẳng quên ư!
Hỏi: Pháp tức là Không thì còn ai tu đạo ư?
Đáp: Có "Ai" mới cần tu đạo, nếu chẳng có "Ai" thì chẳng cần tu đạo. Cái "Ai" này tức là "Ta", nếu không chấp ngã, gặp bất cứ sự vật gì cũng chẳng sanh tâm thị phi. "Thị" do ta tự thị mà sự vật chẳng thị, "Phi" cũng do ta tự phi mà sự vật chẳng phi, nơi tâm vô tâm, ấy gọi là thông đạt Phật đạo; đối cảnh chẳng khởi tri kiến gọi là đạt đạo. Hễ gặp sự vật nào cũng liễu đạt nguồn gốc của nó thì có thể khai mở huệ nhãn.

Người trí tùy thuận sự vật chẳng tùy thuận bản ngã (ngã chấp đã dứt sạch) nên không có thuận nghịch lấy bỏ; kẻ ngu tùy thuận bản ngã (ngã chấp còn) mà chẳng tùy thuận sự vật nên có thuận nghịch lấy bỏ.

Chẳng thấy một vật gọi là kiến đạo (thấy vật chẳng chấp thật, thấy đồng như chẳng thấy); chẳng hành một vật gọi là hành đạo. Nơi tất cả xứ sở mà quên xứ sở (chẳng chấp thật có xứ sở đồng như không có xứ sở). Đang lúc tạo tác chẳng có năng tác, sở tác, tức là thấy Phật; lúc thấy có tất cả tướng tức là có cái kiến chấp để chấp tướng, nên đọa địa ngục, do quán chiếu thấu triệt pháp tánh nên được giải thoát. Hễ có ghi nhớ phân biệt đều thuộc về chảo dầu sôi lò lửa than, liền hiện tướng sanh tử. Nếu thấy được pháp giới tánh (tánh Niết bàn) tức là kiến tánh, chẳng ghi nhớ phân biệt tức là pháp tánh vậy.

Do tâm chẳng phải là sắc (vật chất) nên phi hữu, thường dụng chẳng gián đoạn nên phi vô; dụng mà thường Không nên phi hữu, không mà thường dụng nên phi vô (Tâm như hư không vô sở hữu mà dung nạp vạn vật nên Không mà thường dụng, dụng mà thường Không vậy.)
Lăng Nghiêm Tông Thông
"Ư sơ văn trung, nhập lưu vong sở, sở nhập ký tịch, động tịnh nhị tướng, liễu nhiên bất sanh, như thị tiệm tăng, văn sở văn tận"
Đoạn này như trong Kinh đã nói, giải thoát bước đầu tiên của Nhĩ căn được "Nhơn không" (Phá được nhơn ngã chấp).

Tận văn Bất trụ
Tức là năng văn sở văn đều tận mà chẳng trụ nơi "Văn tận".

Giác sở giác không
Tức như trong Kinh đã nói: "Tánh Không" tròn đầy sáng tỏ, được "Pháp" giải thoát (Phá được pháp ngã chấp).

"Không" "Giác" cực viên, không sở không diệt
Như trong Kinh nói: Giải thoát pháp chấp xong rồi thì cái "Không" cũng chẳng sanh (phá được Không chấp).

Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền
Tức là Kinh nói: Từ Tam-Ma-Địa (chánh định) được "Vô sanh nhẫn" (Chứng ngộ vô sanh pháp nhẫn).

"Có" phải nhờ "Không" mới được dung nạp; "Không" phải nhờ "Có" mới được hiển bày. Có chẳng thể lìa Không mà thấy có; Không chẳng thể lìa Có mà hiển hiện, nên Tâm Kinh nói: "Sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc" vì sắc không bất dị, chẳng thể tách rời vậy.

Trích Từ Đại Trí Độ Luận
Của Ngài Long Thọ Bồ Tát
Hỏi: Tại sao chẳng nói hư không quảng đại vô biên dung nạp tất cả vật mà lại nói hư không vô sở hữu dung nạp tất cả vật? Đại thừa cũng vô sở hữu sao không dung nạp tất cả vật?
Đáp: Hiện tiền thấy hư không vô sở hữu, tất cả vạn vật đều ở trong đó, vì vô sở hữu nên mới dung nạp.

Hỏi: Pháp tâm, tâm sở cũng vô hình tướng, tại sao không dung nạp tất cả vật?
Đáp: Pháp tâm, tâm sở là tướng giác tri, chẳng phải tướng dung nạp; lại chẳng có trụ xứ trong ngoài, gần xa... chỉ do tướng phân biệt mới biết có khái
niệm của tâm. Sắc pháp có trụ xứ, do sắc mới biết có hư không, vì sắc chẳng dung nạp nên mới biết hư không dung nạp; bởi do vô minh nên biết có minh, do khổ nên biết có vui, do chỗ không có sắc nên nói có hư không, chẳng có tướng khác. Lại nữa, pháp tâm, tâm sở còn có cái nghĩa không dung nạp: Cũng như tâm tà kiến không dung nạp chánh kiến, tâm chánh kiến không dung nạp tà kiến, còn hư không thì chẳng phải vậy, tất cả đều dung nạp.

Lại pháp tâm, tâm sở là tướng sanh diệt, là pháp có thể đoạn dứt, hư không thì chẳng thể đoạn dứt. Pháp tâm, tâm sở với hư không chỉ giống ở chỗ vô hình vô sắc, chứ không được nói là tất cả đều chẳng khác. Do đó nên trong các pháp nói hư không dung nạp tất cả.

Hỏi: Ý tôi hỏi là tại sao chẳng nói hư không quảng đại vô biên dung nạp tất cả vật, mà lại nói vô sở hữu nên dung nạp tất cả vật?
Đáp: Tôi nói hư không chẳng tự tướng, do sắc tướng nói có hư không. Nếu chẳng có tự tướng thì chẳng có hư không, nếu chẳng có hư không thì lấy gì nói quảng đại vô biên!
Hỏi: Ông nói tướng dung nạp tức là hư không rồi, tại sao lại nói chẳng có?
Đáp: Tướng dung nạp tức là chẳng có sắc tướng, là chỗ sắc chẳng đến, gọi là hư không. Nếu hư không là thật thì lúc chưa có sắc phải có hư không; nếu chưa có sắc mà có hư không thì hư không vô tướng. Tại sao vậy? Vì chưa có sắc vậy. Do có sắc nên biết có hư không, vì có sắc mới có vô sắc. Nếu trước có sắc sau mới có hư không thì hư không lại thành pháp tạo tác, pháp tạo tác chẳng gọi là thường. Nếu có pháp vô tướng thì chẳng thể được (vô lý), do đó nên chẳng có hư không.

Hỏi: Nếu vậy hư không là thường có, bởi do sắc mà có tướng hư không hiện rồi chứng tỏ có hư không ư?
Đáp: Nếu hư không trước đã vô tướng thì sau cũng là vô tướng. Nếu hư không trước đã hữu tướng thì tại sao tướng ấy không có sở tướng (chẳng có tướng sở hữu của hư không)? Nếu trước vô tướng thì sau cũng vô tướng (chẳng có tướng mạo của hư không). Nếu lìa hữu tướng vô tướng thì chẳng có trụ xứ của tướng. Nếu tướng chẳng trụ xứ thì sở tướng cũng chẳng trụ xứ. Sở tướng chẳng có nên tướng cũng chẳng có, lìa tướng và sở tướng đâu còn pháp nào nữa! Cho nên hư không chẳng gọi là tướng, chẳng gọi là sở tướng, chẳng gọi là pháp, chẳng gọi là phi pháp; chẳng gọi là hữu, chẳng gọi là vô, ngôn ngữ cách tuyệt, tịch diệt như vô dư Niết Bàn, tất cả pháp khác cũng như thế.

Hỏi: Nếu tất cả pháp đều như thế tức là hư không, tại sao còn lấy hư không để thí dụ?
Đáp: Nhân quả của các pháp đều là hư vọng, bởi vô minh mới có. Cái hư vọng đó lừa gạt chúng sanh, vì chúng sanh ở nơi các pháp hư vọng sanh tâm
chấp trước, mà chẳng phải ở nơi hư không sanh tâm chấp trước, mặc dù hư không cũng là hư vọng. Lục trần hư vọng lừa gạt tâm chúng sanh, hư không dù hư vọng nhưng chẳng phải như thế, cho nên lấy hư không để thí dụ.

Dùng việc thô hiện tiền để phá việc vi tế, như hư không bởi sắc mới có nên chỉ là giả danh, chẳng phải pháp nhất định. Chúng sanh cũng thế, do ngũ uẩn hòa hợp mới có, cũng là giả danh, chẳng phải pháp nhất định. Đại thừa Phật pháp cũng như thế, bởi do chúng sanh tánh không, nên chẳng Phật chẳng Bồ Tát, bởi do chúng sanh chấp có, nên có Phật có Bồ Tát. Nếu chẳng Phật chẳng Bồ Tát thì chẳng có Phật pháp Đại thừa. Do đó Đại thừa dung nạp vô lượng vô biên A Tăng Kỳ chúng sanh. Nếu thật có pháp thì chẳng thể dung nạp vô lượng chư Phật và đệ tử.

Hỏi: Nếu thật chẳng có hư không, tại sao dung nạp vô lượng vô biên A Tăng Kỳ chúng sanh?
Đáp: Do nghĩa này nên Phật thuyết pháp Đại thừa vốn chẳng có, nên A Tăng Kỳ chẳng có. A Tăng Kỳ chẳng có nên vô lượng chẳng có, vô lượng chẳng có nên vô biên chẳng có; vô biên chẳng có nên tất cả pháp cũng chẳng có, như thế nên dung nạp.

Nói tiếng A Tăng Kỳ, A tiếng Hán dịch là vô, Tăng Kỳ dịch là số, chúng sanh các pháp mỗi mỗi đều chẳng bờ bến nên gọi là vô số. Dùng số để đếm mười phương xa gần của hư không đều chẳng bờ bến, nên gọi là vô số. Đem tính số để đếm từng cái một của sáu Ba La Mật, mỗi mỗi bố thí, mỗi mỗi trì giới v.v... vốn chẳng có số, dùng số ấy để đếm bao nhiêu chúng sanh cho đến Phật thừa, quá khứ, hiện tại, vị lai đều chẳng thể đếm, ấy gọi là vô số.

Cũng có người nói số ban sơ là 1, chỉ có số 1, 1 thêm 1 nên nói là 2, thế thì tất cả chỉ là 1, chẳng có số khắc. Nếu tất cả đều là 1 tức là vô số vậy. Cũng có người nói tất cả pháp hòa hợp nên có tên gọi. Cũng như chiếc xe do trục, vành xe, vỏ xe.... hòa hợp thành tên gọi là chiếc xe, thật thì chẳng có pháp nhất định. Một pháp chẳng có thì nhiều pháp cũng chẳng có, vì trước một sau mới nhiều. Lại nữa, dùng số để đếm vật, vật chẳng có thì số cũng chẳng có. Nói
vô lượng (không thể đo lường) cũng như dùng đấu để lường gạo, dùng trí huệ để đo lường các pháp cũng như thế.

Các pháp tánh không, nên vô số; vô số nên vô lượng, vô lượng nên vô biên, chẳng có thật trí (Tâm Kinh nói Vô Trí Diệc Vô Đắc), như thế làm sao có tướng nhất định của các pháp để đo lường! Vì vô lượng nên vô biên, lượng gọi là tổng tướng, biên gọi là biệt tướng; lượng là ban sơ, biên là cuối cùng. Lại nữa, từ cái ta cho đến kẻ biết kẻ thấy vốn chẳng có thì thực tế cũng chẳng có; thực tế chẳng có nên vô số cũng chẳng có, vô số chẳng có nên vô lượng chẳng có, vô lượng chẳng có nên vô biên chẳng có; vô biên chẳng có nên tất cả pháp cũng chẳng có. Do đó nên nói tất cả pháp cứu cánh thanh tịnh, ấy là pháp Đại thừa dung nạp tất cả vậy.

Chúng sanh và pháp hai thứ làm nhân với nhau, nếu chẳng có chúng sanh thì chẳng có pháp; nếu chẳng có pháp thì chẳng có chúng sanh. Trước nói tổng tướng tất cả pháp không, sau nói biệt tướng mỗi mỗi các pháp đều không, thực tế tức là diệu pháp sau cùng. Cái này đã chẳng có thì cái kia làm sao có! Từ cái tánh bất khả tư nghì cho đến tánh Niết Bàn cũng đều như thế.

Ghi chú: Trong bài nói "chẳng có" chẳng phải có ý nghĩa đoạn diệt, vì người biết "chẳng có" ấy, chẳng thể đoạn diệt vậy. Nếu đoạn diệt được thì ai biết chẳng có!
Tâm Như Hư Không Vô Sở Hữu
Nguồn gốc của Phật pháp là tâm,
Nguồn gốc của vũ trụ cũng là tâm,
Người học Phật pháp phải biết cái nguồn gốc đó chính là tâm của mình chứ chẳng phải ai khác.

Theo thực tế mà nói, Phật giáo là giáo dục, truyền dạy Tâm Pháp dẫn đến giác ngộ cuối cùng, nhưng hiện nay nhiều người hiểu lầm cho là một tôn giáo mê tín. Nói giáo dục là bao gồm vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự vạn vật là tâm linh, nên Phật Thích Ca nói tất cả duy tâm tạo.

Vậy tâm là thế nào? Tâm là một danh từ ai cũng nói được, nhưng tâm là gì thì chẳng ai biết.

Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ là Ngài Long Thọ dùng "Hư không vô sở hữu" để thí dụ cho tâm. Tâm linh vốn chẳng có hình thể số lượng, do đó dùng bộ óc suy nghĩ chẳng thể tiếp xúc, nên chẳng thể dùng lời nói văn tự để diễn tả. Phật pháp chỉ có thể miễn cưỡng nói là Tánh Không. Không này tức là để hiển bày sự dụng của tâm. Cũng như hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật, tất cả vũ trụ vạn vật từ mặt trăng, mặt trời, cho tới núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối, bất cứ cái gì đều phải nhờ cái "Vô Sở Hữu" này dung nạp và ứng dụng.

Cuộc sống hằng ngày của con người như ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách, làm việc đều phải nhờ cái "vô sở hữu" này mới được hiển bày, chỉ tiếc rằng chúng ta ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết. Nên Phật Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp để mọi người đều được tự hiện toàn vẹn chính tâm mình. Cái giờ phút hiện ra tâm mình gọi là kiến tánh thành Phật.

Dù nói thành Phật thực chẳng có Phật để thành, chỉ là ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy mà thôi. Cũng như ở trong nhắm mắt chiêm bao tỉnh dậy thì tự chứng tỏ tất cả sự vật trong chiêm bao (người và thế giới chiêm bao) đều chẳng thật gọi là chứng ngộ.

Bản thể của tâm vô sở hữu tức là trống rỗng, vì trống rỗng nên gọi là Tánh Không, vì tánh không nên cùng khắp không gian thời gian. Cùng khắp không gian thì chẳng có khứ lai nên gọi là Như Lai, nghĩa là đúng như bản lai; cùng khắp thời gian thì không có gián đoạn sanh diệt nên gọi là Niết Bàn.

Vì trống rỗng vô sở hữu chẳng có chỗ để trụ nên gọi là Vô Sở Trụ; vì trống rỗng vô trụ thì chẳng thể trói buộc nên gọi là Giải Thoát. Nghĩa chữ Phật là giác ngộ, tâm của chúng sanh đều có tánh giác ngộ, nên gọi là Phật Tánh, cũng gọi là Bồ Đề, bồ đề nghĩa là giác ngộ. Nói tóm lại, danh từ thì có muôn ngàn sai biệt khác nhau nhưng nghĩa thì chẳng khác, chỉ là hiển bày thể dụng của tâm mà thôi.

Vì tâm vô sở hữu thì chẳng thể kiến lập, nên Phật nói là Vô Thủy, chẳng có bắt đầu, cũng gọi là vô sanh. Vì có sanh thì phải có bắt đầu. Vì vô sanh thì không thể kiến lập, nếu có thể kiến lập ắt có sự sanh khởi và bắt đầu, cho nên người chứng quả gọi là Ngộ Pháp Vô Sanh, cũng gọi là Chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Nói một cách khác, tất cả kinh Phật đều dùng sự hiểu biết của chúng sanh để chứng tỏ tất cả sự vật qua ý thức của bộ não nhận biết đều chẳng phải thật, nên nói Vạn Pháp Duy Tâm, Tất Cả Do Tâm Tạo. Vì tâm có thể tạo là có kiến lập, tức là chẳng thật vậy.

Bốn bài kệ nói về cái tri của Chơn Như Phật Tánh:
1. Nếu dùng Tri tri Tịch,
chẳng phải vô duyên tri
Như tay cầm Như ý,
phi tay chẳng như ý.

(Chẳng phải tay không cầm như ý).

2. Nếu dùng Tri tri Tri,
chẳng phải vô duyên tri,
Như tay tự tác quyền,
phi tay chẳng tác quyền.

3. Chẳng dùng Tri tri Tịch,
cũng chẳng tự tri Tri,
Chẳng phải là vô tri,
vì tự tánh rõ ràng,
chẳng đồng như gỗ đá.

4. Tay chẳng cầm như ý,
cũng chẳng tự tác quyền.

Chẳng phải là không tay,
vì tay vẫn an nhiên,
chẳng đồng như sừng thỏ.


Ghi chú. Vô duyên tri: Chánh tri kiến của Phật Tánh, không có sự nhân duyên đối đãi nên gọi là Vô Duyên Tri.

Lược giải: Bốn bài kệ kể trên của Ngài Huyền Giác Vĩnh Gia đại sư dùng cánh tay để thí dụ vô duyên tri của Phật tánh, cũng gọi là Chánh Biến Tri, cũng gọi là Trí Bát Nhã. Kinh Lăng Nghiêm nói "Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn", nay Ngài Vĩnh Gia dùng cánh tay để thí dụ sự tri chẳng thể kiến lập, vì có kiến lập thì có nhân duyên đối đãi, chẳng thể gọi là Vô Duyên Tri. Nói "Vô duyên" là không có nhân duyên đối đãi, như bài kệ thứ nhất: Nếu kiến lập sở tri, dù sở tri là tịch lặng, những người tu đến mức độ tịch lặng, cảm thấy thanh thanh tịnh tịnh, tự cho là mức độ cao lắm mà chẳng biết hễ kiến lập sở tri thì có năng sở đối đãi, chướng ngại sự dụng hoạt bát vạn năng của bản tri (vô duyên tri), như tay cầm cây như ý thì trụ nơi ngoại cảnh, đánh mất sự dụng hoạt bát vạn năng của tay, tay chẳng cầm cây như ý thì muốn lấy gì cũng được, hễ tay cầm cây như ý rồi thì lấy gì cũng chẳng được vậy.

Bài kệ thứ 2 là tiến thêm một bước, dù chẳng lập sở tri nhưng biết mình có năng tri vẫn là kiến lập sự tri, có tri thì có bất tri để đối đãi, nên chẳng phải vô duyên tri. Như tay chẳng cầm vật bên ngoài mà tự tác quyền (tự làm nắm tay), tác quyền rồi (tức là trụ nơi cái tri của tự mình kiến lập) thì mất hết sự dụng hoạt bát vạn năng của cánh tay, nên cũng chẳng thể cầm lấy đồ vật nào cả.

Vậy chẳng biết ngoại cảnh cũng chẳng tự có biết, người ta thường cho như thế là lọt vào vô tri như gỗ đá chẳng biết gì cả, nên có bài kệ thứ 3: Vì tự tánh rõ ràng, chẳng đồng như gỗ đá. Thế thì làm sao chứng minh được?
Nên có bài kệ thứ 4 dùng cánh tay để chứng tỏ: Như tay chẳng cầm vật ngoài, cũng chẳng tự tác quyền, chẳng phải là không tay, vì tay vẫn an nhiên chẳng hề bị mất, nên chẳng đồng như sừng thỏ, Vì sừng thỏ chỉ có tên gọi mà chẳng có vật thật vậy.

Hỏi: "Tổ Sư Thiền" dùng cái không biết (nghi tình) để tu, khi đến thoại đầu thì sắp kiến tánh, sắp kiến tánh là sắp biết, phải không?
Đáp: Không thể nói là sắp biết, vì bản tri vốn vô thủy vô sanh, chưa bao giờ bị gián đoạn thì làm sao nói "sắp biết" được? Nếu bị gián đoạn rồi biết lại mới có thể nói là sắp biết, cũng như nói "trời gần sáng rồi mặt trời sắp chiếu", mặt trời có ngưng chiếu hồi nào đâu mà nói mặt trời sắp chiếu? Không thấy ánh sáng mặt trời là vì bị che khuất chứ đâu phải mặt trời ngưng chiếu! Cái tri của con người cũng thế, không thể nói là "sắp biết", sở dĩ không hiện được bản tri là do ý thức phân biệt của bộ não ham kiến lập sở hữu rồi tự che khuất, chứ cái tri của bản thể vốn không bao giờ bị gián đoạn vậy.

Vì bản tri không gián đoạn nên chẳng thể kiến lập sự tri, nếu kiến lập sự tri tức có 2 cái tri, Thiền tông gọi là "Trên đầu mọc thêm cái đầu", ấy là bệnh nặng, phải mời Bác sĩ cắt bỏ mới được.

Nay nói sơ về cách thực hành Tham Tổ Sư Thiền, tức là tham thoại đầu và khán thoại đầu. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói. Nghĩa là chưa khởi ý niệm muốn nói, mới được gọi là thoại đầu. Hễ khởi niệm muốn nói là thoại vĩ rồi, Tham là hỏi câu thoại để kích thích sự không hiểu không biết.

Khán là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết đó là gì? Chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, nên nhìn mãi không thấy gì, vẫn còn không biết, chính cái không biết đó Thiền Tông gọi là nghi tình.

Hành giả tham thiền, cứ hỏi và nhìn đồng thời đi song song để giữ cái nghi tình. Nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu. Thoại đầu tức là vô thủy vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước, cũng là nguồn gốc của ý thức. Từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước, ngay đó liền lìa ý thức, cái sát na lìa ý thức đó gọi là kiến tánh thành Phật, tức là trí Bát Nhã được hiện hành khắp không gian thời gian, sự hiểu biết chẳng có gì thiếu sót. Giáo môn gọi là "Chánh Biến Tri".

Nguồn Gốc Của Phật Pháp
Thân thể của Trí Bát Nhã, có người gọi là Phật tánh, Tâm Chân như, Diệu tâm. Bản thể của nó là Tri, mà dụng của nó cũng là Tri. Tất cả mọi người trên thế gian, tất cả chúng sanh cho đến vạn vật trong vũ trụ đều là vật sở tri của nó. Nhưng mà tất cả người, tất cả chư Phật đều chẳng thể biết được nó, vì nó chẳng thuộc về sở tri. Cho nên nó vĩnh viễn không thể bị ai phát hiện được (luôn cả Phật) vì nếu nó đã bị phát hiện thì thành sở tri rồi.

Điều này ở trên thế gian thật là kỳ diệu lại thêm kỳ diệu. Nhưng theo lý toán học mà suy luận thì cũng chẳng phải kỳ diệu.

Theo một cuốn sách toán học ở Hồng Kông xuất bản nói: Có con sâu dép cỏ (Paramaecium) là động vật rất nhỏ, cứ mỗi một ngày đêm thì nứt ra thành hai, từ đời thứ 1 đến đời 90 thì thể tích của nó bằng một mét khối (m3). Đến đời 130 thì thể tích của nó bằng quả địa cầu:
290 = 1 mét khối (m3)
2130 = 1 quả địa cầu
Nếu đảo ngược lại, đem quả địa cầu xẻ 2, xẻ 4, xẻ 8, cứ tiếp tục xẻ qua 130 lần thì trở lại bằng con sâu dép cỏ.

Theo lý này suy luận, nếu đem con sâu dép cỏ xẻ thêm 1 lần 130 nữa, thì đơn vị thịt của con sâu dép cỏ do con số biểu thị đó còn thấy được chăng? Nếu đem nó xẻ thêm 10 lần 130, cho đến trăm ngàn lần 130, thì con số vẫn có thể biểu thị được đơn vị thịt của con sâu đó, nhưng thực tế thì thịt của con sâu đó chúng ta còn cảm nhận được không?
Căn cứ theo toán học, nếu đem 1 con sâu làm đơn vị 1, trước 1 đó thêm một số 0 thì thành 0.1, thêm số 0 nữa thì thành 0.01, cứ theo đó mà suy, tiếp tục vẽ thêm số 0 cho đến dài bằng vòng quanh một quả đất, rồi 2 quả đất, rồi 3 quả đất... thì vĩnh viễn vô tận. Giả sử khoa học kỹ thuật cải tiến kính hiển vi tốc độ còn nhanh hơn vẽ số 0 thì có thể phát hiện được đơn vị thịt của con sâu đó. Nhưng đơn vị ấy thực sự chưa phải là thực tế vì con sâu còn có thể phân chia mãi mãi cho đến vô cùng...

Việc này Phật Thích Ca gọi là bất khả đắc, cũng là nghĩa vô thủy vô sanh.

Trong Kinh Lăng Già, Phật nhắc đi nhắc lại với chúng sanh: cần phải xa lìa "tự tâm hiện lượng" bởi vì cái năng hiện của tự tâm là Tri và Kiến, sở hiện tức là Hữu và Vô, đều thuộc về sản phẩm của bộ não, nên Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn." Tri kiến là năng lập, hữu vô là sở lập. Khi bộ não biến thành tro biến thành đất rồi thì cái bất khả đắc của Pháp bản trụ đâu có thể theo bộ não mà biến thành tro thành đất ư?
Theo lời Thế Tôn nói: Bất khả đắc gọi là bất sanh, bất khả biến gọi là bất diệt. Cái pháp bất sanh bất diệt nầy tức là bản thể của thực tướng vậy!
Trích Lục Từ Lăng Nghiêm Tông Thông, Quyển 1 Và 2
Tông Thông rằng: Bát Thức Quy Củ Tụng nói: "Kẻ ngu khó phân biệt giữa thức với căn, bởi vì căn với thức khó phân biệt đã lâu. Nếu nói căn chẳng phải thức thì căn là căn, thức là thức, vậy thì thức phải thấy căn, nhưng thật thì chẳng thấy. Nếu nói căn tức là thức thì kẻ chết vẫn còn nhãn căn tại sao không thấy? Nên biết ngũ căn chỉ là vật chất có tác dụng chiếu soi cảnh trần mà thôi. Thức thì phải phân biệt rõ ràng. Hiện tượng của hai thứ huân tập chẳng đồng. Ngũ căn thuộc về sắc pháp, tức là thân tướng phần của thức thứ tám, có hai tác dụng chấp và thọ, là tánh vô ký (phi thiện phi ác). Ngũ thức là tâm pháp tức là kiến phần của thức thứ tám, đầy đủ ba tánh (thiện, ác, vô ký), có khả năng giúp cho ý thức phân biệt rõ ràng gọi là tánh cảnh,thuộc hiện lượng. Nên Tụng nói: "Tánh cảnh hiện lượng thông tam tánh". Đến thức thứ sáu mới có phân biệt, thuộc tỷ lượng, phi lượng (xem lược giải).

Đây là sự phân biệt giữa căn với thức vậy.

Lược giải:
Bát Thức Qui Củ Tụng nói: "Tánh cảnh hiện lượng thông tam tánh." Tánh cảnh hiện lượng: Y theo tục đế nói: Sự nhận biết đối với cảnh vật của tiền ngũ thức thuộc tánh cảnh hiện lượng. Độ lượng của mỗi thức đều có tánh bất khả biến chân thật và cố định. Như nhĩ thức nghe âm thanh chỉ biết là âm thanh; như dùng thước đo vải, chỉ biết độ dài là bao nhiêu thước tấc. Độ dài này cố định là tánh bất khả biến, chẳng thể tăng giảm. Năng lực của mỗi thức chỉ có thể giữ đúng bổn vị của mình mà thôi.

Tam tánh: Thiện, ác, vô ký.

#Tánh thiện: Là làm những việc có lợi ích cho bản thân hoặc người khác nơi hiện tại và vị lai, tin tưởng tâm thiện là do chủng tử thiện căn sở tạo, tất cả việc thiện cũng gọi là thiện nghiệp.

#Tánh ác: Do các tâm tham dục sanh khởi, tạo tất cả ác nghiệp, vi phạm tổn hại đến mình hoặc người khác nơi đời hiện tại và vị lai, thuộc về tánh ác, cũng gọi là ác nghiệp.

#Tánh vô ký: Là pháp phi thiện phi ác, chẳng có chút niệm nào dính mắc sự lợi ích hay tổn hại, chẳng thể dùng ý thức để phân biệt. Trong duy thức có hai thứ vô ký:
A) Vô ký có che lấp: Tự thể nó có tánh chấp trước rất yếu để che lấp Thánh đạo, như thức thứ bảy luôn luôn chấp thức thứ tám là ta. Dù chẳng có sức để trực tiếp lợi ích hoặc tổn hại mình và người, nhưng có cái tự thể chấp trước. Sự vật nào đồng như tánh này đều thuộc về vô ký có che lấp.

B) Vô ký chẳng che lấp: Tự thể nó chẳng có tánh chấp trước, nhưng tự tánh rất yếu chẳng có chút sức nào để lợi ích hoặc tổn hại mình và người, như thức thứ tám. Phàm có tánh đồng với loại này đều thuộc về vô ký chẳng che lấp.

Hai tánh kể trên gọi chung là tánh vô ký.

Về Tam tánh gồm thiện, ác, vô ký (phi thiện phi ác). Tiền ngũ thức dù thông tam tánh mà chẳng thể phân biệt tam tánh. Thức thứ sáu thì có tánh khả biến thuộc tỉ lượng và phi lượng. Hiện lượng như trước mắt thấy mưa; tỉ lượng như sáng thức dậy thấy sân trước sân sau đều thấm ướt thì suy biết đêm qua có mưa; phi lượng như thấy mặt đất bị tưới nước ướt, tưởng là đêm qua có mưa, sự thật thì chẳng có mưa.

Tiền ngũ thức chẳng thể hợp tác với nhau. Mỗi thức chỉ có thể kết hợp với cảnh trần riêng biệt của mỗi thức. Còn thức thứ sáu thì có thể hợp tác với bất cứ thức nào trong tiền ngũ thức. Mà sự nhận thức của nó thuộc tánh khả biến.

Ngũ căn chỉ có thể nhận thức về cảm giác. Còn thức thứ sáu thì có tác dụng về tư duy và liễu ngộ. Cũng như nhãn căn là có năng lực về thị giác, nhưng chỉ có thể chiếu soi cảnh trần mà chẳng thể phân biệt. Còn nhãn thức qua thị giác thì có tác dụng nhận thức phân biệt (thuộc tánh cố định). Ý căn chỉ có năng lực tư duy, còn ý thức thì qua sự tư duy, rồi sanh tác dụng nhận thức phân biệt (thuộc tánh khả biến). Nói tóm lại, lục căn có thể giúp cho lục thức sanh khởi sự phân biệt cao độ vậy.

Kinh Pháp Bảo Đàn phân biệt lục căn với lục thức có nói: "Sắc thân (thân thể) của người thế gian là thành. Lục căn là cửa. Ngoài có năm cửa (tức ngũ căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân). Trong có cửa ý (tức ý căn). Khi 6 thức ra 6 cửa (tức lục căn), nếu ở nơi lục trần chẳng tạp, chẳng nhiễm thì tới lui tự do, ứng dụng chẳng ngại, tức là Bát Nhã tam muội, tự tại giải thoát, gọi là vô niệm hạnh.

Bát Thức Qui Củ Tụng có câu: "Khứ hậu lai tiên tác chủ công."
Thức thứ tám chứa các chủng tử của thiện ác nghiệp. Khi đầu thai thì đến trước nhất (lai tiên), khi chết là cái rời khỏi nhục thân sau cùng (khứ hậu). Do tánh chấp ngã của thức thứ bảy kết hợp với sinh lý của cơ thể mà làm chủ nhân nơi thân này. Bắt đầu từ tinh cha trứng mẹ kết hợp thành thai nhi. Nhờ bát thức làm cơ nhân (DNA) mà dần dần hình thành hệ thống thần kinh của bộ não, đồng thời cùng khắp các tế bào và lục phủ ngũ tạng của toàn thân. Do bộ não làm thủ tướng. Do sự lôi kéo của ngã chấp, khiến lục thức với lục căn hợp tác mà nghe theo lệnh của bộ não. Nhưng mà, lục căn thuộc về sắc pháp (thể vật chất), lục thức thuộc về tâm pháp (thể tinh thần), căn có thể hoại diệt, thức thì chẳng thể hoại diệt. Nếu tu hành đến kiến tánh thì được chuyển bát thức thành tứ trí mà ra khỏi luân hồi. Chấm dứt sự sanh tử, dứt hẳn sự đầu thai chuyển thế, tự do tự tại vĩnh viễn, chẳng còn tạo nghiệp và bị nghiệp lực trói buộc.

Về chuyển thức thành trí trong kinh Pháp Bảo Đàn có 8 câu kệ:
Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,
Bình đẳng tánh trí tâm chẳng bệnh,
Diệu quan sát trí chẳng tác ý.

(Sự thấy của diệu quan sát trí chẳng cần tác ý)
Thành sở tác trí đồng viên cảnh.

Ngũ, bát, lục, thất quả nhân chuyển,
Chỉ dùng tên gọi chẳng thật tánh.

Nếu ngay nơi chuyển chẳng dính mắc,
Ở chỗ náo động cũng đại định.

Lược giải:
#"Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh"
Thức thứ tám chuyển thành trí như gương tròn chiếu soi, phổ chiếu vạn pháp là trí vốn thanh tịnh của bản tánh.

#"Bình đẳng tánh trí tâm chẳng bệnh"
Thức thứ bảy chấp thức thứ tám là ta (thức thứ tám là bản thể của tất cả pháp) thành bệnh ô nhiễm, nay chuyển thành "bình đẳng tánh trí" ảnh hưởng thức thứ sáu chẳng khởi phân biệt tưởng thì tâm chẳng bệnh.

#"Diệu quan sát trí chẳng tác ý"
Khi thức thứ sáu chuyển thành "diệu quan sát trí" rồi dù thấy mà chẳng có tác ý.

#"Thành sở tác trí đồng viên cảnh"
Tiền ngũ thức duyên theo sự lãnh đạo của thức thứ sáu mà khởi vọng tưởng phân biệt khi chuyển thành "thành sở tác trí" rồi, tức đồng "đại viên cảnh trí", dù dùng mà chẳng tác ý phân biệt.

#"Ngũ, bát, lục, thất quả nhân chuyển"
Lục và thất là trong nhân chuyển (thức thứ sáu là nhân tiệm tu, thuộc giáo môn, thức thứ bảy là nhân đốn ngộ, thuộc thiền môn), ngũ và bát là trên quả chuyển vì hễ vọng chấp của thức thứ bảy chuyển thì ngũ và bát cũng chuyển theo.

#"Chỉ dùng tên gọi chẳng thật tánh"
Tám thứ thức kể trên chuyển thành tứ trí chỉ là tên gọi chẳng có tánh thực, nghĩa là chỉ chuyển cái tên mà chẳng phải chuyển cái thể vậy.

#"Nếu ngay nơi chuyển chẳng dính mắc"
Nếu ở nơi chuyển mà chẳng chấp trước (chẳng chấp thật).

#"Ở chỗ náo động cũng đại định"
Bất cứ ở chỗ hoàn cảnh náo động cách mấy cũng đều là đại định (chẳng có nhập định xuất định, vĩnh viễn ở trong định).

Chư tổ đã triệt ngộ mỗi mỗi đều tự có cái cơ sảo phương tiện để khế hợp với đương cơ. Hoặc đánh hoặc hét hoặc nói hoặc nín.... Các cơ sảo ấy giống như sự bày đặt vô lý, nhưng lại có tác dụng đột nhiên cắt đứt nguồn suối ý thức của hiện nghiệp người đó. Mục đích là để khiến học giả ngay đó khai ngộ, chẳng phải muốn học giả hiểu rõ đạo lý. Nếu học giả tự làm tài khôn, dùng ý thức cầu tri giải đạo lý tức tự bế tắc cửa ngộ của mình. Như thế thì vĩnh viễn chẳng ngộ được. Xin các bạn đồng tham cẩn thận!
Lời Kinh: Cho nên A Nan, nay ngươi phải biết lúc thấy sáng, kiến tinh (tánh thấy) chẳng phải là sáng; lúc thấy tối, kiến tinh chẳng phải là tối; lúc thấy thông, kiến tinh chẳng phải là thông; lúc thấy nghẽn, kiến tinh chẳng phải là nghẽn. Bốn nghĩa trên chứng tỏ kiến tinh chẳng theo cảnh trần sanh diệt. Ngươi còn nên biết "Kiến kiến chi thời" (lúc cái bản kiến tự hiện), "Kiến phi thị kiến" (kiến chẳng phải là kiến), "Kiến do ly kiến" (kiến còn phải lìa kiến), "Kiến bất năng cập" (vì kiến chẳng thể thấy được kiến), tại sao còn nói tướng nhân duyên, tự nhiên, và hòa hợp?
Tông Thông: Đây là Thế Tôn hiển bày đệ nhất nghĩa đế, gọi là Diệu Bồ Đề Đạo vậy. Kiến và kiến duyên gồm đủ năm nghĩa: sáng, tối, thông, nghẽn là bốn thứ kiến duyên (sở kiến), còn kiến tinh là một thứ "kiến" vọng (năng kiến). Thế Tôn ở đây phân biệt kiến (kiến tinh) và kiến duyên (là tướng sáng tối thông nghẽn). Đem bốn nghĩa sở kiến suy luận thì chứng tỏ kiến tinh lìa trần mà có (trần có sanh diệt, kiến tinh không có sanh diệt). Cũng nhờ suy luận này mà phân biệt chơn kiến. Chơn kiến thường chiếu rõ kiến tinh, mà kiến tinh chẳng thể chiếu rõ chơn kiến. Chơn kiến là đệ nhất nguyệt (chơn nguyệt) nên cho kiến tinh là vọng (như đệ nhị nguyệt).

Than ơi, kiến do ly kiến, dù nói là kiến nhưng còn phải lìa kiến, bởi vì kiến tinh chẳng thể thấy được (kiến bất năng cập). Do đó, nơi nào có bóng dáng để mô tả mà cho là nhân duyên là tự nhiên là hòa hợp, ấy chẳng phải vọng sao?
Công án 1
Bách Trượng hỏi tăng: Thấy chăng?
Tăng đáp: thấy.

Trượng hỏi: thấy rồi thế nào?
Đáp: thấy chẳng hai.

Trượng hỏi: đã nói thấy chẳng hai, tức là chẳng dùng "kiến" để thấy cái "kiến", nếu dùng "kiến" để "kiến" nữa, vậy là cái kiến trước đúng hay là cái kiến sau đúng? Như kinh nói: "Khi kiến kiến (là hiện cái bản kiến tức là kiến tánh), kiến chẳng phải là kiến, kiến còn phải lìa kiến, vì kiến tinh chẳng thể đến được". Cho nên chẳng hành "kiến pháp", chẳng hành "văn pháp" (pháp nghe), chẳng hành "giác pháp", chư Phật liền thọ ký cho.

Kinh Bảo Tích nói: "Pháp thân chẳng thể dùng kiến văn giác tri để cầu:
Chẳng phải sở thấy của nhục nhãn vì vô sắc; chẳng phải sở thấy của thiên nhãn vì vô vọng; chẳng phải sở thấy của huệ nhãn vì lìa tướng; chẳng phải sở thấy của pháp nhãn vì lìa "chư hành" (vô thường); chẳng phải sở thấy của Phật nhãn vì lìa "chư thức"; nếu chẳng lập những tri kiến kể trên, gọi là tri kiến Phật (tức là diệu giác)".

Công Án 2
Xưa kia Đại Lãng tham kiến Mã Tổ. Tổ hỏi: Ngươi đến cầu gì?
Đáp: Cầu tri kiến Phật.

Tổ nói: Phật chẳng tri kiến, tri kiến là ma. Ngươi từ đâu đến?
Đáp: Từ núi Nam Nhạc đến.

Tổ nói: Ngươi từ Nam Nhạc đến, chưa rõ tâm yếu của Tào Khê, ngươi mau về đó, chẳng nên đi nơi khác.

Đại Lãng về đến Nam Nhạc Thạch Đầu, liền hỏi: Thế nào là Phật?
Thạch Đầu đáp: Ngươi chẳng có Phật tánh.

Đại Lãng hỏi: Sâu bọ hàm linh, lại như thế nào?
Thạch Đầu đáp: Sâu bọ hàm linh, thì có Phật tánh.

Hỏi: Sao Huệ Lãng lại không có?
Đầu đáp: Vì ngươi không chịu thừa nhận.

Lãng nghe ngay đó khai ngộ. Sau khi kiến tánh ở chùa, hễ có người học đạo đến, Đại Lãng đều bảo: "Đi đi! Ngươi chẳng có Phật tánh." Ngài tiếp chúng đều đại khái như thế.

Kinh nói: Vì A Nan lầm nhận kẻ đuổi theo vật là tâm, nên Phật quở: Ấy chẳng phải tâm ngươi. A Nan nói: Tôi làm tất cả việc đều nhờ tâm này, nếu Phật nói ấy chẳng phải tâm, thì tôi là người không có tâm (chẳng phải tâm là chẳng phải bản tâm).

Vậy theo công án Đại Lãng kể trên thì được biết đâu phải lìa giác tri mà không còn cái gì ư? (có năng lượng khắp không gian thời gian)
Chân tâm xa lìa tất cả phân biệt tức đại viên cảnh, xa lìa chư trần, như: Hữu, vô, động, tịnh, v.v... Tâm này vốn tự vô nhiễm, nên gọi là thanh tịnh; nhiễm mà chẳng nhiễm nên gọi là diệu tịnh. Tất cả nhân quả thế giới vi trần v.v... đều từ chân tâm mà kiến lập, đó cũng là bản tánh vọng tâm của cửu pháp giới vậy. (cửu pháp giới là: bồ tát, duyên giác, thanh văn, trời, người, tu la, xúc sanh, quỉ, địa ngục)
Tông Thông rằng: Thân ngươi tức là tướng phần, tâm ngươi tức là kiến phần.

Tướng phần gồm có pháp sở duyên của căn trần như sơn hà đại địa, sáng tối sắc không v.v... Kiến phần gồm tám thứ thức, tức lục thức Mặc Na và A Lại Da. Cả hai phần đều là sự dụng của chân tâm. Tâm này bản (vốn) diệu, chẳng nhờ tu tập. Tại sao nói bản diệu vậy? Vì nói về thể thì là viên diệu minh tâm. Từ diệu khởi minh, nên gọi là viên; nói về cái dụng, thì là bửu minh diệu tánh, tức minh mà diệu, nên gọi là bửu. Tức diệu mà minh, chẳng trụ nơi minh, tức minh mà diệu, chẳng trụ nơi diệu, nên chẳng có chút nhiễm ô.

Nếu chuyển thức thành trí, ấy tức là đại viên cảnh trí của bản diệu vậy.

Cho nên tất cả kiến phần tướng phần đều là bóng (sở hiện) trong gương tròn mà thôi (tức đại viên cảnh trí).

Tông Thông rằng: Kiến tinh với duyên trần (đuổi theo cảnh trần), là có năng sở khác biệt, diệu tâm với kiến tinh thì có thể với dụng khác biệt. Nên diệu
tâm như chân nguyệt (đệ nhất nguyệt), kiến tinh như đệ nhị nguyệt, duyên trần phân biệt như bóng trăng trong nước vậy.

Nếu cho niệm là tri thì tâm chẳng cùng khắp. Bồ Tát Mã Minh nói: "Nếu tâm có động (khởi tâm động niệm), thì cái tri chẳng cùng khắp." Tướng động gọi là "niệm ngại" (là bị niệm chướng ngại), lìa những "niệm ngại" cái tri ấy mới cùng khắp.

Công án 3
Báo Từ Văn Thùy đã từng nghiên cứu kinh Thủ Lăng Nghiêm, tham kiến Pháp Nhãn thiền sư, trình sở học của mình cho là phù hợp ý chỉ trong kinh.

Pháp Nhãn hỏi: Lăng Nghiêm há chẳng phải có nghĩa bát hoàn ư?
Văn Thùy đáp: Phải.

Nhãn hỏi: Minh hoàn cái gì?
Đáp: Minh hoàn nhật luân (mặt trời).

Nhãn hỏi: Nhật hoàn cái gì?
Văn Thùy ngơ ngác chẳng thể trả lời. Từ đó khâm phục mà thỉnh pháp. Vậy có thể biết "chủ trong chủ" chẳng phải dùng thí dụ giải thích mà có thể đến được.

Tông Thông rằng: Ban Sơ A Nan hỏi: "Diệu tâm tại sao chẳng thể hoàn?" Phật vì chân tâm chẳng thể diễn tả, nên mượn kiến tinh để phương tiện khai thị.

Kiến tinh gần với chân tâm, như đệ nhị nguyệt. Nhưng kiến tinh này cũng vọng, cũng cần phải hoàn. Chỉ có chân nguyệt dụ cho chân tánh, mới thật là bất hoàn vậy.

Công án 4
Vân Cư Trí thiền sư nói: Tánh thanh tịnh vốn là trạm nhiên chẳng có lay động, chẳng thuộc hữu vô, chẳng thể lấy bỏ, thể tự như như. Thấy rõ như thế mới gọi là kiến tánh. Tánh tức Phật, Phật tức tánh, nên gọi là kiến tánh thành Phật.

Hỏi: Tánh đã thanh tịnh chẳng thuộc hữu vô, tại sao có kiến?
Đáp: Kiến vô sở kiến.

Hỏi: Đã vô sở kiến sao lại còn có kiến?
Đáp: Kiến ấy cũng vô.

Hỏi: Khi kiến như vậy ấy là ai kiến?
Đáp: Chẳng có kẻ năng kiến.

Hỏi: Cứu cánh đạo lý ấy như thế nào?
Đáp: Vọng cho là có thì có năng sở, nên gọi là mê. Tùy kiến sanh tri giải thì đọa sanh tử. Người minh kiến thì chẳng phải vậy, suốt ngày kiến mà chưa từng kiến. Cầu chỗ danh hiệu thể tướng đều chẳng thể được, năng sở cùng tuyệt, gọi là kiến tánh.

Hỏi: Tánh này cùng khắp tất cả nơi chăng?
Đáp: Không nơi nào chẳng cùng khắp.

Hỏi: Phàm phu có chăng?
Đáp: Đã nói không nơi nào chẳng cùng khắp, đâu thể phàm phu mà chẳng có ư?
Hỏi: Tại sao chư Phật Bồ Tát chẳng bị nhốt trong sanh tử, chỉ có phàm phu bị chịu khổ này, vậy đâu được cùng khắp?
Đáp: Phàm phu ở nơi tánh thanh tịnh cho là có năng sở thì đọa vào sanh tử, chư Phật Bồ Tát khéo biết trong tánh thanh tịnh chẳng thuộc hữu vô, tức chẳng lập năng sở.

Hỏi: Nếu nói như vậy, tức là có người năng liễu và người bất liễu (tri).

Đáp: Liễu còn chẳng thể đắc, huống là có người bất liễu ư?
Hỏi: Chí lý như thế nào?
Đáp: Ta nói lời chủ yếu, ngươi nên biết trong tánh thanh tịnh chẳng có thánh phàm, cũng chẳng có người liễu hay bất liễu. Thánh với phàm cả hai đều là danh, nếu tùy danh sanh tri giải tức đọa nơi sanh tử. Nếu biết giả danh chẳng thật, tức chẳng có kẻ để gắn cái danh.

Lại nói: Đây là chỗ cùng tột, nếu nói ta liễu, ngươi bất liễu tức là bịnh nặng. Thấy có thánh phàm dơ sạch, cũng là bịnh nặng. Cho là chẳng có thánh phàm, lại thuộc xóa bỏ nhân quả. Thấy có tánh thanh tịnh để trụ cũng là bịnh nặng. Cho là không có tánh thanh tịnh để trụ cũng là bịnh nặng. Nhưng trong tánh thanh tịnh vốn chẳng mất cái phương tiện ứng dụng và hưng từ vận bi (khởi lên và vận dụng lòng từ bi). Như thế tức là ở nơi hưng khởi vận dụng mà cái tánh hoàn toàn thanh tịnh, ấy gọi là kiến tánh thành Phật vậy.

Lời nói kể trên của Vân Cư Trí, đối với giải thích "kiến do ly kiến" rất là rõ ràng, nên cùng ghi ở đây.

Thích Duy Lực

Lời Nói Ðầu
Có người hỏi: "Phật pháp có thể chia nhiều tông, tại sao không thể chia nhiều phái?" Nên biết Phật pháp là để hiển bày bản thể tự tánh bất nhị của Diệu giác nên chẳng thể chia. Có thể chia là giáo pháp (chẳng phải Phật pháp). Chư Phật chư Tổ, vì muốn thích ứng căn cơ trình độ của mọi chúng sanh, nên vì khế hợp đương cơ mà chia nhiều tông, tức là trên phù hợp ý Phật (Phật pháp chẳng thể chia), dưới khế hợp đương cơ (giáo pháp có thể chia) là vậy.

Giáo pháp thích hợp với người phương Ðông được chia làm năm hệ: Thiền, Giáo, Luật, Tịnh, và Mật. Thiền, Luật, Tịnh, Mật, mỗi hệ có một tông. Giáo môn lại chia thành bốn tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận và Duy Thức, cộng chung là tám tông đại thừa.

Luận này, vì muốn phá chấp nhị biên tương đối, nên phương tiện thiết lập Trung Quán. Nguồn gốc của nhị biên là "hữu" và "vô". "Hữu" bao gồm hữu vi pháp, "vô" bao gồm vô vi pháp. Nhị biên đã phá thì "Trung" không có chỗ để an lập. Như thế, đâu có học thuyết cao siêu để cho nghiên cứu mà dựng lập học phái Trung Quán!
Lục Tổ nói thuyết pháp chẳng lìa tự tánh, tự tánh là bất nhị. Kinh Ðại Thừa liễu nghĩa do Phật thuyết đều là bất nhị. Chư Tổ căn cứ theo kinh liễu nghĩa lập luận sớ giải cũng là bất nhị. Bất nhị thì chẳng có tương đối, chẳng có tương đối thì chẳng thể dùng bộ não suy nghĩ, chẳng thể dùng lời nói văn tự diễn đạt, cho nên Ðại Thừa Khởi Tín Luận nói: lìa "tướng tâm duyên", lìa "tướng danh tự" v.v...

Nên biết, những phương tiện do chư Phật chư Tổ thiết lập chỉ muốn khiến chúng sanh ngay đó khai ngộ, chứ chẳng phải muốn chúng sanh nghiên cứu tìm hiểu lý đạo. Do đó chẳng thể xem như một học thuyết để nghiên cứu mà chia ra nhiều học phái.

Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá. Như các phẩm Quán Như Lai, Quán Niết Bàn là thuộc về phá pháp vô vi, những phẩm Quán Nhân Duyên, Quán Khứ Lai thuộc về phá pháp hữu vi. Hữu vô tất cả pháp đều phá. Phàm có nhị biên tương đối đều phá hết.

Chư Phật chư Tổ dùng pháp phá làm phương tiện để phá sự chấp trước của chúng sanh. Chúng sanh có cái sở chấp nào, thì phá cái sở chấp nấy. Nếu chúng sanh chẳng có chấp trước, thì pháp phá cũng thành dư thừa. Nay chúng tôi biên tập yếu chỉ Trung Quán Luận này, chỉ ở trong mỗi phẩm rút ra vài bài kệ chủ yếu, để sáng tỏ yếu chỉ về pháp phá của tác giả mà thôi.

Thích Duy Lực

Phẩm Thứ Nhất
Phá Nhân Duyên
Phẩm thứ nhất là phá tất cả pháp, bởi vì tất cả pháp đều từ nhân duyên mà sanh.

Bất sanh cũng bất diệt
Bất thường cũng bất đoạn
Bất nhất cũng bất dị
Bất lai cũng bất xuất
Thường nói là nhân duyên
Khéo diệt các hý luận
Tôi kính đảnh lễ Phật
Trong các thuyết đệ nhất
Các pháp chẳng tự sanh
Cũng chẳng từ tha sanh
Chẳng cộng, chẳng vô nhân
(không nguyên nhân mà có)
Cho nên biết vô sanh
Giải thích. Các pháp từ nhân duyên mà sanh, duyên sanh thì chẳng có tự tánh (duyên hợp mới có, duyên lìa thì không) tức là nghĩa vô sanh vậy. Các pháp 27 phẩm trong luận này đều là nhân duyên tương đối, nên đều có thể dùng bài kệ thứ hai để phá trừ. Các pháp từ nhân duyên sanh thì chẳng phải tự sanh (các pháp chẳng tự sanh). Tha cũng có tự thể của nó, nên Tha cũng đồng như Tự (cũng chẳng từ tha sanh). Vậy Tự với Tha đều chẳng thể thành lập, thì lấy gì để cộng. Lại pháp đã từ nhân duyên sanh thì chẳng phải vô nhân (chẳng cộng, chẳng vô nhân), cho nên biết tất cả pháp đều vô sanh. Người chứng ngộ tức là ngộ cái pháp "vô sanh" này vậy.

Phẩm Thứ Nhì
Phá Khứ Lai
Ðã đi chẳng có đi
Chưa đi cũng chẳng đi
Lìa đã đi, chưa đi
Ðang đi cũng chẳng đi
Giải thích. "Ðang đi cũng chẳng đi": Lối giải thích trong nguyên văn của luận dùng "kẻ đi" với "pháp đi" rất khó hiểu. Nay dùng máy quay video để thí dụ thì dễ hiểu hơn. Ví như kẻ đi bước 10 bước, máy quay phim quay 100 tấm hình, khi phóng ảnh ra, coi cũng như lúc đang đi, nhưng xét kỹ trong 100 tấm hình, thì chẳng một tấm hình nào có đi. Như thế thì chứng minh "đang đi" cũng "chẳng đi". Cũng là nghĩa sát na (1 giây = 60 sát na) vô trụ vậy.

Phẩm Thứ Ba
Phá Lục Tình
Ghi chú. Lục tình: Lục thức đối với lục căn, lục trần, sanh khởi tình chấp, nên gọi là lục tình (có cảm tình chấp đó là thực)
Nhãn nhĩ và tỷ thiệt
Cùng thân ý lục tình
Nhãn nhĩ ... lục tình này
Hành sắc thanh ... lục trần
Kiến chẳng thể có kiến
Phi kiến cũng chẳng kiến
Nếu đã phá nơi kiến
Tức là phá người kiến
Lìa "kiến", chẳng lìa "kiến"
Người kiến chẳng thể đắc
Vì chẳng có người kiến
Ðâu có kiến để kiến
Giải thích. Kinh Lăng Nghiêm nói: Lúc thấy sáng, kiến tinh (tánh thấy) chẳng phải là sáng; lúc thấy tối, kiến tinh chẳng phải là tối; lúc thấy thông, kiến tinh chẳng phải là thông; lúc thấy nghẽn, kiến tinh chẳng phải là nghẽn. Bốn nghĩa trên chứng tỏ kiến tinh chẳng theo cảnh trần sanh diệt. Ngươi còn nên biết "kiến kiến chi thời" (lúc cái bản kiến tự hiện), "kiến phi thị kiến" (kiến chẳng phải là kiến), "kiến do ly kiến" (kiến còn phải lìa kiến), "kiến bất năng cập" (vì kiến chẳng thể thấy được kiến).

Theo cái nhìn của Thiền Tông
Ấy là Thế Tôn hiển bày đệ nhứt nghĩa đế, cũng là diệu bồ đề đạo vậy. Kiến và kiến duyên gồm có năm nghĩa: Sáng, tối, thông, nghẽn (trần) là bốn thứ kiến duyên (sở kiến), còn kiến tinh là một thứ kiến vọng (năng kiến). Thế Tôn ở đây phân biệt năng kiến (kiến tinh) và kiến duyên (tướng sáng, tối, thông, nghẽn). Bản thể của diệu giác gọi là chơn kiến, dụ như đệ nhất nguyệt, thường chiếu rõ kiến tinh, mà kiến tinh (đệ nhị nguyệt) thì chẳng thể thấy được chơn kiến. Nên cho kiến tinh là vọng (do dụi mắt sở hiện tức là vọng). Cái kiến tinh của năng kiến đã là vọng, thì sắc tướng do kiến tinh thấy được dĩ nhiên cũng là vọng. Năng sở đều vọng, thì chẳng có "kẻ năng kiến" và sắc tướng của "sở kiến". Theo đó suy luận thì biết những cảnh trần do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cảm nhận được cũng như thế. Nên Kinh Bảo Tích nói: "Pháp thân" chẳng thể dùng kiến văn giác tri để cầu; chẳng phải sở kiến của nhục nhãn, vì vô sắc; chẳng phải sở kiến của thiên nhãn, vì vô vọng; chẳng phải sở kiến của huệ nhãn, vì lìa tướng; chẳng phải sở kiến của pháp nhãn, vì lìa "chư hành" (vô thường); chẳng phải sở kiến của Phật nhãn, vì lìa "chư thức". Nếu chẳng cho là có những cái thấy kể trên thì gọi là tri kiến Phật (tức là diệu giác).

Công án Thiền Tông (chứng minh những điều trên)
Tăng Văn Thùy ở chùa Báo Từ có nghiên cứu Kinh Thủ Lăng Nghiêm, gặp thiền sư Pháp Nhãn, trình sở học của mình, cho là phù hợp ý chỉ trong kinh.

Nhãn hỏi: Lăng Nghiêm há chẳng phải có nghĩa bát hoàn ư? (tám thứ trả về nguồn gốc)
Thùy đáp: Phải.

Hỏi: Sáng hoàn cái gì?
Ðáp: Sáng hoàn nhật luân (mặt trời)
Hỏi: Nhật hoàn cái gì?
Văn Thùy ngơ ngác, chẳng thể trả lời. Từ đó khâm phục thỉnh pháp. Như thế có thể biết "chủ trong chủ" thực chẳng phải ghi chú, giải thích có thể đến được.

Phẩm Thứ Tư
Phá Ngũ Ấm (Ngũ Uẩn)
Nếu lìa nơi "sắc nhân" (nhân của sắc tướng)
"Sắc" thì bất khả đắc
Nếu phải lìa nơi sắc
Sắc nhân chẳng thể lìa
Nếu lìa sắc có nhân
Thì có nhân không quả
Nếu có nhân không quả
Thì chẳng có chỗ đúng
Giải thích. Vũ trụ vạn vật đều chẳng thể truy cứu nhân đầu tiên, nên Phật nói là vô thỉ (chẳng có bắt đầu) cũng là nghĩa "vô sanh" (trong phẩm Nhân Duyên đã phá). Sắc ấm phá như thế, thì thọ, tưởng, hành, thức, bốn ấm kia cũng phá như sắc ấm.

Phẩm Thứ Năm
Phá Lục Chủng (Sáu Thứ)
Ghi chú. Ðịa Thủy Hỏa Phong tứ đại, thêm Không đại và Kiến đại, cộng chung là lục chủng.

Lúc "tướng không" chưa có
Thì chẳng pháp "hư không"
Nếu hư không có trước
Thì hư không "vô tướng"
Vì tướng đã chẳng có
Sở tướng cũng chẳng có
Nếu sở tướng chẳng có
Thì tướng cũng chẳng có
Cho nên biết hư không
Phi hữu cũng phi vô
Phi tướng phi sở tướng
Năm thứ kia cũng thế
Giải thích. Nếu trước đã "vô tướng" thì sau cũng phải vô tướng. Nếu có tướng, thì tại sao chẳng có sở tướng (chẳng có tướng sở hữu của hư không). "Sở tướng" chẳng có, thì "tướng" đương nhiên cũng chẳng có (chẳng có tướng mạo của hư không). Ðịa, thủy, hỏa, phong, kiến, năm thứ "đại" cũng đồng như hư không, chẳng thể thành lập.

Phẩm Thứ Sáu
Phá Nhiễm Và Kẻ Nhiễm
Nếu lìa nơi pháp nhiễm
Trước tự có kẻ nhiễm
Thì kẻ bị nhiễm này
Phải sanh ra pháp nhiễm
Nếu chẳng có pháp nhiễm
Tại sao phải có nhiễm
Có nhiễm hoặc chẳng nhiễm
Kẻ nhiễm cũng như thế
Giải thích. Lục trần thuộc về pháp nhiễm. Chúng sanh ham thích lục trần thuộc về kẻ nhiễm. Nếu cho rằng lìa pháp nhiễm mà kẻ nhiễm có trước, thì quả thuyết này chẳng thể lập. Nếu chúng sanh chẳng ham thích lục trần, thì chẳng thành kẻ nhiễm. Nếu chẳng có kẻ nhiễm, thì làm sao có pháp nhiễm? Nếu pháp nhiễm với kẻ nhiễm cùng một lúc, thì chẳng có nhân duyên tương đối, tức là chẳng vì kẻ nhiễm mà có pháp nhiễm, cũng chẳng vì pháp nhiễm mà có kẻ nhiễm. Thế thì hai thứ "kẻ nhiễm" và "pháp nhiễm" phải là "thường" (không đoạn). Nếu thế thì chúng sanh vĩnh viễn chẳng có ngày giải thoát. Nhưng sự thực thì đời đời đều có chúng sanh giải thoát.

Phẩm Thứ Bảy
Quán Tam Tướng (Sanh, Trụ, Diệt)
Nếu sanh là hữu vi
Thì phải có tam tướng
Nếu sanh là vô vi
Ðâu có tướng hữu vi
Tam tướng nếu hợp lìa
Chẳng thể có sở tướng
Tại sao ở một chỗ
Ðồng thời có tam tướng
Giải thích. Sanh, trụ, diệt, ba tướng thuộc về pháp hữu vi. Nếu hợp thì tam pháp trái ngược nhau, chẳng thể cùng ở một lúc, nghĩa là lúc sanh thì chẳng có tướng trụ diệt, lúc trụ thì chẳng có tướng sanh diệt, lúc diệt thì chẳng có tướng sanh trụ. Nếu lìa thì chẳng có "sở tướng", tức là sanh chẳng có tướng "sở sanh", trụ chẳng có tướng "sở trụ", diệt chẳng có tướng "sở diệt". Nếu thuộc về pháp vô vi, thì chẳng có tam tướng.

Phẩm Thứ Tám
Quán Phá "Pháp Tác" Và "Kẻ Tác"
(pháp làm và kẻ làm)
Quyết định có kẻ tác
Chẳng tác, nghiệp "quyết định"
Quyết định chẳng kẻ tác
Chẳng tác, chẳng "định nghiệp"
Quyết định "nghiệp" vô tác
Nghiệp ấy chẳng kẻ tác
Nếu kẻ tác chẳng tác
Kẻ tác cũng chẳng "nghiệp"
Quyết định có kẻ tác
Thì phải có nghiệp tác
Kẻ tác và nghiệp tác
Tức đọa nơi vô nhân (không có nhân)
Nếu đọa nơi vô nhân
Thì vô nhân vô quả
Vô "tác" vô "kẻ tác"
Pháp tác thành vô dụng
Chẳng có những pháp tác (pháp, kẻ, nghiệp)
Thì chẳng có tội phước
Vì tội phước đã không
Tội phước báo cũng không
Nếu chẳng tội phước báo
Cũng chẳng đại Niết Bàn
Những việc có sở tác
Ðều "không", chẳng có quả
Giải thích. "Pháp tác" với "kẻ tác" và "nghiệp sở tác". Ba thứ hòa hợp nên có quả báo, ba thứ trên nếu thuộc hữu vi, thì trong hữu vi đã phá. Nếu thuộc vô vi, thì trong vô vi đã phá. Kỳ thực pháp phá của mỗi phẩm đều giống nhau, tức là dùng nghĩa trung đạo để phá nhị biên của tương đối vậy.

Phẩm Thứ Chín
Phá Bản Trụ (bản lai vốn đã có)
Có người nói: 

Các căn nhãn nhĩ tỷ ...

Các pháp khổ với vui
Thực ai có việc này
Gọi là pháp bản trụ
Nếu chẳng có bản trụ
Ai có nhãn nhĩ tỷ ...

Do đó nên được biết
Trước đã có bản trụ
Phá: 

Nếu lìa nhãn nhĩ tỷ ...

Và khổ vui các pháp
Bản trụ đã có trước
Thì làm sao chứng tỏ
Nếu lìa nhãn nhĩ tỷ ...

Mà có pháp bản trụ
Thì phải lìa bản trụ
Mà có nhãn nhĩ tỷ ...

Do pháp biết có người
Do người biết có pháp
Lìa pháp đâu có người
Lìa người đâu có pháp
Tất cả nhãn nhĩ tỷ ...

Thực chẳng có bản trụ
Nhãn nhĩ tỷ ... các căn
Tùy theo tướng phân biệt
Nhãn nhĩ ... chẳng bản trụ
Sau này cũng chẳng có
Vì tam thế chẳng có
Chẳng "hữu" "vô" phân biệt
Giải thích. Theo sự suy xét kỹ càng về bản trụ nơi nhãn nhĩ các căn, trước đã không có, thì sau cũng phải không có. Nếu tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) đều không, tức là pháp "vô sanh", thì ở nơi nào mà sanh ra pháp bản trụ?
Phẩm Thứ Mười
Phá "Ðốt" Và "Sở Ðốt"
Nếu "đốt" là "sở đốt"
Tác, kẻ tác thành một
Nếu đốt khác sở đốt
Lìa sở đốt có đốt
Giải thích. Ðốt là lửa, sở đốt là củi, kẻ tác là người, sở tác là nghiệp. Nếu đốt với sở đốt là một, thì kẻ tác với sở tác cũng phải là một. Như thợ gốm tác bình, thợ gốm chẳng phải bình, bình chẳng phải thợ gốm, tác và sở tác chẳng thể thành một. Nếu nói chẳng thể thành một thì phải khác. Nếu khác thì lìa sở đốt mà có đốt (lìa củi mà có lửa). Nhưng thực tế thì chẳng thể được, nên nói khác cũng không được. Thế thì được biết: "đốt" với "sở đốt" đều chẳng thể thành lập.

Phẩm Thứ Mười Một
Phá Bản Tế (thực tế bản lai vốn sẵn)
Sở thuyết của đại thánh
Bản tế bất khả đắc
Sanh tử chẳng bắt đầu
Cũng chẳng có cuối cùng
Nếu chẳng có thỉ chung
Chính giữa làm sao có
Cho nên ở trong đó
Trước sau chung cũng không
(cộng chung cũng chẳng có)
Giả sử sanh có trước
Sau mới có già chết
Không già chết có sanh
Sanh không có già chết
Nếu già chết có trước
Sau mới có kẻ sanh
Ấy tức là vô nhân
Không sanh có già chết
Giải thích. Phật nói bản tế đầu tiên của sanh tử bất khả đắc, bởi vì sanh với tử đều chẳng thể có bắt đầu. Chẳng bắt đầu thì chẳng cuối cùng. Nếu sanh có trước rồi mới có già chết, thì chẳng do già chết mà có sanh. Vậy thì già chết với sanh mỗi mỗi tự độc lập. Nếu sanh độc lập, thì chẳng có già chết. Nhưng sự thực thì có sanh phải có chết, sanh với chết chẳng thể lìa nhau. Nếu già chết có trước, sau mới có sự sanh, thì già chết chẳng có nhân, tức là chẳng có sanh mà lại có già chết. Cho nên Bát Nhã Tâm Kinh nói: "Vô lão tử, diệc vô lão tử tận", là đáng tin vậy.

Phẩm Thứ Mười Hai
Phá Khổ
Tự tác với tha tác
Cộng tác vô nhân tác
Thuyết những khổ như thế
Ðều chẳng thể thành khổ
Trước hữu chẳng thành khổ
Trước vô chẳng thành khổ
Ðịnh hữu đã chẳng thành
Ðịnh vô cũng chẳng thành
Cho nên biết các pháp
Thực tế chẳng có khổ
Giải thích. Lúc đói chẳng được ăn, thì phải chịu cái khổ nhịn đói. Lúc lạnh chẳng được áo mặc, thì phải chịu cái khổ bị lạnh. Người giàu ăn mặc đầy đủ, thì không có cái khổ chịu lạnh đói. Kẻ nghèo, nếu được người bố thí cũng được đủ ăn mặc, cũng khỏi chịu cái khổ đói lạnh. Cái khổ nếu trước đã tự có, thì chẳng vì bị lạnh đói mà lại có khổ lạnh đói (vô lý). Cái khổ nếu trước đã không có, thì đâu thể có khổ. Khổ nếu nhất định có, thì người nào cũng phải chịu cái khổ lạnh đói (vô lý). Khổ nếu nhất định không có, thì đâu thể có khổ. Những khổ về lão, bịnh, tử, cũng có thể y theo pháp phá kể trên mà suy luận. Nghĩa là tất cả đều chẳng thể thành lập khổ.

Tự tác, tha tác, cộng tác, vô nhân tác đã phá trong phẩm thứ nhất.

Phẩm Thứ Mười Ba
Phá "Hành"
Hỏi: Như kinh Phật sở thuyết
Hư vọng chấp lấy tướng
Vì vọng chấp chư hành
Nên gọi là hư vọng
Phá: Kẻ hư vọng chấp lấy
Trong đó lấy cái gì
Phật thuyết những việc này
Muốn hiển bày nghĩa không
Vì các pháp khác nhau
Biết đều là "vô tánh"
Tánh vô pháp cũng vô
Vì tất cả pháp không
Ðại thánh thuyết pháp không
Vì lìa chư kiến chấp
Nếu lại thấy có không
Phật chẳng thể giáo hóa
Giải thích. "Hành" là sự hành vi biến hóa. Hành vi biến hóa là sát na sinh diệt, nên Phật nói chư hành vô thường. Vô thường thì chẳng thật, chẳng thật nên hư vọng. Hư vọng thì chẳng thể chấp lấy. Phật nói hư vọng chẳng thể chấp lấy là muốn hiển bày nghĩa không vậy. Vì các pháp khác nhau thì mỗi mỗi chẳng có tự tánh. Pháp chẳng tự tánh thì pháp chẳng có, nên nói tất cả pháp không. Phật thuyết pháp không là dùng để phá 62 thứ kiến chấp và phá phiền não của nghiệp ái vô minh. "Không" là công cụ dùng để phá chấp, nếu trở lại chấp "không" thì người ấy chẳng thể giáo hóa. Như có bệnh mới cần uống thuốc, nếu chấp thuốc thành bệnh, thì chẳng thể trị. Cũng như lửa từ củi ra, dùng nước có thể diệt lửa. Nếu lửa từ nước ra, thì phải dùng cái gì để diệt? "Không" dụ cho nước, có thể dẹp tắt những lửa phiền não. Nếu lại ở nơi "không" mà sanh khởi kiến chấp, hoặc cho là có cái "không", hoặc cho là chẳng có cái "không", vì tranh chấp "hữu" "vô" lại sanh khởi phiền não nữa. Nếu dùng "không" để giáo hóa người này, thì họ nói tôi biết "không" đã lâu. Nếu lìa "không" thì chẳng có đạo niết bàn. Như kinh nói: Không, vô tướng, vô tác, nơi ba cửa này được giải thoát. Ðấy chỉ là ngôn thuyết mà thôi. (Không, vô tướng: thì chẳng thể tu; vô tác: thì không có tu, vậy đâu thể giải thoát)
Phẩm Thứ Mười Bốn
Phá "Hợp"
"Kiến" "sở kiến" "kẻ kiến"
Ba thứ này khác chỗ
Ba pháp khác như thế
Chẳng lúc nào hợp được
Khác biệt nên có hợp
Ba thứ "kiến" chẳng khác
Vì tướng khác chẳng thành
Ba kiến làm sao hợp?
Khác, vì khác có khác
Khác, lìa khác chẳng khác
Nếu từ sở nhân ra
Pháp chẳng khác với nhân
Trong khác, chẳng tướng khác
Trong chẳng khác, cũng không
Vì chẳng có tướng khác
Cái này chẳng khác kia
Pháp đồng chẳng tự hợp
Pháp khác cũng chẳng hợp
Kẻ hợp với lúc hợp
Pháp hợp đều chẳng có
Giải thích. "Kiến" là nhãn căn, "sở kiến" là sắc trần, "kẻ kiến" là ta, chỗ của ba thứ khác nhau. Nói khác chỗ là: Nhãn căn ở trong thân, sắc trần ở ngoài thân, còn "tôi" hoặc nói ở trong thân hoặc nói ở khắp nơi, cho nên chẳng thể hợp (hợp chẳng được). Tự thể của các pháp chẳng thể hợp, như ngón tay chẳng thể hợp với ngón tay, mỗi pháp cách biệt ở mỗi nơi, cũng chẳng thể hợp, nên "pháp hợp" bất khả đắc. "Pháp hợp" đã bất khả đắc, thì "kẻ hợp" "lúc hợp" đều bất khả đắc.

Phẩm Thứ Mười Lăm
Phá Hữu Vô
Hữu nếu chẳng thể thành
Thì vô làm sao thành
Vì đã có "pháp hữu"
Hữu hoại gọi là vô
Nếu người thấy hữu, vô
Thấy tự tánh, tha tánh
Như thế thì chẳng thấy
Phật pháp chân thật nghĩa
Ðịnh hữu là chấp thường
Ðịnh vô là chấp đoạn
Cho nên người có trí
Chẳng nên chấp hữu, vô
Giải thích. Nếu pháp là thực "hữu", thực hữu thì chẳng thể hoại diệt mà thành vô. Nếu thực "vô", thực vô thì chẳng thể sanh "hữu". Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều là pháp sanh diệt. Sanh diệt thì chẳng thuộc về hữu vô. Nếu chẳng sanh diệt là pháp vô vi, lại chẳng dính líu đến sự hữu vô. Cho nên chấp hữu, chấp vô đều chẳng phải nghĩa chân thật của Phật pháp vậy.

Phẩm Thứ Mười Sáu
Quán Trói Mở
Chư hành có vãng lai
"Thường" chẳng có vãng lai
"Vô thường" chẳng vãng lai
Chúng sanh cũng như thế
Nếu chúng sanh vãng lai
Tìm cùng hết năm thứ
Trong các ấm giới nghiệp
Ðâu có ai vãng lai
(Năm thứ: sanh, tử, ấm, giới, nhập cộng năm thứ)
Nếu từ thân đến thân
Vãng lai, tức vô thân
Nếu mà chẳng có thân
Thì chẳng có vãng lai
"Chư hành" tướng sanh diệt
Chẳng trói cũng chẳng mở
Chúng sanh như lời trên
Chẳng trói cũng chẳng mở
Nếu thân gọi là trói
Có thân thì chẳng trói
Vô thân cũng chẳng trói
Vậy nơi nào có trói
Giải thích: Từ thân hài nhi đến thân tiểu đồng, cho đến thân thanh niên, thân lão niên, đều cùng một thân. Từ một thân đến một thân, tức là kẻ vãng lai vô thân (từ nhỏ tới già chỉ có một thân thì không có thân khác vãng lai). Nếu trước đã có thân thì chẳng nên còn có từ thân đến thân. Nếu trước chẳng có thân, làm sao có sanh tử vãng lai? Nếu thân ngũ ấm gọi là trói, chúng sanh đã có ngũ ấm trước thì chẳng thể trói, vì một người chẳng có hai thân (trước có thân ngũ ấm, sau lại có thân nữa). Nếu chẳng có thân thì chẳng có ngũ ấm. Tại sao mà có trói? Chẳng trói thì chẳng mở, nên trói mở đều chẳng thành lập.

Phẩm Thứ Mười Bảy
Quán Nghiệp
Người khéo hàng phục tâm (ác tâm)
Lợi ích cho chúng sanh
Ấy gọi là thiện nghiệp
Là chủng tử quả báo
Ðại thánh thuyết hai nghiệp (thiện và ác)
"Tư" với "từ tư" sanh
Nghiệp trong tướng khác biệt
Mỗi mỗi phân biệt thuyết
(Ghi chú: "tư" là suy nghĩ là ý nghiệp,
"từ tư" tức là sanh ra thân, khẩu nghiệp)
Nghiệp trụ đến thọ báo
Nghiệp ấy tức là thường
Nếu diệt tức vô thường
Ðâu thể sanh quả báo
Giải thích. Nghiệp nếu từ trụ cho đến thọ báo, nghiệp ấy tức là thường (thường là pháp vô vi). Sự thực thì chẳng phải vậy, vì nghiệp là tướng sanh diệt. Nhất niệm còn chẳng trụ, huống là từ trụ đến quả báo, nếu diệt thì chẳng có nghiệp. Chẳng nghiệp làm sao sanh ra quả báo.

Phẩm Thứ Mười Tám
Quán "Pháp"
Phật thuyết các pháp từ nhân duyên sanh, thì mỗi mỗi chẳng có tự tánh, tức là vô ngã.

Nếu ngã là ngũ ấm
Ngã tức là sanh diệt
Nếu ngã khác ngũ ấm
Chẳng phải tướng ngũ ấm
Nếu là chẳng có ngã
Làm sao có ngã sở
Vì diệt "ngã" "ngã sở"
Ðược gọi "vô ngã trí"
Người đắc vô ngã trí
Ấy gọi là thực quán
Giải thích. Thực quán thì được sáng tỏ "tất cả các pháp vô sanh".

Phẩm Thứ Mười Chín
Quán "Thời"
Nếu do thời quá khứ
Có vị lai, hiện tại
Thì vị lai, hiện tại
Phải ở thời quá khứ
Nếu trong thời quá khứ
Chẳng vị lai, hiện tại
Sao nói do quá khứ
Chẳng do thời quá khứ
Thì chẳng thời vị lai
Cũng chẳng thời hiện tại
Cho nên chẳng tam thời
Giải thích. Bởi vì có quá khứ mới biết có vị lai; do quá khứ, vị lai mới biết có hiện tại. Nếu thời gian đã quá khứ thì chẳng hiện tại, hiện tại chẳng có, vị lai cũng chẳng có. Cho nên tam thời đều không có. Cũng như sát na vô trụ, thì chẳng có hiện tại, quá khứ, vị lai vậy.

Phẩm Thứ Hai Mươi
Quán Nhân Quả
Nếu chúng duyên hòa hợp
Mà có cái "quả" sanh
Trong hòa hợp đã có
Ðâu cần hòa hợp sanh
Nếu chúng duyên hòa hợp
Trong đó chẳng có quả
Tại sao từ chúng duyên
Hòa hợp mà sanh quả
Nếu chúng duyên hòa hợp
Mà lại có quả sanh
Năng sanh với sở sanh
Thì phải cùng một thời
Nếu trong nhân vô quả
Nhân đâu thể sanh quả
Nếu trong nhân có quả
Sao lại còn sanh quả
Giải thích. Trong nhân vô quả, thì chẳng thể sanh quả. Trong nhân đã có quả, cũng chẳng thể có thêm quả nữa. Tại sao? Cũng như người chẳng có thai thì làm sao sanh con? Nếu đã có thai trước, thì đâu thể còn có thai thêm mà sanh con nữa.

Phẩm Thứ Hai Mươi Mốt
Quán Thành Hoại
Pháp nếu lìa nơi thành
Làm sao mà có hoại
Nếu pháp lìa nơi hoại
Thì làm sao có thành
Thành, hoại cùng một thời
Làm sao có thành, hoại
Giải thích. Sanh tức là "thành", chết tức là "hoại". Nếu chia ra thì mỗi mỗi độc lập. Nghĩa là sanh chẳng có chết và chẳng cần sanh mà có sự chết. Nếu sanh tử hợp một, thì sanh với tử đồng thời (vô lý). Do đó, thành với hoại đều chẳng thể thành lập.

Phẩm Thứ Hai Mươi Hai
Quán Như Lai
Phi ấm phi lìa ấm
Thử bỉ chẳng tướng tại
(này kia chẳng có tướng tồn tại)
Như Lai chẳng có ấm
Nơi nào có Như Lai
Ấm hợp có Như Lai
Thì chẳng có tự tánh
Nếu chẳng có tự tánh
Do đâu lập sự có
Nếu chẳng có tự tánh
Tại sao có tha tánh
Lìa tự tánh tha tánh
Gọi gì là Như Lai
Người tà kiến thâm sâu
Thì nói chẳng Như Lai
Tướng Như Lai tịch diệt
Sao phân biệt hữu vô
Giải thích. Như Lai tức là giống như bổn lai, bổn lai thì vô thỉ vô sanh, vô sanh thì chẳng thể sanh "hữu", cũng chẳng thể sanh "vô", nên có Như Lai hay không có Như Lai đều sai. Chẳng thể kiến lập nghĩa Như Lai.

Phẩm Thứ Hai Mươi Ba
Quán "Ðiên Ðảo"
Hỏi: Từ tưởng nhớ phân biệt
Sanh khởi tham, sân, si
Tịnh, bất tịnh, điên đảo
Ðều từ chúng duyên sanh
Phá: Nếu nhân tịnh, bất tịnh
Ðiên đảo sanh tam độc
Tam độc tức vô tánh
Nên phiền não chẳng thật
Chẳng do nơi tướng tịnh
Thì chẳng có bất tịnh
Do tịnh có bất tịnh
Cho nên chẳng bất tịnh
Chẳng do nơi bất tịnh
Thì cũng chẳng có tịnh
Do bất tịnh có tịnh
Cho nên chẳng có tịnh
Giải thích. Nếu phiền não do tịnh, bất tịnh, điên đảo tưởng nhớ phân biệt mà sanh, tức chẳng có tự tánh (do nhân duyên của tưởng nhớ phân biệt mới sanh, chẳng phải tự sanh, chẳng tự sanh thì chẳng có tự tánh). Cho nên phiền não chẳng thật. Phiền não đã chẳng thật, thì cái nhân điên đảo cũng phải chẳng thật.

Phẩm Thứ Hai Mươi Bốn
Quán Tứ Ðế
Nếu tất cả "bất không" (khổ, tập, diệt, đạo, nếu mỗi mỗi có tự tánh, tức là bất không)
Thì chẳng có sanh diệt
Như thế thì chẳng có
Pháp của Tứ Thánh Ðế
Nếu "khổ" có định tánh (tánh nhất định)
Sao lại từ "tập" sanh
Khổ nếu có định tánh
Cũng chẳng nên có "diệt"
Khổ nếu có định tánh
Thì chẳng có tu "đạo"
Nếu "đạo" tu tập được
Thì chẳng có định tánh
Giải thích. Ðịnh và bất định đều chẳng thể thành lập, nên pháp Tứ Thánh Ðế cũng chẳng thể thành lập.

Phẩm Thứ Hai Mươi Lăm
Quán Niết Bàn
Nếu các pháp chẳng không
Thì vô sanh vô diệt (vô Niết Bàn)
Nếu Niết Bàn là có
Niết Bàn thuộc hữu vi
"Hữu" còn chẳng Niết Bàn
Huống là nơi "vô" ư
Giải thích. Tất cả pháp, tất cả thời, tất cả chủng tử đều do nhân duyên sanh, nên cứu cánh không. Trong cứu cánh không, tự tánh tất cả pháp đều bất khả đắc. Do đó, các pháp có sở hữu đều ngưng, hý luận đều diệt. Hý luận diệt, nên thông đạt "thực tướng vô tướng" của các pháp.

Phẩm Thứ Hai Mươi Sáu
Quán Thập Nhị Nhân Duyên
Chúng sanh, si che lấp (vô minh)
Rồi mới khởi "tâm hành"
(quá khứ, hiện tại, vị lai)
Vì từ "hành" duyên khởi
Tùy "hành" vào lục đạo
Do nhân duyên chư "hành"
"Thức" thọ "thân lục đạo"
Vì có chấp lấy thức
Tăng trưởng nơi "danh sắc"
Vì "danh sắc" tăng trưởng
Do đó sanh "lục nhập"
Giải thích. Vì có đại khổ ấm tụ tập, nên phàm phu vô trí, mà sanh khởi cái căn bản chư hành của sanh tử này, người trí thì chẳng có khởi. Do sự thấy như thực, thì vô minh diệt, vì vô minh diệt, thì chư hành cũng diệt, vì nhân diệt nên quả cũng diệt. Tu tập cái trí quán thập nhị nhân duyên sanh diệt như thế, nên cái sự ấy diệt. Vì sự ấy diệt, cho đến sanh, lão, tử, ưu bi (ưu sầu, bi thảm), đại khổ ấm đều như thực diệt hết. Nếu pháp có thể diệt, thì chẳng phải pháp thật, pháp thật thì chẳng có sanh diệt.

Phẩm Thứ Hai Mươi Bảy
Quán Tà Kiến
Như trong đời quá khứ
"Hữu ngã" "vô ngã" "kiến"
Hoặc cộng hoặc bất cộng
Việc ấy đều chẳng phải
Ngã nơi đời vị lai
Hoặc tác hoặc bất tác
Người có kiến như thế
Ðều đồng đời quá khứ
Nếu trời tức là người
Thì đọa vào bên "thường"
Nếu trời khác với người
Thì chẳng có tương tục
Nếu nửa trời nửa người
Thì đọa nơi nhị biên
Pháp nếu định có "lai"
Và nhất định có "khứ"
Thì sanh tử "hữu thỉ"
Thực thì chẳng việc này
Nếu thế gian "hữu biên"
Làm sao có "hậu thế"
Nếu thế gian "vô biên"
Làm sao có "hậu thế"
Ngũ ấm thường tương tục
Cũng như ngọn tim đèn
Do đó nên thế gian
Chẳng "hữu biên" "vô biên"
Vì nhất thiết pháp không
Những kiến chấp thế gian
Ở nơi nào lúc nào
Ai khởi những kiến chấp
(hữu, vô, thường, biên v.v...)
Ðức Phật Ðại thánh chủ
Thương xót (chúng sanh) thuyết pháp này
Ðoạn tất cả kiến chấp
Nay tôi đảnh lễ Phật
Giải thích. Lục đạo luân hồi là hiện tượng trong chiêm bao, dù có mà chẳng thật, nên người nào có chấp thật đều thuộc về tà kiến (xin xem thêm trong Yếu Chỉ Phật Pháp bài "Hai thứ chiêm bao do duy thức biến hiện".)
Lời Kết
Pháp sư Diệu Nhân, ngày 22 tháng 12 năm 1983, khi đọc "Nhập Trung Luận", có bút ký rằng:
Các đại luận sư Ấn Ðộ như Phật Hộ, Thanh Biện, Nguyệt Xưng, Tịnh Mạng, đều kế thừa học thuyết Trung Quán của Long Thọ. Nhưng vì quan điểm chẳng đồng trong vấn đề cho với chẳng cho "có ngoại cảnh" mà sanh ra học phái chẳng đồng.

Thanh Biện luận sư phá Duy Thức Luận, trong danh ngôn kiến lập tông phái cho "có ngoại cảnh". Phái này gọi là "Kinh Bộ Hạnh Trung Quán Sư".

Tịnh Mạnh luận sư thì lập cái thuyết "vô ngoại cảnh". Phái này gọi là "Du Già Hạnh Trung Quán Sư".

Nguyệt Xưng luận sư thì cho là "Trung Quán Kiến của Phật Hộ luận sư" thù thắng nhất, mà theo phái Phật Hộ, lại nói đời sau phần nhiều Trung Quán sư đều tùy thuận học thuyết của Phật Hộ với Nguyệt Xưng. Còn các phái Tát Ca, phái Ca Cử và phái Cách Lỗ của Phật giáo Tây Tạng cũng theo "Trung Quán Kiến" của Nguyệt Xưng luận sư, đồng thời kiến lập Nhập Trung Luận Tụng và Giải Thích, cũng cho biết danh hiệu phái ứng Thành và phái Tự Tục của Trung Quán v.v...

Than ơi! Tác giả Trung Luận dùng Trung Quán để phá kiến chấp của nhị biên tương đối. Nếu nhị biên đã phá thì đâu có cái "trung" để an lập, tại sao các đại luận sư Ấn Ðộ, mỗi mỗi đều có "Trung Quán Kiến" của họ, mà sanh ra nhiều học phái chẳng đồng như danh hiệu bốn phái kể trên. Thậm chí ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng cũng sanh "Trung Quán Kiến". Nếu theo đó suy luận thì Phật giáo các nước khác, cũng có thể bị truyền nhiễm kiến chấp của họ mà chẳng tự biết, khiến chư Phật chư Tổ muốn phá mà hơi sức đâu phá hết!
Trung Luận là vị thuốc để phá trừ kiến chấp nhị biên. Nếu chấp thuốc thành bệnh thì chẳng thể trị, như trong phẩm Phá "Hành" đã ghi rõ vậy. Nếu bút ký của pháp sư Diệu Nhân là thật, thì các đại luận sư kể trên cũng là thuộc về kẻ chư Phật chẳng thể giáo hóa ư!
Xem Thêm: 

Trung Luận, Bồ Tát long Thọ, Việt dịch: Thích Viên Lý
Lịch Sử Tư Tưởng Và Triết Học Tánh Không, TT. Thích Tâm Thiện
DO: DUY TẮC THIỀN SƯ LƯỢC GIẢNG
DỊCH VÀ BIÊN SOẠN : THÍCH DUY LỰC
GIẢI ĐỀ
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG là siêu việt số lượng.

ĐẠI là thể tánh bao gồm tất cả.

PHƯƠNG QUẢNG là nghiệp dụng phổ biến khắp nơi.

PHẬT là quả giác viên mãn.

HOA dụ cho vạn hạnh khai mở.

NGHIÊM dụ cho đại pháp trang nghiêm thành tựu cho con người.

KINH là xuyên thấu tất cả pháp.

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG là pháp sở chứng.

PHẬT là người năng chứng.

Hai chử Hoa Nghiêm dụ cho Phật ở nơi nhân địa mà vạn hạnh như hoa; dùng hoa này mà trang nghiêm quả địa, nên gọi là Hoa Nghiêm.

Vì Kinh Hoa Nghiêm quá dài, khó đọc, khó tin, khó giải, khó hành, khó chứng, cho nên nay trích dịch yếu chỉ kinh này để giúp cho các điều khó kể trên được dễ lại một phần nào.

Duy Tắc Thiền Sư là tổ thứ mười chín của phái Lâm Tế, cũng là trưởng tử của ngài Trung Phong Thiền Sư, sanh vào cuối đời nhà Nguyên Trung Quốc. Tác phẩm và ngữ lục của ngài được ghi trong Tục Tạng Kinh, tập thứ một trăm hai mươi hai.

YẾU CHỈ
Tám mươi mốt quyển Kinh Hoa Nghiêm chia làm bốn phần, gọi là tín, giải, hành, chứng.

Mười một quyển đầu tiên là vì chúng sanh khai phát cửa TÍN.

Bốn mươi mốt quyển kế là vì chúng sanh khai phát cửa GIẢI.

Bảy quyển kế tiếp là vì chúng sanh khai phát cửa HÀNH.

Hai mươi mốt quyển sau là vì chúng sanh khai phát cửa CHỨNG.

Giải thích ý nghĩa kinh này chẳng ra ngoài NGŨ CHU, LỤC TƯỚNG, TỨ PHÁP GIỚI, THẬP HUYỀN MÔN.

NGŨ CHU gồm năm thứ nhân quả viên tròn chu đáo là nghĩa lý tổng quát của Kinh Hoa Nghiêm.

1. Nhân quả sở tín.

2. Nhân quả sai biệt.

3. Nhân quả bình đẳng.

4. Nhân quả thành hạnh.

5. Nhân quả chứng nhập.

LỤC TƯỚNG là tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại.

Theo sự thấy của phàm phu, trên "sự tướng" mà nói, sự và tướng mỗi mỗi cách biệt chẳng đủ lục tướng. Nếu theo sự thấy của bậc thánh mà nói, thể tánh các pháp, mỗi một sự, một tướng đều đủ lục tướng viên dung. Vì lục tướng viên dung nên các pháp tức là nhất chân pháp giới vô tận duyên khởi, cũng gọi là Nhất chân pháp giới vô tận của "pháp giới". Lý viên dung này của vạn pháp do lục tướng mà được chứng tỏ. Lý này căn cứ theo lời văn nguyện thứ tư trong Sơ Địa Thập Đại Nguyện của bổn kinh, và là một đại pháp môn của Tông Hoa Nghiêm do Chí Tướng đại sư kiến lập (Nhị Tổ Tông Hoa Nghiêm).

1. Tổng tướng là nhất hàm đa đức như thân người có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, do các căn mà thành một thể.

2. Biệt tướng là nhiều đức dụng mỗi mỗi khác biệt chẳng phải một, như thân thể tuy là một mà nhãn, nhĩ,v.v...các căn mỗi mỗi chẳng đồng.

Hai tướng tổng, biệt này là một thân với các căn tương đối của hai nghĩa bình đẳng và sai biệt (nhân quả Ngũ Chu).

3. Đồng tướng là nhiều đức dụng chẳng trái nhau, mỗi mỗi sai biệt đều thành một nghĩa của Tổng tướng, cũng như nhãn, nhĩ v.v...các căn mỗi mỗi đều thành nghĩa thân thể mà chẳng phải vật khác.

4. Dị tướng là nhiều nghĩa tương đối, mỗi loại khác nhau, cũng như tướng mạo của nhãn, nhĩ v.v...các căn đều khác nhau.

Hai tướng đồng dị này là các căn tương đối lẫn nhau mà sáng tỏ được hai nghĩa bình đẳng và sai biệt.

5. Thành tướng là nhiều nghĩa đang duyên khởi mà thành một thể, cũng như các căn duyên khởi mà thành một thân.

6. Hoại tướng là nhiều nghĩa, mỗi mỗi trụ nơi tự tướng mà chẳng thay đổi, cũng như các căn trụ nơi tự tướng mà mỗi mỗi đều hiện ra sự dụng riêng biệt của mình.

Hai tướng thành hoại này y theo hai tướng đồng dị mà sáng tỏ cái quả của hai tướng tổng biệt và hai nghĩa bình đẳng, sai biệt.

Lục tướng này y theo Thể, Tướng, Dụng, phân làm hai nghĩa bình đẳng và sai biệt. Biểu đồ như sau :
Tất cả các pháp
Thể Tướng Dụng
Tổng Biệt Đồng Dị Thành Hoại
Tướng Tướng Tướng Tướng Tướng Tướng
Bình Đẳng Sai Biệt

TỨ PHÁP GIỚI :
1. Sự pháp giới : các pháp sắc và tâm của chúng sanh mỗi mỗi sai biệt, có giới hạn phân cách, nên gọi là "sự pháp giới".

2. Lý pháp giới : các pháp sắc và tâm của chúng sanh dù có sai biệt, mà đồng một thể tánh, nên gọi là "lý pháp giới".

3. Lý sự vô ngại pháp giới : Lý do sự mà hiển bày, sự do lý mà thành tựu, lý sự dung hợp lẫn nhau nên gọi là "lý sự vô ngại pháp giới".

4. Sự sự vô ngại pháp giới : tất cả giới hạn, phân cách của sự vật xứng với tánh dung thông, một tức nhiều, nhiều tức một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn, trùng trùng vô tận, nên gọi là "sự sự vô ngại pháp giới".

THẬP HUYỀN MÔN cũng gọi là Thập Huyền duyên khởi, do Hoa Nghiêm Tông kiến lập, để hiển bày "sự sự vô ngại pháp giới" trong Tứ Pháp Giới. Nếu thông suốt nghĩa này thì có thể nhập vào Huyền Hải của kinh Hoa Nghiêm, nên gọi là Huyền Môn. Mười môn này làm duyên với nhau mà sanh khởi cái khác, nên gọi là Duyên Khởi.

Thập Huyền Môn là :
1. Đồng thời cụ túc tương ứng môn :
Tất cả các pháp đồng thời đầy đủ trong một pháp, mỗi pháp đều có sự tương trợ lẩn nhau.

2. Quảng hiệp tự tại vô ngại môn :
Từ một tâm sanh ra vô lượng pháp là quảng, từ vô lượng pháp trở về một tâm là hiệp. Muốn quảng, muốn hiệp đều tự tại vô ngại.

3. Nhất đa tương dung bất đồng môn :
Một pháp dung nạp nhiều pháp, nhiều pháp ở trong một pháp, mỗi pháp chẳng đồng mà đồng, đồng mà chẳng đồng.

4. Chư Pháp tương tức tự tại môn :
Tất cả pháp đều do tâm tạo, vốn chẳng có khác, nên pháp kia tức pháp này, pháp này tức pháp kia, tương tức với nhau.

5. Ẩn mật hiển liễu câu thành môn :
Ngôn giáo của chư Phật hoặc ẩn hoặc hiện đều vì thành tựu cho chúng sanh.

6. Vi tế tương dung an lập môn :
Tất cả pháp dù vi tế đến chỗ vô hình vô tướng cũng dung nạp lẫn nhau và cũng kiến lập lẫn nhau.

7. Nhân Đà-La-Võng pháp giới môn :
Nhân Đà-La-Võng là lưới báu của Đế Thích, mỗi mắt lưới đều dùng châu ngọc giao kết nhau để dụ cho vạn pháp giao kết lẫn nhau, trùng trùng vô tận.

8. Thác sự hiển pháp sanh giải môn :
Mượn sự vật giả thiết thí dụ để hiển bày chánh pháp cho chúng sanh được dễ sanh khởi tín giải.

9. Thập thế cách pháp dị thành môn :
Cổ kim xa cách nhiều kiếp, dù mỗi pháp khác biệt mà nhân quả tương trợ với nhau nên vạn pháp mỗi mỗi đều được thành tựu.

10. Chủ Bạn (năng sở) viên minh cụ đức môn :
Dù lập năng sở mà viên tròn sáng tỏ, siêu việt năng sở, tất cả công đức vốn tự đầy đủ.

Thập huyền môn duyên khởi với nhau để diễn tả pháp giới sự sự vô ngại.

Tại sao các pháp sự sự vô ngại?
1. Vì duy tâm sở hiện, nên các pháp vốn chẳng có khác, chỉ do tâm Như Lai Tạng duyên khởi mà thành pháp sai biệt, nên phải có lý dung thông.

2. Vì pháp tánh vô định nên các pháp là pháp duyên khởi của tâm Như Lai Tạng, vốn chẳng có tự tánh nhất định, nên phải có lý dung thông.

3. Vì duyên khởi lẫn nhau, pháp duyên khởi không được tự thể độc lập, phải do pháp khác làm duyên mà thành, nên phải có lý dung thông.

4. Vì pháp tánh dung thông nên sự vật dung thông tự đúng như pháp tánh, nên phải có lý dung thông.

5. Vì pháp như mộng huyễn, các pháp chẳng thật, nên phải có lý dung thông.

6. Vì pháp như bóng hình, nên các pháp duyên khởi từ một tâm giới mà chẳng tồn tại, như bóng hình trong gương, nên phải có lý dung thông.

Sáu thứ nhân kể trên đều saün có lý dung thông, là y theo đức tướng của các pháp như như mà nói.

Bốn thứ nhân kể sau này là theo nghiệp dụng vô ngại mà nói.

7. Vì nhân vô hạn, nên hàng Bồ Tát tu nhân vô hạn, thì phải được quả nghiệp dụng vô ngại.

8. Vì Phật chứng chân tánh cùng tột, nên nghiệp dụng đúng như tánh cũng vô ngại.

9. Vì sức thiền định thâm sâu huyền diệu, nên được nghiệp dụng vô ngại.

10. Vì sức dụng thần thông giải thoát của tự tánh bất khả tư nghì, lìa sự ràng buộc của vạn pháp mà được tự tại, nên nghiệp dụng vô ngại.

Như thế gọi là "sự sự vô ngại pháp giới". Nếu chứng được sự sự vô ngại pháp giới thì tất cả đều là việc tự kỷ, cũng gọi là "nhất chân pháp giới". Nhưng hiện nay người khắp thế gian đều chẳng biết có việc tự kỷ, vì họ chẳng biết nên chẳng chịu tin. Vì chẳng tin nên chẳng thể hành, chỉ ở trong giàu sang, phú quí, tửu sắc, tài lợi mà trôi qua một đời, chẳng được thành tựu gì cả, dù biết ngày chết sắp đến, cũng còn không chịu quay đầu lại. Thật đáng thương xót!
Nhất chân pháp giới bao gồm vô biên thế giới, mười thứ huyền môn tổng nhiếp vô lượng pháp môn, tức sự tức lý, tức tánh tức tướng, tức tục tức chân, tức nhân tức quả, tức năng tức sở, tức thánh tức phàm, tức đa tức nhất, tức chánh báo tức y báo, như lưới báu của Đế Thích, trùng trùng hiển hiện, chẳng phải thần thông làm thành, vốn là pháp tánh như thế. kẻ mê gặp đâu đều chướng ngại, kẻ ngộ ngay đó toàn hiển bày. Ấy là lời văn viên đốn, xứng với tự tánh của Kinh Hoa Nghiêm, cũng là kinh của Thế Tôn giảng nơi thất xứ cửu hội vậy.

Thất xứ cửu hội là :
1. Bồ đề tràng.

2. Phổ-quang-minh điện.

3. Đao lợi thiên.

4. Dạ ma thiên.

5. Đâu xuất thiên.

6. Tha hóa thiên.

7 & 8. Trùng hội nơi Phổ quang minh điện.

9. Thệ đa lâm.

* Đệ nhất hội thuyết Như Lai Y báo và Chánh báo.

* Đệ nhị hội thuyết thập tín.

* Đệ tam hội thuyết thập trụ.

* Đệ tứ hội thuyết thập hạnh.

* Đệ ngũ hội thuyết thập hồi hướng.

* Đệ lục hội thuyết thập địa.

* Đệ thất hội thuyết Đẳng Giác và Diệu Giác.

Thất hội kể trên đều theo thứ tự mà thuyết, gọi là "Pháp môn hành Bố".

* Đệ bát và đệ cửu hai hội : Phổ Huệ Bồ Tát đề ra hai trăm vấn, Phổ Hiền Bồ Tát trả lời hai ngàn đáp, phàm nói một pháp thì tất cả pháp đều bao gồm trong đó, gọi là "Pháp môn viên dung". "Hành Bố" như hoa đào hoa lý thì hoa trước quả sau ; "Viên dung" như hoa sen thì hoa quả đồng thời.

* "Viên dung" có hai nghĩa :
1. Nhân gồm Quả Hải (biển quả).

2. Quả thấu nguồn nhân.

a. Nhân gồm biển quả là khi đề thập tín thì thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác, diệu giác đều bao gồm trong đó.

b. Quả thấu nguồn nhân là khi đề đẳng giác, diệu giác thì thập địa, thập hồi hướng, thập hạnh, thập trụ, thập tín cũng đều bao gồm trong đó. Cho nên nói Hành Bố thì giáo tướng sai biệt; nói "Viên Dung" thì tánh tướng vô ngại. Tướng là tướng của tánh, nên Hành Bố chẳng ngại "Viên Dung"; tánh là tánh của tướng, nên "Viên Dung" chẳng ngại Hành Bố. Vì "Viên Dung" chẳng ngại Hành Bố, nên một tức là vô lượng. Hành Bố chẳng ngại "Viên Dung" nên vô lượng tức là một.

Vô lượng tức là một thì ẩn ẩn dung thông, một tức là vô lượng thì trùng trùng thấu nhập. Như thế cửu hội cộng thành tám mươi mốt quyển Kinh Hoa Nghiêm.

Trong kinh nói :
"Hoa tạng thế giới sở hữu trần,
Nhất nhất trần trung kiến pháp giới".

Dịch nghĩa :
"Bụi trần đầy thế giới hoa tạng,
Trong mỗi hạt bụi hiện pháp giới".

Các ngươi có thấy chăng? Nếu mà thấy được thì liền thấy thân Như Lai Tạng vô tận quang minh công đức, cùng hư không, khắp pháp giới, hiện ở nơi đây; vi trần số cõi Phật Bồ Tát hải hội, cũng tại nơi đây; vi trần số cõi Phật chư thiện tri thức, thiên long bát bộ, cũng tại nơi đây; vi trần số cõi Phật bảo tòa, bảo sàng, bảo liên hoa, bảo anh lạc, bảo võng, bảo thụ cũng tại nơi đây; lời vấn lời đáp; viên dung hành bố cũng tại nơi đây; tín giải hành chứng cũng tại nơi đây; Di Lặc búng tay mở cửa lâu các (cung điện) cũng tại nơi đây; Văn Thù đưa tay xoa đầu Thiện Tài cũng tại nơi đây. Cho đến ngũ chu, lục tướng, tứ pháp giới, thập huyền môn, cũng đều tại nơi đây; ấy chẳng phải ngay đó toàn hiển bày sao?
Trong Kinh nói : "Tỳ Lô Hoa Tạng Trang Nghiêm Hải, cùng khắp nhất thiết xứ; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh bao gồm tất cả Hoa Tạng Hải".

Nghĩa là :
Biển trang nghiêm Liên Hoa Tạng của Phật Tỳ Lô, cùng khắp tất cả nơi. Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật bao gồm tất cả pháp.

Đã nói cùng khắp tất cả nơi xin hỏi : chuồng trâu, chuồng ngựa, quán rượu, nhà mãi dâm, kiếm thụ đao sơn, chảo dầu sôi, lò lửa than v.v... những cảnh giới ô uế ác trược này đặt ở chỗ nào ? Nếu không có chỗ để đặt, bèn cho lò lửa than, chảo dầu sôi, đao sơn kiếm thụ, gọi là Hoa Tạng Hải được chăng? Nếu không được gọi là Hoa Tạng Hải thì chẳng thể nói là cùng khắp tất cả nơi vậy.

Nói Kinh Hoa Nghiêm bao gồm tất cả pháp, thì xin hỏi những tiếng thần kêu quỉ khóc, tiếng nước chảy, gió thổi, gà gáy, chó sủa v.v...những âm thanh ô uế ác trược ấy hướng vào đâu mà phân biệt? Nếu không có chỗ phân biệt, bèn cho tiếng chó sủa, gà gáy, tiếng gió thổi, nước chảy, gọi là Kinh Hoa Nghiêm có được chăng? Nếu không được gọi là kinh Hoa Nghiêm, thì chẳng thể nói bao gồm tất cả pháp vậy. Các ngươi ngay chỗ này mà chỉ không ra, Sơn Tăng hôm nay vì các ngươi chỉ ra cho.

Vô lượng số thế giới núi thiết vi, vô lượng số giải thoát bồ đề tràng, vô lượng số ma ni bảo quang tụ, vô lượng số cung điện lâu các vân, vô lượng số liên hoa sư tử tòa, vô lượng số biến hóa trang nghiêm thân, vô lượng số quốc thành thiện tri thức, hôm nay ở trên cây phất trần này đồng thời hiển lộ ra rồi!
Giáo chủ Tỳ Lô Giá Na Phật sở thuyết, Phổ Hiền Bồ Tát sở thuyết, Văn Thù Bồ Tát sở thuyết, thất xứ cửu hội chư Bồ Tát sở thuyết, bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ, tất cả phát đại tâm chúng sanh, Thiên Long Bát Bộ chúng hội sở thuyết, địa thần thuyết, thủy thần thuyết, hỏa thần thuyết, phong thần thuyết, sơn lâm thần, đạo tràng thần sở thuyết, cho đến vân đài thuyết, bảo võng thuyết, trần thuyết, sát thuyết, đủ thứ thuyết, hôm nay đều nhờ cây gậy này xiển dương rồi.

Vậy, cây gậy và cây phất trần tại sao quái lạ như thế? Nếu biết được chỗ quái lạ thì biết được chỗ dung thông biến hiện; nếu biết được chỗ dung thông biến hiện, thì biết được cùng khắp nhất thiết xứ, bao gồm tất cả pháp vậy. Đã biết được như thế này, mới rõ tiếng thần kêu quỉ khóc, tiếng nước chảy, gió thổi, chó sủa, gà gáy v.v...không có pháp nào chẳng phải Kinh Hoa Nghiêm; chuồng trâu, chuồng ngựa, quán rượu, nhà mãi dâm, đao sơn kiếm thụ... Không nơi nào chẳng phải Hoa Tạng Hải vậy.

Tâm này chưa liễu thì danh tướng muôn ngàn sai biệt, tâm này đã liễu thì thể dụng chỉ là một thôi. Nên nói :
Tam muội liễu tâm hay như thế
Người tâm chưa liễu chẳng thể tri.

Có một quyển đại kinh ở trong một hạt bụi, có người trí phá hạt bụi này, hiện ra quyển đại kinh. Nếu thấy được quyển đại kinh này thì tám mươi mốt quyển kinh kia đều thành giấy vụn.

Chân thiện tri thức chẳng lìa tự kỷ, cầu đạo nơi tự kỷ, chẳng tìm ở nơi khác. Nếu gặp được thiện tri thức này thì năm mươi ba vị thiện tri thức kia đều là người dưng.

Nếu ông chưa thể thừa nhận như thế, thì chẳng được bỏ qua tám mươi mốt quyển kinh, cần phải đọc kỹ từ đầu đến cuối; năm mươi ba vị thiện tri thức cũng nên từng vị mà tham học. Sở dĩ kinh nói : thiện tri thức là chỗ sanh trưởng nhiều thiện căn, thiện tri thức là chỗ sanh ra công đức, thiện tri thức là chẳng nhiễm thế pháp, thiện tri thức là chẳng thọ ác báo, thiện tri thức là chiếu sáng pháp giới, thiện tri thức là sanh trưởng thân Bồ Tát. Còn nói : Gặp thiện tri thức được tâm chẳng tán loạn, gặp thiện tri thức được phá núi chướng ngại, gặp thiện tri thức được vào biển đại bi cứu giúp chúng sanh, gặp thiện tri thức được ánh sáng trí huệ chiếu soi pháp giới. Còn nói :
Do thân cận thiện tri thức được dũng mãnh siêng năng tu đạo, do thân cận thiện tri thức được ở nơi một hạt bụi thuyết pháp mà âm thanh khắp pháp giới, do thân cận thiện tri thức được niệm niệm đi đúng hạnh Bồ Tát, cứu cánh an trụ nơi nhất thiết trí địa.

Lành thay! Lành thay! Thiện tri thức có sự lợi ích như thế, dù vậy muốn gặp thiện tri thức, phải có đại nhân duyên, có nhân duyên thì cách xa ngàn dặm cũng được gặp; không có nhân duyên thì đối diện mà chẳng thấy. Nên nói :
Ưu Bát Đàm Hoa còn dễ thấy,
(ba ngàn năm hiện một lần)
Đại thiện tri thức rất khó gặp.

Lời này đâu phải gạt người!
Kinh Hoa Nghiêm có hai bài kệ, có thể đại diện cho cả bộ kinh này :
Bài kệ thứ nhất :
Nhược nhân dục liễu tri,
Tam thế nhất thiết Phật,
Ưng quán pháp giới tánh,
Nhất thiết duy tâm tạo.

Dịch nghĩa :
Nếu người muốn biết rõ,
Tất cả Phật tam thế,
Phải quán tánh pháp giới,
Tất cả do tâm tạo.

Tất cả cảnh giới thánh, phàm, thế gian và xuất thế gian, chỉ một bài kệ này đã bao gồm chẳng thiếu sót. Hai chữ "Pháp giới" gồm có tứ thánh lục phàm, hợp thành mười pháp giới.

Mười pháp giới này vốn chẳng có tự thể, chẳng có tự tánh, chẳng có tự chủng, cũng chẳng có tự căn (gốc), đều do một tâm tạo ra.

Nói đến chữ TÂM cũng như hư không, vốn là thanh tịnh, vốn là thấu triệt, chẳng có hình dáng, chẳng có phương sở, bất diệt, bất sanh, bất động, bất biến. Vậy tại sao lại nói là duy tâm tạo? Nguyên cái tâm này dù nói bất biến mà cũng là tùy duyên, vì tùy duyên nên năng tạo; nói tùy duyên là vì một niệm thình lình sanh khởi, hoặc tiếp xúc với ngoại cảnh, trong và ngoài cảm ứng với nhau, gọi là nhân duyên, có nhân duyên mới thành pháp giới. Nay dùng thí dụ để tỏ rõ :
Tâm như nước, pháp giới như làn sóng. Bản thể của nước vốn yên tịnh, chẳng phương sở lay chẳng động, khi gặp gió thổi thì muôn ngàn làn sóng tùy sự tiếp xúc mà nổi lên. Vậy thì nước có thể tạo ra làn sóng, làn sóng do nước mà có; cũng như Tâm có thể tạo ra pháp giới, pháp giới do tâm mà có vậy.

Do đó, nhất thừa linh động, vạn đức trang nghiêm là pháp giới của chư Phật; viên tu lục độ, tổng nhiếp vạn hạnh, là pháp giới của Bồ Tát; chấp vào nhân duyên, chứng lý Thiên Không, là pháp giới của Duyên Giác; tứ đế công thành, chứng tiểu Niết Bàn, là pháp giới của Thanh Văn; ham tu giới thiện, làm nhân hữu lậu, là pháp giới của cõi trời; ái nhiễm chẳng ngừng, cũng làm thiện duyên, là pháp giới của cõi người; chấp tâm hiếu thắng, nổi sân đấu tranh, là pháp giới của Tu La; ái kiến làm gốc, bỏn xẻn làm nghiệp, là pháp giới của ngạ quỷ; Tham dục chẳng ngừng, luôn luôn si tưởng là pháp giới của súc sinh; tạo mười ác nghiệp,lục căn thọ báo, là pháp giới của điạ ngục. Nói tóm lại, vô biên thế giới y theo tâm này mà biến tạo, mặt trăng, mặt trời y theo tâm này mà vận hành, sự mê của tất cả chúng sanh là mê tâm này, sự ngộ của thánh hiền tam thừa là ngộ tâm này, sự dẫn dắt của Đại Tạng giáo điển là dẫn dắt tâm này, sự khai thị của lịch đại tổ sư là khai thị tâm này; tam quán quán tâm này; đơn truyền là truyền tâm này; nhiều kiếp tu tập là tu tâm này; chứng ngộ từng bậc là chứng tâm này. Do tâm này tùy duyên biến tạo, nên mới có mười pháp giới, nếu được nhất tâm chẳng sanh, liễu ngộ liễu chứng, thì mười pháp giới cũng theo sự liễu mà hết. Thế nên thập ác đã dứt, lục căn thọ báo chẳng sanh, thì tâm địa ngục được liễu; tham dục đã dứt, si tưởng chẳng sanh, thì tâm súc sinh được liễu; ái kiến đã dứt, bỏn xẻn chẳng sanh, thì tâm ngạ quỉ được liễu; hiếu thắng đã dứt, sân đấu chẳng sanh, thì tâm Tu La được liễu ; ái nhiễm đã dứt, chánh niệm hiện tiền, thì tâm cõi người được liễu; bỏ nhân hữu lậu, tu nghiệp vô lậu thì tâm cõi trời được liễu; chẳng chấp tứ đế, chẳng giữ chân không, thì tâm thanh văn được liễu; chẳng chấp nhân duyên, hồi tâm hướng đại (thừa), thì tâm duyên giác được liễu; lục độ công thành, đốn siêu địa vị, thì tâm Bồ Tát được liễu; Bồ Đề viên mãn, quy vô sở đắc thì tâm chư Phật được liễu.

Thế thì làm sao cho tâm được liễu?
Ngài Diệu Thọ nói :
Từ tán tâm đến đa tâm,
Từ đa tâm đến thiểu tâm,
Từ thiểu tâm đến nhất tâm,
Từ nhất tâm đến vô tâm,
Từ vô tâm đến liễu tâm,
Chỉ cần tham câu thoại đầu, thì mỗi mỗi tâm đều được liễu.

Bài kệ thứ nhì :
Nhược nhân dục thức Phật cảnh giới,
Đương tịnh kỳ ý như hư không,
Viễn ly vọng tưởng cập chư thủ,
Linh tâm sở hướng giai vô ngại.

Dịch nghĩa :
Nếu người muốn biết cảnh giới Phật,
Ý căn thanh tịnh như hư không,
Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ,
Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại.

Cảnh giới Phật là gì? Không và hữu thay phiên hiển bày, lý sự vô ngại, một tức nhiều, nhiều tức một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn là cảnh giới Phật vậy. Do đó được biết, một hạt bụi, một giọt nước cho đến vi trần số cõi Phật Hoa Tạng Hải đều là cảnh giới Phật cả. Nhưng các ngươi tay chỉ mắt nhìn, trên là trời, dưới là đất, vận hành là nhựt nguyệt tịnh mà trụ gọi là núi, động mà chảy gọi là sông, hữu tình là người, vô tình là vật. Cảnh giới Phật ngay trước mắt mà lại chẳng thấy, thực là thật đáng thương xót! Tại sao vậy? Chỉ vì các ngươi nơi ý căn chưa từng thanh tịnh, nên có đủ thứ vọng tưởng, đã có vọng tưởng là có phân biệt, đã có phân biệt thì kẹt vào danh tướng, đã kẹt vào danh tướng nên thấy trời chỉ là trời, thấy đất chỉ là đất, thấy núi sông chỉ là núi sông, thấy người vật chỉ là người vật ; lại ở nơi danh tướng vọng sanh đủ thứ chấp trước, như chấp núi sông người vật, lại còn ở nơi chấp trước sanh ra đủ thứ chướng ngại, cũng như bị sắc, thinh, hương, vị chướng ngại, bị núi, sông, người, vật, vạn tượng sum la chướng ngại, vì ở khắp nơi đều bị chướng ngại, nên muốn thấy cảnh giới Phật lại càng khó hơn nữa.

Dù vậy, nếu ông chân thật muốn thấy cũng chẳng khó, chỉ cần đem các thứ vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại ấy, mỗi mỗi đều xoay trở về tự tánh, khiến cho nơi ý căn thanh tịnh như hư không. Ở trên đỉnh đầu mở ra chánh nhãn (tham ngộ), chiếu soi khắp thế gian. Như vậy thì trời là cảnh giới Phật, đất cũng là cảnh giới Phật, núi sông người vật, hạt bụi giọt nước, cho đến vi trần số cõi Phật thế giới, không nơi nào chẳng phải là cảnh giới Phật cả. Đang lúc ấy luôn cả vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại cũng đều là cảnh giới Phật rồi vậy.

Cảnh giới như thế, phi hữu phi không, phi lý phi sự, phi nhất phi đa, phi tiểu phi đại, phi mê phi ngộ, phi tu phi chứng, gọi là cảnh giới Phật cũng được, chẳng gọi là cảnh giới Phật cũng được. Vi diệu như thế bất khả thuyết, viên dung như thế bất khả thuyết, tự tại vô ngại như thế bất khả thuyết, chứng ngộ giải thoát như thế bất khả thuyết, công đức lợi ích như thế bất khả thuyết. Ấy gọi là bất khả thuyết lại thêm bất khả thuyết của cảnh giới Phật. Các ngươi ở nơi cảnh giới Phật này đã từng đích thân đi đến chưa? Nếu chưa đến nơi, cần phải nghe ta từ đầu nói trắng ra :
* Nếu ngươi muốn biết cảnh giới Phật (là trên đầu lại sanh thêm đầu).

* Ý căn thanh tịnh như hư không (vì có ai bị ô nhiễm đâu?)
* Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ (là vạch sóng để tìm nước).

* Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại (thì trước mắt đều là núi xanh).

Nói trắng ra rồi đó. Chớ nên hiểu lầm!
Xưa kia Thế Tôn ở nơi pháp Bồ Đề tràng mới thành chánh giác, than rằng : "Lạ thay! Nay ta thấy khắp tất cả chúng sanh đều đủ cả đức tướng trí tuệ của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng chứng đắc". Vậy Phật đã đem hết sự sở chứng tỏ bày rồi, các ngươi hiện đang ở nơi pháp Bồ Đề Tràng, mỗi người đầu đội hư không, chân đạp quả đất mà chẳng thành chánh giác là tại sao? Vì vọng tưởng chấp trước chưa dứt, đại tâm Bồ Đề chưa phát.

Mê thì Bồ Đề là vọng tưởng,
Ngộ thì vọng tưởng là Bồ Đề.

Muốn thành chánh giác cần phải phát tâm Bồ Đề, nên kinh nói :"Tâm Bồ Đề cũng như chủng tử, vì hay sanh tất cả Phật pháp; tâm Bồ Đề cũng như đại địa, vì hay trì tất cả thế gian; tâm Bồ Đề cũng như nước trong sạch, vì hay rửa tất cả cấu bẩn phiền não; tâm Bồ Đề cũng như gió lớn vì thổi khắp thế gian đều vô ngại; tâm Bồ Đề cũng như xe lớn, vì hay chuyên chở chư Bồ Tát; tâm Bồ Đề cũng như đại đạo (đại lộ), Vì hay khiến chúng sanh được vào thành đại trí; tâm Bồ Đề cũng như vườn hoa, vì cho chúng sanh ở nơi đó du hí thọ pháp lạc; tâm Bồ Đề giống như hạt châu như ý vì hay cấp cho tất cả người nghèo khổ được no ấm".

Lành thay! Lành thay! Tâm Bồ Đề có công đức như thế.

Nếu đã phát tâm Bồ Đề, đương nhiên phải tu hạnh Bồ Tát, hạnh Bồ Tát nếu chẳng tu, thì tâm Bồ Đề thành vọng phát. Há chẳng thấy Thiện Tài đồng Tử khi tham vấn mỗi thiện tri thức đều nói :"Con đã phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà con chưa biết làm sao học hạnh Bồ Tát, làm sao tu đạo Bồ Tát. Nghe nói bậc thánh hay dạy bảo cách khéo léo, xin vì con mà thuyết." Ấy là cái gương của Thiện Tài Đồng Tử phát tâm tu hành. Do đó được biết, dù có nghe nhiều, nếu chẳng chịu tu hành thì cũng bằng người chẳng nghe, như người chỉ nói ăn mà chẳng ăn thì làm sao được no.

Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na giấu trong một lỗ chân lông, biển hạnh nguyện của Phổ Hiền rải khắp trên trăm đầu ngọn cỏ.

Dầu ở nơi một lỗ chân lông, rõ ràng là dựng đất chỏi trời; dù ở nơi trăm đầu ngọn cỏ, rốt cuộc quét sạch dấu tích. Các ngươi muốn thấy một lỗ chân lông chăng?
* Chiều dọc thì xuyên qua tam tế (quá khứ, hiện tại, vị lai), chiều ngang thì rộng khắp mười phương; muốn thấy trăm đầu ngọn cỏ chăng?
* Tia lửa ánh chớp không kịp nháy mắt. Có khi một lỗ chân lông nuốt hết trăm đầu ngọn cỏ, có khi trăm đầu ngọn cỏ hiện ra một lỗ chân lông, có khi một lỗ chân lông tức là trăm đầu ngọn cỏ. Có khi trăm đầu ngọn cỏ tức là một lỗ chân lông; khiến cho Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ Tát Phổ Hiền hòa thành một khối, làm cho tất cả chúng sanh tìm mãi chẳng ra, chen thân chẳng lọt, dùng sức chẳng đụng, chân đạp chẳng vững, vốn chẳng định thể, cũng chẳng định danh. Có khi gọi là nhất chân pháp giới, có khi gọi là đại quang minh tạng, có khi gọi là pháp Bồ Đề Tràng, có khi gọi là diệu trang nghiêm thành, có khi gọi là nghĩa lục tướng, có khi gọi là thập huyền môn, hoặc nói ám hiệu tử, hoặc nói bản lai nhân, cho đến dùng nó thành cây gậy, biến nó thành tiếng hét. Thả đi thu lại, muôn ngàn sai biệt, đến khi tẩy sạch triệt để khám phá cuối cùng (kiến tánh), vốn chỉ là một mình tự kỷ! Cái tự kỷ này, ở trời thì đồng với trời, ở đất thì đồng với đất, nơi người thì đồng với người, nơi vật thì đồng với vật. Trên bổn phận tự kỷ, hoặc nói bổn cụ (vốn đầy đủ), hoặc nói bổn không (vốn trống rỗng), hoặc nói mê và ngộ, hoặc nói tu và chứng, bày ra đủ thứ dây trói buộc, kỳ thật :
Gió xuân chẳng thấp cao,
Nhánh hoa tự ngắn dài.

Nhớ lại Thiện Tài Đồng Tử tham vấn khắp miền nam năm mươi ba vị thiện tri thức, sau cùng gặp Bồ Tát Phổ Hiền, bảo phát mười đại nguyện, dẫn dắt vãng sanh lạc độ. Dù nói vãng sanh, thực là hiển thị pháp vốn vô sanh vậy.

Vì đã nói nhất thiết duy tâm tạo, thì lạc độ đâu phải ở ngoài tâm? Nên nói tâm tịnh thì Phật độ tịnh.

Duy tâm tịnh độ diệu như thế,
Kẻ tâm chưa tịnh khó liễu tri.

PHỤ CHÚ
HỎI : Đã nói "Nhất thiết duy tâm tạo" thì pháp giới Phật và cảnh giới Phật là sở tạo, tâm là năng tạo. Chư Phật đã chứng quả cùng tột, năng sở đều dứt. Tại sao còn có tâm để tạo pháp giới Phật và cảnh giới Phật như trong yếu chỉ đã nói?
ĐÁP : Kinh Hoa Nghiêm có bài kệ rằng :
Phật thân sung mãn ư pháp giới,
Phổ hiện nhất thiết quần sanh tiền,
Tùy duyên phó cảm mị bất chu,
Nhi thường xử thử Bồ Đề tòa.

Dịch nghĩa :
Thân Phật đầy khắp nơi pháp giới,
Phổ biến hiện trước mắt chúng sanh,
Tùy duyên cảm ứng chẳng thiếu sót,
Mà thường ngồi tại tòa Bồ Đề.

Thân Phật đầy khắp pháp giới thì làm sao có năng sở, chỉ vì chúng sanh nơi chín giới kia khởi tâm vọng tạo mới thành bệnh, nên Phật tùy duyên mà cảm ứng để đối trị. Đối với bệnh "địa ngục" thì dùng thuốc "địa ngục" để trị. Đối với bệnh "Bồ Tát" thì dùng thuốc "Bồ Tát" để trị. Đã nói :
"Tùy duyên cảm ứng mà thường ngồi tại tòa Bồ Đề" hiển nhiên chưa từng khởi tâm động niệm, thì làm sao có năng tạo và sở tạo được?
Sở dĩ nói : Pháp giới Phật và cảnh giới Phật là chỉ vì độ chúng sanh mà phương tiện lập danh thôi.

PHỤ LỤC.

Công án của Duy Tắc Thiền Sư.

Tăng xin hỏi về bệnh thiền.

Sư nói :"Ta có một phương thuốc bí mật, rất là giản dị, chỉ bảo ông buông thân xả mạng đại tử một lần. Nếu được đại tử một lần thì tất cả gốc bệnh tự dứt, sau đó nhào lộn một cái, làm người sống lại như cũ. Khi ấy mới cho ông đem phương thuốc hiệu nghiệm này để trị người thiền bệnh khắp thiên hạ".

Tăng do dự muốn nói.

Sư liền hét: "Thằng tham sống sợ chết! Ở đây không có chỗ cho mày đứng. Đi ra!"
(HẾT)
[[Tổ Sư Thiền]]
Tác Giả: Nguyệt Khuê Thiền Sư - Việt Dịch: Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Đường, Hoa Kỳ 

Phật Thích Ca dùng trí huệ vô thượng sáng lập pháp Thiền Trực Tiếp vốn chẳng có tương đối và tuyệt đối, nhưng vì hướng dẫn chúng sanh lìa khỏi hư vọng, gọi là tương đối, để bước lên quốc độ chân thật, gọi là tuyệt đối, nên mới có sự thuyết pháp để độ chúng sanh. Pháp ấy chẳng ngoài phủ định tương đối tức là Phá Ngã Chấp, Pháp Chấp, Không Chấp (1) để chứng minh tuyệt đối tức là phát huy Chân Như (2). 

Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có. Như vậy, nên pháp môn đại thừa dùng những cơ xảo đặc biệt để phủ nhận tương đối nhập vào tuyệt đối, ấy là do bản tánh của con người tự nhiên như thế. Bởi vì tất cả sự vật trong vũ trụ do trí óc của con người nhận biết được đều là tương đối, từ chỗ tương đối thì phải sanh ra mâu thuẫn và từ mâu thuẫn ắt phải sanh ra khổ não, do đó nên mới cần phải phủ định tương đối. Sự phủ định đến chỗ cùng tột thì vũ trụ tương đối kết thúc, vũ trụ tuyệt đối bắt đầu.

Trong vũ trụ tuyệt đối chẳng có tương đối nên chẳng có mâu thuẫn, không mâu thuẫn nên không cần phủ định nữa. Tất cả đều là tuyệt đối, bản trụ saün sàng, vĩnh viễn chẳng biến đổi. Như thế vũ trụ mới có sự viên mãn cuối cùng, cuộc sống của con người mới được đi đến chỗ đầy đủ hạnh phúc.

Tại sao nói từ sự tương đối sanh ra khổ não? Vì tương đối thì có lợi ắt phải có hại cũng như khoa học văn minh hiện tại mỗi năm đào tạo nhân tài khoa học, phát minh và cải tạo máy móc, tăng gia sản xuất, để cung cấp cho đời sống của con người được nhiều phương tiện và phong phú hơn. Đấy là cái phần có lợi cho xã hội, nhưng do cái lợi này lại phải sanh ra cái hại nhiều hơn. Tại sao vậy? Theo sự thực tế đã xảy ra, ví như số nhân tài khoa học đào tạo hàng năm, chỉ một số rất ít có năng khiếu thiên tài đặc biệt, phát minh hoặc cải thiện máy điện toán và đủ thứ máy móc, còn một số không ít nhân tài trình độ thông thường lại kiếm không ra việc làm vì những đơn vị chức vụ đã bị máy điện toán tối tân thay thế rồi, nên phải chịu cái khổ thất nghiệp không tránh khỏi. Số còn lại kiếm được việc làm thì lại vừa làm vừa phải học thêm mới có thể theo kịp sự tiến bộ của khoa học, vậy ắt phải chịu sự gánh vác nặng nề về thời gian lẫn tinh thần làm cho cuộc sống căng thẳng và khổ não vô cùng.

Nay đề ra một công án trong lịch sử Thiền Tông để tiêu biểu cho pháp Thiền Trực Tiếp, cũng để chứng tỏ pháp bản trụ, và đồng thời cũng chính là tiêu biểu cho Tuyệt Đối Luận này để cho độc giả được tăng cường lòng tin tự tâm và do đó quyết tâm thực hành theo để phát hiện tiềm năng vô biên vốn sẵn có của chính mình.

Đạo-Lâm Thiền-Sư có một thị giả tên là Hội Thông, ngày kia muốn từ giã thầy để đi nơi khác.

Sư hỏi: “Ngươi muốn đi đâu?”
Đáp: “Hội Thông vì pháp mới xuất gia, lâu nay Hòa thượng chẳng có dạy bảo gì, nên con muốn đi nơi khác học Phật pháp.”
Sư nói: “Nếu là Phật pháp thì ở đây ta cũng có chút ít.”
Hội Thông nói: “Thế nào là Phật pháp của Hòa thượng?”
Sư liền ở trên áo mình nhổ một sợi lông vải thổi một cái “ù”, Hội Thông ngay đó khai ngộ.

Công-Án này tức là pháp Thiền Trực-Tiếp truyền từ Phật Thích Ca cũng là ở trong sát na, từ quốc độ tương đối bước vào quốc độ tuyệt đối vậy.

Hễ vào được cảnh giới tuyệt đối thì những cái bị phủ định như ngã, vạn hữu, các pháp v.v.... đều biến thành tuyệt đối, hoàn toàn được thừa nhận trở lại. 

Đến đây tất cả đều là cảnh giới chân thật nên trong kinh Đại Niết Bàn nói: “Thấy Nhất Thiết Không chẳng thấy Bất Không chẳng gọi là Trung Đạo (3) cho đến thấy Nhất Thiết Vô Ngã chẳng thấy có Ngã cũng chẳng gọi là Trung Đạo”.

Trung đạo gọi là Phật Tánh (4), vì phủ định nên không, vì thừa nhận nên bất không, vì phủ định nên vô ngã, vì thừa nhận nên có ngã.

Có thể phủ định mà chẳng thể thừa nhận là người tiểu thừa.

Có thể phủ định mà cũng có thể thừa nhận là người đại thừa.

Chẳng nói phủ định cũng chẳng nói thừa nhận là Phật.

Lúc phủ định thì nhất vọng nhất thiết vọng, khi thừa nhận thì nhất chân nhất thiết chân. Khi chưa lìa tương đối thì tất cả đều tương đối, đã vào tuyệt đối thì tất cả đều tuyệt đối, chẳng phải ngoài tương đối có tuyệt đối, chẳng phải ngoài tuyệt đối có tương đối, nên Uế Độ tức là Tịnh Độ, Địa Ngục tức là Thiên Đàng, Phiền Não tức là Bồ Đề (5), Chúng Sanh tức là Chư Phật. Nói tóm lại Tương Đối tức là Tuyệt Đối, tất cả bình đẳng gọi là pháp môn Bất Nhị (6), cũng gọi là Nhất Thừa (7), như trong kinh Pháp Hoa nói:“Trong mười phương quốc độ chỉ có pháp Nhất Thừa, chẳng hai cũng chẳng ba, trừ phương tiện của Phật, chỉ dùng giả danh tự, dẫn dắt cho chúng sanh, duy nhất sự thật này, ngoài ra đều chẳng chân” là nghĩa này vậy.

Đến đây, nên ghi nhớ rằng cảnh giới tuyệt đối chân-như chẳng phải văn tự lời nói có thể diễn đạt, nên Phật Thích Ca thuyết pháp xong liền phủ định ngay, nói rằng: “Ta 49 năm thuyết pháp chưa từng nói một chữ”, lại nói: “Ta từ đêm ấy đắc chánh giác, cho đến đêm ấy nhập Niết Bàn chẳng thuyết một chữ nào cả”, lại nói: “Ta đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng chẳng được một chút pháp nào cả.”
Các giới tư tưởng Tây Phương ít thấy Người đến gần chỗ tuyệt đối là vì đường lối thực hành chẳng đồng. Chỉ có nhà Triết học Hy Lạp, Parmenides, tư tưởng ông này đến gần chỗ tuyệt đối hơn những triết gia khác. Sự giải thích bản thể tuyệt đối của ông giống như lời Phật Thích Ca, ông cho rằng: “Thế giới do cảm giác mà biết được là thế giới hư vọng chẳng thật, chẳng qua là một thứ ảo tượng, chẳng phải là tồn tại chân thật, mà bản chất của vũ trụ duy nhất mới thực tồn tại. Tồn tại tuyệt đối chẳng thể xen lộn với phi tồn tại. Nó là tuyệt đối bất biến, bất động, bất sanh, bất diệt, vô thủy vô chung, bởi vì giả sử như sự tồn tại mà có bắt đầu thì cái tồn tại ấy nếu không sanh khởi nơi tồn tại ắt cũng phải sanh khởi nơi phi tồn tại. Nếu nói tồn tại sanh khởi nơi tồn tại thì chẳng thể nói có bắt đầu, nếu nói tồn tại sanh khởi nơi phi tồn tại thì thuyết ấy chẳng thông vì cái không có chẳng thể sanh ra cái có (Exnihilo nihilfit)”.

Lời nói trên là tiêu biểu cho tư tưởng của Parmenides. Ông lại nói: “Sự tồn tại chân thật thì chẳng có quá khứ, hiện tại và vị lai, nó là vĩnh viễn chẳng thể phân chia.

Theo sự thực, ngoài tồn tại chỉ có phi tồn tại. Sự tồn tại là chẳng động, chẳng loạn, vì vận động và nhiễu loạn đều là hiện tượng biến hóa, có biến hóa thì chẳng phải tồn tại. Tồn tại tuyệt đối kỳ thực tự nó như là nó, tồn tại vĩnh viễn như thế quyết chẳng biến đổi, cái bản chất duy nhất của nó là tồn tại. Tồn tại chẳng thể nói là cái này hay cái kia, chẳng thể nói có tánh chất này hay tánh chất kia, cũng chẳng thể nói ở nơi này hoặc nơi kia, lúc này hoặc lức kia. Nó chỉ là tồn tại, tồn tại tức là Có (Sness)”. (Cái Có này có nghĩa siêu việt số lượng, không nằm trong phạm vi tương đối, nghĩa là chẳng phải đối với không mà nó Có).

Rất tiếc rằng, ông ấy (Parmenides) không biết dùng phương pháp nội chiếu để phá vỡ thành trì bế tắc của Duy Tâm và Duy Vật và để có thể đạt đến chỗ cảnh giới thực tế của tồn tại. Chứng tỏ sự suy lý của ông đứng trên tuyệt đối mà phát huy thì có thể được kết quả giống như Phật Thích Ca và chẳng lọt vào nhị nguyên luận, lại nữa tất cả sự tranh luận về Duy Tâm và Duy Vật của các nhà Triết học Tây Phương cũng chẳng thể phát sinh. Mặc dù từ xưa nay cả hai phái đều tôn ông ta làm thủy tổ mà cho đến ngày này con cháu của hai phái vẫn tiếp tục đả kích nhau đến kỳ cùng. Gốc tai họa ấy là do dùng bộ não suy lường vậy.

Cho đến ngày nay, những phương pháp tìm cầu chân lý của các nhà triết học Tây Phương nếu chẳng phải dùng duy tâm thì cũng dùng duy vật. Kỳ thực, duy tâm và duy vật chẳng qua là hai đầu của một sự vật, nghĩa là nằm trong phạm vi tương đối, nếu nhờ nó để suy diễn ra chân lý thì lý ấy đương nhiên cũng là tương đối mà thôi. Ông Parmenides chẳng phải không muốn đem Tồn Tại thuyết thành một nguyên lý Nhất Nguyên Luận viên mãn nhưng dù biết có Một mới đúng là khi suy diễn ra, kết quả lại biến thành Hai. Cái sai lầm ấy là do dùng bộ não để phân biệt, suy luận, mà chẳng biết cách dùng bộ não để đập tan vô-thủy-vô-minh. Cách đó chính là pháp Thiền Trực-Tiếp truyền thừa từ Phật Thích Ca, cũng gọi là Bồ Đề Đạt Ma Thiền và ngày nay gọi là pháp Tham Tổ-Sư-Thiền vậy.

Cũng có nhà triết học Tây Phương họ muốn nghiên cứu về tư tưởng Đông Phương, người đầu tiên chịu ảnh hưởng của Đông Phương là ông Arthur Schopenhauer, mà tiếc rằng ông gặp người tiểu thừa. Phái tiểu thừa khiến ông thành bi quan yếm thế, khiến ông phủ định dục vọng, ý chí, khái niệm, thế giới v.v.... rốt cuộc chỉ được một chữ “Vô”. Nếu tất cả đã Vô thì sự sống đâu còn ý nghĩa gì? Ông tiếp tục cái khổ quán (8) của tiểu thừa cho rằng dục vọng là nguồn gốc của thống khổ cho nên phải phủ định dục vọng để đạt đến sự yên tịnh hòa bình. Nhưng ông lại biết dục vọng là chẳng thể dứt hẳn, cho nên lọt vào cái hầm sâu bi ai. Rất tiếc ông không gặp người đại thừa, nếu ông gặp được thì sẽ cảm thấy đời sống phong phú đầy đủ ý nghĩa, ắt sự thành tựu của ông sẽ vĩ đại hơn.

Tinh nghĩa của Phật pháp ở nơi Thực Tướng, Thực Hành, Thực Dụng, nhưng học giả Tây Phương lại đặt cái tên gọi là Hư Vô (Buddhistic Nihlism) thực là sai lầm lớn. Ấy là vì học giả Tây Phương chưa rõ được giới hạn tam thừa của Phật pháp mà lại lấy lý Tiểu Thừa cho là toàn bộ tư tưởng của nhà Phật. 

Chúng ta xem nhà triết học Arthur Schopenhauer lọt vào tiêu cực thì biết.

Thế nào gọi là tuyệt đối? Tuyệt đối tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. 

Vì nói Phật tánh chẳng có gì để so sánh và thí dụ được, như trong kinh nói: “Ví như chân như chẳng thể thí dụ.”
Ông biết được bản thể cuối cùng của vũ trụ chăng?
Ông biết được thực tướng của một hạt cát chăng?
Cũng như ông Newton nói: “Sự hiểu biết của tôi còn không bằng một hạt cát trên bãi biển.” Người ta vì câu nói này mà khâm phục ông là một nhà khoa học rất vĩ đại và khiêm tốn. Kỳ thật, ông Newton đã có phần tự hào, tự tin, đánh giá phần tri thức của mình quá cao rồi vậy. Nếu ông ấy chứng nhập tuyệt đối thì sẽ biết lời nói trên là sai mà nên nói lại như vầy: “Tôi đối với thực tướng của một hột cát cũng không biết một chút nào cả.”
Bởi vì sự phát minh của tất cả nhà khoa học và triết học chẳng qua là chân lý tương đối, chân lý có giới hạn, chẳng phải chân lý tuyệt đối cuối cùng và vô hạn. Vì định luật của ông Newton kiến lập đã bị Einstein lật đổ và định luật của Einstein kiến lập sau này cũng có thể bị người khác lật đổ. Cái chân lý mà có thể bị lật đổ thì đâu còn giá trị gì nữa.

Khi con mắt thần linh của tuyệt đối nhìn thẳng tất cả chúng sanh thấy mỗi mỗi đều đang đoán mò hoặc cắm cúi dùng kính hiển vi hoặc là dùng tư tưởng suy lường, với tất cả tinh thần siêng năng làm việc, mong phát hiện được một chân lý nào, thì thấy buồn cười rằng: “Dẫu cho các ông vận dụng hết tim óc vẫn chẳng biết một tí gì về ta. Bởi vì các ông dùng tư tưởng cảm giác là tương đối, tương đối chẳng thể biết tuyệt đối, cho nên ông là ông, ta là ta, ông muốn nhận thức tất cả trước tiên nên nhận thức ta, nếu không nhận thức ta thì ông chẳng thể nhận thức tất cả. Nhưng chỉ khi nào ông buông bỏ tất cả tìm cầu, buông bỏ tất cả hình thức và danh tự mà dùng tâm hồn trong sạch để nội chiếu, khi cơ duyên đến hoát nhiên đại ngộ (9), khi ấy ông sẽ tự buồn cười rằng: “À, mình vốn là nó.”
Không gian và thời gian là môi trường hoạt động của tất cả nhà khoa học và triết học cũng là môi trường hoạt động của tất cả vật chất và tinh thần, nếu lìa khỏi không gian và thời gian thì khoa học với triết học chẳng thể hoạt động, vật chất và tinh thần cũng không có chỗ để y chỉ và tồn tại.

Nhưng không gian và thời gian là căn nhà do tư tưởng, cảm giác của loài người tự kiến tạo ra, nếu không có tư tưởng và cảm giác thì căn nhà này không thể thành lập.

Cho nên tư tưởng cảm giác khi bị phủ định thì không gian và thời gian cũng phải bị phủ định, không gian thời gian bị phủ định thì tất cả vật chất tinh thần cũng phải bị phủ định, tất cả khoa học triết học cũng phải bị phủ định. Vậy thì tất cả thế giới vạn vật đều mất hết chỗ đứng chân.

Bởi vì tư tưởng cảm giác là tương đối cho nên không gian thời gian cũng là tương đối, vì không gian thời gian tương đối cho nên vật chất tinh thần cũng là tương đối, khoa học triết học đều là tương đối. Từ đây suy rộng ra thì tất cả vũ trụ vạn vật đều là tương đối.

Tương đối là đối lập nhau, phủ định với nhau, nói tóm lại cả vũ trụ vạn vật đều tự nó phủ định chính nó.

Nhưng khi ông bước vào cảnh giới tuyệt đối thì sở thấy của ông sẽ là mênh mông vô biên, vô thủy vô chung, vô cùng vô tận, ấy là tồn tại của tuyệt đối. 

Ngay đó chẳng thể tưởng tượng thế nào gọi là không gian và thời gian, thế nào gọi là vật chất và tinh thần, nhưng mà những cái trên mỗi mỗi tự an nơi ngôi vị nó, hoàn toàn đầy đủ, vĩnh viễn tồn tại nơi quốc độ tuyệt đối.

Ở nơi quốc độ tuyệt đối, vật chất và tinh thần là bình đẳng và cộng thể mà cùng nhau tồn tại, chẳng thể phân chia. Ấy là bông hoa đẹp vĩnh viễn tồn tại không bao giờ héo tàn. Ở đất này vĩnh viễn không có duy tâm luận và duy vật luận, vĩnh viễn không có dấu tích của kẻ duy tâm luận và duy vật luận. Họ chẳng thể dẫm chân vào đất này bởi vì cánh cửa của tuyệt đối không bao giờ tư tưởng và cảm giác có thể mở ra.

Đường lối khoa học và triết học hiện nay chỉ là xu hướng đến chỗ sa mạc hoang vu của tương đối. Con thuyền suy lý và biện chứng hiện đang phiêu lưu nơi biển cả của vô minh, vĩnh viễn không đến được bờ tuyệt đối.

Tư tưởng cảm giác là hóa thân của nhất niệm vô minh. (9)
Vô thủy vô minh (10) là hang ổ của nhất niệm vô minh.

Khi nhất niệm vô minh chưa ra đời thì thời gian và không gian chẳng thể bị bộ não cảm biết được, chẳng thể bị tính toán được. Khi nhất niệm vô minh đã sanh khởi thì thời gian bị giả lập rồi, không gian bị tính toán rồi, sinh mạng được thừa nhận rồi, tự ngã bị tham luyến rồi.

Sự bắt đầu của thời gian không gian cũng là bắt đầu của sinh mạng, cũng là bắt đầu của tự ngã, cũng là bắt đầu của vạn sự vạn vật, cũng là bắt đầu của tất cả sự mâu thuẫn, nói tóm lại tức là bắt đầu của cả vũ trụ tương đối.

Khi nhất niệm vô minh im lặng trở về hang ổ vô thủy vô minh thì tự ngã theo đó tiêu diệt, vạn sự vạn vật cũng theo đó tiêu diệt, cả vũ trụ thời gian và không gian cũng theo đó tiêu diệt, tất cả mâu thuẫn cũng theo đó tiêu diệt, chỉ còn lại miếng đất đen tối mênh mông, hoang vu của vô thủy vô minh, cũng là hang ổ của kẻ tương đối.

Vô thủy vô minh giống như một bức màn đen che khuất tất cả thể tướng chân thật, nó là ranh giới giữa tuyệt đối và tương đối, ranh giới ngăn cách giữa chân với giả.

Khi nhất niệm vô minh từ trong bóng tối của màn đen xuất hiện thì tất cả tuồng kịch của thiện ác, thị phi, buồn vui, tan hợp... ngay đó bắt đầu, tất cả mưa gió giông bão bắt đầu, vận mạng biến đổi không chừng cũng bắt đầu, tất cả lịch sử mâu thuẫn xung đột đấu tranh đổ máu đều từ đó bắt đầu cả.

Nhưng, tất cả những điều trên đều là ảo thuật hư vọng, chỉ có Phật Thích Ca nhìn thấu sự thật, dùng bàn tay Bát Nhã (11) của Phật mở ra bức màn đen tối của vô thủy vô minh thì trong khoảnh khắc tất cả tuồng kịch vui buồn của tương đối đều tiêu diệt, tất cả mưa gió giông bão đều yên bình trở lại, trời đất hoát nhiên sáng tỏ, ngay đó tuyệt đối bắt đầu, chân ngã (12) tự hiện, ngay trước mắt đều là vũ trụ tuyệt đối, tất cả hoàn toàn đầy đủ chẳng thiếu chẳng dư, cho đến một hạt bụi cũng tự hiện ra hình tướng chân thật.

Đời sống của tuyệt đối là vô cùng phong phú vô cùng an lạc đẹp đẽ chẳng gì so bằng. Ở đây không có sanh tử, không có thiện ác, không có giầu nghèo, không có giai cấp, không có trí ngu, không có thị phi, không có tốt xấu, không có mâu thuẫn, không có tất cả danh tự và hình thức của tương đối. Ở đây chỉ có hoàn toàn bình đẳng vô hạn của tuyệt đối, tự do chân chính, an lạc vô cùng, cuối cùng đến chỗ không sanh không diệt, cũng là vĩnh sanh của tuyệt đối vậy. Thế giới tuyệt đối này tức là miếng đất trong sạch của Niết Bàn do mười phương chư Phật (13) cùng nhau tán thán. Phật Thích Ca đã dùng bốn chữ Thường- Lạc- Ngã- Tịnh để tán thán cảnh đẹp của Niết Bàn này.

Ở đây chẳng sanh chẳng diệt, chẳng phải do sáng tạo mà là bổn nhiên, ấy là chữ Thường của Tuyệt Đối.

Ở đây vô khổ vô lạc, chẳng có bó buộc và giải thoát, ấy là chữ Lạc của tuyệt đối.

Ở đây vô ngã, vô nhơn, vô Phật vô chúng sanh, chẳng phải siêu thăng mà là bản trụ, ấy là chữ Ngã của tuyệt đối.

Ở đây vô cấu vô tịnh, vô tội vô phúc, chẳng cần tu tập mà bổn lai trong sạch, ấy là chữ Tịnh của tuyệt đối.

Đem tất cả cảnh giới tương đối buông bỏ rồi tức là giải thoát, ấy là phương pháp duy nhất để tiến vào tuyệt đối nên gọi là pháp môn bất khả tư nghì. Bất khả tư nghì tức là tuyệt đối chân như, nghĩa là chẳng thể dùng tư duy cảm giác để đạt đến, chẳng thể dùng ngữ ngôn văn tự để diễn tả, chỉ do phủ định tương đối mới có thể tiến đến quốc độ tự do bình đẳng của tuyệt đối.

Phương pháp của Phật Thích Ca đem tất cả tương đối đều hoàn nguyên trở lại thành tuyệt đối cho nên tất cả đều là nguyên nhân tự kỷ (cội nguồn do mình), ngoài nguyên nhân tự kỷ ra chẳng có nguyên nhân nào khác, cho nên gọi là Vô-Dư-Niết-Bàn (14) cũng gọi là Vô-Lậu-Giải-Thoát (15). Đã chẳng có nguyên nhân nào khác tức là hoàn toàn tự chủ, hoàn toàn tự do bình đẳng, chẳng có giai cấp và xung đột.

Cái bản thể của tuyệt đối là như như bất động, nếu nó có biến động thì chẳng phải là tuyệt đối, nếu nó có biến động ắt phải có một thứ nguyên nhân nào khác hoặc sức mạnh lay động nó, ấy tức là tương đối rồi, nên chẳng thể được tôn xưng là Duy-Nhất-Nguyên Nhân của tuyệt đối.

Nhà triết học Immanuel Kant (1724-1804) nói:
“Mỗi mỗi cảm giác vui hoặc buồn chẳng phải do ngoài cảm giác ảnh hưởng mà sanh khởi, là do tình cảm của mỗi cá nhân tự mình sanh ra, vì vậy nên trong khi một người cảm thấy vui mừng thì người khác có thể cảm thấy chán ghét, một người vì ái tình đau khổ, trong khi kẻ tình địch thì cảm thấy sung sướng, cảm tình mỗi mỗi vốn là chẳng đồng là lại mong cầu một thứ cảm giác đồng nhất ấy là đều chẳng thể được, từ đây mà sanh ra tranh biện thực là ngu si.Xem như thế thì trên thế giới đâu có món nào chẳng phải tương đối, có gì là tiêu chuẩn chân chính, cho nên sự an lạc của tương đối đồng thời cũng là đau khổ.”
Nhà triết học Friedrich Wilhelm Nietzsche cho là:
“Con người mỗi mỗi tự tạo cho mình một cái “chuồng người”, nếu muốn ra khỏi nó phải làm siêu nhân, nhưng siêu nhân lại biến thành “chuồng người” nữa, bởi vì có một cái chuồng người giống như ác ma dính sát trên cơ thể con người mà nó chỉ biết đả phá chuồng người bên ngoài mà không chịu trở lại tìm chuồng người nơi bản thân mình để tự phá, cho nên mặc kệ ông chạy trốn đến chân trời góc biển nào đều chẳng thể thoát thân.Muốn tìm cách thoát ra, khôi phục tự do của loài người ấy là công lao của Immanuel Kant”.

Khi ông rõ được tác dụng của nhất niệm vô minh thì ông sẽ biết được tại sao tất cả đều thành “Nhị” (tương đối), khi ông rõ được tác dụng tuyệt đối của Phật tánh thì ông sẽ hiểu được tại sao tất cả đều “Bất nhị” (tuyệt đối) - nhưng chớ lầm nhận vô thủy vô minh là “cảnh giới bất nhị”, bề mặt nó dù giống “bất nhị” mà có chủng tử “nhị”, khi nhất niệm vô minh từ nó sanh khởi thì tất cả đều thành “nhị” rồi.

Khi tất cả đều thành “Nhị” rồi thì sự vật ở ngay trước mặt ông, ông cũng chẳng có cách nào để biết được thực tướng của nó. Khi tất cả đều “bất nhị” thì sự vật dù ở xa ngoài địa cầu ông cũng được biết hết chẳng thiếu sót. Hiện tại ông biết như thế, quá khứ cũng phải như thế, vị lai cũng phải như thế, vì ông tự mình tức là tuyệt đối, tuyệt đối tức là ông, khi ấy ông đã siêu việt không gian và thời gian rồi.

Phật Thích Ca từng nói “Biết hết sự vật trong mười phương tam thế”, nếu ông hiểu rõ đạo lý tuyệt đối thì ông sẽ nhìn nhận lời của Phật Thích Ca rất chính xác. Cái sinh mạng vĩnh viễn không chết, cái chân lý vĩnh viễn không thay đổi, sự chính xác này đâu có gì để so bằng được, đâu có ý nghĩa gì có thể hơn nữa.

Từ xưa đến nay, tất cả nhà triết học chưa từng có người nào bước đến cửa tuyệt đối, lại chú ý những việc tương đối như thị phi, thiện ác, quá khứ vị lai, sanh trưởng hủy diệt, quyền lực sinh mạng v.v..., kết quả chẳng có một món nào chẳng bị chìm đắm nơi biển cả tương đối, theo Phật nhãn (16) mà xem xét ấy là ngu dại đáng thương xót biết bao! Cái hiệu quả của tư tưởng cảm giác chẳng qua là một phê phán điên đảo và trong “mở mắt chiêm bao” (17), do họ hôn mê và hiểu lầm làm cho cả loài người đều lọt vào vậng mạng bi thảm.

Bởi vì khổ với vui là tương đối chẳng thể phân chia, ví như trên mặt người có thể hiện ra hào quang vui vẻ cũng có thể đắp lên đám mây u sầu bi thảm. Hai cái buồn vui liên kết với nhau cho nên ai muốn được an vui tối cao ắt phải chuẩn bị lãnh thọ thống khổ tối cao, trái lại kẻ đã chịu đựng thống khổ nhiều nhất thì có thể cảm giác đến sự an vui nhiều nhất, bởi vì an vui và thống khổ đối đãi lẫn nhau, chẳng có thống khổ thì an vui cũng chẳng thể thành lập.

Kỳ thật, khổ vui đều là hóa thân của nhất niệm vô minh, nhất niệm vô minh ẩn giấu nơi hầm sâu của vô thủy vô minh tức là cái kho tàng bí mật thâm sâu của A-lại-da-thức (18). Khi nhất niệm vô minh chạy ra khỏi cửa bí mật đó liền biến thành những thứ tình cảm mừng giận buồn vui mỗi mỗi chẳng đồng chen vào tâm trí của ông để chi phối ông, lúc ấy ông đã thành một người múa rối rồi.

Nếu ông không chịu làm người múa rối thì phải lợi dụng trí Bát Nhã (tham Thoại-đầu (19)) theo sát dấu chân của nhất niệm vô minh, tìm đến chỗ ẩn thân của nó là hầm sâu vô thủy vô minh để phá hủy ngay thì màn đen của vô thủy vô minh được mở ra, sợi dây khống chế người múa rối được cắt đứt, bổn lai diện mục liền xuất hiện, lúc ấy tất cả mừng giận buồn vui đều biến thành tuyệt đối của Phật tánh, tất cả đều do bản năng tuyệt đối tự mình làm chủ. 

Trước khi kẻ tương đối bị vô minh chi phối nay liền được giải thoát, tất cả đều trở về chân thực tuyệt đối.

Khi tất cả đã trở về tuyệt đối thì khổ và vui bình đẳng, tất cả hình thức và danh dự bình đẳng, cái bản năng của tuyệt đối đứng trên đài tư lệnh phát huy lệnh tuyệt đối khiến khắp cả vũ trụ đều biến thành hoàn toàn tuyệt đối. Chỉ có trên quốc độ tuyệt đối mới có sự giải thoát chân chính, mới có sự tự do chân chính, mới có bình đẳng chân chính, chẳng phải do ai kiến tạo mà bổn lai vốn như thế.

Cái bản nguyện tự tánh của chúng sanh vốn là tuyệt đối tự do và bình đẳng, cái tự do bình đẳng này hễ đắc được rồi thì vĩnh viễn không thể biến mất vì nó là từ vô thủy bổn nhiên như thế.

Hiện nay có một số người tự cho mình là tư tưởng cao siêu, đứng trước thời đại hô to khẩu hiệu tranh thủ tự do bình đẳng. Kỳ thực, họ chưa hiểu được ý nghĩa chân chính của tự do bình đẳng, cái tự do bình đẳng trong tâm trí họ chẳng qua là một thứ tự do bình đẳng tương đối có giới hạn mà thôi. Bởi vì họ đã chịu đựng đủ thứ thống khổ đàn áp, bó buộc của tương đối cho nên mới nghĩ đến cần và quý sự tự do bình đẳng, cũng vì tầm nhìn của họ có giới hạn chẳng thể đạt đến ngoài vòng tương đối cho nên lấy tự do bình đẳng của tương đối làm thỏa mãn làm mục tiêu để tranh thủ mà thôi.

Phật Thích Ca đã đến chỗ tự do bình đẳng tuyệt đối siêu việt tương đối nên Ngài dẫn dắt đại chúng tranh thủ nó. Ngài nhận rằng sự tự do bình đẳng của tương đối vẫn không siêu việt biển khổ của luân hồi, bị hạn cuộc ở trong không gian thời gian, chẳng thể duy trì lâu dài, là biện pháp không rốt ráo.

Mặc dù chúng ta chẳng thể không thừa nhận sự tương đối trên thế giới, sự tự do bình đẳng của tương đối so với cái khác thì tốt đẹp hơn tiến bộ hơn, đáng khen hơn, nhưng khi chúng ta đã biết được có một thứ tự do bình đẳng tuyệt đối có thể đạt đến thì nên bỏ cái kia để lấy cái này. Nếu lấy được tuyệt đối rồi thì không còn sự bỏ và lấy của tương đối nữa.

Câu nói tự do bình đẳng này trước tiên là từ trong miệng Phật Thích Ca nói ra, Ngài là người đầu tiên dẫn dắt loài người tranh thủ tự do bình đẳng nhưng ngày nay đã bị người ta quên mất lại cho Ngài là một vị thần hoặc chúa tể, là một quái vật mê tín chẳng thể hiểu. Thật là không bình đẳng biết bao! 

Thật là ngu dại quên cội nguồn biết bao!
Xin ghi nhớ rằng sự tự do bình đẳng của tuyệt đối là trung tâm tư tưởng của Phật, trong kinh điển Đại-Thừa có phát huy rằng : “Đắc đại giải thoát, đắc đại tự tại cho đến định huệ bình đẳng (20), tất cả bình đẳng v.v...” đều là nghĩa này, chẳng phải lời nói suông mà là thực tại có thể đạt đến, là lý lẽ vĩnh viễn chẳng biến đổi.

Chúng ta nếu thực hành theo tinh thần cứu thế của Bồ Tát (21) thì nên đưa Phật pháp vào trào lưu triết học thế giới cho nó tự phát khởi tác dụng. Dù người ta xem nó như một khúc cây vẫn còn có chỗ để dùng, cũng có thể được một đại nhân duyên xuất hiện trên đời một lần nữa cũng không chừng. Ít nhất so với việc thăng tòa giảng kinh thâu mấy bà lão thiện lương làm đệ tử quy y còn có tác dụng khá hơn, lại có thể nối tiếp huệ mạng Phật hoặc mở rộng huệ mạng Phật. Nhưng công việc này rất phức tạp khó khăn, chúng ta vì muốn khuyến nhủ nhà triết học đối với Phật pháp sanh khởi hứng thú, chúng tôi nguyện đem Phật pháp chỉnh đốn thành một thế hệ sáng tỏ chính xác cho một số người nghiên cứu dễ tiến vào khu vườn đã bị quên lãng từ lâu này, cho nên không tránh khỏi sự trào phúng cho là miễn cưỡng theo đuổi, khổ tâm này mong sẽ được những bậc trí thức tha thứ cho.

Phật Thích Ca cùng môn đồ phát huy pháp môn bốn thừa (22) là một quá trình biện chứng, trong quá trình này phủ định lại thêm phủ định, mâu thuẫn lại thêm mâu thuẫn, bởi vì bản thân của pháp môn này tức là tương đối mà chẳng phải tuyệt đối. Cho nên có đại thừa tiểu thừa, các tông phái đối lập với nhau, phân chia rồi lại thống nhất, nhưng trung tâm tư tưởng của Phật Thích Ca thì là bản thể tuyệt đối (chân như) và phát huy ra tự do bình đẳng tuyệt đối, nghĩa là dù trải qua vô tận thời gian cũng chẳng thể thay đổi chút nào, bởi vì nó đã đạt đến tuyệt đối tức là chân thực cuối cùng, tất cả đã được khẳng định mà chẳng thể phủ định nữa.

Pháp môn bốn thừa chẳng qua là một thứ phương tiện đưa người đến cửa tuyệt đối mà bản thể tuyệt đối là mục đích cuối cùng, đạt đến mục đích rồi thì phương tiện cũng phải bỏ hẳn.

Giá trị chân chính của Phật Thích Ca là đặt trên bản thể tuyệt đối cuối cùng, hễ đến bản thể tuyệt đối này thì tất cả vấn đề tương đối như sanh tử, thiện ác, tồn tại và hủy diệt v.v.... đều tự nó giải quyết xong.

Người nghiên cứu Phật pháp trước tiên nên rõ điểm này rồi đối với Phật pháp mới khởi sanh ra sự hiểu lầm, như phương pháp tiểu thừa là ngưng nghỉ lục căn mà trung thừa thì lại phản đối ngưng nghỉ lục căn mà ngưng nghỉ nhất niệm vô minh, phương pháp của đại thừa thì phản đối cả ngưng nghỉ lục căn và nhất niệm vô minh mà lợi dụng lục căn và nhất niệm vô minh để phá vô thủy vô minh, tối thượng thừa thì trực tiếp biểu thị Phật tánh tuyệt đối, nếu người học công phu thuần thục “chạm nhằm cơ duyên” liền được tiến vào cửa tuyệt đối.

Bốn thừa khác biệt và đối lập thực là mâu thuẫn biết bao, nhưng hễ bước lên khu vườn tuyệt đối thì tất cả mâu thuẫn kể trên liền biến thành hoàn toàn thống nhất.

Xưa nay nhà triết học Tây phương và Đông phương chưa thấy rõ toàn diện của Phật pháp, thường hay lấy một bộ phận nhỏ trong quá trình Phật pháp bèn tự cho là toàn bộ Phật pháp như thế này hoặc như thế kia, từ đó phồng mang trợn mắt hồ đồ dùng ngòi bút sắc bén của họ để phê bình công kích Phật pháp tự thấy đắc ý mà chẳng biết Phật Thích Ca nghe xong cũng không nổi giận mà lại tỏ vẻ nhân từ rằng : “Chúng sanh thiếu thốn trí tuệ như thề, thô thiển như thế, hiểu lầm ý nghĩa và mục đích cuối cùng của tôi, thật là rất đáng thương xót.”
Có người thấy sự dứt lục căn của tiểu thừa bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ nghĩa diệt dục.

Có người thấy sự dứt tư tưởng (nhất niệm vô minh) của Trung thừa lọt vào chấp “không” bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ-nghĩa hư-vô.

Có người thấy Phật pháp phủ định tất cả bèn quả quyết rằng Phật pháp là chủ nghĩa tiêu cực.

Những người đánh giá như thế còn là người thông minh đáng kính và tự cho là có học thức về triết học, còn bọn thô thiển thiếu trí thức xưa nay chưa từng xem qua một cuốn kinh sách Phật nào, chỉ dựa theo con mắt ngu dại của họ, thấy một số thiện nam tín nữ cúng kiếng lễ bái liền lớn tiếng la lên rằng : “Ấy là qủy thần giáo, ấy là tôn giáo mê tín”.

Học giả Tây Phương xưng Phật pháp là Buddistic Nihlism (Thuyết Hư Vô của Đạo Phật) tức là bằng chứng nhận lầm phương pháp của tiểu thừa cho là toàn diện của Phật pháp. Kỳ thực trung tâm tư tưởng của Phật pháp là bản thể tuyệt đối chân thật chẳng phải quan niệm hoặc tượng trưng, cũng như một vật cụ thể rất chân thật có thể dùng tay cầm nắm được cho nên Phật Thích Ca gọi nó là thực tướng, nay đem thực tướng xem thành hư vô há chẳng phải hoàn toàn trái ngược ư!
Đối với người trung thừa lọt nơi hư vô, tiểu thừa diệt dục dứt lục căn, Phật Thích Ca luôn luôn chỉ trích mắng họ vô dụng như “tiêu nha bại chủng” - hạt lúa bị cháy không thể làm giống được nữa - (ghi trong kinh Niết Bàn), ý là muốn họ vượt qua hư vô để tiến lên Đại thừa.

Phật Thích Ca thường dùng khẩu hiệu “đại vô úy, sư tử rống (23)” hiệu triệu quần chúng và thúc đẩy môn đồ khiến họ dũng mãnh tiến tới cho đến quốc độ tuyệt đối cuối cùng, rồi cả thế giới ô uế đều biến thành thế giới trong sạch tự do bình đẳng, chẳng tiếc hy sinh tất cả để đạt đến mục đích này. Hành vi tích cực như thế có lẽ nào bị xem là tiêu cực!
Nói đến phương diện mê tín nên truy cứu theo truyền thống của dân tộc tính, hiện tượng mê tín này trong quá trình biện chứng từ mê tín tiến lên đến chánh tín cũng là điều ắt phải có. Hiện tượng này sanh ra rồi cũng phải bị phủ định, chẳng dính dáng với trung tâm tư tưởng của Phật bởi vì sự trang nghiêm của tự tánh không một ảnh tượng nào của tương đối có thể ô nhiễm được.

Phật Thích Ca dạy bảo chúng sanh bước thứ nhất là muốn chúng sanh tin rằng : “Tự kỷ tức là Phật chẳng có chúa tể khác”. Chúng ta ngày nay sở dĩ thành con người là hoàn toàn do tự mình tạo thành theo luật nhân quả “gieo nhân nào thì được quả nấy”, nếu chúng ta muốn thành Phật cũng chỉ nhờ tự mình nỗ lực tự tu tự chứng, Phật Thích Ca chẳng qua chỉ là một đạo sư mà chẳng phải chúa tể, Ngài chỉ có thể dẫn dắt ông đến trước cửa tuyệt đối, vào được hay không được là việc của ông, theo đó mà xem thì còn có ý gì gọi là thần bí và mê tín.

Một số truyện tích kỳ lạ trong kinh điển cũng chẳng phải mê tín hoặc thần thoại, ấy là hình thức văn học của dân tộc Ấn Độ. Người Ấn Độ từ xưa nay hay làm những tác phẩm ngụ ngôn tuyệt diệu như những sách cầm dụ, thú dụ v.v.... Bậc thánh của Phật Giáo đem lý Phật nạp vào trong hình thức của truyền thống này để mong sự truyền bá thu hoạch được hiệu quả rộng lớn hơn, vì theo lý tuyệt đối vốn chẳng thể dùng ngôn ngữ để biểu thị chỉ có thể nhờ những truyện tích kỳ dị mong cho con người được khai phát trí huệ phần nào. Như Kinh Lăng Nghiêm nói : “Phật bảo A-Nan : Hôm nay Như Lai nói thật với ngươi những người có trí cần phải dùng thí dụ mà được khai ngộ.”
Chúng ta nên ghi nhớ rằng chúng ta học Phật pháp là vì muốn phủ định sanh tử tiến vào tuyệt đối để rồi độ chúng sanh, chẳng muốn làm cho đầu óc mình bị hồ đồ thêm hoặc là cư trú trong màng lưới của pháp-chấp cho là chỗ an thân lập mạng của mình.

Trong Đại tạng kinh có nhiều kinh điển hoàn toàn dùng phương thức ngụ ngôn viết thành như : Lục Độ Tập Kinh, Bồ Tát Bổn Sanh Kinh, Bá Dụ Kinh, 

Tạp Thí Dụ Kinh, Đại Trang Nghiêm Kinh, Soạn Tập Bá Duyên Kinh, Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh, Tạp Bảo Tạng Kinh v.v... giá trị văn học rất cao.

Tổ sư ngộ đạo Thiền Tông đối với ngụ ngôn trong kinh đều dùng thái độ tuyệt đối để quét sạch nghi hoặc của con người. Hiện nay đề ra một chuyện để dẫn chứng : Như trong Thích Ca phả nói Thích Ca ra đời, Đông Tây Nam Bắc mỗi phương bước đi bẩy bước, mắt nhìn bốn phương một tay chỉ trời một tay chỉ đất rằng : “Trên trời dưới đất duy ngã độc tôn”, ấy là biểu thị Phật tánh từ thể khởi dụng “đứng cùng tam thế ngang khắp mười phương”, nghĩa là cùng khắp thời gian và không gian, cũng là tuyệt đối chẳng hai.

Kẻ không hiểu ý nghĩa ngụ ngôn thường cho là thần thoại do bày đặt mà ra, hoặc cho Phật Thích Ca là chúa tể kiêu mạn hoặc độc tài không có bình đẳng, kẻ ngu dại lại cho Phật Thích Ca là sinh ra có thần tánh đặc dị, ấy đều là không rõ cách diễn tả về văn học của ngụ ngôn Ấn Độ và trong đó có ám thị lý tuyệt đối.

Có người đem truyện trên hỏi Vân Môn Thiền Sư, Vân Môn nói : “Khi ấy nếu tôi gặp thấy, một gậy đánh chết cho con chó ăn để mong thiên hạ được thái bình”. Sau này Lăng Nha Thiền Sư bình phẩm Vân Môn về công án này rằng : “Hết lòng phụng sự vô số cõi, ấy mới gọi là đền ơn Phật.”
Vậy mới biết thái độ của Tổ Sư Thiền Tông đều là sáng tỏ chính xác mà không thoả hiệp với kẻ khác, bởi vì đã tiến vào tuyệt đối nên chẳng có kẻ nào làm lay động được (Phật Thích Ca ám thị nghĩa bất nhị, Vân Môn cũng ám thị nghĩa bất nhị).

Người nghiên cứu Phật pháp chớ nên xem theo các thứ mầu sắc kỳ lạ của lớp áo ngoài, áo ngoài ấy chẳng qua là những đặc tính của dân tộc, trải qua bao nhiêu không gian thời gian kết hợp những hình thức mâu thuẫn như quan niệm truyền thống, phong tục tập quán mà thành. Trái lại nên cho ánh sáng con mắt thấu qua lớp áo ngoài mà nhìn vào tinh túy của Phật pháp, ấy mới là chân lý của tuyệt đối không bao giờ biến đổi.

Các tông Đại Thừa đều có một bộ áo ngoài của họ gồm đủ mầu sắc kỳ lạ khiến người xem cảm thấy kinh ngạc và chới với, ông chẳng nên bị nó làm cho kinh sợ mà lui sụt. Ông nên xem rõ các công năng chính xác của nó chẳng qua là muốn từ tương đối đạt đến tuyệt đối, khi đến tuyệt đối rồi liền bỏ hẳn nó đi.

Các nhà triết học Tây Phương thế kỷ 18 đều cho Arthur Schopenhauer chịu ảnh hưởng nhiều của Phật pháp Đông Phương, ông ấy phủ định lý chí, phủ định khái niệm, phủ định tất cả, cuối cùng lại được một chữ vô, vì vậy nói ông ấy là tiêu cực. Chúng ta thừa nhận A. Schopenhauer chịu ảnh hưởng của Phật pháp kết quả được chữ vô thành tiêu cực ấy cũng là lẽ dĩ nhiên, nhưng A. Schopenhauer chịu ảnh hưởng của Phật pháp về giai đoạn nào mà được kết quả này, điểm này rất cần chú ý, chúng ta nên xét cho rõ chớ nên hàm hồ làm cho người đời sau hiểu lầm.

Thực ra sai lầm của A. Schopenhauer là vì đem tiểu thừa của Phật pháp cho là toàn diện của Phật pháp, ông chỉ biết phủ định tất cả mà chưa đạt đến chỗ khẳng định tất cả, nên ông bị chữ vô cuốn ngã đọa vào hầm sâu đen tối mênh mông. Ông ấy tiếp thụ khổ quán của tiểu thừa mà chủ trương phủ định dục vọng, phủ định tất cả, xem giống như hình thức Đông Phương, nhưng ông không tiếp thụ phương pháp dứt lục căn của tiểu thừa, ông không chịu đóng bít cánh cửa cảm giác mà muốn dùng nghệ thuật âm nhạc để mong đắc Niết Bàn nghĩa là lại trở thành hình thức Tây Phương vậy.

A. Schopenhauer muốn dùng nghệ thuật âm nhạc để cầu giải thoát, cầu tạm thời tiêu diệt cái ngã của cá nhân, mong tạm thời giải toả tất cả dục vọng thống khổ nhưng ông chẳng biết làm như thế cái ngã cá nhân tạm thời tiêu diệt đó khi ấy đã thấm nhập trong cái ngã của nghệ thuật âm nhạc rồi. Cái ngã của nghệ thuật âm nhạc này tức là pháp ngã, cũng gọi là pháp chấp, vẫn bị thời gian không gian hạn chế, ấy là giải thoát của tương đối chẳng phải giải thoát của tuyệt đối. Khi thời gian không gian chuyển biến thì ông sẽ lại rơi trở lại trong gông cùm của tự ngã nữa.

A. Schopenhauer dùng phương pháp của hình thức Tây Phương để mong thu nhiếp nhất niệm vô minh vào một cảnh giới đơn thuần để được tự do an lạc, thực tế thì chẳng khác gì với chủ nghĩa ma túy. Ông dùng nghệ thuật âm nhạc để làm say mê con người, như vậy so với việc dùng rượu chè mỹ nữ cũng để làm say mê con người đâu có cao hơn bao nhiêu?
Người tiểu thừa đóng bít cánh cửa cảm giác, người Tây Phương xem thế lấy làm kinh sợ cho nên họ không dám đi theo thử mà lại dùng một cách khác với mức độ nhẹ hơn, nhưng cả hai đều sai lầm vì cùng là phương pháp tương đối, chẳng thể đạt đến Niết Bàn của tuyệt đối.

Cái ngã của triết học Tây Phương tức là nhất niệm vô minh của Phật pháp, cái vô ngã của triết học Tây Phương tức là vô thủy vô minh của Phật pháp. 

Nhất niệm vô minh bắt đầu tức là tự ngã bắt đầu, khi nhất niệm vô minh trở về cảnh giới vô thủy vô minh tức là vô ngã vậy. Lúc vô thủy vô minh bị kích thích mà tái phát nhất niệm vô minh nghĩa là từ cảnh giới vô ngã té trở lại cảnh giới ngã vậy. Ngã và vô ngã là tương đối, thay phiên nhau không chừng cho nên chẳng phải thực tại của tuyệt đối.Âm nhạc là hóa thân của nhất niệm vô minh, nó có thể thu nhiếp cả vũ trụ tư tưởng cảm giác vào trong hơi thở của sinh mạng nhờ vậy mà nhất niệm vô minh, qua sự cảm giác của nhĩ căn, đắc được Niết Bàn của tương đối. Khi nhĩ căn đắc được Niết Bàn tạm thời thì ngũ căn kia cũng đồng thời được cùng một hiệu quả, lúc ấy, tức là nhất niệm vô minh hồi phục lại trạng thái nguyên thủy (vô thủy vô minh).

Người tiểu thừa dứt lục căn là lợi dụng ý căn thuộc về phạm vi tư tưởng, ấy là lợi dụng pháp ngã ở cấp tối cao. Người tiểu thừa dứt lục căn là mong đóng bít cánh cửa tư tưởng cảm giác khiến hoàn toàn cách tuyệt với tự ngã, lúc ấy, trong tâm thanh thanh tịnh tịnh cảm thấy an lạc, nhưng muốn duy trì cảnh giới thanh tịnh thì chẳng thể buông bỏ cái nhất niệm của thanh tịnh, cho nên lúc ấy nhất niệm vô minh dù về nơi thống nhất nhưng chưa phải hoàn toàn ngưng nghỉ vẫn bị không gian thời gian hạn chế. Lúc không gian đổi dời, thời gian qua đi tức là âm nhạc đã hết, vở kịch diễn xong, tai mắt lìa khỏi nghệ thuật từ trong cảnh định của tiểu thừa chạy ra rồi cũng phải té trở lại trong gông cùm của tự ngã.

Người trung thừa thì muốn nhờ pháp ngã để mong đắc được giải thoát, nhưng chẳng biết giải thoát ấy chưa đến cứu kính nên họ từ Tiểu thừa tiến thêm một bước đem nhất niệm vô minh hoàn toàn ngưng nghỉ tức là đem tư tưởng cảm giác hoàn toàn tiêu diệt. Cảnh giới lúc ấy rất đáng kinh sợ, là vô tri vô giác, chỉ còn hô hấp chưa ngưng nghỉ ngoài ra hoàn toàn đồng như gỗ đá, mênh mông trống rỗng chẳng còn gì cả. (Cái Vô của Arthur Schopenhauer  chẳng qua là cái Vô trên lý luận, còn cái Vô của trung thừa này là cái Vô trên thực nghiệm).

Cái cảnh giác Vô do thực nghiệm sở đắc này tức là cái cảnh giới vô thủy vô minh vậy. Cảnh giới này giống như thuần nhất cho nên nhiều người nhận lầm cho đó là bản thể cuối cùng của tuyệt đối, nhưng cảnh giới vô thủy vô minh này vẫn còn chủng tử tập khí rất vi tế, chủng tử này bao gồm tinh thần lẫn vật chất, đương lúc ẩn giấu giống như rỗng không nhưng hễ bị kích thích liền phát sinh thành nhất niệm vô minh. Cho nên vô thủy vô minh với nhất niệm vô minh tức là tương đối, tức là đại diện cho Vô và Hữu. Một là thể một là dụng, một là tịnh một là động, từ thể khởi dụng tức là nhất niệm vô minh, tức dụng quy thể là vô thủy vô minh, thay phiên tuần hoàn, có sanh có diệt, chẳng phải bản thể tuyệt đối cuối cùng, bản thể tuyệt đối là bất sanh bất diệt phi động phi tịnh.

Cái lầm nhận cảnh giới vô thủy vô minh cho là bản thể tuyệt đối cuối cùng này Phật Thích Ca gọi nó là Không Chấp. Cần phải đả phá không chấp này mới có thể đạt tới bản thể tuyệt đối cuối cùng tức là chân như Phật tánh. Cái phương đả phá không chấp này chẳng phải Lý Luận mà là Thực Chứng (cần phải tham cứu Tổ Sư Thiền mới có thể thực chứng được.)
Cái bản thể tuyệt đối cuối cùng này nếu chẳng phải chân thật đạt đến thì những lời nói kể trên đều biến thành hư vọng suông mất rồi. Nhưng tôi dám quả quyết rằng cái bản thể tuyệt đối là chân thật có thể chứng nhập. Phật Thích Ca đã đích thân chứng nhập bản thể này, về sau có rất nhiều tổ sư, hành giả cũng dùng phương pháp của Phật Thích Ca và đã chứng nhập bản thể tuyệt đối này, có kinh điển đại thừa và tổ sư ngữ lục để chứng minh đời nào cũng có chư tổ kiến tánh thành Phật cho đến cá nhân tôi sở dĩ dám cả gan trình bày như thế cũng là vì sở chứng của tôi với sở chứng của Phật Thích Ca hoàn toàn đồng nhất.

A. Schopenhauer tự mình chưa đạt đến cảnh giới cuối cùng, ông chẳng dùng phương pháp đại thừa để chứng thực mà chỉ nhờ tư tưởng cảm giác suy luận, kết quả lọt nơi rỗng không. Ông chỉ biết cảnh giới cuối cùng là vô ý chí, vô quan niệm, vô thế giới, ấy là nhận lầm cảnh giới vô thủy vô minh cho là cảnh giới tuyệt đối cuối cùng mà chẳng biết khi chứng nhập tuyệt đối rồi thì ý chí, quan niệm, thế giới đều được khẳng định trở lạk, đều là tồn tại của tuyệt đối.

Trong kinh điển đại thừa của Phật Thích Ca luôn luôn biểu thị tuyệt đối, lịch đại tổ sư thường dùng hét gậy chửi mắng cũng để biểu thị tuyệt đối. Các ngài gặp mặt trình nhau trọn vẹn đưa ra, chỉ đáng tiếc là ông không chịu thừa đường, chẳng thể lãnh ngộ mà thôi. Ví như Phật Thích Ca đem pháp thiền trực tiếp của Đại thừa tuyệt đối truyền lại cho người đời sau, ấy là kinh nghiệm quý báu của Ngài tự đã chứng qua, nếu ông không chịu theo phương pháp ấy thực hành thì cũng như có chìa khóa mà không chịu mở khóa rương thì làm sao đắc được bảo vật trong rương vậy.

Hai câu danh tiếng : “Sắc tức thị không, Không tức thị Sắc” trong Bát Nhã Tâm Kinh thường bị một số người hiểu lầm lạm dụng dẫn chứng giải thích bậy bạ. Theo đúng ý kinh là : “Hiện tượng tức là Bản thể, Bản thể tức là Hiện tượng”, bởi vì lúc ấy tất cả hiện tượng và sắc chất chướng ngại đều biến thành tuyệt đối mà chẳng thể phân chia, tinh thần và vật chất đến đây đều biến thành bản thể của tuyệt đối, duy tâm luận với duy vật luận đến đây mới bỏ hết oán thù từ xưa nay, hai phái hoan hỉ hòa hợp thành một chẳng còn gì khác biệt nữa. Ấy là công lao vĩ đại của Phật Thích Ca nay tôi trình lại với 

đại chúng xem cho minh bạch.

Thiền Tông vốn không có áo ngoài bởi vì họ dùng “bất lập văn tự chỉ thẳng tâm người” làm tông chỉ. Nếu chúng ta nhất định muốn tìm ra cái áo ngoài của Thiền tông vậy thì những cách chư tổ thường dùng để tiếp dẫn người mậu học như phương pháp hét gậy chửi mắng và những lời nói cử chỉ kỳ lạ ghi trong lịch sử Thiền tông tức là cái áo ngoài chẳng thể biết của họ vậy.

Thiền tông cũng là từ tương đối tiến vào tuyệt đối, là pháp thiền rất trực tiếp chẳng phải qua nhiều lớp phủ định, chỉ có một phủ định sau cùng, tức là phương pháp trực tiếp đả phá vô thủy vô minh thẳng vào quốc độ tuyệt đối chân như. Nhưng sau khi ông tiến vào tuyệt đối thì cái áo ngoài chẳng thể biết ấy ông lại có thể biết được những lời nói cử chỉ kỳ là như hét gậy chửi mắng v.v..... vốn là trực tiếp biểu thị thể dụng của tuyệt đối. Lúc ấy, nhân sinh vũ trụ vạn sự vạn vật đều trở nên tuyệt đối, đều được khẳng định lại vậy